Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BIỂU ĐỒ CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN 1 I.1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN 1 I.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2 I.2.1. Tổng quan về Quy hoạch môi trường 2 I.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3 I.2.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 5 I.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 6 I.4. CĂN CỨ THỰC HIỆN DỰ ÁN 6 I.5. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM DỰ ÁN 7 I.5.1. Mục tiêu dự án 7 I.5.2. Nội dung dự án 8 I.5.3. Sản phẩm của dự án 8 I.6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN 8 I.6.1. Cơ quan chủ trì dự án 8 I.6.2. Cơ quan thực hiện dự án 8 I.6.3. Các cơ quan phối hợp chính 8 CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP 10 II.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 10 II.1.1. Vị trí địa lý 10 II.1.2. Địa chất, địa hình, địa mạo 10 II.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu 11 II.1.4. Đặc điểm sông rạch, kênh đào và chế độ thủy văn 12 II.2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP 13 II.2.1. Thực trạng kinh tế thời kỳ 1996 - 2005 13 II.2.2. Thực trạng văn hóa - xã hội tỉnh Đồng Tháp 20 II.2.3. Đánh giá tổng quan về thực trạng phát triển bền vững của tỉnh Đồng Tháp 26 CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP 31 III.1. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN TỈNH ĐỒNG THÁP 31 III.1.1. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất 31 III.1.2. Tài nguyên nước 34 III.1.3. Tài nguyên khoáng sản và tình hình khai thác sử dụng 37 III.1.4. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học 39 III.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP 44 III.2.1. Hiện trạng môi trường đất 44 III.2.2. Hiện trạng môi trường nước 46 III.2.3. Hiện trạng môi trường không khí 61 III.2.4. Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại 65 III.2.5. Tình hình thiên tai và sự cố môi trường 67 III.3. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP 68 III.3.1. Hiện trạng công tác quản lý 68 III.3.2. Một số khó khăn và tồn tại 71 III.4. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH VÀ CÁC VÙNG Ô NHIỄM/SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM 72 III.4.1. Xác định các vấn đề tài nguyên môi trường cấp bách 72 III.4.2. Xác định các khu vực ô nhiễm suy thoái trọng điểm 75 CHƯƠNG IV: DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 77 IV.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP 77 IV.1.1. Định hướng phát triển kinh tế 77 IV.1.2. Định hướng phát triển xã hội 81 IV.2. DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỔI TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 83 IV.2.1. Dự báo xu thế biến đổi tài nguyên 83 IV.2.2. Dự báo diễn biến môi trường 89 IV.3. DỰ BÁO CÁC KHU VỰC SUY THOÁI, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM 99 CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 103 V.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP 103 V.1.1. Quan điểm bảo vệ môi trường 103 V.1.2. Mục tiêu bảo vệ môi trường 104 V.2. ĐÁNH GIÁ SẮP XẾP ƯU TIÊN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 106 V.2.1. Đánh giá các vấn đề môi trường 106 V.2.2. Sắp đặt ưu tiên các vấn đề môi trường 111 V.3. XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 112 V.3.1. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường 112 V.3.2. Chương trình bảo vệ môi trường đô thị 113 V.3.3. Chương trình bảo vệ môi trường công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 115 V.3.4. Chương trình bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn 117 V.3.5. Chương trình phòng chống thiên tai 118 V.3.6. Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ rừng tỉnh Đồng Tháp 120 V.4. LỰA CHỌN THỨ TỰ ƯU TIÊN CÁC DỰ ÁN GIA ĐOẠN NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2020 121 V.4.1. Tiêu chí lựa chọn dự án ưu tiên 121 V.4.2. Lập ma trận để xác định các dự án ưu tiên 123 CHƯƠNG VI: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CÁC VÙNG TRỌNG ĐIỂM KINH TẾ TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 127 VI.1. ĐỀ XUẤT CÁC GIÁI PHẢP NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP 127 VI.1.1. Giải pháp kinh tế 127 VI.1.2. Giải pháp về tổ chức và tăng cường năng lực 128 VI.1.3. Giải pháp khoa học công nghệ 128 VI.1.4. Giải pháp về giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức về môi trường 129 VI.1.5. Giải pháp về hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế 129 VI.2. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN 130 VI.2.1. Phân công nhiệm vụ của các cơ sở trong công tác bảo vệ môi trường 130 VI.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND Thành phố, thị xã và các huyện 132 VI.2.3. Các tổ chức cơ quan, đoàn thể 133 CHƯƠNG VII: LẬP BẢN ĐỒ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP GẮN LIỀN VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 134 VII.1. CƠ SỞ DỮ LIỆU 134 VII.2. PHẦN MỀM SỬ DỤNG 134 VII.3. CÁC BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ 134 VII.4. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 134 VII.4.1. Thành lập bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt: 134 VII.4.2. Thành lập bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm: 135 VII.4.3. Thành lập bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường không khí: 136 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 137

doc173 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4074 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BIỂU ĐỒ CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN 1 I.1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN 1 I.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2 I.2.1. Tổng quan về Quy hoạch môi trường 2 I.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3 I.2.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 5 I.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 6 I.4. CĂN CỨ THỰC HIỆN DỰ ÁN 6 I.5. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM DỰ ÁN 7 I.5.1. Mục tiêu dự án 7 I.5.2. Nội dung dự án 8 I.5.3. Sản phẩm của dự án 8 I.6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN 8 I.6.1. Cơ quan chủ trì dự án 8 I.6.2. Cơ quan thực hiện dự án 8 I.6.3. Các cơ quan phối hợp chính 8 CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP 10 II.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 10 II.1.1. Vị trí địa lý 10 II.1.2. Địa chất, địa hình, địa mạo 10 II.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu 11 II.1.4. Đặc điểm sông rạch, kênh đào và chế độ thủy văn 12 II.2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP 13 II.2.1. Thực trạng kinh tế thời kỳ 1996 - 2005 13 II.2.2. Thực trạng văn hóa - xã hội tỉnh Đồng Tháp 20 II.2.3. Đánh giá tổng quan về thực trạng phát triển bền vững của tỉnh Đồng Tháp 26 CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP 31 III.1. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN TỈNH ĐỒNG THÁP 31 III.1.1. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất 31 III.1.2. Tài nguyên nước 34 III.1.3. Tài nguyên khoáng sản và tình hình khai thác sử dụng 37 III.1.4. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học 39 III.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP 44 III.2.1. Hiện trạng môi trường đất 44 III.2.2. Hiện trạng môi trường nước 46 III.2.3. Hiện trạng môi trường không khí 61 III.2.4. Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại 65 III.2.5. Tình hình thiên tai và sự cố môi trường 67 III.3. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP 68 III.3.1. Hiện trạng công tác quản lý 68 III.3.2. Một số khó khăn và tồn tại 71 III.4. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH VÀ CÁC VÙNG Ô NHIỄM/SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM 72 III.4.1. Xác định các vấn đề tài nguyên môi trường cấp bách 72 III.4.2. Xác định các khu vực ô nhiễm suy thoái trọng điểm 75 CHƯƠNG IV: DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 77 IV.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP 77 IV.1.1. Định hướng phát triển kinh tế 77 IV.1.2. Định hướng phát triển xã hội 81 IV.2. DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỔI TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 83 IV.2.1. Dự báo xu thế biến đổi tài nguyên 83 IV.2.2. Dự báo diễn biến môi trường 89 IV.3. DỰ BÁO CÁC KHU VỰC SUY THOÁI, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM 99 CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 103 V.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP 103 V.1.1. Quan điểm bảo vệ môi trường 103 V.1.2. Mục tiêu bảo vệ môi trường 104 V.2. ĐÁNH GIÁ SẮP XẾP ƯU TIÊN CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 106 V.2.1. Đánh giá các vấn đề môi trường 106 V.2.2. Sắp đặt ưu tiên các vấn đề môi trường 111 V.3. XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 112 V.3.1. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường 112 V.3.2. Chương trình bảo vệ môi trường đô thị 113 V.3.3. Chương trình bảo vệ môi trường công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 115 V.3.4. Chương trình bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn 117 V.3.5. Chương trình phòng chống thiên tai 118 V.3.6. Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ rừng tỉnh Đồng Tháp 120 V.4. LỰA CHỌN THỨ TỰ ƯU TIÊN CÁC DỰ ÁN GIA ĐOẠN NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2020 121 V.4.1. Tiêu chí lựa chọn dự án ưu tiên 121 V.4.2. Lập ma trận để xác định các dự án ưu tiên 123 CHƯƠNG VI: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CÁC VÙNG TRỌNG ĐIỂM KINH TẾ TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 127 VI.1. ĐỀ XUẤT CÁC GIÁI PHẢP NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP 127 VI.1.1. Giải pháp kinh tế 127 VI.1.2. Giải pháp về tổ chức và tăng cường năng lực 128 VI.1.3. Giải pháp khoa học công nghệ 128 VI.1.4. Giải pháp về giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức về môi trường 129 VI.1.5. Giải pháp về hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế 129 VI.2. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN 130 VI.2.1. Phân công nhiệm vụ của các cơ sở trong công tác bảo vệ môi trường 130 VI.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND Thành phố, thị xã và các huyện 132 VI.2.3. Các tổ chức cơ quan, đoàn thể 133 CHƯƠNG VII: LẬP BẢN ĐỒ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP GẮN LIỀN VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 134 VII.1. CƠ SỞ DỮ LIỆU 134 VII.2. PHẦN MỀM SỬ DỤNG 134 VII.3. CÁC BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ 134 VII.4. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 134 VII.4.1. Thành lập bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt: 134 VII.4.2. Thành lập bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm: 135 VII.4.3. Thành lập bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường không khí: 136 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 137 PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ PHỤC VỤ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP DANH MỤC BẢNG Bảng I.1: Tóm tắt một số dự án QHMT vùng tại Châu Á 4 Bảng II.1: Các chỉ tiêu vật chất ngành trồng trọt năm 1995, 2000, 2006 15 Bảng II.2: Các chỉ tiêu vật chất ngành chăn nuôi năm 1995, 2000, 2005 16 Bảng II.3: Các chỉ tiêu vật chất ngành thủy sản năm 1995, 2000, 2005 17 Bảng II.4: Các chỉ tiêu vật chất ngành lâm nghiệp năm 1995, 2000, 2006 18 Bảng III.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp năm 2006 33 Bảng III.2: Bảng điều tra tổng hợp giếng khoan khai thác tầng sâu 36 Bảng III.3: Tổng hợp tình hình khai thác cát sông 38 Bảng III.4: Ước tính lượng nước thải sinh hoạt đô thị năm 2006 46 Bảng III.5: Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt tại thành phố Cao Lãnh 46 Bảng III.6: Kết quả quan trắc chất lượng nước thải bệnh viện Đa Khoa Đồng Tháp 47 Bảng III.8: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất tinh bột và chăn nuôi heo 48 Bảng III.9: Vị trí các điểm lấy mẫu 49 Bảng III.10: Vị trí lấy mẫu 53 Bảng III.11: Vị trí lấy mẫu nước ngầm 59 Bảng III.12: Kết quả quan trắc chất lượng không khí tháng 3/2006 63 Bảng III.13: Tình hình xử lý chất thải bệnh viện ở Đồng Tháp 66 Bảng IV.1: Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Đồng Tháp 83 Bảng IV.2: Ước đoán dân số đô thị tỉnh Đồng Tháp năm 2010, 2020 84 Bảng IV.3: Dự tính nhu cầu dùng nước tại các đô thị năm 2010, 2020 85 Bảng IV.4: Dự tính nhu cầu dùng nước tại các đô thị năm 2010, 2020 85 Bảng IV.5: Dự báo lượng nước thải phát sinh tại các đô thị tỉnh Đồng Tháp vào năm 2010, 2020 89 Bảng IV.6: Hệ số phát thải ô nhiễm tính theo đầu người 90 Bảng IV.7: Dự báo tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải đô thị tại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010, 2020 90 Bảng IV.8: Ước tính tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải tại các KCN 91 Bảng IV.9: Ước đoán lưu lượng nước thải do hoạt động du lịch phát sinh năm 2010, 2020 92 Bảng IV.10: Ước tính tải lượng phân gia cầm, gia súc năm 2010, 2015, 2020 93 Bảng IV.11: Tải lượng các chất ô nhiễm phát thải vào môi trường không khí do hoạt động tại khu vực các lò gạch đến năm 2020 97 Bảng IV.12: Ước tính tải lượng chất thải rắn tai các KCN, CCN năm 2020 98 Bảng IV.13: Ước tính tải lượng rác thải sinh hoạt đô thị tỉnh Đồng Tháp 98 Bảng IV.14: Ước tính tải lượng rác y tế tỉnh Đồng Tháp 98 Bảng IV.15: Những khu vực ô nhiễm và suy thoái đặc biệt nghiêm trọng - nghiêm trọng đến năm 2020 102 Bảng V.1: Chỉ số C của các vấn đề môi trường 109 Bảng V.2: Xếp hạng các vấn đề môi trường 110 Bảng V.3: Chỉ số ưu tiên của các vấn đề môi trường 111 Bảng V.4: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 1 113 Bảng V.5: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 2 115 Bảng V.6: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 3 116 Bảng V.7: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 4 118 Bảng V.8: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 5 119 Bảng V.9: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 6 121 Bảng V.10: Khung đánh giá đối với tiêu chí 1 121 Bảng V.11: Khung đánh giá đối với tiêu chí 2 122 Bảng V.12: Khung đánh giá đối với tiêu chí 3 122 Bảng V.13: Khung đánh giá đối với tiêu chí 4 122 Bảng V.14: Khung đánh giá đối với tiêu chí 5 122 Bảng V.15: Ma trận xác định các dự án ưu tiên bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp 123 Bảng V.16: Thứ tự thực hiện các dự án 124 DANH MỤC HÌNH Hình III.1: Một góc VQG Tràm Chim 40 Hình III.2: Sếu đầu đỏ VQG Tràm Chim 42 Hình III.3: Khu vực làng nghề làm bột xã Tân Phú Đông, thị xã Sa Đéc 48 Hình III.4: Môi trường nước mặt tại tỉnh Đồng Tháp 56 Hình III.5: Môi trường nước mặt tỉnh Đồng Tháp trong điều kiện ngập lũ 58 Hình III.6: Khu vực sản xuất gạch ngói An Hiệp 64 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ III.1: Biểu diễn độ pH, nồng độ SS có trong nước thải tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 50 Biểu đồ III.2: Biểu diễn nồng độ BOD5, COD có trong nước thải tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 50 Biểu đồ III.3: Biểu diễn tổng Coliform trong nước thải tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 51 Biểu đồ III.4: Biểu diễn nồng độ SS, DO trong các ao cá trên địa bàn tỉnh 54 Biểu đồ III.5: Biểu diễn nồng độ BOD5, COD trong các ao cá trên địa bàn tỉnh 54 Biểu đồ III.6: Biểu diễn nồng độ BOD5, COD trong các ao cá trên địa bàn tỉnh 54 Biểu đồ III.7: Biểu diễn tổng Coliform, nồng độ Amoniac trong các ao cá trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 55 Biểu đồ III.8: Biểu diễn giá trị tổng Coliform trong môi trường nước tại các ao cá 55 Biểu đồ III.9: Biểu diễn nồng độ BOD5 trong môi trường nước mặt 56 Biểu đồ III.10: Biểu diễn nồng độ COD trong môi trường nước mặt 57 Biểu đồ III.11: Biểu diễn nồng độ DO trong môi trường nước mặt 57 Biểu đồ III.12: Diễn biến nồng độ DO, SS theo mùa của nước sông Tiền – Khu vực thị xã Sa Đéc từ năm 2001-2006 58 Biểu đồ III.13: Diễn biến nồng độ BOD5, COD theo mùa của nước sông Tiền – Khu vực thị xã Sa Đéc từ năm 2001-2006 58 Biểu đồ III.14: Diễn biến tổng Coliform theo mùa của nước sông Tiền – Khu vực thị xã Sa Đéc từ năm 2001-2006 59 Biểu đồ III.15: Biểu diễn nồng độ Clorua trong nước ngầm tỉnh Đồng Tháp 60 Biểu đồ III.16: Biểu diễn nồng độ Arsen trong nước ngầm tỉnh Đồng Tháp 60 Biểu đồ III.17: Biểu diễn tổng Coliform trong nước ngầm tỉnh Đồng Tháp 61 Biểu đồ III.18: Biểu diễn nồng độ Mangan và tổng Coliform trong nước ngầm 61 Biểu đồ III.19: Biểu diễn nồng độ bụi trong môi trường không khí xung quanh 62 Biểu đồ III.20: Biểu diễn độ ồn trong không khí 62 Biểu đồ III.21: Biểu diễn nồng độ Bụi lơ lửng và HF trong môi không khí tại khu vực các lò gạch 64 CÁC CHỮ VIẾT TẮT - BVMT  : Bảo vệ môi trường   - BVTV  : Bảo vệ thực vật   - CCN  : Cụm công nghiệp   - CN  : Công nghiệp   - CNH - HĐH  : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa   - ĐBSCL  : Đồng bằng sông Cửu Long   - ĐTM  : Đánh giá tác động môi trường   - IPM  : Quản lý dịch bệnh tổng hợp   - KCN  : Khu công nghiệp   - KHCN  : Khoa học công nghệ   - KHKT  : Khoa học kỹ thuật   - KTTV  : Khí tượng thủy văn   - KTXH  : Kinh tế xã hội   - MTV  : Một thành viên   - ngđ  : Ngày đêm   - NS&VSMT  : Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn   - PT - TH  : Phát thanh truyền hình   - PTBV  : Phát triển bền vững   - QH  : Quy hoạch   - QHMT  : Quy hoạch môi trường   - QLMT  : Quản lý môi trường   - Sở TN&MT  : Sở Tài nguyên và Môi trường   - SX - KD  : Sản xuất, kinh doanh   - TCVN  : Tiêu chuẩn Việt Nam   - THCN  : Trung học chuyên nghiệp   - TN  : Thanh niên   - TNHH  : Trách nhiệm hữu hạn   - TP  : Thành phố   - TTCN  : Tiểu thủ công nghiệp   - TTYT  : Trung tâm y tế   - TW  : Trung ương   - TX  : Thị xã   - UBND  : Ủy ban nhân dân   - VQG  : Vườn Quốc gia   - VSMT  : Vệ sinh môi trường   - WHO  : Tổ chức Y tế thế giới   - XNK  : Xuất nhập khẩu   CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN I.1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN Vùng đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ nguồn sông Mêkông, có 3 mặt giáp biển và đường biên giới bộ tiếp giáp với Campuchia. Vùng bao gồm 13 tỉnh, thành phố (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long), với tổng diện tích khoảng 4 triệu ha đất tự nhiên, chiếm tỷ lệ khoảng trên 21% dân số cả nước. ĐBSCL có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông sản và thủy sản; đóng góp đáng kể vào thị trường tiêu dùng trong cả nước và xuất khẩu (90% lượng gạo xuất khẩu, 60% giá trị xuất khẩu thủy sản và 70% sản lượng trái cây cho cả nước). Điều đó nói lên vai trò và vị trí quan trọng của vùng trong việc góp phần phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng Tháp là 1 trong 13 tỉnh/thành phố thuộc vùng ĐBSCL, có vị trí trung gian giữa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng kinh tế trọng điểm Cần Thơ – An Giang – Cà Mau – Kiên Giang, là cửa ngõ của vùng tứ giác Long Xuyên và là đầu mối giao lưu quan trọng của tiểu vùng Mêkông mở rộng. Với vị trí trên, Đồng Tháp có nhiều điều kiện thuận lợi trong quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế xã hội với các tỉnh ĐBSCL khác. Là tỉnh nông nghiệp, Đồng Tháp đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhờ vào cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch nhanh và đúng hướng, cơ cấu lao động nghề nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm qua, tổng GDP của tỉnh tăng từ 3.360 tỷ đồng năm 1995 lên 5.421 tỷ đồng năm 2000 và 9.973 tỷ đồng năm 2005, bình quân tăng 6,9%/năm trong giai đoạn 1996-2000 và 9,9%/năm trong giai đoạn 2001-2005 (riêng năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 13,5%), chủ yếu là do các ngành trồng trọt, thủy sản, công nghiệp và thương mại phát triển nhanh. Chất lượng tăng trưởng kinh tế dần dần được cải thiện, tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2005 cao hơn mức bình quân 5 năm trước. Thu nhập bình quân đầu người 5 năm qua tăng khá, tương đương 408 USD. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 14,2%, cơ cấu GDP về Nông lâm thủy sản 57,09%, Công nghiệp – Xây dựng 15,94%, Dịch vụ – Thương mại 27,04%. Tốc độ tăng trưởng khu vực Nông – Lâm – Thủy sản năm 2006 tăng 8,64%, Công nghiệp tăng 26,55%,Thương mại dịch vụ tăng 19,4% so với năm 2005. Sản lượng lúa ổn định ở mức 2,2 triệu tấn/năm. Trong đó, lúa chất lượng cao chiếm trên 70%. Tỉnh đang xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao với diện tích 180.000 ha để tăng sản lượng lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Bên cạnh đó, Đồng Tháp còn nổi tiếng với nghề trồng hoa kiểng với trên 150 ha cung cấp hàng trăm loại hoa và cây kiểng quý cho khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và cho cả nước. Các làng nghề hoa kiểng đang được đầu tư phát triển để nâng cao chất lượng. Với ưu thế sông nước, thủy sản được coi là thế mạnh thứ hai sau cây lúa. Nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp cả tỉnh do giá cả nguyên liệu ổn định ở mức cao, trong đó chủ lực là cá tra và cá ba sa. Năm 2006, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 5.300 ha tập trung nuôi cá ở bãi bồi ven sông Tiền, sông Hậu, là một tiềm năng lớn để phát triển thành vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua cũng đã gây ra những tác động nhất định ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường của tỉnh Đồng Tháp. Chính quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Đồng Tháp đã và đang đặt ra những vấn đề môi trường cấp bách, những thách thức to lớn trong những năm tới cần phải giải quyết: - Vấn đề bảo vệ môi trường vùng đất ngập nước. - Vấn đề bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và nông thôn. - Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước mặt, nước ngầm phục vụ cho việc cấp nước sinh hoạt và sản xuất. - Vấn đề khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản nhằm phát huy những tiềm năng và lợi thế của tỉnh. - Vấn đề thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải từ các bệnh viện, trạm xá, trung tâm y tế. - Vấn đề quản lý và khống chế ô nhiễm không khí do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. - Vấn đề bảo vệ môi trường tại các khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống. - Vấn đề quản lý chất thải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải nguy hại. - Vấn đề hoàn thiện tổ chức, bộ máy và tăng cường năng lực quản lý môi trường. - Vấn đề nâng cao nhận thức về BVMT cho người dân, nhất là đối với khu vực nông thôn. - Vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Để đạt mục tiêu phát triển bền vững KTXH tại tỉnh Đồng Tháp, dự án “Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020” là rất cần thiết nhằm đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế biến đổi môi trường và đề xuất các phương án ưu tiên nhằm bảo vệ và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. I.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC I.2.1. Tổng quan về quy hoạch môi trường - Chiến lược môi trường: là sự chọn lựa có căn cứ khoa học cho các định hướng hoặc mục tiêu về môi trường cùng KTXH, là tiền đề cơ bản của kế hoạch và quy hoạch môi trường, là cơ sở để hoạch định các chính sách môi trường và những biện pháp cơ bản cho việc thực hiện chiến lược đó. Chiến lược môi trường là bước đi đầu tiên của kế hoạch và quy hoạch môi trường. - Quy hoạch môi trường: là quá trình sử dụng các hệ thống kiến thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp thực hiện tốt nhất trong khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, cải thiện và bảo vệ môi trường theo không gian và thời gian được xác định làm cơ sở cho các quyết định về phát triển khu vực, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Mục tiêu của công tác QHMT nhằm: xác định các hành động về môi trường mang tính hệ thống, đồng bộ và được xếp thứ tự ưu tiên; huy động mọi nguồn lực cần thiết, bảo đảm thực hiện tốt các kế họach hành động về môi trường đã định ra nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường, tránh gây suy thoái chất lượng môi trường hoặc khôi phục những môi trường đã bị suy thoái, phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Các nội dung chính của Quy hoạch môi trường bao gồm: Phân chia lãnh thổ nghiên cứu thành các tiểu vùng chức năng phục vụ quy hoạch môi trường dựa vào các tiêu chí phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đánh giá hiện trạng môi trường gắn liền với hiện trạng phát triển kinh tế xã hội và xác định các vấn đề cấp bách. Đánh giá tác động môi trường chiến lược dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội hoặc các ngành kinh tế của địa phương, dự báo các vấn đề cấp bách. Xác định quan điểm và mục tiêu quy hoạch môi trường. Đề xuất các chương trình, dự án bảo vệ môi trường. Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi trường. Lập bản đồ quy hoạch môi trường trên cơ sở chồng ghép các bản đồ đơn tính với tỷ lệ và mục tiêu thích hợp. Đề xuất các kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển bền vững. - Kế hoạch môi trường: được lập theo thời gian cùng với các mục tiêu hoặc định hướng về môi trường trong sự thống nhất với các mục tiêu hoặc định hướng KTXH nhằm làm cho KTXH phát triển và môi trường bền vững. - Đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. I.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Từ những năm cuối thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, quy hoạch môi trường (QHMT) đã là mối quan tâm của quốc tế bởi vì suy thoái môi trường ngày càng gia tăng trên thế giới. QHMT đã phát triển rất sớm tại các nước có nền khoa học phát triển như Pháp, Mỹ, Nga… và sau đó là các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Ngoài ra, lĩnh vực QHMT cũng được các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) quan tâm trong việc ra quyết định hỗ trợ tài chính cho các nước trong quá trình phát triển kinh tế. Tại Châu Mỹ La Tinh: Báo cáo quy hoạch tổng hợp phát triển vùng được thực hiện bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (năm 1984). Báo cáo này chỉ rõ sự cần thiết phải kết hợp quản lý môi trường (QLMT) vào trong phát triển bền vững (PTBV) kinh tế vùng ngay từ đầu. Tại Châu Á: Trong khoảng thời gian trùng với các dự án QHMT tại Châu Mỹ La Tinh, cũng nổi lên mối quan tâm về việc kết hợp các khía cạnh kinh tế và môi trường. Các dự án tương đối khác nhau về mức độ kết hợp kinh tế – môi trường đã diễn ra tại Indonesia, Hàn Quốc, Philipin, Malaysia và Thái Lan. Bảng I.1: Tóm tắt một số dự án QHMT vùng tại Châu Á Dự án  Đặc tính vùng quy hoạch  Năm hoàn thành  Loại hình quy hoạch  Diện tích (km2)  Dân số (1.000 người)  Chú ý   Quy hoạch tổng thể quản lý chất lượng nước hồ Laguna (Philipin)  Lưu vực hồ  1984  Quy hoạch cải thiện chất lượng nước vùng  3.820  1.840  Trình bày tốt bước chuẩn bị cho QHMT vùng   Dự án phát triển tổng hợp vùng Palawan (Philipin)  Vùng đảo  1985  QHMT vùng  12.000  318  Ít chú ý môi trường đô thị, công nghiệp   Nghiên cứu quy hoạch lưu vực hồ Songkhla (Thái Lan)  Lưu vực hồ  1985  QHMT và kinh tế vùng  9.119  1.250  Dự án có chất lượng tốt   Nghiên cứu quy hoạch lưu vực hồ Songkhla (Thái Lan)  Lưu vực hồ  1985  QHMT và kinh tế vùng  9.119  1.250  Dự án có chất lượng tốt   QHTTMT lưu vực sông Hàn (Hàn Quốc)  Lưu vực sông  1986  QHMT vùng  24.000  14.000  Hạn chế về kiểm soát môi trường đô thị   Dự án PTBV vùng ven biển phía Đông (Thái Lan)  Vùng ven biển  1986  QHMT vùng  13.000  1.200  Thiếu kết nối với các nhà ra quyết định về kinh tế   QH sử dụng đất tối ưu và QHMT vùng Segara Anakan (Indonesia)  Vùng đầm lầy  1986  QHMT và kinh tế vùng  200  7,6  Dự án tốt về bảo tồn tài nguyên sinh thái   Dự án cải thiện môi trường thung lũng Klang (Malaysia)  Thung lũng  1987  QHMT vùng  2.842  2.465  Thiếu sự tham gia của các tổ chức chính phủ   Dự án quản lý và kiểm soát ô nhiễm công nghiệp vùng Samatprakarn (Thái Lan)  Vùng công nghiệp hóa  1987  QHMT vùng  890  700  Thiếu về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước   Nguồn: ADB, Guidelines for Intergrated Regional Economic-cum-Environmental Development Planning- A Review of Regional Environmental Development Planning Studies in Asia,1991 Trong những năm 80 của thế kỷ XX, trong 8 dự án QHMT tại Châu Á thì đã có 5 dự án QHMT vùng; 02 dự án QHMT lồng ghép trong phát triển kinh tế và 1 dự án quy hoạch cải thiện chất lượng môi trường vùng. Nhìn chung, mỗi nghiên cứu đều có một số thiếu sót nhất định; nhất là chưa đề cập một cách đầy đủ các vấn đề môi trường, thể chế và kinh tế của vùng quy hoạch. I.2.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam QHMT hiện nay tại Việt Nam nói chung còn tương đối mới mặc dù vấn đề này đã được quan tâm từ lâu. Kể từ năm 1998, 1999, Cục Môi trường (nay là Cục Bảo vệ Môi trường) đã tổ chức thực hiện những nghiên cứu đầu tiên về QHMT: - Phương pháp luận QHMT. - 2 hướng dẫn về QHMT và QHMT vùng. - Quy hoạch sơ bộ môi trường Đồng bằng sông Hồng. Tất cả các báo cáo này do Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường kết hợp với các chuyên gia của Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện. Tiếp theo các nghiên cứu này, hàng loạt các đề tài, dự án liên quan đến QHMT đã và đang được triển khai thực hiện, bao gồm: - QHMT tỉnh Quảng Ninh do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và các chuyên gia Việt Nam thực hiện. - QHMT Tp. Huế (1998); QHMT Tp. Thái Nguyên (1999) do Trung tâm Quy hoạch Đô thị và Phát triển Nông thôn – Bộ Xây dựng thực hiện. - Nghiên cứu xây dựng QHMT đồng bằng Sông Cửu Long do Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường thực hiện năm 1999. - Nghiên cứu điều tra đánh giá tình hình ô nhiễm và suy thoái môi trường vùng Đồng bằng Sông Cửu Long do quá trình công nghiệp hóa (CNH) và đô thị hóa (ĐTH) làm cơ sở xây dựng QHMT phục vụ PTBV kinh tế xã hội (KTXH) do Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC thực hiện năm 2000. - QHMT vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) (giai đoạn I) do Cục Môi trường phối hợp với Viện Môi trường & Tài Nguyên, Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC, Trung tâm Công nghệ & Quản lý môi trường – CENTEMA thực hiện trong giai đoạn 2000 - 2001. - Nghiên cứu QHMT phục vụ cho phát triển KTXH bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2001 – 2010 do Trung tâm ENTEC thực hiện năm 2001. - Nghiên cứu xây dựng QHMT vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (TP Đà Nẵng, Tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi) – Trung tâm KHKT & CN quân sự thực hiện năm 2004. - Quy hoạch môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình thực hiện năm 2007. - Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2008 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình thực hiện. - Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình thực hiện. - Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình thực hiện. - Và nhiều các nghiên cứu khác về QHMT. Đặc biệt là mới đây có 2 Đề tài thuộc chương trình "Bảo vệ Môi trường và Phòng tránh thiên tai" (KC-08) và 1 nhiệm vụ trọng điểm cấp Nhà nước đã được nghiệm thu cấp cơ sở và cấp Nhà nước là: - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ phát triển KTXH vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) (KC.08.02) do cố GS.TS Lê Quý An làm chủ nhiệm đề tài. - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) (TP. Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi) (KC.08.03) do PGS.TS. Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm đề tài. - Nhiệm vụ trọng điểm: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ PTBV vùng Đông Nam Bộ do GS.TS Lâm Minh Triết làm chủ nhiệm đề tài. Đây là ba đề tài lớn và toàn diện về nghiên cứu QHMT. Trong đó, mỗi đề tài tiếp cận theo mỗi hướng tương đối khác nhau nhưng về cơ bản đã thống nhất về khái niệm, mục tiêu, nội dung và các kỹ thuật, công cụ sử dụng để xây dựng QHMT. I.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh vùng ĐBSCL. - Thu thập, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, các dự án quốc tế có liên quan tại tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh vùng ĐBSCL. - Nghiên cứu các tài liệu về pháp luật, các chính sách, các quy định và các chương trình hành động ưu tiên bảo vệ môi trường quốc gia để áp dụng cho tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh vùng ĐBSCL. - Học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực. - Phương pháp chuyên gia phân tích và thảo luận. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động kinh tế xã hội. - Phương pháp quản lý môi trường trên diện rộng (AEQM – Areawide Environmental Quality Management). - Phương pháp lấy mẫu, phân tích thực địa. - Phương pháp ứng dụng công nghệ GIS trong việc thành lập các bản đồ hiện trạng và quy hoạch môi trường. - Phương pháp phân tích lợi ích chi phí. I.4. CĂN CỨ THỰC HIỆN DỰ ÁN - Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/8/2006 về việc chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. - Quyết định số 01/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05 tháng 01  năm 1998 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn từ nay tới năm 2010. - Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 8 năm 2000 về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020. - Quyết định số 256/2003/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 02 tháng 12 năm 2003 về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 năm 2003. Kèm theo Quyết định này là Danh mục 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp Quốc gia về bảo vệ môi trường. - Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 08 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). - Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch Quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 với mục tiêu hoàn thành việc điều tra, thống kê và hiện trạng hệ thống xử lý chất thải tại các khu đô thị, khu cụm công nghiệp và các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh. - Chỉ thị 36/CT.TW ngày 25 tháng 06 năm 1998 của Bộ Chính trị và trong những Chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm thực hiện Chỉ thị 36/CT.TW của Bộ Chính trị. - Nghị quyết số 41 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có đề ra quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. - Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 của UBND tỉnh Đồng Tháp. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 của UBND tỉnh Đồng Tháp. - Một số văn bản của UBND tỉnh Đồng Tháp trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp. I.5. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM DỰ ÁN I.5.1. Mục tiêu dự án Mục tiêu của dự án này là cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm: - Đánh giá tổng thể hiện trạng tài nguyên, môi trường tỉnh Đồng Tháp. - Tăng cường năng lực quản lý, giám sát, đầu tư và đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm điều chỉnh hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoạt động chuyển đổi cơ cấu nông lâm ngư nghiệp nhằm phòng ngừa ô nhiễm. - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần phát triển bền vững KTXH tỉnh Đồng Tháp. - Quy hoạch môi trường chi tiết các vùng kinh tế trọng điểm tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. I.5.2. Nội dung dự án - Đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường do sự tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp. - Dự báo xu thế biến đổi tài nguyên môi trường tỉnh Đồng Tháp dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các vùng phụ cận. - Xác định các vấn đề tài nguyên môi trường cấp bách của tỉnh Đồng Tháp từ nay đến năm 2020. - Đề xuất quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên tại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. - Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. - Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi trường tại các vùng trọng điểm kinh tế tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. - Phân công thực hiện quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. - Lập bản đồ hiện trạng và quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. I.5.3. Sản phẩm của dự án TT  Tên sản phẩm  Số lượng  Quy cách, chất lượng   1  - Tập báo cáo “Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020”  Theo yêu cầu  Theo các nội dung nêu trong đề cương.   2  - Tập báo cáo các chuyên đề  Theo yêu cầu  Theo các nội dung nêu trong đề cương.   3  - Bản đồ hiện trạng và quy hoạch môi trường (tỷ lệ 1: 25.000)  Theo yêu cầu  Theo các nội dung nêu trong đề cương.   4  - Đĩa mềm ghi báo cáo và bản đồ  Theo yêu cầu  Đĩa CD   I.6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN I.6.1. Cơ quan chủ trì dự án Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp. I.6.2. Cơ quan thực hiện dự án Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình – Bộ Tài nguyên và Môi trường. Địa chỉ: số 30, đường số 3, Khu phố 4, Phường Bình An, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08.2960412 Fax: 08.2960412 Email: ttktmt@vnn.vn - trungtammoitruong@yahoo.com I.6.3. Các cơ quan phối hợp chính - Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Đồng Tháp. - Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Đồng Tháp. - Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Đồng Tháp. - Sở Công nghiệp tỉnh Đồng Tháp. - Sở NN & PTNT tỉnh Đồng Tháp. - Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp. - Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp. - Sở Thương mại Du lịch tỉnh Đồng Tháp. - UBND các huyện, thị tỉnh Đồng Tháp. CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP II.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN II.1.1. Vị trí địa lý Đồng Tháp là 1 trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 3.374,07 km2, chiếm 8,17% diện tích vùng ĐBSCL, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km. Tỉnh Đồng Tháp có tọa độ địa lý từ 105o12’ đến 105o58’ kinh độ Đông; từ 10o07’ đến 10o58’ vĩ độ Bắc, với ranh giới hành chính được xác định như sau: - Phía Bắc giáp Campuchia. - Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. - Phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang. - Phía Tây giáp tỉnh An Giang. Đồng Tháp có 9 huyện (Hồng Ngự, Tân Hồng, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung và Châu Thành), 1 thị xã Sa Đéc và 1 thành phố Cao Lãnh. Trong đó, Hồng Ngự và Tân Hồng là 2 huyện biên giới giáp Campuchia. II.1.2. Địa chất, địa hình, địa mạo II.1.2.1. Địa chất Lịch sử phát triển địa chất của tỉnh Đồng Tháp có cùng chung lịch sử phát triển của vùng ĐBSCL, với sự thành tạo của phù sa cổ (trầm tích Pleistocene) và phù sa mới (trầm tích Holocene) qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long. - Phù sa cổ (trầm tích Pleistocene, QIII): phân bố dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia (Tân Hồng) và chìm dần dưới phù sa mới. Ở huyện Tam Nông và phía Bắc huyện Tháp Mười, phù sa cổ nằm rất nông, cách mặt đất khoảng một vài mét hoặc lộ ra thành những giồng hoặc gò. Sét loang lỗ phù sa cổ có thể sử dụng trong sản xuất gạch ngói và gốm sứ bậc thấp. - Phù sa mới (trầm tích Holocene, QIV): được hình thành trong giai đoạn biển tiến và lùi từ khoảng 6.000 năm trước đây cho đến nay. Vật liệu trầm tích gồm: các lớp sét xám xanh, xám trắng hoặc nâu và cát. Phù sa mới bao gồm 2 cấu trúc: lớp sét mặn màu xám xanh nằm bên dưới và các trầm tích nước lợ hoặc ngọt phủ bên trên, tạo nên một nền đất yếu phủ ngay trên bề mặt có độ dày 20 – 30 m. Phù sa mới phần lớn chứa chất hữu cơ, có độ ẩm tự nhiên cao hơn giới hạn chảy và các chỉ tiêu cơ học đều có giá trị thấp. Các lớp phù sa mới có sức chịu nén trung bình 0,24 - 0,7 kg/cm2, lực kết dính 0,10 - 0,29 kg/cm2, là loại đất yếu, chỉ phù hợp cho việc phát triển các loại nhà thấp tầng. Nhìn chung, địa hình tỉnh Đồng Tháp bằng phẳng, phù hợp cho việc triển khai các công trình phục vụ sản xuất, phát triển giao thông. Tuy nhiên, do địa bàn có nhiều kênh, rạch phải tốn kém nhiều chi phí làm cầu; nền đất yếu đòi hỏi chi phí gia cố nền móng cao, đặc biệt đối với các công trình cao tầng. II.1.2.2. Địa hình Cùng với các điều kiện tự nhiên và vị trí nằm trong vùng đồng bằng Châu Thổ, được hình thành từ phù sa sông nên Đồng Tháp có địa hình khá bằng phẳng, nhất là khu vực Đồng Tháp Mười. Độ cao chênh lệch không lớn, trung bình khoảng 2 m. Sông Tiền đã chia Đồng Tháp thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền và vùng phía Nam sông Tiền. - Vùng phía Bắc sông Tiền: địa hình tương đối bằng phẳng. Bao gồm các huyện thuộc khu vực Đồng Tháp Mười như: huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười và Thành phố Cao Lãnh. Vùng phía Bắc sông Tiền có hướng dốc: Tây Bắc – Đông Nam, cao ở vùng biên giới và vùng ven sông Tiền, thấp dần về phía trung tâm Đồng Tháp Mười, tạo thành vùng lòng máng trũng, rộng lớn có dạng đồng lụt kín. - Vùng phía Nam sông Tiền: nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu. Bao gồm: huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và Thị xã Sa Đéc. Địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa. Cao độ phổ biến từ 0,8 - 1,0 m; cao nhất là 1,5 m; thấp nhất là 0,5 m. II.1.2.3. Địa mạo Địa mạo tỉnh Đồng Tháp có dạng như sau: - Đê tự nhiên ven sông Tiền và sông Hậu: hình thành do quá trình bồi tụ phù sa của sông Tiền và sông Hậu, tạo thành dãy đất cao và các cù lao dọc theo sông, thuộc các huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông, huyện Cao Lãnh, thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và huyện Châu Thành... - Bưng sau đê: đây là vùng trũng, thoát nước kém có mạng thoát thủy hình nhánh cây. Bưng sau đê sông Tiền là phần diện tích nằm sau đê tự nhiên của sông Tiền. Bưng sau đê của sông Hậu không rõ nét. - Đồng trũng (đồng lũ kín): đồng trũng khu vực phía Bắc sông Tiền. Địa hình ở đây có dạng lòng chảo, thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam và từ sông Tiền vào nội đồng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm, thuộc các huyện nằm trong nội đồng vùng Đồng Tháp Mười. Đồng trũng khu vực Nam sông Tiền (gồm các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành): có dạng lòng máng, địa hình thấp dần từ hai bờ sông vào bên trong. II.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu Tỉnh Đồng Tháp có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, trùng với gió mùa Tây Nam. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; gió mùa Đông Bắc từ tháng 12-2, gió Nam, Đông Nam tháng 3-4. - Nhiệt độ: trung bình trong năm 27,0 - 27,3oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn (khoảng 4,3oC). Tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất (29,5oC). Tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (25,2oC). - Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm ở Đồng Tháp là 1.600 – 1.700 mm, thuộc loại trung bình ở đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa phân bố không đồng đều theo các mùa trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm đến 90 - 92% lượng mưa của cả năm và tập trung vào các tháng 9, 10 (30 - 40%), Trong mùa mưa thường có thời gian khô hạn (hạn Bà Chằn) vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. - Độ ẩm tương đối của không khí: bình quân năm là 82 – 85% và thay đổi theo mùa. Mùa mưa độ ẩm không khí cao, đạt cực đại vào tháng 9, 10 (88%). Mùa khô độ ẩm thấp và đạt trị số cực tiểu vào tháng 2, 3 (78 – 80%). - Lượng bốc hơi: bình quân 3,1 mm/ngày và có khuynh hướng giảm dần xuống theo hướng Nam. Các tháng mùa khô có lượng bốc hơi lớn, trung bình 3,1 – 4,6 mm/ngày. Các tháng mùa mưa có lượng bốc hơi nhỏ 2,3 – 3,3 mm/ngày. - Số giờ nắng: cao, bình quân năm khoảng 2.500 giờ/năm và khoảng 6,8 giờ/ngày và có khuynh hướng giảm dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Vào mùa khô, số giờ nắng là 7,6 – 9,1 giờ/ngày, vào mùa mưa là 5,1 - 7 giờ/ngày. - Gió: Trên địa bàn, trong năm thường thịnh hành hai hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4); gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10). Tốc độ gió nhìn chung không cao (trung bình năm 1,0 – 1,5 m/s, trung bình lớn nhất 17 m/s). Do nằm sâu trong đất liền, hướng gió mạnh thường là Tây đến Tây Nam. II.1.4. Đặc điểm sông ngòi, kênh rạch và chế độ thủy văn II.1.4.1. Đặc điểm sông rạch, kênh đào Với 120 km sông Tiền và 30 km sông Hậu cùng với những con sông lớn như sông Sở Thượng và sông Sở Hạ, Đồng Tháp còn có hệ thống khoảng 1.000 kênh rạch lớn nhỏ với tổng chiều dài dòng chảy là 6.273 km. Mật độ sông trung bình: 1,86 km/km2. - Sông Tiền: là dòng chảy chính chảy qua 114 km chia tỉnh Đồng Tháp thành 2 vùng lớn: Vùng phía Bắc sông Tiền thuộc khu vực Đồng Tháp Mười và vùng phía Nam sông Tiền thuộc khu vực giữa sông Tiền – sông Hậu. Chiều rộng sông biến động trong khoảng 510 - 2.000 m, chiều sâu lòng sông trung bình từ 15 – 20 m, lưu lượng bình quân 11.500 m3/s, lớn nhất 41.504 m3/s, nhỏ nhất 2.000 m3/s. - Sông Hậu: dài khoảng 30 km trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, chiều rộng biến động trong khoảng 300 – 500 m và chiều sâu lòng sông thay đổi từ 10 – 30 m. - Các dòng chảy chính khác: + Hệ thống các kênh rạch ngang: chuyển nước từ sông Tiền vào Đồng Tháp Mười như: kênh Trung Ương, kênh Đồng Tiến, kênh Nguyễn Văn Tiếp... Trong đó, quan trọng nhất là kênh Trung Ương chiếm 40% tổng lượng nước các kênh ngang cấp cho nội đồng. + Hệ thống các kênh dọc: kênh 2/9, kênh Thống Nhất, kênh Tân Công Chí, kênh Tân Công Sính, kênh Phước Xuyên... Trong đó, nước sông Tiền theo kênh 28 – Phước Xuyên lên rất xa, là nguồn bổ sung nước quan trọng cho vùng Đồng Tháp Mười. + Hệ thống các tự nhiên: như Sở Thượng, Sở Hạ, Ba Răng, Cần Lố... đã góp phần khá lớn trong việc cấp và thoát nước ở các huyện phía Bắc sông Tiền. + Phía Nam sông Tiền: ngoài tự nhiên như rạch Sa Đéc, rạch Cái Tàu Hạ còn có những tuyến kênh quan trọng như kênh Lấp Vò, kênh Mương Khai... nối sông Tiền và sông Hậu. II.1.4.2. Chế độ thủy văn Mùa lũ: kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, do dòng lũ từ sông Tiền, sông Hậu và dòng tràn từ biên giới Campuchia. So với các huyện ở phía Bắc sông Tiền, lũ xuất hiện tại các huyện phía Nam sông Tiền chậm hơn Tân Châu 10 - 20 ngày. Vào tháng 7, khi nước sông dâng cao, nội đồng tích nước, mực nước bình quân cao dần. Những vùng ngập sớm trước ngày 15/8 là huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, một phần huyện Tân Hồng, Cao Lãnh, Tháp Mười. Các vùng còn lại của vùng Đồng Tháp Mười và bờ Nam sông Tiền như Tân Mỹ, Tân Khánh Đông ngập trước ngày 1/9. Các vùng ven sông Hậu ngập từ ngày 1/9 đến 15/9. Cường suất lũ lên từ 3 - 4 cm/ngày, cá biệt có khi lên đến 10 cm/ngày. Mùa kiệt: bắt đầu không đồng bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, chậm dần từ phía Bắc xuống phía Nam, thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, kiệt nhất là vào tháng 4. Trong mùa kiệt, lưu lượng sông Tiền và sông Hậu giảm mạnh nhưng mực nước sông Tiền luôn luôn cao hơn sông Hậu. Trong điều kiện lũ trung bình (tương đương lũ năm 1999, tần suất 50%), độ sâu ngập lũ lớn nhất khoảng 3,25 m. - Khu vực ngập sâu trên 3 m: diện tích nhỏ, tập trung ở khu vực Thường Phước (huyện Hồng Ngự), một phần huyện Tân Hồng. - Khu vực ngập từ 2 – 3 m: phân bố ở các diện tích thấp của Đồng Tháp Mười như: khu vực Ngũ Thường (Hồng Ngự), kênh Thống Nhất, kênh Tân Công Sính... - Khu vực ngập từ 1 – 2 m: phân bố phần lớn ở các huyện Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, phía Bắc huyện Cao Lãnh và một phần diện tích trũng của các huyện phía Nam sông Tiền (Lấp Vò, Lai Vung). - Khu vực ngập dưới 1 m: phân bố ở ven sông Tiền, các gò cao của huyện Tân Hồng, phía Nam các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, TP.Cao Lãnh và các huyện phía Nam sông Tiền. Trong điều kiện lũ lớn (tương đương lũ năm 2000, ứng với tần suất khoảng 4%), độ sâu ngập lũ lớn nhất lên đến 4,25 m. Diện tích vùng ngập sâu 2 – 3 m tăng lên rất nhiều. Diện tích của vùng ngập sâu dưới 1 m thu hẹp chỉ còn ở Gò Sa Rài, ở khu vực Kênh số 1 và kênh Hội Đồng Tường (huyện Cao Lãnh) và diện tích ở vùng ven sông Hậu và các huyện phía Nam như Châu Thành và thị xã Sa Đéc. Thời gian ngập lũ: trong những năm lũ trung bình (1999), phần lớn diện tích ngập trên 4 tháng nằm ở phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp. Hầu hết diện tích còn lại của tỉnh ngập từ 1 - 3 tháng. Diện tích ngập dưới 1 tháng không lớn, nằm ven sông Tiền của huyện Cao Lãnh (giáp với Tiền Giang). Trong năm lũ lớn (năm 2000), thời gian ngập của diện tích nằm phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp kéo dài từ 4 - 5 tháng nhưng thời gian ngập của các khu vực ven sông Tiền, sông Hậu không kéo dài hơn bao nhiêu so với lũ bình thường. II.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP II.2.1. Thực trạng kinh tế thời kỳ 1996 - 2006 II.2.1.1. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2005 đạt 9,93% cao hơn 3,07% so với giai đoạn 1996 – 2000. GDP theo giá hiện hành tăng từ 3.360 tỷ đồng năm 1995 lên đến 5.421 tỷ đồng năm 2000, 9.973 tỷ đồng năm 2005 và 12.115 tỷ đồng vào năm 2006. GDP bình quân tăng 6,9%/năm trong giai đoạn 1996 – 2000 và 9,9 %/năm trong giai đoạn 2001 – 2005, riêng năm 2006 tốc độ tăng trưởng đạt 14,27%, chủ yếu là do các ngành trồng trọt, thủy sản, công nghiệp và thương mại phát triển nhanh. Các chỉ số trên cho thấy nền kinh tế tỉnh phát triển khá và đều đặn trong các năm qua, tuy nhiên tốc độ chỉ bằng 94,6% bình quân toàn vùng ĐBSCL (10,5%/năm). II.2.1.2. Phát triển các ngành kinh tế a. Nông nghiệp a.1. Trồng trọt Ngành trồng trọt giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu sử dụng đất (chiếm tỷtrọng 74,38% diện tích tự nhiên, 94% diện tích đất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp với thứ tự giá trị tăng thêm là: lúa, cây ăn quả, rau màu, cây công nghiệp hàng năm; trong đó, sản xuất lúa chiếm ưu thế rõ rệt. Tổng diện tích canh tác năm 2006 là 223.859 ha, tổng diện tích gieo trồng ước vào khoảng 453.977 ha. Trong điều kiện đồng lũ thích nghi với canh tác lúa nước, canh tác lúa có vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh. Trong thời kỳ 1996 – 2006, diện tích canh tác lúa tăng trên 1.600 ha, đạt 223.859 ha năm 2006 và phân bố trên hầu hết địa bàn tỉnh, nhiều nhất là tại Tháp Mười và Cao Lãnh; diện tích gieo trồng tăng rất nhanh nhờ vào quá trình tăng vụ. Năng suất lúa bình quân thuộc vào loại cao so với toàn vùng ĐBSCL (5,3 tấn/ha) và gia tăng ở mức độ trung bình (1,7%/năm). Sản lượng lúa tăng chậm trong giai đoạn 1996 – 2000 (0,8%/năm) và tăng rất nhanh trong những năm gần đây (6,8%/năm). Năm 2006, đạt 2.404.824 tấn, bình quân sản lượng lúa trên đầu người là 1.442 kg, thuộc vào loại cao so với các tỉnh vùng ĐBSCL. - Năng suất và sản lượng lúa tăng khá nhanh trong 5 năm gần đây do nông dân ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh, chọn giống; do hiệu quả của các chương trình khuyến nông, chương trình giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Hoa màu lương thực: tập trung chủ yếu tại khu vực ven sông Tiền, sông Hậu và các cù lao. Diện tích cây bắp chiếm 4.989 ha, tập trung chủ yếu tại Hồng Ngự. Tổng sản lượng năm 2006 là 36.141 tấn bắp. - Rau màu thực phẩm: có diện tích gieo trồng tăng nhanh, từ 4.536 ha năm 1995 lên 9.976 ha năm 2006 (tăng 7,4 %/năm), phân bố chủ yếu tại khu vực ven sông và cù lao, trong đó ngoài các loại rau phổ thông phục vụ đô thị và hệ thống canh tác được đặc trưng bởi vùng tập trung rau muống lấy hạt tại Thanh Bình và Hồng Ngự, vùng trồng ớt tại Thanh Bình. Năng suất rau tăng rất nhanh, dẫn đến sản lượng tăng nhanh (từ 25.555 tấn năm 1995 lên 151.682 tấn năm 2006. - Cây công nghiệp hàng năm gồm các loại cây chính là đậu nành và mè. Nhìn chung, cây công nghiệp hàng năm chiếm tỷ trọng không cao, phát triển ít ổn định và phụ thuộc vào điều kiện thị trường. Diện tích đậu nành có khuynh hướng giảm từ 7.915 ha năm 1995 còn khoảng 3.187 ha năm 2000 và tăng nhanh lên 6.719 ha năm 2006, phân bố chủ yếu tại huyện Lấp Vò. Cây mè phân bố chủ yếu tại Lai Vung, diện tích gieo trồng 2.207 ha, sản lượng 2.356 tấn. Trong điều kiện chịu ảnh hưởng lũ, kinh tế vườn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp phát triển kém, chủ yếu phân bố tại khu vực ven sông vùng Cao Lãnh và vùng Sa Đéc. Cây dừa chiếm diện tích chỉ vào khoảng 464 ha, phân tán trong vườn cây ăn trái và có khuynh hướng giảm nhanh (-11,5%/năm), năng suất thấp (5,23 tấn/ha). Sản lượng năm 2006 là 2.427 tấn (giảm 1.079 tấn so với năm 2000). - Cây ăn trái có diện tích canh tác tăng nhẹ từ 15.372 ha năm 1995 lên đến 21.939 ha năm 2006 (tăng 3,2 %/năm). Trong đó, nhãn (5.864 ha) và xoài (7.144 ha) là 2 loại cây trồng chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là cây có múi (2.883 ha). Về cơ cấu, diện tích các loại cây ăn trái biến động mạnh theo điều kiện thị trường và tình hình dịch bệnh. Bảng II.1: Các chỉ tiêu vật chất ngành trồng trọt năm 1995, 2000, 2006  1995  2000  2006   I. DIỆN TÍCH (ha)   1. Lương thực  385.332  410.998  458.966   - Lúa  383.053  408.368  453.977   - Ngô  3.294  2.890  4.989   2. Rau đậu các loại  4.526  4.033  9.976   3. Cây CN hàng năm  11.346  4.601  9.853   - Đậu nành  7.915  3.187  6.719   - Mè   287  2.207   4.Cây CN lâu năm (dừa)  2.017  964  464   5. Cây ăn trái  15.372  16.830  21.939   - Cam, chanh, quýt, bưởi  2.940  2.962  2.883   - Xoài  2.898  3.662  7.144   - Nhãn  2.206  6.191  5.864   II. SẢN LƯỢNG   1. Lương thực  1.811.706  1.889.887  2.440.965   - Lúa  1.802.169  1.878.426  2.404.824   - Ngô  9.537  11.461  36.141   2. Rau đậu các loại  25.555  27.830  151.682   3. Cây CN hàng năm      - Đậu nành  15.581  6.575  14.016   - Mè   132  2.356   4. Cây dừa (1000 trái)  10.895  3.506  -   5. Cây ăn trái  22.838  55.013  157.718   - Cam, chanh, quýt, bưởi  9.205  19.619  28.818   - Xoài  5.154  12.557  37.005   - Nhãn  8.479  22.837  49.476   Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2006 Giá trị sản xuất: tăng chậm trong giai đoạn 1996 – 2000 và tăng rất nhanh trong giai đoạn 2001 – 2006. Giá trị sản xuất năm 2006 là 7.421.534 triệu đồng (tương đương với 5.426.481 triệu đồng theo giá so sánh 1994). a.2. Chăn nuôi Trong điều kiện đồng lũ, ngành chăn nuôi tăng trưởng chậm, chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp (11,6%). Các sản phẩm chính là: heo, trâu, bò, dê, gia cầm. - Đàn heo: tăng chậm trong giai đoạn 1996 – 2000 và tăng nhanh trong giai đoạn 2001 – 2006. Tổng đàn năm 2006 ước khoảng 322.428 đầu heo, sản lượng 31.502 tấn năm 2006. Nhìn chung, so với các tỉnh vùng ĐBSCL, chăn nuôi heo tại Đồng Tháp có vòng quay thấp nên năng suất thịt xuất chuồng hàng năm không cao. Hiện tại, Đồng Tháp có trên 150 trang trại chăn nuôi heo, trong đó có 4 trang trại chăn nuôi heo nái giống với tổng đàn có mặt thường xuyên từ 40 – 50 nái giống sinh sản.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (172trang).doc
Luận văn liên quan