Rủi ro trong kinh doanh và đầu tư

- Thiên tai: Là những tổn thất do tác độn của tự nhiên như : động đất, lũ lụt - Chiến tranh: Ở những nơi có tình hình chính trị biến động là những nơi kinh doanh cực kì rủi ro, không thể kinh doanh ổn định được. - Lạm phát tiền tệ Khi lạm phát ở mức cao thì các hoạt động kinh doanh sẽ bị tê liệt Một nền kinh tế với chế độ tiền tệ không ổn định thì kinh doanh sẽ đầy rủi ro. - Sự thay đổi của lãi suất: Lãi suất biến động đồng nghĩa rủi ro tiềm ẩn đem lại

docx21 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 11967 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Rủi ro trong kinh doanh và đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG -----b&a----- QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP II Đề tài RỦI RO TRONG KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ GVHD : Th.S Nguyễn Phú Quốc Nhóm thực hiện : Nhóm 4 TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10/2015 DANH SÁCH NHÓM 4: Nguyễn Thanh Nhã (NT) Nguyễn Thị Thùy Linh Nguyễn Phúc Bảo Hoàng Nguyễn Thị Soan Hoàng Thị Nụ Tổng quan về rủi ro Có nhiều khái niệm về rủi ro, có thể kể đến như: Rủi ro là tình huống trong đầu tư hay trong kinh doanh mà tại đó những sự cố không tốt đẹp xảy ra gây thua lỗ. Rủi ro là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại. Rủi ro là sự chênh lệch giữa lợi nhuận kì vọng với lợi nhuận thực tế. Chúng ta chủ yếu là đề cập đến vấn đề tài chính nên chúng ta sẽ dùng khái niệm: Rủi ro là sự bất ổn về hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Bất ổn là bản chất của rủi ro và bất ổn có nghĩa là không chắc chắn, không ổn định hay thay đổi. Phân loại rủi ro Tùy vào những tiêu thức lựa chọn, có thể có các loại rủi ro như sau: Rủi ro thuần túy: là rủi ro đưa đến tổn thất và thiệt hại khi xảy ra tai nạn. Rủi ro dự đoán: là loại rủi ro có thể đưa đếnkết quả có thể xấu đi hoặc có thể sẽ tốt hơn so với điều kiện bình thường. Rủi ro hệ thống (systematic risk): rủi ro ảnh hưởng đến nhiều tài sản. Rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk): rủi ro chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 1 nhóm tài sản nhỏ. Rủi ro kinh doanh: rủi ro do biến động thị trường làm ảnh hưởng đến doanh thu, tác động tới Ebit của doanh nghiệp. Rủi ro tài chính: rủi ro do quyết định tài trợ của người quản lí doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến thu nhập của cổ đông. Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro có quan hệ mật thiết với lợi nhuận. Nơi nào có rủi ro cao hơn nơi đó hứa hẹn có lợi nhuận cao và ngược lại. Vì vậy nhà đầu tư lo sợ rủi ro nhưng không ngại rủi ro. Mục tiêu của nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận tối đa với mức đầu tư tối thiểu. Tuy nhiên mục tiêu này không dễ dàng đạt được trong môi trường cạnh tranh. Vì vậy nhà đầu tư thường chấp nhận mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro chấp nhận được. Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro hệ thống Khái niệm: Rủi ro hệ thống (systematic risk): rủi ro do sự biến động của chứng khoán hay của danh mục đầu tư do sự thay đổi lợi nhuận trên thị trường nói chung gây ra bởi các yếu tố như tình hình nền kinh tế, cải tổ chính sách, thuế Đặc điểm: - Rủi ro hệ thống là rủi ro ảnh hưởng đến nhiều tài sản. Một rủi ro hệ thống tác động lên một lượng lớn tài sản, mỗi lần như thế sẽ làm cho tài sản tăng lên nhiều hơn hoặc giảm đi đáng kể. Bởi vì các rủi ro hệ thống ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường, đôi lúc, chúng cũng được gọi là các rủi ro thị trường (market risk) - Một rủi ro hệ thống ảnh hưởng gần như tất cả các tài sản ở mức độ nào. Kết quả là, dù có bao nhiêu tài sản chúng ta đưa vào một danh mục đầu tư, rủi ro hệ thống không bị triệt tiêu hết - Ví dụ: mọi bất ổn về điều kiện kinh tế chung (như GDP, mức lãi hoặc lạm phát) đều là các ví dụ cho rủi ro hệ thống. Những tác nhân này ảnh hưởng đến hầu hết các công ty tùy theo mức độ. Ví dụ, tăng trưởng ngoài dự đoán, hoặc bất ngờ, trong khi lạm phát ảnh hưởng lớn đến tiền lương và giá cả về các mặt hàng cung cấp cho công ty, nó tác động đến giá trị tài sản mà công ty sở hữu, và nó cũng ảnh hưởng đến giá cả các mặt hàng của công ty bán. Dưới tác động của chúng, hầu hết công ty nào cũng dễ bị chịu ảnh hưởng, và đó chính là bản chất nội tại của rủi ro hệ thống. - Đa dạng hóa (phân tán đầu tư) không làm giảm thiểu được rủi ro hệ thống. - Rủi ro hệ thống được đo lường bằng hệ số Bê- ta. Hệ số Bê-ta cho biết mức độ tác động của rủi ro hệ thống. Rủi ro phi hệ thống Khái niệm: Rủi ro phi hệ thống( unsystematic risk): rủi ro xảy ra đối với một công ty hay một ngành kinh doanh nào đó, nó độc lập với các yếu tố như kinh tế, chính trị hay những yếu tố mà ảnh hưởng đến toàn bộ các chứng khoán có tính chất toàn hệ thống. Đặc điểm: -Một rủi ro phi hệ thống chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một nhóm nhỏ tài sản. Bởi vì các rủi ro này chỉ ảnh hưởng đến cá nhân công ty đó hoặc tài sản của nó, đôi khi, nó cũng được sử dụng đồng nghĩa với unique hoặc asset-specific risks (rủi ro đặc biệt của tài sản). - Rủi ro phi hệ thống có thể được loại bỏ hầu như không cần bỏ ra chi phí (bằng việc đa dạng hóa), không có sự bù đắp cho việc chịu đựng nó . - Rủi ro phi hệ thống cơ bản được loại bỏ bằng cách đa dạng hóa, do đó, một danh mục đầu tư với nhiều tài sản hầu như không có rủi ro phi hệ thống. -Ví dụ, nếu tài sản được xem là cổ phiếu của một công ty đơn lẻ, sự phát hiện của các dự án NPV tích cực, chẳng hạn như các sản phẩm mới thành công và những sáng kiến tiết kiệm chi phí sẽ có xu hướng tăng giá trị của các cổ phiếu. những vụ Kiện bất ngờ, những vụ tai nạn công nghiệp, đình công, và các sự kiện tương tự sẽ có xu hướng giảm dòng tiền tương lai và do đó, làm giảm giá trị cổ phiếu. Nếu chúng ta chỉ giữ một cổ phiếu, giá trị đầu tư của chúng ta sẽ biến động theo những sự kiện đặc biệt của công ty. Mặt khác, Nếu chúng ta giữ một danh mục đầu tư lớn, một số các cổ phiếu trong danh mục đầu tư sẽ có giá trị tăng lên vì những sự kiện đặc biệt mang tính tích cực của công ty và một số sẽ có giá trị giảm xuống vì các sự kiện tiêu cực. Tuy nhiên, hiệu quả ròng trên tổng giá trị của danh mục đầu tư sẽ tương đối nhỏ, vì những hiệu ứng này sẽ có xu hướng triệt tiêu lẫn nhau. Bây giờ chúng ta thấy tại sao một số sự thay đổi liên quan đến tài sản cá nhân lại bị loại trừ bằng sự đa dạng hóa. Khi chúng ta kết hợp tài sản vào danh mục đầu tư ( duy nhất hoặc phi hệ thống), thì những sự kiện-tích cực hay tiêu cực- có xu hướng "quét sạch" khi chúng ta có nhiều hơn một vài tài sản. Đo lường rủi ro Lợi nhuận của doanh nghiệp thường phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng kinh tế: khủng hoảng,bình thường, phát triển.Vì vậy cần xác định xác suất lợi nhuận có thể đạt được trong từng điều kiện. Rủi ro là kết quả kinh doanh không được ổn định. Do đó đánh giá rủi ro là đánh giá về sự biến động của hoạt động kinh doanh so với một kết quả có tính ổn định hợp lí nào đó. Chúng ta có thể dùng các chỉ tiêu sau để tính toán: Xác định độ lệch tiêu chuẩn: Đo lường rủi ro trong quá khứ è Phương sai: σ2=j=1n(Ri-ER)2n-1 Với E(R)=j=1nPj.Rj E(R) : tỷ suất lợi tức kì vọng của chứng khoán Pi : Xác suất xảy ra trạng thái i Ri : tỷ suất lợi tức của chứng khoán ở trạng thái i è Độ lệch: σ=σx2 Độ lệch càng lớn thì rủi ro càng cao và ngược lại. Độ lệch bằng 0 thì không có rủi ro. Ví dụ: Năm Tỷ suất lợi tức 2000 30% 2001 35% 2002 25% 2003 40% 2004 30% Ta tính được: Tỷ suất lợi tức kì vọng E(R) = 0.3+0.35+0.25+0.4+0.35 = 0.32 Phương sai: σ2=(0.3-0.32)2 + (0.35-0.32)2 + (0.25-0.32)2 + (0.4-0.32)2 + (0.3-0.32)24 = 0.00325 Độ lệch chuẩn: σx= 22400 = 149.66 Số liệu của biến cố theo xác suất: è Phương sai: σx2=j=1nPj(Ri-ER)2 Với E(R)=j=1nPj.Rj è Độ lệch chuẩn: σ=σx2 Ví dụ: Điều kiện Xác suất Tỷ suất lợi tức Khủng hoảng 0.15 0.2 Bình thường 0.15 -0.2 Phát triển 0.7 0.1 Tỷ suất lợi tức kì vọng: E(R)=0.15 x 0.2 + 0.15 x (-0.2)+ 0.6 x 0.1 = 0.07 Phương sai: σ2=0.15(0.2-0.07)2+0.15(-0.2-0.07)2+0.7(0.1-0.07)2=0.0648 Độ lệch chuẩn: σ=σ2= 0.2546 Để đánh giá mức độ rủi ro của các phương án đầu tư có cùng kì vọng toán học, chúng ta có thể dùng độ lệch chuẩn. Phương án nào có độ lệch chuẩn lớn hơn thì phương án đó có rủi ro cao hơn. Để đánh gía mức độ rủi ro của các phương án đầu tư có kì vọng toán học khác nhau, chúng ta dùng hệ số biện động. Phương án nào có hệ số biện động cao hơn thì phương án đó nhiều rủi ro hơn. Hệ số biến động được tính bằng công thức: Hs=σE(R) σ: độ lệch chuẩn E(R): tỷ suất lợi tức kì vọng Hs:càng lớn thì rủi ro càng cao và ngược lại. Ví dụ: Xét 2 dự án đầu tư A và B: Phương án A Phương án B Tỷ suất lợi tức mong đợi 75% 55% Độ lệch tiêu chuẩn 35% 40% Ta lần lượt tính hệ số biện động của từng phương án: HsA=35%75%=0.467 HsB=40%55%=0.727 Do HsB>HsA tức là phương án B rủi ro cao hơn phương án A nên ta chọn phương án A. Xác định hệ số Bê-ta: Hệ số Bê-ta dùng để đo lường rủi ro hệ thống βi=COV(Ri,RM)σM2 COV(Ri,RM): Hiệp phương sai giữa tỉ suất lợi tức chứng khoán i và tỉ suất lợi tức của thị trường. σM2: Phương sai của tỉ suất sinh lợi thị trường β: cho biết khuynh hướng và mức độ biến động của một chứng khoán đối với sự biến động của thị trường: + β= 1 chứng khoán đó dao động cùng với dao động của thị trường + β<1 chứng khoán đó có mức thay đổi ít hơn mức thay đổi của thị trường + β>1 chứng khoán đó thay đổi nhiều hơn mức thay đổi của thị trường Hệ số Bê-ta càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại. Bảng 1: Các hệ số beta ước tính cho các cổ phiếu của một số công ty nổi tiếng Beta Coefficient (β) Kroger Co Coca cola 3M Microsoft Google Ebay Abercrombie & Fitch Bon-ton Stores, Inc 0.29 0.58 0.82 1.00 1.08 1.52 1.68 2.74 Xếp hạng các beta trong Bảng 13.8 là tượng trưng cho cổ phiếu của các tập đoàn lớn của Mỹ. Như vậy, từ Bảng 1, một nhà đầu tư mua cổ phần trong Coca-Cola, với beta là 0,58, sẽ kỳ vọng kiếm được ít hơn so với một nhà đầu tư mua cổ phiếu tại eBay, với beta khoảng 1,52. Vận dụng rủi ro trong tài chính doanh nghiệp Rủi ro tài chính Rủi ro của dự án đầu tư trong sản xuất kinh doanh Đầu tư luôn chứa đựng những rủi ro bởi lẽ đầu tư là bỏ tiền ra trong hiện tại để nhằm tìm kiếm tiền trong tương lai và kết quả có thể rất tốt nhưng cũng có thể là rất xấu. Do đó, đánh giá rủi ro trong điều kiện có rủi ro luôn là cần thiết bởi vì qua đó có thể ngăn ngừa những tổn thất do rủi ro gây ra và phát huy những mặt tích cực khi mà cơ hội đem đến. a1. Rủi ro thị trường: Giá cả cổ phiếu có thể dao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn mặc dù thu nhập của công ty vẫn không thay đổi. Nguyên nhân của nó có thể rất khác nhau nhưng phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của các nhà đầu tư về các loại cổ phiếu nói chung hay về một nhóm các cổ phiếu nói riêng. Những thay đổi trong mức sinh lời đối với phần lớn các loại cổ phiếu thường chủ yếu là do sự hy vọng của các nhà đầu tư vào nó thay đổi và gọi là rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối với những sự kiện hữu hình hay vô hình. Sự chờ đợi đối với chiều hướng sụt giảm lợi nhuận của các công ty nói chung có thể là nguyên nhân làm cho phần lớn các loại cổ phiếu thường bị giảm giá. Các nhà đầu tư thường phản ứng dựa trên cơ sở các sự kiện thực, hữu hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội còn các sự kiện vô hình là các sự kiện nảy sinh do yếu tố tâm lý của thị trường. Rủi ro thị trường thường xuất phát từ những sự kiện hữu hình, nhưng do tâm lý không vững vàng của các nhà đầu tư nên họ hay có phản ứng vượt quá các sự kiện đó. Những sự sút giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn và sau đó kéo theonhững phản ứng dây chuyền làm tăng vọt số lượng bán, giá cả chứng khoán sẽ rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở. a.2. Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là dao động trong mứclãi suất chung.Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suất Trái phiếu Chính phủ,khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng của các loại chứng khoán khác, đó là các loại cổ phiếu và trái phiếu công ty. Nói cách khác, chi phí vay vốn đối với các loại chứng khoán không rủi ro thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi về chi phí vay vốn của các loại chứng khoán có rủi ro. a.3 Rủi ro sức mua: Rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất có thể đưc định nghĩa là những biến cố về số tiền thu được hiện nay của nhà đầu tư. Rủi ro sức mua là biến cố của sức mua của đồng tiền thu được. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư, biến động giá càng cao thì rủi ro sức mua càng tăng nếu nhà đầu tư không tính toán lạm phát vào thu nhập kỳ vọng. Trong đầu tư dài hạn khi thẩm định dự án trong điều kiện có rủi ro thì những tiêu chuẩn thẩm định cần phải có sự điều chỉnh làm sao cho phù hợp với các mức độ của các rủi ro khác nhau. Một số tiêu chuẩn thẩm định dự án đầu tư (Phổ biến và thường được sử dụng) Theo tiêu chuẩn hiện giá thuần - NPV: + Điều chỉnh lãi suất: Dự án đầu tư nhiều rủi ro thì lãi suất sử dụng vốn đầu tư phải cao hơn dự án đầu tư ít rủi ro + Điều chỉnh dòng thu nhập Dự án đầu tư nhiều rủi ro thì dòng thu nhập của đầu tư phải điều chỉnh hạ thấp theo hệ số điều chỉnh, còn dự án ít rủi ro thì không có sự điều chỉnh. Theo tiêu chuẩn tỷ suất thu nhập nội bộ - IRR (Interal Rate of Return): Dự án nhiều rủi ro đòi hỏi phải có IRR cao hơn dự án ít rủi ro Theo tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi – PI (Profitable Index): Dự án đầu tư nhiều rủi ro đòi hỏi PI cao hơn dự án ít rủi ro PI được định nghĩa như là giá trị hiện tại của dòng tiền so với chi phí đầu tư ban đầu PI=PVI=NPV+II=NPVI+1 Trong trường hợp các dự án độc lập lẫn nhau PI >1: Chấp nhận dự án PI<1: Loại bỏ Trường hợp các dự án loại trừ PI>1 và PI max : Chọn dự án Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn – PP (PayBack Period) Thời gian thu hồi vốn càng dài thì mức độ rủi ro càng lớn Một giải pháp quan trọng nhằm hạn chế rủi ro trong đầu tư: Phân tích độ nhạy của dự án đầu tư Phân tích độ nhạy là phân chia liên tục cho mỗi biến số một vài giá trị tương ứng với các giả thuyết trong tình huống xấu, tốt hoặc trung bình. Rồi phân tích tác động của các thay đổi này đối với NPV. Ví dụ Công ty X có dự án với vốn đầu tư là 100.000.000đ, đời sống của dự án là 10 năm, thuế suất thuế TNDN là 30%, lãi suất chiết khấu 14%. Coi như vốn đầu tư thu hồi không đáng kể khi kết thúc đầu tư. Một vài số liệu liên quan: Công ty X có dự án với vốn đầu tư là 100.000.000đ, đời sống của dự án là 10 năm, thuế suất thuế TNDN là 30%, lãi suất chiết khấu 14%. Coi như vốn đầu tư thu hồi không đáng kể khi kết thúc đầu tư. Một vài số liệu liên quan: Xấu Trung Bình Tốt Tầm cỡ thị trường 254000 300000 350000 Thị phần công ty 25.5% 30% 35% Giá bán đơn vị 930 1000 1200 Biến phí đơn vị 690 600 550 Định phí (chưa kể KH) 8000000 7000000 6000000 Xét trong điều kiện trung bình Đvt: triệu đồng Khấu hao hàng năm: 100/10=10 Doanh thu: 300000 x 30% x 0.001 = 90 Biến phí: 300000 x 30% x 0.0006 = 54 Định phí: 7+10 = 17 Lãi ròng : (90 – 54 -17)x(1-30%) = 13.3 Thu nhập: CF = 13.3 + 10 =23.3 Hiện giá thuần: NPV = 23.3 x 1-1+14%-1014%-100=21.535 Bằng cách chỉ cho một biến số thay đổi tính toán lại hiện giá thuần Mẫu: Trường hợp tầm cợ thị trường tăng từ 30% lên 35% và các biến số khác không đổi Lợi nhuận trước thế là: (0.001-0.0006)x300000x35% - 17 = 25 Thu nhập: CF = 25(1-30%) + 10 = 27.5 Hiện giá thuần : NPV = 27.5 x 1-1-14%-1014%-100 Tương tự Ta có bảng sau Chỉ tiêu CF NPV Xấu Tốt Xấu Tốt Tầm cỡ thị trường 19.44 27.5 1.3804 43.4432 Thị phần công ty 19.52 27.5 1.8186 43.4432 Gi á bán đơn vị 18.89 35.9 -1.4676 87.2586 Biến phí đơn vị 17.63 26.45 -8.0399 37.9663 Định phí 22.6 24 17.8842 25.1868 Qua bảng trên ta có thể thấy 2 biến giá bán và biến phí đơn vị khi phân tích độ nhạy theo NPV làm NPV âm, điều đó có thể khiến doanh nghiệp bị lỗ. Tham khảo: Rủi ro của một danh mục đầu tư chứng khoán Đầu tư tài chính, ở đây là đầu tư chứng khoán là loại đầu tư có nhiều rủi ro, do đó khi đầu tư thì phải luôn xem xét hiệu quả của đầu tư trong điều kiện có rủi ro cách làm này là hết sức cần thiết. Tỷ suất lợi tức kì vọng của danh mục đầu tư: E(Rp) = i=1nWixE(Ri) Trong đó: E(Rp): Tỷ suất lợi tức kì vọng của danh mục đầu tư Wi: Tỷ trọng của chứng khoán thứ i trong danh mục đầu tư E(Ri): Tỷ suất lợi tức kì vọng của chứng khoán i N: số loại chưng khoán trong danh mục đầu tư Với: inWi=1 Để xây đựng được một danh mục đầu tư sao cho vẫn đạt được tỷ suất sinh lợi mong đợi nhưng rủi ro giảm thiểu đến mức thấp nhất phải xác định hệ số tương quan Hệ số tương quan: Nói lên mối quan hệ giữa các chứng khoán (không có quan hệ, quan hệ chặt chẽ hay rời rạc, quan hệ cùng hướng hay ngược hướng) Hệ số tương quan được tính bằng cách chia hiệp phương sai (Covariance) của hai biến với tích độ lệch chuẩn (Standard deviation) của chúng Rx,y=Cov(x,y)σxσy, -1 ≤ Rx,y ≤ 1 Với : Hiệp phương sai Cov(X,Y) = 1ni=1nXi-X(Yi-Y)=i=1nPiXi-X(Yi-Y) Nếu : + Rx,y = 1 thì 2 chứng khoán X và Y có mối quan hệ xác định hoàn toàn (Tương quan tuyến tính đồng biến) + Rx,y = -1 => có quan hệ phủ định hoàn toàn (Nghịch biến) + Rx,y = 0 => Không có quan hệ với nhau (Độc lập) Trong đó: Xi: Lãi suất của chứng khoán X ở điều kiện i Yi: Lãi suất của chứng khoán Y ở điều kiện i Công thức liên quan Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư σ=i=1nj=1nWiWj.rij.σi.σj =i=1nj=1nWiWjCov(i,j) Trong đó: Wi, Wj : lần lượt là tỷ trọng đầu tư vào chứng khoán i,j Ri,: Hệ số tương quan giữa các chứng khoán i,j Ví dụ: Dự kiến lãi suất đầu tư vào công ty A, B như sau: Xác suất Lãi suất đầu tư vào công ty A B 20% 15% 32% 60% 22% 22% 20% 29% 12% Yêu cầu: Hãy tính xem công ty nào rủi ro hơn? Quan hệ lãi suất giữa 2 công ty như thế nào? Nếu đầu tư tổng hợp thì tỷ lệ đầu tư tối ưu (rủi ro tối thiểu) là bao nhiêu? Giải Công ty A: Suất sinh lời: E(RA) = 20%x15%+22%x60%+29%x20%=22% Phương sai: σA2=15%-22%2x20%+22%-22%2x60%+ 29%-22%2x20% =0.196% Độ lệch chuẩn: σA=0.196% = 4,427% Công ty B: E(RB) = 20%x32% + 60%x22% + 20%x12% = 22% σB2=32%-22%2x20%+ 22%-22%2x60%+ 12%-22%2x20% =0.4% σB=0.4% = 6.432% Ý 1 - Chứng khoán của công ty B rủi ro hơn Hiệp phương sai: Cov(A,B) = 20%(15%-22%)(32%-22%) + 60%(22%-22%)(22%-22%) + 20%(29%-22%)(12%-22%) = -0,28% Hệ số tương quan: RA,B=-0.28%/(4.427%x6.324%) = -1 Ý 2- Chứng khoán của 2 công ty có quan hệ phủ định hoàn toàn nhau Gọi: WA là tỷ trọng đầu tư vào công ty A, B là (1-WA) Độ lệch chuẩn danh mục σ=WA2xσA2+ (1-WA)2xσB2+ 2WA1-WACov(A,B) 0.196%W2 + 0.4%(1-W)2+ 2W1-W-0.28%= 0 1.156W2-1.36W + 0.4 = 0 W = 58,82%, (1-W) = 41,18% Ý 3 – Tỷ lệ đầu tư tối ưu là 58.82% vào công ty A, 41.18% vào công ty B Việc đầu tư kết hợp đã làm giảm rủi ro của từng phương án đầu tư riêng lẻ. Nói cách khác mức độ rủi ro của từng phương án đầu tư riêng lẻ đã làm giảm đi đáng kể khi hợp thành 1 luồng vốn đầu tư tổng hợp. Rủi ro đòn bẩy tài chính Khi nhắc tới rủi ro tài chính là chúng ta nói về việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Đòn bẩy tài chính phụ thuộc vào quy mô nợ vay trong kì, nợ vay trong kì lớn đòn bẩy sẽ lớn và ngược lại, nợ vay trong kì nhỏ đòn bẩy sẽ nhỏ. Việc vay vốn để kinh doanh có những mặt tích cực và hạn chế sau: Tích cực: +Mở rộng kinh doanh trong điều kiện vốn chủ sở hữu có giới hạn +Giảm chi phí về thuế TNDN +Khếch đại lãi sau thuế Hạn chế hay rủi ro: Cũng như việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh, việc sử dụng đòn bẩy tài chính như “ con dao 2 lưỡi”. Bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại, doanh nghiệp cũng có thể lâm vào tình trạng khó khăn nếu việc sử dụng đòn bẩy tài chính không mang lại hiểu quả. + Mất khả năng trả nợ dẫn đến phá sản + Làm ăn thua lỗ, làm vốn chủ sỡ hữu sụt giảm nhanh Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỉ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay phải trả thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sỡ hữu bị giảm sút. Vì phần lợi nhuận do vốn chủ sỡ hữu làm ra phải dùng để bù đắp sự thiếu hụt của lãi vay phải trả Biện pháp hạn chế những tiêu cực rủi ro tài chính: + Thiết lập 1 cơ cấu tài chính hợp lí + Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn +Mở rộng thì trường Rủi ro về giá và tỷ giá Giá cả hàng hóa, cũng như tỷ giá luôn thay đổi tùy thuộc vào quan hệ cung cầu, tâm lí người tiêu dùngtrong nền kinh tế thị trường. Vì thế rủi ro về sự biến động của giá cả hàng hóa, cũng như tỷ giá là loại rủi ro phổ biến ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để hạn chế những rủi ro đó người ta thường dùng các công cụ tài chính phái sinh như: +Hợp đồng quyền chọn +Hợp đồng kì hạn +Hợp đồng tương lai +Hợp đồng hoán đổi Hợp đồng kì hạn (Forward) HĐKH là một thỏa thuận trong đó một người mua và một người bán chấp nhận thực hiện 1 giao dịch hàng hóa với khối lượng xác định (hoặc trao đổi một số lượng tiền nhất định) tại 1 thời điểm xác định trong tương lai với 1 mức giá được ấn định gọi là tỷ giá kì hạn vào ngày hôm nay. Giá hàng hóa trên thị trường Ví dụ: Ngày 28/11/06 công ty X đang thương lượng kí kết hợp đồng xuất khẩu trị giá 100.000 USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 28/5/07 tức là sáu tháng sau kể từ ngày kí hợp đồng. Ở thời điểm thương lượng, tỷ giá mua bán VND/USD là 16.020 – 29. Để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá, công ty liên hệ với ngân hàng Y để bán 100.00 USD kì hạn 6 tháng. Biết rằng: Lãi suất kì của USD: gởi 4%/năm, cho vay 4.5% /năm Lãi suất của VND: gởi 0.7%/tháng , cho vay 0.85%/tháng Ta có: Ngân hàng Y chào tỷ giá mua kì hạn 6 tháng như sau: Fb = Sb + Sb(Rtb-Rco)*t Fb = 16.020 + (0.7%*12-4.5%)*612 = 16332,4 Tương tự, trong trường hợp công ty X kí kết hợp đồng nhập khẩu và cần mua ngoại tệ kì hạn 6 tháng từ ngân hàng Y Fo = So + So(Rto-Rcb)*t Fo = 16.029 + 16.029(0.85%*12-4%)*612 = 16.526 Do đã cố định được giá thông qua hợp đồng kì hạn nên phòng ngừa được rủi ro do biến động giá của hàng hóa, vật liệu, chứng khoán Hợp đồng tương lai (Future) Hợp đồng tương lai là HĐKH được chuẩn hóa và thực hiện trên thị trường có tổ chức Ưu điểm: + Thanh toán hàng ngày chứ không cần phải đến ngày đáo hạn + Hạn chế tối đa rủi ro về biến động giá cũng như với đồi tác Nhược điểm: + Dù lợi hay thiệt đến ngày đáo hạn phải thực hiện hợp đồng, không có quyền lựa chọn khác + Thiếu linh hoạt Hợp đồng quyền chọn (Option) HĐQC là một hợp đồng cho phép người mua có quyền, chứ không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán một số lượng hàng hóa cơ sở với một mức giá thực hiên đã được ấn định trước cho một thời hạn xác định trong tương lai, sau khi đã trả một khoản phí ngay từ lúc kí hợp đồng với người bán. Phân loại: Theo quyền người mua + HĐQC mua (Call Options) + HĐQC bán (Put Options) Theo thời điểm thực hiện quyền chọn + Quyền chọn kiểu Châu Âu (European Options) + Quyền chọn kiểu Mỹ (American Options) Theo thị trường giao dịch +HĐQC giao dịch trên thị trường tập trung +HĐQC giao dịch trên thị trường phi tập trung Ưu điểm: Bảo hiểm rủi ro tỷ giá và giúp các nhà đầu tư tận dụng được cơ hội đầu cơ nếu như tỷ giá biến động thuận lợi Nhược điểm: Nhà đầu tư phải bỏ phí ra mua quyền chọn, cho dù nó có được thực hiện hay không thực hiện quyền chọn Hợp đồng hoán đổi (Swap) HĐHĐ là hợp đồng cho phép hai đối tượng hoán đổi quyền lợi và nghĩa vụ của mình với người khác mà không từ bỏ tài sản của mình Ưu điểm: Là công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá, lãi suất khá hoàn hảo Mang lại cơ hội tìm kiếm lợi nhuận Nhược điểm: Bắt buộc phải thực hiện hợp đồng khi đáo hạn bất chấp giá trị thị trường lúc đó như thế nào Rủi ro về dòng tiền và khả năng thanh toán Rủi ro thay đổi những dòng tiền liên quan đến các khoản mục như: một tài sản hoặc công nợ đã được ghi nhận, một dự báo giao dịch khả năng thực hiện cao và một giao dịch tiềm tàng các rủi ro nhất định có thể ảnh hưởng đến thu nhập ròng trên báo cáo. . Đối với phòng ngừa rủi ro dòng tiền nguyên tắc hạch toán được áp dụng là: Công cụ phòng ngừa rủi ro được ghi nhận ban đầu trên cân đối kế toán theo giá trị hợp lý. Quản lý rủi ro dòng tiền có thể được hiểu là quản lý rủi ro đối với dòng ngân lưu (cash flow) của các Công ty; như vậy, bao hàm luôn cả việc quản lý rủi ro tài chính dòng ngân lưu của doanh nghiệp. Quản lý rủi ro dòng tiền hướng tới việc tránh cho doanh nghiệp thiếu hụt khả năng thanh khoản. Quản lý dòng ngân lưu bao gồm các hoạt động: kiểm soát, phân tích và điều chỉnh dòng ngân lưu và rủi ro, mà cụ thể là các hoạt động thu hồi các khỏan phải thu, kiểm soát chi tiêu, ước lượng nhu cầu vốn lưu động và tiền mặt, đầu tư tiền nhàn rỗi. Trong khi đó, quản lý rủi ro bao gồm các nội dung: thiết lập mục đích rõ ràng, hoạch định chính sách và chiến lược, nhận diện, đánh giá và xếp hạng rủi ro, từ đó có biện pháp ngăn ngừa và loại trừ khía cạnh xấu của rủi ro. Như vậy, quy trình quản lý rủi ro dòng tiền trong công ty niêm yết bao gồm các bước (7 bước): thiết lập mục tiêu -> hoạch định chiến lược -> nhận diện rủi ro dòng tiền -> phân tích -> đánh giá và xếp hạng rủi ro -> điều chỉnh, loại trừ và ngăn ngừa rủi ro -> kiểm soát rủi ro. Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn khả dụng (nhu cầu thanh khoản). Tình trạng này nhẹ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn đến ngân hàng phá sản Biện pháp phòng tránh: -Điều tiết mọi hoạt động tín dụng. - Hoàn thiện công tác dự báo và phân tích thị trường của các ngân hàng thương mại. - Tăng tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh toán. - Quan tâm đến các vấn đề quản trị thanh khoản tại các NHTM ản Rủi ro chiến lược Rủi ro cạnh tranh Rủi ro thay đổi khách hàng, thay đổi ngành Đầu tư nhiều vào khách hàng chiến lược, trong khi không đánh giá được “năng lực thị trường” của khách hàng. Rủi ro sẽ xảy ra khi doanh nghiệp không thể đánh giá đúng “năng lực thị trường” của khách hàng. Kết quả cuối cùng là các doanh nghiệp phải bắt đầu hạ giá, sản phẩm được thiết kế riêng cho khách hàng và dần dần lợi nhuận sẽ giảm khi khách hàng sử dụng “năng lực thị trường” để tạo lợi thế cho mình Rủi ro này xảy ra khi doanh nghiệp nhầm lẫn giữa những khách hàng lớn – là những khách hàng mà doanh nghiệp bán được khối lượng hàng hóa lớn tuy nhiên không có mối quan hệ chiến lược và lợi nhuận mà khách hàng này đem lại thấp – với khách hàng chiến lược. Việc hiểu nhầm này sẽ dẫn đến doanh nghiệp sẽ đầu tư sai vào việc xây dựng mối quan hệ chiến lược và không tập trung vào phát triển các khách hàng mới có tiềm năng trong tương lai. Biện pháp phòng tránh: - Giảm bớt sự phụ thuộc vào một số khách hàng chiến lược thông qua tạo ra một danh mục cân bằng các khách hàng chiến lược. - Đánh giá đúng mối quan hệ với khách hàng bằng cách phân biệt rõ khách hàng lớn và khách hàng chiến lược. - Quan tâm đến chiến lược kinh doanh của khách hàng chiến lược. Hiểu được cách thức kinh doanh của khách hàng chiến lược cho phép doanh nghiệp chủ động hơn trong cách tiếp cận quản lý. Rủi ro hoạt động Rủi ro trong hoạt động bán chịu hàng hóa Hoạt động bán chịu giúp doanh nghiệp: mở rộng khách hàng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng cạnh tranh Nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro: người mua không thanh toán, kéo dài thời gian thanh thoán hoặc có thanh toán nhưng không đầy đủ Giải pháp hạn chế rủi ro Xây dựng một chính sách bán chịu hợp lí, căn cứ vào: + Mục tiêu của người bán + Khả năng (tài chính, quản lí) của người bán + Khả năng thanh toán của người mua + Uy tín của người mua Xây dựng hạn mức tín dụng cho từng đối tượng: + Hạn mức tín dụng cao rủi ro cao và ngược lại + Xây dựng thời hạn tín dụng: + Thời hạn tính dụng dài rủi ro cao và ngược lại + Kết hợp nhiều chính sách bán hàng như: trả ngay, bán chịu có chiết khấu với nhiều kì hạnđể phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế. Rủi ro kinh doanh EBIT– Lợi nhuận trước thuế và lãi vay: Khi nói tới rủi ro kinh doanh là nói tới tính biến thiên của EBIT Và sự biện động của nó do nhiều nguyên nhân tác động như: nhu cầu thị trường, giá cả đầu ra đầu vào Quy mô chi phí cố định: Quy mô chi phí cố định lớn => Đòn bẩy định phí (kinh doanh) lớn => Rủi ro cao Biện pháp hạn chế rủi ro trong kinh doanh: mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, duy trì một quy mô kinh doanh phù hợp Rủi ro về hệ thống thông tin và kiểm soát tài chính Môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động là không ngừng vận động, do vậy doanh nghiệp cần quan tâm xem xét điều chỉnh các biện pháp đang thực hiện cho phù hợp với những chuyển biến của môi trường. Thông tin trong doanh nghiệp có thể được tiếp nhận qua các nguồn,do vậy chúng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những rủi ro về thông tin sai lệch có thể dẫn đến những rủi ro khác, ảnh hưởng rất lớn đến sự vận hành của doanh nghiệp. Biện pháp phòng tránh: -Xây dựng hệ thống báo cáo thường xuyên nhằm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện. -Đảm bảo mọi thiếu sót trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro phải được thông tin kịp thời đến cấp quản lý có trách nhiệm - Thường xuyên tổ chức kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ chính sách quản lý rủi ro và các tiêu chuẩn liên quan. Một số rủi ro khách quan ở ngoài doanh nghiệp Thiên tai: Là những tổn thất do tác độn của tự nhiên như : động đất, lũ lụt Chiến tranh: Ở những nơi có tình hình chính trị biến động là những nơi kinh doanh cực kì rủi ro, không thể kinh doanh ổn định được. Lạm phát tiền tệ Khi lạm phát ở mức cao thì các hoạt động kinh doanh sẽ bị tê liệt Một nền kinh tế với chế độ tiền tệ không ổn định thì kinh doanh sẽ đầy rủi ro. Sự thay đổi của lãi suất: Lãi suất biến động đồng nghĩa rủi ro tiềm ẩn đem lại Sự thay đổi về luật pháp: Nếu luật pháp không hợp lí và không ổn định thì môi trường kinh doanh ở đó sẽ cực kì rủi ro Đây là những rủi ro có tính khách quan và tác động chung đến các doanh nghiệp và là loại rủi ro không thể phân tán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx4_rui_ro_trong_kinh_doanh_0608.docx
Luận văn liên quan