Lập biểu đồ và tính các chỉ số kĩ thuật
Thiết lập các biểu đồ về tỷ giá:giúp ta nhận biết được sự thay đổi của các xu hướng trên
thị trường.
Mức mua có lợi: Là nơi hoạt động mua được dự đoán là tăng lên và có thể kéo theo
hoạt động giảm giá.Ngược lại nơi mà hoạt động bán vẫn diễn ra và tính cho đến thời
điểm bắt đầu giảm giá là mức bán có lợi.
Các xu hướng và đường xu hướng: Giúp chúng ta có thể xác định các mức mua bán có
lợi, tiến hành các trạng thái mới hoặc ngừng lỗ.
Mô hình đầu và vai: Là mô hình gồm 3 điểm đỉnh nổi bật của thị trường là cái đầu ở
giữa,hai vai ở hai bên và một đường viền cổ.Nó phản ánh nhưng dấu hiệu quan trọng
của sự đảo chiều trên thị trường.
Mô hình hai đỉnh và đáy: Hình thành khi các điểm cao và thấp kế tiếp dừng lại ở các
mức xấp xỉ nhau.
88 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị rủi ro đầu tư vàng trên thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2003), và người tiêu thụ cẩn trọng hơn trong chi tiêu.
- Tiền lời của các công ty cũng giảm xuống, khiến cho các việc chi tiêu của công ty và tái đầu
tư, mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh bị ngưng trệ,…
- Niềm tin của giới đầu tư nội địa giảm, hay ở mức lình bình, lượng tiền quốc tế đầu tư vào
Hoa Kỳ trở thành một dấu hỏi bất định trong năm 2008…
- Lạm phát đang ở mức 4% và thất nghiệp ngày càng gia tăng…
Vào cuối năm nay, nhiệm kỳ của G.Bush chấm dứt và người dân đang trông chờ vị tổng
thống mới với những chính sách để cải tạo tình hình ảm đạm của nền kinh tế Mỹ.
1.3 Lạm phát lan rộng toàn cầu – vàng là nơi trú ẩn an toàn
57
Các nước như Canada, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản
dường như chịu tác động mạnh nhất từ cuộc khủng hoảng trên
thị trường tài chính của Mỹ và tốc độ tăng trưởng kinh tế
chậm lại trong năm 2008 là điều khó có thể tránh. Kinh tế khu
vực EU có thể sẽ phát triển trong khoảng 1.5-2.5% trong năm
2008 này. Anh cũng đang chịu những tác động trực tiếp từ sự
suy yếu của nền kinh tế Mỹ. Ngành tài chính ngân hàng sẽ còn
ảm đạm và khó khăn ở thị trường nhà cửa cũng không nhỏ.
Tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng của khu vực đồng euro đã tăng
mạnh lên mức 3,5% trong tháng 3 này, mức tăng mạnh nhất
kể từ tháng 6 năm 1992 đến nay. Giá thực phẩm và năng
lượng tăng cao đang góp phần làm tăng lạm phát trong khu
vực này, khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải
tạm hoãn việc cắt giảm lãi suất vì lạm phát leo thang.
Việc ECB duy trì lãi suất Euro ở mức 4% không ngờ lại khiến
USD phục hồi, đẩy giá vàng thế giới ngày 10-4 đi xuống.
Trong tuyên bố giữ nguyên lãi suất Euro ở mức hiện tại, ECB
đã đưa ra những dấu hiệu cho thấy, tăng trưởng kinh tế tại 15
nước sử dụng đồng tiền này (Eurozone) đang chậm lại. Điều
này khiến thị trường tin rằng, sắp tới, ECB sẽ cắt giảm lãi suất Euro, bất chấp lạm phát ở
Eurozone đang ở mức cao. Mức lãi suất Euro 4% hiện nay đã được ECB duy trì suốt từ tháng
6 năm ngoái.
Sự yếu kém của đồng USD đã đẩy đồng EUR lên mức cao (tăng 11% trong 6 tháng) đã có lúc
1 Euro đổi được 1,5834 USD, điều này khiến cho hàng hóa của khu vực đồng Euro giảm khả
năng cạnh tranh cùng với sự tăng trưởng ì ạch của Mỹ làm cho cầu đối với xuất khẩu của các
nước châu Âu giảm mạnh. Doanh số bán lẻ ở châu Âu đã giảm mạnh trong tháng 3 và chỉ số
lòng tin của người tiêu dùng đã giảm mạnh xuống mức kỷ lục.
Tại châu Á, mức độ lạm phát càng trầm trọng hơn.
Nhật Bản, đất nước xưa nay vốn chỉ biết tới giảm phát (giá cả đi xuống) thì tháng 2 vừa qua,
lạm phát của Nhật là 1%, cao nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, có nhiều khả
năng Nhật Bản sẽ tiếp tục hạ thay vì tăng lãi suất đồng Yên vì lo ngại nền kinh tế trong nước
KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG
KHỦNG HOẢNG LÒNG TIN
Ngày 26-3-2008, người khổng
lồ Bear Stearns đã trở thành
nạn nhân mới nhất trong cuộc
khủng hoảng lòng tin tại Phố
Wall. Chỉ cách đấy hơn một
tuần, nhìn từ bền ngoài trụ sở
của Bear Stearns ở Manhattan
- ngân hàng đầu tư lớn thứ
năm tại Phố Wall – ngân hàng
này vẫn được định giá 2 tỷ
USD. Thua lỗ trong thị trường
nhà đất của Mỹ đã khiến ngân
hàng Bear Stearns, ngân hàng
đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ gần
sụp đổ, sau đó ngân hàng này
đã phải bán lại cho tập đoàn tài
chính Mỹ JP Morgan Chase
với giá $10/cổ phần.
58
sẽ rơi vào suy thoái theo kinh tế Mỹ. Tại Trung Quốc, các cơ quan chức năng cũng đang hết
sức lo ngại về tỷ lệ lạm phát ở mức trên 7%, ngang với mức ở Ấn Độ. Hiện Trung Quốc đã
phải áp đặt các biện pháp kiềm chế giá cả. Hàn Quốc cũng đang trải qua cơn "bão giá". Giá
tiêu dùng ở Hàn Quốc tháng 2 tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái và là tháng thứ tư tăng
liên tiếp. Australia không chỉ đối mặt với tình trạng giá nhiên liệu leo thang và khủng hoảng
tín dụng toàn cầu mà còn phải đối phó với tình trạng lãi suất tăng, khiến nhu cầu nội địa giảm
và kìm hãm đà tăng trưởng. Lạm phát ở Nga, Việt Nam, Argentina và Venezuela hiện đều
đang ở mức cao. Cụ thể tại Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2008 tiếp tục ở mức
cao 2,99%, đưa chỉ số giá của 3 tháng đầu năm lên 9,19% và là tỷ lệ lạm phát cao nhất trong
một quý từ năm 1995 trở lại đây. Với tốc độ 9,19%, CPI quý I đã vượt qua tốc độ tăng trưởng
kinh tế theo kế hoạch của cả năm, dự kiến ở mức 8,5-9%. So với cùng kỳ năm trước, giá các
mặt hàng thiết yếu tại Việt Nam đã tăng 19,39%. Thực trạng giá cả leo thang, lạm phát gia
tăng đã kéo theo nhiều vấn đề xã hội, đặc biệt là đối với người nghèo.
Trước tình hình lạm phát ngày càng gia tăng hiện nay thì tâm lý mua vàng để bảo toàn giá trị
tài sản không riêng các nhà đầu tư mà ngay cả người tiêu dùng cũng cắt giảm chi tiêu tăng
tích trữ vàng để chống lạm phát với lý do đơn giản là từ nhiều thế kỷ qua vàng luôn có xu
hướng tăng dù các mặt hàng khác không biến động đi chăng nữa. Điều này cũng góp phần
làm tăng giá vàng trong thời gian qua bởi cung không đáp ứng kịp mức cầu.
Vàng đã tăng giá 25% kể từ đầu năm 2008, đạt đến mức kỷ lục $1.011,25/oz vào ngày 17-03
sau đó giảm nhẹ do tình hình thị trường ổn định và nhà đầu tư bán ra để kiếm lời. Tuy nhiên
những tin tức không mấy tốt đẹp về tình hình kinh tế thế giới ngày càng nhiều, và giá vàng sẽ
có nhiều khả năng lại tăng lên bởi đây là một công cụ đầu tư hiệu quả trong thời kỳ lạm phát
diễn ra trên toàn cầu.
1..4 Thị trường vàng trái chiều với TTCK
Khi đầu tư vào TTCK bùng nổ mạnh, chỉ số giá chứng khoán tăng cao, nguồn vốn từ thị
trường vàng sẽ đổ sang TTCK khiến giá vàng hạ nhiệt. ngược lại, TTCK hạ nhiệt các nhà
đầu tư quay sang đầu tư vàng với suy nghĩ "vàng xuống thì bán được chứ chứng khoán giảm
thì bán cho ai ? ".
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã mất 5.200 tỉ USD trong tháng 1/2008 do tác động của
cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ và những lo ngại về sự giảm sút của nền kinh tế
59
toàn cầu. Sự khủng hoảng đã lan rộng từ phố Wall sang châu Âu và châu Á, các chỉ số chứng
khoán chính trong khu vực giảm khá mạnh.
TTThị trường (Chỉ số)
Chỉ số đóng
cửa
+/- Thay
đổi
% Thay
đổi
1 Mỹ (DJI) 12.216,40 -86,06 -0,70
2 Mỹ (NASDAQ 100) 1.767,57 -10,32 -0,58
3 New York (S&P 500) 1.315,22 -10,54 -0,80
4 Anh (FTSE 100) 5.692,88 -24,59 -0,43
5 Đức (DAX C40) 6.464,43 -95,47 -1,46
6 Pháp (CAC 40) 4.657,09 -38,83 -0,83
7 Nhật Bản (NIKKEI - 225) 12.525,54 -294,93 -2,30
8 Hồng Kông (Hang Seng) 22.849,20 -436,75 -1,88
9 Thượng Hải (SSE B) 256,00 -5,49 -2,10
10 Hàn Quốc (KOSPI) 1.703,99 2,16 0,13
11 Singapore (STI) 3.007,36 -24,54 -0,81
12 Thái Lan (SETI) 817,03 -8,14 -0,99
Bảng 3 Chỉ số chứng khoán thế giới ngày 31-3-2008 (Theo FPT)
Trước sự chao đảo liên tục của thị trường, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thông báo ngay
trong tháng 3-2008 sẽ tiếp tục tung thêm 60 tỷ USD tiền mặt vào hệ thống ngân hàng, chia
làm hai đợt vào các ngày 10-3 và 24-3, nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường tài chính
nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan. Đã có khoảng 3,5 nghìn tỷ USD đang nằm trong
các quỹ đầu tư chứng khoán, và các tập đoàn phi tài chính đang ngồi trên hàng núi tiền mặt.
Nhưng các nhà đầu tư đã không còn đủ lòng tin đổ tiền vào chứng khoán mà thị trường vàng
đang trong thời kỳ sôi nổi đã hấp dẫn các nhà đầu tư.
1..2 Mối tương quan giữa dầu – USD – vàng
Sự tương quan trong biến động giá cả giữa các loại hàng hóa trên thị trường là điều không
tránh khỏi, nhất là các loại hàng hóa cùng được định giá bằng một loại tiền tệ, trong đó vàng
và dầu là 2 loại hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ về giá. Mối tương quan cùng chiều giữa
vàng và dầu vẫn đang tiếp diễn giống như trong các năm trước.
Giá dầu tăng sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất đầu vào và qua đó là tăng giá cả hàng hóa tiêu
dùng, trong khi vàng lại được xem là tài sản đầu tư an toàn khi các nền kinh tế đối mặt với rủi
ro lạm phát.
Vàng và dầu là 2 loại hàng hóa khác nhau, dĩ nhiên sẽ chịu những tác động khác nhau khi
biến động giá cả. Nếu sự biến động của dầu được đánh giá là đến từ tác động của đồng USD
60
thì dao động giá dầu phần lớn sẽ diễn biến tương quan với biến động của vàng. Nhưng nếu
yếu tố tác động khiến cho dầu dao động không đến từ đồng USD, mà vì lý do khác thì khó có
thể nói rằng, diễn biến của vàng rồi cũng diễn ra theo chiều hướng như vậy. Dù vậy, sự tăng
hay giảm giá dầu đều có tác động ít nhiều đến nền kinh tế Mỹ vì Mỹ là nước tiêu thụ năng
lượng lớn nhất thế giới và thật là thảm họa cho nền kinh tế Mỹ nếu một ngày nào đó không
đủ lượng dầu đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ thì các hoạt động kinh tế, sản xuất… đều có khả
năng ngưng trệ. Tuy nhiên, cần phân tích những tác động của biến động giá dầu đến nền kinh
tế Mỹ, qua đó tác động trở lại giá trị đồng USD thì mới dự đoán được diễn biến dao động giá
vàng.
Hình 3: Diễn biến dầu – vàng – USDX từ 2005 - 2007
1..3 Cung - cầu thị trường vàng
Hình 4: Thị phần sản xuất vàng thế giới 2006 – 2007
61
Trung bình hàng năm lượng vàng trên thế giới được sản xuất ra khoảng 2500 tấn, trong đó
15% được sử dụng trong công nghiệp, 60% dùng cho trang sức. Số còn lại là được cất trữ,
đầu cơ.
Khu vực phát triển mạnh nhất là châu Á, với sản lượng tăng 66 tấn, đạt 597 tấn, chủ yều nhờ
Trung Quốc, Indonesia, Papua New Guinea và Philippin, Trung Quốc sản xuất đã vượt Nam
Phi trở thành nước sản xuất vàng nhiều nhất thế giới. Năm 2007 sản lượng vàng của Nam Phi
chỉ đạt được 272 tấn, quý I/2008 sản lượng vàng của công ty này đã giảm 20-25% so với quý
IV/2007 do bị công ty điện lực Nhà nước Eskom (Nam Phi) áp đặt giảm 10% lượng điện tiêu
thụ đối với các mỏ vàng của Nam Phi trong vòng 4 năm. Tại châu Mỹ Latinh, sản xuất sụt
giảm 23 tấn, sự gia tăng mạnh tại Brazil, Mexico và Guatelama không đủ bù đắp mức sụt
giảm 32 tấn tại Peru do cắt giảm sản lượng từ mỏ Yanacocha khổng lồ.
Sản lượng khai thác vàng trên thế giới giảm trong khi nhu cầu về vàng lại tăng lên. Theo
Hiệp hội vàng thế giới, Ấn Độ hiện là nước tiêu thụ vàng cao nhất thế giới với 722 tấn/năm,
tiếp sau là Trung Quốc và Mỹ đứng thứ 3 với 278 tấn. Điều này sẽ gây thêm áp lực cho cán
cân cung-cầu.
Trước tình hình khinh tế Mỹ suy thoái, USD giảm giá liên tục khiến cho các nước thay đổi tỷ
lệ dự trữ ngoại tệ và vàng. Dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga đang ở mức $494.5 tỷ vào ngày
7/3/2008, tăng $3.8 tỷ tương đương $0.8 tỷ từ mức $490.7 tỷ một tuần sau đó. Trong vòng 4
tuần, dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga đã tăng $13.5 tỷ tức 2.8%. Với mức tăng như vậy, Nga
từng bước xóa dần khoảng cách giữa nước này với với dự trữ vàng và ngoại tệ của Trung
Quốc và Nhật Bản, hai nước này đang dẫn đầu về dự trữ ngoại tệ. Hiện tại, dự trữ của Trung
Quốc đứng đầu thế giới với $1.5 ngàn tỷ, tăng 43% so với năm ngoái bởi đầu tư thương mại
nước ngoài và xuất khẩu mạnh, Nhật Bản đứng sau với hơn $1 tỷ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực
đồ trang sức do giá vàng cao nên nhu cầu cũng giảm mạnh.
1.3.4 Động thái của các quỹ đầu tư
62
Nguồn: Bloomberg; individual companies
Hình 5: Các quỹ đầu tư vàng
Năm 2006, nhu cầu vàng đầu tư tiếp tục tăng mạnh, quan điểm dùng vàng để đảm bảo giá trị
tài sản và sinh lợi đã trở nên nổi trội và khẩu hiệu “Vàng còn hơn cả tiền”, “Hãy bán mọi thứ,
trừ vàng”. Các nhà đầu tư đang có khuynh hướng chuyển tiền đầu tư từ các loại ngoại tệ
mạnh sang đầu tư tập trung vào vàng để hưởng siêu lợi nhuận. Các quỹ đầu tư (hedge funds)
và giao dịch vàng (exchange-trade gold funds -ETFs) đã thao túng thị trường vàng năm 2006.
Thêm vào đó, 5 quỹ ETFs lớn trên thế giới đã tăng dự trữ vàng lên 384 tấn, bằng với lượng
dự trữ vàng của Nga. Các NHTW châu Âu sẽ bán vàng ra nhỏ giọt theo Hiệp định bán vàng
với quota 500 tấn/năm.
Năm 2007 các quỹ đầu cơ vàng đã mua vào với số lượng cao nhất từ trước đến nay, tăng
39%, đạt mức 630 tấn. Ngoài ra, việc NHTW các nước tính toán, cơ cấu lại dự trữ, âm thầm
mua vàng vào và bán đôla Mỹ ra đã tạo ra nhu cầu lớn, đẩy giá vàng tăng lên, còn đôla Mỹ
thì càng mất giá.
Những ngày cuối tháng 2-2008, giá vàng thế giới liên tục hạ nhiệt là do Mỹ ra tuyên bố sẽ
ủng hộ việc Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) bán ra 12,9 triệu oz vàng, tương đương 401 tấn vàng,
để bù đắp cho thâm hụt ngân sách của tổ chức này. IMF hiện là tổ chức nắm giữ lượng vàng
lớn thứ ba thế giới, với 3.217,3 tấn, sau Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) với 8.133,5 tấn và
Ngân hàng Trung ương Đức với 3.417,4 tấn. Để quyết định này được thực thi cần phải nhận
63
được sự chấp thuận của Quốc Hội Mỹ. Dự báo khi IMF bán vàng ra, nhiều khả năng giá vàng
sẽ hạ khi nguồn cung cân xứng hơn với nhu cầu, vào lúc đó vàng sẽ không còn là công cụ đầu
tư hấp dẫn như thời gian qua nữa.
Tuy nhiên, toàn bộ lượng vàng mà IMF bán ra chưa chắc sẽ được đưa hết ra thị trường vì một
số ngân hàng trung ương như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ mua vào, và như thế, sẽ hạ bớt áp lực
giảm giá cho vàng. Trung Quốc hiện là nước có dự trữ vàng lớn thứ 10 thế giới, với 600 tấn,
chiếm 1% dự trữ vàng của tất cả các ngân hàng trung ương trên toàn cầu. Các quỹ đầu cơ tích
cực mua vào với mức độ cao nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, riêng lượng vàng nắm giữ của
Quỹ đầu tư StreetTracks (GLD) hôm 26-2 đã tăng thêm 8,3 tấn, lên mức 693 tấn. Trong khi
đó kế hoạch bán ra của IMF nhiều nhất cũng chỉ khoảng 500 tấn và 2 tấn của Bộ Ngân khố
Mỹ cũng khó đủ sức làm đảo ngược xu hướng tăng giá của thị trường vàng.
Một yếu tố không kém phần quan trọng là các quỹ đầu cơ đang chiếm khoảng 20% tổng
lượng vàng trên thị trường thế giới và hiện tại, họ vẫn đang tiếp tục gom, găm giữ hàng để
chờ bán ở mức giá đỉnh điểm...
64
PHỤ LỤC 2 VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM
2.1 Việt Nam được biết đến như một thị trường vàng chính của Châu Á
Hiện chỉ có vài chục đơn vị được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép nhập khẩu vàng,
với một số lượng nhất định. Riêng hạn ngạch dành cho khối ngân hàng thương mại vào
khoảng trên dưới 50 tấn mỗi năm. Về nguyên tắc, giá vàng nguyên liệu nhập về Việt Nam
được xây dựng căn cứ trên mức thoả thuận trong hợp đồng ký với đối tác nước ngoài, cộng
phí vận chuyển và bảo hiểm để đưa hàng về tới cảng (khoảng 0,9-1,1 USD/ounce), thuế nhập
khẩu (0,5%), phí hải quan và vận chuyển trong nước (khoảng 0,2 USD/ounce) cùng một số
chi phí phát sinh. Tính ra, mỗi ounce vàng nguyên liệu về đến kho của nhà nhập khẩu nội địa
thường cao hơn giá nhập trong hợp đồng khoảng trên 4 USD. Mỗi lượng bằng 1,19-1,2
ounce, quy đổi ra tiền đồng, mức chênh lệch sẽ vào khoảng trên dưới 77.000 đồng/lượng.
Nếu nguyên liệu đó được đem cán thành vàng miếng, sẽ cộng thêm phí gia công gia, nơi rẻ là
10.000 đồng, cao thì 20.000 đồng/lượng. Để xác định giá bán lẻ, các nhà kinh doanh thường
căn cứ vào giá giao ngay trên thị trường thế giới trong cùng thời điểm.
Theo Hiệp hội kinh doanh vàng bạc đá quý, năm nay có thể Việt Nam nhập khoảng 70 tấn để
đáp ứng nhu cầu trong nước đang tăng cao, tuy nhiên riêng quý I cả nước đã nhập 40 tấn.
Vàng được sản xuất trong nước hàng năm được giới hạn ở mức 40-45 tấn (trong vòng 3 năm
qua) và riêng năm nay NHNN đã hạn mức sản xuất vàng miếng là 63.4 tấn, trong đó SJC
được sản xuất 50tấn. Từ đầu năm đến nay SJC đã đúc được 800.000 lượng vàng, tương
đương 30 tấn vàng.
Hiện nay SJC chiếm 80% thị trường vàng Việt Nam, ngoài ra còn có khoảng 10 doanh nghiệp
có quy mô lớn cùng với 3000 doanh nghiệp kinh doanh vàng vừa và nhỏ .
Sự phát triển liên tục của thị trường vàng Việt Nam trong những năm gần đây với những biện
pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước như giảm thuế, điều chỉnh hạn ngạch nhập khẩu, khiến việc
nhập lậu vàng giảm hẳn và tăng lượng nhập khẩu chính ngạch. Kho ngoại quan sẵn có tại
Tp.HCM giúp các công ty kinh doanh vàng trong nước có thể vay vàng của các ngân hàng
quốc tế có sẵn trong kho và giao tận nơi theo yêu cầu thúc đẩy kinh doanh vàng bạc đá quý
phát triển mạnh.
Nhìn lại trong thập kỷ qua giá vàng ở nước ta liên tục tăng lên theo trào lưu chung của giá
vàng thế giới. Trong giai đoạn 1996-2000 giá vàng tăng 6,16%, và đã tăng vọt thời kỳ 2000-
2005 lên 102,07% và giá vàng đã vượt ngưỡng 1,5 triệu đồng/chỉ vào 12/5/2006. Cuối tháng
65
12/2006 giá vàng đã tăng lên 1,6 triệu đồng một chỉ. Do quá trình hội nhập của Việt Nam vào
nền kinh tế ngày một sâu rộng nên mọi biến động trên thị trường thế giới sẽ tác động trực tiếp
đến thị trường Việt Nam. Biến động giá vàng thời gian qua ở thị trường trong nước cho thấy
rõ điều đó khi giá vàng thế giới lên đỉnh cao trên 1000 USD/ounce thì giá vàng trong nước
cũng đã đạt tới gần 2 triệu đồng một chỉ.
Từ đó đến nay vàng liên tục leo thang và hiện đang ở mức trên dưới 1,8 triệu đồng/chỉ.
70
86
99
0
20
40
60
80
100
2005 2006 2007
Nhu cầu vàng
(tấn/năm)
Hình 6: Nhu cầu vàng Việt Nam
Nhu cầu tiêu thụ vàng của Việt Nam hiện đang tăng mạnh. Trong 3 năm trở lại đây nhập
khẩu vàng bình quân của Việt Nam lên đến khoảng 70 tấn/năm. Năm 2006 theo Hội đồng
vàng thế giới, mức tiêu thụ vàng của Việt Nam đã tăng vọt lên lên 86 tấn còn trong năm 2007
là 99 tấn.
Trước hết, vàng đang thể hiện vai trò bảo toàn vốn trước những bất ổn của thị trường tài
chính, trước biến động giá dầu và sự trượt dốc của đồng USD. Vàng cũng là công cụ phòng
ngừa khả năng lạm phát tăng cao và lãi suất đồng USD tiếp tục cắt giảm. Tại Việt Nam, nhu
cầu vàng đầu tư đang phát triển mạnh hơn nhu cầu vàng tiêu dùng. Với đà lạm phát hiện nay,
cộng với mức giá tăng chóng mặt trong thời gian qua, người dân đang có tâm lý chọn vàng để
tích trữ, đầu tư dài hạn.
Nhu cầu vàng miếng tăng cao trong năm 2006 và 2007 là do giá vàng trên thế giới cũng như
tại Việt Nam tăng cao và xuất hiện xu thế đầu cơ vàng miếng của người tiêu dùng. Trong các
yếu tố tác động tới thị trường vàng ở nước ta thì ngoài yếu tố biến động giá vàng thế giới như
đã nêu trên thì yếu tố tâm lý đầu cơ có ảnh hưởng rất lớn đến thị itrường. Do đồng đô la mất
giá, thị trường chứng khoán tụt dốc và đang ngoi dần lên mốc 600 điểm (không đầy một nửa
so với thời kỳ đỉnh cao gần 1200 điểm) nên nhiều người đổ xô đi mua vàng.
66
Ngoài ra, do tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt khiến thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu về
vàng trang sức cũng như vàng miếng đang tăng mạnh.
Theo thống kê sơ bộ, hiện có khoảng 10 triệu lượng vàng miếng (khoảng 380 tấn vàng) đã
được các công ty vàng bạc đưa vào lưu thông.
2.2 Giá vàng lên có tác động gì đến nền kinh tế Việt Nam?
* Gánh nặng trả nợ rất cao tùy theo kỳ hạn. Chỉ nguyên giá vàng tăng, chưa kể lãi, thì giá
vàng hiện đã tăng khoảng 16% so với tháng 12-2007, tăng 48% so với tháng 12-2006, tăng
87,9% so với tháng 12-2005,...
Đó là những tốc độ tăng cao hơn nhiều so với giá tiêu dùng, giá USD, lãi suất tiết kiệm trong
thời gian tương ứng .
* Bất động sản chững lại. Người có tiền đầu tư cũng cân nhắc khi lựa chọn giữa hai kênh
đầu tư (bất động sản và vàng) thì đầu tư vào vàng không cần vốn lớn, việc mua bán dễ dàng,
tính thanh khoản cao, không bị rủi ro về giấy tờ... Bất động sản khi mua bán ở nhiều nơi vẫn
còn thanh toán bằng vàng, hoặc nếu không thanh toán bằng vàng thì cũng thường so với giá
vàng để biết có tăng hay giảm, lỗ hay lãi. Thị trường bất động sản "rúng động" trước việc
Ngân hàng Nhà nước thực hiện "siết chặt" tiền tệ, làm cho các ngân hàng thương mại "giật
mình" khi đã cho vay dưới chuẩn (nới lỏng điều kiện cho vay, lấy tiền vay ngắn hạn để cho
vay dài hạn, tỷ lệ rủi ro được xác định lên đến 250%,...), nay đã trở tay không kịp, phải "cắn
răng" vay với lãi suất đã "phóng tay" cho vay. Đấy cũng là bài học cho các ngân hàng thương
mại nếu chạy theo tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng để cho vay mua vàng, nếu như giá vàng
thế giới "đảo chiều"!
* Chỉ số chứng khoán sụt giảm mạnh. Trên sàn TP.HCM, VN-Index ngày 3-3-2008 chỉ còn
635 điểm, thấp nhất trong 15 tháng qua, giảm tới 540 điểm hay giảm tới 46% so với đỉnh
điểm 1.175 điểm vào ngày 12-3-2007. Cùng ngày, chỉ số giá chứng khoán trên sàn Hà Nội
HaSTC-Index cũng bị sút giảm mạnh chỉ còn 214 điểm, giảm 246 điểm hay giảm 53,5% so
với đỉnh điểm trước đây. Thị trường chứng khoán ngoài sự tác động của nhiều yếu tố khác,
thì sự nóng lên của thị trường vàng lại "bồi thêm" nên từ sau Tết Nguyên đán đến nay vẫn
chưa hồi phục được.
* Ngân hàng khó huy động vốn tiền gửi. Trong tỷ lệ tiết kiệm của dân cư, lâu nay vàng
chiếm tới gần 40%. Nếu giá vàng tăng cao, tỷ lệ để dành bằng vàng của dân cư cũng sẽ tăng
lên. Điều này đồng nghĩa với việc tiền tiết kiệm của dân cư gửi vào NH sẽ có nguy cơ giảm
67
xuống. Sự chuyển dịch từ tiết kiệm tiền sang vàng sẽ khiến đồng vốn có nguy cơ trở nên khan
hiếm hơn trong tương lai gần. Thậm chí, nếu các NHTM không tăng lãi suất tiền gửi, sẽ khó
huy động được lượng vốn như hiện nay. Xét trong giai đoạn trung hạn, việc tăng giá vàng có
thể làm ảnh hưởng tới vốn của toàn bộ nền kinh tế và đây là ảnh hưởng căn bản nhất. Việc
tăng giá vàng cũng có thể tạo ra một tâm lý tiền Việt Nam mất giá so với vàng, lo ngại lạm
phát cũng có xu hướng tăng khiến dân chúng tăng dự trữ vàng trong trung hạn.
* Một lượng lớn vàng bỏ ống trong dân, không được đưa ra để sinh sôi nảy nở. Vàng là
"nơi trú ẩn an toàn" mỗi khi lạm phát cao, mấy năm nay đã trở thành một kênh đầu tư có lãi
suất hấp dẫn. Gọi là đầu tư, nhưng không trực tiếp đầu tư cho sản xuất kinh doanh, nên không
tạo ra giá trị tăng thêm để tính vào tăng trưởng kinh tế, thậm chí còn bị "chôn" dưới dạng
"vàng bỏ ống". Hằng năm, Việt Nam nhập khẩu bình quân khoảng 60 tấn vàng, tính theo giá
bán hiện tại lên đến gần 31 nghìn tỉ đồng một năm, hay gần 2 tỉ USD. Nếu tạm tính 5 năm thì
lượng vàng trong dân đã lên đến hàng chục tỉ USD. Tuy nhiên, đó chỉ nói trên khía cạnh đầu
tư vàng để chống lạm phát, nếu nói về khía cạnh đầu cơ vàng như hiện nay thì lập luận trên
chưa hẳn đúng, vì vàng là loại hàng hoá đặc biệt, nên nếu dùng để kinh doanh vàng thì cũng
tạo ra lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư, xa hơn là nền kinh tế nước nhà.
PHỤ LỤC 3 SỐ LIỆU 60 TUẦN GIÁ VÀNG
STT Ngày Giá vànng TG Giá vàng VN Tỷ giá
1 2/1/2007 639.75 1237.00 16.065
2 9/1/2007 609.50 1206.00 16.070
3 16/1/2007 627.00 1215.00 16.063
4 23/1/2007 639.00 1227.00 16.073
5 30/1/2007 644.75 1234.00 16.050
6 6/2/2007 649.40 1248.00 16.010
7 13/2/2007 664.55 1210.00 15.983
8 22/2/2007 661.25 1285.00 15.985
9 27/2/2007 685.75 1275.00 15.990
10 6/3/2007 636.75 1257.00 16.001
11 13/3/2007 647.75 1267.00 16.012
12 20/3/2007 655.00 1288.00 16.016
13 27/3/2007 663.00 1279.00 16.019
14 3/4/2007 658.25 1285.00 16.026
15 10/4/2007 677.40 1300.00 16.032
16 17/4/2007 686.50 1335.00 16.036
17 24/4/2007 688.70 1336.00 16.043
18 2/5/2007 673.60 1308.00 16.048
19 8/5/2007 684.25 1325.00 16.049
20 15/5/2007 670.20 1305.00 16.047
21 22/5/2007 658.00 1297.00 16.065
22 29/5/2007 660.15 1286.00 16.080
23 5/6/2007 671.10 1307.50 16.097
68
24 12/6/2007 650.30 1283.00 16.114
25 19/6/2007 656.00 1285.00 16.126
26 26/6/2007 650.75 1280.00 16.127
27 3/7/2007 654.75 1285.00 16.134
28 10/7/2007 661.25 1289.00 16.136
29 17/7/2007 666.00 1293.00 16.135
30 24/7/2007 682.00 1316.50 16.138
31 31/7/2007 661.00 1297.00 16.143
32 7/8/2007 671.50 1304.00 16.166
33 14/8/2007 668.75 1304.00 16.205
34 21/8/2007 659.50 1299.00 16.246
35 28/8/2007 666.00 1309.00 16.240
36 4/9/2007 672.00 1316.00 16.243
37 11/9/2007 703.50 1370.00 16.242
38 18/9/2007 719.00 1387.00 16.235
39 25/9/2007 730.00 1396.00 16.145
40 2/10/2007 742.50 1417.00 16.090
41 9/10/2007 733.75 1405.00 16.079
42 16/10/2007 758.85 1463.00 16.080
43 23/10/2007 751.25 1469.00 16.084
44 30/10/2007 788.50 1524.00 16.083
45 6/11/2007 804.75 1580.00 16.071
46 13/11/2007 803.50 1570.00 16.067
47 20/11/2007 778.85 1532.00 16.060
48 27/11/2007 830.00 1597.00 16.048
49 4/12/2007 784.25 1546.00 16.043
50 11/12/2007 809.50 1574.00 16.039
51 18/12/2007 790.75 1556.00 16.052
52 25/12/2007 829.00 1570.00 16.040
53 2/1/2008 846.75 1618.00 16.010
54 8/1/2008 859.25 1678.00 15.992
55 15/01/2008 902.00 1758.00 15.983
56 22/1/2008 871.25 1680.00 15.981
57 29/1/2008 921.75 1782.00 15.973
58 5/2/2008 893.75 1735.00 15.963
59 12/2/2008 918.00 1775.00 15.961
60 19/2/2008 903.25 1757.00 15.952
PHỤ LỤC 4 MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN GIÁ VÀNG
Loại thông tin phản ánh Thông tin Mức ảnh hưởng
Nền kinh tế Mỹ Lãi suất FED
Mức cung vàng Động thái bán vàng của các quỹ đầu tư lớn
như IMF
Mức cung vàng Sản lượng khai thác vàng
Nền kinh tế Lãi suất của BoA, EU
Mức cung dầu Sản lượng cung dầu
Mức cung dầu Giá dầu 1/2
Mức cầu về dầu Dự trữ quốc gia về dầu (Mỹ, các nước EU) 1/2
69
Mức cầu về vàng Việc kinh doanh của các tập đoàn tài chính 1/2
Nền kinh tế Mỹ Chỉ số USD
Nền kinh tế Mỹ Mức lạm phát của Mỹ
Nền kinh tế Mỹ Doanh số bán nhà
Nền kinh tế Mỹ Hoạt động thị trường mở, hoặc bán và mua
chứng khoán chính phủ => mức cung tiền
1/2
Nền kinh tế Mỹ Chỉ số bán lẻ
Nền kinh tế Mỹ Niềm tin tiêu dùng
Nền kinh tế Mỹ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Nền kinh tế Mỹ Tỷ lệ thất nghiệp
Nền kinh tế Mỹ Thu nhập bình quân hàng tháng
Nền kinh tế Mỹ Bảng lương phi nông nghiệp
70
PHỤ LỤC 5 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM
(Mẫu khảo sát: 100 nhà đầu tư )
1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Không ý kiến 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý
1. Nếu tham gia thị trường vàng anh (chị) chọn loại sản
phẩm nào? 1 2 3 4 5
Mua bán trên thị trường tự do 8 12 36 28 16
Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng 11 12 35 28 14
Giao dịch trên sàn 5 8 20 46 21
Các hợp đồng vàng (Option, Forward…) 11 19 31 22 17
2. Anh (chị) có muốn tham gia sản phẩm khác về vàng
Vàng tài khoản 14 16 34 23 13
Vàng ghi sổ theo giá thế giới 12 21 38 21 8
Chứng chỉ vàng 10 19 33 26 12
3. Theo anh (chị) vì sao thị trường vàng hấp dẫn các nhà đầu tư?
Đầu tư vào vàng dễ có lợi nhuận cao 6 11 27 34 22
Chống lạm phát 13 19 24 37 7
Doanh nghiệp phòng chống rủi ro giá vàng 4 9 49 28 10
Giá vàng biến động mạnh 1 14 28 41 16
4. Vàng Việt Nam biến động theo vàng thế giới 8 17 18 43 14
5. Vàng Việt Nam chênh lệch với giá vàng thế giới là do
Tỷ giá VND/USD 4 15 26 42 13
Do các đại gia vàng “làm giá” 6 16 28 41 9
Do cung cầu của thị trường vàng Việt Nam 6 18 25 38 13
6. Nhà đầu tư có thông tin đầy đủ về giá vàng kịp thời 5 28 38 24 5
7. Nhà đầu tư mua/bán vàng theo tâm lý bầy đàn 8 12 25 34 21
8. Theo anh (chị), giá vàng chịu tác động của yếu tố nào
Cung – cầu vàng 6 12 24 47 11
Giá Dầu 7 11 24 39 19
Các chỉ số kinh tế Mỹ 6 11 29 42 12
Lãi suất của FED 4 9 40 33 14
9. Khi tham gia thị trường vàng anh (chị) dựa vào các dịch
vụ tư vấn thông tin 3 7 32 47 11
10. Khi mua/bán vàng anh (chị) dựa vào
Phân tích kỹ thuật 1 11 39 35 14
Phân tích cơ bản 1 9 30 46 14
Dựa theo số đông 15 19 36 28 2
11. Mức độ hiểu biết về Phân tích kỹ thuật 8 10 39 35 8
12. Mức độ hài lòng của anh (chị) về giao dịch trên sàn
Mức ký quỹ 7% , khối lượng giao dịch tối thiểu 50 lượng
là hợp lý 7 18 52 17 6
Các điều khoản hợp đồng về lãi suất cho vay, quy định
gửi/rút vàng 5 15 48 27 5
Giải quyết sự cố trên sàn 10 24 40 22 4
Hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo sàn hoạt động
tốt 10 23 47 15 5
13. Thời gian hoạt động thị trường vàng Việt Nam như thế nào là hợp lý
8h – 16h 22 21 38 12 7
8h - 20h 15 31 35 16 3
8h - 24h 11 18 43 21 7
24/24h 6 10 30 18 36
71
72
PHỤ LỤC 6 Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ
CÁC TỔ CHỨC THẾ GIỚI
FED (Federal Reserve): Cục dự trữ Liên bang Mỹ, đóng vai trò như một NHTW.
IMF (International Monetary Fund): Tổ chức tiền tệ thế giới.
FOMC (Federal Open Market Committee): Ủy ban tiền tệ, một bộ phận của Fed.
CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ
GDP (Gross Domestic Product): là chỉ số đo lường giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất trên một quốc gia, không xét đến yếu tố quốc tịch của các công ty sở hữu các
nguồn lực này.
Có 4 yếu tố chính cấu thành giá trị GDP gồm : tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, xuất
khẩu ròng. Chỉ số này được công bố hàng quý trên cơ sở so sánh tỷ lệ % tăng giảm quý này
so với quý trước, năm này so với năm trước. Chỉ số này có ảnh hưởng quan trọng trên thị
trường sau khi được công bố.
Trade Balance (Cán cân thương mại) Đo lường chênh lệch về giá trị giữa xuất khẩu và nhập
khẩu hàng hóa. Cán cân thương mại dương cho thấy hàng hóa được xuất khẩu lớn hơn hàng
hóa nhập khẩu. Chỉ tiêu này tăng sẽ làm cho đồng tiền quốc gia mạnh lên. Khi xuất khẩu lớn
hơn mức bán ra của thế giới thì nhu cầu về đồng tiền của quốc gia sẽ cao vì các nhà đầu tư
nước ngoài sẽ bỏ tiền của quốc gia mình mua những hàng hóa xuất khẩu. Cán cân thương mại
có tác động lớn đến GDP vì nếu xuất khẩu lớn sẽ tạo được việc làm và sản lượng lớn , các
nhà máy trong nước hoạt động không ngừng.
Personal Income (Thu nhập bình quân hàng tháng) đo lường tỷ lệ lạm phát trong mức
lương của người lao động. Chỉ số này tăng sẽ làm cho đồng đôla tăng giá. Khi tiền lương tăng
lên thì chi phí cũng sẽ tăng lên. Lạm phát trong tiền lương tăng lên là dấu hiệu tăng cho lạm
phát trong tiêu dùng.
CCI (Consumer Confidence Index): là chỉ số niềm tin người tiêu dùng, đo lường mức độ lạc
quan hay bi quan của người tiêu dùng, trong đó có xét đến các chỉ số kinh tế khác.
PCE (Personal Comsumer Expenditure - Chi tiêu tiêu dùng cá nhân): đo lường sự thay đổi
trong giá cả hàng tiêu dùng và dịch vụ, được tính toán bằng thực tế chi tiêu cho hàng gia
dụng, hàng lâu bền, hàng không lâu bền và dịch vụ cũng như các chi tiêu liên quan khác. Chỉ
tiêu này cần thiết để dự đoán khối lượng hàng hoá và dịch vụ của khu vực tiêu dùng cá nhân.
73
ISM (Institute of Supply Management) điều tra về hoạt động sản xuất trải đều trên 20 lĩnh
vực công nghiệp khác nhau.
+ ISM trên 50 thì đó là dấu hiệu ngành sản xuất (manufacturing industry) của kinh tế đang
gia tăng => USD tăng giá – vàng giảm giá.
+ ISM dưới 50 thì đó là dấu hiệu ngành sản xuất trong kinh tế Hoa Kỳ đang co rút lại. Đó
không phải là một dấu hiệu tốt cho kinh tế. Kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất để cố gắng và
kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Khi đó USD giảm giá – vàng tăng giá.
PMI (Purchasing Manager’s Index): là chỉ số đo lường “sức khoẻ” của khu vực sản xuất của
nền kinh tế. PMI dựa trên cơ sở của 5 chỉ số chính: các đơn đặt hàng mới (new orders), mức
tồn kho (inventory levels), sản xuất (production), cung hàng hoá của nhà cung cấp (supplier
deliveries), môi trường việc làm (employment environment). Chỉ số PMI do ISM công bố
nên đôi khi còn được gọi là chỉ số ISM.
PPI (Producer Price Index – Chỉ số giá sản xuất): đo lường mức giá bình quân của hàng hóa
và dịch vụ đầu vào từ nhà sản xuất nội địa.
Chỉ số này xem xét trên ba khu vực sản xuất: công nghiệp cơ bản, hàng hóa cơ bản, quá trình
sản xuất cơ bản.
CPI (Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng): đo lường mức giá trung bình trong rổ
hàng hóa, dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng. CPI được công bố hàng tháng là cơ sở để
tính toán mức độ lạm phát.
NFP (Non- Farm Payrolls - Bảng lương phi nông nghiệp ): Là một báo cáo của Cục thống
kê lao động và việc làm Mỹ về tổng số lao động được trả công, về tuần làm việc trung bình
và thu nhập trung bình hàng tuần của lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp.Thống kê này
căn cứ trên khoảng 80% lao động của nền kinh tế, bộ phận tạo ra gần như toàn bộ tổng sản
phẩm quốc dân của Mỹ. Bảng lương phi nông nghiệp thường được công bố hàng tháng, vào
ngày thứ sáu của tuần đầu tiên và được các nhà hoạch định chính sách , các nhà kinh tế dùng
để nhận định thực trạng, cũng như dự đoán các mức độ phát triển tiếp theo của nền kinh tế.
Retail ratios (Chỉ số bán lẻ) đo lường giá trị của doanh số bán lẻ. Chỉ số này tăng lên sẽ làm
cho đồng USD mạnh lên vì nó được tạo thành từ mức chi tiêu của người tiêu dùng, là yếu tố
chính tác động đến GDP. Các nhà thương mại thường giành một sự chú ý đặc biệt cho chỉ
tiêu này vì nó là dấu hiệu đầu tiên để xem xét hành vi của người tiêu dùng và là yếu tố tương
đối phức tạp.
Unemployment rate (Tỷ lệ thất nghiệp) đo lường tỷ lê phần trăm số người không có việc
làm và số người đang tìm việc trong tháng vừa qua. Tỷ lệ này giảm sẽ làm cho đồng đôla
74
mạnh lên vì khi người dân có việc làm họ sẽ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn mà đóng góp
nhiều hơn cho GDP. Các nhà kinh doanh thường chú ý đến tỷ lệ này vì nó là một dấu hiệu
cho thành quả của nền kinh tế trong tương lai…
75
PHỤ LỤC 7 MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ DỰ BÁO GIÁ VÀNG
A. SỐ LIỆU
T GOLD OILPRICE INF INT CPI ISM PPI
1.2005 424.15 46.84 2.97 2.25 190.70 56.60 150.90
2.2005 423.35 47.97 3.01 2.50 191.80 54.40 151.60
3.2005 434.24 54.31 3.15 2.75 193.30 54.80 153.70
4.2005 428.93 53.04 3.51 2.75 194.60 52.50 155.00
5.2005 421.87 49.83 2.80 3.00 194.40 51.00 154.30
6.2005 430.66 56.26 2.53 3.00 194.50 52.90 154.30
7.2005 424.48 58.70 3.17 3.25 195.40 54.30 156.30
8.2005 437.93 64.97 3.64 3.50 196.40 51.90 157.60
9.2005 456.04 65.57 4.69 3.75 198.80 56.60 162.20
10.2005 469.90 62.37 4.35 3.75 199.20 57.30 166.20
11.2005 476.67 58.30 3.46 4.00 197.60 56.30 163.70
12.2005 509.76 59.43 3.42 4.25 196.80 54.40 163.00
1.2006 549.86 65.51 3.99 4.50 198.30 54.80 164.30
2.2006 555.00 61.63 3.60 4.50 198.70 55.00 161.80
3.2006 557.09 62.90 3.36 4.50 199.80 54.30 162.20
4.2006 610.65 69.69 3.55 4.75 201.50 55.90 164.30
5.2006 676.51 70.94 4.17 5.00 202.50 53.80 165.80
6.2006 596.15 70.96 4.32 5.00 202.90 52.70 166.10
7.2006 633.77 74.41 4.15 5.25 203.50 53.40 166.80
8.2006 632.59 73.05 3.82 5.25 203.90 53.50 167.90
9.2006 598.19 63.87 2.06 5.25 202.90 51.90 165.40
10.2006 585.78 58.88 1.31 5.25 201.80 51.10 162.20
11.2006 627.83 59.37 1.97 5.25 201.50 49.70 164.60
12.2006 629.79 62.03 2.54 5.25 201.80 51.50 165.60
1.2007 631.17 54.57 2.08 5.25 202.42 49.30 164.00
2.2007 664.75 59.26 2.42 5.25 203.50 51.50 166.80
3.2007 654.90 60.56 2.78 5.25 205.35 50.70 169.30
4.2007 679.37 63.97 2.57 5.25 206.69 52.80 171.40
5.2007 666.86 63.46 2.69 5.25 207.95 52.80 173.30
6.2007 655.49 67.48 2.69 5.25 208.35 53.40 173.80
7.2007 665.30 74.18 2.36 5.25 208.30 52.30 175.10
8.2007 665.41 72.39 1.97 5.25 207.92 51.20 172.40
9.2007 712.56 79.93 2.67 4.75 208.49 50.50 173.50
10.2007 754.60 86.20 3.54 4.75 208.94 50.40 174.70
11.2007 806.25 94.62 4.31 4.50 210.18 50.00 179.00
12.2007 803.20 91.73 4.08 4.25 210.04 48.40 178.60
1.2008 889.60 92.95 4.28 3.50 211.08 50.70 180.80
76
2.2008 922.30 95.35 4.03 3.00 211.69 48.30 182.40
3.2008 968.43 105.56 3.98 2.25 213.53 48.60 188.10
T CCI UNRATE USDX NFP TRADE RETAIL
1.2005 105.10 5.20 95.3742 125 -55.627 1.55
2.2005 104.40 5.40 95.4582 209 -57.506 1.55
3.2005 103.00 5.20 95.645 119 -53.509 1.55
4.2005 97.50 5.10 97.0804 332 -56.259 1.53
5.2005 103.10 5.10 97.3957 177 -56.32 1.54
6.2005 106.20 5.00 98.4245 261 -58.092 1.50
7.2005 103.60 5.00 98.9046 368 -57.877 1.45
8.2005 105.50 4.90 97.9535 213 -58.024 1.48
9.2005 87.50 5.10 98.5664 110 -65.053 1.50
10.2005 88.20 5.00 99.3516 105 -67.078 1.50
11.2005 98.30 5.00 99.0739 361 -64.683 1.50
12.2005 103.80 4.80 98.0277 152 -64.347 1.52
1.2006 106.80 4.70 97.0126 232 -65.158 1.47
2.2006 102.70 4.70 97.0789 273 -62.377 1.48
3.2006 107.50 4.70 97.8074 259 -62.178 1.49
4.2006 109.80 4.70 97.7748 147 -62.336 1.47
5.2006 104.70 4.70 96.0945 22 -65.714 1.50
6.2006 105.40 4.60 97.401 94 -64.527 1.51
7.2006 107.00 4.70 97.3107 262 -67.554 1.50
8.2006 100.20 4.70 96.6403 191 -67.606 1.50
9.2006 105.90 4.50 96.2667 165 -64.149 1.51
10.2006 105.10 4.40 95.8141 73 -58.165 1.50
11.2006 105.30 4.50 94.5462 182 -58.455 1.50
12.2006 110.00 4.40 93.7316 199 -60.306 1.48
1.2007 110.20 4.60 94.8046 126 -57.356 1.48
2.2007 111.20 4.50 94.4304 25 -58.228 1.48
3.2007 108.20 4.40 94.72 177 -63.035 1.45
4.2007 106.30 4.50 94.0878 46 -59.213 1.47
5.2007 108.50 4.50 93.7174 162 -60.274 1.45
6.2007 105.30 4.60 93.4787 107 -59.983 1.48
7.2007 111.90 4.70 91.9187 57 -58.895 1.48
8.2007 105.60 4.70 91.9807 74 -56.729 1.49
9.2007 99.50 4.70 90.6559 81 -56.945 1.48
10.2007 95.20 4.80 88.4721 140 -57.586 1.48
11.2007 87.80 4.70 87.1585 60 -62.409 1.46
12.2007 90.60 5.00 87.7006 41 -57.856 1.48
1.2008 87.30 4.90 87.1733 -76 -58.959 1.48
77
2.2008 76.40 4.80 85.9071 -76 -62.321 1.48
3.2008 64.50 5.10 84.9045 -80 -62.321 1.48
78
B. MÔ HÌNH HỒI QUY
+ Hồi quy GOLD theo tất cả các nhân tố :MOHINHHOIQUY
Dependent Variable: GOLD
Method: Least Squares
Sample: 2005:01 2007:12
Included observations: 36
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 2394.700 473.2516 5.060099 0.0000
INF 18.41153 11.28294 1.631802 0.1153
INT 53.66204 15.96949 3.360286 0.0025
ISM -2.497933 3.194147 -0.782034 0.4415
NFP -0.061886 0.062062 -0.997157 0.3282
CCI 1.032439 1.000302 1.032127 0.3119
USDX -20.59681 3.084268 -6.678023 0.0000
TRADE -2.358732 2.770270 -0.851445 0.4026
RETAIL -167.0918 244.6938 -0.682861 0.5010
UNRATE -12.74107 52.25836 -0.243809 0.8094
OILPRICE 0.903809 0.979979 0.922274 0.3652
R-squared 0.968412 Mean dependent var 581.9736
Adjusted R-squared 0.955777 S.D. dependent var 113.7740
S.E. of regression 23.92587 Akaike info criterion 9.434266
Sum squared resid 14311.19 Schwarz criterion 9.918119
Log likelihood -158.8168 F-statistic 76.64404
Durbin-Watson stat 1.423904 Prob(F-statistic) 0.000000
Mô hình có khả năng giải thích rất cao R2 = 96,84% nhưng nhiều nhân tố không có ý
nghĩa (prob lớn).
Dependent Variable: OILPRICE
Method: Least Squares
Sample: 2005:01 2007:12
Included observations: 36
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 270.4826 78.45892 3.447442 0.0019
INF 5.617905 1.970929 2.850384 0.0084
INT 6.345077 2.943644 2.155518 0.0406
ISM -0.592570 0.628569 -0.942729 0.3545
CCI -0.199539 0.196321 -1.016390 0.3188
NFP -0.000362 0.012420 -0.029129 0.9770
USDX -1.729971 0.515624 -3.355104 0.0024
TRADE -0.180606 0.553261 -0.326439 0.7467
RETAIL -72.71518 46.84632 -1.552207 0.1327
UNRATE 13.27074 10.12907 1.310164 0.2016
R-squared 0.858816 Mean dependent var 64.97722
Adjusted R-squared 0.809945 S.D. dependent var 10.98310
S.E. of regression 4.788111 Akaike info criterion 6.200282
Sum squared resid 596.0762 Schwarz criterion 6.640149
Log likelihood -101.6051 F-statistic 17.57304
Durbin-Watson stat 1.160357 Prob(F-statistic) 0.000000
Fj = {Rj2/(k-2)}/{(1- Rj2)/(n-k+1)} = 17.573 > Fα(k-2,n-k+1) = F0.05(9,260) = 2.265
Vậy có đa cộng tuyến cao giữa OILPRICE và các biến độc lập.
79
+ Kiểm định bỏ biến: theo nguyên tắc nhân tố có p_velue lớn và > 0.05 bỏ trước
Redundant Variables: UNRATE
F-statistic 0.059443 Probability 0.809368
Log likelihood ratio 0.085496 Probability 0.769983
Test Equation:
Dependent Variable: GOLD
Method: Least Squares
Sample: 2005:01 2007:12
Included observations: 36
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 2366.472 450.4948 5.253051 0.0000
INF 18.09311 11.00252 1.644451 0.1121
INT 56.12284 12.14959 4.619318 0.0001
ISM -2.735831 2.985940 -0.916238 0.3680
NFP -0.063699 0.060490 -1.053048 0.3020
CCI 1.069136 0.970861 1.101224 0.2809
USDX -20.56929 3.025938 -6.797657 0.0000
TRADE -2.459870 2.689037 -0.914777 0.3687
RETAIL -192.6919 216.9858 -0.888039 0.3827
OILPRICE 0.844349 0.931823 0.906127 0.3732
R-squared 0.968337 Mean dependent var 581.9736
Adjusted R-squared 0.957377 S.D. dependent var 113.7740
S.E. of regression 23.48913 Akaike info criterion 9.381085
Sum squared resid 14345.22 Schwarz criterion 9.820952
Log likelihood -158.8595 F-statistic 88.34950
Durbin-Watson stat 1.389453 Prob(F-statistic) 0.000000
Redundant Variables: RETAIL
F-statistic 0.788613 Probability 0.382662
Log likelihood ratio 1.075694 Probability 0.299663
Test Equation:
Dependent Variable: GOLD
Method: Least Squares
Sample: 2005:01 2007:12
Included observations: 36
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 2050.728 275.5525 7.442241 0.0000
INF 19.24667 10.88272 1.768553 0.0883
INT 60.76736 10.92325 5.563122 0.0000
ISM -2.378478 2.947095 -0.807058 0.4267
NFP -0.042868 0.055538 -0.771863 0.4469
CCI 1.053128 0.966887 1.089194 0.2857
USDX -20.48348 3.012532 -6.799424 0.0000
TRADE -1.862319 2.593275 -0.718134 0.4788
OILPRICE 1.018799 0.907308 1.122882 0.2714
R-squared 0.967377 Mean dependent var 581.9736
Adjusted R-squared 0.957710 S.D. dependent var 113.7740
S.E. of regression 23.39700 Akaike info criterion 9.355410
Sum squared resid 14780.32 Schwarz criterion 9.751290
80
Log likelihood -159.3974 F-statistic 100.0781
Durbin-Watson stat 1.372206 Prob(F-statistic) 0.000000
…
Sau khi kiểm định bỏ biến, ta có các mô hình:
Mô hình (1) : MOHINHDACHON
Dependent Variable: GOLD
Method: Least Squares
Sample: 2005:01 2007:12
Included observations: 36
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 1753.112 193.4753 9.061167 0.0000
INT 61.63854 4.873580 12.64749 0.0000
USDX -16.81304 1.777225 -9.460278 0.0000
OILPRICE 2.459795 0.542171 4.536938 0.0001
R-squared 0.958068 Mean dependent var 581.9736
Adjusted R-squared 0.954137 S.D. dependent var 113.7740
S.E. of regression 24.36556 Akaike info criterion 9.328658
Sum squared resid 18997.78 Schwarz criterion 9.504604
Log likelihood -163.9158 F-statistic 243.7115
Durbin-Watson stat 0.886163 Prob(F-statistic) 0.000000
Với độ tin cậy 95%
* F-statistic = 243.7115 > Fα(k-1,n-k) = F0.05(3,32) = 2.90112
=> mô hình phù hợp số liệu mẫu, khả năng giải thích cao R2 = 0.958068
* Khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy: βj = βj^ ± tα/2(n-k).SE(βj^ ) với k = 4 (số tham số)
tα/2(n-k) = t0.025(32)= 2.0369
βj βj
^ S.E(βj^ )
Khoảng tin cậy
βj = βj^ ± tα/2(n-k).S.E(βj^ )
β1 1753.112 193.475 (1359.016, 2147.208)
β2 61.639 4.874 (51.711; 71.566)
β3 -16.813 1.777 (-20.433; -13.193)
β4 2.460 0.542 (1.355; 3.564)
* Kiểm định hệ số hồi quy:
Giả thiết H: βj = 0 (nhân tố j không ảnh hưởng tới GOLD)
Nếu ltj = (βj^ - βj0)/S.E(βj^ )l > tα/2(n-k) => bác bỏ giả thiết H, tức nhân tố j có ảnh hưởng đến
GOLD
Kết quả kiểm định
tj (t-Statistic) Kết luận.
9.061167 Bác bỏ H
12.64749 Bác bỏ H
-9.460278 Bác bỏ H
4.536938 Bác bỏ H
81
82
Mô hình (2): MOHINH2BIEN
Dependent Variable: GOLD
Method: Least Squares
Date: 05/04/08 Time: 20:27
Sample: 2005:01 2007:12
Included observations: 36
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 1901.338 465.7732 4.082112 0.0003
USDX -17.18135 4.285794 -4.008908 0.0003
OILPRICE 4.902087 1.221873 4.011946 0.0003
R-squared 0.748460 Mean dependent var 581.9736
Adjusted R-squared 0.733215 S.D. dependent var 113.7740
S.E. of regression 58.76566 Akaike info criterion 11.06465
Sum squared resid 113962.3 Schwarz criterion 11.19661
Log likelihood -196.1637 F-statistic 49.09588
Durbin-Watson stat 0.185964 Prob(F-statistic) 0.000000
* F = 49.09588 > Fα(k-1,n-k) = F0.05(2,33) = 3.284918
=> mô hình phù hợp số liệu mẫu, khả năng giải thích R2 = 0.748460
* Khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy: βj = βj^ ± tα/2(n-k).SE(βj^ ) với k = 3
tα/2(n-k) = t0.025(33)= 2.0345
βj βj
^ S.E(βj^ )
Khoảng tin cậy
βj = βj^ ± tα/2(n-k).S.E(βj^ )
β1 1901.338 465.773 (953.723, 2848.953)
β2 -17.181 4.286 (-25.901; -8.461)
β3 4.902 1.222 (2.416; 7.388)
Kết quả kiểm định
tj (t-Statistic) Kết luận.
4.082112 Bác bỏ H
-4.008908 Bác bỏ H
4.011946 Bác bỏ H
+ Dự báo
Mô hình (1)
83
Mô hình (2)
Giá trị dự báo và giá trị thực
Mô hình (1) Mô hình (2)
GOLD và khoản dự báo
84
85
PHỤ LỤC 8 MỘT SỐ KỸ THUẬT ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Lập biểu đồ và tính các chỉ số kĩ thuật
Thiết lập các biểu đồ về tỷ giá:giúp ta nhận biết được sự thay đổi của các xu hướng trên
thị trường.
Mức mua có lợi: Là nơi hoạt động mua được dự đoán là tăng lên và có thể kéo theo
hoạt động giảm giá..Ngược lại nơi mà hoạt động bán vẫn diễn ra và tính cho đến thời
điểm bắt đầu giảm giá là mức bán có lợi.
Các xu hướng và đường xu hướng: Giúp chúng ta có thể xác định các mức mua bán có
lợi, tiến hành các trạng thái mới hoặc ngừng lỗ.
Mô hình đầu và vai: Là mô hình gồm 3 điểm đỉnh nổi bật của thị trường là cái đầu ở
giữa,hai vai ở hai bên và một đường viền cổ.Nó phản ánh nhưng dấu hiệu quan trọng
của sự đảo chiều trên thị trường.
Mô hình hai đỉnh và đáy: Hình thành khi các điểm cao và thấp kế tiếp dừng lại ở các
mức xấp xỉ nhau.
Cờ và cờ đuôi nheo: Giúp đánh giấu trung điểm trong dịch chuyển của thị trường.
* Các chỉ số kĩ thuật
- Chỉ số trung bình động đơn giản SMA (Simple moving average) là trung bình toán học
liên tục của một dãy số liệu qua một giai đoạn cụ thể(x ngày). Ví dụ tính chỉ số trung bình
động 8 ngày.
- Chỉ số trung bình động MA (Moving average): là một kỹ thuật giúp san bằng hay loại trừ
những biến động ngẫu nhiên hàng ngày của giá cả giúp nhà kinh doanh có ý tưởng về hướng
đi của thị trường. Chỉ số MA như một bộ lọc xu hướng (a trend filter) và nguyên lý cơ bản
của nó là nên mua khi giá lên trên mức trung bình, ngược lại nên bán khi giá đi xuống dưới
mức trung bình. Có 3 loại trung bình động : đơn giản (simple), gia quyền (weighted) và lũy
thừa (exponential). Trong đó, trung bình động đơn giản được sử dụng nhiều nhất.Ngày của
ngày hôm nay là trung bình của ngày hôm nay và 7 ngày trước (thông thường là sử dụng giá
đóng cửa), quá trình này cứ tiếp diễn liên tục qua mỗi ngày. Có 3 loại trung bình phổ biến:
đơn (single) kép (double), bộ ba (triple). Trong đó hệ thống trung bình động sử dụng hai
đường trung bình được sử dụng phổ biến hơn. Hệ thống này bao gồm một đường trung bình
86
dài hạn (longer-term average) có tác dụng xác định xu hướng và một đường trung bình ngắn
hạn (shorter-term average) cho biết các tín hiệu giao dịch khi nó cắt ngang đường trung bình
dài hạn. Nhà kinh doanh sẽ mua khi đường trung bình ngắn hạn cắt lên trên đường trung bình
dài hạn và bán khi nó cắt xuống. Để an toàn hơn, các nhà kinh doanh cũng có thể chờ cơ hội
khi xuất hiện các giao điểm vàng (golden crossover) và giao điểm chết (dead crossover).
- Giao điểm vàng (golden crossover) xuất hiện khi cả 2 đường trung bình động ngắn hạn và
dài hạn đều đang hướng lên khi và sau khi chúng cắt nhau. Lúc này các nhà kinh doanh nên
mua vì đó là dấu hiệu để biểu thị giá sẽ còn tiếp tục tăng lên.
- Giao điểm chết (dead crossover) xuất hiện khi cả 2 đường trung bình động ngắn hạn và dài
hạn đang đi xuống khi và sau khi chúng cắt nhau. Lúc này các nhà đầu tư nên bán vì giá sẽ
còn xuống nữa.
- Đường trung bình động dịch chuyển (displaced moving average) chỉ đơn giản là di
chuyển toàn bộ đường trung bình động sang bên phải, tức là đến một giai đoạn nhất định
trong tương lai.
- Chỉ số động lượng (momentum) : Chỉ số này cung cấp một thước đo chính xác về vận tốc
của thị trường. Cách tính chỉ số động luợng rất đơn giản là ta lấy giá đóng cửa ngày hôm nay
trừ đi giá đóng cửa của x ngày trước đây, kết quả sẽ là một số dương hoặc một số âm được
đánh dấu xung quanh đường zêrô. Nếu thị trường đang đi lên, đường động lượng sẽ cắt lên
trên đường trung hòa (neutral line) và thông thường dốc lên và ngược lại. Ngoài ra, trong
thực tế các nhà phân tích chuyên nghiệp còn dùng nhiều chỉ số kỹ thuật phức tạp như:
Phương pháp giao dịch hội tụ - phân kỳ trung bình động MACD, chỉ số Cambridge Hook,
đường dao động TRIX, chỉ số sức mạnh RSI, chỉ số chuyển động định hướng DMI…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Trần Ngọc Thơ – TS. Nguyễn Ngọc Định, Giáo trình Tài chính quốc tế - Khoa tài
chính doanh nghiệp - ĐHKT, NXB Thống Kê 2005.
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, Giáo trình Quản trị rủi ro tài chính - Khoa tài chính
doanh nghiệp – ĐHKT, NXB Kinh Tế 2006.
3. Th.s Hoàng Ngọc Nhậm, Giáo trình và bài tập Kinh Tế Lượng, NXB Kinh Tế 2005.
4. Th.s Phạm Trí Cao, Tài liệu giảng dạy Bộ môn Kinh Tế Lượng, NXB Kinh Tế 2005.
87
5. Th.s Trần Thị Hải Lý, Dự báo tỷ suất sinh lợi TTCK Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế
7/2007.
6. PGS.Ts Phan Thị Bích Nguyệ, Ứng dụng mô hình đa nhân tố trong quản lý danh mục đầu
tư, Tạp chí Phát triển kinh tế 12/2007.
7. Th.s Hồ Quốc Tuấn, Vì sao giá vàng tăng cao?, Báo Tuổi Trẻ 2008
8. Th.s Nguyễn Khắc Quốc Bảo – Th.s Hồ Quốc Tuấn, Nỗi lo khủng hoảng và bong bóng tài
sản: giá vàng rồi sẽ ra sao?, Thời báo kinh tế 2008.
9.
- Kịch bản sắp tới cho giá vàng?
10. www.vangvietnam.vn – Thông tin về vàng hàng ngày
11. www.saga.com.vn - Tài chính học hành vi
12. www.saga.com.vn - Một số lý thuyết tài chính hành vi
13. www.kitco.com – Biểu đồ giá vàng thế giới
14. www.vangvietnam.vn – Sự khác nhau giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản
15. ’dex.php?m=document&a=detail&id=af9fc8657b8b454f36fc9ce31ab
bb509&fr=10 - Kinh doanh vàng: Thiếu công cụ đầu tư.
16.
imf/20085717949321.chn - Thị trường vàng nóng lòng chờ IMF.
17. www.gold.org - Gold demand trends – World Gold Council, 2/2008.
18. - China to Become World's
Leading Gold Producer.
19. - The Ongoing Bull Market.
20. - Gold ends higher
after 4-mth low; volatility seen.
21.
22. - Biểu đồ giá vàng thế giới và việt nam
23. www.mof.gov.vn
24. www.bloomberg.com
25. www.x-rate.com
26. www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/docs/refmaps.html
27.
88
28. www.onlygold.com/tutorialpages/UsesOfGoldFS.htm
29. www.tuantai.com.vn/lichcongbothongtin
(
30. www.sbv.gov.vn/vn/tintuc/cstt/cstt01/tin/nghiencuutraodoi_2007
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.
chung-khoan.chn - Chết vì “lướt sóng” vàng theo kiểu chứng khoán
41. www.dantri.com
42. www.vietnamnet.vn
43. www.laodong.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_rui_ro_dau_tu_vang_tren_thi_truong_viet_nam_8449.pdf