Quản trị hàng tồn kho của một doanh nghiêp - Công ty dược phẩm trung ương 1

A, Cơ sở lý luận về hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại B, Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại công ty dược phẩm trung ương I C, Giải pháp hoàn thiện quản trị hang tồn kho tại công ty dược phẩm trung ương I

doc34 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13802 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị hàng tồn kho của một doanh nghiêp - Công ty dược phẩm trung ương 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là một vấn đề mà các nhà quản lý doanh nghiệp luôn luôn quan tâm hàng đầu. Với sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải làm như thế nào đứng vững trong nền kinh tế thị trường? Chính vì vây, các doanh nghiệp kinh doanh cần phải giám sát từ khâu thu mua sản phẩm hàng hóa, nguyên vật liệu đến khi tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo kiện toàn, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tìm kiếm lợi nhuận tạo điều kiện tích lũy vốn mở rộng sản xuất Hàng hóa tồn kho là một bộ phận của vốn lưu dộng của doanh nghiệp và nó chiếm một tỉ trọng tương đối lớn. Cho nên, quản trị hàng tồn kho đống một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì nó đảm bảo cho việc duy trì hợp lý lượng hàng tồn kho nhằm cung ứng kịp thời cho hoạt động kinh doanh nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặt khác, theo tư duy của nhà chiến lược thì :” thành công phải có sự đòi hỏi dày công chuẩn bị trước, nó không đến một cách tự nhiên và không có kế hoạch “. Xuất phát từ ý trên, chúng tôi đã chọn đề tài “ Hoàn thiện quản trị hàng tồn kho tại Công ty Dược phẩm Trung Ương 1” làm dề tài thảo luận của mình. A, Cơ sở lý luận về hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại 1.1 khái niệm, vai trò của hàng tồn kho .1 khái niệm hàng tồn kho Từ khi có sản xuất và lưu thông hàng hóa, hàng tồn kho xuất hiện như là một hiện tượng tất yếu, khách quan. Theo C.mark thì “tồn kho hay dự trữ hàng hóa là một sự cố đinh và độc lập hóa hình thái của sản phẩm”. Như vậy sản phẩm đang trong quá trình mua, bán và cần thiết cho quá trình mua bán là nằm trong hình thái tồn kho. Đối với doanh nghiệp thi hàng tồn kho giữ một vị trí quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Tồn kho xuất phát từ chính yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa.Hàng hóa tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp (thường chiếm 40%-50%). Trong sản xuất bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng hàng tồn kho tương ứng( Tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa dở dang…) mà bất kỳ thời điển nào cũng cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh . Chính vì vậy, việc quản lý kiểm soát hàng tồn kho có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành liên tục, đều đặn, có hiệu quả và lực lượng vật chất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách thường xuyên liên tuc và đồng bộ. Bản chất của vấn đề quản trị hàng tồn kho lại có hai mặt ngược nhau: Để đảm bảo sản xuất liên tục tránh gián đoạn trên dây chuyền sản xuất, đảm bảo sản xuất đáp ứng nhanh nhu cầu của nguwoif tiêu dùng trong bất kỳ tình huống nào, doanh nghiệp có ý định tăng lượng tồn kho; Ngược lại, khi lượng tồn kho tăng lên, doanh nghiệp phải tốn thêm chi phí khác có liên quan đến lượng tồn kho. Ở các nước đang phát triển, các hãng và các doanh nghiệp kinh doanh lớn thường tồn kho hai dạng chủ yếu là nguyên vật liệu và hàng hóa (thành phẩm và sản phẩm dở dang). Nguồn lực này ngày một tăng cùng với quá trình mở rộng sản xuất và chủng loại sản phẩm. Do vậy, công tác quản lý tồn kho không chỉ hướng tới việc đảm bảo thường xuyên, liên tục cho quá trình sản xuất kinh doanh mà còn hướng tới việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Lượng tồn kho và trình độ quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.Vì vậy để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp nghiên cứu các biện pháp, tìm phương án xác định điểm cân bằng giữa mức độ đầu tư cho hàng tồn kho và lợi ích thu được do thỏa mãn nhu cầu sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thấp nhất. 1.1.2 Vai trò hàng tồn kho Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quản trị hàng tồn kho có vai trò quan trọng. với đặc điểm có tính cơ động cao, quản trị hàng tồn kho đảm bảo cho qua trình kinh doanh thương mại được tiến hành liên tục, thông suất và có hiệu quả, đồng thời góp phần làm ổn định thị trường hàng hóa.Lượng tồn kho trong lưu thông được kết hợp với lượng tồn kho quốc gia góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đối với nước ta, hai loại hnagf tồn kho này được đặc biệt lưu tâm, phải có chính sách đúng đắn cho hai loại tồn kho thì sẽ hạn chế được những khuyết taatjtrong nền kinh tế thị trường mà trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới ở nước ta hiên nay thường mắc phải: lạm phát, buôn lậu, ứ đọng hàng hóa và chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp. 1.2 Quản trị hàng tồn kho 1, Khái niệm quản trị hàng tồn kho Quản trị hàng tồn kho là một công tác quản trị nhằm -Đảm bảo cho hàng hóa có đủ số lượng và cơ cấu, không làm cho quá trình bán ra bị gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh và tránh bi ứ đọng hàng hóa. -Đảm bảo giữ gìn hàng hóa về mặt giá trị và giá trị sử dụng, gióp phần làm giảm hư hỏng,mất mát hàng hóa gây tổn thất về tài sản cho doanh nghiệp -Đảm bảo cho lượng vốn danh nghiệp tồn tại dưới hình thái vật chất ở mức độ tối ưu nhằm tăng hiệu quả vốn hàng hóa và góp phần làm giảm chi phí bảo quản hàng hóa => Quản trị hàng tồn kho là một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp 1.2.2 Quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại a,Quản trị theo chức năng + Hoạch định +Tổ chức + Lãnh đạo điều hành + Kiểm soát b, Quản trị hàng tồn kho về mặt hiện vật +, Đảm bảo cho kho hàng phù hợp với việc bảo quản, bảo vệ hàng hóa + Xác định phương pháp và phưng tiện chất sếp hàng hóa trong kho cho khoa học + Thực hiện chế độ theo dõi trong kho về mặt hiện vật + Phân loại từng loại hàng hóa để chăm sóc bảo quản theo phương pháp phù hợp C, Quản trị về mặt giá trị và hiệu quả kinh tế * Kiểm soát được nguồn vốn hàng hóa tồn tại dưới hình thái hiện vật , làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác tài sản của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn hang hóa từ đó nhà quản trị đưa ra các cơ sở giá bán hợp lý và tính toán mức lãi thu được do bán hang 1.2.3 Mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ (Economic Ordering Quantity –EOQ) Đây là mô hình được đề xuất và ứng dụng từ 1915 , cho đên nay nó vẫn được nhiều doanh nghiệp sử dụng.Kỹ thuật kiểm soát tồn kho theo mô hình này dễ áp dụng với các giả thiết: -Nhu cầu phải được biết trước và không thay đổi -Phải biết trươc khoảng thời gian từ khi đặt hàng cho tới khi nhận được hàng cà thời gian đó không đổi -Chi phí mua của mỗi đơn vị không bị ảnh hưởng bởi số lượng hàng hóa được đặt.giả thiết này làm cho chi phí mua hàng không bị ảnh hưởng đến mô hình EOQ vì chi phí mua hàng của tất cả các hàng hóa mua vào là như nhau bất kể quy mô đơn hàng và số lượng hàng là bao nhiêu -Lượng hàng trong mỗi đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng và được thực hiện bởi một thời điểm đã định trước -Chỉ tính đến 2 loại chi phí là chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng. -Sự thiếu hụt dự trữ hoàn toàn không thể xẩy ra nếu như đơn hàng thực hiện đúng => với những giả thiết này EOQ bỏ qua các chi phí cơ hội như chi phí giảm doanh thu do hết hàng, chi phí mất uy tín với khách hàng, chi phí gián đoạn sản xuất...... để xác định EOQ chúng ta phải tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản Tổng chi phí tồn kho= Tổng chi phí đặt hàng + Tổng chi phí bảo quản Như vây theo mô hình lý thuyết số lượng hàng đặt có hiệu quả thì: EOQ = √ () Trong đó EOQ là số lượng đặt hàng có hiệu quả D: Tổng nhu cầu số lượng một loại sản phẩm cho một khoảng thời gian nhất định P: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng C: chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho EOQ tỉ lệ thuận với nhu cầu và chi phí đặt hàng ,tỉ lệ nghịch với chi phí bảo quản Tổng chi phí Khối lượng Chi phí bảo quản Tổng chi phí năm Tổng chi phí đặt hàng H1: phân tích mô hình đặt hàng hiệu quả 1.3 Rủi ro trong quản trị hàng tồn kho 1.3.1 Sự gián đoạn nguồn cung ứng Đây là một trong những rủi ro thường gặp phải khi sản phẩm hàng mua về mang tính chất thời vụ hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, sự gián đoạn nguồn cung ứng còn có thể sẩy ra khi hoạt động mua hàng của doanh nghiệp không được thực hiện Để đối phó với rủi ro này các doanh nghiệp thường đặt trước hàng. Dự trự một lượng lớn hàng tồn kho khá tốn kém.Do vậy, nhiều công ty xác định lượng hàng tồn kho thấp nhất với việc quản trị có hiệu quả. Ngược lại, các nhà quản trị bán hàng lại muốn lượng tồn kho tương đối cao, đặc biệt khi cắt giảm nguôn cung ứng được báo trước. 1.3.2 Sự biến đổi về chất lượng hàng hóa Quá trình lưu kho sản phẩm hàng hóa đòi hỏi phải đảm bảo tốt nghiệp vụ bảo quản hàng hóa. Chất lượng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Vì vậy mức tồn kho hàng hóa bị chi phối lớn bởi chất lượng hàng hóa trong kho. Nếu công tác bảo quản hàng hóa dự trữ tốt, chất lượng hàng hóa được đảm bảo thì mức tồn kho giảm xuống. Nếu công tác bảo quản không tốt thì hàng hóa bị giảm sút chất lượng làm hoạt động tiêu thụ bị gián đoạn thì mức tồn kho tăng lên. Sự biến đổi về chất lượng của sản phẩm hàng tồn kho có thể do nhiều nguyên nhân như: khí hậu, các phương pháp và diều kiện kỹ thuật bảo quản, tính chất đặc điểm của hàng hóa, của kho và của thiết bị bảo quản... Để đối phó với sự biến động này, công tác bảo quản hàng hóa dự trữ tồn kho phải thực hiện các yêu cầu sau: Phải giữ gìn tốt số lượng và chất lượng hàng hóa trong kho, giảm đến mức thấp nhất hao hụt hàng hóa tồn kho. Tạo điều kiện thực hiện tốt nhất công tác chăm sóc và giữ gìn hàng hóa trong kho. Tiến hành kiểm tra giám sát chất lượng hàng hóa trong quá trình bảo quản tại kho để phát hiện nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. 1.3.3. khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: chiến lược tiêu thụ của doanh nghiệp đang theo đuổi, khả năng nguồn lực của công ty( sức mạnh tài chính, trình độ của độ ngũ cán bộ kinh doanh, vị trí địa lý, dah tiếng của doanh nghiệp...) đặc tính của khách hàng (số lượng khách hàng, thói quen tiêu dùng, khả năng thanh toán ...), đặc tính sản phẩm (tuổi thọ, kiểu dáng, chất lượng...) Do vậy, nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến lượng sản phẩm hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp. Nếu khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường lớn tức là doanh nghiệp có thể dự báo chính xác nhu cầu sử dụng sản phẩm hang hóa trong kỳ. Vì vậy, sản phẩm hàng hóa dự trũ hàng tồn kho cũng phải đảm bảo kịp thời cho hoạt động tiêu thụ trên các thị trường đố. Còn nếu khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường thấp thì phải xác định mức tồn kho hợp lý, tránh tình trạng để hàng hóa ứ động do không khai thác được nhu cầu ở thị trường mới. 1.3.4. Sự biến động của tỉ giá hối đoái Đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế thì sự không ổn định của tỉ giá hối đoái là một rủi ro lớn trong công tác quản trị hàng tồn kho vì nó tác động đến giá cả hàng hóa khi tiến hành xuất nhập khẩu. Sự thay đổi đột ngột của tỉ giá và sự trở ngại trong công tác dự báo chính xác tỉ giá là những khó khăn then chốt. Đồng thời sự thay đổi tỷ giá còn làm các chi phí giao dịch ra tăng khi khoảng không gian mua bán trong các thị trường ngoại hối được mở rộng. Đối phó với rủi ro này các doanh nghiệp kimh doanh xuất nhập khẩu thường lựa chọn đồng tiền mạnh để xác định giá trị sản phẩm hàng hóa dự trữ tồn kho. B, Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại công ty dược phẩm trung ương I 2.1 Tình hình chung về công ty 2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty a, Lịch sử hình thành Công ty cổ phần dược phẩm trung ương I - Pharbaco tiền thân là Viện bào chế Trung ương cơ sở ở tại Phố Phủ Doãn Hà Nội. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp Viện bào chế được chuyển lên chiến khu Việt Bắc và được giao nhiệm vụ sản xuất thuốc phục vụ kháng chiến. Sau ngày hoà bình lập lại năm 1954 được chuyển về Hà nội, năm 1955 chuyển cơ sở từ Phố Phủ Doãn về trụ sở Công ty hiện nay 160 Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội và được sát nhập thêm các đơn vị, đổi tên thành Xí nghiệp I với nhiệm vụ sản xuất thuốc men, bông băng và các vật tư y tế phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và phục vụ Nhân dân. Do nhiệm vụ sản xuất đa dạng, số lượng mặt hàng nhiều và để đảm bảo tính chuyên môn nên năm 1961 Xí nghiệp 1 đã tách thành 3 Xí nghiệp: Xí nghiệp Dược phẩm 1. Chuyên sản xuất thuốc tân dược. Xí nghiệp hoá dược nay là Công ty cổ phần hoá dược Hà nội: sản xuất hoá chất làm thuốc và một số loại vật tư y tế. Xí nghiệp dược phẩm 3 nay là Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương III tại Hải Phòng. Năm 1993 Xí nghiệp dược phẩm 1 đổi tên thành Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 1 nay là Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương I – Pharbaco Từ ngày thành lập ( năm 1955 đến nay) doanh nghiệp luôn là con chim đầu đàn của ngành công nghiệp dược Việt nam và công ty đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân huy chương các loại: Huân Chương Lao động hạng nhất, nhì, ba. Huân chương độc lập và nhiều huân huy chương, bằng khen khác… b, Chức năng nhiệm vụ của công ty có các chức năng và nhiệm vụ phân phối thuốc thành phẩm, nguyên liệu, hóa chất và thiết bị y tế cho hệ thống phòng và chữa bệnh khu vực miền Bắc c, Cơ cấu tổ chức Tổng Giám đốc Ông Đinh Xuân Hấn : Tổng giám đốc - Thạc sỹ dược học - Cử nhân kinh tế Sơ đồ tổ chức d, nguồn lực của công ty TIỀM LỰC MARKETING Đội ngũ cán bộ trẻ năng, động sáng tạo và nhiệt tình Sản phẩm phong phú đa dạng 59 sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Một số thương hiệu đã thành công đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng Pharbaco luông đứng trong Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam 10 năm liền đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao TIỀM LỰC SẢN XUẤT Pharbaco có đội ngũ Dược sỹ, công nhân: giỏi về chuyên môn, tâm huyết, lành nghề trong lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu sản phẩm. Hiện tại Pharbaco sản xuất và lưu hành trên 200 sản phẩm gồm các nhóm thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt giảm đau, thuốc tim mạch, thuốc chống lao, chống sốt rét, các vitamin, thuốc chống tiểu đường…với các dạng bào chế khác nhau: viên nang, viên nén, viên bao film, viên bao đường (trên 2 tỷ viên/năm); thuốc bột tiêm (chục triệu lọ/năm), thuốc tiêm dung dịch (50 triệu ống/năm) Các sản phẩm thuốc của Pharbaco được sản xuất trên dây truyền máy móc thiết bị hiện đại công nghệ tiên tiến, công xuất lớn và hệ thống kiểm soát chất lượng đạt tiêu chuẩn GMP – WHO. Đặc biệt Pharbaco có các dây chuyền riêng biệt để sản xuất các loại kháng sinh nhóm β - lactam như: Dây chuyền sản xuất thuốc bột, cốm, viên nén, viên bao, viên nang cứng chứa kháng sinh nhóm penicillin Dây chuyền sản xuất thuốc bột, cốm, viên nén, viên bao, viên nang cứng chứa kháng sinh nhóm Cephalosporin Dây chuyền sản xuất thuốc bột tiêm chứa kháng sinh nhóm Cephalosporin Toàn bộ sản phẩm sản xuất trong nhà máy được kiểm nghiệm đầy đủ và chính xác nhờ có một phòng Kiểm nghiệm GLP với đầy đủ các phương tiện trang thiết bị hiện đại trị giá hàng chục tỷ đồng và đội ngũ kiểm nghiệm viên lành nghề, nhiều kinh nghiệm, thường xuyên được bổ túc nghiệp vụ Tổng kho GSP với dung tích chứa 10000 m3 được trang bị hệ thống điều hoà nhiệt độ có thể kiểm soát tự động nhiệt độ và độ ẩm đảm bảo cho việc bảo quản sản phẩm theo đúng yêu cầu chất lượng. Hệ thống giá kệ, xe nâng hiện đại đáp ứng nhanh chóng việc cấp phát hàng hoá tránh nhầm lẫn. Đảm bảo hàng hoá đến tay khách hàng đầy đủ nhanh chóng, chính xác với chất lượng tốt nhất. TIỀM LỰC KINH DOANH Nội địa: Sản phẩm của PHARBACO có mặt tại 64/64 tỉnh thành cả nước từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau PHARBACO có 6 Chi nhánh và Đại lý giao dịch trực tiếp 200 khách hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam PHARBACO có hợp đồng phân phối sản phẩm thông qua hàng trăm Công ty dược trên toàn quốc Các sản phẩm thuốc của PHARBACO hiện có mặt tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc và nhiều bệnh viện lớn ở trung ương cũng như địa phương. Doanh thu bán hàng tăng đều qua từng năm Hàng năm, Công ty trực tiếp tham gia các chương trình đấu thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện từ trung ương đến địa phương và các dự án quốc gia  Xuất khẩu: Ngoài việc cung ứng thuốc cho hệ điều trị trong cả nước bằng các hệ thống chi nhánh, đại lý và các Công ty phõn phối, Pharbaco còn cung ứng cho cả thị trường ngoài nước. Thực hiện chủ trương chung của Nhà nước Việt Nam về mở rộng xuất khẩu, Ban lãnh đạo Công ty Pharbaco cũng định hướng xuất khẩu là một mảng được quan tâm, khuyến khích và phát triển trong hoạt động kinh doanh của PHARBACO. Đến nay khoảng 30 sản phẩm của Pharbaco đã có visa xuất khẩu sang một số nước trên thế giới như Moldova, Papua New Guinea, Nigeria, Somali, Myanmar, Campuchia, Lào. Và PHARBACO có các Công ty đại diện phân phối thuốc tại các nước Campuchia, Nigeria, Moldova, có văn phòng đại diện tại Myanmar. Doanh số xuất khẩu năm 2007 đạt 534.000 USD.Phát huy những thành quả đã đạt được trong những năm qua, Pharbaco tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi. TIỀM LỰC TÀI CHÍNH Nguồn tài chính luôn minh bạch và ổn định Quý 1 năm 2008 trả cổ tức năm 2007 mức 3%/mệnh giá theo đúng kế hoạch thông qua đại hội đồng cổ đông thành lập 29/06/2007 Năm 2008 Công ty dự định tăng vồn điều lệ từ 49 tỷ lên 60 tỷ theo đúng kế hoạch đã thông qua đại hội đồng cổ đông thành lập 29/06/2007  Có các mối quan hệ tốt với các ngân hàng lớn như : chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa, ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV, ngân hàng phát triển Việt Nam, ngân hàng INDOVINA BANK  e, môi trường kinh doanh của công ty Mạng lưới phân phối của Công ty không ngừng được mở rộng với số lượng khách hàng ngày một tăng: Trụ sở chính tại 356A đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Hà Nội với 08 hiệu thuốc trực thuộc tại địa bàn Hà Nội, ngoài ra 4 chi nhánh đặt tại trung tâm các vùng, miền: Chi nhánh tại TP Bắc Giang Chi nhánh tại TP Quảng Ninh Chi nhánh tại TP Đà Nẵng Chi nhánh tại TP HCM với 01 hiệu thuốc trực thuộc Hiệu thuốc liên doanh tại TP Vinh.  Thị trường tiêu thụ của Công ty chủ yếu là các bệnh viện công lập, bệnh viện tư, các công ty Dược phẩm, các xí nghiệp sản xuất (tiêu thụ nguyên liệu), các công ty TNHH, các nhà thuốc, phòng khám, trạm y tế …. trên toàn quốc. Ngoài ra Công ty còn thực hiện các nghĩa vụ công ích phục vụ cộng đồng theo chính sách của Bộ Y tế.  Bạn hàng của Công ty là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc trong nước và các hãng dược phẩm nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam. Hiện nay Công ty có khoảng 3000 khách hàng, với trên 600 khách hàng thường xuyên. Công ty có quan hệ kinh doanh với trên 60 nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài được Bộ Y tế cấp phép. Đặc biệt thị trường khối các đơn vị điều trị chiếm 30% doanh số bán, đó là các bệnh viện trung ương, bệnh viện đa khoa các tỉnh, bệnh viện huyện, các bệnh viện và phòng khám tư nhân. Đây là thị trường rất quan trọng nên Công ty rất chú ý đầu tư 2.1.2 kết quả kinh doanh trong những năm vừa qua a, kết quả kinh doanh chung PHARBACO có 6 Chi nhánh và Đại lý giao dịch trực tiếp 200 khách hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam PHARBACO có hợp đồng phân phối sản phẩm thông qua hàng trăm Công ty dược trên toàn quốc Các sản phẩm thuốc của PHARBACO hiện có mặt tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc và nhiều bệnh viện lớn ở trung ương cũng như địa phương. Doanh thu bán hàng tăng đều qua từng năm Hàng năm, Công ty trực tiếp tham gia các chương trình đấu thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện từ trung ương đến địa phương và các dự án quốc b, kết quả trong hoạt động nhập khẩu Hằng năm công ty đều nhập khẩu một số lượng lớn nguyên liệu chế biến thuôc ma trong nước không đáp ứng được .Mặc dù vậy công ty đang nghiên cứu để phát triển thị trường nguyên liệu thuốc trong nước 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNG tỒN KHO TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1 2.2.1. Phân tích tình hình tài sản vốn lưu động của Công ty - Bảng tình hình tài sản vốn lưu động của Công ty năm 2006 Đơn vị tính: Nghìn đồng Các chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm So sánh ST TT (%) ST TT (%) CL TL (%) 1. Tiền 12.401.550.4 4 17.678.144 5 5.276.593,6 1 2.Các khoản phải thu 159.699.950,6 51,5 176.171.673 50 16.447.722,4 1,5 3. Hàng tồn kho 118.434.798 38,2 136.402.868 38,75 17.968.070 0,55 4. Tài sản lưu động khác 19.532.440 6,3 22.086.796 6,25 2.554.356 -0,05 Tổng cộng 310.038.739 100 352.258.481 100 42.246.742 Qua bảng trên ta thấy tài sản lưu động của công ty cuối năm tăng so với đầu năm. Do cuối năm là thời điểm quyết toán các khoản nợ nên khoản phải thu tăng so với đầu năm 16.447.722,4 nghìn đồng. Nhưng do bạn hàng của công ty là những khách hàng quen nên việc quyết toán các khoản nợ hơi chậm. Điều này ảnh hưởng đến nguồn tài sản lưu động của công ty. Cuối năm công ty nhập hàng về dự trữ cho năm sau nên nguồn hàng tồn kho tăng 17.968.070 nghìn đồng (38%). Điều này cũng chứng tỏ hàng tồn kho đã tăng so với cùng kỳ năm 2005 ( quy mô kinh doanh năm sau cao hơn năm trước). Lượng tiền mặt của công ty cũng tăng 1% so với đầu năm. 2.2.2 Phân tích tình hình hàng tồn kho của công ty. 2.2.2.a. Phân tích tình hình hàng tồn kho của công ty Hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ và vốn đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp. Hàng tồn kho của doanh nghiệp là tài sản lưu động dưới hình thái vật chất, nó có thể là hàng hóa, nguyên vật liệu, bán thành phẩm… tỷ trọng của nó tùy thuộc từng loại hình doanh nghiệp, phục vụ cho sản xuất, dự trữ cho quá trình cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp. Dự trữ hàng hóa là nhu cầu thông thường và cần thiết của doanh nghiệp nhằm đảm bảo nhu cầu bán ra của doanh nghiệp. Nếu dự trữ hàng hóa không đủ sẽ làm gián đoạn quá trình kinh doanh và bỏ qua những cơ hội tốt do thiêu hàng hoặc nếu dự trữ quá nhiều sẽ gây ra ứ đọng vốn và lãng phí chi phí bảo quản, thậm chí sẽ không bán được hàng do hàng hóa hư hỏng hoặc lạc hậu. Chính vì vậy cần có chính sách đảm bảo lượng hàng tồn kho hợp lý. Bảng tình hình hàng tồn kho của công ty Đơn vị: Nghìn đồng Các chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 So sánh ST TT (%) ST TT (%) CL TT (%) 1. hàng mua đang đi đường 60.046.442 50,7 71.747.909 52,6 11.701.467 1,9 2. hàng tồn kho 58.388.356 49,3 64.654.959 47,4 6.266.603 -1,9 Tổng cộng 118.434.798 100 136.402.868 100 17.968.070 5,5 Dựa vào số liệu ở bảng trên ta thấy lượng hàng tồn kho của công ty năm 2006 tăng 5,5 % so với năm 2005. Chứng tỏ hot động của công ty đang được mở rộng và công ty đã dự trữ hàng nhiều hơn để chủ động và kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đây là kết quả của hoạt động nghiên cứu thị trường và dự đoán tình hình thị trường trong năm 2007. Qua bảng trên ta cũng thấy tỷ trọng hàng tồn kho đang đi đường chiếm trên 50% lượng hàng nhập của công ty, do công ty nhập hàng ở nước ngoài là chủ yếu (> 70%) doanh số mua của công ty. Thời gian hàng về nhập kho mất khoảng 2-3 tháng. Khoảng cách địa lý xa, hàng nhập khẩu chủ yếu vận chuyển qua đường biển. Chỉ tiêu hàng mua đang đi đường năm 2006 tăng 1,9 % so với năm 2005. Vì công ty dự đoán nhu cầu sử dụng thuốc tân dược tăng, dựa cào các đơn đặt hàng của công ty nên ban giám đôc quyết định nhập thêm hàng ( nội địa và nhập khẩu). Chỉ tiêu hàng tồn kho của công ty cũng chiếm 47,4% tổng hàng hóa của công ty ( hàng tồn kho năm 2006 giảm 1,9% so với năm 2005). Phục vụ cho mục đích cung ứng kịp thời hàng hóa khi có nhu cầu và yêu cầu dự trữ thuốc quốc gia, phòng chống dịch bệnh… 2.2.2.b. Phân tích tốc độ chu chuyển hàng tồn kho của công ty Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh 06/05 CL TL (%) 1. Giá vốn hàng bán 737.483.239 783.207.200 45.723.961 6,2 2. tồn kho hàng hóa bình quân 172.308.871 195.620.267 23.311.396 13,5 3. hệ số vòng quay (lần/ năm) 4,28 4 -0,28 -6,55 4. Tốc độ chu chuyển (ngày) 84 90 6 7.142 Mức độ tồn kho hàng hoa bình quân nam 2006 tăng 23.311.396 nghìn đồng ứng với 13,5% của năm 2005, hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm 0,28 lần, chứng tở hàng tồn kho năm 2006 ứ đọng nhiều hơn so với năm 2005. tốc độ chu chuyển năm 2006 chậm hơn năm 2005 là 6 ngày. Hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty năm 2006 kém hơn năm trước. 2.2.2c. Phân tích hàng tồn kho của công ty theo ngành hàng Đầu mỗi kỳ kinh doanh cần có bảng tổng hợp chi tiết nhu cầu đối với từng ngành hàng cụ thể, sau đó đưa ra kế hoạch nhập hàng cụ thể cho từng ngành hàng Bảng: số lượng hàng tồn kho của công ty theo từng mặt hàng kinh doanh. Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Trị giá TT (%) Trị giá TT (%) 1. Bột dầu Johnson 11.969.612,98 20,5 10.053.846,12 15,55 2. Độc nghiện 2.423.116,774 4,15 2.583.475,2 3,28 3. Hướng thần 2.539.893,486 4,35 1.053.875,832 1,63 Nguyên liệu độc 2.043.592,46 3,5 775.859,508 1,2 4. Nguyên liệu kháng sinh 102.179,623 17,5 11.961.167,42 18,5 6. Nguyên liệu thường 5.722.058,888 9,8 6.530.150,859 10,1 7. Tiêm 6.072.389,024 10,4 6.633.598,793 10,26 8. Thành phần độc A-B 6.516.140,53 11,16 6.193.945,072 9,58 9. Thành phần kháng sinh 2.715.058,554 4,65 7.241.355,408 11,2 10. Viên 1.920.976,912 3,29 5.566.791,97 8,61 11. Thuốc tân dược khác 5.546.893,83 9,5 7.176.700,449 11,1 12. Bông băng y tế 700.660,272 1,2 6.400.840,941 0,99 Tổng cộng 58.388.356 100 64.654.959 100 Ta thấy công ty đã mua hàng theo dự báo nhu cầu dược phẩm trên thị trường Việt Nam. Nhóm hàng thuốc kháng sinh đang có xu hướng tăng mạnh do xuất hiện nhiều loại bệnh truyền nhiêm như cúm H1N1, H5N1, các bẹnh về đường hô hấp do ô nhiễm môi trường…Nên công ty đã nhập kháng sinh với lượng lớn đap ứng nhu cầu của thị trường lẻ và nhu cầu của các bạn hàng truyền thống. Thêm vào đó, do đời sống người dân ngày càng được nâng cao, người ta quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn nên nhu cầu về mặt hàng vitamin như (B1, B6<B12…), thuốc bổ, thuốc đặc trị ngày càng tăng mạnh. Các nhóm hàng là nguyên liệu kháng sinh, bột dầu Johnson chiếm tỷ trọng lớn trong hàng dự trữ của công ty. Hàng dự trữ tăng vì công ty đang chuẩn bị cho kỳ kinh doanh mới. với các mặt hàng khác công ty cũng dựa trên những số liệu về hàng tồn cũ, dự báo về nhu cầu… để xác định lượng hàng tồn, dự trữ. 2.2.3 Quản trị hàng tồn kho tại công ty 2.2.3.a. Quản trị về mặt hiện vật ® Mô hình kiểm tra tồn kho Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên, nhằm theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình tăng giảm hàng hóa trên sổ sách sau mỗi nghiệp vụ nhập và xuất kho. Từ đó, kế toán phản ánh tình hình hàng tồn kho trên tài khoản kế toán để tiện theo dõi và tính toán. Vì mạt hàng công ty kinh doanh, đa ding về chủng loại và có giá trị cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên việc sử dụng phương pháp này cho phép nhà quản lý biết rõ về tình hình ứ đọng hay thiếu hụt, thời hạn sử dụng của hàng hóa..để có biễn pháp xử lý kịp thời. Nhanh chóng tiêu thụ hàng ồn kho trong hạn sử dụng hay bổ sung hàng thiếu. ® Bảo quản hàng tồn kho Do đặc trưng của hàng hóa kinh doanh là thuốc. Chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Nên việc bảo quản hàng hóa tồn kho là một công việc hết sức quan trọng. Vì vậy công ty đã đầu tư cơ sở vật chất ( nhà kho, bến bãi…) đáp ứng đủ yêu cầu mà bộ Y tế quy định Thứ nhất về kho thuốc: công ty đã triển khai và áp dụng nguyên tắc GSP. + Kho thuốc có diện tich thoáng mát, cao ráo, sạch sẽ với diện tích 5.200m2, có các biện pháp phòng chống cháy nổ. + Công ty đã bảo quản từng loại thuốc theo những yêu cầu của nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng thuốc. + Nhiệt độ và độ ẩm là hai nhân tố quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của thuốc. Nên công ty đã trang bị các thiết bị làm lạnh, làm mát, máy hút không khí nhằm đối lưu gió…nhằm bảo quản thuốc tố nhất. Độ ẩm và nhiệt độ ở kho thuốc thường Nhiệt độ ( độ C) Độ ẩm tương đối (%) Tối đa Trung bình Tôi thiểu Tối đa Trung bình Tối thiểu 35,5 32,0 25,0 88,0 83,5 75,0 Về nhân viên, đội ngũ cán bộ kho: là những người được đào tạo, có nghiệp vụ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm đối với hàng hóa của công ty. 2.2.3.b. Quản trị hàng tồn kho về mặt giá trị - Xác định lượng hàng hóa đặt hàng hiệu quả EOQ. Dự trên những tính toan về chi phí đặt hàng, chi phí bảo quản, lượng hàng đầu kỳ trong kho và nhu cầu hàng hóa trong chu kỳ kinh doanh . Công ty đac xác định lượng đặt hàng cho mỗi kỳ.Từ đó có những tinh toán về thời điểm đặt hàng phù hợp với lượng hàng tiêu thụ và điều kiện vận chuyển hàng. C, Giải pháp hoàn thiện quản trị hang tồn kho tại công ty dược phẩm trung ương I Hoạt động kinh doanh là một cỗ máy liên hoàn từ khâu nghiên cứu thị trường --> sản xuất-->tiêu dung-->. Trong đó, hang tồn kho là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới hoàn toàn quá trình này. Đối với một doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất thì quản trị HTK là một vấn đề quan trọng vì đó là quá trình vừa dự trữ nguyên vật liệu vừa dự trữ sản phẩm sau khi sản xuất. Đối với công ty DPTW1 là doanh nghiệp vừa sản xuất thiết bị y tế, thuốc vừa nhập khẩu. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất thì công ty cần quan tâm hơn cho quản trị HTK. Qua quá trình nghiên cứu về công ty nhóm 8 nhận thấy một số tồn tại của công ty và xin đưa ra một số giải pháp: Việc tổ chức trong phòng nhân sự còn một số bất cập, công ty nên phân công công việc rõ rang cho từng phòng ban không nên chồng chéo công việc. Việc tồn kho quá nhiều của mặt hang bột dầu jonhson thể hiện quá trình nghiên cứu thị trường của công ty ( nằm trong bộ phận xuất nhập khẩu) làm việc là không hiệu quả. Nó mất quá nhiều chi phí cho việc dự trữ mặt hàng này mà thực tế thị trường lại cần một lượng thấp hơn nhiều . Do vậy, công ty nên có phòng Marketing để có các bộ phận nghiên cứu thị trường tốt giúp phòng Xuất nhập khẩu có thể định hướng tốt hơn cho công tác quản trị HTK. Do công ty dung chủ yếu là hang nhập khẩu . Mặt khác, nhập khẩu những sản phẩm từ nước ngoài thì thường vận chuyển theo đường biển nên thời gian cần dài. Mỗi lần đặt hang công ty phải đặt với số lượng lớn nên mất nhiều chi phí cho việc bảo quản và lưu trữ mặt hang. Hơn nữa, trong những mặt hang nhập khẩu thì có những mặt hang công ty có thể tự sản xuất để có thể giảm chi phí. Hiện nay, chính phủ đang có chính sách khuyến khích “ người Việt dung hàng Việt” , công ty có thể thúc đẩy những mặt hang này kèm theo dịch vụ tư vấn miễn phí cho người dân thấy đươc thuốc nội và thuốc ngoại không có gì khác nhau nhiều về chất lượng nhưng lại có giá rẻ hơn. Để thúc đẩy lượng hang bán ra và giảm lượng hàng còn lại trong kho quá nhiều. Công ty nên đi vào ngách thị trường là vùng nông thôn kinh tế còn kém phát triển, các dịch vụ y tế chưa nhiều. Do vậy, khi đưa những thuốc nôi về với giá rẻ, chất lượng đảm bảo nên sẽ bán được. Như vậy, giảm chi phí cho bảo quản hàng tồn kho. Để tính toán tốt cho việc nhập hoặc sản xuất sản phẩm dược phẩm với số lượng không quá lớn để có thể giúp cho quản trị HTK, công ty có thể phân loại thuốc theo độ tuổi như: trẻ em, người già, trung niên, thanh thiếu niên. Ví dụ: đối với trẻ em và người già thường gặp những bệnh gì? Liều lượng như thế nào? Công ty có thể dựa vào tốc độ phát triển dân số có thể ước lượng được tỉ lệ mắc bệnh? Bệnh thường gặp? từ đó có thể đưa ra lượng tồn kho cần thiết. Điều này là rất khả quan vì công ty có quan hệ than giao và lâu dài đối với các bệnh viện, nên sẽ có các thong tin chính xác. Công ty có thể mở rộng kinh doanh sang thị trường nước ngoài thông qua việc hỗ trợ dược phẩm cho tổ chức y tế thế giới WHO để có thể quảng bá danh tiếng của quốc gia cũng như của công ty cho thế giới đặc biệt là những nước thuộc thế giới thứ 3. Những nước này thì kinh tế còn khó khăn, tỉ lệ mắc bệnh nhiều. Công ty có thể xúc tiến tại những thị trường này. Công ty thường bán thuốc cho bệnh viện nên thường bị ứ đọng vốn, thời gian quay vòng lâu và lượng tồn kho cần dự trữ nhiều thời gian lâu, nên mất rất nhiều chi phí. Hiện nay, thế giới đang bước vào kỷ nguyên của công nghệ thông tin, người dân tiếp xúc nhiều với Iternet. Do vậy công ty nên mở 1 và đi kèm là các dịch vụ tư vấn , hỗ trợ y tế trực tuyến để có thể bán được hàng và quảng bá them thương hiệu của công ty. Công ty có thể giúp lưu thông lượng hàng nhanh, giảm chi phí cho bảo quản hàng tồn kho. Việc quản trị HTK của công ty dựa nhiều theo kinh nghiệm, đây là một điều cần thiết. Tuy nhiên, thì kinh nghiệm vẫn có khả năng sai sót. Do vậy, công ty nên áp dụng thêm quản trị HTK theo mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ. Khi áp dụng mô hình này sẽ giúp công ty có những dự báo chính xác về lượng hang cần đặt trong mỗi đơn hàng? Thời gian đặt hàng? Để có thể tiết kiệm chi phí tối đa và không bị gián đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2.3.ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I 2.3.1.NHŨNG THÀNH CÔNG Về công tác tổ chức Công ty có uy tín trên thị trường,được nhiều khách hàng biết đến ,có thị trường tiêu thụ khá rộng và ổn định . Công ty luôn bắt kịp những biến động của thị trường và điều chỉnh kế hoạch hợp lý do công ty luôn quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường.Công ty thăm dò và đánh giá đúng đối tác nên giảm được phần nào rủi ro. Hệ thống cơ cấu tổ chức rõ rang,sự phân chia các bộ phận hợp lý với đầy đủ các phòng ban Về công tác quản trị hàng tồn kho Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm quản lý Công ty co mối quan hẹ tốt với các đối tác ,các nhà cung ứng ,các bạn hàng cả trong nước và ngoài nước .Chính vì vậy mà nguồn cung ứng cho hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện liên tực,không sảy ra tình trạng khan hiếm thuốc.Hay nói cách khác thì sản phẩm của công ty khá phong phú,với 59 chủng loại sản phẩm đã được dăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóavà một số thương hiệu đã thành công đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Công ty có hê thống kho bảo quản thuốc đạt tiêu chuẩn ,với đầy đủ các trang thiết bị bào quản thuốc như:Tủ bảo quản,kệ thuốc,hệ thống nhiệt,hệ thong làm lạnh,nhiệt kế đo độ ẩm… Công ty cũng đã áp dụng công nghệ vào khâu quản lý kho như:Hệ thống giám sát,quản lý kho hàng ,sản phẩm dựa trên máy tính ,qua đó giúp tiết kiệm thời gian trong việc quản lý xuất,nhâp hàng vào kho,giúp cho công tác quản lý kho được tốt hơn. Ngày 01/12/2008 Công ty đã được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp giấy chứng nhận “Đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định” cho Phân xưởng sản xuất thực phẩm chức năng dạng viên nang, viên sủi, viên nén, bột cốm, viên bao phim, bao đường.Ngày 24/12/2008 công ty đã được cục quản lý dược phẩm Việt Nam cấp giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP-WHO),giấy chứng nhận thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP),giấy chứng nhận thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP)… Cho đến nay thì sản phẩm của công ty đã có mặt trên tất cả 64 tỉnh thành của Việt Nam ,đã được sử dung tại hầu hết các bênh việc lớn nhỏ từ trung ương tới địa phương.Không chỉ phân phối sản phẩm trong nước mà hiện nay công ty còn phân phối sản phẩm sang một số nước 2.3.2.Những mặt tồn tại Về công tác nhập hàng thì quá trình mua hàng của công ty chủ yếu dựa trên các đơn hàng của các bạn hang truyền thống như công ty Dược Phẩm TW2,các xí nghiệp dược phẩm…nên chưa tận dụng,khai thác triệt để lượng đối tác,bạn hàng. Mặc dù đã có bộ phận maketing,nghiên cứu thị trường nhưng công ty đưa ra một số chính sách về giá,về xúc tiến chưa hợp lý…nên doanh thu hay lợi nhuận sau thuế năm 2007(1,994,593,365 VNĐ) và năm 2008(1.958.633.587 VNĐ) chênh nhau không nhiều. Hệ thống kho bãi của công ty không gần các bên cảng nên còn mất nhiều chi phí cho việc vận chuyển,thuê kho bãi…Điều này làm tăng giá vốn bán hàng,ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trong bán,phân phối sản phẩm. Do doanh số mua hàng của công ty chủ yếu là nhập khẩu nên thường thanh toán bằng ngoại tệ.Trước sự biến động của nền kinh tế ,công ty không thể dự trù hết được sự biến động của đồng ngoại tệ,điều này tácđộng làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. 2.3.3.Nguyên Nhân Đội ngũ quản trị kho của công ty còn thiếu kinh nghiệm trong quản trị hàng tồn kho dẫn tới công tác dự báo hàng tồn kho còn chậm chưa bắt kịp với bộ phận sản xuất Những ảnh hưởng của cơ chế thị trường,những biến động của nền kinh tế đã tácđộng đến hoạt động kinh doanh của công ty.Từ môt Doanh Nghiệp nhà nước hoạt động trong cơ chế bao cấp,chuyển sang hoạt động trong cơ chế thị trường nên tác phong làm việc của công ty chưa theo kịp với các yêu cầu đề ra. C, Giải pháp hoàn thiện quản trị hang tồn kho tại công ty dược phẩm trung ương I Hoạt động kinh doanh là một cỗ máy liên hoàn từ khâu nghiên cứu thị trường --> sản xuất-->tiêu dung-->. Trong đó, hang tồn kho là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới hoàn toàn quá trình này. Đối với một doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất thì quản trị HTK là một vấn đề quan trọng vì đó là quá trình vừa dự trữ nguyên vật liệu vừa dự trữ sản phẩm sau khi sản xuất. Đối với công ty DPTW1 là doanh nghiệp vừa sản xuất thiết bị y tế, thuốc vừa nhập khẩu. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất thì công ty cần quan tâm hơn cho quản trị HTK. Qua quá trình nghiên cứu về công ty nhóm 8 nhận thấy một số tồn tại của công ty và xin đưa ra một số giải pháp: 1. Việc tổ chức trong phòng nhân sự còn một số bất cập, công ty nên phân công công việc rõ rang cho từng phòng ban không nên chồng chéo công việc. Việc tồn kho quá nhiều của mặt hang bột dầu jonhson thể hiện quá trình nghiên cứu thị trường của công ty ( nằm trong bộ phận xuất nhập khẩu) làm việc là không hiệu quả. Nó mất quá nhiều chi phí cho việc dự trữ mặt hàng này mà thực tế thị trường lại cần một lượng thấp hơn nhiều . Do vậy, công ty nên có phòng Marketing để có các bộ phận nghiên cứu thị trường tốt giúp phòng Xuất nhập khẩu có thể định hướng tốt hơn cho công tác quản trị HTK. 2. Do công ty dung chủ yếu là hang nhập khẩu . Mặt khác, nhập khẩu những sản phẩm từ nước ngoài thì thường vận chuyển theo đường biển nên thời gian cần dài. Mỗi lần đặt hang công ty phải đặt với số lượng lớn nên mất nhiều chi phí cho việc bảo quản và lưu trữ mặt hang. Hơn nữa, trong những mặt hang nhập khẩu thì có những mặt hang công ty có thể tự sản xuất để có thể giảm chi phí. Hiện nay, chính phủ đang có chính sách khuyến khích “ người Việt dung hàng Việt” , công ty có thể thúc đẩy những mặt hang này kèm theo dịch vụ tư vấn miễn phí cho người dân thấy đươc thuốc nội và thuốc ngoại không có gì khác nhau nhiều về chất lượng nhưng lại có giá rẻ hơn. 3. Để thúc đẩy lượng hang bán ra và giảm lượng hàng còn lại trong kho quá nhiều. Công ty nên đi vào ngách thị trường là vùng nông thôn kinh tế còn kém phát triển, các dịch vụ y tế chưa nhiều. Do vậy, khi đưa những thuốc nôi về với giá rẻ, chất lượng đảm bảo nên sẽ bán được. Như vậy, giảm chi phí cho bảo quản hàng tồn kho. 4. Để tính toán tốt cho việc nhập hoặc sản xuất sản phẩm dược phẩm với số lượng không quá lớn để có thể giúp cho quản trị HTK, công ty có thể phân loại thuốc theo độ tuổi như: trẻ em, người già, trung niên, thanh thiếu niên. Ví dụ: đối với trẻ em và người già thường gặp những bệnh gì? Liều lượng như thế nào? Công ty có thể dựa vào tốc độ phát triển dân số có thể ước lượng được tỉ lệ mắc bệnh? Bệnh thường gặp? từ đó có thể đưa ra lượng tồn kho cần thiết. Điều này là rất khả quan vì công ty có quan hệ than giao và lâu dài đối với các bệnh viện, nên sẽ có các thong tin chính xác. 5.Công ty có thể mở rộng kinh doanh sang thị trường nước ngoài thông qua việc hỗ trợ dược phẩm cho tổ chức y tế thế giới WHO để có thể quảng bá danh tiếng của quốc gia cũng như của công ty cho thế giới đặc biệt là những nước thuộc thế giới thứ 3. Những nước này thì kinh tế còn khó khăn, tỉ lệ mắc bệnh nhiều. Công ty có thể xúc tiến tại những thị trường này. 6. Công ty thường bán thuốc cho bệnh viện nên thường bị ứ đọng vốn, thời gian quay vòng lâu và lượng tồn kho cần dự trữ nhiều thời gian lâu, nên mất rất nhiều chi phí. Hiện nay, thế giới đang bước vào kỷ nguyên của công nghệ thông tin, người dân tiếp xúc nhiều với Iternet. Do vậy công ty nên mở 1 và đi kèm là các dịch vụ tư vấn , hỗ trợ y tế trực tuyến để có thể bán được hàng và quảng bá them thương hiệu của công ty. Công ty có thể giúp lưu thông lượng hàng nhanh, giảm chi phí cho bảo quản hàng tồn kho. 7.Việc quản trị HTK của công ty dựa nhiều theo kinh nghiệm, đây là một điều cần thiết. Tuy nhiên, thì kinh nghiệm vẫn có khả năng sai sót. Do vậy, công ty nên áp dụng thêm quản trị HTK theo mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ. Khi áp dụng mô hình này sẽ giúp công ty có những dự báo chính xác về lượng hang cần đặt trong mỗi đơn hàng? Thời gian đặt hàng? Để có thể tiết kiệm chi phí tối đa và không bị gián đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản trị hàng tồn kho của một doanh nghiêp-công ty dược phẩm trung ương 1.doc
Luận văn liên quan