MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH BẾN TRE.3
I Điều kiện tự nhiên 3
1 Vị trí địa lý .3
2 Khí hậu .3
3 Đặc điểm địa hình .4
4 Tài nguyên thiên nhiên .4
II Nguồn lợi thủy sản và thủy sinh vật7
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA TỈNH10
1 Phát triển kinh tế .10
2.Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế.10
3. Cơ cấu GDP và vốn đầu tư.14
CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
1 Tình hình phát triển chung của tỉnh Bến Tre 14
2 Tình hình phát triển của huyện .15
3 Hiện trạng nuôi tôm ven biển các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long .16
a.Tỉnh Tiền Giang 16
b.Tỉnh Trà Vinh17
CHƯƠNG 4 QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TỈNH BẾN TRE 18
1 Định hướng quy hoạch phát triển chung 18
2 Một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 25
3 Một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng ngừa trong nuôi tôm thẻ chân trắng 27
CHƯƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I Tính nguyên tắc 30
II Các giải pháp 30
III Thực hiện chính sách32
IV Tổ chức thực hiện 34
II.Các giải pháp
1. Trong quy hoạch:
Rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với việc lập các dự án đầu tư cụ thể, gắn với quy hoạch phát triển thuỷ lợi và đê biển chung trên địa bàn, nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng có hiệu quả đất đai, mặt nước và nuôi trồng thuỷ sản.
Chính quyền tỉnh Bến Tre cần xây dựng quy hoạch hệ thống đê biển và phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng đê biển có liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản.
Sở thủy sản quy hoạch và xác định cụ thể số lượng các trại giống của từng vùng, từng địa phương,đảm bảo cả về lượng và chất đáp ứng trong quy hoạch nuôi tôm trên địa bàn tỉnh
2. Về thị trường:
Phát triển thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản ngày càng tăng của nhân dân; đồng thời phát triển mạnh thị trường xuất khẩu, bao gồm cả việc giữ vững và mở rộng thị trường hiện có và tích cực tìm kiếm thị trường mới. Việc phát triển thị trường phải gắn với đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản, nâng cao sức cạnh tranh bền vững của hàng thuỷ sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
3. Về vốn:
Vốn đầu tư cho chương trình nuôi trồng thuỷ sản được huy động từ các nguồn:
- Vốn ngân sách nhà nước (kể cả vốn vay và viện trợ chính thức của Chính phủ các nước, tài trợ của các tổ chức quốc tế);
- Vốn tín dụng trung hạn và dài hạn;
- Vốn tín dụng ngắn hạn;
- Vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư;
- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
4. Về giống nuôi trồng thuỷ sản:
Tổ chức lại, nâng cao khả năng nghiên cứu và sản xuất của hệ thống giống các cấp; khả năng bảo vệ các bãi giống, bãi đẻ tự nhiên của tôm, và lưu giữ các nguồn gen qúy hiếm; đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời giống tốt với giá hợp lý cho nuôi trồng thuỷ sản, kể cả nhập khẩu giống và công nghệ sản xuất giống cần thiết.
5. Về thức ăn công nghiệp và vật tư nuôi trồng:
Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới một số xí nghiệp sản xuất thức ăn công nghiệp, sản xuất; nhập khẩu nguyên liệu và công nghệ cần thiết để sản xuất thức ăn công nghiệp trong nước với chất lượng tốt, giá thành hợp lý, đáp ứng nhu cầu nuôi thuỷ sản
Cung cấp đầy đủ và đồng bộ các vật tư, thiết bị đáp ứng yêu cầu nuôi trồng thuỷ sản.
6. Về khoa học công nghệ:
Tăng cường nghiên cứu khoa học, nhập khẩu công nghệ, trước hết tập trung vào khâu sản xuất giống để cho đẻ nhân tạo được các giống nuôi chủ yếu, tiến tới cho đẻ nhân tạo được một số giống đặc sản; nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nuôi nước ngọt, lợ và nuôi biển đối với các đối tượng nuôi chủ yếu; các biện pháp về phòng trừ dịch bệnh; công nghệ sản xuất thức ăn, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch.
7. Về đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và lao động kỹ thuật:
Tăng cường về năng lực và cơ sở vật chất - kỹ thuật của các viện nghiên cứu, trường thuộc ngành thuỷ sản, phối hợp với các viện nghiên cứu, trường của các ngành khác để đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, quản lý và kỹ thuật về công nghệ nuôi, sản xuất giống, xử lý môi trường, chẩn đoán, phòng trừ dịch bệnh, sản xuất thức ăn, bảo quản sau thu hoạch; đồng thời bằng nhiều hình thức để đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật nuôi, phòng dịch bệnh cho nông dân, ngư dân.
8. Về tổ chức sản xuất:
Trên cơ sở quy hoạch từng vùng, lấy kinh tế hộ, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu, gắn với phát triển các hình thức kinh tế hợp tác thích hợp để khai thác mọi nguồn lực trong nhân dân, giúp đỡ nhau trong sản xuất và phòng tránh thiên tai có hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế những tác động bất lợi của cơ chế thị trường.
Các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc hậu cần dịch vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong đó coi trọng về dịch vụ giống, kỹ thuật nuôi, cung cấp thức ăn công nghiệp, phòng trừ dịch bệnh .
9. Về công tác khuyến ngư:
Kiện toàn và đổi mới hoạt động của hệ thống khuyến ngư đến cơ sở, nâng cao năng lực hoạt động khuyến ngư; xây dựng các mô hình để chuyển giao công nghệ về các phương pháp nuôi tiên tiến cho dân phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
10. Về hợp tác quốc tế:
- Khuyến khích việc liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thức ăn công nghiệp, giống thuỷ sản, đổi mới công nghệ nuôi, công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu.
- Tăng cường về hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực: sinh sản nhân tạo, di truyền, chọn giống, chuyển đổi giới tính một số giống loài quý, phòng ngừa dịch bệnh và xử lý môi trường.
III.Thực hiện các chính sách
1. Sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:
- Giao hoặc cho thuê đất, mặt nước, eo, vịnh, đầm phá, hồ chứa mặt nước lớn đã được quy hoạch cho các thành phần kinh tế sử dụng vào nuôi trồng thuỷ sản ổn định và lâu dài,
- Được chuyển đổi ruộng nhiễm mặn, ruộng trũng, đất làm muối, đất ngập úng sản xuất lúa bấp bênh, kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản.
2. Chính sách đầu tư:
2.1. Các thành phần kinh tế được Nhà nước khuyến khích việc đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và các quy định hiện hành.
- Nhà nước có chính sách cho nông, ngư dân nghèo có lao động và có đất nuôi trồng thuỷ sản được vay vốn không phải thế chấp tài sản.
- Nông, ngư dân vùng sâu, vùng xa, hải đảo vay vốn phát triển nuôi trồng thuỷ sản được hưởng các quy chế ưu đãi theo quy định hiện hành.
2.2. Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho:
- Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các vùng nuôi tập trung gồm: đê bao, kênh cấp và thoát nước cấp I, cống và trạm bơm lớn, cảng cá, chợ cá và cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong cảng, chợ cá quốc gia ở các vùng trọng điểm nghề cá.
- Xây dựng và hoàn thiện các trung tâm giống quốc gia, cải tạo nâng cấp các trại giống cấp I.
- Nghiên cứu khoa học; nhập các đối tượng nuôi mới, công nghệ mới.
- Xây dựng các trạm quan trắc, dự báo môi trường, kiểm dịch.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia.
- Đào tạo nguồn nhân lực.
- Hoạt động khuyến ngư.
- Quản lý, điều hành hoạt động chương trình.
2.3. Vốn tín dụng trung hạn, dài hạn đầu tư cho cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở sản xuất thức ăn, sản xuất bột cá, cơ sở sản xuất giống cấp I, II và cải tạo ao, đầm nuôi của các thành phần kinh tế.
2.4. Vốn tín dụng ngắn hạn đầu tư cho sản xuất kinh doanh giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh cho tôm, cá và các vật tư chuyên dùng phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản.
2.5. Vốn đầu tư nước ngoài thông qua các dự án được đầu tư vào việc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn, đào tạo, nhập các công nghệ mới, chuyển giao công nghệ và khuyến ngư.
3. Về thuế:
- Các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và các quy định hiện hành.
- Nuôi trồng thuỷ sản trên đất, mặt nước thuộc đất nông nghiệp thực hiện chính sách thuế theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện hành.
- Miễn thuế vận chuyển giống nuôi thuỷ sản đến các vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
IV.Tồ chức thực hiện
1 - Tỉnh xây dựng chương trình, xây dựng kế hoạch đầu tư, các dự án cụ thể để thực hiện chương trình; tổng hợp và trình duyệt, thầm định theo quy định
- Bổ sung, cụ thể hoá các giải pháp thực hiện chương trình; sơ kết, tổng kết hàng năm, tổng kết các mô hình tốt để phổ biến rộng rãi, kịp thời đề xuất các chính sách phù hợp để phong trào phát triển.
- Xây dựng các tiêu chuẩn của Nhà nước, của ngành về quy trình nuôi, sản xuất giống, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng trừ dịch bênh . trình Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền.
- Củng cố và tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan nghiên cứu, của tổ chức khuyến ngư.
2 Các tổ chức trong tỉnh phối họp hoạt dộng trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm; xây dựng và cụ thể hoá các cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để triển khai quy hoạch theo dự kiến.
3.Tỉnh chỉ đạo xây dựng quy hoạch chi tiết thể để trình duyệt theo quy định, đồng thời chỉ đạo thực hiện chương trình ở địa phương; sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện.
12 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4162 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh bến tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
(((((
CHUYÊN ĐỀ
QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TỈNH BẾN TRE
Môn Quản Lý MT NN và NT
GVHD : Th.S Trần Thị Mai Phương
SVTH: Dương Chánh Phát 0717079
Lê Hữu Lợi – 0717051
Nguyễn Lê Anh Thảo- 07170
TP Hồ Chí Minh , tháng 12 năm 2010
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH BẾN TRE……………………………………………………………………………….3
I Điều kiện tự nhiên………………………………………………………3
1 Vị trí địa lý.......................................................................................3
2 Khí hậu…………………………………………………………….3
3 Đặc điểm địa hình………………………………………………….4
4 Tài nguyên thiên nhiên…………………………………………….4
II Nguồn lợi thủy sản và thủy sinh vật……………………………………7
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA TỈNH…………………………………………………………10
1 Phát triển kinh tế……………………………………………………….10
2.Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế………………………….10
3. Cơ cấu GDP và vốn đầu tư………………………………………….14
CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
1 Tình hình phát triển chung của tỉnh Bến Tre………………………..14
2 Tình hình phát triển của huyện……………………………………….15
3 Hiện trạng nuôi tôm ven biển các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long...16
a.Tỉnh Tiền Giang…………………………………………………16
b.Tỉnh Trà Vinh……………………………………………………17
CHƯƠNG 4 QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TỈNH BẾN TRE……………………………………………………………………………..18
1 Định hướng quy hoạch phát triển chung…………………………..18
2 Một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng …………………………25
3 Một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng ngừa trong nuôi tôm thẻ chân trắng…………………………………………………………………………..27
CHƯƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I Tính nguyên tắc………………………………………………………30
II Các giải pháp………………………………………………………..30
III Thực hiện chính sách………………………………………………32
IV Tổ chức thực hiện…………………………………………………..34
CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH
BẾN TRE
Điều kiện tự nhiên:
1.Vị trí địa lý:
Bến Tre là một tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là: 2.360,2 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Điểm cực bắc của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9048' bắc, điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 10020' Bắc, điểm cực đông nằm trên kinh độ 106048' đông, điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105057' Đông. Bến Tre tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 65 km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thị xã Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 85 km. Với vị trí như vậy tỉnh Bến Tre có tiềm năng lớn trong việc nuôi trồng thủy sản.
2.Khí hậu:
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 260C – 270C. Trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 200C. Với vị trí nằm tiếp giáp với biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp (bão thường xảy ra từ vĩ độ 150 bắc trở lên). Ngoài ra, nhờ có gió đất liền, nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt.
Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió tây nam và đông bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm.
Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại hình nuôi trồng thủy sản. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự phát triển của các loại thủy sản khác nhau. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạn dịch bệnh phát triển quanh năm.
Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến độ mặn đối với các huyện gần phía biển và ven biển vì ảnh ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng.
3.Đặc điểm địa hình:
Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xòe rộng ở phía đông. Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia; cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao. Với vị trí như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản Bến Tre phát triển thong qua việc chuyể giao kĩ thuật công nghệ, trao đổi sản phẩm, giao lưu kinh tế với các vùng lân cận.
Địa hình tỉnh Bến Tre có thể chia thành 3 vùng nông nghiệp là vùng ngọt, vùng lợ và vùng mặn. Tại vùng lợ và mặn, có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển mạnh nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Theo số liệu báo cáo, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2009 tăng khá, đạt 7,706 tỷ đồng, bằng 103,18% kế hoạch trong đó thủy sản chiếm 33,07%.
4. Tài nguyên thiên nhiên:
a. Tài nguyên nước
Trên lãnh thổ Bến Tre có 4 con sông lớn chảy qua, đó là các sông Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Tất cả đều chảy theo hướng tây bắc – đông nam và đổ ra biển hàng trăm tỷ mét khối nước mỗi năm. Trải qua hàng chục thế kỷ, dòng sông đã cần mẫn chuyên chở phù sa từ phía thượng nguồn, bồi tụ nên vùng Nam Bộ phì nhiêu, trong đó có đất Bến Tre. Bốn con sông này đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân trong tỉnh: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và cho nông nghiệp, những thức ăn giàu đạm như tôm, cá, cua, ốc, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hoà khí hậu của một vùng đất cù lao ba bề sông nước. Từ môi trường thuận lợi này, các con sông đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi trồng thủy sản, là nguồn giữ nước và cấp nước dồi dào. Ngoài ra, các con sông này cũng đóng vai trò chứa lượng nước thải (nước thải đã qua xử lý) của quá trình nuôi trồng.
Ngoài bốn con sông chính trên, Bến Tre còn có một mạng lưới sông, rạch, kênh đào chằng chịt nối liền nhau, tạo thành một mạng lưới giao thông và thủy lợi rất thuận tiện. Trung bình đi dọc theo các sông chính, cứ cách khoảng 1 đến 2 km là có một con rạch hay kênh. Bến Tre có hàng trăm sông, rạch và kênh, trong khi đó có trên 60 con sông, rạch, kênh rộng từ 50 – 100 m.
c. Tài nguyên động vật – thực vật
Bến Tre là vùng đất trẻ có nhiều cửa biển, nằm ở cuối nguồn hệ sông lớn Cửu Long. Những cù lao lớn – cũng có nghĩa là phần lớn đất chính của Bến Tre – luôn luôn được phù sa bồi đắp và hàng năm vươn dài ra biển. Nằm ở giữa môi trường sông và biển, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt đới nên cảnh quan tự nhiên của Bến Tre mang đặc trưng của miền địa lý động vật, thực vật của miền Tây Nam Bộ. Những con sông lớn và vùng biển Đông ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển và tôm he. Đây là sự thuận lợi lớn, nhờ vậy việc nuôi trông sẽ đa dạng về loại giống.
5. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu:
Ngày nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu làm cho bão, lũ, hạn hán, tình hình xâm nhập mặn... diễn ra ngày càng gay gắt và phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân mà theo đánh giá của các nhà khoa học thì Bến Tre là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Do vậy, các biến động khí hậu này đã ảnh hưởng sâu sắc đến việc nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bến Tre.
Trong những năm qua, hàng năm tỉnh Bến Tre đã tổ chức trồng mới thêm hàng trăm ha rừng tập trung và hàng triệu cây phân tán, nâng diện tích rừng của tỉnh lên 3.842 ha. Thông qua chính sách giao khoán rừng, đất rừng và cho người dân được hưởng lợi từ các sản phẩm từ rừng theo Quyết định 178 của Chính phủ; các mô hình sản xuất kết hợp với quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả (nuôi tôm, sò huyết trong rừng…), góp phần cải thiện và nâng cao thu nhập cho người dân vùng ven biển. Mặc dù diện tích rừng ngập mặn của tỉnh không nhiều nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ bảo vệ môi trường, phòng chống xói lở, cố định bãi bồi, đặc biệt là giữ vững sự cân bằng sinh thái vùng cửa sông ven biển, và góp phần lớn trong việc bảo vệ nguồn thủy sản khỏi những thiên tai.
Trồng rừng Đước kết hợp nuôi tôm
Chế độ thủy triều
Nằm kề bên biển Đông, những con sông Bến Tre không những tiếp nhận nguồn nước từ Biển Hồ đổ về, mà hằng ngày, hằng giờ còn tiếp nhận nguồn nước biển do thủy triều đẩy vào. Tuy mức độ mỗi sông, hoặc mỗi đoạn sông có khác nhau, song ở bất kỳ chỗ nào, từ Mỹ Thuận tới các cửa sông, mùa cạn hay mùa lũ, mực nước các sông hằng ngày đều có dao động theo sự chi phối của thủy triều. Sự lên xuống của thủy triều ảnh hưởng lớn đến độ mặn của đất và ảnh hưởng đến chất lượng thủy hải sản.
Biên độ thủy triều:
Vùng biển Bến Tre thuộc phạm vi khu vực bán nhật triều không đều. Hầu hết các ngày đều có 2 lần nước lên, 2 lần nước xuống. Chênh lệch giữa đỉnh – chân triều những ngày triều lớn có thể từ 2,5 tới 3,5 m. Chênh lệch giữa đỉnh – chân triều những ngày triều kém thường dưới hoặc xấp xỉ 1 m. Biên bộ hằng ngày kỳ triều cường thường lớn gấp 1,5 lần đến 2 lần kỳ triều kém, song với vùng bán nhật triều điều chênh lệch này không lớn.
Trong mỗi chu kỳ nửa tháng, bắt đầu là 1,2 ngày triều kém, đến giữa chu kỳ là triều cường, cuối chu kỳ là 1,2 ngày triều kém. Kỳ nước cường thường xảy ra sau ngày không trăng (đầu tháng âm lịch) hoặc ngày trăng tròn (rằm, khoảng 2 ngày).
Sự tiết giảm triều:
Càng vào sâu trong sông, biên độ triều càng giảm do sự nâng lên của chân sóng triều là chính. Trên sông Hàm Luông, mùa khô, sau khi truyền qua 45 km từ Tân Thủy đến Mỹ Hoà, độ lớn sóng triều giảm còn khoảng 92% và truyền thêm một khoảng 25 km nữa, tới Chợ Lách độ lớn sóng triều chỉ còn xấp xỉ 75%.
Mùa lũ, ảnh hưởng của nước nguồn không lớn, song cũng làm tiết giảm độ lớn sóng triều thêm khoảng 10 đến 20 cm tại Mỹ Hòa và 20 đến 40 cm tại Chợ Lách.
Tốc độ truyền sóng triều trong sông.
Sóng triều truyền vào sông với tốc độ trung bình trên dưới 30 km/giờ đối với các sông lớn. Còn đối với những sông nhỏ, hoặc màng lưới kênh rạch, sự truyền triều diễn ra phức tạp hơn. Ở đâu còn có hiện tượng giao thoa sóng triều tại những con sông có sự truyền triều từ hai phía.
Sự truyền triều vào trong sông tuy có gây một số khó khăn như đưa nước mặn vào nội địa, khiến cho vùng cửa sông thiếu nước ngọt nghiêm trọng vào mùa khô. Những ngày lũ lớn, nếu gặp kỳ triều cường, nước dâng to sẽ gây ngập lụt v.v... Song với vùng xa cửa sông, mặn không tới được thì dao động thủy triều trong ngày có tác dụng không nhỏ cho công việc tưới tiêu, thau chua, rửa mặn. Khi triều dâng, mực nước ngọt trong sông được đẩy lên cao, người ta có thể lợi dụng để lấy nước vào ruộng. Ngược lại, khi triều rút, mực nước xuống thấp, có thể xả nước, thau chua từ ruộng ra sông. Ngoài ra, người ta cũng còn lợi dụng nước lớn và lợi dụng dòng chảy hai chiều của sông rạch để đưa tàu thuyền có trọng tải lớn vào bến, hoặc đi lại theo chiều dòng chảy, tiết kiệm được nhiên liệu. Sự truyền triều vào sông cũng khiến cho nguồn thủy sinh vật vùng cửa sông phong phú thêm.
II. Nguồn lợi thủy sản và thủy sinh vật:
Với những nguồn lợi và hạn chế có sẵn, tỉnh đã đề ra biện pháp để quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sinh vật như sau:
Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 7.833 ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp. Trong đó: Rừng phòng hộ 3.803 ha, Rừng đặc dụng 2.584 ha, Rừng sản xuất 1.446 ha. Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho dân, mục tiêu từ nay đến năm 2020, phải bảo vệ tốt rừng hiện có đồng thời trồng mới thêm khoảng 1.100 ha để nâng diện tích rừng ngập mặn của tỉnh lên 4.900 ha. Đảm bảo cho lâm nghiệp đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân lâm nghiệp, đồng thời góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng vùng ven biển của tỉnh.
Theo kết quả khảo sát của đề tài, hiện nay thảm thực vật vùng cửa sông ven biển của tỉnh đang bị đe doạ bởi sự suy giảm về diện tích và cấu trúc thảm thực vật, chỉ có 145 loài với 56 họ còn lại trong khu hệ thực vật đặc trưng cho hệ thực vật của rừng mưa nhiệt đới. Loài đặc trưng cho rừng ngập mặn ở vùng cửa sông ven biển là Mắm biển, Mắm trắng, Bần chua, Bần đắng, Giá và Su ổi. Thảm thực vật rừng ngập mặn hầu như không còn loài quý hiếm. Do đó, diện tích rừng còn lại cần được khoanh vùng và bảo vệ, đây là biện pháp duy nhất để bảo tồn tính đa dạng hiện có của rừng ở vùng cửa sông ven biển Bến Tre.
Đối với hệ động vật, thành phần và số lượng cá thể của các lớp động vật có xương sống trên cạn trong vùng cửa sông ven biển Bến Tre tương đối nghèo. Lớp chim còn lại số lượng nhiều nhất với 80 loài chim thuộc 11 bộ, 35 họ, đa số là các loài chim nước; số lượng các loài chim thuộc Bộ Hạc, họ Diệc chiếm số lượng lớn. Đặc biệt, có 2 loài chim nước quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng trên toàn cầu là Quắm Đen và Điểng Điểng. Số lượng các loài quý hiếm nhiều nhất thuộc lớp bò sát với 15 loài bò sát thuộc 10 họ, trong đó có 4 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam gồm: Kỳ Đà Hoa, Rắn Hổ Chúa, Rắn Cạp Nong và Rắn Hổ Mang, 1 loài ở mức độ nguy cấp thuộc nhóm 1 (Rắn Hổ Chúa) là những loài bị cấm khai thác và sử dụng cho mục đích thương mại; 3 loài còn lại thuộc nhóm 2, là những loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại. Riêng lớp lưỡng thê có 5 loài thuộc 3 họ và 1 bộ, lớp này hầu như không có loài quý hiếm, chỉ còn ếch cây là có mặt ở nhiều nơi nhưng rất hiếm.
Kết quả thống kê trên đã cho thấy đa dạng sinh học về động vật rừng trong tỉnh đang ở trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng. Sự giảm sút về số lượng các loài của khu hệ động vật phản ánh tình trạng khai thác, săn bắt các loài động vật quá mức và bừa bãi. Thêm vào đó các hoạt động phá rừng, các trảng cỏ làm ao nuôi thủy sản đã làm mất nơi cư trú của các loài động vật hoang dã. Vì thế, hành động cấp bách để bảo vệ khu hệ động vật vùng cửa sông ven biển hiện nay chính là tiến hành bảo vệ các khu vực có rừng, các trảng cỏ và vườn cây chặt chẽ, nghiêm cấm hoàn toàn các hoạt động chặt phá, làm thay đổi sinh cảnh của vùng cửa sông ven biển.
Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu về thành phần thủy sinh vật của đề tài về vùng cửa sông ven biển của tỉnh: có 226 loài thuộc 7 lớp, 5 ngành thực vật phiêu sinh. Hầu hết các loài tảo phản ánh tính chất môi trường nước ngọt, lợ. Có 87 loài tảo đặc trưng cho sự nhiễm bẩn, 21 loài gây mùi và vị cho nước, chỉ có 7 loài chỉ thị môi trường nước sạch, có 101 loài tảo có khả năng xử lý nước thải, cải thiện môi trường nước. Đa số các loài tảo là thức ăn cho tôm, cá, cho thấy nguồn thức ăn tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển nguồn lợi thủy sản trong vùng; 105 loài động vật phiêu sinh thuộc 8 nhóm, trong đó nhóm chân chéo Copepoda phong phú nhất và có mặt ở hầu hết các điểm từ vùng cửa sông đến các sông rạch trong nội địa.
Để sử dụng và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn lợi sinh vật vùng cửa sông ven biển tỉnh Bến Tre đề tài đã đề xuất các giải pháp cụ thể. Đối với cây lâm nghiệp cần quy hoạch sử dụng đất dựa theo điều kiện của thảm thực vật, điều kiện thổ nhưỡng, áp dụng lâm - ngư kết hợp, quản lý rừng chặt chẽ, động viên nhân dân tham gia bảo vệ rừng; đối với cây trồng nông nghiệp cần bảo tồn nguồn giống (cây ăn trái, hoa màu…). Đối với các loài động vật hoang dã, cần khoanh vùng sinh cảnh địa lý của các loài động vật quý hiếm trong tỉnh tạo nên hoàn cảnh sống thuận lợi và ổn định dần nơi sống của chúng, đặc biệt là chim và Bò sát, nghiêm cấm săn bắt trong các khu rừng và trảng cỏ, xây dựng các khu bảo tồn dẫn dụ chim để bảo tồn nguồn gen. Với nguồn lợi thủy sinh vật, cần tiến hành khoanh vùng các khu vực khai thác và nuôi trồng hợp lý nhằm bảo vệ, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thủy sinh vật
Nguồn lợi thủy sinh
Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá và mang tính quyết định cho sự tồn tại của con người vì đây là nguồn cung cấp thực phẩm chính. Với địa thế tọa lạc giữa bốn con sông: Sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, đã tạo ra tính đa dạng các loài rất cao trong các vùng cửa sông ven biển tỉnh Bến Tre. Đa dạng sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các ngành kinh tế trong tỉnh, đồng thời tạo ra sự ổn định, khả năng chống chịu cho nền kinh tế và các cơ hội để nâng cao sản lượng, phát triển các ngành nghề, tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư trong tỉnh. Tuy nhiên, những năm gần đây sự phát triển các ngành nghề theo cao trào, không theo quy hoạch hợp lý đã làm tổn thương nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên sinh vật trong tỉnh do hậu quả của hoạt động khai phá đất đai, biến đổi cảnh quan, mất rừng…Vì thế, việc thống kê đa dạng sinh học là rất cần thiết, hoạt động này góp phần định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật vùng cửa sông ven biển của tỉnh.
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA TỈNH
1.Phát triển kinh tế:
Tốc độ phát triển kinh tế (GDP) năm sau cao hon năm trước, bình quân 5 năm 2001-2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 9,22%/năm, cao hơn mức bình quân 5 năm trước (6,18%), vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra (NQ là 8-8,5%/năm). Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2005 đạt khoảng 473 USD (NQ 450 USD).
- Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế: Trong 5 năm qua, kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong GDP theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng khu vực I từ 67,7% năm 2000, giảm còn 57,1%; tỷ trọng khu vực II từ 11,6% tăng lên 16,8% và khu vực III từ 20,8% tăng lên 25,7% năm 2005 (NQ tương ứng 55%, 20% và 25%)
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào việc nâng cao chất lượng phát triển, đã hình thành được nhiều vùng chuyển canh lúa, dừa, mía, cây ăn quả, nuôi thủy sản. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong giá trị sản xuất toàn ngành nông lâm ngư nghiệp đã giảm từ 62,7% năm 2000 xuống còn 57,6% năm 2005; tỷ trọng ngành thủy sản tăng từ 36,2% lên 41,5%.
Cơ cấu sản xuất công nghiệp đã được chuyển dịch theo hướng gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, tập trung chế biến các sản phẩm có lợi thế của tỉnh là hàng nông sản và thủy sản... để nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu.
Cơ cấu các ngành dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư như dịch vụ thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm...
2.Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế: Trong 5 năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 5, Luật doanh nghiệp và các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước,... của tỉnh đã thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã có sự dịch chuyển theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước; phát huy tiềm năng, huy động nguồn lực của các doanh nghiệp tư nhân, dân cư, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác.
- Cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo hướng tích cực cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do điều kiện đặc thù của tỉnh, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ lực nên tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế diễn ra chậm; trong những năm gần đây nuôi thủy sản nhất là vùng mặn phát triển mạnh nhưng sự chuyển dịch chủ yếu vẫn là trong nội bộ ngành nông nghiệp. Do đó sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ vẫn còn hạn chế. Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tích cực, lao động nông nghiệp giảm còn 79,83%; công nghiệp-xây dựng 7,14% và dịch vụ 13,03%. Điều này cho thấy, kinh tế của tỉnh đang phát triển theo hướng tăng dần về chất lượng và hiệu quả, tạo thêm việc làm ngày càng nhiều, giảm bớt lao động nông nhàn ở nông thôn.
Về sản xuất nông, lâm, thủy sản:
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm ngư nghiệp ước tăng bình quân khoảng 6,52%/năm. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của từng vùng sinh thái, ngày càng đi vào chiều sâu về hiệu quả và chất lượng, phát triển theo hướng bền vững, từng bước phát triển các ngành nghề truyền thống ở nông thôn. Tiềm năng nông nghiệp được khai thác tốt hơn, cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển dịch theo hướng chất lượng, hiệu quả, giảm diện tích lúa, mía năng suất, hiệu quả thấp để chuyển sang trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản hiệu quả cao hơn.
Việc thâm canh, ứng dụng giống mới để cải tạo vườn tạp, giồng tạp và trồng xen, nuôi xen trong kinh tế vườn tiếp tục đẩy mạnh, góp phần làm tăng đáng kể năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Cây ăn trái tăng nhanh về diện tích và sản lượng từ 32.379 ha năm 2000, tăng lên 41.061 ha năm 2005, cao hơn mục tiêu kế hoạch 5.061 ha. Diện tích dừa ổn định, hiện có 36.827 ha, sản lượng thu hoạch năm 2005 là 249,6 triệu quả.
Diện tích mía giảm dần qua các năm để chuyển sang trồng cây ăn trái có hiệu quả hơn, phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh. Cây mía được tập trung phát triển ở những vùng có lợi thế nhằm đảm bảo nguyên liệu cho Nhà máy đường của tỉnh. Đến năm 2005, diện tích mía toàn tỉnh còn 8.933 ha, sản lượng 628,8 ngàn tấn.
Cây lúa được sản xuất theo hướng ổn định và vững chắc. Phần lớn đất bìa chéo, hiệu quả thấp chuyển sang trồng cây ăn trái, mía, nuôi thủy sản. Trong 5 năm qua, diện tích gieo trồng lúa giảm dần theo quy hoạch, từ 101.617 ha năm 2000 giảm còn 83.504 ha năm 2005, sản lượng 341.391 tấn. Hiện tại, tỉnh đã hình thành được một số vùng sản xuất lúa cao sản có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.
Thuỷ sản: Từng bước vươn lên thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, nhất là nuôi thủy sản vùng mặn, lợ; nuôi thủy sản vùng ngọt bắt đầu được mở rộng và ứng dụng sản xuất thâm canh. Diện tích nuôi thủy sản năm 2005 ước là 42.310 ha, tăng 13.057 ha so năm 2000. Thành công nổi bật của nghề nuôi thủy sản trong 5 năm qua là mô hình nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh đã thành công và được nhân rộng ở 3 huyện ven biển , mô hình này từ chỗ bắt đầu nuôi thí điểm được 224 ha năm 2001 đến năm 2005 tăng lên 6.021 ha, thu hút được nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia, góp phần tích cực nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của một bộ phận nhân dân ven biển. Thông qua Chương trình phát triển giống đã từng bước mở rộng năng lực sản xuất giống trên địa bàn, toàn tỉnh hiện có 54 trại sản xuất giống tôm sú, 14 trại giống tôm càng xanh và 04 trại giống cá, dù chỉ mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, nhưng bước đầu đã góp phần tạo nguồn con giống ổn định, chất lượng tốt cung ứng cho người nuôi.
Hoạt động khai thác thủy sản tiếp tục phát triển theo chiều sâu, số tàu thuyền khai xa bờ tăng nhanh, từ 355 tàu khai thác xa bờ năm 2000 tăng lên 850 tàu năm 2005, chiếm 31,12% trong tổng số tàu thuyền đánh bắt toàn tỉnh. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ khai thác thủy sản được quan tâm đầu tư, đưa Cảng cá Ba Tri vào hoạt động, xây mới Cảng cá Bình Đại, chuẩn bị đầu tư Cảng cá Thạnh Phú. Tổng sản lượng thủy sản năm 2005 đạt 137.510 tấn, tăng bình quân 5,1%/năm.
Định hướng kế hoạch phát triển kinh tế năm 2006-2010:
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra và đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới.
Phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn:
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp bình quân 7,8%/năm. Triển khai quy hoạch, tổ chức sản xuất trên cơ sở xây dựng và tập trung phát triển 3 vùng kinh tế của tỉnh; bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Vùng nước ngọt, tập trung trồng cây ăn trái, sản xuất cây giống, hoa kiểng. Vùng nước lợ, tập trung trồng dừa, mía, cây có múi, ca cao và cây lúa. Vùng nước mặn chủ yếu nuôi trồng, khai thác thủy sản, lâm nghiệp và dịch vụ hậu cần phục vụ nuôi trồng và khai thác thủy sản.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, tập trung đầu tư thâm canh cây ăn trái và cây dừa. Đến năm 2010, diện tíach cây ăn trái 45.000 ha, sản lượng 500.000 tấn, tập trung ở các huyện Chợ Lách, Châu Thành; diện tích dừa 40.000 ha, sản lượng 290 triệu quả, tập trung ở các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm và Châu Thành. Ổn định diện tích lúa khoảng 30.000 ha, sản lượng 350.000 tấn, chủ yếu ở các huyện Giồng Trôm, Ba Tri; tiếp tục thâm canh vùng lúa cao sản, chất lượng cao để xuất khẩu. Duy trì vùng chuyên canh mía ở các huyện Mỏ Cày, Thạnh Phú, Giồng Trôm, với diện tích khoảng 6.900 ha, sản lượng 620.000 tấn.
Chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Tăng cường hệ thống khuyến nông, nâng cao trình độ sản xuất của nông dân. Sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, xây dựng các vùng sản xuất nông sản tập trung kết hợp với trồng xen, nuôi xen hợp lý; phát triển mạnh mô hình kinh tế trang trại, hình thành những vườn cây chất lượng cao gắn với công nghệ sau thu hoạch và chế biến xuất khẩu.
Phát triển đàn gia súc, nhất là đàn bò, dê và heo theo hướng tăng nhanh số lượng, năng suất và chất lượng. Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại với quy mô công nghiệp. Đẩy mạnh công tác lai tạo giống vật nuôi nhằm cung ứng giống tốt cho nhân dân; tập huấn kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh; phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Bố trí diện tích canh tác phù hợp để trồng cỏ, phát triển chăn nuôi bò, dê. Dự kiến đến 2010 đàn bò 180.000 con, đàn heo 360.000 con, đàn dê 60.000 con.
Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đảm bảo hiệu quả, ổn định và bền vững. Ưu tiên phát triển nuôi thủy sản để tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Khai thác và mở rộng diện tích mặt nước nuôi thủy sản trên cả 3 vùng mặn, lợ, ngọt theo quy hoạch. Đến năm 2010, diện tích nuôi thủy sản đạt 49.000 ha, trong đó, nuôi thâm canh, bán thâm canh khoảng 8.000-10.000 ha; tổng sản lượng thủy sản 224.000 tấn. Đa dạng hóa các đối tượng nuôi, chú trọng các đối tượng có giá trị kinh tế cao. Triển khai quy hoạch, xây dựng các vùng nuôi thủy sản xuất khẩu ổn định với các hình thức đầu tư, quản lý thích hợp; kết hợp hài hoà giữa các cấp độ kỹ thuật nuôi: thâm canh, bán thâm canh, quãng canh, nuôi sinh thái và các hình nuôi chuyên, nuôi xen, nuôi luân canh trên ruộng lúa, trong vườn dừa, hoặc lâm ngư kết hợp. Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh theo quy hoạch, ưu tiên đầu tư hệ thống thủy lợi cho các vùng nuôi trọng điểm. Mở rộng các cơ sở sản xuất giống hiện có, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất giống. Có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng trại sản xuất tôm giống, nhằm cung cấp đủ nguồn giống tốt cho nhu cầu nuôi. Tăng cường công tác khuyến ngư, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các qui trình kỹ thuật tiên tiến cho người nuôi; chủ động phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường cho vùng nuôi.
Phát triển đánh bắt thủy sản, chủ yếu là khai thác xa bờ với các ngành nghề có hiệu quả cao; khai thác có hiệu quả các ngư trường phù hợp với ngành nghề đánh bắt kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách hợp lý; chú trọng công nghệ bảo quản sản phẩm, hệ thống hậu cần dịch vụ, lưu thông hàng hóa tiện lợi, hiệu quả.
3. Cơ cấu GDP và vốn đầu tư:
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 13%;
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: Khu vực I: 42%, khu vực II 29%, khu vực II 29% trong GDP;
- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD;
- Tổng đầu tư toàn xã hội 41.200 tỷ đồng;
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 8,28/năm;
- Giảm tỷ suất sinh bình quân mỗi năm 0,1%0;
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40%;
- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt trên 950 USD/năm;
- Đến năm 2010, toàn tỉnh có 40% trường Tiểu học, 20% trường Trung học cơ sở và 20% trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia;
- Đến năm 2010, có 50% xã được công nhận xã Văn hóa;
- Đến năm 2010 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%;
- Đến năm 2010 tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 95%;
- Đến năm 2010 tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh sạch đạt 85%;
- Đến năm 2010 tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đạt dưới 18%.
CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRONG TỈNH BẾN TRE
1 Tình hình phát triển chung.
Nghề nuôi tôm tuy chỉ mới phát triển trong vài thập kỷ qua nhưng đã hình thức nuôi khác nhau.Các hình thức chính:nuôi quảng canh,quảng canh cải tiến,bán thâm canh và thâm canh.Bên cạnh đó còn có hình thức khác như: nuôi tôm trong ruộng lúa,nuôi tôm trong rừng ngập mặn,nuôi tôm trên cát,nuôi tôm trong ruộng muối.
Thời gian qua, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bến Tre, có thể xem đây là một triển vọng mới cho nghề nuôi thuỷ sản của tỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 07/3/2008 về sản xuất giống và nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre thì tôm thẻ chân trắng chỉ được phép thả nuôi tại một số vùng không còn phù hợp để nuôi tôm sú. Do đó chưa đánh giá hết tiềm năng về diện tích nuôi và hiệu quả kinh tế đối với loại thuỷ sản này. Vì vậy để đánh giá hiệu quả việc phát triển nuôi tôm chân thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh được toàn diện, đồng thời làm cơ sở cho việc định hướng quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 20/02/2009 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND. Theo đó sẽ cho phát triển nuôi tôm chân trắng tại các vùng nuôi tôm sú thâm canh theo quy hoạch chi tiết nuôi thuỷ sản trên địa bàn 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh phú. Đồng thời các cơ sở nuôi phải đăng ký và được công nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.
Sở đã đưa ra quy hoạch tạm thời một số vùng nuôi, quy chế nuôi để trình tỉnh phê quyệt và triển khai đến người dân. Bến Tre vẫn xem còn tôm sú là đối tượng nuôi chủ lực và tôm chân trắng chỉ nuôi ở một giới hạn cho phép. Sau khi tiến hành rà soát và lập phương án phát triển tôm chân trắng, kế hoạch của tỉnh là sẽ phát triển 1.000 ha nuôi tôm chân trắng ở các huyện ven biển.
Các huyện ven Biển Bến Tre có những điều kiện tự nhiên phù hợp phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, có thể quy hoạch nuôi tôm thâm canh đạt chất lượng cao. Bến Tre cũng là tỉnh có hệ thống quan trắc chất lượng nước hỗ trợ nghề nuôi tôm có hiệu quả.
Các sở ngành liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Điện lực tỉnh cần có kế hoạch bố trí vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đề xuất nhằm hỗ cho dự án đạt được mục tiêu đề ra.
UBND các huyện biển triển khai tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn và tạo điều kiện khuyến khích các tổ chức, cá nhân có khả năng đầu tư phát triển nuôi tôm chân trắng tích cực tham gia phát triển nuôi đúng theo định hướng quy hoạch đề ra.
Quá trình thực hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra đánh giá, để từng lúc có sơ tổng kết rút kinh nghiệm và điều chỉnh bổ sung khi cần thiết.
2.Tình hình phát triển của huyện
a.Huyện Ba Tri
Huyện Ba Tri là nơi có ưu thế về diện tích nuôi trồng thủy sản nhất.Trong đó việc đầu tư phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của huyện nhẳm tăng hiệu quả sử dụng đất và nước góp phần cải tạo bộ mặt kinh tế-xã hội huyện là định hướng đúng đắn.
Nghề nuôi trồng thủy sản đang từng bước phát triển theo chiều sâu đặc biệt là vài năm gần đây các mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa, mô hình nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh đạt hiệu quả cao,mô hình hợp tác kinh tế phát triển mạnh mẽ từ đó thúc đẩy mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất.
Cơ sở hạ tầng phục vụ thủy sản mặc dù được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.Đa số diện tích nuôi tôm sú chưa có diện tích thoát cấp nước riêng biệt,nên nước cấp vào và thoát ra lẫn lộ giữa các diện tích nuôi khác nhau.
Lao đông nuôi trồng thủy sản của huyện ba tri tuy dồi dào về lực lượng, nhưng trong đó không ít những người nuôi thủy sản chưa nắm chặt chẽ về kỹ thuật nuôi,từng mô hình nuôi,từng đối tượng nuôi sản xuất theo kinh nghiệm bản thân.
b.Huyện Bình Đại
Bình Đại là một trong ba huyện biển của tỉnh Bến Tre với tiềm năng sẵn có do thiên nhiên ưu đãi, với chiều dài bờ biển 27km, hệ thống sông rạch chằng chịt, hình thành môi trường sinh thái khá lý tưởng không chỉ cho việc phát triển nuôi thuỷ sản ở cả ba vùng mặn, lợ, ngọt mà còn tạo điều kiện phát triển nghề đánh bắt hải sản, mang lại nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào cung ứng cho tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu…
Với tiềm năng, thế mạnh đó, nghề nuôi thuỷ sản ở Bình Đại đã có từ lâu với hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và xen rừng. Từ khi được tỉnh, huyện xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn, việc phát triển nuôi thuỷ sản đã được các cấp, các ngành và nhân dân địa phương quan tâm đúng mức, nhất là từ năm 2000 đến nay, huyện đã đạt được nhiều thành tựu với bước phát triển tích cực, tạo động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Tuy nhiên, nghề nuôi thuỷ sản huyện đang đứng trước những khó khăn thách thức. Một vài nơi phát triển nuôi thuỷ sản còn mang tính tự phát, thiếu tính bền vững. Môi trường nuôi còn ô nhiễm, nguy cơ tiềm ẩn rủi ro còn cao.
Để việc nuôi thuỷ sản phát triển đúng hướng, an toàn và hiệu quả, huyện kịp thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội sau khi cống đập Ba Lai vận hành, quy hoạch chi tiết nuôi trồng thuỷ sản huyện đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
3.Hiện trạng phát triển nuôi tôm ở các tỉnh ven biển Đồng Bằng Sông Cửu Long
a.Tỉnh Tiền Giang
Hiện nay, diện tích nuôi tôm tự nhiên trên địa bàn tỉnh khoảng 3.945ha. Trong đó, quảng canh cải tiến: 1.686,06 ha (DTMN: 796,09 ha); thâm canh và bán thâm canh: 2.115,9 ha (DTMN: 1.479,4ha). Từ đầu năm 2010 đến nay, tổng diện tích thả tôm giống là 3.838,66 ha (DTMN: 2.685,66), tăng 19,52 ha (tăng 0,77 %) so với cùng kỳ năm 2009. Sản lượng tôm thu hoạch là 5.518,8 tấn (gồm có 2.814,33 tấn tôm sú và 2.704,47 tấn tôm thẻ), tăng 3.469,49 tấn so với cùng kỳ năm 2009. Thiệt hại 286ha, chiếm 10,64% diện tích mặt nước, tăng 21,19 ha so với cùng kỳ năm 2009. Tôm được nuôi chủ yếu ở vùng Gò Công, gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng mới khoảng chục năm, diện tích nuôi hiện nay chưa lớn, ít hơn diện tích tôm sú, chiếm gần 30% diện tích nuôi. Tuy nhiên, tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tăng đều hàng năm cho thấy lợi thế của con tôm này đang dần được khẳng định.
Vùng nuôi tôm thẻ chân trắng của Tiền Giang thích hợp là xã Phước Trung và một số xã lân cận của huyện Gò Công Đông. Hiện nay, ở huyện này, diện tích thả nuôi tôm là 492 ha/359 hộ, với tổng con giống là 134.520.000 con. Trong đó, tôm thẻ chân trắng là 191,5 ha/288 hộ, với tổng con giống là 80.430.000 con. Con số này cho thấy, tuy tỉ lệ diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chưa nhiều - 38,9%, nhưng hộ nuôi lại khá lớn - 80,2%. Có thể đây là một bước thăm dò khả năng nuôi con tôm thẻ chân trắng. Tới đây, các ngành chức năng cũng sẽ có bước đánh giá hiệu quả và quy hoạch vùng thích hợp để định hướng và tư vấn cho người nuôi và vùng nuôi tôm trong tỉnh.
Gò Công Đông, Gò Công Tây và Tân Phú Đông nuôi nhiều, vì khả năng kinh tế và thiệt hại thấp. Ở môi trường cụ thể của Tiền Giang, nuôi tôm thẻ chân trắng có hai ưu điểm so với tôm sú. Đó là khả năng đề kháng, thích nghi cao với sự biến đổi khí hậu, độ mặn; hơn nữa, vòng quay của nó nhanh hơn con tôm sú, có thể nuôi nhiều vụ/năm”.
Nhược điểm lớn nhất của tôm thẻ chân trắng là bị nhiều loại dịch bệnh, việc nhập lậu tôm bố mẹ, tôm giống (post) qua biên giới bằng đường bộ vốn rất phức tạp và khó kiểm soát làm kết quả nuôi không ổn định, hiện tượng tôm nhiễm bệnh dễ xảy ra... điều này tiếp tục là nỗi lo lắng của các tỉnh ĐBSCL trong mùa vụ tới.
b.Tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh là tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Hậu và
sông Tiền, có 65 km bờ biển cùng với hệ thống sông rạch chằn chịt, đan xen, tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản cả ba vùng mặn, lợ, ngọt.
Với tiềm năng diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản khoảng 99.000
ha, (vùng mặn lợ 44.000 ha, vùng ngọt 40.000 ha và 15.000 ha đất bãi bồi ven
biển) lợi thế trên tạo động lực mạnh cho phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là
vùng ven biển của tỉnh.
Trà Vinh sẽ dành khoảng 1.880 ha đất vùng ngập mặn, ven biển nuôi tôm thẻ chân trắng, trong đó, huyện Duyên Hải chiếm 730 ha, Cầu Ngang 450 ha, Châu Thành 300 ha và huyện Trà Cú 400 ha. Đây là đối tượng nuôi mới mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép các tỉnh vùng ngập mặn, ven biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) qui hoạch, nuôi thử nghiệm.
Tuy nhiên, việc nuôi tôm thẻ chân trắng ở Trà Vinh còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập: diện tích nuôi thử nghiệm không lớn nhưng có hơn 50% hộ nuôi tự phát ngoài vùng qui hoạch. Nguồn tôm giống gần như bị thả nổi, chủ yếu dựa vào nguồn giống sản xuất ngoài tỉnh cung cấp qua khâu trung gian. Đáng lưu tâm nhất là ngoài việc mắc các loại bệnh thường gặp ở tôm nuôi, tôm thẻ chân trắng còn mắc phải hội chứng Taura. Đây là loại bệnh rất nguy hiểm không có ở nước ta, nó có khả năng lây truyền sang tôm sú, các loài tôm bản địa khác ở địa phương.
CHƯƠNG 4 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở BẾN TRE ĐẾN 2020
1.Định hướng quy hoạch phát triển
Nhằm phát triển nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh theo hướng ổn định và bền vững, góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành quyết định số 1196/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
Tổng diện tích quy hoạch đến năm 2020 là 5.450 ha. Được phân bố trên địa bàn các huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.Để thực hiện tốt việc triển khai quy hoạch đã đề ra, cần hải phát triển nuôi tôm chân trắng theo sự phân vùng trên địa bàn từng huyện, có kiểm soát của cơ quan chức năng chuyên ngành; phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống thủy lợi, lưới điện phục vụ sản xuất, hệ thống giao thông, hậu cần dịch vụ,... thông qua hình thức xây dựng dự án để thực hiện phát triển quy hoạch đồng bộ; triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện tốt quy hoạch gồm: giải pháp về vốn và nguồn vốn đầu tư, giống, thức ăn, kỹ thuật, thủy lợi, cơ chế chính sách, thị trường tiêu thụ, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, môi trường, bố trí hình thức sản xuất. Chủ đầu tư và quản lý quy hoạch Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với UBND các huyện: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú thực hiện như: đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu, các hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành, đồng thời kết hợp với các cơ quan truyền thông để thông tin, công bố quy hoạch và hướng dẫn cho nhân dân biết để thực hiện, tổ chức kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện và từng lúc có sơ, tổng kết để rút kinh nghiệm và điều chỉnh bổ sung phù hợp.
Định hướng chiến lược phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre đến năm 2020
Dự kiến năm 2010 phát triển 1.000 ha, sản lượng 8.800 tấn; năm 2015 phát triển 3.080ha, sản lượng 32.880 tấn; đến năm 2020 là 5.450 ha, sản lượng dự kiến 63.500 tấn, giá trị sản lượng ước đạt 3.965 tỷ đồng.
Năm
Huyện
2010
2015
2020
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
1.000
8.800
3.080
32.880
5.450
63.500
Ba Tri
300
2.600
1000
9.860
1.400
19.050
Bình Đại
500
4.000
1080
13.020
3.000
32.450
Thạnh Phú
200
2.200
1000
10.000
1.050
12.000
Vốn đầu tư dự kiến 530,87 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành chiếm 42 tỷ đồng.
Diện tích nuôi được phân bổ tại 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.
Tại Huyện Ba Tri, tổng diện tích quy hoạch đến năm 2010 là 300 ha, đến năm 2015 là 1.000 ha, năm 2020 là 1.400 ha, được phân bố ở các xã Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo Thuận, An Thủy.
Năm
Xã
2010
2015
2020
Diện tích (ha)
Sản lượng(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản lượng
Diện tích
(ha)
Sản lượng
300
2.600
1.000
9.860
1.400
19.050
Tân Xuân
60
452
180
1.263
230
4.360
Bảo Thạnh
75
655
250
2.652
370
4.670
Bảo Thuận
95
852
360
3.505
450
5.460
An Thủy
70
641
210
2.450
350
4.560
Tại Bình Đại, dự kiến năm 2010 nuôi 500 ha, năm 2015 là 1.080 ha, đến năm 2020 là 2.000 ha, phân bố tại các xã Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị, Thạnh Phước, Thới Thuận, Thừa Đức.
Năm
Xã
2010
2015
2020
Diện tích (ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng
Diện tích (ha)
Sản lượng
500
4.000
1.080
13.020
3.000
32.450
Đại Hòa Lộc
95
580
200
2.500
670
6.750
Thạnh Trị
120
1.050
270
3.570
840
9.440
Thạnh Phước
180
1350
380
4.200
880
9.560
Thới Thuận
105
1.020
230
2.750
610
6.700
Huyện Thạnh Phú có diện tích quy hoạch đến năm 2010 là 200 ha, năm 2015 là 1000 ha và đến năm 2020 là 1050 ha, được phân bố ở các xã An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong, Thạnh Hải.
Năm
Xã
2010
2015
2020
Diện tích (ha)
Sản lượng(tấn)
Diện tích (ha)
Sản lượng(tấn)
Diệntích (ha)
Sản lượng
(tấn)
200
2.200
1.000
10.000
1.050
12.000
An Nhơn
40
445
180
1.360
105
1.540
Giao Thạnh
55
530
250
2.340
300
3.700
Thạnh Phong
60
750
360
3.740
370
4.200
Thạnh Hải
45
475
210
2.560
275
2.560
Ngoài ra, đối với các vùng đã quy hoạch nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh, mà không có quy hoạch nuôi tôm chân trắng như dự án này cũng có thể phát triển nuôi tôm chân trắng nếu chủ đầu tư thực hiện tốt các điều kiện kỹ thuật theo hướng dẫn và được UBND tỉnh cho phép.
Nhằm giúp cho quá trình phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng đúng theo định hướng quy hoạch đề ra, đảm bảo các hệ thống hạ tầng cấp thoát nước, giao thông, các điều kiện kỹ thuật, ao nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh, UBND tỉnh giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì triển khai dự án đến các cơ quan, địa phương có liên quan để phối hợp thực hiện, đầu tư các cơ sở hạ tầng dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành, đồng thời kết hợp với các cơ quan truyền thông để thông tin, công bố quy hoạch và hướng dẫn cho nhân dân biết để thực hiện.
2.Một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
a.mô hình nuôi tuần hoàn khép kín:
Được sơ đồ hóa như sau:
b.Mô hình nuôi tôm ít thay nước
c.Xây dưng ao nuôi(dùng giải pháp kè và lót bạt chống thấm)
3.Một số bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng và biện pháp phòng ngừa
Những năm gần đây, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta liên tục tăng do thị trường tiêu thụ mạnh và có nhiều ưu điểm hơn tôm sú. Tuy nhiên, người nuôi trồng thuỷ sản vẫn tỏ ra lo lắng vì tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm với một số dịch bệnh. Bà con cần đề phòng một số bệnh thường gặp sau:
Bệnh Taura
Triệu chứng phổ biến là trên cơ thể tôm và các bộ phận khác xuất hiện màu đỏ hoặc đen hồng, tôm biếng ăn, bơi lờ đờ hoặc rúc vào đìa nuôi. Gan, tụy vàng hơn bình thường, mang sưng, thường chết lúc lột xác. Thời gian ủ bệnh ngắn, có thể gây chết 95% tôm nuôi.
Bệnh do vi khuẩn Vibrioharveae và 3 loại vi-rút gây ra, có thể lây nhiễm sang tôm sú. Bệnh thường xuất hiện khi tôm nuôi được 2 tuần tuổi cho đến lúc trưởng thành, lột xác. Bệnh rất khó phát hiện bằng mắt thường.
Do không có thuốc đặc trị nên phòng bệnh bằng cách quản lý tốt môi trường nuôi, hạn chế xáo động của các yếu tố môi trường, tránh ô nhiễm nguồn nước. Cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm vitamin để tăng sức đề kháng.
Bệnh nhiễm cầu trùng
Thường phát sinh khi nhiệt độ môi trường tăng, nước mặn khiến tôm bị rụng đầu, gan sưng, lúc đỏ, lúc trắng, vỏ mềm. Bệnh lây lan nhanh. Hạn chế bằng cách thay nước sạch thường xuyên, cách ly những ao bị bệnh. Cho tôm ăn thức ăn có trộn Axit Flohidric.
Bệnh nhiễm khuẩn tôm giống
Tôm bị đứt râu, rụng chân, thối mắt, đen hoặc rữa mang, gan sưng đỏ. Tuy mức độ gây hại không cao nhưng nếu xử lý không tốt có thể dẫn đến chết hàng loạt. Do vậy, cần áp dụng các biện pháp tiêu độc, thay nước, trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn.
Trong quá trình nuôi, công tác phòng bệnh rất quan trọng. Cần áp dụng triệt để các biện pháp phòng bệnh như điều tiết môi trường sinh thái phù hợp với sinh trưởng của tôm. Cho tôm ăn thức ăn có chất lượng tốt hoặc trộn tỏi vào thức ăn để diệt khuẩn, trị bệnh đường ruột.
Bệnh tôm
Tôm chân trắng bị tất cả các bệnh mà tôm sú gặp phải, còn nhiều hơn 2 bệnh là Taura và IHHNV (hội chứng tôm chậm lớn và dị hình), sau đây là một số bệnh đáng lưu ý:
a. Đốm trắng (WSSV)
Xảy ra trong mọi giai đoạn sống của tôm, nhiều trường hợp đốm trắng tại Thái Lan mà người ta xác định do ao nuôi trước đó nuôi tôm sú bị bệnh nhưng cải tạo không kỹ. Để hạn chế bệnh người nuôi phải test mẫu (PCR) khi bắt giống và cải tạo ao kỹ, lấy nước có xử lý từ ao lắng…
b. Bệnh Taura
Đây là bệnh nguy hiểm vì tôm chết nhiều và nhanh, bệnh xuất hiện quanh năm, có nhiều ở vùng có độ mặn thấp và lây rất nhanh cho các loài tôm khác kể cả tôm hoang dại. Taura là tên một dòng sông ở Ecuado (Nam Mỹ), nơi phát hiện bệnh đầu tiên.
- Khi bệnh, thân tôm chuyển sang màu đỏ, bộ phận gan tụy chuyển sang màu vàng, gan tụy và mang sưng phồng lên, giai đoạn 2 của bệnh là toàn thân màu đỏ, vỏ rất mềm như vừa lột xong, giai đoạn này tôm chết đến 90%, xác tôm tập trung giữa ao.
- Nhiều trường hợp thấy trên mình tôm có những mảng đen ở bất kỳ vị trí nào, đó là tôm bệnh đã lột xác, dù có mang virus nhưng không chết, nếu môi trường ao xấu thì đợt lột xác tiếp theo sẽ chết, nếu môi trường tốt thì sau 2 tới 3 lần lột xác, tôm sẽ khỏi bệnh.
- Virus Taura sống tự do trong nước được khoảng 2 tuần, bệnh có thể gây chết từ 40 – 90%.
Khác với bệnh đốm trắng, đầu vàng, bệnh Taura có thể qua khỏi nếu ta làm được các bước sau:
- Phát hiện bệnh sớm dựa vào các dấu hiệu như trên.
- Cắt giảm ngay 50% thức ăn, vớt tôm chết ra khỏi ao và đốt cháy.
- Không được thay nước vì sẽ lây cho các ao khác và khi có nước mới vào tôm sẽ lột xác và chết ngay.
- Bổ sung vôi và khoáng để kìm hãm tôm lột xác và phục hồi sức khỏe lại.
- Cứ như vậy cho đến khi tôm khỏe mới tăng thức ăn trở lại, nếu tăng nhanh quá tôm sẽ bệnh lại do lột xác (vì đủ dinh dưỡng).
- Tôm khỏe lại nhìn bên ngoài thấy có nhiều sẹo.
- Khi thu hoạch xong phải sát trùng nước trước khi thải ra ngoài, ngưng nuôi một thời gian.
c. IHHNV (hội chứng tôm chậm lớn và dị hình)
- Hình dạng bất thường, chậm lớn (nên còn có tên RDS: chậm lớn, dị hình).
- Tỉ lệ sống thấp.
- Bệnh này không chữa được.
- Hiện nay ở Thái Lan, người ta làm PCR, tôm sạch bệnh này mới thả nuôi.
* Ngoài các bệnh đặc trưng trên, tất cả các bệnh khác như đầu vàng, đóng rong, sâu đuôi, phân trắng, đỏ thân…, dấu hiệu và cách phòng trị như là tôm sú.
4. Đánh giá tác động môi trường do hoạt động nuôi tôm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh bến tre.doc