Quy hoạch môi trường du lịch Phú Quốc đến năm 2020

Phú Quốc hay còn gọi là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 593,05 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km. Ngày 9/11/2005 Thủ tướng Phan Văn Khải đã phê duyệt quy hoạch xây dựng đảo Phú Quốc - tỉnh Kiên Giang thành trung tâm du lịch sinh thái đảo, biển chất lượng cao vào năm 2020. Đây là hòn đảo đầu tiên ở Việt Nam được định hướng thành khu du lịch sinh thái mang tầm cỡ không chỉ quốc gia mà còn cả khu vực. Nhờ vị trí địa lý ở phía Nam gần với nhiều nước trong vùng Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia vốn là những nước phát triển mạnh về thương mại và du lịch, Phú Quốc cũng được xem là trung tâm thương mại giao thương với các nước trong vùng. Tuy nhiên, với điều kiện thiên nhiên hiện tại Phú Quốc còn là một hòn đảo hoang sơ, điều kiện hạ tầng cơ sở cho việc phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái còn rất hạn chế nói gì đến việc trở thành một trung tâm thương mại của khu vực. Vì vậy làm gì để Phú Quốc trở thành hòn đảo du lịch vào năm 2020 như mục tiêu đề ra đang được bàn thảo tích cực. Phát triển đảo Phú Quốc cần một định hướng tổng thể tập trung trên nhiều lĩnh vực và mọi nguồn lực từ du lịch đến thương mại dịch vụ và xây dựng hạ tầng cơ sở . Nhưng việc cần làm trước mắt là huyện Phú Quốc phải phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan của tỉnh để sớm hoàn thành các quy hoạch về du lịch, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhất là hệ thống giao thông, sân bay, cảng du lịch, điện, nước, bưu chính viễn thông . nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với đề tài “Quy hoạch môi trường du lịch huyện đảo Phú Quốc đến năm 2020” nhóm chúng em xin đưa ra phương án quy hoạch và đưa ra một số kiến nghị nhằm thu hút khách du lịch và phát triển đảo Phú Quốc thành khu du lịch sinh thái mang tầm cỡ khu vực

doc139 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2798 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch môi trường du lịch Phú Quốc đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Phú Quốc hay còn gọi là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 593,05 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km. Ngày 9/11/2005 Thủ tướng Phan Văn Khải đã phê duyệt quy hoạch xây dựng đảo Phú Quốc - tỉnh Kiên Giang thành trung tâm du lịch sinh thái đảo, biển chất lượng cao vào năm 2020. Đây là hòn đảo đầu tiên ở Việt Nam được định hướng thành khu du lịch sinh thái mang tầm cỡ không chỉ quốc gia mà còn cả khu vực. Nhờ vị trí địa lý ở phía Nam gần với nhiều nước trong vùng Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia vốn là những nước phát triển mạnh về thương mại và du lịch, Phú Quốc cũng được xem là trung tâm thương mại giao thương với các nước trong vùng. Tuy nhiên, với điều kiện thiên nhiên hiện tại Phú Quốc còn là một hòn đảo hoang sơ, điều kiện hạ tầng cơ sở cho việc phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái còn rất hạn chế nói gì đến việc trở thành một trung tâm thương mại của khu vực. Vì vậy làm gì để Phú Quốc trở thành hòn đảo du lịch vào năm 2020 như mục tiêu đề ra đang được bàn thảo tích cực. Phát triển đảo Phú Quốc cần một định hướng tổng thể tập trung trên nhiều lĩnh vực và mọi nguồn lực từ du lịch đến thương mại dịch vụ và xây dựng hạ tầng cơ sở... Nhưng việc cần làm trước mắt là huyện Phú Quốc phải phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan của tỉnh để sớm hoàn thành các quy hoạch về du lịch, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhất là hệ thống giao thông, sân bay, cảng du lịch, điện, nước, bưu chính viễn thông... nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với đề tài “Quy hoạch môi trường du lịch huyện đảo Phú Quốc đến năm 2020” nhóm chúng em xin đưa ra phương án quy hoạch và đưa ra một số kiến nghị nhằm thu hút khách du lịch và phát triển đảo Phú Quốc thành khu du lịch sinh thái mang tầm cỡ khu vực 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2.1. Mục tiêu. Quy hoạch môi trường du lịch Phú Quốc nhằm quản lý khoa học và tạo điều kiện phát triển bền vững. 2.2. Nội dung nghiên cứu. Khảo sát thu thập số liệu về tài nguyên nhiên nhiên, những tiềm năng phát triển du lịch huyện đảo Phú Quốc Khảo sát thu thập số liệu về hiện trạng môi trường, đánh giá nhận xét. Hiện trạng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội huyện tới năm 2020 Xác định và đánh giá dự báo tác động của từng thành phần dự án khi thực hiện quy hoạch đến vấn đề môi trường liên quan Phương án quy hoạch cụ thể Đề xuất các giải pháp tổng hợp về bảo vệ môi trường trước và sau quy hoạch. 3. Phương pháp nghiên cứu Bài báo cáo sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 3.1. Phương pháp điều tra khảo sát thu thập xử lý dữ liệu: Các dữ liệu cần thiết về điều kiện môi trường, và các bản đồ số hóa sẽ được xác lập nhằm xác định các khía cạnh môi trường quan trọng hiện nay của huyện và phục vụ cho các nội dung nghiên cứu tiếp theo. 3.2. Phương pháp dự báo: Phương pháp dự báo được sử dụng để dự báo xu hướng phát triển các ngành nghề, dự báo tải lượng các nguồn ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn), dự báo xu hướng biến đổi môi trường phục vụ cho việc phân vùng phục vụ quy hoạch môi trường. 3.3. Phương pháp đánh giá tác động môi trường chiến lược. Đánh giá các tác động ảnh hưởng tới môi trường từ các hoạt động kinh tế, các khu đô thị, khu dân cư tới phát triển du lịch khu vực. 3.4. Đề xuất không gian môi trường đặc trưng của từng khu vực: Quản lý chất lượng môi trường đối với từng khu vực, nhằm hướng dẫn và kiểm soát các hoạt động phát triển tại mỗi khu vực 3.5. Phương pháp ý kiến chuyên gia. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TIỀM NĂNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ QUỐC 1.1. Tài nguyên du lịch Phú Quốc Ñaûo Phuù Quoác laø hoøn ñaûo lôùn nhaát cuûa nöôùc ta thuoäc tænh Kieân Giang naèm trong vuøng bieån Taây coù toaï ñoä ñòa lyù töø 10o00’30’’ ñeán 10o00’00’’ vó ñoä Baéc vaø 103o50’30’’ ñeán 104o05’13’’ kinh ñoä Ñoâng. Ñaûo laø phaàn chính cuûa huyeän ñaûo Phuù Quoác vôùi dieän tích töï nhieân 563 Km2 Cách TP. Rạch Giá 120km và Hà Tiên 45km đường biển. Thiên nhiên đã dành cho Phú Quốc nhiều ưu đãi, có địa hình độc đáo, gồm dãy núi nối liền chạy từ Bắc xuống Nam đảo, có rừng nguyên sinh với hệ động vật, thực vật phong phú, có nhiều bãi tắm đẹp, như Bãi Trường, Bãi Cửa Lấp – Bà Kèo, Bãi Sao, Bãi Đại, Bãi Thơm,…Xung quanh đảo Phú Quốc còn 26 đảo lớn nhỏ, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Đảo Phú Quốc được xây dựng thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng quốc tế chất lượng cao. Phần lớn các bãi biển trên đảo Phú Quốc có chất lượng cao, điển hình là bãi Khem, bãi Sao, bãi Rạch Tràm, bãi Vũng Bầu…có tiềm năng trở thành những khu du lịch sinh thái chất lượng cao. Ngoài ra, còn có hơn 14 bãi biển đẹp của Phú Quốc được xếp vào các loại 2, 3, 4 với khả năng thu hút khách du lịch quốc tế hay khách du lịch loại trung và đại chúng. Quần đảo An Thới nằm ở phía nam đảo Phú Quốc. Có 15 hòn đảo lớn nhỏ nằm dọc theo hướng tây nam. Biển rất trong và sâu, có nơi sâu tới 30m. Các hòn Thơm, hòn Dăm, hòn Dứa, hòn Rọi, hòn Buồm, hòn Đụng, hòn Mấy Rứa, hòn Kim Quy…đều được cây cối che phủ với nhiều loại thực vật sinh sống. Quần đảo An Thới như chiến hạm cho vùng biển này, gần như yên tĩnh quanh năm. 1.1.1 Nghề chế biến nước mắm Phú Quốc Là nghề có truyền thống lâu đời và khả năng mang lại lợi nhuận cao cho gia đình, địa phương. Tận dụng nguyên liệu có sẵn, khí hậu, thỗ nhưỡng nơi đây người dân đảo đã tạo ra loại sản phẩm truyền thống có giá trị kinh tế lẫn văn hóa xã hội. 1.1.2 Tài nguyên di tích lịch sử Đền thờ Nguyễn Trung Trực tại trung tâm xã Gành Dầu Nhà lao Cây Dừa tại An Thới Dinh Cậu tại Dương Đông Đình thần Dương Đông Chùa Sư Môn Giếng Gia Long Tảng đá Ngai Vua Mộ Hoàng tử Cảnh Dấu giày vua Gia Long Mũi Ông Đội Lăng mộ bà tướng Lê Kim Định 1.1.3 Tài nguyên lễ hội Ba dân tộc ở Phú Quốc là Kinh – Hoa – Khmer đều có đời sống văn hóa phong phú và đa dạng, bản sắc văn hóa thể hiện qua kiến trúc các ngôi chùa, miếu, qua phong tục tập quán, tín ngưỡng, lê hội, trong trang phục, ẩm thực và các loại hình nghệ thuật. Hoạt động lễ hội trong cộng đồng Kinh – Hoa – Khmer cùng tham gia tổ chức, sinh hoạt hòa nhập cộng đồng. cũng giống như các tỉnh khác ở ĐBSCL, chỉ có người Kinh và người Hoa tổ chức lễ tết và mùa xuân, người Khmer tổ chức các lễ hội từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch hàng năm. Các lễ hội của người Kinh Lễ hội Nguyễn Trung Trực Lễ hội kỷ niệm Tao đàn Chiêu Anh Các – huyện Hà Tiên Lễ hội Kỳ Yên – Đình Nam Thái – An Biên Lễ hội Nghinh Ông xã Lại Sơn – Kiên Hải Lễ hội của người Hoa Các lễ hội của người Hoa thường chú trọng vào phần lễ. Thường thì người dân đến để cúng các vật phẩm như: heo quay, bánh trái (bánh bò, bánh bao nhân mặn – ngọt, bánh lá liễu, bánh hẹ …), nhang đèn. Trong số lễ hội của các dân tộc, đáng chú ý là Lễ vía các vị thần của dân tộc Hoa. Người Hoa khi sang Việt Nam làm ăn, thường tụ họp nhau thành từng bang tùy thuộc từng quê quán dân tộc, như bang Triều Châu, bang Phúc Kiến, bang Quảng Đông, mỗi bang đều xây dựng chùa thờ một vị thần của quê hương mình. Ngày vía thần của bang mình, từng bang tổ chức cúng tế ngay trong ngôi chùa của bang và mời các bang khác đến dự. Việc làm này vừa có ý nghĩa tâm linh, vừa là dịp để những người đồng hương cso dịp gặp gỡ, giao hiếu với nhau sau một năm làm ăn vất vả. Các lễ hội của người Khmer Lễ hội Chôlchnămthmây của dân tộc Khmer còn gọi là lễ chịu tuổi tức là lễ Tết đón mừng năm mới (Theo Phật lịch) của người Khmer. Lễ hội này thường được tổ chức vào các ngày 13 - 14 – 15 tháng 4 dương lịch. Món ăn truyền thống trong ngày tết Chôlchnămthmây là bánh tét, bánh ngọt, hoa quả. Trong lễ mừng năm mới Chôlchnămthmây, ngoài những lễ nghi truyền thống của dân tộc như: lễ rước Mahascan (đại lịch thiên văn), lễ dâng hương quả, lễ đắp núi cát, đắp núi lúa, gạo, lễ tắm tượng Phật, lễ cầu siêu cho ông bà quá cố. Đồng bào vẫn còn duy trì được nhiều trò chơi dân gian. Đặc biệt trong tất cả các chùa đều có tổ chức múa hát Roomvông trong suốt ba ngày lễ. Lễ Đôlta của người Khmer giống như ngày lễ Vu Lan, ngày tưởng nhớ, báo hiếu ông bà, cha mẹ, họ hàng. Lễ này thường đựơc tổ chức vào ngày 30 tháng 8 âm lịch hàng năm, thường được tổ chức ở chùa. Lễ hội Okombok: lễ hội này còn được gọi là” Lễ hội cúng trăng” hay “ Đút cốm dẹt”. Mỗi năm cứ vào ngày 15/10 âm lịch, đồng bào Khmer lại tổ chức lễ hội lớn này để cúng Mặt Trăng. Lễ hội Okombok cũng chính là lễ hội Văn hóa – Thể thao lớn nhất của đồng bào dân tộc Khmer. Ngày nay lễ hội này không chỉ của riêng đồng bào dân tộc Khmer vui chơi mà còn là lễ hội chung vui cho tất cả các dân tộc trong tỉnh cùng tham dự. Các lễ vật cúng như cốm dẹt, dừa, chuối, khoai lang, khoai mì, bánh kẹo …Đồng bào phật tử tập hợp lại xung quanh sân chánh điện, chờ khi mặt trăng lên tới đỉnh thì mọi người đều khấn vái để tưởng nhớ đến công ơn của mặt trăng. Sau “lễ nuốt cốm” mọi người quây quần ăn uống vui chơi, ca hát, nhảy múa. Cùng với nghi lễ, các chùa tổ chức thả đền gió và đèn nước. Đặc biệt thả đèn nước với nghi lễ long trọng. 1.1.4 Tài nguyên danh lam thắng cảnh Các danh lam thắng cảnh tự nhiên tại Phú Quốc có khá nhiều như Đá bàn, Suối Tiên, …Các khu vực tự nhiên này cần được giữ gìn trong trạng thái tự nhiên, không cần xây dựng thêm các công trình kiến trúc tại khu vực này, ngoại trừ các công trình dịch vụ cần thiết nhất cho khách du lịch Các cảnh quan khác xen giữa biển và các mũi núi cần khái thác trên cơ sở tạo các điểm thưởng ngọan nằm tại khu vực đỉnh cao của đường hậu cần du lịch Khu vực đỉnh cao Núi Chùa trên dãy hàm Ninh có độ cao khoảng 560m với diện tích đất tương đối bằng phẳng khoảng 30 – 40 ha. Từ đỉnh núi này có thể quan sát các khu vực khác nhau của đảo cũng như có tầm nhìn xa tới khu vực biển đảo xung quanh. Tại đây có khả năng khai thác thành điểm nhìn quan sát cho khác du lịch đồng thời tận hưởng không khí mát mẻ trên đỉnh núi cao này. 1.1.5 Tài nguyên hàng hóa phục vụ du lịch - Hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm và cay nồng và đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác, trong đó phải kể đến tiêu đỏ. Tiêu Phú Quốc nổi tiếng vì vỏ mẩy, hạt chắc, cay và thơm nồng không nơi nào sánh kịp. Người dân Phú Quốc bảo tồn nghề trồng tiêu không những vì mục đích kinh tế mà còn có giá trị lớn về văn hóa, du lịch. Tiêu là một đặc sản địa phương và là món quà độc đáo với khách du lịch gần xa. - Ở vùng biển Phú quốc có nhiều Hải Sâm mà nhân dân gọi là “Đồn Đột” hoặc “Đột ngậu”, Hải Sâm là món hải sản được ưa thích vì có độ dinh dưỡng cao, một loại thực phẩm cao cấp. Thường những ngư dân chài lưới đánh bắt được loài Đột trắng, đây là loài thường sống ở các bãi biển, nước sâu từ ba đến bốn sải tay. Săn bắt con Đồn đột, gọi là “lặn đột” có đặc điểm riêng. - Nước mắm Phú Quốc như đã nói trên là loại nước mắm được sản xuất tại Phú Quốc, nó là một trong các loại nước mắm không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được biết ở nhiều nước trên khắp thế giới. Nước mắm Phú Quốc được sản xuất từ nguyên liệu chính là cá cơm Phú Quốc, có truyền thống trên 200 năm. - Nấm tràm có nhiều ở Phú Quốc  và có thể làm món gà luộc xúp nấm hoặc chọn cá rựa, cá nhồng lấy thịt làm chả cá viên nấu với nấm. - Gỏi cá trích đã trở thành là món ăn mang đậm hương vị của vùng biển đảo Phú Quốc được nhiều người ưa thích, bởi nó cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của con người. Món ăn dân dã này còn được xem là món ăn đặc sản của Phú Quốc, được nhiều thực khách biết đến. Điều này đã góp phần làm phong phú nét đẹp văn hóa ẩm thực biển đảo Phú Quốc. 1.1.6 Tài nguyên đa dạng sinh học Diện tích khoảng 37.000 ha, trong đó rừng tự nhiên khoảng 33.000 ha. Tổng diện tích 31.422 ha bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.603 ha, phân khu phục hồi sinh thái 22.603 ha, phân khu hành chính và dịch vụ 33 ha. Vườn Quốc gia Phú Quốc là nơi tập trung 3 luồng thực vật di cư gồm hệ thực vật Mã Lai - Inđonexia, Hymalaya - Vân Nam, Quỳ Châu (Trung Quốc) và hệ thực vật Ấn Độ - Miến Điện. VQG Phú Quốc có nhiều hệ sinh thái còn tương đối nguyên vẹn, có nhiều loài động thực vật, cảnh quan, địa hình có ý nghĩa về mặt khoa học, giáo dục, du lịch giải trí. Theo kết qủa điều tra thống kê được khoảng 530 loài thực vật bậc cao gồm 118 họ và 365 chi, có 155 loài cây dược liệu (34 loài làm thuốc bổ và 11 loài chữa bệnh hiểm nghèo) và 23 loài phong lan (có một loài mới ghi nhận tại Việt Nam) đã được phát hiện. Khu hệ động vật cũng khá đa dạng với 26 loài thú, 84 loài chim và 29 loài bò sát. San hô ở Phú Quốc có tổng diện tích hơn 470 ha với khoảng 260 loài. Ngoài ra, trong vùng san hô Phú Quốc còn có hơn 150 loài cá cảnh, 48 loài động vật thân mềm, 25 loài da gai và có hơn 50 loài rong biển. Khu vực này có 42 loài được ghi vào sách Đỏ trong đó có 11 loài tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, 20 loài quý hiếm, 8 loài bị đe dọa và 3 loài nguy cấp. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh còn gần như nguyên vẹn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc. Chiếm khoảng 75% tổng diện tích đảo Phú Quốc, đã và đang có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ mực nước ngầm và điều hoà khí hậu quanh năm mát mẻ trên đảo. Phú Quốc hiện có trên 40.000ha rừng, trong đó 31.422ha là rừng đặc dụng, còn lại là rừng phòng hộ. 1.2. Tài nguyên môi trường kinh tế xã hội: a. Nông nghiệp: Nông nghiệp được xác định là ổn định với khỏang 6.600 ha với các loại cây trồng theo hướng sạch, chất lượng cao, trong đó có thể hình thành một số trang trại phục vụ du lịch. Phú Quốc đang có hơn 200 ha rau màu. Mấy năm qua nông dân trồng rau trên đảo được Trung tâm Khuyến Nông Kiên Giang tổ chức nhiều đợt tập huấn kỹ thuật. Tuy nhiên với hơn 120.000 dân huyện đảo và đông đảo khách lữ hành, tạm trú thường xuyên khoảng 30.000 người Phú Quốc vẫn thiếu rau trầm trọng, ước tính lúc cao điểm tăng hơn 60-70% so với mức cung hiện thời. Đơn cử mỗi loại rau cải ngọt, hễ ở trong đất liền giá 4.000-6.000 đ/kg thì tại Phú Quốc giá cao hơn gấp đôi, thậm chí lúc khan hàng hơn 12.000-14.000 đ/kg. b. Lâm nghiệp: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh còn gần như nguyên vẹn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc. Chiếm khoảng 75% tổng diện tích đảo Phú Quốc, đã và đang có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ mực nước ngầm và điều hoà khí hậu quanh năm mát mẻ trên đảo. Phú Quốc hiện có trên 40.000 ha rừng, trong đó 31.422 ha là rừng đặc dụng, còn lại là rừng phòng hộ. Trong phần đất rừng có thể hình thành những vườn hoa lan, vườn chim, vườn xương rồng, vườn thú chăn thả hươu sao, đà điểu để tạo thành những sản phẩm du lịch đa dạng, kinh doanh cây cảnh (Bonsai) cỡ nhỏ và diện tích siêu nhỏ cho khách du lịch làm lưu niệm c. Thủy hải sản: Ngoài những thế mạnh phát triển du lịch, vùng biển Phú Quốc (Kiên Giang) còn có tiềm năng rất lớn trong phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn và chế biến hải sản. Một trong những lợi thế của Phú Quốc là có ngư trường rộng với 120 km bờ biển, nhiều eo vịnh và đảo nhỏ, môi trường và nguồn nước trong sạch, khí hậu ôn hòa. Ðó là những yếu tố thuận lợi và thích hợp để thả nuôi các loại cá lồng bè trên biển như lồng bè cá mú, cá bốp và lồng chìm ốc hương... Ðặc biệt, vùng biển Phú Quốc còn được đánh giá có trữ lượng hải sản rất lớn, nhưng mới chỉ khai thác đạt sản lượng hơn 70 nghìn tấn/năm. Là vùng biển có đa dạng các loài hải sản cá tôm, ốc, ghẹ, trong đó rất nhiều tài nguyên quý mang lại giá trị kinh tế cao như cá bốp, cá thu, cá mú, bào ngư, mực ống trứng, hải sâm, ngọc trai tự nhiên... song, do quá trình khai thác ồ ạt những năm qua, nên ngọc trai và các loài hải sản quý trên vùng biển Phú Quốc đang ngày càng khan hiếm.  d. Tài nguyên biển: Ngư trường phú Quốc là một trong những ngư trường lớn ở phía nam với trữ lượng ước tính là 0,5 triệu tấn. Năm 2009, Phú Quốc khai thác khoảng 65.000 tấn chiếm khoảng 25 % sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy – hải sản toàn tỉnh Kiên Giang. e. Tài nguyên nước Với lượng mưa lớn và diện tích lưu vực khoảng 456 km2 (78% diện tích đảo). Phú Quốc có nguồn nước mặt phong phú, mật độ sông suối cao (0,42 kh/km2) Phần lớn sông suối Phú Quốc đều bắt nguồn từ dãy Hàm Ninh. - Dài nhất là rạch Cửa Cạn bắt nguồn từ núi Chùa, nhánh chính dài 28,75 km, lưu vực 147 km2 - Rạch Dương Đông bắt nguồn từ núi Đá Bạc, chiều dài nhánh chính 18,5 km2, diện tích lưu vực 105 km2. - Rạch Đầm chiều dài 14,8 km, diện tích lưu vực 49 km2 Ngoài ra Phú Quốc còn có nhiều rạch nhỏ. 1.3. Văn hóa tôn giáo Phú Quốc: Phú Quốc có truyền thống văn hóa lâu đời và nhiều đặc sản nổi tiếng, như: nước mắm phú Quốc, hồ tiêu, ngọc trai, rượu sim, cá trích, nấm tràm... Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay trên đảo có một thánh thất Cao Đài ở thị trấn Dương Đông. Trên đảo có duy nhất một nhà thờ đạo Thiên chúa ở thị trấn An Thới, đó cũng là nơi trước đây tập trung dân di cư từ miền bắc vào năm 1954. Ở đảo Phú Quốc, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa tại thị trấn Dương Đông. Vào ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp. 1.4. Cơ sở hạ tầng: 1.4.1 Giao thông vận tải + Khối lượng vận chuyển: đạt 600 ngàn tấn hàng hóa, 1.530 ngàn lượt khách, trong đó đường bộ đạt 1.300 lượt khách, đường biển tăng 83,33 %. Vận chuyển hàng không hàng năm có mức tăng khá cao. + Giao thông đường thủy: là tuyến giao thông chính nối liền Phú Quốc với 2 cảng chính là An Thới và Dương Đông. + Đường bộ: đã hình thành mạng lưới đường bộ nối liền các xã trên đảo. Các phương tiện xe 4 bánh hiện nay có thể đi lại dễ dàng. Tuyến phía Nam nối thị trấn Dương Đông và An Thới qua Hàm Ninh dài 25 km đã được nhựa hóa. Các tuyến khác mới cấp phối. Tuyến ven biển phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc đang triển khai xây dựng. + Đường không: sân bay dân sự tại Dương Đông có 1 đường băng dài khoảng 1,4 km chỉ cho phép những máy bay nhỏ hoạt động. Hiện nay, mỗi ngày có từ 4 – 5 chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh đi Phú Quốc và mỗi tuần có 3 chuyến từ Rạch Giá tới Phú Quốc. Sân bay hiện nay đang được nâng cấp. 1.4.2. Khu dân cư đô thị Phú Quốc có 2 đô thị là Dương Đông và An Thới. Các đô thị này là các điểm dân cư hình thành lâu đời nhất tại Phú Quốc. Trung tâm Dương Đông là thị trấn huyện lị của huyện đảo. Thị trấn An Thới là thị trấn dịch vụ giao thông, đánh bắt hải sản của khu vực phía Nam đảo. Hệ thống dân cư nôn thôn bao gồm Dương Tơ, Hàm Ninh, Cửa Dương, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Gành Dầu. các trung tâm phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây trên cơ sở xây dựng tập trung các bến cá, chợ và các công trình dịch vụ cấp xã như trường học, trạm y tế, bưu điện, … CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG PHÚ QUỐC Hiện trạng tài nguyên Phú Quốc Hiện trạng tài nguyên đất Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong Vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên giang Đất đai đảo Phú Quốc khoảng 56.300 ha, chiếm khoảng 95% diện tích toàn huyện đỏ. Đất đai huyện đảo Phú Quốc được chia ra như sau: Nhóm đất cát có 11.044 ha, chiếm 18.6%; trong đó đất cát biển trắng vàng có 5.640 ha, đất cát biển tầng mặt giàu mùn có 5.033 ha và đất cồn cát trắng có 271 ha. Nhóm này phân bố ven biển, tập trung nhiều nhất là khu vực phía Tây và Đông Nam. Nhóm đất phù sa có 1.177 ha chiếm 1.98% phân bố chủ yếu ở địa hình thấp trũng thuộc các xã Dương Tơ, Hàm Ninh, An Thới và Cửa can. Nhóm đát xám có 10.322 ha chiếm 17.4 %, trong đó đất xám trên đá ma acid và đá cát có diện tích 4.020 ha phân bố trên địa hình cao, dốc nhẹ (<8%) và đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng có diện tích 6.352 ha phân bố ở khu vực địa hình thấp. Loại này có thể trồng các loại cây hàng năm hoặc chuyển đổi sang mục đích xây dựng. Nhóm đất đỏ vàng có 36.678 ha chiếm 61.85%. Nhóm đất này phân bố trên các dạng địa hình đồi núi khắp tất cả các xã trong huyện. Sông suối có 84 ha chiếm 0.14 % Bảng 1: Phân bố và đặc điểm các loại đất TT  Theo phân lọai đất  Diện tích (ha)  Tỷ lệ (%)   I  Nhóm đất cát  11.044  18,62   1  Đất cát biển trắng vàng  5.640  9,51   2  Đất cát biển tầng mặt giàu mùn  5.033  8,49   3  Đất cồn cát trắng vàng  371  0,63   II  Nhóm đất phù sa  1.177  1,98   4  Đất phù sa gley  1.177  1,98   III  Nhóm đất xám  10.322  17,4   5  Đất xám/ đá macma acid và đá cát  3.970  6,69   6  Đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng  6.352  10,71   IV  Nhóm đất đỏ vàng  36.673  61,85   7  Đá vàng nhạt trên cát  36.673  61,85   V  Sông suối  84  0,14    CỘNG  59.305  100   Nguồn: UBND huyện Phú Quốc “Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang thời kỳ 1999 -2010” tháng 8/1999 Hiện trạng tài nguyên nước: Theo tài liệu quan trắc, hàng năm trên đảo nhận được lượng mưa khoảng 1,6 tỷ m3, trong đó tập trung vào sông suối khoảng 900 triệu m3. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều, tập trung 80% vào mùa mưa, mùa khô thiếu nước (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau). Do trên đảo không có hồ chứa nước nên nước thoát ra biển. Do đặc điểm địa hình, các sông rạch đều ngắn, dốc, không tích nước vào mùa mưa lũ. Mặt khác điều kiện này tạo thêm cho sông rạch Phú Quốc những thắng cảnh rất đẹp như Suối Tranh, suối Đá Bàn, Suối Tiên, …Đồng thời sông suối Phú Quốc còn cho phép tạo được những hồ nước nhân tạo, vừa cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, đô thị và dân cư vừa có thêm thắng cảnh mới phục vụ cho hoạt động nghỉ ngơi, du lịch. Điều kiện khí hậu Phú Quốc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối mạnh bởi quy luật của biển nên khí hậu ôn hòa hơn so với đất liền và thích hợp cho nghỉ ngơi du lịch. Nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình khoảng 27.10C. Tháng nóng nhất là tháng 4 cũng chỉ ở mức trung bình 28.30C và tháng 1 thấp nhất khoảng 250C. Giờ nắng nhiều, khoảng 1.445 h/năm. Bình quân có từ 6 – 7 h nắng trong ngày. Điều kiện này phù hợp với du lịch nghỉ biển Lượng mưa trung bình lớn, khoảng trên 3000 mm, trong khu vực Bắc đảo có thể đạt tới hơn 4000 mm/năm, có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục. Đây là điều kiện thuận lợi để có thể xây dựng hồ đập, tích nước phục vụ các nhu cầu đô thị và du lịch. Tuy nhiên, phân bố mưa trong năm khá khắc nghiệt. Trên 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa kéo dài trong 8 tháng (kéo dài hơn các tỉnh ở ĐBSCL), còn 4 tháng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau lượng mưa ít. Điều kiện này đòi hỏi việc tính toán hồ đập để dự trữ nước cho các tháng mùa khô là cần thiết. Gió có 2 hướng chính thay đổi trong năm: gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa khô), tốc độ gió trung bình biến đổi từ 2.8 – 4.0 m/s. Gió Tây Nam thịnh hành vào các tháng mùa khô từ tháng 5 tới tháng 10, tốc độ gió trung bình biến đổi từ 3.0 – 5.1 m/s. Gió mạnh thường xảy ra vào các tháng 6, 7 và 8, vận tốc gió tuyệt đối lên tới 31.7 m/s. Theo một số nghiên cứu gần đây, do có gió quanh năm nên Phú Quốc có thể xây dựng các trạm phát điện bằng năng lượng gió đủ cung cấp cho vài ngàn dân mỗi trạm. Ngoài ra, vào mùa gió mạnh có thể tổ chức thi lướt sóng tại một số khu vực bãi biển Phú Quốc. Tuy nhiên, gió mạnh ảnh hưởng quá trình đi lại của tầu thuyền. Nhiều ngư dân phải đưa tàu đi tránh gió lớn. Tài nguyên khoáng sản: Nhìn chung, khoáng sản trên đảo không giàu, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng với trữ lượng khá lớn như đá xây dựng, sét, gạch ngói, cát, … Hiện trạng tài nguyên rừng: Diện tích khoảng 37.000 ha, trong đó rừng tự nhiên khoảng 33.000 ha. Rừng cấm quốc gia được xác định là 31.422 ha. Rừng Phú Quốc tập trug gở phía Bắc và Đông Bắc đảo. Rừng tập trung nhều loại gỗ quý như kên kên, trai, xăng lẻ, vên vên, sao đen, sao đỏ, gõ đỏ, kim giao, cẩm thị, … Ngoài ra còn có 1040 loài dược liệu. Động vật rừng có trên 140 loài, trong đó vượn tay trắng và cá sấu nước ngọt là lọai quý hiếm được liệt vào danh sách bảo vệ. Rừng Phú Quốc có ý nghĩa sống còn trong việc giữ nguồn nước ngọt cho đảo. Hiện nay dự án Quy hoạch đầu tư VQG Phú Quốc (do VQG Phú Quốc làm chủ đầu tư) là bảo tồn hệ sinh thái rừng quý, hiếm. Duy trì và phát triển độ che phủ rừng để đảm bảo chức năng phòng hộ và phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của huyện đảo Phú Quốc, Tổng diện tích VQG Phú Quốc là 29.135,9 ha. Đây là nơi có hệ động - thực vật rừng đa dạng và phong phú, có chức năng phòng hộ vô cùng quan trọng. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh trên đảo Phú Quốc đã được khẳng định có vai trò quyết định đối với việc giữ mực nước ngầm ổn định và điều hoà nhiệt độ quanh năm trên đảo. VQG Phú Quốc có sinh cảnh rừng ngập mặn, sinh cảnh rừng tràm, rừng thưa cây họ Dầu, sinh cảnh trảng tranh, sinh cảnh rừng nguyên sinh cây họ Dầu… Nơi đây có 28 loài thú rừng, 119 loài chim, 47 loài bò sát và 14 loài lưỡng thê, Vùng đệm VQG Phú Quốc có tổng diện tích 8.808,6 ha thuộc địa bàn hành chính các xã Bãi Thơm, Cửa Cạn, Gành Dầu, Cửa Dương, Dương Tơ, Hàm Ninh và thị trấn Dương Đông Hiện trạng tài nguyên biển Ngư trường phú Quốc là một trong những ngư trường lớn ở phía nam với trữ lượng ước tính là 0,5 triệu tấn. Năm 2009, Phú Quốc khai thác khoảng 65.000 tấn chiếm khoảng 25 % sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy – hải sản toàn tỉnh Kiên Giang. Hiện trạng tài nguyên du lịch Là một đảo lớn, bao bọc xung quanh với nhiều bãi cát đẹp còn rất hoang sơ. Chiều dài các bãi cát ven biển khoảng 42 – 45 km. Phần lớn địa hình đất đai phía trên bãi cát ven biển tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho xây dựng, các khu du lịch chiếm gần 3.800 ha. Các đảo phía Nam thuộc xã Hòn Thơm nằm trong khu vực biển sâu có nhiều san hô, và nhiều loại hải sản có khả năng khai thác cho du lịch lặn biển, câu cá, … Các đảo này cũng có một số bãi cát đẹp phục vụ cho một số loại hình tắm biển ít người. Ngoài ra, trên đảo còn có nhiều khu vực cảnh quan và danh thắm đẹp như suối Đá Bàn, suối Tranh, suối Tiên, … Phú Quốc còn có nhiều công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử, cách mạng, tôn giáo, như Lăng Cậu, Giếng Vua, đền thờ Nguyễn Trung Trực, khu di tích nhà lao Cây Dừa, Phùng Hưng cổ tự, … Hiện nay chính phủ cho phép triển khai dự án khu du lịch giải trí có hoạt động casino. Trước đó, Bộ Quốc phòng cũng đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ thống nhất chủ trương cho phép Kiên Giang thực hiện dự án nói trên tại đảo Phú Quốc Theo quy hoạch đến năm 2020, Phú Quốc sẽ là trung tâm du lịch sinh thái đảo, biển chất lượng cao; trung tâm giao lưu thương mại, dịch vụ của vùng, cả nước và quốc tế, được quy hoạch trên diện tích hơn 563 km2 bao gồm thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới và 7 xã Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Cửa Dương, Dương Tơ và Hòn Thơm, Ngoài vịnh Đầm, tại vịnh An Thới sẽ xây dựng một bến nhô để neo đậu tàu có trọng tải đến 3.000DWT, khu vực Dương Đông cũng sẽ làm một bến phao để neo đậu tàu có sức chở đến 2.000 hành khách, tại mũi Đất Đỏ cũng sẽ có một cảng để neo đậu tàu có sức chở 2.000 hành khách… Ngoài ra còn có các bến tàu du lịch quanh đảo để tổ chức đưa du khách đi tham quan đảo bằng đường biển. Sẽ giữ nguyên cảng hàng không Dương Đông nhưng đồng thời sẽ xây dựng thêm một cảng mới, đảm bảo tiếp nhận đến 2,5 triệu hành khách/năm…. Nơi đây sẽ hình thành nhiều khu vui chơi giải trí như 4 sân golf quy mô 920 ha, trường đua, khu vực thả diều có quy mô 100 ha, các khu du lịch dưới nước; thị trấn Dương Đông là trung tâm hành chính dịch vụ, thương mại, công nghiệp và du lịch với quy mô dân số đến năm 2020 từ 55.000 - 65.000 người. Thị trấn An Thới là trung tâm cảng, dịch vụ thương mại có quy mô dân số từ 40.000- 45.000 người. Bên cạnh đó, sẽ xây mới hàng loạt khu đô thị và điểm du lịch trên đảo. Dự báo đến năm 2010, mỗi năm Phú Quốc sẽ đón khoảng 600 ngàn lượt khách du lịch và đến năm 2020 con số này sẽ tăng lên từ 2-3 triệu lượt.. Sản phẩm nổi tiếng của Phú Quốc là nước mắm và cây hồ tiêu tạo nét đặc trưng phát triển kinh tế Phú Quốc 2.2. Hiện trạng môi trường Phú Quốc Hiện trạng môi trường nước (1) Hiện trạng tài nguyên nước mặt Kết quả nước mặt khu vực Hải Đảo – tỉnh Kiên Giang thực hiện trong năm 2009, được thể hiện ở bảng dưới Bảng2 : Diễn biến chất lượng nước mặt đảo Phú Quốc trong giai đoạn 2008 – 2009 TT  Chỉ tiêu  Đơn vị  Ký hiệu mẫu  QCVN 08:2008 (A2)      MS1  MS2  MS3    1  pH  -  7,25  7,93  6,53  6 – 8,5   2  BOD5  mgO2/l  4  16  27  6   3  COD  mgO2/l  17  53  69  15   4  DO  mgO2/l  7,53  7,14  5,06  ≥ 5   5  Chất rắn lơ lửng  mg/l  89  65  40  30   6  Amoni  mg/l  0,20  0,66  1,42  0,2   7  Nitrat  mg/l  0,57  1,29  3,16  5   8  Nitrit  mg/l  0  0,01  0  0,02   9  Cl-  mg/l  12.150  14.083  12.309  400   10  Tổng Sắt  mg/l  0,08  0,96  2,26  1   11  Chì  mg/l  0,027  0,014  0,030  0,02   12  Dầu mỡ  mg/l  0,16  0,42  0,31  0,02   13  Tổng Coliform  MPN/100ml  460  5.700  23.000  5.000   Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang Bảng3 : Vị trí quan trắc nước mặt đảo Phú Quốc TT  Ký hiệu mẫu  Huyện, Thị  Địa điểm lấy mẫu   1  NM-26  Huyện Phú Quốc  Cảng An Thới – thị trấn An Thới   2  NM-27   Cầu Nguyễn Trung Trực – thị trấn Dương Đông   Qua kết quả ở bảng trên cho thấy nước mặt ở đây ô nhiễm nhẹ đến trung bình, tại vị trí NM-27 (cầu Nguyễn Trung Trực huyện đảo Phú Quốc) đã bị ô nhiễm do các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ do đây là nơi tiếp nhận nước thải từ các cơ sở sản xuất nước mắm dọc theo 2 bờ sông Dương Đông. Nguồn nước mặt trong vùng đã bị ô nhiễm vi sinh và dầu mỡ, đặc biệt là tại trung tâm huyện Phú Quốc. ( Đánh giá chung diễn biến chất lượng nước mặt đảo Phú Quốc Qua các kết quả phân tích trên cho thấy nước mặt đảo Phú Quốc có dấu hiệu ô nhiễm dinh dưỡng, hữu cơ và vi sinh từ nhẹ đến trung bình. Đặc tính tự nhiên của nước mặt đảo Phú Quốc là bị nhiễm phèn và nhiễm mặn. So sánh kết quả quan trắc qua các năm cho thấy, nguồn nước mặt có chất lượng giảm dần (thể hiện qua các chỉ tiêu phân tích hầu như đều gia tăng qua các năm). (2) Chất lượng nước ngầm Nhìn chung chất lượng nước ngầm khu vực đảo Phú Quốc có chất lượng tốt, không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, nước mềm. Chất lượng nước trong vùng cũng chưa bị ô nhiễm bởi các chi tiêu vi sinh, dinh dưỡng và các kim loại nặng. (3) Nước biển ven bờ Bảng4: Diễn biến chất lượng nước biển ven bờ đảo Phú Quốc trong giai đoạn 2006 - 2008 Vị trí lấy mẫu  Năm  Các chỉ tiêu phân tích vùng Hải Đảo     pH  Coliform  SS (mg/l)  COD (mg/l)   BS15  2006  7,83  48  10  6,5    2008  8,106  240  172,8  5   BS16  2006  7,2  9  3  89,6    2008  8,112  <3  143,6  4,32   QCVN 10:2008 (vùng nuôi trồng thủy sản)  6,5-8,5  1.000  50  3   (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang) Bảng 5: Vị trí quan trắc nước biển ven bờ đảo Phú Quốc TT  Ký hiệu mẫu  Huyện, thị  Vị trí lấy mẫu   1  BS15  Huyện Phú Quốc  Bến tàu An Thới   2  BS16   TT. Dương Đông   Đặc tính tự nhiên của nước biển ven bờ vùng đảo Phú Quốc là kiềm nhẹ, chưa bị ô nhiễm vi sinh. Tuy nhiên chất lượng nước ở đây đã bị ô nhiễm chỉ tiêu chất rắn lơ lửng và COD. Biểu đồ 1: Biểu diễn giá trị SS trong nước mặt đảo PQ  Biểu đồ 2: Biểu diễn giá trị COD trong nước mặt đảo PQ        (4) Tình hình xử lý nước thải Nước thải sinh hoạt - Hiện trạng thoát nước đô thị Hiện nay tại các khu vực đảo đều là hệ thống thoát nước mưa chung với nước thải, tuy nhiên vẫn chưa hoàn chỉnh và đầy đủ. Các hệ thống thoát nước này chủ yếu được xây dựng trên các khu đô thị cũ nên phần lớn bị hư hỏng, kích thước cống nhỏ hẹp nên năng lực tiêu thoát nước kém. Một số nơi trên đảo tuy có bể tự hoại nhưng do bảo dưỡng kém nên hiệu quả xử lý nước thải còn rất thấp. - Hiện trạng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt Các hoạt động xả thải đều không qua hệ thống xử lý mà được thải trực tiếp xuống hệ thống kênh rạch. Chính điều này đã góp phần làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm trên đảo. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt đô thị đã gây ô nhiễm cục bộ tại một vài nơi bởi kim loại nặng (Fe, Cd) nhưng chưa đến mức báo động. Đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường nước mặt và dễ gây ra dịch bệnh trên diện rộng. Hiện trạng xử lý nước thải công nghiệp Một số xí nghiệp chế biến thủy sản chưa xây dựng hệ thống xử lý môi trường, trong quá trình hoạt động, nước thải thải trực tiếp ra sông, làm ô nhiễm môi trường. Do hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện nay trên địa bàn đều không có hệ thống xử lý nước thải (chiếm 90%), nước thải sau sản xuất đều được thải trực tiếp vào hệ thống sông rạch gây ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh cho nguồn nước mặt. Việc nhiều nhà máy chế biến thủy sản tập trung không có hệ thống XLNT hoặc có nhưng chưa hoàn chỉnh đã ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sinh thái. Kết quả quan trắc nước thải công nghiệp tỉnh Kiên Giang cho thấy hầu hết các mẫu có chỉ tiêu tổng Coliform vượt tiêu chuẩn cho phép rất cao, nhất là nước thải tại các lò giết mổ gia súc và chế biến thủy sản. Điều này đang là mối nguy hại cho người dân khi dùng nước có hàm lượng vi khuẩn gây bệnh cao. Hiện trạng xử lý nước thải giết mổ gia súc tập trung Nước thải tại các lò giết mổ gia súc đều đã bị ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm dinh dưỡng và chất rắn lơ lửng và tổng Coliform vượt tiêu chuẩn cho phép rất cao. Điều này đang là mối nguy hại cho người dân khi dùng nước có hàm lượng vi khuẩn gây bệnh cao. Hiện trạng xử lý nước thải y tế Hiện bệnh viện Phú Quốc đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Nước thải y tế hiện đang trong tình trạng báo động, các nguồn thải này đều có tải lượng các chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần như các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và đặc biệt là vi sinh. Các nguồn thải này đều đổ ra sông ngòi, kênh rạch kéo theo việc gây ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực là điều không thể tránh khỏi. 2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí Chất lượng không khí đảo Phú Quốc được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang quan trắc thực hiện từ năm 2005 đến năm 2008 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6: Chất lượng không khí đảo Phú Quốc qua các năm 2005 - 2008 Vị trí lấy mẫu  Năm  Các chỉ tiêu phân tích     NO2 (µg/m3)  SO2 (µg/m3)  Bụi lơ lửng (µg/m3)  NH3 (µg/m3)  Tiếng ồn (dBA)   KK12  2005  KPH  -  -  -  -    2006  409,8  285,1  -  11.358,6  61-80    2007  204,9  KPH  -  1.514,5  69-76    2008  KPH  285,1  143,29  2.271,7  65-77   KK13  2005  -  -  -  -  -    2006  200  290  156  7.570  62-69    2007  204,9  285,1  91  2.271,7  68-75    2008  204,9  570,2  50,5  151,4  65-70   TCVN 5937-2005 (TB 1 giờ)  200  350  300     TCVN 5938-2005 (TB 1 giờ)     200    TCVN 5949-1998      75   (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang) Ghi chú: KK12: Thị trấn An Thới – huyện Phú Quốc. KK13: Thị trấn Dương Đông – huyện phú Quốc * Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí Chất lượng môi trường không khí khu vực đảo Phú Quốc cũng như các khu vực khác trong tỉnh đã bị ô nhiễm các khí độc hại NO2 và NH3. Trong đó NO2 vượt TCVN 5937 – 2005 (TB 1 giờ) từ 1,02 lần đến 2,049 lần. Khí NH3 vượt TCVN 5938 – 2005 (TB 1 giờ) từ 11,36 lần đến 56,79 lần. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Các chỉ tiêu SO2 bà bụi nhìn chung đa số đều thấp dưới tiêu chuẩn cho phép. Biểu đồ 3: Biểu đồ biểu diễn giá trị NO2 qua các năm 2005 – 2008 tại đảo PQ  Biểu đồ 4: Biểu đồ biểu diễn NH3 qua các năm 2005 – 2008 tại đảo PQ  * Đánh giá diễn biến ô nhiễm do tiếng ồn Nhìn chung khu vực đảo chưa bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm tiếng ồn. Giới hạn độ ồn nhìn chung đều nằm đạt so với TCVN 5949 – 1998. Tuy nhiên mức độ ồn đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây ở khu vực. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường không khí Nhìn chung chất lượng môi trường không khí trên đảo đều đã bị ô nhiễm khí độc hại NO2 ở mức độ nhẹ và khí NH3 ở mức độ khá cao. Các chỉ tiêu SO2 và bụi lơ lửng chỉ bị ô nhiễm cục bộ. Một số điểm quan trắc có các chỉ tiêu ô nhiễm thường tập trung tại các khu vực dân cư tập trung đông đúc, hoặc là tại các chợ, bến xe, bến tàu. Do việc thu dọn vệ sinh ở các khu vực này chưa được tốt và mật độ phương tiên giao thông qua lại cao nên phát sinh khí thải gây ô nhiễm cục bộ trong khu vực và đôi khi lan truyền sang các khu vực lân cận. Một số điểm khác do sơ chế thủy sản tràn lan và chất thải từ các công ty, các nhà máy trung các khu vực sản xuất công nghiệp chưa được xử lý triệt để mà thải trực tiếp ra bên ngoài. Tuy nhiên, các chỉ tiêu ô nhiễm có xu hướng giảm mạnh qua các năm gần đây, đặc biệt là khí NH3. Điều này chứng tỏ môi trường không khí chung của tỉnh đang có xu hướng được cải thiện rõ rệt nhờ việc phát triển hệ thống giao thông (thực hiện chương trình bê tông hóa đường giao thông), di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm trong các đô thị vào KCN, CCN tập trung và sử dụng nguồn năng lượng sạch (điện, gas) thay thế cho các nguồn chất đốt gây ô nhiễm (than, củi) như trước đây. Ô nhiễm do tiếng ồn trên đảo chỉ bị ô nhiễm cục bộ và ở mức độ nhẹ, tuy nhiên tình trạng ô nhiễm này đang có xu hướng gia tắng trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do nền kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng giao thông khu vực ngày càng cải thiện tạo điều kiện cho giao thông liên vùng được mở rộng, lượng xe qua lại tấp nập hơn. Hiện trạng quản lý chất thải rắn Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt Hiện tại, hiệu suất thu gom CTR sinh hoạt chỉ đạt hiệu quả cao ở khu vực trung tâm, khu đô thị đạt 70 – 85%. Các vùng ven, khu vực nông thôn năng suất thu gom vẫn còn rất hạn chế do thiếu nhân lưc, trang thiết bị và điều kiện đi lại khó khăn. Đa số người dân khu vực nông thôn tự thu gom rồi đốt bỏ hoặc thải trên kênh rạch gây ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông đường thủy, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản ... Các loại chai lọ, vỏ bao bì đựng thuốc rất ít được người dân thu gom xử lý (chủ yếu tập trung lại đào hố chôn, bán phế liệu ...). Ngoài ra, một số nhà máy xay xát ven sông còn thải trấu, rác thải xuống sông gây ô nhiễm môi trường. Rác thải sau khi được thu gom đều được tập trung tới các bải chôn lấp. Huyện đã có bãi rác tập kết, rác thải gom vào bãi chứa rác. Các bãi rác này đều là các bãi rác hở, không có hệ thống thu gom cũng như xử lý nước rỉ rác hợp quy trình, nên khả năng phát tán nước rỉ rác vào nguồn nước ngầm và nước mặt rất lớn, mùi hôi thối từ các bãi rác còn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm do phát sinh muỗi, ruồi có khả năng lây truyền các vi trùng gây bệnh. Bảng 7: Tổng hợp thông tin các bãi chôn lấp rác trên địa bàn Huyện, thị, thành phố  Bãi chôn lấp  Quy mô, diện tích  Vị trí  Phương thức xử lý  Tổng khối lượng rác phát sinh trong ngày (tấn/ngày)  Tỷ lệ thu gom rác (%)   Phú Quốc  Bãi rác Đồng Cửa Cạn  3 ha  Xã Dương Tơ  Bãi rác lộ thiên. Rác được xử lý bằng cách phun hóa chất diệt ruồi muỗi, về mùa khô thì được đốt cháy tự nhiên  92 m3/ngày  60%    Bãi rác Ruộng Muối  5 ha       Nguồn: Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Kiên Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Tình hình thu gom và xử lý CTR y tế Bệnh viện huyện đã tiến hành phân loại chất thải, thu gom vận chuyển chất thải theo đúng quy chế xử lý chất thải, có hợp đồng xử lý rác thải y tế nguy hại. Tuy nhiên, việc vận chuyển, lưu giữ chất thải nguy hại chưa đảm bảo yêu cầu về môi trường. Hiện nay bệnh viện Phú Quốc đã có trang bị lò đốt chất thải rắn y tế theo công nghệ cao. Tình hình thu gom và xử lý CTR công nghiệp Các nhà máy và xí nghiệp thu gom sơ bộ rồi đổ vào các bãi rác công cộng chiếm khoảng 30% lượng chất thải phát sinh. Hiện tại các khu, cụm công nghiệp vẫn chưa có biện pháp thu gom, xử lý riêng các chất thải nguy hại, riêng rác thải sinh hoạt được hợp đồng với công ty Công trình Đô thị thu gom và xử lý. Đánh giá chung về hiện trạng quản lý chất thải rắn Hiện nay, trên địa bàn đã hình thành các Công ty, HTX và DNTN đảm trách việc thu gom và vận chuyển về các điểm xử lý rác thải sinh hoạt của địa phương. Tuy nhiên công tác thu gom chỉ đạt kết quả cao ở các khu vực đô thi trung tâm, các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa vẫn còn bỏ ngõ mà thường là do người dân tự thu gom lấy. Bên cạnh đó, việc thu gom và xử lý hầu hết chưa hợp vệ sinh, phương tiện thu gom vận chuyển lạc hậu và không đồng bộ. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên toàn tỉnh chủ yếu được đổ tại các bãi rác hở của địa phương, phương thức xử lý thủ công, kém hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu của bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh như được phê duyệt trong quy hoạch. Rác được xử lý bằng cách phun hóa chất diệt ruồi muỗi, về mùa khô thì được đốt cháy tự nhiên. Các bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh này đang là các nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện trạng phát triển du lịch và xây dựng các khu du lịch Phú Quốc 2.3.1. . Hiện trạng phát triển du lịch Khách du lịch tới Phú Quốc đã tăng khá nhanh trong thời gian qua – khoang 60%/ năm từ 1995 – 2004 (xem bảng 8). Trong đó, tỷ lệ khách quốc tế tăng cao hơn khách nội địa. Bảng 8: Hiện trạng khách du lịch tới Phú Quốc 1995 – 2004 Đơn vị: Lượt khách  Khách du lịch  1995  1999  2001  2003  2004  Tăng trưởng TB (%)   1  Khách quốc tế  1.106  7.728  22.748  26.100  35.800  68,0    % so với cả tỉnh  22,1  63,1  90,8  87,5  97,0    2  Khách nội địa  3.437  8.942  32.249  60.900  95.250  57,8    % so với cả tỉnh  8,1  9,3  23,8  33,2  47,1    3  Tổng số khách  4.543  16.220  54.997  87.000  131.050  60,3    % so với cả tỉnh  9,7  14,9  30,7  38,7  44,3    Nguồn: Phòng thống kê UBND huyện Phú Quốc Tỷ lệ khách quốc tế lưu trú tại đảo tăng dần từ 20.4% năm 1999 lên đến 72.1% năm 2004. Đây là dấu hiệu đáng ghi nhận đối với sự phát triển du lịch của Phú Quốc. Bảng 9: Hiện trạng khách du lịch lưu trú tại Phú Quốc (1999 – 2004) Đơn vị: Lượt khách Khách du lịch  1999  2000  2001  2003  2004  Tăng trưởng TB (%)   Khách quốc tế lưu trú  1.578  2.078  18.209  16.869  25.800  171,8   % tổng khách đến  20,4  34,9  42,6  64,6  72,1    Khách nội địa lưu trú  8.672  10.800  32.249  60.900  95.250  72,0   % tổng khách đến  96,9  100,0  100,0  100,0  100,0    Nguồn: - Phòng thống kê UBND huyện Phú Quốc - Sở Thương mại Du lịch Kiên Giang Phương tiện vận chuyển khách du lịch được đa số lựa chọn là đường hàng không. Theo thống kê, 67.8% khách du lịch quốc tế và 78.9% khách nội địa tới Phú Quốc bằng đường hàng không. Phương tiện còn lại là đường thủy. Hiện đường thủy đã có 4 loại tàu cao tốc xuất phát từ rạch Giá và Hòn Chông đi Phú Quốc với thời gian từ 2- 3 tiếng, thay bằng 6 – 7 tiếng với loại tàu sắt bình thường. 2.3.2. Hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Du lịch Phú Quốc đã có những bước phát triển nhanh chóng về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Năm 1995, Phú Quốc mới chỉ có 3 cơ sở lưu trú với 87 phòng và 174 giường cho khách nghỉ; năm 2002 trên đảo đã có 34 cơ sở lưu trú với 177 phòng và 296 giường, và đến năm 2004 toàn đảo đã có 60 cơ sở lưu trú, trong đó có 22 khách sạn với tổng số 1.092 phòng. Như vậy, số lượng cơ sở lưu trú đã tăng lên 20 lần và số lượng phòng tăng gấp 12.5 lần so với 10 năm về trước. Bảng 10: Quá trình phát triển cơ sở lưu trú du lịch tại Phú Quốc từ 1995 - 2004 Hạng mục  1995  1997  1999  2000  2001  2002  2003  2004    Tổng số cơ sở  3  3  8  25  34  34  35  60    Tổng số phòng  87  87  180  -  -  277  852  1.092    Tổng số giường  174  242  290  -  -  796  1.480  2.900   Các cơ sở khách sạn chủ yếu tập trung tại Dương Đông với 52 cơ sở, còn lại là An Thới 6 cơ sở, Ông Lang – Cửa Dương 2 cơ sở. Một số cơ sở du lịch có quy mô vừa là Sài Gòn – Phú Quốc 90 phòng, Hương Biển 65 phòng, Ngàn Sao 50 phòng, Kim Hoa 44 phòng, Long Beach 33 phòng, …. Có nhiều cơ sở quy mô nhỏ dưới 10 phòng. Hiện trạng xây dựng tại các khu du lịch biển Phú Quốc có 14 bãi biển chính và hàng chục bãi biển có quy mô nhỏ hơn. Nói chung, các bãi biển của Phú Quốc còn hoang sơ chủ yếu để ngư dân khai thác đánh bắt hải sản. Trong những năm gần đây, một số bãi biển được khai thác một phần phục vụ cho mục đích du lịch như Dương Đông, Bà Kèo – Cửa Lấp. Bãi Dương Đông Bãi Dương Đông chạy dài từ Ấp Gành Gió xuống phía Nam giáp với Dương Tơ. Bãi này chia thành một số khu vực khác nhau: Bãi phía Bắc từ cửa sông Dương Đông tới ấp Gành Gió, hiện đã lấp đầy nhà của cư dân đánh bắt hải sản. Bên ngoài biển thường là nơi neo đậu của thuyền bè cư dân. Khu vực từ của sông Dương Đông tới khu du lịch quân đội. Đây là khu vực tập trung lớn nhất các cơ sở khách sạn của Phú Quốc hiện nay. Gồm các cơ sở như: khách sạn Hương Biển, Sài Gòn – Phú Quốc, khách sạn Quân đội (đang xây dựng), … Khu vực phía Nam tới tận địa phận Dương Tơ thuộc khu vực Bà Kèo đã được quy hoạch thành khu du lịch. Hiện có một số cơ sở du lịch đang khai thác một số vị trí ven biển làm nhà hàng, nhà nghỉ, … Cơ sở giao thông chính của các khu du lịch này là tuyến đường từ Dương Đông đi An Thới mới được nhựa hóa tới khu du lịch Sài Gòn – Phú Quốc. Các tuyến còn lại chủ yếu là đường đất đỏ. Các khu du lịch dử dụng chủ yếu nước ngầm được lấy từ giếng tự khoan. Nguồn điện sử dụng của nhà máy điện Dương Đông nhưng có máy phát điện dự phòng. (2) Hiện trạng xây dựng Bãi Sao Bãi Sao nằm trên bờ biển phía Đông, khu vực phía Nam được đánh giá là bãi đẹp của Phú Quốc với bãi cát trắng mịn, hai mũi núi 2 bên tạo thành vòng cung đẹp mắt. Đất đai xây dựng khá thuận lợi. Hiện Bãi Sao đang được khai thác dưới dạng hoang dã. Chưa có dự án nào đang được triển khai xây dựng tại đây. Phú Quốc mới cải tạo nền đường vào Bãi Sao. Trong bãi hiện có một vài nhà hàng phục vụ khách du lịch Bãi Sao hiện có một số dự án phát triển du lịch đang đựợc lập và trình cấp thẩm quyền phê duyệt như khu du lịch Bãi Sao của Saigontuorist, khu sân golt, … (3) Hiện trạng xây dựng bãi Ông Lang Bãi Ông Lang có vị trí gần thị trấn Dương Đông trên bờ biển phía Tây Phú Quốc. Bãi tập hợp một số bãi biển quy mô nhỏ. Hiện đã có một số dự án xin đầu tư vào các bãi nhỏ này như khu du lịch Thắng Lợi. (4) Hiện trạng xây dựng Bãi Vòng Bãi Vòng nằm ở phía Nam xã Hàm Ninh trên bờ biển phía Đông Phú Quốc. Bãi Vòng hiện có một cụm dân cư làng chài Bãi Vòng thuộc Hàm Ninh. Hiện bãi này đang được đầu tư cơ sở hạ tầng gồm tuyến đường nối với tuyến đường chính Dương Đông – An Thới, đường vòng đảo nối với ấp Rạch Hàm – trung tâm xã Hàm Ninh, cầu cảng cho các tàu thuyền đánh bắt hải sản và thương mại. Khu vực này đã có một số dự án xây dựng khu du lịch, khu biệt thự, … Tuy nhiên các dự án này chưa được triển khai 2.4. Hiện trạng kinh tế - xã hội 2.4.1. Hiện trạng phát triển kinh tế Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2000 tới nay khá cao, khoảng 13.3 %/năm, trong đó khu vực 2 công nghiệp và xây dựng tăng 15,5%, khu vực 3 - dịch vụ tăng 27,3%, khu vực nông nghiệp chỉ tăng 0.9%. GDP bình quân đầu người đạt 8,65 triệu đồng/người/năm (theo giá thực tế) tăng 4,21 % (theo giá so sánh năm 1994) Bảng 11: tốc độ tăng trưởng kinh tế của Phú Quốc từ 2001 -2004 2000  2001  2002  2003  2004  Tốc độ tăng trưởng TB (%)   268,736  308,392  349,655  400,486  436,711  13,3   Ghi chú: theo số liệu thống kê KT-XH năm 2005 Nguồn: phòng thống kê - huyện phú quốc Cơ cấu kinh tế của đảo đang chuyển dịch nhanh theo hướng giảm dần tỷ trọng nông – lâm – thủy sản và công nghiệp, và tăng nhanh tỷ trọng ngành dịch trong đó du lịch đang khẳng định vai trò ngày càng lớn. Cơ cấu GDP năm 2004 như sau: khu vực 1 khoảng 41%, khu vực 2 khoảng 30% và khu vực 3 khoảng 29%. (nguồn: phòng thống kê huyện Phú Quốc) 2.4.1.1. Hiện trang ngành nông - lâm - thủy sản Phú quốc có ¾ diện tích là rừng. Huyện sản xuất nhiều hồ tiêu, trầm hương, quế, mật ong, đồi mồi. Đặc biệt nước mắm Phú Quốc ngon nổi tiếng trong nước và quốc tế Ngoài nước mắm, Phú Quốc còn nổi tiếng với nông sản hồ tiêu. Hồ tiêu là loại cây trồng có giá trị kinh tế tương đối cao, rất phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng ở Phú Quốc. Theo thông tin từ website tỉnh Kiên Giang, 8 tháng đầu năm 2008, Phú Quốc đã trồng mới 33,2 ha hồ tiêu, nâng diện tích cây tiêu của huyện hiện có lên 477ha, trong đó có 435 ha đang cho sản phẩm, sản lượng đạt khoảng 1.225 tấn. Năm 2008, tỉnh Kiên Giang đã thông qua đồ án quy hoạch chi tiết vùng sản xuất và kiểm dịch tôm giống tập trung tại thị trấn An Thới, nhằm đáp ứng nhu cầu tôm sú giống sạch bệnh phục vụ cho việc nuôi tôm của bà con trong tỉnh Kiên Giang, cũng như ngoài tỉnh, hình thành mạng lưới cơ sở có chức năng nhiệm vụ chủ đạo trong hệ thống Quốc gia về thủy sản…Tổng diện tích khu quy hoạch 50,293 ha, được chia thành các khu như: khu trung tâm, khu xử lý nước sản xuất giống, đất trại tôm, đất nhà nghỉ chuyên gia, đất khu thực nghiệm… Khu quy hoạch sẽ bao gồm các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cấp nước mặn, cấp nước ngọt, cấp điện, thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, rác thải. Dự án do Công ty Cổ phần Thủy sản Bim làm chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế lập quy hoạch Công ty Trác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy hoạch môi trường du lịch Phú Quốc đến năm 2020.doc