Qui trình công nghệ trồng lúa nước

Mục lục : Phần 1 : Ý kiến của riêng em : 2 Phần 2 : Những biện pháp nâng cao và cải tiến qui trình 2 A. Hạn chế cỏ dại hại lúa : 2 a) Trước khi gieo cấy 2 b) Sau khi gieo cấy 2 c) Sử dụng máy móc : 2 B. Thay phân DAP bằng cách nào? 3 1. Thay DAP bằng các loại phân đơn 4 2. Tăng hiệu quả sử dụng phân bón 4 C. Qui Trình Kĩ Thuật Sau Thu Hoạch : 4 I. Thu hoạch : 4 II. Làm sạch hạt : 4 III. Làm khô hạt : 5 D. Một số giải pháp nâng cao chất lượng lúa gạo xuất khẩu ở ĐBSCL 5 I. Đặt Vấn Đề 5 II. Nội Dung 6 III. Kết Luận 7 E. Những vấn đề về thu hoạch lúa và máy móc thiết bị phục vụ khâu thu hoạch lúa 7 Phần 1 : Ý kiến của riêng em : Với quy trình sản xuất chung ở trên, để tạo được điểm nhấn khác biệt của sản phẩm mình so với sản phẩm khác cùng loại trên thị trường, thì mục tiêu lớn mà các doanh nghiệp cần phải làm là làm thế nào để nghiên cứu, tìm tòi, cải biến công nghệ, đồng thời tìm ra những hoạt chất chiết xuất từ thiên nhiên không gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, đưa vào những giai đoạn sản xuất phù hợp. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, bên cạnh việc nghiên cứu tìm ra quy trình công nghệ sản xuất phù hợp, vấn đề lớn mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm là làm thế nào áp dụng thành công các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Đây không phải là vấn đề riêng của các doanh nghiệp mà là vấn đề nóng bỏng của toàn nhân loại. Theo em nghĩ về sản xuất lúa của chúng ta nên giảm dùng thuốc trừ sâu, hay là dùng những thứ thuốc có nguồn gốc thiên nhiên, thuốc sinh học. ít ra khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thì sức khỏe của họ được đảm bảo hơn. với lại ít tác hại với người nông dân và bảo vệ môi trường xung quanh,cần áp dụng kĩ thuật công nghệ trong thu hoạch ,tiến hành các qui trình kĩ thuật như canh tác tổng hợp, chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, chương trình IPM .

doc7 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3506 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Qui trình công nghệ trồng lúa nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5. Nêu Những Chứng Kiến Của Mình Về Nâng Cao Và Cải Tiến Qui Trình Công Nghệ : Mục lục : Phần 1 : Ý kiến của riêng em : Với quy trình sản xuất chung ở trên, để tạo được điểm nhấn khác biệt của sản phẩm mình so với sản phẩm khác cùng loại trên thị trường, thì mục tiêu lớn mà các doanh nghiệp cần phải làm là làm thế nào để nghiên cứu, tìm tòi, cải biến công nghệ, đồng thời tìm ra những hoạt chất chiết xuất từ thiên nhiên không gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, đưa vào những giai đoạn sản xuất phù hợp. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, bên cạnh việc nghiên cứu tìm ra quy trình công nghệ sản xuất phù hợp, vấn đề lớn mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm là làm thế nào áp dụng thành công các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Đây không phải là vấn đề riêng của các doanh nghiệp mà là vấn đề  nóng bỏng của toàn nhân loại. Theo em nghĩ về sản xuất lúa của chúng ta nên giảm dùng thuốc trừ sâu, hay là dùng những thứ thuốc có nguồn gốc thiên nhiên, thuốc sinh học. ít ra khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thì sức khỏe của họ được đảm bảo hơn. với lại ít tác hại với người nông dân và bảo vệ môi trường xung quanh,cần áp dụng kĩ thuật công nghệ trong thu hoạch ,tiến hành các qui trình kĩ thuật như canh tác tổng hợp, chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, chương trình IPM…. Phần 2 : Những biện pháp nâng cao và cải tiến qui trình Hạn chế cỏ dại hại lúa : Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì ở ĐBSCL cỏ dại có thể gây thất thu đến 50% năng suất, cá biệt có thể không cho thu hoạch. Đấy là chưa kể cỏ dại còn là nơi trú ngụ, lưu tồn của nhiều loại dịch hại khác như sâu, bệnh, chim, chuột…  Vì thế, ngoài rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn… thì cỏ dại cũng là một đối tượng gây hại quan trọng, nhưng lại dễ bị nông dân bỏ qua, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi có diện tích lúa nhiều nhưng lại thiếu nhân lực. Cũng như những loài dịch hại khác, muốn hạn chế tác hại của cỏ dại trên ruộng lúa chúng ta phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ và hợp lý ngay từ đầu vụ. Sau đây là một số biện pháp chính: Trước khi gieo cấy - Trước khi làm đất cần dọn sạch cỏ dại trên mặt ruộng, xung quanh bờ, có thể dùng một số loại thuốc trừ cỏ không chọn lọc như: Vifosat 480DD, Lyphoxim 396SL… phun trực tiếp vào đám cỏ để diệt chúng. - Trước khi gieo cấy, cần cày bừa kỹ đất, kết hợp san bằng mặt ruộng để chôn vùi những cây cỏ còn sót lại trên ruộng. - Phân hữu cơ bón cho ruộng lúa cần phải ủ thật kỹ cho thật hoai mục để diệt hạt cỏ còn lẫn trong phân. - Nên mua giống ở những địa chỉ có uy tín, tin cậy . - Phải sàng sẩy kỹ hạt giống để loại bỏ hạt cỏ dại, hạt lép lửng - Sau đó vớt giống ra đãi sạch rồi tiến hành ngâm ủ bình thường -Áp dụng cách sạ hàng với lượng giống khoảng 80-90 kg/ha là vừa. Sau khi gieo cấy - Nên cho nước vào ruộng sớm (sau khi xuống giống khoảng 5 ngày), - Kết hợp với tỉa dặm lúa tiến hành nhổ cỏ bằng tay, phải nhổ cỏ sớm không để cỏ cạnh tranh với lúa. - Cần bón phân đầy đủ, chăm sóc lúa thật chu đáo để cây lúa sinh trưởng mạnh, nhanh chóng - Cỏ dại thường có thời gian sinh trưởng ngắn hơn cây lúa, nên ra bông kết hạt sớm hơn lúa Dùng thuốc diệt cỏ -, việc áp dụng những biện pháp trên không phải lúc nào cũng thực hiện được một cách đầy đủ và triệt để, nhất là khâu nhổ cỏ bằng tay thường thiếu nhân công. Vì vậy để hỗ trợ cho những biện pháp trên , Tiến hành phun thuốc : - Đợt 1: Dùng các loại thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm, hậu nẩy mầm sớm để diệt cỏ trong vòng 10 ngày đầu sau khi xuống giống như: Virisi 25SC, Huyết rồng 600WDG, Viricet 300SC, Sofit 300EC, Echo 60EC, Ronstar 25EC, Sunrise 15WDG… đây là đợt dùng thuốc quan trọng nhất. - Đợt 2: Vào khoảng 10-20 ngày sau khi xuống giống, dùng các loại thuốc hậu nẩy mầm như: Vicet 25SC, Whip-S 7,5EW, Vi 2,4D 80BTN, Clincher 10EC, Cantosin 600DD, Tiller Super EC… Sử dụng máy móc : Ngoài những loại cỏ đó còn có nhiều loại khác không thể sử dụng được trong thưc tế nên phải dùng một số biện pháp như: cắt cỏ,dùng thuốc…Có một số dụng cụ cắt cỏ đang được sử dụng phổ biến như hiện nay:  Máy cắt cỏ cầm tay BC35 SU2L   BC35SU2L  Có sẵn  Honda  Thái Lan  HDN-035-001   5.750.000 VNĐ/Cái  Máy cắt cỏ cầm tay GL300   GL300  Có sẵn  Black & Decker  Trung Quốc  BLK-300-030   1.275.000 VNĐ/Cái  Máy cắt cỏ cầm tay GL716   GL716  Có sẵn  Black & Decker  Trung Quốc  BLK-716-031   1.863.000 VNĐ/Cái  Máy cắt cỏ cầm tay UMK 435 U2ST   UMK 435 U2ST  Có sẵn  Honda  Thái Lan  HDN-435-009   5.810.000 VNĐ/Cái  Máy cắt cỏ dùng xăng RBC411Z   RBC411Z  Có sẵn  Makita  Nhật Bản  MKT-411-154   4.625.000 VNĐ/Cái  Máy cắt cỏ GR298-GB   GR298-GB  Có sẵn  Black & Decker  Trung Quốc  BLK-298-034   2.940.000 VNĐ/Cái  Máy cắt cỏ GR348-GB   GR348-GB  Có sẵn  Black & Decker  Trung Quốc  BLK-348-035   3.140.000 VNĐ/Cái  Máy cắt cỏ GR389-GB   GR389-GB  Có sẵn  Black & Decker  Trung Quốc  BLK-389-036   5.150.000 VNĐ/Cái  Máy cắt cỏ đẩy HRU 196 DPU   HRU 196 DPU  Có sẵn  Honda  Úc  HDN-196-010   13.600.000 VNĐ/chiếc  Máy cắt cỏ đẩy HRU 216 DSU   HRU 216 DSU  Có sẵn  Honda  Úc  HDN-216-011   20.600.000 VNĐ/chiếc Thay phân DAP bằng cách nào? Theo Cục Trồng trọt, nếu nông dân bón phân đơn, thì tổng chi phí các loại phân bón là 3.208.500 đ/ha. Trong khi đó, nếu bón phân có sử dụng DAP, thì chi phí phân bón lên tới 4.413.000 đ/ha, cao hơn 1.204.500 đ so với phương pháp trên, mà năng suất, chất lượng cây trồng lại như nhau. Như vậy, về mặt kinh tế, bón phân đơn hiệu quả hơn hẳn so với bón phân có dùng DAP. Làm cách nào để thay thế DAP một cách hiệu quả nhất? Thay DAP bằng các loại phân đơn Các loại phân đơn có thể dùng thay thế DAP là urê, lân nung chảy hoặc super lân. Các loại phân này hiện có giá thấp hơn nhiều so với DAP và trong nước đã sản xuất được toàn bộ hay phân nửa. Theo đó, nông dân có thể mua phân đơn, tự phối chế theo các tỷ lệ hướng dẫn và bón trực tiếp cho cây trồng mà không cần phải qua khâu tái chế. Nếu căn cứ vào hàm lượng đạm trong phân urê là 45-46%N, hàm lượng phân super đơn (super Lâm Thao và Long Thành), hoặc phân lân nung chảy (Văn Điển hoặc Ninh Bình) là 16,0-17,0% P2O5, thì có thể thay DAP như sau: 0,4 kg urê + 2,8 kg super lân (hay lân nung chảy) = 1 kg DAP; 1 kg urê + 7 kg super lân (hay lân nung chảy) = 2,5 kg DAP. Ở vùng ĐBSCL, nông dân thường sử dụng loại phân NPK 16-16-8 (16%N + 16% P2O5 + 8% K2O). Như vậy, 1 bao DAP 50 kg để bón cho lúa có thể thay thế bằng 1 bao NPK 16-16-8 (50 kg) cộng với 100 kg super lân (hoặc lân nung chảy). Hoặc 1 bao DAP 50 kg cũng có thể thay thế bằng cách dùng 1 bao urê 50 kg cộng với 55 kg lân (nung chảy hay super đều được). Một điều đáng chú ý là ngoài tác dụng thay thế DAP, nếu sử dụng super lân hoặc hay lân nung chảy thì ngoài lân (P), các loại phân lân trên còn cung cấp thêm cho cây trồng các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng khác như Ca, S, Si (hoặc Mg, Ca) ... Tăng hiệu quả sử dụng phân bón Ngoài việc thay thế DAP, nông dân cũng cần phải quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng các lọai phân bón khác như đạm, lân... Thực tế hiện nay, hiệu suất sử dụng đạm mới chỉ đạt mức 35-40%, và lân từ 40-45%. Như vậy, nếu tăng được hiệu suất sử dụng đạm và lân, thì sẽ tiết kiệm được lượng phân nhập khẩu, hạn chế được nguy cơ ô nhiễm từ môi trường. Việc tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ truyền thống như phân chuồng, phân xanh, phân rác, than bùn được ủ theo đúng phương pháp, hay các loại phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, cũng có tác dụng tốt trong việc phân giải lân từ khó tiêu sang dễ tiêu để cây trồng có thể hấp thụ lân từ đất được nhiều hơn. Một số loại phân vi sinh hoặc hữu cơ vi sinh như HUĐVIL, Komix vi sinh vi lượng, Komix BL2, Bio-Plant ..., ngoài tác dụng trên, còn có tác dụng cố định đạm, tăng lượng đạm cho cây trồng. Sử dụng bổ sung các loại phân bón có chứa yếu tố Silic (phân bón Silica), ngoài việc làm tăng khả năng cứng cây, chống đổ ngã, tăng khả năng quang hợp, cũng có tác dụng cân đối dinh dưỡng, nâng cao hiệu suất sử dụng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng NPK. Qui Trình Kĩ Thuật Sau Thu Hoạch : Thu hoạch : 1. Thời điểm thu hoạch - Sự chín của hạt lúa: Thông thường xác định thời điểm thu hoạch là khi ruộng lúa chín vàng. - Hao hụt do thời điểm thu hoạch: từ 4,5-20 % - Chuẩn bị thu hoạch: Trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày, tháo cạn nước - Xác định thời điểm thu hoạch: Ít nhất là 85% những hạt trên bông có màu vàng - Nên thu hoạch lúa giống lúc trời nắng. 2. Tuốt/suốt lúa giống: Tuốt lúa là hoạt động làm tách hạt lúa khỏi bông lúa. - Tỷ lệ hao hụt còn cao (khoảng 2 - 3%). - Tồn tại đến hạt giống: Do cấu tạo của trống đập và tốc độ quay nhanh Làm sạch hạt : Loại các hạt lép và tạp chất nhẹ: Dùng quạt điện, máy giê (lượng giống nhiều). Sàng và lựa bỏ các tạp chất còn lẫn trong mẫu. Làm khô hạt : - Nguyên lý làm giảm lượng nước trong hạt giống. Chọn lựa phương án thích hợp. - Phơi an toàn: Lạnh - khô (mẫu giống ngân hàng). - Dùng máy sấy: Nhiệt độ nên ổn định tại 40oC/96 giờ. - Phơi nắng (lưới nylon, đệm, lều) Đóng bao: Bảo quản: Nguyên tắc: Làm giảm 1% ẩm độ hạt, nhiệt độ giảm mỗi 5oC đời sống hạt sẽ tăng gấp đôi. Quản lý chất lượng hạt giống: - Lúa giống trữ trong kho tại các cơ quan hay ở cộng đồng phải được kiểm tra định kỳ - Theo tiêu chuẩn hạt giống thì tỷ lệ nẩy mầm dưới 85% sẽ không được chấp nhận là lúa giống. Xác định tỷ lệ nẩy mầm: - Số hạt cần để thử nẩy mầm: 50 hạt hoặc 100 hạt. - Lấy mẫu: Hạt giống nên lấy ngẫu nhiên cho mỗi bao giống. - Phương pháp và dụng cụ: + Đĩa nhựa hay thủy tinh lót giấy thấm. + Dùng vải, hay khăn, xếp hạt lên mãnh vải và cuộn tròn lại. Tưới nước 3-5 lần/ngày cho đủ ẩm. + Dùng cát chứa trong các khay (rộng 40cm và dài 50cm) làm các rãnh ngang trên mặt cát và rãi hạt của mỗi giống trên mỗi hàng, tưới nước vừa đủ ẩm. - Ghi nhận số liệu sau 5 ngày: Đánh giá kết quả + Nẩy mầm >90%: Bảo quản tiếp và làm giống tốt. + Nẩy mầm <85%: Bán làm lúa lương thực. Xác định cường độ hạt giống: - Nếu ty lệ nẩy mầm 85% thì sức sống hạt giống chỉ còn khoảng 60%. - Tỷ lệ nẩy mầm: Lúc 4-5 ngày sau khi thử, đếm tất cả hạt nẩy mầm và tính bằng phần trăm(%). - Sức sống (cường lực hạt giống): Khoảng 7-10 ngày sau khi thử, chỉ đếm các hạt có mầm non dài hơn 1cm hay có lá. Khi đó cây mạ có thể phát triển bình thường. Sức khoẻ hạt giống: - Đánh giá tình trạng sức khoẻ hạt giống. + Xác định mẫu hạt bị nhiễm bệnh. + Ước lượng sức sống và cường lực cây mạ non. - Kiểm định hạt mang mầm bệnh có thể (hoặc không) lây nhiễm và gây hại cho cây mạ non. - Mầm bệnh có thể ảnh hưởng đến mầm, hạt gạo và làm cho hạt bị dị dạng. - Các phương tiện: Trang thiết bị kiểm tra sức khoẻ hạt giống thường đắt tiền và cần chuyên viên phòng thí nghiệm. Quản lý sức khoẻ hạt giống ở mức độ cộng đồng: Sức khoẻ hạt giống đang được quan tâm trong sản xuất. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng nếu sản xuất lúa bằng hạt giống tốt cho năng suất cao hơn giống lúa bình thường khoảng 0,7t/ha. Để có hạt giống đảm bảo khoẻ mạnh, cần lưu ý: - Loại bỏ những hạt bị tổn hại, hạt có dạng hình bất thường. - Loại bỏ hạt có mang mầm bệnh trên vỏ hạt. - Kiểm tra để phát hiện sâu bệnh phát triển trong kho trữ giống. - Xử lý dụng cụ trữ và hạt giống trước và trong quá trình bảo quản bằng thuốc hoá học. Kinh nghiệm quản lý sức khỏe hạt giống - Dùng các loại lá cây có chất dầu (khuynh diệp,...) bỏ vào trong hạt giống trữ. - Dùng khói đưa vào trong lu chứa giống và hàn kín nấp lại. - Dùng đèn cầy đốt cháy và để bên trong lu hết chất khí oxi nên côn trùng không thể sống và phá hại. - Treo bông lúa trên giàn bếp để hong khói trừ sâu bệnh phá hại. - Dùng than hay tro trấu khô, đặt trong lu chứa giống để rút ẩm làm hạn chế sự phát triển của nấm bệnh. Một số giải pháp nâng cao chất lượng lúa gạo xuất khẩu ở ĐBSCL I. Đặt Vấn Đề Ngày nay, trong nông nghiệp vấn đề về “chất lượng nông sản“ là một vấn đề nóng bỏng và được nhiều người quan tâm. Trong các mậu dịch gạo quốc tế, cũng giống như những mặt hàng khác, thì chất lượng gạo luôn gắn liền với hiệu quả xuất khẩu và cũng là công cụ cạnh tranh hàng đầu hiện nay. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng kém đó là do sự ảnh hưởng của công đoạn trong khâu canh tác và thu hoạch lúa II. Nội Dung 1.Hiện trạng sản xuất lúa ở ĐBSCL Trong những năm gần đây thì độ đồng đều của chất lượng gạo đã giảm. Đa số nông dân dùng phương pháp sạ thẳng, mật độ sạ dầy, bón nhiều phân đạm….dẫn đến ảnh hưởng chất lượng gạo. Do đó vấn đề năng cao chất lượng cho lúa gạo là một việc cấp bách và nhanh chống. 2.Những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu ở ĐBSCL. 2.1 Thuận lợi Hiện nay, nước ta đang gia nhập WTO sẽ có một số thuận lợi cho nông nghiệp.Việt Nam sẽ có những khoảng hỗ trợ về nông nghiệp đặc biệt là những công trình thủy lợi,Về chương trình giống, về thị trường xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam nói chung sẽ được mở rộng, các sản phẩm nông 2.2 Khó khăn 2.2.1.Đối mặt với thiên tai và dịch bệnh Khó khăn lớn nhất cho sản xuất nông nghiệp năm 2006 là dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá xảy ra ở chính ngay vựa lúa của cả nước. 2.2.2.Công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn thấp Tổn thất trong thu hoạch và sau thu hoạch là một tổn thất rất lớn cho sản xuất nó đã làm giảm năng suất và chất lượng lúa gạo 2.2.3.Vấn đề nắm bắt thông tin thị trường còn chậm Một trong những nguyên nhân tạo ra chất lượng thấp đó chính là sự thiếu hiểu biết về thông tin thị trường, họ không sản xuất những loại gạo mà thị trường cần mà chỉ sản xuất theo kiểu tự phát, theo thói quen, sở thích và kinh nghiệm. 2.2.4.Sử dụng hạt giống không đủ chất lượng Hiện nay một vấn đề gây trở ngại cho việc nâng cao chất lượng lúa gạo cũng như trong sản xuất đó chính là giống đạt chất lượng.Do vậy, vấn đề xã hội hóa công tác giống lúa cần được đặt ra để giải quyết nhu cầu về giống lúa phục vụ sản xuất, nâng cao được chất lượng lúa xuất khẩu và đồng thời đáp ứng được yêu cầu của thị trường. 3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lúa gạo xuất khẩu ở ĐBSCL 3.1. Cần tìm hiểu và nắm bắt kịp thời các thông tin về thị trường xuất khẩu gạo Cần mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, nhất là phương thức xuất khẩu trực tiếp như là tranh thủ các cơ hội giao tiếp quốc tế với quy mô lớn như hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ, hội nghị thưởng đỉnh lương thực thế giới, các hội thảo quốc tế để nhằm tuyên truyền giới thiệu gạo xuất khẩu Việt Nam và tìm kiếm nhiều hơn những khách hàng mới. 3.2. Cần quy hoạch và đầu tư cho các vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu Ngày nay, người nông dân thường sản xuất theo thói quen, tự phát và thiếu định hướng nên sản phẩm làm ra không đáp ứng so với nhu cầu thị trường dẫn đến thua lỗ. Do đó, khi quy hoạch các vùng chuyên canh là một lợi thế ta có thể tạo được nguồn hàng chủ động ký kết hợp đồng xuất khẩu gạo, đáp ứng kịp thời nhu cầu từng thị trường 3.3. Cần phải gắn kết doanh nghiệp với nông dân để tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu Với việc doanh nghiệp xuất khẩu gạo liên kết chặt chẽ với nông dân sản xuất lúa là một yếu tố quan trọng cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó nông dân đứng dưới dạng là thành viên công ty. Công ty và nông dân sản xuất đều hưởng lợi nhuận trong sản xuất và xuất khẩu gạo. 3.4. Nâng cao chất lượng lúa trong khâu canh tác và bảo quản sau thu hoạch Để nâng cao phẩm chất và giảm thất thoát trong khâu canh tác, thu hoạch và sau thu hoạch, trước hết các nhà máy chế biến lúa gạo nên lắp đặt thêm máy sấy để chất lượng gạo được nâng lên nhờ khâu sấy lúa . Thiết lập thêm các hệ thống kho bảo quản đúng tiêu chuẩn để chủ động phân phối và giữ được chất lượng sản phẩm trong thời gian dữ trữ. 3.5. Chính sách hổ trợ của nhà nước đối với người sản xuất Nhà nước cần hổ trợ ngắn hạn cung cấp các nguyên liệu đầu vào (máy móc, giống, phân bón…) để họ có thể mạnh dạng mở rộng các mô hình sản xuất như: trang trại, các vùng chuyên canh lớn…chuyển hướng ra khỏi những cây trồng không được thị trường ưa chuộng, chuyển giao công nghệ và khuyến khích người dân áp dụng biện pháp theo quy trình canh tác tổng hợp, chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, chương trình IPM…. III. Kết Luận Hiện nay, nâng cao chất lượng lúa là một vấn đề tất yếu cho cả nước nói chung .Chất lượng là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá sản phẩm.Vì vậy nâng cao chất lượng cho lúa gạo là rất quan trọng cũng như tăng giá trị và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đồng thời cũng góp phần tích cực trong việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trong một ngày gần đây. Những vấn đề về thu hoạch lúa và máy móc thiết bị phục vụ khâu thu hoạch lúa Cơ giới hóa thu hoạch lúa: Bao giờ? Toàn khu vực ĐBSCL có đến 4 triệu ha đất gieo trồng, chiếm hơn 50% sản lượng lúa gạo cả nước. Đây là vùng kinh tế trọng điểm, trong đó nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu. Thế nhưng, quá trình đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL hiện vẫn còn thấp. Hiện nay, chỉ có các khâu làm đất, tưới tiêu có tỷ lệ cơ giới hóa cao; máy tuốt lúa và máy xay xát đã tương đối đáp ứng được nhu cầu. Còn lại các khâu gieo trồng, chăm sóc, thu gom, cắt gặt... gần như làm thủ công vì số lượng máy cắt và sấy lúa còn thiếu.Hiện tại gần như nông dân ở ĐBSCL thu hoạch lúa bằng phương pháp thủ công, làm khô lúa bằng cách phơi nắng, chỉ có số ít lúa là được sấy. Bàn về biện pháp nâng cao chất lượng và giảm tổn thất trong sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL, lãnh đạo ngành nông nghiệp các địa phương, nhà khoa học, đã có chung nhận định phải áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch thì mới mong nâng chất lượng hạt gạo .đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương Để Nâng Cao Năng Suât Chất Lượng Lúa Gạo Biện pháp đó là sạ đồng loạt trong một thời gian ngắn, né tránh rầy nâu phá hoại khi trưởng thành. Chính vì thế đây sẽ là vấn đề khó khăn cho vụ thu hoạch lúa: công lao động sẽ thiếu hụt nghiêm trọng- vì vậy giải quyết bằng cách nào - chỉ có đưa máy móc vào thay thế lao động thủ công. Đánh Giá Hiện Trạng Thu Hoạch Lúa ở Đbscl Thời điểm thu hoạch lúa - Thời điểm thu hoạch lúa của Bà con nông dân thường phụ thuộc thời tiết, lao động Thời điểm thu hoạch sớm quá hay trễ quá cũng đều không tốt Anh hưởng của độ chín khi thu hoạch đến tỷ lệ gạo nguyên trắng ở ĐBSCL Anh hưởng khi thu hoạch sớm hoặc trễ Thời điểm thu hoạch sớm, hạt chưa chín tới, năng suất giảm, tỷ lệ gạo nguyên thấp, tỷ lệ gạo gãy cao Khi thu hoạch trễ thì tỷ lệ gạo bị gãy nứt cao, tỷ lệ gạo nguyên thấp (gần như phơi mớ trên đồng Đánh Gía Chung Về Cơ Giới Hoá Khâu Thu Hoạch Lúa ở Đbscl •Ưu điểm: Những máy phục vụ cho khâu thu hoạch lúa đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất chỉ có máy đập (nhai) dọc trục, vì có nhiều ưu điểm sau đây: •- Chất lượng đập tốt, tỷ lệ hao hụt, thất thoát và nứt vỡ hạt thấp, tỷ lệ sạch cao….. . •- Máy rẻ,đơn giản, dễ chế tạo và sử dụng, phù hợp với khả năng đầu tư, trình độ của bà con nông dân, trình độ công nghệ, thiết bị chế tạo của các cơ sở chế tạo trong vùng. •- Giá thành cho một đơn vị sản phẩm cũng thấp,phù hợp với giá lúa hay năng suất lúa hiện nay. •- Phù hợp với điều kiện canh tác, giống lúa, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trong vùng... Những Vấn Đề Cần Quan Tâm - Do mùa hè thu 2006, lúa bị dịch bệnh Vàng lùn - lùn xoắn lá hoành hành, gây thiệt hại cho bà con nông dân. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND các tỉnh ĐBSCL cũng như các tỉnh miền Đông Nam Bộ đã chỉ đạo triệt để phòng chống bệnh cho vụ lúa Đông Xuân 2006-2007. - Một trong những biện pháp đó là sạ đồng loạt trong một thời gian ngắn, né tránh rầy nâu phá hoại khi trưởng thành. Chính vì thế đây sẽ là vấn đề khó khăn cho vụ thu hoạch lúa: công lao động sẽ thiếu hụt nghiêm trọng- vì vậy giải quyết bằng cách nào - chỉ có đưa máy móc vào thay thế lao động thủ công. Vậy có những loại máy nào? Ở đâu ?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQui Trình Công Nghệ Trồng Lúa Nước.doc
Luận văn liên quan