LỜI MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là một quy luật cơ bản của một nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh tạo ra động lực cho thị trường phát triển. Nhờ có cạnh tranh, hàng hoá ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, giá cả ngày càng hạ, chất lượng ngày càng cao, dịch vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Hơn nữa, cạnh tranh giúp các doanh nghiệp nói chung và nền kinh tế nói riêng nâng cao khả năng cạnh tranh. Song xét theo những phương diện khác, cạnh tranh chính là yếu tố đưa lại những hậu quả tiêu cực về kinh tế - xã hội. Cạnh tranh gay gắt sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh và tất yếu độc quyền xuất hiện. Chính vì sự chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế và hôi nhập kinh tế quốc tế đặt ra vấn đề không chỉ cần có hệ thống văn bản pháp luật phù hợp để điều chỉnh các quan hệ kinh tế mới mà còn phải có kiến thức cơ bản về những lĩnh vực pháp luật đó, đặc biệt là pháp luật cạnh tranh.
Pháp luật cạnh tranh ra đời sẽ ngăn cấm những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có hành vi “ép buộc trong kinh doanh”, từ đó sẽ giúp xã hội công bằng hơn, lợi ích của các doanh nghiệp và khách hàng sẽ được đảm bảo.
25 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 22290 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Qui luật cạnh tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH NHÓM 8X
Dương Thị Thảo – Nhóm trưởng
Phan Thị Phượng
Phạm Thị Thanh Tâm
Vũ Thị Tuyết Sương
Nguyễn Thị Huyền Trang
Trần Thị Thuỳ Vi
Nguyễn Thị Thuý Hằng
Hoàng Tiến Dũng
LỜI MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là một quy luật cơ bản của một nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh tạo ra động lực cho thị trường phát triển. Nhờ có cạnh tranh, hàng hoá ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, giá cả ngày càng hạ, chất lượng ngày càng cao, dịch vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Hơn nữa, cạnh tranh giúp các doanh nghiệp nói chung và nền kinh tế nói riêng nâng cao khả năng cạnh tranh. Song xét theo những phương diện khác, cạnh tranh chính là yếu tố đưa lại những hậu quả tiêu cực về kinh tế - xã hội. Cạnh tranh gay gắt sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh và tất yếu độc quyền xuất hiện. Chính vì sự chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế và hôi nhập kinh tế quốc tế đặt ra vấn đề không chỉ cần có hệ thống văn bản pháp luật phù hợp để điều chỉnh các quan hệ kinh tế mới mà còn phải có kiến thức cơ bản về những lĩnh vực pháp luật đó, đặc biệt là pháp luật cạnh tranh.
Pháp luật cạnh tranh ra đời sẽ ngăn cấm những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có hành vi “ép buộc trong kinh doanh”, từ đó sẽ giúp xã hội công bằng hơn, lợi ích của các doanh nghiệp và khách hàng sẽ được đảm bảo.
PHẦN I. VẤN ĐỀ CHUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường và cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường. Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của nền kinh tế thị trường trong đó có qui luật cạnh tranh. Tuy nhiên, cạnh tranh đã xuất hiện từ lâu trong nền kinh tế hàng hoá nhưng nó diễn ra khốc liệt hơn trong nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do cạnh tranh, nó luôn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường phải luôn luôn đổi mới về sản phẩm, về tổ chức quản lí cũng như các chính sách cạnh tranh. Cạnh tranh lành mạnh sẽ là động lực cho con người phát triển, con người thấy cần thay đổi những gì cần thiết cho đời sống. Từ đó, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển. Cạnh tranh đem đến cho người tiêu dùng nhiều lợi ích như hàng hoá tốt hơn, giá mua rẻ hơn.
Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh, trong xã hội ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp vì sự sống còn, vì muốn khẳng định vị trí của mình trên thương trường một cách nhanh chóng mà đã có nhiều “thủ đoạn” cạnh tranh không trong sáng.
Vậy cạnh tranh có nghĩa như thế nào?
Cạnh trạnh là một khái niệm rất rộng, xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong kinh tế, cạnh tranh liên quan đến mọi lĩnh vực của thị trường và mọi chủ thể kinh doanh.
Theo từ điển kinh doanh của Anh năm 1992 thì “ Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.
Theo từ điển Tiếng Việt “Bách khoa tri thức phổ thông” thì cạnh tranh là sự ganh đua giữa những nhà sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Vì vậy, người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, áp dụng khoa học-công nghệ cao hơn...để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Cạnh tranh, làm cho người sản xuất năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Trong thực tế vừa tồn tại hành vi cạnh tranh lành mạnh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Phần cốt lõi của cạnh tranh lành mạnh chính là ở chỗ phát huy hết năng lực của mình, để khiến cho bản thân mình có tầm vóc nhất, ưu tú nhất, chứ không phải là nghĩ cách khiến cho đối thủ gục ngã.
Thái độ cạnh tranh được coi là lành mạnh khi nó thể hiện những đặc điểm sau:
- Ngay thẳng, trung thực với đối thủ.
- Không được xem đối thủ cạnh tranh là kẻ thù.
- Cạnh tranh một cách trung thực (tuyệt đối không là kẻ cản trở, là vật cản đối với sự thành công của người khác).
Chẳng hạn như: chiến lược của Southwest Airlines là cạnh tranh trên cơ sở chi phí thấp, phục vụ thường xuyên, nhiều hoạt động chính đã làm cho chiến lược này khả thi, và được các hoạt động khác hỗ trợ. Ví dụ, việc giữ giá vé thấp là một hoạt động chính của chiến lược. Hoạt động này được hỗ trợ bởi tần suất sử dụng máy bay cao, hạn chế sử dụng các đại lý du lịch, máy bay tiêu chuẩn hóa, phi hành đoàn làm việc công suất cao, v.v. Thiếu bất kỳ hoạt động nào trong số này, chiến lược chi phí thấp của Southwest Airlines sẽ bị hủy hoại. Các đối thủ của Southwest Airlines cố gắng cạnh tranh với chiến lược này bằng cách đưa ra giá vé thấp và khởi hành thường xuyên, nhưng do thiếu các hoạt động hỗ trợ, tất cả đều thất bại. Theo Porter: “Các hoạt động của Southwest bổ sung cho nhau theo cách thức tạo ra giá trị kinh tế thực sự. Đó là cách mà sự phù hợp chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh và khả năng sinh lợi cao”.
=> Đây có thể được coi là một trong những hành vi cạnh tranh lành mạnh của Southwest Airlines trong lĩnh vực hàng không.
Hoặc:
Câu chuyện lập nghiệp của Samsung hay những hãng xe hơi Nam Hàn là một ví dụ tốt, họ kiên trì bắt đầu từ những con số 0 nhưng nhanh chóng đuổi kịp các đại gia điện tử thế giới như Sony, RCA, hay đuổi kịp các đại gia ô tô như GM, Ford, Toyota, Honda. Họ bắt đầu từ những “con chấu chấu” bé nhỏ và đã làm nên cái chuyện đá “voi” một cách thành công.
Qua một ví dụ khác không kém tính minh họa, Google, một “con châu chấu” trong làng IT so với các đại gia Yahoo, MSC, Microsoft trong những năm 2001, 2002 đã dám ngang nhiên đá những “chú voi” khổng lồ này và ngày nay thậm chí đã vượt qua mặt đối thủ của mình để khẳng định vị thế trong thị trường IT. Vì vậy, đừng bao giờ khinh thường một ý tưởng, một doanh nghiệp mới khởi tạo cho dù với một ý tưởng hơi ngây ngô, vì lúc nào đó nó có thể từ “con chấu chấu” chuyển mình thành “thằn lằn”, thậm chí “khủng long” trong điều kiện thích hợp.
Yếu tố nào đã giúp cho “chấu chấu” thắng “voi” trong thương nghiệp? Đó không phải là việc dùng những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh để có thể vươn lên sánh vai cùng những “chú voi” khổng lồ mà đó là sự hiểu rõ sức mạnh và sở trường cũng như sở đoản của mình, bao gồm tính nhanh nhẹn, tính tích cực, khả năng chịu rủi ro cao, và mức độ liều lĩnh của những “con chấu chấu” thương nghiệp này.
Vì vậy, về mặt bản chất thì cạnh tranh không phải là xấu nhưng những người kinh doanh với mục đích lợi nhuận của mình đã bóp méo bản chất tốt đẹp của nó. Nó đã làm cho nền kinh tế xã hội không phát triển tự nhiên theo một chu trình, hay còn gọi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Trong số các hành vi này, một số hành vi thể hiện sự xâm hại trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh như xâm phạm bí mật kinh doanh, gièm pha, quấy rối, ép buộc doanh nghiệp khác, một số hành vi có thể ảnh hưởng đến đối thủ cạnh tranh, đồng thời lại vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng như chỉ dẫn gây nhầm lẫn, quảng cáo và khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh… Ví dụ chỉ dẫn gây nhầm lẫn là việc doanh nghiệp sử dụng những thông tin chỉ dẫn (chẳng hạn trên bao bì, nhãn hàng, các pano quảng cáo ...) gây ra sự nhầm lẫn về tên thương mại, logo, chỉ dẫn địa lý ... để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của mình.
Ví dụ : Sản phẩm trà chanh Nestea của Nestle và trà chanh Freshtea của Công ty Thuý Hương.
Sản phẩm trà chanh Nestea hiện được ưa chuộng trên thị trường nhưng không ít khách hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với Freshtea của công ty Thuý Hương.
Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ Banca được công bố công khai trong cuộc hội thảo do Bộ Công thương tổ chức thì, công ty Thuý Hương (Thanh Trì, Hà Nội) đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Cụ thể, Thuý Hương đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa Freshtea và Nestea. Sự tương tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về cách trình bày, bố cục, màu sắc. Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh này là do hai công ty khác nhau sản xuất. Một số người tiêu dùng được hỏi thì cho rằng, cả Freshtea và Nestea cùng là sản phẩm của công ty Nestle, vì trông chúng rất... giống nhau!
Cùng nằm trong dòng sản phẩm của công ty Nestle, sản phẩm sữa Milo bị tới hai hãng khác cạnh tranh không lành mạnh thông qua các chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn. Sản phẩm sữa Good Cacao của Cty Mina được sản xuất với những điểm tương tự sữa Milo như: Tương tự về bao gói sản phẩm, cách thức trình bày, bố cục, màu sắc hay khuyến mại không lành mạnh.
Ví dụ về khuyến mãi không đúng : Bột nêm massan
Theo một công bố của Ban Điều tra và Xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thì Công ty Massan đã đưa ra chương trình khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại TP. Hồ Chí Minh.
Cụ thể, công ty này đưa ra chương trình khuyến mại bột canh, người tiêu dùng có thể đem gói bột canh dùng dở đến đổi lấy sản phẩm Massan. Hành vi này được quy định là một trong các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: “Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử, nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại đang sử dụng do doanh nghiệp khác sản xuất”.
Công ty Unilever Bestfood đã khiếu nại về chương trình khuyến mại này tới Sở Thương mại TP.Hồ Chí Minh. Thanh tra Sở đã lập biên bản và yêu cầu đình chỉ chương trình khuyến mại.
è Vậy cạnh tranh lành mạnh sẽ là động lực giúp nền kinh tế phát triển, ngược lại cạnh tranh không lành mạnh sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì hành vi “ép buộc trong kinh doanh” cũng là một trong những hành vi thường xuyên diễn ra ở các doanh nghiệp. Vậy “ép buộc trong kinh doanh” có nghĩa như thế nào? Nó mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội và người tiêu dùng.
Có hai trường hợp ép buộc trong kinh doanh phổ biến đó là doanh nghiệp ép buộc doanh nghiệp và doanh nghiệp ép buộc khách hàng. Những hành vi ép buộc khách hàng của các doanh nghiệp hết sức tinh vi, đôi khi có thể đánh lừa được cảm nhận của khách hàng và khách hàng có thể nghĩ rằng nó mang lại lợi ích cho mình nhưng thực tế thì ngược lại. Có thể đưa ra một ví dụ về doanh nghiệp ép doanh nghiệp để có thể hiểu rõ hơn những ảnh hưởng của nó đối với kinh tế.
Đó là trường hợp của bia Laser bị những nhãn hiệu cạnh tranh trực tiếp như Tiger, Heineken… chèn ép một cách khốc liệt. Ngay sau khi xuất hiện trên thị trường bằng chương trình "Tuần lễ bia Laser", với chiêu thức uống miễn phí tại các quán ăn và nhà hàng ở TP.HCM, bia Laser đã bị các đại gia trong lĩnh vực "dập" đến mức không quán bia nào dám đưa Laser vào kinh doanh. Không những thế, để "cảnh cáo" các quán nhậu và cửa hàng khác, một quán nhậu đã bị công ty liên doanh kiện ra tòa vì dám bán bia Laser. Các công ty này buộc các đại lý, quán bia, cửa hàng... ký hợp đồng độc quyền đối với nhãn hiệu của họ với điều kiện ràng buộc là không được bán, trưng bày, giới thiệu, tiếp thị... hay nhận chiêu thị nữ cho bất kỳ thương hiệu bia nào khác. Bù lại các đại lý, cửa hàng, quán bia... được công ty tài trợ từ 50 triệu đến vài ba trăm triệu đồng/năm để sẵn sàng ngăn cản chiến dịch "đi trước một bước" của Laser ở bất kỳ nơi đâu cho dù thành phố hay các tỉnh. Các cửa hàng, quán bia, đại lý... nói trên không "dám" nhận bán hàng cho bia Laser; thậm chí còn không dám trưng mẫu quảng cáo có hình ảnh bia Laser ngay tại cơ sở kinh doanh của họ. "Đây là kiểu cạnh tranh không lành mạnh, các công ty liên doanh này đã lợi dụng tiềm lực tài chính và sự ảnh hưởng của nó trên thị trường để chèn ép các công ty nhỏ hơn và việc tài trợ mua chuộc này nhằm mục đích phong tỏa, không cho các thương hiệu bia khác tiếp cận được với khách hàng, không phát triển được sản xuất và buộc họ phải thua cuộc khi chưa kịp cạnh tranh gì trên thị trường theo đúng nghĩa của nó", liệu hành vi cạnh tranh của công ty liên doanh bia đề cập ở trên có đúng pháp luật hay không?
Chính bởi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó của các doanh nghiệp trên thị trường nên Luật Cạnh tranh ra đời là cơ sở pháp lý để xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng, đồng thời cũng tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ tồn tại và phát triển được trước những đối thủ lớn, đồng thời phục vụ, bảo vệ người tiêu dùng. Việc ban hành Luật cạnh tranh là cần thiết nhằm bảo vệ và khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh, hợp tác bình đẳng trong một khuôn khổ pháp luật chung, điều tiết mặt trái của cạnh tranh bằng cách kiểm soát quá trình dẫn đến vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền của DN, chống các hành vi gây cản trở cạnh tranh, cũng như những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh trên thương trường.
2. Cơ sở pháp lí
Luật cạnh tranh là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh và biện pháp xử lí vi phạm về pháp luật cạnh tranh. Trong luật cạnh tranh quy định các hành vi cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh.
Cạnh tranh không lành mạnh trước hết, là một khái niệm bắt nguồn từ những quy định mang tính nguyên tắc trong pháp luật dân sự, theo đó, các chủ thể trong giao dịch phải đảm bỏ tôn trọng thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội ở mỗi quốc gia.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Khoản 4 Điều 3 LCT 2004)
Là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
Cạnh tranh không lành mạnh phản ánh mặt trái của hành vi, có nghĩa là hành vi đó có dấu hiệu trái với chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh của các chủ thể tham gia thị trường, họ sử dụng các thủ pháp không phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh donh như gian dối, thông tin sai sự thật về hàng hoá dịch vụ, ép buộc… nhằm gây thiệt hại hoặc bất lợi về cạnh tranh cho một hoặc một số chủ thể khác có liên quan. Nhìn chung, cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi đi ngược lại nguyên tắc xã hội, tập quán và truyền thống kinh doanh, xâm phạm lợi ích của các chủ thể kinh doanh khác, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích chung của xã hội. Cạnh tranh không lành mạnh luôn có bản chất của nó là không tốt đẹp, bất chính nhằm vò đối thủ cạnh tranh cụ thể nào đó. Nó là những hành vi cạnh tranh gây cản trở hoạt động hoặc gây thiệt hại trực tiếp hợc gián tiếp đến chủ thể kinh doanh khác.
Trước khi có Luật cạnh tranh, Luật Thương Mại năm 1997 cũng đã xác định một số nguyên tắc sơ khai về hoạt động cạnh tranh của thương nhân, thực chất chính là đưa mô hình ứng xử lành mạnh trong kinh doanh. Những mô hình ứng xử thể hiện như sau: (Điều 8 LTM 1997)
Thương nhân được cạnh tranh hợp pháp trong hoạt động thương mại.
Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh gây tổn hại đến lợi ích quốc gia và các hành vi sau đây:
Đầu cơ để lũng đoạn thị trường
Bán phá giá để cạnh tranh.
Dèm pha thương nhân khác.
Ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe doạ nhân viên hoặc khách hàng của thương nhân khác.
Xâm phạm quyền về nhãn hiệu hàng hoá, các quyền khác về sở hữu công nghiệp của thương nhân khác.
Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.
è Như vậy nội dung của Luật cạnh tranh một phần kế thừa từ Luật Thương mại nưm 1997.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm ( Điều 39 LCT 2004)
Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Xâm phạm bí mật kinh doanh
Ép buộc trong kinh doanh
Gièm pha doanh nghiệp khác
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Phân biệt đối xử của hiệp hội
Bán hàng đa cấp bất chính
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác
Trong đó, tại Điều 42 Luật cạnh tranh 2004 quy định Ép buộc trong kinh doanh là hành vi của doanh nghiệp đe dọa hoặc cưỡng ép khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
PHẦN II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
Trong xã hội hiện đại và nền kinh tế thị trường, tự do kinh doanh là quyền không thể thiếu được của bất kỳ chủ thể kinh doanh nào về mặt thực tế cũng như tiềm năng. Vì mục tiêu đạt được lợi thế cạnh tranh, chủ thể kinh doanh cũng có thể sử dụng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc dồn khách hàng vào tình thế bắt buộc phải chấp nhận ký hợp đồng hoặc thừa nhận các điều kiện thương mại không mong muốn mà do điều kiện hoàn cảnh nào đó đã không có sự lựa chọn nào khác. Ép buộc trong kinh doanh luôn luôn hoặc tiềm ẩn khả năng xuất hiện từ những quan hệ kinh doanh không có sự tương xứng về thế mạnh thị trường giữa các bên, theo đó, bên có thế mạnh sẽ khai thác thế mạnh của mình để ép buộc chủ thể kinh doanh nhỏ hơn phải chấp nhận hợp đồng hoặc điều kiện mà bên có thế mạnh đưa ra, bởi thế chủ thể kinh doanh nhỏ phải từ bỏ hoặc ngừng giao dịch với những doanh nghiệp thuộc mối quan hệ cũ của họ. Theo quy định hiện hành, ép buộc trong kinh doanh là hành vi đe doạ hoặc cưỡng ép khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch đối với doanh nghiệp đó. Dưới giác ngộ của pháp luật dân sự, những giao dịch như vậy thiếu sự tự nguyện, tự định đoạt của một trong các bên tham gia và chúng có thể bị tuyên bố vô hiệu.
Chủ thể tiến hành hành vi ép buộc trong kinh doanh có thể là chủ doanh nghiệp, nhân viên của doanh nghiệp hoặc bất kỳ các nhân nào khác với mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Việc chứng minh được động cơ, mục đích, người chủ mưu…của những hành vi này là những điều kiện cơ bản để có thể kết luận chủ thể đó có vi phạm quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh hay không?
Ép buộc trong kinh doanh được biểu hiện dưới những hình thức sau:
+ Đe dọa.
+ Cưỡng ép.
+ Lôi kéo.
+ Ngăn cản.
1. Lôi kéo
Lôi kéo là hành vi nhằm dùng các chiêu thức không lành mạnh (như dùng tiền tài, thế lực…) để dụ dỗ, mua chuộc khách hàng sử dụng sản phẩm của mình.
Ví dụ 1:
Tại Hải Dương, Mobifone thực hiện bán hàng lưu động với chương trình “đổi sim mạng khác lấy sim mobifone có 230.000đ trong tài khoản”. khách hàng có sim của mạng khác (như viettel) tài khoản còn dưới 15000đ còn hạn sử dụng có thể đổi miễn phí một sim mobizone của mobifone có sẵn tài khoản 50.000đ, mỗi tháng tặng thêm 15.000đ được tặng trong 12 tháng.
è Như vậy, có thể thấy rằng hành vi này của Mobifone là một hành vi lôi kéo khách hàng từ bỏ việc sử dụng mạng khác để qua sử dụng mobifone nhằm gia tăng số thuê bao và thị phần của mobifone trong thị trường viễn thông. Hành vi này không “công bằng”, bởi lẽ nếu Mobifone muốn lôi kéo khách hàng sử dụng sim của mạng mình thì có rất nhiều cách để thực hiện điều đó, chẳng hạn như giảm giá bán của sim và tăng tài khoản khuyến mãi trong số thuê bao đó, bên cạnh đó thì tăng chất lượng của dịch vụ chăm sóc khách hàng... Hơn nữa, Mobifone là một mạng đã xuất hiện từ lâu và có uy tín trên thị trường viễn thông. Vậy thì hình thức cạnh tranh như trên của mạng điện thoại này là không nên.
Các doanh nghiệp nên lôi kéo khách hàng bằng chính khả năng, thực lực của mình chứ không nên dùng các “ thủ đoạn” không trong sáng để “hại” đối thủ kinh doanh của mình.
Ví dụ 2:
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Intel đó là thưởng tiền cho các hãng sản xuất máy tính khi trì hoãn hoặc huỷ bỏ các kế hoạch tung ra thị trường những dòng sản phẩm sử dụng bộ xử lí AMD; chi thêm hoa hồng nếu các công ty này dùng bộ xử lí Intel, thậm chí hối lộ các nhà bán lẻ để họ chỉ nhập sản phẩm dùng chip Intel.
Intel đã dùng tiền để mua chuộc khách hàng, lôi kéo khách hàng (các công ty máy tính) sử dụng sản phẩm của mình gây tổn thất cho hãng AMD. Tại sao Intel không thu hút khách hàng bằng chính những gì mình đang có? Việc Intel bỏ tiền ra để mua chuộc khách hàng mà cụ thể là các công ty máy tính sử dụng bộ chip của hãng này sẽ làm ảnh hưởng không chỉ đến đối thủ cạnh tranh trung thực, lành mạnh mà còn làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ bị hạn chế khả năng lựa chọn sản phẩm của mình. Chính vì thế mà môi trường cạnh tranh lành mạnh chính là môi trường ở đó quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo cao nhất.
Đe doạ
Khi còn là trẻ con “dọa nạt” có thể là rất bình thường, những điều đó không mất đi ngay cả khi bạn đã là người lớn. Hãy thử nghĩ về nơi làm việc của bạn. Bạn có nhớ được có lúc nào bạn dọa một ai đó phải làm một công việc nhất định?
Ban đầu có thể hành động dạng này chỉ bắt nguồn từ việc một người này hướng đến tác động một người khác, sau đó chúng thường có đặc tính leo thang – nghĩa là lan tỏa và tác động đến cả nhóm làm việc. Biểu hiện ra bên ngoài của bên bị đe doạ có thể là sự buồn tẻ hay chán ghét, thậm chí tạo áp lực cho một người khác phải ngừng nói, rời đi hay từ bỏ ý kiến bản thân.
Có những dạng thức đe dọa nào đang tồn tại?
Đe dọa có thể được thực hiện qua nhiều cách thức khác nhau. Bắt nguồn từ sự khiếm nhã, bất lịch sự thông thường, những hành động xâm phạm cho đến những kỹ thuật tác động phức tạp, tác động đến tư duy, niềm tin. Một số những hình thức tác động phi ngôn từ thường bắt gặp có thể là “ánh mắt đe dọa” và liên tục lườm, hay quay đi khi người bị tác động đang nói. Một số dạng khác có thể là đảo mắt theo thời điểm, thở dài mạnh và tuyên truyền rộng những câu chuyện “ngồi lê đôi mách” hướng đến cách thức hay tính cách của người đang phát biểu.
Tại sao con người đe dọa lẫn nhau?
Những nghiên cứu về các hành động “đe dọa” cho thấy có rất nhiều lý do giải thích cho việc người này hăm họa hay đối đầu với người khác theo hướng có hại. Các yếu tố áp lực cạnh tranh trong doanh nghiệp cùng với những giá trị văn hóa tổ chức tác động làm giảm giá trị cuộc sống-công việc cũng có thể góp phần làm hình thành động cơ thực hiện những hành động đe doạ.
Thông thường, những hành động này thường nhắm vào những người thành công, mà trong kinh doanh là khách hàng của các đối thủ cạnh tranh…
Vậy “đe doạ” là gì?
è Đe doạ trong kinh doanh là những hành vi cố ý nhằm làm cho bên kia (đối thủ cạnh tranh hoặc khách hàng) “sợ hãi” tức là bản thân bên bị đe doạ phải thực hiện theo những yêu cầu của bên đe doạ mà không có sự lựa chọn nào khác.
Ví dụ:
Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B cùng kinh doanh mặt hàng giống nhau, cùng cạnh tranh với nhau. Ban đầu khách hàng đến mua hàng ở hai doanh nghiệp tương đương nhau. Nhưng doanh nghiệp A vì muốn gia tăng thị phần và doanh số bán hàng của mình mà đã có hành vi không lành mạnh đối với đối thủ cạnh tranh và khách hàng của mình. Đó là doanh nghiệp A đã tìm hiểu và biết được những khách hàng thường xuyên và tiềm năng của doanh nghiệp B để từ đó đưa ra những lời đe doạ và hành vi đe doạ đối với khách hàng của doanh nghiệp B. Chẳng hạn gửi những thông điệp khác nhau, những hành vi “dằn mặt” tới khách hàng.
Tuy nhiên đối với hành vi là “đe doạ” khách hàng thì thực tế rất ít xảy ra bởi lẽ hành vi này quá “trắng trợn”, thể hiện qua rõ đạo đức trong kinh doanh của doanh nghiệp, do đó mà không doanh nghiệp nào lại tự “vạch áo cho người xem lưng như vậy” . Và trường hợp này rất dễ bị phát hiện, đồng thời hành vi này cũng dễ dàng để người tiêu dùng nhận ra là doanh nghiệp này chỉ vì lợi ích của chính doanh nghiệp chứ không quan tâm đến lợi ích, sở thích và thị hiếu của mình.
Cưỡng ép
Cưỡng ép trong kinh doanh là hành vi ép buộc khách hàng làm theo ý chủ quan của mình mà không cần xem xét khách hàng có phản ứng như thế nào.
Chẳng hạn, trên báo tuổi trẻ ngày 9/11 đăng một bài viết có tên " ĐH quốc tế Hồng Bàng: những khoản thu kì dị! "Bài báo phản ánh về việc trường cưỡng ép tân sinh viên của mình phải mua những công cụ học tập một cách vô lí và vượt quá khả năng của sinh viên.
Nhiều tân sinh viên Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng đang bức xúc với những khoản phụ phí ngoài học phí mà trường này buộc tất cả sinh viên phải đóng mới được nhập học. Cụ thể là trong bảng hướng dẫn làm thủ tục nhập học dành cho các thí sinh của trường này có ghi rõ các bước phải thực hiện: thí sinh phải lần lượt đóng các khoản học phí, đồng phục, bảo hiểm y tế và đăng ký câu lạc bộ. Thí sinh phải có đủ các loại biên lai đóng tiền mới được nộp hồ sơ học sinh - sinh viên để nhập học. Tuy nhiên, khi một nữ sinh viên mới (tên H) sau khi đóng học phí 9,98 triệu đồng/năm, khám sức khỏe 40.000 đồng, phí sinh hoạt câu lạc bộ 185.000 đồng, bạn tiếp tục hoàn tất một khoản nữa là phí đồng phục.H. tìm đến kho đồng phục. Tại đây, bảng báo giá được dán ngay trước cửa phòng: “Cặp tài liệu: 138.000 đồng, áo sơmi dài tay 70.000 đồng, bộ áo dài nữ (giá tùy kích cỡ từ 138.000-171.000 đồng/bộ), đồng phục (giáo dục thể chất, quốc phòng) 168.000 đồng, Tổng cộng: nam 416.000 đồng, nữ 346.000 đồng + áo dài”.Kiểm tra số tiền ít ỏi còn lại của mình, H. rụt rè: “Em có túi xách rồi, không cần mua cặp. Hiện em không đủ tiền, xin không mua cặp được không?”. Anh nhân viên bộ phận kho lắc đầu: “Nhà trường đã quy định, phải mua đủ”. H. lủi thủi đi ra. Một nam sinh viên khác sau khi đóng tiền, cầm chiếc túi ngao ngán: “Cái cặp chỉ đáng giá vài chục ngàn vậy mà trường buộc phải mua với giá 138.000 đồng”. Khi phóng viên của báo tuổi trẻ trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hùng - hiệu trưởng nhà trường thì ông cho biết: “Nhà trường bắt buộc sinh viên mua đồng phục của trường, để tạo phong cách quốc tế, tạo màu sắc riêng cho sinh viên trường. Tất cả bộ quần áo, cặp... đều do tôi thiết kế. Đây là biểu tượng tốt đẹp trong giới ĐH quốc tế! Nếu muốn học trường này sinh viên, học sinh đều phải mua đồng phục. Tuy nhiên, nhà trường đã có hỗ trợ sinh viên trong việc này là giảm 15% so với giá gốc cho tất cả món đồ và tặng mũ bảo hiểm (trị giá 109.000 đồng/cái) cho mỗi sinh viên”. Nhưng theo một số ý kiến bạn đọc trên báo tuổi trẻ về bài viết này thì có mộtt vài ý kiến của các bạn đang theo học những trường ở Mỹ nói rằng"Tôi đang học ở một trường đại học ở Mỹ và thấy rằng ở nơi tôi học sự tự do được là chính mình, tự do sáng tạo và hành động mới là cái được ưu tiên tối đa. Quần áo đồng phục hay cặp sách không giúp sinh viên tiếp cận với kiến thức và giải phóng năng lượng trẻ của mình vào nghiên cứu và học thuật. Rất nhiều sản phẩm đã được đăng ký độc quyền của nhà trường, từ balô, ly, quần áo, sổ, bút… đúng là được bán với giá cao hơn sản phẩm cùng loại, nhưng là những sản phẩm có logo độc quyền, được đăng ký bảo hộ và không hề có chuyện ép buộc một sinh viên nào phải mua".
Những việc làm trên đây chỉ mới là một phần nhỏ trong những hàng động được coi là " kì dị" của một trường Đại học được phong tặng danh hiệu Đại học quốc tế. Không những khiến tân sinh viên mà còn cả những sinh viên đang theo học tại trường phải ngao ngán. Chắc chắn sẽ có rất nhiều người bức xúc về vấn đề này, việc cưỡng ép sinh viên mua đồng phục của Trường giống như là một hoạt động kinh doanh nhằm kiếm lời hơn là để đào tạo một thế hệ tài năng cho đất nước.Những khoản tiền đó không những vượt quá khả năng của một sinh viên mà nó cũng chẳng giúp ích gì cho việc học tập. Nhà trường đã không tập trung vào phương pháp giảng dạy, đầu tư vào công tác giảng dạy cho tốt mà chỉ tạo vẻ bề ngoài cho giống một trường quốc tế như hiệu trưởng của trường đã nói. Phải chăng trường tăng thêm thu nhập bằng cách hợp tác với các nhà bán cặp, hay nón bảo hiểm để tăng thêm lợi nhuận. Nếu xét trên phương diện trong kinh doanh có thể xem đây như là một mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, trường đại học Hồng Bàng (doanh nghiệp) đã mang tiếng là một trường đại học mà thực hiện giống như một doanh nghiệp chuyên kinh doanh, lợi nhuận đặt lên hàng đầu và việc trường cưỡng ép sinh viên (khách hàng) như vậy là một biểu hiện của ép buộc khách hàng trong kinh doanh.
Ngăn cản
Là hành vi sử dụng các ‘thủ đoạn” nhằm làm cho khách hàng không đến được với đối thủ cạnh tranh, làm mất uy tín của doanh nghiệp khác, làm doanh nghiệp khác mất đi những khách hàng thường xuyên và khách hàng tiềm năng.
Trong cuộc sống thì có không ít những trường hợp ngăn cản để hai hay nhiều bên khác không thể tiếp tục làm việc với nhau. Nếu ngăn cản bằng những hành vi lành mạnh thì quả thực là rất tốt, sẽ làm giảm thiểu thiệt hại cho xã hội. Chẳng hạn như ngăn cản, lôi kéo khách hàng về phía mình như nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành phù hợp, thái độ của nhân viên “tất cả vì khách hàng”…thì người tiêu dùng thay vì khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp này sẽ thay đổi thói quen chuyển sang mua hàng của doanh nghiệp mình. Nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp đều “trong sáng” như nhau, vụ việc sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ được hành vi ngăn cản của các doanh nghiệp trong các phương tiện giao thông vận tải:
Sự việc bắt đầu từ sáng ngày 23/3/2006, ngày đầu tiên DN VT&TM Thuận Thảo (Phú Yên) chi nhánh Bình Định khai trương dàn xe khách chất lượng cao loại 45 chỗ chạy tuyến Bình Định - TP HCM. Theo phê duyệt của Cục Đường bộ VN và các sở, ngành tại Bình Định, DN Thuận Thảo sẽ đưa vào khai thác thử nghiệm tuyến này với 5 xe Hyundai 45 chỗ, mỗi ngày 2 chuyến lúc 7 giờ và 19 giờ 45 phút. Đây là dịch vụ vận tải chất lượng cao với mỗi xe trị giá 2,8 tỷ đồng, trên xe có 2 nhân viên mặc đồng phục phục vụ như trên máy bay. Thế nhưng ngay khi chuyến xe thứ 2 vào 19 giờ 45, ngày 23/3/2006 của DN Thuận Thảo chuẩn bị xuất bến rất nhiều đối tượng quá khích đã bao vây ngăn cản không cho khách lên xe. Đến 21 giờ, xe khách của DN Thuận Thảo vẫn không thể ra khỏi bến... Sự việc còn diễn ra tới ngày hôm sau (24/3), thậm chí xe của Thuận Thảo còn bị một số đối tượng dùng các phương tiện xe lớn chạy chặn đầu, chặn đuôi không cho khách lên xe. Được biết, sự việc trên là do một số chủ xe cạnh tranh với DN Thuận Thảo đã phản ứng cho rằng dịch vụ của Thuận Thảo tốt hơn nên đã "hớt" hết khách của họ.
è Sự việc trên cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thuận Thảo đã bị các doanh nghiệp vận tải khác cản trở bằng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bên cạnh đó lợi ích của khách hàng cũng đã bị xâm phạm. Những người đi trên những chuyến xe đó sẽ bị lỡ công việc của mình, đồng thời họ sẽ cảm thấy không an toàn khi đi trên những chuyến xe của Doanh nghiệp Thuận Thảo nữa. Hay nói rộng hơn, khách hàng sẽ dần mất đi niềm tin ở những chuyến xe khách và có thể họ sẽ thay vì đi bằng xe khách thì sau này sẽ đi bằng tàu, máy bay…
Cơ chế thị trường là một cơ chế tự điều tiết quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, điều tiết sự vận động của nền kinh tế thị trường thông qua tác động của các quy luật kinh tế. Cơ chế này nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản của mỗi chủ thể kinh doanh là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Một điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên thị trường có sự tham gia kinh doanh của nhiều thành phần kinh tế. Sự tồn tại của những doanh nghiệp trên thi trường, về mặt chất, đã chứng minh hiệu quả và chiến lược kinh doanh khả thi của họ. Không có chiến lược cạnh tranh khả thi, doanh nghiệp sẽ bị đẩy ra khỏi guồng máy cạnh tranh của thị trường. Cạnh tranh luôn là phương thức hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
PHẦN III. GIẢI PHÁP
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh là không thể tránh khỏi. Vấn đề là ở chỗ phải hướng cạnh tranh vào con đường lành mạnh, và sau hết là quyền và lợi ích chính đáng của bản thân các doanh nghiệp. Mọi hình thức, biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh như đã nêu đều phải bị phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh và thích đáng để duy trì sự phát triển bền vững của thị trường.
1. Đối với nền kinh tế - xã hội
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà cụ thể là ép buộc trong kinh doanh sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, từ đó làm cho xã hội ngày càng đi xuống. Các doanh nghiệp vừa, nhỏ và các doanh nghiệp hoạt động lành mạnh sẽ không thể phát triển một cách công bằng bởi các doanh nghiệp này đã dùng những “thủ đoạn” xấu để chèn ép họ trên thị trường. Điều này sẽ làm cho số lượng doanh nghiệp hoạt động trên thị trường giảm xuống, trong số đó nếu một số doanh nghiệp không đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường sẽ bị phá sản. Điều đó sẽ kéo theo số lượng người lao động thất nghiệp gia tăng, các tệ nạn trong xã hội ngày càng nhiều. Bên cạnh đó các đối tác của những doanh nghiệp này sẽ gặp khó khăn trong vấn đề kinh doanh và gây ra sự hoang mang cho các nhà đầu tư.
è Để giảm thiểu và ngăn chặn những tác động xấu đó của cạnh tranh không lành mạnh mà đặc biệt là ép buộc kinh doanh thì Luật canh tranh đã đưa ra những khung phạt như sau:
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a) Lừa dối, ép buộc khách hàng khi ký kết, thực hiện hợp đồng đại điện đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
b) Lừa dối tổ chức, cá nhân khác để thực hiện quyền đối với giống cây trồng thuộc các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 14 của Nghị định này.
c) Cung cấp tài liệu, thông tin, chứng cứ sai sự thật khi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp đình chỉ, hủy bỏ hoặc xử lý hành vi xâm phạm quyền;
3. Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục:
a) Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, c khoản 1 và điểm b, c khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.”
Đối với khung phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (hoặc số tang vật bị thu) của Luật cạnh tranh về ép buộc trong kinh doanh như vậy thì đối với các doanh nghiệp lớn, có năng lực về tài chính thì họ cũng sẽ chấp nhận sử dụng một trong những hành vi cạnh tranh không lanh mạnh đó bởi lẽ số lợi nhuận mà học thu về sẽ cao hơn số tiền trong khung hình phạt này. Do vậy, luật cạnh tranh cần đưa ra khung hình phạt cao hơn hoặc có thể đình chỉ kinh doanh trong một khoảng thời gian đối với các doanh nghiệp này để họ không lợi dụng năng lực tài chính của mình gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác.
Về phía các cơ quan chức năng.
Các cơ quan chức năng cần sớm rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý để thị trường vận hành theo chuẩn mực quốc tế, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, thực hiện kiểm soát, kiểm toán nội bộ nhằm phòng chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình hoạt động.
Tiếp đến, các cơ quan quản lý Nhà nước cần thường xuyên theo sát diễn biến thị trường, tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trục lợi, không tuân thủ các yêu cầu tài chính… làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp khác và của người tiêu dùng. Vì vậy, việc xử lý hành vi này cũng cần đảm bảo nguyên tắc thận trọng, khách quan, đúng người, đúng việc để không vì xử lý một cá nhân, một doanh nghiệp mà ảnh hưởng không đáng có đến các doanh nghiệp làm ăn trung thực khác trên thị trường. Trong thời gian vừa qua, các chế tài xử phạt các hành vi phi cạnh tranh trên thị trường chưa được áp dụng nên việc xử lý còn hạn chế. Vì vậy, cần phải đưa các chế tài xử phạt một cách cụ thể rõ ràng và có cơ sở pháp lý. Khi đã có cơ sở, những vi phạm sẽ được xử lý nghiêm khắc hơn, và khi đó, các hành vi phi cạnh tranh sẽ ngày một hạn chế và để xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh. Cần xây dựng một Hiệp hội chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể là ép buộc trong kinh doanh, mục đích cuối cùng của các hành động này cũng chỉ nhằm đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp trên thị trường cũng như là sự an tâm của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo đúng như những cam kết mà doanh nghiệp đưa ra.
Về phía các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp kinh doanh cần tăng cường năng lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân trên thị trường chứ không sử dụng những hành vi không lành mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Có như vậy, các doanh nghiệp có thể đảm bảo được trách nhiệm của mình đối với những gì đã cam kết với khách hàng . Các doanh nghiệp nên tự xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp và dài hạn như xây dựng và quảng bá thương hiệu, xây dựng những kênh phân phối mới, đưa ra các sản phẩm mới, khai thác lợi thế cạnh tranh của riêng mình… Cách làm này không những sẽ đem lại doanh thu, thị phần cho doanh nghiệp mà trong dài hạn sẽ ngày càng củng cố thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
Đối với người tiêu dùng.
Về phía cơ quan nhà nước
Bảo vệ quyền lợi NTD là một trong những nhiệm vụ của quản lý nhà nước và là trách nhiệm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Thực tiễn cho thấy, khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, mức độ tự do hóa thương mại càng gia tăng thì càng nảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến quyền lợi NTD trong đó có các hành vi không lành mạnh của doanh nghiêp ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Điều 42 Luật cạnh tranh 2004 có quy định “cấm doanh nghiệp ép buộc khách hàng…”, đây cũng là một quy định để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, năm 1999, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có giá trị hiệu lực kể từ ngày 01/10/1999) nhằm xây dựng các quy phạm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng bị xâm hại trong quá trình tham gia các giao dịch thương mại. Pháp lệnh ra đời đánh dấu bước phát triển mới trong việc thiết lập và hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý quan trọng đối với hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, ví dụ:
Điều 18
Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm:
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, về tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm;
3. Chỉ đạo và phối hợp các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp;
4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
5. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và những hiểu biết liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
7. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Về phía người tiêu dùng
Khi các doanh nghiệp sử dụng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và chiếm lĩnh được thị trường như đã nói trên thì tác động đầu tiên sẽ là người tiêu dùng, bởi vì khi doanh nghiệp này có thị phần lớn trong thị trường thì họ có thể nâng giá, người tiêu dùng sẽ bị hạn chế khả năng lựa chọn sản phẩm của mình. Mặt khác, những sản phẩm mà họ “bị ép” phải sử dụng có thể chất lượng sẽ không cao. Do vậy mà người tiêu dùng không nên chỉ dựa vào sự bảo vệ của các cơ quan có thẩm quyền và các pháp lệnh, mà người tiêu dùng cũng cần phải lên tiếng bằng cách phát hiện, tố cáo và gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan luật pháp về các hành vi gian dối về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa, giá cả và các hành vi lừa dối khác của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại cho mình và cộng đồng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có thể đóng góp ý kiến trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ bảo vệ chính lợi ích của mình. Người tiêu dùng cũng có thể thành lập tổ chức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN
Cạnh tranh luôn là động lực phát triển sản xuất hàng hoá, đồng thời cũng là động lực phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Cạnh tranh công bằng và hợp pháp có tác dụng tích cực làm cho chất lượng hàng hoá dịch vụ ngày càng tốt hơn, giá cả hàng hoá thấp hơn, có lợi cho người tiêu dùng, làm cho người dân tin vào thị trường, vào quá trình cạnh tranh. Nếu hàng hoá, dịch vụ được sự tín nhiệm của khách hàng, các giao dịch thương mại nhờ đó sẽ gia tăng, qua đó tăng trưởng kinh tế. Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung nguồn lực, vốn và các yếu tố khác trong quá trình sản xuất, làm cho xã hội có đủ điều kiện về nguồn lực để thực hiện những dự án lớn. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tự cải tổ để duy trì sự tồn tại của mình. Quy luật đào thải trong quá trình cạnh tranh tạo cơ hội cho các chủ thể kinh doanh mạnh và có năng lực cạnh tranh cao có thể phát huy được khả năng của mình. Chính vì điều đó cũng sẽ tạo sức ép lớn đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp còn khá “ non nớt” trên thị trường. Vì lợi nhuận mà các doanh nghiệp sẽ có những thủ pháp gian dối, lừa đảo để tạo ra lợi thế cạnh tranh có thể gây thiệt hại cho các chủ thể tham gia thị trường, tạo ra nhiều hậu quả xấu và tiêu cực đối với cả người tiêu dùng và xã hội.
Luật cạnh tranh ra đời chính là công cụ mà Nhà nước sử dụng để điều tiết, đảm bảo cho cạnh tranh không diễn ra một cách thái quá, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, nền kinh tế. Luật cạnh tranh ra đời là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường nhằm tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp đều bình đẳng, phát huy được mọi tiềm năng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Ngày nay có rất nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt trong đó có “ép buộc trong kinh doanh”, vì vậy các cơ quan quản lí cần giám sát chặt chẽ hơn nữa quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp để mỗi doanh nghiệp cùng “chạy đua” với nhau trên cùng một con đường thẳng. Cần có các biện pháp phù hợp để xử lí hành vi ép buộc trong kinh doanh. Do vậy mà các cơ quan pháp luật cần có những chính sách khác phù hợp hơn để quản lí chặt chẽ hành vi “ép buộc trong kinh doanh” nói riêng và những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Qui luật cạnh tranh.doc