Quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin - Vận dụng những nội dung cơ bản của quy luật này trong việc phát triển hệ điều hành máy tính

LỜI MỞ ĐẦU : Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học ra đời đầu tiên vào khoản thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước công nguyên, và đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau với các tư tưởng thích ứng với từng thời kỳ / giai đọan phát triển của lịch sử. Triết học Mác – Lênin ra đời cũng như là 1 tất yếu lịch sử, không chỉ là sự phản ánh thực tiễn xã hội, mà còn là sự phát triển hợp logic của lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết học đó đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch sử phát triển của Triết học. Triết học Mác – Lênin, Ph.Ăngghen khẳng định: nó còn là một sự cần thiết tuyệt đối, trở thành hình thức tư duy quan trọng nhất, cao nhất, thích hợp nhất đối với sự phát triển của khoa học. Nó đem đến cho khoa học hiện đại những chức năng có ý nghĩa phương pháp luận trong việc xem xét, luận giải bản thân sự phát triển của mình. Vì vậy, khi được dịp nghiên cứu và tiếp cận Triết học Mác – Lênin ở một góc độ sâu hơn, tôi đã nhận thấy ra được rất nhiều điều bổ ích từ chính việc nghiên cứu này; và tôi cũng mong muốn được chia sẽ một trong số các điều đó trong tiểu luận này với nội dung là “QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN & VẬN DỤNG NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY LUẬT NÀY TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ ĐIỀU HÀNH MÁY TÍNH” MỤC LỤC 1. Lời mở đầu 2. Các định nghĩa cơ bản . 2.1. Nhận thức . 2.2. Lý luận . 2.3. Thực tiễn 3. Quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật của Triết học Mác – LêNin 3.1. Phủ định biện chứng 3.1.1. Các hình thức phủ định trong hiện thực khác quan 3.1.2. Đặc điểm của phủ định biện chứng 3.2. Quy luật và bản chất của “phủ định của phủ định” . 3.3. Nhận xét . 4. Vận dụng những nội dung cơ bản của quy luật “phủ định của phủ định” trong phép Biện Chứng Duy Vật của Triết học Mác – LêNin trong việc phát triển hệ điều hành máy tính 4.1. Sơ lược về lịch sử hình thành hệ điều hành MS-DOS . 4.2. Quá trình phát triển của MS-DOS thông qua các version khác nhau và sự tương thích của chúng theo quy luật phủ định của phủ định biện chứng 4.3. Sự ra đời của hệ điều hành Windows dựa trên sự kết thừa và phát triển hệ điều hành MS-DOS tuân theo quy luật phủ định của phủ định biện chứng 4.4. Quy luật phủ định của phủ định và hệ điều hành Linux 4.5. Nhận xét 5. Kết luận TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12988 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin - Vận dụng những nội dung cơ bản của quy luật này trong việc phát triển hệ điều hành máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ---+++--- TIỂU LUẬN: TRIẾT HỌC Đề tài: “ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN & VẬN DỤNG NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY LUẬT NÀY TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ ĐIỀU HÀNH MÁY TÍNH ” Giảng viên : TS Nguyễn Ngọc Thu Học viên thực hiện : Nguyễn Đặng Trí Dũng N ăm sinh : 1979 Lớp : Cao học K16 Đêm 4 TP. HCM – Tháng 5/2007 Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang A NHẬN XÉT & ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN + Điểm của tiểu luận: + Nhận xét và đánh giá của giảng viên: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang B MỤC LỤC Trang * Nhận xét và đánh giá của giảng viên…………………………………………… A * Mục lục………………………………………………............................................ B * Tài liệu tham khảo………………………………………………………………... C 1. Lời mở đầu……………………………………………………………………….. 01 2. Các định nghĩa cơ bản……………………………………………………………. 02 2.1. Nhận thức………………………………………………………………………. 02 2.2. Lý luận…………………………………………………………………………. 03 2.3. Thực tiễn……………………………………………………………………….. 04 3. Quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật của Triết học Mác – LêNin……………………………………………………………………………….. 04 3.1. Phủ định biện chứng……………………………………………………………04 3.1.1. Các hình thức phủ định trong hiện thực khác quan………………………….. 04 3.1.2. Đặc điểm của phủ định biện chứng………………………………………….. 05 3.2. Quy luật và bản chất của “phủ định của phủ định”……………………………. 05 3.3. Nhận xét………………………………………………………………………... 06 Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang B 4. Vận dụng những nội dung cơ bản của quy luật “phủ định của phủ định” trong phép Biện Chứng Duy Vật của Triết học Mác – LêNin trong việc phát triển hệ điều hành máy tính….................................................................................................................. 07 4.1. Sơ lược về lịch sử hình thành hệ điều hành MS-DOS…………………………. 07 4.2. Quá trình phát triển của MS-DOS thông qua các version khác nhau và sự tương thích của chúng theo quy luật phủ định của phủ định biện chứng………………….. 08 4.3. Sự ra đời của hệ điều hành Windows dựa trên sự kết thừa và phát triển hệ điều hành MS-DOS tuân theo quy luật phủ định của phủ định biện chứng……………... 11 4.4. Quy luật phủ định của phủ định và hệ điều hành Linux……………………….. 14 4.5. Nhận xét………………………………………………………………………... 14 5. Kết luận…………………………………………………………………………... 15 Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang C TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Bài giảng của Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Thu tại lớp Cao học K16 đêm 4. 2) PGS.TS. Vũ Đình Hòe, “Giáo trình Triết Học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học)”, (trang 7 – 8; từ trang 329 đến 332), NXB Lý Luận Chính Trị, Hà Nội, 2006. 3) PGS Vũ Ngọc Pha, “Triết học Mác – Lênin (tập I)”, (trang 5 - 6; từ trang 164 đến trang 172), NXB Giáo dục, 1997 4) PGS. TS. Lê Thanh Sinh, “Triết học thực tiễn (tập II)”, (từ trang 5 đến trang 50), NXB Tổng hợp TP HCM, 2006. 5) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1987 6) LêNin toàn tập, tập 29 trang 230, NXB Tiến Bộ, Mátxcơva, 1981 7) Trang web: www.linux.org 8) Trang web: www.microsoft.com 9) Trang web: www.en.wikipedia.org/wiki/Ms-Dos Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 1/16 1. LỜI MỞ ĐẦU : Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học ra đời đầu tiên vào khoản thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước công nguyên, và đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau với các tư tưởng thích ứng với từng thời kỳ / giai đọan phát triển của lịch sử. Triết học Mác – Lênin ra đời cũng như là 1 tất yếu lịch sử, không chỉ là sự phản ánh thực tiễn xã hội, mà còn là sự phát triển hợp logic của lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết học đó đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch sử phát triển của Triết học. Triết học Mác – Lênin, Ph.Ăngghen khẳng định: nó còn là một sự cần thiết tuyệt đối, trở thành hình thức tư duy quan trọng nhất, cao nhất, thích hợp nhất đối với sự phát triển của khoa học. Nó đem đến cho khoa học hiện đại những chức năng có ý nghĩa phương pháp luận trong việc xem xét, luận giải bản thân sự phát triển của mình. Vì vậy, khi được dịp nghiên cứu và tiếp cận Triết học Mác – Lênin ở một góc độ sâu hơn, tôi đã nhận thấy ra được rất nhiều điều bổ ích từ chính việc nghiên cứu này; và tôi cũng mong muốn được chia sẽ một trong số các điều đó trong tiểu luận này với nội dung là “QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN & VẬN DỤNG NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY LUẬT NÀY TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ ĐIỀU HÀNH MÁY TÍNH” Nội dung chính của tiểu luận bao gồm các phần sau: + CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN. + QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN. Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 2/16 + VẬN DỤNG NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY LUẬT “PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH” TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ ĐIỀU HÀNH MÁY TÍNH 2. CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN : 2.1. Nhận thức: Theo triết học duy vật biện chứng, nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức Mác-xít là: đảm bảo thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Trong lịch sử triết học, có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc và bản chất của nhận thức. Cùng với quá trình phát triển của lịch sử triết học, một số quan điểm tiêu biểu về nguồn gốc và bản chất của nhận thức được các triết gia ở các thời đại và các trường phái khác nhau nhận định như sau: - Với Platon: Nhận thức khách quan chẳng qua là hồi tưởng lại thế giới ý niệm, là nắm bắt chân lý vĩnh cửu. - Với chủ nghĩa Duy tâm: Nhận thức hay ý thức đều được coi là cái có trước, cái quyết định đối với con người hay vật chất; họ phủ nhận khả năng nhận thức của con người đối với hiện thực. Vì vậy bản chất của nhận thức là quá trình tự ý thức có nguồn gốc bởi sự quyết định của lực lượng siêu nhiên về mặt cảm giác của con người. - Với chủ nghĩa Duy vật trước Mác: khẳng định là một quá trình phản ảnh ở trong bộ não người nhưng không thấy được tính năng động sáng tạo của nhận thức và vai trò hiện thực khách quan đối với nhận thức. - Theo quan điểm chủ nghĩa Duy vật biện chứng khách quan: Nhận thức là một quá trình phản ảnh hiện thực khách quan vào bộ não người, nhưng là sự phản ảnh có tính tích cực, năng động, sáng tạo của nhận thức, đồng thời thông qua nó thể hiện mối hiện mối quan hệ giữa giữa khách thể và chủ thể. Một mặt nó thừa nhận vai trò quyết định của khách thể đối với chủ thể, nhưng mặt khác cũng khẳng định con người cũng có khả Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 3/16 năng nhận thức được hiện thực khách quan, trong đó thực tiễn là cơ sở, động lực và tiêu chuẩn của nhận thức. - Theo Lênin: Nhận thức là một quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Sự phát triển của nhận thức loài người tất yếu dẫn đến sự xuất hiện của lý luận, lý luận là “sản phẩm” của sự phát triển của nhận thức, đồng thời thể hiện như là trình độ cao của nhận thức 2.2. Lý luận - Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lý luận: “… là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích luỹ lại từ trong quá trình lịch sử” (Hồ Chí Minh toàn tập – NXB Sự thật – Hà nội 1987, tập 7). Xét về bản chất, lý luận là một hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ảnh những mối liên hệ bản chất, những tính quy luật của thế giới khách quan. Lý luận được hình thành không phải ở bên ngoài thực tiễn mà trong mối quan hệ với thực tiễn. Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau, trong đó thực tiễn giữ vai trò quyết định. Lênin khẳng định: “ Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận) vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, mà cả tính hiện thực trực tiếp” (Lênin toàn tập – NXB Tiến bộ - Mátxcơva 1981, tập 29 trang 230). Con người quan hệ với thế giới không phải bắt đầu từ lý luận mà là thực tiễn. Chính từ hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức - lý luận của con người mới được hình thành và phát triển. Không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có lý luận. Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp, đối với người này hay người khác, thế hệ này hay thế hệ khác, dù ở giai đoạn cảm tính hay lý tính, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Bằng hoạt động thực tiễn, con người đã tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật để con người nhận thức chúng từ đó xây dựng nên lý Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 4/16 luận, khoa học, phản ảnh bản chất và quy luật vận động của sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực khách quan. 2.3. Thực tiễn: Thực tiễn là cơ sở, động lực, tiêu chuẩn và mục đích của nhận thức. Mặt khác, nhận thức của con người cũng có khả năng nắm bắt được các quy luật khách quan. Đây là quan điểm mới mẻ mang tính khoa học, cách mạng của triết học Mác-xít và cũng là điểm còn thiếu sót, sai lầm trong lịch sử triết học trước Mác. Sự phân tích trên về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận đòi hỏi chúng ta phải quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, coi trọng việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn “học đi đôi với hành” rất cần thiết trong nghiên cứu khoa học, trong học tập của chúng ta. 3. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN. Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa phương pháp luận chỉ đạo mọi hoạt động con người để thực hiện quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử. Cụ thể về phương diện, vạch ra nguồn gốc, động lực, cách thức và xu hướng phát triển tiến lên của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Ở đây chúng ta sẽ thử tìm hiểu về quy luật phủ định của phủ định. Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu xem phủ định biện chứng là gì? 3.1. Phủ định biện chứng Theo nghĩa chung, phủ định là sự thay thế, chuyển hoá giữa các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan. Đó là quá trình xuất hiện cái mới. 3.1.1 Các hình thức phủ định trong hiện thực khách quan: Về cơ bản phủ định trong hiện thực khách quan có thể chia thành 2 hình thức: Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 5/16 + Phủ định mang tính chất tự phát, ngẫu nhiên hoặc do những nguyên nhân từ bên ngoài tác động dẫn đến sự chuyển hoá – sự xuất hiện cái mới (Ví dụ như sự thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn…). Hình thức phủ định này do tác động ngẫu nhiên, chứ không do nguyên nhân từ bên trong. Sự phủ định này không bao hàm sự kế thừa, không có yếu tố của sự phát triển. + Phủ định do những nguyên nhân từ bên trong, do việc giải quyết những mâu thuẫn từ bên trong bản thân các sự vật, hiện tượng làm xuất hiện cái mới (ví dụ như sự phát triển năm hình thái kinh tế Xã hội) đó là sự phủ định bao hàm sự kế thừa làm tiền đề cho sự phát triển cái mới. Phủ định như vậy mới được gọi là phủ định biện chứng. 3.1.2 Đặc điểm của phủ định biện chứng: Phủ định biện chứng có 2 đặc điểm: + Tính khách quan: Sự xuất hiện của cái mới trong phủ định biện chứng là kết quả của quá trình giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật và hiện tượng theo những quy luật khách quan vốn có của nó. Nguyên nhân của phủ định và sự xuất hiện cái mới thay thế cái cũ đều mang tính khách quan và quy luật. + Tính kế thừa: Cái mới xuất hiện không phải là sự phủ định hoàn toàn, tuyệt đối với cái cũ, mà lá cái mới xuất hiện trên cơ sở cái củ, bao hàm, thừa kế cái củ. Yếu tố kế thừa không phải là kế thừa nguyên vẹn mà chỉ kế thừa nhưng mặt tích cực nhất của cái cũ, thay đổi cho phù hợp với cái mới; tính kế thừa bao giờ cũng làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển cái mới. Xét về thực chất kế thừa là sự biến đổi mà giai đoạn sau còn bảo tồn tất cả những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước. 3.2. Quy luật và bản chất của “phủ định của phủ định” Quy luật phủ định của phủ định khái quát khuynh hướng phát triển tiến lên theo hình xoắn ốc, thể hiện tính chu kỳ trong quá trình phát triển. Đó là cơ sở, phương pháp luận của nguyên tắc phủ định biện chứng, chỉ đạo mọi phương pháp hoạt động và suy nghĩ của con người. Trong sự vận động và phát triển mang tính chất vô tận của thế giới đều Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 6/16 thông qua phủ định biện chứng, cái mới phủ định cái củ, cái mới này lại bị cái mới sau phủ định. Sự vật cũng vận động thông qua những lần phủ định như thế, chúng đã tạo ra những khuynh hướng phát triển từ thấp đến cao theo đường xoắn ốc. Đường xoắn ốc được thể hiện tính chất biện chứng của sự phát triển như tính kế thừa, tính lặp lại, tính phát triển…, mỗi vòng xoắn ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao. Trong bản thân sự vật bao gồm 2 mặt: mặt khẳng định và mặt phủ định. Hai mặt này vừa khẳng định sự tồn tại nhưng đồng thời lại bao hàm khả năng biến đổi và chuyển hoá từ khẳng định đến phủ định và phủ định cái phủ định; đó chính là quá trình xuất hiện cái mới, dường như nó quay lại cái cũ nhưng cao hơn. Thực chất của quá trình này là phủ định cái phủ định có tính chu kỳ nằm trong quá trình vận động và phát triển của các sự vật và hiện tượng. Phủ định biện chứng đòi hỏi phải tôn trọng tính kế thừa, nhưng kế thừa phải có chọn lọc, cải tạo, phê phán, chống kế thừa nguyên xi, máy móc, và phủ định sạch trơn chủ nghĩa hư vô đối với quá khứ. Nguyên tắc phủ định biện chứng trang bị phương pháp khoa học để tiếp cận lịch sử và tiên đoán, dự kiến những hình thái cơ bản. 3.3. Nhận xét Quy luật phủ định của phủ định biện chứng đã giúp cho chúng ta hiểu và nên vận dụng chúng như thế nào trong cuộc sống. Do đó trong cuộc sống chúng ta phải biết kế thừa những yếu tố tích cực và hợp lý của cái cũ. Phủ định hoàn toàn những điều hay, hợp lý của cái cũ là không khách quan, không tôn trọng sự thật, đó là lãng phí. Tôn trọng quy luật phủ định biện chứng là cơ sở giúp ta xây dựng thái độ khoa học đối với cái mới, hiểu rõ về cái mới, cái tiến bộ ra đời phù hợp với quy luật và xu thế phát triển. Trong nghiên cứu khoa học, quy luật phủ định của phủ định đã góp phần lớn thúc đẩy sự định hướng và phát triển của chúng. Dưới góc nhìn của quy luật này, chúng ta hãy thử tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển mang tính khách quan của các hệ điều hành từ Dos đến Windows / Linux Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 7/16 4. VẬN DỤNG NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY LUẬT “PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH” TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ ĐIỀU HÀNH MÁY TÍNH. Thế giới hệ điều hành & máy tính thật là rộng lớn, trong khuôn khổ của bài tiểu luận này, chúng ta chỉ phân tích quá trình phát triển và tương thích từ các hệ điêu hành Dos đến Windows/Linux - những hệ điều hành phổ biến và thông dụng nhất trên thế giới – dựa trên quy luật phủ định của phủ định. Như chúng ta thấy, ngày nay, máy tính đã trở thành một cụm từ , một phương tiện quen thuộc với mọi người. Phần mềm là ngôn ngữ chuyển đổi giữa con người với máy, là những trình phiên dịch giữa máy tính (computer) và người sử dụng, giúp cho người và máy “hiểu nhau”. Máy tính không hoạt động nếu không có các chương trình điều khiển (phần mềm) mà đặc biệt là hệ điều hành. Đây là những sản phẩm do con người tạo ra dựa trên nguyên tắc kế thừa hoặc xây dựng mới. Hệ điều hành là một chương trình chủ đạo đối với một máy tính, dùng để quản lý các chức năng nội trú của máy tính và cung cấp những phương tiện kiểm soát hoạt động của máy. Nhờ có hệ điều hành chúng ta mới sử dụng được các thiết bị ngoại vi (bàn phím, chuột, máy in…). trong bài viết này chúng ta chỉ phân tích quá trình phát triển của các hệ điều hành từ Dos đến Windows / Linux 4.1. Sơ lược về lịch sử hình thành hệ điều hành DOS MS-DOS là tên gọi viết tắt của Microsoft Disk Operating System được hãng IBM đưa ra tiếp thị đầu tiên vào năm 1981 với tên gọi là PC-DOS. MS-DOS bắt nguồn từ hệ điều hành cho các máy tính 9 bit được sử dụng trong những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ 20. Đầu tiên MS-DOS chỉ được biên soạn với mục đích thực nghiệm do hãng Seatle thực hiện. Mãi đến tháng 7/1981 Microsoft ký hợp đồng biên soạn cho IBM một hệ điều hành tương thích với máy tính IBM- PC, với nhu cầu hiện thời MS-DOS đã được Microsoft mua lại bản quyền và phát triển thành MS-DOS tương thích cho hệ Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 8/16 máy tính IBM-PC, MS-DOS chính thức ra đời, trở thành một trong những hệ điều hành phổ biến và phát triển theo cùng các thế hệ máy tính. 4.2. Quá trình phát triển của MS-DOS thông qua các version khác nhau và sự tương thích của chúng theo quy luật phủ định của phủ định biện chứng MS-DOS là hệ điều hành được thực thi bằng các dòng lệnh, nguyên tắc cơ bản của nó là đòi hỏi người sử dụng phải đưa các dòng lệnh và thông số vào để gọi nó thực hiện. Ngoài ra nó còn có tác dụng thực thi các chương trình khác nhằm đáp ứng mục đích sử dụng cao hơn, đó là lập các tập tin bó (bacth file) tự động thực hiện khi gọi tập tin (file). Theo thời gian MS-DOS đã được liên tục cải tiến với nhiều phiên bản (version) khác nhau, các phiên bản cải tiến này mang tính chất mở rộng và cải tiến hoàn thiện hơn các phiên bản trước nó. Sự cải tiến của các phiên bản sau có tính chất kế thừa và phát triển dựa trên các phiên bản trước, nhằm mục đích hoàn thiện hơn cái cũ, tăng thêm những tính năng cho cái cũ chứ không phải thay đổi hoàn toàn cái cũ. Do đó ta có thể thấy là quá trình phát triển của MS-DOS qua các version có tính kế thừa và phát triển và chúng tuân theo quy luật phủ định của phủ định biện chứng. Cụ thể được thể hiện như sau: - Đầu tiên là sự cải tiến của version 3.0 so với các version trước nó là có mở rộng thêm chức năng thông báo lỗi sai thông qua các mã, nhờ đó người sử dụng có thể sửa sai, các tính năng và kết cấu đều tuân theo các nguyên tắc thiết kế của các version cũ. Tiếp theo đó là version 3.1, 3.2 ra đời và chúng đã kế thừa version 3.0 nhưng có bổ sung thêm một số tính năng mới như cho phép sử dụng qua mạng (xuất hiện ở 3.0), cho phép đọc hiểu và định dạng (format) đĩa mềm 3.5 inch Do nhu cầu sử dụng tập tin có dung lượng ngày càng lớn và đi từ thực tế khách quan này MS-DOS 3.3 đã ra đời thay thế cho các version trước với chức năng thêm vào là lệnh FASTOPEN, giúp giảm thời gian mở tập tin. Cùng với nhu cầu sử dụng tập tin có dung lượng lớn, ổ cứng cũng đã bắt đầu phát triển, do đó đòi hỏi hệ điều hành cũng Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 9/16 phải có cách quản lý ổ cứng và phiên bản 3.3 đã đáp ứng được nhu cầu khách quan lúc bấy giờ với tập lệnh FDISK để quản lý, phân chia ổ đĩa cứng thành các đĩa logic. - Cuối năm 1988, sự ra đời của version 4.0 là một cuộc cải tiến mới cho hệ điều hành DOS cùng với sự phát triển của hệ máy tính mới. Version 4.0 với chức năng quản lý và cho phép sử dụng vùng bộ nhớ mở rộng của máy tính mà các version trước không có đã làm tăng tốc độ xử lý cho các máy tính lên rất nhiều. Sự phát triển này cũng bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn, người ta bắt đầu nhận thấy rằng các chương trình tính toán (LOTUS, QUATRO…) sẽ hoạt động tốt hơn nhiều nếu như có một bộ nhớ lớn hơn. Từ yêu cầu thực tiễn như thế, đầu tiên với thế hệ các máy 386 mới có cho phép sử dụng bộ nhớ mở rộng dùng phần cứng (board expanded memory) và thủ thuật lập trình để vượt qua giới hạn 640K RAM. Đây là một vùng nhớ 64K gọi là khung trang (page frame) được quy định ra để dành riêng trong khu vực giữa 640K và 1024K, sao cho các lệnh của chương trình và các dữ liệu có thể được chuyển vào - ra trong khu vực 64K đó. Khi máy tính yêu cầu một đoạn 64K chưa có mặt thì phần mềm nhớ mở rộng sẽ điều khiển tìm trang đó và chuyển vào khung trang 64K, và việc chuyển đổi ở khu vực này diễn ra rất nhanh đến nỗi có thể xem như máy tính của ta có hơn 640K RAM. Để sử dụng được phần bộ nhớ mở rộng dùng phần cứng này thì các thế hệ máy tính trước và tại thời điểm đó phải nâng cấp phần cứng cho thích hợp và nó rất tốn kém về tài chính. Chính vì yêu cầu thực tiễn này version 4.0 đã phát triển thêm chương trình EMM386.EXE, để tự động cấu tạo phần bộ nhớ RAM trên 1M thành bộ nhớ mở rộng mà không cần bổ sung thêm phần cứng. Đây là một bước phát triển lớn trong hệ điều hành DOS và nó vẫn được kế thừa tiếp tục cho các version DOS sau này. - Vùng nhớ được kết cấu trong máy PC có đến hai vùng nhớ, nhưng quy ước cho phép sử dụng chỉ giới hạn trong phạm vi vùng nhớ 640K (bộ nhớ quy ước) và vùng 1024K thì dành cho hệ thống sử dụng mà ta không kiểm soát được. Thực tế thì vùng không gian này rất ít khi được dùng đến, nhưng lại không sử dụng được vì không có quyền kiểm soát. Để tận dụng vùng nhớ đang bị bỏ phí này version 5.0 đã ra đời với sự bổ sung thêm chương trình điều khiển LOADHIGH, DEVICEHIGH để tổ chức và quản lý vùng nhớ trên 640K dùng cho các tiện ích của hệ thống và trình ứng dụng. Ngoài ra 5.0 còn bổ sung thêm chương trình HIMEM.SYS để quản lý vùng phát triển và vùng nhớ Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 10/16 cao để cho các chương trình tương thích với trình quản lý bộ nhớ phát triển (extended Memory Specification – XMS) có thể truy cập và hoạt động trong vùng nhớ này. Cũng chính trong thời điểm này nhu cầu người sử dụng máy tính không chỉ là các nhà lập trình và quản lý chuyên nghiệp nữa mà nhu cầu bắt đầu phát triển rộng, xuất hiện nhóm người chỉ sử dụng trình ứng dụng. Và dường như các trình ứng dụng mà đòi hỏi phải sử dụng quá nhiều lệnh lại trở nên phức tạp và không tiện dụng cho các người sử dụng dạng này. Chính vì thấy được nhu cầu thực tiễn này Microsoft đã phát triển và cho ra đời hệ điều hành Windows và quá trình vận hành Windows thuở ban đầu vẫn hoạt động dựa trên nền DOS nhưng lại cung cấp nhiều tiện ích hơn cho người sử dụng. Để vận hành cho một hệ phần mềm lớn như Windows đã đòi hỏi DOS phải có những bước phát triển mới rất lớn mà chỉ có DOS version 5.0 trở đi mới có khả năng tương thích được. Các version trước 5.0 đến thời điểm này xem như đã không còn tường thích với nhu cầu thực tại. Theo quá trình phát triển của hệ điều hành DOS, ta thấy rằng tại một thời điểm nào đó, do nhu cầu thực tiễn khách quan đã đòi hỏi phải có một version mới ra đời để thích ứng với thực tiễn và version mới này ra đời dựa trên sự kế thừa cái cũ, nó có ý nghĩa phủ định những mặt hạn chế của cái cũ và duy trì những cái hay và phát triển thêm những cái mới; Nhưng đến một thời điểm nào đó thì nó lại bị phủ định bởi một cái mới hơn có tính kế thừa và phát triển từ nó, điều này cho thấy quy luật phát triển của nó hoàn toàn phù hợp với quy luật phủ định của phủ định trong chủ nghĩa duy vật biện chứng; và ở giai đoạn phát triển song song & chuyển đổi từ hệ điều hành DOS sang Windows quy luật này vẫn được ứng dụng và tuân thủ theo, chúng ta sẽ xem xét ở giai đoạn sau. Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 11/16 4.3. Sự ra đời của hệ điều hành Windows dựa trên sự kế thừa và phát triển hệ điều hành MS-DOS tuân theo quy luật phủ định của phủ định biện chứng Hình 1: Một trong những giao diện của hệ điều hành Windows Do nhu cầu phát triển của người dùng về phần mềm cũng như hệ điều hành để tương thích với các thế hệ máy tính sau này, hệ điều hành DOS cũng như giao diện của DOS đã trở nên phức tạp đối với người sử dụng khi các câu lệnh ngày càng nhiều cùng với sự mở rộng của DOS, đòi hỏi người dùng phải nhớ nhiều hơn. Sự ra đời của hệ điều hành Windows (Hình 1) đã phần nào giải quyết vấn đề này. Với cách thiết kế mới, Windows xem ra dễ gần hơn so với DOS. Tuy nhiên trong thời gian ban đầu Windows chủ yếu đóng vai trò như hệ phần mềm ứng dụng, Windows vẫn phải hoạt động trên nền của hệ điều hành DOS (Windows 3.1, Windows 95, 98, 98SE). Trong giai đoạn này xem như Windows và DOS là hai hệ phần mềm bổ sung cho nhau, Windows phát triển đòi hỏi DOS cũng phát triển theo với các version DOS 5.0, 5.5, 6.0 và 6.2 tương ứng. Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 12/16 Mặc dù là phát triển song song, nhưng Windows cũng đã sơ khai có sự kế thừa các tính năng của DOS và xu thế cho thấy sẽ có một lúc nào đó không còn sự tồn tại song song hai hệ điều hành nữa và phiên bản mới của Windows sẽ kế thừa và phủ định các phiên bản của DOS và phát triển lên thành một hệ điều hành mới. Và thực tế đã chứng minh bằng phiên bản Windows 2000, Windows ME, và Windows XP đã vận hành mà không cần có sự hỗ trợ của hệ hệ điều hành DOS và chúng hoạt động như một hệ điều hành mới, nhưng xét về bản chất thì chúng vẫn phát triển dựa trên sự kế thừa của hệ điều hành DOS nhưng ở một mức cao hơn. Đối với Windows 3.1, hệ thống trình đơn (menu ) xem là cái mới và được ưa chuộng. DOS 5.0 cũng đã phát triển để đáp ứng nhu cầu này bằng cách cho ra đời module DOSSHELL và hầu hết các lệnh DOS sẽ được duyệt bằng ứng dụng trình đơn (menu) này kể từ version 5.0 trở về sau. Từ đây người sử dụng không cần phải nhớ rõ ràng từng câu lệnh nữa mà vẫn có thể sử dụng các lệnh DOS một cách hiệu quả thông qua menu. Để hoàn thiện hơn DOS 5.0 cũng đã phát triển các lệnh truyền thống như DIR, FORMAT cho phù hợp với người sử dụng: - Lệnh DIR sử dụng kỹ thuật đệ quy để xem các thư mục con và tập tin bên trong của các thư mục. - Lệnh Format cho phép định dạng đĩa mới theo nhiều lựa chọn (option) một cách nhanh chóng và an toàn Windows 3.1 cũng đã kế thừa các đặc điểm này và phát triển chúng thành trình quản lý file manager trong Windows 3.1 với giao diện và cách sử dụng tiện ích hơn DOS. Mặc dù DOS 5.0 chưa vượt qua được giới hạn 640K nhưng các cải tiến và mở rộng của nó đã khắc phục được các nhược điểm của các version trước đó. Cùng với sư xuất hiện của Windows và các phần mềm ứng dụng trên nó, các file có dung lượng ngày càng lớn và không gian chúng chiếm trên đĩa càng đáng kể. Để giảm không gian lưu trữ , version DOS 6.0 đã ra đời với chức năng thêm là DOUBLESPACE đã giúp người sử dụng nén dung lượng các file nhỏ lại nhưng nội dung bên trong vẫn không đổi. Song Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 13/16 song với chức năng này thì version 6.0 còn cải tiến lệnh DIR với thông số “/C” để xem tỷ lệ nén của DOUBLESPACE đối với các file. Ngoài ra version 6.0 cũng trang bị thêm chức năng MEMMAKER để quản lý tối ưu hơn bộ nhớ RAM, để bộ nhớ quy ước hữu dụng tăng lên tối đa, làm cho các chương trình có thể chạy nhanh hơn và hữu hiệu hơn và góp phần tương thích hơn với version Windows 95 ra đời. Windows 95 ra đời dựa trên sự kế thừa của Windows 3.1 nhưng nó có bước cải tiến rất lớn vế tốc độ xử lý và các tính năng thêm như SCANDISK, DEFRAGMENTER…(chỉ kể đến các chức năng quản lý so với DOS, không tính đến các ứng dụng khác). Đến phiên bản DOS 6.2 cũng kế thừa DOS 6.0 và hỗ trợ cho chức năng DOUBLESPACE, DOS 6.2 đã bổ sung lệnh SCANDISK để chữa lỗi (chức năng gần giống như Windows 95) và lệnh MOVE để di chuyển các tập tin, thư mục (giống như Windows) và cũng cải tiến thêm phần giao tiếp giữa chương trình với người sử dụng ngày càng hiệu quả hơn. Tới giai đoạn này cũng đã cho chúng ta thấy được giữa hệ điều hành DOS và Windows ngoài việc kế thừa và phát triển trên các phiên bản của chúng, chúng còn có sự kế thừa và phát triển lẫn nhau về các chức năng hệ thống. Nhưng dường như DOS bắt đầu có sự phát triển chậm lại và Windows phát triển ngày càng nhanh với các chức năng của DOS đã dần chuyển sang cho Windows và phát triển hơn ở version sau của nó. Đến version Windows 2000, Windows ME, Windows XP (Hình 2) thì hệ điều hành DOS đã không còn là vấn đề nữa, Windows đã có khả năng như là một thế hệ mới của DOS để hoạt động với đầy đủ các tính năng mà DOS có và hơn thế nữa, nhưng không phải như vậy mà nó phủ định DOS hoàn toàn, DOS vẫn có thể hoạt động được, nhưng lúc này nó được coi như là riêng biệt. Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 14/16 4.4. Quy luật phủ định của phủ định & hệ điều hành Linux : Hệ điều hành LINUX được phát triển từ Unix, do ông Linux Torvalds chủ trì và chúng ta cũng thấy rằng họ đã dựa vào quy luật này 1 cách triệt để. Họ đã tiếp thu triệt để những cái tốt từ MS-DOS, và có chọn lọc để phát triển hệ điều hành của mình với những tính năng vượt trội hơn MS-DOS ở những điểm chính như sau: + Là hệ điều hành đa diện: tức là có thể chạy nhiều chương trình song song nhau + Có mã nguồn mở + Có tính mở, tức là có thể để dàng bổ sung hay mở rộng hệ điều hành. + Có thể được sử dụng cho mạng và hệ thống + Có thể chạy được trên nhiều hệ máy khác nhau 4.5. Nhận xét Tóm lại, thông qua quá trình phát triển của MS-DOS từ sơ khai đến lúc hoàn hiện là một quá trình liên tục và có mang tính quy luật khách quan. Sự ra đời của các version sau điều là kết quả của quá trình giải quyết những mâu thuẫn bên trong nó cũng như để phù hợp với người sử dụng, với các thiết bị ngoại vi và nói chung là phù hợp với nhu cầu thực tiễn khách quan. Các version mới đã dựa rên nền tảng các version cũ, kế thừa những ưu điểm của version cũ và khắc phục các nhược điểm của chúng đồng thời bổ sung thêm những cái mới để hoàn hiện hơn các version cũ; và cho đến hiện tại bây giờ, Windows cũng vẫn còn phải dựa trên quy luật đó để phát triển cho các phiên bản về sau này (Ví dụ như phiên bản Windows Vista,…). Không những thế giữa các hệ điều hành cũng có sự kế thừa và phủ định lẫn nhau để ngày càng hoàn thiện hơn ở các phiên bản sau của chúng. Cứ như thế, chúng đã tạo ra một khuynh hướng phát triển đi từ thấp đến cao, dựa trên việc kế thừa và phủ định lẫn Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 15/16 nhau để chúng ngày càng hoàn thiện hơn. Qua đó đã thể hiện được tính chất biện chứng của sự phát triển trong chúng. Qua đó, có thể cho chúng ta thấy trong quá trình hình thành và phát triển một phần mềm bao giờ cũng mang tính kế thừa và phủ định lẫn nhau, chúng có quá trình phát triển tuân theo quy luật của phép biện chứng duy vật và chúng cũng đã cho thấy rằng quy luật phủ định của phủ định biện chứng được vận dụng như thế nào trong quá trình phát triển một phần mềm và các hiệu quả mang lại từ tính phủ định của phủ định biện chứng này. 5. KẾT LUẬN Quy luật phủ định của phủ định vạch ra khuynh hướng phát triển tiến lên theo hình thức xoáy ốc, thể hiện tính chất chu kỳ trong quá trình phát triển. Vì vậy quy luật này là cơ sở phương pháp luận để: + Giúp chúng ta hiểu được xu hướng của sự phát triển đó là quá trình diễn ra không thẳng tắp mà quanh co, phức tạp, được diễn tả bằng hình xoáy ốc. Song phát triển là khuynh hướng chung, tất yếu của sự vận động. + Giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn về cái mới, cái mới ra đời là hợp quy luật là cái tất thắng. Song trong một lúc nào đó cái mới vừa nảy sinh thì trong một thời gian nào đó cái cũ còn mạnh hơn cái mới. Vì vậy, một quan điểm chân chính về sự phát triển là con người phải biết ủng hộ, bảo vệ, nuôi dưỡng phát triển cái mới để cái mới nhanh chóng khẳng định vị trí của nó trong hiện thực. + Phủ định biện chứng đòi hỏi phải tôn trọng tính kế thừa nhưng kế thừa phải có chọn lọc, có phê phán, cần chống xu hướng kế thừa nguyên xi, máy móc. Đồng thời cũng chống xu hướng phủ định sạch trơn, Chủ Nghĩa hư vô quá khứ. Đây là đặc trưng của phủ định biện chứng khác với đặc trưng của phủ định siêu hình. Ví dụ Feurbach xóa bỏ toàn bộ Triết học của Hegel mà không thấy được phép biện chứng của Hegel và Mác đã nói “khi Feurbach phê phán Hegel giống như người ta bê chậu nước hắt đi tất cả mà không biết giữ lại đứa trẻ đang tắm trong đó”. Tiểu luận Triết học HV: Nguyễn Đặng Trí Dũng – Cao học K16Đêm4 Trang 16/16 Trong tự nhiên, quá trình kế thừa là quá trình chọn lọc tự nhiên, cái gì mạnh, tốt thì giữ lại, cái xấu cái yếu thì bỏ đi. Quá trình xây dựng và phát triển phần mềm xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan, hoàn toàn phù hợp với quy luật phủ định của phủ định biện chứng. Chính thực tiễn khách quan là mục đích, là thước đo tiêu chuẩn giá trị của phần mềm được tạo ra. Để đưa ngành công nghệ thông tin nói chung, ngành xây dựng và phát triển phần mềm nói riêng nhanh chóng chóng phát triển và theo kịp các nước trong khu vực và thế giới cần lưu ý đến các đặc điểm sau: + Ở nước ta hiện nay, chủ yếu sử dụng những phần mềm biên soạn từ nước ngoài Î. Khai thác và kế thừa những thành tựu, ưu điểm và tránh những hạn chế của nguồn tài nguyên này là một trong những thuận lợi lớn. + Mỗi phần mềm đều mang những đặc điểm riêng, phục vụ cho nhu cầu sử dụng khác nhau Î cần phải học tập cái hay, khắc phục những vấn đề chưa phù hợp để phần mềm mới tạo ra sự phù hợp với yêu cầu của người Việt Nam và yêu cầu chung của thế giới. Và với hai đặc điểm trên đã thay cho lời kết của tiểu luận này và hy vọng rằng nội dung tiểu luận này đã nêu bật được một cách khái quát các vấn đề về cơ bản nhất về “QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN & VẬN DỤNG NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY LUẬT NÀY TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ ĐIỀU HÀNH MÁY TÍNH”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTieuLuanTriet_PhuDinhCuaPhuDinh-HeDieuHanhMayTinh.pdf
Luận văn liên quan