Ngoài ra, điều mà các nhà doanh nghiệp quan tâm nhất khi kinh doanh
ngoài khả năng thu lợi nhuận ra là chế độ trách nhiệm khi phá sản và khả năng rủi ro. Vì thế, loại hình Công ty TNHH và Công ty Cổ phần có ưu thế nổi trội hơn khi lựa chọn vì nếu những công ty này phá sản thì các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Trong khi đó, các thành viên hợp danh trong Công ty Hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (khoản 1b, điều130, luật Doanh nghiệp năm 2005).
Doanh nghiệp tư nhân cũng là loại hình doanh nghiệp chịu trách
nhiệm vô hạn giống như công ty hợp danh, nhưng doanh nghiệp tư nhân chỉ
có một chủ sở hữu, được toàn quyền quyết định công ty, trong khi đó công ty hợp danh đòi hỏi phải có từ hai chủ sở hữu trở lên đồng nghĩa với việc quyền quản lí công ty bị chia sẻ. Hơn thế nữa, để thành lập công ty hợp danh cũng đòi hỏi nhiều điều kiện hơn so với doanh nghiệp tư nhân; và cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh cũng phức tạp hơn so với doanh nghiệp tư nhân. Bởi vậy, tuy cùng là doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn nhưng doanh nghiệp tư nhân lại có ưu thế và được lựa chọn nhiều hơn. Tất cả những điều trên đây có thể lí giải tại sao loại hình Công ty hợp danh hiện nay lại không phổ biến tại Việt Nam.
19 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2797 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền nhân thân theo quy định trong bộ luật dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong
pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời phản ánh được tư tưởng và
mục tiêu nổi bật của luật Doanh nghiệp năm 2005 là hình thành một khung
pháp lý chung, bình đẳng áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh các loại hình doanh nghiệp quen thuộc như Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đề cập đến Công ty hợp danh. Hiện tại, tuy loại hình này không phổ biến tại Việt Nam nhưng Luật Doanh nghiệp 2005 đã có những đổi mới so với Luật Doanh nghiệp 1999 để tạo điều kiện thông thoáng cho công ty hợp danh phát triển hơn nữa trongtương lai. Để hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp này.Em đã chọn đề tài; Bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh .
II. Nội Dung
1. Khái quát chung về công ty hợp danh.
1.1 Khái niệm về công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất là hai thành
viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh ); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. ( khoản 1 điều 130 luật DN 2005)
1.2 Nguồn gốc của công ty hợp danh
Công ty hợp danh là một trong số những loại hình công ty điển hình
được quy định trong Bộ luật Thương mại Pháp từ năm 1807. Yếu tố nhân thân của thành viên hợp danh được coi trọng hàng đầu khi thành lập công ty, trong đó người ta thường chú tâm tới tổng tài sản dân sự hơn là số vốn góp vào công ty. Đối với bên thứ ba, việc định danh các thành viên là rất quan trọng khi thực hiện các giao dịch với công ty. Bởi vậy, cho đến năm 1985 vẫn còn tồn tại quy định về tên của công ty phải bao gồm tên của tất cả các thành viên hợp danh. Điều đó lý giải tại sao người ta gọi là công ty hợp danh.Việc điều hành công ty do Người quản lý thực hiện. Về nguyên tắc, tất cả các thành viên đều có tư cách quản lý. Họ có thể chỉ định Người quản lý trong số các thành viên của công ty hoặc người ngoài công ty. Người quản lý cũng đồng thời là người đại diện của công ty.
Nét đặc trưng trong luật của Pháp là xu hướng phân biệt giữa dân luật
và thương luật, do đó người ta thường chú ý xem xét tư cách thương nhân của các chủ thể kinh doanh. Theo quy định, tất cả các thành viên đều có tư cách thương nhân, nhưng công ty không có tư cách này. Tuy nhiên, trong trường hợp Người quản lý là người ngoài công ty thì chính công ty mang tư cách thương nhân, bởi vì khi đó, Người quản lý khi thực hiện các hành vi nhân danh công ty và phải chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh trước các thành viên.
Thành viên hợp danh theo pháp luật thương mại Pháp không hạn chế là
cá nhân, mà còn bao gồm cả pháp nhân. Từ đó có thể hình thành mô hình kinh doanh kết hợp, cho phép tránh được trách nhiệm vô hạn của cá nhân thành viên mà vẫn có thể khai thác được những điểm mạnh của công ty hợp danh. Ví dụ: một công ty hợp danh có tất cả các thành viên hợp danh là pháp nhân song thực ra, việc điều hành công ty do các cá nhân là người đứng đầu pháp nhân thành viên thực hiện. Vì thế mà mặc dù quy trình, thủ tục công ty hợp danh ở Pháp rất nghiêm ngặt, song công ty hợp danh vẫn hiện diện với một số lượng đáng kể trong nền kinh tế Pháp.
1.3 Đặc điểm của công ty hợp danh
1.3.1 Đặc điểm về thành viên
Công ty hợp danh có thể có thể có hai loại thành viên với địa vị pháp lý
khác nhau là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn Thành viên hợp danh là thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân. Thành viên hợp danh không được đồng thời là chủ một doanh nghiệp tư nhân hoặc tham gia một công ty hợp danh khác với tư cách là thành viên hợp danh. Tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty và như vậy cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.
Thành viên góp vốn là cá nhân hoặc tổ chức. Thành viên góp vốn có
quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệđược quy định tại điều lệ công ty. Thành viên góp vốn không tham gia quản lý công ty và không hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Họ chỉđược tham gia thảo luận và biểu quyết về việc bổ sung, sửa đổi các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn được quy định trong điều lệ công ty, về việc tổ chức lại và giải thể công ty. Khi công ty giải thể họđược chia giá trị tài sản còn lại khi công ty giải thể theo quy định trong điều lệ công ty. Với những quyền hạn hạn chế như vậy, thành viên góp vốn có nghĩa vụ góp đủ số vốn đã cam kết. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi giá trị số vốn đã cam kết góp vào công ty.
1.3.2 Đặc điểm về hoạt động đại diện cho công ty trong các giao dịch
pháp lý
Theo khoản 1 điều 137 luật DN 2005 mọi thành viên hợp danh đều đại
diện cho công ty, đều tham gia vào quan hệ pháp luật nhân danh công ty.
1.3.3 Đặc điểm về trách nhiệm của công ty
Công ty hợp danh chịu trách nhiệm về hoạt động của mình không giới
hạn trong phạm vi vốn điều lệđược đăng kí tại cơ quan đăng kí kinh doanh.
Các thành viên hợp danh cùng nhau chịu trách nhiệm về hoạt động của công
ty bằng toàn bộ tài sản riêng của mình. Vì vậy công ty hợp danh là loại doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn.
2. Cơ cấu tổ chức .
Cơ cấu tổ chức thống nhất theo mô hình một hiệp hội các thành viên.
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức bao gồm:
2.1 Hội đồng thành viên (theo Điều 135, Luật doanh nghiệp n ăm 2005)
Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành
viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng
thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không
có quy định khác; lựa chọn và bổ nhiệm các Phó Giám đốc (Phó tổng giám
đốc) trợ giúp Giám đốc (Tổng giám đốc) trong công tác tổ chức, điều hành
Công ty. Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên.yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận:
a) Phương hướng phát triển công ty;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
c) Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới;
d) Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên.
đ) Quyết định dự án đầu tư;
e) Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay
với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp
Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
g) Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ
của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
h) Quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận
được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;
i) Quyết định giải thể công ty.
2.2 Ban giám đốc công ty
Ban Giám đốc Công ty được Hội đồng thành viên Hợp danh giao nhiệm
vụ trực tiếp tổ chức, điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty.
Theo khoản 4, điều 137, luật doanh nghiệp Việt Nam 2005, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các nhiệm vụ sau đây;
a) Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty
với tư cách là thành viên hợp danh;
b) Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký các quyết định hoặc nghị quyết của của Hội đồng thành viên;
c) Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp
danh; ký các quyết định về quy chế, nội quy và các công việc tổ chức nội bộ
khác của công ty;
d) Tổ chức sắp xếp, lưu giữđầy đủ và trung thực sổ kế toán, hoá đơn,
chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật;
đ) Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện
cho công ty với tư cách là bịđơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh
chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác;
e) Các nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định.
2.3 Ban Kiểm soát:
Ban kiểm soát do Hội đồng thành viên Hợp danh bầu để giúp Hội đồng
thành viên Hợp danh kiểm soát các vấn đề liên quan đến tổ chức, điều hành
Công ty, kiểm soát việc tuân thủ các đường lối, chủ trương của Công ty và các vấn đề liên quan đến tài chính của Công ty.
Một số phòng ban khác:
2.4 Ban Kiểm soát chất lượng dịch vụ công ty (như trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn luật.
Do các thành viên Hợp danh, Ban Giám đốc bầu để giúp Ban Giám đốc, Hội đồng thành viên Hợp danh kiểm soát được chất lượng dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác; hướng dẫn các phòng, ban chức năng trong Công ty tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, chuẩn mực liên quan đến nghề nghiệp; hỗ trợ các phòng, ban, các chức danh lãnh đạo và các nhân viên trong Công ty nâng cao hình ảnh, chất lượng của Công ty; Soát xét các Báo cáo kiểm toán và các Báo cáo dịch vụ khác…
2.5 Các phòng nghiệp vụ, tư vấn, hành chính Quản trị
Các phòng nghiệp v ụ: trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh, kí
kết hợp đồng...
Phòng tư vấn: xúc tiến và duy trì các mối quan hệ của công ty...
Phòng hành chính Quản trị: đảm nhiệm các công việc hành chính, kế
toán và quản trị.
3.Một số điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2005 về công ty hợp danh
Loại hình công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm
2005 đã có những thay đổi đáng kể về bản chất cũng như hình thức. Khắc phục những thiếu sót của Luật doanh nghiệp năm 1999 về loại hình công ty hợp danh còn qua sơ sài, chưa đủ tầm điểu chỉnh những vấn đề phát sinh và hoạt động của loại hình doanh nghiệp này, Luật doanh nghiệp năm 2005 đã sửa đổi, bổ sung và quy định mới ở một số nội dung cho phù hợp hơn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn như sau:
Thứ nhất, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham
gia các giao dịch, khoản 2 Điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2005 công nhận
loại hình công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Theo đó, công ty hợp danh
có bản chất pháp lý như sau:
- Là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của
công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào.
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doan
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Khoản 2 Điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định “ công ty hợp
Danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” đã tạo thuận lợi hơn rất nhiều cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Bởi lẽ, trong hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn còn một số văn bản hạn chế hoạt động đối với các doanh nghiêp không có tư cách pháp nhân trong một số lĩnh vực như xây dựng và đấu thầu. Việc quy định luật này đã thể hiện sự đổi mới trong tư duy của các nhà lập pháp Việt Nam và có ý nghĩa tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn về hình thức hoạt động cho các nhà đầu tư. Việc thừa nhận tính pháp nhân của công ty hợp danh có lợi hơn, nhằm đảm bảo cho loại hình doanh nghiệp này có đầy đủ tư cách pháp lý khi tham gia các hoạt động giao dịch cũng như tham gia tố tụng, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Thứ hai, Luật doanh nghiệp năm 2005 không còn quy định bắt buộc nhà đầu tư phải thành lập công ty hợp danh khi kinh doanh một số ngành nghề nhất định như : kế toán và kiểm toán; thiết kế các công trình xây dựng; khám và chữa bệnh; dịch vụ pháp lý. Quy định này có ý nghĩa tạo cơ hội cho nhà đầu tư được chọn quyền lựa loại hình đầu tưđể hoạt động kinh doanh.
Việc thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp trong công ty hợp danh là một quy định mới trong Luật doanh nghiệp năm 2005 nhằm cụ thể hoá trách nhiệm của thành viên công ty trong trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết góp.Luật cũng quy định rõ số vốn chưa góp đủ là khoản nợ của thành viên đối với công ty và việc góp chậm, không đủ số vốn cam kết là một lý do mà thành viên có thể bị khai trừ ra khỏi công ty. Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi của thành viên, Điều 131Luật
doanh nghiệp năm 2005 cũng quy định trách nhiệm của công ty là phải cấp
giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên công ty khi họđã góp đủ số vốn cam kết góp. Bên cạnh đó, Điều 132 Luật doanh nghiệp năm 2005 cũng quy định rõ về nguồn gốc hình thành nên tài sản của công ty. Đây cũng là một điểm mới của Luật doanh nghiệp 2005 so với Luật doanh nghiệp năm 1999.
Ngoài ra, Luật doanh nghiệp năm 2005 còn đưa ra những hạn chế đối
với quyền hành của thành viên hợp danh như sau: thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại ; thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để thực hiện kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức cá nhân khác cá nhân khác và thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặ toàn bộ vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. Việc luật doanh nghiệp năm 2005 quy định hạn chế này nhằm đảm bảo thực hiện trách nhiệm tài sản vô hạn của thành viên hợp danh đối với công ty khi có phát sinh các rủi ro hoặc nghĩa vụ tài chính với khách hàng.
Bên cạnh đó, Điểm đ khoản 2 Điều 134 Luật doanh nghiệp năm 2005
đã quy định rõ hơn về việc thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty. Như vậy trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh chỉđược xác lập khi tài sản còn lại của công ty không đủđể thanh toán.nợ, nghĩa là khi đó chủ nợ có quyền yêu cầu bất cứ thành viên hợp danh nào có trách nhiệm thanh toán số nợ còn lại cho mình. Thành viên hợp danh đã thanh toán nợ cho chủ nợ có quyền yêu cầu các thành viên hợp danh khác thanh toán lại cho mình phần nợđã thanh toán tương ứng với nghĩa vụ của từng thành viên hợp danh.
Kế thừa những quy định của Luật doanh nghiệp năm 1999, Điều 136
Luật doanh nghiệp 2005 đã quy đinh chi tiết hơn việc triệu tập họp Hôi đồng
thành viên. Theo đó, Chủ tịch Hôi đồng thành viên có thể triệu tập họp Hội
đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp
danh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêucầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên. Hình thức thông báo mời họp cũng có những điểm tiến bộ hơn, có thể bằng giấy mời, điện thoại, fax, telex hoặc các phương tiện điện tử khác. Thông báo mời họp phải nêu rõ mục đích, yêu cầu và nội dung họp, chương trình và địa điểm họp, tên thành viên yêu cầu triệu họp.
Tiếp đó, Điều 137 Luật doanh nghiệp 2005 quy định các thành viên hợp
danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh
doanh hàng ngày của công ty. Mọi hạn chế với thành viên hợp danh trong thực hiên công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chếđó. Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty. Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc thì quyết định được thông qua theo quy tắc đa số. Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động các ngành nghề, kinh doanh đã đăng ký của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận.
Cuối cùng, về hồ sơ đăng ký kinh doanh, Điều 17 Luật doanh nghiệp
năm 2005 quy định, hồ sơđăng ký kinh doanh của công ty hợp danh gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan
đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Dự thảo điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu
hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối
với công ty hợp danh kinh doanh theo ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
4. Một số kiến nghị về Công ty hợp danh trong Luật doanh nghiệp 2005.
Là một hình thức công ty ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người, công ty hợp danh bao giờ cũng được nhắc tới trước tiên trong các đạo luật hay các công trình nghiên cứu về công ty. Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, công ty hợp danh bị gắn với một hình thức công ty khác là công ty hợp vốn đơn giản để cùng được gọi là “công ty hợp danh”. Theo tác giả, cách thức này đã dẫn đến sự nhận thức thiếu chính xác về cả hai hình thức công ty này, và còn dẫn đến nhiều quy định không thích hợp đối với chúng.
Nguyên nhân của khiếm khuyết nêu trên thể hiện rất rõ qua Luật Doanh nghiệp năm 2005, có lẽ là do nhà làm luật thiếu nhận biết chính xác về các hình thức công ty đang tồn tại từ xưa tới nay trên thế giới, cũng như ở Việt Nam trước kia, thiếu chú trọng một cách cần thiết tới công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. Trong tiếng Anh, công ty hợp danh được gọi là “general partnership” hay “simply partnership”, còn công ty hợp vốn đơn giản được gọi là “limited partnership”. ở các nước thuộc họ pháp luật Anh - Mỹ, mỗi dạng công ty nói trên có quy chế pháp lý riêng về thành lập và vận hành. Có lẽ, Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi pháp luật Hoa Kỳ?
Xét về bản chất, từ thủa ban đầu, công ty hợp danh là sự liên kết giữa các thương nhân đơn lẻ để cùng nhau hoạt động dưới một tên hãng chung. Cho đến nay, dù có đôi chút thay đổi về chủ thể tham gia vào sự liên kết đó (sẽ được phân tích sau), thì sự nhận thức như vậy về bản chất của công ty hợp danh vẫn rất có giá trị trong việc giải thích nhiều vấn đề có liên quan. Có thể hiểu một cách giản dị, công ty hợp danh là một công ty của hai hay nhiều người cùng tiến hành hoạt động kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận. Cũng có thể hiểu, một công ty hợp danh được xem là một người và cùng với nó là các chủ sở hữu của nó (1). Khác hơn thế, Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam định nghĩa:
“Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty” (Điều 130, khoản 1).
Định nghĩa này cho thấy hai vấn đề lớn cần phải bàn:
Vấn đề lớn thứ nhất, công ty hợp danh theo quan niệm của Luật Doanh nghiệp năm 2005 phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, có nghĩa là hai người chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với các khoản nợ của công ty. Điều này là đúng nếu Luật Doanh nghiệp năm 2005 không quan niệm công ty hợp danh bao gồm cả công ty hợp vốn đơn giản. Như trên đã nói, bản chất của công ty hợp danh (general partnership) đúng nghĩa là sự liên kết của các thương nhân đơn lẻ (sole trader hay sole proprietorship) để kinh doanh dưới một tên hãng chung. Vì vậy, công ty hợp danh phải có từ hai thành viên hợp trở lên, nếu không thì sẽ vẫn chỉ là thương nhân đơn lẻ. Còn đối với công ty hợp vốn đơn giản thì chỉ cần có một thành viên hợp danh (hay “thành viên nhận vốn” - gọi một cách dễ hiểu hơn và đỡ bị nhầm hơn về ngữ nghĩa) và một thành viên góp vốn là đủ. Ngay ở Hoa Kỳ người ta quan niệm: “Công ty hợp danh hữu hạn (limited partnership) bao gồm hai hay nhiều người, với ít nhất một thành viên hợp danh và một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn” (2). Cần lưu ý thêm: “công ty hợp danh hữu hạn: gọi theo cách của chúng ta xưa kia là “công ty hợp vốn đơn giản” hay “công ty hợp tư đơn thường”.
Vấn đề lớn thứ hai, thành viên hợp danh theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 phải là cá nhân, có nghĩa là pháp nhân không thể góp vốn thành lập công ty hợp danh. ở trên đã nói, bản chất thủa ban đầu của công ty hợp danh là sự liên kết giữa các thương gia thể nhân hay thương nhân đơn lẻ để cùng kinh doanh dưới một tên hãng chung. Tuy nhiên, ngày nay khi đã cách xa cái thủa ban đầu đó hàng thiên niên kỷ, thì công ty hợp danh mang bản chất là sự liên kết giữa các thương nhân mà trong đó có cả thương gia thể nhân và thương gia pháp nhân, có nghĩa là thành viên của công ty hợp danh có thể là pháp nhân. Về mặt lý thuyết cho thấy pháp nhân mô phỏng vị trí pháp lý của thể nhân. Nó có tên gọi, cơ sở, quốc tịch, ý chí, sản nghiệp, trách nhiệm, có nghĩa là nó có các quyền dân sự như thể nhân trừ một số quyền đặc trưng của thể nhân như về gia đình, về chính trị... Đứng trước pháp luật, thể nhân hay pháp nhân đều được gọi là người, nhưng để phân biệt giữa chúng người ta gắn vào đó các tính từ. Sự phân biệt như vậy là cần thiết để thiết lập đời sống pháp lý khác nhau cho chúng, song sự phân biệt đó không làm cản trở tới việc tham gia vào các hoạt động kinh tế của pháp nhân. Về mặt pháp luật thực định, chúng ta đã thấy Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 có một hình thức đầu tư là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hay hợp đồng hợp tác kinh doanh mà các luật gia trên thế giới quan niệm đó chính là hình thức công ty hợp danh, mặc dù khi xây dựng Luật Doanh nghiệp năm 1999, nhiều quan điểm ở Quốc hội cho rằng, hình thức công ty hợp danh là quá mới đối với Việt Nam, nên đã cắt xén dự thảo để chỉ thông qua vỏn vẹn năm điều về công ty hợp danh. Điều đáng lưu ý rằng, các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thể là pháp nhân. Vậy tại sao Luật Doanh nghiệp năm 2005 cho rằng thành viên của công ty hợp danh chỉ có thể là thể nhân? Có lẽ nhà làm luật nghĩ, thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn định đối với các khoản nợ của công ty nên buộc phải là cá nhân, vì xem điểm b, khoản 1, Điều 130 của Luật Doanh nghiệp năm 2005 có bóng dáng của những nhận thức như vậy. Chịu trách nhiệm vô hạn định có nghĩa là phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình hiện có hoặc sẽ có trong tương lai. Vậy cả thể nhân và pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của họ, chỉ có điều khác biệt là pháp nhân khi đã bị thanh lý hết tài sản thì có thể không tồn tại nữa, còn thể nhân thì vẫn có cơ hội để làm ăn, có nghĩa là có thể có tài sản trong tương lai. Câu chuyện này còn liên quan tới luật phá sản mà chúng ta sẽ có dịp đề cập tới. Ngày nay, các công ty thường lựa chọn các hình thức đầu tư rất linh hoạt. Họ có thể sử dụng hình thức công ty hợp danh để tạo ra các chi nhánh chung hoặc để kiểm soát hữu hiệu một công ty hoặc nhiều công ty khác trong việc khai thác một cơ hội kinh doanh nào đó. Vậy tại sao Luật Doanh nghiệp năm 2005 lại hạn chế quyền tự do lựa chọn hình thức đầu tư của các thương nhân mà không có lý do chính đáng từ phía cộng đồng? Để lý giải đầy đủ cho quan niệm thành viên hợp danh có thể là pháp nhân, chúng ta còn phải nắm được vị thế pháp lý của thành viên hợp danh.
Công ty hợp danh và công ty dân sự rất gần gũi nhau, nhưng không chuyển đổi được sang nhau. Các thành viên của công ty hợp danh mặc nhiên được coi là có tư cách thương gia và liên đới chịu trách nhiệm với các khoản nợ của công ty. Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh gọn nhẹ, do đó nó rất thích hợp với việc tổ chức các doanh nghiệp nhỏ. Hình thức công ty này xuất hiện ngày càng nhiều trong mối liên hệ giữa các công ty để hình thành một chi nhánh chung giữa các công ty, các tập đoàn, làm cơ sở cho việc phân nhánh mới. Trong Giáo trình Luật kinh tế, Tập 1: Luật doanh nghiệp, Tình huống - Phân tích - Bình luận của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, có đoạn viết: “Luật sư thường được xem là cơ quan bổ trợ công lý, bởi vậy các hãng luật thường hoạt động dưới dạng hợp danh chứ không phải các công ty thương mại” (3). Đọc đoạn văn này ai đó băn khoăn: Phải chăng hợp danh hay công ty hợp danh không phải là công ty thương mại? Có lẽ vẫn cấn cá ở việc xem dịch vụ pháp lý có phải là hành vi thương mại hay không và việc tổ chức dịch vụ pháp lý dưới hình thức hợp danh phải chăng là một hợp đồng dân sự, nên sự ra đời của đoạn văn trên chỉ đề cập riêng tới các công ty luật mà không nhằm nói tới công ty hợp danh nói chung. Trong khi đó, từ trước tới nay ở đâu người ta cũng nói công ty hợp danh là công ty thương mại, là thương nhân bởi hình thức và nó được phân biệt với công ty dân sự.
Trong các đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh còn có một vấn đề phải bàn là: công ty hợp danh có tư cách pháp nhân hay không? Nhiều luật gia Việt Nam cho tới bây giờ vẫn chưa đồng tình với việc Luật Doanh nghiệp năm 2005 quan niệm công ty hợp danh có tư cách pháp nhân. Rõ ràng, công ty hợp danh cũng có tên gọi, trụ sở, quốc tịch, sản nghiệp, ý chí và trách nhiệm. Điều đó cho thấy không thể quan niệm nó là một cái gì đó khác hơn pháp nhân. Còn các thành viên của nó xét về mặt pháp lý là những người bảo lãnh liên đới cho các hoạt động của công ty. Hoàn toàn có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và tài sản của các thành viên.
5. Tình trạng phát triển của Công ty hợp danh tại Việt Nam.
Hiện nay ở Việt Nam, các công ty hợp danh hoạt động chủ yếu trong
các lĩnh vực dịch vụ kế toán và kiểm toán, dịch vụ thiết kế công trình xây
dựng, dịch vụ khám và điều trị bệnh, dịch vụ pháp lý…
Theo thống kê doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, cho
đến ngày 20/11/2007, Hà Nội chỉ có 17 công ty hợp danh so với 33.327 công ty trách nhiệm hữu hạn, 21.061 công ty cổ phần, 2.921 doanh nghiệp tư nhân, 2.137 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên [1]. Như vậy, có thể thấy số lượng công ty hợp danh là quá ít ỏi so với số lượng các doanh nghiệp thuộc các loại hình khác.
Một câu hỏi đặt ra là: Lí do tại sao loại hình này lại không phát triển?
Có thể nhận thấy rằng, loại hình công ty Hợp danh có những ưu thế
nhất định bởi vì cơ sở bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của công ty là sự
chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định của tất cả các thành viên công ty trên toàn bộ sản nghiệp của họ. Nhưng cũng chính vì phải bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng toàn bộ sản nghiệp của các thành viên nên công ty Hợp danh thường ít lựa chọn đầu tư vào những khu vực có nhiều rủi ro, dẫn đến một hệ quả là công ty Hợp danh khó có thể mở rộng quy mô và phát triển kinh doanh, lợi nhuận thu được do đó cũng ít đi. Điều này có thểảnh hưởng đến sự phát triển cân đối trong nền kinh tế và có thể có những nhu cầu xã hội không được đáp ứng.
Ngoài ra, điều mà các nhà doanh nghiệp quan tâm nhất khi kinh doanh
ngoài khả năng thu lợi nhuận ra là chế độ trách nhiệm khi phá sản và khả năng rủi ro. Vì thế, loại hình Công ty TNHH và Công ty Cổ phần có ưu thế nổi trội hơn khi lựa chọn vì nếu những công ty này phá sản thì các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Trong khi đó, các thành viên hợp danh trong Công ty Hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (khoản 1b, điều130, luật Doanh nghiệp năm 2005).
Doanh nghiệp tư nhân cũng là loại hình doanh nghiệp chịu trách
nhiệm vô hạn giống như công ty hợp danh, nhưng doanh nghiệp tư nhân chỉ
có một chủ sở hữu, được toàn quyền quyết định công ty, trong khi đó công ty hợp danh đòi hỏi phải có từ hai chủ sở hữu trở lên đồng nghĩa với việc quyền quản lí công ty bị chia sẻ. Hơn thế nữa, để thành lập công ty hợp danh cũng đòi hỏi nhiều điều kiện hơn so với doanh nghiệp tư nhân; và cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh cũng phức tạp hơn so với doanh nghiệp tư nhân. Bởi vậy, tuy cùng là doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn nhưng doanh nghiệp tư nhân lại có ưu thế và được lựa chọn nhiều hơn. Tất cả những điều trên đây có thể lí giải tại sao loại hình Công ty hợp danh hiện nay lại không phổ biến tại Việt Nam.
[1] Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
III. Kết Luận
Luật doanh nghiệp năn 2005 ra đời đã đánh dấu bước phát triển lớn của nước ta, trong thời kỳ đất nước đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Bộ luật đã có những điểm mới về tất cả các loại hình doanh nghiệp và công ty, trong đó có các quy định rất mới về Công ty hợp doanh. Tạo điều kiện để các nhà kinh doanh tiếp xúc mới loại hình kinh doanh này tốt hơn, song bên cạch đó còn nhiều quy định trong Bộ Luật doanh nghiệp 2005 về Công ty hợp danh còn phải bàn nhiều.
Tài liệu tham khảo
1.Luật Doanh nghiệp Vi ệt Nam năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2006)
2. Thạc sĩ, Luật sư Phan Thông Anh (2006) , So sánh luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Doanh nghiệp n ăm 2000, Nhà xuất bản Tư pháp.
3. Thạc sĩ Hoàng Anh Thuyên, Hỏi đáp luật Doanh nghiệp n ăm 2005, Nhà
xuất bản Lao động – xã hội.
4. Giáo trình Luật kinh tế, trường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Thống kê
5.
tuc/184-la-chn-loi-hinh-doanh-nghip-bt-u-kinh-doanh.html
6.
7.
8.
consultancy.com/vietnamese/content/browse.php?action=shownews&category =&id=54&topicid=316
Mục Lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bamp224i t7853p l7899n th432417ng m7841i.doc
- bt Damp226n s7921 h7885c k7923.doc