Quy hoạch giao thông TP Hà Nội
Quy hoạch xây dựng đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội- môi trường
Quy hoạch giao thông : là quy hoạch thuộc hạ tầng nhưng trong đồ án quy hoạch cũng bao gồm quy hoạch giao thông của khu vực đó và phải tuân thủ theo quy hoạch định hướng giao thông đã có của Thành phố, của tỉnh, huyện .
Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra rất nhanh ở khắp mọi miền trong cả nước và bộ mặt các đô thị theo đó cũng thay đổi rõ rệt. Cùng với quá trình đô thị hoá, một số lượng lớn dân cư đang chuyển từ các vùng nông thôn đến với các thành phố, thị xã đã tạo ra nhiều áp lực cho chính quyền các đô thị, mà một trong số đó chính là vấn để giao thông. Những thập kỷ trước, do lượng dân cư ở các đô thị còn ít, phương tiện giao thông chưa nhiều thì vấn đề quy hoạch, tổ chức, quản lý, khai thác và vận hành giao thông chưa được chú trọng. Ngày nay các thành phố lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hàng loạt các vấn đề như ùn tắc, kẹt xe, ô nhễm môi trường do khói bụi của các phương tiện hay tai nạn giao thông đã trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Chính phủ cũng như chính quyền các thành phố đã đề ra nhiều chính sách đề đối phó với các vấn đề trên. Nhưng các giải pháp cũng thường mang tính chất nhất thời, tình thế mà thiếu đi tính khoa học và đặc biệt là tính chiến lược lâu dài để đảm bảo một sự phát triển đồng bộ và bền vững.
Vấn đề “ Quy hoạch giao thông TP Hà Nội” sẽ được trình bày chi tiết trong bài tiểu luận của em.
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3552 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy hoạch giao thông TP Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Quy hoạch xây dựng đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội- môi trường..
Quy hoạch giao thông : là quy hoạch thuộc hạ tầng nhưng trong đồ án quy hoạch cũng bao gồm quy hoạch giao thông của khu vực đó và phải tuân thủ theo quy hoạch định hướng giao thông đã có của Thành phố, của tỉnh, huyện...
Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra rất nhanh ở khắp mọi miền trong cả nước và bộ mặt các đô thị theo đó cũng thay đổi rõ rệt. Cùng với quá trình đô thị hoá, một số lượng lớn dân cư đang chuyển từ các vùng nông thôn đến với các thành phố, thị xã đã tạo ra nhiều áp lực cho chính quyền các đô thị, mà một trong số đó chính là vấn để giao thông. Những thập kỷ trước, do lượng dân cư ở các đô thị còn ít, phương tiện giao thông chưa nhiều thì vấn đề quy hoạch, tổ chức, quản lý, khai thác và vận hành giao thông chưa được chú trọng. Ngày nay các thành phố lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hàng loạt các vấn đề như ùn tắc, kẹt xe, ô nhễm môi trường do khói bụi của các phương tiện hay tai nạn giao thông đã trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Chính phủ cũng như chính quyền các thành phố đã đề ra nhiều chính sách đề đối phó với các vấn đề trên. Nhưng các giải pháp cũng thường mang tính chất nhất thời, tình thế mà thiếu đi tính khoa học và đặc biệt là tính chiến lược lâu dài để đảm bảo một sự phát triển đồng bộ và bền vững.
Vấn đề “ Quy hoạch giao thông TP Hà Nội” sẽ được trình bày chi tiết trong bài tiểu luận của em.
Bài tiểu luận gồm:
Phần mở đầu
Nội dung quy hoạch giao thông TP Hà Nội:
1. Chức năng, vai trò
2. Một số nguyên tắc cơ bản về quy hoạch giao thông đô thị:
3. Tình hình quy hoạch giao thông Hà Nội:
3.1.. Mạng lưới giao thông thành phố có nhiều hình thức khác nhau:
3.2. Các loại hình giao thông và giải pháp quy hoạch:
Kết luận
II.NỘI DUNG QUY HOẠCH GIAO THÔNG TP HÀ NỘI
Chức năng, vai trò:
Giao thông đô thị là bộ phận hết sức quan trọng trong thiết kế quy hoạch đô thị, nó quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng phát triển đô thị, cơ cấu sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng với nhau. Cụ thể:
Vận chuyển hành khách và hàng hoá, đảm bảo lưu thông và đi lại hàng ngày của người dân an toàn, nhanh chóng; đảm bảo mối quan hệ qua lại bên trong và bên ngoài đô thị được thuận lợi.
Phân chia đất đô thị thành nhiều khu vực chức năng, là ranh giới cho các khu đất, lô đất, các khu nhà ở,…
Tạo hướng trục và tầm nhìn cho các quần thể kiến trúc, đóng vai trò quyết dịnh trong việc xác định vị trí các công trình trọng điểm, bố cục kiến trúc chính và phụ.
…….
2. Một số nguyên tắc cơ bản về quy hoạch giao thông đô thị:
Mạng lưới đường phố và giao thông công cộng trong và ngoài đô thị phải được thiết kế thành một hệ thống thống nhất, đảm bảo vận chuyển nhanh chóng, an toàn. Nó phải liên hệ tốt với tất cả các khu chức năng của đô thị, với các công trình ở ngoài đô thị, với các đầu mối giao thông đối ngọai và mạng lưới đường giao thông quốc gia, quốc tế.
Quy mô, tính chất của hệ thống đường phải dựa vào yêu cầu vận tải, hàng hoá, hành khách và khă năng thông xe của mỗi tuyến đường đối với các phương tiện giao thông.
Mỗi loại đường trong đô thị có chức năng riêng đối với từng loại đô thị. Những yêu cầu về kỹ thuật giao thông đặc biệt là ở hầu hết các đầu mối chuyển tiếp giữa các loại giao thông hoặc chuyển hướng đi lại của đường phải tuân thủ các quy định của Nhà nước và quốc tế đối với một số loại hình giao thông phải luôn luôn có đất dự phòng phát triển và hành lang an toàn cho các tuyến giao thông vành đai, các tuyến chuyên dùng và những trục chính có khả năng phát triển và hiện đại hoá.
Các đầu mối giao thông đối ngoại, các bến xe và bãi đỗ xe phải liên hệ trực tiếp thuận lợi với mạng lưới đường bên trong và bên ngoài để khi chuyển đổi phương tiện đi lại không cản trở cho hành khách, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của đô thị. Các công trình đầu mối giao thông được bố trí trên các trục chính nối liền với trung tâm thành phố.
3. Tình hình quy hoạch giao thông Hà Nội:
3.1. Mạng lưới giao thông thành phố có nhiều hình thức khác nhau:
Hệ thống giao thông bàn cờ: Các đường giao thông được tổ chức vuông góc với nhau. Đây là hình thức có ưu điểm là phân chia đất thành phố các khu vực đơn giản hình vuông hay hình chữ nhật. Mạng đường này không có sự phân chia đường phố một cách rõ ràng .
Hệ thống bàn cờ có đường chéo: Do mạng lưới bàn cờ không thuận tiện cho việc đi lại theo hướng dường chéo người ta thường bố trí những đường giao thông nhánh nối các góc chéo nhau. Hình thức này chia cắt các khu đất thành phố, ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng ở những khu vực có đường giao thông không cắt ngang.
Hệ thống tia và nan quạt: Được tạo thành khi có nhiều hệ thống giao thông cùng xuất phát từ một điểm( trung tâm thành phố) và phát triển về các hướng khác nhau. Khi có địa hình như sông hồ hạn chế sự phát triển về mọi hướng thì các đường phố tạo thành hình tia ở một phía giống quạt nan.
Hệ thống tia có vòng: Ở những thành phố có mạng lưới đường hình tia, nan quạt người ta tổ chức những tuyến đường vòng nối liền các nhánh đường, do đó đảm bảo mối liên hệ thuận tiện giữa các khu vực khác nhau của thành phố và giảm bớt mật độ đi lại ở trung tâm.
Hệ thống tam giác: Ở hình thức này hệ thống giao thông phân chia đất đai thành các khu vực tam giác. Ưu điểm: tạo điều kiện tổ chức hợp lý các bộ phận quy hoạch, tổ chức giao thông thuận tiện, đảm bảo quan hệ dễ dàng giữa các khu vực trong phố với những đường phố xung quanh. Nhược điểm: cứng nhắc, khó phù hợp với địa hình thiên nhiên, nhiều đường cùng cắt qua một điểm nên tổ chức đầu mối giao thông ở những điểm này rất phức tạp.
Hệ thống lục giác: Đây là mạng đường phố dựa trên hình sáu cạnh đều tạo thành những nút giao thông ba nhánh với góc 120o. Hình thức này đảm bảo an toàn giao thông cao độ thành các đường giao thông khép kín một chiều tránh được điểm xung đột giữa các luồng xe.
Hệ thống răng lược: Các tuyến đường được tổ chức theo hình răng lược phân biệt rõ ràng mỗi tuyến đường giao thông theo chức năng phục vụ cảu nó và đi sâu vào trong các đơn vị ở.
Mạng lưới giao thông
3.2. Các loại hình giao thông và giải pháp quy hoạch:
Trên cơ sở kết quả định hướng của quy hoạch Vùng thủ đô Hà Nội và các ý tưởng phát triển không gian, dự báo qui mô dân số và đất đai cho Thủ đô Hà Nội mới, quy hoạch giao thông cần xác lập được những nội dung nghiên cứu cơ bản sau:
- Điều tra hiện trạng hệ thống giao thông Hà Nội (đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, vận tải hành khách công cộng…), đánh giá tổng thể cũng như cho từng loại hình giao thông hiện có trên địa bàn Hà Nội mở rộng.
- Xem xét, rà soát quy hoạch giao thông Hà Nội quy hoạch giao thông các quận nội thành, các huyện ngoại thành, nghiên cứu quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội do Bộ GTVT lập, các dự án phát triển hệ thống giao thông đã và đang được triển khai trong những năm vừa qua. Ðánh giá những nội dung phù hợp tiếp tục kế thừa, hoặc điều chỉnh những nội dung không còn phù hợp với tình hình và hoàn cảnh mới.
- Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của một số thủ đô và thành phố trên thế giới trong quy hoạch giao thông và giải quyết ách tắc giao thông.
- Dự báo nhu cầu vận tải cho các loại hình giao thông (vê hành khách và hàng hoá).
- Dự báo tỷ lệ tăng của các loại phương tiện giao thông đô thị.
- Quy hoạch tổng thể hệ thống giao thông cho thành phố trung tâm và các đô thị khác, bao gồm:
Ðường bộ:
Nguyên nhân: Do sự lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông cá nhân và ý thức của người tham gia giao thông quá kém và chưa được cải thiện nhiều trong những năm gần đây. Bên cạnh đó cũng phải kể đến đường xá của chúng ta quá nhỏ hẹp, nhiều khúc cua 90 độ trong khi đó có quá nhiều các biển báo cấm và biển báo hiệu trên một đoạn đường, vỉa hè thì bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh bán hàng, để xe ô tô dẫn tới tình trạng người tham gia giao thông bị khuất tầm nhìn, nhiều đoạn đường xuống cấp quá nhanh có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông.
Giải pháp quy hoạch:
+ Xác định các chỉ tiêu tính toán cơ bản: mật độ diện tích (cho mạng đường và bãi đỗ xe), mật độ mạng lưới đường, chỉ tiêu đất giao thông trên đầu người...
+ Quy hoạch mạng lưới đường giao thông (đối ngoại, nội đô).
+ Các đầu mối giao thông quan trọng: các nút giao thông đầu mối, bến xe liên tỉnh, và các cơ sở hạ tầng giao thông chính khác.
+ Ðưa ra giải pháp quy hoạch giao thông cho các khu vực khác nhau của thành phố trung tâm (khu phố cổ, khu phố cũ khu đã phát triển, khu đang phát triển và khu vực sẽ phát triển...).
+ Quy hoạch giao thông cho các đô thị khác của Hà Nội (Sơn Tây, Mê Linh, các thị trấn huyện lỵ...).
+ Ðề xuất giải pháp quy hoạch giao thông cho các khu du lịch, sinh thái, bảo tồn... lớn của Hà Nội.
Ðường sắt:
Đường sắt Hà Nội là hệ thống giao thông quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và hành khách, được nối liền với hầu hết với mọi miền ở Việt Nam. Hà Nội là một đầu mút của đường sắt Thống Nhất Bắc Nam dài 1.726 km, nằm trong tổng chiều dài 2.600 km của hệ thống đường sắt Việt Nam, chủ yếu do Pháp xây dựng.
Ngoài ra, từ Hà Nội còn có các tuyến đường sắt nối với các tỉnh phía Bắc và đi ra cảng Hải Phòng.
Từ năm 1900 Hà Nội đã có đường sắt nội đô dùng cho tàu điện do Pháp xây dựng. Tồn tại trong 9 thập kỷ đến năm 1991 thì tàu ngừng hoạt động, đường ray đã được bóc đi vì phương tiện giao thông này gây tắc đường, một phần do đường ray và phần vì tốc độ tàu chạy chậm.
Ga Hà Nội
Giải pháp quy hoạch:
+ Xem xét hệ thống đường sắt quốc gia trong địa bàn (đầu mối đường sắt quốc gia Hà Nội)
+ Nêu các phương án điều chỉnh, bổ sung (nếu có) .
+ Xác định các ga đầu mối (lập tầu) , các ga hành khách, hàng hoá hay kết hợp.
+ Xác định quỹ đất cho đường sắt quốc gia (đường, nhà ga, cơ sở duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa...)
Tàu Thống Nhất
Ðường thuỷ:
Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá lớn, thuận lợi cho việc vận tải bằng đường sông. Các sông chảy qua địa bàn:
Sông Hồng
Sông Đáy
Sông Đuống
Sông Cà Lồ
Sông Nhuệ
Sông Lừ
Sông Tô Lịch
Sông Kim Ngưu...
Trong đó, sông Hồng là sông lớn và quan trọng nhất, có nhiều phương tiện tàu thuyền hoạt động. Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km.
Sông Hồng
Giải pháp quy hoạch
- Xác định hệ thống cảng sông (Chức năng của cảng, quy mô chiếm đất, công suất, tải trọng tầu ...) trên hệ thống sông Hồng, sông Ðuống...).
- Các tuyến vận tải chính.
Giao thông trên sông Hồng
Ðường Hàng không:
Hà Nội có hai sân bay: sân bay Nội Bài (quốc tế và nội địa) và sân bay Gia Lâm (sân bay nhỏ, nơi có thể thuê trực thăng du lịch).
Sân bay Nội Bài cách thành phố 45 km về phía Bắc. Sân bay Gia Lâm cách trung tâm Hà Nội 8 km. Ngoài ra, Hà Nội còn có một sân bay quân sự hiện đang không sử dụng là sân bay Bạch Mai.
Sân bay Nội Bài
Giải pháp quy hoạch
- Tiếp tục triển khai mở rộng, nâng cấp cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Ðảm bảo nâng công suất của sân bay đạt 20-25 triệu HK/năm.
- Quy hoạch mạng lưới giao thông bên ngoài sân bay đảm bảo sự kết nối giữa cảng hàng không với mạng giao thông thành phố và khu vực xung quanh.
- Xác định sân bay quốc tế thứ 2 cho Thủ đô Hà Nội nằm trong vùng Hà Nội khi sân bay Nội Bài vượt công suất thiết kế.
- Nghiên cứu, quy hoạch hệ thống sân bay (loại nhỏ, nội địa), đề xuất giải pháp quy hoạch cho các sân bay hiện có.
Hàng không Việt Nam Airline
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy hoạch giao thông TP Hà Nội.doc