Quy trình thi công hệ thống bồn chứa LPG gò dầu – Đồng Nai

LỜI MỞ ĐẦU Ngành dầu khí Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ đã góp phần rất lớn vào ngân sách nhà nước. Việc khai thác và xử lý sản phẩm sau khai thác phải được tính toán hợp lý phù hợp với việc tiêu thụ và cất chứa. Với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay các qúa trình xử lý và cất chứa đã được hệ thống hóa bằng nhà các máy và các trạm cất chứa như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy xử lý khí Dinh Cố . Trong qúa trình thực tập sản xuất và tốt nghiệp tại XNLD vietsovpetro và Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC). Được sự giúp đỡ của công ty, sự đồng ý của bộ môn Thiết bị dầu khí và công trình em đã hoàn thành đợt thực tập và xây dựng lên đồ án tốt nghiệp “Quy Trình Thi Công Hệ Thống Bồn Chứa LPG GÒ DẦU – ĐỒNG NAI”với sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Nguyễn Văn Thịnh. Hệ thống bồn chứa LPG GÒ DẦU – ĐỒNG NAI được xây dựng bởi (PVC) có tác dụng cất chứa, phân phối khí hóa lỏng (LPG) cho thị trường Đông Nam Bộ. Quy trình hệ thống được tự động hóa từ khâu nhập và xuất sản phẩm. Đồ án được viết dựa trên quá trình học tập ở trường cùng với sự tìm hiểu tại công ty nhằm giúp cho sinh viên nắm vững được các kiến thức đã học và thực tế sản xuất. Với mức độ tài liệu và thời gian nghiên cứu hoàn thành đồ án cũng như kiến thức kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi có những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn tới thầy Nguyễn Văn Thịnh, các thầy cô trong bộ môn Thiết Bị Dầu Khí – Khoa Dầu Khí, các kỹ sư thiết kế và thi công của (PVC) và các bạn trong lớp đã giúp đỡ và hướng dẫn cho em hoàn thành đồ án. Hà nội, tháng 6 năm 2010 Sinh viên

doc89 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5277 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình thi công hệ thống bồn chứa LPG gò dầu – Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế là -1.1. Định vị tim trụ đế móng và tim bồn, định vị đường tim dầm xung quanh nối giữa các trụ móng và đánh dấu bằng các cọc gỗ hoặc thép. Đổ bê tông lót hố móng kích thước 3600x3600 mm dày 100 mm bê tông đá 4x6, M100. Gia công lắp dựng cốt thép trụ đỡ, dầm đỡ, cốt thép phải được làm sạch gỉ trước khi đổ bê tông. Lắp dựng cốp pha cho móng. Bề mặt cốt pha phải phẳng và sạch sẽ không có gỉ thép, bê tông bám trên bề mặt. Các mối nối cốt pha phải phẳng và kín. Lắp dựng các bu loong neo cho móng, các bu loong phải được lắp đặt đúng vị trí, và phải được bọc ni lon bảo vệ ren trước khi đổ bê tông. Đổ bê tông cho móng bồn, bê tông cho móng là bê tông đá 1x2 M350 đạt theo yêu cầu thiết kế. Bê tông được trộn trộn kỹ và đều bằng máy trộn bê tông 250 lít hoặc bê tông thương phẩm. 3.3.1.3. Công tác về chế tạo lắp đặt các kết cấu thép Các công tác về gia công chế tạo các kết cấu thép bao gồm: giá đỡ ống, lan can, cầu thang, cầu vượt, sàn thao tác... Các công việc này có thể thực hiện tại các bãi gia công hoặc trong xưởng rồi đưa ra công trường để lắp đặt. Kiểm tra vật liệu, đặc tính, kích thước hình học của vật liệu kiểm tra số heat, số cert. Vật liệu được sử dụng là vật liệu mới 100%, không có khuyết tật. Những vật tư có khuyết tật phải được chỉnh sửa (nếu có thể) trước khi đưa vào thi công. Lấy dấu theo bản vẽ “cutting plan” và bản vẽ thiết kế bằng phấn màu. Công tác lấy dấu có thể bằng thước dài, thước thẳng, dây mềm hoặc bằng dưỡng đối với các chi tiết có hình dạng phức tạp. Chuyển số heat, số cert sang các tấm thép đã được lấy dấu. Đánh số chi tiết lên các tấm thép theo qui trình kiểm soát vật liệu. Việc chuyển số heat, số sert sang được thực hiện bằng bộ số, số chi tiết được thực hiện bằng bút sơn màu. Dùng đèn cắt hoặc máy cắt để cắt các chi tiết theo dấu. Dùng máy mài để mài sạch gỉ, vảy thép và bo cạnh. Tùy theo chi tiết mà sử dụng máy mài lớn hoặc nhỏ cho phù hợp. Tùy theo yêu cầu có thể dùng máy khoan để khoan các lỗ bu lông (nếu có). Lắp ráp các chi tiết thành cấu kiện theo bản vẽ thiết kế. Hàn, làm sạch mối hàn và kiểm tra mối hàn. Bắn cát, phun sơn theo qui trình sơn. Vận chuyển cấu kiện ra vị trí và lắp đặt cấu kiện. 3.3.1.4. Công tác thi công lắp đặt máy móc thiết bị Công tác thi công lắp đặt máy móc thiết bị bao gồm: Lắp đặt bơm công nghệ P-101, P-102, P-103, máy nén LPG CMP-101, máy nén khí CMP-102A, CMP-102B, bình chứa khí R-101, ống lọc, các van SDV, FCV. Kiểm tra vị trí và cao độ đế móng, độ phẳng của mặt móng theo bản vẽ thiết kế. Kiểm tra vị trí, khoảng cách giữa các bu loong neo. Lắp đặt thiết bị theo bản vẽ thiết kế. Căn chỉnh thiết bị: căn chỉnh theo cao độ bằng các tấm thép là mỏng, tọa độ, độ phẳng, căn chỉnh trục động cơ, độ đồng tâm của thiết bị với ống vào và ống ra. Kết nối thiết bị với hệ thống đường ống và các hệ thống liên quan khác như hệ thống điện, hệ thống điều khiển, hệ thống phòng cháy chữa cháy (nếu có). 3.3.1.5. Công tác thi công lắp đặt hệ thống đường ống Trước khi thi công hệ thống ống phải tiến hành kiểm tra ống: Kiểm tra chủng loại ống, nguồn gốc ống, chứng chỉ của ống, số heat, số sert, kiểm tra các khuyết tật do bảo quản và vận chuyển. Các đối tượng kiểm tra phải được thể hiện tình trạng của ống trên hồ sơ QC. Toàn bộ vật tư phải được bảo quản nghiêm ngặt tránh những tác động gây thiệt hại về thời tiết, cơ học và hóa học. Tập kết và phân loại vật tư. Chuẩn bị gá ống, con kê, gỗ chèn. Lấy dấu theo bản vẽ “cutting plan số” và bản vẽ thiết kế. Chuyển số heat, số cert sang các đoạn ống đã được lấy dấu. Đánh số chi tiết lên các đoạn ống đã được cắt ra theo qui trình kiểm soát vật liệu. Cắt ống, mài sạch vảy kim loại và kiểm tra độ vát mép, mép cùn. Bắn cát, phun sơn bọc ống (nếu có) theo qui trình sơn, qui trình bọc ống (nếu có). Dải ống, gá lắp đường ống, bích và phụ kiện (Các spool được chế tạo tại bãi hoặc xưởng) chú ý mép cùn và khe hở giữa hai ống theo qui trình hàn, kiểm tra độ đồng tâm của các ống, đánh số mối hàn theo bản vẽ welding map. Làm sạch vị trí cần hàn và hàn ống. Kiểm tra mối hàn bằng thị giác và bằng phương pháp kiểm tra khuyết tật. Công tác rửa sạch đường ống và thử thủy lực. Thổi sạch đường ống (air blowing). Đấu nối ống vào van và thiết bị. Qui trình làm trơ bằng nitơ. Kiểm tra và sơn hoàn thiện. Công tác thổi khô và làm trơ bằng nitơ (purging & drying). 3.3.2. Gia công lắp đặt ống công nghệ 3.3.2.1. Công tác gia công ống tại xưởng Công tác tạo mặt bằng xưởng gia công Xưởng gia công ống được xây dựng trong mặt bằng khu vực kho thiết bị, bãi gia công bồn. Mặt bằng xưởng gia công ống phải đảm bảo bằng phẳng và được lắp đặt các thiết bị thi công như máy hàn, máy khoan, mái mài, máy phát điện .... Tạo mặt bằng phục vụ công việc làm sạch và sơn ống trước khi đưa vào gia công. Công tác làm sạch và sơn ống Công việc làm sạch theo yêu cầu thiết kế được áp dụng cho toàn bộ các tuyến ống lắp nổi trên công trình. Đối với các ống chìm được làm sạch, sơn và bọc chống rỉ sẽ thực hiện tại vị trí tổ hợp và lắp ngoài công trường. Dùng cẩu rải toàn bộ ống lên tà vẹt gỗ hoặc thép hình tận dụng để thực hiện công việc làm sạch và sơn. Công việc làm sạch và sơn ống được thực hiện tại xưởng cho toàn bộ ống nổi như sau: + Làm sạch bề mặt chi tiết. + Thực hiện sơn 01 lớp sơn lót theo yêu cầu thiết kế và cách mối nối hai đầu ống một khoảng L = 200 mm, dùng băng keo dính cuộn hai đầu ống trước khi thực hiện công việc sơn ống. Toàn bộ ống sau khi được sơn hoàn tất cần được làm sạch bên trong bằng khí nén và dùng giẻ, tấm ni lông hoặc bích bịt, bịt hai đầu ống trước khi vận chuyển vào gia công và lắp tại công trường. Toàn bộ ống sau khi sơn dùng gỗ để kê, chèn trong khi vận chuyển và khi cẩu phải dùng dải dây cẩu mềm hoặc bọc lót giẻ vào dây cáp cẩu để tránh gây khuyết tật bề mặt sơn. Công tác gia công ống Công việc gia công ống tại xưởng được xác định và đánh dấu trên sơ đồ với các đoạn ống có kích thước không gây ảnh hưởng yêu cầu kỹ thuật lắp cho toàn bộ tuyến ống theo thiết kế. Cắt vát mép, dùng máy mài tạo mép hàn theo yêu cầu thiết kế. Các ống thẳng được thực hiện tổ hợp và hàn nối 2 ống với nhau. Công việc lắp tổ hợp và hàn được thực hiện trên gía đỡ ống. Các ống gia công tại xưởng phải được đánh dấu bằng bút sơn màu theo tuyến, vị trí lắp và số in của ống trùng với ký hiệu được đánh dấu trên sơ đồ nhằm tránh nhầm lẫn trong quá trình lắp đặt tại công trường. Gia công đoạn ống chứa cút Kiểm tra vật liệu ống và cút đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật thiết kế. Toàn bộ các đoạn ống chứa cút sẽ được xác định và đánh dấu trên sơ đồ trước khi gia công. Công việc gia công tổ hợp và hàn các cút được thực hiện 01 mối nối cút vào ống và kiểm tra mối hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trước khi đưa vào lắp đặt. Sau khi công việc gia công tổ hợp và hàn hoàn tất tiến hành đánh dấu lên chi tiết gia công trùng với ký hiệu được đánh dấu trên bản vẽ. Phân loại kích cỡ ống và tập kết vào vị trí quy định tại xưởng gia công. Gia công đoạn ống chứa T Kiểm tra vật liệu T và ống phải đảm bảo theo yêu cầu thiết kế. Toàn bộ các đoạn ống có chứa T sẽ được xác định và đánh dấu trên sơ đồ trước khi gia công. Công việc gia công tổ hợp và hàn được thực hiện 01 mối nối của T vào ống tại xưởng gia công. Các mối nối T vào ống được gia công tổ hợp và hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thực hiện công việc kiểm tra mối hàn trước khi đưa vào lắp đặt. Sau khi công việc gia công tổ hợp và hàn hoàn tất tiến hành đánh dấu lên chi tiết gia công trùng với ký hiệu được đánh dấu trên bản vẽ. Phân loại kích cỡ ống và tập kết vào vị trí quy định tại xưởng gia công. Gia công đoạn ống chứa bích nối Kiểm tra các bích nối vào ống về tiêu chuẩn và kích thước theo yêu cầu kỹ thuật thiết kế trước khi đưa vào gia công. Công việc gia công tổ hợp ống chứa bích nối trên từng tuyến, khu vực và được xác định chính xác và đánh dấu chi tiết trên bản vẽ. Công việc hàn bích được thực hiện hàn và kiểm tra khuyết tật mối hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tại tại xưởng trước khi đưa vào lắp đặt. Sau khi công việc gia công tổ hợp và hàn hoàn tất tiến hành đánh dấu lên chi tiết gia công trùng với ký hiệu được đánh dấu trên bản vẽ thiết kế . Phân loại kích cỡ ống và tập kết vào vị trí quy định tại xưởng gia công. Gia công ống chứa côn và ống thẳng Kiểm tra xác định tuyến ống chứa ống côn đồng tâm hoặc lệch tâm và vật liệu ống thẳng cho từng tuyến theo yêu cầu thiết kế. Tiến hành đánh dấu ký hiệu các ống côn và ống thẳng bằng bút sơn màu được gia công tại xưởng trùng với ký hiệu được đánh dấu trên bản vẽ thiết kế. Gia công tổ hợp mối ghép nối cho ống côn và ống thẳng theo thứ tự tuyến ống, các ống thẳng được tổ hợp và hàn nối 2 ống thành 1 đoạn tại xưởng gia công. Sau khi công việc tổ hợp mối ghép nối ống và kiểm tra khe hở, độ đồng tâm gữa các ống hoàn tất tiến hành công việc hàn theo quy trình hàn. Đối với ống côn chỉ thực hiện tổ hợp và hàn 01 mối nối vào ống có đường kính lớn nhất. Thực hiện công việc kiểm tra mối hàn theo yêu cầu thiết kế trước khi đưa vào lắp đặt. Sau khi công việc gia công tổ hợp và hàn hoàn tất tiến hành đánh dấu lên chi tiết gia công trùng với ký hiệu được đánh dấu trên bản vẽ thiết kế và phân loại kích cỡ ống, tập kết vào vị trí quy định tại xưởng gia công. 3.3.2.2. Gia công – tổ hợp và lắp đặt tại công trường Để đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật, tiến độ thi công theo thiết kế. Đối với công việc tổ hợp và lắp đặt ống công nghệ được thực hiện theo các khu vực sau: Tổ hợp, lắp đặt ống và thiết bị khu vực cầu cảng. Tổ hợp, lắp đặt ống công nghệ và thiết bị khu vực cầu cảng nối vào bồn bể. Tổ hợp, lắp đặt ống công nghệ và thiệt bị khu vực trạm bơm, nhà xuất LPG. Khu vực ống công nghệ cầu cảng Thực hiện công việc kiểm tra cao độ toàn bộ các giá đỡ ống và thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật. Xác định, kiểm tra tâm ống cho từng tuyến và đánh dấu bằng bút sơn trên giá đỡ ống. Kiểm tra và phân loại ống, thiết bị cho các tuyến ống lắp đặt trên cầu cảng theo yêu cầu thiết kế. Vận chuyển ống, thiết bị từ xưởng gia công đến đầu cầu cảng. Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn thi công cần thực hiện tổ hợp và lắp đặt các tuyến ống từ phía ngoài vào trong trên giá đỡ ống cầu cảng. Dùng mặt bằng cầu cảng thực hiện công việc tổ hợp, hàn các mối nối ống tại công trường của các tuyến trước khi lắp đặt trên giá đỡ ống. Lắp đặt các thiết bị ống trên khu vực cầu cảng Xác định, kiểm tra và phân loại toàn bộ thiết bị lắp đặt tại các vị trí trên tuyến ống trong khu vực theo bản vẽ. Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về các kích thước lắp đặt thiết bị và ống theo yêu cầu thiết kế, công việc lắp đặt các thiết bị vào tuyến ống công nghệ được thực hiện như một mối nối ống tại công trường. Kiểm tra ống và thiết bị Sau khi các công việc kiểm tra khuyết tật mối hàn và lắp đặt toàn bộ các tuyến ống công nghệ đảm bảo yêu cầu thiết kế tiến hành thực hiện công việc thử bền toàn bộ các tuyến ống với áp lực thử theo qui định của hồ sơ thiết kế. Công tác làm sạch - sơn mối nối ống Công việc làm sạch và sơn hoàn thiện ống được thực hiện sau khi các hạng mục kiểm tra ống hoàn tất. Dùng bàn chà thép, giẻ làm sạch toàn bộ các đoạn mối nối ống và các khuyết tật tróc xước lớp sơn lót trong quá trình vận chuyển, gia công, lắp đặt. Tiến hành thực hiên công việc sơn lớp lót và lớp sơn hoàn thiện theo yêu cầu thiết kế. Kiểm tra chiều dày các lớp sơn và ghi, báo cáo kết quả. Khu vực ống công nghệ nối cảng vào khu bồn bể Công việc gia công tổ hợp và lắp các tuyến ống công nghệ được thực hiện từ tim bờ rào cầu cảng đến khu vực vào các bồn chứa. Công việc này gồm hai phần như sau: Gia công tổ hợp và lắp ống công nghệ đi chìm. Gia công tổ hợp và lắp ống công nghệ đi nổi. Gia công và lắp ống chìm Thực hiện các công việc xác định, kiểm tra và nhận bàn giao các hệ thống hào rãnh bê tông cho các tuyến ống đi qua đảm bảo theo yêu cầu thiết kế. Xác định và kiểm tra, đánh dấu các cao độ, tim các tuyến ống trên các gía đỡ ống dưới hào rãnh bê tông ống đi qua. Phân loại, kiểm tra và vận chuyển ống, thiết bị từ xưởng gia công đến khu vực lắp đặt tại công trường. Cẩu rải toàn bộ ống lên giá đỡ ống được lắp đặt trên mép hào, rãnh để thực hiện công việc tổ hợp các mối nối ống tại công trường. Dùng máy mài gia công mối ghép nối ống theo yêu cầu bản vẽ. Đồng thời tiến hành mài và kiểm tra các khe hở mối ghép và độ đồng tâm gữa các đoạn ống trước khi thực hiện công việc hàn. Công việc hàn mối nối ống được thực hiện sau khi các công việc gia công, tổ hợp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Các mối hàn hoàn thiện được làm sạch bằng bàn chà thép và tiến hành kiểm tra bằng mắt thường. Thực hiện công việc kiểm tra áp lực ống. Tiến hành làm sạch, sơn và bọc chống rỉ toàn bộ ống chìm theo yêu cầu thiết kế. Dùng cẩu để thực hiện công việc lắp các tuyến ống đi chìm dưới hào, rãnh. Công việc gia công tổ hợp và lắp đặt ống chìm được thực hiện thứ tự từng tuyến theo bản vẽ. Gia công tổ hợp và lắp đặt ống đi nổi Xác định, kiểm tra cao độ và tim ống cho các tuyến trên gía đỡ ống theo yêu cầu kỹ thuật. Phân loại, kiểm tra và vận chuyển ống, thiết bị ống từ xưởng gia công đến khu vục lắp đặt. Cẩu rải toàn bộ ống công nghệ lên giá đỡ ống để thực hiện công việc gia công tổ hợp các mối nối ống tại công trường theo bản vẽ. Dùng máy mài gia công mối ghép nối ống theo yêu cầu kỹ thuật thiết kế, tiến hành mài và kiểm tra các khe hở mối ghép và độ đồng tâm gữa các đoạn ống trước khi thực hiện công việc hàn. Công việc hàn mối nối ống được thực hiện sau khi các công việc gia công tổ hợp và kiểm tra đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Các mối hàn hoàn thành được làm sạch bằng bàn chà thép và tiến hành kiểm tra bằng mắt thường. Công việc gia công tổ hợp và lắp đặt ống nổi được thực hiện theo thứ tự tuyến ống theo bản vẽ thiết kế. Thực hiện công việc tổ hợp lắp và hàn các mối nối ống đi chìm và đi nổi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Lắp thiết bị ống Xác định, kiểm tra và phân loại toàn bộ thiết bị lắp đặt tại các vị trí trong khu vực theo bản vẽ. Công việc lắp đặt các thiết bị vào tuyến ống công nghệ được thực hiện như một mối nối ống tại công trường. Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về kích thước lắp đặt các thiết bị vào bồn bể, công việc lắp thiết bị vào bồn được thực hiện lắp song song với công việc lắp ống nhánh nối vào bồn trước khi lắp tổ hợp và hàn vào đoạn ống chính đi qua khu vực. Sau khi các công việc kiểm tra mối hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tiến hành thực hiện công việc thử bền toàn bộ các tuyến ống bằng phương pháp thử thủy lực. Công tác làm sạch - sơn ống Công việc làm sạch và sơn hoàn thiện ống được thực hiện sau khi các hạng mục kiểm tra ống đã hoàn tất. Dùng bàn chà thép, giẻ làm sạch toàn bộ các đoạn mối nối ống và các khuyết tật tróc xước lớp sơn lót trong quá trình vận chuyển, gia công và lắp đặt. Tiến hành thực hiên các công việc sơn lớp lót và lớp sơn hoàn thiện theo yêu cầu thiết kế. Kiểm tra độ dày lớp sơn và ghi, báo cáo kết quả. Khu vực ống công nghệ trạm bơm và nhà xuất LPG Công việc gia công tổ hợp khu vực trạm bơm và nhà xuất LPG được thực hiện tuần tự lắp như sau: Lắp đặt toàn bộ bơm. Lắp đặt toàn bộ ống công nghệ và các thiết bị khác. Gia công tổ hợp và lắp đặt ống công nghệ khu vực trạm bơm Công việc được thực hiện gia công và lắp ống công nghệ nối từ khu vực bồn bể đến trạm bơm LPG theo bản vẽ. Xác định và kiểm tra, đánh dấu cao độ, tim các tuyến ống trên gía đỡ ống trong khu vực theo bản vẽ. Phân loại, kiểm tra và vận chuyển toàn bộ ống, thiết bị từ xưởng gia công đến khu vực lắp đặt tại công trường. Lắp đặt bơm Công việc lắp đặt bơm được thực hiện như sau: + Kiểm tra cao độ móng bơm. + Để thực hiện công việc căn chỉnh toàn bộ bơm đạt yêu cầu kỹ thuật, trên móng bơm được lắp 04 tấm thép 100 x 200 x5mm có cao độ bằng cao độ móng bơm theo thiết kế tại các vị trí tiếp xúc với chân bơm. + Dùng các nêm vát để căn chỉnh bơm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tại 04 vị trí thép tấm chân máy bơm. Dùng xe chuyên dùng vận chuyển toàn bộ các máy bơm từ ngoài nhà trạm bơm đến lắp trên móng bơm. Dùng ni vô khung để kiểm tra độ vuông góc và độ phẳng của bơm theo yêu cầu kỹ thuật. Ghi và báo cáo kết qủa kiểm tra. Dùng gỗ đóng cốt pha bệ móng máy bơm và thực hiện công việc đổ xi ka chèn khe hở do sai lệch cho phép trong quá trình lắp đặt bơm lên bệ móng. Gia công tổ hợp và lắp đặt ống - thiết bị Xác định, kiểm tra cao độ và tim ống cho các tuyến trên gía đỡ ống theo sơ đồ thiết kế. Phân loại, kiểm tra và vận chuyển ống, thiết bị ống từ xưởng gia công đến khu vục lắp đặt. Cẩu rải toàn bộ ống công nghệ lên giá đỡ ống để thực hiện công việc gia công, tổ hợp các mối nối ống tại công trường theo bản vẽ. Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về kích thước lắp đặt, công việc gia công, tổ hợp và lắp đặt ống công nghệ khu vực trạm bơm sẽ được thực hiện lắp tuần như sau: + Lắp đặt thiết bị hoặc xác định chính xác các kích thước lắp thiết bị vào bơm. + Gia công tổ hợp và lắp toàn bộ ống nhánh vào các thiết bị trước khi thực hiện công việc lắp đoạn ống chính, gia công tổ hợp và lắp tiếp đoạn ống chính theo bản vẽ. Dùng máy mài gia công mối ghép nối ống, tiến hành mài và kiểm tra các khe hở mối ghép, độ đồng tâm gữa các đoạn ống trước khi thực hiện công việc hàn. Công việc hàn mối nối ống được thực hiện sau khi các công việc gia công, tổ hợp và kiểm tra đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Các mối hàn hoàn thiện được làm sạch bằng bàn chà thép và tiến hành kiểm tra bằng mắt thường. Gia công tổ hợp và lắp ống công nghệ nhà xuất LPG . Gia công tổ hợp và lắp ống công nghệ + Xác định, kiểm tra cao độ và tâm ống cho các tuyến trên gía đỡ ống theo bản vẽ. + Phân loại, kiểm tra và vận chuyển ống, thiết bị ống từ xưởng gia công đến khu vục lắp đặt. + Dùng máy mài gia công mối ghép nối ống theo yêu cầu bản vẽ, tiến hành mài và kiểm tra các khe hở mối ghép và độ đồng tâm gữa các đoạn ống trước khi thực hiện công việc hàn. + Công việc gia công tổ hợp và hàn ống được thực hiện dưới nền nhà và tiến hành kiểm tra khuyết tật mối hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trước khi đưa lắp vào sàn đỡ ống. + Các mối hàn hoàn thiện được làm sạch bằng bàn chà thép và tiến hành kiểm tra bằng mắt thường. + Dùng pa-lăng để thực hiện các công việc kéo ống lắp vào sàn kết cấu thép theo bản vẽ thiết kế, công việc gia công tổ hợp và lắp đặt ống nổi được thực hiện theo thứ tự từng tuyến. Lắp đặt thiết bị khu vực nhà xất LPG + Xác định, kiểm tra và phân loại toàn bộ thiết bị lắp đặt tại các vị trí trong khu vực theo bản vẽ. + Đối với công việc lắp đặt các thiết bị vào tuyến ống công nghệ được thực hiện như một mối nối ống tại công trường theo bản vẽ thiết kế. Kiểm tra ống và thiết bị. Sau khi các công việc kiểm tra khuyết tật mối hàn và lắp đặt toàn bộ các tuyến ống công nghệ đảm bảo yêu cầu thiết kế tiến hành thực hiện công việc thử bền toàn bộ các tuyến ống bằng phương pháp thử thủy lực. Công tác làm sạch - sơn ống. + Công việc làm sạch và sơn hoàn thiện ống được thực hiện sau khi các hạng mục kiểm tra ống đã hoàn tất. + Dùng bàn chà thép, giẻ làm sạch toàn bộ các đoạn mối nối ống và các khuyết tật tróc xước lớp sơn lót trong quá trình vận chuyển, gia công và lắp đặt. Tiến hành thực hiện các công việc sơn lớp lót và lớp sơn hoàn thiện theo yêu cầu thiết kế và quy trình sơn. + Kiểm tra độ dày lớp sơn và ghi, báo cáo kết quả. CHƯƠNG 4 CÔNG TÁC THỬ ÁP LỰC VÀ QUY TRÌNH AN TOÀN CHO THI CÔNG HỆ THỐNG BỒN CHỨA LPG GÒ DẦU – ĐỒNG NAI 4.1. Công tác thử áp lực 4.1.1. Thử áp lực bồn chứa LPG Quá trình mô tả các yêu cầu, các bước công việc cần thiết để thực hiện công tác thử thủy lực bồn chứa LPG thuộc hệ thống kho chứa LPG GÒ DẦU – ĐỒNG NAI 4.1.1.1. Môi chất thử Môi chất sử dụng trong quá trình thử áp phải bảo đảm trạng thái lỏng tại nhiệt độ, áp suất thử và không ăn mòn các bộ phận cấu tạo của bồn. Dự kiến sẽ sử dụng nước máy tại khu công nghiệp Gò Dầu làm môi chất thử. Nhiệt độ thử cho nằm trong phạm vi từ 17°C ÷ 50°C. 4.1.1.2. Lưu đồ Ngiệm thu Chuẩn bị cho công tác thử Kiểm tra lần cuối Khắc phục sửa chữa Chuẩn bị thiết bị ghi và đồng hồ đo áp lực Rửa sạch và bơm nước vào bồn Thử áp lực Áp suất giảm>5% Xả áp suất Không đạt Đạt CCó Lắp đặt lại thiết bị Hình 4.1. Trình tự công tác thử áp lực bồn chứa LPG 4.1.1.3. Quá trình thử Công tác chuẩn bị Máy móc thiết bị. + Bơm nước: Công suất 60 m3/h. + Bơm áp suất. + Van chịu áp lực. + Đồng hồ đo áp. + Ống chịu áp để đưa nước vào bồn để thử. + Đồng hồ đo nhiệt độ (nhiệt kế) + Ống nhòm hoặc máy kinh vĩ. Các chú ý Các thiết bị đo, ghi áp phải có chứng chỉ kiểm định cho phép. Để dể dàng cho việc quan sát, các đồng hồ đo áp suất có phạm vi đo nằm trong khoảng 1.5 ÷ 4 lần áp suất thử và đường kính đồng hồ đo áp không nhỏ hơn 150 mm. Bơm áp lực, ống chịu áp lực, máy móc và các thiết bị khác sử dụng trong quá trình thử phải có khả năng chịu đựng tốt và hoạt động tốt. Phải có tối thiểu 2 đồng hồ đo áp suất cho công tác thử áp lực, 1 ở vị trí đỉnh, 1 ở vị trí đáy bồn. Dụng cụ Các loại mặt bích (1” ;1 ½”; 2” ; 4” ; 6”, 32”) Gasket các loại Các loại khóa (từ 6 ÷ 54) Thang để kiểm tra. 4.1.1.4. Kiểm tra trước khi điền đầy nước Công tác hàn đã được hoàn thành, tất cả các mối hàn đã đạt khi kiểm tra bằng mắt và kiểm tra NDT. Khi thực hiện công tác bơm nước vào bồn, phải có sự cho phép của CĐT, TVGS. Công tác kiểm tra đảm bảo rằng tất cả những yêu cầu kiểm tra theo ITP đã được thực hiện. Vệ sinh rác rưởi, vật thể bên trong bồn trước khi bơm nước vào bồn. 4.1.1.5. Công tác điền đầy nước Dùng máy bơm bơm nước vào bồn từ lổ manway tại đỉnh bồn. Việc bơm nước vào bồn phải thực hiện dần dần. Kiểm tra cao độ móng trước khi bơm nước vào bồn, khi nước đạt ½ bồn và khi điền đầy nước. Trong quá trình bơm nước các van xả áp, lổ người chui ở trên đỉnh bồn sẽ được mở nhằm bảo đảm khí được thoát ra hết, và sẽ được đóng lại khi điền đầy nước. Khi nước đầy bồn kiểm tra lại để bảo đảm rằng khí đã thoát ra hết. Các nozzle, manway đã được bịt kín bởi các bích mù. Các bu lông tại các van, khớp nối, bích đã được siết chặt. 4.1.1.6. Trình tự thử áp lực Sơ đồ thử Hình 4.2. Sơ đồ thử áp lực bồn chứa LPG Trình tự thực hiện Khi nước đã điền đầy bồn các bên tham gia kiểm tra lại 1 lần nữa tại các van xả, đồng hồ đo, bích mù, đường ống dẫn, các khớp nối,… bảo đảm công tác chuẩn bị đã hoàn tất và tiến hành tăng áp. Áp suất thử không được nhỏ hơn 1.25 lần áp suất thiết kế, ta tiến hành thử áp tại 23 barg. Trình tự tăng áp như sau: Áp suất trong bồn được tăng dần bởi bơm áp suất, khi đạt tới 20% áp suất thử (4.6 Barg) thì dừng lại 5 phút. Tăng áp suất lên 40% áp suất thử (9.2 Barg) ngừng tăng áp và giữ trong 30 phút. Tiến hành kiểm tra rò rỉ tại các đầu nối, mặt bích,… Lần lượt tăng áp lên 60%, 80% áp suất thử và giữ trong khoảng 5 phút. Khi áp suất trong bồn tăng lên đến 23 barg thì ngừng bơm và giữ trong khoảng 60 phút. Hạ dần áp xuống còn 100% áp suất thiết kế (17.6 barg) thì giữ lại ít nhất 30 phút và tiến hành kiểm tra rò rỉ, biến dạng, và kiểm tra độ tụt áp trong bồn. Sau khi kiểm tra không tìm thấy rò rỉ và sự giảm áp không vượt quá 5% thì công tác thử áp lực đã hoàn tất, áp suất trong bồn được giảm tới áp suất môi trường và nước được xả ra ngoài hoặc chuyển qua để thử bồn tiếp theo. Chú ý: Quá trình xả áp phải được tiến hành dần dần đảm bảo áp suất trong bồn không bị giảm đột ngột có thể gây biến dạng bồn và trong quá trình xả nước (áp suất trong bồn cân bằng với áp suất môi trường) các lổ manway tại đỉnh bồn phải được tháo nắp đậy. Ghi lại tiến trình thử áp vào báo cáo. Biểu đồ tăng áp Hình 4.3. Biểu đồ tăng áp 4.1.2. Thử áp lực ống công nghệ Quy trình này mô tả các phương pháp áp dụng cho công tác thử áp lực và thử kín, chuẩn bị tài liệu hoàn công cho các hệ thống đường ống công nghệ hệ thống ống cứu hoả phù hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho công tác thiết kế và thi công công trình. Mục đích của quy trình này là cung cấp các hướng dẫn cơ bản của công tác thử áp lực cho các hệ thống đường ống công nghệ, khẳng định một cách trung thực tính nguyên vẹn của hệ thống đường ống sau khi thử. Đáp ứng các yêu cầu về công tác an toàn cho người và thiết bị trong quá trình thực hiện và quan trắc. 4.1.2.1. Lưu đồ Nhìn chung quá trình thử áp lực đối với ống công nghệ cũng tương tự với quá trình thử áp lực bồn chứa LPG. Để theo dõi trình tự của quá trình này có thể xem lại “Lưu Đồ” thử áp lực với bồn chứa LPG. 4.1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật Các tuyến đường công nghệ bằng thép Carbon sẽ được tiến hành thử theo tiêu chuẩn ASME B31.3, các hướng dẫn cụ thể được chỉ ra trong sơ đồ nguyên lý, bản vẽ Isometric và các yêu cầu đặc biệt khác bằng văn bản của chủ công trình. Với các tuyến đường ống khí điều khiển của hệ thống đo kiểm thì tiến hành thử bằng khí nén sạch phù hợp với các yêu cầu đặc biệt bằng văn bản của nhà thầu, nhưng áp suất thử không được vượt quá 110% áp suất làm việc. 4.1.2.3. Chuẩn bị trong công tác thử Các tuyến đường ống dự định thử, sau khi đã được kiểm tra chất lượng mối hàn, kích thước, sẽ được kiểm tra lại lần cuối việc hoàn thiện bằng mắt thường. Tất cả các khiếm khuyết bắt buộc sẽ được loại bỏ trước khi tiến hành thử. Tuyến dự định thử sẽ được cách ly với các tuyến chưa thử và kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn sẽ được kiểm định trước khi phát hành hồ sơ thử áp lực. Công tác chuẩn bị thử áp lực được phản ánh đầy đủ bằng văn bản chấp nhận trung gian cho phép tiến hành thử áp lực, được thẩm định bởi ban điều hành dự án và của khách hàng trước khi tiến hành thử. Tất cả công việc gia nhiệt sau khi hàn đối với các tuyến ống công nghệ theo yêu cầu thiết kế sẽ được hoàn thiện và ký xác nhận trước khi thử. Các thiết bị phụ trợ thử áp lực thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật cho công tác thử sẽ được lắp vào đúng vị trí phù hợp. Van an toàn, van điều áp, điều chỉnh lưu lượng sẽ được tháo khỏi tuyến đường ống dự định thử. Đối với van một chiều nếu không tháo khỏi tuyến đường ống thì phải tháo dời lá van (flappers) khỏi van hoặc quay nó theo chiều ngược lại. Đối với các loại van khác sẽ ở trong trạng thái mở hoàn toàn. Tất cả các mối hàn, mối nối ren và mối nối bằng mặt bích sẽ được làm sạch sỉ hàn, bụi bẩn, han gỉ hay các ngoại vật che phủ khác để dễ dàng cho quan sát trong suốt quá trình tiến hành thử áp lực. Kiểm tra các gối đỡ phụ phục vụ cho công tác thử áp lực, đảm bảo cho các tuyến ống ổn định trong suốt quá trình thử. Nước sạch dùng để thử áp lực cho tất cả các tuyến ống thép Carbon. 4.1.2.4. Chuẩn bị thiết bị ghi và đồng hồ đo áp suất Đồng hồ đo và thiết bị ghi áp suất được chọn sao cho giá trị áp suất thử rơi vào vùng giữa của giá trị vòng chia độ. Đồng hồ áp lực có đường kính tối thiểu là 150 mm. Các đồng hồ đo áp suất và thiết bị ghi áp suất sẽ được kiểm tra hiệu chỉnh và cấp giấy chứng nhận, dán tem xác nhận, trước khi tiến hành thử áp lực. Phải có tối thiểu 2 đồng hồ áp suất mỗi loại cho công tác thử áp lực. Các đồng hồ áp suất này sẽ được đặt ở vị trí dự định trước, 01 chiếc ở vị trí cao, 01 ở vị trí thấp (tốt nhất là ở vị trí cao nhất và thấp nhất, nằm ở đầu và cuối của tuyến thử). Thiết bị ghi áp suất được đặt trên tuyến thử ở vị trí mà gradian nhiệt độ có thể được đo chính xác. Kiểm tra đồ thị biểu diễn kết quả thử áp lực và quyết định tính hợp pháp của công tác thử ở thời điểm bắt đầu và kết thúc cửa từng lần thử. 4.1.2.5. Rửa sạch và làm đầy đường ống Các tuyến đường ống trước khi thử sẽ được rửa sạch bằng bơm nước sạch với lưu lượng lớn. Rửa đường ống qua các công việc sau: + Bơm đầy nước vào đường ống. + Mở van xả. + Tăng dần áp lực nước qua hệ thống điều khiển máy bơm. Kiểm tra bằng mắt thường nước đã được xả ra từ vòi xả, quá trình bơm rửa thực hiện liên tục cho tới khi nước xả không còn lẫn các tạp chất, thông thường lượng nước dùng cho bơm rửa lớn hơn 3 lần thể tích bên trong của đường ống. 4.1.2.6. Thử áp lực Sau khi rửa sạch đường ống sẽ tiến hành bơm nước vào đầy tuyến với van xả khí được lắp ở vị trí cao nhất của tuyến. Thử áp lực được làm theo qui định của thiết kế, trong trường hợp thiết kế không quy định thì áp lực thử không nhỏ hơn 1,5 áp suất làm việc. (4.1) Trong đó: + Pt Áp suất thử bền đường ống. + 1,5 Hệ số thử. + Ptk Áp suất thiết kế. Quá trình thử áp lực được tiến hành như sau: + Sau khi bơm rửa, tiến hành đóng van xả. + Kiểm tra, xiết chặt các mối nối bằng bu-lông và ê-cu của các mặt bích hoặc mối nối ren của đồng hồ áp lực. + Vùng đang tiến hành thử áp lực phải được treo bảng ghi rõ “THỬ ÁP LỰC”. + Áp suất của máy bơm tăng dần cho tới khi đạt được áp suất thử. + Tắt máy bơm, nhân viên kiểm tra tiến hành kiểm tra áp suất duy trì trên đồng hồ áp lực. Áp suất thử được bơm bằng máy bơm phù hợp đảm bảo cho áp suất không được tăng đột ngột. Khởi đầu tăng áp suất lên 25% của áp suất thử, sau đó tiếp tục tăng áp suất từng bước với giá trị 25% cho đến khi đạt đến giá trị 100% của áp suất thử. Máy bơm sẽ được ngăn cách với hệ thống đường ống qua các van cách ly. Sau khi đạt đến áp suất thử, tiến hành giữ áp suất thử bằng đóng van cách ly và áp suất thử sẽ được duy trì để đảm bảo đủ thời gian có thể xem xét tình trạng của tuyến đường ống nhưng không ít hơn 15 phút. Người kiểm tra kỹ thuật sẽ tiến hành xem xét kỹ lưỡng phát hiện các hiện tượng rò rỉ ở từng mối nối liên kết. Xem xét đồ thị của áp suất được ghi, kết hợp với quan sát đồng hồ chỉ thị áp suất để xem xét, đánh giá tình trạng mất áp suất. Nếu áp suất bị giảm trong quá trình thử lớn hơn 5%, công tác thử áp lực phải tiến hành lại. Áp suất và thời gian thử sẽ được ghi lại vào biểu đồ thị, được ký nhận bởi đại diện của đơn vị thi công, đại diện của khách hàng và cơ quan thứ đăng kiểm thứ 3 nếu có. Tài liệu này sẽ được đưa vào hồ sơ thử áp lực. 4.2. Quy trình an toàn cho thi công hệ thống bồn chứa LPG 4.2.1. Chính sách an toàn Nhằm đảm bảo an toàn cho con người, máy móc thiết bị, tài sản và môi trường trong quá trình gia công chế tạo và lắp đặt kết cấu kim loại. Công ty Xây Lắp Đường Ống Bồn Bể Dầu Khí (PVC - PT) thực hiện chính sách an toàn theo hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước qui định về sức khỏe, an toàn và môi trường. Qui trình an toàn này và tất cả các tài liệu khuyến cáo về an toàn khác dựa trên quan điểm rằng sức khỏe và an toàn, môi trường có vị thế ngang với các mục tiêu sản xuất khác. Mọi người tham gia công trình phải thực hiện đầy đủ những qui định về an toàn lao động và vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và thực hiện đầy đủ những nội qui, qui định của khách hàng và của PVC - PT về an toàn bảo hộ lao động. Tất cả CBCNV tham gia thi công, hàng ca làm việc trên công trình phải có đầy đủ những trang bị bảo hộ cá nhân tối thiểu như: Quần áo, mũ cứng chống chấn thương sọ não, găng tay, kính bảo vệ mắt… Khi làm việc ở trên cao từ 2.0 mét trở lên bắt buộc phải đeo dây an toàn. Trong trường hợp tai nạn hay có việc phát sinh bất ngờ ở bất kỳ vị trí sản xuất nào, tất cả các chi tiết phải được điều tra và báo cáo cặn kẽ và có ngay hành động khắc phục để tránh xảy ra trường hợp tương tự. 4.2.2. Tổ chức an toàn và trách nhiệm Trưởng ban Điều hành Dự án Trưởng ban Điều hành dự án là người chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước và Tổng Giám đốc công ty Xây lắp Đường ống Bồn bể Dầu khí về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh lao động, thực hiện các chế độ chính sách, các qui định pháp luật về an toàn lao động, bảo vệ môi trường đối với người lao động trong suốt quá trình tham gia thi công công trình. Chỉ huy trưởng công trường Giám sát thực hiện đầy đủ những nội dung trong qui trình này trong suốt thời gian thi công công trình. Theo dõi thường xuyên, xem xét và phát huy tính hiệu quả của qui trình. Xem xét các báo cáo và giải quyết các báo cáo, đảm bảo rằng các hành động khắc phục đã được tiến hành. Cung cấp đầy đủ các điều kiện như trang thiết bị...để có thể thực hiện tốt các yêu cầu về sức khỏe, an toàn và môi trường cần thiết. Giám sát an toàn - Trước khi thi công công trình và trước khi bắt đầu một công việc mới cán bộ an toàn có trách nhiệm hướng dẫn tại công trường cho tất cả mọi người lao động. Nhận biết được các chỉ dẫn an toàn phải thực hiện trong qui trình an toàn này. Sau khi hướng dẫn, nếu có bất cứ điều gì chưa rõ phải hỏi ý kiến cán bộ an toàn để được giải đáp cụ thể và chỉ khi nào hiểu rõ mới được làm việc ở công trường. Hàng ngày phải có mặt tại công trường để kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động vệ sinh lao động của mọi người trong suốt quá trình tham gia công trình. Kiểm tra các điều kiện vệ sinh lao động và nghỉ ngơi của CBCNV trong quá trình thi công công trình. Tham dự tất cả các cuộc họp an toàn và báo cáo tất cả các vấn đề tồn đọng tới giám đốc dự án (trưởng Ban ĐH, chỉ huy trưởng công trình). Y tế công trường Tại công trường thi công, hàng ngày phải có cán bộ y tế trực với đầy đủ thuốc men và dụng cụ y tế phục vụ sơ cấp cứu ban đầu khi có tai nạn xảy ra. Các cá nhân khác Tất cả các cá nhân tham gia dự án đều phải có trách nhiệm tự bảo vệ mình và những người xung quanh cụ thể là: Phải tuân thủ tất cả các yêu cầu an toàn của dự án. Tránh mọi việc làm có thể gây ra nguy hiểm cho bản thân và cho những người khác. Thông báo cho chỉ huy trưởng công trường, giám sát an toàn hay những người có trách nhiệm khác về nguy cơ tiềm tàng về sức khỏe và an toàn hay bất cứ điều gì có thể gây tai nan. Đối với khách tham quan: Trước khi vào công trường phải chấp hành nội qui công trường, phải thông báo tới chỉ huy trưởng công trường để được cấp các loại trang bị bảo hộ lao động phù hợp và cử người cùng đi. 4.2.3. Các biện pháp an toàn trong thi công hệ thống bồn chứa LPG Trang bị bảo hộ lao động cá nhân Trong quá trình thi công dự án, những nguy hiểm đối với người lao động phải được giữ gìn đề phòng tới mức thấp nhất. Trang bị bảo hộ lao động cá nhân là một biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động hữu hiệu đối với người lao động. Người lao động có trách nhiệm sử dụng triệt để các loại trang bị bảo hộ được cấp. Trước khi cấp phát trang bị bảo hộ cá nhân, cán bộ an toàn phải kiểm tra kỹ chất lượng và qui cách, đặc biệt là mũ đội đầu. Bảo vệ đầu Mũ nhựa cứng phải được sử dụng ở bất cứ nơi nào trong suốt thời gian ở trên công trường, trừ khu vực cho phép nghỉ ngơi uống nước (khu vực này có bảng chỉ dẫn cho phép nghỉ ngơi). Bảo vệ mắt Kính bảo hộ lao động bảo vệ mắt phải được sử dụng ở bất cứ nơi nào trong suốt thời gian ở trên công trường, ngoài ra trong từng công việc cụ thể người lao động phải sử dụng các loại kính phù hợp với công việc của mình ví dụ như khi hàn phải đeo mặt nạ hàn, khi mài, đánh bóng và làm sạch bề mặt kim loại phải đeo mặt nạ mài hoặc kính bảo hộ... Bảo vệ các bộ phận hô hấp Nơi làm việc có nhiều bụi phải được trang bị các thiết bị ngăn bụi như khẩu trang đặc biệt là khu vực hàn, mài làm bóng kim loại. Khi phun cát, phun sơn phải đeo các mõm thở chuyên dùng… Bảo vệ tay và cánh tay Tùy theo từng loại hình công việc người lao động phải được trang bị găng tay phù hợp với công việc của mình như khi hàn thợ hàn phải sử dụng găng tay da dài tay, thợ lắp ráp... sử dụng găng tay vải bạt. Bảo vệ chân Giầy hoặc ủng bảo hộ lao động phải được sử dụng ở bất cứ nơi nào trong suốt thời gian ở trên công trường. Giầy hoặc ủng bảo hộ lao động phải có mõm sắt, chống được trơn trượt. Quần áo bảo hộ lao động Người lao động chỉ được phép vào công trường khi trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ lao động đã được Ban Điều hành Dự án và công trường cấp phát, có ghi tên công ty, để thuận tiện cho việc kiểm tra công tác an toàn lao động và quản lý lao động trên công trường. Mọi hành vi vi phạm qui định này đều phải được mời ra khỏi công trường. Bảng hiệu và bảng chỉ dẫn Bố trí đầy đủ bảng hiệu cảnh báo an toàn, những bảng hiệu tuyên truyền thực hiện an toàn cho mọi người biết và thực hiện. Các bảng hiệu đặt phải được đặt ở những nơi nguy hiểm hoặc có thể gây nguy hiểm trên công trường và những vị trí mà mọi người khó nhận ra các mối nguy hiểm, đồng thời phải đặt ở những vị trí mà mọi người dễ nhận ra. Người lao động phải thường xuyên kiểm tra các bảng thông báo, bảng hiệu và bảng chỉ dẫn đồng thời ghi chép những điều có lợi cho mình. An toàn về phòng cháy chữa cháy Tất cả cán bộ công nhân viên tham gia thi công công trình đều phải được học tập về công tác an toàn PCCC, biết cách sử dụng các công cụ chữa cháy được bố trí tại công trường một cách thuần thục. Mọi người khi vào công trường chỉ được phép hút thuốc tại những nơi có bảng chỉ dẫn cho phép hút thuốc. Phương tiện phòng cháy chữa cháy phải được bố trí đầy đủ tại công trường đặc biệt là bình cứu hỏa xách tay để ứng cứu kịp thời khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Khi xảy ra cháy: + Báo động toàn công trường. + Gọi điện cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp số điện thoại 114 Dùng tất cả các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị tại công trường để cứu chữa kịp thời. Khẩn trương tổ chức cứu người trong đám cháy An toàn thiết bị Tất cả các loại thiết bị, xe máy tham gia công trình đều phải có chứng chỉ kiểm định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành mới được phép vào làm việc tại công trình. Tất cả cán bộ công nhân viên tham gia vận hành các thiết bị, xe máy đều phải có giấy phép vận hành của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép. Tất cả các loại cáp sử dụng cho cẩu, móc hàng, maní... phải có chứng chỉ của nhà chế tạo và các loại móc kẹp phải đánh số thứ tự (Dụng cụ này có sổ theo dõi định kỳ). Tập kết vật tư - thiết bị tại bãi thi công Vật tư thiết bị tập trung về bãi phục vụ cho thi công phải sắp xếp hợp lý, gọn gàng. Các vật tư là ống khi xếp phải được kê chèn cẩn thận tránh bị xô đẩy khi làm việc gây ra nguy hiểm cho người lao động. Tất cả các chai chứa oxy, axetylen, bình gas phải có chứng chỉ của bình chứa và phải được xếp vào rọ có che chắn ánh nắng và các tia hàn bắn vào đồng thời phải có đồng hồ đo áp lực và van chống cháy ngược chống hiện tượng cháy nổ. Chai oxy và chai axetylen, bình gas phải để đúng khoảng cách qui định, dây dẫn hơi và dây dẫn điện không được kéo chồng chéo lên nhau, và tiếp xúc với nước. Công việc chế tạo và lắp đặt bồn: Người lao động thực hiện việc nào phải hiểu rõ nội dung của công việc đó. Khi thi công trên cao, các dụng cụ cá nhân như: Búa tay, cờlê…phải có túi đựng chuyên dùng, khi có người làm việc ở trên cao tổ, đội phải bố trí người cảnh giới hoặc có biển báo ở những khu vực cần thiết. Khi làm việc trên cao bắt buộc người lao động phải đeo dây an toàn, đồng thời phải móc dây vào vị trí cố định chắc chắn, trèo lên cao phải dùng thang có đế vững chắc.Trường hợp khi có giông gió lớn, ban đêm không đủ ánh sáng thì phải ngưng làm việc. Trước khi lắp đặt tôn vào vị trí của thành bồn phải chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị và các điều kiện đảm bảo an toàn như dọn dẹp khu vực thi công, bố trí người cảnh giới, và bố trí biển báo, khoanh vùng làm việc bằng dây cảnh báo an toàn, phân công người chỉ huy lắp dựng. Khi tiến hành lắp dựng thành bồn, người chỉ huy lắp dựng và thợ lái cẩu phải có tín hiệu thống nhất để đưa vật liệu vào gá lắp đảm bảo an toàn. Chỉ được tháo cáp giữ tôn sau khi tôn đã được hàn đính chắc chắn với thành bồn theo đúng thiết kế. Khi thành bồn được dựng lên có độ cao từ 2.0 mét trở lên phải tiến hành lắp dựng giàn giáo xung quanh bồn để người lao động dễ dàng thao tác. Khi làm việc trong bồn kín, phải trang bị hệ thống quạt thông gió, điện chiếu sáng phải đảm bảo đủ ánh sáng để làm việc, dây dẫn điện phải được bọc kín và kiểm tra thường xuyên, đồng thời phải bố trí người quan sát cảnh giới. Khi tiến hành lắp dựng dàn kèo mái bồn, các gối đỡ dùng trong lắp ráp kết cấu kèo mái phải được đặt chính xác và chắc chắn, trụ đỡ tạm thời ở trung tâm phải được cố định chắc chắn và được giữ lại cho tới khi kết thúc việc thi công mái. Công việc chế tạo và lắp đặt đường ống, phụ kiện cho bồn Trước khi tiến hành công việc phải kiểm tra lại các dụng cụ gá lắp có liên quan như định tâm, dây treo ống, thiết bị nâng cẩu, gối đỡ ống... đang ở tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động an toàn. Khi căn chỉnh ống tuyệt đối không được dùng tay đặt vào đầu mép các ống thuộc đầu gá lắp, tín hiệu điều khiển việc nâng hạ khi gá lắp ống phải được thống nhất với thợ lái cẩu và do một người có kinh nghiệm thực hiện. An toàn đối với công việc lắp ráp và tháo dỡ giàn giáo Giàn giáo được công nhân lành nghề có chứng chỉ giàn giáo dựng, và do đốc công giỏi, có kinh nghiệm kiểm tra giám sát. Đốc công phải biết mục đích làm giàn giáo, trọng lượng đặt lên giàn giáo, cách dựng, bảo dưỡng giàn giáo ở trong tình trạng kỹ thuật tốt trong suốt thời gian sử dụng. Khi thực hiện công việc bắt buộc người lao động phải đeo dây an toàn, dây an toàn phải được móc vào vị trí cố định chắc chắn. Tất cả các dụng cụ tháo lắp như cờ lê, mỏ lết, búa...đều phải được kiểm tra trước khi tiến hành công việc đồng thời phải có túi đựng đeo vào người. Khi lắp ráp giàn giáo các chi tiết như ống, khóa, gỗ ván mặt sàn...phải được kiểm tra bởi cán bộ kỹ thuật lắp ráp giàn giáo (có thể đánh dấu bằng mà thể hiện chi tiết đã được kiểm tra) những chi tiết hư hỏng hoặc nghi ngờ hư hỏng đều không được phép sử dụng. Tùy theo độ cao thành bồn trong quá trình lắp đặt mà lắp đặt giàn giáo cho phù hợp với thao tác của thợ lắp ráp và thợ hàn. Sau khi lắp đặt ống giàn giáo các khóa phải được xiết chặt ngay, đề phòng xiết lỏng hoặc quên sẽ gây tai nạn. Toàn bộ giàn giáo được bố trí chạy dọc quanh bồn và được liên kết với nhau, đồng thời phải có lan can tay vịn bao quanh đảm bảo an toàn cho người lao động. Không cho phép 2 nhóm làm việc ở hai độ cao khác nhau theo cùng một phương thẳng đứng. Việc tháo dỡ giàn giáo được thực hiện ngược với quá trình lắp dựng nghĩa là cái gì lắp sau thì tháo trước. Vật tư giàn giáo tháo dỡ ra phải được chuyển tới nơi qui định, đảm bảo an toàn cho người lao động. Công việc làm sạch và sơn chống ăn mòn kim loại Tất cả các công nhân làm công việc làm sạch và sơn chống ăn mòn kim loại phải chấp hành đầy đủ những qui định riêng của công việc. Sử dụng đầy đủ các trang thiết bị phòng hộ bảo vệ cá nhân, mặt nạ phòng độc, kính bảo hộ, khẩu trang và găng tay chống hóa chất. Thợ phun cát, thợ máy nén khí, thợ trực máy cát phải thống nhất tín hiệu khi làm việc. Thợ phun cát chỉ được buông vòi sau khi máy nén khí đã ngừng chạy, hoặc van khí đã được đóng ở vị trí an toàn. Khi phun cát thợ phun phải đứng xuôi chiều gió để tránh và giảm bụi. + Cấm thợ phun cát hướng vòi phun về hướng có người đang làm việc hay nơi để các thiết bị. + Khu vực phun cát làm sạch bề mặt kim loại phải được che chắn để bảo vệ môi trường và phải có biển báo cấm mọi người không được đi qua lại khu vực làm việc. Việc pha chế sơn và dung môi: Khi pha dung môi và sơn cần chú ý: + Không dùng các cây sắt để quậy sơn dễ gây ra tia lửa nguy hiểm. + Không được để sơn và dung môi gần những nơi phát nhiệt. Kho để sơn và dung môi phải có cửa thông thoáng, phải có quạt để hút hơi ở trong kho ra. + Không được dùng đèn công nghiệp để soi rọi chỗ đang sơn mà phải dùng đèn ắc qui 12V-36V để đảm bảo an toàn. + Tất cả giẻ lau, rác thải phải tập trung vào thùng qui định, có nắp để đảm bảo vệ sinh môi trường. An toàn cho tủ điện Tất cả các tủ điện phải được đặt nơi khô ráo, tủ điện phải có dây tiếp đất, tránh điện rò rỉ, tủ điện phải có nắp che chắn, bảo vệ an toàn. Ổ cắm và đầu cắm điện phải được che chắn, tránh mưa gió. Cấm tất cả mọi người không có trách nhiệm đến gần nơi tủ điện. Tủ điện chỉ giao cho thợ điện có chuyên môn mới được đấu dây dẫn điện cho các thiết bị tiêu thụ điện. An toàn khi sử dụng đèn cắt khí Gas, bằng tay hay máy cắt tự động Khi sử dụng các đèn cắt hơi bằng khí gas cần chú ý: Kiểm tra dây dẫn khí, các khớp nối dây, van đồng hồ đo áp lực khí trong chai. Tất cả các chai chứa khí oxy và Axêtylen gas phải được xếp vào rọ có che chắn ánh nắng và các tia lửa bắn vào gây cháy nổ. Các chai oxy, gas phải để đúng khoảng cách qui định an toàn (tối thiểu là 5 mét). Các chai chứa khí phải để xa những nơi có dầu mỡ và những nơi phát sinh nhiệt. Các đầu chai và dây không được dính dầu mỡ. Khi cắt phải có biện pháp che chắn tia lửa không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Khi làm việc, thợ cắt phải sử dụng đầy đủ những trang bị phòng hộ cá nhân, găng tay da, kính bảo vệ mắt. Sau khi hết ca làm việc phải đóng van chai khí, xả hết khí thừa trong dây, cuộn dây treo vào nơi qui định. Cấm tất cả những người không được phân công sử dụng đèn cắt. An toàn khi sử dụng máy cắt thép Kiểm tra an toàn trước khi làm việc. Kiểm tra an toàn về điện (Máy cắt phải có dây tiếp đất). Kiểm tra các bộ phận che chắn, bảo hiểm đá. Kiểm tra an toàn độ tin cậy của đá. Kiểm tra những vật chướng ngại xung quanh. Quan sát hiện trường và đặt máy ở nơi ít người qua lại. Lắp đá mài vào máy phải theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng kích thước của đá, đảm bảo an toàn. Không được cắt thép có kích thước lớn qúa qui định của máy. Hết ca làm việc phải cắt nguồn điện ra khỏi máy và dọn vệ sinh sạch sẽ. Phương pháp mài an toàn Kiểm tra máy mài, công tắc máy, dây dẫn điện, bảo hiểm đá. Lắp đá mài phải phù hợp với tốc độ vòng quay của máy. Khi mài phải đeo mặt nạ, kính bảo vệ mắt, đeo găng tay, khẩu trang chống bụi. Chú ý khi mài không tỳ mạnh làm quá tải môtơ dẫn đến vỡ đá, gây nguy hiểm. Hết ca làm việc phải cắt điện, cuốn dây, cất máy vào nơi quy định. Công tác vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường: Trên bãi thi công phải được bố trí các thùng rác, các tổ, đội sản xuất sau mỗi ca làm việc phải bố trí người đi thu dọn rác trên bãi thi công, nghiêm cấm các hành vi xả rác tùy tiện trên bãi thi công. Tổ chức thực hiện Ban Điều hành Dự án, Đội thi công, phụ trách an toàn công trường, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình đôn đốc thực hiện nghiêm túc tất cả các điều kiện đảm bảo an toàn lao động được nêu ra trong qui trình an toàn này. Cán bộ phụ trách an toàn lao động và cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên có mặt tại công trường để kiểm tra giám sát việc thực hiện các qui định về an toàn lao động và báo cáo hàng ngày về Ban Quản lý Dự án. Khi các điều kiện đảm bảo về an toàn lao động được nêu trong qui trình an toàn này chưa được đáp ứng đầy đủ hoặc khi phát hiện những yếu tố mất an toàn trong khi thi công, cán bộ an toàn phải nghiêm khắc đề nghị tới cán bộ trực tiếp thi công, chỉ huy trưởng công trường dừng thi công để khắc phụ kịp thời, đồng thời báo cáo bằng văn bản về Ban Điều hành Dự án để chỉ đạo thực hiện khắc phục. Sau khi khắc phục xong mới được phép tiếp tục thi công. Biện pháp an toàn này được cán bộ an toàn phổ biến và quán triệt thực hiện tới tất cả CBCNV trực tiếp tham gia thi công hạng mục công trình nêu trên. KẾT LUẬN Sau thời gian thực tập, tìm hiểu làm đồ án, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Thịnh cùng các thầy cô trong bộ môn Thiết bị dầu khí và công trình em đã hoàn thành đồ án với đề tài: “Quy Trình Thi Công Hệ Thống Bồn Chứa LPG GÒ DẦU – ĐỒNG NAI” Nội dung đồ án gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan về công tác thu gom cất chứa dầu khí ở việt nam Chương 2: Hệ thống bồn chứa LPG Gò Dầu – Đồng Nai Chương 3: Quy trình thi công lắp đặt hệ thống bồn chứa LPG Gò Dầu – Đồng Nai Chương 4: Công tác thử áp lực và quy trình an toàn cho thi công hệ thống bồn chứa LPG Gò Dầu – Đồng Nai Với kiến thức, tìm hiểu thực tế và tài liệu có hạn nên trong đồ án không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Thịnh, các thầy cô trong bộ môn Thiết bị dầu khí và công trình và XNLD vietsovpetro cùng các kỹ sư thiết kế thi công trong Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) đã giúp em hoàn thành đố án. Hà nội, tháng 6 năm 2010 Sinh viên Phùng Xuân Hào DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG ĐỒ ÁN STT SỐ HÌNH VẼ TÊN HÌNH TRANG 1 Hình 1.1 Sơ đồ nguyên tắc thu gom khí đồng hành 07 2 Hình 1.2 Các sơ đồ thu gom khí 08 & 09 3 Hình 1.3 Các sơ đồ thu gom a, b, c, ở mỏ khí Tiền Hải Thái Bình 09 & 10 4 Hình 2.1 Mô hình 3D hệ thống bồn chứa LPG 12 5 Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống bồn chứa LPG 13 6 Hình 3.1 Sơ đồ mặt bằng thi công bồn chứa LPG 27 7 Hình 3.2 Sơ đồ đi dây thiết bị điện hệ thống LPG 28 8 Hình 3.3 Các tấm tôn đã được gia công 29 9 Hình 3.4 Tấm lót (được sử dụng cho tấm đáy) 29 10 Hình 3.5 Các cột đỡ bồn chứa LPG 30 11 Hình 3.6 Buloong móng bồn chứa LPG 31 12 Hình 3.7 Móng bê tông bồn chứa LPG 31 13 Hình 3.8 Độ cao của móng bồn chứa LPG 32 14 Hình 3.9 Bề mặt móng bồn chứa LPG 33 15 Hình 3.10 Mô hình lắp đặt bồn 40 16 Hình 3.11 Trình tự công việc lắp dựng bồn 41 17 Hình 3.12 Kiểm tra lấy dấu để bắt bulong trên bề mặt móng 42 18 Hình 3.13 Lắp dựng giàn giáo 44 19 Hình 3.14 Sàn thao tác 44 20 Hình 3.15 Mặt cắt các tấm xích đạo 45 21 Hình 3.16 Lắp tấm xích đạo 45 22 Hình 3.17 Căn chỉnh các tấm khi gá lắp 46 23 Hình 3.18 Kiểm tra đường kính khi lắp đặt các tấm 46 24 Hình 3.19 Lắp dựng tấm bồn phía dưới 47 25 Hình 3.20 Lắp đặt chỏm bồn dưới 47 26 Hình 3.21 Căn chỉnh chỏm cầu dưới 48 27 Hình 3.22 Lắp dựng tấm phía trên 49 28 Hình 3.23 Lắp dựng giàn giáo bên trong 49 29 Hình 3.24 Xử lý nhiệt sau khi hàn 50 30 Hình 3.25 Phủ bạt trước khi hàn 51 31 Hình 3.26 Thử thủy tĩnh bồn 51 32 Hình 4.1 Trình tự công tác thử áp lực bồn chứa LPG 67 33 Hình 4.2 Sơ đồ thử áp lực bồn chứa LPG 69 34 Hình 4.3 Biểu đồ tăng áp 70 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG ĐỒ ÁN STT SỐ HIỆU BẢNG TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 2.1 Các thông số cơ bản của LPG 18 2 Bảng 2.2 Các thiết bị được sử dụng trong thi công bồn chứa LPG 19 3 Bảng 3.1 Nhân lực thi công tại công trường 21 & 22 4 Bảng 3.2 Quy cách và chủng loại vật tư chủ yếu sử dụng xây lắp các hạng mục công trình 22 BẢNG QUY ĐỔI VÀ CÁC ĐƠN VỊ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỒ ÁN 1 inch (in) = 25,4 mm 1 foot (ft) = 0,305 m 1 pound = 4,54 N 1 at = 760 mmHg TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. PGS – TS Lê Xuân Lân (2005), Thu gom – xử lý dầu – khí – nước, Nxb Đại học mỏ địa chất. [2]. Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), Các bản báo cáo quá trình thiết kế và thi công cho hệ thống bồn chứa LPG.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐA.Hào.doc
Luận văn liên quan