Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ V đã xác định ngành công nghiệp VLXD là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong quá trình đẩy tới một bước sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh. Điều đó, đặt ra cho ngành VLXD một cơ hội rất thuận lợi, song cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề. Dự án quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã cố gắng lý giải về thị trường, về những nguồn lực và thuận lợi cơ bản có tác động tích cực đến sản xuất VLXD, thông qua đó xác lập các phương án phát triển sản xuất VLXD cho Bà Rịa - Vũng Tàu cụ thể hoá đến năm 2015 và 2020, với mong muốn làm cho dự án có tính khả thi, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế ở tỉnh.
Dự án đã đề xuất, các hạng mục công trình sản xuất VLXD cần được ưu tiên đầu tư mở rộng, cải tạo hoặc xây dựng mới. Đây là những cơ sở có quy mô công nghiệp, có công nghệ sản xuất hiện đại, làm thay đổi cơ bản bộ mặt của ngành VLXD ở tỉnh. Các cơ sở sản xuất VLXD hiện có cũng sẽ được nâng cấp về công nghệ để khỏi lạc hậu trong quá trình chuyển biến của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, những đề xuất đó dù dè dặt hay lạc quan, nó cũng chỉ có thể là tiệm cận với thực tế sẽ diễn ra, mà trong quá trình thực hiện cần tiếp tục được bổ sung hoàn chỉnh thêm.
Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 chỉ còn tám năm nữa để thực hiện nên không phải là thời gian dài, để dự án quy hoạch trở thành hiện thực, đòi hỏi sự quan tâm của các ngành, các cấp ở trung ương và địa phương, trước hết là thống nhất về mặt quan điểm, chủ trương, trên cơ sở đó có kế hoạch đầu tư thích đáng cho ngành VLXD. Sau khi dự án đã được phê duyệt, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành có liên quan đưa nội dung quy hoạch vào kế hoạch 5 năm và hàng năm; đồng thời giao cho Sở Xây dựng chủ trì thực hiện dự án, phổ biến tới các ngành, các cấp, các doanh nghiệp sản xuất VLXD trên địa bàn (thuộc các thành phần kinh tế) để phối hợp triển khai theo phương án quy hoạch đề ra.
Đó là những tiền đề quan trọng để dự án quy hoạch VLXD đi vào cuộc sống, góp phần xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tỉnh giàu mạnh của Vùng Đông Nam Bộ.
96 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3547 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a ngành nghề bao gồm nhiều chủng loại sản phẩm để rút gọn đầu mối, nhằm đơn giản hoá cho công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh.
* Định hướng phân bố sản xuất VLXD như sau :
+ Phát triển sản xuất VLXD với việc hình thành các khu, cụm công nghiệp VLXD tập trung, sản xuất ra nhiều chủng loại VLXD để tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, và hỗ trợ lẫn nhau trong việc đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật, trong đầu tư và trang bị các phòng thí nghiệm.
+ Tiếp tục đầu tư các cơ sở sản xuất VLXD tại những khu, cụm công nghiệp VLXD đã hình thành trong giai đoạn đến năm 2020, trong đó sẽ tập trung đầu tư cho những khu, cụm công nghiệp VLXD ở khu vực ngoại thành và ven nội. Tiếp tục hình thành một số khu, cụm công nghiệp VLXD gắn liền với những đô thị và khu công nghiệp tập trung. Tại đây sẽ phát triển một số loại VLXD như các loại gạch không nung, bê tông cấu kiện, bê tông tươi và bê tông bán lắp ghép, sản xuất các cấu kiện bê tông dạng khung, cấu kiện bê tông dạng không gian để phục vụ công nghiệp hoá việc xây lắp, sản xuất và cung cấp tại chỗ, phục vụ cho các chương trình xây dựng nhà ở đô thị, giảm chi phí vận chuyển các loại VLXD đến các công trình xây dựng và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình.
+ Tiếp tục giải toả các cơ sở sản xuất VLXD gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các thị xã, thành phố, thị trấn, các khu đông dân cư, di chuyển vào các khu công nghiệp hoặc ra ngoại thành. Xây dựng các cơ sở sản xuất cấu kiện đúc sẵn, bê tông thương phẩm, vữa xây dựng tại các khu bãi trung chuyển ở ngoại thành.
Phần thứ tư
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VLXD TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ĐẾN NĂM 2020
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH.
Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.
Theo phương án quy hoạch đã nêu, nhu cầu vốn đầu tư để phát triển sản xuất VLXD ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu từ nay đến năm 2020 khoảng 1.343,95 tỷ đồng. Để huy động được các nguồn vốn cần phát huy tối đa các nguồn nội lực và huy động các nguồn lực từ bên ngoài, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.
- Xây dựng cơ chế, chính sách để huy động tối đa các nguồn vốn trong tỉnh và các tỉnh ngoài. Trong đó nguồn vốn trong tỉnh giữ vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, các hình thức tạo vốn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây dựng.
- Huy động vốn trong các doanh nghiệp bằng các biện pháp khuyến khích tiết kiệm để tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng và tăng cường hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp ở các tỉnh khác để cùng góp vốn đầu tư. Nguồn vốn tích luỹ tái đầu tư từ các doanh nghiệp có khả năng tăng do số lượng các doanh nghiệp của tỉnh tăng, cùng với những biện pháp tận dụng máy móc, thiết bị nhà xưởng, sử dụng hiệu quả sức lao động, giảm chi phí nguyên nhiên, vật liệu, tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm...
- Huy động các nguồn vốn trong dân cư bằng cách khuyến khích tư nhân lập doanh nghiệp sản xuất VLXD trên cơ sở tập hợp nhiều hộ cá thể sản xuất nhỏ lẻ, đồng thời huy động nguồn vốn này qua các hình thức trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp.
- Thu hút vốn đầu tư từ các tỉnh khác dưới các hình thức hợp tác, liên doanh. Cần liên kết với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long để đầu tư phát triển sản xuất VLXD. Khuyến khích hình thức hợp tác liên doanh dưới dạng góp vốn bằng tài nguyên, đất đai, lao động. Muốn có nguồn vốn này cần xây dựng các dự án khả thi, chi tiết, phù hợp để phát triển sản xuất, trên cơ sở tính toán hiệu quả để thu hút các nguồn vốn vay tín dụng. Đề xuất với các nguồn vốn tín dụng để các dự án được vay vốn dài hạn. Có chính sách miễn, giảm tiền thuê đất hoặc một số lệ phí đối với những dự án đầu tư bên ngoài trong những năm đầu hoạt động hoặc đối với những dự án đầu tư vào các vùng khó khăn.
- Cần tranh thủ tối đa nguồn vốn từ ngân sách trung ương hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng công trình cấp thoát nước, mở rộng mạng lưới giao thông, mạng lưới điện,.. để đầu tư ngoài hàng rào cho các nhà máy sản xuất VLXD.
Chuẩn bị các điều kiện để kêu gọi đầu tư và điều tra cơ bản.
Để thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh, trước mắt, tỉnh cần chủ động thông báo danh mục kêu gọi đầu tư, lựa chọn địa điểm cho các công trình sản xuất VLXD đã được quy hoạch,... Để cải thiện môi trường kinh doanh, tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cả nước và nước ngoài tham gia đầu tư như tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư, có cơ chế hỗ trợ các nhà đầu tư: đơn giản hoá thủ tục cấp giấy phép như giảm thời gian hoàn thành thủ tục và giảm số thủ tục, bảo đảm minh bạch và cung cấp thông tin về tiếp cận đất đai, thúc đẩy quy trình đăng ký kinh doanh bằng việc giảm thời gian, lập cơ quan phát triển kinh tế nhằm cung cấp thông tin kinh doanh dễ tiếp cận cũng như các văn bản pháp lý và quy hoạch cho các nhà đầu tư; Nghiên cứu bổ sung một số chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư bao gồm kinh phí đền bù giải toả, xây dựng các cơ sở hạ tầng trong các khu cụm công nghiệp.
Khảo sát thăm dò tính toán lại trữ lượng, xác lập giá trị thực của một số khu mỏ đá để phục vụ cho việc phát triển khai thác đá; các mỏ sét gạch ngói ở tất cả các huyện; Đặc biệt, cần khảo sát thăm dò các khu vực cát sông suối nhánh để có thể khoanh vùng các điểm mỏ cát được khai thác không ảnh hưởng đến môi trường và cấp phép khai thác cho các đơn vị có điều kiện khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế. Cần tiến hành tìm kiếm, khảo sát, thăm dò các mỏ đất sét đồi không thuộc đất nông nghiệp để có thêm nguồn đất cung ứng cho các nhà máy gạch tuy nen. Do mức độ điều tra, thăm dò các điểm mỏ khoáng sản còn hạn chế, nên các doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác cần đầu tư khảo sát bổ sung đánh giá đầy đủ chất, trữ lượng để có cơ sở tin cậy cho mở rộng sản xuất, khai thác lâu dài nhất là đá xây dựng, cát sỏi lòng sông. Vốn đầu tư cho công tác điều tra, đánh giá triển vọng các loại khoáng sản đá ốp lát, sét, cát... do các doanh nghiệp dự kiến đầu tư.
Việc tìm kiếm bổ sung các mỏ khoáng sản làm nguyên liệu phải đi đôi với các biện pháp tiết kiệm khoáng sản trong khai thác và sử dụng nhất là đối với đất sét làm gạch ngói.
Trong công tác chuẩn bị đầu tư cần chú trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là việc nâng cấp các tuyến đường giao thông vào các khu mỏ khoáng sản được khai thác làm nguyên liệu cho sản xuất VLXD, đường ra vào các khu cụm công nghiệp, các nhà máy sản xuất VLXD, các đường vào các bến bãi tập kết cát, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư khai thác tài nguyên và phát triển sản xuất.
Phát triển nguồn nhân lực kết hợp với phát triển khoa học công nghệ.
Công tác đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngành công nghiệp VLXD phát triển theo hướng sử dụng các công nghệ tiến tiến, thiết bị hiện đại, vì vậy đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ KHKT có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề vững vàng, để nhanh chóng tiếp thu và làm chủ được các công nghệ sản xuất tiên tiến.
Tổ chức các lớp đào tạo chuyên ngành như:
+ Đào tạo cán bộ kỹ thuật: Kỹ sư và cán bộ kỹ thuật đảm bảo vận hành hiệu quả dây chuyền sản xuất. Các ngành nghề chủ yếu là: công nghệ silicat, công nghệ vật liệu xây dựng, điện, cơ khí, điện tử.
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ tổ chức, quản lý, nắm vững quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành khai thác mỏ lộ thiên, an toàn lao động trong khai thác...
+ Đào tạo cán bộ quản lý và thị trường: Chủ yếu là ngành Quản trị kinh doanh và marketing.
+ Đào tạo cán bộ quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm, môi trường. Các ngành nghề chủ yếu là môi trường, phân tích kiểm nghiệm, giám định chất lượng.
Hiện tại lực lượng lao động sản xuất VLXD có tay nghề cao còn rất thiếu, vì vậy trong giai đoạn tới đào tạo nghề phải tăng nhanh về quy mô và chất lượng và hiệu quả. Thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo nghề, đa dạng hoá các loại hình đào tạo.
Khuyến khích phát triển tài năng trẻ, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ KHKT hiện có, tạo điều kiện cho họ thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển. Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút các cán bộ KHKT có trình độ cao và lực lượng lao động có tay nghề giỏi từ các địa phương khác tới làm việc. Đồng thời có chính sách khuyến khích các học sinh trong tỉnh theo học các ngành nghề về sản xuất VLXD bằng cách tiếp nhận sinh viên, học sinh khi ra trường vào các cơ sở sản xuất VLXD.
Chú trọng nâng cao công nghệ khai thác để thu hồi triệt để, tránh lãng phí tài nguyên, cải tiến nâng cao chất lượng gia công, chế biến đạt sản phẩm chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường và bảo vệ được môi trường môi sinh.
Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất VLXD. Từng bước đầu tư chuyển đổi sang công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, loại bỏ dần các thiết bị công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên nhiên vật liệu và gây ô nhiễm môi trường, để tránh bị tụt hậu. UBND tỉnh cần xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ cao. Đầu tư thích đáng cho việc ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, đặc biệt đối với sản xuất vật liệu xây dựng không nung. Nâng cao năng lực và chất lượng khai thác khoáng sản, tập trung cho các dự án đá xây dựng và cát xây dựng, nhưng phải có giải pháp thiết kế khai thác và phục hồi môi trường tại khu vực khai thác. Ngoài ra, hoạt động khoa học công nghệ cần quan tâm tới công tác tuyên truyền, thông tin quảng cáo những kinh nghiệm trong sản xuất VLXD ở từng doanh nghiệp cũng như tuyên truyền sản xuất và sử dụng các sản phẩm VLXD không nung như gạch xây không nung, bê tông nhẹ, ngói xi măng - cát để giảm bớt nhu cầu về vật liệu nung.
Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước.
- Sau khi quy hoạch được phê duyệt cần phải phổ biến rộng rãi cho các ngành, các cấp chính quyền, các tổng công ty, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để nghiên cứu, quản lý và chuẩn bị lực lượng tham gia đầu tư phát triển sản xuất VLXD. Việc cấp giấy phép khai thác tài nguyên và đầu tư nhà máy sản xuất phải theo đúng quy hoạch.
- Nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp, các ngành trong tỉnh đối với sản xuất VLXD là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với một số lĩnh vực khai thác đá, cát, sản xuất gạch nung. Công tác quản lý hoạt động khoáng sản tiếp tục thực hiện theo đúng các quy định của Luật khoáng sản. Nghiêm cấm tuyệt đối các hoạt động khai thác, sản xuất VLXD không phép, trái phép. Việc quản lý đầu tư và sản xuất VLXD cần tập trung vào một đầu mối là Sở xây dựng và có sự phân cấp rõ ràng cho các cấp quản lý huyện theo quy mô để quản lý chặt chẽ mọi hoạt động sản xuất VLXD.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh đối với xã hội và người tiêu dùng theo đúng luật định của nhà nước. Bổ sung thêm lực lượng cán bộ chuyên ngành quản lý khai thác và sản xuất VLXD tại các cấp huyện và ngay cả tại cơ quan cấp tỉnh là Sở Xây dựng để thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động đầu tư khai thác và sản xuất VLXD.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các hoạt động khai thác khoáng sản như công tác giám sát các nguồn thải, quan trắc môi trường, an toàn trong khai thác,... đối với các dự án khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD.
Giải pháp bảo vệ môi trường.
Sản xuất VLXD đã mang lại những lợi ích kinh tế cho tỉnh, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, song nó cũng gây ra những hậu quả xấu cho xã hội nếu công tác bảo vệ môi trường không được các cơ sở khai thác và sản xuất VLXD thực hiện nghiêm túc. Để sản xuất VLXD phát triển một cách bền vững, tiêu chí về bảo vệ môi trường rất quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình xây dựng một nền sản xuất thân thiện với môi trường. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp đầu tư khai thác và sản xuất VLXD phải thực hiện giải pháp bảo vệ môi trường, tiến tới xoá bỏ toàn bộ công nghệ thiết bị sản xuất lạc hậu, tiêu tốn nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sản xuất VLXD mới đầu tư phải lựa chọn công nghệ tiên tiến và hướng bố trí vào các khu cụm công nghiệp để có phương án tập trung xử lý ô nhiễm môi trường.
- Tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuất tập trung vào các cụm công nghiệp (là nơi có điều kiện xử lý tập trung nguồn phế thải công nghiệp).
- Các doanh nghiệp xây dựng mới phải thực hiện tốt các yêu cầu về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
- Các doanh nghiệp đang hoạt động, cần đầu tư đổi mới công nghệ ở những công đoạn gây ô nhiễm (tiếng ồn, bụi, khói, hoá chất, nước thải...), đầu tư xử lý chất thải (thể khí, rắn, nước...) trước khi thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn cho phép.
- Thực hiện đấu thầu trong khai thác khoáng sản; Gắn khai thác khoáng sản đi liền với chế biến; Chỉ cho phép khai thác cát lòng sông, suối tại những khu vực đã quy hoạch khai thác. Làm tốt công tác hoàn thổ trước khi đóng cửa mỏ để hạn chế tối đa việc huỷ hoại sinh thái do khai thác gây ra.
- Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án khai thác, chế biến, sản xuất VLXD đầu tư mới.
- Kiên quyết xoá bỏ các cơ sở sản xuất kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường, xử lý các đơn vị cá nhân sản xuất vi phạm luật đất đai, luật tài nguyên khoáng sản và các quy định về giữ gìn môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá.
Trong các phương án đầu tư sản xuất từng sản phẩm phải đảm bảo được yêu cầu về môi trường như:
- Sản xuất gạch nung:
Dùng công nghệ lò nung tuy nen đạt các tiêu chuẩn về môi trường: Chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2009/BTNMT); Tiêu chuẩn về nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh (QCVN 06:2009/BTNMT); Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (QCVN 19:2009/BTNMT). Các mỏ sét sau khi khai thác phải san lấp, hoàn nguyên đất như ban đầu. Đối với sét gạch ngói ở vùng đồng bằng ven biển không khai thác sâu hơn 1 m từ mặt địa hình hiện tại, không cấp phép khai thác sét trong khu vực thành phố.
- Sản xuất gạch không nung:
Các cơ sở sản xuất không sử dụng đến nhiên liệu mà sẽ sử dụng nguồn đá mạt, vừa không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên nhiên liệu vừa giải quyết về bãi chứa của các mỏ khai thác đá.
- Khai thác đá và khai thác cát:
+ Các tổ chức, các doanh nghiệp khai thác đá và cát xây dựng đều phải cam kết về đảm bảo khai thác đúng quy hoạch, đúng quy trình, thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản, Luật bảo vệ môi trường và Luật đê điều. Mọi vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh.
+ Trong quá trình khai thác phải áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến để thu hồi triệt để tài nguyên, tiết kiệm khoáng sản đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Các cơ sở khai thác cát phải thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm an toàn các công trình thuỷ lợi, đê điều, không gây sạt lở bờ và làm ảnh hưởng đến dòng chảy.
+ Không cấp phép khai thác các mỏ đá xây dựng trong khu vực sát bờ biển
+ Không khai thác cát sỏi ở lòng sông tại các đoạn đang bị sói lở, khu vực bảo vệ đê kè, cầu, các đoạn sông chảy qua thị trấn, thị tứ và khu vực dân cư tập trung. Các nhà máy chế biến sàng nghiền đá, sản xuất gạch bố trí xa trung tâm thành phố, thị trấn, thị xã, khu dân cư nhằm bảo vệ môi trường đô thị sạch đẹp.
- Sản xuất các loại vật liệu mới:
Lựa chọn đầu tư các cơ sở có quy mô vừa và lớn công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường.
Giải pháp về mở rộng và phát triển thị trường.
Đối với các sản phẩm VLXD của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cần quan tâm cả thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh. Song cần tập trung khai thác thị trường nội địa. Trong các giai đoạn tới, một số sản phẩm mới chất lượng cao sẽ được đầu tư sản xuất tại tỉnh, vì vậy cần làm tốt công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm tại tỉnh, tại vùng lân cận và trong cả nước.
Mở rộng thị trường tạo điều kiện cho sản xuất VLXD phát triển bằng sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước trong tỉnh và tự bản thân hoạt động của các doanh nghiệp:
+ Từng bước hình thành thị trường sản phẩm VLXD trong tỉnh với tính chất là một phần của thị trường cả nước và khu vực. Tỉnh cần có biện pháp giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có mối quan hệ, thâm nhập vào thị trường trong nước và các bạn hàng nước ngoài bằng việc tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế để cập nhật thông tin và quảng bá những sản phẩm của mình, tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời phối hợp với các tỉnh bạn, các tổng công ty, tập đoàn lớn của nhà nước xây dựng kế hoạch điều phối, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm giữa các vùng làm cho thị trường ngày càng mở rộng.
+ Đầu tư mạng lưới tiêu thụ VLXD trên khắp địa bàn tỉnh, trong đó có các trung tâm kinh doanh lớn là các siêu thị VLXD tại thành phố Bà Rịa - Vũng Tầu và các khu đô thị lớn để trưng bày, quảng bá và kinh doanh VLXD.
+ Các doanh nghiệp, các nhà sản xuất cần có chính sách, chiến lược phát triển không ngừng tạo ra đa dạng sản phẩm chất lượng cao, giữ vững thương hiệu sản phẩm đã có, phục vụ thỏa mãn được nhu cầu VLXD trong tỉnh và khu vực. Đồng thời, phải nâng cao khả năng tiếp thị và tăng cường phổ biến, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm thị trường cũng như giới thiệu sản phẩm.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Để thực hiện quy hoạch có hiệu quả, cần thiết phải có sự thống nhất, phối hợp thực hiện từ cấp chính quyền tỉnh đến thành phố, huyện, xã, các Sở ngành và các doanh nghiệp trên địa bàn.
Sở Xây dựng.
- Sau khi quy hoạch được phê duyệt, Sở Xây dựng cần tổ chức hội nghị phổ biến rộng rãi cho các ngành, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Quy hoạch phát triển VLXD sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch 5 năm, hàng năm và lập các chương trình, dự án cụ thể để đưa vào thực hiện trong các kỳ kế hoạch.
- Các dự án đầu tư mới nhà máy sản xuất VLXD phải được Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Khoa học công nghệ thẩm định và theo đúng quy hoạch.
- Phối hợp với các huyện, tổ chức sắp xếp lại sản xuất các cơ sở khai thác đá, cát, sản xuất gạch thủ công, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các cơ sở liên doanh, liên kết thành đơn vị lớn để đầu tư chuyển đổi công nghệ và thiết bị tiên tiến.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan thường xuyên kiểm tra để nắm vững tình hình sản xuất của các doanh nghiệp và hàng năm có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Xây dựng về tình hình sản xuất VLXD trên địa bàn theo Nghị định số 124/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
- Chủ trì hoạch định chiến lược và điều chỉnh quy hoạch VLXD trên địa bàn, đồng thời đề xuất và triển khai xây dựng điều lệ, chế độ chính sách liên quan tới sản xuất và kinh doanh VLXD, nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất VLXD đạt được hiệu quả cao.
Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Khuyến khích và tạo điều kiện để các chủ đầu tư trong công tác điều tra, khảo sát thăm dò khoáng sản làm VLXD, cụ thể đánh giá về chất lượng, trữ lượng đối với một số mỏ khoáng sản có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế như đá xây dựng, đất sét làm gạch ngói, cát nhiễm mặn, đá ốp lát, cát thủy tinh,
- Tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép khai thác khoáng sản làm VLXD, tổ chức Hội nghị thẩm định. Phối hợp với sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các huyện, thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác, sản xuất VLXD theo giấy phép. Kết quả kiểm tra được báo cáo bằng văn bản lên UBND tỉnh để UBND xem xét và xử lý theo đúng pháp luật.
- Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc quản lý về tiêu chuẩn môi trường ở các cơ sở sản xuất và khai thác chế biến khoáng sản làm VLXD.
Sở Kế hoạch và đầu tư.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư sản xuất VLXD sớm được thực hiện đặc biệt là các dự án sử dụng công nghệ cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Không cấp phép đầu tư mới cho các cơ sở sản xuất VLXD có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nguyên nhiên liệu và không có phương án xử lý ô nhiễm môi trường hoặc phương án xử lý môi trường không hiệu quả.
Sở Công thương.
Theo chức năng nhiệm vụ của ngành, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp các doanh nghiệp khai thác thị trường trong và ngoài tỉnh, mở các phòng trưng bày sản phẩm mới, hình thành siêu thị VLXD tại TP. Bà Rịa, Vũng Tầu, tổ chức các hội chợ triển lãm hàng hoá VLXD và là cầu nối giúp các doanh nghiệp trong tỉnh được tham gia các hội chợ triển lãm VLXD trong nước và quốc tế để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác cũng như nắm bắt thông tin về công nghệ mới, sản phẩm mới.
Sở Khoa học và Công nghệ.
- Phối hợp với Sở Xây dựng thẩm định về công nghệ các dự án đầu tư xây dựng mới, đảm bảo công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức các hoạt động khoa học kỹ thuật để giới thiệu và phổ biến những công nghệ hiện đại trong nước và thế giới. Tham gia, góp ý kiến đối với các dự án đầu tư phát triển VLXD mới, đảm bảo công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường.
- Lập chương trình khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở chuyển đổi sản xuất gạch không nung. Xây dựng và đề xuất cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư sản xuất và sử dụng gạch không nung, đặc biệt các loại VLXD sản xuất sử dụng phế thải công nghiệp làm nguyên liệu. Tuyên truyền, quảng cáo, khuyến khích sản xuất và sử dụng gạch không nung thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phổ biến các chính sách ưu đãi cho đầu tư và sử dụng gạch xây không nung như: ưu đãi về thuế, ưu đãi về vốn, ưu đãi về sử dụng phế thải, các chính sách về sử dụng gạch xây không nung... theo chương trình phát triển gạch xây không nung đến năm 2020 của Chính phủ.
Sở Giao thông vận tải.
- Thực hiện công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải trên địa bàn; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn các ngành, các địa phương thực hiện công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải trên địa bàn.
- Phối hợp cùng các ngành, các địa phương lập kế hoạch và triển khai thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp và xây mới các tuyến giao thông tới các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất và các khu vực khai thác mỏ khoáng sản làm VLXD, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên nhiên liệu, vật tư cho sản xuất và lưu thông sản phẩm đi tiêu thụ.
UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Tổ chức phát triển VLXD tùy địa bàn theo Quyết định đã được phê duyệt.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, an toàn lao động; giải quyết theo thẩm quyền, thủ tục cho thuê đất, giao đất, sử dụng cơ sở hạ tầng cho tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản tại địa phương. Xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Có trách nhiệm quản lý, theo dõi thống kê về hoạt động của các doanh nghiệp khai thác và sản xuất VLXD trên địa bàn, hàng quý gửi báo cáo về Sở Xây dựng.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục và giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ sở khai thác, sản xuất VLXD; Cùng cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đình chỉ, giải toả các tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất khai thác VLXD trái phép, khai thác tại các khu vực cấm và tạm cấm hoạt động khoáng sản, khai thác không đúng quy định; thực hiện các thủ tục thu hồi đất, giao đất, bồi thường giải phóng mặt bằng cho các tổ chức cá nhân được phép sản xuất và khai thác VLXD tại địa phương.
8. Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.
- Đầu tư sản xuất và khai thác VLXD phải thực hiện theo đúng quy hoạch và mỗi dự án đầu tư phải có phương án bảo vệ môi trường và giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.
- Có trách nhiệm trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới đường chuyên dụng cho sản xuất, khai thác và vận chuyển vật liệu trong phạm vi nội bộ nhà máy và mỏ đến đường giao thông cộng đồng.
- Có trách nhiệm duy tu bảo dưỡng đường giao thông trên địa bàn mà doanh nghiệp đầu tư và khai thác khoáng sản.
KẾT LUẬN
Nghị quyết tỉnh Đảng bộ Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ V đã xác định ngành công nghiệp VLXD là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong quá trình đẩy tới một bước sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh. Điều đó, đặt ra cho ngành VLXD một cơ hội rất thuận lợi, song cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề. Dự án quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã cố gắng lý giải về thị trường, về những nguồn lực và thuận lợi cơ bản có tác động tích cực đến sản xuất VLXD, thông qua đó xác lập các phương án phát triển sản xuất VLXD cho Bà Rịa - Vũng Tàu cụ thể hoá đến năm 2015 và 2020, với mong muốn làm cho dự án có tính khả thi, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế ở tỉnh.
Dự án đã đề xuất, các hạng mục công trình sản xuất VLXD cần được ưu tiên đầu tư mở rộng, cải tạo hoặc xây dựng mới. Đây là những cơ sở có quy mô công nghiệp, có công nghệ sản xuất hiện đại, làm thay đổi cơ bản bộ mặt của ngành VLXD ở tỉnh. Các cơ sở sản xuất VLXD hiện có cũng sẽ được nâng cấp về công nghệ để khỏi lạc hậu trong quá trình chuyển biến của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, những đề xuất đó dù dè dặt hay lạc quan, nó cũng chỉ có thể là tiệm cận với thực tế sẽ diễn ra, mà trong quá trình thực hiện cần tiếp tục được bổ sung hoàn chỉnh thêm.
Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 chỉ còn tám năm nữa để thực hiện nên không phải là thời gian dài, để dự án quy hoạch trở thành hiện thực, đòi hỏi sự quan tâm của các ngành, các cấp ở trung ương và địa phương, trước hết là thống nhất về mặt quan điểm, chủ trương, trên cơ sở đó có kế hoạch đầu tư thích đáng cho ngành VLXD. Sau khi dự án đã được phê duyệt, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành có liên quan đưa nội dung quy hoạch vào kế hoạch 5 năm và hàng năm; đồng thời giao cho Sở Xây dựng chủ trì thực hiện dự án, phổ biến tới các ngành, các cấp, các doanh nghiệp sản xuất VLXD trên địa bàn (thuộc các thành phần kinh tế) để phối hợp triển khai theo phương án quy hoạch đề ra.
Đó là những tiền đề quan trọng để dự án quy hoạch VLXD đi vào cuộc sống, góp phần xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tỉnh giàu mạnh của Vùng Đông Nam Bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ V.
Báo cáo “Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020”
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 2008.
Báo cáo hiệu chỉnh bổ sung “Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”
Sở Công thương Bà Rịa - Vũng Tàu - 2009.
Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2015, xét đến 2025.
Sở Công thương Bà Rịa - Vũng Tàu - 2011.
Thuyết minh “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020
Sở Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu - Năm 2012.
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025
Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn – Năm 2008
Quy hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp VLXD ở Việt Nam đến năm 2020
Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng - Năm 2008.
Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020.
Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng - Năm 2008.
9. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD ở Việt Nam đến năm 2020.
Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng - Năm 2008.
10. Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030.
Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng - Năm 2011.
11. Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Bình Dương đến năm 2020.
Sở Xây dựng Bình Dương - Năm 2010.
12. Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Đồng Nai đến năm 2020
Sở Xây dựng Đồng Nai - Năm 2011
Quy hoạch phát triển VLXD thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2010.
14. Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Tây Ninh đến năm 2020
Sở Xây dựng Tây Ninh - Năm 2008.
15 . Tài liệu điều tra về tình hình sản xuất và tiêu thụ VLXD tại các huyện, thành phố và các doanh nghiệp sản xuất VLXD trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu.
Viện Vật liệu xây dựng và Sở Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu - Năm 2011.
16. Niên giám thống kê Bà Rịa - Vũng Tàu 2011
Cục Thống kê Bà Rịa - Vũng Tàu.
17. Niên giám thống kê toàn quốc 2011
Tổng cục Thống kê - Năm 2011.
18. Tài liệu hội thảo “Vật liệu xây dựng không nung - Thời cơ - Giải pháp - Hiệu quả”
Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, Viện Vật liệu xây dựng - Năm 2007
19. Tài liệu chương trình “Chiến lược phát triển gạch không nung”
Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng - Năm 2009.
20. Tài liệu Hội thảo quốc tế “Khai thác và chế biến khoáng sản làm VLXD”
Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam – Năm 2012
21.Văn bản số 2108/SXD-GĐ của Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 20/12/2012 về việc báo cáo hiện trạng sản xuất kinh doanh gạch xây trên địa bàn tỉnh và lộ trình phát triển vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2012 - 2020
21. Báo cáo ước thực hiện năm 2012 và xây dựng kế hoạch năm 2013 các chỉ tiêu kinh tế - xã hội – môi trường
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – Năm 2013
22. Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – Năm 2013
PHỤ LỤC I
THỐNG KÊ CÁC MỎ KHOÁNG SẢN LÀM VLXD
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
STT
Tên mỏ
Địa điểm
Trữ lượng
I. Nguyên liệu làm xi măng
Đá vôi
1000 tấn
1
Bãi Dương
Hòn Bãi Cạnh cách Côn Sơn 3,1 km về phía Đông Nam
2
2
Bãi Cát Nhỏ
Hòn Bãi Cạnh cách Côn Sơn 5 km về phía Đông Nam
1,2
Phụ gia Puzơlan cho xi măng
Triệu tấn
1
Gia Quy
Xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ
40,75
2
Long Tân
Xã Long Tân, huyện Đất Đỏ
Điểm quặng
3
Xuyên Mộc
Xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc
Điểm quặng
4
Núi Đất
Xã Long Phước, TP Bà Rịa
19,8
5
Pozulan Long Phước
Xã Long Phước, TP Bà Rịa
6
Suối Đá
Xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc
38
7
Núi Thơm
Xã Long Tân, huyện Đất Đỏ
9,6
8
Núi Đất
Xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc
6
9
Núi Lá
Xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc
10
Puzolan Giao Linh
Bình Trung, huyện Châu Đức
27,77
11
Đất Đỏ
Xã Quảng Thành, huyện Châu Đức
24,176
12
Núi Sao
Xã Quảng Thành, huyện Châu Đức
43,5
13
Cao Điểm 100
Huyện Châu Đức
Chưa XĐ
14
Núi Nhan
Xã Ngãi Giao, huyện Châu Đức
Thăm dò
15
Núi Nhan
Xã Bình Trung, huyện Châu Đức
27,77
16
Núi Nhạn
Xã Ngãi Giao, huyện Châu Đức
17
Núi Sò
Huyện Châu Đức
18
Núi Lé
Huyện Châu Đức
19
Núi Nhang
Xã Ngãi Giao, huyện Châu Đức
II. Đất sét gạch ngói
Triệu m3
1
Mỹ Xuân
Xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành
B + C1: 0,8
2
Mỹ Xuân 1
Xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành
0,67
3
Mỹ Xuân 2
Xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành
2,36
4
Mỹ Xuân 3
Xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành
1,63
5
Châu Pha
Xã Châu Pha, huyện Tân Thành
1,7
6
Suối Rao
Thôn 3 Suối Rao, huyện Châu Đức
1,2
7
Bà Rịa
Cách TP Bà Rịa 2km về phía Đông Nam
Chưa XĐ
8
Phước Bửu
Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc
Chưa XĐ
9
Sở Tiêu
Cách Côn Sơn 1km về phía Bắc – Tây Bắc
0,5
III. Đá xây dựng
Triệu m3
1
Núi Ông Trịnh
Xã Phước Hòa, huyện Tân Thành
60
2
Bắc Thị Vải
Xã Phước Hòa, huyện Tân Thành
2-3
3
Thị Vải – Tóc Tiên
Xã Phước Hòa, huyện Tân Thành
Hàng trăm triệu m3
4
Núi Ông Câu
Xã Châu Pha, huyện Tân Thành
100
5
Núi Dinh
Xã Tân Hòa, huyện Tân Thành
Hàng tỷ m3
6
Phú Mỹ
Lô 13, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành
2,97
7
Tóc Tiên
Lô 14, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành
15,64
8
Tóc Tiên
Lô 14A, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành
11,8
9
Tóc Tiên
Ấp 4, xã Tóc Tiên khu I, huyện Tân Thành
0,42
10
Tóc Tiên
Ấp 4, xã Tóc Tiên II, huyện Tân Thành
2,4
11
Phước Hòa
Lô 11B, xã Phước Hòa, huyện Tân Thành
0,845
12
Phước Hòa
Lô 11C, xã Phước Hòa, huyện Tân Thành
0,688
12
Khe Suối Ngọt 1
Xã Tân Phước, huyện Tân Thành
0,09
14
Phước Hòa
Lô 11A xã Phước Hòa, huyện Tân Thành
13,33
15
Châu Pha
Xã Châu Pha, huyện Tân Thành
4,99
16
Lô 0
Xã Châu Pha, huyện Tân Thành
3,36
17
Lô 1
Xã Châu Pha, huyện Tân Thành
1,71
18
Lô 2A
Xã Châu Pha, huyện Tân Thành
2,15
19
Lô 2B
Xã Châu Pha, huyện Tân Thành
1,54
20
Lô 3 + 4
Xã Châu Pha, huyện Tân Thành
9,42
21
Núi Trọc
Xã Châu Pha, huyện Tân Thành
1,4
22
Núi Lé
Xã Quảng Thành, huyện Châu Đức
12,5
23
Suối Lúp
Xã Bình Ba, huyện Châu Đức
2,31
24
Núi Nghệ
Xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức
30-40 (P=100)
25
Núi Nứa
Xã Long Sơn, TP Vũng Tàu
Hàng chục triệu m3
26
Hòn Thung, Đá Dựng
Xã Phước Tỉnh và xã Tam Phước, huyện Long Điền
Rất lớn
27
Long Hải
Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền
Hàng trăm triệu m3
28
Dinh Cố
Ấp Phước Trung, xã Tam Phước, huyện Long Điền
0,1
29
Núi Lớn
Phường 1, TP Vũng Tàu
30
Dốc Trâu Té
Cách Côn Đảo 2,2 km về phía Đông Bắc
1,2
31
Núi Nhỏ
Phường 2, TP Vũng Tàu
32
Long Hương
Phường Kim Dinh, TP Bà Rịa
1,85
33
Lô 8
Phường Kim Dinh, TP Bà Rịa
34
Long Hương
Phường Long Hương, TP Bà Rịa
40
35
Núi Đất (Xuyên Mộc)
Phía Bắc Thị trấn Xuyên Mộc
Hàng trăm triệu m3
36
Bàu Lâm
Ấp 4, xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc
1
37
Ấp Tân Trung
Xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc
2,4
38
Núi Đất (Long Đất)
Xã Long Tân, huyện Đất Đỏ
10
39
Mũi Lò Vôi
Phía Đông Bắc Thị trấn Côn Sơn
70
40
Sở Muối
Cách Côn Sơn 1,5 km về phía Tây Nam
3
41
Hòn Bà
Đảo Hòn Bà cách Côn Sơn 7,7 km
180
42
Chi Khu Bến Đầm
Cách Côn Sơn 4km về phía Tây Nam
330
43
Mũi Cá Mập
Cách Côn Sơn 3,3 km về phía Nam
100
44
Đồi An Hải
Côn Đảo
0,01
IV. Đất cát san lấp
(triệu m3)
Đất cát san lấp
1
Trảng Lớn
Xã Hắc Dịch và Mỹ Xuân, Tân Thành
2,5
2
Tóc Tiên
Xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành
2
3
Ấp 3
Xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành
0,71
4
Đồi Đất Phún
Châu Pha, huyện Tân Thành
0,5
5
Giếng Mới
Xã Hội Bài, huyện Tân Thành
Điểm quặng
6
Láng Cát
Xã Tân Hải, huyện Tân Thành
>1
7
Song Vĩnh 1
xã Tân Phước, huyện Tân Thành
2,4
8
Khe Suối Ngọt
Xã Tân Phước, huyện Tân Thành
0,4
9
Tây hồ Châu Pha
Huyện Tân Thành
0,9
10
Bắc núi Bao Quan
Huyện Tân Thành
0,86
11
Long Mỹ
Long Mỹ, huyện Đất Đỏ
10
12
Núi Nhọn
Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc
3,5
13
Bình Châu (cát XD)
Xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc
40,23 tr tấn
14
Núi Đất
xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc
1
15
Trang Hoàng
Xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc
0,604
16
Ấp Tân Rú
Khu I ấp Tân Rú, xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc
1,055
17
Núi Nghệ
Suối Nghệ, huyện Châu Đức
1
18
Long Sơn
Sường núi Nứa & đồi 84
0,3
19
Cửa Lấp
Giữa Phước Tính và TP Vũng Tàu
0,3
20
Vịnh Gành Rái
Thành phố Vũng Tàu
2,67
21
Ma Thiên Lãnh
Xóm An Hải, Thị trấn Côn Đảo
0,568
22
Đồi Cát
Cỏ Ống, Côn Đảo
0,347
23
Suối Thị
Huyện Côn Đảo
0,029
24
Nhà máy nước đá Phúc Hậu
Huyện Côn Đảo
0,113
25
Bến Đầm
Huyện Côn Đảo
0,245
26
Hồ An Hải
Huyện Côn Đảo
0,048
27
Đài Phát thanh
Phía trước Đài phát thanh huyện Côn Đảo
0,106
28
Hồ Quang Trung
Thị trấn Côn Đảo
0,2
29
Hòn Thung – Đá Dựng
Xã An Ngãi, huyện Long Điền
6
30
Dinh Cố
Xã An Ngãi, huyện Long Điền
0,572
31
Hòa Long
Phường Phước Nguyên, TP Bà Rịa
0,3
32
Núi Ba Quờn
Thành phố Bà Rịa
1
Sỏi phún
1
Sông Xoài 2
Xã Sông Xoài, huyện Tân Thành
2,7
2
Sông Xoài 1
Xã Sông Xoài, huyện Tân Thành
0,5
3
Thôn Phú Sơn
Xã Đá Bạc, huyện Châu Đức
2,865
4
Thôn 3
Xã Suối Rao, huyện Châu Đức
0,41
5
Thôn 4
Xã Suối Rao, huyện Châu Đức
1,46
6
Quảng Phú
Xã Đá Bạc, huyện Châu Đức
0,494
7
Tân Phú
Xã Bàu Chinh, chuyện Châu Đức
0,8
8
Bình Ba
Huyện Châu Đức
9
Tân Rú 2
Xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc
0,752
10
Ấp 3
Xã Hòa Hưng, huyện Xuyên Mộc
0,32
11
Ấp Trang Nghiêm
Xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc
0,421
12
Ấp Bà Rịa
Xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc
0,38
13
Núi Ba Quờn
Thành phố Bà Rịa
1
14
Các mỏ đá và SGN
2,3
V. Cát xây dựng
Triệu m3
1
Cây Cám
Xã Tam Phước, huyện Long Điền
1,2
2
Hồ Bút Thiền
Xã Tam Phước, huyện Long Điền
1,3
3
Ấp Láng Cát
Xã Tân Hải, huyện Tân Thành
0,5
4
Hạ lưu Rạch Chanh
Huyện Tân Thành
2,46
5
Núi Tóc Tiên
Xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành
0,6
6
Ấp 3 Bưng Riềng
Huyện Xuyên Mộc
2,553
7
Ấp Tân An
Xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc
3,36
VI
Đá ốp lát
triệu m3
Bao Quan
Xã Châu Pha, huyện Tân Thành
20,5
Cỏ Ống
Đảo Côn Sơn, huyện Côn Đảo
7,13
Đá ong
1000 m3
An Hải
Cách Côn Sơn 2km về phía Tây Nam
130
VII
Bentonit
Triệu tấn
Gia Quy
Thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ
C1 + C2: 10,229
Nguồn:
Báo cáo quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
Báo cáo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm xi măng và vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020.
PHỤ LỤC II
THỐNG KÊ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT VLXD VÀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN LÀM VLXD TRÊN ĐỊA BÀN BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2011
TT
Tên cơ sở
Địa chỉ
Công suất
Ghi chú
I
Xi măng
Ngàn tấn/năm
1
Trạm nghiền Công ty CP xi măng Cẩm Phả
KCN Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành
1.500
2
Trạm nghiền Thị Vải (Công ty liên doanh Holcim – Việt Nam)
KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành
1.400
II
Gạch nung
Triệu viên/năm
1
Công ty CP DIC Long Hương
xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành
25
Tuy nen
2
Công ty CP gạch ngói gốm XD Mỹ Xuân
xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành
65
Tuy nen
3
Công ty sản xuất gạch ngói tuy nen Phú Mỹ (IDICO)
KCN Mỹ Xuân B1-Conac, huyện Tân Thành
25
Tuy nen
4
Công ty CP gạch Châu Đức
xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức
9
Lò vòng
5
Cơ sở gạch Hải Phúc
Đường Võ Thị Sáu, huyện Côn Đảo
0,05
Lò thủ công
III
Gạch không nung
Gạch block xi măng
1
Công ty CP Xây lắp và bê tông HODECO
Phường 12, TP Vũng Tàu
10
2
Công ty TNHH SX TMDV Nguyên Thư
xã Châu Pha, huyện Tân Thành
5
3
DNTN Trường Chuẩn
Xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành
5
4
Công ty TNHH Vật liệu xanh
KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành
20
Đang XD
Gạch lát hè terrazzo
Ngàn m2/năm
5
Công ty CP DIC Long Hương
P. Kim Dinh, TP. Bà Rịa
500
6
Công ty gạch terrazzo Tiến Hùng
Xã Hòa Long, TP. Bà Rịa
500
7
Công ty TNHH XD TM và Dịch vụ Minh Tuấn
Xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc
200
8
Công ty xây lắp điện Quang Huy
xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức
200
9
Công ty TNHH Đại Hoàn Cầu
xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành
200
Gạch bê tông nhẹ, tấm tường 3D
10
Công ty CP Đầu tư và XD HODECO
Phường 8, TP. Vũng Tàu
10
11
Công ty TNHH TM và dịch vụ Kim Tơ
xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền
10
12
Nhà máy bê tông khí AAC (Fico)
Xã Tân Phước, huyện Tân Thành
200.000 m3/năm
Đang XD
IV
Vật liệu lợp
Ngàn m2/năm
1
Công ty CP gạch ngói gốm XD Mỹ Xuân
xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành
91
Ngói nung
200
Ngói không nung tráng men màu
Tấm lợp kim loại
Ngàn tấn/năm
2
DNTN Tôn Dũng
Phường 8, TP. Vũng Tàu
100.000 m2/năm
3
Công ty TNHH tôn Phước Sơn
KCN Đông Xuyên, TP. Vũng Tàu
100.000 m2/năm
4
Tôn Hoa Sen
KCN Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành
120
Trong đó công suất tấm lợp khoảng 10%, còn lại là các sản phẩm khác.
5
Công ty TNHH tôn Tân Phước Khanh
KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành
120
6
Công ty Tôn Vạn Thành
KCN B1 Tiến Hùng, huyện Tân Thành
180
V
Đá xây dựng
m3/năm
Ngày hết hạn
1
Công ty TNHH Hoàng Hiệp
Lô 5A, TP. Bà Rịa
250.000
10/6/2024
2
Công ty TNHH 1 thành viên ĐTKDKS Vinaconex
Mỏ Châu Pha, xã Châu Pha, huyện Tân Thành
200.000
14/2/2026
3
Công ty TNHH 1 thành viên ĐTKDKS Vinaconex
Lô 2A, Châu Pha, huyện Tân Thành
150.000
13/6/2015
4
Công ty TNHH 1 thành viên ĐTKDKS Vinaconex
Mỏ Long Hương, phường Long Hương, TP. Bà Rịa
200.000
14/2/2026
5
Công ty Sungei Way – Đại Dương
Lô 8, phường Long Hương, TP. Bà Rịa
297.000
15/8/2020
6
Công ty TNHH Việt Tiến
Lô 11B, ấp Song Vĩnh, xã Tân Phước, huyện Tân Thành
12.000
10/8/2015
7
Công ty TNHH Hòa Bình
Lô 11C, ấp Song Vĩnh xã Tân Phước, huyện Tân Thành
8.000
10/8/2015
8
Công ty TNHH XD TM DV Minh Tuấn
Núi Lá, xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc
45.000
7/3/2013
9
Công ty CP DIC Minh Hưng
Lô 1 Châu Pha, huyện Tân Thành
185.000
16/7/2021
10
Công ty CP Lộc An
Lô 2B, Châu Pha, huyện Tân Thành
120.000
24/11/2022
11
Công ty CP Phước Hòa Fico
Núi Ông Trịnh, xã Phước Tân, huyện Tân Thành
1.000.000
31/12/2025
12
Công ty TNHH Thuận Lập
Lô 14, xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành
600.000
25/8/2039
13
Công ty TNHH đá Hóa An 1
Mỏ lô 3B, Núi Châu Pha, huyện Tân Thành
350.000
10/3/2017
14
Công ty CP Thanh Tâm
Lô 11A, xã Tân Phước, huyện Tân Thành
450.000
10/5/2040
15
Công ty DVSX TM
Lô 0, Châu Pha, huyện Tân Thành
750.000
19/10/2016
16
Công ty CP Thành Chí
Lô 3+4, Núi Ông Câu, xã Châu Pha, huyện Tân Thành
700.000
16/9/2022
17
Công ty TNHH Bình Phương
Lô 13, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành
250.000
30/3/2023
18
Công ty TNHH DVTM và Du lịch Vũng Tàu
Ấp 4, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành
100.000
7/4/2017
19
Công ty 49 Bộ Quốc phòng
An Hải, Côn Đảo
20.000
31/5/2012
20
Công ty CP Phú Đức Chính
Lô 14A, núi Thị Vải, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành
1.000.000
12/2/2022
21
Công ty CP Khoáng sản Thanh Bình
Núi Trọc 1, xã Châu Pha, huyện Tân Thành
450.000
30/6/2016
VI
Đá ốp lát
m2/năm
1
Công ty TNHH Đá xây dựng F-C Việt Nam
KCN Mỹ Xuân A, Tân Thành
5.000
2
Công ty TNHH Đá tấm XD cao cấp
KCN Mỹ Xuân B1-Conac, Tân Thành
850.000
Đang XD
3
Nhà máy cưa cắt đá Việt Mỹ
KCN Đông Xuyên, TP. Vũng Tàu
80.000
4
Công ty CP Phước Hòa Fico
xã Tân Phước, huyện Tân Thành
80.000
5
Công ty TNHH Đá trang trí Tân Thành
Xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành
50.000
Đá chẻ
m3/năm
Hết hạn
13
Công ty TNHH TM XD Thiện Tân
xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành
95.000
2014
14
Công ty TNHH Việt Châu
xã Tân Phước, huyện Tân Thành
20.000
2013
15
Công ty TNHH Ngọc Thảo
Xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ
3.800
2012
16
Công ty TNHH Phước Thọ
Xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ
3.500
2012
17
DNTN Cảnh Duy
xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ
7.200
2013
18
DNTN Tài Danh
xã Tam Phước, huyện Long Điền
20.000
2014
VII
Cát san lấp và cát XD
m3/năm
Hết hạn năm
1
Công ty CP Hoàng Linh
Vịnh Giành Rái, TP. Vũng Tàu
200.000
Cát nhiễm mặn (1/2016)
2
Công ty TNHH Minh Thảo
Vịnh Giành Rái, TP. Vũng Tàu
100.000
Cát nhiễm mặn (5/2013)
3
Công ty TNHH XD Ngọc Đáng – Út Thuận
Mỏ số 63, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ
47.000
VL san lấp (8/2012)
4
Công ty TNHH XD Đông Nam
Mỏ số 46, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành
48.000
VL san lấp (1/2013)
Mỏ số 85, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ
40.320
VL san lấp (6/2014)
Mỏ số 68, xã Tam Phước, huyện Long Điền
70.384
VL san lấp (12/2012)
Mỏ số 85, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ
67.160
VL san lấp (6/2014)
5
Công ty TNHH XD TM Cửu Long
Mỏ số 39, ấp 3, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành
47.000
VL san lấp (4/2013)
6
Công ty TNHH Phú Mỹ
Mỏ số 61, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ
45.000
VL san lấp (5/2013)
7
XN Liên hiệp Ba Son
Mỏ số 48, ấp Láng Cát, xã Tân Hải, huyện Tân Thành
45.000
VL san lấp (6/2013)
8
DNTN Phước Phú
Mỏ số 69, xã Tam Phước, huyện Long Điền
48.000
VL san lấp (10/2013)
9
Công ty Tecapro
Vịnh Giành Rái 3, TP. Vũng Tàu
150.000
Cát nhiễm mặn (1/2014)
10
Công ty TNHH Mạnh Khang
Mỏ số 79, thôn 4, xã Suối Rao, huyện Châu Đức
48.000
VL san lấp (9/2014)
11
Công ty TNHH XD Hà Nam
Mỏ số 68, xã An Ngãi, Tam Phước, huyện Long Điền
45.000
VL san lấp (11/2014)
12
Công ty CP ĐT Lâm Thuận
Mỏ số 70, xã Tam Phước, huyện Long Điền
35.000
VL san lấp (12/2014)
13
Công ty CP ĐT Nguyễn
Bắc Bao Quan, xã Tóc Tiên-Châu Pha, huyện Tân Thành
120.000
VL san lấp (1/2018)
14
Công ty CP Thành Chí
Mỏ Song Vĩnh 1, xã Tân Phước, huyện Tân Thành
340.000
VL san lấp (10/2016)
15
DNTN Gas Thu Tâm
Mỏ Nhà máy nước đá Phúc Hậu, huyện Côn Đảo
40.000
VL san lấp (11/2013)
16
DNTN Hoàng Anh Đào
Mỏ đồi cát An Hải, huyện Côn Đảo
33.200
VL san lấp (3/2012)
Mỏ trước Đài truyền hình, huyện Côn Đảo
36.700
VL san lấp (3/2013)
Mỏ Cỏ Ống, huyện Côn Đảo
31.000
VL san lấp (3/2013)
17
Công ty CP Công trình Giao thông
Mỏ Suối Lúp, xã Bình Ba, huyện Châu Đức
120.000
Sỏi phún (12/2016)
18
Công ty CP DIC số 4
Mỏ xã Tân Phước, huyện Tân Thành
90.000
VL san lấp (5/2016)
19
DNTN Hùng Châu
Mỏ số 3CĐ, 5CĐ, huyện Côn Đảo
13.500
VL san lấp (12/2013)
Mỏ số 3CĐ, 5CĐ, huyện Côn Đảo
98.315
VL san lấp (12/2013)
20
Công ty TNHH Phước Thuận
Mỏ Ấp 3, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành
50.000
Cát XD và VLXD san lấp (10/2024)
21
Công ty TNHH XD Triều Phát
Mỏ số 85, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ
99.294
VL san lấp (6/2014)
22
XN XD Chiến Thắng
Mỏ số 85, ấp An Bình, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ
65.000
VL san lấp (12/2012)
23
Công ty TNHH XD và SX VLXD Bình Minh
Mỏ ấp 3 ,xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành
40.000
VL san lấp (8/2012)
24
Công ty CP ĐT XD Phú Thịnh
Mỏ số 85, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ
67.400
VL san lấp (6/2012)
25
Công ty TNHH Hạnh Dũng
Mỏ số 55, xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc
45.000
VL san lấp (1/2020)
26
Công ty TNHH XD Khai thác Bảo Châu
Mỏ số 55, xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc
45.000
Cát XD (1/2020)
27
Công ty CP Tư vấn ĐTXD Giao thông
Mỏ hạ lưu Rạch Chanh, xã Tân Hòa, huyện Tân Thành
140.000
Cát XD (8/2020)
210.000
VL san lấp (8/2020)
28
Công ty CP DV Hậu cần Tân Cảng
Mỏ số 69 Cây Cám, ấp Phước Nghĩa, xã Tam Phước, huyện Long Điền
61.600
Cát XD (8/2021)
18.400
VL san lấp (8/2021)
29
DNTN Long Mỹ
Xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ
65.000
VL san lấp (6/2013)
VIII
Gạch gốm ốp lát
1
Công ty TNHH gạch men Hoàng Gia
KCN Mỹ Xuân A, Tân Thành
7
3,9
Gạch men
Granit
2
Công ty TNHH sản xuất TM Nhà Ý
KCN Mỹ Xuân A, Tân Thành
3
Gạch men
3
Nhà máy gạch men Mỹ Đức
KCN Mỹ Xuân A, Tân Thành
5
Gạch men
4
Công ty TNHH Gốm Bạch Mã
KCN Mỹ Xuân A, Tân Thành
10
Gạch men
Granit
5
Công ty TNHH Inax Việt Nam gạch ốp và vữa dán gạch
KCN Mỹ Xuân A, Tân Thành
1,2
3.600 tấn
Gạch men
và vữa
6
Công ty CP Công nghiệp Gốm sứ Taicera
KCN Mỹ Xuân A, Tân Thành
10 triệu viên/năm
Gạch mosaic, đang XD
2000 m2/năm
IX
Kính XD
triệu m2 QTC/năm
1
Công ty TNHH Công nghiệp Kính Việt Nam
KCN Mỹ Xuân A, Tân Thành
28
2
Công ty CP Kính Hùng Vinh
KCN Đông Xuyên, TP. Vũng Tàu
5
X
Bê tông
m3/năm
1
Công ty CP Xây lắp và Bê tông HODECO
Phường 12, TP. Vũng Tàu
30
2
Công ty thoát nước và đô thị
10
3
Xí nghiệp bê tông DIC
Phường 12, TP. Vũng Tàu
10
4
Xí nghiệp bê tông DIC-Bà Rịa
Kim Dinh, TP. Bà Rịa
10
ống cống ly tâm
5
Công ty TNHH Sản xuất TM và XD Việt Hàn
Thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành
10
ống cống ly tâm
6
Nhà máy Bê tông Hồng Hà Bà Rịa VT số 1
KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành
120
Bê tông thương phẩm
7
Công ty CP Cấu kiện bê tông Phú Mỹ
KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành
120
8
Công ty TNHH Hwan Tai Việt Nam
KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành
400
ống cống bê tông dự ứng lực
9
Nhà máy bê tông Vũng Tàu (Công ty nước ngoài Úc)
KCN Mỹ Xuân A, Tân Thành
50
10
Công ty TNHH Xây lắp điện 2
Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền
10
ống cống, cột điện ly tâm
XI
Khai thác Puzơlan
Tấn/năm
Năm hết hạn
1
Công ty CP Khoáng sản Minh Tiến
Gia Quy, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ
250.000
2031
Giao Ninh, xã Bình Trung, huyện Châu Đức
600.000
2032
2
Công ty TNHH 1 thành viên ĐT Kinh doanh Khoáng sản Vinaconex
mỏ Núi Đất, xã Long Phước, TP. Bà Rịa
300.000
2026
mỏ Núi Thơm, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ
300.000
2018
3
Công ty CP XNK Đầu tư tổng hợp và hợp tác quốc tế
mỏ Núi Sao, xã Quảng Thành, huyện Châu Đức
1.500.000
2038
XII
Vôi
Tấn/năm
1
Công ty CP Tân Phú Mỹ
KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành
50.000
XIII
Men, frit
Tấn/năm
1
Công ty TNHH Fritta Việt Nam
KCN Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành
Men màu, frit, dầu in
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT VLXD KÊU GỌI ĐẦU TƯ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
T
T
Tên dự án
Địa điểm
dự kiến
Công suất
Đến năm 2015
2016 – 2020
I
GẠCH NUNG
triệu viên/năm
triệu viên/năm
1
Nhà máy gạch tuy nen Đá Bạc
Huyện Châu Đức
20
2
Nhà máy gạch tuy nen (chuyển đổi từ lò vòng)
Huyện Châu Đức
20
II
GẠCH KHÔNG NUNG
Triệu viên/năm
triệu viên/năm
3
GKN xi măng tại Bàu Lâm
Huyện Xuyên Mộc
5
5
4
GKN xi măng tại Phước Tân
Huyện Xuyên Mộc
5
5
5
GKN xi măng tại An Hải
Huyện Côn Đảo
1
1
6
GKN xi măng tại Tam Phước
Huyện Long Điền
10
10
7
GKN xi măng Bình Ba
Huyện Châu Đức
5
5
8
Công ty TNHH Nhà Việt Long Hương
TP. Bà Rịa
60
60
III
VẬT LIỆU LỢP
Triệu m2/năm
9
Ngói nung tại các cơ sở gạch tuy nen
các cơ sở gạch tuy nen
0,5
10
Ngói xi măng cát tại Tam Phước
Huyện Long Điền
0,5
0,5
11
Ngói xi măng cát tại An Hải
Huyện Côn Đảo
0,1
0,1
12
Ngói xi măng cát tại Phước Tân
Huyện Xuyên Mộc
0,1
0,1
13
Ngói xi măng cát tại Bình Ba
Huyện Châu Đức
0,1
0,1
IV
ĐÁ XÂY DỰNG
Ngàn m3/năm
Ngàn m3/năm
14
Khai thác tại Lô 14, xã Tóc Tiên
Huyện Tân Thành
1.000
15
Khai thác tại Lô 11B, xã Phước Hòa
Huyện Tân Thành
100
16
Khai thác tại Lô 11C, xã Phước Hòa
Huyện Tân Thành
100
17
Khai thác tại Núi Lé, xã Quảng Thành
Huyện Châu Đức
50
18
Khai thác Suối Lúp, xã Bình Ba
Huyện Châu Đức
30
19
Khai thác tại Tân Trung, xã Phước Tân
Huyện Xuyên Mộc
50
50
20
Khai thác tại ấp 4, xã Bàu Lâm
Huyện Xuyên Mộc
30
20
V
ĐÁ KHỐI
Ngàn m3/năm
Ngàn m3/năm
21
Khai thác tại Tân Phước, xã Phước Hòa
Huyện Tân Thành
100
22
Khai thác tại xã Tam Phước
Huyện Long Điền
20
VI
CÁT XÂY DỰNG
Ngàn m3/năm
Ngàn m3/năm
23
Khai thác tại Tam Phước
Huyện Long Điền
150
24
Sản xuất cát nghiền Châu Pha
Huyện Tân Thành
500
25
Sản xuất cát nghiền Quảng Thành
Huyện Châu Đức
500
26
Sản xuất cát nghiền Phước Tân
Huyện Xuyên Mộc
500
VII
VẬT LIỆU SAN LẤP
Ngàn m3/năm
Ngàn m3/năm
27
Khai thác tại xã Sông Xoài
Huyện Tân Thành
400
28
Khai thác tại thôn 4, xã Suối Rao
Huyện Châu Đức
100
29
Khai thác tại thôn 3, xã Suối Rao
Huyện Châu Đức
50
30
Khai thác tại xã Đá Bạc
Huyện Châu Đức
500
31
Khai thác tại xã Bàu Chính
Huyện Châu Đức
100
32
Khai thác tại xã Bông Trang
Huyện Xuyên Mộc
100
33
Khai thác tại xã Phước Tân
Huyện Xuyên Mộc
200
34
Khai thác tại xã Hòa Hưng
Huyện Xuyên Mộc
50
35
Khai thác tại xã An Ngãi
Huyện Long Điền
50
36
Khai thác tại Núi Ba Quờn
TP. Bà Rịa
100
VIII
SỢI THỦY TINH
Ngàn tấn/năm
Ngàn tấn/năm
37
Nhà máy tại KCN Mỹ Xuân B1-CONAC
Huyện Tân Thành
50
50
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thiet_minh_qhvlxd_br_vt_4755.doc