Khi nhận cáp để thi công, tiến hành kiểm tra từng sợi cáp theo quy định trong Tiêu chuẩn Ngành.
- Kiểm tra cáp bằng mắt thường, nếu cáp bị rạn nứt hay hư hỏng, đầu mút cáp không được bảo vệ tốt thì không sử dụng cáp.
- Đánh số, ký hiệu từng cuộn cáp sau khi đo để thuận lợi cho việc phân rải cáp khi thi công, lựa chọn đúng điểm măng xông theo thiết kế.
- Đo thử cáp để đảm bảo rằng cáp không bị đứt và có các thông số kỹ thuật đạt tiêu chuẩn. Nếu có thông số nào không đạt tiêu chuẩn thì tuyệt đối không được sử dụng cáp và báo cho giám sát kỹ thuật lập biên bản.
103 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4628 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình cáp cống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuyến cáp.
Thực hiện chống sét và tiếp đất cho tuyến cáp nội hạt
Việc thực hiện chống sét và tiếp đất cho các tuyến cáp nội hạt (chủ yếu là cáp đồng) được thực hiện như sau:
Hàn, nối để duy trì tính liên tục các thành phần kim loại (màn chắn điện từ, dây treo cáp, các thành phần gia cường,...) tại các mối nối, bể cáp, tủ cáp và hộp cáp dọc tuyến.
Nối các thành phần kim loại của cáp (nối trực tiếp hoặc qua thiết bị chống sét) với thanh liên kết cân bằng thế của nhà trạm tại hai đầu tuyến cáp.
Duy trì tính dẫn điện liên tục dọc theo chiều dài dây chống sét ngầm (nếu sử dụng dây chống sét ngầm).
Thực hiện tiếp đất vỏ cáp ngầm tại các hộp cáp.
Lắp đặt thiết bị chống sét tại các điểm cáp vào nhà trạm theo yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt chi tiết của nhà sản xuất thiết bị.
Bảo vệ an toàn điện cho cáp ngầm
Công trình cáp thông tin chôn ngầm nếu chôn chung rãnh với cáp điện lực không đúng qui định rất dễ bị ảnh hưởng của tiếp xúc điện. Công trình cáp thông tin chôn song song với cáp điện lực được xem như không bị ảnh hưởng tiếp xúc điện nhưng có thể chịu ảnh hưởng do cảm ứng điện và ảnh hưởng của sự tăng điện thế đất do sự cố trên hệ thống điện lực.
Để đảm bảo an toàn cho các tuyến cáp ngầm khi đi gần, giao chéo với các đường dây điện lực, cần thực hiện đúng các quy định về khoảng cách an toàn. Trong trường hợp cần thiết, phải thực hiện tính toán để xác định mức độ ảnh hưởng và thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết. Chi tiết vấn đề này tham khảo trong Tiêu chuẩn Ngành TCN68-161:1996 “Phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến các hệ thống thông tin – Yêu cầu kỹ thuật”.
Để đảm bảo cáp thông tin chôn trực tiếp không bị hư hỏng hoặc gián tiếp gây ra hư hỏng cho các thiết bị viễn thông do tăng thế đất cần phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu trong đất giữa cáp thông tin và hệ thống tiếp đất điện lực như chỉ ra trong bảng 6.3.
Điện trở suất của đất (Wm)
Khoảng cách đối với mạng điện có trung tính nối đất trực tiếp (m)
Vị trí
50
5
Thành thị
10
Nông thôn
50 - 500
10
Thành thị
20
Nông thôn
500 - 5000
50
Thành thị
100
Nông thôn
> 5000
50
Thành thị
100-200
Nông thôn
Ghi chú: Khoảng cách 200 m trong khu vực có điều kiện đất khắc nghiệt có điện trở suất của đất trên 10.000 Wm.
Bảng 6.3. Khoảng cách tối thiểu giữa cáp thông tin với hệ thống tiếp đất điện lực
Việc thực hiện bảo vệ được thực hiện như sau:
a) Cáp đồng
Hàn, nối để duy trì tính liên tục của các thành phần kim loại tại các mối nối và thiết bị đầu cuối dọc theo toàn bộ tuyến cáp.
Sử dụng cáp có năng lực điện môi giữa lõi và vỏ cao tại vị trí dễ bị tác động của sét.
Lắp đặt các bộ bảo vệ cáp tại thiết bị đầu cuối và tại các hộp cáp, tủ cáp.
b) Cáp quang
Đối với cáp quang phi kim loại, không yêu cầu đảm bảo tính liên tục trên toàn bộ chiều dài. Tuy nhiên, tại các vị trí dễ bị ảnh hưởng của sét, cần duy trì chôn ở khoảng cách thích hợp với các vật kim loại ngầm dưới đất để ngăn ngừa hư hỏng do hồ quang của sét tác động tới vật kim loại ngầm dưới đất.
Đối với cáp quang có các thành phần kim loại:
Hàn nối để duy trì tính liên tục của tất cả các thành phần kim loại. Các thành phần kim loại sẽ được liên kết với các thành phần kim loại của vỏ bộ lặp, măng xông...
Các thành phần kim loại sẽ được tiếp đất tại các vị trí bộ lặp.
Sử dụng các dây che chắn bảo vệ cho cáp quang. Dây che chắn bảo vệ có thể được thực hiện bằng đặt một dây che chắn bảo vệ đơn ở trên hoặc bằng cách đặt hai dây che chắn bảo vệ ở trên ở cả hai bên cáp quang.
Lắp đặt các bộ bảo vệ cho đôi dây kim loại bên trong cáp.
Ngăn chặn côn trùng và động vật gặm nhấm
Cáp chôn trực tiếp ở một số khu vực có thể bị mối xông hoặc bị động vật gặm nhấm, để ngăn chặn phải tạo lớp che chắn bao bọc bên ngoài cáp. Việc thực hiện ngăn chặn được thực hiện như sau:
Sử dụng lớp vỏ bọc cứng cho cáp hoặc cử lý cải tạo đất bằng cách sử dụng hoá chất chống kiến, mối... ở khu vực 2 bên tuyến cáp. Thực tế cho thấy, việc sử dụng hoá chất rất tốn kém và ảnh hưởng môi trường nên ít được sử dụng. Cũng có thể lựa chọn loại vật liệu làm lớp vỏ bọc ngoài bảo vệ cáp hợp lý để giảm khả năng mối xâm nhập và động vật gặm nhấm.
Nếu cáp được lắp đặt trong ống cống (như PVC cứng) sẽ ít bị ảnh hưởng của mối xông cáp và động vật gặm nhấm.
AN TOÀN TRONG KHI THI CÔNG CÁP NGẦM
Trong khi thi công cáp ngầm, phải đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn của Nhà nước, của Tổng Công ty quy định. Cụ thể là “Quy trình an toàn vệ sinh lao động trong xây dựng, quản lý, khai thác và bảo dưỡng mạng ngoại vi”. Sau đây là một số nội dung cơ bản:
NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC THI CÔNG AN TOÀN
Để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho thiết bị và người sử dụng, vật tư, thiết bị, dụng cụ thi công phải được tập kết đúng nơi quy định trên công trường trước khi thi công.
Thi công nơi có các công trình ngầm (điện, nước, cống thoát nước...), người lao động phải tránh va chạm với công trình ngầm, làm hư hỏng công trình ngầm; trường hợp phát hiện công trình ngầm không có trong hồ sơ thiết kế, phải tạm dừng công việc và báo ngay cho người có trách nhiệm xử lý.
Khi thi công trên đường giao thông, người phụ trách phải bố trí rào ngăn, đèn chiếu sáng, cử người hướng dẫn xe lưu thông trên đoạn đường thi công theo quy định của nhà nước; triển khai đào từng đoạn ngắn, ngay trong ngày đào đến đâu phải lắp đặt cống bể đến đó; chuyển toàn bộ đất đá dư thừa về địa điểm tập trung, không để đất đá vương vãi trên đường.
Để đảm bảo an toàn cho người thi công, quản lý, khai thác bảo dưỡng sau này, khoảng cách từ đường cống cáp tới các công trình khác phải đảm bảo được khoảng cách quy định trong Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi
Thi công lắp đặt cống cáp qua đường sắt, qua đường bộ, phải sử dụng thiết bị khoan ngầm lắp đặt cống cáp. Người sử dụng thiết bị khoan ngầm phải nắm vững và thực hiện quy trình thao tác máy khoan và những quy định an toàn điện.
QUY ĐỊNH AN TOÀN KHI THI CÔNG CÁP NGẦM
Quy định về mặt bằng thi công
Xung quanh khu vực công trường phải đặt rào chắn, biển báo ngăn chặn người không có nhiệm vụ ra vào công trường.
Trong khu vực thi công phải bảo đảm mặt bằng làm việc khô ráo sạch sẽ, nước không chảy vào hố, hầm cáp; vật liệu phế thải và các vật chướng ngại phải được dọn sạch.
Các miệng hầm, hố trên mặt bằng làm việc phải được đậy kín bằng vật liệu chắc chắn hoặc rào chắn; đường rãnh, hầm, hố cáp đang thi công nằm gần đường giao thông phải có rào chắn cao trên 1 m bao quanh, ban đêm có đèn đỏ báo hiệu; những vùng nguy hiểm có thể có vật rơi từ trên cao xuống nhất thiết phải có rào chắn, biển báo, trường hợp đặc biệt nguy hiểm phải có người cảnh giới liên tục.
Vận chuyển dụng cụ, nguyên vật liệu
Các phương tiện vận chuyển vật tư, thiết bị phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định; các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn như cần cẩu, xe nâng phải có phiếu kiểm định.
Người điều khiển các phương tiện vận chuyển phải có giấy phép, phải tuân theo luật an toàn giao thông và quy trình sử dụng với từng phương tiện.
Khi bốc xếp vật tư thiết bị lên xuống phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện vận chuyển phải lưu ý các biện pháp an toàn.
Các loại xe thô sơ do người kéo chở vật liệu nặng, cồng kềnh phải có dây buộc chắc chắn. Khi đi vào các đường rẽ hoặc xuống dốc, xe phải đi chậm, trường hợp xe chở nặng lên dốc, khi đỗ phải có gỗ chèn bánh xe.
Đào hầm, hố cáp
Việc đào hầm, hố cáp có thể thực hiện bằng các dụng cụ chuyên dùng: máy đào đất, cần cẩu xúc, xe cơ giới, hoặc các dụng cụ thông thường cuốc, mai, xẻng, nhưng các dụng cụ phải được kiểm tra đảm bảo an toàn trước khi sử dụng.
Người đào hầm, hố cáp phải đi giày bảo hộ lao động, đội mũ cứng, nếu đào chỗ có đá hoặc đường nhựa phải đeo kính bảo hộ lao động.
Khi đào hầm hố cáp, người đào không được đào theo kiểu hàm ếch, tuỳ theo loại đất mà quyết định đào vát nhiều hay ít: đất sét hay đất pha cát thì độ dốc nên là 200; đất xốp hay đất lẫn cát, sỏi thì độ dốc 300; đất cứng thì có thể đào thành đứng.
Đất đào ở dưới hố đưa lên phải được đổ cách miệng hố ít nhất là 0,3 - 0,5 m, đều ra 4 phía để đỡ công lấp xuống và không trở ngại đến việc đi lại. Khi đã đào sâu, nếu người đào đứng dưới hất đất lên, thì không được hất lung tung quá xa miệng hố gây tai nạn cho người bên trên.
Hầm hố đào sâu hơn 1 m phải có biện pháp đề phòng sụt lở. Nếu gặp mạch nước ngầm, người đào phải đóng cọc và dùng ván hoặc tre nẹp thành hố, sau đó mới đào tiếp, nếu nước mạch nhiều thì phải dùng gầu tát hoặc dùng máy bơm nước ra ngoài.
Hầm hố cáp định đào sâu hơn 2 m, người đào phải đánh bậc thang đất, mặt bậc thang phải được rải cát, xỉ, gạch vụn để chống trơn trượt. Khi đó, đất đào phải được chuyển lên bằng quang thúng chắc chắn.
Dụng cụ đào đất phải được để xa mép hố. Xe cơ giới, xe máy phải đỗ xa mép hố ít nhất 1,5 m để đề phòng chấn động làm sụt lở đất. Trong khi đào đất,
nếu phát hiện công trình ngầm không có trong hồ sơ thiết kế, người lao động phải ngừng công việc và báo ngay cho người có trách nhiệm xử lý.
Việc đào hầm, hố cáp trong khu vực dân sinh hay gần đường giao thông, phải tuân theo các quy định của chính quyền địa phương, trong lúc đào cũng như vận chuyển đất đào, người lao động phải hạn chế đất rơi vãi để không ảnh hưởng đến dân sinh và các đối tượng tham gia giao thông.
Hầm, hố cáp đào trên đường giao thông phải có rào chắn an toàn giao thông treo biển "Chú ý! công trường!", ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu theo quy định.
Đặt cốt thép hầm, hố cáp
Khi đặt cốt thép hầm, hố cáp người lao động phải đi găng tay, đi giày, đeo kính bảo hộ và làm theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật xây dựng trong việc làm sạch cốt thép, cắt, uốn, hàn, nối và buộc cốt thép.
Đặt cốt thép bên cạnh hay bên dưới đường dây điện lực, người lao động phải đi găng tay, giày bảo hộ cao su cách điện; cốt thép phải được cắt thành những đoạn ngắn để không va chạm với đường dây điện.
Khi di chuyển cốt thép, người di chuyển phải cầm chắc ở vị trí giữa của cốt thép, nếu cốt thép dài quá phải có ít nhất hai người cùng di chuyển.
Để đảm bảo an toàn, cốt thép không bị biến dạng khi đúc, đầm bê tông, sau khi cốt thép đặt xong phải được nghiệm thu. Nghiệm thu cốt thép là kiểm tra kích thước cốt thép theo thiết kế, kiểm tra cách đặt cốt thép, kiểm tra độ vững chắc và độ ổn định của khung cốt thép.
Đổ bê tông hầm, hố cáp
Việc đổ bê tông được tiến hành sau khi nghiệm thu cốt thép và ván khuôn, người lao động phải thực hiện các nội dung sau:
Những thiết bị, dụng cụ cần thiết như: máy trộn bê tông, xe chuyên chở bê tông, xẻng, cào, bình tưới nước hoa sen, tôn hoặc ván làm bàn trộn phải được kiểm tra bảo đảm an toàn trước khi sử dụng; gỗ làm ván trộn phải được nhổ hết đinh, nếu là tôn phải đập thẳng mép, không để cong hoặc vênh mép.
Người trộn bê tông phải đi ủng cao su, đeo găng tay vải bạt và khẩu trang; dùng bình hoa sen tưới nước từ từ, đều khắp vào hỗn hợp cát, sỏi, xi măng; không dùng thùng gánh nước đổ ào xuống làm bắn tung toé ra chung quanh; khi sử dụng máy trộn bê tông, máy bơm phải chú ý an toàn điện . ổ cắm điện và dây dẫn điện phải được treo trên cao, không để tiếp xúc với nước.
Việc đổ bê tông phải theo quy định, đổ bộ phận nào trước, bộ phận nào sau theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật; không đổ bê tông trực tiếp từ trên cao xuống cách mặt bê tông quá 1,5 m, mà phải dùng ống nối hay máng rót; không dùng tay trần để bốc hoặc dùng chân để gạt bê tông trộn xuống hố.
Khi bê tông đạt được 50% cường độ yêu cầu thì có thể dỡ ván khuôn. Ván khuôn gỗ tháo ra phải được nhổ hết đinh và xếp vào một nơi để tránh gây tai nạn cho người thi công.
Trường hợp móng đã được đúc sẵn, phải dùng cần cẩu hoặc pa-lăng thả móng từ từ xuống hố. Để phòng tránh khi cẩu bị đứt, tuột dây, người phụ trách thi công phải phân công người có kinh nghiệm dùng dây cáp thép chịu được trọng lượng của móng buộc dây.
Khi thả móng xuống hố, tuyệt đối mọi người không được để tay vào cạnh móng. Lúc móng gần xuống đáy hố, muốn điều chỉnh đúng tâm móng, người thi công không được dùng tay hoặc chân mà phải dùng xà beng hoặc đòn tre để bẩy.
Vận chuyển cuộn cáp đến vị trí tập kết
Nếu đưa cuộn cáp lên, xuống ô tô bằng sức người, người lao động phải dùng cầu tạo mặt phẳng nghiêng. Cầu được làm bằng những tấm ván dày hoặc gỗ vuông, bề mặt cầu phải ≥ (30 x 300) mm, độ nghiêng không quá 10o – 15o. Khi đưa cuộn cáp xuống xe, không ai được đứng trên đường lăn cuộn cáp; cuộn cáp phải có dây chão tốt luồn qua lõi để có thể hãm cuộn cáp khi cần.
Khi dùng cần cẩu đưa cuộn cáp lên xuống ô tô, người lao động phải dùng ống sắt tròn đủ cứng xuyên qua trục ru-lô, dùng dây cáp thép luồn qua ống thép để cẩu. Không ai được đứng và đi lại phía dưới cần cẩu. Khi nâng hạ cuộn cáp lên xuống xe, mọi người phải thực hiện đúng các quy định an toàn vận hành cần cẩu, xe nâng.
Trước khi lăn cuộn cáp, người lao động phải sửa lại những chỗ gồ ghề, lồi lõm trên ru-lô; đinh nhô ra trên mặt cuộn cáp phải nhổ hết để tránh các tai nạn khi lăn cuộn cáp. Người lăn cuộn cáp phải sử dụng giày, găng tay bảo hộ lao động và phải luôn chú ý không để người qua lại trên đường lăn cáp.
Ra cáp
Trước khi ra cáp, người lao động phải dùng mễ (bô bin) đặt cuộn cáp cao hơn mặt đất từ 5 cm – 10 cm, nền đất phải phẳng, nếu đất bị lún phải kê ván vào chân mễ đề phòng trường hợp đang quay bị đổ mễ. Người quay mễ phải quay từ từ, thấy vướng phải dừng lại kiểm tra ngay.
Người chỉ huy trực tiếp việc ra cáp phải phổ biến tín hiệu bằng cờ hoặc còi và có biện pháp đề phòng con lăn chẹt tay những người tham gia; khi ra lệnh kéo hoặc ngừng phải rõ ràng, dứt khoát; phải luôn bao quát mọi vị trí, nhất là khi ra cáp qua cống ngầm, qua đường cái.
Khi ra cáp, người chỉ huy phải bố trí nhân lực cho đều, sao cho mỗi người không chịu quá 25 kg đối với nam giới và không quá 15 kg đối với nữ giới.
Ra cáp trong nhà có chất nổ, chất dễ cháy hay trong hầm, người lao động phải sử dụng đèn di động có điện áp an toàn; đường hầm phải có cửa thông ở hai đầu. Trước khi làm việc, người chỉ huy phải thử nồng độ khí độc xem có vượt quá tiêu chuẩn hay không.
Để việc nối cáp an toàn thuận lợi tránh xẩy ra tai nạn, người chỉ huy phải tính toán chiều dài cuộn cáp, không để mối nối qua đường sắt, đường quốc lộ, đường dây điện, qua sông ngòi.
Ra cáp qua đường giao thông, người phụ trách thi công phải xin phép đơn vị quản lý đường giao thông đặt rào chắn, biển báo và tạm dừng giao thông. Trường hợp không được phép dừng giao thông phải dựng đường dẫn cho cáp vượt qua. Chiều cao đường dẫn phải cao hơn chiều cao lớn nhất của tầu hoả, ô tô ít nhất là 1 m.
Lắp đặt cáp trong cống bể
Khi lắp đặt cáp trong cống bể, người lao động phải thực hiện thêm những điều sau:
Người kéo cáp phải có găng tay, đệm vai, khi kéo cáp phải kéo cùng vai, đề phòng lúc kéo dây cáp gạt người ngã xuống rãnh cáp.
Khi kéo cáp bằng xe cơ giới, các thành phần gia cường của cáp chịu sức căng rất lớn, có thể bật ra gây tổn thương cho người thi công. Do đó, phải dùng hệ thống ròng rọc và chất bôi trơn để giảm lực căng của cáp. Tuy nhiên, người lao động không được đứng gần dây cáp đang kéo và phải chú ý cài khuy áo, tay áo để tránh bị cuốn vào các bộ phận chuyển động của máy.
Để đề phòng điện giật do dò điện, khi thi công gần đường dây điện lực, người lao động tuyệt đối không chạm vào cột điện, cột chống, dây nối đất hoặc bất cứ phụ kiện nào của đường dây điện lực. Đối với đường dây cao áp, người phụ trách thi công phải liên hệ với đơn vị quản lý đường dây điện lực hỗ trợ, nếu cần thì xin cắt điện tạm thời trong thời gian thi công.
Hoá chất dùng tẩy rửa các chất nhờn trong cáp có thể gây dị ứng da và mắt. Hơi bốc lên từ những chất này có thể dễ bắt lửa và độc hại, cho nên người thi công phải đeo khẩu trang, đeo kính và tránh không để hoá chất dính vào người, luôn giữ cho khu vực làm việc thông thoáng, không hút thuốc lá và cấm lửa tại khu vực này.
Nếu trời mưa giông, người phụ trách thi công phải cho tạm ngừng công việc, thu dọn phần việc đang làm, che chắn cẩn thận và không để mọi người đứng dưới các cây cao, cột điện, trạm điện để tránh sét đánh.
Lắp đặt cáp quang
Khi lắp đặt cáp quang, người lao động phải thực hiện thêm một số điểm sau:
Phải tắt các nguồn phát trước khi làm việc với các sợi quang, không được nhìn vào đầu sợi quang vì tia laze trong sợi quang không nhìn thấy có thể gây tổn thương nghiêm trọng đối với mắt người.
Khi tách cáp, cắt cáp quang cần phải thận trọng, dùng kính, găng tay bảo hộ để tránh các mảnh vụn rất sắc của sợi quang tạo ra từ quá trình cắt cáp có thể bắn vào mắt hoặc xuyên thấu vào da, phải thu dọn ngay các mảnh vụn sợi quang và cho vào một hộp chứa có nắp đậy.
Đối với những hoá chất dùng tẩy rửa các chất nhờn trong cáp quang cũng phải có các biện pháp đề phòng như trong trường hợp với cáp kim loại.
Khi thực hiện các thao tác với cáp quang cần hết sức thận trọng, không xoắn, thắt nút, dẫm đạp, quăng quật, để xe cơ giới chạy qua vì các sợi thuỷ tinh trong cáp quang có thể bị gẫy, gây nguy hiểm cho người thi công.
Kéo cáp quang trong ống chủ yếu kéo bằng tay, trường hợp kéo cáp bằng tay quá khó mới dùng xe kéo cáp ở tốc độ chậm. Vì vậy phải thường xuyên cho chất bôi trơn vào ống tiếp cáp và các vị trí chuyển động có ma sát, các vị trí ống uốn cong để giảm sức kéo, đảm bảo an toàn cho người kéo cáp.
Khi thực hiện lắp đặt cáp quang trong ống nhựa HDPE bằng thiết bị bắn cáp chuyên dùng, để bảo đảm an toàn lao động khi thi công, thiết bị bắn cáp phải được kê đặt ổn định, người điều khiển thiết bị phải được đào tạo và sử dụng thiết bị thành thạo. Khi người phụ trách thi công ra lệnh bắn cáp, tất cả mọi người phải đứng tránh xa cuộn cáp, dây cáp.
Lắp đặt cáp trong đường hầm
Sử dụng máy nén khí lắp đặt cáp trong cống cáp lắp sẵn trong đường hầm:
Trước khi sử dụng máy nén khí, người sử dụng phải kiểm tra đảm bảo máy nén khí hoạt động tốt, có van an toàn ở đầu phân phối khí và cuối ống dẫn khí, ống dẫn khí phải không có lỗi (rách, thủng).
Người vận hành máy nén khí là người đã được đào tạo sử dụng, phụ trách về sự hoạt động của máy, phát hiện kịp thời các sự cố và thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn khi máy hoạt động.
Người vận hành máy nén khí không được chĩa dòng khí nén vào mọi người; không được sử dụng hệ thống nén khí làm mát cho cá nhân, làm sạch các dụng cụ thi công hoặc thổi bụi ra khỏi quần áo.
Dùng tời kéo lắp đặt cáp trong đường hầm trên giá cáp đã có sẵn:
Người sử dụng tời kéo cáp phải được hướng dẫn phương pháp kéo và không được để mọi người đứng ở các vị trí gần ru lô cáp hoặc tời kéo cáp, để đề phòng cáp đứt quật vào người.
Trước khi kéo cáp, người thi công phải gia cố chắc chắn các pu li sử dụng trong quá trình kéo cáp, ru lô cáp phải được đặt trên kích cố định.
Trong quá trình kéo cáp, nếu sử dụng dầu mỡ bôi trơn, người thi công phải đề phòng dầu mỡ dính vào mắt, da hoặc văng vào những người khác.
Nối cáp
Khi nối cáp kim loại trên đường phố hoặc dưới cống bể nằm dưới đường giao thông, người lao động phải sử dụng rào chắn hoặc biển báo.
Nối cáp kim loại tại cột, người lao động phải đeo dây an toàn, phải tạo được chỗ đứng chắc chắn để có thể dùng cả hai tay cho việc căng, cố định dây treo, sau đó nối dây dẫn bằng măng xông cáp.
Việc nối cáp kim loại trên sông phải có người phụ việc, phải có thuyền neo đậu đúng vị trí vững chắc cho người lao động làm việc, phải có biện pháp đề phòng tàu thuyền qua lại trên sông gây ra sóng lớn làm lật thuyền.
Khi lau đầu cáp, mổ đầu cáp, mổ vỏ cáp để chuẩn bị nối cáp, người lao động phải đề phòng đứt tay, đầu kim loại đâm vào tay.
Việc nối cáp quang được thực hiện trên xe chuyên dùng, xe phải để cách xa bể cáp từ 5 m – 10 m. Để tránh các đầu sợi quang có thể gây tổn thương tay, chân, mặt người, người nối cáp phải thao tác cẩn thận, sau khi tách cáp, cắt cáp phải thu dọn ngay các mảnh vụn sợi quang cho vào hộp chứa có nắp đậy.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
“Quy trình thi công cáp ngầm” áp dụng thống nhất trong các đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm phổ biến quy trình này đến toàn thể người lao động trong đơn vị, tổ chức thực hiện những nội dung của quy trình này và phải chịu trách nhiệm khi vi phạm quy trình, liên đới chịu trách nhiệm nếu để người dưới quyền vi phạm quy trình.
Các đơn vị thành viên Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam căn cứ quy trình này để hướng dẫn cho các đơn vị cơ sở trực thuộc thực hiện.
Các đơn vị và cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định trong quy trình này. Những người vi phạm quy trình gây hậu quả tuỳ theo lỗi nặng nhẹ và chức trách nhiệm vụ công tác sẽ bị xử lý theo quy định của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện quy trình, nếu có vướng mắc, yêu cầu các đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi về Tổng công ty để nghiên cứu xem xét sửa đổi, bổ sung.
Phụ lục A
MẪU BIÊN BẢN ĐO THỬ, NGHIỆM THU
Mẫu 1: Đo kiểm tra cáp sợi đồng
BƯU ĐIỆN ..........
Số: .................................. V/v: Đo kiểm tra cáp sợi đồng
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - tự do - hạnh phúc
---
.............., ngày....tháng....năm 201...
KẾT QUẢ ĐO KIỂM CÁP SỢI ĐỒNG
Tên công trình:
Tổng chiều dài cáp treo: km
Loại, ký hiệu cáp (theo nhà sản xuất):
Dung lượng/đường kính dây dẫn: đôi/ mm;
Nước, nơi sản xuất:
Các đặc điểm khác (nếu có):
Thuộc quản lý:
Thời gian đo kiểm: Từ ngày ... đến ngày ...
Nhóm đo kiểm:
Đại diện thi công:
Đại diện chủ công trình:
Giám sát đo:
Thiết bị đo:
Thiết bị đo một chiều:
Thiết bị đo xoay chiều:
Các thiết bị phụ trợ khác:
Các điều kiện môi trường khi đo:
Nhiệt độ:
Độ ẩm:
Kết quả đo kiểm: (Xem bảng)
T
T
Các thông số đo
Số liệu
Đánh giá
Ghi chú
Đo được
Theo TCN68-132:1998
I
Đo theo chế độ dòng 1 chiều
1.1
Điện trở cách điện giữa dây với dây (MW.km)
> 10.000
Đạt/Không
1.2
Điện trở cách điện giữa dây với màn chắn (MW.km)
> 10.000
Đạt/Không
1.3
Điện trở vòng của đôi dây (W/km đôi)
Tùy thuộc vào đường kính dây
Đạt/Không
1.4
Độ mất cân bằng điện trở một chiều của đôi dây (%) tại nhiệt độ 200C
Tùy thuộc vào đường kính dây
Đạt/Không
II
Đo theo chế độ dòng xoay chiều
2.1
Suy hao truyền dẫn (dB/km) tại các tần số:
- 1 kHz,
- 150 kHz
- 772 kHz
Tùy thuộc vào đường kính dây
Đạt/Không
2.2
Suy hao xuyên âm đầu gần (dB/km) tại các tần số:
- 150 kHz
- 772 kHz:
58 (cá biệt 53)
47 (cá biệt 42)
Đạt/Không
2.3
Suy hao xuyên âm đầu xa (dB/km) tại các tần số:
- 150 kHz
- 772 kHz:
Tùy thuộc vào đường kính dây
Đạt/Không
2.4
Trở kháng đặc tính, (W)
Đạt/Không
III
Các phép đo mở rộng khác
3.1
Điện dung công tác, F/km
Đạt/Không
Không bắt buộc
3.2
Điện cảm, H/km
Đạt/Không
Giám sát đo
(Ký tên)
Đại diện nhóm đo
(Ký tên)
Đại diện thi công
(Ký tên)
Đại diện chủ đầu tư
(Ký tên)
Mẫu 2: Đo kiểm tra cáp sợi quang
BƯU ĐIỆN ..........
Số: .................................. V/v: Đo kiểm tra cáp sợi quang
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - tự do - hạnh phúc
---
.............., ngày....tháng....năm 201...
KẾT QUẢ ĐO KIỂM CÁP SỢI QUANG
Tên công trình:
Tổng chiều dài cáp treo: km
Loại, ký hiệu cáp (theo nhà sản xuất):
Dung lượng: sợi;
Các đặc điểm khác: Sợi đơn mode / Sợi đa mode
Nước, nơi sản xuất:
Thuộc quản lý:
Thời gian đo kiểm: Từ ngày ... đến ngày ...
Nhóm đo kiểm:
Đại diện thi công:
Đại diện chủ công trình:
Giám sát đo:
Thiết bị đo:
Các điều kiện môi trường khi đo:
Nhiệt độ:
Độ ẩm:
Kết quả đo kiểm: (Xem bảng)
T
T
Các thông số đo
Số liệu
Đánh giá
Ghi chú
Đo được
Theo TCN68-160:1996
1
Suy hao, (dB):
- Do tán xạ:
- Do hấp thụ:
- Do uốn cong:
- Do mối nối:
+ Sợi đơn mode
+ Sợi đa mode
< 0,1
< 0,2
100% sợi quang đã lắp đặt
2
Suy hao toàn tuyến (dB)
3
Tán sắc, (ps/nm.km)
4
Kiểm tra băng thông toàn tuyến
Đối với cáp quang đa mode
Giám sát đo
(Ký tên)
Đại diện nhóm đo
(Ký tên)
Đại diện thi công
(Ký tên)
Đại diện chủ đầu tư
(Ký tên)
Mẫu 3: Biên bản nghiệm thu kỹ thuật
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - tự do - hạnh phúc
BIÊN BẢN NGHIỆM THU KỸ THUẬT
Công trình:
Hạng mục:
- Căn cứ thiết kế kỹ thuật thi công số: ....................................................................
Hôm nay, ngày.........tháng ..........năm............., tại .................................................
I. Thành phần:
Hội đồng nghiệm thu được thành lập theo quyết định số..........gồm các thành viên:
1. Đại diện chủ đầu tư (bên A):
- Ông, Bà..............................................Chức vụ:.....................................................
- Ông, Bà..............................................Chức vụ:.....................................................
2. Đại diện đơn vị thi công (bên B):
- Ông, Bà...............................................Chức vụ:....................................................
- Ông, Bà...............................................Chức vụ:....................................................
3. Đại diện các đơn vị liên quan:
- Ông, Bà...............................................Chức vụ:....................................................
- Ông, Bà...............................................Chức vụ:....................................................
- Ông, Bà...............................................Chức vụ:....................................................
- Ông, Bà...............................................Chức vụ:....................................................
II. Nội dung:
Hội đồng tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường thi công: Khối lượng, chất lượng hạng mục công trình đã hoàn thành.
1) Khối lượng vật tư chính:
TT
Nội dung
Đơn vị
Khối lượng
1
2
3
...
Các loại vật liệu phụ khác thi công theo định mực thiết kế.
2) Chất lượng:
- Đánh giá chất lượng các hạng mục xây dựng của công trình.
- Đo đánh giá chất lượng tuyến cáp đã lắp đặt (có bảng đo kết quả kèm theo).
- Chất lượng các trang thiết bị đưa vào sử dụng.
3) Phát sinh tăng giảm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
4) Tồn tại:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
III. Kết luận của hội đồng
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Biên bản lập xong hồi........h.......cùng ngày, đã được hội đông nghiệm thu nhất trí thông qua. Biên bản được lập thành.........bản, có giá trị như nhau.
Đại diện chủ đầu tư
(Ký tên)
Đại diện đơn vị thi công
(Ký tên)
Đại diện đơn vị thiết kế
(Ký tên)
Đại diện đơn vị sử dụng công trình
(Ký tên)
Mẫu 4:Biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình đã hoàn thành
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - tự do - hạnh phúc
................, ngày tháng năm 201...
BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO
Công trình đã Hoàn thành
I. Tên công trình:
Hạng mục:
II. Thành phần nghiệm thu bàn giao
1. Đại diện Chủ đầu tư (bên A):
- Ông, Bà:.............................................Chức vụ:.....................................................
- Ông, Bà:.............................................Chức vụ:.....................................................
- Ông, Bà:.............................................Chức vụ:.....................................................
- Ông, Bà:.............................................Chức vụ:.....................................................
2. Đại diện Đn vị thi công (bên B):
- Ông, Bà:.............................................Chức vụ:.....................................................
- Ông, Bà:.............................................Chức vụ:.....................................................
- Ông, Bà:.............................................Chức vụ:.....................................................
- Ông, Bà:.............................................Chức vụ:.....................................................
3. Đại diện các đn vị liên quan:
- Ông, Bà:.............................................Chức vụ:.....................................................
- Ông, Bà:.............................................Chức vụ:.....................................................
- Ông, Bà:.............................................Chức vụ:.....................................................
- Ông, Bà:.............................................Chức vụ:.....................................................
III. Nội dung bàn giao
Sau khi xem xét các tài liệu: Hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật và kiểm tra lại hiện trường, hội đồng nghiệm thu lập biên bản về các điểm sau:
1. Tên công trình:....................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Thiết kế và dự toán số: .......................................................................................
3. Ngày khởi công:...................................Ngày hoàn thành:...................................
4. Chất lượng: .........................................................................................................
5. Về khối lượng chính: ..........................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Vật liệu khác: Theo nội dung dự toán thiết kế được phê duyệt.
IV. Phát sinh: (tăng, giảm khối lượng so với nội dung thiết kế)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
V. Tồn tại:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
VI. Kết luận:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Khối lượng vật liệu phụ khác: Theo nội dung Hồ sơ Dự thầu
* Hội đồng nghiệm thu chấp nhận nghiệm thu và bàn giao cho đơn vị quản lý là: ................................................... đưa vào sử dụng.
Hồ sơ kèm theo:......................................quyển hoàn công chi tiết.
Đại diện chủ đầu tư
Đại diện Đại diện
Đại diện đơn vị thi công
Đại diện Đại diện
Phụ lục B
CÁC SỐ LIỆU, TÍNH TOÁN ĐỂ THAM KHẢO
B.1. Tính toán lực căng và chiều dài lắp đặt của cáp đồng
Lực căng trong khi lắp đặt cáp đồng càng nhỏ càng tốt để cáp không bị xoắn, kéo căng và uốn cong quá mức. Vì vậy, cần tính toán lực căng trong khi kéo cáp để đảm bảo lắp đặt cáp trong hệ thống cống bể không xảy ra hư hỏng.
Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến lực căng của cáp đồng là hệ số ma sát giữa các loại ống cống và vật liệu làm vỏ cáp. Bảng B1 đưa ra các giá trị của hệ số ma sát khi được bôi trơn và không được bôi trơn giữa các loại ống cống và vật liệu làm vỏ cáp để xác định lực căng khi kéo cáp. Các số liệu trong bảng là cho trường hợp bên trong ống cống không có đất, cát...nếu như có đất, cát thì các giá trị này sẽ tăng lên vì vậy cần phải làm sạch các ống cống trước khi lắp đặt cáp.
Bảng B1. Hệ số ma sát giữa các vật liệu
Vật liệu làm ống cống
Hệ số ma sát
Polyetylen tỷ trọng cao
Polyetylen tỷ trọng thấp
Không bôi trơn
Có bôi trơn
Không bôi trơn
Có bôi trơn
PVC
0,31
0,13
0,36
0,16
Bê tông
0,48
0,37
0,57
0,41
Nhựa nhăn
0,22
0,13
0,4
0,13
Như chỉ ra trong bảng, giá trị hệ số ma sát khi dùng chất bôi trơn bằng một nửa hoặc nhỏ hơn so với giá trị hệ số ma sát khi không dùng chất bôi trơn. Giá trị hệ số ma sát khi được bôi trơn nhỏ cho phép giảm lực căng khi kéo cáp do đó có thể lắp đặt chiều dài cáp dài hơn. Hiệu quả của chất bôi trơn phụ thuộc vào loại chất bôi trơn và số lượng chất bôi trơn. Ngoài ra, điều kiện bề mặt bên trong ống ảnh hưởng đáng kể tới hệ số ma sát thực tế.
Để xác định chiều dài của cáp đồng lắp đặt an toàn trong hệ thống ống cống cần quan tâm đến các yếu tố sau:
Cỡ cáp và cỡ dây lõi.
Lực căng lớn nhất cho phép trên dây lõi.
Dụng cụ dùng để kéo cáp (dùng mắt kéo hoặc rọ cáp).
Số các đoạn uốn cong trên hệ thống ống cống.
Bán kính đoạn uốn, góc uốn, hệ số ma sát.
Cáp kéo sử dụng chất bôi trơn hay không dùng chất bôi trơn.
Thông thường khi thi công lắp đặt một loại cáp cụ thể, cần phải yêu cầu nhà sản xuất cung cấp lực căng lớn nhất cho phép đối với loại cáp đó. Trong trường hợp không biết, có thể áp dụng lực căng lớn nhất cho phép đối với các cỡ cáp và dây lõi (bảng B2, B3, B4 và B5).
Bảng B2. Lực căng lớn nhất cho phép đối với cáp đồng có cỡ dây lõi 0,4 mm
TT
Loại cáp
Lực căng lớn nhất cho phép (N)
1
Cáp 100 đôi
1.400
2
Cáp 200 đôi
2.600
3
Cáp 300 đôi
3.900
4
Cáp 400 đôi
4.900
5
Cáp 500 đôi
5.900
6
Cáp 600 đôi
6.800
7
Cáp 700 đôi
7.600
8
Cáp 800 đôi
8.400
9
Cáp 1000 đôi
9.800
10
Cáp 1200 đôi
11.000
11
Cáp 1500 đôi
12.500
12
Cáp 2000 đôi
14.400
Bảng B3. Lực căng lớn nhất cho phép đối với cáp đồng có cỡ dây lõi 0,5 mm
TT
Loại cáp
Lực căng lớn nhất cho phép (N)
1
Cáp 50 đôi
1.200
2
Cáp 100 đôi
2.200
3
Cáp 200 đôi
4.100
4
Cáp 300 đôi
6.100
5
Cáp 400 đôi
7.600
6
Cáp 500 đôi
9.200
7
Cáp 600 đôi
10.600
Bảng B4. Lực căng lớn nhất cho phép đối với cáp đồng có cỡ dây lõi 0,6 mm
TT
Loại cáp
Lực căng lớn nhất cho phép (N)
1
Cáp 100 đôi
2.800
2
Cáp 200 đôi
5.200
3
Cáp 300 đôi
7.400
4
Cáp 400 đôi
9.600
5
Cáp 500 đôi
11.500
6
Cáp 600 đôi
13.200
7
Cáp 700 đôi
14.500
8
Cáp 800 đôi
15.500
9
Cáp 1000 đôi
17.500
10
Cáp 1200 đôi
19.000
Bảng B5. Lực căng lớn nhất cho phép đối với cáp đồng có cỡ dây lõi 0,9 mm
TT
Loại cáp
Lực căng lớn nhất cho phép (N)
1
Cáp 100 đôi
6.300
2
Cáp 200 đôi
11.700
3
Cáp 300 đôi
16.600
Khi đã biết lực căng lớn nhất cho phép đối với loại cáp sử dụng ta có thể tính toán chiều dài lớn nhất cho phép khi kéo cáp bằng công thức sau:
(b.1)
với: Lmax: chiều dài lớn nhất cho phép (m).
Tmax: lực căng lớn nhất cho phép (kg).
W: khối lượng cáp trên một đơn vị chiều dài (kg/m).
f: hệ số ma sát của loại ống cống.
Khi toán lực căng kéo cáp cần phải quan tâm đến số lượng và ảnh hưởng của các đoạn uốn cong trên tuyến ống cống. Đối với hệ thống ống cống có các đoạn uốn cong, tính toán lực căng của cáp đồng sử dụng các công thức sau:
Đối với đoạn ống cống thẳng:
T = LWf (b.2)
Đối với đoạn ống cống uốn cong:
T = T1efa (b.3)
với: T: Lực căng khi kéo cáp (kg).
L: chiều dài đoạn ống thẳng (m).
W: khối lượng cáp trên một đơn vị chiều dài (kg/m).
T1: lực căng được tích luỹ tới đầu đoạn uốn (kg).
e: =2,718; f: hệ số ma sát của ống cống sử dụng; a: góc đoạn uốn (rad).
Từ hai công thức trên ta có thể tính toán được lực căng khi kéo cáp đối với một tuyến ống cống khúc khuỷu. Sau khi xác định được lực căng này sẽ đem so sánh với lực căng lớn nhất cho phép đối với loại cáp đồng sử dụng (do nhà sản xuất qui định). Nếu lực căng khi kéo nhỏ hơn giá trị lực căng lớn nhất cho phép thì hoàn toàn có thể kéo cáp giữa hai bể cáp, nếu không giảm chiều dài đoạn cáp cần lắp đặt sao cho lực căng khi kéo nhỏ hơn lực căng lớn nhất cho phép.
Cần phải quan tâm đến một yếu tố nữa đó là lực nén phân bố sườn bên lớn nhất cho phép. Lực nén phân bố sườn bên là lực xuyên tâm trên vỏ cáp tại các điểm uốn khi cáp chịu lực căng. Lực nén phân bố sườn bên tại các điểm uốn sử dụng công thức tính sau:
(b.4)
với: P: Lực nén phân bố sườn bên (kg/m).
T: lực căng khi kéo cáp (kg); R: bán kính đoạn uốn (m).
Lực nén phân bố sườn bên cho phép lớn nhất đối với cáp đồng không được vượt quá 149 (kg/m). Trong các hệ thống ống cống có nhiều đoạn uốn, đoạn uốn cuối cùng trong hệ thống gây ra lực nén phân bố sườn bên lớn nhất trên cáp. Vì vậy trong khi thiết kế các hệ thống ống cống, các đoạn uốn có bán kính uốn cong nhỏ nhất nên đặt tại điểm bắt đầu của hệ thống ống cống.
Trước khi lắp đặt cần tính toán lực nén phân bố sườn bên tại các đoạn uốn cong. Nếu lực nén phân bố sườn bên tại đoạn uốn cong gần tời nhỏ hơn lực nén phân bố sườn bên lớn nhất cho phép thì hoàn toàn có thể kéo cáp giữa hai bể cáp, ngược lại cần phải giảm chiều dài đoạn cáp cần kéo.
B.2. Ví dụ tính toán lực kéo căng của cáp và khoảng bể lớn nhất trong công trình ngầm
B.2.1. Ví dụ 1
Các đoạn uốn cong
Thi công cáp đồng 900/0,5 trong hệ thống cống bể cáp có nhiều đoạn cống uốn cong như mô tả trên hình B1. Giả thiết cáp được lắp đặt là cáp nhồi dầu, có lớp vỏ ngoài làm bằng polyethylene (PE) và được lắp đặt trong ống nhựa PVC từ bể cáp MH1 đến bể cáp MH2.
Góc
Hướng kéo
B¸n kÝnh
AB 10,7 m 90o
CD 19,8 m 45o
EF 19,8 m 45o
MH1
30,5 m
152 m
122 m
Híng kÐo
152 m
Đoạn uốn cong AB
MH2
Đoạn uốn cong EF
Đoạn uốn cong CD
Hình B1. Hệ thống cống bể cáp và hướng kéo cáp
Tính toán lực kéo căng của cáp
Bước 1: Xác định lực kéo căng lớn nhất cho phép đối với cáp 900/0,5 theo công thức:
Tmax= ANK (b.5)
với: Tmax : Lực kéo căng cực đại tính bằng kg
N : Số lượng sợi dây đồng được kết cuối trong mắt kéo
N = 900x2 = 1800
A : Tiết diện sợi dây đồng tính bằng mm2
A = 3,14x0,52/4 = 0,212 mm2
K : 7,2 kg/mm2
Tmax = 0,212x 1800 x 7,2 = 2.747 kg
Bước 2: Xác định lực kéo căng từ MH1 đến điểm A theo công thức (b.2)
T= LWf
với: T : Lực kéo căng tính theo kg
W :Trọng lượng cáp tính theo kg/m
L : Độ dài cáp tính theo m
f : Hệ số ma sát của loại ống được lắp đặt
T : 30,5 x 6,72 x 0,36 = 74 kg
Bước 3: Xác định lực kéo căng tại điểm B bằng cách thay lực kéo căng tính từ bước 2 là T1 vào trong công thức (b.3)
T = T1efa
với: T : Lực kéo căng tính bằng kg
T1: Lực kéo căng tích luỹ tới điểm đầu của đoạn uốn cong tính bằng kg
e : 2,718
a : Góc uốn cong tính theo radian (1 radian=57,30)
f : Hệ số ma sát của loại ống được lắp đặt
T :74 x 2,718(0,36x1,57) = 130 kg
Bước 4: Xác định lực kéo căng tại điểm C bằng cách cộng thêm lực kéo căng tại điểm B (bước 3) với lực kéo căng trên đoạn thẳng theo công thức:
T=T1efa + LWf (b.6)
Thay số và công thức trên ta có:
T = 130 + (152 x 6,72 x 0,36)= 498 kg
Bước 5: Xác định lực kéo căng tại điểm D bằng cách thay lực kéo căng T1 tính tại điểm C (bước 4) vào công thức (b.3).
Thay số và công thức ta có:
T= 498 x 2,718(0,36x0,79) = 662 kg
Bước 6: Xác định lực kéo căng tại điểm E bằng cách cộng thêm lực kéo căng tại điểm D (bước 5) với lực kéo trên đoạn thẳng theo công thức (b.6)
Thay số và công thức ta có:
T= 662 + (122 x 6,72 x 0,36) = 957 kg
Bước 7: Xác định lực kéo căng tại điểm F bằng cách thay lực kéo căng T1 tính được tại điểm E (bước 6) vào công thức (b.3)
Thay số và công thức ta có:
T = 957 x 2,718(0,36x0,79) = 1.272 kg
Bước 8: Cuối cùng xác định lực kéo căng tại MH2 bằng cách cộng lực kéo căng tính được tại điểm F (bước 7) với lực kéo trên đoạn thẳng có chiều dài 152 m theo công thức (b.6).
Thay số và công thức ta có:
T= 1272 + (152 x 6,72 x 0,36)= 1.640 kg
Lực kéo căng của cáp là 1.640 kg không vượt quá lực kéo căng lớn nhất cho phép (lực kéo căng lớn nhất cho phép bằng 2.747 kg được tính trong bước 1). Vì vậy có thể kéo cáp từ MH1 đến MH2. Các kết quả tính toán ở trên là cho cáp không được bôi trơn, nếu sử dụng chất bôi trơn sẽ tăng độ an toàn khi kéo cáp.
Xác định áp lực thành ống đối với cáp tại các đoạn uốn cong.
Áp lực thành ống đối với cáp tại các đoạn ống uốn cong được tính bằng công thức (b.4)
P = T/R
- Áp lực thành ống đối với cáp tại đoạn uốn cong AB bán kính 10,7 m:
P = 130/10,7 = 12 kg/m
- Áp lực thành ống đối với cáp tại đoạn uốn cong CD bán kính 19,8 m:
P = 662/19,8 = 33 kg/m
- Áp lực thành ống đối với cáp tại đoạn uốn cong EF bán kính 19,8 m:
P = 1.272/19,8 = 64 kg/m
Các kết quả tính toán áp lực thành ống đối với cáp tại các đoạn uốn cong AB, CD và EF đều không vượt quá áp lực thành ống lớn nhất cho phép là 149 kg/m. Do vậy có thể lắp đặt cáp từ MH1 tới MH2.
B.2.2. Ví dụ 2
Xác định lực kéo căng của cáp và áp lực thành ống đối với cáp tại đoạn uốn cong của hệ thống cống bể cáp như mô tả trên hình B2. Với các giả thiết tương tự như ví dụ 1.
MH1
MH2
A
B
§o¹n uèn cong AB (b¸n kÝnh 5m)
100m
100m
Hình B2. Hệ thống cống bể cáp từ MH1 đến MH2
Tính toán lực kéo căng của cáp
Xác định lực kéo căng từ MH1 đến điểm A áp dụng công thức (b.2)
T = 100 x 6,72 x 0,36 = 241,92 kg
Xác định lực kéo căng tại điểm B áp dụng công thức (b.3)
T = 241,92 x 2,718(0,36x1,57) = 425,7 kg
Xác định lực kéo căng tại MH2 áp dụng công thức (b.6)
T = 425,7 + (100 x 6,72 x 0,36) = 667,63 kg
Kết quả tính toán lực kéo căng của cáp 900/0,5 từ MH1 đến MH2 là 667,63 kg, vì vậy có thể kéo cáp từ MH1 đến MH2 do lực kéo căng của cáp không vượt quá 2.747 kg (lực kéo căng lớn nhất cho phép của cáp tính trong bước 1). Các kết quả tính toán ở trên là cho cáp không được bôi trơn, nếu sử dụng chất bôi trơn sẽ tăng độ an toàn khi kéo cáp.
Xác định áp lực thành ống đối với cáp tại các đoạn uốn cong.
Áp lực thành ống đối với cáp tại đoạn uốn cong AB bán kính 5m được tính áp dụng công thức (b.4).
P = 425,7/5 = 85,14 kg/m
Kết quả tính toán áp lực thành ống đối với cáp tại đoạn uốn cong AB không vượt quá áp lực thành ống lớn nhất cho phép là 149 kg/m. Vì vậy có thể lắp đặt cáp từ MH1 đến MH2.
B.3. Kích thước các loại hầm cáp
Bảng B6. Kích thước các loại hầm cáp
Loại MH
Số cống:
hàng x lớp
Kích thước bên trong dài x rộng x cao (m)
Đường kính cáp lớn nhất lắp đặt, F(mm)
Ghi chú
MH1
MH2
MH3
MH4
MH5
MH6
MH7
MH8
MH9
MH10
MH11
2 x 2
2 x 2
3 x 3
3 x 3
3 x 5
3 x 5
4 x 5
4 x 6
5 x 7
5 x 5
5 x 5
1,5 x 1,0 x 1,2
1,8 x 1,0 x 1,5
1,66 x 1,44 x 1,7
2,3 x 1,3 x 1,5
2,38 x 1,44 x 1,7
3,0 x 1,4 x 1,7
3,1 x 1,44 x 1,7
3,2 x 1,4 x 2,1
4,0 x 1,5 x 2,2
3,5x(2,4/1,8)x1,75
3,6x(3,0/1,8)x1,75
50
60
60
65
80
80
80
80
80
80
80
Bể siemens
Bể siemens
Bể siemens
Bể chữ L
Bể chữ T
Ghi chú: 2,4/1,8 là kích thước cạnh lớn trên cạnh nhỏ
Bảng B8. Kích thước các loại hố cáp
Loại HH
(nơi lắp đặt)
Cống/F(mm)
Kích thước bên trong
dài x rộng x cao (mm)
Đường kính cáp lớn nhất lắp đặt, F (mm)
HH1(a) (hè phố)
HH1(b) (hè phố)
HH2 (hè phố)
HH3 (hè phố)
HH4 (hè phố)
HH5(dưới đường)
HH6
HH7
2 / 35
2 / 35
4 / 45
5 / 45
7 / 45
4 / 45
300x 300 x 350
420 x 240 x 350
520 x 380 x 600
1160 x 380 x 600
1380 x 520 x 600
750 x 750 x 750
762 x 432 x 762
762 x 762 x 1220
10
10
12
20
20
20
Phụ lục C
QUY CÁCH VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ PHỤ TRỢ SỬ DỤNG TRONG CÁC TUYẾN CÁP NGẦM
(Trích “Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi”, Chương 5: Lựa chọn cáp và các trang thiết bị phụ trợ mạng ngoại vi”)
“..
5.1. Quy định chung
Các trang thiết bị, vật tư mạng ngoại vi được lựa chọn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn của Ngành Bưu điện và của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Có nguồn gốc rõ ràng, đơn vị sản xuất, đơn vị cung cấp.
Có bảng chỉ tiêu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, giấy chứng nhận đo kiểm đánh giá chất lượng sản phẩm...
Đường kính dây dẫn của cáp đồng được lựa chọn nhằm đảm bảo điện trở mạch vòng và suy hao nằm trong giới hạn cho phép như quy định trong chương III (Quy phạm).
Các trang thiết bị, vật tư phải được nhà cung cấp bảo hành theo đúng quy định.
5.2. Lựa chọn cáp
5.2.1. Lựa chọn cáp sợi đồng
Cáp đồng phải thoả mãn các yêu cầu trong tiêu chuẩn ngành TCN68-132:1998 "Cáp thông tin kim loại dùng cho mạng điện thoại nội hạt - Yêu cầu kỹ thuật".
Cáp đồng lắp đặt trong cống bể có dung lượng từ 200 đôi trở lên phải sử dụng loại cáp có sẵn mắt kéo.
Cáp đồng sử dụng đối với công trình treo dùng loại cáp có kèm sẵn dây treo (cáp số 8), dung lượng không lớn hơn 300 đôi đối với cáp có đường kính dây không lớn hơn 0,5 mm, không lớn hơn 150 đôi đối với cáp có đường kính dây 0,65 mm và không quá 100 đôi đối với cáp có đường kính dây 0,9 mm.
Cáp chôn trực tiếp phải có độ bền cao về cơ, lý, hoá để có khả năng chống ẩm, chống ăn mòn, chống côn trùng và động vật gặm nhấm.
5.2.2. Lựa chọn cáp sợi quang
Cáp sợi quang phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn ngành TCN68-160:1995 "Cáp sợi quang - Yêu cầu kỹ thuật".
Cáp sợi quang cấu trúc đệm lỏng sử dụng cho mạng cáp đường dài, cáp trung kế, mạng truy nhập và các khu vực hay chịu tác động cơ học.
Cáp sợi quang cấu trúc ống đệm chặt dùng cho mạng truy nhập đi trong cống bể và mạng trong nhà.
Cáp sợi quang sử dụng đối với công trình treo dùng loại cáp có kèm sẵn dây treo (cáp số 8).
Vỏ cáp sợi quang sử dụng trong cống bể phải có khả năng chống được ăn mòn của môi trường điện, hoá;
Cáp sợi quang chôn trực tiếp phải có độ bền cao về cơ, lý, hoá để có khả năng chống ẩm, chống ăn mòn, chống côn trùng và động vật gặm nhấm.
Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà chọn cáp quang đơn mode hoặc cáp đa mode.
5.3. Lựa chọn trang thiết bị hỗ trợ, bảo vệ
5.3.1. Lựa chọn cống cáp
Các loại cống để lắp đặt cáp thông tin có thể sử dụng ống nhựa PVC, ống nhựa HDPE hoặc ống thép mạ kẽm. Kích thước trong của ống phải phù hợp với đường kính ngoài của vỏ cáp dự kiến lắp đặt như quy định trong bảng 6.4 Chương VI (Quy phạm).
Các loại ống được lựa chọn sử dụng trong mạng ngoại vi phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn TC.VNPT-06-2003 "Ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm - Yêu cầu kỹ thuật" và tiêu chuẩn TC-01-04-2002-KT: "Tiêu chuẩn ống nhựa HDPE - Yêu cầu kỹ thuật".
Tải trọng của ống phải đảm bảo chịu được tải trọng tác động của đất và các phương tiện giao thông tại vị trí lắp đặt.
Trong trường hợp cần tăng cường khả năng chịu tải của ống cho phép gia cố bằng cách bọc bê tông mác 100 xung quanh.
Các ống thép, ống nhựa có độ bền cao được sử dụng ở những nơi cáp qua cầu, cáp thả qua sông và ở những vị trí cáp vượt đường ô tô có xe tải trọng lớn đi qua, đường tàu hoả.
5.3.2. Lựa chọn bể cáp
Bể cáp phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn đã ban hành
Kích thước các loại hầm, hố cáp phụ thuộc vào số lượng ống cống và đường kính vỏ ngoài của cáp được trình bày chi tiết ở bảng 6.1 và bảng 6.2.
Vật liệu xây dựng bể cáp có thể bằng gạch, bê tông hoặc các vật khác nhưng phải đảm bảo chịu được tải trọng ở khu vực lắp đặt.
5.3.3. Lựa chọn nắp bể cáp
Nắp bể cáp phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn đã ban hành.
Nắp bằng kim loại phải có nhãn mác ghi khắc rõ trên nắp: Nơi sản xuất chế tạo, loại tải trọng, năm sản xuất với 4 chữ số. Khi đặt hàng cần thiết ghi thêm: Tên hoặc biểu tượng của đơn vị sử dụng nắp.
5.3.4. Lựa chọn măng xông
Măng xông phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn đã ban hành.
Tuỳ theo vị trí và môi trường lắp đặt có thể sử dụng loại măng xông cơ khí hoặc măng xông co nhiệt. Những nơi có môi trường điện hoá phải sử dụng loại măng xông co nhiệt. Những nơi có côn trùng gặm nhấm thì phải sử dụng loại măng xông cơ khí có vỏ bằng kim loại.
5.3.5. Lựa chọn tủ cáp
Dung lượng tủ cáp được lựa chọn tuỳ thuộc vào yêu cầu phát triển mạng của từng khu vực.
Vỏ tủ cáp được chế tạo bằng nhựa, bằng kim loại hoặc bằng nhựa tổng hợp và phải trang bị khoá an toàn.
Các phiến nối sử dụng trong tủ cáp phải được lựa chọn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong Tiêu chuẩn ngành
Tủ cáp phải được in biểu tượng và các thông tin của đơn vị chủ sở hữu và đơn vị sản xuất.
5.3.6. Lựa chọn hộp cáp
Hộp cáp có dung lượng từ 10 đến 50 đôi. Dung lượng hộp cáp được lựa chọn tuỳ thuộc vào yêu cầu phát triển của từng khu vực.
Vỏ hộp cáp được chế tạo bằng nhựa, bằng kim loại hoặc bằng nhựa tổng hợp và phải có khoá an toàn.
Các phiến nối sử dụng trong hộp cáp phải được lựa chọn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong Tiêu chuẩn ngành.
Hộp cáp phải được in biểu tượng và các thông tin của đơn vị chủ sở hữu, đơn vị sản xuất. Các biểu tượng, thông tin in trên hộp cáp phải bền và rõ ràng.
5.3.7. Lựa chọn cột treo cáp
Các cột bê tông sử dụng để thi công treo cáp thông tin phải thoả mãn Tiêu chuẩn TC05-04-2003-KT "Cột bê tông cốt thép treo cáp thông tin - Tiêu chuẩn kỹ thuật".
Cột được lựa chọn trên tuyến phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm địa lý của từng vùng. Ở các khu vực đô thị và những nơi thuận lợi cho việc vận chuyển và thi công phải sử dụng loại cột tròn. Những trường hợp còn lại có thể sử dụng cột vuông.
5.3.8. Lựa chọn các loại phụ kiện khác
Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn các phụ kiện cho phù hợp với từng công trình.
...”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy trình cáp cống.docx