Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp

Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long trù phú, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam, tỉnh Đồng Tháp có diện tích tự nhiên 3.374 km2, được chia thành 12 đơn vị hành chính gồm 9 huyện (Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông, Tân Hồng, Hồng Ngự, Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò), 1 thị xã cổ (Sa Đéc) vốn là trung tâm kinh tế, văn hoá có tiếng trong vùng và 1 thành phố (Cao Lãnh - tỉnh lỵ), 1 thị xã trẻ (Hồng Ngự) đang vươn mình đi lên cùng cả nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Với đường biên giáp nước bạn Campuchia dài hơn 48 km và 7 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu Quốc tế Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp đang tập trung đầu tư khai thác, lợi thế kinh tế biên giới để góp phần phát triển thương mại, dịch vụ đưa nền kinh tế tỉnh nhà ngày một đi lên. Điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi, Đồng Tháp có 2 nhánh sông Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu) hiền hòa chảy qua, hàng năm bồi đắp phù sa cho vùng đất này 4 mùa cây xanh, trái ngọt và hệ thống giao thông thủy thông suốt. 2 bến cảng Cao Lãnh và Sa Đéc nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hóa thuận tiện với biển Đông và nước bạn Campuchia. Đồng Tháp cũng là tỉnh có nhiều quốc lộ đi qua địa bàn. Quốc lộ 30, quốc lộ 80, quốc lộ 54 hiện hữu cùng với đường Hồ Chí Minh qua trung tâm tỉnh lỵ vượt sông Tiền nối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tạo lợi thế về giao thông bộ nối với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực. Đồng Tháp có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ 3 của Việt Nam, là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số năng lực cạnh tranh cao. Đồng Tháp đang thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ. Hoạt động thương mại của Đồng Tháp trong những năm gần đây phát triển khá mạnh. Là địa phương có tiềm năng phát triển khá cao trong tương lai, vì thế Đồng Tháp cần có chính sách quy hoạch phát triển kinh tế xã hội hợp lý đến năm 2020.

doc136 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5078 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long trù phú, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam, tỉnh Đồng Tháp có diện tích tự nhiên 3.374 km2, được chia thành 12 đơn vị hành chính gồm 9 huyện (Cao Lãnh, Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông, Tân Hồng, Hồng Ngự, Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò), 1 thị xã cổ (Sa Đéc) vốn là trung tâm kinh tế, văn hoá có tiếng trong vùng và 1 thành phố (Cao Lãnh - tỉnh lỵ), 1 thị xã trẻ (Hồng Ngự) đang vươn mình đi lên cùng cả nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá … Với đường biên giáp nước bạn Campuchia dài hơn 48 km và 7 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu Quốc tế Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp đang tập trung đầu tư khai thác, lợi thế kinh tế biên giới để góp phần phát triển thương mại, dịch vụ đưa nền kinh tế tỉnh nhà ngày một đi lên. Điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi, Đồng Tháp có 2 nhánh sông Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu) hiền hòa chảy qua, hàng năm bồi đắp phù sa cho vùng đất này 4 mùa cây xanh, trái ngọt và hệ thống giao thông thủy thông suốt. 2 bến cảng Cao Lãnh và Sa Đéc nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hóa thuận tiện với biển Đông và nước bạn Campuchia.  Đồng Tháp sở hữu hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt Đồng Tháp cũng là tỉnh có nhiều quốc lộ đi qua địa bàn. Quốc lộ 30, quốc lộ 80, quốc lộ 54 hiện hữu cùng với đường Hồ Chí Minh qua trung tâm tỉnh lỵ vượt sông Tiền nối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tạo lợi thế về giao thông bộ nối với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực. Đồng Tháp có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ 3 của Việt Nam, là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số năng lực cạnh tranh cao. Đồng Tháp đang thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ. Hoạt động thương mại của Đồng Tháp trong những năm gần đây phát triển khá mạnh. Là địa phương có tiềm năng phát triển khá cao trong tương lai, vì thế Đồng Tháp cần có chính sách quy hoạch phát triển kinh tế xã hội hợp lý đến năm 2020. NỘI DUNG I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN: 1. Vị trí địa lý: Đồng Tháp là 1 trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 3.374,07 km2, chiếm 8,17% diện tích vùng ĐBSCL, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km. Tỉnh Đồng Tháp có tọa độ địa lý từ 105o12’ đến 105o58’ kinh độ Đông; từ 10o07’ đến 10o58’ vĩ độ Bắc, với ranh giới hành chính được xác định như sau: - Phía Bắc giáp Campuchia. - Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. - Phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang. - Phía Tây giáp tỉnh An Giang. Đồng Tháp có 9 huyện (Hồng Ngự, Tân Hồng, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung và Châu Thành), 1 thị xã Sa Đéc và 1 thành phố Cao Lãnh. Trong đó, Hồng Ngự và Tân Hồng là 2 huyện biên giới giáp Campuchia. 2. Địa chất, địa hình, địa mạo: 2.1. Địa chất: Lịch sử phát triển địa chất của tỉnh Đồng Tháp có cùng chung lịch sử phát triển của vùng ĐBSCL, với sự thành tạo của phù sa cổ (trầm tích Pleistocene) và phù sa mới (trầm tích Holocene) qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long. - Phù sa cổ (trầm tích Pleistocene, QIII): phân bố dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia (Tân Hồng) và chìm dần dưới phù sa mới. Ở huyện Tam Nông và phía Bắc huyện Tháp Mười, phù sa cổ nằm rất nông, cách mặt đất khoảng một vài mét hoặc lộ ra thành những giồng hoặc gò. Sét loang lỗ phù sa cổ có thể sử dụng trong sản xuất gạch ngói và gốm sứ bậc thấp. - Phù sa mới (trầm tích Holocene, QIV): được hình thành trong giai đoạn biển tiến và lùi từ khoảng 6.000 năm trước đây cho đến nay. Vật liệu trầm tích gồm: các lớp sét xám xanh, xám trắng hoặc nâu và cát. Phù sa mới bao gồm 2 cấu trúc: lớp sét mặn màu xám xanh nằm bên dưới và các trầm tích nước lợ hoặc ngọt phủ bên trên, tạo nên một nền đất yếu phủ ngay trên bề mặt có độ dày 20 – 30 m. Phù sa mới phần lớn chứa chất hữu cơ, có độ ẩm tự nhiên cao hơn giới hạn chảy và các chỉ tiêu cơ học đều có giá trị thấp. Các lớp phù sa mới có sức chịu nén trung bình 0,24 - 0,7 kg/cm2, lực kết dính 0,10 - 0,29 kg/cm2, là loại đất yếu, chỉ phù hợp cho việc phát triển các loại nhà thấp tầng. Nhìn chung, địa hình tỉnh Đồng Tháp bằng phẳng, phù hợp cho việc triển khai các công trình phục vụ sản xuất, phát triển giao thông. Tuy nhiên, do địa bàn có nhiều kênh, rạch phải tốn kém nhiều chi phí làm cầu; nền đất yếu đòi hỏi chi phí gia cố nền móng cao, đặc biệt đối với các công trình cao tầng. 2.2. Địa hình: Cùng với các điều kiện tự nhiên và vị trí nằm trong vùng đồng bằng Châu Thổ, được hình thành từ phù sa sông nên Đồng Tháp có địa hình khá bằng phẳng, nhất là khu vực Đồng Tháp Mười. Độ cao chênh lệch không lớn, trung bình khoảng 2 m. Sông Tiền đã chia Đồng Tháp thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền và vùng phía Nam sông Tiền. - Vùng phía Bắc sông Tiền: địa hình tương đối bằng phẳng. Bao gồm các huyện thuộc khu vực Đồng Tháp Mười như: huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười và Thành phố Cao Lãnh. Vùng phía Bắc sông Tiền có hướng dốc: Tây Bắc – Đông Nam, cao ở vùng biên giới và vùng ven sông Tiền, thấp dần về phía trung tâm Đồng Tháp Mười, tạo thành vùng lòng máng trũng, rộng lớn có dạng đồng lụt kín. - Vùng phía Nam sông Tiền: nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu. Bao gồm: huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và Thị xã Sa Đéc. Địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa. Cao độ phổ biến từ 0,8 - 1,0 m; cao nhất là 1,5 m; thấp nhất là 0,5 m. 2.3. Địa mạo: Địa mạo tỉnh Đồng Tháp có dạng như sau: - Đê tự nhiên ven sông Tiền và sông Hậu: hình thành do quá trình bồi tụ phù sa của sông Tiền và sông Hậu, tạo thành dãy đất cao và các cù lao dọc theo sông, thuộc các huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông, huyện Cao Lãnh, thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và huyện Châu Thành... - Bưng sau đê: đây là vùng trũng, thoát nước kém có mạng thoát thủy hình nhánh cây. Bưng sau đê sông Tiền là phần diện tích nằm sau đê tự nhiên của sông Tiền. Bưng sau đê của sông Hậu không rõ nét. - Đồng trũng (đồng lũ kín): đồng trũng khu vực phía Bắc sông Tiền. Địa hình ở đây có dạng lòng chảo, thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam và từ sông Tiền vào nội đồng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm, thuộc các huyện nằm trong nội đồng vùng Đồng Tháp Mười. Đồng trũng khu vực Nam sông Tiền (gồm các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành): có dạng lòng máng, địa hình thấp dần từ hai bờ sông vào bên trong. 3.Điều kiện thời tiết, khí hậu: Tỉnh Đồng Tháp có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, trùng với gió mùa Tây Nam. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; gió mùa Đông Bắc từ tháng 12-2, gió Nam, Đông Nam tháng 3-4. - Nhiệt độ: trung bình trong năm 27,0 - 27,3oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn (khoảng 4,3oC). Tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất (29,5oC). Tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (25,2oC). - Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm ở Đồng Tháp là 1.600 – 1.700 mm, thuộc loại trung bình ở đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa phân bố không đồng đều theo các mùa trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm đến 90 - 92% lượng mưa của cả năm và tập trung vào các tháng 9, 10 (30 - 40%), Trong mùa mưa thường có thời gian khô hạn (hạn Bà Chằn) vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. - Độ ẩm tương đối của không khí: bình quân năm là 82 – 85% và thay đổi theo mùa. Mùa mưa độ ẩm không khí cao, đạt cực đại vào tháng 9, 10 (88%). Mùa khô độ ẩm thấp và đạt trị số cực tiểu vào tháng 2, 3 (78 – 80%). - Lượng bốc hơi: bình quân 3,1 mm/ngày và có khuynh hướng giảm dần xuống theo hướng Nam. Các tháng mùa khô có lượng bốc hơi lớn, trung bình 3,1 – 4,6 mm/ngày. Các tháng mùa mưa có lượng bốc hơi nhỏ 2,3 – 3,3 mm/ngày. - Số giờ nắng: cao, bình quân năm khoảng 2.500 giờ/năm và khoảng 6,8 giờ/ngày và có khuynh hướng giảm dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Vào mùa khô, số giờ nắng là 7,6 – 9,1 giờ/ngày, vào mùa mưa là 5,1 - 7 giờ/ngày. - Gió: Trên địa bàn, trong năm thường thịnh hành hai hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4); gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10). Tốc độ gió nhìn chung không cao (trung bình năm 1,0 – 1,5 m/s, trung bình lớn nhất 17 m/s). Do nằm sâu trong đất liền, hướng gió mạnh thường là Tây đến Tây Nam. 4.Đặc điểm sông ngòi, kênh rạch và chế độ thủy văn 4.1. Đặc điểm sông rạch, kênh đào Với 120 km sông Tiền và 30 km sông Hậu cùng với những con sông lớn như sông Sở Thượng và sông Sở Hạ, Đồng Tháp còn có hệ thống khoảng 1.000 kênh rạch lớn nhỏ với tổng chiều dài dòng chảy là 6.273 km. Mật độ sông trung bình: 1,86 km/km2. - Sông Tiền: là dòng chảy chính chảy qua 114 km chia tỉnh Đồng Tháp thành 2 vùng lớn: Vùng phía Bắc sông Tiền thuộc khu vực Đồng Tháp Mười và vùng phía Nam sông Tiền thuộc khu vực giữa sông Tiền – sông Hậu. Chiều rộng sông biến động trong khoảng 510 - 2.000 m, chiều sâu lòng sông trung bình từ 15 – 20 m, lưu lượng bình quân 11.500 m3/s, lớn nhất 41.504 m3/s, nhỏ nhất 2.000 m3/s. - Sông Hậu: dài khoảng 30 km trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, chiều rộng biến động trong khoảng 300 – 500 m và chiều sâu lòng sông thay đổi từ 10 – 30 m. - Các dòng chảy chính khác: + Hệ thống các kênh rạch ngang: chuyển nước từ sông Tiền vào Đồng Tháp Mười như: kênh Trung Ương, kênh Đồng Tiến, kênh Nguyễn Văn Tiếp... Trong đó, quan trọng nhất là kênh Trung Ương chiếm 40% tổng lượng nước các kênh ngang cấp cho nội đồng. + Hệ thống các kênh dọc: kênh 2/9, kênh Thống Nhất, kênh Tân Công Chí, kênh Tân Công Sính, kênh Phước Xuyên... Trong đó, nước sông Tiền theo kênh 28 – Phước Xuyên lên rất xa, là nguồn bổ sung nước quan trọng cho vùng Đồng Tháp Mười. + Hệ thống các tự nhiên: như Sở Thượng, Sở Hạ, Ba Răng, Cần Lố... đã góp phần khá lớn trong việc cấp và thoát nước ở các huyện phía Bắc sông Tiền. + Phía Nam sông Tiền: ngoài tự nhiên như rạch Sa Đéc, rạch Cái Tàu Hạ còn có những tuyến kênh quan trọng như kênh Lấp Vò, kênh Mương Khai... nối sông Tiền và sông Hậu. 4.2. Chế độ thủy văn Mùa lũ: kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, do dòng lũ từ sông Tiền, sông Hậu và dòng tràn từ biên giới Campuchia. So với các huyện ở phía Bắc sông Tiền, lũ xuất hiện tại các huyện phía Nam sông Tiền chậm hơn Tân Châu 10 - 20 ngày. Vào tháng 7, khi nước sông dâng cao, nội đồng tích nước, mực nước bình quân cao dần. Những vùng ngập sớm trước ngày 15/8 là huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, một phần huyện Tân Hồng, Cao Lãnh, Tháp Mười. Các vùng còn lại của vùng Đồng Tháp Mười và bờ Nam sông Tiền như Tân Mỹ, Tân Khánh Đông ngập trước ngày 1/9. Các vùng ven sông Hậu ngập từ ngày 1/9 đến 15/9. Cường suất lũ lên từ 3 - 4 cm/ngày, cá biệt có khi lên đến 10 cm/ngày. Mùa kiệt: bắt đầu không đồng bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, chậm dần từ phía Bắc xuống phía Nam, thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, kiệt nhất là vào tháng 4. Trong mùa kiệt, lưu lượng sông Tiền và sông Hậu giảm mạnh nhưng mực nước sông Tiền luôn luôn cao hơn sông Hậu. Trong điều kiện lũ trung bình (tương đương lũ năm 1999, tần suất 50%), độ sâu ngập lũ lớn nhất khoảng 3,25 m. - Khu vực ngập sâu trên 3 m: diện tích nhỏ, tập trung ở khu vực Thường Phước (huyện Hồng Ngự), một phần huyện Tân Hồng. - Khu vực ngập từ 2 – 3 m: phân bố ở các diện tích thấp của Đồng Tháp Mười như: khu vực Ngũ Thường (Hồng Ngự), kênh Thống Nhất, kênh Tân Công Sính... - Khu vực ngập từ 1 – 2 m: phân bố phần lớn ở các huyện Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, phía Bắc huyện Cao Lãnh và một phần diện tích trũng của các huyện phía Nam sông Tiền (Lấp Vò, Lai Vung). - Khu vực ngập dưới 1 m: phân bố ở ven sông Tiền, các gò cao của huyện Tân Hồng, phía Nam các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, TP.Cao Lãnh và các huyện phía Nam sông Tiền. Trong điều kiện lũ lớn (tương đương lũ năm 2000, ứng với tần suất khoảng 4%), độ sâu ngập lũ lớn nhất lên đến 4,25 m. Diện tích vùng ngập sâu 2 – 3 m tăng lên rất nhiều. Diện tích của vùng ngập sâu dưới 1 m thu hẹp chỉ còn ở Gò Sa Rài, ở khu vực Kênh số 1 và kênh Hội Đồng Tường (huyện Cao Lãnh) và diện tích ở vùng ven sông Hậu và các huyện phía Nam như Châu Thành và thị xã Sa Đéc. Thời gian ngập lũ: trong những năm lũ trung bình (1999), phần lớn diện tích ngập trên 4 tháng nằm ở phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp. Hầu hết diện tích còn lại của tỉnh ngập từ 1 - 3 tháng. Diện tích ngập dưới 1 tháng không lớn, nằm ven sông Tiền của huyện Cao Lãnh (giáp với Tiền Giang). Trong năm lũ lớn (năm 2000), thời gian ngập của diện tích nằm phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp kéo dài từ 4 - 5 tháng nhưng thời gian ngập của các khu vực ven sông Tiền, sông Hậu không kéo dài hơn bao nhiêu so với lũ bình thường. II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP: 1. Dân số: Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Đồng Tháp là 1.665.420 người. Hiện nay Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 129 xã, 17 phường, 9 thị trấn, bao gồm: 1 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố loại III) là thành phố Cao Lãnh được thành lập theo Nghị định 10/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 1 năm 2007. 2 thị xã là thị xã Sa Đéc (đô thị loại III) và thị xã Hồng Ngự (đô thị loại IV). Danh sách các đơn vị hành chính Đồng Tháp   Tên Thành phố/Thị xã/Huyện  Đơn vị trực thuộc  Diện tích (km²)  Dân số  Mật độ dân số(người/km²)   Thành phố, Thị xã   Thành phố Cao Lãnh  8 phường, 7 xã  107.2  149837  1398   Thị xã Sa Đéc  6 phường, 3 xã  57.86  103646  1791   Thị xã Hồng Ngự  3 phường, 4 xã  122.1616  74488  610   Các Huyện   Huyện Cao Lãnh  17 xã và 1 thị trấn  491  206.220  420   Huyện Châu Thành  11 xã và 1 thị trấn  234  156.000  667   Huyện Hồng Ngự  11 xã  325  211.000  649   Huyện Lai Vung  11 xã và 1 thị trấn  219  154.000  703   Huyện Lấp Vò  12 xã và 1 thị trấn  244  178.989  734   Huyện Tam Nông  11 xã và 1 thị trấn  459  93000  202   Huyện Tân Hồng  8 xã và 1 thị trấn  291.5  79.300  272   Huyện Thanh Bình  11 xã và 1 thị trấn  329  151.000  459   Huyện Tháp Mười  12 xã và 1 thị trấn  525.44  165.408  315   Toàn Tỉnh  14 phường, 129 xã và 9 thị trấn  3.283  1.639.400  500   Năm 2007, tỷ lệ người dân trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai đạt 78,4%, góp phần giảm tỷ suất sinh thô xuống còn 13,9% và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm còn 4,42%. Năm 2008, tỉnh đặt mục tiêu giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,02% nhằm từng bước tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý. Để thực hiện đạt mục tiêu này, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như tăng cường côngtác vận động sinh đẻ có kế hoạch, tăng số người áp dụng các biện pháp tránh thai, mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dân số, gia đình, trẻ em gắn với nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình 2. Sử dụng đất: Giai đoạn 2006 - 2010, 11/11 huyện, thị thành phố trong tỉnh đã triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất. Ở cấp xã, 142/142 xã, phường, thị trấn đã hoàn thành công tác kiểm tra, trong đó đã xét duyệt và công bố quy hoạch đối với 125 xã, phường, thị trấn. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên & Môi trường, diện tích đất công nghiệp đến năm 2010 của tỉnh Đồng Tháp được chính phủ phê duyệt đạt gần 1.900 ha. Tuy nhiên, dự báo trong thời gian tới, quỹ đất dành để phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Tháp là trên 2.900 ha. Ngành trồng trọt giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu sử dụng đất (chiếm tỷ trọng 74,38% diện tích tự nhiên, 94% diện tích đất nông nghiệp), trong đó, sản xuất lúa chiếm ưu thế rõ rệt. Tổng diện tích canh tác năm 2007 là 447.114 ha, tổng diện tích gieo trồng ước vào khoảng 853.977 ha. Diện tích và sản lượng một số cây ăn quả chủ yếu Diện tích (ha)     Tổng số  Cam, quýt, bưởi   Nhãn   Xoài    Năm 2005   19.821  2.459  6.401  6.143   Năm 2007   22.313  2.906  5.873  7.283   Diện tích nuôi thủy sản trong giai đoạn 2000 – 2006 đạt khoảng 4.466 ha mặt nước nuôi trồng năm 2006. Tỉnh Đồng Tháp có 10.872 ha đất rừng, trong đó chủ yếu là rừng tràm trồng, phân bố chủ yếu ở huyện Tam Nông, Tháp Mười và Cao Lãnh. Diện tích rừng và cây trồng phân tán có vai trò quan trọng góp phần trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: bảo vệ môi trường, tạo độ che phủ cản lũ, chắn gió phòng hộ cho nông nghiệp, chống sạt lở, bảo vệ công trình hạ tầng. Ngoài ra, rừng còn có ý nghĩa đối với việc bảo vệ cuộc sống của con người và là môi trường sống cho các loài động vật, nơi lưu trữ bảo tồn các gen và sinh cảnh tự nhiên (đa dạng sinh học), tạo cảnh quan thu hút khách tham quan, du lịch trong và ngoài tỉnh như vườn quốc gia Tràm Chim, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp là cần thiết nhưng phải đảm bảo đời sống người dân trong các khu quy hoạch, đặc biệt là người dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp. Quy hoạch phải vừa đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường và các điều kiện dân sinh xã hội. 3. Các hoạt động kinh tế xã hội: 3.1 Kinh tế Tỉnh vượt qua khó khăn, duy trì phát triển 3.1.1 Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có sụt giảm, nhưng vẫn giữ ở mức khá: Tổng giá trị gia tăng (GDP) năm 2009 ước đạt 12.709 tỷ đồng (giá 1994), tăng 11,09% so với năm 2008 (KH 13%); trong đó, khu vực nông - lâm - thuỷ sản 5.596 tỷ đồng, tăng 4,18% (KH 4,5%); khu vực công nghiệp - xây dựng 3.119 tỷ đồng, tăng 17,6% (KH 25,5%), khu vực thương mại - dịch vụ 3.994 tỷ đồng, tăng 16,91% (KH 16,6%). GDP bình quân đầu người ước đạt 7,631 triệu đồng, tương đương 691 USD (KH 690 USD), tăng 12,2% so với năm 2008. Cơ cấu kinh tế (GDP) tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng có chậm lại. Cơ cấu kinh tế ước đạt: - Theo giá 1994: khu vực nông - lâm - thuỷ sản 44,03% (KH 43,4%), giảm 2,93%; khu vực công nghiệp - xây dựng 24,54% (KH 25,8%), tăng 1,36%; khu vực thương mại - dịch vụ 31,43% (KH 30,8%), tăng 0,57% so với năm 2008; Theo giá thực tế: khu vực nông - lâm - thuỷ sản 53,08%, giảm 2,5%; khu vực công nghiệp - xây dựng 20,10%, tăng 0,95%; khu vực thương mại - dịch vụ 26,82%, tăng 1,55% so với năm 2008. 3.1.2 Sản xuất nông nghiệp cơ bản hoàn thành kế hoạch, tạo nền tảng ổn định cho kinh tế - xã hội Tỉnh phát triển: Tổng diện tích gieo trồng cây trồng hàng năm thực hiện đạt 478.275 ha, bằng 107,39% kế hoạch, giảm 18.152 ha (lúa vụ 3 giảm 16.233 ha) so năm 2008, hệ số sử dụng đất 2,12 lần. Trong đó, diện tích lúa 450.876 ha (luá chất lượng cao đạt trên 60%), chiếm 94,27% tổng diện tích gieo trồng; năng suất lúa bình quân cả năm ước đạt 58,68 tạ/ha, tăng 0,58tạ/ha so năm 2008; sản lượng lúa đạt khoảng 2,645 triệu tấn, bằng 107,11% kế hoạch. Đối với cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày do khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, đầu ra không ổn định, nên diện tích xuống giống tăng chậm, đạt thấp so kế hoạch, ước đạt 27.399 ha, bằng 67,88% kế hoạch, trong đó, diện tích bắp 4.121 ha, đậu nành 5.342 ha, rau đậu các loại 9.492 ha, mè 2.748 ha, sen 1.859 ha, rau muống hạt 575 ha…; diện tích hoa kiểng 315 ha, cây ăn trái 22.999 ha. Diện tích rừng tập trung có xu hướng giảm, do nhiều chủ rừng sau khi khai thác không trồng lại rừng, vì doanh thu không bù đắp được chi phí đã đầu tư trồng rừng. Trong năm diện tích rừng khai thác 514 ha, diện tích trồng lại rừng 320 ha được hỗ trợ từ Chương trình 661; số cây phân tán trồng mới khoảng 5 triệu cây. Bên cạnh đó, do chủ động trong công tác PCCCR, mưa sớm trái mùa, nên số vụ cháy rừng có giảm, chỉ xảy ra 10 vụ, diện tích cháy 22,5 ha, giảm 11 vụ và diện tích giảm 372,3 ha so với cùng kỳ năm 2008. Chăn nuôi gia súc, gia cầm duy trì phát triển. Trong đó, chăn nuôi trang trại, nuôi công nghiệp theo xu hướng tăng lên; các mô hình hợp đồng liên kết đầu tư chăn nuôi đã hình thành và đi vào hoạt động (Cty Huỳnh Gia Huynh Đệ đầu tư nuôi vịt an toàn sinh học ở huyện Cao Lãnh, Tháp Mười; Cty CP hợp đồng nuôi heo gia công ở huyện Lấp Vò). Ước tính cả năm, tổng đàn gia súc gia cầm toàn Tỉnh có 290.642 con heo, 4,85 triệu con gia cầm, 50.605 tấn thịt hơi các loại. Nuôi trồng thuỷ sản có chậm lại, chủ yếu nuôi cá tra bãi bồi theo hướng tập trung trong vùng quy hoạch, có sự liên kết chặt giữa sản xuất và tiêu thụ, cùng với việc mở rộng vùng nuôi của các nhà máy chế biến, các mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, nuôi cá đồng (cá rô, cá lóc) đuợc nhân rộng, đạt hiệu quả. Do vậy kết qủa đạt khá so kế hoạch, diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 4.950 ha/KH 6.470 ha (nuôi cá tra 1.580 ha, nuôi tôm 1.300 ha), sản lượng nuôi đạt 284.569 tấn/KH 276.420 tấn, trong đó sản lượng cá tra 246.500 tấn/KH 240.000 tấn, tôm càng xanh 2.080 tấn/KH 2.420 tấn; sản xuất con giống 9,8 tỷ con cá tra bột, 97 triệu post tôm càng xanh và 146 triệu con cá giống khác, cung cấp con cá giống cho tỉnh và cho các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long; riêng con giống tôm càng xanh mới đáp ứng một phần nhu cầu nuôi trong tỉnh. Lĩnh vực cơ giới hóa, phát triển hạ tầng nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất được đẩy mạnh thực hiện, gắn với việc triển khai các đề án phục vụ Nghị quyết 07-NQ/TU của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 đã mang lại kết quả thiết thực cả về sản lượng và giá trị. Các mô hình sản xuất tiên tiến được nhân rộng, như mô hình: 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm trong sản xuất lúa; sản xuất rau an toàn; sản xuất cây ăn trái an toàn theo hướng VietGRAP; chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học; nuôi bán thâm canh tôm càng xanh… Tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa đạt khoảng 34% diện tích; diện tích đất canh tác được tưới bằng bơm điện 45%, bằng bơm dầu 38%; diện tích lúa áp dụng các biện pháp giảm gía thành tổng hợp đạt trên 55%, tiết kiệm chi phí sản xuất trên 200 tỷ đồng… Thực hiện khoảng 204 tỷ đồng đầu tư cho các công trình hạ tầng nông nghiệp (cấp Tỉnh 119 tỷ đồng, cấp huyện, thị, thành 85 tỷ đồng), bao gồm các công trình thuỷ lợi, kè, bờ bao, hạ tầng thuỷ sản, nước sạch nông thôn… Quan hệ sản xuất ở nông thôn từng bước được củng cố, nâng cao chất lượng, phát triển theo hướng đa ngành nghề, sản xuất gắn với tiêu thụ. Một số mô hình đạt hiệu quả cao, như sản xuất lúa theo hướng hiện đại tại HTXNN Tân Cương, huyện Tam Nông, HTXNN Thắng lợi, huyện Tháp Mười, lợi nhuận tăng từ 2 - 5 triệu đồng/ha so với sản xuất bình thường; mô hình nông thôn mới ở 05 xã điểm. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao, mới tập trung ở các mô hình điểm, chưa được nhân ra thành diện rộng, nhất là lĩnh vực kinh tế hợp tác. Toàn tỉnh hiện có 156 HTXNN, trong đó, có 97 HTXNN chỉ tổ chức một dịch vụ tưới, tiêu nước; 1.329 tổ hợp tác và 4.619 trang trại. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp năm 2009 ước đạt 10.736 tỷ đồng (giá 1994), trong đó, nông nghiệp 7.559 tỷ đồng, chiếm 70,41%, thuỷ sản 2.947 tỷ đồng, chiếm 27,45%, lâm nghiệp 230 tỷ đồng, chiếm 2,14% tổng giá trị sản xuất. Riêng trong nông nghiệp, trồng trọt 5.912 tỷ đồng, chiếm 78,21%, chăn nuôi 691 tỷ đồng, chiếm 9,13%. So với năm 2008, cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp chưa có sự chuyển dịch tích cực (cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2008 theo thứ tự trên là 70,13%, 27,72%, 2,15% và 80,09%, 10,68%). 3.1.3 Sản xuất công nghiệp được tăng cường hỗ trợ, tăng thêm năng lực vượt qua khó khăn, duy trì phát triển: Sản xuất công nghiệp tuy gặp khó khăn trong đầu ra của sản phẩm thuỷ sản chế biến xuất khẩu, thức ăn thuỷ sản, nhưng nhờ sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, nhất là chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng của Chính phủ; cùng với tính năng động, nhạy bén, kịp thời cuả các doanh nghiệp đã giữ vũng hoạt động của đơn vị, góp phần tích cực đảm bảo cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn duy trì phát triển với mức tăng trưởng 02 chữ số, nhưng có chậm lại và chưa đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (tăng trưởng công nghiệp - xây dựng ước đạt 17,60%, mục tiêu Nghị quyết 25,5%). Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp ước đạt 8.381 tỷ đồng (giá 1994), bằng 93,56% kế hoạch, tăng 16,50%, là mức tăng trưởng thấp nhất trong những năm qua. Trong đó, công nghiệp chế biến 8.238 tỷ đồng, chiếm 98,29%, công nghiệp khai thác 117 tỷ đồng, chiếm 1,40%, công nghiệp sản xuất điện, nước 26 tỷ đồng chiếm 0,31% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp Tỉnh. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu vẫn giữ mức tăng so với năm 2008, nhưng thấp so với kế hoạch. Cụ thể một số sản phẩm: thuỷ sản đông lạnh tăng 16,41%, thức ăn thuỷ sản tăng 52,06%, bánh phồng tôm tăng 24,76%, sản phẩm may mặc tăng 7,25%, gạo xay xát tăng 6,15%; thuốc viên các loại tăng 9,45%, cát khai thác tăng 13,33%, điện thương phẩm tăng 23,94%. Công tác xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp được tăng cường thực hiện, nhưng kết quả đạt được có mặt chưa cao. Số dự án đầu tư mới thu hút vào Tỉnh trong năm 2009 ước đạt khoảng 09 dự án, nâng tổng số dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh có khoảng 117 dự án, trong đó, có 57 dự án đi vào hoạt động, 26 dự án đang triển khai xây dựng, 34 dự án chuẩn bị đầu tư (khu công nghiệp 57 dự án: 33 dự án hoạt động, 16 dự án đang xây dựng, 08 dự án chuẩn bị đầu tư). Trong tổng số dự án đầu tư, lĩnh vực chế biến thuỷ sản và sản xuất thức ăn thuỷ sản chiếm khoảng 80%. Tình hình cung ứng điện, sản lượng điện thương phẩm cung ứng ước thực hiện 950 triệu KWh, tăng 24%, đạt 111,76% kế hoạch; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 98,7%. Công tác cải tạo và phát triển lưới điện được tăng cường thực hiện, ưu tiên cho khu vực sản xuất, trong đó, đã xây dựng mới trạm biến áp 110 kv khu công nghiệp Trần Quốc Toản, nâng cấp trạm biến áp 110 kv Thạnh Hưng, trạm biến áp 110 kv Sa Đéc, khảo sát đường dây - trạm biến áp 110 kv sông Hậu… Hoạt động xây dựng ngày càng tăng dần về quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu qủa. Tuy nhiên do nhu cầu xây dựng ngày càng tăng nhanh, với quy mô khối lượng lớn, yêu cầu thiết kế, kỹ thuật cao. Nên khả năng của lực lượng xây dựng trên địa bàn chưa đủ sức cân đối. Giá trị tăng thêm ngành xây dựng năm 2009 ước đạt 451 tỷ đồng, tăng 26,68% so với năm 2008. 3.1.4 Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển khá: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 21.630 tỷ đồng, bằng 108,74% kế hoạch, tăng 28,06%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 439 triệu USD, bằng 109,71% kế hoạch, kim ngạch xuất khẩu đạt cao so kế hoạch chủ yếu là xuất khẩu hàng hóa khác, bằng 3,9 lần kế hoạch; riêng giá trị thuỷ sản xuất khẩu bằng 99,6% kế hoạch, tăng 5,33% so năm 2008. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 442 triệu USD, bằng 98,16% kế hoạch, giảm 37,02% so năm 2008, mặt hàng nhập chủ yếu xăng dầu, phân bón, nguyên, phụ liệu sản xuất tân dược. Công tác xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư và tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh được chú trọng. Trong đó, đã tổ chức xúc tiến thương mại, đầu tư, an sinh xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, với nhiều hợp đồng, bản ghi nhớ đã được ký kết thuỷ sản chế biến xuất khẩu, thức ăn thuỷ sản, nhưng nhờ sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, nhất là chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng của Chính phủ; cùng với tính năng động, nhạy bén, kịp thời cuả các doanh nghiệp đã giữ vũng hoạt động của đơn vị, góp phần tích cực đảm bảo cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn duy trì phát triển với mức tăng trưởng 02 chữ số, nhưng có chậm lại và chưa đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (tăng trưởng công nghiệp - xây dựng ước đạt 17,60%, mục tiêu Nghị quyết 25,5%). Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp ước đạt 8.381 tỷ đồng (giá 1994), bằng 93,56% kế hoạch, tăng 16,50%, là mức tăng trưởng thấp nhất trong những năm qua. Trong đó, công nghiệp chế biến 8.238 tỷ đồng, chiếm 98,29%, công nghiệp khai thác 117 tỷ đồng, chiếm 1,40%, công nghiệp sản xuất điện, nước 26 tỷ đồng chiếm 0,31% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp Tỉnh. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu vẫn giữ mức tăng so với năm 2008, nhưng thấp so với kế hoạch. Cụ thể một số sản phẩm: thuỷ sản đông lạnh tăng 16,41%, thức ăn thuỷ sản tăng 52,06%, bánh phồng tôm tăng 24,76%, sản phẩm may mặc tăng 7,25%, gạo xay xát tăng 6,15%; thuốc viên các loại tăng 9,45%, cát khai thác tăng 13,33%, điện thương phẩm tăng 23,94%. Công tác xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp được tăng cường thực hiện, nhưng kết quả đạt được có mặt chưa cao. Số dự án đầu tư mới thu hút vào Tỉnh trong năm 2009 ước đạt khoảng 09 dự án, nâng tổng số dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh có khoảng 117 dự án, trong đó, có 57 dự án đi vào hoạt động, 26 dự án đang triển khai xây dựng, 34 dự án chuẩn bị đầu tư (khu công nghiệp 57 dự án: 33 dự án hoạt động, 16 dự án đang xây dựng, 08 dự án chuẩn bị đầu tư). Trong tổng số dự án đầu tư, doanh nghiệp, nhà đầu tư; tổ chức xúc tiến thương mại tại thủ đô Phnôm Penh-Vương quốc Campuchia và tham gia các hội chợ thương mại khác trong và ngoài nước, mở ra nhiều triển vọng mới cho lĩnh vực hợp tác phát triển kinh tế, xuất nhập khẩu của Tỉnh. Kinh tế biên giới từng bước được phát huy, mở rộng quy mô. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua biên giới ước đạt 75 triệu USD, trong đó, xuất khẩu 40 triệu USD, tăng 77,18%, nhập khẩu 35 triệu USD, tăng gấp 15 lần so vời cùng kỳ (các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: phân bón, vôi, máy móc, thiết bị…; các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: cát xây dựng, sơn nước các loại, đồ nhựa, inox…). Hoạt động du lịch có sự chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng khá, hạ tầng du lịch được chú trọng đầu tư nâng cấp, mở rộng. Tổng doanh thu du lịch và dịch vụ ăn uống, khách sạn năm 2009 ước đạt 76,2 tỷ đồng. Lượng khách du lịch ước đạt 1,13 triệu người, trong đó khách quốc tế 14.000 người. Các dịch vụ vận tải, tài chính tín dụng và thông tin - truyền thông phát triển mạnh. Trong đó, dịch vụ vận tải công cộng bằng xe buýt sẽ có thêm 03 tuyến xe buýt mới đi vào hoạt động: Sa Đéc-Vàm Cống, Sa Đéc-Vĩnh Long, thị xã Hồng Ngự - Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà; mạng điện thoại và internet, tính trên 100 dân có 87 điện thoại, 14 thuê bao internet. Chương trình 10.000 máy tính “Vì ngày mai phát triển” đã đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng cũng còn khó khăn, hạn chế, nhất là thủ tục vay vốn để mua máy tính. Kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển. Tính đến cuối tháng 10 năm 2009, toàn Tỉnh có 366 doanh nghiệp thành lập mới, vốn đăng ký 1.662 tỷ đồng, tăng 88,6% về số lượng và 2 lần về vốn đăng ký so cùng kỳ năm 2008; nâng tổng số doanh nghiệp toàn Tỉnh có 2.530 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 9.840 tỷ đồng, trong đó còn hoạt động khoảng 1.765 doanh nghiệp). Có 6.178 hộ kinh doanh cá thể thành lập mới, vốn đăng ký 520 tỷ đồng, tăng 88% về lượng và 95% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2008; nâng tổng số hộ kinh doanh cá thể toàn Tỉnh có khoảng 84 ngàn hộ, tổng vốn đăng ký khoảng 5 ngàn tỷ đồng. 3.1.5 Thực hiện vốn đầu tư phát triển được đẩy mạnh: Ước thực hiện tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 5.551 tỷ đồng, bằng 91% kế hoạch và chiếm 23,5% GDP; trong đó, vốn thuộc ngân sách nhà nước phân bổ theo kế hoạch 1.808 tỷ đồng, chiếm 32,6% tổng vốn đầu tư phát triển. Ước tính vốn đầu tư phát triển phân theo ngành kinh tế: khu vực nông nghiệp chiếm 12,7%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 38,3%, khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 49,0% tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn. 3.1.6 Thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt dự toán: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 2.286 tỷ đồng, bằng 118,38% dự toán, gồm: thu nội địa 2.036 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 250 tỷ đồng; thu vượt dự toán chủ yếu do thực hiện tốt công tác thu nợ đọng thuế, do tăng mức thu phí xăng dầu và do hoạt động kinh doanh chế biến gạo diễn biến thuận lợi. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 3.761 tỷ đồng, bằng 115,42% dự toán, trong đó, chi đầu tư phát triển 579,2 tỷ đồng, chi thường xuyên 1.820,5 tỷ đồng; chi đạt cao so dự toán, chủ yếu do tăng chi xây dựng cơ bản từ nguồn thu tiền sử dụng đất, từ nguồn NSTW bổ sung có mục tiêu và từ chi khác ngân sách. Năm 2009, tuy tình hình chung có nhiều khó khăn, nhưng nhờ kinh tế tiếp tục phát triển, nên thu ngân sách trên địa bàn có tăng so với dự toán, đảm bảo cân đối được các nhu cầu chi theo dự toán và đủ nguồn xử lý những nhu cầu chi ngoài dự toán của các ngành, các cấp, từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính-ngân sách đã được Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua. 3.1.7 Hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng mở rộng; Các đơn vị chức năng, các ngân hàng thương mại đã chủ động triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Chính phủ về hoạt động tín dụng ngân hàng. Tổng vốn huy động tại chỗ ước đạt 8.120 tỷ đồng, bằng 102,8% kế hoạch, tăng 23,3%; tổng dư nợ cho vay đạt 15.690 tỷ đồng, đạt kế hoạch, tăng 25%, trong đó, dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 28,8% tổng dư nợ, tăng 25% so với năm 2008. Về cho vay hỗ trợ lãi suất, tính đến cuối tháng 12 năm 2009, trên địa bàn Tỉnh đã thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất với 77.317 khách hàng là các doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân. Tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 7.483 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 49,15% tổng dư nợ toàn Tỉnh. Trong đó, dư nợ cho vay theo Quyết định 131 là 6.767 tỷ đồng, chiếm 44,45% tổng dư nợ cho vay toàn Tỉnh; Quyết định 443 là 708 tỷ, chiếm 4,65% tổng dư nợ cho vay toàn Tỉnh; Quyết định 497 là 7,7 tỷ đồng. Tổng số lãi tiền vay đã hỗ trợ cho khách hàng là 175 tỷ đồng. Nhìn chung, vốn tín dụng ngân hàng trong thời gian qua trên địa bàn Tỉnh đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. 3.2 Lĩnh vực văn hóa, xã hội chuyển biến tích cực 3.2.1 Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển: Năm học 2008-2009, ngành giáo dục và đào tạo đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển giáo dục. Tập trung các nội dung, chương trình đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới công tác thi; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học... Một số chỉ tiêu chính đạt được như: tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt: tiểu học 100%, trung học cơ sở 90%, tăng 1,3%, trung học phổ thông 64,76%, giảm 10,21%, bổ túc trung học phổ thông 9,11% (kể cả thí sinh tự do), giảm 6,19% so với năm 2008; có 5.774 thí sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng; tỷ lệ học sinh bỏ học giảm dần, nhưng chưa vững chắc, ở bậc tiểu học là 0,73%, trung học cơ sở là 3,31%, trung học phổ thông là 4,47%. Ngành giáo dục và đào tạo đã chủ động phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng trường lớp, mua sắm thiết bị dạy học, cung ứng sách giáo khoa, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các giáo viên, cán bộ quản lý ở các bậc học, cấp học cho năm học mới. Qua đó, đã triển khai năm học 2009 - 2010 đúng theo kế hoạch, với chủ đề: Năm đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, gắn với thực hiện 3 cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chí Minh; Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo; gắn với phong trào thi đua: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Theo số liệu đầu năm học, toàn Tỉnh có 670 trường mầm non và phổ thông, với 320.425 học sinh, 01 trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, với 113 học sinh; tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi: mẫu giáo 5 tuổi 93,48%, tiểu học 99,7%, trung học cơ sở 84,7%, trung học phổ thông 47,65%. Bên cạnh đó, ngành giáo dục và đào tạo đã phối hợp với ngành chức năng triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống dịch cúm A/H1N1 cho các truờng học trong tỉnh, đã kịp thời ngăn chặn, không để dịch bùng phát, lan rộng ở một số trường đã xuất hiện dịch. Về công tác đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường hỗ trợ các trường dạy nghề cấp huyện, gắn đào tạo với nhu cầu phát triển của địa phương, ngành, doanh nghiệp; hàng năm có trên 23.000 sinh viên, học viên theo học. Riêng đối với đào tạo, dạy nghề trong năm tuyển mới đào tạo nghề cho khoảng 21.500 em (cao đẳng nghề 600 em, trung cấp nghề 3.000 em, còn lại là sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên). Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 36,1%, trong đó, qua đào tạo nghề 24,7%. 3.2.2 Hoạt động khoa học, công nghệ, môi trường được chú trọng: Trong năm, triển khai nghiên cứu 12 đề tài, dự án khoa học mới, 03 đề tài, dự án ứng dụng và 22 đề tài, dự án khoa học chuyển tiếp, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ thông tin, xử lý ô nhiễm môi trường. Công tác quản lý công nghệ và sở hữu trí tuệ luôn được quan tâm, tổ chức các lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ, hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho các hợp tác xã, doanh nghiệp trong Tỉnh. Hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất được đẩy mạnh, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, bảo vệ tài nguyên môi trường, công nghệ thông tin, y tế... Nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã tiến hành đổi mới công nghệ, thiết bị, triển khai áp dụng các quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, GMP, HACCP, SQF… Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường được tăng cường thực hiện, ngày càng nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi đơn vị, cá nhân về bảo vệ tài nguyên, môi trường thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức như, tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi về an toàn vệ sinh môi trường ở các doanh nghiệp; phát động phong trào thu gom rác, vệ sinh môi truờng ở các khu vực chợ, khu đông dân cư, trồng cây xanh… Chú ý lồng ghép nội dung bảo vệ tài nguyên, môi trường vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước ở các khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản; kiểm tra các hoạt động khai thác cát sông… 3.2.3 Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được đảm bảo: Công tác y tế dự phòng được tăng cường thực hiện, tập trung phòng chống dịch sốt xuất huyết, dịch cúm A/H1N1, nhất là ở khu vực trường học, khu cụm công nghiệp, về cơ bản không có dịch bệnh lớn xảy ra, nhưng bệnh sốt xuất huyết diễn biến khá phức tạp, đến nay có 2.039 người mắc, tăng 122% so với cùng kỳ, đã có 03 cas tử vong; có 55 cas xác định nhiễm cúm A/H1N1, số cas nhiễm HIV/AIDS ngày càng gia tăng, đến nay có 4.343 nhiễm HIV (nhiễm mới 294 cas). Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm thực hiện, song kết quả đạt được có mặt chưa cao. Các cơ sở y tế đã có nhiều cố gắng trong tổ chức các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh ngày càng tăng của nhân dân. Các điều kiện về cơ sở vật chất đã được nâng lên đáng kể như trang bị thêm máy móc thiết bị, đầu tư nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở theo hướng chuẩn quốc gia về y tế xã. Triển khai thực hiện theo kế hoạch dự án Hỗ trợ y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long. Công tác xã hội hóa y tế được đẩy mạnh thực hiện. Tuy nhiên, do nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, nhất là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, nên tình trạng quá tải luôn xảy ra ở cả 3 tuyến, công suất sử dụng giường bệnh bình quân toàn Tỉnh vượt 25% so với quy định. Do đó, chất lượng khám chữa bệnh và hiệu quả hoạt động của các bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn. Kết quả ước thực hiện một số chỉ tiêu trong năm: tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng miễn dịch đầy đủ đạt 95%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 19,3%, số bác sĩ/1 vạn dân đạt 4,62 BS, số giường bệnh/1 vạn dân đạt 17,96 giường, tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã là 75%, tỷ lệ hộ gia đình dùng muối iốt đạt khoảng 90%. 3.2.4 Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em luôn được chú trọng: Hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em được các cấp, các ngành, đoàn thể triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn Tỉnh theo các mục tiêu của Chương trình hành động vì Trẻ em tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006-2010; Dự án Bạn hữu Trẻ em Tỉnh... Tập trung các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại ở trẻ em; bảo vệ, chăm sóc đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi; nước sạch và vệ sinh môi trường; phổ cập giáo dục; hoạt động thí điểm bảo vệ trẻ em tại cộng đồng; tổ chức tháng hành động vì trẻ em; chăm sóc tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vượt khó, học giỏi; tổ chức vui chơi cho các cháu nhân dịp lễ, tết; tổ chức phẩu thuật tim cho trẻ em…Ước thực hiện một số chỉ tiêu về chăm sóc, bảo vệ trẻ em: trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng cho 1.605 trẻ, giảm 190 trẻ phải lao động sớm so năm 2008, cứu giúp cho 20.000 trẻ thuộc hộ nghèo, số xã, phường, thị trấn có điểm vui chơi, giải trí dành cho trẻ em đạt 7,8%, có câu lạc bộ dành cho trẻ em đạt 25% và có Quỹ bảo trợ Trẻ em đạt 100% so tổng số xã, phường, thị trấn của Tỉnh, với số tiền huy động vào Quỹ đạt 8,7 tỷ đồng, phổ cập bơi cho 14.186 em… 3.2.5 Hoạt động văn hoá, thể thao đa dạng, phong phú: Hoạt động văn hoá, nghệ thuật ngày càng nâng cao chất lượng, nội dung theo hướng xã hội hóa, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, gắn với đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Các hoạt động bảo tàng, di tích Nguyễn Sinh Sắc, di tích Xẻo Quýt, thư viện, điện ảnh Tỉnh có bước chuyển biến tích cực; đặc biệt đã được nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cùng với đoàn cán bộ cách mạng lão thành đến thăm, khảo sát, cho ý kiến về việc xây dựng Bảo tàng Nam Bộ, mở rộng khu di tích lăng cụ Nguyễn Sinh Sắc. Công tác xây dựng gia đình, khóm ấp văn hóa tiếp tục thực hiện với chất lượng ngày càng được nâng lên. Ước tính trong năm có 87,35% hộ gia đình, 72,14% khóm, ấp, 12% xã, phường, thị trấn và 88,95% đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa. Thể dục thể thao tiếp tục phát triển, tăng dần về quy mô và chất lượng, các ngành, các cấp đã tổ chức nhiều cuộc hội thao, thi đấu, tạo khí thế hăng sai, sôi nổi trong phong trào luyện tập, thi đấu. Đã tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ III giai đoạn 2, với 07 môn thi đấu, Đoàn Đồng Tháp đã giành được hạng nhì toàn đoàn với 42 huy chương vàng, 48 huy chương bạc và 43 huy chương đồng. Ước tính trong năm có 25,74% số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, 13,9% hộ gia đình thể thao so với dân số và hộ gia đình toàn tỉnh và có 963 câu lạc bộ thể thao; Đội Bóng đá Tập đoàn cao su Đồng Tháp hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu trụ hạng… Đánh giá tổng quát Ước thực hiện 4 năm 2006-2009 so kế hoạch 5 năm 2006-2010 Trên cơ sở kết quả ước thực hiện năm 2009, đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện 4 năm của kế hoạch 5 năm 2006-2010 trên một số chỉ tiêu chủ yếu như sau: Về kinh tế - Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 4 năm 2006-2009 ước đạt 14,4%/năm, bằng 96,83% kế hoạch 5 năm. - GDP bình quân đầu người năm 2009 ước đạt 691 USD, bằng 89,97% kế hoạch 5 năm. - Cơ cấu kinh tế (GDP) năm 2009 ước đạt: khu vực nông - lâm - thuỷ sản 44,03%, khu vực công nghiệp - xây dựng 24,54%, khu vực thương mại - dịch vụ 31,43%. So mục tiêu kế hoạch 5 năm, đến năm 2010 cơ cấu kinh tế đạt theo thứ tự là 40,5%, 28,8%, 30,7%. - Năm 2009, ước thực hiện, sản lượng lúa 2,645 triệu tấn, sản lượng thuỷ sản nuôi 323 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu 439 triệu USD. So chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010, các chỉ tiêu này đều đạt và vượt kế hoạch (Kế hoạch đến năm 2010 đạt theo thứ tự là: trên 2 triệu tấn, 280 ngàn tấn, 400 triệu USD). - Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2009 ước đạt 2.286 tỷ đồng, bằng 125,26% kế hoạch 5 năm. Về xã hội, môi trường - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,02%, bằng 102,945 kế hoạch 5 năm (dân số trung bình năm 2010 có khoảng 1,678/KH 1,72 triệu người, bằng 97,56%). - Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 36,1% (trong đó đào tạo nghề đạt 24,7%), bằng 90,25% kế hoạch 5 năm. - Tạo việc làm mới và việc làm thêm 41.920 lao động, bằng 104,8% kế hoạch 5 năm. Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 5,69%, bằng 79,08% kế hoạch 5 năm. - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 19,3%, bằng 103,63% kế hoạch 5 năm. - Tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã 75%, đạt theo kế hoạch 5 năm. - Bình quân 1 vạn dân có 4,62 bác sĩ, bằng 93,3% kế hoạch 5 năm. - Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt 83%, bằng 97,65% kế hoạch 5 năm. Theo kết quả ước thực hiện trên, đến năm 2009 các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt khá so với mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010 đề ra. Trong đó, môt số chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch 5 năm, như: sản lượng lúa, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, kim ngạch xuất khẩu, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, giải quyết việc làm, tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. 4. Cơ sở hạ tầng: 4.1 Giao thông vận tải: Đồng Tháp có hệ thống giao thông đường bộ và thủy khá phong phú. Trong đó có các cửa ngõ giao lưu kinh tế quan trọng là: Quốc lộ 30 từ biên giới Campuchia nối liền quốc lộ 1A, nối với các Tỉnh: Tiền Giang, Long An và đặc biệt với khu kinh tế trọng điểm phía nam (TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu); Quốc lộ 80 nối quốc lộ 1A với phà Vàm Cống; Quốc lộ 54 nằm cặp sông Hậu kéo dài từ phà Vàm Cống đến Trà Vinh. Bên cạnh hệ thống giao thông bộ, còn có 02 nhánh sông lớn, sông Tiền và sông Hậu đi qua. Cảng Đồng Tháp thuộc hệ thống cảng biển quốc gia đang từng bước được đầu tư để trở thành đầu mối trung tâm tiếp nhận hàng hóa của Tỉnh và các loại phương tiện lớn trong nước và quốc tế. Phương án phát triển giao thông vùng ĐBSCL và Đồng Tháp Mười của Chính phủ được thực hiện, cụ thể là triển khai nâng cấp các tuyến quốc lộ 80, 54, 30, khởi công xây dựng mới Quốc lộ N1, N2 (đường Hồ Chí Minh), xây 02 cầu Cao Lãnh và Vàm Cống bắc qua sông Tiền và sông Hậu,...sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Đồng Tháp mở rộng giao thương, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. 4.2 Bưu chính - Viễn thông: Đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước với mọi hình thức. Dịch vụ điện thoại được mở rộng đến 100% số xã và các điểm tập trung dân cư bình quân có 87 máy/100 dân. Mật độ 14 thuê bao internet/100 dân, bưu điện văn hóa xã 108 điểm. 4.3 Điện lực: Tính đến nay, trên địa bàn Tỉnh đã có 2.770 km đường dây trung thế, 3.429 km đường dây hạ thế, 5.091 trạm biến thế phân phối với tổng dung lượng là 472 MVA và 361.385  điện kế được lắp đặt. Sản lượng điện thương phẩm cung ứng ước thực hiện 950 triệu KWh, tăng 24%, đạt 111,76% kế hoạch; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 98,7%: tỷ lệ hộ dân sử dụng điện ở thành thị đạt 99,95 % và tỷ lệ hộ dân sử dụng điện ở nông thôn đạt 98,20 %. Công tác cải tạo và phát triển lưới điện được tăng cường thực hiện, ưu tiên cho khu vực sản xuất, trong đó Cty điện lực II đã đầu tư trực tiếp 30 tỷ đồng để nâng cấp công suất trạm biến áp 110 kV Thạnh Hưng từ 50 MVA lên 65 MVA; nâng cấp công suất trạm biến áp 110 kV Sa Đéc từ 50 MVA lên 65 MVA. Hiện tại đang tiếp tục thi công công trình đường dây và trạm biến áp 110 kV KCN Trần Quốc Toản. 4.4 Cấp thoát nước:              Hệ thống cấp thoát nước được đầu tư theo yêu cầu của các khu đô thị, khu công nghiệp và dân cư. Tỷ lệ hộ dân kể cả nông thôn được sử dụng nước sạch được đảm bảo và từng bước nâng lên. 4.5 Tín dụng - Ngân hàng:                 Hệ thống ngân hàng thương mại phát triển mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh cá thể vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả. 4.6 Tiềm năng lao động: Về công tác đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường hỗ trợ các trường dạy nghề cấp huyện, gắn đào tạo với nhu cầu phát triển của địa phương, ngành, doanh nghiệp; hàng năm có trên 23.000 sinh viên, học viên theo học. Riêng đối với đào tạo, dạy nghề trong năm tuyển mới đào tạo nghề cho khoảng 21.500 em (cao đẳng nghề 600 em, trung cấp nghề 3.000 em, còn lại là sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên). Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 36,1%, trong đó, qua đào tạo nghề 24,7%. Dự kiến 2010 các trường dạy nghề trong toàn Tỉnh có quy mô đào tạo nghề hệ dài hạn từ 2.500 - 3.000 lao động/năm. Nâng cấp trường dạy nghề Tỉnh lên thành trường Kỹ thuật Công nghệ cao và phát triển thêm 83 cơ sở dạy nghề, khả năng đào tạo 30.000 người/năm. Như vậy, sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động cho các thành phần kinh tế, nhất là lao động qua đào tạo sẽ đạt trên 30%. 5. Các vấn đề về thể chế và chính sách: 5.1.Chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện - Về giải quyết việc làm: đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động, như tổ chức các sàn giao dịch việc làm, dạy nghề cho người lao động, hỗ trợ vốn vay giải quyết việc làm, tư vấn, cung ứng giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh… Ước thực hiện trong năm giải quyết việc làm cho 41.920 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 100 người; số lao động bị mất việc, thiếu việc làm trong những tháng đầu năm đã có việc làm ổn định trở lại. - Về giảm nghèo, công tác bảo trợ xã hội: các giải pháp giảm nghèo được triển khai thực hiện đạt hiệu quả, như hỗ trợ về y tế, giáo dục, hỗ trợ về tín dụng, hỗ trợ xây dựng nhà ở… cho các hộ nghèo và hộ cận nghèo. Ước thực hiện trong năm có 131.455 người nghèo được mua BHYT, 12.919 học sinh hộ nghèo được miễn học phí, đóng góp; 120.000 người cận nghèo được hỗ trợ mua BHYT; 3.500 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở; 29.693 lượt hộ nghèo được vay vốn làm ăn; hoàn thành việc hỗ trợ tiền Tết Kỷ Sửu cho 32.153 hộ nghèo trước ngày 28 Tết, với tổng số tiền 26,7 tỷ đồng; số hộ nghèo giảm còn 22.678 hộ, chiếm tỷ lệ 5,69% so với tổng số hộ dân cư. Tổ chức thành công đêm văn nghệ “Nghĩa tình Đồng Tháp” tại thành phố Hồ Chí Minh, với số tiền ủng hộ trên 105 tỷ đồng. Trợ cấp xã hội tại cộng đồng cho 20.400 đối tượng; cứu trợ các gia đình bị thiên tai hỏa hoạn với tổng số tiền 758,5 triệu đồng... - Về công tác chăm sóc người có công: hoạt động đền ơn, đáp nghĩa luôn được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp.doc
Luận văn liên quan