Người nghiên cứu thiết nghĩ, dù đi theo con đường nào, vận dụng phương
pháp nào thì cuối cùng Giáo dục cũng phải lấy sứ mệnh là mục đích. Chất lượng
Giáo dục Việt Nam hiện nay cần thiết phải có hồi chuông cảnh báo. Chúng ta cứ
viện dẫn “Học tập là suốt đời” mà loạn loại hình và chất lượng đào tạo. “Thương
mại hóa giáo dục” hay không thì không phải là vấn đề tối quan trọng, mà vấn đề
quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào để nâng caochất lượng giáo dục hiện nay.
Vì nếu “Thương mại hóa giáo dục” mà có thể nâng caochất lượng thì rõ ràng là nên
làm, còn nếu “Thương mại hóa giáo dục” mà làm giãm chất lượng giáo dục thì thôi
nên bỏ. Nhưng vấn đề “Thương mại hóa giáo dục” có làm chất lượng giáo dục được
tốt lên hay không lại phụ thuộc vào sứ mệnh, đường lối và chính sách Giáo dục Việt
Nam chứ không phải phụ thuộc vào việc có “Thương mại hóa giáo dục” hay không?
Nên thiết nghĩ Giáo dục Việt Nam cần lắm việc xác định lại sứ mệnh, đường lối,
chính sách cho phù hợp với xu hướng và đòi hỏi của sự phát triển không ngừng của
xã hội.
11 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3330 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan niệm về vốn nhân lực và thương mại hóa giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1-
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
-----------------
TRẦN HUY CƯỜNG
QUAN NIỆM VỀ VỐN NHÂN LỰC VÀ
THƯƠNG MẠI HÓA GIÁO DỤC
(TIỂU LUẬN MÔN HỌC “KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC”)
TP. HCM - 2006
-2-
PHẦN 1
“QUAN NIỆM VỀ VỐN NHÂN LỰC (HUMAN CAPITAL) VÀ
PHÁT TRIỂN NGƯỜI. VAI TRÒ CỦA VỐN NHÂN LỰC VÀ VỐN XÃ
HỘI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI. BẠN SUY NGHĨ GÌ VỀ
VỐN NHÂN LỰC CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.”
Khi nĩi đến nguồn lực con người các nhà kinh tế thường hiểu đĩ là nguồn
nhân lực (Human Resources) được xem xét dưới 2 gĩc độ : Năng lực xã hội và tính
năng động xã hội của con người. Năng lực xã hội bao hàm tổng hịa về thể lực, trí
lực, nhân cách của con người (lao động) của một quốc gia, đáp ứng với một cơ cấu
nhất định của con người do nền kinh tế - xã hội địi hỏi. Nguồn nhân lực là ở trạng
thái tĩnh, mặc dù nguồn nhân lực luơn luơn được phát triển. Nguồn nhân lực đĩ phải
được chuyển sang trạng thái động, tức là được phân bố hợp lý và sử dụng cĩ hiệu
quả, nghĩa là, phải làm thế nào để chuyển nguồn lực con người dưới dạng tiềm năng
đĩ thành “Vốn con người, vốn nhân lực” (Human Capital).1
Khái niệm vốn con người (Human Capital) đã được kinh tế gia Adam Smith
đề cập đến trong tác phẩm The Wealth of Nations, vào cuối thế kỷ 18. Lý thuyết vốn
con người được Gary Becker, giáo sư ðại học Chicago, giải Nobel kinh tế 1992,
khai triển vào năm 1962. Vốn con người được định nghĩa như tập hợp những năng
lực sản xuất mà một cá nhân thu được nhờ tích luỹ những hiểu biết tổng quát hay
đặc thù, những kỹ năng và sự thành thạo, v.v... Khái niệm “vốn” diễn tả ý niệm một
dự trữ phi vật thể quy cho một người, cĩ thể tích luỹ và hao mịn.2
Cung lao động của con người khơng chỉ đơn thuần là việc gĩp mặt trên thị
trường lao động mà cịn bao gồm các kỹ năng. Những kỹ năng này con người thu
được từ khả năng bẩm sinh của mình, những gì con người được đào tạo và kinh
nghiệm bạn đã trải qua. Vốn con người cĩ được từ giáo dục và đào tạo nghề (dạy
trực tiếp hay vừa làm vừa học). ðầu tư vào vốn con người là bất kỳ nguồn lực nào
(bao gồm cả thời gian) dành để nâng cao năng suất làm việc của con người trong đĩ
bao gồm cả việc đầu tư vào sức khỏe.
Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade
Organization = WTO) vừa là một cơ hội, nhưng đồng thời cũng vừa phải đối diện
với những thách thức thời đại của mơ thức “Văn Hĩa Kinh Tế Thị Trường”.
Khi nĩi về vốn liếng, người ta thường nghĩ ngay đến những giá trị vật chất cụ
thể mà người sở hữu cĩ thể nhìn thấy, cất giữ hay cân, đo, đong, đếm được. Cịn
những giá trị phi vật thể, đặc biệt là những giá trị tinh thần tạo nên bản sắc đặc thù
của một quốc gia, một xã hội, một dịng họ hay một con người được coi như những
“bẩm tính trời sinh”, bị chìm khuất sau biên cương và hào lũy truyền đời của lịch sử
và văn hĩa.3
1 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI, Hà Nội, 2004 – Trang 1.
2
3
-3-
Từ trong nếp nghĩ theo thĩi quen và cảm tính, Vốn xã hội thường bị xem hay
được xem là một hệ thống giá trị mặc nhiên, mỗi người sinh ra là đã cĩ nĩ như khí
trời, thiên nhiên cây cỏ. Thật ra, nguồn vốn to lớn và quan trọng bậc nhất là Vốn xã
hội. Trong cụm từ “Vốn xã hội” đã ngầm chứa hai thành tố là: Vốn (capital) + Xã
Hội (social). Nĩi một cách cụ thể hơn về Vốn Xã Hội, Cohen và Prusak (2001) định
nghĩa: “Vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa những con người
với nhau: Sự tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau, và sự chia sẻ những giá trị đạo đức,
phong cách nối kết những thành viên trong các tập đồn, các cộng đồng lại với nhau
làm cho việc phối hợp hành động cĩ khả năng thực hiện được”.
Vấn đề Vốn xã hội đã được nhắc nhở, nghiên cứu, phát triển và áp dụng một
cách cĩ hệ thống và rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, xã hội, tâm lý…
tại Mỹ, các nước phương Tây và các quốc gia kỹ nghệ trên tồn thế giới. Năm 1961,
Jane Jacob phân tích và thảo luận về vốn xã hội trong mối tương quan của đời sống
ở thành phố. Năm 1983, Pierre Bourdieu soạn hẳn ra một lý thuyết riêng về Vốn xã
hội. James S. Coleman phát triển lý thuyết thành một nội dung giáo dục về nguồn
Vốn xã hội. Ý tưởng nầy đã được một tổ chức tài chính lớn nhất hành tinh là Ngân
Hàng Thế Giới sử dụng như một ý kiến rất hữu ích về mặt tổ chức. Ngân Hàng Thế
Giới xác định rằng: “ Bằng chứng mỗi ngày một nhiều chỉ rõ rằng, sự liên kết xã hội
là rất thiết yếu cho các xã hội trong việc làm giàu mạnh kinh tế và cho việc phát
triển tiến lên khơng ngừng”.
Trong khi Vốn vật chất (physical capital) nĩi đến các vật thể hiện hữu và Vốn
nhân sinh (human capital) nĩi đến tài sản cá nhân thì Vốn xã hội nĩi đến liên hệ nối
kết giữa những con người. ðấy là mạng lưới xã hội với những tiêu chuẩn giao dịch
qua lại trong sự tin tưởng lẫn nhau và đồng thời đĩ cũng là đạo lý cư xử giữa người
và người trong xã hội. Theo định nghĩa của Ngân Hàng Thế Giới thì Vốn xã hội là
những gì liên quan đến các cơ sở, các mối quan hệ và những giá trị truyền thống.
Tất cả cùng hợp sức tạo nên chất lượng và số lượng của thành phẩm làm nên bởi sự
tương giao hợp tác trong xã hội… Vốn xã hội khơng phải chỉ đơn thuần là sự tổng
hợp những khối lượng vật chất của xã hội mà là chất keo làm dính chặt những khối
lượng tài sản xã hội nầy lại với nhau.
Như vậy, Vốn xã hội chính là con người. Trong khi con người lại chính là sản
phẩm của một hồn cảnh xã hội hiện hữu và phát triển trong một hồn cảnh kinh tế,
một bối cảnh lịch sử, một truyền thống văn hĩa cụ thể nào đĩ.
Ngày 24 tháng 4 năm 2006 vừa qua, Bill Gates, chủ nhân cơng ty Microsoft và
cũng là người giàu nhất thế giới với gia tài xấp xỉ 53 tỷ đơ la Mỹ, đến thăm Việt
Nam. Nhân vật nầy đã được giới trẻ Việt Nam cả nước đặc biệt quan tâm theo dõi.
ðã cĩ người tự hỏi: “Nếu Bill Gates sinh ra tại Việt Nam hay một nơi nào đĩ khơng
phải là Mỹ thì liệu một ‘Bill Gates hạt giống’ cĩ khả năng trở thành một Bill Gates
thành cơng lẫy lừng như hơm nay khơng? Tuy đây chỉ là câu hỏi giả định, nhưng
câu trả lời dĩ nhiên là “khơng!” và câu hỏi tiếp sẽ là “Tại sao?” Câu trả lời đơn giản
nhất sẽ là: “Vì Mỹ khác, ta khác. Mỹ cĩ nhiều phương tiện kinh doanh và điều kiện
thuận lợi nghiên cứu kỹ thuật và tham khảo thị trường mà ta khơng cĩ...” Thế thì cĩ
người lại hỏi, một nhân vật Mỹ nổi tiếng khác cũng đã đến thăm Việt Nam, cựu
tổng thống Mỹ Bill Clinton, cĩ một người em trai cùng cha khác mẹ, lớn lên trong
cùng một mái ấm gia đình, suýt sốt tuổi nhau là Roger Clinton lại trở thành một
-4-
tay lêu lổng, bị tù tội vì ghiền xì ke, ma túy. Như vậy cĩ hai Clintons trái ngược
nhau trong cùng một hồn cảnh. Clinton anh là vốn xã hội đáng quý và Clinton em
là cục nợ xã hội đáng thương hại.
Trên đây là thí dụ cụ thể về mối tương quan và sự tác động qua lại giữa con
người và hồn cảnh. ðây là cả một sự tương tác về cả ba mặt: Vật chất, tinh thần,
hồn cảnh riêng, chung. Bởi vậy, phương pháp luận cũng như dữ kiện về các mặt
nhân sinh và mơi trường xã hội thường là những đối tượng rất phức tạp trong việc
đo lường hay phân tích Nguồn vốn xã hội.
Các nhà nghiên cứu phải lưu ý đến ba định mức của Vốn xã hội: (1) Mức độ
Vốn xã hội vi mơ (micro-level social capital), (2) Mức độ Vốn xã hội trung mơ
(Meso-level social capital), và (3) Mức độ Vốn xã hội vĩ mơ (macro-level social
capital). Ba định mức nầy liên quan đến: (1) Cá nhân, (2) Gia đình, trường học, cơ
quan, đồn thể, xí nghiệp, và (3) Xã hội, đất nước và tồn cầu. Mối liên hệ hữu cơ
là: (1) Nếu cá nhân khơng được chuẩn bị kỹ càng; (2) Nếu nghiệp vụ khơng được
đào tạo, huấn luyện nghiêm túc; (3) Kết quả sẽ tạo ra là những thành viên xã hội cĩ
chất lượng nghèo nàn và hệ quả tất yếu là sẽ làm cho nguồn vốn xã hội suy thối
hay khánh tận.
Cơng trình nghiên cứu về Vốn xã hội gần đây nhất của Robert D. Putnam
(1993; 2000) nhấn mạnh về sự hợp tác hai chiều và nhiều chiều của các thành viên
trong xã hội. Ơng cho rằng sự hợp tác và chia sẻ giữa các thành viên xã hội với
nhau là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng vốn xã hội. Từ đĩ, Putnam
cũng báo động nguy cơ về sự xuống dốc của nguồn vốn xã hội tại Mỹ. Nguyên nhân
chính là vì chủ nghĩa cá nhân (individualism) ngày một chiếm thế mạnh và trẻ em
chỉ sống với cha hay mẹ một mình do tình trạng ly dị gia tăng làm cho tinh thần hợp
tác xã hội yếu dần.
Từ đĩ, nhìn lại Vốn xã hội Việt Nam, cảm nhận tức thời trước khi đưa lên bàn
cân tính tốn là nước ta và dân ta cĩ một nguồn vốn xã hội phong phú được tích lũy
qua “bốn nghìn năm văn hiến”. Nếu đem các tiêu chí điển hình nhất của khái niệm
vốn xã hội cơ bản như truyền thống đạo lý, phong cách xử sự hợp tác làm ăn
nghiêm túc, đáng tin cậy, giàu tinh thần hợp tác và chia sẻ, cĩ tay nghề vững vàng
trong lĩnh vực chuyên mơn… thì đất nước và con người Việt Nam xưa nay khơng
thiếu. Nguồn vốn xã hội Việt Nam, do đĩ, sẽ rất nhiều. Nếu khơng cĩ nguồn vốn xã
hội giàu cĩ làm căn bản cho sự sống cịn và vươn lên của đất nước và con người
Việt Nam thì cĩ lẽ nước Việt Nam đã bị đồng hĩa hay biến mất giữa những thế lực
xâm lăng cường bạo đến từ mọi phía trong những nghìn năm qua. Nhưng nếu xin
tạm gác lại niềm tự hào dân tộc để nhìn vào thực tiễn cuộc sống của dân ta trong
dịng sinh mệnh của đất nước và trong bối cảnh lịch sử thế giới thì ta thấy được
những gì?
Nguồn vốn quan trọng đĩ bây giờ đang phong phú, cạn kiệt hay vẫn cịn dự
trữ tràn đầy dưới dạng tiềm năng? Ba mươi năm qua sống dưới chế độ mới, khơng
cịn chiến tranh, khơng cịn phân chia Nam Bắc… nguồn vốn xã hội Việt Nam đang
ở mức độ nào? Theo Russel Landsfield (2002), các tiêu chí “quan sát tạm thời” để
nhìn vào mức độ Nguồn vốn xã hội của một xã hội là : (1) Thái độ xử thế cơng cộng
(public behavior), (2) Sự đáng tin cậy trong quan hệ mua bán đổi chác hàng ngày
-5-
(trustworthiness in daily exchange and business), (3) Niềm tin trong sự tương tác
giữa quần chúng và lãnh đạo (mutual trust between authority and people), (4) Trật
tự và an ninh cơng cộng (order and safety in public). Ví thử cĩ một người như
Russel mới đến Việt Nam lần đầu, anh ta dùng những “thang điểm” vừa nêu để
“quan sát tạm thời” xã hội Việt Nam thì người đĩ sẽ thấy nguồn vốn xã hội Việt
Nam hiện nay đang ở vào mức độ nào?
Căn bản để tạo ra nguồn vốn xã hội là con người. Phẩm chất của con người
Việt Nam khơng thua sút bất cứ dân tộc nào trong cùng hồn cảnh địa dư và lịch sử.
Trong những trường đại học Mỹ mà người viết bài nầy cĩ dịp giảng dạy, sự thể hiện
rất rõ ràng là sinh viên Việt Nam, thuộc cả hai thế hệ trẻ từ quê nhà sang du học hay
sinh ra và lớn lên tại Mỹ đều khơng thua kém mảy may sinh viên của bất cứ nước
nào, nhất là đối với sinh viên châu Á như Nhật, Trung Quốc, ðại Hàn, Singapore…
Thế nhưng trong thực tế đất nước, về mặt chuyên mơn và khả năng khai phá, sáng
tạo trong khoa học, kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm kỹ nghệ hiện đại, chúng ta
vẫn cịn bị giới hạn và tụt hậu so với họ? Vốn xã hội hiện nay của đất nước ta cĩ đủ
phẩm chất và lượng dự trữ để đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị
trường hay khơng? ðấy vẫn cịn là những vấn đề cần được nghiên cứu một cách
khách quan và khoa học mới cĩ thể tìm ra câu trả lời thích đáng.
Vốn xã hội là một khái niệm tương đối cịn mới mẽ trong sinh hoạt kinh tế
đậm tính truyền thống và kế thừa của người Việt chúng ta. Khi nĩi về nguồn vốn,
người ta quen nĩi đến nguồn vốn vật chất hữu hình và cụ thể (tangible). Cịn Nguồn
vốn xã hội là một giá trị phi vật thể (intangible) nên người ta mơ hồ thấy nĩ “ở đâu
đĩ” qua những biểu hiện “tài năng” cá nhân cĩ tính chất tiểu xảo và tiểu thương
theo kiểu: “nĩi dẽo quẹo như mẹo con buơn…”! Lenkowsky (2000) đã chứng minh
rằng xã hội càng kém phát triển, sức mạnh kinh tế càng yếu thì nguồn vốn xã hội
càng dễ bị quên lãng. Nguồn vốn xã hội là một tiến trình hình thành và đầu tư lâu
dài chứ khơng xuất hiện cụ thể và nhanh chĩng trong đời sống như “mì ăn liền”.
Tuy nhiên, Putnam cũng đưa ra một “kính chiếu yêu” để nhìn vào và nhận biết
những vùng đang cĩ nguồn vốn xã hội cao hơn… khi “những nơi cơng cộng sạch sẽ
hơn, con người thân thiện, đáng tin cậy hơn, và đường sá an tồn hơn.
Sự phát triển kinh tế thường đi song song với sự cải thiện đời sống về mặt vật
chất. Nhưng một vùng đất nào đĩ rất giàu cĩ về vật chất thuần túy mà thiếu vắng
vốn xã hội. Nghĩa là thiếu đi chiều sâu văn hĩa và chiều cao nhân văn thì đấy cũng
chỉ là một hình thức phồn vinh thơ thiển mà người xưa gọi là “trọc phú” (thanh bần
hơn trọc phú) hay theo mắt nhìn của quần chúng bình dân là “giàu mà khơng sang”.
Hình ảnh của những vùng đất giàu vốn vật chất mà nghèo vốn xã hội thường xuất
hiện trong những vùng kinh tế “nước nổi”. Nếu cĩ dịp ghé đến những vùng kinh tế
quanh các khu quân sự, hầm mõ hay hảng xưởng khai thác kinh doanh tạm thời ở
Phi Luật Tân, Panama, Trung đơng, Nam Phi… sẽ thấy rõ hình ảnh “giàu mà khơng
sang” nầy xuất hiện nhan nhản. Theo Sennett, R. (1998) thì “Dấu hiệu báo động đầu
tiên của sự suy thối nguồn vốn xã hội là số người phát giàu mà khơng làm gì cả
hay kiếm lợi bất chính một cách cơng khai càng lúc càng đơng và khoảng cách giữa
những người nghèo lương thiện và những người giàu gian manh mỗi ngày một lớn”.
Các nhà nghiên cứu về nguồn vốn xã hội trong tương quan kinh tế đều đồng ý
với nhau rằng, một nền kinh tế lành mạnh trong một đất nước cĩ kỷ cương và văn
-6-
hiến khơng thể nào thiếu vắng nguồn vốn xã hội. Friedland (2003) đã nêu dẫn
trường hợp các nước châu Mỹ La Tinh và sự èo uột của vốn xã hội. Giới lãnh đạo
và thân hào nhân sĩ trong vùng thường vinh danh tinh thần địa phương và lịng tự
hào nhân chủng một cách quá bảo thủ và cực đoan đến độ lơ là khơng quan tâm
đúng mức đến sự vun đúc, nuơi dưỡng và phát triển nguồn vốn xã hội. Hậu quả là
sự thiếu hợp tác giữa những thành viên xã hội và các thế lực đầu tư đã đưa đến quan
hệ một chiều và dẫn đến chỗ vốn xã hội bị phá sản. Các nhà kinh doanh đầu tư nản
lịng lui bước. Thay vì hợp tác song phương trong tinh thần ngay thẳng, bình đẳng
và danh dự thì lại biến tướng thành quan hệ “đút” (bribe) và “đớp” (being bribed)
trong mối quan hệ của hối lộ và tham nhũng. Kết quả là hơn một thế kỷ qua, các
nước nghèo vẫn nghèo. Dân chúng vẫn lầm than; nền kinh tế các nước trong vùng
rất giàu tài nguyên nhưng vẫn kiệt quệ vì giới tài phiệt sử dụng nhân lực và tài
nguyên đất nước để làm giàu cho riêng cá nhân, gia đình và dịng họ của mình rồi
tìm cách chuyển tiền của và gửi con cháu của mình ra nước ngồi du học và lập
nghiệp.
Kẻ thù dai dẳng nhất của quá trình tích lũy, phát triển Nguồn vốn xã hội là
tham nhũng. Bởi vậy, Vốn xã hội và tham nhũng cĩ mối quan hệ nghịch chiều với
nhau: Nạn tham nhũng càng bành trướng, vốn xã hội càng co lại. Khi tham nhũng
trở thành “đạo hành xử” hàng ngày thì cũng là lúc vốn xã hội đang trên đà phá sản.
Nếu chỉ cĩ ánh sáng mới cĩ khả năng quét sạch hay đuổi dần bĩng tối thì cũng
tương tự như thế, Vốn xã hội được tích lũy càng cao, nạn tham nhũng càng cĩ hy
vọng bị đẩy lùi dần vào quá khứ. Thử nhìn lại Vốn xã hội Việt Nam trong tương
quan nguồn vốn xã hội của thế giới, chúng ta mới thấy rõ được đâu là thế mạnh và
thế yếu của mình. Nhìn rõ mình khơng phải để thỏa mãn hay nản lịng dễ dãi nhất
thời mà để cầu tiến bộ; để sửa đổi và điều chỉnh kịp thời trước sự địi hỏi như một
xu thế tất yếu của thời đại tồn cầu hĩa. Sẽ khơng bao giờ muộn màng, cũng như
chẳng bao giờ quá sớm để gây vốn xã hội, vì vốn xã hội là xương sống của đời sống
kinh tế và nhân văn cho đất nước hơm nay và cho thế hệ mai sau.
Giáo sư Phạm Tất Dong đã nhận định “Chất lượng giáo dục, cả ở hệ phổ thơng
lẫn hệ đại học của nước ta là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Những cuộc
tranh luận kéo dài về tình hình giáo dục trên báo chí nhiều tháng qua thường tập
trung vào đánh giá, phê bình tình trạng kém chất lượng giáo dục. Vấn đề này quá
lớn, địi hỏi phải cĩ sự phối hợp nghiên cứu liên ngành giáo dục học, tâm lý học,
kinh tế học…1
1 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, TOÀN CẦU HÓA VÀ SỰ HỘI NHẬP CỦA GIÁO DỤC, 2005 – trang 13
-7-
PHẦN 2
“TRONG CUỘC THẢO LUẬN HIỆN NAY, CĨ Ý KIẾN CHO RẰNG
GIÁO DỤC CŨNG LÀ MỘT LOẠI HÀNG HĨA, HOẶC CẦN THƯƠNG
MẠI HĨA GIÁO DỤC ? BẠN CĨ TÁN THÀNH KHƠNG ?”
Thời gian gần đây trong nước đã nảy ra nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn
đề giáo dục là hàng hĩa, mà thực chất là thị trường hĩa, thương mại hĩa giáo
dục. Trước đây đã cĩ một thời rộ lên chuyện kinh tế tri thức, được chào đĩn như cơ
hội nghìn vàng để đi tắt đĩn đầu, đưa đất nước mau chĩng vươn lên giàu cĩ, thịnh
vượng, nhưng rồi, sau những rạo rực ban đầu và nhiều mơ mộng trên mây, khi trở
về thực tại, mọi sự lại lắng xuống, im ắng một cách dễ sợ, mặc cho giáo dục, khoa
học là những thứ cốt tử trong kinh tế tri thức cứ tụt hậu dài dài. Nay lại đến lượt
chuyện tự do hĩa giáo dục đại học được coi như phép màu cĩ khả năng cứu nền đại
học của ta giống như “khốn mười” đã cứu nơng nghiệp trước đây vậy. Dù hưởng
ứng hay phản đối ý kiến này cũng nên thấy đây là vấn đề hệ trọng, khơng thể dựa
theo cảm tính hời hợt để xét đốn mà cần bình tĩnh, xem xét nhiều mặt một cách
nghiêm túc mới cĩ thể cĩ quyết sách đúng đắn, thích hợp.1
Trong khi ở nước ta giáo dục đại học ì ạch từng bước nhọc nhằn, thì khắp nơi
trên thế giới các đại học đang trải qua những biến động sâu sắc chưa từng cĩ để
thích ứng với tồn cầu hĩa và cạnh tranh quốc tế quyết liệt.
Cộng đồng Châu Âu, Nhật bản, và ngay cả một vài nước ASEAN, đang nỗ lực
cải tổ GDðH nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các đại học, gắn kết đại học chặt
chẽ hơn với doanh nghiệp, trao quyền tự chủ rộng rãi và tự chịu trách nhiệm cho các
đại học. Các nước trong Cộng đồng Châu Âu tổ chức lại nền đại học của họ theo
những nguyên tắc đã thống nhất trong tuyên bố chung Bologna năm 1999 (chẳng
hạn, tổ chức lại đại học theo khung 3-5-8 cho tương đồng với đại học Mỹ). Bên
cạnh những trường bình thường, người ta đặt trọng tâm xây dựng những trung tâm
xuất sắc, nhằm tăng uy tín và sức hút để cạnh tranh với các đại học Mỹ và giảm bớt,
tiến đến chấm dứt dịng chảy chất xám sang Mỹ. Theo hướng đưa các phương pháp
quản lý trong khu vực doanh nghịệp tư nhân vào khu vực giáo dục đại học, các đại
học được tăng quyền tự trị về mọi mặt, kể cả về tài chính và nhân sự, để hoạt động
gần như một doanh nghiệp, tuy vẫn do Nhà nước cấp kinh phí nhưng cĩ thể tự tìm
thêm những nguồn tài chính bổ sung khác mhằm buộc các đại học muốn tồn tại và
phát triển phải quan tâm nhiều hơn nữa đến hiệu quả và chất lượng.
Ở Châu Âu rất ít đại học tư. Ở Nhật và Mỹ đại học tư nhiều hơn, nhưng ỏ Mỹ
cũng chỉ chiếm khoảng 23% (về số sinh viên). Hầu hết các đại học tư ở các nước
đều là tổ chức vơ vị lợi (non-profit), khơng cĩ cổ phần, khơng mưu tìm lợi nhuận,
cho nên cũng được Nhà Nước cấp một phần kinh phí. Dĩ nhiên họ được tự chủ hồn
tồn, như vậy, sau khi cải tổ, các đại học cơng sẽ chỉ cịn khác các đại học tư chủ
yếu ở chỗ vẫn do Nhà Nước quản lý, dù sự quản lý này đã được nới lỏng rất nhiều
(như Hiệu trưởng vẫn do chính quyền bổ nhiệm). Vì thế cũng cĩ khi sự cải tổ này
1
-8-
được gọi là tư thục hĩa (privatisation), hay nửa tư thục hĩa (semiprivatisation), dù
khơng hề cĩ chuyện cổ phần hĩa hay bán lại các đại học cơng cho tư nhân. Ở Mỹ,
xu thế tư thục hĩa kiểu đĩ cũng đã bắt đầu: năm 2004, đã cĩ vài đại học cơng lâu
đời (như đại học Virginia, đại học William and Mary, Virginia Tech) xin hưởng quy
chế tự trị giống như đại học tư, và để đổi lại họ chịu rút bớt kinh phí tài trợ của Nhà
Nước.
Do đâu cĩ trào lưu tự do hĩa giáo dục ? Cĩ mấy nguyên nhân dẫn đến trào lưu
này : 1. Sự gia tăng mạnh số sinh viên đại học, khiến các đại học từ chỗ chỉ dành
cho số ít đã chuyển thành cho số đơng. ðối mặt với sự bùng nổ qui mơ đĩ, khả năng
tài trợ của Nhà Nước ngày càng bị hạn chế, trong khi chi phí giáo dục đại học lại
khơng ngừng tăng, buộc Nhà Nước phải tăng quyền tự chủ của các đại học cơng,
cho phép họ tự tìm thêm mọi nguồn tăng thu, kể cả bằng cách xuất khẩu hay thu hút
sinh viên ngoại quốc; 2. Cuộc cách mạng cơng nghệ thơng tin và xu thế kinh tế tri
thức làm gia tăng nhu cầu tri thức cùng với khả năng mua bán tri thức qua mạng, và
nhiều phương tiện điện tử khác, mở đường cho xu thế thương mại hĩa một bộ phận
giáo dục; 3. Song tác động quyết định là vai trị của các tổ chức quốc tế như WB,
IMF, WTO, OCDE, ... trong khung cảnh tồn cầu hĩa. Quá trình xác định lại
(redefinition) sứ mệnh đại học khởi sự từ đầu thập niên 90 thế kỷ trước, đã dần dần
phát triển thành những quan nịêm nền tảng cho các cải cách hiện nay. Trong cơng
cuộc đĩ, các tổ chức quốc tế nĩi trên đã đĩng vai trị đầu tàu khởi xướng, mặc dù
khơng phải là những tổ chức cĩ nhiệm vụ trực tiếp với giáo dục. Hầu hết các kế
hoạch cải cách GDðH hiện đang thực thi đều đã được vạch ra trong các khuyến cáo
của các tổ chức nĩi trên cho các nước thành viên. Chẳng hạn, WTO đã chủ trì các
cuộc bàn thảo về giáo dục là hàng hĩa và dịch vụ mua bán được (tradable) và ký kết
thỏa ước chung về trao đổi thương mại các dich vụ (GATS, General Agreement on
Trade in Services). ðiều đáng chú ý là giáo dục là khu vực mà các thành viên WTO
cịn ngại tự do hĩa nhất (theo OECD 2002, trong số 146 thành viên WTO chỉ cĩ 42
thành viên đồng ý cam kết về it nhất một khu vực giáo dục).
Như vậy, Giáo dục ở Việt Nam cĩ bị cuốn theo trào lưu này ? Một điểm cần
lưu ý là khi tồn tại trong một thế giới khơng ngừng thay đổi, Giáo dục cũng phải
thay đổi để thích ứng. Cải cách là cần thiết, chỉ cĩ điều khơng đơn giản và cần bàn
là cải cách như thế nào là hợp lý và hiệu quả. Về cả hai phương diện khoa học và
thực tiễn quản lý đã nảy ra khơng ít câu hỏi khĩ trả lời về tính chất hàng hĩa của
giáo dục nĩi chung, và đại học nĩi riêng. Ở Việt Nam, tuy nền giáo dục của ta cịn
rất lạc hậu, làn sĩng tân tự do cũng đã lan tới. ðã cĩ ý kiến cho rằng đổi mới tư duy
giáo dục hiện nay chính là phải đổi mới cách nhìn đối với việc thương mại hĩa giáo
dục, chính thức nhìn nhận giáo dục là hàng hĩa, khuyến khích mạnh mẽ tư nhân đầu
tư kinh doanh giáo dục, phát triển đại học tư, tiến tới cổ phần hĩa một bộ phận đại
học cơng, lấy đĩ làm giải pháp “khốn mười” cởi trĩi giáo dục.
Trước khi bàn cĩ nên “Thương mại hĩa giáo dục” trong khung cảnh tồn cầu
hĩa hay khơng? Thì Giáo dục Việt Nam cần xác định lại sứ mệnh (nhiệm vụ),
đường lối (triết lý, quan niệm, phương châm), sao cho phù hợp nhất với điều kiện
mới của thế giới, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước
hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.
ðiều này là cần thiết vì những thiếu sĩt bất cập của nền giáo dục của ta suy cho
-9-
cùng bắt nguồn từ những mơ hồ về sứ mệnh và đường lối giáo dục trong tình hình
mới.
Trước mắt cần phải cố gắng cao nhất phi tập trung hĩa quản lý và tăng tính tự
chủ và tự chịu trách nhiệm. Rõ ràng Giáo dục Việt Nam vừa rất lạc hậu trong
cung cách quản lý quan liêu bao cấp nặng nề và bảo thủ, vừa cĩ cả những yếu tố
thương mại hĩa tiêu cực, kinh doanh đơn thuần thiếu lành mạnh. Các nền giáo dục
trên thế giới vốn đã được tự trị khá cao từ lâu, mà vẫn thấy bức thiết phải tăng
cường tự trị thêm nữa mới bảo đảm hiệu quả hoạt động trong kinh tế thị trường ở
thời tồn cầu hĩa, thì ở Việt Nam, trong hàng chục năm qua, mặc cho nhiều kiến
nghị của những người tâm huyết, cung cách quản lý đại học vẫn hết sức cũ kỹ. ðã
đến lúc khơng nên chần chừ nữa mà phải khẩn trương phi tập trung hĩa (phân cấp)
mạnh mẽ quản lý, trao quyền tự quản rộng cho các trường, đồng thời thiết lập một
cơ chế hậu kiểm và đánh giá cĩ hiệu quả để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. Bộ và
các cơ quan trung ương khơng nên ơm hết mọi việc lớn nhỏ để rồi xử lý rất quan
liêu, trên hình thức thì quá chặt chẽ nên trĩi buộc sáng kiến của những đơn vị
nghiêm túc, trên thực tế lại quá lỏng lẻo, tạo nhiều sơ hở dễ bị lợi dụng. ðĩ là lý do
cảnh tượng hỗn loạn về bằng cấp, chức danh, và bao nhiêu những tiêu cực khác,
khơng thể kiểm sốt được. Cần phải nới lỏng rất nhiều quy định cứng nhắc về tuyển
sinh vào đại học, tuyển nghiên cứu sinh cao học, tiến sĩ, quản lý tài chính, nhân sự,
cơng nhận, tuyển dụng Giáo sư, Phĩ giáo sư, v. v... Cần phải trả về cho các Trường
quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm trong hàng lọat các vấn đề ấy, làm sao cho
quyền tự quản của các Trường của Việt Nam khơng quá thấp so với các Trường ở
nước ngồi. Khơng thể viện cớ các Trường của ta chưa đủ trình độ tự quản, vì trình
độ, năng lực của những tổ chức cấp trên đâu cĩ gì hơn họ. Cần phải giữ đúng
nguyên tắc: cái gì, việc gì mà các Trường cĩ thể giải quyết tốt nhất thì họ phải được
quyền quyết định, Bộ hay cấp trên khơng nên ơm lấy để rồi phạm nhiều sai lầm,
như cơng nhận Giáo sư, Phĩ giáo sư, quản lý thống nhất việc thi cử, đào tạo Tiến sĩ,
v.v... thời gian qua.
Một vấn đề mấu chốt là việc quản lý, sử dụng đội ngũ giảng dạy. Trong cơ chế
thị trường, cĩ một nguyên tắc cần tơn trọng là đánh giá đúng năng suất người lao
động và trả lương cơng bằng hợp lý. Nhưng hiện nay, thầy giáo của ta lương chính
thức thấp xa so với mức sống hợp lý theo tính chất và vị trí cơng tác của họ trong
guồng máy xã hội, cho nên bắt buộc họ phải xoay xở làm việc gấp 3-4 lần số giờ
bình thường: dạy thêm, dạy sơ, dạy liên kết, v.v.., mới cĩ được mức sống ấy. ðĩ là
cách sử dụng lao động chẳng những bất cơng mà cực kỳ lãng phí. Với chế độ lương
như thế khĩ ai cĩ thể tập trung vào cơng việc chính của mình. Dạy học mà hầu như
khơng cĩ thì giờ nghiên cứu khoa học, năm này qua năm nọ, trình độ vẫn khơng
nhích lên nổi, thì làm sao cĩ chất lượng được. Chính vì cách sử dụng như vậy nên
đội ngũ giảng dạy đại học ngày càng già nua, lạc hậu với khoa học thế giới, chất
lượng đào tạo quá thấp, khơng đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế, mà chưa thấy
rõ khả năng cĩ thể cải thiện nhanh. Hơn nữa, đĩ cũng chính là một nguyên nhân hạn
chế khả năng phát triển quy mơ các trường và đa dạng hĩa các loại hình đào tạo
theo nhu cầu của xã hội. Bài tốn : chất lượng, quy mơ, cơng bằng, với ba yếu tơ
khơng phải lúc nào cũng đồng hành nhịp nhàng - bài tốn đĩ khơng thể cĩ giải pháp
thỏa đáng chừng nào cịn chế độ sử dụng và trả lương cho giáo chức đại học bất
cơng và lãng phí như hiện nay.
-10-
Như vậy, trao quyền tự chủ về cho các Trường là điều cần thiết nên làm hơn
cả. Cịn việc cĩ nên “Thương mại hĩa giáo dục” hay khơng thì cịn tùy thuộc vào sứ
mệnh, đường lối của Giáo dục Việt Nam.
Nếu “Thương mại hĩa giáo dục” mà biến Giáo dục thành cái chợ - ý kiến của
nguyên Bộ trưởng Giáo dục Phạm Minh Hạc khăng khăng: "Trường học khơng thể
là cái chợ, xếp Bộ Giáo dục với Bộ Thương mại cùng một cơ chế là khơng thể chấp
nhận được. Các nước cĩ nền kinh tế thị trường xã hội đặc biệt chú ý tới cơng bằng
xã hội, trong đĩ trước hết chăm lo phát triển giáo dục cơng cho mọi người học hết
phổ thơng, học được nghề, đại học.. ðường lối giáo dục như vậy khơng coi giáo
dục là hàng hĩa, phát triển giáo dục khơng thể theo các quy luật của thị trường"1
thì khơng nên “Thương mại hĩa giáo dục” mà làm gì.
Cịn nếu “Thương mại hĩa giáo dục” mà cĩ thể nâng cao quyền tự chủ và chất
lượng giáo dục – ý kiến Vụ trưởng Vụ Giáo dục (Ban Khoa giáo) Nguyễn Hữu Chí:
"Trong thực tiễn cĩ xu hướng thương mại hĩa giáo dục, cĩ nhu cầu chi trả cao để
thụ hưởng nền giáo dục tốt, ngay trong nước cĩ khơng ít trường quốc tế, lượng học
sinh VN đổ xơ ra nước ngồi học ngày càng nhiều. ðĩ là chưa kể các hiệp định
thương mại song phương đều cĩ tính đến hạng mục giáo dục. 2 và ý kiến của Giáo
sư ðặng Hữu : "Thực ra, khơng nước nào cĩ thị trường thuần tuý, mà đều cĩ sự can
thiệp của Nhà nước. Ta nĩi là "chống thương mại hĩa giáo dục", thế thì xã hội hĩa
ai sẽ đầu tư đây? Ta khơng biến giáo dục thành hoạt động vụ lợi nhưng phải nghĩ
đến cơ chế đảm bảo quyền lợi cho những nhà đầu tư giáo dục khi họ bỏ vốn cho
lĩnh vực này chứ!”3 thì đây là vấn đề cần thiết cho Giáo dục Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
Người nghiên cứu thiết nghĩ, dù đi theo con đường nào, vận dụng phương
pháp nào thì cuối cùng Giáo dục cũng phải lấy sứ mệnh là mục đích. Chất lượng
Giáo dục Việt Nam hiện nay cần thiết phải cĩ hồi chuơng cảnh báo. Chúng ta cứ
viện dẫn “Học tập là suốt đời” mà loạn loại hình và chất lượng đào tạo. “Thương
mại hĩa giáo dục” hay khơng thì khơng phải là vấn đề tối quan trọng, mà vấn đề
quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.
Vì nếu “Thương mại hĩa giáo dục” mà cĩ thể nâng cao chất lượng thì rõ ràng là nên
làm, cịn nếu “Thương mại hĩa giáo dục” mà làm giãm chất lượng giáo dục thì thơi
nên bỏ. Nhưng vấn đề “Thương mại hĩa giáo dục” cĩ làm chất lượng giáo dục được
tốt lên hay khơng lại phụ thuộc vào sứ mệnh, đường lối và chính sách Giáo dục Việt
Nam chứ khơng phải phụ thuộc vào việc cĩ “Thương mại hĩa giáo dục” hay khơng?
Nên thiết nghĩ Giáo dục Việt Nam cần lắm việc xác định lại sứ mệnh, đường lối,
chính sách cho phù hợp với xu hướng và địi hỏi của sự phát triển khơng ngừng của
xã hội.
1
2
3
-11-
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, CÁCH MẠNG THÔNG TIN VÀ CÁCH MẠNG
GIÁO DỤC, Chuyên đề khoa học, Hà Nội, 2005.
2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI,
Chuyên đề khoa học, Hà Nội, 2004.
3. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, TOÀN CẦU HÓA VÀ SỰ HỘI NHẬP CỦA
GIÁO DỤC, Chuyên đề khoa học, Hà Nội, 2005.
4. Các trang web :
A.
B.
C.
D.
E.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tranhuycuong_kinhtegd_8209.pdf