ĐẶT VẤN ĐỀ:
-
- Trong cuộc sống xã hội con người luôn luôn phải giao tiếp với nhau. Có nhiều cách để giao tiếp, song phổ biến chủ yếu là sử dụng ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ con người có thể trò chuyện, trao đổi tin tức, bày tỏ tư tưởng tình cảm, học tập tri thức khoa học Mọi sinh hoạt đều sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện thông tin. Chính vì thế, việc giúp học sinh học thành thạo tiếng Việt là việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên chúng ta. Trên cơ sở biết, hiểu tiếng Việt, học sinh học tập các môn học khác. Trong quá trình học tập, học sinh được củng cố và khắc sâu thêm những tri thức và kỹ năng về tiếng Việt.
- Môn Tiếng Việt nói chung, được dạy theo quan điểm giao tiếp nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình “hình thành và phát triển” ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết). Những kỹ năng này được rèn luyện thông qua các phân môn, trong đó phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn các kỹ năng đọc, nghe và nói mà trọng tâm là kỹ năng đọc.
- Tập đọc là một phân môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh.Năng lực đọc được tạo từ 4 kĩ năng cũng là 4 yêu cầu về chất lượng của đọc. Bốn kĩ năng được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm.
-Vào lớp 1 học sinh bắt đầu chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập. Đó là một khó khăn đối với các em. Đặc biệt vào lớp 1 chỉ có sự phát triển lời nói là vẫn tiếp tục những tri thức đã được trang bị còn thì các em bắt đầu tiếp xúc với một hình thức hoạt động, một phong cách ngôn ngữ mới, hoàn toàn khó : đọc và viết. Chính đặc điểm này đòi hỏi giáo viên phải có cách cư xử đặc biệt với học sinh. Đó là thái độ nâng đỡ, khích lệ, thông cảm, luôn nhấn mạnh vào những thành công của học sinh. Làm việc kiên trì, tỉ mỉ, khả năng biết tổ chức quá trình dạy học kết hợp với vui chơi. Người giáo viên phải nắm đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, hình dung thấy hết những khó khăn của các em khi học chữ để có những biện pháp giáo dục hợp lí.
-Đối với học sinh lớp 1 việc giúp các em biết đọc, đọc thành thạo, đọc trơn tiếng, từ ngữ, luyện đọc lưu loát câu, văn bản là việc làm quan trọng. Qua đó, học sinh sẽ nhớ và hiểu được nội dung bài.
-Từ đặc điểm tình hình thực tế hiện nay trong các trường học là dạy đầy đủ các môn. Muốn học được các môn học khác học sinh phải học tốt môn Tiếng Việt đặc biệt là kĩ năng đọc .
-Chính vì vậy chương trình Tiểu học hiện nay xác định ạy Tiếng Việt là dạy cho học sinh sử dụng Tiếng Việt hiện đại để học tập và giao tiếp trong các môi trường học tập phù hợp với lứa tuổi .Các kĩ năng được rèn luyện thông qua nhiều bài tập mang tình huống phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên, có tác dụng kích thích trẻ có những hành vi ngôn ngữ ứng xử tự nhiên, phù hợp.
-Tiếng Việt ở Tiểu học được dạy theo các kiểu bài rèn luyện kĩ năng. Kĩ năng trở thành tiêu chí để xây dựng các bài dạy.Ở lớp 1 chủ yếu tập trung vào học vần với yêu cầu cần đạt: Đọc đúng các âm, vần, tiếng của Tiếng Việt, đọc trơn các câu ngắn, đoạn văn khoảng 20 tiếng có nội dung phù hợp và cụ thể với lứa tuổi, hiểu được nghĩa các từ ngữ thông thường và ý của câu.Việc rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng ở lớp 1 được thể hiện ở phân môn học vần và tập đọc.
II. THỰC TRẠNG VIỆC RÈN KĨ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG CHO HỌC SINH LỚP 1 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ II QUẢNG SƠN
10 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8966 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học số II Quảng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
-Xuaát phaùt töø muïc ñích, yeâu caàu nhaèm thöïc hieän toát muïc tieâu, nhieäm vuï cung caáp nhöõng tri thöùc ban ñaàu veà kó naêng ñoïc cho hoïc sinh, reøn luyeän cho hoïc sinh thành nhöõng thoùi quen, kó naêng, kó xaûo .
- Trong cuộc sống xã hội con người luôn luôn phải giao tiếp với nhau. Có nhiều cách để giao tiếp, song phổ biến chủ yếu là sử dụng ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ con người có thể trò chuyện, trao đổi tin tức, bày tỏ tư tưởng tình cảm, học tập tri thức khoa học… Mọi sinh hoạt đều sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện thông tin. Chính vì thế, việc giúp học sinh học thành thạo tiếng Việt là việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên chúng ta. Trên cơ sở biết, hiểu tiếng Việt, học sinh học tập các môn học khác. Trong quá trình học tập, học sinh được củng cố và khắc sâu thêm những tri thức và kỹ năng về tiếng Việt.
- Môn Tiếng Việt nói chung, được dạy theo quan điểm giao tiếp nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình “hình thành và phát triển” ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết). Những kỹ năng này được rèn luyện thông qua các phân môn, trong đó phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn các kỹ năng đọc, nghe và nói mà trọng tâm là kỹ năng đọc.
- Tập đọc là một phân môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh.Năng lực đọc được tạo từ 4 kĩ năng cũng là 4 yêu cầu về chất lượng của đọc. Bốn kĩ năng được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm.
-Vào lớp 1 học sinh bắt đầu chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động học tập. Đó là một khó khăn đối với các em. Đặc biệt vào lớp 1 chỉ có sự phát triển lời nói là vẫn tiếp tục những tri thức đã được trang bị còn thì các em bắt đầu tiếp xúc với một hình thức hoạt động, một phong cách ngôn ngữ mới, hoàn toàn khó : đọc và viết. Chính đặc điểm này đòi hỏi giáo viên phải có cách cư xử đặc biệt với học sinh. Đó là thái độ nâng đỡ, khích lệ, thông cảm, luôn nhấn mạnh vào những thành công của học sinh. Làm việc kiên trì, tỉ mỉ, khả năng biết tổ chức quá trình dạy học kết hợp với vui chơi. Người giáo viên phải nắm đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, hình dung thấy hết những khó khăn của các em khi học chữ để có những biện pháp giáo dục hợp lí.
-Đối với học sinh lớp 1 việc giúp các em biết đọc, đọc thành thạo, đọc trơn tiếng, từ ngữ, luyện đọc lưu loát câu, văn bản là việc làm quan trọng. Qua đó, học sinh sẽ nhớ và hiểu được nội dung bài.
-Từ đặc điểm tình hình thực tế hiện nay trong các trường học là dạy đầy đủ các môn. Muốn học được các môn học khác học sinh phải học tốt môn Tiếng Việt đặc biệt là kĩ năng đọc .
-Chính vì vậy chương trình Tiểu học hiện nay xác định :Dạy Tiếng Việt là dạy cho học sinh sử dụng Tiếng Việt hiện đại để học tập và giao tiếp trong các môi trường học tập phù hợp với lứa tuổi .Các kĩ năng được rèn luyện thông qua nhiều bài tập mang tình huống phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên, có tác dụng kích thích trẻ có những hành vi ngôn ngữ ứng xử tự nhiên, phù hợp.
-Tiếng Việt ở Tiểu học được dạy theo các kiểu bài rèn luyện kĩ năng. Kĩ năng trở thành tiêu chí để xây dựng các bài dạy.Ở lớp 1 chủ yếu tập trung vào học vần với yêu cầu cần đạt: Đọc đúng các âm, vần, tiếng của Tiếng Việt, đọc trơn các câu ngắn, đoạn văn khoảng 20 tiếng có nội dung phù hợp và cụ thể với lứa tuổi, hiểu được nghĩa các từ ngữ thông thường và ý của câu.Việc rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng ở lớp 1 được thể hiện ở phân môn học vần và tập đọc.
II. THỰC TRẠNG VIỆC RÈN KĨ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG CHO HỌC SINH LỚP 1 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ II QUẢNG SƠN
1/. Thuận lợi:
-Bản thân tôi được phân công giảng dạy lớp Một đã nhiều năm nay nên tôi cũng đúc rút cho mình được nhiều kinh nghiệm trong rèn luyện đọc thành tiếng cho học sinh lớp một. Đặc biệt trong năm học này, ngay từ những ngày đầu nhận lớp tôi rất chú ý đến các đối tượng học sinh và hình thành cho các em những kĩ năng cơ bản ban đầu phục vụ cho việc học như kĩ năng nghe, nói,đọc,viết, tính toán. Một trong những kĩ năng mà tôi quan tâm nhất là kĩ năng đọc.
- Hầu hết giáo viên đã vận dụng được việc tổ chức cho học sinh được luyện đọc nhiều, luyện đọc cá nhân, luyện đọc nhóm, tổ… Qua hoạt động luyện đọc, giáo viên luôn chú ý giúp học sinh nhận xét, sửa lỗi phát âm, đảm bảo tốc độ đọc. Trong mỗi tiết học giáo viên luôn lồng ghép các hình thức thi đua, trò chơi, nhằm cụ thể hóa, truyền thụ kiến thức nhẹ nhàng đến học sinh, phát triển năng lực tư duy của các em.
- Đa số học sinh lớp 1 đã được học qua trường lớp Mầm non nên nhanh nhẹn hơn trong học tập.
- Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, mát mẻ, thuận lợi cho việc giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò. Ban Giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện, quan tâm, giúp đỡ giáo viên trong mọi công việc.
2/. Khó khăn: - Đôi lúc giáo viên chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, còn lúng túng khi sử dụng đồ dùng dạy học. Hình thức lớp tổ chức chưa phù hợp ở một số tiết dạy, còn mất nhiều thời gian.
- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động nhưng thao tác còn chậm làm ảnh hưởng đến thời gian tiết học. Trình độ học sinh trong lớp chưa đồng đều nên khó khăn cho giáo viên trong việc truyền thụ kiến thức.
Một số em phát âm chưa chính xác, hay sai do thói quen giao tiếp ở địa phương gây khó khăn cho giáo viên trong việc rèn đọc.
- Từ tuần 1 ñeán tuaàn 24, hoïc sinh ñöôïc hoïc veà aâm vaàn; vaãn coøn moät soá em ñoïc chaäm, coù khi coøn phaûi ñaùnh vaàn nhaåm tröôùc khi ñoïc tieáng. Töø tuaàn 25 ñeán tuaàn 35 chuyeån töø hoïc vaàn sang hoïc Taäp ñoïc, phöông phaùp môùi, qui trình môùi laøm cho hoïc sinh bôõ ngôõ, do ñoù caùc em tieáp thu chaäm.
III .MỘT SOÁ BIEÄN PHAÙP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG TỐT CHO HỌC SINH LỚP 1
Trong giờ tập đọc, để tích cực hóa hoạt động của người học, làm cho mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển cần tổ chức hoạt động của học sinh thông qua các biện pháp và hình thức luyện tập chủ yếu sau:
1/. Người giáo viên phải biết đọc mẫu:
Đọc mẫu là một hoạt động mang tính đặc thù của giáo viên dạy lớp 1. Khi dạy tập đọc người giáo viên phải đọc mẫu trước lớp để học sinh noi theo. Từ đó dần dần hình thành kỹ năng đọc cho học sinh. Giọng đọc mẫu của giáo viên có tác dụng làm mẫu cho học sinh luyện đọc. Do đó người giáo viên phải biết đọc đúng.
Ví dụ:
Qua bài tập đọc “Trường em” giáo viên cần đọc mẫu bài văn với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm để giúp học sinh hiểu được sự thân thiết của ngôi trường với bạn học sinh, từ đó giúp các em luyện đọc được tốt.
2/. Người giáo viên phải biết hướng dẫn cho học sinh tập đọc:
Hiện nay có nhiều cách phân chia các hình thức đọc. Nếu dựa trên cơ sở âm thanh phát ra khi đọc, người ta chia ra đọc thành tiếng và đọc thầm. Nếu dựa vào số lượng học sinh tham gia đọc cùng lúc phát ra âm thanh, người ta chia ra đọc đồng thanh và đọc cá nhân. Luyện kỹ năng đọc cho học sinh, giáo viên thường phải quan tâm đến cả hai hình thức (đặc biệt là các lớp đầu của cấp tiểu học) nhằm giúp từng cá nhân đạt được yêu cầu đề ra trong từng giai đoạn học.
a). Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh luyện đọc các tiếng, từ ngữ có âm vần khó. Vậy cần dựa vào đâu để tìm ra các tiếng, từ cần luyện đọc ?
- Dựa vào các từ ngữ được gợi ý trong sách giáo khoa.
- Căn cứ vào trình độ đọc của lớp để tìm thêm ở trong bài một số từ ngữ cần luyện đọc
- Cho học sinh tự phát hiện các từ ngữ khó đọc để giáo viên cho luyện đọc.
Ở trường chúng tôi thường dựa vào trình độ đọc của lớp để tìm các từ khó đọc. khi tìm các tiếng có âm, vần khó mà các em hay đọc sai, nhầm lẫn giáo viên thường qui ước:
+ Tìm những tiếng có âm đầu khó đọc: v - ; qu - ; nh ; tr…
+ Tìm những tiếng có âm cuối đọc hay bị sai: -t ; -n ; c; …
+ Tìm những tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã…
Như vậy, giáo viên chỉ cần đưa ra kí hiệu các em sẽ biết nhiệm vụ mình cần làm là gì.
Giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc cấu trúc của âm tiết tiếng Việt trong bước đầu học vần. Từ đó học sinh sẽ dễ dàng đọc trơn một âm tiết.
Trong quá trình luyện đọc giáo viên cần kết hợp cho học sinh phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học về cấu tạo tiếng.
Ví dụ: Khi cho học sinh luyện đọc tiếng “hươu” cần kết hợp cho học sinh phân tích:
+ Tiếng “ hươu” gồm có âm “h” ghép với vần “ươu”
+ Tiếng “ xoè” gồm có âm “x” ghép với vần “ oe”và dấu huyền trên âm “ e”.
Sau khi luyện đọc tiếng , giáo viên cho học sinh luyện đọc từ ngữ.Có thể cho học sinh tìm từ khó vì thường tiếng khó sẽ gắn liền với một từ ngữ khó đọc.
Ví dụ: Trong bài “Đầm sen ”
- Tiếng khó là “khiết”, học sinh có thể tìm từ “thanh khiết”.
- Tiếng khó là “ngát”, học sinh có thể tìm từ “ngan ngát”; …
Giáo viên hướng dẫn các em luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ sẽ giúp các em nhớ từ dễ dàng hơn.
Ví dụ: Trong bài “Đầm sen” khi cho học sinh luyện đọc từ khó, giáo viên kết hợp giải thích từ :
Thanh khiết::Mùi thơm nhẹ, tạo cảm giác dễ chịu.
Ngan ngát: Mùi hương thơm lan toả rộng, nhẹ nhàng dễ chịu.
b). Luyện đọc câu:
Nhằm minh họa, hướng dẫn, gợi ý hoặc tạo tình huống để học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc.
Giáo viên có thể tổ chức cho từng học sinh đọc, từng cặp học sinh đọc, đọc theo nhóm (bàn, tổ). Tạo điều kiện cho mọi học sinh trong lớp đều được luyện đọc, đọc nhiều, đặc biệt chú ý tới các em học kém. Để mọi học sinh đều được đọc, đọc nhiều, khi đọc từng câu giáo viên chỉ định học sinh đọc nối tiếp theo hàng dọc, hàng ngang, theo tổ, theo nhóm…
Ở hoạt động này giáo viên đã tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng câu cho đến hết bài. Thông qua hình thức luyện đọc này vừa giúp học sinh có điều kiện rèn kỹ năng đọc, vừa tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong tiết học.
Nên chú ý luyện đọc nhiều lần các câu dài có nhiều dấu phẩy hoặc các câu có những chỗ cần ngắt giọng theo yêu cầu của nội dung. Trước khi luyện đọc từng câu, giáo viên cần hướng dẫn trước cho học sinh những chỗ cần nghỉ hơi ( khi gặp dấu phẩy, khi gặp những chỗ ngắt giọng theo yêu cầu của nội dung).
Ví dụ: Khi học sinh luyện đọc các câu trong bài “Đầm sen” nên chỉ rõ các chỗ cần nghỉ hơi.
“Hoa sen /đua nhau vươn cao.//Khi nở /cánh hoa đỏ nhạt/ xòe ra,/ phô đài sen và nhị vàng //.”
“Suốt mùa sen / sáng sáng / lại có những người / ngồi trên thuyền nan /rẽ lá hái hoa //.”
Trong các câu trên, câu nào cũng có chỗ cần ngắt giọng theo yêu cầu của nội dung, đòi hỏi giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh. Thực tế cho thấy, nếu được hướng dẫn cụ thể học sinh sẽ biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhờ vậy giọng đọc trở nên có yếu tố diễn cảm.
Ở hoạt động này giáo viên nên tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng câu cho đến hết bài. Thông qua hình thức luyện đọc này vừa giúp học sinh có điều kiện rèn kỹ năng đọc, vừa tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong tiết học.
c). Luyện đọc đoạn, bài:
Trong nhiều trường hợp, giáo viên có thể chép lại văn bản lên bảng song không nên quên sử dụng sách giáo khoa ngay từ tiết 1, giúp học sinh quen làm việc với sách, cá thể hóa việc đọc khi yêu cầu các em đọc nhẩm, đọc thầm, đọc thành tiếng.
Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng tham gia các trò chơi luyện đọc dưới nhiều hình thức trò chơi: thi đọc cá nhân, thi đọc giữa các nhóm, các tổ hoặc trò chơi tiếp sức, truyền điện… nhằm rèn luyện kỹ năng đọc và phát triển khả năng làm việc độc lập của học sinh.
Giáo viên cần “biết nghe học sinh đọc” phát hiện khả năng đọc của mỗi em để có cách dạy thích hợp với từng học sinh khi đọc cá nhân, từ đó có cách rèn luyện thích hợp với từng em. Ngoài ra giáo viên còn cần biết cách gợi ý, khuyến khích học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ “được” hay “chưa được” của bạn, nhằm giúp học sinh biết rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn; tránh nhận xét chung chung, không “dạy” được điều gì cho học sinh về cách đọc.
Đây cũng là điểm lưu ý chung về nguyên tắc dạy học: giáo viên phải nắm được và xử lý kịp thời những “thông tin ngược” (từ học sinh) để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Đối với học sinh đọc chưa đạt yêu cầu do còn thiếu ý thức hoặc ảnh hưởng thói quen (ê a, liến thoắng…). Giáo viên cần ghi rõ hạn chế và tìm cách giúp đỡ học sinh khắc phục.
Giáo viên nên tổ chức cho học sinh đọc cá nhân thi đua giữa các tổ nhằm rèn luyện kỹ năng đọc giúp học sinh đọc trơn, đọc thành thạo văn bản và khuyến khích học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét cách đọc của bạn từ đó giúp các em có kỹ năng đọc tốt bài văn.
Ví dụ: Bài “Đầm sen”
Cho 3 học sinh đọc đoạn 1: “Đầm sen….mặt đầm”
Cho 3 học sinh đọc đoạn 2: “Hoa sen….xanh thẫm”
Cho 3 học sinh đọc đoạn 3: “Suốt mùa sen…hái hoa.”
Sau đó, giáo viên cho mỗi tổ đọc một đoạn nối tiếp nhau.
Gọi 2 học sinh đọc toàn bài. Cả lớp đọc đồng thanh.
IV .MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SỬ DỤNG TRONG PHAÂN MOÂN TẬP ĐỌC:
-Để việc dạy Tiếng Việt nói chung và dạy Tập đọc nói riêng có hiệu quả, cần sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, các phương pháp đặc trưng của môn học. Một số phương pháp thường sử dụng trong phân môn Tập đọc:
Phương pháp trực quan:
- Giọng đọc mẫu của giáo viên.
- Gạch chân (hoặc viết) các tiếng, từ khó để các em được nhìn (bằng mắt), được tập phát âm (bằng miệng), được nghe (bằng tai), tập viết (bằng tay) sẽ giúp các em nhớ lâu và đọc đúng.
- Tranh ảnh minh hoạ.
Ví dụ: Khi dạy bài “Đầm sen” nên có vật thật hoặc có tranh ảnh chụp để các em nhìn tận mắt, học sinh sẽ hiểu cách so sánh và miêu tả của tác giả là đúng và hay, từ đó các em sẽ cảm nhận tốt bài học.
Phương pháp đàm thoại:
Là phương pháp mà giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài. Muốn đọc diễn cảm trước hết phải cảm thụ tốt bài văn, phải tái hiện được các hình tượng đẹp trong tác phẩm. Giáo viên cần hướng dẫn các em những câu hỏi đàm thoại dễ hiểu.
Ví dụ: Khi dạy bài “Đầm sen” giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu về đặc điểm của đầm sen:
Tìm những từ ngữ miêu tả lá sen?
Khi nở, hoa sen trông như thế nào?
Tìm câu văn tả hương sen?
Phương pháp luyện tập:
Là luyện đọc khi dạy Tập đọc, luyện trí nhớ khi dạy học thuộc lòng, là phương pháp chủ yếu thường xuyên khi dạy Tập đọc, học thuộc lòng. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Kĩ năng đọc, học thuộc lòng cần hướng dẫn học sinh luyện tập có ý thức và kiểm tra ngay kết quả luyện tập tại lớp, nhận xét và ghi điểm.
Cần chú ý luyện đọc từ dễ đến khó:
+ Luyện phát âm tiếng khó, học sinh hay nhầm lẫn.
+ Luyện phát âm các cụm từ.
+ Luyện đọc đúng tiến tới luyện đọc nhanh, đọc diễn cảm
* Trong thực tế dạy học các phương pháp thường được sử dụng phối hợp chặt chẽ, không có phương pháp nào là vạn năng. Điều quan trọng là giáo viên phải nắm vững các điều kiện cụ thể của dạy học để vận dụng một cách linh hoạt.
V.KẾT QUẢ :
Qua những năm học trước tôi đã tiến hành áp dụng những biện pháp trên thì đa số các em đều đọc thành thạo, lưu loát, có nhiều em đọc rất tốt .
Kết quả môn Tiếng Việt trong 2 năm trước tôi dạy lớp 1:
Năm học
Số lượng h/s
Giỏi
%
Khá
%
Trung
bình
%
Yếu
%
2008-2009
15
5
33,5%
4
26,3%
5
33,5%
1
6,7%
2009-2010
25
10
40 %
10
40 %
5
20 %
0
-Để đạt được những kết quả trên là nhờ giáo viên nắm vững trình tự giảng dạy môn tập đọc. Hầu hết các tiết dạy đều đảm bảo được mục tiêu bài dạy, giáo viên vận dụng tốt các phương pháp phù hợp đặc trưng bộ môn. Giáo viên có chú ý đến việc lựa chọn một số hình thức tổ chức phù hợp trong các hoạt động giúp học sinh tiếp thu bài tốt, học tập có hiệu quả.
- Học sinh có được kỹ năng đọc tốt, đọc thành thạo qua hoạt động luyện đọc trong lớp. Học sinh có điều kiện học tập tốt hơn ở tất cả các môn khác. Đa số học sinh có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động hợp tác giữa các cá nhân trong khi làm việc. Học sinh hứng thú hơn trong học tập, mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn hơn trong giao tiếp.
-Tôi chắc rằng với những chuyển biến đó ,biến pháp kiên trì theo thời gian sẽ là cơ sở cho các em phấn đấu sau này có hiệu quả hơn.
VI. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC RÈN KĨ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG CHO HỌC SINH LỚP 1:
1/. Chuẩn bị:
a). Giáo viên:
- Để thực hiện có chuyển biến kết quả trên cần phải nắm vững được nguyên nhân học sinh còn đọc yếu ở lớp mình.
- Nắm vững mục tiêu bài dạy, nội dung cần truyền đạt đến học sinh.
- Xây dựng kế hoạch bài cụ thể, định hướng, phân bố thời gian cho từng hoạt động.
- Giáo viên cần đọc đúng, đọc diễn cảm bài văn, bài thơ.Giáo viên đọc mẫu phải chuẩn ,đọc đúng âm, dấu thanh, giáo viên đọc tốt lúc đó mới rèn luyện cho học sinh đọc đúng, đọc hay.
- Giúp học sinh ôn tập, củng cố, nắm chắc cấu trúc âm vần Tiếng Việt.
- Tạo điều kiện để học sinh rèn đọc nhiều, kết hợp với việc vận dụng một số phương pháp và hình thức tổ chức lớp phù hợp với nội dung bài và trình độ học sinh trong lớp.
* Tổ chức trên lớp, tiến trình tiết dạy, phối hợp hợp lí giữa thầy và trò:
-Muốn tổ chức tốt trên lớp thông qua tiến trình một tiết dạy điều quan trọng nhất là hình thanh năng lực đọc cho học sinh. Đọc đúng và đọc trơn tiếng: đọc liền từ, đọc cụm từ và câu; tập ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Giáo viên nói ít, tổ chức hướng dẫn gợi ý để học sinh làm việc, giáo viên không làm hộ, làm thay cho học sinh để tổ chức tiết dạy tạo cảm giác nhẹ nhàng và tự nhiên.
- Chú ý để tất cả học sinh trong lớp đều được đọc; đặc biệt đối với học sinh đọc kém, giáo viên cần có biện pháp hướng dẫn, rèn đọc thêm.
*Khuyến khích, khen ngợi những học sinh có cố gắng, uốn nắn sai sót, tác động đến mọi đối tượng học sinh:
Người giáo viên tiểu học phải nắm được đặc điểm của học sinh, hình dung thấy hết những khó khăn của học sinh khi học sinh đọc, bình tĩnh trước những sai sót của các em. Vì vậy, giao tiếp với học sinh, việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải biết khen ngợi động viên, khuyến khích các em để tạo được hứng thú học tập, tạo ra sự thành công của học sinh, giúp các em dễ dàng vượt qua khó khăn trong học tập.
- Tổ chức tốt các trò chơi luyện đọc dưới nhiều hình thức nhằm kích thích học sinh hứng thú trong học tập; khuyến khích học sinh trao đổi, nhận xét cách đọc của bạn
- Chuẩn bị đầy đủ các tranh ảnh, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy.
-Giáo viên phải chịu khó kiên trì, cụ thể hóa cho từng đối tượng học sinh toàn diện trên các môn học, trên tất cả các hình thức luyện đọc.
-Lòng yêu thương học sinh, sự quyết tâm rèn luyện của giáo viên và học sinh là yếu tố quyết định sự thành công.
b). Học sinh:
-Giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc trước bài tập đọc ở nhà nhiều lần.
- Tìm và gạch chân một số từ ngữ khó đọc, luyện đọc phân tích.
- Trả lời các câu hỏi cuối mỗi bài tập đọc.
- Ở giai đoạn học âm, vần :Giáo viên nên gọi học sinh lên bảng để đọc, đối diện với các bạn- những người nghe. Giáo viên cần sửa cho học sinh tư thế đọc, tư thế đứng đọc phải thoải mái và đàng hoàng. Luyện đọc thành tiếng yêu cầu học sinh phải đọc to, rõ ràng, lưu loát cho mọi người cùng nghe, biết đọc ngắt nghỉ sau dấu phẩy, dấu chấm.Học sinh phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lí, cường độ đọc vừa phải, đọc không e, a ngắc ngứ.Học sinh đọc không bỏ sót tiếng, không thêm tiếng, không bỏ dòng, đọc đúng các phụ âm đầu, đọc đúng các âm chính, âm cuối và các dấu thanh.
2/. Tiến trình lên lớp:
- Tiết 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc trơn tiếng, từ, câu, đoạn, bài kết hợp ôn tập vần đã học hoặc học thêm các vần khó chưa học.
- Tiết 2: Luyện đọc hiểu và luyện nói
VIII. KẾT LUẬN:
-Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu của văn hóa, khoa học, những tình cảm các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết .Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu được nền văn minh của loài người, không thể sống cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại...Đối với học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng thì việc rèn cho học sinh đọc trơn, đọc lưu loát văn bản là việc làm hết sức cần thiết, tạo cơ sở để học sinh học tốt môn Tiếng Việt ở các lớp trên. Đồng thời, nhờ đọc học sinh được mở rộng sự hiểu biết về thiên nhiên, về cuộc sống con người…; học sinh được bồi dưỡng về vốn hiểu biết, trau dồi kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng mẹ đẻ. Việc đọc đối với học sinh mang ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và phát triển rất lớn.
-Chính vì thế, khi dạy bộ môn Tập đọc ở lớp 1, để giúp học sinh hình thành và phát triển kỹ năng đọc, giáo viên cần tổ chức tốt các hoạt động trên lớp sao cho mỗi học sinh trong lớp đều được đọc, được trao đổi nhận thức riêng của mình với thầy cô, với bạn bè. Càng được luyện đọc nhiều, học sinh càng đọc thành thạo. Càng được trao đổi ý kiến nhiều, học sinh càng nâng cao năng lực diễn đạt và tư duy. Các biện pháp, hình thức, quy trình dạy tập đọc ở mỗi lớp đều tập trung thực hiện mục đích đó.
-Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 không thể ngày một, ngày hai mà thực hiện được mà là một quá trình rèn luyện lâu dài đòi hỏi người giáo viên và học sinh phải có tính kiên trì.
-Những học sinh lần đầu tiên đến trường còn rất bỡ ngỡ với từng con chữ, con số. Tâm hồn các em còn rất ngây thơ, trong sáng, đòi hỏi mỗi một giáo viên phải có biện pháp tích cực để hướng học sinh học tập một cách chủ động và sáng tạo.
Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1chính là chìa khóa mở ra mọi tri thức .Từ đây các em hiểu và cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học. Cao hơn nữa là các em cảm nhận được cái đẹp của thế giới xung quanh các em.
-Trên đây là một vài kinh nghiệm của baûn thaân toâi xung quanh vấn đề làm thế nào để giúp học sinh lớp 1 đọc trơn, đọc thành tiếng các văn bản mà qua nhiều năm giảng dạy tôi đã đúc rút ra được.
Quảng Sơn ngày 20 tháng 12 năm 2010
Người viết:
Phan Thị Thủy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học số ii quảng sơn.doc