Quy hoạch chi tiết điểm du lịch bãi tắm Mũi Nai_Hà Tiên

+ Kiến nghị UBND tỉnh Kiên Giang sớm thành lập "hội đồng xúc tiến phát triển du lịch" với những chức năng, nhiệm vụ như đã nêu trên để quản lý và chỉ đạo thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng và khai thác kinh doanh du lịch trên địa bàn theo đúng qui định. + Đề nghị UBND tinh chỉ đạo sở Thương Mại Du Lịch phối hợp với sở Kế Hoạch và Đầu Tư và các ban ngành chức năng sớm phê duyệt các quy hoạch chi tiết du lịch Mũi Nai và có các dự án khả thi để làm cơ sở cho các dự án đầu tư cụ thể. + Có biện pháp quản lý, chỉ đạo các tổ chức kinh doanh và các hoạt động kinh doanh theo đúng hướng để đạt hiệu quả cao. + Đệ nghị UBND tỉnh căn cứ vào quy hoạch chỉ đạo việc quản lý vào bảo vệ quĩ đất quy hoạch tránh tình trạng xây dựng vô tổ chức, gây khó khăn cho việc thực hiện quy hoạch khi có đầu tư. + Đề nghị các cấp chính quyền có sự phối hợp với các ngánh chức năng của tỉnh để bảo vệ tốt tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên trước và sau khi có dự án.

pdf25 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch chi tiết điểm du lịch bãi tắm Mũi Nai_Hà Tiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. ĐẠI HỌC QUỐC GIA – TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA ĐỊA LÝ – DL06 CHUYÊN NGHÀNH ĐỊA LÝ DU LỊCH -------0O0------- BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN HỌC : QUY HOẠCH DU LỊCH ĐỀ TÀI: QUY HOẠCH CHI TIẾT ĐIỂM DU LỊCH BÃI TẮM MŨI NAI_HÀ TIÊN Giảng viên : Th.S Nguyễn Văn Hoàng Nhóm Thực Hiện : Lâm Bình Duy Nhân 06D1028 Lê Thanh Tùng 06D1058 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Khu du lịch sinh thái biển Mũi Nai thuộc địa bàn thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang, nằm tận cùng phía tây nam tổ quốc, có địa hình đặc biệt. Có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của tỉnh Kiên Giang nói riêng và vùng du lịch Tây Nam Bộ và Nam Bộ nói chung. Trong chiến lượt phát triển chung của du lịch tỉnh Kiên Giang cũng như của Hà Tiên thì Mũi Nai sẽ được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đầu để trở thành một cụm du lịch quan trọng đối với Hà Tiên nói riêng và Kiên Giang nói chung.Trong thời gian qua, đặc biệt từ năm 1995 trở lại đây, lượng khách du lịch của Mũi Nai đạt 23% đối với khách nội địa và 163% đối với khách quốc tế. Tuy nhiên, xét về hiệu quả đóng góp kinh tế - xã hội của du lịch Mũi Nai còn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của khu vực. Một trong những nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên đây là cho đến nay vẫn chưa có quy hoạch chi tiết đối với điểm du lịch Mũi Nai, làm cơ sở định hướng khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch và là cơ sở cho việc đầu tư phát triển du lịch ở đây. Trong bối cảnh đó, việc tiến hành quy hoạch chi tiết điểm du lịch Mũi Nai có ý nghĩa to lớn không chỉ với sự phát triển du lịch của Kiên Giang mà còn góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Là nơi tập trung nhiều tiềm năng kinh tế, du lịch độc đáo của tỉnh Kiên Giang với hệ thống núi đá vôi, đồi đất và các bãi biển có thể là bãi tắm và các danh lam thắng cảnh đã đi vào truyền thuyết của địa phương. 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Là điểm du lịch quan trọng của cụm du lịch Hà Tiên và vùng phụ cận. là nơi tập trung nhiều tài nguyên quan trọng nhất cả về tự nhiên cũng như nhân văn. Việc phát triển điểm du lịch Mũi Nai nói riêng và Kiên Giang nói chung phù hợp với trào lưu của du lịch thế giới và chiến lượt phát triển du lịch Việt Nam. Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010 đã xác định Rạch Gía – Kiên Giang – Phú Quốc là 1 trong 5 khu vực ưu tiên đầu tư phát triển du lịch ở vùng quen biển Việt Nam căn cứ vào tiềm năng và vị trí phát triển du lịch của khu vực trong chiến lượt phát triển du lịch của cả nước. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có bờ biển rất dài nhưng hầu hết không tắm được do bùn lầy bồi đắp. Nếu xét trong vùng thì các bãi biển Hà Tiên nói chung và Mũi Nai nói riêng là độc nhất. Nơi đây có cảnh quan tựa như Hạ Long, Cát Bà. Đó là một sản phẩm độc đáo để tổ chức tham quan cảnh quan của toàn vùng. Với vị trí độc đáo trong những điều kiện phát triển thuận lợi của chiến lượt phát triển du lịch Việt Nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Điểm du lịch Mũi Nai chắc chắn sẽ trở thành điểm du lịch lớn trong tương lai. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1 Khái quát về khu du lịch biển Mũi Nai _Tên khu du lịch: "Khu du lịch biển Mũi Nai, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang" _Vị trí địa lý: Nằm ở trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Phía đông và đông nam giáp với An Giang và Cần Thơ, phía nam giáp với Cà Mau và Bạc Liêu, phía tây giàp với vịnh Thaí Lan, phía bắc giáp với Campuchia. _Toạ độ địa lý: Từ 104040' đến 105032'40" kinh độ đông và 9o23'50" đến 10o32'30" vĩ độ bắc. _Diện tích: 30ha 2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ _Cụ thể hoá phương án phát triển du lịch Mũi Nai được xác định trong dự án quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang 2010 - 2015. _Nghiên cứu xác lập phương án quy hoạch nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế về vị trí tài nguyên, nâng cao giá trị cảnh quan, giá trị di tích của khu vực Mũi Nai. _Làm cơ sở lập các dự án tiền khả thi và khả thi đầu tư phát triển du lịch Mũi Nai. _Tập trung cho mục tiêu phát triển và tăng cường kinh tế bằng cách tập trung vào một số nghành mũi nhọncủa tỉnh như: thương mại, dịch vụ du lịch,....Để có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 11,5 - 13%. 2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ _Đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ du lịch, từ nay đến năm 2015 từng bước khai thác có hiệu quả những tài nguyên danh lam thắmg cảnh, di tích lịch sử tại Hà Tiên. Phấn đấu đạt tốc độ tăng ytưởng bình quân GDP của lỉnh vực du lịch, dịch vụ tăng 11.9 - 12,4%. _Nghiên cứu định hướng phát triển du lịch toàn khu vực ven biển Hà Tiên bao gồm từ Mũi Nai cho tới Hòn Chông. Xác định vị trí cụ thể của khu vực trong hệ thống du lịch tỉnh Kiên Giang. _Xác định chi tiết điểm du lịch Mũi Nai với nhiệm vụ làm hạt nhân thúc đẩy phát triển của toàn vùng. _Đưa vào sử dụng hợp lý quỷ đất để tạo ra môi trường tự nhiên, kiến trúc cảnh quan hài hoà, hấp dẫn góp phần nâng cao giá trị của lãnh thổ và góp phần nâng cao đoời sống vật chất, tinh thần cho dân địa phương. _Làm cơ sở cho các dự án ưu tiên đầu tư. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.3 Quan điểm phát triển khu du lịch biển Mũi Nai 2.3.1 Phát triển du lịch bền vững _ Quan điểm này cần được xuyên suốt trong quy hoạch phát triển điểm du lịch Mũi Nai. vì vậy, là một địa bàn nhậy cảm về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và môi trường của tỉnh Kiên Giang. 2.3.2 Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp _ Du lịch có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, vì vậy trong quá trình quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch điểm du lịch Mũi Nai cần phải có sự thống nhất cao và phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành và tổ chức xã hội địa phương. 2.3.3 Phát triển du lịch với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội _ Nghiêm cấm các hoạt động du lịch làm phương hại đến an ninh quốc gia, đến đạo đức thuần phong mỹ tục của nhân dân địa phương. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.3.4 Đẩy mạnh du lịch, mở rộng du lịch quốc tế _ Là một điểm du lịch có vị trí giao lưu thuận lợi, cần có những giải pháp nhằm thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến với Mũi Nai và Kiên Giang. 3. HIỆN TRẠNG DU LỊCH 3.1 Địa hình, điạ mạo _ Vùng thuộc kiểu địa hình đồi núi sót trên đồng bằng ven biển 3.2 Đặc điểm, taì nguyên khí hậu _ Mũi Nai có chế độ khí hậu nhiệt đới á xích đạo thường không quá lạnh, ít chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng, mưa bão lớn và các yếu tố thời tiết bất thường khác. Tuy nhiên, những biến động khí hậu trong khu vực theo mùa, theo năm và đặc biệt những ảnh hưởng của chế độ biển lại hết sức rõ nét. _Chế độ gió Gió chủ yếu theo 2 hướng: tây và tây nam vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), thường trùng hợp với hoạt động gió mùa tây nam. Còn vào đầu mùa khô (các tháng 11 và 12) hướng gió thịnh hành là gió đông bắc và bắc, vào cuối mùa khô lại là gió hướng đông và đông nam. _ Chế độ nhiệt Nhìn chung trong khu vực có nền nhiệt độ khá cao và biến thiên rất ít trong năm. Nhiệt độ không khí trung bình năm đạt 27,6o với biên độ dao động năm không lớn khoảng 3,1o, còn dao động nhiệt ngày đêm trung bình cả năm đạt tới 6,7o. Hầu hết tất cả các tháng trong năm đều có nhiệt độ không khí trung bình đạt trên 25o và có tới 9-10 tháng trong năm nhiệt độ trung bình >=27o, tháng nóng nhất đạt 29o còn tháng lạnh nhất cũng là 26o. _ Chế độ mưa ẩm Chế độ mưa Mũi Nai thuộc loại trung bình với tổng lượng mưa khoảng 1.700 – 2.000mm/năm. Mùa mưa trong khu vực thường bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 10 đấu tháng 11. Các hiện tượng thồi tiết bất lợi khác như mưa đá, sương mù, gió khô nóng, bão,… thường rất ít xảy ra trong vùng nên không có những tác động đáng kể 3. HIỆN TRẠNG DU LỊCH 3.3 Chế độ thủy văn và tài nguyên nước _ Khu vực Mũi Nai nói riêng và cả dãi biển Hà Tiên nói chung nguồn tài nguyên nước mặt không được dồi daò và đặc biệt hiện tượng nhiễm mặn nguồn nước dưới đất vào mùa khô sẽ là những hạn chế đáng kể đối với đới sống dân sinh, kinh tế khu vực. _ Vùng biển Hà Tiên nói chung và Mũi Nai nói riêng chịu ảnh hưởng vừa của chế độ bán nhật triều biển đông, vừa chế độ nhật triều vịnh Thái Lan. 3.4 chế độ sóng _ Trong khu vực cũng có hi mùa rõ rệt phụ thuộc vào hai mũi gió Đông Bắc và Tây Nam. Trong đó sóng Tây Nam hoạt động mạnh nhất từ tháng 5 đến tháng 9, cao nhất có thể đạt tới 5m và thường xuyên vào giữa hè (tháng 6 và tháng 7). Nhiệt độ nước biển trung bình đạt 29,2 độ, thường không khi nào xuống dưới 24 độ. 3.5 Hiện trạng sủ dụng đất _ Đất nông nghiệp 93ha _ Đất chuyên dùng 9,2ha _ Đất chưa sủ dụng 46ha _ Đất khác 0,8ha 3. HIỆN TRẠNG DU LỊCH 3.6 Đặc điểm cảnh quan _ Trên cơ sở các đặc điểm đặc trưng sự phân hoá phức tạp, đa dạng của kiểu địa hình, các quần xã thực vật hiện tại, cũng như từ các đặc điểm hiện trạng sử dụng trong khuôn khổ 2 lớp: Lớp cảnh quan đồi và lớp cảnh quan đồng bằng. 3.7 Danh lam thắng cảnh _ Mũi Nai lá nơi tận cùng của bán đảo Mũi Nai ( còn gọi là bán đảo Lộc Trĩ) hai bên có 2 bãi cát đẹp được nhiều du khách ưa thích: Bãi Nò và Bãi Bàng. Các điểm lân cận: _ Thạch Động: Là một tảng đá xanh khổng lồ mọc trơ trọi giữa một vùng toàn đất nằm kề sát bên quốc lộ 17, cách thị xã Hà Tiên 3km. _ Đông Hồ: Nằm về phía đông thị xã Hà Tiên. _ Tô Châu: Trên mặt gương Đông Hồ, hai ngọn núi Đại Tô Châu và Tiểu Tô Châu ngày ngày soi bóng. _ Núi Pháo Đài: Một ngọn núi nhỏ ở cửa sông Hà Tiên. _ Núi Đá Dựng: Nằm sát biên gioới Campuchia. _ Nam Phố: Thuộc xã Dương Hoà cách thị xã Hà Tiên 10km về phía nam. Cặp trục lộ 80m, Nam Phố chẳng những là một thắng cảnh, mà xưa kia còn là một điểm nghỉ mát nổi tiếng. nơi đây có hai bãi cát rất đẹp: Hòn Heo và Bãi ớt. _ Cây dừa 7 ngọn: Đây là một cây dừa hiếm có ở Hà Tiên. 4. TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA MŨI NAI 4.1 Vị trí địa lý _ Mũi Nai – Hà Tiên nằm ở phía tây nam của đất nước và tây tây nam của đồng bằng sông cửu long. Tọa độ địa lý 104 đến kinh độ đông và vĩ độ bắc (phần nội địa). Phía đông và đông nam giáp các tỉnh: An Giang, Cần thơ, phía nam giáp với Cà Mau và Bạc Liêu, phía tây giáp với vịnh Thái Lan, phía bắc giáp với Campuchia, với đường biên giới đất liền dài 56,8km. _ Là nơi có khoảng cách tới các nước ASEAN tương đối ngắn, các nước này đang có nhịp độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất thế giới . _ Có khả năng phát triển các của khẩu với Campuchia, tạo mối quan hệ với Thái Lan thông qua mạng lưới đường bộ. _ Là của ngỏ ra biển của một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đến một số nước trên thế giới. Đây là một vị trí rất quan trọng cho việc phát triển nền kinh tế hướng ngoại, phù hợp với chủ trương mở của của Đảng và Nhà nước. 4. TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA MŨI NAI 4.2 Biển Mũi Nai _ Biển Mũi Nai thoai thoải, khá nông nên rất an toàn khi tắm. Khu du lịch Mũi Nai đã xây dựng một công viên nước mini ngay sát biển dành cho trẻ em, các bé có thể tha hồ nghịch sóng, chơi cát, trượt nước mà phụ huynh chẳng phải lo ngại gì cả. Mũi Nai còn tự hào về vấn đề an ninh. Các gánh hàng rong, bán vé số hay những người ăn mày không được phép vào khuôn viên bãi tắm. Hành lý, tư trang của khách luôn được an toàn, là yếu tố quan trọng giúp bạn yên tâm khi tắm biển. Cạnh bãi tắm là một cái “chợ” nhỏ, bán đủ sản vật biển tươi sống. Nhưng du khách có kinh nghiệm thường thích ngồi chờ đến chiều, khi các ghe đánh cá trở về. Nào cá, tôm, mực, sò, không nhiều lắm, nhưng rất rẻ và rất ngon. thốt nốt ngọt và thơm, thật Thưởng thức hải sản xong, bạn uống ly nước tuyệt vời. _ Điểm độc đáo đầu tiên và dễ nhận ra nhất của bãi Mũi Nai là có điểm du lịch nổi tiếng khác xung quanh. Sau khi đắm mình trong làn nước mát, say nồng với làn gió biển. Nếu du khách cảm thấy “ đã ” với nước biển, cát và gió. Thì du khách lại có thể tha hồ khám phá những danh thắng nằm quanh quất đâu đấy. Phía bên này là Kim Cương động (Thạch Động) huyền ảo trốn trong mây với tiếng đàn Thạch Sanh văng vẳng. Kia là Hòn Chông đá dựng, uy nghi huyền sử Hòn Phụ Tử đánh cá sấu, lung linh hệ thống thạch nhũ có đủ hình đủ dạng. Chùa Hang cổ kính, tan tiếng chuông trong chiều lộng gió… Quá nhiều điều hấp dẫn chờ đón du khách khám phá sau khi tắm biển thỏa thích. Cát biển Mũi Nai màu nâu sậm, khi những làn sóng chồm lên, quyện vào cát, một màu đen nhánh hiện lên thật lạ lùng. Theo người dân địa phương, màu đen này là do cát biển nơi đây chứa rất nhiều bùn. Mà bùn lại là một chất dưỡng da tuyệt hảo. Một ngày nằm đắp cát trên biển, chẳng những giúp có một làn da rám nắng cực kỳ hợp với mốt mà lại được “tắm bùn” miễn phí, tha hồ sảng khoái. 4. TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA MŨI NAI _ Cát biển Mũi Nai màu nâu sậm, khi những làn sóng chồm lên, quyện vào cát, một màu đen nhánh hiện lên thật lạ lùng. Theo người dân địa phương, màu đen này là do cát biển nơi đây chứa rất nhiều bùn. Mà bùn lại là một chất dưỡng da tuyệt hảo. Một ngày nằm đắp cát trên biển, bạn chẳng những có một làn da rám nắng cực kỳ hợp với mốt mà lại được tắm bùn miễn phí, tha hồ mà sảng khoái. _ Mũi Nai có một đặc trưng lạ : Người địa phương "nhường" hẳn bãi tắm này cho du khách. Thêm vào đó, những người đến Hà Tiên thường không phải để tắm biển. Chính vì thế, dù thật nên thơ, Mũi Nai vẫn vắng, biển lại rất hoang sơ. Bàn tay con người cải tạo dường như không lưu lại nhiều dấu vết. 5. QUY HOẠCH CHI TIẾT 5.1 Quy hoạch kiến trúc Điểm du lịch đựoc thiết kế với mục đích chính là tắm biển và vui chơi giải tríkết hợp với nghĩ dưỡng. các bộ phận chức năng bao gồm: _ Trung tâm điều hành du lịch và dịch vụ công cộng đựoc bố trí ở các hướng ngắm cảnh chính ra biển và các trục đường chính. _ Khu vực vui chơi thể dục thể thaochính ngoài trời gồm sân bóng đá, bi-a, cờ tướng, ôtô điện. một sân trượt patin kết hợp với các loại bóng chuyền, bóng rổ cũng được tổ chức để phục vụ khách du lịch ở khu trung tâm với không gian lớn. _ Các chòi nghĩ, ngắm cảnh được tổ chức dọc theo bờ biển, phía trên bãi tắm. _ Khu vực sườn núi Ta Pang gần cầu trượt nước dành riêng cho các hoạt động cắm trại, leo núi. Ở Mũi Nai, khu vực cắm trại, pic-nic còn có thể được tổ chức ở phía bãi cá, đồi mồi là cần thiết và phù hợp. _ Khu nhà nghĩ được xây thành từng cụm thấp tầng, gần khu trung tâm, bãi biển và điểm ngắm cảnh. Các nhà nghĩ này được xây dựng với tiện nghi trung bình phục vụ cho bkhách đến ngắn ngày. Tổng số nhà nghĩ thấp tầng là 40 nhà (80 phòng). Ngoài số này, một khách sạn 100 phòng được dự kiến xây dựng ở đây với tiện nghi cao hơn. Tổng số phòng nghĩ dự kiến xây dựng ở khu bãi tắm Mũi Nai cho đến năm 2015 là 200 phòng (400 giường). 5. QUY HOẠCH CHI TIẾT 5.2 Quy hoạch mạng lưới giao thông _ Tuyến đường hiện nay nằm trong khu vực bãi tắm sẽ trở thành đường nội bộ của khu. Một tuyến đường mới sẽ được xây dựng ở rìa phía đông khu vực, đóng vai trò tuyến giao thông chính cho khu du lịch. Để liên hệ tốt với các công trình kiến trúc, trong khu du lịch còn có những con đường với bề rộng mặt đường 35m. Đồng thời những tuyến đường đi dạo kết hợp với không gian xanh và ngắm biển, những tuyến đường này rộng 3m. 5.3 Cấp điện _ Nguồn điện cấp cho khu du lịch Mũi Nai là lưới điện cung cấp chung của tỉnh Kiên Giang. Hiện đã có tuyến điện 15kw đưa điện về trạm lưới 15/0.4kw đặt tại phía đông khu du lịch. 5.4 Cấp nước _ Nguồn nước: lấy từ hố chứa nước Hà Tiên theo quy hoạch chung. Hồ nước này cung cấp nước cho ăn uống,sinh hoạt của mọi người dân và du khách. Đây cũng là nguồn nước dùng để phục vụ cho các bể bơi, bể phong cảnh, nhà tắm công cộng sau khi du khách bơi ngoài biển(nước tưới cũng dùng loại này). _ Mạng lưới cấp nước: Khu nghĩ Mũi Nai là khu du lịch thông thường cho mọi người dân, và vậy mạng lưới cấp nước là mạng lưới cụt, trục chính chạy trung tâm dọc theo toàn bộ khu du lịch. Từ hồ chứa nước được làm sạch và máy bơm cấp hai bơm nước theo đường ống chính đường kính D = 50 mm. Giữa khu nghĩ phía đông (trên đỉnh đồi) bố trí một đài nước dung tích 70m3. Khi không bơm, nước từ đài sẽ phục vụ cho toàn bộ khu nghỉ dưỡng. 5. QUY HOẠCH CHI TIẾT Trên tuyến ống D = 50mm (tại những nơi có thể xảy ra hoả hoạn) được bố trí các họng cứu hoả ngoài nhà ( cạnh trục giao thông chính ). Các họng cứu hoả này cung cấp nước và áp lực cần thiết để dập tắt đám cháy. Đài nước có dung tích 80m3 trong đó có 5m3 dành cho chữa cháy 10 phút đầu. Sau 10 phút máy bơm cứu hoả làm việc và bơm từ bể chứa nước cứu hoả đủ để dập tắt đám cháy. 5.5 Thoát nước sinh hoạt _ Hệ thống ống được bố trí dọc theo đường phía đông khu nghỉ để đón toàn bộ nước thải từ khu nghỉ chảy ra. Trên tuyến này hai trạm bơm nước thải, bơm nước đổ vào khu xử lý. Nước đã sạch dần dần được chảy ra đồng ruộng, tuyến óng thoát nước này là tuyến ống riêng. Nước thoát sinh hoạt được làm sạch qua bể hoại ở bên trong từng nhà nghỉ, sau đó chảy vào cống đến trạm bơm. Máy bơm nước sinh hoạt sẽ bơm nước đã làm sạch qua bể tự hoại, bơm nước vào khu xứ lý hoặc cánh đồng tưới, cánh đồng lọc để làm sạch bằng vi sinh theo phương pháp tự nhiên. 5.6 Chuẩn bị kỹ thuật san nền thoát nước mưa _ Cũng như nước thải, nước mưa ở khu vực không được xả vào khu vực bãi tắm. Để thực hiện được điều đó cần thiết phải làm mương có nắp đan ở mép bờ biển để thu nước mưa từ khu đất chảy ngược lại phía đông đổ vào ruộng. Nước mưa ở ruộng cuối cùng cũng được xả ra biển ở khu vực xa bãi tắm. 5. QUY HOẠCH CHI TIẾT 5.7 Xử lý chất thải rắn _ Đối với các nhà nghỉ nhất thiết phải có các thùng chứa rác cho các loại riêng biệt trong công cuộc phân loại rác đối với các loại rác như: Vỏ đồ hộp, thức ăn thừa, rác do sinh hoạt,... Hàng ngày xe gom rác sẽ tập trung theo các loại để tái sử dụng và xử lý cùng với rác của thị xã Hà Tiên. _ Rác có nguồn gốc cây cối sẽ được tận dụng, cành cây cung cấp cho nhu cầu của nhân dân quanh vùng, lá cây được thu gom thường xuyên đảm bảo đất cỏ luôn sạch sẽ. Lá cây sẽ được ủ mục tại những điểm ủ tạo ra nguồn phân bon sạch làm tăng độ phì đất cho cây phát triển. Các hố ủ có thể đặt phân tán để tiện cho việc thu gom, ủ và bón cho cây. _ Đặc biệt khu vực bãi tắm do nhu cầu sinh hoạt, khi tắm biển các rác thải như bao bì, túi chất dẻo, vỏ trái cây, xương vỏ cua ghẹ thường bị vứt bừa bãi gây ô nhiễm. Cần có biện pháp thông tin giáo dục thường xuyên, có biện pháp cứng rắn như phạt vi cảnh để giữ gìn sự trong sạch của khu vực. Đồng thời có bộ phận thu gom rác thải suốt ngày để làm nhiệm vụ, sẽ có tác dụngtốt cả về thực hiện thu gom và trực tiếp có ảnh hưởng tốt tới du khách. 6. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 6.1 Giải pháp về vốn: Để giải quyết được nhu cầu đầu tư lớn, đảm bảo sự phát triển điểm du lịch Mũi Nai cần xem xét một số giải pháp lớn về vốn sau: _ Huy động vốn từ nguồn tích luỹ trong vùng: Với tỉ lệ khoảng 25% GDP du lịch. Với tỉ lệ này, khả năng đáp ứng nhu cầu 59,8% vốn đầu tư cần thiết. _ Vay ngân hàng: Với tỉ lệ lãi xuất ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp du lịch sủ dụng nguồn vốn này vào việc đầu tư tạo ra sản phẩm du lịch có chất lượng. _ Vay từ các nguồn ODA: Khả năng vay từ nguồn vốn này để đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch có thể chiếm khoảng 25% số còn thiếu sau khi đã có được số vốn tích luỹ đầu tư từ GDP du lịch. _ Thu hút vốn đầu tư trong nước: Thông qua việc tăng cường liên doanh trong nước trên cơ sở luật đầu tư trong nước để xây dựng khách sạn, nhà hàng, mua sắm các phương tiện vận chuyển,...thông qua các dự án đầu tư. Dự kiến số vốn có thể có được do thu hút vốn đầu tư trong nước chiếm khoảng 30% số vốn còn thiếu sau khi có được nguồn vốn từ tích luỹ đầu tư từ GDP du lịch. _ Thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài: cần hướng đầu tư nước ngoài vào các dự án lớn như xây dựng nhà nghỉ cao cấp, các khu vui chơi giải trí hiện đại,...Dự kiến số vốn từ nguồn này có thể đạt tới 25% số vốn còn thiếu _ Tạo nguồn vốn: Giải pháp này xem xét thực hiện một số chính sách cơ chế: + Cổ phần hoá một số khách sạn, cơ sở dịch vụ nhà nước làm ăn kém hiệu quả. + Dùng quĩ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian,... 6. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH _ Vốn ngân sách nhà nước: tạp trung dành vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển dui lịch vào các công tác cơ bản sau: + Bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên đã được xác định ở trên, ở khu vực. Trước mắt cần tập trung ưu tiên dầu tư đối với các hạng mục công trình quan trộng có ý nghĩa như khu thác, làng văn hoá các dân tộc... + Phát triển công tác tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến phát triển du lịch. + Xây dựng các luận chứng khả thi trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt. + Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ. 6.2 Giải pháp về cơ chế chính sách: Để bảo sự phát triển du lịch nói chung và điểm du lịch Mũi Nai nói riêng các mục tiêu đã đề ra, cần tập trung nghiên cứu một số cơ chế chính sách cơ bản sau: _ Cơ chế chính sách về thuế trong đó có sự ưu tiên, miễn giảm thuế, không thu thuế có giới hạn nhằm thay đổi cơ cấu đầu tư vào các vùng đất hoang sơ như khu xây dựng các nhà nghỉ dài ngày, khu trung tâm các hình thức và kinh doanh du lịch mới mẻ có khả năng tăng thời gian lưu trú của khách, tăng vốn đầu tư, hấp dẫn với cộng đồng dân cư. Ngoài ra cũng cần có cơ chế chính sách giảm thuế nhập khẩu các hàng hoá, vật tư trang thiết bị chuyên dùng cho du lịch vì đây không phải là hàng tiêu dùng mà là tư liệu sản xuất tạo ra sản phẩm du lịch có chất lượng phục vụ khách du lịch. 6. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH _ Cơ chế và chính sách đầu tư : Trên cơ sở luật pháp và tình hình thực tế của địa phương tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các chủ thể địa lý hành chính, chủ thể có quyền sứ dụng đất, tài nguyên du lịch được trực tiếp hoặc cùng phối hợp khai thác, đầu tư, kinh doanh du lịch không giới hạn ở các ngành nghề chuyên môn. cần có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư và đơn giản hoá các thủ tục hành chính để thu hút được các nhà đầu tư. Ngoài ra cơ chế chính sách này còn đảm bảo có được cơ chế đặc biệt và hành lang pháp lý không chỉ phù hợp với thông lệ quốc tế, với luật pháp phổ biến về du lịch các nước trên thế giới . Có như vậy du lịch Kiên Giang nói chung và điểm du lịch Nũi Nai_Hà Tiên nói riêng mới có được mơi trường thuận lợi để hội nhập với sự phát triển chung về du lịch ở các trung tâm du lịch phụ cận. _ Cơ chế chính sách về thị trường: Trên cơ sở các nghiên cứu về thị trường du lịch Việt Nam bao gồm cả thị trường trong và ngoài nước để có cơ chế và chính sách thích hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng thị trường trước mắt là thị trướng Pháp. Kèm theo các cơ chế chính sách trên là các cơ chế chính sách về dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng,... Nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất đối với khách du lịch quốc tế khi vào Việt Nam. Đối với thị trường nội địa cũng cần có cơ chế chính sách phù hợp nhằm khai thác tối đa thị trường ở TP. Hồ Chí Minh và các khu lân cận, nơi người dân có thu nhập cao hơn và có thời gian nhàn rỗi nhiều hơn. Ngoài ra thông qua chính sách và cơ chế phù hợp với giá cả và các điều kiện kèm theo để khai thác tốt thị trường khách hết sức lớn ở địa phương. 6. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH _ Cơ chế chính sách và tổ chức quản lý: Đảm bảo sự quản lý có hiệu quả, sự kết hợp chặc chẽ, đồng bộ giữa hệ thống cơ chế chính sách với quá trình tổ chức năng lực thực thi của bộ máy quản lý và đội ngũ công chức. •Cơ chế chính sách phát triển và hỗ trợ sự hợp tác liên kết giữa các khu vực, vùng : Bao gồm các chính sách: + Chính sách phối hợp tổ chức quản lý các dự án có liên quan trong vùng và khu vực. + Chính sách hình thành quĩ phát triển vùng (đặc biệt quĩ phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch). + Chính sách khuyến khích chiến dịch cơ cấu phát triển của dịch vụ du lịch. _ Chính sách về khoa học kỹ thuật: Đảm bảo sự đầu tư thích đáng cho cong tác nghiên cứu khoa học công nghệ du lịch đạt hiểu quả và thu hút trí tuệ của các nhà khoa học. 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ _ Mũi Nai đong vai trò quan trọng trong chiến lượt phát triển du lịch không chỉ cho tỉnh Kiên Giang mà còn cả các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, phát triển du lịch Mũi Nai góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. _ Khí hậu khu vực Mũi Nai có tác dụmg tích cực đối với sức khỏe và các hoạt động tham quan, tắm biển, vui chơi giải trí của con người. _Vì cảnh quan, đây là khu vực có một số hang động đẹp, nhiều bãi biển hấp dẫn, ngoài ra ngoài ra còn có các di tích tôn giáo, lịch sử và văn hoá. Các lợi thế trên cho phép phát triển điểm du lịch Mũi Nai thành điểm du lịch với các sản phẩm: + Du lịch nghỉ dưỡng, tận dụng điều kiện tự nhiên kết hợp tắm biển. + Du lịch tham quan thăm viếng các di tích tôn giáo lịch sử và văn hoá. Thời gian qua, tiềm năng du lịch ở đây chưa được khai thác đúng mức, nhiều tài nguyên chưa có điều kiện để phát huy tác dụng, thiếu sự quy hoạch phát triển đồng bộ dẫn đến sự xuống cấp của môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và sự phát triển kinh tế - xã hội. _ Mặc dù những năm gần đây đã có sự quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng - nhưng chua tương xứng với nhu cầu phát triển của điểm du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông, cấp thoát nước, xử lý chất thải,... 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ _ Để tăng sự hấp dẫn của các hoạt động du lịch và kéo dài thơi gian lưu trú của du khách cần có định hướng đúng để khai thác triệt để và phát huy tác dụng những tiềm năng du lịch không chỉ ở Mũi Nai mà còn cả các vùng phụ cận nhằm xây dựng được một chương trình du lịch liên tục cho du khách ở TP.Hồ Chí Minh và các điểm dân cư trong vùng. _ Phát triển du lịch Mũi Nai cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa sở du lịch, các ban ngành có chức năng và chính quyền địa phương để có các giải pháp đúng đắn vế quản lý, vốn, cơ chế chính sách. _ Hiện nay số lượng du khách đến lới Mũi Nai ngày một tăng, khả năng thu hút khách và vốn đầu tư du lịch trên địa bàn là một thực tế và cơ hội phát triển. Để thực hiện có hiệu quả "quy hoạch chi tiết điểm du lịch Mũi Nai" chúng tôi kiến nghị với UBND tỉnh Kiên Giang, các ban ngành địa phương như sau: + Xác định rõ vai trò và lợi ích của du lịch nói chung và của phát triển du lịch Mũi Nai nói riêng với các cấp, các ngành có liên quan và nhân dân trong vùng để có biện pháp đưa du lịch ở đây thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thực sự hoạt động có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cao, đồng thời nâng cao giá trị văn hoá, trình độ dân trí cho khu vực. 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ + Kiến nghị UBND tỉnh Kiên Giang sớm thành lập "hội đồng xúc tiến phát triển du lịch" với những chức năng, nhiệm vụ như đã nêu trên để quản lý và chỉ đạo thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng và khai thác kinh doanh du lịch trên địa bàn theo đúng qui định. + Đề nghị UBND tinh chỉ đạo sở Thương Mại Du Lịch phối hợp với sở Kế Hoạch và Đầu Tư và các ban ngành chức năng sớm phê duyệt các quy hoạch chi tiết du lịch Mũi Nai và có các dự án khả thi để làm cơ sở cho các dự án đầu tư cụ thể. + Có biện pháp quản lý, chỉ đạo các tổ chức kinh doanh và các hoạt động kinh doanh theo đúng hướng để đạt hiệu quả cao. + Đệ nghị UBND tỉnh căn cứ vào quy hoạch chỉ đạo việc quản lý vào bảo vệ quĩ đất quy hoạch tránh tình trạng xây dựng vô tổ chức, gây khó khăn cho việc thực hiện quy hoạch khi có đầu tư. + Đề nghị các cấp chính quyền có sự phối hợp với các ngánh chức năng của tỉnh để bảo vệ tốt tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên trước và sau khi có dự án.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_tieu_luan_3258.pdf