Ngoài Việt Nam có khả năng trồng và xuất khẩu cà
phê hàng đầu thế giới, còn có nhiều quốc gia cũng có lợi thế
tương tự như Brazil là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế
giới hay Colombia Vì vậy nếu Trung Nguyên có thể hợp
tác liên minh chiến lược với các Doanh nghiệp cũng sản xuất
và kinh doanh café trên cácc quốc gia này sẽ tạo nên được
một Hiệp hội cà phê riêng giữa các doanh nghiệp cùng hỗ trợ
nhau phát triển, cùng sản xuất cà phê để xuất khẩu, có thể là
cà phê thô hay cà phê tinh chế.
31 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2568 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản Trị kinh doanh với sản phẩm cafe của Công Ty Trung Nguyên để thâm nhập vào thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
fé số mấy của Trung Nguyên ?
1 5
2 6
3 7
4 8
Câu 7: Với thu nhập của bạn như hiện nay, giá 1 cốc café Trung Nguyên với bạn là như thế nào ?
Rẻ Bình thường Đắt Quá đắt.
Câu 8: Bạn có thể bỏ bao nhiêu tiền để thưởng thức 1 cốc café trong không gian bạn yêu thích ?
< 50.000 đ 100.000đ – 200.000đ
50.000 – 100.000 đ Bất kỳ giá nào
Câu 9 : Khi uống cafe, Anh/Chị thường thích được ?
Giảm giá Tặng quà Tặng thẻ vip
Câu 10 : Anh/Chị biết đến Trung Nguyên qua kênh thông tin nào ?
Sách báo Internet
Bạn bè, người thân Khác……………
Câu 11 : Anh/Chị vui lòng đóng góp ý kiến cho Trung Nguyên để nâng cao khả năng phục vụ và
thỏa mãn sự hài lòng của Anh/Chị một cách tốt hơn.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Vui lòng điền đầy đủ các thông tin cá nhân vào các mục sau:
Họ và tên :…………………………………. Giới tính………………………………..
Nghề nghiệp :….…………………………….. Tuổi :…………………………..……..
Nơi công tác :…………………………………
Xin trân thành cảm ơn sự và kính chúc Anh/Chị mạnh khỏe, hạnh phục !
II. Tiêu chuẩn của nhân viên điều tra thị trường và những nội dung cần tập huấn cho
nhân viên điều tra
Mục tiêu của việc điều tra thị trường:
- Môi trường vĩ mô, môi trường vi mô tại Mỹ như thế nào ? có thuận tiện cho việc kinh doanh
café không ?
- Xem sản phẩm café hiện tại của công ty có phù hợp với thị trường Mỹ hay không ?
+ Nếu không phù hợp thì cần phải thay đổi như thế nào.
+ Nếu phù hợp thì đâu là thị trường mục tiêu? Đâu là khách hàng tiềm năng?
- Năng lực của công ty có đáp ứng được yêu cầu trong việc thâm nhập thị trường mới không ?
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại như thế nào? (là ai, sản phẩm , giá cả, khách hàng, nhà cung ứng,
điểm mạnh , điểm yếu, chiến lược kinh doanh … của họ)
- Các biện pháp, phương hướng cải thiện tình hình để thâm nhập thị trường.
1.Tiêu chuẩn của nhân viên điều tra thị trường
- Hiểu biết tối thiểu văn hóa, cách ứng xử tại Mỹ
- Thành thạo Tiếng Anh, có khả năng tìm tài liệu và phân tích tài liệu bằng tiếng anh ;
nghe, nói tốt.
- Có trình độ chuyên môn : Là Cử nhân trở lên đã được đào tạo từ các khoa liên quan đến
mặt Marketing như quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh quốc tế, marketing quốc tế…
- Có kinh nghiệm : Tối thiểu 2 năm
- Có các kỹ năng mềm cần thiết : khả năng thuyết trình trước đám đông, khả năng thuyết
phục, khả năng giao tiếp và truyền đạt…
- Nắm kĩ thông tin cần thiết của của Công Ty: như Sản phẩm, năng lực tài chính…
- Có tính kiên nhẫn, chịu khó, cẩn thận và trung thực, nhanh nhẹn, nhậy bén, chịu được áp
lực cao trong công việc.
- Giới tính : Nữ (từ 25 -35 tuổi), ngoại hình tương đối.
2.Nội dung cần tập huẩn cho nhân viên điều tra
- Trình độ ngoại ngữ
- Kỹ năng mềm : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng thuyết phục.
- Kỹ năng phân tích
- Thông tin cần thiết về doanh nghiệp : sản phẩm, năng lực tài chính, năng lực sản xuất
kinh doanh
III. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu thị trường và giải thích lý do sử dụng phương
pháp nghiên cứu đó
- Phương pháp điều tra, khảo sát dựa vào bảng câu hỏi bằng thư tín: Lý do
+ Độ chính xác cao hơn
+ Thu thập khá đầy đủ thông tin mình cần thiết như : nhu cầu về sử dụng sản phẩm của
công ty tại thị trường Mỹ ; Khả năng thanh toán của người sử dụng; nhóm đối tượng mục tiêu
của DN.
+ Người dự vấn đọc và trả lời, không bị ảnh hưởng bởi người phỏng vấn.
+ Đối tượng cần điều tra có thể trả lời khi nào thuận tiện, không bị sức ép nào cả, nên độ
chính sách sẽ cao hơn.
+ Phí tổn chỉ giới hạn ở việc làm thủ tục và bưu phí
- Phương pháp bàn giấy : Lý do
+ Chi phí thấp
+ Không tốn nhân lực
+ Dễ kiếm, dễ thu thập
+ Thu thập được nhiều thông tin ngoài hơn: VD: môi trường kinh doanh (vĩ mô, vi mô) …
+ Kết hợp thêm để tăng độ chính xác của phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi.
IV. Xác định mẫu đối tượng cần điều tra và giải thích lý do chọn mẫu nghiên cứu đó
1. Khách hàng
- Mẫu đối tượng : toàn bộ khách hàng từ 25 tuổi trờ lên ( đặc biệt là nam giới đã đi làm ) trong
thành phố San Fansisco
- Lý do : + Họ là những người có nhu cầu cao nhất và đi kèm là có khả năng thanh toán cao
+ Phù hợp nhất để tiêu dùng sản phẩm của công ty.
+ Họ cần tính sáng tạo cao.
2. Đối thủ cạnh tranh
- Mẫu đối tượng : những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm cùng loại ( như … ) , 1 số doanh
nghiệp kinh doanh sản phẩm thay thế ( như …) trong thành phố San Fansisco.
- Lý do : + Họ là những Doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn trong việc kinh doanh, cũng như ảnh
hưỏưng đến khả năng thu lợi nhuận của công ty.
V. Thu thập và phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh đối với sản
phẩm đã lựa chọn
1. Phân tích môi trường vĩ mô từ đó nhận biết những cơ hội và thách thức
của việc kinh doanh café tại thị trường Mỹ.
a. Môi Trường Kinh Tế
- Mỹ là nước có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, có cơ sở hạ tầng phát triển tốt và hiệu quả cao.
- Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người của Mỹ từ năm 2000-2009 (USD/1 người)
( Nguồn : )
Nhìn vào biểu đồ ta thẩy rõ , thu nhập bình quân của người Mỹ đang tâng lên, ( từ năm 2000
là 35.000$ , sau đó liên tục tăng đến năm 2008 đã là hơn 47.000$, sau đó do khủng hoảng kinh tế
toàn cầu nên năm 2009 đã giảm nhẹ xuống là 45.000%). Tuy nhiên, phân bố thu nhập của nước
Mỹ không được đồng đều, chỉ có khoảng 4% dân Mỹ là những người giàu, có mức thu nhập
nhiều triệu đô la mỗi năm, còn đại đa số nhân dân lao động của Mỹ có số thu nhập không được
cao. Đều này có thể do trình độ học vấn, về cơ sở vật chất của từng nơi, từng khu vực khác
nhau,… sẽ tạo nên năng suất lao động khác nhau do đó thu nhập cũng sẽ khác nhau. Sự khác
nhau này sẽ ảnh hưởng đến khả năng mua sắm và tiêu dùng trong khu vực đó.
- Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ từ
1/2007 - 10/2010
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, CPI của Mỹ tăng cao nhất vào tháng 7/2008 và sau đã có xu hướng
giảm, đến tháng 1/2009 lại có chiều hướng tắng trờ lại nền kinh tế Mỹ trong thời gian này
không ổn định, lạm phát cao, đồng USD bị mất giá.
- Tỷ giá hối đoái: 1 USD = 19.200 VNĐ ( số liệu tháng 12 năm 2009 ) tăng so với đầu năm 2009
là 1USD =17.805
(nguồn:
ntedalpha.com
/2010/11/17/u-
s-consumer-
price-index-
rose-0-2-in-
october/ )
tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập khẩu.
- Tốc độ tăng trưởng GDP các quý từ năm 2007 đến 2011
( nguồn : )
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy tốc độ tăng trưởng GDP từ quý 4 năm 2009 đã có chiều hướng tăng
trở lại
Kết Luận : Nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi và phát triển mạnh sau cơn suy thoái
Đây là cơ hội lớn để mở rộng kinh doanh qua thị trường đầy tiềm năng này.
b. Môi trường Công nghệ
- Hoa Kỳ đã và đang đi đầu trong việc nghiên cứu và sáng tạo
công nghệ khoa học kỹ thuật.
Tốc độ phát triển nhanh của khoa học – kỹ thuật – công
nghệ : Ngày càng nhiều ý tưởng nghiên cứu đem lại kết quả và
thời gian từ khi có ý tưởng mới đến việc khi thực hiện thành công
được rút ngắn nhanh tróng và thời gian áp dụng thành công trong
sản xuất cũng ngắn lại.
Xu hướng chuyển giao công nghệ: diễn ra nhanh chóng và
mạnh mẽ
Kết Luận :
- Khoa học Công nghệ phát triển mạnh tạo ra cơ hội cho các Doanh Nghiệp có thế tiếp cận được
với nhiều công nghệ mới giúp tăng sản lượng sản xuất, tăng chất lượng cho sản phẩm, giảm
chi phí sản xuất, và cho phép tạo ra các sản phẩm mới.
- Đồng thời cũng đem lại nhiều thách thức : đòi hỏi phải liên tục cập nhật, đổi mới công nghệ để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hang và không bị đối thủ cạnh tranh lấn áp
c. Môi trường chính trị và pháp luật
- Hệ thống kinh tế chính trị:
Hoa Kỳ có một cấu trúc chính trị phức tạp, với quyền
phán xét đối với một hoạt động hay một bang được chia cho
nhiều cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khác nhau, một số
cơ quan được bầu ra, một số là do chỉ định.
Chính quyền liên bang theo thể thức tam quyền phân lập
gồm có ba bộ máy: bộ máy hành pháp (do Tổng thống đứng
đầu), bộ máy lập pháp (Quốc hội) và bộ máy tư pháp (do Tòa
án Tối cao đứng đầu).
Chính quyền liên bang và tiểu bang phần lớn do hai
đảng chính điều hành: đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ. Đảng
Cộng hoà thường có chính sách bảo thủ trong khi đảng Dân
chủ có chính sách cấp tiến. Đảng Cộng hoà thường được nhận
ủng hộ tinh thần và tài chính từ các nhóm thương mại, các
người sùng đạo Kitô giáo và người ở nông thôn, trong khi đảng
Dân chủ thường nhận được ủng hộ từ các công đoàn và các
nhóm người thiểu số.
( Nguồn : )
- Tình hình chính trị: Khá ổn định, vẫn còn nhiều trường hợp khủng bố. ( Theo thống kê thì 1
năm Mỹ có khoảng 58 vụ khủng bố)
( Nguồn: )
- Các luật lệ, quy định:
Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang gồm 50 bang. Ngoài hệ thống pháp luật liên
bang, mỗi bang đều có hệ thống pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của liên
bang. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa luật liên bang và luật bang hoặc luật địa phương,
thì luật liên bang sẽ có hiệu lực. Và có những trường hợp phải áp dụng luật liên bang, luật từng
bang hoặc có thể cả hai.
VD: ở Hoa kỳ không có những qui định chung áp dụng cho cả liên bang về thành lập công ty
hoặc văn phòng đại diện mà những qui định này ở mỗi bang một khác.
Các hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của hệ thống luật liên
bang.
Có một số bang có quy định về luật môi trường khắc khe hơn một số bang khác.
(Nguồn )
- Các rào cản thương mại:
Để hạn chế sự cạnh tranh của nước ngòai trên thị trường Hoa Kỳ cũng
như bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp trong nước mà Mỹ đã áp
dụng các mức thuế quan hay hạn ngạch để điều tiết thương mại. Một
số lọai thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ như
Thuế theo trị giá: được đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là bằng
một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.
Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng: chủ yếu là nông sản
và hàng sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng.
Thuế gộp: Một số hàng hóa phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số lượng.
Hàng phải chịu thuế gộp thường là hàng nông sản.
Thuế theo thời vụ: thay đổi theo thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm
Thuế leo thang: nghĩa là hàng càng chế biến sâu thì thuế suất nhập khẩu càng cao
(Nguồn: )
- Các mức thuế quan:
Mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước có quan hệ
thương mại bình thường
Mức thuế (NTR) được áp dụng với những
nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) và những nước tuy chưa phải là thành viên
WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song
phương với Hoa Kỳ.
Mức thuế (MFN) nằm trong phạm vi từ
dưới 1% đến gần 40%, trong đó hầu hết các mặt
hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7%.
Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) .
Thuế suất Non-MFN nằm trong khoảng từ 20%
đến 110%, cao hơn nhiều lần so với thuế suất
MFN
Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP.Theo luật
Hoa Kỳ, cấm không cho nước cộng sản hưởng GSP trừ phi: các sản phẩm của nước đó được
hưởng đối xử không phân biệt (MFN); nước đó là thành viên của WTO và là thành viên của Quĩ
Tiền tệ Quốc tế (IMF); nước đó không bị thống trị hoặc chi phối bởi cộng sản quốc tế
Các hiệp định thương mại tự do song phương hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ những
nước có hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ đều được miễn thuế nhập khẩu hoặc có mức
thuế thấp hơn nhiều so với mức thuế MFN
( Nguồn : https://www.gtap.agecon.purdue.edu/resources/download/1870.pdf )
- Các rào cản phi thuế quan:
Ngoài việc áp dụng biểu thuế quan, Mỹ còn
thiết lập một số hàng rào phi thuế quan để hạn
chế hàng nhập khẩu. Hàng rào phi thuế quan
gồm các rào cản về kỹ thuật thuế chống phá giá
và thuế đối kháng cũng như hạn ngạch nhập
khẩu nhằm buộc các nhà sản xuất, phân phối,
bán lẻ cũng như những nước xuất khẩu phải
chịu trách nhiệm tuyệt đối với những khuyết tật
của sản phẩm mà gây hại cho người tiêu dùng.
Thuế theo hạn ngạch: Hàng hoá nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch cho phép được
hưởng mức thuế thấp hơn, nếu vượt quá hạn ngạch phải chịu mức thuế cao hơn nhiều và có hệ
quả như cấm nhập khẩu.
Thuế chống phá giá (antidumping duties- Ads): là lọai thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu
để bán ở Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá trị đúng trên thị trường, tức là thấp hơn giá bình thường
bán ở nước sản xuất. Thuế chống phá giá được áp dụng khi:
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) phải xác định hàng nước ngoài đang được bán
phá giá hoặc có thể sẽ được bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ
Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) phải xác định hàng nhập khẩu
được bán phá giá đang gây thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản
hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ
Thuế đối kháng hay thuế trợ giá (countervailing duties – CVDs): là lọai thuế đánh vào
hàng hóa được hưởng trợ cấp xuất khẩu của chính phủ một nước ngòai cấp cho người xuất khẩu
khi bán hàng hóa vào Hoa Kỳ, việc trợ cấp này làm giá hàng thấp một cách giả tạo gây thiệt hại
cho người tiêu dùng ở Hoa Kỳ; được áp dụng khi:
USITC phải xác định hàng nhập khẩu được trợ giá đã gây thiệt hại vật chất,
hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất, hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp tương tự tại
Hoa Kỳ
DOC phải xác định sản phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Hoa Kỳ được trợ
giá trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc chế tạo, sản xuất, hoặc xuất khẩu ở nước hoặc lãnh thổ
xuất xứ.
(nguồn:
- Một số luật bảo vệ người tiêu dùng mà được xem như là hàng rào phi thuế quan:
+ Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (Consumer Product Safety Act)
+ Luật liên bang về các chất nguy hiểm (Federal Hazardous Substances Act)
+ Luật về đóng gói phòng ngộ độc (Poison Prevention Packaging Act)
+ Luật về thực phẩm, dược phẩm, và mỹ phẩm
Kết luận:
- Hệ thống pháp luật phức tạp, hàng rào thuế quan
gay gắt gây nên khó khăn khi quan hệ với Mỹ về mọi
lĩnh vực.
- Hệ thống chính trị với bộ máy nhà nước có cấu trúc
phức tạp nên việc giải quyết một vấn đề nào đó cũng
rất phiền phức. Nhưng có một điểm nổi bật chính là
dân chủ, chính quyền chịu nghe ý kiến của dân. Một
cơ hội mà Việt Nam có được từ chính quyền Mỹ là
một quan hệ tốt cả về chính trị lẫn kinh tế. Đây là cơ
hội trong việc xúc tiến hoạt động thương mại với Mỹ
để nhận được những ưu đãi và gia nhập vào các hiệp
hội kinh tế của Mỹ để có nhiều cơ hội phát triển hơn
về sau.
d. Môi trường Văn hóa – Xã hội
- Mỹ là 1 nước đa văn hóa.
- Mỹ chủ yếu là dùng tiếng Anh và một số ít dùng tiếng Tây Ban Nha.
- Tôn giáo(thống kê năm 2009):
- Đạo đức, thẫm mỹ, lối sống, nghề nghiệp:Người Mỹ có xu hướng làm việc nhiều giờ hơn mỗi
năm so với công nhân tại các quốc gia phát triển khác, dùng ngày lễ và nghỉ phép ít hơn và ngắn
hơn.
- Phong tục tập quán truyền thống: người Mỹ thích uống cà phê hơn uống trà, hơn phân nữa dân
số trung bình một người lớn uống ít nhất 1 tách cà phê trong ngày. Theo kết quả điều tra "Những
xu hướng tiêu dùng cà phê trên toàn quốc năm 2009", có 57% trên tổng số gần 3.000 thanh niên
được hỏi cho biết họ uống cà phê mỗi ngày, cao hơn so với 56% năm 2006. 51% người được hỏi
cho biết họ uống nước ngọt hàng ngày, thấp hơn tỷ lệ 27% cách đây một năm.
(Nguồn:
Người Mỹ thường ngủ rất ít để dành thời gian làm việc nên họ thường dùng cà phê, trà hay thuốc
lá để tạo cảm giác hưng phấn tinh thần sảng khoái để làm việc tốt. Và với Mỹ mời nhau uống cà
phê là tượng trưng cho lòng hiếu khách.
Kết luận: Do có đa dạng tôn giáo, cũng như đa dạng chủng tộc dẫn đến hình thành nhiều
nhóm văn hóa khác nhau. Xung đột tôn giáo, dân tộc thường xuyên xảy ra cộng với nạn phân
biệt chủng tộc càng nặng nề. Nhưng đây cũng là một ưu điểm của Mỹ, phát triển kinh tế đa
đạng các loại hình kinh doanh. Do đó cần phải tìm hiểu kỹ về văn hóa Mỹ để có chiến lược
kinh doanh cụ thể mà không gây phản cảm đối với người tiêu dùng. Ví dụ: phần lớn người Mỹ
theo đạo Tin lành nên trong các mẩu quảng cáo hay bao bì, slogan của các mặt hàng phải tránh
để các biểu tựơng hay hình ảnh xúc phạm đến tín ngưỡng của họ….
e. Môi trường nhân khẩu học
- Tổng dân số:
Năm 2009, dân số Hoa Kỳ ước tính khoảng 305.529.237người bao gồm cả người di dân bất hợp
pháp. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ thì con số này không thể kiểm soát được.
(
and-counting )
- Tốc độ tăng:
Tốc độ tăng trưởng dân số: 0.894% (theo dự báo năm 2009). Do Hoa Kỳ là một nước
công nghiệp hóa có nền kinh tế phát triển ổn định nhất trên thế giới nên việc di dân đến làm cho
dân số tăng lên là đương nhiên.
Tỉ lệ sinh: 14,16 0/00 (14,16 phần ngàn) dân số
Tỉ lệ chết: 8,26 0/00 (8,26 phần ngàn) dân số
Tỉ lệ di trú ròng : 3,05 0/00 (3,18 phần ngàn) dân số
Tỉ lệ khả năng sinh sản: 2.09 trẻ/phụ nữ (theo dự báo năm 2008)
( nguồn : )
- Cơ cấu dân số:
Theo thống kê vào tháng 12/2009 thì cơ cấu dân số của Mỹ như sau:
Tỉ lệ giới tính : (dự báo 2010)
Lúc mới sinh: 1,047 nam/nữ
Dưới 15 tuổi : 1.046 nam/nữ
15-65 tuổi : 1 nam/nữ
Từ 65 tuổi trở lên : 0.75 nam/nữ
Tổng dân số: 0,97 nam/nữ
Tuổi thọ (theo dự báo năm 2009):
Tuổi thọ trung bình: 78 năm
Tuổi thọ của nữ : 80,97 năm
Tuổi thọ của nam: 75,15 năm
( nguồn : )
Tuổi thọ trung bình khá cao. Đây cũng là con số chứng tỏ yêu cầu về chăm sóc sức khỏe, nhu
cầu cuộc sống tương đối cao.
- Hoa Kỳ có một dân số đa chủng tộc, 31 nhóm sắc tộc có dân số trên 1 triệu người: người da
trắng, người Mỹ gốc Châu Phi và người Mỹ gốc Châu Á.
Da trắng: 81,7%
Da đen: 12,9%
Châu Á: 4,2%
Người da đỏ: 1%
Kết luận: Mỹ có tổng dân số đứng thứ 3 thế giới nên tạo ra một lượng cầu rất lớn, đặc biệt
với thu nhập trung bình cao nên việc chi tiêu cho các nhu cầu yếu phẩm cũng như việc thư
giãn, giải trí là rất cao
f. Môi trường tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ là một nước cộng hòa gồm 50 bang. Có 48 bang có chung biên
giới, trải rộng từ vĩ độ 25o Bắc đến 50o Bắc, từ kinh độ 120o Tây đến 67o Tây (kéo dài 4500 km
và 4 múi giờ, tính từ bờ biền Ðại Tây Dương đến bờ biển Thái Bình Dương); hai bang khác là
Hawaii và Alaska, Hawaii nằm ở miền nhiệt đới thuộc Thái Bình Dương (160o Tây, cách nước
Mỹ lục địa 3200 km), Alaska nằm gần vùng Bắc cực. Ngòai ra Mỹ còn một số địa hạt, lãnh thổ,
thuộc địa vòng quanh địa cầu.
( nguồn : )
Diện tích Hoa Kỳ là 9.826.630km2. Mỹ là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới.
( Nguồn : )
Điều này chứng tỏ một điều rằng nếu một mặt hàng phát triển được ở Mỹ thì nó tương đương
như việc phát triển mặt hàng đó trên nhiều quốc gia mà lại tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Chẳng hạn như khi ta xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ thì chi phải vận chuyển hàng hóa chắc
chắn sẽ thấp hơn khi xuất khẩu mặt hàng đó sang các nước Anh, Pháp, Đức với tổng diện tích
tương đương.
Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại Tây Dương, phía tây là Bắc Thái Bình
Dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với Mêhicô.
Như vậy, Mỹ có điều kiện thuận lợi phát triển các mặt hàng về thủy hải sản, du lịch, hệ thống
giao thông đường thủy rộng lớn có thể buôn bán với các quốc gia trên thế giới. Ngòai ra do nằm
xa các quốc gia khác nên ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh, xung đột nên khi kinh doanh có thể
tập trung tối đa để phát triển kinh tế. Đồng thời do tiếp giáp với các thị trường lớn như Mehico,
Canada nên có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường , hợp tác , liên doanh…
- Địa hình:
Địa hình Hoa Kỳ rất đa dạng: ở miền đông ven
biển có đất rừng ôn hòa, ở Florida có cây đước, ở
trung tâm có đồng bằng lớn khá màu mỡ, có hệ thống
sông Missisippi – Missouri, có ngũ đại hồ chung với
Canada. Ở phía Tây đồng bằng có dãy Rocky (Thạch
Sơn), ở phía tây dãy núi Rocky có các khu sa mạc và
miền ven biển ôn hòa, ở miền Tây Bắc có rừng
nguyên sinh. Riêng ở Hawaii và Alaska có các đảo núi
lửa để thêm vào sự phong phú. Có thể chia diện mạo Hoa Kỳ thành ba vùng chính: vùng đồng
bằng ven biển Đại Tây Dương và Vịnh, vùng đất trũng nội địa (một phần tách ra thành vùng
đồng bằng lớn và những đồng bằng sâu trong nội địa), và vùng Canadian Shield (Lá chắn
Canada).
( )
Địa hình đa dạng của Hoa Kỳ có một số ảnh hưởng quan trọng tới lịch sử kinh tế và định
cư của Hoa Kỳ. Ví dụ: ở vùng đất trũng nội địa , mặc dù dễ nhận thấy là cao hơn các đồng bằng
ven biển, vẫn hầu như không có địa hình gồ ghề. Khu vực này giống như một cái đĩa, bị bẻ lên ở
phần vành đĩa và được che phủ bởi một loạt tầng đá trầm tích chồng lên nhau. Những tầng trầm
tích này nói chung là khá bằng phẳng; tính đa dạng về địa hình chủ yếu là kết quả của sự xói
mòn hay là kết quả của những tảng băng vỡ trong Kỷ Băng hà. Với đặc tính này của nó, ngoài
tiềm năng nông nghiệp to lớn mà khu vực này đem lại, quá nửa phần đất có thể đi lại được dễ
dàng mà không gặp phải một trở ngại đáng kể nào về địa lý. Điều này tạo thuận lợi cho cả khu
vực này và miền Tây xa xôi có thể hội nhập với cơ cấu kinh tế của cả nước. Gần như toàn bộ
vùng đất trũng nội địa được thông với dòng chảy của sông Mississippi hoặc những nhánh của nó.
Điều này hỗ trợ cho sự hội nhập khu vực, qua việc cung cấp một tiêu điểm giao thông và kinh tế
cho vùng đất phía tây của dãy Appalachia.
- Khí hậu:
( Nguồn : )
Khí hậu ôn hòa ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí
hậu địa cực ở Alaska, nữa khô hạn trong đại đồng bằng phía tây kinh tuyến 100o, khí hậu hoang
mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Lòng chảo.
Thời tiết khắt nghiệt thì hiếm khi thấy ở các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico thường bị đe dọa
bởi bão và phần lớn lốc xoáy của thế giới xảy ra trong Hoa Kỳ Lục địa, chủ yếu là miền Trung
Tây.
Nhìn chung, phần lớn miền bắc và miền đông có khí hậu lục địa ôn hoà, với mùa hè ấm áp và
mùa đông lạnh giá. Phần lớn miền nam có khí hậu ẩm ướt cận nhiệt đới - với mùa đông ôn hoà
và mùa hè dài, nóng và ẩm ướt.
Do có đa dạng các lọai khí hậu nên Mỹ có thể trồng nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên Mỹ lại
khó phát triển các dạng cây trồng nhịêt đới như café, lúa nước, xòai, thanh long, … Ngược lại
Việt Nam lại có nhiều ưu thế hơn.
Đồng thời nếu kinh doanh, hay xuất khẩu nông phẩm sang Mỹ sẽ khó khăn trong việc bảo
quản các loại sản phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm, từ đó phát sinh ra rất nhiều chi phí khi
tiến hành kinh doanh quốc tế.
- Đất trồng:
Mỹ có đa dạng các lọai đất trồng: Đất khô cằn chủ yếu có ở Tây Nam. Loại đất này chứa
rất ít chất hữu cơ và hầu như không có giá trị về mặt nông nghiệp.
Đất spodosols phát triển trong miền
khí hậu mát, ẩm, mặc dù nó được thấy ở bắc
Florida. Loại này cũng nhiều axít và ít chất
dinh dưỡng và chỉ có giá trị nông nghiệp đối
với những cây trồng ưa axít.
Đất lạnh cũng hầu như không có giá
trị về nông nghiệp, gắn với khí hậu lạnh và
ẩm như ở Alaska. Loại đất này nông, thường
xuyên bão hòa nước và có lớp đất kề với lớp
bề mặt bị đóng băng quanh năm.
Đất cao nguyên có ở Tây Virginia,
Utah và Alaska, hầu như không phát triển và
không có giá trị nông nghiệp.
Mollisols là đất đồng cỏ của khí hậu nửa khô và nửa ẩm thuộc trung tâm, bắc trung tâm,
và Tây Bắc Thái Bình Dương nước Mỹ. Loại đất này rất dày, màu sẫm từ nâu tới đen, và có kết
cấu lỏng với hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Nó nằm trong số những loại đất trồng trọt tự nhiên
phì nhiêu nhất của thế giới và sản xuất ra hầu hết ngũ cốc của nước Mỹ.
Alfisols là loại đất đứng thứ hai chỉ sau mollisols về mặt giá trị nông nghiệp. Nó là đất
của những khu rừng ở vĩ độ giữa và nằm trên đường phân chia giữa vùng đất rừng và vùng đồng
cỏ. Nó thật sự là đất “trung gian” theo nghĩa khí hậu. Loại đất này có ở những khu vực đủ ẩm ướt
để cho phép tích luỹ phần đất sét nhưng không quá ẩm để tạo nên một thứ đất đã bị lọc hoặc bị
biến dạng.
Kết luận: Với những điều kiện tự nhiên kể trên, có thể thấy Mỹ có nhiều hạn chế trong việc
phát triển nông nghiệp, nhất là các cây trồng nhiệt đới như cà phê, cacao, lúa nước… nhưng nhu
cầu sử dụng café lại rất cao
2. Phân tích môi trường vi mô ( Áp dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael
Porter để phân tích về môi trường ngành café của Mỹ) từ đó xác định các điểm mạnh và
điểm yếu của Công ty Trung Nguyên trong việc kinh doanh Café tại Mỹ.
a. Khách hàng
- Hầu hết cà phê của Hoa Kỳ sản xuất đều dùng cho xuất
khẩu và một phần dùng cho tiêu dùng trong nước.
- Khách hàng nhập khẩu lớn của Hoa Kỳ là Canada,
Mêhicô…
- Mỹ vẫn đang cô gắng để giữ được khách hàng hiện tại và
tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong tương lai. Mỹ đang
tiếp tục thay đổi trong khâu thiết kế, kiểm tra chất lượng sản
phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để ngày càng thõa mãn
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, có thể giữ được
khách hàng, khách hàng không thay đổi nhà cung ứng khác.
- Trên thị trường cà phê có rất nhiều quốc gia xuất khẩu cà phê tinh chế như Bỉ, Italia, Đức…
VD: Bỉ, năm 2009, sản lượng cà phê xuất khẩu của Bỉ đạt 393 triệu euro, tương đương 147.000
tấn. Trong khi đó năm 2009, kim ngạch xuất khẩu cà phê và các sản phẩm cà phê của Mỹ đã đạt
mức kỷ lục 451,3 triệu USD, tăng 20% so với năm 2008.
( Nguồn:
Do đó cơ hội để khách hàng hiện tại, những nước nhập khẩu cà phê tinh chế từ Hoa Kỳ thay đổi
nhà cung ứng là chuyện rất dễ dàng. Vì thế áp lực của yếu tố khách hàng lên các nhà sản xuất cà
phê trong nước và ngay cả chính phủ là không phải nhỏ.
Kết luận: khách hàng có nhiều sự lựa chọn, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của
Mỹ thu ngoại tệ cho quốc gia giảm.
b. Nhà cung ứng
Như đã phân tích ở môi trường tự nhiên, thì
hầu như Mỹ không trồng được các loại nông sản
nhiệt đới trong đó có cà phê. Loại cây này yêu cầu
về môi trường sinh thái rất phức tạp. Vì cà phê có
nhiều loại, trong đó 2 lọai phổ biến nhất là Arabica
và Robusta. Mỗi loại đều có yêu cầu về nhiệt độ và
lượng mưa khác nhau (Arabica: 15 – 240C, Robusta
:24 – 300C, lượng mưa thích hợp cho cả hai thì vào
khoảng từ 1500 – 3000 mm), và rất kỵ với sương
muối.
Đây chính là khó khăn cho Mỹ trong việc tự trồng và sản xuất cà phê. Nhưng Hoa Kỳ có
một lợi thế là trang thiết bị, trình độ khoa học kỹ thuật rất phát triển nên Hoa Kỳ có thể nhập
cà phê thô từ các nước có sản lượng cà phê lớn như Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonexia,
Ấn Độ…Từ đó đưa vào trong nước kết hợp với công nghệ có sẵn để tiếp tục chế biến cà phê
thành những thành phẩm có giá trị hơn để xuất khẩu thu được lợi nhuận.
Do đó, có thể tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê hơn nữa về lâu dài thì Hoa Kỳ cần phải
chú ý đến yếu tố nhà cung ứng cà phê cho mình, phải làm cho nhà cung ứng thấy được rằng
mình chính là khách hàng quan trọng nhất, duy trì được các nhà cung ứng lớn như Brasil, Việt
Nam, Colombia…
Kết luận: ảnh hưởng rất lớn đến phát triển cà phê của của Mỹ, đây là yếu tố nguồn nguyên
liệu đầu vào cho Mỹ khả năng bị phụ thuộc là rất lớn.
c. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
- Sức ảnh hưởng của yếu tố này đối với Mỹ là rất lớn.
Trong xuất khẩu : đó là các đối thủ cùng là nước sản
xuất cà phê xuất khẩu hiện nay như Bỉ, Brasil, Colombia .
VD: Năm 2007, sản lượng cà phê xuất khẩu của Bỉ đạt 393
triệu euro, tương đương 147.000 tấn. Hay là như Brazil, Costa
Rica đã chọn hướng đi là phát triển cà phê đặc sản, có hương vị
riêng, nhằm vào đối tượng khách hàng có thu nhập khá để làm
phân khúc thị trường.
Trong nhập khẩu. Vd: Bỉ.
Do đó Mỹ ngoài việc tìm phương án kinh doanh trong tương lai phải dự đoán được những
phản ứng của đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra những biện pháp, chính sách đối phó lại. Vì
nguồn cà phê của 2 bên là giống nhau (cạnh tranh nhau về nhà cung ứng). 2 bên phải có những
biện pháp để giành nhà cung ứng về phía mình không phải trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn.
Kết luận: ảnh hưởng đến thị phần cà phê ở hiện tại cũng là mất đi nhà cung ứng và khách
hàng
d. Sản phẩm thay thế
Hiện nay một loại sản phẩm có thể thay thế được cho cà
phê chính là cacao. Ngoài ra, sản phẩm thay thế này có thể như
trà, nước giải khát, nước ép trái cây….
Hiện nay có rất nhiều nước có sản lượng cacao lớn như
Indonexia, Ghana, Ấn Độ, Nigiera, Brazil… được chế biến
rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm. Nhiều nhất là bánh kẹo
và các thức uống.
Vì có lợi thế về năng lực sản xuất sản phẩm thay thế nên
những nước này có thể tạo ra một sự đột phá trong việc sáng
tạo, tìm ra sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng,
có thể thay thế cà phê. Như vậy sẽ tạo ra trên thị trường một sự
cạnh tranh khá gay gắt. Những sản phẩm mới này có thể rẻ hơn, thơm ngon hơn hay một yếu tố
nào đó mà có thể làm cho khách hàng quan tâm, thõa mãn được nhu cầu. Những nhà sản xuất
cacao có thể chiếm được thị phần ngày càng lớn đe dọa đến những nhà sản xuất cà phê xuất khẩu
như Mỹ. Một khó khăn mà Mỹ phải đối mặt, phải đưa ra những giải pháp để có thể không mất
thị phần về cà phê. Mỹ phải kiểm tra xem mức độ xâm nhập của sản phẩm thay thế này vào như
trường như thế nào, cao hay thấp để từ đó có những biện pháp đối phó cho thích hợp. Một yếu tố
mà sự ảnh hưởng của nó không ít đến thị trường cà phê ở Mỹ.
Kết luận: ảnh hưởng đến vị thế của cà phê trên thị trường Mỹ thị phần cà phê bị giảm
e. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
- Đó là các đối thủ tiềm ẩn sắp thâm nhập vào thị
trường cà phê.
Họ có thể có những sáng tạo, tạo ra sản phẩm
mới có nhiều đột phá.
Họ có thể tạo ra sản phẩm vượt qua sự mong
đợi của khách hàng.
Họ có năng lực về tài chính.
Họ có thể là một liên minh giữa các nước
xuất khẩu cà phê thô cho Hoa Kỳ trước đây,
Hoa Kỳ sẽ mất đi một nhà cung ứng dồi dào,
sản lượng cao và chất lượng đạt yêu cầu. Họ
sẽ giành mất thị phần của Hoa Kỳ.
- Nhưng thuận lợi mà Hoa Kỳ có chính là một nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới, luôn có đủ
khả năng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới.
- Brazil hay Việt Nam cũng như một số nước cung ứng café thô cho thị trường thế giới cũng có
thể trở thành các đối thủ tiềm năng của Mỹ bởi họ có thể trồng được café thô và nếu có điều kiện
về công nghệ- kĩ thuật cao họ cũng có khả năng xuất khẩu được café tinh chế tốt hơn Mỹ….
- Các đối thủ tiềm ẩn này cũng có thể là những nước phụ thuộc hoàn toàn vào việc nhập khẩu cà
phê từ nước ngoài. Họ sẽ lôi kéo nhà cung ứng, khách hàng về phía họ. Một đối thủ ẩn mà Hoa
Kỳ cũng phải đặc biệt quan tâm.
Kết luận: đối thủ mới mạnh về tài chính, có khả năng chia sẻ bớt thị phần cà phê của Mỹ
trong tương lai. Lợi thế của Mỹ chính là nền kinh tế phát triển ổn định và mạnh có thể mất đi
nhà cung cấp và khách hàng.
VI. Đưa ra ma trận SWOT cho việc kinh doanh sản phẩm đó
1. Tổng hợp và lập bảng đánh giá các cơ hội đối với việc kinh doanh cafe
Các yếu tố Tầm quan
trọng
Trọng
số
Điểm quy
đổi
1. Dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế 0.1 2 0.2
2. Tỷ giá tăng 0.05 1 0.05
3. Thu nhập bình quân đầu người tăng 0.15 3 0.45
4. Lạm phát giảm 0.05 1 0.05
5. Tốc độ ứng dụng KH KT 0.2 4 0.8
6. Chính trị khá ổn định 0.05 2 0.1
7. Thói quen tiêu dùng Cafe 0.15 5 0.75
8. Dân số đông 0.1 2 0.2
9. Khí hậu cho việc trồng café 0.1 3 0.3
10. Đất trồng cafê 0.05 3 0.15
Tổng 1 3.05
2. Tổng hợp và lập bảng đánh giá các thách thức đối với việc kinh doanh café
Các yếu tố Tầm quan
trọng
Trọng
số
Điểm quy
đổi
1. Mức độ cạnh tranh cao 0.2 4 0.8
2. Các rào cản thương mại 0.3 3 0.9
3. Công nghệ thay đổi 0.2 2 0.4
4. Phân bố thu nhập giữa các vùng 0.05 1 0.05
5. Nước đa chủng tộc 0.1 1 0.1
6. Hệ thống chính trị phức tạp 0.1 2 0.2
7. Cơ cấu dân số thay đổi 0.05 1 0.05
Tổng 1 2.5
3. Tổng hợp và lập bảng đánh giá các điểm mạnh của việc kinh doanh café
Các yếu tố Tầm quan
trọng
Trọng
số
Điểm quy
đổi
1. Số lượng lao động 0.15 3 0.45
2. Giá sản phẩm thấp 0.2 2 0.4
3. Khả năng sản xuất tốt 0.05 2 0.1
4. Nguồn nguyên liệu ổn định 0.15 3 0.45
5. Dịch vụ sau bán hàng tốt 0.05 1 0.05
6. Tình hình công nợ thấp 0.05 2 0.1
7. Cơ cấu tổ chức hợp lý 0.1 2 0.2
8. Chiến lược kinh doanh phù hợp 0.15 3 0.45
9. Khả năng huy động vốn cao 0.1 1 0.1
4. Tổng hợp và lập bảng đánh giá các điểm yếu của việc kinh doanh café:
5. Tổng hợp ma trận SWOT, từ đó đề ra các phương án chiến lược cho sự phát
triển trong tương lai của việc kinh doanh café của công ty trên thị trường Mỹ.
Các điểm mạnh ( S )
- Số lượng lao động
- Giá sản phẩm thấp
- Nguồn nguyên liệu ổn định
- Chiến lược kinh doanh phù hợp
- Cơ cấu tổ chức hợp lý
Các điểm yếu ( S )
- Uy tín thương hiệu
chưa nhiều
- Chất lượng sản phẩm
không cao
- Thiếu hiểu biết về văn
hóa Mỹ
- Chất lượng lao động
còn hạn chế
Các cơ hội ( O )
- Tốc độ ứng dụng KH KT
- Thói quen tiêu dùng Café
- Thu nhập bình quân đầu
người tăng
- Khí hậu cho việc trồng café
- Dân số đông
- Chính trị khá ổn định
- Tỷ giá tăng
- Lạm phát giảm
- Áp dụng các công nghệ mới vào
sản xuất để giảm số lượng công
nhân bậc thấp, tiết kiệm chi phí sản
suất, làm giảm giá thành sản phẩm.
- Tập trung sản xuất và xuất khẩu
những sản phẩm café là thế mạnh
của công ty, và bên Mỹ không thể
sản xuất được.
- Sản xuất những sản phẩm chất
lượng cao đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng khi
thu nhập bình quân của họ tăng lên
- Mở rộng quy mô kinh doanh,
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu,
giảm nhập khẩu
- Đưa ra chiến lược để xây dựng
văn hóa uống cafe
- Cố gắng nâng cao uy tin
thương hiệu bằng cách
ứng dụng KH KT vào
việc PR, quảng cáo.
- Nâng cao chất lượng
sản phẩm bằng cách cải
thiện máy móc.
- Tuyển lao động có tay
nghề, đáp ứng được nhu
cầu công việc cao, có thể
sử dụng lao động ngay
tại nước sở tại, đặc biệt
với đội ngũ quản lý cấp
cao.
- Tăng cường hiểu biết
thêm về văn hóa Mỹ qua
các kênh như Internet,
tivi, báo chí, …
Tổng 1 2.3
Các yếu tố Tầm quan
trọng
Trọng
số
Điểm quy
đổi
1. Uy tín thương hiệu chưa nhiều 0.25 3 0.75
2. Chất lượng sản phẩm không cao 0.3 4 1.2
3. Mạng lưới phân phối chưa rộng 0.1 1 0.1
4. Nghiên cứu và phát triển còn kém 0.1 1 0.1
5. Chất lượng lao động còn hạn chế 0.1 2 0.2
6. Thiếu hiểu biết về văn hóa Mỹ 0.15 2 0.3
Tổng 1 2.65
Môi
trường
bên trong
Môi
trường
bên ngoài
Các nguy cơ ( T )
- Các rào cản thương mại
- Mức độ cạnh tranh cao
- Công nghệ thay đổi
- Hệ thống chính trị phức tạp
- Nước đa chủng tộc
- Phân bố thu nhập giữa các
vùng
- Sử dụng chiến lược : “ chi phí
thấp”, kết hợp với số lượng lao
động dồi dào, tạo dưng nguồn
nguyên liệu ổn định, cơ cấu quản
lý tốt để nâng cao sức cạnh tranh.
- Tăng cường số lượng lao động
với đủ loại chủng tộc, với đa số là
lao động Mỹ để hiểu hơn về văn
hóa Mỹ, để được hưởng ưu đãi
trong chính sách Pháp Luật Mỹ
- Tiến hành phân đoạn thị trường,
từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh
phù hợp với từng vùng, từng nhóm
đối tượng
- Nâng cao uy tín thương
hiệu, và chất lượng sản
phẩm để cải thiện mức
độ cạnh tranh.
- Tăng cường hiểu biết
hơn về văn hóa tại Mỹ
với đủ loại chủng tộc
- Phân bố lao động hợp
lý giữa các vùng tại nước
sở tại.
- Tuyển dụng LĐ tại Mỹ
đề được hưởng ưu đãi
trong chính sách PL.
B. Đàm phán và ký kết hợp đồng
I. Lựa chọn phương thức giao dịch và giải thích lý do chọn phương thức đó
Dựa vào những phân tích về môi trường kinh doanh tại Mỹ, Thì em sẽ chọn một vài
phương thức kinh doanh cà phê của Công ty trên thị trường Mỹ, đó là xuất khẩu (phương thức
mà nhiều DN Việt Nam đang áp dụng),nhượng quyền kinh doanh ( phương thức mà DN đã rất
thành công ở trong nước và 1 số nước trên thế giới mà DN đã thâm nhập) liên doanh và liên
minh chiến lược.
1) Xuất khẩu:
a) Thuận lợi:
Việt Nam là một nước có nhiều lợi thế về tự nhiên nên sản lượng trồng café ở Việt
Nam rất lớn, thêm vào đó Công Ty cũng có nguồn cung nguyên vật liệu một cách ổn định,
nhiều cả vể chất lượng lẫ số lượng, nhất là ở Tây Nguyên với giống cà phê Robusta(cà phê vối).
Công ty có khoảng 200.000 ha, sản lượng khoảng trên 550.000 tấn, giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ
USD.
( Nguồn: )
Sử dụng được nhiều bài học kinh nghiệm của các DN đi trước để phát triển tốt hơn. Vì
Việt Nam được xem là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thề giới về sản lượng cà phê thô xuất đi.
Năm 2008 Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 0,97 tỷ USD, năm 2009 đã tăng lên hơn 1,73
tỷ USD. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã đạt trên 1 tỷ
USD. Các chuyên gia thị trường nhận định, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2008
đạt mốc 2 tỷ USD là trong tầm tay. Hiện cà phê Việt Nam đang xuất khẩu sang khoảng 70 nước
trên thế giới.
(
vietnam.gplist.288.gpopen.176902.gpside.1.gpnewtitle.kim-ngach-xuat-khau-ca-phe-nam-2009-
sang-cac-thi-truong-hau-het-deu-gi.asmx
Ngành cà phê Việt Nam hoàn toàn có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong thời gian
tới với những thuận lợi sẵn có của ngành cũng như cơ hội thị trường thế giới mang lại.
Sản phẩm café Trung Nguyên cũng là 1 sản phẩm đã tạo được tiếng vang lớn trong
nước cũng như thị trường quốc tế, đã tạo dựng được thương hiệu khá vững trên thế giới.
b) Khó khăn:
Bên cạnh cơ hội phát triển và tăng trưởng xuất khẩu, hội nhập cũng đang tạo ra rất
nhiều sức ép với cà phê Việt Nam nói chung, và café Trung Nguyên nói riêng nhất là việc đảm
bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế và việc xây dựng thương
hiệu.
Chất lượng sản phẩm: Theo thương vụ VN tại Mỹ, cà phê hạt (loại R2) của VN xuất
sang thị trường Mỹ nói riêng ,thế giới nói chung, vẫn chưa đạt chuẩn các chỉ tiêu của hiệp hội cà
phê quốc tế (ICO) về độ ẩm,tạp chất, hạt hư(non,lép ,đen). Nguyên nhân của tình trạng này xuất
phát từ những diễn biến bất thường của thời tiết, sự thoái hóa của nguồn đất, tâm lý nóng vội của
người nông dân phát triển ồ ạt, bộc phát nhằm tăng diện tích trồng và sản lượng cà phê nhưng
không đầu tư trang thiết bị kỷ thuật, phụ thuộc vào tập quán canh tác thu hái. Bên cạnh đó sự hạn
chế trình độ, kỷ thuật trồng trọt,chế biến ,bảo quản,...của người nông dân cũng là các tác nhân
chính ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị xuất khẩu của cà phê VN.
Phương thức xuất khẩu hiệu quả:
Trong 2 phương thức xuất khẩu ( đó là xuất khẩu bằng sản lượng và phương thức chọn
1 phân khúc thị trường để cung ứng sản phẩm chế biến sâu) thì DN nên chọn
Phương thức chọn một phân khúc thị trường để cung ứng sản phẩm chế biến
sâu: ( đây là phương thức DN đã sử dụng, công ty tập trung vào lứa tuổi từ 25 – 40, lứa tuổi có
tính sáng tạo cao)để đi theo phương thức này DN phải nghiên cứu đối tượng khách hàng theo thị
hiếu, thị trường, theo hướng chế biến sâu, chuyên biệt, đa dạng hóa sản phẩm cho 1 đối tượng
khách hàng cụ thể. Để cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ như Nescafé,
Starbuck…Brasil và Costa đi vào sản xuất cà phê đặc sản, có hương vị riêng, nhằm vào những
khách hàng có thu nhập khá.
Ngoài ra DN có thể lựa chọn thêm phương thức xuất khẩu bằng sản lượng: vì sản
phẩm café của Doanh Nghiệp cũng đảm bảo về sản lượng và chất lượng cà phê, từ đó có thể thực
hiện đúng theo cam kết đã ký, và có thể tạo được lòng tin và uy tín từ khách hàng và mở rộng thị
phần. Nhưng Doanh nghiệp vẫn chưa liên kết được giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau
để từ đó đối phó kịp thời sự thay đổi về giá, và chủ động hơn về việc xuất khẩu café.
2) Liên doanh:
- Việt Nam đang tranh thủ được mối
quan hệ thương mại ngày càng tốt hơn với
Hoa Kì. ghi nhận thương mại hai chiều vượt
23 tỷ đôla năm 2009 và Hoa Kỳ hiện là thị
trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
- Với ưu thế riêng của từng nước, sản
phẩm cafe của Việt Nam nói chung, và sản
phẩm café của Trung Nguyên nói riêng có
sản lượng cà phê lớn nhưng lại không có đủ
công nghệ, kỹ thuật để nâng cao chất lượng
cà phê cũng như chưa tạo được thương hiệu
trên thị trường Mỹ. Trong khi đó, Mỹ là một
nước có thị trường tiêu thụ cà phê rất lớn, có
ảnh hưởng kinh tế, thương mại lớn đối với
nhiều nước trên thế giới cũng như có điều
kiện công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhưng lại
không trồng được cà phê.
- Công ty trung nguyên là 1 công ty đã tạo được tiếng vang lớn trên nhiều nước, do đó khả
năng chấp nhận liên doanh với các công ty tại Mỹ cũng cao hơn.
Với ba lý do nêu trên, DN có thể hợp tác liên doanh về mặt hàng café trên thị trường Mỹ.
a) Thuận lợi:
- Trong những năm qua Mỹ là một trong những nước xuất khẩu cà phê tinh chế hàng đầu của thế
giới. Tuy nhiên đa số là nhập cà phê thô từ các nước chuyên trồng cà phê. Vì vậy nếu nguồn
cung không ổn định hay các nhà cung ứng liên kết lại với nhau để ép giá, … sẽ gây nhiều khó
khăn cho các doanh nghiệp sản xuất cà phê ở Mỹ. Do vậy nếu Doanh nghiệp liên kết kinh doanh
cà phê với Mỹ thì Doanh nghiệp có thể đảm bảo nguồn cung hàng ổn định cho Mỹ Ngược lại
Doanh nghiệp cũng có thể thông qua các qui trình sản xuất, rang xay cà phê tiên tiến, hiện đại
của Mỹ để nâng cao chất lượng cà phê của mình; có thể sẽ có nguồn tiêu thụ cà phê vững mạnh
trên thị trường Mỹ cũng như nhiều thị trường khác trên thế giới do dân số Mỹ cao và Mỹ lại có
ảnh hưởng kinh tế lớn với nhiều nước trên thế giới.
- Chia sẻ bớt rủi ro cho nhau. VD: nếu thị trường cà phê bị biến động giá thì thiệt hại sẽ
đươc chia đôi cho 2 bên.
c) Khó khăn:
- Khi liên doanh có thể 2 bên sẽ không thể kiểm soát hết tất cả những hoạt động của nhau.
- Do bất đồng về quan điểm, mục đích, văn hóa…nên có những mâu thuẫn với đối tác.
3) phương thức liên minh chiến lược:
- Ngòai Việt Nam có khả năng trồng và xuất khẩu cà
phê hàng đầu thế giới, còn có nhiều quốc gia cũng có lợi thế
tương tự như Brazil là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế
giới hay Colombia… Vì vậy nếu Trung Nguyên có thể hợp
tác liên minh chiến lược với các Doanh nghiệp cũng sản xuất
và kinh doanh café trên cácc quốc gia này sẽ tạo nên được
một Hiệp hội cà phê riêng giữa các doanh nghiệp cùng hỗ trợ
nhau phát triển, cùng sản xuất cà phê để xuất khẩu, có thể là
cà phê thô hay cà phê tinh chế.
- Công ty trung nguyên cũng là 1 công ty đã tạo được
tiếng vang lớn trên nhiều nước, do đó khả năng chấp nhận liên minh chiến lược với các công ty
trên thế giới là khá cao.
a, Thuận lợi:
Sự liên minh này dễ giúp các Doanh nghiệp dễ dàng vượt qua các rào cản thương mại.
VD: nếu liên minh với 1 doanh nghiệp xuất khẩu có quan hệ tốt với Mỹ trong một liên minh
chung, có thể thông qua liên minh này để vượt qua rào cản thương mại an toàn hơn.
Chia sẻ, hỗ trợ nhau gánh chịu những chi phí, tổn thất trong quá trình họat động.
Các Doanh nghiệp trong cùng một liên minh có thể hỗ trợ về kĩ năng, kinh nghiệm , vốn
để có thể trồng, sản xuất ra được các lọai cà phê đạt chất lượng tốt nhất.
Các Doanh nghiệp cũng có thể hợp tác công nghệ với nhau để không những chỉ có thể
xuất khẩu được cà phê thô mà còn có cả cà phê tinh chế có chất lượng cao và hương vị riêng
thơm ngon hơn, cũng như các dịch vụ café mang phong cách đặc biệt, ... Do việc hợp tác công
nghệ nên có thể đưa ra các mức tiêu chuẩn công nghệ chung.
b, Khó khăn:
Tuy nhiên do việc sẵn sàng trao đổi công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm nên dễ tạo cơ hội
giúp đối thủ phát hiện những bí quyết riêng về sản phẩm của Doanh nghiệp mà nếu họ khai thác
để phát triển riêng sẽ gây ảnh hưởng nhiều cho việc kinh doanh của mình
Trong các hiệp hội cũng dễ nảy sinh các mâu thuẫn do bất đồng trong hợp tác công nghệ,
về văn hóa…
Mâu thuẫn trong việc đàm phán lợi ích của các bên.
4) Nhượng quyền kinh doanh
Kết Luận : Phương thức tối ưu :
Từ 4 phương thức trên, qua phân tích những thuận lợi và khó khăn khi Trung Nguyên thực hiện
các phương thức trên, thì em thấy phương thức Nhượng quyền kinh doanh vẫn là tối ưu hơn cả.
Phương thức này giúp cho Trung Nguyên xây dựng được thương hiệu café riêng trên thị trường
thế giới với chi phí bỏ ra và rủi ro là thấp nhất. Nếu sử dụng phương thức liên doanh hay liên
minh chiến lược, nếu thành công thì cà phê Việt Nam vẫn có thương hiệu nhưng là đứng bên
cạnh một cái tên khác. Còn nếu sử dụng phương thức xuất khẩu Doanh nghiệp sẽ chịu rủi ro
nhiều hơn cả, nhất là trong tình hình hình kế đang có những biến động khó lường như hiện nay,
và đa số có chiều hướng tiếp tục xấu đi.
II. Chuẩn bị đàm phán
1.Xác định mục tiêu, nhu cầu cho đàm phán
- Mục tiêu : Đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng với những điều khoản có lợi nhất cho Doanh
nghiệp của mình.
2. Thống nhất lựa chọn thời gian và địa điểm
- Địa điểm: Tại văn phòng của các công ty trong thị trường MỸ mà Doanh Nghiệp xác định
muốn hợp tác, hoặc các công ty có nhu cầu, mong muốn hợp tác để trở thành đại lý nhương
quyền kinh doanh café của Trung Nguyên.
- Thời gian: Theo lịch hẹn 2 bên cùng thống nhất
3. Thành lập đoàn đàm phán và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên
- Đoàn đám phán sẽ gồm 3 người. Chức vụ và nhiệm vụ như sau
Họ và tên Chức vụ Nhiệm Vụ
1. Ông Lê Trường Thọ Giám đốc Marketing Trực tiếp đàm phán, thuyết
phục để đi đến ký kết hợp
đồng với điều khoản có lợi
nhất cho Doanh nghiệp
2. Bà Nguyễn Ánh Hồng Thư ký Là người phiên dịch, người
ghi chép lại các điều khoản, để
đánh máy, lập hợp đồng.
3. Bà Lê Châu Anh Chuyên viên tư vấn Luật Tư vấn những điều khoản có
lợi cho Doanh nghiệp mình và
các quy phạm đúng với pháp
luật
4. Dự kiến ngân sách dành cho giao dịch đàm phán
- Tiền vé máy bay ( cả đi lẫn về ): 1000 USD/1 người ( 3 người (x) 1000 USD = 3000 USD )
- Tiền ăn uống: 30 USD/1 người / 1 bữa trong 3 ngày ( Tổng : 3 người (x) 3 bữa (x) 3 ngày (x)
30 USD = 810 USD
- Tiền ở khách sạn: 200 USD/ 1 phòng/1 ngày ( 2 phòng (x) 3 ngày (x) 200 USD = 1200 USD)
- Tổng chi : 3000 + 810 + 1200 = 5100USD / 3 người / 3 ngày
5.Lựa chọn phương thức đàm phán
- Chọn phương pháp đàm phán trực tiếp. Lý do
+ Đề có điều kiện hiểu rõ về đối tác từ đó thực hiện trách nhiệm của mình tốt hơn
+ Quản lý HĐKD thực hiện chính xác hơn
+ Không bị chia sẻ lợi nhuận cho bên trung gian.
+ Thể hiện thái độ tôn trọng nhất đối với đối tác trong lần đầu gặp mặt.
+ Dễ dàng thỏa thuận, đàm phán những điều khoản có lợi nhất cho DN của mình.
+ Xử lý tình huống đột xuất 1 cách dễ dàng, hiệu quả hơn
6.Dự kiến các điều kiện cho việc thoả thuận
III. Tiến hành đàm phán
1 Hỏi hàng
2 Chào hàng
3 Hoàn giá
4 Chấp nhận
5 Ký kết hợp đồng: Đưa ra nội dung của một hợp đồng hoàn chỉnh
C. Tổ chức thực hiện hợp đồng
I. Mở L/C và kiểm tra L/C
II. Thu gom sản phẩm, đóng gói, kẻ ký mã hiệu trên bao bì sản phẩm
III. Thực hiện thủ tục xin C/O
- Bước 1 : điền vào bộ hồ sơ thương nhân, nộp lại cho bộ phận C/0 VCCI, cùng với 1 bản sao
giấy đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của giấy đăng ký mã số thuế.
-Bước 2 : Chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp C/0
+ Đơn xin cấp C/0
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O
1. Mã số thuế Số C/O PTM
Số C/O cà phê Số hàng dệt
2. Kính gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam
(Chi nhánh……………………………………..)
3. ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O
FORM…………….
4. Hình thức cấp (đánh (+) vào ô thích hợp)
- Cấp lần thứ nhất + Có trả lại C/O gốc
- Cấp lần thứ hai
Lý do: ……………………………………………………
……………………………………………………………
5. Bộ hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị cấp C/O
- Invoice
- Form A, B, T, ICO, Mexico, Venezuela
- Tờ khai hải quan hàng xuất
- Tờ khai hải quan hang nhập
- Hóa đơn mua nguyên vật liệu trong nước
- Bảng kê thu mua
- Packing list
- Bill of Lading (Vận đơn đường biển/đường không)
- Export License
- Công văn yêu cầu cấp lại
- Bản giải trình quy trình sản xuất tỷ lệ % nguyên vật liệu
- C/O Nhập khẩu nguyên liệu
- Các chứng từ khác
6. Người xuất khẩu (tên tiếng Việt): Công ty cổ phần Trung Nguyên
- Tên tiếng Anh: ……………………………………………………………………………………………………….
- Tên viết tắt: …………………………………………………………………………………………………………..
- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………….
- Điện thoại: …………………………. Fax: ………………………………
7. Người nhập khẩu/ Người mua (tên tiếng Việt): ……………………………………………………………………..
- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………….
- Điện thoại: …………………………. Fax: ………………………………
8. Tên hàng (tiếng Việt và tiếng Anh) 9. Mã HS 10. Số CAT 11. Số lượng 12. Trị giá
13. Số Invoice
Ngày: ……/…../…..
14. Nước nhập khẩu:
15. Số vận đơn
Ngày: ……./……../…………..
16. Những khai báo khác:
………………………………
……...
………………………………
……...
17. Ghi chú của Phòng Thương mại:
- Ngày cấp:……./……./………………….
- Số……………..Lệ phí………………….
- Người kiểm tra: …………………………
- Người nhập dữ liệu: …………………….
- Người ký: ……………………………….
- Người trả: ………………………………
- Đề nghị đóng:
18. Đơn vị chúng tôi xin cam đoan lô hàng nói trên được khai báo đúng
sự thực và phù hợp với các điều kiện được đánh dấu ở mặt sau. Chúng
tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời khai.
Làm tại………………ngày……..tháng……năm……….
(Ký tên, ghi rõ chức vụ và đóng dấu)
Chú ý: Đề nghị đơn vị cấp phải đánh dấu (x) vào (các) ô ở mặt sau của đơn này. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam sẽ không giải quyết nếu khai đơn và Form C/O không đúng hoặc không đầy đủ.
IV Kiểm tra phẩm chất sản phẩm, kiểm tra vệ sinh hàng hoá, kiểm dịch
hàng hoá (Nếu có)
V. Làm thủ tục Hải quan: Đưa ra mẫu theo quy định
VI. Xin giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu
VII. Nộp thuế: Cụ thể đối với mặt hàng mà bạn lựa chọn
VIII. Thanh toán: Theo phương thức nào, chứng từ kèm theo
IX. Thuê phương tiện vận chuyển (Nếu có): Thể hiện rõ hợp đồng thuê
X. Mua bảo hiểm (Nếu có)
D. Giải quyết các tranh chấp
I. Đưa ra tình huống tranh chấp giả định
II. Biện pháp giải quyết
III. Quy trình giải quyết
Correction
Issued
Duplicate
Dấu khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _cfmy_2017.pdf