Quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng - Huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005 – 2010

MỞ ĐẦU Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các khu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng ( Luật đất đai, 1993 ). Chính vì vậy, đất đai cần phải quản lý chặt chẽ hơn và sử dụng làm sao có hiệu quả lâu dài là một đòi hỏi trước mắt đối với sự phát triển kinh tế xã hội trước thềm công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, dân số ngày càng tăng, đất đai ngày càng khan hiếm mà nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích thì ngày càng nhiều làm cho diện tích đất ngày càng giảm so với sự gia tăng dân số nhất là đất nông nghiệp. Đứng trước tình hình đó, quy hoạch sử dụng đất đai ngày càng trở nên quan trọng: tại Điều 19, Luật đất đai 1993 khẳng định: “căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất phải dựa trên cơ sở quy họach và kế họach sử dụng đất đai” và nhiều Công văn, Chỉ thị, Nghị quyết về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nó tạo cho cơ quan Nhà nước quản lý tốt đất đai một cách khoa học, hợp lý và tiết kiệm quỹ đất đai, tạo điều kiện cho đất đai đưa vào sử dụng bền vững mang lại lợi ích cao nhất. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và phát triển đang tạo ra những bước đi và sức tăng trưởng kinh tế xã hội rất cao, đồng thời áp lực về đất đai cũng thể hiện rất rõ. Vì vậy, vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai phải được đưa ra làm cơ sở định hướng cho sự phát triển. Theo địa giới hành chính thì xã Hòa Hưng có 5 ấp, có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình tương đối bằng phẳng đất đai màu mở thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình tỉnh Tiền Giang đã lập xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, huyện và đang triển khai lập quy hoạch cấp xã Do đó, đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng - huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005 – 2010” được thực hiện nhằm mục đích: - Hoạch định việc sử dụng đất phù hợp với các nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã đến năm 2010. - Hoạch định việc sử dụng đất trên địa bàn xã ngày càng hợp lý tiết kiệm và hiệu quả hơn. - Kiểm kê khai thác tiềm năng và những ưu thế về quản lý sử dụng đất của địa phương. - Làm cơ sở để quản lý đất đai theo quy định của pháp luật, bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái nhằm phát triển và sử dụng đất bền vững phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

doc71 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3822 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng - Huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guồn thực phẩm cho xã hội và xuất khẩu. 3. Tiềm năng khai thác và phát triển du lịch xanh. - Với vị trí rất thuận về giao thông thủy bộ, nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái, các trọng điểm vui chơi giải trí của huyện Cái Bè đồng thời cụ thể hoá đầu tư xây dựng và phát triển du lịch của tỉnh trên địa bàn xã Hoà Hưng. Trong tương lai đây sẽ là một điểm du lịch xanh tiện nghi, hấp dẫn cho những du khách trong và ngoài nước đến đây tìm hiểu sinh thái, sinh hoạt giải trí, nghĩ ngơi, an dưỡng... 4. Hình thành thị tứ, phát triển cụm, tuyến dân cư. 4.1 Hình thành thị tứ. Xã Hòa Hưng cũng là một đầu mối về kinh tế, có vị trí rất thuận lợi để phát triển, dân số tập trung đông đúc, nguồn lao động dồi dào, hệ thống hạ tầng cơ sở khá phát triển, các công trình phúc lợi công công... Với những ưu thế như trên Trung tâm xã Hoà Hưng trong tương lai sẽ dễ dàng thu hút đầu tư về kinh tế và hạ tầng cơ sở để hình thành một điểm thị tứ lớn của huyện Cái Bè. 4.2 Định hướng phát triển các khu dân cư, tuyến dân cư. - Trong tương lai trung tâm xã Hoà Hưng sẽ phát triển thành thị tứ mới nằm trên trục Ql.1 mới ( gồm 4 điểm dân cưa tập trung: điểm ngã ba, điểm trung tâm xã, điểm khu cầu Mỹ Thuận và điểm cầu bắc cũ) sẽ bố trí khoảng 5.000 dân trong đó đảm bảo tốt các mặt: điều kiện phát triển kinh tế, đời sống dân cư, cơ sở hạ tầng các công trình phúc lợi xã hội... - Phát triển các tuyến dân cư dọc theo trục Ql.1, các trục giao thông, thuỷ lợi chính như: Sông Cổ Lịch, rạch Mỹ Hưng, rạch Mương Điều, Ngã Tắc... 5. Các quan điểm khai thác sử dụng đất. 5.1 Khai thác triệt để quỹ đất. Cần khai thác tốt những tiềm năng sẳn có của địa phương nhằm đưa vào sử dụng tối ưu quỹ đất mang lại lợi ích đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, thương mại dịch vụ. Mặt khác đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả trong việc xây dựng cụm, tuyến dân cư, các công trình phúc lợi công cộng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế bền vững. 5.2 Duy trì và bảo vệ đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp khai thác đưa vào sử dụng hết. Hướng sắp tới chỉ ổn định diện tích sản xuất hiện có, nâng cao năng suất và sản lượng trên một đơn vị diện tích, đảm bảo sử dụng đất đai lâu bền, linh hoạt hơn trong việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, loại hình sản xuất. 5.3 Sử dụng hợp lý đất ở. Sử dụng đất phải đáp ứng nhu cầu đất ở, nhà ở của nhân dân, giải quyết mối quan hệ giữa sản xuất và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội, xây dựng các tuyến dân cư an toàn, ổn định đời sống xã hội... IV.CÁC PHƯƠNG ÁN QHSDĐĐ ĐẾN NĂM 2010. 1. Phương án 1. 1.1 Cơ sở quy hoạch. Cơ sở để đề ra phương án quy hoạch sử dụng đất dựa vào các thành phần sau: - Dựa vào hiện trạng sử dụng đất của xã - Dựa vào thực trạng phát triển kinh tế xã hội của xã - Dựa vào quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của xã - Dựa vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của xã - Dựa vào định hướng quy hoạch của các ngành - Dựa vào kết quả đánh giá tiềm năng đất đai của xã - Dựa vào quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện đối với cấp xã 1.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Tập trung đầu tư hướng đến một nền nông nghiệp phát triển, bền vững dựa trên thế mạnh cây ăn quả làm chủ lực kết hợp với những mô hình sản xuất tiên tiến (VAC), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cải thiện đời sống của người dân. Khai thác thế mạnh về vị trí địa lý, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra một bước phát triển mới trên các lĩnh vực: hệ thống hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới giao thông, hạ tầng phúc lợi trong đó chú trọng mạng lưới giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hóa... Kết hợp quy hoạch và phát triển không gian thị tứ mới, xây dựng cụm, tuyến dân cư nhằm mục đích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội ( đường giao thông, điện, nước, chợ, trường học, trạm y tế ) phù hợp với tiến trình phát triển đô thị. Có kế hoạch tổ chức lại sản xuất và phân công lại lao động theo hướng giảm dần về lượng lao động nông nghiệp, tăng số lao động ngành nghề phi nông nghiệp, phát triển mạnh trên các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ.. Gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu tiến bộ công bằng xã hội, chú trọng phát triển nguồn nhân lực và quá trình phát triển kinh tế xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững. Dự phóng các chỉ tiêu chủ yếu trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Hòa Hưng đến năm 2010. - Dân số: Dự kiến dân số đến năm 2010 là 17.412 người. - Tổng số lao động đến năm 2010 là 10.447 người chiếm 60% dân số. - Cơ cấu giá trị sản xuất giữa 3 khu vực đến năm 2010 : Khu vực I là 34,45%, khu vực II là 22,81%, khu vực III là 42,74%. - GDP bình quân vào năm 2010 đạt khoảng 10 triệu đồng/người/năm. - Một số chỉ tiêu khác. - Điện thương phẩm bình quân/người: 600 Kw. - Số hộ sử dụng nước sạch đạt 100%. - Điện thoại 12 máy/100dân. - Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đạt 100%. 1.3 Quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010. Quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng đến năm 2010 theo phương án 1 được trình bày trong Bảng 7. Bàng 7: Quy hoạch sử dụng đất đai xã Hoà Hưng đến năm 2010. STT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1540,34 100 I Đất nông nghiệp NNP 856,8 55,62 1 Đất trồng cây lâu năm CLN 843,59 54,77 2 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 13,21 0,85 II Đất phi nông nghiệp PNN 683,54 44,38 1 Đất ở nông thôn ONT 67,14 4,36 2 Đất chuyên dùng CDG 58,39 3,79 2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTC 0,42 0,03 2.2 Đất khu công nghiệp SKK 2,68 0,67 2.3 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 10,38 0,17 2.4 Đất cơ sở y tế DYT 0,2 0,01 2.5 Đất cơ sở giáo dục đào tạo DGD 3,01 0,2 2.6 Đất giao thông DGT 31,36 2,04 2.7 Đất thủy lợi DTL 9,62 0,62 2.8 Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 0,70 0,05 2.9 Đất quốc phòng an ninh CQA 0,02 0,0013 3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 3,38 0,22 4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 0,2 0,01 5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 551,94 35,83 6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,5 0,16 III Đất chưa sử dụng CSD - - Bảng 7 cho thấy: Căn cứ vào quỹ đất đai, hiện trạng sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất và tính khả thi của việc khai thác sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực, dự kiến đến năm 2010 đất đai được phân bố như sau: 1/ Đất cho sản xuất nông nghiệp: 856,80 ha. 2/ Đất phi nông nghiệp: 683,55 ha 3/ Đất chưa sử dụng là không còn 1.3.1 Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Định hướng xây dựng một nền nông nghiệp bền vững gắn với kinh tế thị trường tiêu thụ lâu dài, quan tâm thường xuyên đến công tác khuyến nông, đưa nhanh ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, rút tỉa kinh nghiệm đã thực hiện được để áp dụng vào trong quá trình sản xuất đồng thời cần đảm bảo ổn định diện tích canh tác. Diện tích đất nông nghiệp năm 2004 là 894,06 ha. Trong giai đoạn tới nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các mục đích sử dụng khác diện tích đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp là 37,26 ha. Như vậy đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp toàn xã sẽ còn 856,80 ha, bao gồm 2 loại đất sau: 1.3.1.1 Quy hoạch đất trồng cây ăn quả. Hiện nay đất trồng cây ăn quả là 887,82 ha. Đến năm 2010 dự kiến diện tích trồng cây ăn quả là 843,59 ha, giảm 44,23 ha nguyên nhân do chuyển sang các loại đất sau: - Đất nuôi trồng thủy sản: 6,97 ha. - Chuyển sang đất chuyên dùng: 27,47 ha. - Chuyển sang đất ở: 9,74 ha. - Chuyển sang các loại đất khác: 0,05 ha Đối với diện tích đất trồng cây ăn quả này địa phương cần qua tâm hơn về cách chọn cây giống, tổ chức nhiều chương trình khuyến nông sâu rộng, tổ chức học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình sản xuất giỏi và nhân rộng ra cho bà con nông dân. Phát triển mô hình kinh tế VAC, hình thành những vườn cây chuyên và đa canh, tiếp tục phát triển những loại cây ăn quả chủ lực của địa phương như: xoài cát hoà lộc, cam, quít đường, nhãn xuồng cơm vàng, nhãn tiêu... góp phần hình thành những điểm du lịch sinh thái trong tương lai. 1.3.1.2 Quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 sẽ tăng 6,97 ha do việc phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt khu vực ven sông Tiền của Cty thủy sản Tiền Giang thuộc địa bàn ấp Bình, các mô hình nuôi chủ yếu là nghiên cứu, chọn lọc, ương ép cá giống và nuôi trồng các loại cá nước ngọt. Như vậy diện tích đất nuôi trồng thủy sản của xã đến năm 2010 sẽ là 13,21 ha. 1.3.2 Quy hoạch đất phi nông nghiệp. Diện tích đất phi nông nghiệp của xã năm 2004 là 646,29 ha. Đến năm 2010 diện tích này là 683,54 ha, tăng 37,26 ha bao gồm: 1.3.2.1 Quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn. Đến năm 2010 dân số của xã Hòa Hưng vào khoảng 17.412 người, với 3.521 hộ dân, số hộ có nhu cầu về đất ở mới của xã là 325 hộ. Theo định mức đất ở là 300 m2/hộ, như vậy tổng diện tích đất ở mới sẽ tăng 9,74 ha. * Định hướng phát triển không gian đô thị và bố trí dân cư. Song song với tiến trình đô thị hoá, sự phát triển vượt bậc của Hoà Hưng trong những năm qua đã tạo ra một tiền đề phát triển đô thị mới, đô thị có mức dân số cao, kinh tế xã hội phát triển, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phúc lợi công cộng được đảm bảo, đời sống văn hoá, vật chất và tinh thần được cải thiện. Trong tương lai không xa Hòa Hưng sẽ trở thành một thị tứ có tốc độ phát triển tương đối khá, thị tứ sẽ trãi dài trên trục Ql.1 từ cầu Mỹ Thuận đến Ql.1 cũ bố trí những khu buôn bán, khu hành chánh, khu dân cư lồng ghép với hệ thống đường nội bộ, khu hành chánh, bố trí khoảng 5.000 người, cần đảm bảo các điều kiện về giao thông nội bộ, điện nước sinh hoạt, môi trường sinh thái... - Trên địa bàn xã sẽ bố trí 4 cụm dân cư tập trung như: cụm trung tâm xã, cụm cầu bắc cũ, cụm cầu Mỹ Thuận, cụm ngã 3 nằm kẹp giữa 2 quốc lộ mới và cũ. - Bố trí một số tuyến dân cư chạy dọc theo tuyến quốc lộ, các tuyến đường giao thông chính. Việc bố trí các tuyến dân cư phải đáp ứng được nhu cầu về an toàn giao thông đồng thời đảm bảo tốt các điều kiện điện, nước. Một số tuyến dân cư chính như sau: 1/ Tuyến dân cư cặp theo hai bên Ql.1. 2/ Tuyến dân cư cặp theo 2 bên Vàm Cổ Lịch. 3/ Tuyến dân cư cặp hai bên rạch Mương Điều. 4/ Tuyến dân cư cặp nam rạch Giồng. 5/ Tuyến dân cư cặp theo hai bên rạch Mỹ Hưng. 6/ Tuyến dân cư cặp nam rạch Nước Đục. 7/ Tuyến dân cư cặp bắc rạch Ngã Tắc. 8/ Tuyến dân cư cặp đông rạch Mười Chót. 9/ Tuyến dân cư cặp đường ấp Hoà, rạch Sơn, rạch Bà Thơ Địa phương cần quan tâm đến một số hộ dân cư nằm trong khu vực thường xuyên sạt lở rất nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của nhân dân, đồng thời giúp họ yên tâm và tạo điều kiện tốt để ổn định cuộc sống, có thể di dời những hộ dân này, các hộ nằm trong diện giải tỏa các công trình xây dựng khác, bố trí khu vực tái định cư tại khu vực ngã 3 thuộc ấp Thống có diện tích khoảng 2,0 ha. 1.3.2.2 Quy hoạch đất chuyên dùng. Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng của xã năm 2004 là 30,92 ha. Đến năm 2010 diện tích này sẽ là 58,39 ha, tăng 27,47 ha và được phân ra như sau: a. Quy hoạch đất khu công nghiệp. Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa 3 khu vực, dựa trên ưu thế về vị trí để hình thành những điểm tiểu thủ công nghiệp nhỏ thu hút giải quyết lao động tại địa phương, tăng thu nhập góp phần cải thiện đời sống nhân dân,... Trong tương lai địa phương sẽ hình thành những khu bến bãi lên xuống hàng hoá, bến vật liệu xây dựng, các điểm tiểu thủ công nghiệp rãi rác ( xay xát, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp, cưa xẻ gỗ, nghề mộc...) Diện tích đất công nghiệp đến năm 2010 sẽ là 2,68 ha, tăng 2,00 ha. b. Quy hoạch đất cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn tới để phục vụ cho việc phát triển kinh tế của địa phương diện tích đất thương mại dịch vụ sẽ tăng 10,05 ha bao gồm: - Xây dựng mới chợ ấp Bình, tại khu vực vàm Cổ Lịch có diện tích 0,05 ha, bố trí kinh doanh chủ yếu các mặt ăn uống ( cá, thịt, rau, quả...) phục vụ cho đời sống hàng ngày của người dân nơi đây. - Nhằn thu hút, giới thiệu và quảng bá cho lượng khách tham quan trong và ngoài nước đến với vùng đồng bằng sông nước. Đến năm 2010 địa phương sẽ hình thành khu du lịch và an dưỡng Mỹ Thuận nằm ở dưới chân cầu thuộc nông trường Cổ Lịch cũ, có diện tích là 10,00 ha giao cho Cty cao su Miền Nam xây dựng. Đây là khu du lịch miệt vườn hình thành trong những vườn cây ăn trái đặc sản, chuyên, đa canh có hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu kỹ thuật quy hoạch phát triển khu vực trong giai đoạn lâu dài, các hoạt động tìm hiểu tham quan, ăn uống, an dưỡng, nghỉ ngơi, giải trí... c. Quy hoạch đất cơ sở giáo dục – đào tạo. Nhằm từng bước tiến đến chuẩn hoá giáo dục trong toàn xã tiến đến xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, đồng thời góp phần nâng cao trình độ dân trí của người dân địa phương, phục vụ nhu cầu học tập vui chơi sinh hoạt cho các em học sinh. Đến năm 2010 diện tích đất giáo dục là 3,01 ha tăng thêm 2,23 ha, bao gồm: + Nhằm chăm lo tốt cho thế hệ mẫu giáo, mầm non phấn đấu huy động tỷ lệ các cháu đi mẫu giáo đạt trên 60%. Trong giai đoạn này địa phương cần quy hoạch trường mẫu giáo Hòa Hưng tại ấp Bình với qui mô diện tích 0,20 ha lấy từ đất trường THCS Hòa Hưng cũ. + Quy hoạch mở rộng trường tiểu học ấp Thống để hướng tới đạt chuẩn với diện tích tăng thêm là 0,08 ha, lấy từ đất cây ăn quả. + Hiện tại của trường THCS Hoà Hưng không đảm bảo tốt về điều kiện học tập, sinh hoạt vui chơi cho các cháu học sinh. Trong giai đoạn tới sẽ định hướng quy hoạch mới trường THCS Hoà Hưng đạt chuẩn, vị trí nằm gần sân bóng quy hoạch với qui mô diện tích 2,00 ha. d. Quy hoạch đất cơ sở thể dục thể thao. Nhằm kế thừa các phong trào thể dục thể thao đi trước, tiếp tục phát huy hơn thành tích đã có của địa phương, đồng thời đáp ứng nhu cầu luyện tập, rèn luyện sức khỏe... Đến năm 2010 địa phương sẽ xây dựng sân vận động khoảng 0,70 ha tại gần trường cấp 2 quy hoạch, đối diện trạm thu phí cầu Mỹ Thuận. e. Quy hoạch đất giao thông. - Phát huy phong trào nhân dân làm giao thông nông thôn, có cân đối nguồn ngân sách của xã hổ trợ đầu tư xây dựng. Tập trung nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông chính, chú trọng phát triển hệ thống đường xã và giao thông nông thôn đáp ứng cho nhu cầu đi lại của người dân trong mùa mưa lũ. Diện tích đất giao thông tăng thêm trong thời kỳ quy hoạch 7,56 ha, gồm một số công trình trọng điểm sau: + Quy hoạch đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ: Nhằm mục đích giảm sự quá tải của tuyến Ql.1, rút ngắn khoảng cách, bảo đảm giao thông liên tục, phục vụ cho những loại xe có tốc độ cao... đoạn ngang xã dài 0,5 km, mặt rộng 40 m, lộ giới 80 mét, diện tích tăng 2,00 ha, được sử dụng chủ yếu từ đất lúa và cây ăn quả. + Các tuyến đường nội bộ và giao thông nông thôn: Nhằm tạo thuận lợi trong việc đi lại của bà con trong xóm ấp, từng bước giảm sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn. Trong tương lai địa phương cần chú trọng đến việc phát triển hệ thống giao thông này, một số tuyến như: Quy hoạch đường phía bắc rạch Nước Đục, đường Nông trường Cổ Lịch, đường phía đông Vàm Cổ Lịch... (theo biểu 06.QH Hoà Hưng) đảm bảo tối thiểu mặt đường phải từ 3,0 - 4,0m, mặt đường phải là đường đan, đá đỏ, vật liệu rắn khác.... f. Quy hoạch đất thủy lợi. Để chủ động trong việc cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tạo thuận lợi cho việc đi lại cho người dân. Trong giai đoạn này chủ yếu là nạo vét các tuyến kênh rạch ( kể cả sạt lở) bao gồm: Nạo vét kênh nông trường Cổ Lịch, rạch Mỹ Hưng, rạch Nước Đục, rạch Giồng, Ngã Tắc, Mười Chót, rạch Sao... và gia cố, xây dựng các tuyến đê bao khu vực nuôi trồng thủy sản của xã. Như vậy tổng diện tích đất thủy lợi của xã đến năm 2010 sẽ là 9,62, tăng thêm là 4,96 ha. g. Quy hoạch đất an ninh quốc phòng. Nhằm đảm bảo tốt về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn tới địa phương sẽ quy hoạch xây dựng đồn cảnh sát Hoà Hưng tại ấp Bình có diện tích ha 0,02 ha. 1.3.2.3 Quy hoạch đất phi nông nghiệp khác. Thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương, tạo điều kiện tốt cho các phong trào văn hoá văn nghệ, sinh hoạt quần chúng.... Đến năm 2010 trên địa bàn xã bố trí nhà văn hoá với diện tích 0,05 ha, nằm trên đất trụ sở UBND xã. Nhằm tạo điều kiện tốt cho việc thu hút nguồn lực từ bên ngoài, đáp ứng cho việc vận chuyển hành khách tham quan du lịch Cầu Mỹ Thuận. Trong giai đoạn này sẽ quy hoạch 1 bến xe với diện tích 1,30 ha nằm ở khu vực chân cầu, đồng thời sắp xếp, quy hoạch xây dựng bến lên hàng hoá, trung chuyển, cầu tàu... với diện tích 0,20 ha. 1.4 Cân đối đất đai. Phương án quy họach sử dụng đất của xã Hoà Hưng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến 2010. Sau khi cân đối, điều chỉnh các loại đất cho phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau, phương án quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 bao gồm các loại đất như sau: - Đất nông nghiệp đến năm 2010 là 856,80 ha, chiếm 55,62% tổng diện tích tự nhiên, giảm 37,26 ha so với năm 2004. Mặc dù đất nông nghiệp có giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp nhưng địa phương vẫn cố gắng áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản suất để đạt năng suất và chất lượng sản phẩm. - Đất phi nông nghiệp đến năm 2010 có diện tích là 683,54 ha chiếm 44,38% tổng diện tích tự nhiên, tăng 37,26 ha so với năm 2004. + Đất ở nông thôn năm 2010 có diện tích là 67,14 ha, chiếm 4,36% tổng diện tích đất tự nhiên, tăng 9,74 ha so với năm 2004. Đây là quy luật tất yếu của xã hội, với diện tích này đáp ứng cơ bản cho nhu cầu về đất ở cho người dân địa phương. + Đất chuyên dùng đến năm 2010 có diện tích là 58,39 ha, chiếm 3,79% tổng diện tích tự nhiên, tăng 27,47 ha so với năm 2004. Đây là điều tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương về các vấn đề: xây dựng, giao thông, thủy lợi, các công trình phúc lợi công cộng khác... + Diện tích đất tôn giáo tín ngưỡng đến năm 2010 là 3,38 ha chiếm 0,22% tổng diện tích tự nhiên, tăng 1,35 ha so với năm 2004. + Diện tích đất phi nông nghiệp khác đến năm 2010 là 2,5 ha chiếm 0,16% tổng diện tích tự nhiên, giảm 1,3 ha so với năm 2004. + Diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa và đất sông suối đến năm 2010 là không thay đổi. 1.5 So sánh diện tích, cơ cấu đất đai trước và sau quy hoạch. Kết quả quy hoạch sử dụng đất đai xã Hoà Hưng thời kỳ 2005-2010 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên là không thay đổi 1540,34 ha, chi tiết được thể hiện ở Bảng 8. Cụ thể các loại đất chính có sự thay đổi như sau: - Đất nông nghiệp: hiện trạng đất nông nghiệp là 894,06 ha, đến cuối kỳ quy hoạch diện tích này giảm 37,26 ha do chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở. Đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp được định hình là 856,80 ha chiếm 55,62% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. - Đất phi nông nghiệp: diện tích đất phi nông nghiệp năm 2004 là 646,29 ha như do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương nên đến năm 2010 diện tích này tăng 37,26 ha do lấy từ đất nông nghiệp. Đến cuối kỳ quy hoạch diện tích được định hình là 683,54 ha chiếm 44,38% tổng diện tích toàn xã. + Đất chuyên dùng: hiện trạng đất chuyên dùng là 30,92 ha để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương đến năm 2010, diện tích này tăng 27,47 ha do đất nông nghiệp chuyển sang. Đến cuối kỳ quy hoạch diện tích đất chuyên dùng được định hình là 58,39 ha chiếm 3,79% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. + Đất ở nông thôn: hiện trạng diện tích đất ở nông thôn là 57,40 ha. Trong những năm quy hoạch dân số tăng lên nhu cầu phát triển khu dân cư là điều tất yếu, do đó nhu cầu đất ở tăng lên đến cuối kỳ quy hoạch là 9,74 ha và diện tích định hình là 67,14 ha chiếm 4,36% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. + Đất chưa sử dụng: hiện trạng không còn. Tóm lại có sự thay đổi như trên là do sự gia tăng dân số cùng với quá trình đô thị hoá nông thôn làm cho đất nông nghiệp bị giảm còn đất chuyên dùng và đất ở tăng lên. Bảng 8: So sánh diện tích, cơ cấu đất đai trước và sau quy hoạch. DiÖn tÝch N¨m 2005 so víi 2004 N¨m 2010 so víi 2004 Lo¹i ®Êt N¨m 2004 DtÝch T¨ng (+) DtÝch T¨ng (+) (ha) 2005 Gi¶m (-) 2010 Gi¶m (-) Tổng diện tích 1540,34 1540,34 1540,34 I. Đất nông nghiệp 894,06 888,93 -5,13 856,80 -37,26 1 Đất trồng cây lâu năm 887,82 880,70 -7,12 843,59 -44,23 2 Đất NTTS 6,24 8,24 2,00 13,21 6,97 II. Đất phi nông nghiệp 646,29 651,42 5,13 683,54 37,26 1 Đất ở nông thôn 57,40 59,32 1,92 67,14 9,74 2 Đất chuyên dùng 30,92 34,13 3,21 58,39 27,47 3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 2,03 2,03 3,38 1,35 4 Đất nghĩa trang nghĩa địa 0,2 0,2 0,2 5 Đất sông suối và mặt nước CD 551,94 551,94 551,94 6 Đất phi nông nghiệp khác 3,8 3,8 2,5 -1,3 III. Đất chưa sử dụng - - - - - 2. Phương án 2. Thông qua kết quả đánh giá nguồn lực (điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội) và kết quả đánh giá tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất của các ngành. Phương án 2 cơ cấu đất đai xã Hòa Hưng được trình bày trong Bảng 9. Bảng 9: Cơ cấu đất đai xã Hòa Hưng đến năm 2010. Loại Đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 1.540,34 100,00 I.Đất nông nghiệp NNP 846,80 54,97 II.Đất phi nông nghiệp PNN 693,54 45,03 III.Đất chưa sử dụng CSD - - - Dựa vào nền kinh tế thị trường hiện nay cũng như những năm sắp tới và đến năm 2010 chúng ta nên chuyển dịch diện tích đất nông nghiệp (từ đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản), giảm diện tích đất chưa sử dụng, tăng diện tích đất phi nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản. - Chủ yếu tập trung phát triển mạnh diện tích nuôi trồng thủy sản (nuôi cá ba sa để xuất khẩu), giảm diện tích trồng cây ăn quả (chủ yếu trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, dể tiêu thụ), ưu tiên phát triển mạnh các lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ nhưng vẫn lấy nông nghiệp làm ngành chủ lực. Đầu tư mạnh vào việc phát triển hệ thống dịch vụ du lịch. Tập trung phát triển đất trồng cây ăn quả và đất nuôi trồng thủy sản theo hướng các vùng chuyên canh. * Ưu điểm: - Có vị trí thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản và phát triển các vùng du lịch. - Giải quyết phần lớn lực lượng lao động của địa phương khi các ngành dịch vụ thương mại du lịch phát triển. - Phù hợp với sự biến động thị trường dễ phát triển theo hướng bền vững, phù hợp với tiềm năng đất đai tại địa phương. - Xã là cầu nối giữa các tỉnh ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh nên có vị trí hết sức thuận lợi về giao thông thủy lẫn bộ trong việc phát triển của các ngành kinh tế. * Nhược điểm: - Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ nên đòi hỏi vốn đầu tư cao. - Trình độ dân trí của người dân còn hạn chế. - Người dân không thấy được lợi ích lâu dài nên người dân không đồng tình với việc chuyển dịch diện tích đất nông nghiệp (gảm diện tích trồng cây ăn quả để tăng diện tích nuôi trồng thủy sản). - Người dân thiếu vốn trong việc đầu tư. 2.1 Quy hoạch đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp năm 2004 là 894,06 ha. Dự kiến đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp sẽ là 846,80 ha, diện tích này giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp là 47,26 ha (Bảng 10). Bảng 10: Cơ cấu đất nông nghiệp xã Hòa Hưng đến năm 2010. Loại Đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp 846,80 100,00 1. Đất trồng cây lâu năm CLN 796,80 94,10 2. Đất NTTS NTS 50 5,90 2.1.1 Quy hoạch đất trồng cây lâu năm (cây ăn quả). Diện tích đất trồng cây lâu năm năm 2004 là 887,82 ha. Nhưng đến năm 2010 diện tích này chỉ còn 796,8 ha giảm 91,02 ha so với hiện trạng năm 2004. Nguyên nhân là do chuyển sang các loại đất sau: - Chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản là 43,76 ha - Chuyển sang đất phi nông nghiệp là 47,26 ha Về cây lâu năm của xã chủ yếu nên trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, dể tiêu thụ như: Xoài cát hoà lộc, nhãn xuồng cơm vàng, sầu riêng cơm vàng hạt lép, nhãn tiêu... góp phần hình thành những điểm du lịch sinh thái trong tương lai. 2.1.2 Quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản. Hiện trạng diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 6,24 ha. Nhưng đến năm 2010 dự kiến diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 50 ha tăng 43,76 ha (do lấy từ đất trồng cây lâu năm là 43,76 ha) so với năm 2004 . Do việc phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt khu vực ven sông Tiền của công ty thủy sản Tiền Giang thuộc địa bàn ấp Bình, các mô hình nuôi chủ yếu là nghiên cứu, chọn lọc, ương ép cá giống và nuôi trồng các loại cá nước ngọt (nuôi cá ba sa để xuất khẩu). 2.2 Quy hoạch đất phi nông nghiệp. Hiện trạng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2004 là 646,29 ha. Đến năm 2010 dự kiến diện tích đất phi nông nghiệp là 693,54 ha tăng 47,26 ha so với năm 2004. Quy hoạch đất phi nông nghiệp sẽ được giữ nguyên như chỉ tiêu của xã đề ra ở phương án trên, nhưng có sự thay đổi là diện tích đất chuyên dùng được nâng lên 68,39 ha tăng 37,47 ha so với năm 2004 (Trong đó diện tích đất sản xuất kinh doanh là 6,68 ha và diện tích đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 16,38 ha), còn diện tích của tất cả các loại đất còn lại của đất phi nông nghiệp sẽ được giữ nguyên như chỉ tiêu của xã đề ra ở phương án trên (Bảng 11). 2.2.1 Quy hoạch đất khu công nghiệp. Hiện trạng diện tích đất sản xuất kinh doanh năm 2004 là 0,68 ha. Đến năm 2010 dự kiến diện tích đất sản xuất kinh doanh là 6,68 ha tăng 6 ha so với năm 2004 do lấy từ đất trồng cây lâu năm. Chủ yếu tập trung hình thành những khu bến bãi lên xuống hàng hoá, bến vật liệu xây dựng, các điểm thủ công nghiệp rãi rác và xây dựng nhiều nhà máy chế biến xuất khẩu cá ba sa. 2.2.2 Quy hoạch đất cơ sở sản xuất kinh doanh. Hiện trạng diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh năm 2004 là 0,33 ha. Đến năm 2010 diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh là 16,38 ha tăng 16,05 ha so với năm 2004. Do lấy từ đất trồng cây ăn quả để: - Xây dựng mới chợ ấp Bình, tại khu vàm Cổ Lịch có diện tích 0,05 ha, bố trí chủ yếu các mặt hàng ăn uống (cá, thịt, rau, quả...) phục vụ cho đời sống hàng ngày của người dân nơi đây. - Đến năm 2010 địa phương sẽ hình thành khu du lịch và an dưỡng Mỹ Thuận có diện tích 10 ha. Đây là khu du lịch miệt vườn hình thành trong những vườn cây ăn trái đặc sản, chuyên, đa canh có hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu kỹ thuật quy hoạch phát triển khu vực trong giai đoạn lâu dài, các hoạt động tìm hiểu tham quan, ăn uống, an dưỡng, nghĩ ngơi, giải trí... - Riêng 6,33 ha còn lại tăng cường xây dựng các khu du lịch nghĩ mát cho người nước ngoài tham quan các khu vườn sinh thái, vườn trái cây. Xây dựng các nhà nghĩ, khách sạn, nhà hàng nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại, ăn ở cho người nước ngoài góp phần thu lợi nguồn ngoại tệ từ nước ngoài về cho xã. Bảng 11: Cơ cấu đất phi nông nghiệp xã Hòa Hưng đến năm 2010. Loại Đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 693,55 100 1 Đất ở nông thôn ONT 67,14 9,68 2 Đất chuyên dùng CDG 68,39 9,86 2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTC 0,42 0,06 2.2 Đất khu công nghiệp SKK 6,68 0,96 2.3 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 16,38 2,36 2.4 Đất cơ sở y tế DYT 0,2 0,03 2.5 Đất cơ sở giáo dục đào tạo DGD 3,01 0,43 2.6 Đất giao thông DGT 31,36 4,52 2.7 Đất thủy lợi DTL 9,62 1,39 2.8 Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 0,70 0,10 2.9 Đất quốc phòng an ninh CQA 0,02 0,003 3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 3,38 0,49 4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 0,2 0,03 5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 551,94 79,58 6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,5 0,36 3. So sánh giữa 2 phương án. Bảng 12 cho thấy: - Diện tích đất nông nghiệp của phương án 2 là 846,8 ha giảm 10 ha so với phương án 1 là 856,8 ha. Trong đó diện tích đất trồng cây lâu năm của phương án 2 là 796,8 ha giảm 46,79 ha so với diện tích đất trồng cây lâu năm của phương án 1 là 843,59 ha; diện tích đất nuôi trồng thủy sản của phương án 2 là 50 ha tăng 36,79 ha so với phương án 1 là 13,21 ha - Diện tích đất phi nông nghiệp của phương án 2 là 693,54 ha tăng 10 ha so với phương án 1 là 683,54 ha. Trong đó diện tích đất chuyên dùng của phương án 2 là 68,39 ha tăng 10 ha so với phương án 1 là 58,39 ha (do diện tích đất khu công nghiệp của phương án 2 là 6,68 ha tăng 4 ha so với phương án 1 là 2,28 ha; diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh của phương án 2 là 16,38 ha tăng 6 ha so với phương án 1 là 10,38 ha). - Diện tích tất cả các loại đất còn lại giữa 2 phương án là không đổi. Nhận xét: - Nhìn chung 2 phương án trên đều đáp ứng được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn lương thực, phát triển cơ sở hạ tầng. - Nhưng trên cơ sở để đề ra phương án quy hoạch thì phương án 2 được chọn lựa bởi vì công nghiệp và sản xuất kinh doanh được mở rộng hơn, cho thấy phương án 2 đem lại hiệu quả kinh tế cao. So sánh diện tích đất quy hoạch giữa 2 phương án được trình bày trong Bảng 12. Bảng 12: So sánh diện tích đất quy hoạch giữa 2 phương án. STT Loại đất Phương án 1 Phương án 2 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 1540,34 100 1540,34 100 I Đất nông nghiệp 856,8 55,62 846,8 54,97 1 Đất trồng cây lâu năm 843,59 54,77 796,8 51,73 2 Đất nuôi trồng thủy sản 13,21 0,85 50 3,25 II Đất phi nông nghiệp 683,54 44,38 693,54 45,03 1 Đất ở nông thôn 67,14 4,36 67,14 4,36 2 Đất chuyên dùng 58,39 3,79 68,39 4,44 2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,42 0,03 0,42 0,03 2.2 Đất khu công nghiệp 2,68 0,17 6,68 0,43 2.3 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 10,38 0,67 16,38 1,06 2.4 Đất cơ sở y tế 0,2 0,01 0,2 0,01 2.5 Đất cơ sở giáo dục đào tạo 3,01 0,2 3,01 0,20 2.6 Đất giao thông 31,36 2,04 31,36 2,04 2.7 Đất thủy lợi 9,62 0,62 9,62 0,62 2.8 Đất cơ sở thể dục thể thao 0,70 0,05 0,7 0,05 2.9 Đất quốc phòng an ninh 0,02 0,0013 0,02 0,0013 3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 3,38 0,22 3,38 0,22 4 Đất nghĩa trang nghĩa địa 0,2 0,01 0,2 0,01 5 Đất sông suối và mặt nước CD 551,94 35,83 551,94 35,83 6 Đất phi nông nghiệp khác 2,5 0,16 2,5 0,16 Bảng đồ quy hoạch V. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI. Kế hoạch sử dụng đất cho từng giai đoạn để làm cơ sở định hướng sử dụng đất cho xã và đơn vị thực hiện theo đúng qui định của pháp luật đất đai về giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất... Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các đơn vị được xác định như sau: 1. Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn: 2004 - 2005: Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2004 – 2005 được trình bày trong Bảng 13. Bảng 13: Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2004-2005. Loại đất Năm 2004 Năm 2005 So sánh DT(ha) % DT(ha) % Tăng, giảm Tổng diện tích 1540,34 100 1540,34 100 0 I. Đất nông nghiệp 894,06 58,04 888,93 57,71 -5,13 1 Đất trồng cây lâu năm 887,82 57,64 880,7 57,18 -7,12 2 Đất nuôi trồng thủy sản 6,24 0,4 8,24 0,53 2 II. Đất phi nông nghiệp 646,29 41,96 651,42 42,29 5,13 1 Đất ở nông thôn 57,4 3,73 59,32 3,85 1,92 2 Đất chuyên dùng 30,92 2,01 34,13 2,22 3,21 2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,47 0,03 0,47 0,03 0 2.2 Đất khu công nghiệp 0,68 0,04 1,28 0,08 0,6 2.3 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 0,33 0,02 0,33 0,02 0 2.4 Đất cơ sở y tế 0,2 0,01 0,2 0,01 0 2.5 Đất cơ sở giáo dục đào tạo 0,78 0,05 0,86 0,06 0,08 2.6 Đất giao thông 23,8 1,55 25,15 1,63 1,35 2.7 Đất thủy lợi 4,66 0,3 5,84 0,38 1,18 3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 2,03 0,13 2,03 0,13 0 4 Đất nghĩa trang nghĩa địa 0,2 0,01 0,2 0,01 0 5 Đất sông suối và mặt nước CD 551,94 35,83 551,94 35,83 0 6 Đất phi nông nghiệp khác 3,8 0,25 3,8 0,25 0 III. Đất chưa sử dụng - - - - - Bảng 13 cho thấy: 1.1 Đất nông nghiệp. Đến năm 2005 diện tích đất nông nghiệp giảm 5,13 ha do chuyển sang các loại đất sau: - Đất chuyên dùng: 3,21 ha - Đất ở nông thôn: 1,92 ha. Trong nội bộ các loại đất nông nghiệp có sự thay đổi, đất nuôi trồng thủy sản tăng 2,00 ha lấy từ đất cây ăn quả. Như vậy tổng diện tích đất nông nghiệp đến năm 2005 của xã Hòa Hưng là 888,93 ha. 1.2 Đất phi nông nghiệp. Đến năm 2005 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 5,13 ha do đất nông nghiệp chuyển sang bao gồm: 1.2.1 Đất ở nông thôn. Đến năm 2005 số hộ có nhu cầu ở mới là 64 hộ, như vậy tổng diện tích đất ở nông thôn đến 2005 là 59,32 ha, tăng 1,92 ha được lấy từ đất cây ăn quả. 1.2.2 Đất chuyên dùng. Đến năm 2005 diện tích đất chuyên dùng là 34,13 ha, tăng 3,21 ha, bao gồm các loại đất sau: 1.2.2.1 Đất khu công nghiệp. - Trong giai đoạn này hình thành các điểm tiểu thủ công nghiệp rãi rác có diện tích 0,60 ha. 1.2.2.2 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo. - Đất trường học: Giai đoạn này dự kiến mở rộng trường tiểu học Hoà Hưng, diện tích tăng thêm là 0,08 ha lấy từ cây ăn quả. 1.2.2.3 Đất giao thông Trong giai đoạn này địa phương sẽ mở rộng, nâng cấp tuyến đường cặp bắc rạch Nước Đục, một số tuyến giao thông nông thôn khác với diện tích tăng thêm là 1,35 ha, lấy từ cây ăn quả. 1.2.2.4 Đất thủy lợi. Trong giai đoạn này địa phương tiến hành nạo vét các kênh: rạch Mỹ Hưng, Mười Chót, các tuyến khác, đất thủy lợi tăng 1,18 ha,lấy từ cây ăn quả. 2. Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn: 2006 – 2010. Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010 được trình bày trong Bảng 14. Bảng 14: Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010. Loại đất Năm 2005 Năm 2010 So sánh DT(ha) % DT(ha) % Tăng, giảm Tổng diện tích 1540,34 100 1540,34 100 0 I. Đất nông nghiệp 888,93 57,71 856,8 55,62 -32,13 1 Đất trồng cây lâu năm 880,7 57,18 843,59 54,77 -37,11 2 Đất nuôi trồng thủy sản 8,24 0,53 13,21 0,86 4,97 II. Đất phi nông nghiệp 651,42 42,29 683,55 44,38 32,13 1 Đất ở nông thôn 59,32 3,85 67,14 4,36 7,82 2 Đất chuyên dùng 34,13 2,22 58,39 3,79 24,26 2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,47 0,03 0,42 0,03 -0,05 2.2 Đất khu công nghiệp 1,28 0,08 2,68 0,17 1,4 2.3 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 0,33 0,02 10,38 0,67 10,05 2.4 Đất cơ sở y tế 0,2 0,01 0,2 0,01 0 2.5 Đất cơ sở giáo dục đào tạo 0,86 0,06 3,01 0,2 2,15 2.6 Đất giao thông 25,15 1,63 31,36 2,04 6,21 2.7 Đất thủy lợi 5,84 0,38 9,62 0,62 3,78 2.8 Đất cơ sở TDTT 0 0 0,70 0,05 0,7 2.9 Đất quốc phòng an ninh 0 0 0,02 0,0013 0,02 3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 2,03 0,13 3,38 0,22 1,35 4 Đất nghĩa trang nghĩa địa 0,2 0,01 0,2 0,01 0 5 Đất sông suối và mặt nước CD 551,94 35,83 551,94 38,83 0 6 Đất phi nông nghiệp khác 3,8 0,25 2,5 0,16 -1,3 III. Đất chưa sử dụng - - - - - Bảng 14 cho thấy: 2.1 Đất nông nghiệp. Đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp giảm 32,13 ha do chuyển sang các loại đất sau: - Đất ở nông thôn: 7,82 ha. - Đất chuyên dùng: 24,26 ha - Đất tôn giáo tín ngưỡng và đất phi nông nghiệp khác: 0,05 ha Như vậy diện tích đất nông nghiệp đến năm 2010 là 856,80 ha. 2.2 Đất phi nông nghiệp. Diện tích đất phi nông nghiệp dự kiến đến năm 2010 là 683,55 ha tăng 32,13 ha do lấy từ đất nông nghiệp (chủ yếu lấy từ đất trồng cây lâu năm) bao gồm các loại đất sau: 2.2.1 Đất ở nông thôn. Đến năm 2010 tổng diện tích đất ở của xã là 67,14 ha. Như vậy, tổng diện tích đất ở nông thôn tăng trong thời kỳ này là 7,82 ha, lấy từ đất cây ăn quả. 2.2.2 Đất chuyên dùng. Đến năm 2010 diện tích đất chuyên dùng tăng 24,31 ha được lấy chủ yếu từ đất nông nghiệp, bao gồm các loại đất sau: 2.2.2.1 Đất khu công nghiệp. Đến năm 2010 diện tích đất khu công nghiệp tăng 1,40 ha, chủ yếu là các điểm tiểu thủ công nghiệp, hệ thống bến bãi nhỏ lẻ nằm rãi rác trên địa bàn xã. 2.2.2.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh. Đến năm 2010 diện tích đất thương mại dịch vụ tăng 10,05 ha do xây dựng khu du lịch và an dưỡng Mỹ Thuận, xây dựng chợ ấp Bình, được lấy chủ yếu từ đất cây ăn quả. 2.2.2.3 Đất cơ sở giáo dục đào tạo. Đất giáo dục: Để đáp ứng cho nhu cầu học tập cho các cháu học sinh, trong giai đoạn này sẽ xây dựng mới trường THCS Hoà Hưng, quy hoạch trường mẫu giáo với diện tích 2,20 ha, lấy từ đất cây ăn quả và đất xây dựng. 2.2.2.4 Đất cơ sở thể dục thể thao. Đất thể dục thể thao: trong giai đoạn này sẽ xây dựng sân bóng đá của xã có diện tích 0,70 ha. 2.2.2.5 Đất giao thông. Trong giai đoạn này tiến hành nâng cấp và mở rộng một số tuyến đường sau: lộ cao tốc, đường nông trường Cổ Lịch, đường phía đông vàm Cổ Lịch, các tuyến giao thông nông thôn khác.. Đến năm 2010 diện tích đất giao thông là 31,36 ha, tăng 7,56 ha. 2.2.2.6 Đất thủy lợi. Trong giai đoạn này từng bước hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi chủ yếu là nạo vét, gia cố đê bao, mở rộng các tuyến kênh như: kênh nông trường, rạch Nước Đục, rạch Giồng, Ngã Tắc... Đến năm 2010 diện tích đất thủy lợi sẽ là 9,62 ha, tăng 3,78 ha. 2.2.2.7 Đất an ninh quốc phòng. Xây dựng đồn cảnh sát Hoà Hưng có diện tích là 0,02 ha. 2.2.3 Đất phi nông ngiệp khác. Đất các công trình xây dựng khác: giai đoạn này sẽ xây dựng nhà văn hoá xã có diện tích 0,05 ha, xây dựng bến xe, bến hàng hoá với diện tích 1,50 ha. VI. CHU CHUYỂN ĐẤT ĐAI THỜI KỲ 2005-2010. - Đến năm 2010 đất nông nghiệp diện tích còn 856,8 ha giảm 37,26 ha so với năm 2004 trong đó đất trồng cây lâu năm 843,59 ha giảm 44,23 ha; đất có mặt nước NTTS diện tích 13,21 ha tăng 6,97 ha. Trong đó: + Chuyển sang đất chuyên dùng diện tích 27,57 ha (trong đó đất cơ sở sản xuất kinh doanh 10,05 ha; đất khu công nghiệp 2,00 ha; đất cơ sở giáo dục và đào tạo 2,23 ha; đất cơ sở thể dục thể thao 0,70 ha; đất giao thông 7,56 ha; đất thủy lợi 4,96 ha; đất quốc phòng an ninh 0,02 ha). Chủ yếu lấy từ đất trồng cây lâu năm (cây ăn quả). + Chuyển sang đất ở nông thôn 9,74 ha. Chủ yếu lấy từ đất trồng cây lâu năm. + Chuyển sang đất tôn giáo tín ngưỡng 0,05 ha - Qua kết quả chu chuyển cho thấy đến năm 2010, đất chuyên dùng diện tích là 58,39 ha tăng 27,47 ha (trong đó đất khu công nghiệp là 2,68 ha tăng 2,00 ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh là 10,38 ha tăng 10,05 ha; đất giao thông 31,36 ha tăng 7,56 ha; đất thủy lợi 9,62 ha tăng 4,96 ha; đất cơ sở giáo dục đào tạo là 3,01 ha tăng 2,23 ha; đất cơ sở thể dục thể thao tăng 0,70 ha; đất quốc phòng an ninh được đưa vào sử dụng là 0,02 ha; đất tôn giáo tín ngưỡng là 3,38 ha tăng 1,35 ha; chỉ có đất phi nông nghiệp khác giảm 1,3 ha). - Đất ở nông thôn diện tích 57,40 ha tăng 9,74 ha chủ yếu lấy từ đất trồng cây lâu năm. Nhìn chung đất nông nghiệp chuyển sang các loại đất trên đều lấy từ đất trồng cây lâu năm (cây ăn quả). Bảng 15: Chu chuyển đất đai xã Hòa Hưng thời kỳ 2005 – 2010. Diện Chu chuyển đất đai đến năm 2010 Biến Diện Loại đất tích Đất Cây Đất Đất Đất Đất Đất Đất Đất Đất Cộng động tích năm 2004 NN lâu năm NTTS PNN ở NT CD TGTN NTNĐ sông rạch PNN khác giảm tăng, giảm năm 2010 Tổng diện tích 1540,34 1540,34 I. Đất nông nghiệp 894,06 856,8 6,97 37,26 9,74 27,47 0,05 44,23 -37,26 856,8 1 Đất trồng cây lâu năm 887,82 843,59 6,97 37,26 9,74 27,47 0,05 44,23 -44,23 843,59 2 Đất NTTS 6,24 6,97 6,97 13,21 II. Đất phi nông nghiệp 646,29 37,26 37,26 683,54 1 Đất ở nông thôn 57,4 9,74 9,74 67,14 2 Đất chuyên dùng 30,92 27,5 27,47 58,39 3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 2,03 1,35 3,38 4 Đất nghĩa trang nghĩa địa 0,2 0,2 5 Đất sông suối và mặt nước CD 551,94 551,94 6 Đất phi nông nghiệp khác 3,8 1,3 1,3 -1,3 2,5 III. Đất chưa sử dụng - Cộng tăng 6,97 37,26 9,74 27,47 1,35 Diện tích năm 2010 856,8 843,59 13,21 683,55 67,14 58,39 3,38 VII. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH THỜI KỲ 2005 – 2010. Để phương án: “Quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng - huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005-2010” được thực hiện quả tốt nhất thì cần quan tâm đến những vấn đề sau: 1. Các chính sách. Áp dụng đồng bộ các chính sách quản lý Nhà nước về đất đai. Xây dựng chế độ sử dụng đất đai đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả cao phù hợp với tình hình thực tế của xã. Tận dụng mọi nguồn lực trong và ngoài nước kết hợp “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Khuyến khích đầu tư phát triển đồng bộ, áp dụng có hiệu quả tiến bộ kỹ thuật trong sử dụng đất và làm giàu tài nguyên đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Cấp có thẩm quyền thực hiện quy hoạch cần phải có biện pháp theo dõi việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Phổ biến tuyên truyền phương án quy hoạch sử dụng đất đai bằng nhiều hình thức thông tin đại chúng, nhằm giúp cho mọi người dân hiểu rõ việc bố trí sử dụng đất trong xã để cùng nhau thực hiện và kiểm tra việc sử dụng đất theo quy hoạch và kế hoạch. Lập kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm, xây dựng các dự án chi tiết cho từng loại công trình. Có chính sách bồi hoàn hợp lý thỏa đáng cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích công cộng, an ninh quốc phòng, đảm bảo cho người sử dụng đất có đất ở và đất sản xuất tương ứng với phần đất bị thu hồi. Từ đó giúp cho việc giải phóng mặt bằng được thuận lợi và nhanh chóng. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư như: giảm, miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất... để kêu gọi vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các công trình kinh doanh dịch vụ. Huy động tốt đa nguồn nội lực trong nhân dân, thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đối với những nơi giá trị đất tăng lên do được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng việc theo dõi để điều chỉnh giá đất kịp thời là rất cần thiết và cũng là biện pháp để tăng thu ngân sách Nhà nước qua thực hiện các chính sách thu tiền sử dụng đất. 2. Một số biện pháp chính. Đào tạo cán bộ tăng cường chức năng quản lý Nhà nước về đất đai. Thường xuyên theo dõi để điều chỉnh bổ sung quy hoạch. Nhà nước phải có chính sách hổ trợ vốn cho người dân nghèo có điều kiện đầu tư vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao sản lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tạo mọi điều kiện và môi trường thuân lợi để các nhà đầu tư, các tổ chức và cá nhân đầu tư trên địa bàn của xã. Trong đó, đặc biệt ưu tiên các dự án đầu tư vừa mang lại lợi ích cho người dân vừa đảm bảo khai thác đúng tiềm năng đúng mục đích bảo vệ môi trường. Tăng cường mạng lưới và hoạt dộng khuyến nông: đầu tư khoa khọc kỹ thuật, khuyến cáo người dận áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ, tuyên truyền và ứng dụng giống mới để nâng cao chất lượng, sản lượng sản phẩm, cải tạo và bảo vệ đất. Công khai hóa phương án quy hoạch sử dụng đất đai, tuyên truyền phổ biến Luật đất đai và các chính sách đất đai thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tranh thủ vận động các nguồn vốn và cơ chế nhằm tạo thuận lợi trong thực hiện quy hoạch. Trong quá trình thực hiện nếu có những bất hợp lý xảy ra cần đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nhằm đảm bảo tính thực tiễn của phương án quy hoạch trong từng thời điểm cụ thể. CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN. Phương án quy hoạch sử dụng đất đai xã Hoà Hưng đến năm 2010 là cụ thể hoá đồng thời góp phần bổ sung và điều chỉnh cho phương án quy hoạch sử dụng đất đai huyện Cái Bè giai đoạn 2001-2010. Dự án quy hoạch sử dụng đất đai của xã đã tổng hợp đầy đủ nhu cầu sử dụng đất của các ngành trên địa bàn, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010. Qua thực hiện công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai xã Hoà Hưng huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005-2010 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên là 1540,34 ha. Trong đó: Phương án 1: - Diện tích đất nông nghiệp dự kiến đến năm 2010 là 856,80 ha, giảm 37,26 ha so với hiện trạng năm 2004 do chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở. - Diện tích đất phi nông nghiệp dự kiến đến năm 2010 là 683,54 ha tăng 37,46 ha so với hiện trạng năm 2004 do đất nông nghiệp chuyển sang. - Diện tích đất chưa sử dụng không còn nữa. Phương án 2: - Diện tích đất nông nghiệp dự kiến đến năm 2010 là 846,80 ha, giảm 47,26 ha so với hiện trạng năm 2004 do chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở. - Diện tích phi nông nghiệp dự kiến đến năm 2010 là 693,54 ha tăng 47,46 ha so với hiện trạng năm 2004 do đất nông nghiệp chuyển sang. - Diện tích đất chưa sử dụng không còn nữa. Kết luận phương án 2 là phuơng án hoàn toàn dựa trên cơ sở của phương án 1 đưa ra chỉ thay đổi là tăng diện tích đất nuôi trồng thủy sản, đất khu công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh và giảm diện tích đất trồng cây lâu năm. Cho nên phương án 2 mang tính khả thi hơn phương án 1. Với kết quả quy hoạch trên đã tạo nên tính hợp lý trong bố trí sử dụng đất: diện tích phi nông nghiệp trong đó chủ yếu là đất chuyên dùng và đất ở tăng để đảm bảo quá trình đô thị hoá nông thôn và đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay, từ đó diện tích đất nông nghiệp giảm. Kết quả quy hoạch sử dụng đất xã Hoà Hưng là cơ sở pháp lý giúp cho địa phương quản lý tốt quỹ đất đai trong xã và thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước về đất đai như giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển loại đất. Đánh giá về sự đầu tư khai thác sử dụng đất nhằm đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất, khai thác tiềm năng đất đai có hiệu quả triệt để, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường đất đai trong hệ sinh thái bền vững. II. KIẾN NGHỊ. - Thực hiện các hạng mục quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 địa phương cần quan tâm đến các vấn đề cụ thể sau: + Thực hiện đầy đủ và chính xác theo sự định vị các khu dân cư tập trung, tuyến dân cư, các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi, phúc lợi công cộng, xác định và cấm mốc giới các tuyến đường giao thông chính, các công trình xây dựng lớn. + Tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai, công khai quy hoạch sử dụng đất đai để mọi người dân thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã đề ra. + Các số liệu cung cấp từ các ngành phải thật chính xác để trong định hướng sử dụng đất khi đưa vào thực hiện xác với tình hình thực tế hơn. + Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ về công tác chuyên môn để thực hiện quy hoạch đạt hiệu quả cao. - Tạo điều kiện về vốn, chính sách hổ trợ cho việc thực hiện quy hoạch khi quy hoạch đó được phê duyệt. Hổ trợ về mặt kỹ thuật, đặc biệt là trong nông nghiệp, giúp địa phương chuyển dịch cơ cấu đạt hiệu quả cao nhất. - Ủy ban Nhân dân huyện, phòng Địa chính huyện cần có các văn bản pháp quy hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất đối với người dân nhằm bảo đảm tốt mục tiêu quy hoạch đã được đề ra. Khi giải tỏa cần có chính sách đền bù thỏa đáng và trợ giúp về mặt kinh phí cho người dân trong khi thực hiện quy hoạch. TÀI LIỆU THAM KHẢO Dương Văn Long, 2000. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp Xã đến năm 2010 trên địa bàn xã Vĩnh Hiệp - Huyện Vĩnh Châu - Tỉnh Sóc Trăng. Tiểu luận tốt nghiệp ngành quản lý đất đai, khoa nông nghiệp Trường đại học Cần Thơ. Huỳnh Văn Nhơn, 2000. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 so với kế hoạch thực hiện trong một vài năm qua tại tỉnh Tiền Giang. Tiểu luận tốt nghiệp ngành quản lý đất đai, khoa Nông Nghiệp Trường đại học Cần Thơ. Huỳnh Văn Đặng, 2000. Nghiên cứu kết quả quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 và đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai trong những năm gần đây tại tỉnh Kiên Giang. Tiểu luận tốt nghiêp ngành quản lý đất đai, khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Hồng Thanh Hải, 1999. Quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh. Tiểu luận tốt nghiệp ngành quản lý đất đai, khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Lê Tấn Lợi, 1999. Bài giảng Phân hạng và Định giá đất. bộ môn Khoa học Đất và Quản lý Đất đai, khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Lê Quang Trí, 1997. Giáo trình quy hoạch phân bố sử dụng đất. Bộ môn Khoa học Đất và Quản lý Đất Đai, khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Lê Quang Trí, 2000. Bài giảng quy hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam, khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Lê Quang Trí, 2001. Bài giảng phân tích và quản lý thị trường nhà đất, khoa Nông Nghiệp, trường Đại hoc Cần Thơ. Lê Quang Trí, 2002. Giáo trình quy hoạch sử dụng đất đai, khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Trường Phùng, 2000. Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 và kế hoạch thực hiện trong một vài năm qua tại tỉnh An Giang. Tiểu luận tốt nghiệp ngành quản lý đất đai, khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thị Anh Kiều, 2003. Quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh. Luận văn tốt nghiệp ngành quản lý đất đai, khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Phạm Thiên Chương, 2003. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp Xã đến năm 2010 trên địa bàn xã Tây Phú - huyện Thoại Sơn - Tỉnh An Giang. Phạm Trọng Nhân, 2000. Lập quy hoạch sử dụng đất đai thị xã Trà Vinh đến năm 2010. Tiểu luận tốt nghiệp ngành quản lý đất đai, khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Phòng Nông Nghiêp - Địa chính huyện Cái Bè, 2004. Quy hoạch sử dụng đất đai huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Phòng Nông Nghiệp - Địa chính huyện Cái Bè, 2004. Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Phòng Thống Kế huyện Cái Bè, 2001. Niên giám thống kê huyện Cái Bè năm 1997 – 2001. Quốc hội, 1992. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về quản lý đất đai. Quốc hội, 1993. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1993. Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Tiền Giang, 2000. Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2000 – 2010. Sờ Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Tiền Giang, 2000. Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2000 – 2010. Tổng cục Địa chính, 1998. Công văn 1418/CV.TCĐC. Ngày 12/10/1998 về việc hướng dẫn công tác quản lý Nhà nước về lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đai. Tổng cục Địa chính,1998. Hội nghị tập huấn công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Trần Thành Thắm, 2000. Nghiên cứu tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 thông qua kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của tỉnh Vĩnh Long. Tiểu luận tốt nghiệp ngành quản lý đất đai, khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Trương Hiếu Nghĩa, 2004. Quy hoạch sử dụng đất đai xã Mỹ Hoà huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2004-2010. Luận văn tốt nghiệp ngành quản lý đất đai, khoa Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng - huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005 – 2010.doc
Luận văn liên quan