Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

MỞ ĐẦU Đất đai - nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, địa bàn phân bố và nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh và quốc phòng, giới hạn về diện tích, hình thể nhưng mức độ sản xuất lại phụ thuộc vào sự đầu tư, hướng khai thác sử dụng của con người. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Điều 18) quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Luật Đất đai hiện hành quy định: “Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất” là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm tạo cơ sở pháp lý để bố trí sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan môi trường, đồng thời đáp ứng được yêu cầu thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Một trong những nhân tố đột phá then chốt để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là có những chính sách hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế. Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế, Chính phủ đã lựa chọn một số tỉnh, thành phố để hình thành nên các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công bằng xã hội trong cả nước. Theo hướng đó, ngay từ cuối năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1018/1997/QĐ-TTg ngày 29/11/1997 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT), bao gồm 4 tỉnh, thành phố là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Đến nay quy mô của vùng được mở rộng thêm tỉnh Bình Định và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 tại Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 nhằm phát huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng, từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước, bảo đảm vai trò hạt nhân tăng trưởng, thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Để đáp ứng các mục tiêu nêu trên, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành Trung ương tiến hành lập quy hoạch đồng bộ theo từng ngành, từng lĩnh vực, trong đó việc phân bổ bố trí quỹ đất cho các mục đích sử dụng giữ vai trò hết sức quan trọng, đòi hỏi phải tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất của vùng. Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vùng KTTĐMT với đối tượng nghiên cứu bao gồm toàn bộ quỹ đất đai theo địa giới hành chính của các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐMT theo phương pháp: 1). Trên cơ sở các kết quả về: - Đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất, tiềm năng đất đai của vùng và các tỉnh, thành phố trong vùng. - Dự báo dân số của vùng và các tỉnh, thành phố trong vùng đến năm 2020. - Chiến lược, quy hoạch phát triển một số ngành, lĩnh vực (nông, lâm nghiệp, thủy sản; đô thị, giao thông, thủy lợi) của cả nước đến năm 2020. - Định mức sử dụng đất đối với các lĩnh vực: y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể dục - thể thao. - Mối quan hệ về sự chuyển dịch giữa nguồn vốn đầu tư toàn xã hội - tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ với sự chuyển dịch diện tích đất qua các giai đoạn 2001 - 2005, 2006 - 2010, 2001 - 2010 cũng như quy luật biến động sử dụng đất trong thời kỳ 1996 - 2005 . 2). Từ đó tính toán, tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực đến năm 2010 và 2020. 3). Sau khi đối soát với kết quả điều tra thực tiễn và khả năng đáp ứng từ quỹ đất đai, tiến hành cân đối giữa các mục đích sử dụng, đề xuất các chỉ tiêu định hướng, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và 2020, trong đó: - Cơ bản đảm bảo quỹ đất cho các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của các tỉnh trong vùng đã được Chính phủ phê duyệt. - Có sự điều chỉnh một số loại đất đạt tiêu chuẩn đối với các tỉnh dự báo thấp hơn so với định mức cũng như cân đối phù hợp với các chỉ tiêu sử dụng đất của vùng được tổng hợp từ các tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước đã được Quốc hội phê duyệt. - Có tính đến mối quan hệ, tính liên kết trong toàn vùng, liên vùng đối với một số lĩnh vực như: các khu kinh tế (Chân Mây - Lăng Cô - Chu Lai - Dung Quất - Nhơn Hội), các khu đô thị, trung tâm thương mại (Huế - Đà Nẵng - Vạn Tường - Quy Nhơn), các khu du lịch (Cố đô Huế - Chân Mây - Lăng Cô - Mỹ Khê - Non Nước - Hội An - Mỹ Sơn - Sa Huỳnh - Quy Nhơn) Trong quá trình nghiên cứu, ngoài việc tuân thủ các quy định theo Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản dưới Luật (như Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ, Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường .), MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Phần 1 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 5 I. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 5 1. Điều kiện tự nhiên 5 2. Các nguồn tài nguyên 8 3. Khái quát cảnh quan, môi trường 15 4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 17 II. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 18 1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế 18 2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 20 3. Dân số, lao động và việc làm 28 4. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn 30 5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 33 6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất 38 Phần 2 - TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI 41 I. Tình hình quản lý đất đai 41 II. Hiện trạng và biến động trong sử dụng đất 49 1. Hiện trạng sử dụng và biến động các loại đất 49 2. Đánh giá chung về hiệu quả và những tồn tại trong sử dụng đất 62 III. Tiềm năng đất đai 64 1. Khái quát chung về tiềm năng đất đai 64 2. Tiềm năng đất đai để phát triển các ngành 65 Phần 3 - ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 73 I. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 73 1. Phương hướng, mục tiêu tổng quát 73 2. Phương hướng, mục tiêu cụ thể 73 II. Các quan điểm khai thác sử dụng đất 74 III. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 77 1. Dự báo dân số đến năm 2010 và năm 2020 77 2. Định hướng phát triển các công trình trọng điểm mang ý nghĩa kết nối toàn vùng, liên vùng và hội nhập quốc tế 77 3. Định hướng sử dụng đất theo mục đích sử dụng 83 IV. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 100 1. Phương hướng, mục tiêu sử dụng đất đến năm 2010 100 2. Các phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 101 3. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (theo phương án chọn) 107 4. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai giai đoạn 2006 - 2010 135 5. Đánh giá môi trường chiến lược của phương án quy hoạch sử dụng đất 136 V. Các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất 141 1. Giải pháp về cơ chế chính sách 141 2. Giải pháp về cơ chế chỉ đạo điều hành, phối hợp trong phát triển vùng 142 3. Giải pháp về tài chính 143 4. Giải pháp về nguồn nhân lực 145 5.Giải pháp về xã hội 145 6. Giải pháp phát triển thị trường 147 7. Giải pháp về kỹ thuật địa chính và phát triển thị trường bất động sản 147 8. Giải pháp về khoa học kỹ thuật công nghệ 148 9. Giải pháp về môi trường 149 10. Giải pháp tổ chức thực hiện 150 11. Biện pháp kiểm tra, giám sát thực hiện 151

doc171 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5153 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục đích sản xuất, kinh doanh phi NN 67 68 101,49 - Các khoản thu khác (thuế chuyển quyền, lệ phí trước bạ, thuế nhà đất...) 98 95 96,94 II. Các khoản chi 2.945 3.335 113,24 - Chi bồi thường thu hồi đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản 469 587 125,16 - Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây lâu năm 479 607 126,72 - Chi bồi thường khi thu hồi đất ở đô thị 1.389 1.421 102,30 - Chi bồi thường khi thu hồi đất ở nông thôn 608 720 118,42 Cân đối thu - chi (I - II) 15.590 14.592 93,59 4.2. Dự kiến các khoản thu, chi liên đến đất đai giai đoạn 2006 - 2010 4.2.1. Căn cứ pháp lý để ước tính các khoản thu, chi liên quan đến đất đai - Luật Đất đai năm 2003; - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; - Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; - Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc thu tiền sử dụng đất; + Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; - Quyết định của UBND các tỉnh, thành phố trong vùng về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh, thành phố. - Các quyết định của UBND các tỉnh trong vùng về việc quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 vùng KTTĐMT. 4.2.2. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai a. Dự kiến các khoản thu: bao gồm thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các loại thuế liên quan đến đất đai. b. Dự kiến các khoản chi: bao gồm chi cho việc bồi thường, chi cho việc hỗ trợ tái định cư. c. Ước tính các khoản thu, chi liên quan đến đất đai: BẢNG 36: DỰ KIẾN THU - CHI TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Hạng mục Diện tích (ha) Đơn giá (đồng/m2) Thành tiền (tỷ đồng) I. Các khoản thu 40.185 - Thu tiền khi giao đất ở đô thị 3.288 700.000 23.016 - Thu tiền khi giao đất ở nông thôn 4.279 80.000 3.423 - Thu tiền cho thuê đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi NN 25.955 15.000*0,7%*5 13.626 - Các khoản thu khác (thuế chuyển quyền, lệ phí trước bạ, thuế nhà đất...) 120 II. Các khoản chi 4.757 - Chi bồi thường thu hồi đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản 15.150 2.500 379 - Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây lâu năm 5.842 7.000 409 - Chi bồi thường khi thu hồi đất ở đô thị 421 700.000 2.947 - Chi bồi thường khi thu hồi đất ở nông thôn 1.278 80.000 1.022 Cân đối thu - chi (I - II) 35.428 5. Đánh giá môi trường chiến lược của phương án quy hoạch sử dụng đất Căn cứ Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Theo nội dung hướng dẫn tại Chương 3 - Phụ lục 1, dự báo tác động đối với môi trường có thể xảy ra khi thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất vùng KTTĐMT được thể hiện như sau: 5.1. Nguồn gây tác động Trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất, ngoài nguyên nhân hiện hữu từ hoạt động của các khu công nghiệp (KCN Phú Bài, Chân Mây, Hòa Khánh, Hòa Khương, Điện Nam - Điện Ngọc...), các khu đô thị (Huế, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn...), hoạt động sản xuất nông nghiệp (nuôi tôm trên cát, sử dụng hoá chất...)...; môi trường của vùng có thể bị tác động bởi các yếu tố quy hoạch mới, bao gồm: - Xây dựng các khu công nghiệp như KCN Tứ Hạ, KCN Phong Thu (Thừa Thiên Huế), KCN Hòa Cầm, KCN Hòa Ninh (Đà Nẵng), KCN Dung Quất (Quảng Ngãi), KCN Nhơn Hội (Bình Định)... - Xây dựng các thành phố Chu Lai (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định); khu đô thị Điện Nam - Điện Ngọc... - Phát triển các khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội. - Phát triển các khu du lịch, các khu dân cư nông thôn; xây dựng các bệnh viện, trạm y tế; khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản (titan ở Thừa Thiên Huế,vàng ở Quảng Ngãi...), vật liệu xây dựng (xi măng ở Thừa Thiên Huế, đá xây dựng ở Quảng Nam, Bình Định...), tài nguyên biển... - Xây dựng các hồ chứa nước thuỷ lợi như hồ Hoà Trung, Lộ Trào (Đà Nẵng), Nước Trong, Trà Câu (Quảng Ngãi), Định Bình (Bình Định); các hồ thuỷ điện như A Vương, Sông Tranh (Quảng Nam), Đak Đrinh (Quảng Ngãi)... - Chuyển đất trồng cây hàng năm sang nuôi trồng thuỷ sản, nuôi tôm trên đất cát, chuyển đất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp... - Khai thác tài nguyên rừng ở phía Tây của vùng; chặt phá rừng ngập mặn, xâm nhập mặn do triều cường, nước ngầm, xói lở bờ sông, bờ biển ở khu vực ven biển... 5.2. Đối tượng, xu hướng và quy mô bị tác động Trong khi thực hiện các hạng mục công trình quy hoạch, dự báo sẽ có những ảnh hưởng đến tài nguyên, môi trường trong khu vực quy hoạch: a. Tác động đến khí hậu khu vực và môi trường không khí: Khi thực hiện quy hoạch, tuỳ theo tính chất, đặc điểm của yếu tố thực thi mà có thể làm thay đổi vi khí hậu trong vùng như tạo ra môi trường khí hậu thuận lợi cho nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí (khu du lịch...) hoặc có những tác động xấu đến môi trường không khí (khu công nghiệp, đô thị...). - Trong quá trình thi công các dự án sẽ có một lượng lớn xe máy, phương tiện sẽ được huy động để thực hiện công việc. Chất thải từ các hoạt động của chúng chứa đựng những tiềm năng gây ô nhiễm cho môi trường không khí. Thông thường các chất gây ô nhiễm không khí bao gồm: + Các hợp chất chứa Lưu huỳnh (như khí H2S, SO2): những chất này tác dụng với hơi nước ở các dạng sương mù, với ôxy của không khí gây ra phản ứng hoá học tạo ra những chất mới độc hại cho động thực vật trong vùng. + Các dạng hợp chất chứa Nitơ (như khí NH3, N2O, NO, NO2): các chất này có thể gây hại cho thực vật với hàm lượng lớn, tác động đến sự quang hoá, trong trường hợp tiếp xúc lâu dài sẽ gây ra bệnh nghề nghiệp cho con người. + Các dạng hợp chất chứa Cácbon (như khí CO, CO2): có tác dụng làm giảm khả năng vận chuyển ôxy trong máu. - Độ ẩm và mưa có ảnh hưởng tới khả năng ô nhiễm không khí: các hạt bụi lơ lửng trong không khí có thể liên kết với nhau tạo thành các hạt lớn hơn và rơi xuống. Mưa sẽ kéo theo các hạt bụi và hoà tan một số chất độc hại trong không khí rơi xuống mặt đất, một phần ngấm vào đất, một phần theo dòng chảy, khi nắng hạn theo quá trình bốc hơi sẽ tác động đến môi trường không khí. - Yếu tố địa hình ảnh hưởng đến khả năng lan truyền chất ô nhiễm không khí: ở khu vực ven biển, nơi có nhiều khu công nghiệp lớn được xây dựng, địa hình bằng phẳng kết hợp với gió thổi mạnh sẽ làm tăng khả năng lan truyền khí thải công nghiệp; trong khi ở khu vực phía Tây vùng, địa hình bị chia cắt, rừng núi nhiều kết hợp với hướng gió tạo điều kiện thuận lợi hình thành các dòng khí quẩn xoáy, tăng khả năng lắng đọng các hạt bụi và các chất ô nhiễm. - Tiếng ồn: Trong quá trình thi công các công trình quy hoạch, hoạt động của các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị xây dựng... tạo ra tiếng ồn tác động không nhỏ đến đời sống của cư dân hai bên các trục đường cũng như xung quanh khu vực xây dựng. b. Tác động đến nguồn nước và môi trường nước: Khi thực hiện quy hoạch xây dựng mới thường ảnh hưởng đến tài nguyên nước mặt cũng như nước ngầm cả về số lượng và chất lượng, làm dâng cao hay hạ thấp mực nước nước ngầm, làm thay đổi chất lượng nước mặt và nước ngầm trong một khu vực. - Trong quá trình xây dựng các công trình quy hoạch (đặc biệt là các công trình có quy mô lớn), hệ thống thoát nước hiện tại ở khu vực thi công có thể bị thay đổi do các dòng chảy ngang bị chỉnh dòng từ việc san ủi làm đường dẫn đến thay đổi địa hình làm biển đổi tạm thời những tuyến thoát nước, ảnh hưởng tới điều kiện sống của hệ sinh thái. - Khi thi công ngăn dòng chảy các sông suối để tạo các hồ chứa nước (thuỷ lợi, thuỷ điện) ở khu vực phía Tây vùng sẽ dẫn đến hiện tượng xói mòn lưu vực, tăng lượng bùn cát trong sông, ảnh hưởng đến tiêu thoát lũ ở phía hạ lưu, khu vực đồng bằng ven biển. - Quá trình xây dựng và nâng cấp hệ thống thoát nước còn có khả năng bị ngập úng nước thải và nước mưa do hướng tiêu nước bị thay đổi, dẫn đến gây ô nhiễm vì có sự tích tụ hoặc tràn nước thải trong thời gian thi công. Mặt khác có thể gây đứt quãng dòng chảy và ảnh hưởng đến việc sử dụng nước trong từng khu vực; từ những thay đổi dòng chảy bề mặt dẫn đến thay đổi dòng chảy của mạch nước ngầm và có thể gây ra những ngập úng mạnh vào thời kỳ mưa bão. - Trong giai đoạn thi công các công trình, do chưa xử lý ngay những hệ thống thoát nước, nước đọng chứa chất thải sinh hoạt của công nhân và các hoạt động khác có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Việc lấy đất san lấp bị ô nhiễm thuốc hoá học... khi bị rửa trôi nhập vào dòng nước cũng như việc ngập úng các hồ đầm ở khu vực ven biển sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, có thể dẫn đến phì dưỡng. - Việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực ven biển (đặc biệt là nuôi tôm trên cát) nếu không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ gây ô nhiễm làm mặn hoá nguồn nước ngầm do quá trình thẩm thấu. c. Tác động đến địa chất và môi trường đất Trong quá trình thực hiện quy hoạch, có thể xuất hiện những tác động đến hoạt động kiến tạo, ảnh hưởng đến các vết đứt gãy ở các khu vực nghiên cứu và những vùng lân cận cũng như có thể xảy ra những tác động đến môi trường đất và được thể hiện qua một số mặt: - Việc mất đất nông, lâm nghiệp có khả năng sản xuất cao (chất lượng đất tốt) sang các mục đích xây dựng khu công nghiệp, đô thị và hạ tầng cơ sở, trong khi khả năng bù đắp cho phần diện tích đất bị mất đi thường rất hạn chế và phải đầu tư cải tạo lớn. Đây là một trong những quá trình dẫn đến suy thoái đất đai. - Việc chuyển rừng ngập mặn sang nuôi trồng thuỷ sản, nuôi tôm trên cát nếu không thực hiện tốt yêu cầu kỹ thuật trong nuôi trồng có thể sẽ làm giảm đa dạng sinh học, biến đổi môi trường vùng ngập mặn, gây thoái hoá đất. - Việc sử dụng đất nông nghiệp trên đất dốc nếu không có biện pháp canh tác hợp lý sẽ đẩy mạnh quá trình rửa trôi, xói mòn do nước; việc sử dụng hoá chất trong sản xuất không hợp lý sẽ làm tích tụ độc chất trong môi trường đất. - Sự khai thác tài nguyên rừng có thể làm suy thoái môi trường đất với biểu hiện đặc trưng là xói mòn, rửa trôi, trượt lở, bồi lắng, bạc màu đất. - Việc khai thác nước tưới cho cây trồng và sinh hoạt có thể làm hạ thấp mực nước sông vùng ven biển, tạo điều kiện để nước mặn xâm nhập sâu vào trong đất liền và mở rộng diện tích đất bị nhiễm mặn. - Sự hoạt động của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản có thể phá huỷ cảnh quan, thảm thực vật trên phạm vi rộng lớn, làm thay đổi địa mạo, gây xói lở, bồi lấp các dòng sông suối, suy thoái tài nguyên đất. - Sản xuất công nghiệp lọc hoá dầu, cơ khí, chế biến nông lâm thuỷ sản... có thể thải vào đất các hoá chất độc hại, kim loại nặng và các chất hữu cơ, gây ô nhiễm môi trường đất. - Việc xây dựng các công trình hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện cũng gây tác động đến môi trường như làm mất rừng, mất đất sản xuất nông nghiệp, giảm đa dạng sinh học, làm thay đổi hình thái lòng sông và điều kiện dòng chảy, gây bồi lắng vùng thượng du và xói lở ở hạ du. - Sự phát triển, khai thác tài nguyên du lịch, đặc biệt ở những nơi du khách đột biến tăng theo mùa có thể dẫn đến việc thu gom, xử lý rác thải, nước thải không theo kịp tốc độ phát triển, từ đó tác động xấu đến môi trường nói chung, trong đó có môi trường đất. - Các hoạt động phi nông nghiệp khác như quá trình đô thị hoá nhanh, đào mỏ, mở đường, làm gạch ngói... cũng có thể gây hư hại lớp vỏ thực bì, làm mất sức sản xuất của đất đai. d. Tác động đến hệ sinh thái và cảnh quan môi trường, đời sống dân cư - Hệ sinh thái động thực vật và các vấn đề về cảnh quan môi trường: Nhìn chung, các công trình quy hoạch có quy mô lớn (các khu công nghiệp, các khu đô thị, khu du lịch...) được xây dựng chủ yếu ở khu vực đồng bằng ven biển (trên đất cát và đất sản xuất nông nghiệp) nên tác động tới hệ sinh thái trong quá trình xây dựng là không đáng kể, song cũng cần lưu ý: + Tác động của việc xây dựng các công trình, phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, môi trường ven biển cũng như đến sự tái tạo thảm thực vật ở các khu vực xây dựng. + Ảnh hưởng đến đời sống của một số loài động vật trên cạn do mất đất xây dựng công trình; bụi và tiếng ồn cũng có thể làm cho một số loài động vật phải di chuyển chỗ ở, nhất là khi xây dựng các công trình thuỷ điện, hồ chứa. - Chất lượng cảnh quan và giá trị văn hoá: Các tác động mỹ quan được đánh giá qua tác động thị giác khi quan sát những khu vực mẫn cảm với vật liệu thi công, mặt đất bị đào sới, những thảm cỏ bị bóc, bụi phát sinh, tiếng ồn tại các khu vực mẫn cảm là những tác động tiêu cực đến môi trường. Bên cạnh đó, khi giải phóng mặt bằng tại khu vực xây dựng mà có các di tích lịch sử hay khảo cổ đều phải di rời hay phá bỏ. - Các tác động đến cuộc sống cộng đồng: + Việc thu hồi đất sẽ gây ra ảnh hưởng tạm thời đến đời sống, sinh hoạt, công việc kinh doanh và các vấn đề tâm linh đối với một số hộ gia đình. + Trong thời gian thi công khiến đời sống kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, hoạt động giao thông của khu vực bị xáo trộn trong thời gian nhất định. + Tai nạn lao động là vấn đề hết sức phòng tránh trong quá trình thi công xây dựng các công trình quy hoạch. V. CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Để thực hiện quy hoạch sử dụng đất của vùng đạt kết quả cao, cần có những biện pháp, giải pháp cụ thể sau: 1. Giải pháp về cơ chế chính sách Ban hành cơ chế, chính sách đảm bảo thực hiện quy hoạch trong đó coi trọng cơ chế khuyến khích để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và ngoài vùng, cơ chế quản lý tốt đất đai, khuyến khích xuất khẩu... - Chính sách đầu tư ổn định cho hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ vùng đến các tỉnh, từ tỉnh đến các huyện, các xã để đảm bảo chất lượng, kịp thời và nâng cao khả năng thực hiện. - Chính sách tạo nguồn về tài chính để các chủ thể thực hiện đúng tiến độ các dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sử dụng đất, khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. - Chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ; đổi mới các chính sách tái định cư, bồi thường, đền bù thoả đáng, kịp thời đối với đất đai cần thu hồi, giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình dự án. - Chính sách ưu tiên đảm bảo quỹ đất cho các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hóa các lĩnh vực này. - Chính sách tài chính, sử dụng công cụ thuế để ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng đất vì mục đích đầu cơ, không sử dụng đất vào phát triển kinh tế, điều tiết thu nhập phát sinh do Nhà nước đầu tư mang lại. - Chính sách về nhà ở phù hợp trong khu vực nội thị, điều kiện để xây dựng nhà ở tư nhân, chính sách ưu tiên đối với nhà ở chung cư cao tầng, đảm bảo công bằng xã hội. Cho phép ghi nợ nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Chính sách bảo đảm lợi ích lâu dài đối với diện tích được quy hoạch chuyên trồng lúa nước, bảo đảm an ninh lương thực như: kiểm soát chặt chẽ, đánh thuế thích đáng khi chuyển đất lúa nước sang các mục đích khác; khuyến khích người trồng lúa; đền bù thỏa đáng để có thể khai hoang, thâm canh tăng vụ bù vào diện tích đất lúa nước bị mất do các nhu cầu bắt buộc. - Chính sách đối với việc sử dụng đất ở các khu vực biên giới trên quan điểm ưu tiên các công trình có ý nghĩa phòng thủ Quốc gia cũng như phát triển quốc phòng gắn với với kinh tế, kinh tế với quốc phòng. - Chính sách áp dụng riêng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: + Chính sách đầu tư không hoàn lại, Nhà nước và dân cùng đầu tư; chính sách về ngân hàng, tín dụng (khuyến khích ngân hàng cho đồng bào vay vốn; mở rộng mạng lưới cho vay; lãi suất cho vay; cơ chế cho vay...). + Chính sách đất đai: đầu tư khai hoang; chuộc lại đất cho đồng bào; thu lại đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng không hết, kém hiệu quả, không đúng pháp luật; miễn giảm các khoản thu tài chính từ đất. + Chính sách đào tạo, tuyển dụng cán bộ và lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số... 2. Giải pháp về cơ chế chỉ đạo điều hành, phối hợp trong phát triển vùng Thực tiễn phát triển kinh tế xã hội thời gian qua và những yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới, cho thấy cần thiết phải có một cơ chế chỉ đạo điều hành, phối hợp trong phát triển chung toàn vùng theo một không gian kinh tế thống nhất do các điều kiện tự nhiên và kinh tế quy định, không để bị chia cắt theo địa giới hành chính, không để phân tán lực lượng theo cơ chế "kinh tế trung ương và kinh tế địa phương" hoạt động chồng chéo trên cùng một không gian lãnh thổ. Có như vậy mới phát huy tối đa lợi thế so sánh của vùng, góp phần thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ chế và hội nhập quốc tế. - Đổi mới cơ sở tổ chức và quản lý: + Thống nhất quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ (bao gồm cả Trung ương và địa phương). + Cải tiến kế hoạch hoá theo hướng thị trường, chính quyền các tỉnh quản lý vĩ mô theo các kế hoạch, các chương trình và dự án, các kế hoạch trực tiếp sản xuất, kinh doanh do các chủ thể cơ sở quản lý và điều hành. + Củng cố các cơ sở quốc doanh làm ăn có lãi và những cơ sở thuộc về cấu trúc hạ tầng. - Về quản lý vùng: + Đại diện của Thủ tướng Chính phủ về phát triển vùng giúp Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các địa phương chỉ đạo điều phối, đôn đốc, hỗ trợ, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch. + Thành lập quỹ phát triển vùng và thiết lập định chế về quỹ phát triển vùng trên cơ sở trích từ các nguồn thu, phần đóng góp của các địa phương và vốn huy động được từ các thành phần kinh tế trong nước và vốn nước ngoài. + Tăng cường tổ chức nghiên cứu, tư vấn phát triển và củng cố lực lượng nghiên cứu quy hoạch, xây dựng và chuẩn bị dự án đầu tư ưu tiên. + Thiết lập một số định chế đặc biệt thúc đẩy nền kinh tế hướng ngoại như quy chế về thuế đất, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập với người nước ngoài ưu đãi hơn ở các vùng khác; quy chế về khu kinh tế, khu cảng đặc biệt. + Áp dụng các chính sách đặc thù liên quan tới quản lý và sử dụng đất đô thị, đất công nghiệp trên địa bàn, chính sách về môi trường, về đào tạo và thu hút nhân tài cho địa bàn. - Xây dựng không gian kinh tế thống nhất trong toàn vùng: Coi vùng KTTĐMT là một thể thống nhất về không gian kinh tế nhằm phát huy lợi thế so sánh trên toàn địa bàn vùng kinh tế trọng điểm, tạo sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau có hiệu quả và phát huy lợi thế của tất cả các tỉnh, thành phố. Sớm hình thành cơ chế tăng cường liên kết vùng và quản lý vùng theo hướng: + Phát huy lợi thế so sánh của từng tỉnh, thành phố trong thế liên kết chung của vùng. + Phối hợp xử lý những vấn đề vượt ra ngoài phạm vi của mỗi tỉnh, thành phố trong vùng trong phát triển hệ thống hạ tầng, giải quyết những vấn đề về môi trường, về bố trí không gian phát triển công nghiệp, dịch vụ... + Hạn chế sự “cạnh tranh” bất hợp lý giữa các tỉnh, thành trong vùng tạo ra sự phát triển hài hòa, bền vững vì lợi ích của toàn vùng và của cả nước nói chung và mỗi tỉnh, thành nói riêng. 3. Giải pháp về tài chính Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn vùng KTTĐMT, ước tính tổng nhu cầu đầu tư đến năm 2010 khoảng trên 55.000 tỷ đồng, tương đương với khoảng trên 5 tỷ USD (theo giá so sánh 1994). Trong đó: đầu tư cho phát triển công nghiệp và xây dựng khoảng 39 - 40%; đầu tư cho phát triển khu vực dịch vụ (bao gồm các dịch vụ hạ tầng) khoảng 50 - 55%. Để có thể huy động được cần có những giải pháp chính sách thông thoáng nhằm huy động được các nguồn lực xã hội: - Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu tiên đã ban hành và áp dụng cho các Khu kinh tế mở Chu Lai (ban hành theo quyết định 108/2003/QĐ-TTg ngày 05 tháng 06 năm 2003); áp dụng thêm những chính sách ưu đãi cho khu kinh tế Dung Quất giống như những cơ chế chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng tại khu kinh tế mở Chu Lai… - Áp dụng các cơ chế chính sách ưu tiên cho khu kinh tế thương mại Chân Mây. - Huy động các nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng bằng các hình thức vay ưu đãi, BOT, BT và xây dựng các cơ chế chính sách cụ thể cho việc đổi đất lấy hạ tầng trên từng địa bàn. - Nghiên cứu vận dụng và hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính nhằm xúc tiến và thu hút đầu tư cho phát triển các khu công nghiệp trên cơ sở Quy chế quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất ban hành theo Nghị định 36/NĐ-CP của Chính phủ. Tập trung đầu tư để sớm hình thành vùng trọng điểm, trong đó Nhà nước cần ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cảng Dung Quất và hạ tầng khu công nghiệp Dung Quất. - Cần có chính sách phù hợp để tạo vốn trong vùng, đây là nguồn vốn có ý nghĩa quyết định về lâu dài, bảo đảm đủ năng lực nội tại để đón nhận, lựa chọn và tham gia bình đẳng trong quan hệ hợp tác, đầu tư với nước ngoài. Hướng chính của tạo vốn trong nước là hết sức cần kiệm để tạo tích luỹ, huy động mọi nguồn tài nguyên, tài sản, tiền nhàn rỗi và tiềm năng của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư để đầu tư vào sản xuất kinh doanh sinh lời và phát triển kinh tế - xã hội. - Có chính sách sử dụng vốn của toàn xã hội có hiệu quả, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ công nghệ nhằm thực hiện có kết quả các mục tiêu kinh tế - xã hội. Coi trọng việc huy động mọi khả năng nguồn vốn trong vùng để phát triển mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời đẩy nhanh hơn việc tích tụ tập trung các nguồn vốn trong và ngoài vùng vào những ngành mũi nhọn và khu vực trọng điểm tạo sức bật nhanh cho toàn bộ nền kinh tế. Giành đầu tư thích đáng cho xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng nhanh vốn đầu tư cho đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Mở rộng đầu tư đổi mới công nghệ để thu hẹp dần sự chênh lệch so với các trung tâm kinh tế lớn và giữa các tỉnh, tạo khả năng cạnh tranh của hàng hoá cho vùng trên thị trường trong nước và quốc tế. - Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhanh các nguồn vốn trong và ngoài nước để xây dựng các công trình cấp quốc gia, cấp vùng và có cơ chế chỉ đạo, quản lý các công trình này. Một vấn đề quan trọng là cần có cơ chế thích hợp để huy động nhanh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài nước. Cần nghiên cứu những cơ chế thích hợp để thu hút vốn trong dân, kể cả việc phát triển nhanh và quản lý chặt chẽ hoạt động ban đầu của thị trường chứng khoán. Đa dạng hoá các hình thức tạo vốn, huy động vốn coi trọng việc nuôi dưỡng, phát triển, mở rộng các nguồn thu ngân sách trên địa bàn vùng. + Liên doanh với các doanh nghiệp trong cả nước để xây dựng khu công nghiệp tập trung, phát triển các ngành có lợi thế của vùng như: khai thác khoáng sản, chăn nuôi, sữa, công nghiệp chế biến sản phẩm nông - lâm - ngư... + Vay vốn ODA để xây dựng cấu trúc hạ tầng, tập trung vào giao thông, xây dựng cảng, phát triển kinh tế tổng hợp biển, hệ thống điện hạ thế, cấp nước, tạo môi trường thuận lợi để kêu gọi đầu tư. + Kêu gọi đầu tư trực tiếp của nước ngoài (vốn FDI) theo phương thức liên doanh với nước ngoài để xây dựng khu công nghiệp tập trung phát triển công nghiệp, du lịch dịch vụ và nghỉ dưỡng. Đề nghị Nhà nước cho phép góp vốn bằng tài nguyên như đất, mặt nước, cơ sở đã có... - Đầu tư nguồn vốn đồng bộ giữa xây dựng cơ sở hạ tầng kết hợp với phát triển đô thị; ưu tiên vốn cho các nhu cầu bắt buộc nhằm phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. 4.Giải pháp về nguồn nhân lực Việc phát triển, khai thác nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng trên cơ sở giải quyết đồng bộ trong mối quan hệ mật thiết với nhau cả 3 mặt chủ yếu: giáo dục, đào tạo con người; sử dụng con người; tạo việc làm. - Chủ động hình thành và phát triển nguồn nhân lực với chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp nhận công nghệ hiện đại, các bí quyết kiến thức, kinh nghiệm quản lý phục vụ cho việc hình thành các tuyến và khu công nghiệp tập trung quy mô lớn, các hải cảng nước sâu là cửa ngõ giao lưu quốc tế đang và sẽ có trong địa bàn. - Nâng cao trình độ dân trí, chủ động đào tạo công nhân kĩ thuật, các cán bộ khoa học và chủ doanh nghiệp. Mở rộng đào tạo nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, đào tạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và khoa học kĩ thuật có trình độ đại học trở lên theo tất cả mọi hình thức. - Tăng cường thu hút lao động vào các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; có chính sách ưu tiên thu hút nhân tài và giải quyết lao động tại chỗ, đặc biệt với các đối tượng thuộc diện bị thu hồi đất, đối tượng chính sách. - Coi trọng các tổ chức giáo dục, đào tạo chất lượng cao với quy mô nhỏ, chọn lọc để bồi dưỡng nhân tài, tạo nên nhân lực khoa học, công nghệ, kinh doanh, quản lý có trình độ cao và hiện đại. - Gắn giáo dục, đào tạo với thị trường sức lao động, thực hiện xã hội hoá sự nghiệp đào tạo. Xây dựng quan hệ thường xuyên, chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo với các cơ quan quản lý nhân lực và việc làm. Tăng cường hợp tác với các địa phương khác trong cả nước về lĩnh vực đào tạo. - Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực; giải quyết việc làm cho người lao động; nội dung và phương pháp giáo dục, đào tạo nhân lực, tăng cường chất lượng của người lao động. - Có chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất, dịch vụ để tạo việc làm. Thực hiện có hiệu quả các đầu tư hỗ trợ tạo việc làm trong xã hội. 5. Giải pháp về xã hội - Thực hiện những biện pháp phân phối lại thu nhập; ưu tiên đầu tư hạ tầng cơ sở hạ tầng cho các vùng sâu, vùng xa, vùng ven biên giới và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... nhằm thu hẹp nhanh khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa các nhóm, tầng lớp dân cư, phân hóa giàu nghèo trong nông thôn. - Giải quyết tốt việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình, dự án. Trên cơ sở vận dụng các quy định hiện hành, thực hiện việc cho các đối tượng di dời, giải tỏa được trả chậm tiền đất, thưởng cho các hộ chấp hành tốt tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương. - Cần có kế hoạch cụ thể, giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn, tạo nghề cho lao động nông nghiệp khi bị thu hồi đất sản xuất. - Thực hiện các giải pháp phát triển và hỗ trợ phát triển khu vực miền núi vùng KTTĐMT: + Phát huy cao nhất thế mạnh của từng khu vực, đặc biệt là chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hoá, mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội. Cơ cấu phát triển ngành nghề và lĩnh vực phải phù hợp với đặc thù của từng vùng. Từ nay đến năm 2010 cần tạo tiền đề vật chất cần thiết để chuyển dần nền kinh tế sang sản xuất hàng hoá với khối lượng và chất lượng cao; ổn định đời sống vật chất và tinh thần cư dân, đặc biệt là khu vực đồng bào dân tộc, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Đồng thời cần thiết phải tạo ra những khâu then chốt, đầu tư có trọng điểm vào các đô thị hạt nhân, các lãnh thổ thuận lợi hơn như việc hình thành các khu công nghiệp tập trung ở các nơi có điều kiện mặt bằng, thuận lợi về cấp điện, nước để toàn lãnh thổ có bước phát triển nhanh hơn; thu hẹp dần các lãnh thổ khó khăn. Phát triển khu vực miền núi trong thế liên kết trao đổi hỗ trợ với đồng bằng ven biển. Tập trung phát triển những ngành cung cấp nguyên liệu và sản phẩm cho xuất khẩu và cho các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng ven biển. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, quan tâm đến vấn đề đào tạo giáo dục con người để tiếp thu những công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ vùng ven biển và thế giới. + Nhà nước phải tiếp tục điều tiết, hỗ trợ nhiều cho khu vực này trong đầu tư hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, cấp điện, cấp nước; hỗ trợ vốn, trợ giá vật tư nông sản, miễn phí học tập và dịch vụ y tế. Thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm và hướng dẫn nhân dân phát triển hàng hoá phù hợp với điều kiện sinh thái từng nơi. Có những vùng phải quan tâm trước và giải quyết hỗ trợ bằng các chính sách xã hội, các chính sách khuyến khích sản xuất. Cùng với hỗ trợ, Nhà nước cần điều tiết thu nhập của những vùng lãnh thổ phát triển, kêu gọi các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi Chính phủ, các nghiệp đoàn... để hỗ trợ đầu tư cho những vùng này để đến năm 2010 thu hẹp bớt diện tích vùng khó khăn. + Định canh định cư là bước đi ban đầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, sắp xếp lại đời sống dân cư đi vào ổn định đời sống và sản xuất có hiệu quả nhất. Chuẩn bị tiền đề từng bước phát triển hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, miền núi vào những kế hoạch tiếp theo. Định canh định cư phải được tiến hành đồng bộ với các chương trình kinh tế, chính sách xã hội, kết hợp với phát triển các vùng kinh tế mới. 6. Giải pháp phát triển thị trường - Phải thực sự coi trọng và đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường trong nước, nhất là thị trường phục vụ trọng điểm (Huế - Đà Nẵng - Dung Quất). Coi trọng và nâng cao sức mua của thị trường trong vùng, chú ý đến thị trường nông thôn. Để nâng cao sức mua của thị trường nông thôn phải đổi mới chính sách về nông nghiệp và nông thôn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông - lâm - hải sản. Đồng thời, phải có chính sách hỗ trợ thị trường đối với những vùng xa trung tâm thương mại và giao thông còn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người. Từng bước hình thành các trung tâm thị trường phù hợp với từng giai đoạn phát triển ở các khu vực đô thị và nông thôn. - Mở rộng thị trường xuất khẩu, trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, đi đôi với việc tích cực tìm kiếm thị trường mới đối với các mặt hàng xuất khẩu của vùng. Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, bao bì, hạ giá thành nhằm nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của vùng KTTĐMT trên thị trường quốc tế. - Cung cấp các thông tin cần thiết về thương mại và kinh tế của vùng cho bên ngoài, đồng thời phải tổ chức tốt việc thu thập và cung cấp thông tin kinh tế trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp trong vùng. Phát triển các tổ chức làm dịch vụ thăm dò, nghiên cứu, giới thiệu thị trường và bạn hàng. 7. Giải pháp về kỹ thuật địa chính và phát triển thị trường bất động sản - Tăng cường công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở thông tin đất đai thống nhất trong toàn vùng cũng như từng tỉnh, thành phố trong vùng, cung cấp cho các chủ thể sử dụng đất nhằm phát huy tính chủ động, sức đầu tư của các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. - Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường bất động sản, thường xuyên cập nhật thông tin để thị trường bất động sản hoạt động hữu hiệu; tạo cơ chế và môi trường thuận lợi cho việc góp vốn bằng “quyền sử dụng đất” để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. - Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách về thị trường bất động sản; hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về bất động sản; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý đất đai, tài chính, vật giá, xây dựng và các cơ quan quy hoạch, kế hoạch trong quản lý Nhà nước về bất động sản. - Tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai và chính sách thuế phù hợp nhằm giảm đến mức tối đa thị trường “ngầm” về đất đai. - Thành lập hệ thống đăng ký bất động sản có chức năng xác lập quyền sở hữu bất động sản và cung cấp thông tin về đất đai và bất động sản. - Tiếp tục xây dựng hoàn thiện khung giá phù hợp với thực tế, đưa ra những quy định, trình tự, thủ tục đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người sử dụng đất đăng ký chuyển dịch. - Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện các chế tài xử phạt các giao dịch đất đai không chính thức để hạn chế vi phạm pháp luật đất đai trong giao dịch và sử dụng đất. 8. Giải pháp về khoa học kỹ thuật công nghệ - Coi trọng khoa học - công nghệ là một trong các giải pháp hàng đầu, trước hết tập trung vào các khâu trọng yếu, các chương trình phát triển và ứng dụng trong nhóm: công nghệ phục vụ chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm; công nghệ sinh học, nhóm điện tử tin học, năng lượng chương trình đưa tiến bộ khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển nông thôn. - Đa dạng hoá các nguồn vốn nhằm tăng lượng đầu tư tài chính cho công tác nghiên cứu triển khai và đổi mới công nghệ. Phấn đấu đến năm 2010 vốn đầu tư cho khoa học - công nghệ từ các nguồn (ngân sách Nhà nước, vốn của các doanh nghiệp, vốn của các tổ chức tài chính, tài trợ của các tổ chức quốc tế và nước ngoài) đạt khoảng 2,5% GDP. Trong vốn đầu tư cơ bản bắt buộc phải dành một tỷ lệ thích đáng tuỳ theo từng ngành cho đổi mới công nghệ, đảm bảo tốc độ đổi mới công nghệ cao hơn tốc độ tăng đầu tư cơ bản. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ của các tỉnh thành trong vùng. Dành một tỷ lệ đầu tư thích đáng cho việc tăng cường các cơ quan làm dịch vụ công nghệ như đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm lại công nghệ... - Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ nối mạng với hệ thống của cả nước; phục vụ đắc lực cho lựa chọn công nghệ. - Có chính sách đồng bộ về thuế để khuyến khích thúc đẩy khoa học và công nghệ. Miễn thuế đối với phần vốn dành cho công tác nghiên cứu và đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp. Miễn, giảm thuế có thời hạn cho các dự án sản xuất thử. - Có chính sách và biện pháp phát triển mạnh nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ. Thực hiện đồng bộ các biện pháp để trẻ hoá đội ngũ cán bộ khoa học ở các cơ sở nghiên cứu, triển khai. Có chế độ đặc biệt ưu đãi các nhân tài và đào tạo các cán bộ đầu đàn. Có chính sách đặc biệt thu hút lực lượng chuyên gia Việt kiều làm công tác chuyển giao trí thức và chuyển giao công nghệ cho vùng. - Liên kết với các Viện khoa học ở các thành phố lớn trong cả nước và các Viện nghiên cứu ở nước ngoài để tăng cường nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về công nghệ và kĩ thuật đối với các ngành chủ động tạo nhanh khối lượng sản phẩm lớn xuất khẩu. 9. Giải pháp về môi trường - Xây dựng chính sách và biện pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường một cách chủ động và có hiệu quả. Thành lập quỹ hỗ trợ ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm. - Xây dựng quy chế và kiểm tra nghiêm ngặt bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên. Đặc biệt chú ý bảo vệ môi trường khu công nghiệp, đô thị. Có qui định và thực hiện tốt các qui định về giữ vệ sinh môi trường tại các cơ sở trường học, bệnh viện, các khu du lịch, các trung tâm thương mại, nơi  công cộng. - Trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản cần chú ý tới việc ngăn ngừa và có giải pháp kỹ thuật để bảo vệ môi trường ven biển. Có các biện pháp lâm sinh để chống xói mòn, tăng độ phì cho đất, chống cát bay, cát chảy ở ven biển. Phát triển nuôi trồng thủy sản trên mặt nước hoang hóa, gắn nuôi trồng với đầu tư hạ tầng nghề nuôi trồng thủy sản, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi và hệ thống xử lý nước thải vùng nuôi trồng thủy sản. Khuyến khích các hình thức nuôi thâm canh công nghiệp, hạn chế các hình thức nuôi quảng canh, thiếu bền vững - Chú trọng tới việc phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai trong mùa khô hạn. Bố trí mùa vụ, cây trồng, vật nuôi cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh sao cho phòng tránh, giảm nhẹ được thiệt hại do hạn hán gây ra. Mặt khác, xây dựng các công trình, các hồ chứa nước để tích trữ nước phục vụ vào mùa khô, điều tiết lũ hoặc có thể kết hợp thêm làm thuỷ điện. - Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân có ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên nước, sử dụng tiết kiệm nước cũng phải được hết sức chú trọng thường xuyên, có hiệu quả thiết thực. - Chủ động phòng chống lũ lụt; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ để né tránh lũ lụt, xây dựng các công trình phòng tránh lũ. - Tiếp tục khuyến khích khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm đưa nhanh đất chưa sử dụng vào sử dụng; đẩy mạnh trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, tăng nhanh độ che phủ để đạt đến ngưỡng an toàn về môi trường sinh thái. Bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển các khu vực bảo tồn thiên nhiên; phát triển vành đai xanh tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; công viên cây xanh tại các đô thị, khu dân cư tập trung. - Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp điều kiện đất dốc là điều bắt buộc trong sử dụng đất nông nghiệp. Hạn chế cày, xới bề mặt đất, khai thác trắng. Kết hợp nông - lâm trong sử dụng đất nông nghiệp; đối với các dự án sử dụng đất phi nông nghiệp nhất thiết phải có đánh giá tác động môi trường kèm theo phương án, giải pháp xử lý phù hợp; - Khuyến khích đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất và an toàn về môi trường. - Bố trí đất cho phát triển công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình phúc lợi xã hội và mở rộng khu dân cư theo hướng lựa chọn những khu vực còn nhiều đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp xấu; hạn chế bố trí trên đất lúa và đất sản xuất nông nghiệp có chất lượng tốt. - Chú trọng việc áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là các hoạt động công nghiệp, dịch vụ du lịch, khai thác khoáng sản... nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường; tăng cường các biện pháp xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trước khi thải ra bên ngoài ở các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, các trung tâm y tế… - Sử dụng những nguồn lợi do cảnh quan, môi trường đem lại (như thuế tài nguyên, thuế từ các hoạt động du lịch...) để tái tạo, cải thiện môi trường; thực hiện việc xử phạt những hành vi làm tổn hại đến môi trường. 10. Giải pháp tổ chức thực hiện - Thực hiện nghiêm túc việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2003; tuyên truyền, hướng dẫn các đối tượng sử dụng đất thực hiện tốt các nội dung của phương án quy hoạch. - Cụ thể hoá các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất thông qua việc lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm, chi tiết đến từng năm của các tỉnh thành trong vùng trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Rà soát lại toàn bộ hệ thống quy hoạch sử dụng đất của các địa phương trong vùng phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương trong mối quan hệ phát triển tổng thể toàn vùng. - Tiếp tục rà soát hiện trạng, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, đảm bảo đủ quỹ đất cần thiết cho mục đích quốc phòng, an ninh, trong đó chú trọng vấn đề quốc phòng gắn liền với phát triển kinh tế; chuyển diện tích đất không phù hợp với mục đích quốc phòng, an ninh cho địa phương quản lý, sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội. - Tiếp tục rà soát quỹ đất của các nông lâm trường theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh; chuyển giao diện tích đất sử dụng kém hiệu quả cho địa phương quản lý, tạo quỹ đất để bố trí cho các hộ đang thiếu hoặc chưa có đất sản xuất theo các chương trình 132, 134 của Chính phủ... - Rà soát tình hình triển khai các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn các tỉnh thành trong vùng, xử lý dứt điểm tình trạng các “quy hoạch treo” và các “dự án treo”. - Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần xác định và tổ chức thu hồi đất theo phương châm làm đến đâu thu hồi đến đó, tránh tình trạng thu hồi đất đang sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp nhưng không hoặc chưa xây dựng công trình dẫn đến tình trạng “treo”. - Trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải gắn lợi ích của Nhà nước - nhà đầu tư - hộ nông dân bị thu hồi đất trên quan điểm cùng có lợi, đảm bảo công bằng xã hội. - Tiến hành thu hồi diện tích đất phi nông nghiệp đã giao (công nghiệp, sản xuất kinh doanh...) nhưng không đưa vào sử dụng; không phê duyệt và không tiến hành giao đất cho các khu công nghiệp ở những địa phương không sử dụng hết đất, sử dụng không hiệu quả diện tích đất đã được giao. - Phối hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển đô thị, đầu tư hạ tầng kỹ thuật với việc sử dụng đất theo phương án quy hoạch để nâng cao tính thực tiễn, hiệu quả sử dụng đất. Đưa các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng. 11. Biện pháp kiểm tra, giám sát và chế tài thực hiện - Triển khai công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung quy hoạch sử dụng đất của vùng cũng như lập, xét duyệt và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp trên địa bàn từng tỉnh, thành phố nhằm giám sát hoạt động của hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khắc phục các nhược điểm hiện có và nâng cao chất lượng triển khai. - Tăng cường công tác giám sát của các đại biểu Quốc hội thuộc các tỉnh, thành phố, Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn vùng. - Kiểm soát, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, tránh tình trạng vi phạm pháp luật đất đai. - Có chế độ ưu đãi, khuyến khích các chủ thể thực hiện tốt các nội dung của phương án quy hoạch, đồng thời xây dựng chế tài để xử lý thật nghiêm, dứt điểm những vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm tính pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về đất đai để điều chỉnh bổ sung định kỳ theo quy định của Luật Đất đai, nhằm đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả thực tiễn cao trong quản lý và sử dụng đất của vùng. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 vùng KTTĐMT đã cơ bản đạt được mục tiêu, yêu cầu của Dự án, được thể hiện ở các mặt sau: 1/. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 đáp ứng được chiến lược phát triển lâu dài, bảo đảm tính thống nhất và liên kết trong toàn vùng, làm cơ sở để tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất của cả nước cũng như các tỉnh thành trong vùng thời kỳ 2011 - 2020, trong đó: - Trong sản xuất nông nghiệp, ổn định đất trồng lúa nước với diện tích 170.000 ha, đảm bảo bình quân lương thực đầu người ở mức 350 kg. - Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, xã hội hóa công tác lâm nghiệp trên cơ sở các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp, kinh tế trang trại, đảm bảo độ che phủ của rừng đạt 55%, bảo vệ được môi trường sinh thái. - Đảm bảo đủ quỹ đất ở cho nhân dân trong trường hợp dân số tăng cao nhất với diện tích 68.000 ha vào năm 2020, trong đó đất ở nông thôn bình quân đạt 138 m2/người dân nông thôn, đất ở đô thị bình quân đạt 50 m2/người dân đô thị, đáp ứng được yêu cầu của quá trình đô thị hóa. - Diện tích đất dành cho công nghiệp (22.161 ha), sản xuất kinh doanh (18.674 ha)... đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa với tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 21,10 - 21,50%; tăng tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP của cả nước lên đạt 6,5% vào năm 2020. - Với 48.619 ha đất giao thông, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về đất để hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn toàn vùng (từ quốc lộ, tỉnh lộ đến đường xã thôn); 19.204 ha đất thủy lợi đảm bảo được yêu cầu chủ động tưới tiêu cho sản xuất thâm canh tăng vụ và khai hoang đồng ruộng với tỷ lệ diện tích đất thuỷ lợi/diện tích canh tác đạt khoảng 6,5 - 7,0% và 11% so với diện tích đất trồng lúa. - Quỹ đất dành cho các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể dục - thể thao đáp ứng được yêu cầu của công tác xã hội hóa với mức bình quân đầu người tương ứng đạt 1,04 m2 - 6,31 m2 - 2,83 m2 - 3,27 m2. - Đất chưa sử dụng được khai thác triệt để, đảm bảo tính tiết kiệm đất. 2/. Các chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2010 không chỉ đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực trong nội vùng mà còn kết nối, gắn kết các tỉnh, thành phố trong vùng cũng như với các vùng khác: * Đất nông nghiệp: diện tích 1.971.805 ha, chiếm 70,71% tổng diện tích tự nhiên, tăng 202.816 ha so với năm 2005, trong đó: - Đất trồng lúa: diện tích 179.138 ha với trên 300 nghìn ha gieo trồng, góp phần đưa tổng sản lượng lương thực toàn vùng đạt trên 2 triệu tấn, bình quân lương thực đầu người đạt trên 300 kg/năm. - Đất lâm nghiệp: diện tích 1.532.627 ha, nâng độ che phủ của rừng lên đạt 45% vào năm 2010. * Đất phi nông nghiệp: diện tích 372.288 ha, tăng 67.577 ha so với năm 2005, trong đó: - Đất ở: diện tích 63.163 ha (tăng 5.868 ha), bao gồm 48.813 ha đất ở nông thôn và 14.350 ha đất ở đô thị, đáp ứng đủ cho nhu cầu dân sinh, đảm bảo không còn tình trạng thiếu đất hoặc không có đất ở như hiện nay. - Đất chuyên dùng: diện tích 156.160 ha (tăng 41.629 ha), cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa: + Đất khu công nghiệp: diện tích 17.680 ha, tăng gấp 6,7 lần diện tích hiện nay với sự hình thành của nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp có quy mô lớn và các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, đáp ứng được yêu cầu thúc đẩy kinh tế phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. + Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh: diện tích 12.682 ha, tăng gấp 3 lần diện tích hiện nay với nhiều công trình có quy mô lớn, xây dựng khang trang, góp phần hiện đại hoá cảnh quan kiến trúc đô thị, đáp ứng tốt yêu cầu thương mại, phục vụ đắc lực cho các hoạt động du lịch và dịch vụ. + Đất giao thông: diện tích 40.425 ha, tăng gấp 1,3 lần diện tích hiện nay, cơ bản đáp ứng được nhu cầu đất để hoàn thiện hệ thống các tuyến hành lang chính, quốc lộ, tỉnh lộ đạt tiêu chuẩn giao thông đường bộ và cải thiện mạng lưới đường huyện, đường xã thôn, đảm bảo 100% số xã có đường ô tô. + Đất thủy lợi: diện tích 18.170 ha, tăng so với năm 2005 là 1.252 ha, đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất và sinh hoạt. + Đất cơ sở y tế diện tích 700 ha, bình quân đạt 1,08 m2/người dân; đất cơ sở giáo dục - đào tạo 4.061 ha, bình quân đạt 6,25 m2/người dân; đất cơ sở văn hóa 1.972 ha, bình quân đạt trên 3,03 m2/người dân; đất thể dục - thể thao 2.189 ha, bình quân đạt 3,37 m2/người dân, đáp ứng được yêu cầu của công tác xã hội hóa. + Các loại đất chuyên dùng khác được xem xét và tính toán cho mọi loại đất từ đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất quốc phòng an ninh đến đất nghĩa trang, nghĩa địa... trên cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của cả giai đoạn, đảm bảo tính hợp lý và tiết kiệm đất. 2. KIẾN NGHỊ Để thực hiện đạt kết quả tốt quy hoạch sử dụng đất vùng KTTĐMT, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu quản lý, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, đề nghị: 1/. Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 vùng KTTĐMT với những chỉ tiêu chủ yếu dưới đây: NHỮNG CHỈ TIÊU CHỦ YẾU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÙNG KTTĐMT Chỉ tiêu Hiện trạng 2005 (1.000 ha) Quy hoạch đến năm 2010 (1.000 ha) Định hướng SDĐ đến năm 2020 (1.000 ha) Biến động tăng (+) giảm (-) 2006-2010 (1.000 ha) 2006-2020 (1.000 ha) Tổng diện tích tự nhiên 2.788,4 2.788,4 2.788,4 0,00 0,00 I. Đất nông nghiệp 1.769,0 1.971,8 2.368,3 202,80 599,30 1. Đất sản xuất nông nghiệp 430,4 420,9 489,3 -9,50 58,90 2. Đất lâm nghiệp 1.324,2 1.532,6 1.860,7 208,40 536,50 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 12,6 16,8 16,8 4,20 4,20 4. Đất làm muối 0,4 0,4 0,4 0,00 0,00 5. Đất nông nghiệp khác 1,4 1,1 1,1 -0,30 -0,30 II. Đất phi nông nghiệp 304,7 372,3 405,8 67,60 101,10 1. Đất ở 57,3 63,2 67,7 5,90 10,40 2. Đất chuyên dùng 114,5 156,2 177,7 41,70 63,20 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,5 1,5 1,5 0,00 0,00 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 24,4 23,9 25,4 -0,50 1,00 5. Đất sông suối và MNCD 106,8 126,8 132,8 20,00 26,00 6.Đất phi nông nghiệp khác 0,2 0,7 0,7 0,50 0,50 III. Đất chưa sử dụng 714,7 444,3 14,3 -270,40 -700,40 NHỮNG CHỈ TIÊU CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT GIỮA CÁC LOẠI ĐẤT ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2020 VÙNG KTTĐMT Loại đất chuyển mục đích Thời kỳ 2006 - 2020 (1.000 ha) Giai đoạn 2006 - 2010 (1.000 ha) 1. Chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp 67,1 47,4 a) Chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp 30,6 20,2 Trong đó: Chuyển đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp 8,9 6,0 - Chuyển đất trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở 6,8 4,5 - Chuyển đất trồng lúa nước sang đất ở 2,1 1,5 b) Chuyển đất lâm nghiệp có rừng sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp 35,6 26,4 - Chuyển đất lâm nghiệp có rừng sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở 33,5 25,1 - Chuyển đất lâm nghiệp có rừng sang đất ở 2,1 1,3 c) Chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp 0,9 0,8 2. Chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng 700,5 270,4 a) Chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp 665,8 249,4 b) Chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp 34,7 21,0 2/. Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Ban Điều phối phát triển các vùng Kinh tế trọng điểm giúp Chính phủ trong việc chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐMT thực hiện tốt các nội dung theo phương án quy hoạch đã đề ra. 3/. Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trong vùng tiến hành rà soát lại quy hoạch sử dụng đất trên toàn địa bàn một cách thiết thực và có hiệu lực cao. Trước hết, tập trung sức rà soát lại quy hoạch sử dụng đất của các khu đô thị, các khu kinh tế, các khu công nghiệp... 4/. Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm cho các Bộ, ngành Trung ương phối hợp, giúp đỡ các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐMT trong quá trình rà soát, tổ chức thực hiện các chương trình và dự án đã đề ra, đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch từng tỉnh, thành phố với quy hoạch vùng và cả nước. 5/. Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm đầu tư kinh phí để thực hiện đồng bộ các chỉ tiêu đã đề ra trong phương án quy hoạch sử dụng đất của vùng, đặc biệt là các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao TH vung KTTDMT.doc
  • tmp~WRL0005.tmp
  • docBia bao caoTH.doc
  • docCopy of Bia bao caoTH.doc
  • docDanh muc bang.doc
  • docMucLuc BCTH.doc
  • dbThumbs.db
  • xlsBieu HT-QH vung KTTDMT.xls
  • xlsChuchuyen vung KTTDMT.xls
  • xlsDu bao dan so vung KTTDMT.xls
Luận văn liên quan