Quy trình bảo dưỡng và sữa chữa phanh toyota vios

 Thao tác tăng thắng tay , chúng ta dùng một vít dẹp và tiến hành tăng thắng ,sau khi mỗi lần tăng thì quay đĩa phanh một lần, khi nào • Khi kéo cần thắng tay nghe tiếng kêu khoảng 6-9 thì được ,còn nếu lớn hơn thì ta tiến hành tăng thắng tay như đã nói ở trên . • Đầu tiên là dùng thủy lực đẩy pit tôn ra ,cẩn thận không để rách chụp bụi ,sau khi tháo xong chúng ta ,chúng ta vệ sinh pit tôn xem xét pit tôn có bị trầy xước ,có bị gỉ sét hay không ,trong xy lanh còn

docx36 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6013 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình bảo dưỡng và sữa chữa phanh toyota vios, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Nhận xét của đơn vị thực tập 1 Đánh giá của giáo viên hướng đẫn 1 Lời nói đầu: 2 Giới thiệu đơn vị thực tập 3 Lý do chọn đề tài 4 Tính cấp thiết của đề tài 4 Ý nghĩa của đề tài 4 Mục tiêu của đề tài 4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5 Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG 5 Thông số kỹ thuật toyota vios 1.5g. 6 Tổng quan về hệ thống phanh dầu 6 Chương II: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 9 Tư liệu về công tác chuẩn bị của một xưởng sửa chữa 10 Các dụng cụ chuyên dụng tháo lắp ,kiểm tra hệ thống phanh 10 Chương III: : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG VÀ SỮA CHỮA HỆ THỐNG PHANH DẦU XE TOYOTA VIOS. 14 Quy trình công nghệ bảo dưỡng 14 Quy trình công nghệ sửa chữa 20 Chương IV: KẾT LUẬN 35 Chương V: TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 Lời Nói Đầu : Ngày nay ô tô được sử dụng rộng rãi như một phương tiện đi lại thông dụng, các trang thiết bị, bộ phận trên ô tô ngày càng hoàn thiện hơn và hiện đại đóng vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo độ tin cậy, an toàn cho người vận hành và chuyển động của ô tô. Là những sinh viên được đào tạo tại trường ĐH GTVT TP.HCM chúng em được các thầy cô trang bị cho những kiến thức cơ bản về chuyên môn. Để tổng kết và đánh giá quá trình học tập và rèn luyện tại trường em chọn đề tài báo cáo “Quy trình bảo dưỡng và sữa chữa phanh toyota vios” Trong quá trình thực hiện báo cáo, do trình độ và sự hiểu biết còn hạn chế. Nhưng được sự chỉ bảo của các thầy (cô) trong khoa đặc biệt là thầy hướng dẫn: Nguyễn Văn Giao, nay đề tài của chúng em đã được hoàn thành đúng thời hạn. Tuy vậy đề tài còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy (cô ) đóng góp ý kiến để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! TP HCM,Ngày 4,tháng 12,năm 2013 Sinh viên thực hiện: ĐÀO QUANG LÂM GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP Công ty PHÙNG NGUYỄN CAO TỐC nằm ở địa chỉ 3A,Bis ,ĐIỆN BIÊN PHỦ ,quận BÌNH THẠNH thành phố HỒ CHÍ MINH.Công ty thành lập tại đây đã hơn 7 năm và đã có những thành công nhất định .Công ty không liên doanh với các công ty khác trong nước cũng như nước ngoài. Thành phần cơ cấu của công ty gồm : Giám đốc Kỹ thuật viên Tổ sơn Tổ máy Tổ thợ đồng Tổ điện Tổ lạnh Diện tích tổng cộng của công ty khoảng 500m2 , nằm dưới chân cầu Sài Gòn , đối diện công ty xây lắp miền đông . Phần công việc chính của công ty là bảo dưỡng sửa chữa ,đại tu máy móc,hệ thống lạnh , phục hồi hệ thống treo ,và các công việc liên quan khác . Hình 1 : Ảnh Gara Phùng Nguyễn Cao Tốc LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật của nhân loại đã bước lên một tầm cao mới. Rất nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, các phát minh, sáng chế mang đậm chất hiện đại và có tính ứng dụng cao. Là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, nước ta đã và đang có những cải cách mới để thúc đẩy kinh tế. Việc tiếp nhận, áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới được nhà nước quan tâm cải tạo, đẩy mạnh sự phát triển những ngành công nghiệp mới, với mục đích đưa nước ta từ một nước nông nghiệp kém phát triển thành một nước công nghiệp phát triển. Trải qua rất nhiều năm phấn đấu và phát triển. Hiện nay nước ta đã là thành viên của khối kinh tế quốc tế WTO. Với việc tiếp cận các quốc gia có nền kinh tế phát triển, chúng ta có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu và áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến để phát triển hơn nữa nền kinh tế trong nước, bước những bước đi vững chắc trên con đường quá độ lên CNXH. 2. Ý nghĩa của đề tài Đề tài giúp sinh viên năm cuối khi sắp tốt nghiệp có thể củng cố kiến, tổng hợp và nâng cao kiến thức chuyên ngành cũng như những kiến thức ngoài thực tế xã hội. Đề tài còn thiết kế chế tạo thiết bị, mô hình để các sinh viên trong trường và khoa cơ khí động lực tham khảo. Đề tài nghiên cứu về “Hệ thống phanh” không chỉ giúp cho chúng em tiếp cận với thực tế mà còn trở nên quen thuộc với học sinh- sinh viên . Tạo tiền đề nguồn tài liệu cho các bạn học sinh – sinh viên các khóa sau có them nguồn tài liệu để nghiên cứu, học tập . 3. Mục tiêu của đề tài - Kiểm tra đánh giá được tình trạng kỹ thuật các thông số chính bên trong, các thông số kết cấu của “Hệ thống phanh”. - Đề xuất giải pháp, phương án để kết nối kiểm tra,chẩn đoán, khắc phục hư hỏng của “Hệ thống phanh”. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đói tượng nghiên cứu: xây dựng hệ thống bài tập thực hành bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận của “Hệ thống phanh ” - Khách thể nghiên cứu: các hệ thống phanh đã được thực hành trong xưởng ô tô khoa cơ khí động lực 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích đặc điểm, kết cấu, nguyên lý làm việc của “Hệ thống phanh”. - Tổng hợp các phương án kết nối, kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa và phục hồi của “Hệ thống phanh”. - Nghiên cứu và khảo sát các thông số ảnh hưởng tới “Hệ thống phanh”. - Các bước thực hiện: Từ thực tiễn thực hành trên xưởng ô tô và từ các nguồn tài liệu lý thuyết đưa ra hệ thống bài tập thực hành bảo dưỡng sửa chữa khắc phục hư hỏng của “ Hệ thống phanh ”. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG I.Thông số kỹ thuật Toyota Vios 1.5G. Hình 2: hình ảnh xe toyota vios Động cơ Xăng, dung tích xilanh 1.5L, VVT-i, 4 xilanh, 16 van, DOHC Hộp số Số tự động 4 cấp Số chổ ngồi 5 Kích thước (Dài x Rộng x Cao) 4300 x 1700 x 1460 (mm) Bán kính vòng quay 4,9m Khoảng sáng gầm xe 150 mm Công suất tối đa ( Hp/rpm) 107/6000 Mô men xoắn tối đa (Nm/rpm) 141/4200 Dung tích bình nhiên liệu 42L Tiêu chuẩn khí xả Euro 4 Phanh Trước đĩa thông gió/ Sau đĩa hoặc tang trống. Trợ lực lái Điện Mâm xe Mâm đúc 15 inch Đèn trước Halogen Gương chiếu hậu Chỉnh và gập điện, tích hợp đèn báo rẽ, cùng màu thân xe Tay lái 3 chấu, bọc da, nút điều chỉnh âm thanh Cửa sổ Chỉnh điện, chống kẹt Khóa cửa từ xa Có Chìa khóa 1 chìa có remote, 1 chìa khóa thường Bảng đồng hồ trung tâm Optitron, có màn hình hiển thị đa thông tin Hệ thống điều hòa Chỉnh tay Hệ thống âm thanh CD 1 đĩa, 6 loa, AM/FM, MP3/WMA, AUX, USB Ghế Bọc da Túi khí Tài xế và hành khách phía trước An toàn ABS, EBD, BA Cảm biến lùi Không Đèn sương mù Có Hệ thống chống trộm Có Bảng 1 : thông số kỹ thuật xe toyota vios II.TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH DẦU: Hình 2.1 Tổng quan hệ thống phanh Chức năng, phân loại, yêu cầu. Chức năng. Hệ thống phanh có nhiệm vụ làm giảm tốc độ của ôtô hoặc làm dừng hẳn sự chuyển động của ôtô. Hệ thống phanh còn đảm bảo giữ cố định xe trong thời gian dừng. Đối với ôtô hệ thống phanh là một trong những hệ thống quan trọng nhất vì nó đảm bảo cho ôtô chuyển động an toàn ở chế độ cao, cho phép người lái có thể điều chỉnh được tốc độ chuyển động hoặc dừng xe trong tình huống nguy hiểm. Hình 2.2. Hệ thống phanh Phân loại. 1- Phân loại theo tính chất điều khiển chia ra phanh chân và phanh tay. - Phân loại theo vị trí đặt cơ cấu phanh mà chia ra: phanh ở bánh xe và phanh ở trục chuyển động. - Phân loại theo kết cấu của cơ cấu phanh: phanh guốc, phanh đai, phanh đĩa - Phân loại theo phương thức dẫn động có: Dẫn động phanh bằng cơ khí, chất lỏng, khí nén hoặc liên hợp. 1.3. Yêu cầu: - Phải nhanh chóng dừng xe trong bất khì tình huống nào, khi phanh đột ngột xe phải được dừng sau quãng đường phanh ngắn nhất, tức là có gia tốc phanh cực đại. - Hiệu quả phanh cao kèm theo sự phanh êm dịu để đảm bảo phanh chuyển động với gia tốc chậm dần đều giữ ổn định chuyển động của xe. - Lực điều khiển không quá lớn, điều khiển nhẹ nhàng, dễ dàng cả bằng chân và tay. - Hệ thống phanh cần có độ nhạy cao, hiệu quả phanh không thay đổi giữa các lần phanh. - Đảm bảo tránh hiện tượng trượt lết của bánh xe trên đường, phanh chân và phanh tay làm việc độc lập không ảnh hưởng đến nhau. - Các cơ cấu phanh phải thoát nhiệt tốt, không truyền nhiệt ra các khu vực làm ảnh hưởng tới sự làm việc của các cơ cấu xung quanh, phải dễ dàng điều chỉnh thay thế chi tiết hư hỏng. CHƯƠNG II: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA MỘT XƯỞNG SỬA CHỮA. .Nhân lực: -Giám đốc kĩ thuật: 1 người -Trình độ kĩ sư ( cố vấn kĩ thuật trực tiếp) : 3 người -Thợ 4/7 : 4 người -Thợ 3/7 : 6 người -Thợ 2/7 : 4 người 2.Trang thiết bị: - Trang bị cơ bản trên trạm: trang bị phụ gián tiếp tham gia vào qui trình công nghệ: hầm bảo dưỡng, thiết bị nâng (kích, tời, cầu trục lăn...) cầu rửa, cầu cạn, cầu lật ,dẻ lau ,xà phòng. * Yêu cầu chung: Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo và sử dụng, an toàn, cho phép cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, diện tích chiếm chỗ nhỏ, sử dụng thuận lợi mọi phía. có tính vạn năng dễ sử dụng cho nhiều mác xe. II.Các dụng cụ chuyên dùng tháo, lắp, kiểm tra hệ thống phanh. TT Dụng cụ Tên gọi 1 Tua vít dùng để tăng thắng tay 2 Búa dùng để mở tang bua 3 Kềm mỏ nhọn dùng để tháo phe guốc phanh 4 Kìm tháo phanh hãm Dụng cụ típ Tay vam 150 Thước cặp dùng để đo đường kín trong của đĩa Kiềm bấm dùng để tháo phe Dèn pin Tô vít 2 cạnh Kìm mỏ nhọn Vòng và còng chẻ Dưỡng đo cần đẩy trợ lực phanh Mỡ bò Bảng 2 : trình bày dụng cụ tháo lắp hệ thống phanh CHƯƠNG III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG VÀ SỮA CHỮA HỆ THỐNG PHANH DẦU XE TOYOTA VIOS. Công tác tiếp nhận ô tô vào trạm bảo dưỡng : Rửa và làm sạch ô tô Công tác kiểm tra ,chẩn đoán ban đầu được tiến hành ở trạng thái tĩnh hoặc ở trạng thái động ,trên cơ sở đó lập biên bản trạng thái kỹ thuật của ô tô. Thông số bảo dưỡng : Chiều cao bàn đạp phanh tính từ sàn xe 124.3 – 134.3 mm Hành trình tự do bàn đạp phanh 1 – 6 mm Khe hở công tắc đèn phanh 0.5 – 2.4 mm Khoang cách dự trữ của bàn đạp phanh từ sàn xe Lớn hơn 55mm Chieu dày má phanh trước /sau Tiêu chuẩn Nho nhất 11.0 mm 1.0 mm Chiều dày đĩa phanh trước /sau tiêu chuẩn Nhỏ nhất 20.0 mm 18.0 mm Độ đảo đĩa phanh trước /sau Max: 0.05 mm Bảng 3 : thông số bảo dưỡng Quy trình công nghệ bảo dưỡng : Kiểm tra mức dầu phanh: - kiểm tra mức dầu trong bình chứa dầu .Nếu nằm trong khoảng MAX và MIN thì được , con nằm dưới phần MIN thì kiểm tra xem có rỏ rỉ không . Hình 3.1 Bình đựng dầu phanh Xả khí : - Xả khí xilanh phanh chính: Thao tác như sau : tháo rời xy lanh chính dùng một cây vít cạnh , đóng vai trò như một cây ty .Dùng tay nhấn mạnh vào ,đồng thời dùng ngón tay cái bịt đường dầu ra .Làm như vậy 4,5 lần rồi kiểm tra lại . Xả khí đường dầu phanh thao tác như sau : công đoạn đòi hỏi phải hai người .Một người ngồi ở trên xe thực hiện thao tác nhồi và giữ ,người còn lại dùng khóa 8 hoặc điếu 8 ,để mở ốc xả gió .Tiến hành lức nào hết gió thì thôi . Hình 3.2 : thao tác xả khí đường dầu phanh 3 kiểm tra bàn đạp phanh : Hình 3.3 : thao tác kiểm tra chiều cao bàn đạp phanh - kiểm tra chiều cao bàn đạp phanh : 124,3 mm – 134,3 mm. (tình từ mặt sàn). - kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh: 1- 6 mm. Nếu không đúng kiểm tra công tắc đèn phanh : 0,5 – 2,4 mm. Hình 3.4 : kiểm tra hanh trình tự do bàn đạp - kiểm tra khoảng dự trữ của bàn đạp phanh : lớn hơn 55 mm ( đạp từ mặt sàn với lực ấn 50KG) .Nếu không đúng tiến hành kiểm tra sửa chữa lại . Hình 3.5a : kiểm tra khoảng dự trữ của bàn đạp phanh Hình 3.5b : hình ảnh thực tế kiểm tra khoảng dự trữ của bàn đạp phanh Kiểm tra bộ trợ lực phanh : - kiểm tra kín khít : + khởi động động cơ và tắt máy 1đến 2 phút ,sau đó đạp bàn đạp phanh .Nếu lần đầu nhẹ ,các lần về phía sau nặng dần thì xem như là kín khít . + đạp bàn đạp phanh khi động cơ đang nổ ,sau đó giữ rồi tắt máy ,khoảng 30s ,nếu như không có thay đổi gì về khoảng dự trữ thì xem như bầu trợ lực kín khít . Hình 3.6 : thao tác kiểm tra kín khít 5. kiểm tra độ dày má phanh : - Phanh trước : + độ dày tiêu chuẩn : 11,0 mm + độ dày nhỏ nhất : 1,0 mm Hình 3.7 : kiểm tra độ dày má phanh 6.Kiểm tra độ dày đĩa phanh Phanh trước : + độ dày tiêu chuẩn : 20,0 mm +độ dày nhỏ nhất : 18,0 mm Hinh 3.8 : kiểm tra độ dày đĩa phanh 7. kiểm tra độ đảo của đĩa phanh - dùng đồng hồ so ,đo độ đảo của đĩa cách mép ngoài khoảng 10mm Độ đảo đĩa phanh lớn nhất :0,05 mm. - nếu độ đảo lớn hớn hoặc bằng giá trị lớn nhất thì kiểm tra vòng bi và mayor .Sau đó điều chỉnh lại độ rơ . Hình 3.9 :Kiểm tra độ rơ của đĩa 8.Kiểm tra hành trình phanh tay : Kéo hết cỡ cần phanh tay lên ,đếm số tiếng của nó . Nếu như kéo hết hành trình phanh tay với lực kéo khoảng 20KG mà nghe khoảng 6-9 tiếng thì bình thường ,còn không thì phải điều chỉnh lại . 9. kiểm tra đường kính trong của phanh tay : Đường kính tiêu chuẩn : 200.0 mm Đường kính lớn nhất : 201.0 mm. 10 .kiểm tra chiều dày má guốc phanh sau : Chiều dày tiêu chuẩn :4mm Chiều dày nhỏ nhất :1mm Chiều dày má phanh tay mà nhỏ hơn chiều dày nhỏ nhất thì thay má phanh mới . Hình 3.10 : cách đo chiều dày má phanh 11.kiểm tra sự tiếp xúc giữa má phanh đỗ và đường kính trong của đĩa phanh : Lấy má phanh cần lắp vào xoay quanh đường kính đĩa phanh ,có thể dùng một lớp bột phấn màu bôi lên má phanh .Sau đó quan sát nếu màu phấn trên đường kính đĩa mà đều thì được ,còn không thì phải thay guốc phanh hoặc dùng máy mài guốc phanh . Hình 3.11 : kiểm tra bề mặt của guốc phanh và đường kính trong Quy trình công nghệ sửa chữa : Chẩn đoán hệ thống phanh . Sửa chữa một số cụm chi tiết trong hệ thống phanh Sửa chữa xy lanh chính : đầu tiên chúng ta hút dầu ra khỏi xy lanh chính . Hình 3.12 : tháo tác hút dầu ra khỏi xy lanh chính Tháo các ống dầu ra khỏi xy lanh chính ,tháo các bu lông giữ xy lanh chính , sau đó đem bỏ vào khay đựng và tiến hành sửa chữa . Hình 3.13 : hình ảnh xy lanh chính trước khi tháo Những hư hỏng thường gặp trong xy lanh chính đó là bị xì cúp ben là chủ yếu ,ngoài ra còn có khi xảy ra hiện tượng xước thành xy lanh cũng có khi xảy ra . Dầu bị rò rỉ làm giảm lượng dầu trong bình chứa ,làm giảm hiệu quả phanh .Hiện tượng hay gặp nhất đó là xì ống dầu , khi phát hiện điều này thì ta tiến hành thay ống dầu . Hình 3.14 : thao tác tháo ống dầu ra thay Hình 3.15 : hình ảnh bình dầu dùng để đổ vào bình Sau khi thay ống dầu thì ta tiến hành thêm dầu vào bình đựng dầu để hệ thống làm việc bình thường . Sau đó tiến hành xả gió . Tháo thay má phanh Hình 3.16 : thao tác tháo bu lông thay má phanh Đầu tiên chúng ta tháo bu lông ,sau đó lấy má phanh ra . Hình 3.17 : thao tác lấy má phanh cũ ra Sau đó lấy má phanh cũ ra ,và thay má phanh mới vào . Tiếp theo ta thay má phanh mới vào ,sau đó quay đĩa phanh để kiểm tra xem có bó kẹt hay không , trong thao tác này chúng ta chú ý lắp xy lanh con sao cho hợp lý tránh hiện tượng ống dầu bị quấn lại . Hình 3.18 : hình ảnh đĩa phanh sau khi tháo ra Sau khi thay má phanh thì đĩa phanh cũng phải đi dớt lại bề mặt . Thao tác tăng thắng tay , chúng ta dùng một vít dẹp và tiến hành tăng thắng ,sau khi mỗi lần tăng thì quay đĩa phanh một lần, khi nào thấy được thì thôi . Hình 3.19 : hình ảnh một người thợ đang tăng thắng tay Khi kéo cần thắng tay nghe tiếng kêu khoảng 6-9 thì được ,còn nếu lớn hơn thì ta tiến hành tăng thắng tay như đã nói ở trên . Thao tác tiến hành sửa chữa pit tôn . Hình 3.20 : hình ảnh pit tôn đang chuẩn bị tháo ra . Đầu tiên là dùng thủy lực đẩy pit tôn ra ,cẩn thận không để rách chụp bụi ,sau khi tháo xong chúng ta ,chúng ta vệ sinh pit tôn xem xét pit tôn có bị trầy xước ,có bị gỉ sét hay không ,trong xy lanh còn có thêm cộng sinh .Sửa chữa xong tiến hành lắp ráp . Hinh 3.21 : thao tác lắp vào Hình 3.22 : hình ảnh pit tôn chuẩn bị tháo ra sửa chữa và ép pit tôn Trình tự lắp của hệ thống : Ngược lại với trình tự tháo.Một số hình ảnh của quá trình tháo lắp . Làm miến canh bố Hình 4.1 : thao tác gắn miến canh và lắp má phanh Hinh 4.2 :thao tác gắn bánh xe vào CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo NGUYỄN VAN GIAO và các thầy cô trong khoa “ Cơ Khí ” cùng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp , bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em đã hoàn thành đúng thời gian . Báo cáo thực tập của em được giao với đề tài “ Lập quy trình công nghệ bảo dưỡng và sữa chữa hệ thống phanh xe TOYOTA VIOS.” Do còn nhiều hạn chế về tài liệu tham khảo ,thời gian và do trình độ có hạn nên đồ án còn nhiều thiếu sót mong các thầy cô góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn . Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG V : TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT Ô TÔ. Ts. Nguyễn Nước. Tài liệu lưu hành nội bộ Đh GTVT tp.HCM CHẨN ĐOÁN TRẠNG THÁI KỸ THUẬT Ô TÔ. TS. Trần Thanh Hải Tùng. Bài Giảng môn học dùng cho sinh viên ngành Cơ Khí Giao Thông. GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH- Tổng cục dậy nghề- Bộ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI. Nguyễn Đức Tuyên-Nguyễn Hoàng Thế - Sử dụng- Bảo dưỡng và sửa chữa ôtô-NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp-Tập I-II-1989. Nguyễn Thanh Trí-Châu ngọc Thanh-Hướng dẫn sử dụng bảo trì và sửa chữa xe ôtô đời mới-NXB Trẻ-1996.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxhe_thong_phanh_toyota_vios_1684.docx
Luận văn liên quan