MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đài Tiếng nói Việt Nam (từ đây sẽ viết tắt là Đài TNVN) ra đời trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công trên cả nước, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị ngay cho Bộ Tuyên truyền (do đồng chí Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng) và Bộ Nội vụ (do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng) thành lập ngay một Đài Phát thanh Quốc gia để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân để nhân dân thế giới biết và ủng hộ một nước Việt Nam độc lập.
Tại thời điểm đó, khi cả nước còn đang trải qua chiến tranh ác liệt, mấy ai hiểu một “Đài Phát thanh” được tổ chức và hoạt động như thế nào, cần những ban ngành gì. Thế nhưng, trong thời gian gấp rút, từ 22/8/1945 đến 5/9/1945, mọi công tác chuẩn bị cho chương trình phát thanh đầu tiên đều đã sẵn sàng. 11 giờ 30 phút ngày 7/9/1945, Đài TNVN mở đầu chương trình phát sóng bằng nhạc hiệu “Diệt phát xít” và lời xướng “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Đó là mốc đánh dấu cho sự ra đời của ngành Phát thanh Việt Nam, lần đầu tiên báo chí nước ta có thêm một loại hình mới: loại hình báo nói.
Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Đài TNVN hiện nay đã có diện mạo mới, khác hẳn so với thời kỳ mới thành lập. Điều kiện vật chất khi đất nước hòa bình cùng với nhu cầu thông tin của công chúng liên tục tăng cao là lí do chính làm nên sự thay đổi đó.
Tháng 4/2008, Ban lãnh đạo Đài TNVN chính thức ra quyết định thành lập Trung tâm Tin với vai trò là nơi “tổ chức sản xuất tin, bài cung cấp cho các hệ phát thanh, phát thanh có hình, Báo Tiếng Nói Việt Nam, Báo điện tử VOVNews của Đài TNVN về chủ trương, đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước; phản ánh nhanh nhạy kịp thời những vấn đề thời sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại trong nước và quốc tế ”. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Trung tâm Tin sẽ trở thành “đầu mối” thu nhận, xử lý và sản xuất tin bài của toàn bộ Đài TNVN.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các phương tiện truyền thông đại chúng, công chúng luôn luôn có xu thế lựa chọn phương tiện nào đưa tin nhanh nhất, phong phú nhất và chính xác nhất. Vì vậy, có thể nhận định rằng chất lượng cũng như tốc độ đưa tin của Trung tâm Tin sẽ là điểm quyết định vị trí của Đài TNVN trong lòng thính giả, nhất là khi chúng ta đặt Đài TNVN ở tư cách một Đài phát thanh tầm cỡ quốc gia.
Ngoài ra, việc nghiên cứu quy trình sản xuất của Trung tâm Tin cũng có những ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất định.
Về mặt lý luận, nghiên cứu này khẳng định lại những lý thuyết về tin và tin phát thanh. Trong đó đặc biệt lưu tâm đến những lý luận về tin phát thanh hiện đại. Nghiên cứu này là sự kế thừa và thực tế hóa những công trình nghiên cứu về tin phát thanh trước đó, làm tài liệu tham khảo cho những công trình nghiên cứu sau.
Về mặt thực tiễn, đây sẽ là một công trình nghiên cứu chi tiết về hoạt động thực tế của một cơ quan báo chí cụ thể là Trung tâm Tin – Đài TNVN. Nghiên cứu góp phần cung cấp những thông tin thực tế, giúp người đọc (nhất là sinh viên báo chí) hình dung được hoạt động của một cơ quan báo chí mang tầm cỡ quốc gia, giúp các bạn dễ dàng hơn trong quá trình liên hệ thực tập hay làm việc sau này. Bên cạnh đó, khóa luận cũng xin đóng góp một vài ý kiến nhận xét cũng như biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ở Trung tâm Tin, nhằm hoàn thiện hơn “ngân hàng” tin tức của Đài Tiếng Nói Việt Nam trong tương lai.
Chính vì những lí do trên, khóa luận này lựa chọn đề tài “Quy trình sản xuất tin ở Trung tâm Tin – Đài TNVN” nhằm đưa ra một số đánh giá và nhận xét bước đầu về hoạt động của cơ quan quan trọng này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước tới nay, loại hình báo Phát thanh cũng như thể loại tin tức đã không còn là đối tượng nghiên cứu mới mẻ, xa lạ gì với những người nghiên cứu báo chí nói riêng và những người ham thích tìm hiểu về truyền thông nói chung. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh cạnh tranh thông tin khốc liệt cùng xu hướng toàn cầu hóa báo chí như hiện nay, khi mà tất cả các cơ quan báo chí lẫn các hãng thông tấn đều coi tin tức như “vũ khí chiến lược” thì việc nghiên cứu tin tức theo hướng tìm biện pháp thay đổi, làm cho phương thức đưa tin hiện đại hơn vẫn còn là một yêu cầu bức thiết.
Ở Việt Nam, trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát thanh. Ví như cuốn “Nghiệp vụ phóng viên biên tập Đài Phát thanh” của Đoàn Quang Long hay “Lý luận báo phát thanh” do tác giả Đức Dũng viết. Tuy vậy cả hai cuốn sách này mới chỉ đề cập đến phát thanh ở mặt lý luận với những đặc điểm chung nhất, chưa đi sâu vào phân tích thể loại tin cũng như đặt ra yêu cầu thay đổi cách làm tin theo xu hướng hiện đại.
Một số cuốn sách khác đã có đào sâu nghiên cứu về thể loại tin như “Các thể loại báo chí thông tấn” (Đinh Văn Hường), “Báo Phát thanh” (Vũ Đình Hòe chủ biên) nhưng cũng chỉ đề cập đến tin theo hướng phân loại và đặt ra một hệ thống yêu cầu chung, gần như có thể áp dụng được cả cho tin báo in và tin báo nói.
Riêng về mặt quy trình sản xuất tin phát thanh cũng như chất lượng tin phát thanh ở một cơ quan cụ thể là Trung tâm Tin – Đài TNVN thì hiện nay mới chỉ có một cuốn luận văn thạc sĩ với đề tài “Trung tâm Tin – một yêu cầu tất yếu của phát thanh hiện đại” do Giang Trung Sơn viết. Tuy nhiên, đề tài đó được triển khai nghiên cứu vào năm 2006, khi Trung tâm Tin chưa được thành lập chính thức và mới ở dạng quy mô nhỏ. Do vậy, hướng nghiên cứu của luận văn là xây dựng một mô hình quản lý của Trung tâm Tin trong tương lai dựa trên các lý thuyết hệ thống mở chứ chưa có những tiền đề thực tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát tin lưu trữ và tập hợp các kiến thức lý luận và thực tiễn, khóa luận này trước hết nhằm đưa ra một số nhận xét bước đầu về ưu nhược điểm của quá trình sản xuất cũng như chất lượng tin ở Trung tâm Tin – Đài TNVN. Từ đó đưa ra một vài biện pháp hướng tới nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của cơ quan này.
Với mục đích nghiên cứu như đã nêu trên, nhiệm vụ của nghiên cứu này là khảo sát tình hình viết tin của Trung tâm Tin, tình hình khai thác tin từ Trung tâm của các hệ khác trong Đài TNVN nhằm tạo cơ sở thực tiễn cho những đánh giá mà tác giả đưa ra.
Đồng thời khóa luận cũng có nhiệm vụ chỉ ra mối liên hệ giữa quy trình sản xuất và chất lượng tin, từ đó tạo cơ sở lý luận nhằm đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế mà Trung tâm đang mắc phải.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này tập trung vào các tin tức được sản xuất bởi Trung tâm Tin và hiện còn lưu giữ trên hệ thống máy tính ở đây. Bên cạnh đó còn có các tài liệu lý luận về phát thanh, tin phát thanh và tài liệu về quy trình sản xuất tin tức chung ở một số cơ quan báo chí. Ngoài ra, một phần nội dung khóa luận còn tập trung nghiên cứu quy trình sản xuất tin ở Trung tâm Tin, do vậy các kiến thức thực tế về quy trình cũng như cách thức làm việc ở Trung tâm cũng là đối tượng nghiên cứu của khóa luận này.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận này là các tin tức được lưu trữ ở Trung tâm Tin trong năm 2009 và 3 tháng đầu năm 2010. Trong đó tập trung nghiên cứu kỹ những tin đã được sản xuất trong vòng 3 tháng đầu năm 2010. Số lượng tin lưu trữ năm 2009 được nghiên cứu trên cơ sở khảo sát lấy số liệu và lấy mẫu ngẫu nhiên để so sánh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Mọi kết quả nghiên cứu của khóa luận này đều được thực hiện bằng các phương pháp:
· Nghiên cứu, tham khảo các sách, tài liệu, giáo trình trong và ngoài nước có liên quan đến báo Phát thanh nói chung và tin Phát thanh nói riêng.
· Khảo sát, thông kê tình hình sản xuất và sử dụng tin tức bằng kho tin lưu trữ của Trung tâm Tin.
· Trao đổi, hỏi ý kiến một số cán bộ của Trung tâm nhằm có được những thông tin thực tế, tạo căn cứ khoa học cho các nhận xét trong nội dung khóa luận.
· Phân tích, tổng hợp ý kiến và tài liệu để rút ra kết luận.
6. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Kết luận và Phụ lục, khóa luận này gồm 2 phần nội dung chính:
Chương 1: Quy trình sản xuất tin ở Trung tâm Tin – Đài Tiếng Nói Việt Nam
Chương 2: Đánh giá chất lượng tin của Trung tâm Tin – Đài Tiếng Nói Việt Nam
MỤC LỤC MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu khóa luận
CHƯƠNG I. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TIN Ở TRUNG TÂM TIN – ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
1.1. Tin và tin phát thanh
1.2. Xu thế phát triển của tin phát thanh trong giai đoạn hiện nay
1.2.1. Thông tin đại chúng trong xu thế toàn cầu hóa
1.2.2. Xu thế làm tin của phát thanh
1.2. Đôi nét về Trung tâm Tin
1.3. Quy trình sản xuất của Trung tâm Tin – Đài TNVN
1.3.1. Ảnh hưởng của quy trình sản xuất đến tin tức
1.3.2. Quy trình sản xuất tin ở Trung tâm Tin
1.4. Đánh giá hiệu quả của quy trình sản xuất tin tại Trung tâm Tin
1.4.1.Ưu điểm
1.4.2.Nhược điểm
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TIN CỦA TRUNG TÂM TIN – ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
2.1. Tình hình khai thác tin từ Trung tâm Tin của một số Hệ thuộc Đài TNVN
2.1.1. Tình hình khai thác tin tức của hệ Thời sự chính trị tổng hợp VOV1
2.1.2. Tình hình khai thác tin tức của Hệ VOV2
2.1.3. Tình hình khai thác tin tức của báo điện tử VOVNews
2.1.4. Tình hình khai thác tin tức của Tuần báo Tiếng Nói Việt Nam
2.1.5.Tình hình khai thác tin tức của hệ phát thanh Dân tộc VOV4
2.1.6. Tình hình khai thác tin tức của kênh VOV Giao thông
2.2. Một số vấn đề rút ra qua khảo sát tin phát thanh được sản xuất và khai thác bởi Trung tâm Tin
2.2.1. Số lượng tin của Trung tâm Tin lớn
2.2.2. Tin của Trung tâm Tin có xu hướng dịch chuyển thành tin phát thanh hiện đại
2.2.3. Một số hạn chế còn tồn tại
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
79 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3810 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình sản xuất tin ở Trung tâm Tin – Đài tiếng nói Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
09 và 3 tháng đầu năm 2010 sẽ cho ta thấy rõ hơn điều này.
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Năm 2009
6823
4903
6446
Năm 2010
7683
5991
6635
Bảng 2.3 Bảng thống kê số lượng tin của Trung tâm Tin 3 tháng đầu năm 2009 và 2010
Từ bảng số liệu, có thể thấy từ năm 2009 đến năm 2010, lượng tin tức của Trung tâm Tin đã tăng lên đáng kể. Trong đó tháng tăng mạnh nhất là tháng 1 với mức tăng thêm 860 tin, tháng 3 tăng nhẹ với mức tăng chỉ có 189 tin.
Nguyên nhân tăng số lượng tin ở Trung tâm Tin là do sự dồi dào về nguồn nhân lực. Những ngày đầu mới thành lập, Trung tâm Tin chỉ có chừng 20 cán bộ, nhưng tính đến cuối năm 2009, số lượng nhân viên ở Trung tâm đã tăng lên đến 82 người. Trong đó phòng Phóng viên có số lượng nhân viên cao nhất (40 người). Nguồn nhân lực này góp phần làm gia tăng sức sản xuất của Trung tâm.
Bên cạnh đó, việc quan tâm và đầu tư chi phí đúng mức cho quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống kỹ thuật ở Trung tâm Tin cũng góp phần tăng năng suất làm việc của phóng viên và biên tập viên. Đưa các ứng dụng tích cực của mô hình làm việc đồng bộ dựa trên hệ thống mạng nội bộ trong Trung tâm cùng với việc mở ra thêm nhiều cửa thu nhận, phát thông tin như Cổng thông tin điện tử cũng khiến tốc độ ra tin nhanh hơn, dẫn đến số lượng tin ngày một tăng. Trung bình mỗi ngày, Trung tâm Tin sản xuất được từ 250 – 400 tin. Những tháng sản xuất được nhiều tin tức nhất thường rơi vào các tháng có sự kiện quan trọng, các ngày lễ tết như tháng 1(lễ hội đầu năm), tháng 3 (có ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và thành lập Đoàn 26/3), tháng 4 (kỷ niệm giải phóng miền Nam 30/4, giỗ Tổ Hùng Vương)…
Tăng lượng tin tức cũng là một yêu cầu tất yếu trên chặng đường phát triển của Trung tâm Tin nhằm tiến tới đáp ứng được nhu cầu thông tin của tất cả các hệ và cơ quan báo chí trực thuộc Đài TNVN.
2.2.2. Tin của Trung tâm Tin có xu hướng dịch chuyển thành tin phát thanh hiện đại
2.2.2.1 Trung tâm Tin gia tăng số lượng tin sống
So với tin chay (tin không có tiếng động), làm tin sống đối với phóng viên và biên tập viên khó hơn nhiều. Nếu tin chay chỉ cần những con chữ được sắp xếp theo logic nhất định, thì tin sống buộc phóng viên phải có kỹ năng xử lý âm thanh, sử dụng máy ghi âm sao cho âm thanh thu về đạt chất lượng tốt nhất. Quan trọng hơn, đối với những tin có ý kiến của nhân chứng (loại tin sống này lại đang là loại tin chiếm đa số trên sóng phát thanh) thì yêu cầu đối với phóng viên cũng ngặt nghèo hơn.
Trên thực tế, việc đưa tiếng động hiện trường vào tin là điều rất dễ dàng. Phóng viên đi thực tế lấy tin, chỉ cần bật máy ghi âm ghi lại một đoạn âm thanh hiện trường, rồi về phòng thu, đọc tin và chèn đoạn âm thanh ấy làm nền tin. Nhưng khi lấy tiếng động là lời nói của nhân chứng thì công việc của phóng viên vất vả hơn nhiều.
Tai nghe của công chúng không giống như mắt nhìn. Tai là một trong những cơ quan nhạy cảm nhất của con người. Nếu nghe những đoạn âm thanh quá ồn hoặc bị méo tiếng, thính giả sẽ không ngần ngại tắt đài ngay, bởi họ không muốn tai mình bị “tra tấn”. Do vậy, phóng viên khi đi lấy tiếng động nhân chứng phải chú ý đặc điểm này để kết hợp khả năng chọn đối tượng phỏng vấn, chọn giọng để phỏng vấn, chọn nơi thực hiện phỏng vấn sao cho chất lượng âm thanh tốt nhất. Bên cạnh đó, phóng viên cũng phải có cả kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn sao cho thông tin mà người nói cung cấp phải có tính bổ trợ cho những thông tin mà phóng viên đã thu thập được. Tiếng động phỏng vấn đôi khi còn đem lại sắc thái tình cảm cho thính giả.
Hiện nay, Trung tâm Tin đang khuyến khích nhân viên của Trung tâm cùng đội ngũ các phóng viên thường trú, các cộng tác viên trong và ngoài nước sản xuất nhiều tin sống hơn, để tin Trung tâm sống động và chân thực hơn.
Trong tháng 3 năm 2009, Trung tâm sản xuất được gần 1000 tin sống. Đến tháng 3 năm 2010, con số này tăng lên 1200 tin. Trung bình một ngày Trung tâm sản xuất từ 20 đến 50 tin sống (chiếm từ 10 đến 20% số lượng tin tức trong ngày của Trung tâm), trong đó chủ yếu là tin trong nước. Các tin sống nước ngoài thường sử dụng tiếng động là lời nhân vật được trích trên các Đài phát thanh quốc tế hoặc các kênh truyền hình.
Trung tâm Tin xây dựng một chuẩn trình bày văn bản đối với các tin sống cùng một hệ thống lưu trữ tiếng động ngay trên hệ thống Dalet của Đài TNVN.
Về chuẩn văn bản, một tin sống buộc phải được đặt tên file văn bản theo trình tự: ngày tháng sản xuất tin_TS (tin sống)_tiêu đề tin_ai làm tin_viết hay khai thác_nguồn khai thác.
Ví dụ:
01-01_TS_Bài phát biểu của Tổng thống Pháp_TrangRu_bt_TTPhap
Sau khi biên tập viên xử lý xong âm thanh tiếng động, nhất thiết phải ghi cụ thể rõ ràng thời lượng của tiếng động đó (tính đến sau đơn vị giây). Việc ghi chú rõ ràng tên tiếng động cùng thời lượng sẽ giúp kỹ thuật viên tìm file âm thanh trên hệ thống Dalet nhanh chóng và chính xác hơn. Ngoài ra, biên tập viên khi trình bày tin sống bằng văn bản phải ghi tóm tắt nội dung tiếng động đó.
Ví dụ:
Băng: 16’’8
TD/TS/ 10-05 Tien si Suc khoe cong dong
Vẫn còn quá sớm để kết luận rằng ở một số nơi bệnh đã bị đẩy lùi hoàn toàn. Chúng tôi dự đoán vẫn sẽ tiếp tục có những trường hợp nhiễm bệnh khác, bệnh dịch vẫn tiếp tục lây nhiễm ở Mỹ. Đây là chủng Virút rất dễ lây lan.
(Trích tin sống Gần 2 nghìn 300 Ca nhiễm cúm ở Mỹ, phát sóng ngày 10/5/2009)
2.2.2.2. Hầu hết tin được kết cấu theo cấu trúc hình tháp ngược
Đây là một trong những ưu điểm nổi trội của tin do Trung tâm Tin sản xuất và khai thác. Lãnh đạo phòng cũng như bản thân các phóng viên, biên tập viên của Trung tâm luôn cố gắng viết tin theo mô hình tháp ngược, đi thẳng vào vấn đề cần thông báo chứ không rào trước đón sau như cách viết tin cũ.
Ví dụ: Cuộc gặp cấp cao A-rập – Libi – An-giê-ri
# Phóng viên đài TNVN thường trú tại Ai Cập đưa tin: Hôm qua, tại thủ đô Cai-rô, Tổng thống Ai Cập Hốt-sni Mu-ba-rắc đã hội đàm với Lãnh đạo Li-bi Mu-am-ma Ca-da-phi và Tổng thống An-giê-ri Áp-đi-la-di Bu-tê-phờ-li-ca. Cuộc hội đàm tập trung vào các vấn đề hiện nay ở Trung Đông và các biện pháp thúc đẩy quan hệ Ai Cập, Li-bi và An giê-ri.
Trước đó Tổng thống An-giê-ri Bu-tê-phờ-li-ca đã tới thăm Li-bi và thảo luận hợp tác an ninh, quân sự và chính trị giữa Li-bi và An-giê-ri để đối phó với những khó khăn chung./.
(Tin phát sóng ngày 18/6/2009)
Ở tin trên, cấu trúc hình tháp ngược đã được áp dụng rất rõ ràng. Câu mở đầu tin thông báo thẳng vào sự kiện, trả lời đầy đủ các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào?. Chỉ cần nghe câu mở đầu của tin này, thính giả đã nắm được gần hết những thông tin họ muốn biết. Chỉ gói gọn trong một câu chừng 8 – 9 giây, người nghe đã biết ngày hôm qua (tức ngày 17/6/2009 tại thời điểm phát sóng), tại thủ đô Cairô của Ai Cập, Tổng thống Ai Cập và tổng thống Angiêri cùng lãnh đạo Li bi đã có một cuộc hội đàm. Đây là dạng câu trần thuật, thông báo sự kiện thông thường với tất cả các thông tin cần có. Sang câu thứ hai, thính giả biết thêm được nội dung chính của cuộc hội đàm này là gì. Nếu người nào quan tâm hơn nữa, có thời gian hơn nữa thì lắng nghe nốt câu cuối cùng để biết trước đó đã có cuộc hội đàm nào như thế này hay chưa. Còn không, họ có thể chuyển kênh hoặc xao lãng, không cần nghe hết câu cuối cũng đã có đủ thông tin mà họ cần.
Một ví dụ khác cho cấu trúc hình tháp ngược đang được áp dụng phổ biến trong tin của Trung tâm:
Vĩnh Phúc: Triển lãm ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
# Được sự giúp đỡ của Bảo tàng Hồ Chí Minh, hôm nay (28/5), Bảo Tàng tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc triển lãm “Một số hình ảnh về di tích và công trình tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nước và quốc tế" tại xã Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên - nơi cách đây 50 năm, Bác Hồ về thăm.
Với 150 hình ảnh tư liệu đẹp, chân thực, giản dị, triển lãm trưng bày thành 3 phần: Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; công trình tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong nước và quốc tế; những lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Vĩnh Phúc. Đây là những hình ảnh tư liệu được Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc dày công nghiên cứu sưu tầm./.
(Tin phát sóng ngày 28/5/2009)
Hay như tin “Cháy lớn thiêu rụi một kho hàng tại Hà Nội” được phát sóng cùng ngày với tin “Triển lãm ảnh về chủ tịch Hồ Chí Minh” cũng sử dụng mô hình tháp ngược, đẩy thông tin quan trọng nhất lên đầu tin.
# Khoảng 19 giờ hôm nay (28/5), tại kho hàng của một công ty chế biến thủy sản trên đường Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội xảy ra cháy lớn.
Người dân chứng kiến vụ cháy cho biết, trước khi ngọn lửa lớn bốc lên, có tiếng nổ lớn phát ra tại khu vực kho của doanh nghiệp này. Ngọn lửa làm bốc lên cột khói cao hàng trăm mét. Hàng chục xe chữa cháy được huy động đến hiện trường. Ngoài các loại xe chuyên dụng của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, xe téc nước của công ty môi trường đô thị được huy động để kịp thời chữa cháy. Do thời điểm xảy ra cháy vào giờ cao điểm, tại khu vực đông dân cư sinh sống nên việc chữa cháy gặp nhiều khó khăn. Rất may không có người thiệt mạng
Theo thông tin ban đầu, nhiều hàng hóa trong kho bị cháy rụi. Được biết, công ty chế biến thủy sản này hiện cho một số cá nhân thuê kho làm nơi tập kết hàng hoặc kinh doanh. Nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra làm rõ./.
Cách tổ chức thông tin trong một tin phát sóng theo hình tháp ngược đang phát huy hiệu quả rõ rệt đối với việc nâng cao chất lượng tin của Trung tâm Tin nói riêng và nâng cao hiệu quả tiếp nhận của công chúng nói chung. Đây có thể nói là bước khởi đầu đúng đắn, vạch ra định hướng phát triển trong tương lai của Trung tâm Tin, biến cơ quan này thật sự trở thành thế mạnh cạnh tranh của Đài TNVN.
2.2.2.3. Tăng lượng tin do Trung tâm Tin sản xuất
Xét về góc độ “tiêu thụ” tin một ngày của các loại hình báo chí thì phát thanh có lẽ là một trong những loại hình có lượng “tiêu thụ” tin bài lớn nhất. Như đã phân tích ở các phần trên, tin phát thanh có đặc điểm lựa chọn thời điểm làm nên quá trình để phản ánh, chứ không chọn lựa cả quá trình như báo in. Nếu truyền hình bị bó buộc bởi các khung giờ và kế hoạch phát sóng đã định trước, bất cứ một sự thay đổi, thay thế tin này bằng tin khác hay chèn tin tức vào giữa chương trình đang phát sóng đều kéo theo nhiều khó khăn. Chưa kể đến việc làm tin ở truyền hình có phần khó hơn tin phát thanh, bởi ngoài việc tổ chức thông tin như bình thường, ê kíp làm tin truyền hình còn phải biên tập cả hình ảnh, cả âm thanh, sao băng, dựng băng rồi mới được phát sóng. Trong khi đó, ở Đài Phát thanh, việc thay đổi kế hoạch đưa tin, đẩy tin ít nóng sang những giờ phát sóng khác trong ngày để nhường thời lượng cho tin nóng hơn đã là việc thường thấy. Bên cạnh đó, đầu mỗi giờ trong ngày đều có các bản tin, mà các bản tin này còn phát sóng ở nhiều Hệ khác nhau. Do đó, sức “tiêu thụ” tin của Đài phát thanh là cực kỳ lớn.
Cũng vì lí do này mà các phóng viên cùng biên tập viên Đài phát thanh không thể đảm đương được hết số lượng tin, bài. Họ buộc phải kết hợp giữa việc khai thác tin từ các nguồn và khả năng tự sản xuất của mình để đảm bảo đủ số lượng tin cung cấp cho các Hệ phát sóng.
Tuy nhiên, Trung tâm Tin – Đài TNVN với định hướng phát triển là trở thành một đầu mối cung cấp tin cho toàn bộ các Hệ cùng các cơ quan báo chí trực thuộc Đài, đồng thời vươn đến mục tiêu trở thành nơi bán tin cho các cơ quan báo chí khác thì việc đặt nặng tin bài do Trung tâm tự sản xuất là một yêu cầu bức thiết. Đây là công cuộc tạo nên “phong cách” làm tin của Trung tâm, tạo nên “bản sắc” riêng của Trung tâm nhằm xây dựng một thương hiệu cho tin của Trung tâm trong tương lai.
1 năm trở lại đây, ban lãnh đạo Trung tâm cùng các lãnh đạo phòng ban khác luôn cố gắng lập kế hoạch để mỗi ngày tăng được lượng tin bài do Trung tâm tự sản xuất.
Thống kê sơ bộ và so sánh số lượng tin của Trung tâm 3 tháng đầu năm 2009 và 2010 cho thấy:
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Năm 2009
174
101
66
Năm 2010
227
115
160
Bảng 2.4 Bảng so sánh số lượng tin do Trung tâm Tin tự sản xuất trong 3 tháng đầu năm 2009 và 2010
Từ số liệu ở bảng trên, có thể thấy lượng tin tức do Trung tâm tự sản xuất ngày một tăng lên. Trong vòng 1 năm đã tăng lên gần gấp đôi, thậm chí còn hơn thế.
Nguyên nhân của sự tăng nhanh chóng về lượng tin tự sản xuất này một phần là vì quy trình sản xuất cùng như cung cách làm việc của Trung tâm đã đi vào hoạt động có khuôn khổ và quy củ hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên và biên tập viên của Trung tâm tác nghiệp thực tế. Bên cạnh đó, Trung tâm phối hợp với Đài TNVN thường xuyên tổ chức các đợt tập huần hoặc lớp học nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho phóng viên cũng như biên tập viên trong Đài. Năng lực sáng tạo của đội ngũ những người làm báo ở đây luôn được khuyến khích phát huy tối đa. Nâng cao năng lực của đội ngũ làm tin là động lực chính thúc đẩy số lượng tin tức tự sản xuất tăng.
Nhưng cũng cần phải thấy rằng, mảng tự sản xuất của Trung tâm Tin nhiều nhất là ở bài viết chứ không phải ở mảng tin tức. Các tin do phóng viên tự viết thường là các tin từ những buổi họp báo hay hội nghị, tức là những tin tức đã được thông báo trước. Trong tương lai nên có nhiều biện pháp khuyến khích sự chủ động của đội ngũ làm báo trong việc sản xuất tin tức hơn.
2.2.2.4. Tin bước đầu có sự cân bằng
Sự cân bằng là một trong những vấn đề “đau đầu” của các cơ quan báo chí nói chung. Để đạt đến sự cân bằng trong việc đưa tin, khai thác tin hay viết bài, cả phóng viên và biên tập viên đều phải lao động cần mẫn trên từng con chữ, gần giống như việc đặt lên bàn cân để cân đo đong đếm, sao cho tin bài được đăng tải phải chính xác và khách quan nhất.
Đối với tin trong phát thanh, sự cân bằng trong tin được đánh giá qua nhiều tiêu chí. Trong cuốn “Cẩm nang báo chí phát thanh: Sau đây là bản tin chi tiết”, tác giả có vạch ra một hệ thống tiêu chí để đánh giá cân bằng trong tin phát thanh như sau:
Tin có sự cân bằng giữa tin chủ động và tin bị động
Giữa tin mới và tin phát lại
Giữa tin địa phương và tin có tầm quốc gia quốc tế
Giữa tin có tiếng động và tin không có tiếng động
Cân bằng trong độ dài tin
Thỏa mãn được 5 tiêu chí trên, tin tức của Đài phát thanh mới được coi là đạt đến sự cân bằng.
Với sự ra đời khá muộn màng, Trung tâm Tin vẫn đang từng bước hoàn thiện sự cân bằng trong tin tức của mình. Hiện nay, theo khảo sát của người làm khóa luận, tin của Trung tâm mới chỉ dừng lại ở mức cân bằng giữa tin địa phương và tin có tầm quốc gia quốc tế, giữa khu vực tin trong nước và tin thế giới. Tin đang có xu hướng đạt đến sự cân bằng giữa tin sống và tin chay. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu tăng lượng tin tự sản xuất của Trung tâm.
Khảo sát tin tức của Trung tâm trong vòng 7 ngày cuối tháng 3 năm 2010 cho thấy:
25/3
26/3
27/3
28/3
29/3
30/3
31/3
Tin sống
36
51
19
36
29
37
47
Tin trong nước (TTN)
92
124
80
53
63
99
113
Tin thế giới (TTG)
96
115
90
54
63
103
105
Độ chênh lệch giữa TTN và TTG
4
9
10
1
0
4
8
Bảng 2.5 Chênh lệch số lượng tin trong nước và tin quốc tế trong 7 ngày cuối tháng 3/2010
Lượng chênh lệch về số lượng của khu vực đưa tin của Trung tâm không lớn, ngày chênh lệch lớn nhất cũng chỉ có 10 tin rơi vào ngày 27/3. Đây là bước tiến đáng kể của Trung tâm từ khi mới chỉ là một bộ phận thuộc Ban thời sự.
Để đáp ứng nhu cầu thông tin của tất cả các Hệ, đặc biệt là thông tin quốc tế, phòng Tin Thế giới của Trung tâm luôn có từ 7 đến 10 người thường xuyên trực, theo dõi sát các trang báo, Đài phát thanh cũng như các hãng thông tấn, đài truyền hình trên thế giới để có được thông tin nhanh nhất. Các biên tập viên làm việc ở đây không những là người lấy tin, mà còn phải thực hiện quá trình chuyển dịch tin từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
Việc chuyển dịch tin gặp nhiều khó khăn, bởi dịch để hiểu đã là một chuyện khó, dịch thành tin phát sóng còn khó hơn. Chưa kể đến quan điểm chính trị - xã hội của các trang báo phương Tây thường không có nét tương đồng với quan điểm chính trị của Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, để có được lượng tin bài lớn, tạo nên sự cân bằng với mảng tin trong nước là một nỗ lực của tất cả các cán bộ làm việc tại phòng Tin Thế giới.
2.2.2.5. Trung tâm Tin sản xuất tin dưới nhiều dạng
“Dạng tin trước hết là một tin báo chí đúng nhưng được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng khi chuyển tải nội dung sự kiện trên các phương tiện thông tin đại chúng.” [6, 35]
Ngoài những tin ngắn được biên tập viên tổng hợp để đưa vào bản tin, loại tin mà Trung tâm sử dụng cũng rất phong phú.
Mỗi ngày thường có một bản tin dự báo các tin chính xảy ra trong ngày.
Ví dụ:
Dự báo tin trong nước ngày 21/2/2010
# Hôm nay 21 tháng 2, tại các địa phương của thành phố Hà Nội, tiếp tục diễn ra các hoạt động của Lễ hội xuân Thăng Long – Hà Nội ngàn năm với chủ đề “Khí phách Thăng Long - Hồn thiêng sông núi”, mở đầu cho mùa lễ hội năm 2010, thiết thực hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
# Hôm nay( 21-2), tại Trung tâm Văn hoá Huyền Trân, dưới chân núi Ngũ Phong, phường An Tây, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ hội Đền Huyền Trân Công chúa. Trong 2 ngày diễn ra Lễ hội (mồng 8 và mồng 9 tháng giêng ) với nhiều hoạt động như Đại lễ cầu siêu, cầu nguyện cho đất nước hưng thịnh, nhà nhà no ấm, hạnh phúc; Hội thảo khoa học “Phụ nữ Việt Nam đối với việc bảo tồn Di văn hoá dân tộc”; Lễ hội hoa đăng, các chương trình văn hoá nghệ thuật; thi cắm hoa, hội thi vẽ tranh và nhiều cuộc thi trình diễn nghệ thuật dân gian khác.
# Hôm nay, tiếp tục các hoạt động của Hội Chợ Viềng xuân. Hội diễn ra tại huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định trong 2 ngày mồng 7 và 8 tháng giêng. Đây là Lễ-Hội - Chợ truyền thống đậm đà tính chất vui xuân, mang sắc thái văn hóa dân gian của quê lúa Nam Định.
# Hôm nay, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Dần, lượng người từ các nơi đổ về Hà Nội và các thành phố lớn chuẩn bị cho tuần làm việc mới, dự đoán sẽ diễn ra tình trạng căng thẳng tàu xe. Chính quyền và ngành chức năng Hà Nội tích cực triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo việc đi lại của nhân dân thuận tiện và an toàn./.
Những bản tin dự báo tin chính trong ngày này thường do lãnh đạo các phòng soạn. Mỗi phòng ở Trung tâm có 4 – 5 lãnh đạo, thay phiên nhau trực tin tức mỗi ngày, kiểm duyệt tin bài và tham gia sản xuất tin. Họ là những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề báo, có kỹ năng nghề nghiệp cao và xử lý tình huống nhanh. Với loại bản tin dự báo như thế này, đòi hỏi người soạn phải có cái nhìn chọn lọc, chọn đối tượng tin tức nào sẽ đóng vai trò chủ đạo, có tầm ảnh hưởng lớn để làm thành tin chính trong ngày. Bản tin dự báo này còn giúp cho các phóng viên có định hướng nhằm phát hiện đề tài và làm tin, viết bài gửi về Trung tâm.
Bên cạnh các bản tin dự báo, một trong những loại tin thường thấy nhất ở Trung tâm là tin tổng hợp. Loại tin này xuất hiện nhiều khi có những sự kiện lớn và nóng đang diễn ra. Ngoài những tin tức nhỏ được phát sóng ở đầu mỗi giờ, cập nhật cho công chúng những cái mới nhất về sự kiện thì cuối ngày hoặc cuối đợt xảy ra sự kiện đó, bao giờ cũng có một bản tin tổng hợp, nhằm đem lại cái nhìn tổng quát nhất về sự kiện, sự việc đó cho công chúng. Do vậy, những tin này có thường có dung lượng dài, có sử dụng tiếng động (đa phần là ý kiến của nhân chứng hoặc những người có trách nhiệm).
Ví dụ: Trước tình hình căng thẳng chính trị tại Thái Lan với những cuộc biểu tình liên miên của phe Áo đỏ, ngày 13/03/2010, một ngày trước khi cuộc biểu tình có quy mô lớn nhất diễn ra. biên tập viên Trung tâm Tin đã có một tin tổng hợp như sau:
Chính phủ Thái Lan đối phó với biểu tình của phe áo đỏ
# Dẫn: Như Đài TNVN đã đưa tin, hôm qua, hàng nghìn người thuộc phe “áo đỏ” ủng hộ cựu Thủ tướng Thái Lan Thặc-xỉn bắt đầu các cuộc tuần hành, chuẩn bị cho cuộc biểu tình quy mô lớn chống chính phủ dự kiến diễn ra tại thủ đô Băng-cốc vào ngày mai. Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên, cuộc biểu tình diễn ra trong hoà bình. Trong khi đó, Chính phủ Thái Lan tiếp tục triển khai hàng loạt biện pháp an ninh để ngăn chặn cuộc biểu tình biến thành bạo động. Tổng hợp của BTV Đài TNVN:
Băng: 2 phút 06 giây 00
TD/TS 13-03 Chinh phu Thai Lan doi pho bieu tinh
Nội dung băng: Theo các nguồn tin, khoảng 4 nghìn người đã tuần hành ở Băng-cốc, trong khi khoảng 30 nghìn người khác, tập trung tại miền Bắc Thái Lan chuẩn bị kéo về khu vực trọng điểm ở thủ đô vào ngày mai. Ngoài ra, hàng nghìn người cũng tập trung ở các tỉnh khác để chuẩn bị cho cuộc biểu tình sắp tới. Đây sẽ là cuộc biểu tình quy mô lớn nhất của lực lượng “áo đỏ” kể từ sau cuộc bạo động ở Băng-cốc tháng 4 năm ngoái.
Phe “áo đỏ”, do Mặt trận dân chủ chống độc tài lãnh đạo cho biết, cuộc biểu tình ước tính có sự tham gia của khoảng 1 triệu người, trong khi giới chức an ninh Thái Lan dự đoán khoảng 70 nghìn đến 100 nghìn người tham gia. Các thủ lĩnh Mặt trận dân chủ chống độc tài tuyên bố, cuộc biểu tình sẽ diễn ra trong hòa bình, nhằm lật đổ Chính phủ của Thủ tướng A-bị-xịt, yêu cầu giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm.
Trước tuyên bố của phe áo đỏ, Thủ tướng A-bị-xịt cho biết ông sẵn sàng từ chức hoặc giải tán Quốc hội nếu điều đó có thể giúp giải quyết được tình hình xung đột chính trị ở nước này, đồng thời nhấn mạnh “đảo chính là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Ông cũng bảo đảm với công chúng rằng, Chính phủ sẽ không làm bất kỳ điều gì khiến tình hình thêm căng thẳng và mọi quyết định đưa ra đều vì lợi ích của đất nước.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng phụ trách an ninh Thau-xu-ban loại trừ khả năng xảy ra nội chiến và hy vọng sẽ không xảy ra đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng an ninh. Ông đồng thời cho biết chính phủ sẽ bắt giữ các thủ lĩnh Mặt trận dân chủ chống độc tài, nếu họ kích động bạo lực trong thời gian diễn ra biểu tình. Ông Thau-xu-ban nhấn mạnh:
“Tôi nghĩ, nếu lực lượng áo đỏ gây ra bạo lực chống lại người dân, họ sẽ không được người dân ủng hộ. Tôi kêu gọi người dân hãy bình tĩnh. Chúng ta đều là những người Thái Lan, xin đừng gây hận thù với nhau. Sự khác biệt về mặt chính trị là điều có thể chấp nhận được và chính quyền không phải là kẻ thù của những người áo đỏ; chính quyền chỉ thực thi những bổn phận mà nhân dân giao phó.”
Để đảm bảo an ninh ở thủ đô Băng-cốc, Chính phủ Thái Lan đã huy động 50 nghìn nhân viên an ninh và ban bố Luật an ninh nội địa. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Thái Lan Thau-xu-ban khẳng định, các nhân viên an ninh sẽ không sử dụng vũ khí và cố gắng đảm bảo cuộc biểu tình của phe áo đỏ diễn ra trong hoà bình./.
Với loại tin tổng hợp này, góc độ tiếp cận vấn đề là rất quan trọng, nếu không tin sẽ đi vào kể lể những thứ mà thính giả đã biết từ trước đó. Tin tổng hợp là tin dựa trên một cách nhìn bao quát toàn bộ sự kiện để đưa ra một cách nhìn mới sâu hơn trên một khía cạnh nào đó, chứ không phải là liệt kê lại tiến trình của sự kiện đó.
Với tin tổng hợp nêu ví dụ ở trên, biên tập viên đã lựa chọn góc độ “phản ứng của chính phủ đương thời Thái Lan trước các động thái mang tính ngày một bạo lực hơn của phe đối lập”. Đây là góc độ khai thác tốt, bởi sau nhiều động thái của phe “áo đỏ”, không chỉ người dân Thái Lan, mà công chúng khắp nơi trên thế giới đều muốn biết quan điểm cũng như phản ứng của giới cầm quyền nước này như thế nào. Việc viện dẫn lời phát ngôn của Thủ tướng A - bị - xịt và Phó Thủ tướng phụ trách an ninh Thau – xu - ban làm nên tính khách quan của tin và đưa ra lập trường quan điểm rõ ràng. Biên tập viên không cần bình luận gì thêm nhưng đủ để thính giả nắm được thông tin họ cần.
Ngoài tin dự báo, tin tổng hợp, phóng viên và biên tập viên Trung tâm còn sử dụng các loại tin khác như tin bình, tin sâu, chùm tin…Cách làm này ngày một phát huy hiệu quả, tạo nên dấu ấn riêng cho Trung tâm và đem lại nhiều sự lựa chọn hơn cho các Hệ. Quan trọng hơn, việc đa dạng hóa dạng tin khiến cho thính giả nghe không bị nhàm chán.
2.2.3. Một số hạn chế còn tồn tại
2.2.3.1. Việc đưa tin lễ tân ít đổi mới
Tin lễ tân là một khái niệm thường thấy trong ngành phát thanh. Trong cuốn “Các thể loại báo chí thông tấn”, PGS.TS Đinh Văn Hường gọi tin này là tin công báo.
Có thể hiểu, tin lễ tân là tin khai thác các sự kiện mang tính lễ tân. “Sự kiện lễ tân là sự kiện liên quan đến hoạt động của các nhà lãnh đạo, thường là sự kiện quan trọng, có chứa đựng giá trị thông tin (ngầm). Các loại sự kiện chính được coi là sự kiện lễ tân:
Hoạt động của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước
Các kỳ họp Quốc hội và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp
Đón tiếp các đoàn đại biểu quốc tế đến thăm Việt Nam
Các đoàn đại biểu của Việt Nam ra nước ngoài
Kỷ niệm quốc khánh và những ngày lễ quan trọng của các nước
Ký kết văn kiện, trình quốc thư
Kỷ niệm các ngày lễ lớn và hội nghị các ngành
Lễ tang cấp Nhà nước” Lê Nghiêm, Cải tiến cách viết tin và những sự kiện lễ tân, Tham luận gửi Đài Tiếng Nói Việt Nam
.
Những thông tin như thế này do có chứa đựng giá trị thông tin ngầm, vậy nên đòi hỏi phóng viên và biên tập viên phải khai thác đúng mức, nhấn mạnh điểm nào là điểm chính yếu của sự kiện trên, đánh giá hiệu quả của nó để thông báo cho công chúng.
Nhưng thực tế cho thấy, các nhà báo thường quá coi trọng khai thác khía cạnh lễ tân mà “quên” đi mất khía cạnh hiệu quả mà thông tin mang lại. Điều này dẫn đến nội dung tin mang tính xã giao, nghi lễ, dễ gây nhàm chán cho thính giả.
Vấn đề này đã được Đài TNVN tổ chức nhiều hội thảo cũng như các buổi tổng kết rút kinh nghiệm, nhưng cách viết của phóng viên, biên tập viên vẫn bị ảnh hưởng lớn bởi lối viết tin cũ. Họ thường mắc lỗi là dẫn dông dài, nhất là với các tin về hội nghị, hội thảo triển lãm. Đa phần với các tin có nội dung này, tên của hội nghị, hội thảo hay triển lãm sẽ được đẩy lên làm câu mở đầu, trong khi đây chỉ là thông tin bề ngoài, không có sức nặng.
Ví dụ:
Ấn Độ tổ chức Hội nghị về chính sách hướng Đông
# Tại thành phố Côncata (Kolkata), thủ phủ bang Tây Bengan (West Bengal), Ấn Độ vừa tổ chức Hội nghị cấp cao về chính sách hướng Đông. Hội nghị diễn ra ngày 27/3, với sự tham dự của nhiều quan chức cấp cao chính quyền Trung ương Ấn Độ và hai bang Tây Bengan, Arunachan Prađét (Arunachand Pradesh), lãnh đạo một số tổ chức, tập đoàn thương mại và công nghiệp lớn của Ấn Độ cùng đại diện đại sứ quán của một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, Lào, Thái Lan và Mianma.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thống đốc bang Tây Bengan Giôxinđơ Giaxoan Xinh (Josinder Jaswant Singh) nhấn mạnh mục tiêu của hội nghị là thúc đẩy việc thực hiện chính sách hướng Đông của Ấn Độ, trước mắt nhằm hai mục tiêu ưu tiên là tăng cường kim ngạch thương mại giữa vùng Đông Bắc Ấn Độ với các nước láng giềng ASEAN và đẩy mạnh kết nối giữa khu vực cửa ngõ của Ấn Độ này với ASEAN, bằng cách cải thiện hệ thống đường bộ, thúc đẩy thực hiện kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt nối bang Átxam (Assam) và Arunachan Prađét lần lượt với Mianma và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Phát biểu tại hội nghị, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Sơn Hà đã nêu bật những tiềm năng và cơ hội hợp tác, đầu tư to lớn dành cho các doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam, nhất là từ khi hai nước nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược năm 2007 và năm 2009 Ấn Độ chính thức công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Kim ngạch mậu dịch giữa Việt Nam và Ấn Độ đã liên tục tăng mạnh, năm 2008 đạt 2,5 tỷ USD. Bài phát biểu đã thu hút sự chú ý của hội nghị, một số doanh nghiệp Ấn Độ đã tỏ ý quan tâm tìm hiểu thị trường Việt Nam./.
(Tin do Trung tâm Tin khai thác ngày 30/3/2010)
Ở tin trên, sự kiện Ấn Độ mở một Hội nghị về chính sách hướng Đông là sự kiện đã diễn ra. Phóng viên đã có đầy đủ thông tin về Hội nghị để làm nên một tin sâu có thời lượng lớn. Vậy nhưng nguyên đoạn mở đầu tin đều là những câu liệt kê, thông báo chung chung. Câu đầu tiên phóng viên cho thính giả biết sự kiện này vừa mới diễn ra, đến câu thứ hai lại cụ thể thêm là nó diễn ra vào ngày 27/3. Câu thứ ba liệt kê các thành viên tham dự Hội nghị. Với đoạn mở đầu dài chừng 20 – 25 giây này, thính giả vẫn chưa biết được Hội nghị kia được tổ chức làm gì? Nội dung ra sao? Thậm chí với những người không quan tâm lắm đến kinh tế và chính trị, họ sẵn sàng tắt đài ngay bởi nghe rồi mà vẫn không hiểu “Hội nghị hướng Đông” là gì?
Nguyên nhân chính của lỗi đưa tin này là phóng viên không biết cách lựa chọn thông tin nào là thông tin cốt lõi để đưa lên đầu tin, gây ấn tượng và thông báo ngay với thính giả. Vậy nên tin được đưa theo kiểu “an toàn”, cứ tên Hội Nghị, thời gian diễn ra, ai tham gia hội nghị đẩy lên làm mở đầu. Cách này về lý thì không sai, đoạn mở đầu đã trả lời được các câu hỏi 5W nhưng về hiệu quả thông tin với thính giả thì nó quả thực là nhàm chán.
Có thể sửa lại như sau:
“ Ngày 27 tháng 3 vừa qua, Ấn Độ tổ chức Hội nghị cấp cao hướng Đông nhằm hai mục tiêu ưu tiên là tăng cường kim ngạch thương mại giữa vùng Đông Bắc Ấn Độ với các nước láng giềng ASEAN, đồng thời đẩy mạnh kết nối giữa khu vực này với ASEAN.
Hai mục tiêu trên được thực hiện dựa trên các kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt nối bang Átxam (Assam) với Mianma, bang Arunachan với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Tham dự Hội nghị này có quan chức cấp cao chính quyền Trung ương Ấn Độ và hai bang Tây Bengan, Arunachan Prađét (Arunachand Pradesh), lãnh đạo một số tổ chức, tập đoàn thương mại và công nghiệp lớn của Ấn Độ cùng đại diện đại sứ quán của một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, Lào, Thái Lan và Mianma.
Phát biểu tại Hội nghị, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Sơn Hà đã nêu bật những tiềm năng và cơ hội hợp tác, đầu tư to lớn dành cho các doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam. Bài phát biểu đã thu hút được sự chú ý của hội nghị.”
Tin lễ tân là một loại tin khó có thể viết hay, bởi nội dung của nó phần nhiều liên quan đến chính trị, do đó dễ gây nhàm chán và khó hiểu cho thính giả. Tuy nhiên cũng có thể áp dụng những biện pháp dưới đây nhắm làm tin lễ tân bớt nội dung nghi thức, xã giao hơn.
Các phóng viên, biên tập viên phải chú trọng đến cách viết câu mở đầu. Với phát thanh nói chung, viết câu mở đầu đã là một kỹ năng quan trọng và yêu cầu người làm phát thanh phải rèn luyện rất nhiều mới có thể thành thục. Nhưng riêng với các tin lễ tân, câu mở đầu càng phải được chau chuốt hơn nhằm thu hút được sự chú ý của thính giả. Cách tốt nhất để viết câu mở đầu cho tin lễ tân là hãy nêu ngay hoạt động đáng chú ý nhất trong sự kiện lễ tân đó. Ngoài ra cũng phải đảm bảo rằng câu mở đầu này không quá dài ( 20 – 30 từ là đủ), đồng thời không đưa quá nhiều số liệu hay trích dẫn trực tiếp ngay lời phát biểu của ai đó. Nếu câu mở đầu quá nhiều thông tin, người nghe sẽ bị “ngợp” và khả năng ghi nhớ của họ như thế cũng giảm theo.
Nên nói cho công chúng nghe ý nghĩa của sự kiện chứ không nên nói cho họ nghe những thông tin bề ngoài mà bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm dễ dàng trên các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Nếu có dự án hay những ký kết quan trọng liên quan đến lợi ích “sát sườn” của công chúng thì đó sẽ là câu mở đầu hay nhất.
Lựa chọn góc độ tiếp cận với những tin về hội thảo, hội nghị. Góc độ tiếp cận với bất kỳ một bài báo nào, dù là tin hay là phóng sự cũng là một yếu tố quan trọng, quyết định điểm riêng của bài báo đó và thể hiện năng lực của phóng viên. Nếu không có góc độ tiếp cận rõ ràng, phóng viên rất dễ sa vào kể lể, tường thuật hội nghị, hội thảo đó. Nên áp dụng phương pháp “bản đồ tư duy” (mind map) của báo chí phương Tây trong việc tư duy góc độ.
Ví dụ: Với một Hội thảo về vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo tại Đại học, có thể tư duy theo các hướng như sau:
Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo
Đối tượng ưu tiên trong việc áp dụng các biện pháo nâng cao chất lượng đào tạo
Báo cáo đáng chú ý nhất
Nâng cao chất lượng đào tạo Đại học ở Việt Nam
Hiện trạng chất lượng đào tạo tại Việt Nam
Sơ đồ 2.1 Áp dụng phương pháp mind map trong làm tin lễ tân
2.2.3.2. Tin thường dài và quá chi tiết
Con người hiện đại ngày một trở nên bận rộn hơn, vậy nên họ cũng ít có thời gian dành cho việc đọc báo, xem tivi hay nghe đài. Chính vì thời gian thu nhận thông tin ít, nhưng nhu cầu nhận thông tin nhiều nên xu hướng tin hiện đại ngày một trở nên ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu và dễ ghi nhớ hơn.
Tin của Trung tâm Tin hiện nay, ngoại trừ các bản tin chuyển cho VOV Giao thông và các tin thuộc dạng tin tổng hợp, chùm tin thì đa phần đều quá dài và đi sâu vào chi tiết nhỏ lẻ.
Ví dụ:
Mỹ chỉ đứng sau Nam Phi về lượng người mua vé xem World Cup 2010
(TTX 24-03)
# Một điều gây ngạc nhiên đối với những người tổ chức vòng chung kết Giải bóng đá thế giới (World Cup 2010) là cho đến nay, ngoài nước chủ nhà Nam Phi, Mỹ đang dẫn đầu thế giới về việc mua vé xem World Cup 2010, trong khi nước này vốn được biết đến là ưa chuộng môn bóng chày nhất. Các khán giả Mỹ đã mua tới gần 108.000 vé.
Sau khi kết thúc giai đoạn 3, Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA đã bán được hơn 2 triệu vé xem World Cup 2010 tại 192 nước, chiếm hơn 2/3 tổng số vé dự kiến phát hành và Mỹ đang dẫn đầu về lượng mua vé. Một điều bất ngờ khác là các "fan" quan tâm đến bóng đá và World Cup 2010 nhiều nhất tại Mỹ không phải là đội ngũ cầu thủ bóng đá, thể thao hay báo chí mà lại là giới trí thức trong đó có các giáo sư, luật gia và bác sĩ.
Trước đó, FIFA cho rằng Anh mới là nước đứng đầu thế giới về lượng mua vé xem các trận đấu của World Cup do Anh được biết đến là nước có số "fan" hâm mộ môn thể thao "vua" đông và cuồng nhiệt nhất, và hiện đội tuyển bóng đá xứ sở sương mù này đang có nhiều cầu thủ đạt phong độ đỉnh cao, có triển vọng sẽ đi đến cùng của giải đấu.
Theo lịch bốc thăm chia bảng của FIFA, đội Mỹ nằm ở bảng C cùng với đội Anh, Angiêri và Xlôvênia. Dự kiến, Mỹ sẽ có trận đấu ra quân gặp đội tuyển Anh vào ngày 12/6 trên sân vận động thành phố du lịch Kếp Thao (Cape Town), vì vậy, đội tuyển Mỹ sẽ có mặt tại Nam Phi vào ngày 7/6 để làm quen với khí hậu và sân bãi
Đến nay, nước chủ nhà Nam Phi vẫn dẫn đầu về số lượng vé bán ra, với gần 1 triệu phiếu đăng ký mua vé, chiếm khoảng một nửa lượng vé xem World Cup 2010. Từ ngày 15/4, các Trung tâm bán vé World Cup 2010 tại Nam Phi sẽ mở cửa bán vé trực tiếp cho khán giả tại tất cả các thành phố có tổ chức các trận thi đấu của giải./.
(Tin do Trung tâm Tin khai thác ngày 25/3/2010)
Với tốc độ đọc chuẩn 3 tiếng/ giây của phát thanh thì tin nói trên dài hơn 2 phút – ngang bằng với một bài phản ánh hay một phóng sự trên sóng. Đây là thời lượng quá dài cho một tin. Trong phát thanh hiện đại, tin thường chỉ có thời lượng tối đa là 40 giây cho tin chay và 1 phút 30 giây cho tin sống. Nếu cứ áp dụng chuẩn này vào những tin tương tự như trên, thì tin cần phải cắt ngắn, gọt giũa đi 2/3 nội dung tin mới đảm bảo yêu cầu về mặt thời lượng phát sóng.
Có thể thấy, ngoài thông tin cốt lõi là số lượng người mua vé xem World Cup của Mỹ cao nhất thế giới (sau chủ nhà Nam Phi) thì tin còn cung cấp một loạt các tin phụ khác, mà thông tin nào cũng được diễn giải rất dài. Xét về dung lượng thì phần nội dung cho thông tin cốt lõi bằng phần nội dung về bảng thi đấu và các thông tin về giá vé cũng như số lượng vé.
Một điều dễ nhận thấy là tin càng dài càng khiến thính giả thu nhận được ít thông tin hơn. Điều tra của các hãng Radio trên thế giới cho thấy ngay cả với những người có tâm lý chủ động nghe Đài thì:
Nói từ 1 – 3 phút thì tiếp thu được 100%
Nói từ 4 – 7 phút thì tiếp thu được 80%
Nói từ 8 – 10 phút thì tiếp thu được 70%
Nói từ 11 – 15 phút thì tiếp thu được 60%
Nói từ 16 – 20 phút thì tiếp thu được 50%
Nói từ 21 – 30 phút thì tiếp thu được 40% [1,31]
Tin dài không chỉ làm mệt tai thính giả, mà còn gây khó khăn rất lớn cho khâu biên tập, kiểm duyệt tin bài trước khi phát sóng. Với những tin như thế này, khi chuyển xuống các Hệ thì biên tập viên các Hệ phải biên tập lại gần như hoàn toàn, đôi khi phải viết và cơ cấu lại tin từ đầu đến cuối.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khá phổ biến này là do giữa các Hệ và Trung tâm Tin không có thỏa thuận về tin trên các mặt dung lượng hay nội dung từ trước. Điều này dẫn đến biên tập viên của Trung tâm khó xác định được tin mình biên tập ra cần đi theo hướng nào, đặt thông tin nào là thông tin cốt lõi…Vậy nên họ thường có tâm lý tin có cái gì thì ghi hết ra, “thừa còn hơn thiếu”, đằng nào trước khi được phát sóng tin cũng được biên tập lại thêm đôi ba lần nữa.
Vô hình dung tâm lý này ảnh hưởng đến chất lượng tin đầu ra của Trung tâm. Một Trung tâm chuyên sản xuất tin cho tất cả các Hệ và cơ quan báo chí trực thuộc Đài phát thanh quốc gia, tiến tới trở thành đầu mối cung cấp tin cho các cơ quan khác mà tin đầu ra lại không thể sử dụng được ngay thì quá thiếu sót.
Để giải quyết nhược điểm này, Trung tâm Tin cần phải thiết lập một thỏa thuận cụ thể với các Hệ khác, lắng nghe yêu cầu của họ để thay đổi cách viết tin sao cho vừa ngắn gọn, vừa phù hợp với nhu cầu của các “khách hàng” của mình.
2.2.3.3. Biên tập viên lúng túng trong việc xử lý số liệu
Số liệu là một yếu tố không thể thiếu trong thông tin, nhất là đối với những thông tin về lượng. “Thêm các ví dụ, con số vào bài viết cũng có tác dụng y như khi gia giảm mắm muối vào món ăn. Thỉnh thoảng nên xen vào bài viết một ví dụ hoặc một con số cụ thể. Ví dụ giúp cho độc giả hiểu vấn đề nhanh hơn và chính xác hơn; con số là minh chứng cho lập luận vừa được đưa ra hoặc sẽ đưa ra ngay sau đó”. Lô – íc Éc – vu – ê, Viết cho độc giả (bản Tiếng Việt), Hội Nhà báo Việt Nam, 1995,tr.55
Trong phát thanh, số liệu làm giảm tốc độ đọc, nhịp điệu đọc và gây trở ngại rất lớn cho việc đọc diễn cảm. Không những thế, số liệu còn khiến thính giả khó nghe, khó nhớ và khó nhắc lại chính xác những gì mình mới được nghe khi cần thiết. Chính vì vậy, kỹ năng xử lý số liệu đối với các phóng viên, biên tập viên phát thanh là điều vô cùng cần thiết.
Khảo sát ngẫu nhiên 10 tin có sử dụng số liệu trong 3 tháng đầu năm 2010 của Trung tâm Tin, kết quả cho thấy có đến 6 tin sử dụng số liệu một cách tràn lan. Những tin này đa phần rơi vào các tin kinh tế liên quan đến giá cả.
Mặc dù các biên tập viên khi khai thác tin trên báo giấy hay báo điện tử đều cố gắng xử lý số liệu, nhưng mới chỉ dừng lại ở mức làm tròn số, còn hầu hết chưa lượng được một tin có bao nhiêu số liệu là vừa.
Ví dụ:
Giá vàng xuống dưới 26 triệu đồng
# Sáng nay (25/3), giá vàng miếng giảm hơn 300.000 đồng so với sáng qua, đưa giá mua và bán xuống dưới 26 triệu đồng một lượng lần đầu tiên trong vòng 6 tuần.
Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn liên tục giảm niêm yết trong sáng nay. Giá bán ra từ 26 triệu 30 nghìn đồng xuống chỉ còn 25 triệu 940 nghìn đồng một lượng lúc 9 giờ 15 phút. Tại thành phố Hồ Chí Minh, giá thu mua vàng miếng SJC chỉ còn 25 triệu 880 nghìn đồng, giảm 80.000 đồng so với đầu ngày. So với sáng qua, giá mua và bán hôm nay rẻ hơn 330.000 đồng một lượng.
Tại Hà Nội, giá vàng SJC được các cửa hàng đại lý mua vào ở mức 25 triệu 900 nghìn đồng – bán ra 25 triệu 980 nghìn đồng một lượng, rẻ hơn lần lượt 50.000 - 70.000 đồng so với đầu ngày. So với chiều qua, giá vàng SJC ở Hà Nội nay thấp hơn từ 150.000 đến 170.000 đồng một lượng.
Giá vàng liên tục giảm là do nguyên nhân giá vàng thế giới giảm; thị trường ngoại tệ có dấu hiệu hạ nhiệt; bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đang giảm mạnh lãi suất huy động vàng./.
(Tin do Trung tâm Tin khai thác ngày 25/3/2010)
Trong tin trên, với độ dài hơn 200 chữ, biên tập viên đưa vào 15 con số, bao gồm cả số về giá cả, độ chênh lệch, ngày tháng và giờ giấc. Với một tin như thế này, ngay cả khi đọc bằng mắt thì người đọc cũng chưa chắc đã nhớ được hết tất cả các số liệu dù có đọc đi đọc lại 2 – 3 lần. Với phát thanh, chỉ nghe lướt một lần sau đó thính giả không có điều kiện để nghe lại, vậy 15 con số trên đôi khi họ chỉ nhớ được 1 con số mà thôi. Nếu nghe chủ động, có thể sẽ nhớ được 2 – 3 con số, nhưng như vậy cũng chứng tỏ hiệu quả tin không tốt.
Đối với những tin tức về giá cả, phóng viên có thể làm tròn số hoặc bỏ bớt những số liệu không cần thiết hoặc tâm lý người nghe sẽ không cần phải nghe. Tin trên có thể viết lại như sau:
“ Sáng nay, giá vàng miếng trên thị trường đã giảm xuống dưới 26 triệu đồng một lượng. Tại thành phố Hồ Chí Minh, giá thu mua vàng miếng SJC chỉ còn 25 triệu 880 nghìn đồng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn công bố mức giá bán ra là 25 triệu 940 nghìn đồng.
Tại Hà Nội, các cửa hàng đại lý mua vào 25 triệu 900 nghìn đồng một lượng vàng miếng SJC, bán ra 25 triệu 980 nghìn đồng một lượng. Với mức giá này, giá vàng tại Hà Nội đã giảm từ 150 nghìn đến 170 nghìn so với giá vàng niêm yết ngày hôm qua.
Nguyên nhân vàng giảm giá là do giá vàng trên thế giới giảm, thị trường ngoại tệ có dấu hiệu hạ nhiệt. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đang giảm mạnh lãi suất huy động vàng./.”
Với số liệu trong tin, có một vài cách xử lý phổ biến sau đây:
Đối với các số không yêu cầu độ chính xác 100% thì nên làm tròn số và sử dụng những từ như “gần”, “khoảng”, “xấp xỉ”, “tương đương”…
Đối với số liệu ngày tháng năm, nên dùng các ngữ chỉ thời gian như “hôm qua”, “hôm nay”, “cách đây …ngày”…
Nếu đặt trong tương quan so sánh, nên chọn những so sánh nổi bật (tức là 2 vế so sánh có độ chênh lệch lớn) để rút ra số lần so sánh
Ví dụ: Số gia đình sinh con thứ 3 ở Hà Giang năm nay giảm xuống còn 11 hộ so với năm ngoái là 20 hộ.
Có thể chuyển thành: Số gia đình sinh con thứ 3 ở Hà Giang năm nay là 11 hộ, giảm 2 lần so với năm ngoái.
2.2.3.4. Tin chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các Hệ
Theo một nghiên cứu khoa học mới đây của Trung tâm, bằng phương pháp phát phiếu điều tra, khảo sát nhu cầu thực tế của các Hệ và các cơ quan báo chí trực thuộc Đài TNVN, kết quả thu về cho thấy hiện nay, mới chỉ có Hệ VOV1, Hệ VOV2 và VOV Giao thông là khá hài lòng với những thông tin do Trung tâm Tin cung cấp.
Các phóng viên và biên tập viên của VOV4 nhận xét:
Tin các địa phương có sự chênh lệch giữa các vùng, miền về số lượng tin. Ví dụ: có ngày tin về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long rất nhiều, nhưng không có hoặc rất ít tin và khu vực Tây Bắc.
Đối với tin thế giới có tiếng động, hệ VOV4 cần tiếng động sạch, chưa nền tiếng Việt. Trong khi đó, hiện tại, VOV4 khai thác trên Cổng thông tin bằng cách rất thủ công và đôi khi, cần tiếng động nào thì phải gọi điện sang phòng Tin Thế giới của Trung tâm Tin yêu cầu đổ lên cổng thông tin. Tuy nhiên có những ngày biên tập viên biên dịch tin đó đã hết ca trực, không tìm được tiếng động để làm tin.
Báo điện tử VOVNews là cơ quan có nhiều bất lợi trong việc khai thác tin của Trung tâm Tin nhất. Vì đặc thù của tờ báo này là báo điện tử nên tin tức nhanh, cập nhật liên tục là yêu cầu hàng đầu. Thế nhưng trên thực tế, do phải trải qua nhiều quá trình biên tập và kiểm duyệt tin ở nhiều cấp, đồng thời phải ưu tiên chuyển tin cho Hệ VOV1 nên tin của Trung tâm Tin thường bị muộn khi đến tay VOVNews. Chính vì thế các phóng viên ở báo điện tử thường chủ động khai thác tin từ các nguồn khác.
Thêm vào đó, việc phiên âm hoàn toàn tên người hay tên địa danh ở các tin quốc tế mà không có chú thích tên gốc khiến biên tập viên ở VOVNews rất vất vả khi tra lại tên gốc của những từ này, đặc biệt là đối với tên người dân hoặc địa phương nhỏ của các nước vùng Trung Đông.
Từ những ý kiến trên có thể thấy rằng, Trung tâm Tin nên có một sự phân bậc thông tin để đáp ứng được cả nhu cầu của các hệ phát thanh cũng như của các tờ báo in và báo điện tử.
Việc đưa tiếng động chưa nền cũng như cập nhật file âm thanh tiếng động nhanh chóng lên Cổng thông tin điện tử là một điều có thể khắc phục được sớm trong tương lai. Trong hệ thống mạng nội bộ, nên có những thư mục riêng dành cho tất cả các Hệ, ưu tiên phát triển hệ thống thư mục sao lưu tiếng động gốc để VOV4 hay VOVNews khi cần có thể lấy ra dùng ngay. Đồng thời cũng nên tổ chức các lớp tập huấn xử lý âm thanh cho các phóng viên, biên tập viên ở VOVNews nhằm khai thác triệt để thế mạnh tiếng động trên Internet. Qua đó cũng xây dựng một quy định chuẩn cho định dạng các file âm thanh, từ đó đảm bảo không có sơ sót gì về kỹ thuật thu âm dẫn đến không rải được băng hoặc mất tiếng động. Việc tạo ra chuẩn định dạng âm thanh còn giúp phóng viên, biên tập viên chủ động hơn trong khi xử lý. Nên chọn định dạng .mp3 vì đây là định dạng phù hợp với tất cả các phần mềm xử lý âm thanh hiện nay, dung lượng nhẹ và chất lượng tốt.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin báo chí của công chúng ngày càng cao và đa dạng. Chính nhu cầu đó đã tạo sức ép, buộc các cơ quan báo chí phải thay đổi theo hướng phù hợp với nhu cầu của công chúng hơn.
Trong bối cảnh cạnh tranh thông tin khốc liệt như hiện nay, Trung tâm Tin đang từng ngày thể hiện những nét mới trong sản phẩm của mình nhằm tiến tới mục tiêu trở thành ngân hàng tin cho Đài TNVN nói riêng và nhiều cơ quan báo chí trong và ngoài nước khác.
Thực tế khảo sát tin của Trung tâm cho thấy, chất lượng cũng như số lượng tin đang tăng lên từng ngày. Tin của Trung tâm đang dần dịch chuyển sang lối viết hiện đại với sự gia tăng của tin sống, mô hình tin theo cấu trúc tam giác ngược và cố gắng tạo sự cân bằng về khu vực thông tin.
Trong quá trình phát triển và tự hoàn thiện, tin tức được sản xuất bởi Trung tâm cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định. Do thiếu sự liên hệ chặt chẽ với các Hệ nên tin làm ra thường phải biên tập lại nhiều mới phát sóng được. Trung tâm cũng mới chỉ quan tâm và biên tập các tin dành cho phát thanh, còn mảng tin dành cho báo điện tử và tuần báo thì chưa phát triển.
Về mặt ngôn ngữ, tin vẫn mắc một số lỗi cơ bản như sử dụng số liệu quá nhiều, câu văn viết dài và đưa nhiều thông tin phụ không cần thiết vào tin.
Để khắc phục được những nhược điểm trên, không có cách nào hiệu quả hơn là thường xuyên đào tạo, nâng cao kỹ năng làm báo cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên ở Trung tâm. Đồng thời cũng nên có những thỏa thuận cụ thể, riêng cho từng Hệ nhằm đảm bảo tin do Trung tâm sản xuất đủ chất lượng để phát sóng hoặc đăng tải ngay. Như vậy cũng có thể rút bớt một số khấu kiểm duyệt tin bài, từ đó đẩy nhanh tốc độ ra tin tức.
KẾT LUẬN
Quy trình sản xuất tin cùng với chất lượng tin tức ở bất kỳ một cơ quan báo chí nào cũng là điều đáng lưu tâm. Chúng quy định mức độ chuyên nghiệp cũng như tạo nên “thương hiệu” cho cơ quan đó. Không phải ngẫu nhiên mà những hãng thông tấn lớn trên thế giới như AP hay CNN đều có sức mạnh khiến hàng triệu công chúng trên toàn cầu tin tưởng vào những tin tức mà nó đưa ra. Việc kết hợp một quy trình sản xuất tốt cùng một đội ngũ phóng viên giỏi chính là bí quyết làm nên thành công của những hãng thông tấn này.
Mới được thành lập từ tháng 4 năm 2008, Trung tâm Tin – Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển để kiện toàn lại bộ máy của mình. Trong quá trình đó không tránh khỏi những nhược điểm cần phải khắc phục.
Những phân tích trong khóa luận này đưa ra một số nhận xét, đánh giá bước đầu về những mặt được và chưa được của Trung tâm trong gần 2 năm qua. Qua đó đưa ra một số biện pháp khắc phục mang tính khởi thảo, hi vọng sẽ giúp ích cho các phóng viên, biên tập viên của Trung tâm có thể thúc đẩy nhanh hơn quá trình tự thay đổi bản thân, vươn đến một tác phong làm báo chuyên nghiệp hơn.
Nhìn lại chặng đường đã đi qua, có thể thấy thành tựu lớn nhất của Trung tâm Tin – Đài TNVN là đã xây dựng được một quy trình sản xuất tin tương đối khoa học cùng với nỗ lực chuyển từ tin viết theo lối truyền thống sang tin viết theo lối hiện đại.
Khi nhu cầu thông tin và được thông tin của công chúng phát triển ngày càng cao thì sự thay đổi trong cách thức làm tin và sản xuất tin là điều không tránh khỏi. Thực tế, Trung tâm đang có mục tiêu tăng dần những tin tự sản xuất và tăng số lượng tin có tiếng động. Tiếng động trong tin làm tăng tính chân thực, khách quan, tác động thẳng vào tâm tư tình cảm của thính giả, vậy nên phát thanh hiện đại coi tin có tiếng động là tin hiện đại nhất, là mũi nhọn, thế mạnh cạnh tranh của phát thanh so với báo điện tử hay truyền hình.
Bên cạnh việc gia tăng số lượng tin tiếng động, trong tương lai, Trung tâm Tin – Đài TNVN nên chú ý nhiều hơn đến phong cách đưa tin của từng Hệ và từng cơ quan báo chí trực thuộc Đài nhằm đáp ứng đúng và trúng yêu cầu của các cơ quan này. Việc làm đó cũng sẽ góp phần chuyên môn hóa đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Trung tâm, sao cho mỗi tin bài do Trung tâm sản xuất ra có thể sử dụng được ngay hay nếu phải biên tập lại, cũng sẽ biên tập rất ít.
Với khuôn khổ một khóa luận và sự hạn hẹp về năng lực, chắc chắn còn nhiều vấn đề mà nội dung trình bày phía trên không khai thác được hết. Hi vọng với những khảo sát và nhận xét mà khóa luận đưa ra, những người quan tâm đến phát thanh sẽ có một cái nhìn cụ thể hơn về Trung tâm Tin – một trong những cơ quan tin tức mang tầm cỡ quốc gia của Việt Nam./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đức Dũng, Lý luận báo phát thanh, NXB Văn hóa Thông tin, 2003
Vũ Quang Hào, Báo chí và Đào tạo báo chí Thụy Điển, NXB Lý luận chính trị, 2004.
Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông Tấn, 2007.
Đinh Thị Thúy Hằng, Báo chí Thế giới và xu hướng phát triển, NXB Thông Tấn, 2008.
Vũ Đình Hòe (Chủ biên), Báo Phát thanh, 2002.
Đinh Văn Hường, Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
Đoàn Quang Long, Nghiệp vụ phóng viên biên tập đài phát thanh, NXB Văn hóa thông tin, 1992.
Nhiều tác giả, Cẩm nang báo chí Phát thanh “Sau đây là bản tin chi tiết”, NXB Thế Giới, 2001.
X. A. Mikhailốp, Báo chí hiện đại nước ngoài: những quy tắc và nghịch lý, NXB Thông Tấn, 2004.
V.V Xmirnốp, Các thể loại báo chí phát thanh, NXB Thông tấn, 2004
V.V Vôrôxilốp, Nghiệp vụ báo chí lý luận và thực tiễn, NXB Thông Tấn, 2004
Carlo Emilio Gadda, L’art d’ écrire pour la radio, NXB Paris: Les belles lettres, 1993
Hans – Jurgen Dans (Raymond Escoffey dịch sang tiếng Anh), Writing for education radio: A guide for scriptwiters, NXB Friedrich – Ebert – Stiftung, 1987
Trần Ngọc Diệp, Quá trình làm tin quốc tế đối nội và sự thể hiện ở Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội 1999 – 2001, PGS.TS Vũ Quang Hào hướng dẫn, 2001.
Đồng Mạnh Hùng, Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình thời sự Đài Tiếng Nói Việt Nam, GS. TS Vũ Văn Hiền hướng dẫn, 2006.
Lê Huy Nam, Tương đồng và dị biệt giữa tin phát thanh truyền thống và tin phát thanh hiện đại, PGS. TS Vũ Quang Hào hướng dẫn, 2006 .
Giang Trung Sơn, Trung tâm Tin – một yêu cầu tất yếu của phát thanh hiện đại, PGS. TS Vũ Duy Thông hướng dẫn, 2006.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy trình sản xuất tin ở Trung tâm Tin – Đài tiếng nó Việt Nam (79trang).doc