Về tài sản bảo đảm tiền vay: Agribank xem xét kết hợp linh hoạt mọi tài
sản của khách hàng để đảm bảo cho khoản vay phù hợp với quy định hiện hành về
giao dịch bảo đảm trong cho vay của pháp luật và của Agribank.
- Về chính sách dịch vụ có liên quan tới DNNVV: Đối với các khách hàng
DNNVV, Agribank xem xét ưu đãi phí dịch vụ đến mức tối đa trên cơ sở biểu phí
từng thời kỳ của Agribank. Agribank cung cấp sản phẩm dịch vụ trọn gói cho các
khách hàng nhóm này gồm: Bảo lãnh phát hành trái phiếu; Dịch vụ ngân hàng điện
tử (Iternet banking, Mobile banking.); Dịch vụ quản lý tài khoản trọn gói (dịch vụ
quản lý vốn tự động, quản lý các khoản phải thu, quản lý các khoản phải trả tự
động, dịch vụ tiền gửi với mức lãi suất linh hoạt); Dịch vụ thanh toán quốc tế, mua
bán ngoại tệ với tỷ giá ưu đãi; Dịch vụ thẻ ATM cho doanh nghiệp; Dịch vụ vấn tin
tài khoản, tra cứu thông tin tỷ giá, tiền gửi, tiền vay, lãi suất, tra soát
108 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao ở 2 nhóm đối tượng điều này cho thấy quy trình thanh
toán các khoản tín dụng tại ngân hàng là rất tốt.
Ở các chỉ tiêu “Tài sản bảo đảm tiền vay chủ yếu là tài sản có tính thanh
khoản cao, dễ trao đổi mua bán”và “Giá trị tài sản thế chấp bằng tài sản khác thấp
nên hạn chế trách nhiệm của khách hàng vay vốn”thì hầu hết tất các câu hỏi đều đạt
mức 4 điểm trở lên tức là ở mức tốt. Điều này cho thấy tình hình đánh giá thẩm định
giá trị tài sản tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình là rất tốt, điều này được giải
thích là do sự đồng tình cao của các đối tượng khách hàng đi vay.
Các chỉ tiêu “Coi trọng việc phân tích năng lực trả nợ của khách hàng”và
“Trình độ của cán bộ thẩm định đáp ứng yêu cầu” thì có sự đánh giá khá tương
đồng giữa 2 nhóm đối tượng. Tuy nhiên, giá trị trung bình đánh giá không cao (
chưa đến 4 điểm), điều này được giải thích là do các công tác thẩm định và phân
tích chưa được thực hiện cặn kẽ. Một nhân viên ngân hàng có quá nhiều công việc
thực hiện hằng ngày nên đôi lúc xuất hiện sai sót là không thể tránh khỏi. Do đó, ở
các chỉ tiêu này chúng ta cần phải đưa ra các biện pháp nhằm giúp các công tác này
được hoàn thiện hơn.
Ở các chỉ tiêu “Thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn”,“Môi trường kinh tế vĩ mô (lạm phát, suy
thoái kinh tế) ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách
hàng vay vốn” và “Sự xuất hiện các ngân hàng nước ngoài, cạnh tranh khốc liệt
giữa các ngân hàng thương mại” thì có sự đánh giá khá tương đồng giữa 2 nhóm đối
tượng. Đây là những yếu tố liên quan đến môi trường kinh tế bên ngoài ngân hàng
và thường xuyên xảy ra, do đó ngân hàng cần phải xây dựng các biện pháp cảnh
báo, nhằm đánh giá những vấn đề đó. Có như vậy công tác quản trị rủi ro tín dụng
tại ngân hàng mới đạt hiệu quả cao được.TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
65
Bên cạnh các yếu tố có sự đánh giá khá cao và tương đồng như trên ở cả 2
nhóm đối tượng, thì vẫn còn một số chỉ tiêu có cách đánh giá khác nhau, cụ thể:
Ở chỉ tiêu “Lãi suất cho vay biến động phù hợp với sự thay đổi của thị
trường” có sự đánh giá rất khác biệt rõ rệt. Các nhân viên ngân hàng đánh giá ở
mức 4,16 còn khách hàng chỉ đánh giá là 3,61 ( p-value independen samples T Test
= 0,000 ). Điều này được giải thích là, đứng trên góc độ ngân hàng thì vấn đề thay
đổi lãi suất phải dựa theo thị trường cũng như quy định của ngân hàng nhà nước, và
nếu có tăng thì đó là sự thay đổi theo lạm phát của giá trị tiền. Tuy nhiên đứng trên
góc độ là các DN cụ thể là DNVVN thì khả năng đối ứng vốn không cao thì việc
thay đổi lãi suất làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của các doanh
nghiệp. Do đó, đây là vấn đề mà các ngân hàng cần phải đối mặt, và giải quyết.
Ở các chỉ tiêu “Phương pháp tổ chức thẩm mang lại hiệu quả cao”và “Ý
thức, trách nhiệm cán bộ ngân hàng khá tốt”tuy có sự khác biệt trong cách đánh giá
giữa 2 nhóm đối tượng (p < 0,05) tuy nhiên khác biệt này nhìn vào thực tế không rõ
rệt, do đó tác giả nhận thấy rằng công tác quản trị rủi ro tín dụng cho vay tại
Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình ở 2 chỉ tiêu này là tốt.
Như vậy, tuy còn một số vấn đề nhưng nhìn chung qua khảo sát công tác
quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình là khá tốt.
2.4. Đánh giá chung vềquản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam -
Chi nhánh tỉnh Quảng Bình
2.4.1. Những kết quả đạt được
Qua phân tích thực trạng hoạt động chung cũng như hoạt động tín dụng đối
với DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam -Chi
nhánh tỉnh Quảng Bình, với những số liệu chi tiết, cụ thể ta có thể thấy được những
kết quả khả quan về tình hình hoạt động nói chung cũng như hoạt động quản trị tín
dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh. Với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của toànTR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
66
thể ban lãnh đạo, các cán bộ nhân viên, Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng
ghi nhận sau:
Thứ nhất: Chính sách tín dụng đối với DNNVV trong giai đoạn 2015 - 2017
được Chi nhánh vận dụng khá linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế cũng như sự
chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, hỗ trợ, tạo điều kiện cho DNNVV vượt qua khó
khăn, tiếp tục sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguồn thu trả nợ Ngân hàng. Chi nhánh
đã tập trung mở rộng các sản phẩm tín dụng, đi kèm là những chính sách ưu đãi về
lãi suất, biểu phí và dịch vụ cung ứng.
Thứ hai: Dư nợ tín dụng đạt mức tăng trưởng rất tốt trong giai đoạn 2015 –
2017. Điều đó chứng tỏ Chi nhánh đã rất chú trọng mở rộng hoạt động tín dụng nói
chung cũng như đối với DNNVV nói riêng. Mở rộng quan hệ tín dụng đối với nhóm
khách hàng DNNVV giúp Chi nhánh thu hút được nhiều đối tượng khách hàng sử
dụng dịch vụ Ngân hàng, làm tăng các khoản phí thu từ các dịch vụ cũng như góp
phần đáng kể vào việc tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.
Thứ ba: Nợ xấu cho vay DNNVV qua các năm đều được kiểm soát rất tốt,
tỷ lệ nợ xấu DNNVV luôn duy trì ở mức thấp và nằm trong phạm vi kế hoạch mà
Agribank giao, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Chi nhánh.
Thứ tư: Hiệu suất sử dụng vốn vay đối với DNNVV duy trì ở mức cao và
tương đối ổn định qua các năm đã cho thấy việc khả năng tận dụng nguồn vốn cho
hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh ngày càng nâng cao.
Thứ năm: Tỷ trọng thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV
tăng qua các năm. Việc tăng các chỉ tiêu này cho thấy tiềm năng của hoạt động
tín dụng đối với DNNVV, đồng thời chất lượng tín dụng đối với này ngày một
tốt hơn.
2.4.2. Hạn chế
Những kết quả đạt được như đã phân tích ở trên là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên
hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh còn có những hạn chế nhất định:TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
67
Thứ nhất: Hoạt động huy động vốn trung, dài hạn từ các cá nhân và tổ chức
kinh tế còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của
các DNNVV để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai: Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam -Chi nhánh tỉnh Quảng Bình chưa chủ động trong việc
đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao kiến thức nói chung cũng như kiến thức về tín
dụng cho toàn thể đội ngũ cán bộ, nhân viên. Cán bộ tín dụng phụ trách quá nhiều
lĩnh vực chuyên môn như cho vay, huy động vốn, báo cáo thống kê, thực hiện các
dịch vụ như bán bảo hiểm bảo an tín dụng, bảo hiểm xe ôtô, xe máy và một số dịch
vụ khácmà không có bộ phận hỗ trợ. Năng lực một số cán bộ còn hạn chế, cách sắp
xếp công việc chưa khoa học đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và công tác
chăm sóc khách hàng, đặc biệt là các khách hàng DNNVV.
Thứ ba: Các sản phẩm tín dụng dành cho DNNVV còn đơn điệu, hạn chế
trong một số sản phẩm cho vay, dịch vụ truyền thống.
Thứ tư: Mức sinh lời từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV thấp và đều giảm
qua các năm trong khi dư nợ tín dụng đối với DNNVV có sự tăng trưởng mạnh cho
thấy hiệu quả từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh chưa cao.
Thứ năm: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh chủ yếu đến từ
hoạt động tín dụng, giai đoạn 2015 – 2017 đều chiếm từ 90% trở lên. Điều đó cho
thấy hoạt động của Chi nhánh tiềm ẩn nhiều rủi ro và phụ thuộc nhiều vào hoạt
động tín dụng trong đó có hoạt động tín dụng đối với các DNNVV, Chi nhánh chưa
chú trọng phát triển các hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác nhằm tăng tỷ lệ
nguồn thu ngoài tín dụng.
2.4.3. Nguyên nhân những hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam -Chi nhánh tỉnh
Quảng Bình là một ngân hàng có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh với mạng lưới rộng
khắp phủ đều các thành phố, thị xã, huyện trong tỉnh nhưng chất lượng tín dụng đốiTR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
68
với DNNVV của Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế do những nguyên nhân chủ quan
sau đây:
- Công tác xây dựng chiến lược cho vay trung và dài hạn đối với DNNVV
chưa được quan tâm đúng mức. Chi nhánh chưa có chiến lược phù hợp mở rộng cho
vay trung và dài hạn. Công việc cho vay còn bị động, phụ thuộc vào khách hàng, Chi
nhánh chỉ thẩm định những dự án do khách hàng đưa đến để xin vay mà chưa chủ
động tham mưu với khách hàng để tạo ra những dự án khả thi để mở rộng cho vay.
- Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chỉ
mới có quy trình cấp tín dụng chung cho nhóm đối tượng khách hàng là các doanh
nghiệp, chứ chưa có quy trình cấp tín dụng cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp
trong đó có các DNNVV. Trong quá trình cấp tín dụng cho các DNNVV các Chi
nhánh vẫn đang tự làm theo những cách khác nhau dựa trên quy trình chung về cấp
tín dụng cho doanh nghiệp theo quy định của Agribank nên khó có thể tổng hợp và
đánh giá hiệu quả một cách chính xác.
- Ngân hàng quá chú trọng đến tài sản bảo đảm tiền vay khi thẩm định mà
chưa xem trọng đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tính
khả thi của phương án vay vốn. Công tác thẩm định, đánh giá tài sản bảo đảm chưa
thật sự chính xác do CBTD trực tiếp làm hồ sơ vay vốn phụ trách, cơ sở định giá
chủ yếu tham khảo giá cả trên thị trường rao bán tài sản mà chưa có một phòng
chuyên về thẩm định tài sản do đó không tránh được rủi ro tổn thất trong quá trình
phát mãi tài sản để thu hồi nợ.
- Công tác thu thập thông tin còn nhiều bất cập, việc thu thập thông tin mất
nhiều thời gian. Trong khi đó, để thẩm định một phương án, dự án thì cán bộ
thường phải thu thập từ rất nhiều nguồn như thông tin về các lĩnh vực kinh tế, hoạt
động của các ngành, về giá cả thị trường, về KHNhưng hiện nay CBTD chưa
thực hiện được mà khi tiến hành thẩm định thì CBTD chủ yếu dựa vào các báo cáo
tài chính của KH, các phương án đề ra, dẫn đến việc ra quyết định có thể không
được chính xác. Chưa khai thác đầy đủ các nguồn thông tin, nhất là các thông tin từTR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
69
bên ngoài dẫn đến việc phân tích đánh giá KH (tình hình tài chính, sản xuất kinh
doanh, đầu ra của sản phẩm, khả năng cân đối vốn) chưa thật sự sát với thực tế.
- Công tác kiểm tra trước, trong, và sau khi cho vay chưa được thực hiện một
cách nghiêm túc mà chủ yếu là mang tính chất đối phó, nhất là việc kiểm tra sau khi
cho vay hay khác hơn là tình trạng quá tải đối với CBTD đã dẫn đến khả năng kiểm
tra bị hạn chế không phát hiện để thu hồi vốn kịp thời đối với các khách hàng sử
dụng vốn vay sai mục đích. Trường hợp xấu hơn là do thiếu kiểm tra đã dẫn đến
việc bị khách hàng lợi dụng, gian dối giả mạo hồ sơ, giấy tờ... làm ảnh hưởng đến
chất lượng tín dụng.
- Trình độ năng lực cán bộ tín dụng của Chi nhánh cũng là một nguyên nhân.
Tuy cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn nhất định nhưng kiến thức tổng hợp về
các ngành còn chưa cao. Mà với xu thế hiện nay, yêu cầu ngoài việc nắm những hiểu
biết chuyên môn của ngành ngân hàng, còn cần phải có những hiểu biết nhất định về
những ngành nghề khác cũng như phải am hiểu về luật pháp, nắm vững những quy
định, nghị định do nhà nước ban hành, cũng như là luật pháp quốc tế, có như vậy mới
có thể đưa ra những quyết định chính xác và nhạy bén với diễn biến thị trường.
- Việc xử lý tài sản thế chấp hiện nay gặp nhiều khó khăn, nếu người vay
không tự nguyện giao tài sản cho ngân hàng để xử lý thì ngân hàng phải nhờ các cơ
quan pháp luật giải quyết. Sau khi toà án giải quyết, bản án có hiệu lực, cơ quan thi
hành án ra quyết định thi hành án, xem xét, kê biên định giá tài sản thế chấp, ký hợp
đồng với Trung tâm đấu giá, làm thủ tục đấu giá... Tất cả các giai đoạn này sẽ suôn
sẻ nếu người vay tuân thủ, nếu họ cố tình chây ỳ, không chịu di dời nhà thì việc xử
lý sẽ vô cùng khó khăn, tốn kém chi phí...
- Công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam trên thông tin đại chúng còn khá khiêm tốn, chưa đồng bộ
và thiếu chuyên nghiệp. Cán bộ ngân hàng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng mà
ngược lại khách hàng phải tìm đến ngân hàng, đây chính là thể hiện sự yếu kém của
hoạt động marketing.TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
70
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
Trước hết, ta xem xét các nguyên nhân từ phía các DNNVV. Các DNNVV
có nhu cầu vay vốn rất cao để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh
nhưng rất nhiều DNNVV cho rằng họ rất khó có thể tiếp cận nguồn vốn vay với lãi
suất cạnh tranh của các NHTM. Nguyên nhân là do các DNNVV chưa hội tụ đủ các
điều kiện vay vốn, làm các NHTM lo ngại ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín
dụng nếu cấp tín dụng cho các DNNVV. Các điều kiện để có thể vay vốn mà các
DNNVV thường thiếu là:
- Không có phương án, dự án kinh doanh khả thi: khi tiến hành vay vốn ngân
hàng các khách hàng phải có phương án, dự án khả thi được xây dựng trên cơ sở
khoa học, thông tin đầy đủ, phân tích đánh giá một cách chính xác.
- Không đủ tài sản thế chấp: cũng như các đối tượng khách hàng khác, các
DNNVV muốn đi vay vốn thì cần phải có tài sản để bảo đảm cho khoản vay, phòng
ngừa rủi ro khi phương án, dự án sản xuất kinh doanh gặp khó khăn ngoài dự kiến,
hoạt động không có hiệu quả. Trong khi đó, các DNNVV có tiềm lực tài chính hạn
hẹp, tài sản bảo đảm thường là của chính chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc bảo
lãnh của bên thứ ba là người trong gia đình, bạn bè, đối tác, do đó mức vay thường
không đáp ứng đủ so với quy mô và nhu cầu của các DNNVV.
- Việc thực hiện chế độ kế toán thống kê của các DNNVV chưa được nghiêm
túc, nhiều doanh nghiệp để được vay vốn đã làm các báo cáo tài chính với số liệu
không đúng với thực tế để cung cấp cho Ngân hàng. Ngoài ra, do chưa có quy định
về kiểm toán bắt buộc cho các DNNVV nên các báo cáo của các doanh nghiệp này
thường không đúng theo chế độ hiện hành, gây khó khăn lớn cho cán bộ làm công
tác thẩm định.
- Một số các DNNVV sử dụng vốn vay không mục đích, không nỗ lực sử
dụng vốn vay có hiệu quả. Khách hàng không cung cấp thông tin định kỳ cần
thiết theo yêu cầu. Khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ gốc và lãi khi
đến hạn.TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
71
- Trình độ quản lý của các DNNVV cũng là một nguyên nhân. Trong bối cảnh
nước ta hội nhập ngày càng sâu và rộng với nền kinh tế thế giới, rất nhiều DNNVV đã
được thành lập để nắm bắt cơ hội thị trường ngày càng rộng mở tuy nhiên hiểu biết về
việc kinh doanh, kiến thức về thị trường, cũng như khả năng quản lý của những người
lãnh đạo nhiều doanh nghiệp còn hạn hẹp, sự năng động, tính linh hoạt trong điều hành
còn không cao, chính vì thế nhiều doanh nghiệp khó có thể đứng vững trên thị trường
trong một thời gian dài.
- Hạn chế của DNNVV là quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, nguồn vốn tham
gia ít, thị trường không lớn thường mang tính địa phương và thiếu ổn định, cộng
thêm công nghệ thiết bị, máy móc kém hiện đại... khi suy thoái kinh tế xảy ra các
DNNVV là đối tượng sẽ chịu tác động trước nhất ảnh hường đến tình hình sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiêp theo chiều hướng xấu ảnh hưởng đến khả năng tài
chính và khả năng thanh toán nợ vay ngân hàng.
- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các DNNVV thường hoạt động khá
độc lập chưa có nhiều sự liên kết lẫn nhau hay tham gia vào các hiệp hội dành riêng
cho đối tượng DNNVV và liên kết với các doanh nghiệp lớn trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Ngoài ra, chất lượng tín dụng DNNVV tại Chi nhánh còn bị ảnh hưởng do
các yếu tố khách quan từ môi trường kinh tế, pháp luật gây ra như:
- Các thông tin về diễn biến giá cả, cung cầu trên thị trường và các thông tin
thị trường khác chưa được cập nhật một cách thường xuyên. So sánh với các nước
trong khu vực cũng như trên thế giới, các doanh nghiêp nước ta phải hoạt động
trong điều kiện thông tin không được đầy đủ và thông tin thường rất chậm so với
diễn biến của thị trường. Do đó doanh nghiệp khó thu thập những thông tin cần thiết
hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là đối với DNNVV có trình độ và quy
mô hạn chế lại càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm khai thác thông tin từ đó đưa
ra những chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị
trường, không gây ứ đọng vốn, hàng hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh.TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
72
- Về mặt pháp lý: Môi trường pháp lý còn chưa đầy đủ và đồng bộ cho
hoạt động tín dụng, tuy đã được cải thiện nhiều, nhưng vẫn còn nhiều bất cập.
Những thay đổi chính sách nhiều khi còn mang tính chủ quan và thiếu nhất quán
của một số cơ quan quản lý Nhà Nước đã gây ra rủi ro khá lớn cho cả ngân hàng
và doanh nghiệp đặc biệt là DNNVV với quy mô nhỏ, nhiều mặt hạn chế như các
quy định về chính sách thuế, hoàn thuế, hải quan... đối với doanh nghiêp chưa
phù hợp và thay đổi thường xuyên. Trong thời kỳ ảnh hưởng của khủng hoảng và
suy thoái kinh tế, trong điều kiện kinh chế lạm phát NHNN đã đưa ra hàng loạt
các chính sách công cụ mang tính cấp thời và những chính sách đôi khi chưa kịp
thời và có độ trễ đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng đồng
thời gây sốc cho nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp̣.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
73
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
CHO VAY ĐỐI VỚI CÁCDOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM-
CHI NHÁNH TỉNH QUảNG BÌNH
3.1. Định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình về công tác quản trị rủi ro tín dụng
- Đầu tư tín dụng cho nông nghiệp nông thôn (NNNT) luôn tiềm ẩn nhiều rủi
ro. Tuy nhiên, xác định đây là nhiệm vụ chính trị của một Ngân hàng thương mại
Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trên mặt trận NNNT nên nhiều năm qua,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam -Chi nhánh tỉnh Quảng
Bình đã tập trung vốn mở rộng cho vay lĩnh vực này.Tiếp tục mở rộng cho vay, đáp
ứng nhu cầu đầu tư trên địa bàn, trong đó ưu tiến vốn cho lĩnh vực NNNT, các lĩnh
vực ưu tiên và các đối tượng, lĩnh vực có hiệu quả khác. Mục tiêu kinh doanh giai
đoạn 2017-2021 là: Tổng nguồn vốn tăng trưởng bình quân hàng năm 18-20%,
trong đó tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng trên 75% tổng nguồn vốn; Tổng dư nợ tăng
trưởng bình quân hàng năm 16-18%, trong đó: dư nợ cho vay nông nghiệp, nông
thôn, nông dân chiếm tỷ trọng tối thiểu 80% tổng dư nợ, tỷ trọng cho vay trung, dài
hạn chiếm tối đa 40% tổng dư nợ, nợ xấu chiếm tỷ lệ dưới 2% so với tổng dư nợ.
- Công tác thu hồi nợ được xem là nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt chú trọng
tháo gỡ khó khăn, nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
đang gặp khó khăn về tài chính, có nợ quá hạn và lãi treo.
- Tiếp cận các dự án trên các lĩnh vực để đa dạng hoá danh mục cho vay đầu
tư. Đồng thời chủ động đề xuất với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh thực hiện một
số dự án thuộc đối tượng đặc biệt trong lĩnh vực an sinh xã hội để vay vốn từ Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam -Chi nhánh tỉnh Quảng Bình.TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
74
- Mở rộng đối tượng huy động vốn, đa dạng các hình thức huy động.
- Bám sát tình hình thực hiện các dự án thuỷ điện để đáp ứng nhu cầu vốn
theo tiến độ.
- Đẩy mạnh công tác cho vay thí điểm và tín dụng xuất khẩu nhưng phải đảm
bảo chất lượng tín dụng.
- Xử lý dứt điểm các dự án đã có quyết định thanh lý tài sản.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân.
- Không tập trung cấp tín dụng quá lớn cho một hoặc một nhóm khách hàng,
một ngành nghề, một lĩnh vực.
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với các
DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi
nhánh tỉnh Quảng Bình
3.2.1. Giải pháp về quy định vay vốn
Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng
DNNVV chiếm tỷ trọng cho vay lớn, do đó ngân hàng nên chia nguồn tiền
của mình vào nhiều loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng
như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được
phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, khuếch trương thanh thế, vừa đạt được
mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện được điều này ngân hàng cần vạch ra được
một số chiến lược kinh doanh thích hợp trên cơ sở quán triệt một số vấn đề sau:
+ Đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh được sự cạnh
tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp
của một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính
sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất
định trong kế hoạch cơ cấu lại một số ngành nghề kinh tế.
+ Đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh, nhiều loại hàng hóa khác
nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là những loại
sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích hay những sản phẩm
đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
75
+ Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ
cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi
ro bất ngờ của khách hàng đó. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành quy
chế cho vay theo QĐ số 1627/2009/QĐ-NHNN trong đó có nêu rõ “Tổng dư nợ cho
vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, trừ
trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ,
của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá
15% vốn tự có của TCTD hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn
thì các TCTD cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.
+ Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn
cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi
ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.
+ Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng VNĐ và cho vay bằng ngoại
tệ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng tránh được rủi ro tín
dụng do sự thay đổi tỷ giá hối đoái.
Biện pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư như đã nói ở trên có ưu điểm là giúp
ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng một cách chủ động nhất; tuy nhiên, việc đa dạng
hóa danh mục đầu tư tín dụng quá mức cũng sẽ có những nhược điểm như là: làm
cho việc quản lý trở nên khó khăn, tốn nhiều công sức điều tra, thẩm định, phân
tích, đánh giá khách hàng, làm tăng chi phí kiểm tra, giám sátvà làm giảm bớt cơ
hội đạt lợi nhuận cao.
Cho vay đồng tài trợ đối với DNNVV
Trên thực tế, có những DNNVVcó nhu cầu vay vốn mà một ngân hàng
không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn và khó xác
định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, các ngân hàng cùng nhau
liên kết để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi và nghĩa
vụ mỗi bên.TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
76
Đây là một hình thức tín dụng chưa thực sự phổ biến đối với các Ngân hàng
thương mại Việt Nam. Một phần do sự phức tạp của hình thức này, một phần còn
do vướng mắc trong việc thỏa hiệp giữa các ngân hàng về quyền lợi và trách nhiệm
trong khi liên kết. Đây cũng chính là nhược điểm của biện pháp này.
Hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra quy chế về vấn đề cho vay
đồng tài trợ là tiền đề cơ sở về mặt pháp lý cho việc xúc tiến hoạt động đó. Để
thực hiện có hiệu quả hình thức tín dụng này, các ngân hàng phải có ý thức hợp
tác, đồng thời cần phải có một ngân hàng chủ trì cho việc thỏa hiệp giữa họ, vai
trò này có thể giao cho Ngân hàng Nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc
thành phố thực hiện.
3.2.2. Giải pháp về lãi suất
- Áp dụng kịp thời cơ chế điều hành lãi suất cơ bản sẽ giúp ngăn chặn được nguy
cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các NHTM; an toàn hệ
thống ngân hàng được đảm bảo, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và
người dân đối với hệ thống ngân hàng. Khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành
mạnh trong huy động vốn giữa các NHTM bằng cách đẩy lãi suất lên cao.
- Thiết lập một hành lang lãi suất cho riêng đối tượng DNNVV thị trường
liên ngân hàng với biên độ chênh lệch khoảng 2% để điều tiết lãi suất thị trường.
- Cần có sự điều chỉnh lãi suất nợ quá hạn hợp lý so với khoản vay, giúp
khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn hơn, tránh ảnh hưởng đến hoạt động của
cả khách hàng và công tác quản trị tín dụng của ngân hàng.
- Chính sách lãi suất phải linh hoạt đối với từng đối tượng và nhóm khách
hàng khác nhau.
- Nâng cao quyền tự chủ của các Chi nhánh trực thuộc trong việc quyết định
lãi suất huy động và cho vay vốn.
- Phân loại tài sản và nợ nhạy cảm với lãi suất theo các kỳ hạn khác nhau và
trên cơ sở dự đoán mức độ biến động của lãi suất sẽ định lượng được mức độ rủi ro
mà ngân hàng có thể gặp phải để có kế hoạch kịp thời.TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
77
3.2.3. Giải pháp về quy định tài sản đảm bảo
Hiện nay tình hình kinh tế thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt
động tín dụng đang chứa đựng rất nhiều tiềm ẩn, nguy cơ rủi ro cao. Một trong
những biện pháp bảo đảm an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng
cường cho vay có bảo đảm, đây chính là nguồn thứ cấp thu hồi nợ sau xử lý. Tuy
nhiên việc xác định giá trị TSBĐ cần khách quan, có khả năng chuyển nhượng, đủ
điều kiện pháp lý. Cần thường xuyên theo dõi TSBĐ, nắm bắt thông tin về tài sản,
nếu có biến động lớn cần xem xét định lại giá trị tài sản. Thường xuyên thu thập
thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở
định giá TSBĐ.
Với định hướng tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, trong khi thực
tế tài sản của khách hàng đối với doanh nghiệp Nhà nước rất thấp so với dư nợ tại
ngân hàng. Vì vậy để tăng TSBĐ trong cho vay cần phải yêu cầu khách hàng bổ
sung TSBĐ, ngoài tài sản của khách hàng có thể dùng tài sản của cá nhân, chủ tịch
hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán trưởng, thành viên hội đồng quản trịđứng ra
bảo lãnh để vay vốn ngân hàng, áp dụng các biện pháp cầm cố quyền đòi nợ, bảo
lãnh của tổng công ty. Giảm dần dư nợ nếu khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện
TSBĐ theo quy định của ngân hàng.
Đối với việc nhận TSBĐ, ngân hàng cần thường xuyên xét tính hợp lệ, hợp
pháp và tính thị trường của tài sản đó. Linh hoạt trong phạm vi cho phép đối với
doanh nghiệp có tín nhiệm, kinh doanh có hiệu quả.
3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh đối với các DNNVV
chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của dự án, phương án
đó. Với điều kiện xã hội ngày càng phát triển nên quy mô vốn cho vay mỗi hợp
đồng tín dụng ngày càng lớn hơn. Các dự án này có mục đích đa dạng, thời gian
vay dài, lĩnh vực kinh doanh phức tạp hơn và thị trường diễn biến thất thường
hơn, tính cạnh tranh cao hơn, do đó công tác thẩm định lại càng quan trọng hơnTR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
78
trước khi quyết định cho vay. Để chất lượng thẩm định dự án, phương án đạt
chất lượng cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín
dụng, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khóa học về thẩm định dự án
để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định dự án. Với trình độ công nghệ thông
tin như hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam -Chi
nhánh tỉnh Quảng Bình có thể áp dụng công nghệ phần mềm về thẩm định dự án,
trên cơ sở đó đưa các kết quả chính xác và nhanh chóng.
Thẩm định dự án có nhiều lĩnh vực khác nhau, vì thế cán bộ làm công tác
thẩm định cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin, dự án cùng lĩnh vực đầu tư để
đưa ra các nhận định chính xác. Trong quá trình thẩm định dự án cần thẩm định uy
tín, khả năng tài chính của khách hàng. Trong thực tế, còn nhiều khách hàng cung
cấp thông tin sai sự thật, trong khi công tác thẩm định này chủ yếu dựa trên báo cáo
tài chính của khách hàng. Thẩm định tài chính giúp cho ngân hàng đánh giá đúng
thực trạng tài chính của khách hàng trước khi có quyết định đầu tư. Để đánh giá tính
hiệu quả của dự án, trong quá trình thẩm định cần đánh giá dự án trên phương án
động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhạy của
dự án đó để xem xét quyết định cho vay.
Thẩm định dự án đồng thời cũng là tư vấn cho khách hàng trong việc vay
vốn làm sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất. Thẩm định dự án không chỉ
thẩm định cho vay mà cần tái thẩm định sau cho vay để đánh giá hiệu quả của dự
án đã đầu tư, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau
được tốt hơn.
Hiện nay việc thẩm định hồ sơ vay được thực hiện bao gồm hai phần: thẩm
định hiệu quả của dự án và thẩm định năng lực tài chính của dự án. Công việc thẩm
định này do phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân thực
hiện, để phát huy được tính hiệu quả của công tác thẩm định cần quan tâm thêm một
số yếu tố sau:TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
79
- Cần đưa ra nội dung chi tiết cho công tác thẩm định để nâng cao chất
lượng công tác thẩm định dự án nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể để
thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư cần phải thẩm định năng lực pháp lý,
uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, công tác hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai. Song song đó cần phải đánh
giá các hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án mang lại cho nền kinh tế của tỉnh Quảng
Bình hay nền kinh tế quốc gia. Để làm được điều này ngân hàng cần xây dựng hệ
thống các chỉ tiêu đánh giá, phương pháp thẩm định tài chính và hiệu quả của dự
án đầu tư có xét đến yếu tố thời gian của tiền tệ thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật, phân tích điểm hòa vốn, thời gian thu hồi vốn trong điều kiện nền kinh tế
Việt Nam đang bị lạm phát và bất ổn về tỉ giá ngoại tệ. Hay thẩm định phương án
trả nợ vay cần phải bám sát vào công suất của dự án, tình hình khấu hao và lợi
nhuận mà dự án mang lại.
- Hiện tại cán bộ ngân hàng chỉ nắm tình hình của chủ doanh nghiệp thông
qua những thông tin mà chủ doanh nghiệp đã cung cấp, như vậy khả năng bỏ sót
thông tin rất lớn và rủi ro về đạo đức khách hàng trong việc cung cấp thông tin tăng
mạnh. Vì vậy để cải thiện tình hình trên, cán bộ ngân hàng cần phải được tập huấn
thêm các kỹ năng trong việc khai thác thông tin từ khách hàng, trên cơ sở đó yêu
cầu khách hàng bổ sung tài liệu, hồ sơ chứng minh cho những thông tin đã cung cấp
cho ngân hàng.
3.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát
Công tác kiểm tra, kiểm sát các DNNVV trong hoạt động tín dụng là một công
cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và
chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó,
hoạt động kiểm soát cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín
dụng gây ra.
Để nâng cao vai trò của công tác kiểm tra kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro tín
dụng, cần thực hiện một số biện pháp sau:TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
80
- Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng có thể tăng cường cán bộ trực
tiếp từ bộ phận tín dụng và quản lý tín dụng cũng phối hợp kiểm tra
- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ
phòng kiểm soát.
- Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát, có chế độ khuyến
khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.
- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh
hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục
đích của kiểm tra.
3.2.6. Giải pháp về năng lực trả nợ của đối tượng vay
Trong quá trình xét duyệt cho vay, việc kiểm tra trước khi cho vay là điều
kiện cần thiết, tuy nhiên sau khi phát tiền vay ngân hàng cũng cần kiểm tra việc sử
dụng tiền vay, kiểm tra xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích vay vốn. Nếu
sau khi phát tiền vay cán bộ tín dụng không kiểm tra, khách hàng có thể sử dụng
không đúng mục đích, mượn tài khoản để thanh toán, sau đó rút tiền mặt để chi tiêu
không đúng mục đích dẫn đến rủi ro cao cho ngân hàng. Vì thế cần tăng cường công
tác quản lý, theo dõi nợ vay và năng lực trả nợ của đối tượng vay là công việc cần
thiết thông qua các biện pháp sau:
- Danh mục dự án cần phải được hệ thống theo ngành, nghề, nguồn trả nợ
vay nhằm giúp cho cán bộ ngân hàng có thể cảnh báo được những diễn biến bất
thường khi có những biến động về nền kinh tế, thiên tai... xảy ra.
- Cán bộ tín dụng phải kiểm tra thực tế tình hình sử dụng khoản nợ vay; đồng
thời thực hiện lập, lưu trữ và khai thác các dữ liệu liên quan đến các khoản nợ vay như
thông tin về khách hàng, dự án, tài sản bảo đảm tiền vay. Việc lập dữ liệu này phải
được thực hiện đối với mọi khách hàng từ khi thẩm định dự án đến trong quá trình sử
dụng khoản nợ vay và xử lý khoản nợ vay. Trên cơ sở đó có những đánh giá chính xác
về tình hình sử dụng vốn vay, về tài sản bảo đảm để kịp thời phát hiện những rủi ro và
có biện pháp xử lý thích hợp.TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
81
- Cán bộ ngân hàng phải thường xuyên theo dõi thu thập, phân tích và xử
lý các thông tin nhận được về khách hàng, đánh giá kịp thời những dấu hiệu
của rủi ro như khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ vay, sự thay đổi môi
trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh
doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật để có thể đưa ra những kế hoạch nhằm
ngăn ngừa rủi ro.
- Chuẩn hóa bằng văn bản đối với công tác sắp xếp hồ sơ dự án, theo dõi tình
hình hoạt động của dự án, công tác báo cáo về hoạt động của dự án, nắm bắt về thông tin
của dự án.
3.2.7. Giải pháp về các yếu tố bên ngoài
Để quản lý chất lượng tín dụng có hiệu quả, ngoài những yếu tố liên quan
đến khách hàng và ngân hàng thì những yếu tố bên ngoài như kinh tế-xã hội cũng
cần được quan tâm đúng đắn.
- Nên có riêng một đội ngũ cán bộ tìm hiểu thị trường, nhạy bén với những
phản ứng thay đổi của thị trường để có những phản ứng kịp thời để có thể cạnh
tranh với các ngân hàng khác.
- Cạnh tranh không có nghĩa là giảm đi các tiêu chuẩn, nguyên tắc thận
trọng, an toàn. Cần quán triệt tư tưởng cho cán bộ tín dụng về điều này, cần có sự
nhất quán giữa các Chi nhánh với nhau cũng như hỗ trợ nhau.
- Đề cao các tiêu chuẩn và các phương án dự phòng rủi ro.
- Cập nhật nhanh chóng những thay đổi do tác động của các chính sách của
Nhà nước như chính sách về thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ
mô, tỷ giá, lãi suất, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào làm ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng.
- Có những biện pháp dự phòng và xử lý kịp thời đối với những trường hợp
giá cả thiếu ổn định, sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường
thế giới.TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam -Chi nhánhtỉnh Quảng Bình trong những năm qua đã được chú
trọng nhiều hơn. Tuy nhiên, để hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả đặc
biệt là các đối tượng DNNVV thì công tác nghiên cứu nhằm xác định, đánh giá rủi
ro, từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa, hạn chế là việc làm cấp bách, cần thiết. Từ
kết quả nghiên cứu của đề tài: "Quản trị Rủi ro tín dụng cho vay đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam -
Chi nhánh tỉnh Quảng Bình", có thể kết luận:
Thứ nhất, luận văn đã đánh giá được tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng Agribank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình khá chi tiết về tình hình cho vay,
dư nợ ngân hàng, các chính sách tín dụng, quy trình cho vay
Thứ hai, luận văn đã sử dụng kết hợp nghiên cứu định lượng bằng cách điều tra
khảo sát trực tiếp các cấp lãnh đạo, các chuyên viên làm công tác tín dụngtại các Chi
nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam -Chi
nhánh tỉnh Quảng Bình thông qua bảng hỏi được thiết kế sẵn nhằm làm rõ hơn các
nhân tố liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động tín dụng và
quản trị rủi ro tín dụng, luận văn đã đánh giá được những ưu điểm cũng như hạn chế
của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam -Chi nhánh tỉnh Quảng Bình.
Thứ tư, luận văn đã đề xuất được các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản trị rủi ro tín dụng cho vay DNNVV nói riêng và các khách hàng nói chung tại
AGRIBANK Chi nhánh tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới về các mặt như:
- Xây dựng các quy định vay vốn phù hợp;
- Các giải pháp về ổn định lãi suất vay;
- Các quy định về tài sản đảm bảo cũng như công tác thẩm định tạiTR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
83
ngân hàng;....
2. Kiến nghị
Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
-Xây dựng chiến lược, chính sách phù hợp với lợi thế của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đa dạng hóa đầu tư, đa dạng hóa khách hàng,
mở rộng đối tượng cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro.
-Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong việc quản lý và xử lý
nợ xấu, làm rõ trách nhiệm phát sinh nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ do nguyên
nhân chủ quan để có hướng xử lý.
-Mỗi khách hàng, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng khác
nhau vì vậy cần phải xây dựng một hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng
với mục tiêu linh hoạt, được bổ sung và phát triển nhằm đảm bảo tính thực tế cao và
việc đánh giá cũng như hiệu chỉnh hệ thống cần được tiến hành định kỳ nhằm hỗ trợ
cho việc ra quyết định cho vay, phân loại nợ, tạo lập và quản lý danh mục tín dụng.
Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh tỉnh Quảng Bình
-Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong việc quản lý và xử
lý nợ xấu.
-Chú trọng đến công tác xử lý thu hồi nợ, thường xuyên phân loại và đánh
giá các khoản nợ.
-Đa dạng hóa danh mục đầu tư, đa dạng hóa khách hàng, mở rộng đối tượng
cho vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng.
-Chú trọng đến chất lượng cán bộ tín dụng, có nhiều đãi ngộ cho các cán bộ
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đào tạo, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán
bộ tín dụng.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2018), Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 hướng dẫn
luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Phan Thị Cúc (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận
tải.
3. Lê Thị Huyền Diệu (2010), “Quản lý rủi ro tín dụng – Kinh nghiệm của các
ngân hàng thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí thị trường Tài chính –
Tiền tệ, số 1+2, trang 72-75.
4. Nguyễn Minh Duệ (2007), Bài giảng quản trị rủi ro, Trường Đại học Bách
Khoa, Hà Nội.
5. Nguyễn Đăng Dờn (2004), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
6. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
Thống kê, Hồ Chí Minh.
7. Hồ Diệu (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.
8. Kim Thị Ngọc Diệp (2006), Bài giảng tín dụng ngân hàng.
9. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê.
10. Đỗ Văn Độ (2007), “Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại nhà
nước trong thời kì hội nhập”, Tạp chí ngân hàng số 76, tr.20-27.
11. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao
động xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản giao
thông vận tải, Hà Nội.
13. Hoàng Hữu Hòa (2001), Phân tích số liệu thống kê, Trường Đại học Kinh
tế Huế.
14. Phạm Xuân Hòe (2005), “ Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương
mại từ chính sách cho vay”, Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngânTR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
85
hàng thương mại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học; tr.1-6.
15. Hội đồng thành viên AGRIBANK (2014), Quyết định 450/QĐ - HĐTV-
XLRR quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự
phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của
AGRIBANK.
16. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB
Tài chính.
17. Frederic S.Mishkin (1999), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà
xuất bản khoa học kỹ thuật.
18. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014), Sổ
tay tín dụng.
19. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Quảng
Bình, Báo cáo tổng kết kinh doanh thường niên các năm 2015, 2016, 2017.
20. Lê Hoàng Nga (2005), Bàn về nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của
ngân hàng thương mại Việt Nam, Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của
ngân hàng thương mại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, NHNN Việt
Nam, tr.168.
21. Bùi Kim Ngân (2008), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các
ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, số chuyên đề ngày
25/3/2008
22. Ngô Văn Quang (2015), “ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế ”, Luận
văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Huế.
23. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
24. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu với SPSS,
Nhà xuất bản Thống kê, Hồ Chí Minh.
25. Trịnh Bá Tửu (2005), Phòng chống rủi ro tín dụng kinh nghiệm của Thái
Lan, Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam,TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
86
Kỷ yếu hội thảo khoa học, NHNN Việt Nam, tr.7-13.
26. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN về
việc quy định phân loại nợ, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro
và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng,
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
27. Tổng Giám đốc AGRIBANK (2011), Quyết định 1197/QĐ - NHNo- XLRR
về việc hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên
hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ AGRIBANK.
28. Hiệp hội ngân hàng :www.vnba.org.vn
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
87
PHỤ LỤC
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
88
PHỤ LỤC 1
Mã phiếu: ......
PHIẾU KHẢO SÁT
Kính chào quý anh/chị!
Hiện nay, tôi đang thực hiện nghiên cứu về đề tài“Quản trị rủi ro tín dụng cho
vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình”. Phiếu khảo sát này được thiết
kế để thu thập thông tin cho việc nghiên cứu của tôi. Do đó, tôi rất cám ơn nếu quý
anh chị dành một chút thời gian để đọc và điền vào bảng câu hỏi này. Thông tin mà
quý anh chị cung cấp cho tôi sẽ được sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu đề
tài này và sẽ được bảo quản một cách tuyệt đối bí mật.
Chân thành cám ơn sự hợp tác của quý anh chị!
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
Câu 1: Anh/chị là
Nhân viên ngân hàng Khách hàng
Câu 2: Xin vui lòng cho biết giới tính của anh/chị
Nam Nữ
Câu 3: Xin vui lòng cho biết độ tuổi của anh/chị
Dưới 30 tuổi Từ 30-45 tuổi Trên 45 tuổi
Câu 4: Xin vui lòng cho biết trình độ học vấn của anh/chị
Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học
PHẦN 2: NỘI DUNG KHẢO SÁT
Anh/chị vui lòng cho biết ý kiến về các nội dung dưới đây ( Vui lòng đánh dấu “x”
vào ô thích hợp và không để hàng trống):
Rất không đồng ý; Không đồng ý;Trung lập; Đồng ý;Rất đồng ýTR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
89
Tiêu chí đánh giá Mức độ đồng ý
1.Danh mục đối tượng vay tập trung vào các lĩnh vực có chỉ số
rủi ro thấp và vừa
2. AGRIBANK Chi nhánh tỉnh Quảng Bình triển khai khá tốt
nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng
3. Lãi suất cho vay biến động phù hợp với sự thay đổi của thị
trường
4.Tài sản bảo đảm tiền vay chủ yếu là tài sản có tính thanh
khoản cao, dễ trao đổi mua bán.
5. Giá trị tài sản thế chấp bằng tài sản khác thấp nên hạn chế
trách nhiệm của khách hàng vay vốn
6. Phương pháp tổ chức thẩm định mang lại hiệu quả cao
7. Coi trọng việc phân tích năng lực trả nợ của khách hàng
8. Trình độ của cán bộ thẩm định đáp ứng yêu cầu
9. Ý thức, trách nhiệm cán bộ ngân hàng khá tốt
10. Thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn
11. Môi trường kinh tế vĩ mô (lạm phát, suy thoái kinh tế) ảnh
hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách
hàng vay vốn
12. Sự xuất hiện các ngân hàng nước ngoài, cạnh tranh khốc
liệt giữa các ngân hàng thương mại
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA QUÝ ANH/CHỊ!
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
90
PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ TỪ PHẦN MỀM SPSS 20.0
2.1. Thống kê đối tượng điều tra
gioi tinh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
nu 55 45.8 45.8 45.8
nam 65 54.2 54.2 100.0Valid
Total 120 100.0 100.0
do tuoi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
duoi 30 tuoi 22 18.3 18.3 18.3
30 -duoi 45 tuoi 58 48.3 48.3 66.7
tren 45 tuoi 40 33.3 33.3 100.0
Valid
Total 120 100.0 100.0
trinh do
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
trung cap 9 7.5 7.5 7.5
cao dang 16 13.3 13.3 20.8
dai hoc 53 44.2 44.2 65.0
sau dai hoc 42 35.0 35.0 100.0
Valid
Total 120 100.0 100.0
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
91
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
92
Anh chị là
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent
Nhân viên ngân hàng 56 46.7 46.7 46.7
khách hàng 64 53.3 53.3 100.0Valid
Total 120 100.0 100.0
2.2. Kết quả kiểm định independent samples T TEST
Group Statistics
Anh chị là N Mean
Nhân viên ngân
hàng 56 4.29
danh muc cho vay
von tap trung vao
linh vuc rui ro tháp
va vua khách hàng 64 4.25
Nhân viên ngân
hàng 56 4.32
Agribank QB trien
khai kha tot dich vu
thanh toan cho
khach hang khách hàng 64 4.13
Nhân viên ngân
hàng 56 4.16
lai suat cho vay
bien dong phu hop
theo thi truong khách hàng 64 3.61
Nhân viên ngân
hàng 56 4.05
tai san dam bao chu
yeu la tai san co tinh
thanh khoan cao, de
trao doi mua ban khách hàng 64 4.19
Nhân viên ngân
hàng 56 4.32
gia tri tai san the
chap thap nen han
che trach nhiem vay
von khách hàng 64 4.36
Nhân viên ngân
hàng 56 4.23
phuong thuc to chuc
tham dinh mang lai
hieu qua cao khách hàng 64 3.95
Nhân viên ngân
hàng 56 3.80
Coi trong viec phan
tich nang luc tra no
cua khach hang khách hàng 64 3.86
Nhân viên ngân
hàng 56 3.57
trinh do can bo tham
dinh dap ung yeu
cau khách hàng 64 3.75
y thuc trach nhiem
cua can bo ngan
Nhân viên ngân
hàng 56 4.09TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
93
hang kha tot khách hàng 64 3.75
Nhân viên ngân
hàng 56 3.95
thien tai dich benh
anh huong den san
xuat kinh doanh cua
khach hang vay von khách hàng 64 4.06
Nhân viên ngân
hàng 56 4.04
moi truong kinh te
anh huong den hoat
dong san xuat kinh
doanh cua KH vay
von
khách hàng 64 3.98
Nhân viên ngân
hàng 56 3.77
su xuat hien cua cac
ngan hàng nuoc
ngoai canh tranh
khoc liet voi cac
NHTM trong nuoc
khách hàng 64 3.70
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
94
Independent Samples Test
Levene's Test
for Equality of
Variances
t-test for Equality of Means
95%
Confidence
Interval of the
Difference
F Sig. t df Sig.
(2-
tailed)
Mean
Difference
Std. Error
Difference
Lower Upper
Equal variances
assumed
.538 .465 .258 118 .797 .036 .138 -.238 .310
danh muc cho vay
von Equal variances
not assumed
.257 113.730 .798 .036 .139 -.239 .311
Equal variances
assumed
1.247 .266 1.467 118 .145 .196 .134 -.069 .462
Agribank QB trien
khai kha tot dich vu
thanh toan cho khach
hang
Equal variances
not assumed
1.464 115.109 .146 .196 .134 -.069 .462
Equal variances
assumed
.831 .364 3.641 118 .000 .551 .151 .252 .851
lai suat cho vay
Equal variances
not assumed
3.654 117.207 .000 .551 .151 .253 .850
Equal variances
assumed
.920 .339
-
1.021
118 .309 -.134 .131 -.394 .126tai san dam bao chu
yeu la tai san co tinh
thanh khoan cao
Equal variances
not assumed
-
1.011
109.200 .314 -.134 .132 -.396 .129
Equal variances
assumed
2.596 .110 -.316 118 .753 -.038 .120 -.276 .200
gia tri tai san the
chap thap nen han
che trach nhiem vay
von
Equal variances
not assumed
-.319 117.994 .751 -.038 .119 -.274 .198
Equal variances
assumed
.408 .524 2.057 118 .042 .279 .136 .010 .548phuong thuc to chuc
tham dinh mang lai
hieu qua cao
Equal variances
not assumed
2.075 118.000 .040 .279 .134 .013 .545
Equal variances
assumed
.038 .846 -.440 118 .660 -.056 .127 -.307 .195Coi trong viec phan
tich nang luc tra no
cua khach hang
Equal variances
not assumed
-.440 115.356 .661 -.056 .127 -.307 .195TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
95
Equal variances
assumed
.202 .654
-
1.203
118 .232 -.179 .148 -.473 .115
trinh do can bo tham
dinh dap ung yeu cau Equal variances
not assumed
-
1.208
117.433 .230 -.179 .148 -.471 .114
Equal variances
assumed
1.437 .233 2.029 118 .045 .339 .167 .008 .670y thuc trach nhiem
cua can bo ngan
hang kha tot
Equal variances
not assumed
2.038 117.499 .044 .339 .166 .010 .669
Equal variances
assumed
.492 .484 -.598 118 .551 -.116 .194 -.500 .268
thien tai dich benh
anh huong den san
xuat kinh doanh cua
khach hang vay von
Equal variances
not assumed
-.595 113.007 .553 -.116 .195 -.502 .270
Equal variances
assumed
3.148 .079 .367 118 .714 .051 .140 -.226 .328
moi truong kinh te
anh huong den hoat
dong san xuat kinh
doanh cua KH vay
von
Equal variances
not assumed
.363 108.257 .717 .051 .141 -.229 .332
Equal variances
assumed
.579 .448 .389 118 .698 .065 .166 -.264 .394
su xuat hien cua cac
ngan hàng nuoc
ngoai canh tranh
khoc liet voi cac
NHTM trong nuoc
Equal variances
not assumed
.391 117.514 .696 .065 .165 -.263 .392
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_rui_ro_tin_dung_cho_vay_doi_voi_doanh_nghiep_nho_va_vua_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_t.pdf