Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu kinh doanh tại Công ty Cổ phần Intimex Mỹ Phước – thực trạng và giải pháp

Công ty Cổ phần Intimex Mỹ Phước đã thực hiện tốt công tác kinh doanh và đang từng bước khẳng định mình trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bằng việc mở rộng mối quan hệ với các thị trường nước ngoài và đạt được hiểu quả cao. Cơ cấu mặt hàng tương đối ổn định và phong phú hơn, kim ngạch và lợi nhuận ngày càng tăng cao qua các năm. Trong hoạt động kinh doanh công ty luôn đặt uy tín, năng suất, chất lượng, hiệu quả lên hàng đầu. Trong đó yếu tố “uy tín” với khách hàng trong và ngoài nước luôn là mối quan tâm lớn nhất của công ty. Để đạt được điều đó không chỉ một cá nhân, một phòng ban nào mà đòi hỏi sự đoàn kết, nhất trí, sự phối hợp nhịp nhành, ăn khớp giữa các phòng ban, đòi hỏi sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao của cả tập thể công ty. Hiện nay công ty được đánh giá là một trong những công ty xuất khẩu nông sản hàng đầu, hoạt động có hiệu quả, có bộ máy tổ chức hợp lý. Trong tương lai, công ty sẽ tiếp tục cố gắng phát triển về mọi mặt để hoạt động kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả cao nhất, trở thành một tập đoàn đa ngành, đa nghề.

doc48 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3047 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu kinh doanh tại Công ty Cổ phần Intimex Mỹ Phước – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đến việc tìm kiếm khách hàng cũng như thị trường mới để nâng cao doanh số bán và kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng. 1.4.4. Kim ngạch xuất khẩu cà phê theo loại cà phê Bảng 1.4: Tình hình xuất khẩu cà phê theo cơ cấu mặt hàng Đơn vị tính: Tấn Loại cà phê Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Robusta loại 2 39.660 52,52 50.773 54,89 11.113 28,02 Robusta loại 1 26.342 34,9 28.435 30,74 2.093 7,95 Arabica 9.498 12,58 13.292 14,37 3.794 39,94 Tổng 75.500 100 92.500 100 17.000 22,5 (Nguồn: phòng Kinh doanh xuất khẩu) Qua bảng số liệu ta thấy sản lượng cà phê xuất khẩu tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2010 tổng sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 22,5% tương ứng với 17.000 tấn so với năm 2009. Trong đó: - Sản lượng cà phê Robusta loại 2 tăng 28,02% tương ứng với 11.113 tấn so với năm 2009. - Sản lượng cà phê Robusta loại 1 tăng 7,95% tương ứng với 2.093 tấn so với năm 2009. - Sản lượng cà phê Arabica tăng 39,94% tương ứng với 3.794 tấn so với năm 2009. Sản lượng cà phê xuất khẩu tăng là do cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty và công ty luôn chú trọng đến việc phát triển chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng xuất khẩu… Song song đó, thương hiệu Intimex đã được nhiều nước trên thế giới biết đến và tin dùng. 1.4.5. Kim ngạch xuất khẩu cà phê theo cơ cấu thị trường Bảng 1.5: Tình hình xuất khẩu cà phê theo cơ cấu thị trường Đơn vị tính: nghìn USD Năm 2009 2010 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) EU 43.410 49,47 116.952 52,43 73.542 169,41 US 26.641 30,36 67.052 30,06 40.411 151,69 ASIA 11.969 13,64 32.679 14,65 20.710 173,03 AUSTRALIA 3.378 3,85 3.836,5 1,72 458,5 13,57 ECUADOR 2.352 2,68 2.543 1,14 191 8,12 Tổng 87.750 100 223.062,5 100 135.312,5 154,2 (Nguồn: phòng Kinh doanh xuất khẩu) Thị trường EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Intimex My Phuoc và cũng là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty. Đây là một thị trường lớn và đầy tiềm năng đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu của công ty. Năm 2010 lượng cà phê xuất khẩu qua EU chiếm 52,43% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty và tăng 169,41% tương ứng 73.542 USD so với năm 2009. Thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của công ty. Năm 2010 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cà phê chiếm 30,06% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty và tăng 151,69 % tương ứng với 40.411 USD so với năm 2009. Cả hai thị trường trên đều là thị trường khó tính, với nhiều yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm. Do vậy để có thể duy trì được mối quan hệ giao thương với các quốc gia này thì công ty cần nổ lực hơn nữa trong việc ổn định và nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. Ngoài các thị trường trọng điểm công ty còn xuất khẩu cà phê sang các nước ở khu vực Châu Á như Thái Lan, Singapo, Trung Quốc, Nhật Bản… và các nước ở Australia, Ecuador. Sản lượng cà phê xuất khẩu sang các thị trường này cũng chiếm tỷ trọng khá cao. Cụ thể: - Năm 2010 lượng cà phê xuất khẩu sang ASIA chiếm 14,65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty và tăng 173,03% tương ứng với 20.710 USD so với năm 2009. - Năm 2010 lượng cà phê xuất khẩu sang Australia chiếm 1,72% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty và tăng 13,5% tương ứng với 585,5 USD so với năm 2009. - Năm 2010 lượng cà phê xuất khẩu sang Ecuador chiếm 1,14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty và tăng 8,12% tương ứng với 191USD so với năm 2009. 1.4.6. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 1.4.6.1. Thuận lợi Công ty là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương nên nhận được sự hỗ trợ không nhỏ của Bộ trong quá trình kinh doanh của mình. Việc xây dựng được uy tín với nhiều đối tác đã khiến cho việc huy động vốn từ Ngân hàng dễ dàng và nhanh chóng. Nguồn hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu được thu mua ở các vùng Tây Nguyên, nơi có lực lượng lao động giá rẻ đã phần nào tăng sức cạnh tranh về giá so với các đối thủ cùng ngành, nâng cao lợi nhuận cho công ty. Phương thức thanh toán chủ yếu của công ty là CAD và L/C. Vì khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Vì vậy với phương thức thanh toán này có lợi cho công ty, đảm bảo thu hồi vốn một cách chắc chắn. Thương hiệu Intimex đã tạo dựng cho mình một chỗ đứng khá vững chắc trên thương trường với nhiều bạn hàng lớn ở nhiều quốc gia khác nhau. Có mối quan hệ khắn khích với khách hàng lâu năm nên số lượng hợp đồng được ký kết hàng năm khá ổn định và rủi ro trong thanh toán và kinh doanh xuất nhập khẩu thấp. Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, công ty luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Chính điều này đã giúp cho công ty tạo được sự tín nhiệm ở khách hàng quen và có thêm nhiều khách hàng mới. Ngoài ra, công ty còn sở hữu một đội ngũ cán bộ, công nhân viên năng động, đầy nhiệt huyết, trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm nên hoạt động xuất nhập khẩu của công ty luôn được tiến hành một cách thuận lợi và nhanh chóng. 1.4.6.2. Khó khăn Các mặt hàng nông sản mà công ty thu mua thường từ các hộ gia đình và một số ít các trang trại kinh tế tư nhân nhỏ với chi phí đầu tư thấp, máy móc kỹ thuật còn thô sơ, lạc hậu, phương pháp chăm sóc cổ truyền… nên chất lượng các mặt hàng chưa cao, kích cỡ hạt không đồng đều dẫn đến giá trị của hợp đồng không cao dù số lượng xuất khẩu là khá lớn. Các mặt hàng được xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, chưa qua chế biến nên lợi nhuận mang lại chưa cao. Đa số các kho dự trữ hàng của công ty đều nằm xa khu vực đóng hàng nên chi phí vận chuyển khá tốn kém. Rủi ro tính chất ngành hàng là rất cao vì giá cả nông sản, đặt biệt là cà phê biến động rất mạnh, phụ thuộc rất nhiều vào thị trường trong và ngoài nước. Công ty chưa có phòng marketing và kế hoạch nên khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới và áp lực công việc khá cao đối với các phòng ban. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, nước ta mở cửa hội nhập, thì công ty sẽ có nhiều đối thủ hơn, cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. 1.5. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới Mục tiêu chủ yếu của công ty: Phát triển công ty ngày càng lớn mạnh, kinh doanh có hiệu quả, thu lợi nhuận ngày càng tăng, đem lại hiệu quả, lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư, tạo công việc làm và thu nhập của người lao động được ổn định, thực hiện tốt chính sách thuế đối với Nhà nước. Dựa trên những ưu thế sẵn có của công ty cùng với khách hàng truyền thống, công ty tăng cường thu thập thông tin, tiếp cận với các khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường, phấn đấu tăng trưởng nhanh thị phần của mình trong xuất khẩu cà phê nhân chất lượng cao. Bên cạnh việc kinh doanh mặt hàng cà phê nhân, công ty sẽ dần năng cao tỷ lệ doanh thu các mặt hàng nông sản khác như hạt điều, hồ tiêu… Song song đó, Intimex My Phuoc cũng sẽ chú trọng đầu tư sản xuất thực phẩm uống từ nguyên liệu cà phê; mở rộng ngành nghề kinh doanh bán buôn, bán lẻ… Về lĩnh vực hợp tác và đầu tư, Intimex My Phuoc sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống, chú trọng mối liên kết giữa các nhà khoa học – ngân hàng – các đơn vị sản xuất cà phê… trong việc đầu tư công nghệ và vốn để sản xuất ra sản phẩm uống từ cà phê. Về lĩnh vực sản xuất, Intimex My Phuoc sẽ tiếp tục đầu tư để lắp đặt thêm dây chuyên sản xuất mới, nâng công suất của nhà máy chế biến cà phê từ 30.000 tấn/năm lên 50.000 tấn/năm. Đồng thời mở rộng hệ thống kho bãi, xây dựng các phòng thí nghiệm hiện đại để tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đóng góp vào sự phát triển của ngành nông sản nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung. Mặc dù đã, đang và sẽ đối mặt với không ít khó khăn khi mới chuyển đổi thành công ty cổ phần, song với quyết tâm cao của toàn thể Ban lãnh đạo, với sự đồng lòng ủng hộ của các cổ đông và sự đoàn kết, nhất trí cao của các cán bộ - công nhân viên, Công ty Cổ phần Intimex Mỹ Phước luôn tự tin vững bước trên các chặng kinh doanh của mình. Lật sang một trang sử mới, nhưng Intimex My phuoc vẫn sẽ kế thừa những thế mạnh và thành quả đáng trân trọng từ Intimex Hochiminh để từng bước xây dựng Intimex my Phuoc thành một thương hiệu lớn, có uy tín cao ở cả thị trường trong nước lẫn quốc tế. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX MỸ PHƯỚC 2.1. Thực trạng quy trình thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu kinh doanh tại Công ty Cổ phần Intimex Mỹ Phước Thủ tục hải quan xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Intimex Mỹ Phước có hai trường hợp: - Xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài theo điều kiện FOB - Xuất hàng vào kho ngoại quan 2.1.1. Đối với hàng xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài theo điều kiện FOB Công ty thường xuất hàng theo điều kiện FOB ở rất nhiều cảng như Cảng Cát Lái, Tân Cảng, ICD Phước Long III…. Tùy thuộc vào quy định ở mỗi cảng việc thực hiện thủ tục hải quan có sự khác nhau đôi chút. Do thời gian cũng như số lượng trang viết có hạn nên em chỉ xin được phép trình bày một quy trình thực hiện thủ tục hải quan một lô hàng cụ thể của công ty tại Chi cục Hải quan Cảng Cát Lái với hợp đồng xuất khẩu cà phê số: A109956. 2.1.1.1. Bộ hồ sơ hải quan - Tờ khai hải quan điện tử: 02 bản chính - Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản chính - Bảng kê chi tiết hàng hoá (Packinglist): 01 bản chính - Hợp đồng mua bán (Sales Contract): 01 bản sao y 2.1.1.2. Quy trình thực hiện thủ tục hải quan Sau khi hợp đồng ngoại thương đã được ký kết, thì gần đến thời hạn giao hàng khách hàng ngoại sẽ gửi “Bảng hướng dẫn giao hàng” (thường trước 2 tháng) vì đối với mặt hàng cà phê khách hàng của công ty Intimex Mỹ Phước thường ký kết hợp đồng thu mua cà phê từ công ty và đồng thời họ chào bán ở các nước khác nên khi tìm được người mua ở một nước nào đó thì họ sẽ gửi “Bảng hướng dẫn giao hàng” để công ty ty Intimex Mỹ Phước làm thủ tục giao hàng trực tiếp đến khách hàng của họ. Sau khi nhận được hướng dẫn giao hàng của khách hàng ngoại, công ty tiến hàng chuẩn bị hàng hóa, kiểm dịch hàng hóa sau đó đóng hàng vào container tại kho riêng của công ty hoặc kho của khách hàng công ty mua trực tiếp hoặc đóng hàng tại bãi ở các cảng hàng xuất đi. Khi đóng hàng vào container phải có mặt của đại diện khách ngoại, công ty Giám định và đại diện của công ty để giám soát việc đóng hàng cũng như việc giám định chất lượng hàng hóa phải đúng như hợp đồng đã ký kết. Sau khi đóng hàng xong công ty yêu cầu một cơ quan giám định độc lập tiến hành khử trùng hàng hóa và kéo container ra cảng chuẩn bị làm thủ tục xuất hàng đi. Khi hàng hóa đã được đưa đến cảng xuất đi, công ty tiến hành làm thủ tục hải quan trình tự theo các bước sau: Bước 1: Lập tờ khai hải quan điện tử và truyền dữ liệu Doanh nghiệp mở phần mềm Ecus >> đăng nhập vào hệ thống >> chọn mục tờ khai xuất nhập khẩu >> chọn đăng ký mới tờ khai xuất khẩu >> tờ khai hải quan điện tử xuất hiện. Doanh nghiệp tiến hành nhập dữ liệu và những thông tin cần thiết như: người xuất khẩu, người nhập khẩu, hợp đồng, hóa đơn thương mại, tên hàng, điều kiện giao hàng…vào tờ khai hải quan điện tử tại bất cứ nơi nào có máy tính kết nối với mạng internet. Cụ thể như theo hợp đồng A109956 ta nhập dữ liệu như sau: Người xuất khẩu: CONG TY CO PHAN INTIMEX MY PHUOC LO D-8E-CN, KCN MY PHUOC 3,THOI HOA, BEN CAT, BINH DUONG Người nhập khẩu: SOCADEC S.A 1 RUE ROBERT – DE TRAZ, 1026 GENEVE Loại hình: XKD01 Xuất Kinh Doanh Giấy phép số: 3701817839 ngày 20/12/2010 Hợp đồng số: A109956 ngày 23/03/2011 Cảng xếp hàng: Cảng Cát Lái/TP.HCM Nước nhập khẩu: IT Italy Điều kiện giao hàng: FOB Phương thức thanh toán: CASH Đồng tiền thanh toán: USD Tỷ giá tính thuế: 20.708 Tên hàng, quy cách phẩm chất: CA PHE ROBUSTA VIET NAM LOẠI 1 Mã số hàng hóa: 0901111000 Xuất xứ: VIET NAM Số lượng: 57,6 Đơn vị tính: TẤN Đơn giá ngoại tệ: 2.525 Trị giá ngoại tệ: 145.440 Phụ thu cà phê: 57,6T x 0,4 x 20.723 = 480.000 vnd Tổng số container: Cont20: 3; Tổng số kiện: 960 Sau khi nhập đầy đủ các thông tin, dữ liệu yêu cầu trên tờ khai hải quan điện tử. Doanh nghiệp tiến hành truyền tờ khai đến Cửa khẩu Hải quan cần làm thủ tục hải quan xuất đi. Cửa khẩu Hải quan cần làm thủ tục xuất đi của hợp đồng A109956 là Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài gòn KV1/Cát Lái. Bước 2: Tiếp nhận thông tin phản hồi Sau khi doanh nghiệp truyền tờ khai lên Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài gòn KV1/Cát Lái, thì dữ liệu sẽ tự động xử lý thông qua mạng internet và phản hồi lại cho doanh nghiệp số tiếp nhận (số tham chiếu). Như theo hợp đồng A109956 ta nhận được thông tin phản hồi như sau: Số tham chiếu: 482543 ngày,giờ gửi: 25/04/2011 Sau khi nhân viên hải quan tiếp nhận được dữ liệu của doanh nghiệp thì sẽ phản hồi lại cho doanh nghiệp số tờ khai, kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục hải quan. Như theo hợp đồng A109956 này doanh nghiệp nhận được phản hồi như sau: Số tờ khai: 30818 ngày, giờ đăng ký : 25/04/2011 Kết quả phân luồng và hướng dẫn làm thủ tục Hải quan: Chấp nhận thông quan Chấp nhận thông quan trên cơ sở khai báo của DN (DN nộp lệ phí trước khi thông quan) (cửa 8) Doanh nghiệp in 02 bản tờ khai hải quan điện tử, và bộ chứng từ như Hợp đồng, Invoice, Packing rồi đem cho lãnh đạo công ty ký tên và đóng dấu Bước 3: Đăng ký tờ khai Vì lô hàng này là luồng xanh nên Doanh nghiệp chỉ nộp 02 bản chính tờ khai hải quan điện tử cho bộ phận đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Cát Lái. Nhân viên hải quan khi tiếp nhận sẽ kiểm tra nội dung, tính hợp lệ của tờ khai. Sau khi kiểm tra xong cán bộ đăng ký tờ khai sẽ chuyển tờ khai hải quan điện tử đã có dấu “thông quan” ở Ô số 32 của 02 tờ khai hải quan điện tử qua bộ phận Trả tờ khai. Bước 4: Nộp lệ phí và tách tờ khai Doanh nghiệp liên hệ bộ phận trả tờ khai để đóng lệ phí tem, tiền phụ thu (Vì mặt hàng cà phê phải đóng phí theo quy định). Doanh nghiệp đóng tiền phụ thu cà phê của hợp đồng A109956 này là 480.000 vnd và Tem 20.000 vnd. Sauk hi doanh nghiệp đã hoàn tất việc dán tem, đóng tiền phụ thu cà phê nhân viên hải quan sẽ trả lại cho doanh nghiệp 1 bản chính tờ khai hải quan (bản lưu doanh nghiệp) Bước 5: Thanh lý tờ khai và vào sổ tàu Doanh nghiệp ghi Tên tàu, số chuyến, số container lên Ô: ghi chép khác của tờ khai sau đó photo 1 bản tờ khai hải quan và đem nộp cho cán bộ Hải quan giám sát của Cảng. Ở đây nhân viên hải quan sẽ kiểm tra xem container đã vào cảng chưa. Nếu container đã vào cảng rồi thì hải quan sẽ đóng dấu vào Ô 31 của tờ khai hải quan điện tử bản chính (hàng đã qua khu vực giám sát) và trả lại cho doanh nghiệp bản chính tờ khai hải quan điện tử, nhân viên hải quan giữ lại tờ khai photo. Doanh nghiệp tiếp tục nộp tờ khai hải quan điện tử vào bộ phận vào sổ tàu của cảng. Nhân viên vào sổ tàu sẽ nhập máy thông tin của tờ khai (tên công ty, số tờ khai, tên tàu, số chuyến, số container) và in ra 02 bản “phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan cho doanh nghiệp”. Doanh nghiệp tiến hành kiểm tra phiếu xác nhận đăng ký tờ khai về tên tàu, số container, số seal… xem có đúng với các thông tin trên tờ khai không. Nếu đúng thì ký tên vào tờ phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan và trả lại 01 bản. Nếu sai thì yêu cầu họ chỉnh sửa thông tin lại. Như theo phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan của tờ khai số 30818 ta biết được những thông tin sau: Tàu vận chuyển hàng hóa là OOCL HONG KONG chuyến số 28E17 và 03 container ký mã hiệu sau đây sẽ được đưa lên tàu: HLXU3057357/AHL1968337 CPSU1020956/AHL1968338 CLHU2993120/AHL1968339 Đây là bước nghiệp vụ quan trọng vì nếu thanh lý chậm hàng sẽ không được xếp lên tàu, công ty sẽ chịu mọi chi phí cho việc lưu container, lưu bãi và các chi phí khác. Bước 6: Thực xuất tờ khai Sau khi tàu đã rời bến và đã có Bill of Lading thì doanh nghiệp tiến hành thực xuất tờ khai. Bộ hồ sơ thực xuất bao gồm: - Tờ khai hải quan điện tử bản lưu doanh nghiệp: 01 bản chính và 01 bản photo - Vận đơn đường biển (B/L - Bill of Lading): 01 bản sao - Phiếu xác nhận đăng ký tờ khai: 01 bản chính Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ thực xuất cho nhân viên hải quan tại bộ phận thực xuất tờ khai của Chi cục Hải quan cảng Cát Lái. Nhân viên hải quan tiến hành kiểm tra và đóng dấu và Ô 33 của tờ khai. Sau đó trả lại cho doanh nghiệp các giấy tờ sau: Tờ khai hải quan điện tử: 01 bản chính đã được đóng dấu xác nhận vào Ô 33 Phiếu xác nhận đăng ký tờ khai hải quan: 01 bản chính Nhân viên hải quan lưu giữ lại các giấy tờ sau: Tờ khai hải quan điện tử: 01 bản photo Vận đơn đường biển: 01 bản sao Doanh nghiệp lấy các giấy tờ nhân viên hải quan vừa mới trả lại ở trên đem về công ty lưu giữ. Đến đây là đã hoàn tất quá trình làm thủ tục hải quan. 2.1.2. Đối với hàng nhập kho ngoại quan Công ty thường ký kết hợp đồng với rất nhiều Khách ngoại như Nobel, Ned coffee, Louis Dreyfus… và nhập hàng vào rất nhiều Kho ngoại quan như Kho ngoại quan Bình Dương, Kho ngoại quan Nam Tân Uyên… Tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất ở từng Kho ngoại quan, công ty có thể khai điện tử hoặc khai từ xa lấy số tiến nhận. Do hạn chế về thời gian cũng như số lượng trang yêu cầu trong một Bài báo cáo thực tập. Nên em xin phép chỉ trình bày một quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng nhập vào Kho ngoại quan Bình Dương với hợp đồng cụ thể số P 44195. 2.1.2.1. Hồ sơ khai hải quan - Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan: 01 bản chính - Giấy giới thiệu: 01 bản chính - Tờ khai hàng hóa xuất khẩu: 02 bản chính - Biên bản bàn giao: 02 bản chính - Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan: 02 bản chính - Phiếu tiếp nhận bàn giao hồ sơ hải quan (của Kho ngoại quan): 01 bản chính - Phiếu ghi kết quả phúc tập hồ sơ hải quan: 01 bản chính 2.1.2.2. Quy trình thực hiện thủ tục hải quan Sau khi ký hợp đồng, đến thời hạn giao hàng Khách ngoại sẽ mail hoặc fax hướng dẫn thông báo giao hàng cho công ty và yêu cầu công ty giao hàng như đã ký kết. Công ty chuẩn bị hàng hóa, đóng hàng vào container hoặc xếp hàng lên xe tải. Sau đó vận chuyển hàng đến Kho ngoại quan Bình Dương để giao hàng cho Khách ngoại. Hàng hóa trước khi được nhập vào kho ngoại quan sẽ được Công ty Giám định cafecontrol hoặc VFC hoặc một Công ty Giám định chất lượng khác (tùy theo yêu cầu trong hướng dẫn giao hàng) kiểm tra chất lượng mẫu sơ bộ. Nếu mẫu sơ bộ đạt yêu cầu thì hàng hóa mới được phép nhập vào Kho ngoại quan. Trong khi nhập hàng vào Kho ngoại quan phải có mặt của Công ty Giám định, đại diện Kho và đại diện Công ty Cổ phần Intimex Mỹ Phước để giám soát việc nhập hàng và kiểm tra chất lượng hàng hóa (kiểm tra chất lượng 100% lô hàng). Sau khi nhập xong một lô hàng đại diện Kho ngoại quan sẽ cấp cho đại điện công ty giấy phiếu nhập hàng (Tally) để xác nhận bên kho đã nhận hàng đúng với số lượng như đã ghi trong Tally. Khi hàng đã nhập đủ số lượng như đã ký kết trong hợp đồng thì phía Công ty Giám định sẽ lập bảng tổng kết số lượng (Supervision Report of Quality) cho phía công ty. Lúc này công ty bắt đầu tiến hành làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan tỉnh Bình Dương. Thủ tục hải quan được tiến hành trình tự các bước như sau: Bước 1: Khai hải quan từ xa lấy số tiếp nhận Doanh nghiệp truy cập vào website >> Chọn mục khai hải quan từ xa >> Chọn Chi cục Hải quan ngoài KCN >> Đăng nhập vào trang web >> Chọn loại hình kinh doanh xuất khẩu >> Tờ khai hàng hóa xuất khẩu xuất hiện. Doanh nghiệp tiến hành nhập dữ liệu và những thông tin cần thiết vào Tờ khai hải quan như theo hợp đồng P 44195 ta nhập dữ liệu như sau: Người xuất khẩu: CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX MỸ PHƯỚC LÔ D-E-CN, KCN MỸ PHƯỚC III, HUYỆN BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG Người nhập khẩu: NED COFFEE BV HEVENGRANE 214, 1016 BS AMTETDAM BO, BOX 3779, 1001 AN, AMTETDAM Loại hình: KD Giấy phép số: 3701817839 ngày: 20/12//2010 Hợp đồng số: P 44195 ngày: 07/01/2011 Nước nhập khẩu: NHẬP KHO NGOẠI QUAN Cửa khẩu xuất hàng: NHẬP KNQ BÌNH DƯƠNG MBN-GMD Điều kiện giao hàng: FOB HO CHI MINH CITY Đồng tiền thanh toán: USD Phương thức thanh toán: CAD Tên hàng quy cách phẩm chất: CÀ PHÊ ROBUSTA VIỆT NAM LOẠI 2 HÀNG ĐÓNG 60KG/BAO x 2100 BAO TỘNG CỘNG: N.W.: 126 TẤN G.W.: 127.470 TẤN Mã số hàng hóa: 0901111000 Lượng: 126.00 Đơn vị tính: TẤN Đơn giá nguyên tệ: 2,253.00 Trị giá nguyên tệ: 283,878.00 Chứng từ đính kèm: - Hóa đơn thương mại: 01 bản sao Sau đó doanh nghiệp truyền dữ liệu vừa mới nhập xong lên Chi cục Hải quan ngoài KCN. Dữ liệu sẽ tự động xử lý thông qua mạng internet và phản hồi lại cho doanh nghiệp số tiếp nhận của hợp đồng P-44195 này là 721. Doanh nghiệp ghi số tiếp nhận 721 lên trên tờ giấy Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan do doanh nghiệp lập. Doanh nghiệp in ra 02 tờ khai hàng hóa xuất khẩu vừa mới khai ở trên và đem đưa cho Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc công ty ký tên, đóng dấu vào Ô số 20 trên tờ khai. Tờ khai theo hợp đồng này được sự phê duyệt bởi Ông Nguyễn Đức Hiệp Phó Giám Đốc công ty. Bước 2: Mở tờ khai tại Kho ngoại quan Bình Dương Doanh nghiệp Tập hợp bộ hồ sơ gồm: - Tờ khai hàng hóa xuất khẩu: 02 bản chính - Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan: 01 bản chính - Biên bản bàn giao: 02 bản chính Chỉ dẫn giao hàng: 01 bản sao Đem bộ hồ sơ đến Kho ngoại quan Bình Dương nộp trực tiếp vào bộ phận làm thủ tục tại Kho và yêu cầu nhân viên làm thủ tục tại Kho mở tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan (màu vàng). Nhân viên làm thủ tục tại Kho ngoại quan kiểm tra thông tin bộ hồ sơ sau đó lập ra 02 Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan và 01 Phiếu tiếp nhận bàn giao hồ sơ hải quan. Nhân viên làm thủ tục tại Kho ngoại quan trả lại cho doanh nghiệp bộ hồ sơ mà doanh nghiệp vừa mới nộp cùng với 02 Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại (màu vàng) và 01 Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan. Dựa vào Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan ta biết được: Người thuê Kho ngoại quan: NEDCOFFEE.BV Chủ Kho ngoại quan: CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TIẾP VẬN GEMADEPT (GEMADEPT LOGISTICS) Phương tiện vận tải nhập: XE TẢI Địa điểm nhập kho ngoại quan: D1-AN THANH-THUAN AN-BINH DUONG Vận tải đơn: THEO HĐ: P-44195 Cửa khẩu nhập: HÀNG XK GỬI KNQ Tên hàng quy cách phẩm chất: CÀ PHÊ ROBUSTA VIỆT NAM LOẠI II TỔNG CỘNG: 2100 BAO LOẠI BAO 60KGS XUẤT XỨ: VIỆT NAM ĐƠN VỊ TÍNH: TẤN LƯỢNG HÀNG NHẬP KHO: 126,00 Bước 3: Mở tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài KCN Khi đi mở tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài KCN Doanh nghiệp cần mang theo những giấy tờ sau: - Phiếu tiếp nhận bàn giao hồ sơ hải quan: 01 bản chính - Giấy giới thiệu: 01 bản chính - Tờ khai hàng hóa xuất khẩu: 02 bản chính - Biên bản bàn giao: 02 bản chính - Phiếu tiếp nhận bàn giao hồ sơ hải quan (của Kho ngoại quan): 01 bản chính - Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan: 02 bản chính - Phiếu ghi kết quả phúc tập hồ sơ hải quan: 01 bản chính Doanh nghiệp nộp trực tiếp bộ hồ sơ khai hải quan vào Ô tiếp nhận tờ khai hải quan hàng xuất mặt hàng cà phê. Nhân viên hải quan kiểm tra bộ hồ sơ khai hải quan của doanh nghiệp sau đó ghi số tờ khai 1634 vào Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan của doanh nghiệp lập rồi trả lại bộ hồ sơ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp điền số tờ khai 1634 mà nhân viên hải quan vừa mới cho vào 02 tờ khai hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời điện thoại về cho nhân viên làm thủ tục tại Kho ngoại quan Bình Dương, cung cấp cho họ tên công ty Intimex My Phuoc, số hợp đồng P-44195, số tờ khai 1634 và yêu cầu họ cung cấp cho mình số tiếp nhận của Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan (của Kho ngoại quan). Sau đó Doanh nghiệp tắt máy điện thoại chờ khoảng 5 – 10 phút thì nhân viên làm thủ tục tại Kho ngoại quan sẽ điện thoại lại và cung cấp số tiếp nhận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp lấy giấy Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra từ phía Hải quan. Sau đó điền đầy đủ thông tin vào tờ Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra như sau: - Đánh dấu X vào Ô kiểm tra sơ bộ của mục b) Đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra. - Ghi chữ “thông quan” vào mục c) Đề xuất xử lý kết quả kiểm tra. Sau khi đã có số tiếp nhận nhân viên làm thủ tục tại Kho ngoại quan điện thoại lại thông báo cho doanh nghiệp số tiếp nhận là 3668. Doanh nghiệp ghi số tiếp nhận 3668 lên phía trên cùng của Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan (của Kho ngoại quan). Rồi nộp lại bộ hồ sơ cho Hải quan cùng với tờ Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra. Nhân viên hải quan kiểm tra sau đó ghi số tờ khai 548 vào phiếu tiếp nhận bàn giao hồ sơ hải quan (của Kho ngoại quan). Rồi trả lại bộ hồ sơ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp điền số tờ khai 548 vào 02 Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan rồi nộp lại bộ hồ sơ cho Hải quan ký tên, đóng dấu vào bộ hồ sơ. Nhân viên hải quan đóng dấu và ký tên vào 01 tờ Lệnh hình thức mức độ kiểm tra, 01 phiếu tiếp nhận bàn giao hồ sơ hải quan, 02 tờ khai hàng hóa xuất khẩu, 02 tờ khai hàng nhập, xuất Kho ngoại quan. Nhân viên hải quan ký tên và đóng dấu của bộ hồ sơ này là Anh Nguyễn Trường Thanh. Sau khi ký tên và đóng dấu xong nhân viên hải quan trả lại bộ hồ sơ cho doanh nghiệp Doanh nghiệp cầm toàn bộ bộ hồ sơ đem vào phòng Lãnh đạo Chi cục Hải quan ngoài Khu Công Nghiệp nộp cho lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét và ký tên vào tờ Lệnh hình thức mức độ kiểm tra. Lãnh đạo Chi cục Hải quan là người quyết định hàng hóa bị kiểm hay miễn kiểm. Và lô hàng cà phê của hợp đồng P-44195 được Ông Nguyễn Văn Lộc phó Chi cục trưởng lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét và quyết định miễn kiểm thực tế. Ông Nguyễn Văn Lộc đã ký tên và đóng dấu vào mục 3.2.3-Lãnh đạo Chi cục duyệt hoặc thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra của Lệnh hình thức mức độ kiểm tra hải quan. Sau đó lãnh đạo Chi cục Hải quan trả lại bộ hồ sơ cho doanh nghiệp. Bước 4: Nộp lệ phí hải quan Doanh nghiệp đem bộ hồ sơ vừa mới hoàn thành ở bước 3 nộp vào Ô thu lệ phí hải quan yêu cầu nhân viên hải quan lập biên lai thu lệ phí cà phê và bán 01 tem hải quan. Nhân viên hải quan kiểm tra bộ hồ sơ và lập ra 02 Biên lai thu lệ phí cà phê (01 Biên lai màu đỏ và 01 Biên lai màu xanh dương), 01 Biên lai thu tiền tem. Nhân viên hải quan dán 01 con tem vào góc trái phía trên cùng của mặt sau tờ khai hàng hóa xuất khẩu (Bản lưu Hải quan) và đính kèm 01 Biên lai thu lệ phí cà phê (màu xanh) vào tờ khai hàng hóa xuất khẩu (Bản lưu Hải quan). Sau đó nhân viên hải quan trả lại bộ hồ sơ cho doanh nghiệp cùng với 01 Biên lai thu lệ phí cà phê (màu đỏ) và 01 Biên lai thu tiền tem. Doanh nghiệp nhận lại bộ hồ sơ và 02 Biên lai (01 Biên lai thu lệ phí cà phê, 01 Biên lai thu tiền tem). Doanh nghiệp kiểm tra kỹ lại thông tin trên tờ Biên lai thu lệ phí cà phê xem có đúng với thông tin trong tờ khai hàng hóa xuất khẩu hay không. Cụ thể như theo hợp đồng này ta biết được những thông tin sau: Họ và tên người nộp tiền: Công ty CP Intimex Mỹ Phước Thu loại lệ phí: cà phê xuất khẩu Theo tờ khai xuất khẩu số: 1634/XKD ngày 28 tháng 04 năm 2011 Số tiền; (ghi bằng số): 1.045.000 vnd Số tiền; (ghi bằng chữ): Một triệu không trăm bốn mươi lăm ngàn đồng. Sau khi kiểm tra xong Biên lai thu lệ phí cà phê doanh nghiệp tiến hành đóng tiền lệ phí cà phê theo hợp đồng này là 1.045.000 vnd và tiền tem là 20.000 vnd cho nhân viên hải quan. Doanh nghiệp nộp lại bộ hồ sơ cho nhân viên hải quan và yêu cầu nhân viên hải quan cho số Biên bản bàn giao. Nhân viên hải quan nhận bộ hồ sơ từ phía doanh nghiệp và tìm thông tin trên máy tính làm việc của mình sau đó ghi số 3388 vào 02 tờ Biên bản bàn giao và trả lại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhận lại bộ hồ sơ đã có số Biên bản bàn giao và tiếp tục thực hiện bước 5. Bước 5: Lấy Warehouse Doanh nghiệp đem bộ hồ sơ hải quan vừa mới khai xong ở bước 4 cùng với 01 bản Hướng dẫn giao hàng, 01 Bảng tổng kết số lượng (supervision Report of Quantity) do Công ty Giám định Cafecontrol cấp đem nộp vào bộ phận làm thủ tục tại Kho ngoại quan Bình Dương. Yêu cầu nhân viên làm thủ tục của Kho ngoại quan làm Warehouse. Nhân viên Kho ngoại quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp thanh toán chi phí bốc xếp (25.000vnd/tấn). Vì thế theo hợp đồng P-44195 doanh nghiệp phải thanh toán 3.150.000 vnd tương đương với 126 tấn cà phê. Doanh nghiệp thanh toán chi phí bốc xếp xong thì nhân viên Kho ngoại quan sẽ lập biên lai và đưa cho doanh nghiệp. Nhân viên Kho ngoại quan kiểm tra sơ qua bộ hồ sơ và lập ra 03 Warehouse (01 màu hồng, 01 màu vàng, 01 màu trắng). Sau đó nhân viên Kho ngoại quan đưa 03 Warehouse cho doanh nghiệp yêu cầu doanh nghiệp kiểm tra xem những thông tin trong Warehouse như tên người bán, người mua, số hợp đồng, vị trí hàng trong Kho, quy cách chất lượng hàng hóa…có đúng và hợp lệ với các chứng từ khác không. Nếu đúng thì yêu cầu nhân viên Kho ngoại quan xuất Warehouse. Còn nếu không đúng thì yêu cầu nhân viên Kho ngoại quan chỉnh sửa lại cho phù hợp với các chứng từ khác. Sau khi các thông tin trong Warehouse đã phù hợp thì nhân viên Kho ngoại quan photo lại một bộ hồ sơ và trả lại cho doanh nghiệp bộ hồ sơ gốc cùng với 03 tờ Warehouse. Doanh nghiệp cầm 03 tờ Warehouse đến chỗ Khách ngoại yêu cầu xem xét và ký tên vào mục For Client. Tiếp sau đó cầm tiếp 03 tờ Warehouse qua chỗ đại diện Công ty Giám Định có văn phòng làm việc tại Kho ngoại quan Bình Dương yêu cầu ký tên vào mục Surveyor. Còn lại mục Seller nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu đại diện của Công ty ký tên vào là hoàn tất Warehouse. Doanh nghiệp photo Bảng tổng kết số lượng (Supervision Report of Quantity) ra thành 02 bản. Nộp lại cho đại diên Công ty Giám định 01 tờ Warehouse (màu vàng) và 01 Bảng tổng kết số lượng gốc. Nộp lại cho Khách ngoại 01 tờ Warehouse (màu hồng) và 01 bản Bảng tổng kết số lượng photo. Còn lại 01 tờ Warehouse (màu trắng) và 01 Bảng tổng kết số lượng photo doanh nghiệp đem về công ty lưu trữ và làm chứng từ thanh toán tiền hàng với Khách ngoại. Bước 6: Thực xuất tờ khai Bộ hồ sơ thực xuất gồm: - Phiếu nhập kho: 02 bản chính - Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan: 01 bản chính - Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan: 01 bản chính - Tờ khai hàng hóa xuất khẩu: 02 bản chính - Biên bản bàn giao: 02 bản chính - Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan (của Kho ngoại quan): 01 bản chính - Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan: 02 bản chính - Chứng thư cafecontrol: 01 bản chính - Phiếu ghi kết quả phúc tập: 01 bản chính Doanh nghiệp đến Hải quan Kho ngoại quan Bình Dương Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ cho nhân viên Hải quan tại bộ phận làm thủ tục thực xuất. Nhân viên hải quan kiểm tra sơ qua bộ hồ sơ sau đó ký tên, đóng dấu Hải quan vào Ô 27 của 02 tờ khai hàng hóa xuất khẩu, Ô 16 của 02 tờ khai hàng nhập,xuất Kho ngoại quan và 02 Phiếu nhập kho, 02 Phiếu tiếp nhận hồ sơ hải quan (01 của Kho ngoại quan, 01 của doanh nghiệp lập) và 02 Biên bản bàn giao. Sau đó trả lại bộ hồ sơ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp đến Kho ngoại quan Bình Dương Nộp bộ hồ sơ cho nhân viên làm thủ tục tại Kho ngoại quan yêu cầu nhân viên Kho ngoại quan tách bộ hồ sơ. Nhân viên Kho ngoại quan tách bộ hồ sơ và giữ lại những giấy tờ sau: - 02 Tờ khai hàng nhập, xuất Kho ngoại quan - 01 Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ Hải quan (của Kho ngoại quan) - 01 Biên bản bàn giao - 01 Chứng thư cafecontrol pho to - 02 Phiếu nhập kho Những giấy tờ còn lại nhân viên Kho ngoại quan trả lại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp đến Chi cục Hải quan ngoài KCN Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ còn lại cùng với 01 Warehouse photo cho nhân viên Hải quan. Nhân viên Hải quan kiểm tra bộ hồ sơ sau đó ký tên, đóng dấu vào Ô 26 và đóng dấu “ ĐÃ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN ” vào Ô phía trên cùng của 02 tờ khai hàng hóa xuất khẩu. Nhân viên hải quan giữ lại bộ hồ sơ và chỉ trả lại cho doanh nghiệp 01 tờ khai hàng hóa xuất khẩu (Bản lưu người khai Hải quan). Doanh nghiệp đến Kho ngoại quan Bình Dương một lần nữa và nộp cho nhân viên làm thủ tục tại Kho ngoại quan 01 tờ khai hàng hóa xuất khẩu photo. Đem tờ khai hàng hóa xuất khẩu về công ty lưu giữ và làm chứng từ thanh toán tiền hàng với Khách ngoại. 2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan của Công ty Cổ phần Intimex Mỹ Phước 2.2.1. Thuận lợi 2.2.1.1. Một số thuận lợi thường gặp trong quá trình làm thủ tục Hải quan xuất hàng theo điều kiện FOB Công ty không phải đến trụ sở của cơ quan Hải quan mà có thể khai hải quan tại bất kỳ địa điểm nào có máy tính kết nối mạng internet và được thông quan ngay đối với lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Công ty có thể khai báo hải quan bất kỳ lúc nào thay cho việc chỉ có thể khai trong giờ hành chính như trước đây và được cơ quan Hải quan tiếp nhận khai báo trong giờ hành chính. Công ty có thể đăng ký thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại bất kỳ Chi cục Hải quan điện tử nào và được chấp nhận làm thủ tục hải quan điện tử ở các Chi cục khác thay vì việc phải làm đăng ký tại từng Chi cục hải quan điện tử như trước đây. Giúp Công ty tiết kiệm được nhiều thời gian, chủ động hơn trong quá trình làm thủ tục hải quan. 2.2.1.1. Một số thuận lợi thường gặp trong quá trình làm thủ tục hải quan xuất hàng vào Kho ngoại quan Bình Dương Doanh nghiệp có thể truyền dữ liệu từ xa đến chi cục Hải quan cần khai báo mà không phải đến trưc tiếp Chi cục Hải quan khai báo. Doanh nghiệp thường ký cùng lúc nhiều hợp đồng mua bán với Khách ngoại nên khi làm thủ tục hai quan Doanh nghiệp có thể đi khai hải quan cùng lúc nhiều bộ hồ sơ. Doanh nghiệp nhập hàng vào Kho ngoại quan thì không sợ xảy ra trường hợp bị trể hàng. Khi doanh nghiệp mở tờ khai nếu có sai sót trong tờ khai thì doanh nghiệp có thể yêu cầu nhân viên làm thủ tục tại Kho ngoại quan hủy tờ khai trong vòng một ngày mà không cần lãnh đạo Chi cục Hải quan duyệt. Doanh nghiệp có thể nhờ những Công ty khác, Chi nhánh khác của Intimex, người khác… đi làm thủ tục khai hải quan mà không cần phải làm giấy ủy quyền. 2.2.2. Khó khăn 2.2.2.1. Một số khó khăn thường gặp trong quá trình làm thủ tục hải quan xuất hàng theo điều kiện FOB Đường truyền khai hải quan điện tử thường hay bị nghẽn mạng và truyền chậm. làm cho việc khai hải quan bị kéo dài. Phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS khi cài đặt thường bị lỗi phông chữ tiếng việt và lâu lâu lại bị lỗi phần mềm. Lỗi sai sót về thủ tục và các chứng từ khi khai báo hải quan cũng thường xảy ra, mặc dù trước khi khai báo hải quan nhân viên giao nhận đã kiểm tra kỹ lưỡng các chứng từ nhưng không tránh sự sai sót. Hàng hóa giao trễ không kịp giờ tàu rời cảng, tới giờ cắt máng mà hàng vẫn chưa mang đến cảng, điều này gây rất nhiều khó khăn cho nhân viên giao nhận. Nếu hàng đến cảng không kịp giờ tàu cắt máng thì sẽ phát sinh nhiều chi phí cho việc lưu kho, lưu bãi… Việc đưa thủ tục hải quan điện tử vào thay thế cho thủ tục hải quan thủ công đã tạo nhiều bỡ ngỡ cho phía Công ty. Vì phải tốn nhiều thời gian để làm quen với cách làm thủ tục mới và với việc khai hải quan điện tử đòi hỏi nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu của Công ty phải vững về tin học, am hiểu pháp luật, kỹ lưỡng trong việc nhập thông tin và truyền dữ liệu. Nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu được tập huấn và truyền đạt kiến thức về thủ tục hải quan điện tử khá ít. Đa số nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu của Công ty tự tìm tòi, học hỏi và thu thập tài liệu thêm từ các đồng nghiệp, các website và sách báo, tạp chí… Điều này đã khiến cho nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu khá bối rối và lúng túng trong quá trình làm thủ tục hải quan. 2.2.2.2. Một số khó khăn thường gặp trong quá trình làm thủ tục hải quan xuất hàng vào Kho ngoại quan Bình Dương Công ty thường ký hợp đồng mua bán với khách ngoại với số lượng hàng hóa lớn. Nên rất khó để công ty có thể tập trung đủ số lượng hàng ngay một lần được. Vì thế công ty thường phải giao hàng thành nhiều lần cho một hợp đồng. Chính việc kéo dài thời gian giao hàng này đã làm cho việc thực hiện thủ tục hải quan bị chậm trễ, và điều đó dẫn đến việc thanh toán tiền hàng cho Công ty cũng bị chậm trễ. Khi nhập hàng vào Kho ngoại quan doanh nghiệp phải đợi Khách hàng ngoại lấy mẫu, kiểm tra mẫu, duyệt mẫu. Nếu mẫu đạt như trong hợp đồng đã ký kết và trong hướng dẫn cụ thể thì hàng mới được nhập vào Kho ngoại quan. Nếu hàng không đạt chất lượng yêu cầu như trong hợp đồng và hướng dẫn thì hàng sẽ bị trả về, nếu cho nhập thì hàng sẽ bị trừ trọng lượng rất nhiều. Hàng nông sản là một mặt hàng theo mùa vụ nên việc nhập hàng, tập kết hàng tại Kho ngoại quan cùng một lúc phải chờ đợi rất lâu có khi đến 2 – 3 ngày. Bên cạnh đó, mặt hàng cà phê phụ thuộc vào thời tiết rất nhiều. Công ty phải mất nhiều thời gian và chi phí đi lại khá tốn kém cho việc thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan tỉnh Bình Dương. Vì Chi cục Hải quan tỉnh Bình Dương nằm cách Kho ngoại quan Bình Dương khá xa. Công ty thực hiện thủ tục Hải quan tại Chi cục Hải quan Bình Dương bằng cách khai báo hải quan từ xa lấy số tiếp nhận. Bằng cách này, Công ty sẽ bị mất nhiều thời gian và dễ bị nhằm lẫn thông tin trong quá trình làm thủ tục. Vì khi làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan tỉnh Bình Dương công ty phải điện thoại về kho ngoại quan để hỏi số tiếp nhận của phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan. Vì thế sẽ rất dễ bị nghe nhằm số tiếp nhận và các thông tin khác. Thủ tục hải quan tại các Chi cục khi nhập hàng vào Kho ngoại quan rất phức tạp, chậm, rườm rà... Nên đòi hỏi nhân viên làm thủ tục hải quan phải có nhiều kinh nghiệm và nắm vững nghiệp vụ. Thứ bảy cơ quan Hải quan không làm việc. Vì thế nếu doanh nghiệp nhập hàng vào Kho ngoại quan rơi vào ngày thứ bảy thì không lấy được Warehouse. Kho ngoại quan Bình Dương khá nhỏ nên việc nhập hàng vào Kho thường gặp nhiều khó khăn. Như khi vào mùa cà phê, lượng cà phê được nhập vào Kho khá nhiều. Vì thế doanh nghiệp chờ đợi khá lâu thì hàng cà phê của mình mới được nhập vào Kho. Hoặc khi lượng cà phê trong Kho quá nhiều và Kho ưu tiên cho việc xuất hàng đi thì doanh nghiệp phải chờ Kho xuất hàng xong mới được nhập vào kho. Còn nếu trong khi xuất mà doanh nghiệp được nhập hàng vào Kho thì cũng chỉ được nhập vào kho lẻ tẻ vài container hàng. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẲM HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX MỸ PHƯỚC 3.1. Một số giải pháp 3.1.1. Giải pháp về khâu làm thủ tục hải quan Hàng hóa khi xuất khẩu tại các cảng biển cần đảm bảo việc tập trung hàng, đóng hàng và giao hàng đúng thời hạn quy định. Tổ chức tập huấn,bồi dưỡng thêm nhiều kiến thức về thủ tục hải quan điện tử cũng như kiến thức về giao nhận xuất nhập khẩu cho nhân viên. Công ty cần mạnh dạng chuyển đổi hình thức khai hải quan từ xa sang khai hải quan điện tử khi làm thủ tục hải quan nhập hàng vào Kho ngoại quan. Vì với việc chuyển đồi này, công ty sẽ gặp được nhiều thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan như: thủ tục hải quan đơn giản hơn, nhanh gọn hơn và hạn chế được nhiều sai sót hơn trong quá trình làm thủ tục hải quan. Nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu của công ty khi làm việc tại các Kho ngoại quan cần tạo các mối quan hệ thân thiết hơn, khắn khích hơn với các nhân viên trong Kho. Để cho việc nhập hàng cũng như làm thủ tục được diễn ra trôi trải hơn, nhanh chóng hơn. Việc thực hiện thủ tục hải quan khi nhập hàng vào các Kho ngoại quan thì tương đối phức tạp. Vì thế công ty cần cử những nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu nhiều kinh nghiệm, giao tiếp tốt, nhanh nhạy, kỹ lưỡng trong công việc để nhận trách nhiệm làm việc chính tại các Kho ngoại quan. Chất lượng mặt hàng cà phê cần được chọn lọc kỹ trước khi vận chuyển hàng tới các Kho ngoại quan. Để hạn chế tối đa trường hợp hàng bị trả về do không đạt đủ chất lượng như yêu cầu. Tận dụng tối đa các mối quan hệ, sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các chi nhánh của Intimex. Công ty cần có kế hoạch phân chia công việc cụ thể, riêng biệt như có một đội ngũ nhân viên giao nhận chuyên về hàng xuất theo điều kiện FOB và một đội ngũ nhân viên giao nhận chuyên về hàng nhập kho ngoại quan. Như thế sẽ giúp cho công việc diễn ra thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng hơn. Công ty cần hỗ trợ thêm cho nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu về các chi phí ăn uống, đi lại, diện thoại... Để tạo cho nhân viên có tinh thần, động lực làm việc tốt nhất, gắn bó lâu dài với công ty. Ngoài ra, công ty cần đào tạo một đội ngũ nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu hội đủ các tố chất sau: nhanh nhạy, kỹ lưỡng, giao tiếp tốt, chịu đựng được sức ép làm việc độc lập, có tinh thần trách nhiệm cao. 3.1.2. Giải pháp về nguồn hàng Ký kết các hợp đồng cung cấp nguồn hàng chất lượng cao dài hạn với các thương lái lớn có uy tín và tìm kiếm thêm nhiều nguồn hàng từ các tỉnh lân cận. Để đa dạng hóa nguồn hàng, giảm tình trạng bị chèn giá... Nhằm đáp ứng đủ số lượng hàng kịp thời cho các hợp đồng xuất khẩu lớn và đảm bảo chữ tín của công ty. Xây dựng thêm các kho hàng lớn, hiện đại gần các điểm thu mua hàng, đóng hàng để tiện lợi trong việc thu mua hàng và tiết kiệm được nhiều chi phí. Hàng hóa dự trữ trong kho phải luôn luôn đảm bảo đủ số lượng cung cấp cho khách hàng. Tránh xảy ra tình trạng không có hàng, thiếu hàng, hàng không đạt chất lượng… dẫn đến hủy hợp đồng, đền bù hợp đồng, hàng hóa bị ép giá… Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty. 3.1.3. Giải pháp về mở rộng thị trường Thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế do Bộ Công thương tổ chức. Tại đây công ty sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác mới, tìm kiếm phát triển các cơ hội kinh doanh, giới thiệu về công ty, sản phẩm của công ty cũng như quảng bá thương hiệu Intimex trên thương trường quốc tế. Thành lập phòng marketing để giảm bớt sức ép công việc quá nhiều tại các phòng ban. Đồng thời mở rộng tìm kiếm thị trường, nghiên cứu sâu hơn về thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước, quảng bá thương hiệu Intimex ngày càng lớn mạnh... cũng như vạch ra kế hoạch kinh doanh mang lại hiệu quả tối ưu cho công ty. Liên kết hoạt động cùng với các doanh nghiệp cùng ngành, tham gia các hiệp hội cà phê... Việc này sẽ giúp cho công ty cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu cùng ngành ở Việt Nam tránh được tình trạng bị các doanh nghiệp nước ngoài chèn ép giá, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình giao thương. Và qua hoạt động này công ty có cơ hội để tìm hiểu kỹ hơn về pháp luật, tập quán mua bán quốc tế và phòng tránh được nhiều rủi ro khi kinh doanh tại các thị trường nước ngoài. Xây dựng một đội ngũ nhân viên phòng kinh doanh có chuyên môn cao. Bằng cách tạo cơ hội cho nhân viên được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Chiêu mộ những nhân viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, nhiệt huyết và đam mê công việc. 3.2. Một số kiến nghị 3.2.1. Kiến nghị với Hải quan Để đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phía doanh nghiệp khi tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử, cũng như cho cán bộ hải quan triển khai được suôn sẻ. Đề nghị Quý lãnh đạo Hải quan cần nhanh chóng cải thiện và nâng cấp phần mềm khai thủ tục hải quan, khắc phục các lỗi do đường truyền, nâng cấp máy chủ… và tuyên truyên sâu rộng hơn nữa về thủ tục hải quan đến với cộng đồng cũng như phía doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đồng thời, lắp đặt các hệ thống dự phòng rủi ro khi đường truyền có sự cố, lắp đặt hệ thống mạng, có kết nối, cài đặt phần mềm hải quan điện tử tại các cổng cảng nơi có giám sát hải quan để phục vụ công tác thông quan hàng hóa. Cần tổ chức nhiều buổi tập huấn hơn về áp dụng thủ tục hải quan điện tử. Để từ đó có thể giải đáp những thắc mắc, tháo gỡ những vướng mắc từ phía doanh nghiệp. Đồng thời, qua đó giúp cho phía doanh nghiệp có được những kiến thức chuyên sâu về hải quan điện tử một cách vững chắc hơn. Chính điều này, sẽ giúp cho phía doanh nghiệp mạnh dạng hơn và giảm được sự bỡ ngỡ, tâm lý e ngại khi tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử vào công việc kinh doanh xuất nhập khẩu của mình. Thủ tục hải quan điện tử thực sự vẫn chưa đúng với tên gọi của nó. Vì sau khi truyền dữ liệu lên phía Hải quan xong, nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu của công ty vẫn phải in tờ khai ra và mang đến cửa khẩu Hải quan cần xuất hàng để làm thủ tục hải quan. Việc mang hồ sơ ra cảng làm thủ tục đã quay về tình trạng giống như khai hải quan thủ công. Chỉ khác là bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan điện tử đơn giản hơn và việc tiến hành làm thủ tục được nhanh chóng hơn. Vì thế phía Hải quan cần hiện đại hóa hơn để thực sự đúng với tên gọi hải quan điện tử. Như sau khi truyền dữ liệu xong, nếu hàng hóa được phân luồng xanh thì doanh nghiệp chỉ chờ đến ngày tàu cập cảng mang hàng hóa ra giao hàng lên tàu là hoàn tất. Còn nếu hàng hóa rơi vào luồng vàng hay luồng đỏ thì lúc đó doanh nghiệp mới cầm bộ hồ sơ hay mang hàng hóa ra cảng cho nhân viên hải quan kiểm hóa. Như thế thì mới thực sự thuận tiện và tiết kiệm được nhiều thời gian cho phía doanh nghiệp lẫn Hải quan. Cần triển khai thực hiện chữ ký số và việc thực hiện thủ tục như đăng ký tờ khai, thanh lý, vào sổ tàu… tất cả cần được tiến hành thông qua mạng internet để công tác thông quan điện tử đạt hiệu quả cao hơn. Tình trạng tiêu cực trong bộ phận nhân viên hải quan lợi dụng chức quyền xâm phạm đến quyền lợi của các Doanh nghiệp còn khá nhiều. Như nhận tiền bồi dưỡng từ phía doanh nghiệp và những khoản tiền bất hợp pháp khác… Vì thế, Cơ quan nhà nước cần có những chính sách thích hợp để bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng doanh nghiệp và hạn chế đến mức thấp nhất những tình trạng tiêu cực như trên xảy ra. Cần đào tạo một đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức có trình độ cao, nắm vững nghiệp vụ, luôn thân thiện với mọi người và sẵn sàng giúp đỡ doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan. 3.2.2. Kiến nghị với Công ty Công ty chủ yếu giao dịch với các khách hàng quen thuộc nên hạn chế trong việc mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác mới. Công ty nên mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng mới ở các thị trường mới để gia tăng kim ngạch cho công ty. Đồng thời cũng tạo điều kiện mở rộng quảng bá thương hiệu Intimex trên thương trường quốc tế. Tiếp tục giữ vững và phát huy hoạt động xuất khẩu theo điều kiện FOB với các khách hàng quen thuộc, lâu năm. Tuy nhiên, Khi ký kết hợp đồng ngoại với các đối tác mới công ty nên xuất khẩu theo điều kiện CIF và nhập khẩu theo điều kiện FOB. Để tạo được nhiều lợi ích hơn cho phía doanh nghiệp cũng như phía Nhà nước như thu được nhiều ngoại tệ hơn, chủ động trong việc giao hàng, thuê tàu, mua bảo hiểm... và góp phần đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Công ty nên thành lập bộ phận marketing và nghiên cứu thị trường. Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng, quảng bá doanh nghiệp cũng như phân tích thị trường là yếu tố rất cần thiết. Nhằm duy trì và mở rộng thị trường, phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, làm việc nhiệt tình, đoàn kết. Đồng thời hỗ trợ hơn nữa cho nhân viên về chi phí xăng dầu, điện thoại cũng như nâng cao cơ sở vật chất tạo điều kiện cho nhân viên có thể làm việc thoải mái, đạt hiệu quả cao nhất. Tạo điều kiện và khuyến khích cho nhân viên đi học tập, nâng cao trình độ để đáp ứng được các yêu cầu trong thời buổi kinh doanh hiện nay. KẾT LUẬN Công ty Cổ phần Intimex Mỹ Phước đã thực hiện tốt công tác kinh doanh và đang từng bước khẳng định mình trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bằng việc mở rộng mối quan hệ với các thị trường nước ngoài và đạt được hiểu quả cao. Cơ cấu mặt hàng tương đối ổn định và phong phú hơn, kim ngạch và lợi nhuận ngày càng tăng cao qua các năm. Trong hoạt động kinh doanh công ty luôn đặt uy tín, năng suất, chất lượng, hiệu quả lên hàng đầu. Trong đó yếu tố “uy tín” với khách hàng trong và ngoài nước luôn là mối quan tâm lớn nhất của công ty. Để đạt được điều đó không chỉ một cá nhân, một phòng ban nào mà đòi hỏi sự đoàn kết, nhất trí, sự phối hợp nhịp nhành, ăn khớp giữa các phòng ban, đòi hỏi sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao của cả tập thể công ty. Hiện nay công ty được đánh giá là một trong những công ty xuất khẩu nông sản hàng đầu, hoạt động có hiệu quả, có bộ máy tổ chức hợp lý. Trong tương lai, công ty sẽ tiếp tục cố gắng phát triển về mọi mặt để hoạt động kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả cao nhất, trở thành một tập đoàn đa ngành, đa nghề. Trải qua khoảng thời gian thực tập 3 tháng ngắn ngủi tại Công ty Cổ phần Intimex Mỹ Phước em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệp thực tế quý báu và đã phần nào làm sáng tỏ tính chất công việc mà bấy lâu em đang theo đuổi cũng như tháo gỡ được những vướng mắt, buâng khuâng trong em mà em đã gặp phải khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Qua phương hướng kinh doanh cũng như thực trạng xuất nhập khẩu của công ty. Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ cũng như đối với công ty. Để nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu tại công ty. Tuy nhiên do thời gian thực tập cũng như kiến thực còn hạn chế nên những giải pháp và kiến nghị em đưa ra trong Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của Quý thầy cô và các anh chị trong công ty để Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. PHỤ LỤC Bộ hồ sơ hải quan khi xuất hàng theo điều kiện FOB Tờ khai hải quan điện tử hàng hóa xuất khẩu Vận đơn đường biển (Bill of lading) Hóa đơn thương mại (Commercial invoice) Hợp đồng thương mại Bộ hồ sơ hải quan khi xuất hàng vào Kho ngoại quan Phiếu nhập kho Giấy giới thiệu Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan Tờ khai hàng hóa xuất khẩu Biên bản bàn giao Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan (của Kho ngoại quan) Tờ khai hàng nhập, xuất kho ngoại quan Warehouse receipt Chỉ dẫn giao hàng Phiếu ghi kết quả phúc tập hồ sơ hải quan Chứng thư cafecontrol TÀI LIỆU THAM KHẢO ThS. Nguyễn Thanh Hùng, Giáo trình vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Thanh niên, 2010. ThS. Nguyễn Việt Tuấn & ThS. Lý Văn Diệu, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Thanh niên, 2009. TS Nguyễn Văn Tiến, Thủ tục hải quan. Các tài liệu, số liệu từ các phòng ban của Công ty Cổ phần Intimex Mỹ Phước. Các trang web

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_quy_trinh_thu_tuc_hai_quan_xuat_khau_6269.doc
Luận văn liên quan