Nhật Bản là một quốc gia không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, diện tích nhỏ
hẹp lại luôn phải chịu hậu quả của thiên tai, đặc biệt hậu quả từ sau Thế Chiến thứ 2,
tuy nhiên Nhật Bản ngày nay đã trở thành một cường quốc trên Thế giới không chỉ là
đất nước đi đầu về khoa học công nghệ mà còn là một quốc gia có tầm ảnh hưởng kinh
tế lớn đối với tất cả các quốc gia khác. Vậy đâu là yếu tố làm nên sự thành công của
Nhật Bản ngày nay? Đi sâu vào tìm hiểu về Nhật Bản, với các mặt về kinh tế, văn hóa,
xã hội và quan hệ đối ngoại hy vọng chúng ta có thể thu được nhiều những kinh
nghiệm cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam giai đoạn hiện tại. Bên cạnh đó, hiểu rõ
về cách giao tiếp kinh doanh của người Nhật sẽ giúp cho chúng ta dễ dàng nắm bắt và
tiếp cận với nền kinh tế Nhật Bản.
MỤC LỤC
A. TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN 5
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ NHẬT BẢN: 5
1. Vị trí địa lí – địa hình .5
2. Khí hậu 5
3. Mạng lưới giao thông .6
II. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ NHẬT: .7
1. Sơ lược về văn hoá Nhật 7
2. Các yếu tố cấu thành văn hóa truyền thống Nhật Bản .8
3. Những nét đặc trưng trong văn hoá Nhật .12
B. VĂN HÓA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH .78
1 Những nét đặc thù của văn hóa doanh nhân Nhật Bản .78
2 Giao tiếp và đàm phán .84
3. Phong cách đàm phán của người Nhật .86
4. Tặng quà .88
90 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3256 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị học: giao tiếp kinh doanh với người Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một sự đa dạng và phong phú trong chủng loại giải trí được cung cấp cho người Nhật.
Có nhiều lực chọn trong các sản phẩm âm nhạc, phim ảnh, cũng nhưng công nghệ truyện
tranh, bên cạnh các hình thức giải trí khác. Các trung tâm game. Sàn bowling và tiệm karaoke
là những địa điểm lui tới thường xuyên khá phổ biến trong giới trẻ. Trong khi những người
già hơn chơi cờ shogi hoặc cờ vây trong những nhà nghỉ đặc biệt.
Cùng với đó, những nhà xuất bản, công nghiệp phim/điện ảnh, nhạc/đài, và game ở
Nhật đã tạo nên đặc điểm bao trùm sự phát triển của công nghiệp Nhật. Trong năm 2006, nó
được ước đoán thu về gần 14 tỉ tỉ yên (tương đương 120 000 tỉ đô la).
Manga :
- 66 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Nhắc đến văn hóa đại chúng Nhật Bản hiện đại, không thể không nhắc đến manga,
một trong những dấu ấn nổi tiếng của Nhật Bản trên thế giới.
Công nghiệp manga ở nhật bản là một cổ máy khổng lồ. Với con số 2,26 tỉ ấn bản mỗi
năm (trung bình 17 quyển/người), chiếm trung bình 40% tổng số ấn bản sách báo, tạp chí,
Manga đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho thị trường xuất bản ở Nhật Bản. Theo số liệu
thống kê năm 2006 của The Research Institute for Publications, doanh thu từ ngành công
nghiệp xuất bản Manga là 481 tỉ yên (Trung bình mỗi người Nhật bỏ ra 3.777 yên/năm -
tương đương 30USD - để mua Manga).
3 nhà xuất bản lớn nhất về manga là Kodansha, Shogakukan và Shueisha. Theo sau đó
là 10 nhà xuất bản: Akita Shoten, Futabasha, Shonen Gahosha, Hakusensha, Nihon Bungeisha
và Kobunsha. Đó là không kể hàng hà các nhà xuất bản nhỏ. Các nhà xuất bản lớn ngoài
manga còn xuất bản các thể loại sách khác nữa.
Có người tính rằng có khoảng 3000 hoạ sĩ manga chuyên nghiệp ở Nhật bản. Tất cả cá
nhân họ đều có xuất bản ít nhất một bộ manga nhưng đa số kiếm sống bằng cách làm trợ lý
cho các hoạ sĩ Manga nổi tiếng. Chỉ 300 trong số họ, hoặc 10% là có thu nhập trên mức trung
bình dựa vào vẽ manga. Thêm vào đó, có một lượng rất lớn các hoạ sĩ manga nghiệp dư, chỉ
vẽ và xuất bản những tạp chí nhỏ có tính cách kiểu fan, gọi là dojinshi.
Đặc điểm của manga Nhật bản
Manga khác biệt với truyện tranh ở các nước khác với những tính cách sau:
1. Nhiều tập và thường dài
Rất hiếm có manga nào ở Nhật Bản mà được sáng tác ra để xuất bản chỉ 1 cuốn.
Thường thì được phát hành theo dạng nhiều tập, mỗi tập 20 đến 30 trang. Vì được xuất bản
đầu tiên trên các tạp chí nên manga thường ở dạng trắng đen. Các tác phẩm nổi tiếng có thể
được tiếp tục lên nhiều năm và lên hơn cả chục cuốn sách.
2. Đa dạng về đối tượng người đọc
Manga Nhật bản có thể được chia ra các phân loại sau tuỳ theo lứa tuổi của độc giả
của các tạp chí: tạp chí cho trẻ em (yonenshi), tạp chí cho tuổi mới lớn (shonenshi) và tạp chí
cho “Trẻ” (yangushi, seinenshi). Nhóm thừ 2 bao gồm tạp chí cho người lớn (otonashi).
Manga dành cho phụ nữ thì được chia ra làm manga dành cho con gái (shojoshi) và manga
cho quí cô (redizu). Manga dành cho phụ nữ mang đặc diểm là tính cách nhân vật phức tạp và
kiểu hành văn rất đặc trưng.
3. Dẫn lời tinh tế và phức tạp
- 67 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Dẫn dắt câu chuyện hay sutourii-man được phát triển mạnh ở Nhật bản hơn là loại
truyện tranh một hoặc 4 khung. Manga đã đạt đến trình độ cao trong việc dẫn dắt câu chuyện
và có thể nói là không thua gì fim. Trong khi các thành phần của fim là các cảnh (cut) thì ở
manga nó là khung, hay còn gọi là Koma. Kiểu cách sắp xếp các koma rất tinh tế nên cho
phép câu chuyện được thể hiện liền lạc. Sutourii-man chú trọng đến sự phát triển tính cách
nhân vật trong khi truyện tranh các nước khác, như Pháp chẳng hạn thì chú trọng đến bối cảnh
nhiều hơn. Trong manga, bối cảnh, không khi của câu chuyện được thể hiện một cách rõ ràng
bằng từ ngữ thể hiện hành động. Do đó độc giả có thể nhập mình vào câu chuyện qua quá
trình liên hệ bằng tâm lý với nhân vật. Đây chính là yếu tố thành công và ăn khách của thể
loại manga.
Nguồn gốc của từ Manga
Truyện tranh ở Nhật Bản được biết đến với từ manga. Thật ra từ truyện tranh tiếng
Nhật là komikku, được sử dụng trong giới xuất bản nhưng lại không phổ thông trong công
chúng. Manga theo kiểu chữ Katakana bao gồm 2 chữ “vui” và “hình” và ban đầu ám chỉ hình
châm biếm và hài hước. Nhưng sự phát triển đột bậc của manga hiện đại vào thập kỷ 60 mở
rộng chủ đề ra ngoài châm biếm và hài hước. Từ đó thuật ngữ được sử dụng để bao gồm luôn
những chủ đề khác và tạo nên 1 chủng loại được chúng ta biết đến ngày nay: truyện tranh nhật
bản.
Hình thành và phát triển của manga Nhật bản
Lịch sử manga bắt đầu từ rất sớm. Ở Nhật, người dân đã sớm có hứng thú với một loại
nghệ thuật về tranh ảnh (sau này là manga). Manga thời kì này vẫn chỉ đơn giản là những dải
truyện tranh ngắn. Tuy vậy, giá trị giải trí của nó là điều không ai có thể phủ nhận. Không
những thế, manga còn giữ một vị trí quan trọng và đầy quan trọng xuyên suốt lịch sử mỹ thuật
Nhật Bản.
Vào khoảng giữa thế kỷ thứ VI và VII, những vị thầy tu đã sử dụng những cuộn giấy
da có khắc hình như một loại lịch cho việc theo dõi thời gian. Những cuộn giấy này bao gồm
những ký hiệu biểu tượng đại diện cho thời gian, và thường được trang trí bằng hình ảnh động
vật như cáo, gấu trúc,... với những cử động y như người (được gọi là giga, hay chính xác hơn
là choju-jinbutsu-giga tranh vui về thú vật và con người). Đây có thể được coi là tiền đề của
Manga.
- 68 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Đến cuối thế kỉ XVIII thì thuật ngữ "manga" mới thật sự được dùng để chỉ loại hình
nghệ thuật này với sự xuất hiện của các tác phẩm đầu tiên như "Mankaku zuihitsu” của
Suzuki Kankei, tập tranh “Shijino Yukikai” của Santo Kyoden. Đến đầu thế kỉ XIX, có
“Manga hyakujo” của Aikawa Minwa cùng tuyển tập tranh Houkusai (manga được tổng hợp
và phân loại từ những tác phẩm của nghệ sĩ tranh gỗ màu nổi tiếng Houkusai).
Thuật ngữ Manga được hoàn thiện bởi nghệ nhân Hokusai (đây không phải là tên
thật). Theo Hokusai, "manga" không phải là nghệ thuật vẽ nhân vật trong một câu chuyện nào
đó, hay là chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết một để có thể tạo ra những bức họa có tính giải trí và
đầy ý nghĩa. Thay vào đó, thuật ngữ "manga" (mà theo nghĩa đen có thể dịch là "bức tranh kỳ
quái") được Hokusai dùng để chỉ phương pháp vẽ một bức tranh dựa theo nét bút đưa hoặc vẽ
vài vật chất lướt ngang trang hoàn toàn theo ngẫu hứng (điều này giải thích chữ "kỳ quái").
Tuy chúng hầu hết đều trở thành những bức tranh phong cảnh, người dân Nhật lại nhận ra, ẩn
trong những nét vẽ thiên nhiên thoải mái nhưng rất chi tiết ấy, một cái gì đó khác hẳn với
những bức họa trước đó, khi mà những người họa sĩ phải nhận thức được họ muốn vẽ gì trước
khi đặt bút xuống. Lối tiếp cận vấn đề một cách tự nhiên của Hokusai, mặc dù có thể chính
ông cũng không nhận ra điều đó, đã trở thành nền tảng cơ bản cho sự đa dạng của các
mangaka hiện nay : họ không gắn mãi với một công thức nào mà luôn hướng theo những loại
hình nhân vật, những cốt chuyện khác nhau. Tuy nhiên, cho dù Hokusai đã tạo ra một bước
đột phá mới bằng phong cách vẽ tranh này (một trong những phong cách ông sử dụng), những
cuốn truyện "manga" thực sự đầu tiên vẫn chưa xuất hiện cho đến tận đầu thế kỷ XX.
Bước vào thế kỷ XX, cánh cửa ngoại giao Nhật Bản một lần nữa mở ra thế giới. Một
trong số đó, những “dải truyện tranh ngắn”cũng được du nhập, trở thành chất xúc tác làm nên
manga, một bộ phận thống trị của thị trường xuất bản Nhật hiện nay. Manga thời kỳ này được
gọi là Ponchi-e. Nhật bắt đầu cho xuất bản những tờ tạp chí với nội dung biếm họa với độ dày
từ 1-4 trang,đồng thời thuê những họa sĩ nước ngoài để dạy cho học sinh của họ về đường nét,
màu sắc, dáng điệu.
Trong thời gian chiến tranh, truyện tranh Nhật và tranh biếm hoạ được sáng tác nhằm
phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Chúng có tính hài hước, tính giải trí, cũng như những
truyện phương Tây, nhưng đồng thời chúng cũng được sử dụng với mục đích tuyện truyền
hoặc châm biếm nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, cổ vũ tinh thần binh lính. Tuy nhiên, dưới
thất bại nặng nề dưới tay quân Đồng minh vào cuối chiến tranh thế giới lần II, rất nhiều
- 69 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
truyện tranh Nhật phải chịu sự kiểm duyệt nặng nề của phe chiến thắng, và sự phát triển của
cái sẽ trở thành “manga” Nhật Bản dường như bị hoãn lại vô thời hạn.
May mắn thay, sau khi chiến tranh kết thúc, đã có một người đứng lên vực dậy nền
nghệ thuật manga, đem đến cho nền văn hóa Nhật và đến thế giới, một thể loại manga hoàn
toàn mới. Con người đó, Osamu Tezuka (với việc áp dụng phong cách vẽ của hoạt hình
Disney và kỹ thuật điện ảnh của Đức và Pháp) đã góp phần định hình nên kiểu mẫu manga
thực sự đầu tiên, và bắt đầu một nền công nghiệp mà đến giờ vẫn giữ vị trí chiến lược trong
nền văn hóa Nhật Bản hiện đại.
Vào năm 1947, Tezuka lấy cảm hứng từ cuốn sách “Hòn đảo kho báu” (Treasure
Island) của Robert Louis Stevenson và làm ra 1 manga với tựa đề “New Treasure Island” xuất
bản dưới dạng sách. Mặc dù bối cảnh kinh tế suy thoái của ngay sau cuộc chiến và sự tàn lụi
của nghành xuất bản, manga của ông đã ngay lập tức trở nên 1 quyển sách ăn khách nhất, bán
được 400 ngàn bản. Lúc đó Tezuka chỉ mới 19 tuổi và là sinh viên y khoa. New Treasure
Island có 1 lối thể hiện khác hẳn những manga trước và đặt nền móng và ảnh hưởng rất nhiều
những thế hệ hoạ sĩ manga sau này. Bản thân Tezuka thì tiếp tục vẽ manga cho tới lúc ông
qua đời năm 1989. Một trong những tác phẩm của ông được biết đến nhiều nhất là Astro Boy.
Manga ngày nay thật sự là manga sau cuộc chiến và có chiều dài lịch sử hơn nữa thế
kỷ.
Tới cuối thập kỷ 60 thế hệ manga đã trở nên sinh viên đại học và manga hiện đại bước
qua một bước ngoặc mới. Đây chính là thời điểm người ta bắt đầu thấy có những manga được
vẽ ra để đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Phong trào sinh viên nổi lên cũng lấy manga như một
phương tiện chuyển tải mục đích và lý tưởng chính trị của họ và trong quá trình, manga hiện
đại đã tự chuyển hóa và trở thành manga chúng ta đang đọc bây giờ.
Vào khoảng những năm 80, kỹ thuật manga bắt đầu cho thấy sự gọt dũa và các tạp chí
manga mang tính đa dạng như bây giờ. Ngày nay, manga nổi lên như một phương tiện truyền
thông cao cấp, thể hiện đủ thể loại từ giải trí như hài hước, giả tưởng cho đến tiểu thuyết, các
cuốn hướng dẫn và ngay cả sách giáo dục. Và nó được mọi người đọc và thưởng thức.
Các thể loại manga chính
Shōnen: Dành cho con trai và thanh niên
Shoujo: dành cho con gái
- 70 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Komodo: dành cho trẻ em
Seinen: dành cho người lớn, thanh niên
Josei hoặc Redikomi: dành cho người lớn (chủ yếu là phụ nữ)
Seijin: tương tự Redikomi nhưng dành cho nam giới
Hentai: truyện tranh dành cho người lớn (nội dung chủ yếu về tình dục)
Yaoi: truyện tranh đồng tính nam có nói về quan hệ thể xác
Shonen-ai: truyện tranh đồng tính nam không nói về quan hệ thể xác mà chỉ có những
cảm xúc/ tình cảm
Yuri: truyện tranh đồng tính nữ có nói về quan hệ thể xác
Shoujo-ai: truyện tranh đồng tính nữ không nói về quan hệ thể xác mà chỉ có những
cảm xúc/ tình cảm
Doujinshi: truyện tranh được fan chế tác lại dựa theo nguyên tác (original)
Gekiga: tiểu thuyết bằng hình (graphic novel)
Sức lan tỏa của Manga trên toàn thế giới
Những tác giả như Rumiko Takahashi, đã góp phần truyền bá Manga trên toàn thế
giới, thu hút được lượng người hâm mộ đông đảo.
Manga được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau như Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Ý
… Ở Mỹ, manga chỉ là một ngành công nghiệp nhỏ, đặc bịêt là khi nó được so sánh với sự du
nhập của phim hoạt hình Nhật đã làm ở Mỹ. Manga có số lượng phát hành đứng đầu ở Mỹ là
Viz, của nhà xuất bản Shogakukan và nhiều tác phẩm khác nữa của Rumiko Takahashi.
Vì người Nhật đọc từ phải sang trái, manga được vẽ và xuất bản theo cách này ở Nhật.
Tuy nhiên khi được dịch sang các thứ tiếng khác, hình ảnh và canh lề được lật ngược lại, vì
thế có thể đọc từ trái sang phải. Tuy nhiên, nhiều tác giả không chấp nhận tác phẩm bị sửa đổi
theo cách trên và đề nghị vẫn giữ nguyên hình thức đọc từ phải sáng trái trong phiên bản nước
ngoài. Chẳng bao lâu, vì nhu cầu của fan và vì quyền lợi của tác giả, nhiều nhà xuất bản bắt
đầu đề nghị sự chọn lựa hình thức in từ phải qua trái, bây giờ cách in này đã trở nên phổ biến
ở Bắc Mỹ. Hình thức in từ trái qua phải dần dần được loại bỏ.
Hiện nay, giới trẻ Châu Âu đang nổi lên phong trào đọc manga và có xu hướng lấn áp
comic truyền thống. Thật khá ngạc nhiên đối với đọc giả phương Tây khi các hoạ sĩ manga
- 71 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
không biết rằng, các nhân vật và câu chuyện của họ đã ăn sâu vào người đọc. Các hoạ sĩ nước
ngoài cũng có xu hướng bắt chước phong cách manga.
Hình thức phân bố
Một manga có thể được thực hiện trong rất nhiều năm , vì vậy dẫn đến sự xuất hiện
của các loại tạp chí chuyên đề manga, dùng để đăng các chương mới nhất của các tác phẩm.
Các chương này sau đó được tập hợp lại và in thành cuốn gọi là tankobon. Tạp chí manga
thường có nhiều kỳ, mỗi kỳ xuất bản từ 30 đến 40 trang. Những tạp chí manga hoặc những bộ
tạp chí hợp tuyển này, khi đã nổi tiếng có thể xuất bản từ 200 đến 850 trang dài. Tạp chí
manga cũng bao gồm những truyện ngắn và nhiều manga chỉ có 4 khung tranh (tương đương
với cột tranh). Các seri manga có thể bán trong nhiều năm, nếu chúng thành công trong việc
thu hút độc giả.
Những người đam mê Manga tại Nhật Bản thường đến Mandarake, khu vực tập trung
nhiều cửa hàng bán đủ các loại truyện tranh và các sản phẩm Manga đầy trí tưởng tượng.
Ngoài hàng ngàn tạp chí, ở đây còn bán cả búp bê, trang phục, đồ cổ.Tất cả đều mô phỏng
theo các nhân vật truyện tranh được sáng tạo ở Nhật trong 50 năm qua.
Các hình thức phân bố manga phổ biến khác là qua chợ internet bằng hình thức
scanlation. Trong hình thức này, các tay nghiệp dư scan manga khi còn là tiếng Nhật và sau
đó tiến hành dịch chúng, cung cấp lượng lớn manga trên mạng miễn phí cho đến khi các
manga này thuộc sự uỷ quyền của nhà phân phối nào đó. Nếu scan trái phép, sẽ bị phạt rất
nặng.
Một số hoạ sĩ manga xuất bản thêm những phần phụ, thỉnh thoảng không ăn nhập gì
với cốt truyện truớc, người ta gọi đó là omake (phần thêm). Họ cũng có thể xuất bản tuyển tập
các nét phác thảo của họ, gọi là oekaki.
Những fan hâm mộ sáng tác nên manga theo đường lối không chính thức gọi là
doujinshi. Một vài doujinshi tiếp tục các câu truyện hoặc viết một câu chuyện mới trong đó sử
dụng các nhân vật mà họ yêu thích hoặc hâm mộ do các mangaka xây dựng nên, hình thức
này cũng tương tự như fan fiction. Cũng có doujinshi khác được sản xuất bởi các nhà xuất bản
không chuyên ngoài thị trường.
Mặc dù hình thức khá giống truyện tranh ở Mỹ, nhưng manga nắm một vị trí khá quan
trọng trong văn hoá Nhật hơn là vai trò của truyện tranh trong văn hoá Mỹ. Manga được đánh
- 72 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
giá cao cả về phương diện văn hoá lẫn nghệ thuật. Cũng tương ứng với truyện tranh Mỹ,
manga cũng bị phê phán về tính bạo lực và sex; tuy nhiên, không có yêu cầu thẩm quyền hay
luật lệ nào cố gắng giới hạn những gì được vẽ trong manga, ngoại trừ những khuôn khổ đạo
đức mờ nhạt được áp đặt trên trang giấy, phát biểu rằng “những văn hoá phẩm thiếu đứng đắn
ấy không nên được phổ biến”. Chính sự tự do này đã cho phép các hoạ sĩ manga mặc sức sáng
tác cho đủ các nhóm tuổi với vô số các đề tài, thể loại.
Anime :
Song hành cùng Manga chính là Anime (phiên âm từ tiếng Nhật, một từ vay mượn của
tiếng Anh, từ chữ animation có nghĩa là "phim hoạt hình"), chỉ các bộ phim hoạt hình sản xuất
tại Nhật Bản hay với phong cách Nhật Bản. Cũng giống như phim truyền hình, nó bao gồm
rất nhiều thể loại khác nhau (hành động, hài, tình cảm, phiêu lưu, ...). Hiện nay anime chiếm
60% số lượng phim hoạt hình được sản xuất trên toàn thế giới.
Ở Nhật Bản, anime chủ yếu được phát trên truyền hình (ở Nhật, đa phần các kênh
truyền hình là của tư nhân). Những bộ anime chiếu trên TV thường được phát theo mùa
(season), được gọi là TV series, mỗi 1/2 mùa thường bao gồm 12 tập (episode), vì thế những
TV series thường có 12 tập (nửa mùa) hoặc 26 tập (một mùa), hay 52 tập (hai mùa). Cá biệt
có những anime rất dài như Inu Yasha (167 tập), Doraemon, hay Naruto và mới nhất là
Bleach. Anime thường được chiếu vào buổi khuya, trên những kênh nổi tiếng như Tokyo TV,
TBS. Sau khi đã công chiếu trên các kênh truyền hình, các công ty sản xuất anime thường cho
lồng lại tiếng Anh và phát hành trên DVD tại thị trường nước ngoài để kiếm thêm lợi nhuận.
Nhật Bản là nước duy nhất mà khán giả vẫn thường đến rạp rất đông để xem những
phim hoạt hình chiếu trên rạp. Những phim này có thể có cốt truyện hoàn toàn mới (như
Mononoke Hime, hay Spirited Away), hoặc đôi khi chỉ là một phim rút gọn của một bộ TV
series (Rahxephon hay Shakugan no Shana có nội dung giống y chang TV series, nhưng được
rút gọn còn 90 phút). Hãng làm phim anime nổi tiếng nhất là Studio Ghibli.
Lịch sử Anime :
Khác với Manga, anime ra đời khá lâu về sau. Xuất phát ban đầu là từ khi hoạt hình
phương Tây có những bước chuyển biến lớn và tạo ra được hành loạt độc giả hâm mô. Sau
đó, các họa sĩ Nhật Bản đã bắt tay vào nghiên cứu cách làm hoạt hình. Anime đầu tiên là một
- 73 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
đoạn phim rất ngắn được làm năm 1907, chỉ vỏn vẹn có 3 giây. Công việc này được bắt đầu
từ năm 1914, nhưng mãi 4 năm sau, vào năm 1918, anime đầu tiên – Momotaro mới được ra
đời. Mặc dù vậy, có lẽ là do không thu hút được nhiều người xem do bản thân chất lượng
anime lúc đó và thị hiếu của người xem cũng không hướng về nên nền công nghiệp anime bị
đình trệ cho đến khi Chikara To Onna No Yononaka – anime đầu tiên có lồng tiếng của Nhật
Bản ra đời vào năm 1932. Nhưng có lẽ đó vẫn là chưa đủ vì vào thời điểm này, hoạt hình
phương Tây đã tự đưa mình lên những tầm cao mới khi hoạt hình của Công ty Walt Disney
trở nên nổi tiếng và chứng tỏ được vị trí của mình ngang tầm với phim người thật.
Và có lẽ nếu không có một sự đột phá bất ngờ thì không chỉ anime mà cả manga của
Nhật Bản đều đã đi vào lãng quên. Người đã làm nên kì tích đó là Osamu Tezuka và Hiroshi
Okawa, người tạo lập ra hãng Toei Animation. Với nét vẽ khá đơn giản, không thực sự phức
tạp về chi tiết cá nhân cho nhân vật, Osamu đã tạo ra nhiều manga nổi tiếng ở Nhật.
Vào khoảng những năm 60, tác phẩm Manga đầu tiên được chuyển thể sang Anime
thành công là Tetsuwam Atom (Cậu bé vũ trụ - tác giả Osamu Tezuka). Kéo theo đó là việc
hợp tác giữa hãng Toei Animation và Osamu đưa hàng loạt manga nổi tiếng của Osamu lên
anime.
Manga - Anime có mối quan hệ tương quan với nhau rất chặt chẽ. Phần lớn kịch bản
của Anime được chuyển thể từ các tác phẩm Manga ăn khách.
Bộ phim Anime với tựa đề Spirited Away của họa sĩ Hayao Mizayaki đã đoạt Giải
Oscar cho "Phim Hoạt hình hay nhất" 2003.
Ngành công nghiệp anime :
- 74 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Strawberry Panic, một trong số ít các phim thuộc thể loại Yuri, đã trở nên rất nổi
tiếng và được phát hành game, manga
Ngành công nghiệp anime có ảnh hưởng rất lớn đối với nhiều người. Trước hết là sự
kết hợp giữa anime, manga và game visual novel. Khi một manga được khán giả hâm mộ và
trở nên ăn khách, ngay lập tức nó được các công ty làm anime mua bản quyền và tạo thành
anime phát lên TV. Nhóm họa sĩ CLAMP có rất nhiều manga được chuyển thành phim.
Ngược lại, nếu anime với một cốt truyện mới trở nên nổi tiếng thì sẽ có hàng loạt manga
nhiều tập được phát hành ăn theo, ví dụ như The Melancholy of Haruhi Suzumiya. Ngoài ra,
những hãng làm game visual novel như TYPE-MOON hay Aqua Plus đã có nhiều game được
chuyển thể sang anime như Tsukihime, FATE/Stay night, Comic Party, To Heart. Một số
game như Super Robot Taisen cũng đã rất thành công khi ăn theo những loạt anime về robot.
Ngược lại, những anime mới nổi tiếng như Zero no Tsukaima, Strawberry Panic! đã được
chuyển thể thành game cho hệ máy PS2 không lâu sau khi chúng được phát trên TV.
Nói đến anime ngoài phần hình, không thể không nói đến phần tiếng. Đội ngũ diễn
viên lồng tiếng (Seiyuu) là một lực lượng không thể thiếu. Họ là những người chuyên nghiệp
được đào tạo trường lớp bài bản. Megumi Hayashibara là một diễn viên lồng tiếng cực kỳ nỗi
tiếng, và cũng là ca sĩ, thường thể hiện luôn các ca khúc trong phim. Cô nổi tiếng với vai Lina
Inverse trong phim Slayers, hay Rei Ayanami trong Neon Genesis Evangelion.
Mỗi một series anime thường có nhạc phim riêng, được các nhạc sĩ chuyên sáng tác
nhạc cho anime viết. Những bản nhạc này được dùng riêng cho mỗi anime đó, và sau đó được
phát hành album gọi là OST (Original Soundtrack). Một số OSTs rất nổi tiếng là Cowboy
- 75 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Bebob, Vision of Escaflowne, Noir, hay .hack//SIGN. Những nhà soạn nhạc cho anime nổi
tiếng có Yoko Kanno, hay Yuki Kajiura.
Sự khác biệt giữa anime và cartoon
Không giống như phim hoạt hình của Mỹ, vốn chỉ nhằm vào trẻ em, anime được đông
đảo giới trẻ trên thế giới hâm mộ. Các fan của anime chủ yếu từ tuổi teen đến hơn 30 tuổi.
Tuy nhiên, phần đông những người xem anime nghiệp dư ở nước ngoài chỉ biết đến những
anime thuộc thể loại hành động cho trẻ em hay Shōnen manga như Dragon Ball hay Yugi Oh
trong khi những phim đó không thật sự có danh tiếng gì ở quê nhà.
Ngoài ra, phim hoạt hình của Mỹ thường không có cốt truyện rõ ràng, muốn kéo dài
bao nhiêu cũng được, ví dụ như mèo Tom và chuột Jerry chạy qua chạy lại, hay Batman đánh
thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác. Anime thường có cốt truyện không dài lắm. Mỗi tập
anime (episode) trung bình dài 25 phút, kể cả đoạn giới thiệu đầu và cuối phim. Đoạn giữa
thường có một khúc ngắt khoảng vài giây gọi là Eyecatch. Cốt truyện anime thường diễn ra
và kết thúc trong khoảng từ 12 đến 26 tập như vậy. Tuy một số anime được kéo rất dài (như
Naruto chẳng hạn), và những anime này do đó trở nên được nhiều người biết đến, nhưng do
nội dung thường chẳng có gì mà cố gắng kéo ra thật dài nên kết quả là chỉ có trẻ con xem.
Một điểm khác biệt nữa là anime thường có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với
phim hoạt hình Mỹ, do vậy nên dù truyền thống là vẽ bằng tay, nhưng gần đây các công ty
thường chuyển cho các công ty con ở Hàn Quốc vẽ để giảm chi phí, hoặc dùng kỹ thuật 3D để
hỗ trợ. Các nhà sản xuất anime thường dùng xảo thuật để giảm chi phí sản xuất, ví dụ như
chiếu những góc quay che miệng nhân vật, để khỏi phải vẽ môi nhấp nháy. Cử động của môi
các nhân vật anime cũng không bao giờ chi tiết như trong phim hoạt hình Mỹ. Tuy nhiên đặc
biệt cũng có những anime có giá thành sản xuất cực đắt như Gunslinger Girl.
- 76 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Gunslinger Girl
Tác phẩm của fan hâm mộ
Anime và Manga có 1 lực lượng fan hâm mộ cuồng nhiệt đông đảo trên toàn thế giới
và họ được gọi chung là Otaku. Các hoạt động dành cho Otaku rất đa dạng, nổi bật nhất là 3
sự kiện lớn: Comiket, Otakon và Anime Expo.
Comiket là hội chợ quốc tế chuyên về Anime và Manga lớn được tổ chức 2 lần/năm ở
Nhật với số gian hàng trưng bày trên 20.000.
Otakon cũng là 1 lễ hội cho các Otaku được tổ chức tại thành phố Baltimore, bang
Maryland, Mỹ vào tháng 8.
Còn Anime Expo là hội chợ Anime được tổ chức vào ngày 4 của tuần thứ nhất trong
tháng 7 hàng năm ở Nam California, Mỹ... Đây không chỉ là lễ hội cho các Otaku mà còn là
những cơ hội để các nhà đầu tư, tập đoàn sản xuất và phát hành Anime giới thiệu về mình với
thế giới.
Đối với những fan không sống ở Nhật, việc chờ đợi những anime mới được phát hành
sàn Mỹ hay Châu Âu hay chiếu trên TV ở đấy là rất khó khăn. Thường cả năm sau khi chiếu ở
Nhật, các anime mới được lồng tiếng Anh xong và phát hành ra nước ngoài. Đối với các fan ở
các nước nghèo, rất hiếm. Và Fansub là cứu cánh cho các fan tội nghiệp này.
- 77 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Fansub là những anime được phụ đề tiếng Anh bởi những nhóm fan hâm mộ, được
truyền tải qua Internet, thường dùng Bit Torrent. Quá trình làm một fansub như sau: hội
fansub đó ít nhất phải có một người quen ở Nhật, khi người này xem anime trên TV sẽ thu lại,
rồi tải lên mạng. Nhóm fansub sau đó phải dịch các đối thoại trong tập phim, rồi lồng phụ đề
vào. Do đa phần các fan nghèo, nên họ dùng Torrent để cho các fan khác tải xuống. Với cách
này, các fan hâm mộ ở ngoài nước Nhật có thể xem được phim mới chỉ sau một tuần. Tuy
nhiên, các nhóm fansub thường ngừng việc làm khi các công ty anime đăng ký bản Mỹ. Và
các otaku được khuyến khích sau khi xem fansub, không nên bán lại cho người khác để kiếm
lời, cũng như nên mua DVD chính hãng để ủng hộ các hãng làm anime.
- 78 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
B. VĂN HÓA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
1 Những nét đặc thù của văn hóa doanh nhân Nhật Bản
a. Triết lí kinh doanh
Có thể nói rất hiếm các doanh nhân Nhật Bản không có triết lí kinh doanh. Điều đó được hiểu
như sứ mệnh của doanh nhân trong sự nghiệp kinh doanh. Là hình ảnh của doanh nhân trong
ngành và trong xã hội. Nó có ý nghĩa như mục tiêu phát biểu, xuyên suốt, có ý nghĩa định
hướng cho doanh nhân trong cả một thời kì phát triển rất dài. Thông qua triết lí kinh doanh
doanh nhân tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi
người và làm cho khách hàng biết đến doanh nhân . Hơn nữa các doanh nhân Nhật Bản sớm
ý thức được tính xã hội hóa ngày càng tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh , nên triết lí
kinh doanh còn có ý nghĩa như một thương hiệu, cái bản sắc của doanh nhân . Ví dụ như
Công ty Điện khí Matsushita: "Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước" và " kinh doanh là đáp
ứng như cầu của xã hội và người tiêu dùng". Doanh nghiệp Honđa: "Không mô phỏng, kiên
trì sáng tạo, độc đáo: và - Dùng con mắt của thế giới mà nhìn vào vấn đề . Hay công ty Sony:
"Sáng tạo là lí do tồn tại của chúng ta"...
Thấm nhuần động cơ làm việc nhờ các khẩu hiệu
Rất nhiều doanh nhân Nhật Bản bắt đầu một ngày làm việc bằng một buổi tập trung, tại đó, họ
xếp hàng và hô vang những khẩu hiệu của công ty như là một phương thức truyền cảm hứng,
động lực và lòng quyết tâm.
Bên cạnh đó, hoạt động này còn làm cho các mục tiêu của công ty luôn được thôi thúc hoàn
thành trong tâm trí mọi người.
Bài học: Làm việc với động cơ rõ ràng kết hợp với sự hăng hái là vô cùng quan trọng. Những
mục tiêu dài hạn của công ty cần được củng cố thường xuyên, nếu không chúng sẽ bị chểnh
mảng bởi các nhiệm vụ cá nhân thường ngày. Bề ngoài của lễ nghi này xem ra có vẻ giống
một sự truyền bá tôn giáo, nhưng đó lại chính là những lời cổ vũ tinh thần trong công việc đối
với người Nhật. Một cuộc tập hợp vào buổi sáng hàng ngày sẽ thay cho lời nhắc nhở một
- 79 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
chiến lược, mục tiêu lâu dài của công ty, những lời có thể gây ra sự mơ hồ nếu cứ nhắc nhở
từng cá nhân như một nghiệm vụ bắt buộc hàng ngày.
b. Lựa chọn những giải pháp tối ưu
Trong kinh doanh, tất nhiên sẽ có nhiều mối quan hệ, đó là những môi quan hệ như: Doanh
nhân - Xã hội; Doanh nhân - Khách hàng; Doanh nhân - Các Doanh nhân đối tác; Cấp trên -
cấp dưới thường nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn về lợi ích, tiêu chí, đường lối. Để giải quyết các
doanh nhân Nhật Bản thường tìm cách mở rộng đường tham khảo giữa các bên, tránh gây ra
những xung đột đối đầu. Các bên đều có thể đưa ra các quyết định trên tinh thần giữ chữ Tình
trên cơ sở hợp lí đa phương. Các qui định Pháp luật hay qui chế của DN được soạn thảo khá "
lỏng lẻo" rất dễ linh hoạt nhưng rất ít trường hợp lạm dụng bởi một bên.
c. Đối nhân xử thế khéo léo
Trong quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm, nhưng luôn cho đối
tác hiểu rằng điều đó không được phép lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả
cuối cùng. Mọi người đều có ý thức rất rõ rằng không được xúc phạm người khác, cũng
không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ thể. Nhưng những chuẩn mực đạo đức xã
hội, đạo đức doanh nhân ( trách nhiệm đặt trên tình cảm ) đã tạo một sức ép vô hình lên tất cả
khiến mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng trong tổ chức.
Điều này rõ ràng đến mức khi tiếp xúc với các nhân viên người Nhật nhiều người nước ngoài
cảm thấy họ tận tụy và kín kẽ, nếu có trục trặc gì thì lỗi rất ít khi thuộc về người Nhật Bản.
Người Nhật Bản có qui tắc bất thành văn trong khiển trách và phê bình như sau: - Người
khiển trách là người có uy tín, được mọi người kính trọng và chính danh " Không phê bình
khiển trách tùy tiện, vụn vặt, chỉ áp dụng khi sai sót có tính hệ thống, gây lây lan, có hậu quả
rõ ràng " Phê bình khiển trách trong bầu không khí hòa hợp, không đối đầu, Win - Win.
d. Phát huy tính tích cực của nhân viên
Người Nhật Bản quan niệm rằng: trong bất cứ ai cũng đồng thời tồn tại cả mặt tốt lẫn mặt
xấu, tài năng dù ít nhưng đều ở đâu đó trong mỗi cái đầu, khả năng dù nhỏ nhưng đều nằm
trong mỗi bàn tay, cái Tâm có thể còn hạn hẹp nhưng đều ẩn trong mỗi trái tim. Nhiều khi còn
ở dạng tiềm ẩn, hoặc do những cản trở khách quan hay chủ quan. Vấn đề là gọi thành tên,
định vị nó bằng các chuẩn mực của tổ chức, tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, thúc
- 80 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
đẩy bằng đào tạo, sẵn sàng cho mọi người tham gia vào việc ra quyết định theo nhóm hoặc từ
dưới lên. Các DN Nhật Bản đều coi con người là tài nguyên quí giá nhất, nguồn động lực
quan trọng nhất làm nên giá trị gia tăng và phát triển bền vững của DN. Người Nhật Bản quen
với điều: sáng kiến thuộc về mọi người, tích cực đề xuất sáng kiến quan trọng không kém gì
tính hiệu quả của nó, bởi vì đó là điều cốt yếu khiến mọi người luôn suy nghĩ cải tiến công
việc của mình và của người khác. Một DN sẽ thất bại khi mọi người không có động lực và
không tìm thấy chỗ nào họ có thể đóng góp.
e. Công tác đào tạo và sử dụng người
Thực tế và hoàn cảnh của Nhật Bản khiến nguồn lực con người trở thành yếu tố quyết định
đến sự phát triển của các doanh nhân. Điều đó được xem là đương nhiên trong Văn hóa
Doanh nhân Nhật Bản. Các doanh nhân khi hoạch định chiến lược kinh doanh luôn coi đào
tạo nhân lực và sử dụng tốt con người là khâu trung tâm. Các doanh nhân quan tâm đến điều
này rất sớm và thường xuyên. Các doanh nhân thường có hiệp hội và có quĩ học bổng dành
cho sinh viên những ngành nghề mà họ quan tâm. Họ không đẩy nhân viên vào tình trạng bị
thách đố do không theo kịp sự cải cách quản lí hay tiến bộ của khoa học công nghệ mà chủ
động có kế hoạch ngay từ đầu tuyển dụng và thường kì nâng cấp trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cho nhân viên. Các hình thức đào tạo rất đa dạng, nhưng chú trọng các hình thức đào tạo
nội bộ mang tính thực tiễn cao. Việc sử dụng người luân chuyển và đề bạt từ dưới lên cũng là
một hình thức giúp cho nhân viên hiểu rõ yêu cầu và đặc thù của từng vị trí để họ xác định
cách hiệp tác tốt với nhau, hiểu được qui trình chung và trách nhiệm về kết qua cuối cùng,
cũng như thuận lợi trong điều hành sau khi được đề bạt. Cách thức ấy cũng làm cho các tầng
lớp, thế hệ hiểu nhau, giúp đỡ nhau và cho mọi người cơ hội gắn mình vào một lộ trình công
danh rõ ràng trong doanh nghiệp.
f. Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo
Tinh thần kinh doanh hiện đại là lấy thị trường làm trung tâm, xuất phát từ khách hàng và
hướng tới khách hàng. Điều này đã thể hiện rất sớm trong phong cách và đường lối KD Nhật
Bản. Các DN lớn của Nhật Bản chỉ chiếm không đến 2% trong tổng số các DN mà đại bộ
phận là các DN vừa và nhỏ. Nhưng sự liên kết giữa chúng thì rất đa dạng và hiệu quả. Đó là
sự liên kết hàng ngang giữa các công ty mẹ ( loại lớn ) nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối của
các công ty thành viên, tăng khả năng cạnh tranh vào các thị trường lớn, với các đối thủ lớn
của quốc tế. Nhưng dưới mỗi công ty mẹ là vô số các công ty con ( loại vừa và nhỏ ) liên kết
- 81 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
theo chiều dọc nhằm phát huy các lợi thế tương đối của các công ty thành viên, khai thác lợi
thê tiềm năng của thị trường tại chỗ, tăng lợi thế tuyệt đối cho công ty mẹ, và uyển chuyển
thích nghi khi có biến động kinh tế. Sự liên kết đó thấy rất rõ qua hình thức cổ phần chéo, gắn
kết về tài chính, nghiên cứu phát triển, hệ thống kênh phân phối, cung ứng đầu vào, hỗ trợ
nhân sự... Các doanh nhân Nhật Bản luôn đề cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng,
các cam kết kinh doanh , đi trước thị trường và kết hợp hài hòa các lợi ích. Cải tiến liên tục, ở
từng người, từng bộ phận trong các doanh nhân Nhật Bản để tăng tính cạnh tranh của doanh
nhân và thỏa mãn khách hàng tốt hơn là điều rất nhiều người nước ngoài đã từng biết.
g. Công ty như một cộng đồng
Điều này thể hiện trên những phương diện:
- Mọi thành viên gắn kết với nhau trên tinh thần chia xẻ trách nhiệm hơn là bởi hệ thống
quyền lực " Tổ chức như một con thuyền vận mệnh, một mái nhà chung " Anh làm được gì
cho tổ chức quan trọng hơn anh là ai
- Sự nghiệp và lộ trình công danh của mỗi nhân viên gắn với các chặng đường thành công của
doanh nhân
- Mọi người sống vì doanh nhân, nghĩ về doanh nhân, vui buồn với thăng trầm của doanh
nhân Triết lí kinh doanh được hình thành luôn trên cơ sở đề cao ý nghĩa cộng đồng và phù
hợp với các chuẩn mực xã hội, hướng tói những giá trị mà xã hội tôn vinh. Đã có thời người
ta hỏi nhau làm ở đâu hơn là hỏi gia đình như thế nào. Sự dìu dắt của lớp trước đối với lớp
sau, sự gương mẫu của những người lãnh đạo làm cho tinh thần cộng đồng ấy càng bền chặt.
Trong nhiều chục năm chế độ tuyển dụng chung thân suốt đời và thăng tiến nội bộ đã làm sâu
sắc thêm điều
Kính trọng bậc “ trưởng bối ”
Nhật Bản là một xã hội theo đẳng cấp dọc, vì thế người Nhật không có quan niệm về sự “bình
đẳng” giống như các nước khác. Các mối quan hệ ở Nhật theo khuynh hướng người trên và kẻ
dưới, người chủ hoặc sếp trong công ty được ví như cha mẹ và nhân viên được xem như con
cái trong gia đình.
- 82 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Lòng trung thành đối với cấp trên và công ty được người Nhật đánh giá như một phẩm chất
cao quý.
Trong các công ty, chấp hành kỷ luật và tôn trọng cấp trên cũng như tôn trọng những người
thâm niên hơn là nền tảng cho các mối quan hệ. Trước khi thiết lập mối quan hệ với ai đó, họ
cần biết được cấp bậc của người ấy để cư xử cho đúng phép tắc
Có một tập quán trong các buổi tiếp xúc ở Nhật, đó là luôn hướng điều phát biểu đầu tiên tới
người có thứ bậc cao nhất hiển diện ở đó. Mọi người không bao giờ đi ngược lại ý kiến của
bậc trưởng bối và dành cho người đó sự chú ý cao nhất.
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo
quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ,
thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên... Người
Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:
+ Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng
sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo,
trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
+ Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu
đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách
nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
+ Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.
Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần
sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức
rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho
đến tận ngày nay.
- 83 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Bài học: Văn hóa kinh doanh ở Nhật đề cao vị trí của các bậc trưởng bối vì sự uyên thâm và
kinh nghiệm quý báu mà họ đã đóng góp cho công ty. Tại đất nước này, tầm quan trọng của
một người tỉ lệ thuận với sự già dặn.
Nét độc đáo của VHDN Nhật Bản đã kết tụ rất rõ nét trong Phong cách quản lí kiểu Nhật, là
một trong những nguyên nhân chính làm nên sự thành công trong KD của các DN Nhật Bản.
Những nguyên nhân chính làm nên sự đặc thù của Văn Hóa Doanh Nhân Nhật
Bản
Sự phân thứ bậc mang tính “đẳng cấp”: do ảnh hưởng của Đạo Khổng du nhập vào Nhật Bản
từ rấ sớm kết hợp với tinh thần võ sĩ đạo biểu hiện rất mạnh trong các quan hệ xã hội của các
tổ chức của Nhật Bản- tôn ti trực tự, cấp trên cấp dưới, lớp trước lớp sau, hội sở chi nhánh,
công ty mẹ và con, khách hàng và người bán hàng
Một đất nước vốn dĩ nghèo nàn về tài nguyên, có nhiều thiên tai, kinh tế chủ yếu là nông -
ngư nghiệp và sự ảnh hưởng của Tam Giáo Đồng nguyên du nhập nên người Nhật Bản coi
trọng: - Tinh thần tập thể - Hài hòa Thiên Nhân Địa - Đề cao sự hợp lí - Sự ứng xử theo thứ tự
coi trọng Lễ, Tín, Nghĩa, Trí, Nhân. Xã hội Nhật Bản tự biết mình thiếu rất nhiều các điều
kiện nhưng cần phải khẳng định mình, nên có khuynh hướng du nhập và cải hóa những gì du
nhập vào để chúng biến thành Kiểu Nhật Bản. Bởi vậy Văn hóa Doanh nhân Nhật Bản có sự
giao thoa đỉnh cao các yếu tố Tây / Đông/ Nhật Bản. Tuy nhiên đến một lúc nào đó sự phát
triển làm cho chiếc áo đó bộc lộ nhiều bất cập và mâu thuẫn. Tất cả cái đó cũng phản ánh
trong tính cách phức tạp của người Nhật Bản.
Ngôn ngữ có nhiều mặt hạn chế ( như rất ít các nguyên âm, Phụ âm luôn đặt trước nguyên
âm, một tỉ trọng lớn từ ngữ gốc ngoại nhập được thể hiện dưới dạng chữ Kanji và chữ
Katakana ) góp phần khiến người Nhật Bản rất cẩn trọng khi phát biểu, thể hiện chính kiến, và
thường thông qua thái độ ngầm định, những yếu tố phi ngôn ngữ, sự nỗ lực thể hiện của bản
thân để điền vào chỗ trống của ngôn từ. Bởi vậy để hiểu họ thường phải kết hợp nghe họ nói,
quan sát những gì họ thể hiện và thấu hiểu tính cách của họ.
- 84 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Sự thua trận của Nhật Bản trong Đại chiến thế giới lần thứ II khiến Nhật Bản chỉ còn lại đống
tro tàn và nhục nhã, bên cạnh đó là bị ràng buộc bởi rất nhiều cam kết bất lợi. Điều này khiến
cả nước Nhật gắn kết lại, làm hết sức mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Trong thời kì
này dấy lên trong xã hội Nhật Bản sự tôn vinh lao động xả thân vì doanh nhân và vì xã hội.
Người Nhật Bản coi trọng lao động hơn tất cả, gắn bó với doanh nhân hơn với gia đình của
mình, đặt tất cả sự nghiệp của mình cho sự thành công của tổ chức. Cạnh tranh và hiệp tác
được thúc đẩy song hành. Hàng chục năm qua đi, những phẩm chất đó đã trở thành những nét
mới, bền chắc và định hình thành Văn hóa Doanh nhân Nhật Bản. Không ai nghi ngờ gì Văn
hóa Doanh nhân đó đã giúp nhiều doanh nhân Nhật Bản gặt hái được nhiều thành công, Nhật
Bản trở thành cường quốc thứ II trong nền kinh tế thế giới.
2 Giao tiếp và đàm phán.
• Đúng giờ luôn nguyên tắc cơ bản của người Nhật. Người Nhật rất bận rộn do đó
mọi người đều có ý thức rất cao về giờ giấc. Để hợp tác vời người Nhật thì phải
luôn luôn giữ đúng lịch hẹn. Sự đúng giờ và đúng hẹn còn thể hiện sự tôn trọng.
• Coi trọng hình thức: Sự coi trọng hình thức được xem là một đặc điểm thể hiện
văn hoá Nhật Bản. Chú ý đến hình thức bên ngoài là phép lịch sự thể hiện việc giữ
gìn phẩm chất con người và đương nhiên được coi trọng trong môi trường kinh
doanh. Trang phục yêu cầu có phần khác nhau tuỳ theo từng ngành và từng loại
công việc nhưng thường thì những người làm công việc giao dịch cần phải đặc biệt
lưu ý. Việc gây ấn tượng gọn gàng và cảm giác sạch sẽ bằng trang phục phù hợp
với hoàn cảnh công việc được cho là có ảnh hưởng quan trọng đến uy tín của cá
nhân và sau đó là uy tín của công ty. Cách làm coi trọng hình thức này của người
Nhật còn thể hiện ở việc người Nhật “cất” công việc trong ngăn kéo cho đến khi
đạt được hình thức ở mức mong muốn mới tiến hành, có lẽ vì thế mà có ý kiến
đánh giá người Nhật ứng phó chậm. Nhưng thực ra có khi bên trong công việc
đang được tiến hành từng bước .
• Trước một cuộc họp, bản tóm tắt về nội dung cuộc họp phải được phát. Đọc trước
bản tóm tắt, nắm bắt nội dung chính của cuộc họp và chuẩn bị ý kiến của mình
được coi là việc làm không chỉ cho người phát biểu mà cho tất cả mọi người tham
gia. Sự coi trọng hình thức không chỉ được thể hiện qua các tài liệu giấy tờ như
- 85 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
văn thư, sổ kế toán của công ty mà nhiều yếu tố khác cũng được thiết lập dưới
những hình thức thống nhất.
• Địa điểm đàm phán: Việc trao đổi kinh doanh không nhất thiết phải tiến hành ở
văn phòng. Tất nhiên, phần nhiều thoả thuận tại văn phòng, song có không ít
những cuộc thoả thuận được tiến hành dưới hình thức những bữa ăn tối. Có khi
người Nhật vừa chúc rượu vừa bàn bạc chuyện kinh doanh đến tận những chi tiết
cụ thể, bữa ăn tối cũng còn là dịp để trao đổi thông tin.
• Cách thức chào hỏi đóng vai trò rất quan trọng trong văn hoá giao tiếp của người
Nhật, với mỗi đối tượng gặp gỡ khác nhau người Nhật sẽ có những kiểu chào khác
nhau sao cho phù hợp. Đặc biệt, người Nhật rất thích dùng tiếng Nhật để đàm phán
và hị cũng rất thích các đối tác hiểu biết và yêu thích đất nuớc cũng như văn hoá
của họ.
• Con dấu và Danh thiếp đóng vai trò đại diện cho cá nhân và công ty.
Con dấu: Người nước ngoài cho rằng con dấu dễ bị làm giả hơn chữ kí
bằng tay và hoài nghi không biết có cách nào để phân biệt thật giả, nhưng ở
Nhật Bản quy định đóng dấu trên các văn bản chính thức, chứ không dùng chữ
kí. Chữ kí không có hiệu lực pháp lý, do vậy các cá nhân cũng như công ty,
các cơ quan Chính phủ đều có con dấu riêng của mình và dùng nó trong các
văn bản chính thức.
Danh thiếp: Khi chào hỏi làm quen lần đầu tiên bao giờ người Nhật
cũng trao đổi danh thiếp, từ đó bắt đầu quan hệ. Sau khi nhận danh thiếp, phải
giữ gìn danh thiếp đó cẩn thận để thể hiện sự tôn trọng đối với người mình
gặp. Không được nhét vào túi mà phải cẩn thận cho vào sổ để danh thiếp, trong
trường hợp đang nói chuyện thì người ta đặt danh thiếp đó lên bàn. Người
Nhật nhìn danh thiếp, nhận biết tên công ty và chức vụ của người đối thoại đề
qua đó thể hiện thái độ và sử dụng kinh ngữ phù hợp với địa vị của người đó.
• Cách thức giao tiếp: người Nhật dùng họ trong giao tiếp, nếu có chức vụ thì dùng
kèm chức vụ và họ. không dùng tên vì dùng tên được cho là bất lịch sự. Ngoài
giao tiếp thông thường bằng lời nói, người Nhật cũng dùng ánh mắt trong giao
- 86 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
tiếp, tránh nhìn trực tiếp vào mắt người đối diện, phải nhìn vào một vật trung gian
như cuốn sổ, cây bút… Sự im lặng của họ cũng là một cách đàm phán, vì người
Nhật không thích sự ồn ào. Với người Nhật, sự tin tưởng lẫn nhau còn quan trọng
hơn hợp đồng bằng giấy tờ…
• Cách dùng từ ngữ: tránh dùng những từ ngữ và câu nói bóng bẩy, thiếu thực tế.
Đối với người Nhật, điều đó không những không gây ấn tượng mà còn khiến họ hồ
nghi về mức độ trung thực của người nói. Nên chú ý dùng các từ nói giảm nói
tránh, không nên từ chối một cách sổ sàng. Cách ứng xử, từ ngữ dùng trong giao
tiếp điện thoại cũng rất quan trọng. Khi điện thoại cho đối tác, cần xưng hô rõ ràng
tên cá nhân và tên công ty, cố gắng nói ngắn gọn nội dung công việc để không làm
mất thời gian người mình đối thoại khi họ đang bận, cần ghi trước ra giấy những
điểm cần nói.
• Quyết định nhóm luôn là quy định được tôn trọng: thành công của người Nhật là
thành công của cái “chúng ta” chứ không phải cái “tôi”. Làm việc theo nhóm luôn
là đặc trưng của các các nhà đàm phán Nhật, quyết định chỉ được đưa ra khi cả
nhóm đều tán đồng chứ đó không thể là ý kiến cá nhân của bất kì ai.
• Duy trì mối quan hệ trong làm ăn, trực tiếp gặp măt luôn luôn đựơc đánh giá cao
hơn việc gửi fax hay email. Các doanh nghiệp Nhật Bản lu6on duy trì mối quan hệ
làm ăn lâu dài, do đó có thể nói mối quan hệ, sự tin tưởng và uy tín trong công
việc đóng vai tró rất quan trọng.
3. Phong cách đàm phán của người Nhật:
1. Tôn trọng lễ nghi và trật tự thứ bậc
Xã hội Nhật Bản luôn được biết đến như là một xã hội chính thống, ý thức đẳng cấp rất cao,
nó buộc mọi người phải có lễ nghi và trật tự thứ bậc trong quan hệ không chỉ trong gia đình
mà còn trong cả các mối quan hệ xã hội. Điều này cũng được thể hiện trong đàm phán giao
dịch ngoại thương. Người Nhật luôn tỏ ra lịch lãm ôn hòa không làm mất lòng đối phương,
nhưng phía sau sự biểu hiện đó lại ẩn chứa một phong cách đàm phán đúng nghĩa “Tôi thắng
anh bại”- điển hình vô tình của người Nhật.
- 87 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
2. Coi đàm phán như một cuộc đấu tranh thắng bại
Đối với người Nhật thì đàm phán là một cuộc đấu tranh hoặc thắng hoặc bại, có thể nói là họ
theo chiến lược đàm phán kiểu cứng tuy nhiên khi họ đưa ra yêu cầu thì những yêu cầu đó
vừa phải đảm bảo khả năng thắng lợi cao song cũng phải đảm bảo lễ nghi, lịch sự theo đúng
truyền thống của họ. Và chính lễ nghi này đã giúp họ đạt được thắng lợi. Do đó trong đàm
phán, khi đối mặt hoặc công khai đấu tranh với đối phương, họ không tỏ ra phản ứng ngay, họ
biết cách sử dụng khéo léo những tài liệu có trong tay để giải quyết những vấn đề sao cho có
lợi nhất về phía họ.
3. Tránh xung đột bằng cách thỏa hiệp
Người Nhật luôn coi đàm phán như một cuộc đấu tranh nhưng đồng thời người Nhật lại
không thích tranh luận chính diện với đối thủ đàm phán. Khi họ cho rằng mình đúng mà đối
phương tiếp tục tranh luận thì họ nhất định sẽ không phát biểu thêm. Họ cũng tránh xung đột
bằng cách thỏa hiệp, co cụm và không áp dụng hành động nếu như họ cho rằng họ chưa suy
nghĩ được thấu đáo mọi vấn đề.
4. Tìm hiểu rõ đối tác trước đàm phán
Người Nhật trước khi bước vào đàm phán luôn có thói quen tìm hiểu mọi tình hình của đối
phương, họ luôn quan niệm “trước hết tìm hiểu rõ đối tác là ai, mới ngồi lại đàm phán” chứ
không phải “ngồi vào bàn đàm phán trước, rồi mới làm rõ đó là ai”. Họ không chỉ có thể tìm
hiểu đầy đủ thông tin về công ty mà họ sẽ tiến hành đàm phán mà còn có thể điều tra về cả
các bạn hàng của công ty này. Đối với doanh nghiệp Nhật thì tìm hiểu đối phương kinh doanh
như thế nào và ai đang kinh doanh với họ đều rất quan trọng, có thể nói nó sẽ quyết định phần
trăm thắng lợi trong cuộc đàm phán.
5. Thao túng nhật trình của đối tác
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi sang Nhật đàm phán thì doanh nghiệp Nhật luôn
tìm cách thao túng nhật trình của họ, để kéo dài thời gian đàm phán, lợi dụng tâm lý không
- 88 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
muốn về tay không của các doanh nghiệp nước ngoài mà buộc họ vào cuộc trong tình trạng
bất lợi.
6. Lợi dụng điểm yếu của đối thủ
Một điểm quan trọng trong phong cách đàm phán của các doanh nghiệp Nhật là họ luôn lợi
dụng điểm yếu của đối thủ. Ngoài mặt họ tỏ ra khiêm nhường kính trọng nhưng trên thực tế
thì lại rất nhiều mưu kế toan tính bên trong, rất khó đối phó. Họ luôn mong đợi đối phương
đưa ra vấn đề trước. Thái độ của họ rất lịch sự, hiếu khách, đợi cho đối tác nói ra hết đầy đủ
vấn đề thì họ mới bắt đầu hỏi liên tiếp. Trong quá trình đàm phán có khi họ im lặng trong thời
gian dài, có lúc tưởng họ ngủ gật, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không lịch sự, không
tập trung vào cuộc đàm phán mà đó là tập quán của người Nhật, họ cảm thấy cần thời gian để
suy nghĩ. Nếu không biết được những đặc điểm này của các doanh nghiệp Nhật mà đối tác
cảm thấy bực mình khó chịu, cần thì cắt đứt đàm phán, hoặc nói lại lập trường của mình, do
đó đối tác rất dễ bị đẩy vào tình thế bị động và bất lợi về phía mình.
4. Tặng quà:
• Là một phần trung tâm trong văn hóa kinh doanh của người Nhật.
• Hãy mang theo nhiều món quà khác nhau trong chuyến đi để bạn đền đáp nếu có ai
tặng quà.
• Nhấn mạnh vào việc tăng quà chứ không phải bản thân món quà. Món quà đắt tiền là
bình thường.
• Thời điểm tốt nhất để tăng quà là cuối buổi gặp gỡ. Món quà cá nhân được trao tặng
một cách riêng tư, cho một nhóm người thì tốt nhất là khi có tất cả mọi người.
• Nghi thức chính xác nhất đó là trao tặng hay đón nhận một món quà bằng cả hai tay.
• Trước khi chấp nhận một món quà, nên lịch sử từ chối một hay hai lần.
• Con số 4 hay 9 được xem là không may mắn, tặng quà theo cặp là hoàn toàn có thể.
- 89 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
LỜI KẾT
Sau khi tìm hiểu về Đất nước _ Con người và đặc biệt là “Doanh nhân” Nhật Bản,
chúng tôi nhận thấy rằng yếu tố con người là điều kiện tiên quyết làm nên sự thành
công của Nhật Bản ngày nay. Nét văn hóa, truyền thống bao đời chiến đâu với thiên
tai, chiên tranh đã tạo nên con người Nhật Bản. Và có thể nói rất hiếm các doanh nhân
Nhật Bản không có triết lí kinh doanh. Điều đó được hiểu như sứ mệnh của doanh
nhân trong sự nghiệp kinh doanh. Là hình ảnh của doanh nhân trong ngành và trong
xã hội. Nó có ý nghĩa như mục tiêu phát triển, xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng cho
doanh nhân trong cả một thời kì rất dài. Tiếp xúc, kinh doanh với người Nhật là hợp
tác với những con người tân tụy, kín kẽ và những quy tắc bất thành văn trong khiển
trách, phê bình. Không chỉ người Việt Nam chúng ta mà bất cứ Quốc gia nào cũng đều
năng động, sáng tạo và đề cao tính sáng tạo trong công việc. Qua đó, chúng ta phải
biết điều chỉnh cách ứng xử, khôn khéo trong giao tiếp để đạt hiêu quả kinh doanh cao
nhất đối với các đối tác nước Ngoài.
- 90 -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản trị học- giao tiếp kinh doanh với người Nhật.pdf