Quy định của pháp luật về hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn và vấn đề nâng cao vai trò giải thích pháp luật của thẩm phán

TS. Dương Anh Sơn, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế-Luật, ĐHQG TP.HCM Hợp đồng là sự thoả thuận, sự thoả thuận này dựa trên nguyên tắc tự do hợp đồng, có nghĩa là ý chí của các bên được thể hiện một cách tự do, không chịu bất kỳ một sự tác động nào. Tuy nhiên trong thực tiễn có nhiều trường hợp các bên hoặc một trong các bên khi đàm phán, ký kết hợp đồng ý chí của họ được hình thành một cách không tự nguyện, tức là họ không được tự do trong việc thể hiện ý chí của mình hoặc xuất phát từ những ý niệm không xác thực. Pháp luật gọi các trường hợp này là hợp đồng được ký kết trái nguyên tắc tự do tự nguyện thoả thuận. Những trường hợp này là: nhầm lẫn, lừa dối và đe doạ. Theo quy định của pháp luật của tất cả các nước, nhầm lẫn có thể được coi là căn cứ để yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, tuy nhiên thế nào là nhầm lẫn được xem xét không giống nhau trong pháp luật của các nước khác nhau. Pháp luật của các nước hầu như không ra khái niệm nhầm lẫn, còn trong khoa học pháp lý, về vấn đề này có nhiều cách nhìn khác nhau. Có quan đỉểm cho rằng, nhầm lẫn là những trường hợp hợp đồng được ký kết nhưng ý chí của một hoặc của các bên được hình thành không đúng vì nhiều lý do khác nhau. Nhầm lẫn có thể do các bên chưa thoả thuận hết mọi điều khoản của hợp đồng, có thể do các bên không thể hiện sự cẩn thận cần phải có, cũng có thể do sự tự tin thái quá của chủ thể hoặc hành vi của người thứ ba[1]. Ý kiến khác cho rằng, nhầm lẫn có nghĩa là hợp đồng được ký kết không phản ánh ý chí đích thực của các bên, không có khả năng mang lại kết quả mà các bên hướng đến tại thời điểm ký kết hợp đồng[2]. Có thể nói, nhầm lẫn là khi ý chí của các bên không giống với ý chí của họ trong giai đoạn thống nhất ý chí mặc dù không bị đe doạ hoặc lừa dối. [1] Xem: Giáo trình Luật Dân sự (bản tiếng Nga), NXB Prospect, tập 1, Moscơva 2000, tr. 261. [2] Xem: Gusev. A.N, Bình luận BLDS Liên Bang Nga, bản tiếng Nga, NXB INFRA-M, Maxcơva 2000. tr. 322.

doc7 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5077 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy định của pháp luật về hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn và vấn đề nâng cao vai trò giải thích pháp luật của thẩm phán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO NHẦM LẪN VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO VAI TRÒ GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN TS. Dương Anh Sơn, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế-Luật, ĐHQG TP.HCM Hợp đồng là sự thoả thuận, sự thoả thuận này dựa trên nguyên tắc tự do hợp đồng, có nghĩa là ý chí của các bên được thể hiện một cách tự do, không chịu bất kỳ một sự tác động nào. Tuy nhiên trong thực tiễn có nhiều trường hợp các bên hoặc một trong các bên khi đàm phán, ký kết hợp đồng ý chí của họ được hình thành một cách không tự nguyện, tức là họ không được tự do trong việc thể hiện ý chí của mình hoặc xuất phát từ những ý niệm không xác thực. Pháp luật gọi các trường hợp này là hợp đồng được ký kết trái nguyên tắc tự do tự nguyện thoả thuận. Những trường hợp này là: nhầm lẫn, lừa dối và đe doạ. Theo quy định của pháp luật của tất cả các nước, nhầm lẫn có thể được coi là căn cứ để yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, tuy nhiên thế nào là nhầm lẫn được xem xét không giống nhau trong pháp luật của các nước khác nhau. Pháp luật của các nước hầu như không ra khái niệm nhầm lẫn, còn trong khoa học pháp lý, về vấn đề này có nhiều cách nhìn khác nhau. Có quan đỉểm cho rằng, nhầm lẫn là những trường hợp hợp đồng được ký kết nhưng ý chí của một hoặc của các bên được hình thành không đúng vì nhiều lý do khác nhau. Nhầm lẫn có thể do các bên chưa thoả thuận hết mọi điều khoản của hợp đồng, có thể do các bên không thể hiện sự cẩn thận cần phải có, cũng có thể do sự tự tin thái quá của chủ thể hoặc hành vi của người thứ ba Xem: Giáo trình Luật Dân sự (bản tiếng Nga), NXB Prospect, tập 1, Moscơva 2000, tr. 261. . Ý kiến khác cho rằng, nhầm lẫn có nghĩa là hợp đồng được ký kết không phản ánh ý chí đích thực của các bên, không có khả năng mang lại kết quả mà các bên hướng đến tại thời điểm ký kết hợp đồng Xem: Gusev. A.N, Bình luận BLDS Liên Bang Nga, bản tiếng Nga, NXB INFRA-M, Maxcơva 2000. tr. 322. . Có thể nói, nhầm lẫn là khi ý chí của các bên không giống với ý chí của họ trong giai đoạn thống nhất ý chí mặc dù không bị đe doạ hoặc lừa dối. Việc coi nhầm lẫn là căn cứ tuyên bố hợp đồng vô hiệu gặp phải hai vấn đề phức tạp trong khoa học pháp lý và trong thực tiễn. Một mặt, trên xuất phát từ thuyết ý chí, nhầm lẫn được coi là việc hợp đồng được ký kết trái với ý chí đích thực của chủ thể và vì vậy nên cần phải coi hợp đồng đó là vô hiệu. Mặt khác nếu trong mọi trường hợp khi hợp đồng được ký kết trái với ý chí đích thực của chủ thể sẽ bị vô hiệu, điều này sẽ tạo ra sự không ổn định, mất trật tự trong lưu thông dân sự và trong hoạt động kinh doanh thương mại- điều mà không ai muốn. Chính vì vậy nên pháp luật cũng như Toà án cẫn phải thận trọng trong việc xem xét hợp đồng vô hiệu. Để tìm giải pháp hài hoà các mối quan hệ trên cần phải phân biệt hai loại nhầm lẫn: nhầm lẫn không có ý nghĩa pháp lý, tức là không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng và nhầm lẫn có ý nghĩa pháp lý-là căn cứ để yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Như vậy không phải mọi nhầm lẫn đều có ý nghĩa pháp lý đối với bên nhầm lẫn. Điều này là nhất quán trong mọi hệ thống pháp luật. Xem: Konrad Zweigert, Hein Kotz, So sánh luật trong lĩnh vực tư pháp, Tập 2, NXB. Quan hệ quốc tế, M, 1998, tr.s 118- 119. Tuy nhiên trong thực tiễn việc phân biệt hai loại nhầm lẫn nói trên là việc không đơn giản, trong khi đó hậu quả pháp lý của chúng lại khác nhau. Có thể nói rằng, nhầm lẫn, nhìn từ góc độ là điều kiện để yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là một trong những vấn đề phức tạp nhất của pháp luật hợp đồng và gây nhiều khó khăn cho người học khi nghiên cứu vấn đề này. Người bán bán cho người mua một bình gốm Trung Quốc với giá rẻ vì cho rằng, đó là bình gốm giả cổ do người địa phương làm ra. Sau đó người mua phát hiện ra rằng đó là một tác phẩm nghệ thuật vô giá được làm từ thời Nhà Minh. Trong trường hợp này người bán có quyền yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và đòi lại bình cổ với lý do đã không đánh giá chính xác giá trị của chiếc bình hay không? Có hay không có ý nghĩa việc người bán là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đố cổ và có thể đánh giá đúng giá trị của chiếc bình nhưng đã bất cẩn khi thực hiện việc đánh giá? Có quan trọng hay không việc người mua biết chính xác hoặc đoán biết được đó là bình cổ nhưng đã giấu người bán? Sẽ như thế nào nếu cả người bán và người mua của hợp đồng ban đầu đều là các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá đồ cổ? Có ý nghĩa hay không việc người mua, vì tin vào hiệu lực của hợp đồng đã bỏ ra một khoản tiền lớn để phục hồi chiếc bình với mục đích bán lại, hoặc đã bán lại cho người khác? Nếu người mua, một cách trung thực cam kết với người mua rằng, đó là bình dả cổ và yêu cầu người bán thực hiện hợp đồng? Và cuối cùng, nếu người bán yêu cầu người mua trả lại bình, người mua đồng ý nhưng yêu cầu trả mức chênh lệch giá? Xem: Konrad Zweigert, Hein Kotz, tlđd, tr. 119. Để trả lời câu hỏi nói trên cần phải xem xét một số điều kiện của sự nhầm lẫn. 1. Phạm vi của nhầm lẫn: Điều 131 BLDS năm 2005 về “giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn” quy định: “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này”. Như vậy theo pháp luật của Việt Nam hiện hành, nhầm lẫn chỉ có thể liên quan đến nội dung của hợp đồng mà không quy định nhầm lẫn về chủ thể. Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể nội dung, tuy nhiên có thể hiểu rằng, trong nội dung của hợp đồng có rất nhiều vấn đề, ví dụ, đối tượng của hợp đồng, tính chất của hàng hoá, công việc. .. Cách tiếp cận trên trong pháp luật của Việt Nam, có thể nói là tương tự với pháp luật của nhiều nước. Theo Điều 178 BLDS Liên Bang Nga, hợp đồng được ký kết do bị nhầm lẫn nghiêm trọng có thể bị toà án tuyên bố vô hiệu khi có sự yêu cầu của bên bị nhầm lẫn. Nhầm lẫn nghiêm trọng là nhầm lẫn liên quan đến: bản chất của hợp đồng hoặc tương tự hay liên quan đến những đặc tính của đối tượng làm giảm khả năng đáng kể việc sử dụng chúng theo mục đích. Nhầm lẫn liên quan đến động cơ của giao dịch không được coi là có ý nghĩa pháp lý quan trọng. Khác với pháp luật của Việt Nam và Liên Bang Nga, pháp luật của nhiều nước có quy định nhầm lẫn về chủ thể, tuy nhiên chỉ trong một số trường hợp hạn chế. Điều 1110 BLDS Pháp quy định “Sự nhầm lẫn chỉ là căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu khi đó là sự nhầm lẫn về bản chất của vật hoặc công việc là đối tượng của hợp đồng. Sự nhầm lẫn về chủ thể giao kết không thể là căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu, trừ trường hợp việc xem xét nhân thân người đó là căn cứ chính dẫn đến việc giao kết hợp đồng”. Pháp luật của Anh xem xét nhầm lẫn về chủ thể rất hạn chế và chỉ trong một số trường hợp đặc biệt. Theo pháp luật của Anh, nhầm lẫn về chủ thể chỉ có thể xảy ra trong trường hợp, ví dụ, A ký hợp đồng với B vì tưởng B là C Anson V. Law of Contract, P. 203 . Bộ Luật Dân sự Bắc Kỳ và Trung Kỳ trước đây cũng có quy định nhầm lẫn về chủ thể Vì chịu sự ảnh hưởng của BLDS Pháp nên Bộ Dân luật Bắc kỳ (Điều 657) và Bộ Dân luật Trung kỳ (Điều 603) có quy định nhầm lẫn liên quan đến chủ thể. Tuy nhiên chỉ trong một số trường hợp đặc biệt. Xem: Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân luật Lược khảo, Quyển II, Nghĩa vụ và khế ước, Phần thứ nhất: Nguồn gốc của nghĩa vụ, In lần thứ nhất, 1963. Tr.116. , tuy nhiên chỉ giới hạn trong một số trường hợp, ví dụ: sự quan tâm về căn cước, về phẩm hạnh và tài năng của cá nhân là lý do quyết định để kết ước Xem: Vũ Văn Mẫu, tlđd, Tr.116. . Không quy định nhầm lẫn về chủ thể có phải là khiếm khuyết của pháp luật hợp đồng Việt Nam hay không? Và việc thiếu vắng quy định của pháp luật trong trường hợp này gây ra những hậu quả pháp lý như thế nào? Có tác giả cho rằng, pháp luật quy định như vậy là chưa đủ, bởi lẽ trong thực tế, hoàn toàn có thể xảy ra nhầm lẫn về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng và mặc dù pháp luật chưa quy định nhưng thực tiễn xét xử đã thừa nhận nhầm lẫn về chủ thể Xem: Đỗ Văn Đại, Nhầm lẫn trong chế định hợp đồng: Những bất cập và hướng sửa đổi Bộ luật Dân sự, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Sô 22(11/ 2009) và Số 23 (12/2009). . Để chứng minh cho nhận định của mình tác giả đã sử dụng Bản án Phúc thẩm Xem: Bản án số 49/2008/KDTM-PT ngày 10 tháng 04 năm 2008 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh . Ông Trường và bà Thu có lập hợp đồng thỏa thuận hợp tác thành lập Công ty cổ phần đầu tư thẩm mỹ Xuân Trường với ngành nghề kinh doanh gồm mua bán mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, dụng cụ thẩm mỹ, y ngoại tổng quát, đào tạo nghề. Hai tháng sau khi thành lập giữa các chủ thể phát sinh tranh chấp. Khi giải quyết tranh chấp, Tòa án đã tuyên hợp đồng hợp tác giữa ông Trường và bà Thu là vô hiệu do nhầm lẫn (Tòa án đã viện dẫn Điều 131, BLDS năm 2005). Tòa án cho rằng sự nhầm lẫn xuất phát từ nhận thức của bà Thu bởi bà đã nhầm “y ngoại tổng quát” là “phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ”. Tôi cho rằng, trong vụ việc nói trên, với cách quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành Toà án đã thiếu chính xác trong việc lựa chọn quy định của pháp luật để áp dụng, bởi lẽ: thứ nhất, pháp luật Việt Nam không quy định nhầm lẫn về chủ thể; thứ hai, trong trường hợp này toà án hoàn toàn có thể tuyên bố hợp dồng vô hiệu do: i) vi phạm điều kiện về chủ thể, ông Trường là bác sĩ thì ông biết và buộc phải biết ông ta không có chuyên môn phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, hoặc; ii) vi phạm điều cấm của pháp luật vì đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Mặt khác việc áp dụng quy định về nhầm lẫn sẽ dẫn đến rủi ro pháp lý trong trường hợp Toà án thụ lý vụ án khi đã quá thời hạn 2 năm kể từ ngày ký hợp đồng theo Khoản 1 Điều 136. Theo quan điểm của tôi, trong vụ việc nói trên sẽ hợp lý và thuyết phục hơn nếu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. Mặc dù Bản án được tác giả sử dụng thiếu chính xác, tuy nhiên tôi chia sẽ với tác giả, rằng trong BLDS Việt Nam cần phải bổ sung quy định nhầm lẫn về chủ thể trong một số trường hợp, khi yếu tố nhân thân là động lực chủ yếu để bên nhầm lẫn ký kết hợp đồng. 2. Tính chất của nhầm lẫn phải nghiêm trọng. Điều 131 BLDS 2005 chỉ quy định nhầm lẫn sự nhầm lẫn liên quan đến nội dung của giao dịch mà không quy định mức độ, tính chất của nhầm lẫn. Thật ra pháp luật của nhiều nước không quy định những tiêu chí để xác định một sự nhầm lẫn nào đó là nghiêm trọng hay không nghiêm trọng, mà việc xác định này tuỳ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể cũng như khả năng nhận biết của chủ thể về đối tượng nhầm lẫn. Tuy nhiên khác với pháp luật Việt Nam, sự thừa nhận án lệ của pháp luật nhiều nước có thể giải quyết được vấn đề đặt ra. Trong ví dụ mua bán bình cổ nói trên, nếu người bán là chuyên gia trong lĩnh vực đồ cổ thì sự nhầm lẫn không thể coi là nghiêm trọng. Bởi lẽ người bán biết hoặc buộc phải biết về đối tượng của hợp đồng. Nếu người mua là chuyên gia đồ cổ, còn người bán là người bình thường thì sự nhẫm lẫn của người bán có thể coi là nghiêm trọng. Nhầm lẫn chỉ có ý nghĩa nếu nó là động lực chủ yếu để bên bị nhầm lẫn ký kết hợp đồng. Với tư cách là động lực chủ yếu nhầm lẫn chỉ được xem xét nếu nó là cơ sở duy nhất để bên bị nhầm lẫn ký hợp đồng. Nếu còn có khả năng ký hợp đồng với những điều kiện khác thì không thể coi nhầm lẫn là động lực chủ yếu. Thực tiễn xét xử của nhiều nước không coi hợp đồng vô hiệu nếu nhầm lẫn là do động cơ thông thường. Nhầm lẫn có ý nghĩa pháp lý chỉ trong trường hợp, nếu sự nhầm lẫn đó có liên quan đến đặc tính, vì nó mà các bên đạt được sự thoả thuận một cách trực tiếp. Có thể nhận thấy, việc pháp luật Việt Nam không quy định rõ ràng nhầm lẫn đến mức nào thì có ý nghĩa pháp lý trong xác định hiệu lực của hợp đồng cộng với việc pháp luật không thừa nhận án lệ sẽ làm cho Toà án gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn xét xử. Bởi lẽ khó có tìêu chí rõ ràng kho đánh giá mức độ nghiêm trọng của nhầm lẫn. Trong vụ kiện giữa Công ty Việt Á Châu và Công ty Connell Bros Xem: Bản án số: 380/2006/KDTM-ST Ngày 01-8-2006 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Bản án số 68/KDTM-PT ngày 12/7/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh. , theo hợp đồng Công ty Connell Bros bán cho Công ty Việt Á Châu sản phẩm hoá chất Myflame 84527E. Giữa các bên phát sinh tranh chấp liên quan đến chất lượng của Myflame 84527E. Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn vì lý do sản phẩm Myflame 84527E được dùng cho nguyên liệu vải Polyester và Oxphor nhưng lại ghi trong hợp đồng và trong bill nhận hàng là chất Myflame 84527E dùng cho nguyên liệu PO (da thuộc). Có ý kiến cho rằng, trong trường hợp này hợp đồng không thể vô hiệu do nhầm lẫn Xem: Trần Phương Hạnh, Hợp đồng bị tuyên vô hiệu do nhầm lẫn, nhìn từ quy định về xác đinh chất lượng hàng hoá trong hợp đồng. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử. Xem: . Tôi cho rằng, mặc dù cả hai bên có sự nhầm lẫn PO và PU, tuy nhiên sự nhầm lẫn này không không có ý nghĩa pháp lý bởi không liên quan đến bản chất, đặc tính của hàng hoá là đối tượng của hợp đồng và cả hai bên đều biết nguyên liệu PO không tồn tại trên thị trường 30 năm và không có thực. Việc nhầm lẫn này không phải là lý do chủ yếu để các bên ký kết hợp đồng.Mặc dù các bên đã thừa nhận có sự nhầm lẫn về tên gọi PO và PU nhưng không theo tôi ở đây đã có sự không thống nhất giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ được sử dụng trong hợp đồng. Chình vì vạy nên có thể nói Quyết định của Toà án vi phạm Điều 409 BLDS 2005 về giải thích hợp đồng, theo đó trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ của hợp đồng thì cần phải dựa vào chí chí chung của các bên. 3. Một vấn đề nữa cần phải được xem xét một cách thận trọng dưới góc độ pháp lý khi xác định nhầm lẫn là có cần thiết phải xác định lỗi của một bên là nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn của bên kia hay không. Vấn đề này được xem xét không giống nhau trong pháp luật của các nước khác nhau. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành Xem: Điều 131 BLDS 2005 , nhầm lẫn phải do hành vi lỗi vô ý của một bên gây ra. Điều đó có thể hiểu rằng, nếu không có lỗi của một bên thì không có sự nhầm lẫn hay nhầm lẫn (nếu có) sẽ không có ý nghĩa pháp lý và không thể là căn cứ để yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu Điều 141 BLDS 1995 không xem xét lỗi của bên kia là điều kiện của nhầm lẫn. . Cũng có thể hiểu rằng, các nhà làm luật Việt Nam không loại trừ nhầm lẫn không phải do lỗi bên kia, tuy nhiên họ chỉ cho rằng, nhầm lẫn do lỗi của bên kia mới có thể có ý nghĩa pháp lý và có thể được coi là điều kiện để tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Khác với pháp luật của Việt Nam, pháp luật của hầu hết các nước không xem xét lỗi của một bên là điều kiện của nhầm lẫn mà chỉ quan tâm đến mức độ nhận thức của chủ thể bị coi là có sự nhầm lẫn tại thời điểm ký kết hợp đồng. Ví dụ, Điều 1110 BLDS Pháp, Điều 178 BLDS Liên Bang Nga. Tuy nhiên khi xem xét kỹ pháp luật và án lệ cũng thực tiễn giải quyết tranh chấp của các nước có thể nhận thấy rằng, một cách gián tiếp quy định một bên bị nhầm lẫn là do hành vi vô ý của bên kia. Trong trường hợp hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu do bị nhầm lẫn, nếu bên bị nhầm lẫn chứng minh được rằng, nhầm lẫn xảy ra là do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bồi thường những thiệt hại thực tế. Nếu bên yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn không chứng minh được bên kia có lỗi dẫn đến sự nhầm lẫn thì phải bồi thường thiệt hại thực tế cho bên kia, ngay cả khi sự nhầm lẫn xảy ra do những tình huống không phụ thuộc vào bên bị nhầm lẫn Xem: Điều 178 Bộ luật Dân sự Liên Bang Nga . Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT (PICC) và Bộ nguyên tắc luật hợp đồng của châu Âu cũng không coi lỗi là điều kiện của nhầm lẫn. Điều 3.5 PICC quy định các điều kiện của nhầm lẫn- căn cứ yêu cầu hợp đồng vô hiệu nếu sự nhầm lẫn là lớn đến mức mà một người bình thường, trong hoàn cảnh tương tự sẽ chỉ giao kết hợp đồng với những điều khoản khác hoặc sẽ không khi nào giao kết hợp đồng đó nếu biết sự thực và: i) phía bên kia cũng có sự nhầm lẫn tương tự, có nghĩa là sẽ không ký hợp đồng nếu biết rõ sự thực, ở đây muốn nói là cả hai cùng nhầm lẫn. Như vậy trong trường hợp này nhầm lẫn không là hậu quả của hành vi vô ý của bên kia; ii) phía bên kia có hành vi (vô ý) gây ra nhầm lẫn, trường hợp này có thể nói là giống với quy định của pháp luật Việt Nam, việc gây ra nhầm lẫn ở đây có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, trực tiếp hay ngầm hiểu; iii) bên kia biết hay không thể không biết về sự nhầm lẫn nhưng vẫn để đối tác tiếp tục nhầm lẫn trái với những tiêu chuẩn về thiện chí và trung thực trong thương mại thông thường.Trường hợp này có thể hiểu rằng, một bên biết bên kia nhầm lẫn nhưng đã không hành động một cách trung thực thì bên bị nhầm lẫn có thể yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu. Trong ví dụ trên, nếu người mua biết rõ ràng rằng, chiếc bình là bình cổ và cũng biết chắc chắn rằng người bán không biết điều đó thì người bán có thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên các điều kiện nói trên mới chỉ là điều kiện cần. Hợp đồng chỉ có thể bị tuyên bố vô hiệu khi có thêm điều kiện đủ, đó là bên không bị nhầm lẫn đã không hành động một cách hợp lý vào thời điểm hợp đồng vô hiệu bằng cách dựa vào các điều khoản của hợp đồng. Điều này có nghĩa mặc dù biết và buộc phải biết hợp đồng vô hiệu nhưng vẫn thực hiện hợp đồng. Điều 4:103 Bộ nguyên tắc luật hợp đồng châu Âu cho phép một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu (nếu các điều kiện khác hội đủ) khi: (i) nhầm lẫn được gây ra do thông tin của bên kia cung cấp, (ii) bên kia biết hoặc phải biết có nhầm lẫn nhưng đã để cho nạn nhân nhầm lẫn trái với nguyên tắc thiện chí, (iii) hoặc bên kia cũng có cùng nhầm lẫn. Khoản 2 Điều 131 BLDS 2005 quy định, trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này. Có lẽ vì quy định này nằm trong Điều 131 BLDS dưới tên gọi “Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn ” nên có tác giả cho rằng, BLDS năm 2005 dự liệu hai trường hợp nhầm lẫn của một bên: nhầm lẫn do lỗi vô ý hay cố ý của bên kia và thực tế cho thấy hai loại nhầm lẫn này hoàn toàn có thể tồn tại. Xem: Đỗ Văn Đại, tlđd. Ở đây tôi cho rằng, tác giả đã có sự hiểu chưa thấu đáo ý tứ của nhà làm luật khi xây dựng Khoản 2 Điều 131 BLDS. Tôi cho rằng, BLDS không coi nhầm lẫn là do lỗi cố ý của một bên mà bằng khoản 2 chỉ nhấn mạnh rằng, nếu một bên có lỗi cố ý làm cho bên kia hiểu sai về nội dung của giao dịch thì bị coi là lừa dối. Thật vậy khi một bên có hành vi cố ý làm cho bên kia hiểu sai về nội dung cả hợp đồng tức là trong hành vi đó bao gồm các thủ đoạn gian dối. Một bên cố ý làm cho bên kia hiểu sai bởi lẽ biết rằng, nếu không như vậy thì bên kia hiểu đúng về nội dung của hợp đồng thì sẽ không bao giờ ký. Tôi cho rằng, việc pháp luật không coi nhầm lẫn khi một bên có lỗi cố ý là phù hợp với thực tiễn và tương thích với pháp luật của các nước cũng như thông lệ quóc tế. Ví dụ, Điều 1116 BLDS Pháp, Điều 179 BLDS Liên Bang Nga. 4. Cùng nhầm lẫn: Pháp luật Việt Nam có xem xét trường hợp khi cả hai bên cùng nhầm lẫn hay không? Đây là vấn đề đã có tác giả đặt ra trong khoa học pháp lý Việt Nam Xem: Đỗ Văn Đại, tlđd. . Không riêng gì pháp luật Việt Nam mà pháp luật của nhiều nước không đề cập đến vẫn đề này một cách trực tiếp , ví dụ, Bộ luật Dân sự của Đức, Pháp, Liên bang Nga và chỉ có pháp luật của mốt số nước Pháp luật của một số nước có quy định cả hai bên cùng nhầm lẫn, ví dụ, Điều 6:228c Bộ luật Dân sư Hà Lan quy định, hợp dồng có thể bị tuyên vô hiệu do cả hai cùng nhầm lẫn nếu tại thời điểm ký kết hợp đồng bên kia cũng có cùng nhấm lẫn giống bên bị nhầm lẫn. và Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế và Bộ nguyên tắc luật hợp đồng châu Âu lại quy định vấn đề này khá cụ thể. Theo quan điểm của chúng tôi, việc pháp luật có quy định cả hai bên cùng nhầm lẫn một cách trức tiếp hay không ít có ý nghĩa pháp lý bởi lẽ: Thứ nhất, mặc dù không quy định trực tiếp nhưng điều đó không có nghĩa pháp luật các nước không có sự điều chỉnh loại nhầm lẫn này. Rõ ràng, với cách quy định tại Điều 131 BLDS nhiều người có thể hiểu rằng, theo pháp luật Việt Nam chỉ có một bên trong giao dịch bị nhầm lẫn. Tôi cho rằng, với cách quy định tại Điều 131 BLDS cũng có thể hiểu rằng, hoàn toàn có thể có truờng hợp cả hai bên cùng nhầm lẫn. Đó là những trường hợp cả hai bên đều có hành vi vô ý và làm cho bên kia hiểu nhầm. Và trong những trường hợp này cả hai bên đều có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Thứ hai, theo quan điểm của tôi thì pháp luật quốc gia cũng không nhất thiết quy định rõ trường hợp cả hai bên cùng nhầm lẫn, bởi lẽ vấn đề này có thể được giải quyết bằng các công cụ pháp lý khác. Để làm sáng rõ loại nhầm lẫn này người ta thường lấy ví dụ: A và B, khi giao kết hợp đồng bán một xe hơi thể thao, đều không thể biết hay không thểbiết thực sự là chiếc xe hơi này là xe hơi bị ăn cắp.Việc huỷ bỏ hợp đồng này là chấp nhận được Xem: Bộ Nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, NXB Tư pháp 2005. Xem: Bộ Nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 1999. Bản dịch của Lê Nết. . Trong thực tiễn xét xử của Việt Nam có một bản án tương tự Xem: Bản án số 08/DSST ngày 9/2/1999 của Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trưng. TS. Đỗ Văn Đại sử dụng Bản án này để chứng minh sự cần thiết pháp luật phải quy định cả hai bên cùng nhầm lẫn. . Anh Mạnh mua xe của anh Thắng, anh Thắng mua xe của anh Quang, sau một thời gian thì mới biết rằng, xe là tang vật của một vụ cướp tài sải. Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn bởi lẽ cho rằng cả A và B đều nhầm lẫn. Trong khoa học pháp lý Việt Nam có người đồng tình với cách giải quyết nói trên của Toà án Xem: Đỗ Văn Đại, tlđd. . Tôi cho rằng, trong ví dụ nói trên có thể có hai cách giải quyết: i) hợp đồng vô hiệu do cả hai đều nhầm lẫn – cả hai đều tưởng rằng, chiếc xe thuộc sở hữu của người bán và; ii) hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật- người bán không là chủ sở hữu của chiếc xe theo quy định tại Điều 255 BLDS 1995, Điều 247 BLDS 2005. Theo tôi, trong trường hợp nói trên Bản án của Toà án là không thuyết phục vì hai lẽ: thứ nhất, thiếu căn cứ pháp lý vì pháp luật không quy định cả hai cùng nhầm lẫn; thứ hai, theo tinh thần của Điều 141, chỉ có bên bị nhầm lẫn mới có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, thế nhưng ở đây Toà án đã tuyên vô hiệu khi không có yêu cầu; thứ ba, nếu chiếc xe bị phát hiện là tang vật của vụ cướp sau thời hạn 1 năm kể từ ngày ký hợp đồng giữa anh Mạnh và anh Thắng thì quyết định của Toà án sẽ vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 145 BLDS 1995. Theo quan điểm của chúng tôi, trong trường hợp này sẽ thuyết phục hơn nếu hợp đồng bị tuyên vô hiệu do vi phạm Điểm b, Khoản 1 Điều 122 và Điều 128 BLDS 2005 (Khoản 2 ĐIều 131 và Điều 137 BLDS 1995). Thứ ba, ở nhiều nước, mặc dù pháp luật không quy định trực tiếp, tuy nhiên sự khiếm khuyết này của pháp luật được khắc phục bằng thực tiễn xét xử của. Trong thực tiễn xét xử của một số nước cả hai bên cùng nhầm lẫn là những trường hợp, ví dụ, tại thời điểm ký kết hợp đồng tài sản là đối tượng của hợp đồng không còn tồn tại, hoặc trường hợp các bên trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại thời điểm ký kết hợp đồng không biết người được bảo hiểm đã chết Xem: Konrad Zweigert, Hein Kotz, tlđd, tr. 133. . 4. Sự tồn tại các điều kiện nói trên chỉ là điều kiện cần để hợp đồng vô hiệu mà chưa phải là điều kiện đủ. Để tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn, theo ý kiến của tôi, ngoài các điều kiện nói trên còn cần phải có các điều kiện đủ. Liên quan đến vấn đề này trong pháp luật Việt Nam chỉ có một quy định mang tính chất chung tại khoản 1 Điều 136 BLDS 2005, nếu bên bị nhầm lẫn không yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong thời hạn hai năm kể từ thời điểm ký hợp đồng thì mất quyền viện dẫn Điều 131 Về tính bất hợp lý của Điều 131 BLDS 2005 chúng tôi đã có bình luận. Xem: Dương Anh Sơn, Nguyễn Ngọc Sơn, “Tác động của các hình thức lỗi đến việc xác định trách nhiệm hợp đồng nhìn từ góc độ trung thực và thiện chí”, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 1(38)/2007 . Chúng tôi cho rằng, sự để ngỏ này sẽ tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau khi áp dụng Điều 131 BLDS 2005, nhất là khi chức năng giải thích pháp luật của thẩm phán bị hạn chế và án lệ không được thừa nhận. Khác với pháp luật của Việt Nam, vấn đề này được pháp luật và thực tiễn xét xử của các nước giải quyết triệt để, thấu đáo hơn tuỳ thuộc vào các điều kiện cần sau đây: Thứ nhất, nhận thức của bên bị nhầm lẫn, trong mọi trường hợp không phụ thuộc vào nguyên nhân bị nhầm lẫn, bên bị nhầm lẫn mất quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu nếu bên bị nhầm lẫn biết và buộc phải biết về sự nhầm lẫn. Thứ hai, nhận thức của bên không nhầm lẫn, nhầm lẫn liên quan đến nội dung chủ yếu của hợp đồng là điều kiện để hợp đồng vô hiệu nếu chứng minh được rằng, bên kia, với tư cách là người bình thường, biết hoặc buộc phải biết về sự nhầm lẫn này nếu thể hiện được sự chú ý, cẩn trọng. Thứ ba, thời điểm thông báo cho bên kia (bên không bị nhầm lẫn), bên bị nhầm lẫn phải thông báo kịp thời về sự nhầm lẫn của mình cho bên kia. Kịp thời có nghĩa là phải thống báo trước thời điểm bên kia, vì tin vào hiệu lực của hợp đồng đã có những hành vi cụ thể, ví dụ, bán lại, sửa chữa vật…Ví dụ, theo quy định tại Điềi 871 Bộ luật Dân sự Áo, trong trường hợp người bán nhầm lẫn về đặc tính của hàng hoá thì người bán mất quyền viện dẫn đến nhầm lẫn nếu hàng hoá đã được người mua bán lại hoặc đã cho thuê, ngoại trừ trường hợp người mua biết về sự nhầm lẫn hoặc có hành vi làm cho người bán nhầm lẫn. Kết luận: Nhầm lẫn với tư cách là điều kiện để tuyên bố hợp đồng vô hiệu là một trong những nội dung phức tạp của pháp luật hợp đồng, tuy nhiên chưa có sự quan tâm đáng kể trong pháp luật Việt Nam. Từ những phân tích, bình luận và đánh giá ở trên tôi cho rằng, i) Pháp luật Việt Nam cần phải xây dựng, bổ sung một cách cụ thể hơn các quy định về điều kiện, tính chất và đối tượng của nhầm lẫn; ii) Cần phải nâng cao vai trò và năng lực giải thích pháp luật của thẩm phán khi áp dụng pháp luật, bởi lẽ, thứ nhất, pháp luật dù hoàn thiện đến mấy cũng khó có thể cụ thể đến mức chi tiết; thứ hai, thực tiễn xét xử ở Việt Nam cho thấy rằng, có rất nhiều bản án Toà án đã áp dụng pháp luật một cách máy móc, thiếu sự giải thích.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy định của pháp luật về hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn và vấn đề nâng cao vai trò giải thích pháp luật của thẩm phán.doc
Luận văn liên quan