Đây là đề tài Luận văn Khảo sát về Sắc phong tại Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Đề tài cho ta thấy được sự đa dạng của các đạo Sắc phong tại nước ta.
Ngoài ra, đề tài còn dịch thuật các văn bản Sắc phong, mô tả hiện trạng một cách chi tiết .
-----
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Mục đích ý nghĩa của đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Kết cấu khoá luận 4
NỘI DUNG 5
Chương 1: Khái quát về vùng đất Hưng Nguyên và nền giáo dục cổ 5
1.1. Vị trí địa lý và tự nhiên 5
1.2. Danh xưng Hưng Nguyên 6
1.3. Văn hoá tín ngưỡng và nền giáo dục cổ 9
1.3.1. Văn hoá tín ngưỡng 9
1.3.2. Nền giáo dục cổ 12
Chương 2: Khái quát sắc phong Tại huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An 15
2.1. Khái quát sắc phong tại huyện Hưng Nguyên 15
2.1.1. Khái quát chung về sắc phong 15
2.1.2. Hiện trạng sắc phong tại huyện Hưng Nguyên 16
2.2. Nội dung sắc phong tại huyện Hưng Nguyên 19
2.2.1. Sắc phong nhân vật 19
2.2.2. Sắc phong thần 22
2.3. Hình thức sắc phong 22
2.3.1. Hoa văn trang trí 22
2.3.2. Chữ viết 26
2.3.3. Kích cỡ của các đạo sắc 28
2.3.4. Bố cục 31
Chương 3: Phiên âm, dịch nghĩa các văn bản sắc phong tại huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An 32
3.1. Sắc phong tại nhà thờ Đinh Bạt Tuỵ 32
3.2. Sắc phong tại đình làng Bùi Ngoã 44
3.3. Sắc phong tại nhà thờ họ Lê Sĩ 55
3.4. Sắc phong tại nhà thờ Nguyễn Trọng chi Nguyễn Thái Bạt 63
3.5. Sắc phong tại nhà thờ Trạng nguyên Bạch Liêu 67
3.6. Sắc phong tại nhà thờ họ Ngô 73
3.7. Sắc phong tại đền thờ Thánh Vương Bạch Đế 80
3.8. Sắc phong tại đền thờ đức thánh Khổng Lồ 82
3.9.Sắc phong tại nhà thờ họ Hoàng 85
3.10. Sắc phong tại đền Xuân Hoà 92
KẾT LUẬN 99
Phần phụ lục
Tài liệu tham khảo 102
113 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4145 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sắc phong - Huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung Hưng Lê Triều Chế Khoa Nhất Giáp Thái Bảo Khê Quận Công Đinh Phủ Quân Trung Đẳng Thần, Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Trung Lĩnh giang khẩu Cao Lợi Thiên Chấn Uy Dũng chi Thần, Dực Bảo Trung Hưng Phù Lê Triều Công Bộ Hữu Thị Lang Mai Lĩnh Hầu chi Thần, tiết kinh ban cấp sắc phong chuẩn kỳ phụng sự, Duy Tân nguyên niên tấn quang đại lễ kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, đặc chuẩn y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển.
Khâm tai!
Duy Tân tam niên, bát nguyệt thập nhất nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc chỉ cho: thôn Đông, xã Bùi Ngõa, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, trước đây đã phụng thờ Hiệu Linh Đôn Tĩnh Hùng Tuấn Trác Vỹ Dực Bảo Trung Hưng Cao Sơn Cao Các Thượng Đẳng Thần, Dực Vận Phù Chính Hiển Trung Đoan Túc Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Lê Triều Chế Khoa Nhất Giáp Thái Bảo Khê Quận Công Đinh Phủ Quân Trung Đẳng Thần, Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Trung Lĩnh Giang Khẩu Cao Lợi Thiên Chấn Uy Dũng Chi Thần, Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Lê Triều Công Bộ Hữu Thị Lang Mai Lĩnh Hầu Chi Thần, đã được ban cấp sắc phong, chuẩn cho thờ phụng. Vua Duy Tân nguyên niên, nhân đại lễ đăng quang, đã ban bảo chiếu mở rộng ân huệ, lễ lớn tăng thêm cấp bậc. Đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ, dùng để ghi nhớ ngày mừng của đất nước mà tỏ rõ phép tắc thờ tự.
Kính thay!
Duy Tân năm thứ 3,ngày 11 tháng 8 (1909)
同慶貳年柒月初壹日
依舊奉事神其相佑保我黎民欽哉
仍準許乂安省興元縣裴佤社東村
耿命緬念神庥可加贈翊保中興各等神
贈敕留祀肆今丕膺
節蒙頒給
府君之神向來護國庇民稔著靈應
神翊運扶正昭忠端肅黎朝太保溪
敕效靈敦厚雄峻卓偉高山高閣上等
Phiên âm:
Sắc:
Hiệu Linh Đôn Hậu Hùng Tuấn Trác vỹ Cao Sơn Cao Các Thượng Đẳng Thần, Dực Vận Phù Chính Chiêu Trung Đoan Túc Lê Triều Thái Bảo Khê Phủ Quân chi Thần, hướng lai hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp tặng sắc lưu tự, tứ kim phi ưng Cảnh Mệnh, miến niệm thần hưu, khả gia tặng: Dực Bảo Trung Hưng Các Đẳng Thần, nhưng chuẩn hứa Nghệ An tỉnh Hưng Nguyên huyện Bùi Ngõa xã Đông thôn y cựu phụng sự, thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân.
Khâm tai !
Đồng Khánh nhị niên, thất nguyệt sơ nhất nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: Hiệu Linh Đôn Hậu Hùng Tuấn Trác Vỹ Cao Sơn Cao Các Thượng Đẳng Thần, Dực Vận Phù Chính Chiêu Trung Đoan Túc Lê Triều Thái Bảo Khê Phủ Quân Chi Thần, đến nay giữ nước giúp dân, hiển rõ linh ứng, nên được cấp tặng sắc phong để lưu giữ lại. Đến nay, nối tiếp mệnh sáng, nghĩ tới công lao che chở của thần, tặng thêm cho thần là: Dực Bảo Trung Hưng Các Đẳng Thần. Chuẩn cho thôn Đông, xã Bùi Ngõa, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An phụng thờ như cũ. Thần hãy giúp đỡ, che chở cho nhân dân của ta.
Kính thay !
Đồng Khánh năm thứ 2, ngày 1 tháng 7 (1887)
Sắc phong nhà thờ họ Lê Sĩ.
Vài nét về dòng họ Lê Sĩ.
Theo gia phả họ Lê Sĩ ở xã Hưng Thông thì dòng họ Lê Sĩ hiện nay có nguồn gốc từ Nông Cống, Thanh Hóa. Thủy tổ của dòng họ này là Tiến sĩ Lê Sĩ Triệt. Năm 1660, ông phụng mệnh vua Lê làm Đốc đồng tỉnh Nghệ An, trấn thủ biên thùy chống quân của chúa Nguyễn. Tại đây, ông định phối với người con gái họ Cao làng Láng Thôn, xã Thông Lạng (Nghệ An), mới sinh ra con cháu họ Lê Sĩ ở hai làng Đông Thôn và Láng Thôn, xã Thông Lạng mà nay là xã Hưng Thông, Hưng Nguyên, Nghệ An.
Ông đã góp công lớn vào công cuộc bảo vệ đất nước, ông được các đời vua Lê ban sắc và thăng tước hiệu. Đến năm 1686 ông tạ thế, được vua ban cho tước Hầu, ban tặng hiệu bụt là “Ôn túc” và ban 100 quan tiền. Đến niên hiệu Thành Thái thì được phong Phúc Thần, cho dân làng thôn Đông Lãng, xã Thông Lạng phụng sự, các triều đại Duy Tân đến Bảo Đại nối tiếp phong cho ông là Thượng đẳng thần.
Dòng họ Lê Sĩ đã nối tiếp nhau để khẳng định truyền thống hiếu học của mình, đã có nhiều người đỗ đạt thành tài và được ghi tên lên bia ở văn miếu Quốc Tử Giám. Như Lê Sĩ Triệt đỗ khoa Canh Thìn (1640) được ghi tên ở bia số 35, Lê Sĩ Cẩn đỗ khoa Canh Thân (1680) được ghi tên ở bia số 48, Lê Sĩ Bàng đỗ khoa Bính Thìn (1736) được ghi tên ở bia số 37, Lê Sĩ Chiêm đỗ khoa Bính Thìn (1736) được ghi tên ở bia số 67.
Nhà thờ họ Lê Sĩ được xây dựng trên một khu đất cao đẹp đẽ ở làng Đông Thôn, xã Thông Lạng gần với địa phận làng Láng Thôn mà nhân dân nơi đây gọi là xứ Cây Gạo. Trước cổng nhà thờ có một cây gạo lớn lâu đời. Trải qua thời gian, nhiều biến chuyển của thiên tai đã làm cho nhà thờ phải tu bổ nhiều lần. Đến năm 1997, con cháu trong dòng họ đã góp tiền bạc và công sức vào để xây dựng lại nhà thờ khang trang như hiện nay.
Phiên âm dịch nghĩa các văn bản sắc phong.
Hiện tại nhà thờ họ Lê Sĩ có tất cả 7 đạo sắc phong, đều là sắc phong Tiến sĩ. Dưới đây tôi xin trích dịch 5 đạo sắc phong của dòng họ này.
景治二年十二月初五日
敕
桂海侯柱國中秩故
榮禄大夫御史臺都御史
都御史職可為特進金紫
旨准有朝臣簽議應陞
有功兼有言論風稜已經
務勦除順廣狂寇收復境土
黎仕澈為奉侍潜
邸參贊軍
左侍郎桂海侯柱國中秩
敕特進金紫榮禄大夫户部
Phiên âm:
Sắc:
Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Hộ Bộ Tả Thị Lang Quế Hải Hầu Trụ Quốc Trung Trật Lê Sĩ Triệt. Vị phụng thị tiềm để tham tán quân vụ tiễu trừ Thuận Quảng cuồng khấu, thu phục cảnh thổ hữu công kiêm hữu ngôn luận. phong lăng dĩ kinh chỉ chuẩn hữu triều thần khiêm nghị ứng thăng. Đô Ngự Sử chức khả vi đặc tiến Kim Tử Vinh Lộc đại phu Ngự Sử Đài Đô Ngự Sử Quế Hải hầu trụ quốc trung trật.
Cố sắc !
Cảnh Trị nhị niên, thập nhị nguyêt sơ ngũ nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc Cho: Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Hộ Bộ Tả Thị Lang Quế Hải Hầu Trụ Quốc Trung Trật Lê Sĩ Triệt, về việc theo hầu tiềm để làm tham tán quân sự để tiêu trừ bọn giặc cuồng Thuận Quảng, thu hồi lại được đất đai, vừa có công lại có tài ngôn luận. Đã được chỉ chuẩn, được triều thần
kiến nghị thăng lên chức Đô Ngự Sử, nên phong là: Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Ngự Sử Đài Đô Ngự Sử Quế Hải Hầu Trụ Quốc Trung Trật.
Nay Sắc !
Cảnh Trị năm thứ 2, ngày 5 tháng 12 (1664)
正
和十年四月
初
九日
敕
禮科給事中下序故
給事中職可為進功郎
陞次有朝臣簽議應陞任
仁明威德定王旨准攽賞
大元帥統國正上聖夊師盛功
政權太尉晉國公鄭柄恭奉
欽差節制各處水步諸營兼掌
幹事累期考課預在上考奉
下聰黎仕谨爲頗有心術能
敕謹事郎内贊海陽道監察御史
Phiên âm:
Sắc:
Cẩn Sự Lang Nội Tán Hải Dương đạo, Giám Sát Ngự Sử Hạ Thông Lê Sĩ Cẩn, vị phả hữu tâm thuật năng cán sự, lũy kỳ khảo khóa dự tại thượng khảo. Phụng Khâm Sai Tiết Chế Các Xứ thủy Bộ Chư Doanh kiêm Chưởng Chính Quyền Thái Úy Tấn Quốc Công Trịnh Bính cung phụng Đại Nguyên Soái Thống Quốc Chính Thượng Thánh truy sư: Thịnh Công Nhân Minh, Úy Đức Định Vương chỉ chuẩn ban thưởng thăng thứ, hữu triều thần thiêm nghị, ứng thăng nhậm Cấp Sự Trung chức khả vi Tiến Công Lang Lễ Khoa Cấp Sự Trung, hạ tự.
Cố sắc !
Chính Hòa thập niên, tứ nguyệt sơ cửu nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: Cẩn Sự Lang Nội Tán Hải Dương Đạo Giám Sát Ngự Sử Hạ Thông Lê Sĩ Cẩn, vì có tâm trí và năng lực công tác, đã dự thi ở khóa trước, phụng theo Khâm Sai Tiết Chế Các Xứ Thủy Bộ Chư Doanh Kiêm Chưởng Chính Quyền Thái Úy Tấn Quốc Công Trịnh Trịnh Bính, theo cung phụng Đại Nguyên Soái Thống Quốc Chính Thượng Thánh, được tôn là: Thịnh Công Nhân Minh Uy Đức Định Vương. Chỉ chuẩn cho ban thưởng tăng thêm thứ bậc, được các triều thần xem xét đề bạt thăng chức: Cấp Sự Trung, nên thăng cho: Tiến Công Lang Lễ Khoa Cấp Sự Trung Hạ Tự.
Nay sắc !
Chính Hòa năm thứ 10, ngày 9 tháng 4 (1689)
永盛八年六月二十八日
敕
桐江男致仕佐治卿上制故
光進慎祿大夫光祿寺卿
應陞寺卿職男爵致仕可為
職爵各一次有朝臣簽議
元帥總國政安都王旨准加陞
年兹年七十援例致仕奉
事務能稱所使經三十三
歷任内外各職累奉差行
中制黎仕謹爲預中進仕
丞政使司參政匡美少保
敕
朝列大夫興化等處
神
Phiên âm:
Sắc Triều Liệt Đại Phu Hưng Hóa đẳng xứ thần. Thừa Chính Sứ Ti Tham Chính Khuông Mỹ Thiếu Bảo trung Chế Lê Sĩ Cẩn, vi dự trúng tiến sĩ, lịch nhậm nội ngoại các chức, lũy phụng sai hành sự vụ, năng xứng sở sử kinh tam thập tam niên. Tư niên thất thập viện lệ trí sĩ, phụng Nguyên soái Tổng Quốc Chính An Đô Vương chỉ chuẩn gia thăngchức tước các nhất thứ, hữu triều thần thiêm nghị, ứng thăng Tự Khanh chức, Nam tước trí sĩ, khả vi Quang Tiến Thận Lộc Đại Phu, Quang Lộc Tự Khanh, Đồng Giang Nam Trí Sĩ Tá Trị khanh, thượng chế.
Cố sắc !
Vĩnh Thịnh bát niên, lục nguyệt nhị thập bát nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: Triều Liệt Đại Phu các xứ Hưng Hóa, vâng mệnh Chính Sứ Ti Tham Chính Khuông Mỹ Thiếu Bảo Trung Chế Lê sĩ Cẩn, vì đậu tiến sĩ, đã từng nhận các chức nội ngoại, thêm vào đó còn phụng sai làm công vụ, có thể nói đã làm việc trải 33 năm. Năm nay 70 tuổi theo lệ cũ mang quân sĩ phụng theo Nguyên Soái Tổng Quốc Chính An Đô Vương. Chuẩn cho phong thêm một chức tước, được các triều thần xem xét và đề nghị tăng cho Tự Khanh chức, Nam tước, Trí sĩ, nên thăng cho: Quang Tiến Thận Lộc Đại Phu Quang Lộc Tự Khanh Đồng Giang Nam Trí Sĩ Tá Trị Khanh Thượng Chế.
Nay sắc !
Vĩnh Thịnh năm thứ 8, ngày 28 tháng 6 (1712)
啟定玖年柒月貳拾五日
而申祀典欽哉
贈卓
偉上等神特準奉事用誌國慶
慶節經頒寶詔覃恩禮隆登秩著加
頒給敕封準許奉事肆今值朕四旬大
稔箸靈應節蒙
柱國中秩黎相公中寺神護國庇民
隍黎朝特進金紫榮禄大夫桂海侯
事原贈端肅懿翊保中興本境城
敕乂安省興元府通朗總東村從前
奉
Phiên âm:
Sắc:
Nghệ An tỉnh, Hưng Nguyên phủ, Thông Lãng tổng, Đông thôn tòng tiền phụng sự nguyên tặng: Đoan Túc Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Bản Cảnh Thành Hoàng, Lê Triều Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Quế Hải Hầu Trụ Quốc Trung Trật Lê Tướng Công Trung Tự Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong, chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trĩ trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, trứ gia tặng: Trác Vỹ Thượng Đẳng Thần, đặc chuẩn phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển.
Khâm tai !
Khải Định cửu niên, thất nguyệt nhị thập ngũ nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: thôn Đông, tổng Thông Lãng, phủ Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, trước đây đã thờ phụng vị nguyên tặng là: Đoan Túc Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Bản Cảnh Thành Hoàng, Lê Triều Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Quế Hải Hầu Trụ Quốc Trung Trật Lê Tướng Công Trung Tự Thần, giữ nuớc giúp dân, hiển rõ linh ứng, từng được cấp tặng sắc phong, chuẩn cho phụng sự. Nay đúng dịp trẫm tứ tuần đại khánh, đã ban bảo chiếu mở rộng ân trạch, lễ lớn tăng thêm cấp bậc, nên nâng thêm bậc là: Trác Vỹ Thượng Đẳng Thần. Đặc biệt chuẩnn cho phụng thờ như cũ để ghi nhớ ngày mừng của nước và tỏ rõ phép tắc thờ tự.
Kính thay !
Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7 (1924)
成泰陸年玖月貳拾五日
欽哉
神準仍舊奉事神其相佑保我黎民
耿命緬神庥著封為端肅翊保中興之
來未有預封肆今丕承
黎相公之神護國庇民稔著靈應向
朝
進士榮禄大夫桂海侯柱國中秩
敕乂安省興元縣通朗社東村
奉事黎
Phiên âm:
Sắc:
Nghệ An tỉnh, Hưng Nguyên huyện, Thông Lãng xã, Đông thôn phụng sự Lê triều Tiến Sĩ Vinh Lộc Đại Phu Quế Hải Hầu Trụ Quốc Trung Trật Lê Tướng Công chi Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, hướng lai vị hữu dự phong. Tứ kim phi thừa Cảnh Mệnh, miến niệm thần hưu, trứ phong vi: Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng chi Thần. Chuẩn nhưng cựu phụng sự. Thần kì tướng hựu bảo ngã lê dân.
Khâm tai !
Thành Thái lục niên, cửu nguyệt nhị thập ngũ nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: thôn Đông, xã Thông Lãng, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, phụng thờ Lê Triều Tiến Sĩ Vinh Lộc Đại Phu Quế Hải Hầu Trụ Quốc Trung Trật Lê Tướng Công, giữ nước giúp dân, hiển rõ linh ứng, trước nay chưa từng được phong tặng. Nay, nối tiếp mệnh sáng, nghĩ tới công lao che chở của thần, nên phong thêm cho thần là: Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng. Chuẩn cho phụng thờ như cũ. Thần hãy che chở và giúp đỡ cho nhân dân của ta.
Kính thay !
Thành Thái năm thứ 6, ngày 25 tháng 9 (1894)
Sắc phong nhà thờ họ Nguyễn Trọng chi Nguyễn Thái Bạt.
Vài nét về Tú tài Nguyễn Huy Trác.
Nguyễn Huy Trác người ở thôn Phan, tổng Thông Lạng, nay là xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên. Ông sinh ra trong gia đình nghèo, vừa học vừa đi dạy học kiếm tiền mà ông đã 7 lần đỗ Tú tài, đó là vào các năm:1864, 1850, 1852, 1855, 1861, 1870.
Đến tháng 11 năm 1878 được thăng bổ nhận chức Hàn Lâm viện Cung phụng làm việc ở phủ Dực Thiện. Trong thời gian này ông được thăng cấp và làm nhiều chức vụ. Đến năm 1886, khi đang làm Tri huyện Yên Hóa phủ Thiên Quang, tỉnh Thanh Hóa, ông là người ủng hộ và tham gia phong trào nông dân yêu nươc, bị phát hiện, thực dân Pháp đã bắt giam ông tra tấn và đem ông ra phơi nắng đến chết ở tại Cầu Đá (Thanh Hóa) để thị uy dân chúng.
Ông đã được triều đình nhà Nguyễn phong tặng 7 đạo sắc phong, nhưng qua thời gian chiến tranh lưu lạc, hiện chi Nguyễn Thái Bạt dòng họ
Nguyễn Trọng còn giữ lại 3 đạo sắc, hai đồng tiền “Tự Đức Thông Bảo” và một bộ quần áo triều phục của ông.
Sinh thời ông nổi tiếng là người hay chữ, những sáng tác của ông tuy không được lưu truyền nhiều nhưng hiện nay dòng họ này vẫn còn giữ lại được một số tác phẩm của ông. Bên cạnh đó PGS Ninh Viết Giao cũng đã sưu tầm và biên soạn một số tác phẩm của ông vào cuốn: “Năm thế kỷ văn Nôm người Nghệ” và cuốn “Nhân vật xứ Nghệ”.
Hiện nay chi Nguyễn Thái Bạt họ Nguyễn Trọng chưa có nhà thờ để thờ tự ông. Tất cả những lễ tế của chi đều đựơc tổ chức tại nhà trưởng chi Nguyễn Trọng Ái ở xóm 8, Hưng Tân, Hưng Nguyên.
Theo dự kiến của họ thì đến trung tuần tháng 3 âm lịch năm nay sẽ bắt đầu xây dựng nhà thờ.
Phiên âm dịch nghĩa các văn bản sắc phong.
Hiện nay dòng họ Nguyễn Trọng còn giữ lại được hai đạo sắc và một lệnh cấp bằng cho Tú tài Nguyễn Huy Trác. Dưới đây tôi xin trích dịch tất cả những đạo sắc phong của dòng họ này.
嗣德叁拾年拾壹月初壹日
弗修有國法在欽哉
講習一切諸公務遵例奉行若所事
翰林院供奉充建豐郡公府翊善凡
在 平項茲 吏部擬補具題準爾補授
縣通朗總通朗社潘村前經察核預
敕秀才阮輝焯貫乂安省英山府興元
Phiên âm:
Sắc:
Tú tài Nguyễn Huy Trác, quán Nghệ An tỉnh, Anh Sơn phủ, Hưng Nguyên huyện, Thông Lãng tổng, Thông Lãng xã, Phan thôn, tiền kinh sát hạch dự tại bình hạng, tư Lại Bộ nghĩ bổ cụ đề chuẩn nhĩ bổ thụ Hàn Lâm Viện Cung Phụng sung Kiến Phong Quận Công Phủ Dực Thiện phàm giảng tập nhất thiết chư công vụ, tuân lệ phụng hành,nhược sở sự phất tu hữu quốc pháp tại.
Khâm tai !
Tự Đức tam thập niên, thập nhất nguyệt sơ nhất nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: Tú Tài Nguyễn Huy Trác quê ở thôn Phan, xã Thông Lãng, tổng Thông Lãng, huyện Hưng Nguyên, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Trước đây đã dự khoa thi sát hạch được hạng bình, nay bộ Lại xem xét, đề bạt chuẩn cho ông vào làm ở Hàn Lâm Viện Cung Phụng, sung làm Kiến Phong Dực Thiện phủ Quận Công, để tiện việc giảng dạy, mọi việc của ông nhất thiết phải tuân theo luât lệ mà phụng hành, nếu làm không chăm chỉ thì đã có quốc pháp.
Kính thay!
Tự Đức năm thứ 30, ngày 1 tháng 1 (1887)
同慶元年拾月初貳日
例奉行若厥職弗虔明章具在欽哉
授伊縣知縣凡轄内一切諸事務依
身在職限週兹吏部臣會片準爾補
敕編修領安化縣知縣阮輝焯秀才出
Phiên âm:
Sắc:
Biên Tu lĩnh Yên Hóa huyện Tri Huyện Nguyễn Huy Trác, Tú tài xuất thân tại chức hạn chu. Tư Lại bộ thần hội phiến chuẩn nhĩ bổ thụ y huyện tri huyện. Phàm hạt nội nhất thiết chư sự vụ y liệt phụng hành, nhược quyết chức phất kiền minh chương cụ tại.
Khâm tai !
Đồng Khánh nguyên niên, thập nguyệt sơ nhị nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: Biên Tu lĩnh, Tú tài xuất thân Nguyễn Huy Trác, là Tri Huyện huyện Yên Hóa đã hết nhiệm kỳ. Nay các thần ở bộ Lại gởi phiến chuẩn cho ông nhận lại chức Tri Huyện huyện ấy. Tất cả mọi việc trong huyện phải tuân luật lệ mà thực hiện, nếu có điều gì thiếu sót không siêng năng thì đã có pháp luật hiện hành.
Kính thay!
Đồng Khánh nguyên niên, ngày 2 tháng 10 (1886)
Sắc phong nhà thờ Trạng nguyên Bạch Liêu.
Vài nét về Trạng nguyên Bạch Liêu.
Trạng nguyên Bạch Liêu vốn người làng Nguyễn Xá, Đông Thành, Yên Thành, Nghệ An. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình tri thức, yêu nước thương nòi. Theo gia phả dòng họ ghi lại thì trong văn tự chính thống đời Trần, năm Thiệu Long thứ 9, vua Trần Thánh Tông (12660 đã ghi ông Bạch Liêu là người đầu tiên được ghi tên vào bảng vào khoa mục của đất nước. Các nhà Nho khoa bảng xưa ở xứ Nghệ đều suy tôn ông là vị Thủy Tổ khai khoa của xứ mình:
Trạng nguyên đệ nhất tam khôi
Nhất danh, nhất giáp, đầu ngôi bảng vàng
Mũ rồng áo tía vua ban
Lọng xanh đi trước, lọng vàng theo sau.
Là người tài giỏi, nhưng Trạng nguyên Bạch Liêu đã khước từ chức quan mà chỉ xin làm tham mưu cho Trần Quang Khải. Tên tuổi của ông đã rạng danh bao đời.
Theo gia phả ghi lại thì ông đã được vua Trần ban cấp cho sắc phong với nội dung: “陳 朝 乂 安 東 成 阮 赦 狀 元 白 僚 始 祖 開 科 大仁 大 義 愛 國 愛 民 封 敕 上 上 等 福 神 知 恩 萬 世” ( Trần triều Nghệ An, Đông Thành, Nguyễn Xá, Trạng nguyên Bạch Liêu, thủy tổ khai khoa, đại nhân đại nghĩa, ái quốc ái dân, phong sắc Thượng Thượng Đẳng Phúc Thần, tri ân vạn thế). Có nghĩa là: Đời Trần, ở Nguyễn Xá, Đông Thành, Nghệ An, có ông Trạng Nguyên Bạch Liêu, là người mở đầu cho khoa bảng, cái đức cái nghĩa của ông lớn lao, yêu nước yêu dân. Phong cho ông là Thượng Thượng Đẳng Phúc Thần. Tri ân vạn đời.
Hiện nay ông được thờ phụng ở ba nơi là: làng Phú Điền phủ Hưng Nguyên (Hưng Phú hiện nay), Xã Nghĩa Lưu huyện Thanh Lâm, làng Nguyễn Xá huyện Đông Thành. Ngoài ra ông còn được thờ cùng với Trần Quang Khải ở đền thờ tại làng Phượng Bông, tổng Đệ Nhị, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định và huyện Bình Lục tỉnh Nam Ninh.
Phiên âm dịch nghĩa các văn bản sắc phong.
Hiện tại nhà thờ Trạng nguyên Bạch Liêu còn giữ 6 đạo sắc. Trong đó có 2 đạo sắc gốc thì bị hư hỏng, 4 đạo sắc còn lại đều do con cháu trong dòng họ phụng sự chép lại. Dưới đây tôi xin trích dịch những đạo sắc phong còn nguyên vẹn do con cháu sao chép lại
成泰貳年貳月貳拾日
民欽哉
之神準依舊奉事神其相佑保我黎
耿命緬念神庥著封為端肅翊保中興
向來未有預封肆今丕承
元白府君之神護國庇民稔著靈應
敕乂安省東城縣關舍社俸事陳朝狀
Phiên âm:
Sắc:
Nghệ An tỉnh, Đông Thành huyện, Quan Xá xã, phụng sự Trần triều Trạng nguyên Bạch Phủ Quân chi Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng. hướng lai vị hữu dự phong. Tứ kim phi thừa Cảnh Mệnh, miến niệm thần hưu, trứ phong vi: Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng chi Thần. Chuẩn y cựu phụng sự. Thần kỳ tướng hựu bảo ngã lê dân.
Khâm tai !
Thành Thái nhị niên, nhị nguyệt nhị thập nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: xã Quan Xá, huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An, thờ phụng Thần Bạch Phủ Quân Trạng nguyên triều Trần, giữ nước giúp dân, hiển rõ linh ứng, trước đến nay chưa được cấp sắc phong. Nay, nối tiếp mệnh sáng, nghĩ đến công lao che chở của thần, nên phong là: Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng Chi Thần. Chuẩn cho phụng thờ như cũ. Thần hãy bảo vệ và che chở cho nhân dân ta.
Kính thay!
Thành Thái năm thứ 2, ngày 10 tháng 2 (1890)
維新叁年捌月拾壹日
欽哉
依舊奉事用誌國慶而申祀典
經頒寶詔覃恩禮隆登秩特準
敕封準其奉事維新元年晋光大禮
公之神節經頒給
事端肅翊保中興陳朝狀元白相
敕旨乂安省安城縣關舍社從前奉
Phiên âm:
Sắc chỉ:
Nghệ An tỉnh, Yên Thành huyện, Quan Xá xã, tòng tiền phụng sự Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng Trần triều Trạng nguyên Bạch Tướng Công chi Thần, tiết kinh ban cấp sắc phong chuẩn kỳ phụng sự Duy Tân nguyên niên tấn quang đại lễ kinh ban cấp, bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, đặc chuẩn y cựu phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển.
Khâm tai !
Duy Tân tam niên, bát nguyệt thập nhất nhật.
Dịch Nghĩa:
Sắc cho: xã Quan Xá, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, từ trước đã thờ phụng Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng Trần Triều Trạng nguyên Bạch Tướng Công Chi Thần, đã từng được ban cấp sắc phong, chuẩn cho thờ phụng. Nhân đại lễ lên ngôi của Duy Tân nguyên niên đã ban bảo chiếu mở rộng ân huệ, lễ lớn có tăng cấp bậc. Đặc biệt chuẩn cho thờ phụng như cũ để nhớ đến ngày mừng của đất nước và tỏ rõ phép tắc thờ phụng.
Kính thay!
Duy Tân năm thứ3, ngày 11 tháng 8 (1809)
保大拾五年拾貳月貳拾日
我黎民欽哉
等神準其奉事庶幾神其相佑保
耿命緬念神庥著封為光懿翊保中興中
稔著靈應肆今丕承
神祖狀元白相公尊神護國庇民
敕乂安省永城府第二安藩甲奉事
Phiên âm:
Sắc:
Nghệ An tỉnh, Vĩnh Thành phủ Đệ Nhị phủ An Phiên Giáp phụng sự thần tổ Trạng nguyên Bạch Tướng Công Tôn Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trữ linh ứng. Tứ kim phi thừa Cảnh Mệnh, miến niệm thần hưu trứ phong vi: Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng Thần, chuẩn kỳ phụng sự thứ cơ. Thần kỳ tướng hựu bảo ngã lê dân.
Khâm tai !
Bảo Đại thập ngũ niên, thập nhị nguyệt nhị thập nhật.
Dịch Nghĩa:
Sắc cho: Đệ Nhị Phủ An Phiên Giáp, phủ Vĩnh Thành, tỉnh Nghệ An thờ phụng thần tổ Trạng Nguyên Bạch Tướng Công Tôn Thần, giữ nước giúp dân, hiển rõ linh ứng. Nay, nối tiếp mệnh sáng, nghĩ tới công lao che chở của thần, nên phong là: Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng Thần, chuẩn cho nơi này hằng năm thờ phụng. Thần hãy bảo vệ và che chở cho nhân dân ta.
Kính thay!
Bảo Đại năm thứ 15, ngày 20 tháng 12 (1940)
保大拾捌年捌月拾五日
慶而申祀事欽哉
前猷著加贈卓偉上等神仍準依舊奉事用誌國
耿命祗紹
頒給贈敕準許奉事肆今丕承
民稔著靈應節蒙
懿翊保中興陳朝狀元白相公中等神護國庇
敕乂安省永城府第二府安藩甲從前奉事原贈光
Phiên âm:
Sắc:
Nghệ An tỉnh, Vĩnh Thành phủ, Đệ Nhị Phủ An Phiên Giáp, tòng tiền phụng sự nguyên tặng Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Trần Triều Trạng Nguyên Bạch Tướng Công Trung Đẳng Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp tặng sắc chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim phi thừa Cảnh Mệnh chi thiệu tiền du trứ gia tăng Trác Vĩ Thượng Đẳng Thần. Nhưng chuẩn y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân lễ sự.
Khâm tai !
Bảo Đại thập bát niên, bát nguyệt thập ngũ nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: Đệ Nhị Phủ An Phiên Giáp, phủ Vĩnh Thành, tỉnh Nghệ An, trước nay đã thờ phụng vị nguyên tặng là: Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng Trần Triều Trạng Nguyên Bạch Tướng Công Trung Đẳng Thần, giữ nước giúp dân, hiển rõ linh ứng, đã từng được ban cấp sắc phong, chuẩn cho thờ phụng. Nay, nối tiếp mệnh sáng, chiếu theo lệ xưa, tặng thêm là: Trác Vỹ Thượng Đẳng Thần. Chuẩn cho thờ phụng như trước để ghi nhớ ngày mừng của đất nước và tỏ rõ phép tắc thờ tự.
Kính thay!
Bảo Đại năm thứ 18, ngày 15 tháng 8 (1943)
Sắc phong nhà thờ họ Ngô.
Vài nét về nhà thờ họ Ngô.
Nhà thờ họ Ngô được dựng lên trên mảnh đất lớn của dòng họ, nơi đây được con cháu sử dụng làm vườn, cấp cho người đứng đầu dòng họ cai quản. Nhà thờ họ Ngô nằm bên cạnh dòng sông Lam xanh mát, có đê 42 ngăn lũ.
Nhà thờ họ Ngô cho tới nay đã qua nhiều lần tu bổ, năm tu bổ gần đây nhất là năm 2005, con cháu trong dòng họ đã góp tiền và công sức để dựng lại nhà thờ khang trang như hiện nay.
Hiện nhà thờ đang thờ tiến sĩ Ngô Quang Tổ, người đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ khoa Mậu Thìn niên hiệu Đoan Khánh thứ 4 (1508) đời Lê Uy Mục. Ông có công giữ nước giúp dân, đựơc nhiều đời phong sắc, và thờ thần sông là bà Lam Thành Thần Nữ hiệu của bà là Từ Ngọc Chi Thần. Bà là thần linh thiêng giúp đỡ và che chở cho nhân dân trong làng cũng như trong dòng họ.
Tất cả sử sách về dòng họ Ngô hiện đã bị lưu lạc do thiên tai nênngười nghiên cứu không thể tìm hiểu kỹ về ông Tổ và những sự kiện lịch sử liên quan đến dòng họ. Nhờ sự bảo quản, trân trọng và gìn giữ của con cháu trong dòng họ mà hiện nay nhà thờ vẫn còn giữ lại được 5 bản sắc phong thời Nguyễn còn những đạo sắc thời Lê đã phong cho dòng họ thì đã bị lưu lạc mất mát.
Phiên âm dịch nghĩa các văn bản sắc phong.
Hiện tại dòng họ Ngô còn giữ lại được 5 đạo sắc, trong đó có 4 đạo sắc gốc và 1 đạo sắc do con cháu phụng sự sao chéplại. Năm đạo sắc này được thờ trong 2 gian thờ của nhà thờ. Dưới đây tôi xin trích dịch 4 đạo sắc của dòng họ này.
啟定貳年叁月拾捌日
民欽哉
神準其奉事庶幾神其相佑保我黎
耿命緬念神庥著封為翊保中興靈扶尊
今丕承
藍城神女號慈玉之神稔著靈應肆
敕乂安省興元府文園總富田社奉事
Phiên âm:
Sắc:
Nghệ An tỉnh, Hưng Nguyên phủ, Văn Viên tổng, Phú Điền xã, phụng sự Lam Thành Thần Nữ hiệu Từ Ngọc chi Thần, nẫm trứ linh ứng. Tứ kim phi thừa Cảnh Mệnh, miến niệm thần hưu, trứ phong vi: Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Tôn Thần, chuẩn kỳ phụng sự thứ cơ. Thần kỳ tướng hựu bảo ngã lê dân.
Khâm tai !
Khải Đinh nhị niên, tam nguyệt thập bát nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: xã Phú Điền, tổng Văn Viên, phủ Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, phụng thờ Lam Thành Thần Nữ hiệu là Từ Ngọc Chi Thần, hiển rõ linh ứng. Nay, nối tiếp mệnh sáng, nghĩ tới công lao che chở của thần, chuẩn cho thờ phụng hàng năm. Thần hãy bảo vệ và che chở cho nhân dân ta.
Kính thay!
Khải Định năm thứ 2, ngày 18 tháng 3 (1917)
啟定玖年柒月貳拾五日
而申祀典欽哉
贈齋静中等神特準奉事用誌國慶
慶節經頒寶詔覃恩禮隆登秩著加
頒給敕封準許奉事肆今正值朕四旬大
神護國庇民稔著靈應節蒙
贈靈扶翊保中興藍城神女慈玉尊
敕乂安省興元府富田社從前奉事原
Phiên âm:
Sắc:
Nghệ An tỉnh, Hưng Nguyên phủ, Phú Điền xã, tòng tiền phụng sự nguyên tặng Linh Phù Dực Bảo Trung Hưng Lam Thành Thần Nữ Từ Ngọc Tôn Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trĩ trẫm tứ tuần đại khánh tiết kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, trứ gia tặng: Trai Tịnh Trung Đẳng Thần, đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân điển tự.
Khâm tai !
Khải Định cửu niên, thất nguyệt nhị thập ngũ nhật.
Dịch Nghĩa:
Sắc cho: xã Phú Điền, phủ Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, từ trước đã thờ phụng vị nguyên tặng là: Linh Phù Dực Bảo Trung Hưng Lam Thành Thần Nữ Từ Ngọc Tôn Thần, giữ nước giúp dân, hiển rõ linh ứng, đã từng được ban tặng sắc phong, chuẩn cho thờ phụng. Nay, đúng vào dịp tứ tuần đại khánh của trẫm, đã ban bảo chiếu mở rộng ân huệ , lễ lớn tăng thêm cấp bậc nên đã tặng thêm là: Trai Tịnh Trung Đẳng Thần. Đặc biệt chuẩn cho thờ phụng để ghi nhớ ngày mừng của đất nước mà tỏ rõ phép tắc thờ phụng.
Kính thay !
Khải Định năm thứ 9, ngày 27 tháng 7 (1924)
成
泰陸年玖月貳拾五日
欽哉
神準仍舊奉事神其相佑保我黎民
耿命緬念神庥著封為翊保中興靈扶之
未有預封肆今丕承
軍正將吳將公之神稔著靈應向來
敕乂安省興元縣富田社奉事黎朝中
Phiên âm:
Sắc: Nghệ An tỉnh, Hưng Nguyên huyện, Phú Điền xã, phụng sự Lê triều Trung Quân Chính Tướng Ngô Tướng Công chi Thần, nẫm trứ linh ứng, hướng lai vị hữu dự phong. Tứ kim phi thừa Cảnh Mệnh, miến niệm thần hưu, trứ phong vi: Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù chi Thần, chuẩn nhưng cựu phụng sự. Thần kỳ tướng hựu bảo ngã lê dân.
Khâm tai !
Thành Thái lục niên, cửu nguyệt nhị thập ngũ nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: xã Phú Điền, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, thờ phụng Lê Triều Trung Quân Chính Tướng Ngô Tướng Công Chi Thần, hiển rõ linh
ứng, trước đến nay chưa từng được cấp tặng sắc phong. Nay, nối tiếp mệnh sáng, nghĩ tới công lao che chở của thần nên phong tặng là: Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Chi Thần, chuẩn cho thờ phụng như trước. Thần hãy bảo vệ và che chở cho nhân dân ta.
Kính thay !
Thành Thái năm thứ 9, ngày 25 tháng 9 (1894
維新叁年捌月拾壹日
申祀典欽哉
恩禮隆登秩特準依舊奉事用誌國慶而
敕封準其奉事維新元年晉光大禮經頒寶詔覃
興靈扶黎朝中軍正將吳將公之神節經頒給
敕旨乂安省興元府富田社從前奉事翊保中
Phiên âm:
Sắc chỉ:
Nghệ An tỉnh Hưng Nguyên phủ Phú Điền xã tòng tiền phụng sự Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Lê Triều Trung Quân Chính Tướng Ngô Tướng Công chi Thần, tiết kinh ban cấp sắc phong chuẩn kỳ phụng sự Duy Tân nguyên niên tấn quang đại lễ kinh ban cấp bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, đặc chuẩn y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển.
Khâm tai !
Duy Tân tam niên, bát nguyệt thập nhất nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: xã Phú Điền, phủ Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, từ trước đã thờ phụng Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Lê Triều Trung Quân Chính Tướng Ngô Tướng Công Chi Thần, đã từng được cấp tặng sắc phong, chẩn cho phụng sự. Năm Duy Tân nguyên niên làm lễ đăng quang đã ban bảo chiếu, mở rộng ân huệ, lễ lớn có tăng cấp bậc, đặc biệt chuẩn cho thờ phụng như cũ để ghi nhớ ngày mừng của đất nước mà tỏ rõ phép tắc thờ tự.
Kính thay !
Duy Tân năm thứ 3, ngày 11 tháng 8 (1909)
啟定玖年柒月貳拾五日
申祀典欽哉
贈端肅尊神特準奉事用誌國慶而
慶節經頒寶詔覃恩禮隆登秩著加
頒給敕封準許奉事肆今正值朕四旬大
尊神護國庇民稔著靈應節蒙
贈靈扶翊保中興黎朝中軍吳將公
敕乂安省興元府富田社從前奉事原
Phiên âm:
Sắc:
Nghệ An tỉnh, Hưng Nguyên phủ, Phú Điền xã, tòng tiền phụng sự nguyên tặng: Linh Phù Dực Bảo Trung Hưng Lê Triều Trung Quân Ngô Tướng Công Tôn Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trĩ trẫm tứ tuần đại khánh tiết kinh ban cấp bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật trứ gia tặng: Đoan Túc Tôn Thần, đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển.
Khâm tai !
Khải Định cửu niên, thất nguyệt thập ngũ nhật
Dịch nghĩa:
Sắc cho: xã Phú Điền, phủ Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, từ trước đã thờ phụng vị thần nguyên tặng: Linh Phù Dực Bảo Trung Hưng Lê Triều Trung Quân Ngô Tướng Công Tôn Thần, giữ nước giúp dân, hiển rõ linh ứng, đã từng được ban tặng sắc phong, chuẩn cho thờ phụng. Nay, đúng vào dịp lễ tứ tuần đại khánh của trẫm, ta đã ban bảo chiếu, mở rộng ân huệ, lễ lớn có tăng cấp bậc, nên tặng thêm là: Đoan Túc Tôn Thần. Đặc biệt chuẩn cho thờ phụng để ghi nhớ ngày mừng của đất nước mà tở rõ phép tắc thờ phụng.
Kính thay !
Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7 (1924)
Sắc phong đền thờ Thánh Vương Bạch Đế.
Vài nét về đền thờ Thánh Vương Bạch Đế.
Đền Thánh Vương Bạch Đế thuộc địa bàn quản lý của xã Hưng Khánh huyện Hưng Nguyên, do Hưng Khánh là một mảnh đất nằm bên bờ sông Lam nên đền thờ đã bị lũ lụt quét hết. Hiện đền thờ không còn lưu giữ lại được một tài liệu sử nào về nhà thờ và người được thờ tự ngoài 6 đạo sắc phong, thế nhưng hầu hết đã bị rách nát, cũ kỹ.
Trong 6 đạo sắc phong còn giữ lại và được thờ trong nhà thờ thì nhà thờ đang thờ Thánh Vương Bạch Đế, nhưng công trạng và xuất xứ của ngài như thế nào thì hiện nay không ai rõ.
Đến năm 2005 đền thờ này mới được xây dựng lại trên nền của đền thờ cũ, trước cổng ra vào hiện vẫn còn giữ lại được hai con voi bằng đá nhỏ. Đây là chứng tích duy nhất cho sự tồn tại của nhà thờ trước đây.
Phiên âm dịch nghĩa các văn bản sắc phong.
Hiện tại đền thờ Thánh Vương Bạch Đế còn giữ lại được 6 đạo sắc phong, trong đó có 5 đạo sắc đã bi hư hỏng và mất rất nhiều chữ, 1 đạo sắc còn lại đang giữ được gần như nguyên vẹn. Dưới đây tôi xin trích dịch 1 trong số 6 đạo sắc của đền thờ này.
紹治叁年拾壹月初壹日
神其相佑保我黎民欽哉
仍準許興元縣文園社依舊事
耿命緬念神庥可加贈雄鎮靈通之神
寶詔覃恩禮隆登秩肆今丕應
聖祖
仁皇帝五旬大慶節欽奉
贈敕準許奉事明命貳拾壹年值我
應節蒙頒給
敕雄鎮白帝之神護國庇民稔著靈
Phiên âm:
Sắc:
Hùng Trấn Bạch Đế chi Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp tặng sắc, chuẩn hứa phụng sự. Minh Mệnh nhị thập nhất niên, trị ngã Thánh Tổ Nhân Hoàng đế ngũ tuần đại khánh tiết, khâm phụng bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Tứ kim phi ứng cảnh mệnh, miến niệm thần hưu khả gia tặng: Hùng Trấn Linh Thông chi Thần. Nhưng chuẩn hứa Hưng Nguyên huyện Văn Viên xã y cựu phụng sự. Thần kỳ tướng hựu bảo ngã lê dân.
Khâm tai !
Thiệu Trị tam niên, thập nhất nguyệt sơ nhất nhật
Dịch nghĩa:
Sắc cho: Hùng Trấn Bạch Đế Chi Thần, giữ nước giúp dân, hiển rõ linh ứng, đã từng được ban tặng sắc phong, chuẩn cho thờ phụng. Năm Minh Mệnh năm thứ 21, đúng dịp lễ ngũ tuần đại khánh của Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế ta, đã cho ban bảo chiếu, mở rộng ân huệ, lễ lớn có tăng thêm cấp bậc. Nay, ứng theo mệnh sáng, nghĩ tới công lao che chở của thần, nên tặng là: Hùng Trấn Linh Thông Chi Thần. Chuẩn cho xã Văn Viên, huyện Hưng Nguyên, phụng thờ như cũ. Thần hãy bảo vệ và che chở cho nhân dân ta.
Kính thay !
Thiệu Trị năm thứ 3, ngày 1 tháng 11 (1843)
Sắc phong đền thờ đức thánh Khổng Lồ.
Vài nét về đức thánh Khổng Lồ và đền thờ.
Cũng như đền thờ Thánh Vương Bạch Đế, Đền thờ đức thánh Khổng Lồ nằm ở xã Hưng Khánh huyện Hưng Nguyên mới được nhân dân xây dựng lại vào năm 2005, và hiện nay cũng chưa xác định cụ thể là đền thờ vị thần chính nào.
Theo truyền thuyết kể lại thì đền thờ đức thánh Khổng Lồ, một vị thần tài giỏi, tự học thành tài, trong lúc đang chơi đùa với Thái Tử con vua thì ông đã biến Thái Tử thành một con hùm. Vua cha cho triệu tập tất cả các thần y cao tay nhưng đều không chữa được, đức thánh Khổng Lồ chỉ cần dùng vỏ chanh đã biến Thái Tử trở lại người bình thường. Vua cha thấy thế đã ban cho ông vàng ngọc, đồng đen. Ông đã đúc một cái chuông to mà mỗi
lúc ông đánh thì hầu hết các con vật, vàng ngọc châu báu của nhà vua bên Trung Quốc theo tiếng chuông mà về phía ông…
Truyền thuyết được nhân dân kể lại như thế nhưng không có sách vở nào ghi chép về vị thần này. Hiện nay, do những đạo sắc mà đền còn giữ lại được hầu hết đã bị rách nát nên không thể xác định được vị thần mà đền thờ là nhiên thần hay nhân thần. Có hay không vị thần có tên là đức thánh Khổng Lồ như nhân dân vẫn truyền nhau bấy lâu nay là một vấn đề.
Chính vì thế, đến nay chính quyền nhân dân xã, huyện cũng không có một hồ sơ nào viết về di tích này. Dựa trên đạo sắc nguyên vẹn và mấy đạo sắc rách nát mà đền thờ còn giữ lại thì người viết thấy đền thờ này thờ: Lam Giang Linh Ứng Chi Thần (theo sắc Thành Thái thứ 6, ngày 25 tháng 9), Phương Danh Liệt Tiết Trợ Hóa Đôn Trai Chế Thắng Hiệp Thuận Chân Ý Linh Hiển Phu Nhân Trung Đẳng Thần phong lên Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng Thần (theo sắc Đồng Khánh thứ 2, ngày 1 tháng 7). Thế nhưng đó chỉ là cứ liệu về mỹ tự của các vị thần, còn tên thật và công trạng của các vị thần ấy thì không có tài liệu nào lưu giữ.
Phiên âm dịch nghĩa các văn bản sắc phong.
Hiện tại đền thờ đức thánh Khổng Lồ đang giữ 8 đạo sắc phong, thế nhưng chỉ còn 1 đạo sắc nguyên vẹn, 7 đạo còn lại bị hư hỏng nặng, có nhiều đạo chỉ còn lại một số chữ, có một số đạo mất hẳn cả dòng niên đại. Dưới đây tôi xin trích dịch đạo sắc còn nguyên vẹn của đền thờ.
成泰陸年玖月貳拾五日
欽哉
神準仍舊奉事神其相佑保我黎民
耿命緬念神庥著封為翊保中興靈扶之
今丕承
應之神稔著靈應向來未有預封肆
敕乂安省興元縣文園社奉事藍江靈
Phiên âm:
Sắc:
Nghệ An tỉnh, Hưng Nguyên huyện, Văn Viên xã phụng sự Lam Giang Linh Ứng chi Thần, nẫm trứ linh ứng, hướng lai vị hữu dự phong. Tứ kim phi thừa Cảnh Mệnh, miễn niệm thần hưu, trứ phong vi: Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù chi Thần, chuẩn nhưng cựu phụng sự. Thần kỳ tướng hựu bảo ngã lê dân.
Khâm tai !
Thành Thái lục niên, cửu nguyệt nhị thập ngũ nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: xã Văn Viên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An thờ phụng Lam Giang Linh Ứng Chi Thần, hiển rõ linh ứng, trước đến nay chưa từng được cấp tặng sắc phong. Nay, nối tiếp mệnh sáng, nghĩ tới công lao che chở của thần, nên phong cho là: Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Chi Thần, chuẩn cho phụng thờ như cũ. Thần hãy bảo vệ và che chở cho nhân dân ta.
Kính thay !
Thành Thái năm thứ 6, ngày 25 tháng 9 (1894)
Sắc phong nhà thờ họ Hoàng.
Vài nét về dòng họ Hoàng.
Họ Hoàng ở Hưng Châu, Hưng Nguyên là một dòng họ lớn có nhiều vị học cao đỗ đạt có công lớn với đất nước và được phong tặng sắc như: Hoàng Đăng Quỹ, Hoàng Đăng Tướng, Hoàng Thanh Mai, Hoàng Đăng Bạt… họ đều là những người đỗ đạt thời Lê - Trịnh và ra làm quan giúp vua giữ nước.
Hiện những tài liệu của dòng họ về ông tổ và những nhân vật trong dòng họ cũng đều bi lưu lạc, chỉ nhờ vào những đạo sắc còn lại và những tài liệu sử học của nước nhà để khẳng định công trạng của những vị được tặng sắc và làm tấm gương sáng cho con cháu trong dòng ho.
Nhà thờ họ Hoàng mới được tu bổ và sửa chữa hiện nay rất khang trang và có thể xem một trong những nhà thờ lớn nhất trên xã Hưng Châu.
Phiên âm dịch nghĩa các văn bản sắc phong.
Hiện nay nhà thờ họ Hoàng còn giữ lại đựơc 9 đạo sắc phong. Các đạo sắc này được photo nguyên bản và cất giữ rất cẩn thận. Dưới đây xin tôi xin trích dịch 5 đạo sắc phong của dòng họ này.
弘定二年十二月十七日
敕
佐治卿下階故
臚寺寺丞沛溪男
光進慎禄大夫鴻
職可為敦厚功臣
為任職满考應陞
佐治
卿下階黃登揆
夫真福縣縣丞沛溪男
敕敦厚功臣光進慎禄大
Phiên âm:
Sắc:
Đôn Hậu Công Thần Quang Tiến Thận Lộc Đại Phu Chân Phúc huyện huyện thừa phái Khê Nam Tá Trị Khanh hạ giai Hoàng Đăng Quỹ, vị nhậm chức mãn khảo ứng thăng chức khả vi: Đôn Hậu Công Thần Quang Tiến Thận Lộc Đại Phu Hồng Lư Tự Tự Thừa Phái Khê Nam Tá Trị Khanh hạ giai.
Cố Sắc !
Hoằng Định nhị niên, thập nhị nguyệt thập thất nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: Đôn Hậu Công Thần Quang Tiến Thận Lộc Đại Phu Chân Phúc huyện huyện thừa phái Khê Nam Tá Trị Khanh hạ giai Hoàng Đăng Quỹ, vì hoàn thành chức vụ nên thăng thêm là: Đôn Hậu Công Thần Quang Tiến Thận Lộc Đại Phu Hồng Lư tự tự thừa phái Khê Nam Tá Trị Khanh hạ giai.
Nay Sắc !
Hoằng Định năm thứ 2, ngày 11 tháng 12 (1601)
永祚四年十月二十五日
敕
沛溪子佐治卿中階故
兵部武庫清吏司郎中
功臣特進金紫榮禄大夫
陞郎中職可為敦厚贊治
為郎內有啟保奉付論應
沛溪子佐治卿中階黃登揆
榮禄大夫德光府同知府
敕敦厚贊治功臣特進金紫
Phiên âm:
Sắc:
Đôn Hậu Tán Trị Công Thần Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Đức Quang Phủ đồng Tri Phủ Phái Khê Tử Tá Trị Khanh trung giai Hoàng Đăng Quỹ, vị lang nội hữu khải bảo phụng phó luận ứng thăng Lang Trung chức, khả vi: Đôn Hậu Tán Trị Công Thần Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Binh Bộ Vũ Khố Thanh Lại Ti Lang Trung Phái Khê Tử Tá Trị Lang trung giai.
Cố Sắc !
Vĩnh Tộ tứ niên, thập nguyệt nhị thập ngũ nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: Đôn Hậu Tán Trị Công Thần Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Đức Quang Phủ đồng thời là Tri Phủ Phái Khê Tử Tá Trị Khanh trung giai Hoàng Đăng Quỹ, vì trong công việc có mở mang, bảo vệ và phụng sự phó luận nên thăng chức Lang Trung, nên gọi là: Đôn Hậu Tán Trị Công Thần Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu Bộ Vũ Khố Thanh Lại Ti Lang Trung Phái Khê Tử Tá Trị Lang trung giai.
Nay sắc !
Vĩnh Tộ năm thứ 4, ngày 15 tháng 10 (1622)
盛德五年七月二十五日
敕
靖嘉府知府美潮男下聯故
可為贊治功臣茂林郎
啟旨準應陞任知府職
供資國用有功已經恭
為任職满考奉調再能
美潮男下班黃登拔
演州府瓊璢縣知縣
敕贊治功臣謹事佐郎
Phiên âm:
Sắc:
Tán Trị Công Thần Cẩn Sự Tá Lang Diễn Châu phủ Quỳnh Lưu huyện tri huyện Mỹ Triều Nam hạ ban Hoàng Đăng Bạt, vi nhậm chức mãn khảo phụng điều tái năng cung tư quốc dụng, hữu công dĩ kinh cung khải chỉ chuẩn ứng thăng nhậm Tri Phủ chức khả vi: Tán Trị Công Thần Mậu Lâm Lang Tĩnh Gia Phủ Tri Phủ Mỹ Triều Nam hạ liên.
Cố sắc !
Thịnh Đức ngũ niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: Tán Trị Công Thần Cẩn Sự Lang là Tri Huyện huyện Quỳnh Lưu, phủ Diễn Châu, Mỹ Triều Nam hạ ban Hoàng Đăng Bạt, vì đã hoàn thành tốt chức vụ, lại có thể vận dụng việc nước công tư, có công đã cung kính vâng chỉ, chuẩn cho thăng nhận chức Tri Phủ, nên gọi là: Tán Trị Công Thần Mậu Lâm Lang Tri Phủ phủ Tĩnh Gia, Mỹ Triều Nam hạ liên.
Nay sắc !
Thịnh Đức năm thứ 5, ngày 25 tháng 7 (1657)
景治三年十二月初六日
敕
茶麟府儒學訓導下選故
訓導職可為將仕郎
有功有朝臣簽議應加陞一次
類順化處累代能忠義為臣
大元帥掌國政尚師西王旨準
政栖太尉宜公鄭根奉
欽差節制各處水步諸營兼總
敕明靈州涇門社國子監國子生黃登相為
Phiên âm:
Sắc:
Minh Linh châu Kinh Môn xã Quốc Tử Giám Quốc tử sinh Hoàng Đăng Tướng, vi Khâm Sai Tiết Chế Các Xứ Thủy Bộ Chư Doanh kiêm Tổng Chính Thê Thái Úy Nghi Quốc Công Trịnh Căn, phụng Đại Nguyên Soái Chưởng Quốc Chính Thượng Sư Tây Vương chỉ chuẩn loại Thuận Hóa xứ lũy đại năng trung nghĩa vi thần hữu công, hữu triều thần thêm nghị, ứng gia thăng nhất thứ Huấn Đạo chức, khả vi: Tướng Sĩ Lang Trà Lân Phủ Nho Học Huấn Đạo hạ tuyển.
Cố sắc !
Cảnh Trị tam niên, thập nhị nguyệt sơ lục nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: Hoàng Đăng Tướng ở xã Kinh Môn, châu Minh Linh là học sinh Quốc Tử Giám, làm Khâm Sai Tiết Chế Các Xứ Thủy Bộ Chư Doanh kiêm Tổng Chính Thê Thái Úy Nghi Quốc Công Trịnh Căn, vâng theo Đại Nguyên Soái Chưởng Quốc Chính Thượng Sư Tây Vương, ra lệnh cho loại bỏ xứ Thuận Hóa, tích lũy được điều trung nghĩa, là vị thần có công, được các triều thần xem xét đề nghị thăng thêm một bậc là chức Huấn Đạo, nên gọi là: Tướng Sĩ Lang Trà Lân Phủ Nho Học Huấn Đạo hạ tuyển.
Nay sắc !
Cảnh Trị năm thứ 3, ngày 6 tháng 12 (1665)
永治八年十一月二十三日
敕
布政州知州下班故
職可為謹事佐郎
已經旨準應陞任知州
義為臣有功任職奉調
訓導下選黃登相為忠
敕將仕郎演州府儒學
Phiên âm:
Sắc:
Tướng Sĩ Lang Diễn Châu phủ Nho Học Huấn Đạo hạ tuyển Hoàng Đăng Tướng, Vị trung nghĩa vi thần hữu công nhậm chức Phụng Điều, dĩ kinh chỉ chuẩn ứng thăng Tri Châu chức, khả vi: Cẩn Sự Tá Lang Bố Chính Châu Tri Châu hạ ban.
Cố sắc !
Vĩnh Trị cửu niên, thập nhất nguyệt nhị thập tam nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: Tướng Sĩ Lang phủ Diễn Châu, Nho Học Huấn Đạo Hạ Tuyển Hoàng Đằng Tướng, vì trung nghĩa là một vị thần có công nhận chức Phụng Điều, đã từng phê chuẩn cho thăng chức Tri Châu, nên gọi là: Cẩn Sự Lang Tri Châu châu Bố Chính hạ ban.
Nay sắc !
Vĩnh Trị năm thứ 9, ngày 23 tháng 11 (1684)
sắc phong đền Xuân Hòa.
Vài nét về đền Xuân Hòa.
Đền Xuân Hòa nằm ở phía đông làng Xuân Hòa xã Hưng Long, đền được xây dựng năm nào không rõ, nhưng do chiến tranh tàn phá đền đã bị phá hủy. Đến năm 2003 đền đã được xây dựng lại trên nền đền cũ.
Đền Xuân Hòa là nơi thờ thần Cao Sơn Cao Các và phối thờ những vị anh hùng dân tộc đã hi sinh tại đây trong cuộc phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
Đền chính là nơi tập trung của đoàn biểu tình ngày 12 tháng 9 năm 1930 để tiến về phủ Hưng Nguyên đấu tranh đòi quyền lợi. Trước đền xưa có cây trôi to và cao. Hai chiến sĩ Cộng sản là Nguyễn Vỹ và Nguyễn Hỹ đã dũng cảm trèo lên treo cờ Đảng trên ngọn cây. Cờ bay phần phật trước gió, kêu gọi nhân dân vùng lên đấu tranh. Lính giặc kéo đến nhưng không tên nào dám trèo lên hạ cờ mà chỉ đứng dưới bắn mấy loạt súng rồi bỏ đi. Cờ đã bay suốt 3 tháng liền, sau đó hai chiến sĩ dũng cảm đã bị giặc bắt và xử bắn.
Di tích đền Xuân Hòa không chỉ là nơi linh thiêng, nơi diễn ra hoạt động văn hóa tâm linh của nhân dân nơi đây mà còn là nơi gắn liền với lịch sử Cách mạng của dân tộc. Vì thế đền đã được ghi vào lịch sử Xô Viết Nghệ - Tĩnh do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo và được sở VHTT tỉnh Nghệ An xếp hạng di tích Lịch sử cách mạng
Phiên âm dịch nghĩa các văn bản sắc phong.
Hiện nay đền Xuân Hòa còn giữ lại được 13 đạo sắc, hầu hết các đạo sắc đều phong cho Cao Sơn Cao Các, các vị thiên thần có công giữ nước giúp dân. Dưới đây tôi xin trích dịch 4 đạo sắc của đền thờ này.
景盛四年五月二十一日
敕
通駿祉集慶浩蕩駿烈大王故
可加封高山高閣明顯昭潭英烈灵
皇家祇承丕緒禮有登秩應加封美字二字
灵既多庇庇護偉功盍舉妝柔盛典為
聞盛乎其德感必通求必應赫尔厥
慶大王山川英毓河海秀鐘視弗見听弗
敕高山高閣明顯昭潭英烈灵通駿祉集
Phiên âm:
Sắc:
Cao Sơn Cao Các Minh Hiển Chiêu Đàm Anh Liệt Linh Thông Tuấn Chỉ Tập Khánh Đại Vương, sơn xuyên anh dục, hà hải tú chung, thị phất kiến thính phất văn, thịnh hồ kỳ đức, cảm tất thông cầu tất ứng, hách nhĩ quyết linh ký đa tí hộ vỹ công, hạp cử trang nhu thịnh điển vi Hoàng gia kỳ thừa phi tự, lễ hữu đăng trật, ứng gia phong mỹ tự nhị tự, khả gia phong: Cao Sơn Cao Các Minh Hiển Chiêu Đàm Anh Liệt Linh Thông Tuấn Chỉ Tập Khánh Hạo Tuấn Liệt Đại Phu.
Cố sắc !
Cảnh Thịnh tứ niên, ngũ nguyệt nhị thập nhất nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: Cao Sơn Cao Các Minh Hiển Chiêu Trạch Anh Liệt Linh Thông Tuấn Chỉ Tập Khánh Đại Vương, núi sông đẹp đẽ, sông biển hun đúc, nhìn thì không thấy, nghe thì không tỏ, dày ở công đức, cảm thì sẽ thông mà cầu thì tất được đáp ứng, hiển hách linh ứng ở nơi này, đã nhiều lần che chở bảo vệ công đức lớn thay, đã nêu rõ trong tự điển, làm mối tiếp để hoàng gia thờ tự, lễ lớn tăng thêm cấp bậc nên có thể gia phong mỹ tự thêm hai chữ, nên có thể phong là: Cao Sơn Cao Các Minh Hiển Chiêu Đàm Anh Liệt Linh Thông Tuấn Chỉ Tập Khánh Hạo Tuấn Liệt Đại Phu.
Nay sắc !
Cảnh Thịnh năm thứ 4, ngày 21 tháng 5 (1796)
明命五年拾貳月初壹日
佑保我黎民欽哉
興元縣扶龍社依舊奉事神其相
隆恩典可加贈效靈之神準許
丕膺耿命光紹鴻圖緬念神庥盍
世祖高皇帝統一海宇慶被神人肆今
德經有歷朝封贈奉我
敕高山高閣之神護國庇民稔著功
Phiên âm:
Sắc:
Cao Sơn Cao Các Chi Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ công đức, kinh hữu lịch triều phong tặng, phụng ngã Thế Tổ Cao Hoàng đế thống nhất hải vũ, khánh bị thần nhân. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, quang thiệu hồng đồ,
miến niệm thần hưu, hạp long ân điển, khả gia tặng: Hiệu Linh Chi Thần.
Chuẩn hứa Hưng Nguyên huyện, Phù Long xã, y cựu phụng sự. Thần kỳ tướng hựu bảo ngã lê dân.
Khâm tai !
Minh Mệnh ngũ niên, thập nhị nguyệt sơ nhất nhật.
Dịch Nghĩa:
Sắc cho: Thần Cao Sơn Cao Các, giữ nước giúp dân, hiển rõ công đức, đã từng được các triều đại phong tặng. Phụng sự Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế ta thống nhất đất nước, đem lại hạnh phúc cho thần và người. Đến nay, nối tiếp mệnh sáng, trẫm nối nghiệp lớn, nghĩ tới công lao che chở của thần, nhớ tới ân huệ cũ, nên tặng thêm là: Hiệu Linh Chi Thần. Chuẩn cho xã Phù Long, huyện Hưng Nguyên phụng thờ như cũ. Thần hãy giúp đỡ, che chở cho nhân dân của ta.
Kính thay !
Minh Mệnh năm thứ 5, ngày 1 tháng11 (1924
紹治叁年拾壹月初壹日
保我黎民欽哉
興元縣扶龍社依舊奉事神其相佑
耿命緬念神庥可加贈效靈敦静之神仍準許
寶詔覃恩禮隆登秩肆今丕膺
聖祖仁皇帝五旬大慶節欽奉
贈敕準許奉事明命貳拾年值我
著靈應節蒙頒給
敕效靈高山高閣之神護國庇民稔
Phiên âm:
Sắc:
Hiệu Linh Cao Sơn Cao Các chi thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp tặng sắc, chuẩn hứa phụng sự Minh Mệnh nhị thập nhất niên trị ngã Thánh Tổ Nhân Hoàng đế ngũ tuần đại khánh tiết khâm phụng, bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, miến niệm thần hưu, khả gia tặng: Hiệu Linh Đôn Tĩnh chi thần. Nhưng
chuẩn hứa Hưng Nguyên huyện Phù Long xã y cựu phụng sự. Thần kỳ tướng hựu bảo ngã lê dân.
Khâm tai!
Thiệu Trị tam niên, thập nhất nguyệt sơ nhất nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: Thần Cao Sơn Cao Các, giữ nước giúp dân, hiển rõ linh ứng, đã từng được ban tặng sắc phong, chuẩn cho phụng thờ. Năm Minh Mệnh thứ 21 (1840), gặp lễ ngũ tuần đại khánh của đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế ta, ban cho bảo chiếu mở rộng ân trạch, lễ lớn tăng thêm cấp bậc. Đến nay, ứng theo mệnh sáng, nghĩ tới công lao che chở của thần, ban tặng thêm là: thần Hiệu Linh Đôn Tĩnh. Vẫn chuẩn cho xã Phù Long, huyện Hưng Nguyên phụng thờ như cũ. Thần hãy giúp đỡ, che chở cho nhân dân của ta.
Kính thay !
Thiệu Trị năm thứ 3, ngày 1 tháng 11 (1843)
啟定玖年柒月貳拾五日
申祀典欽哉
贈端肅尊神特準奉事用誌國慶而
慶節經頒寶詔覃恩禮隆登秩著加
頒給敕封準許奉事肆今正值朕四旬大
尊神護國庇民稔著靈應節蒙
奉事原贈翊保中興剛毅特達大王
敕乂安省興元府龍衢社安富村從前
Phiên âm:
Sắc:
Nghệ An tỉnh, Hưng Nguyên phủ, Long Cù xã, An Phúc thôn, tòng tiền phụng sự, nguyên tặng: Dực Bảo Trung Hưng Cương Nghị Đặc Đạt Đại Vương Tôn Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trị trẫm tứ tuần đại khánh, tiết kinh ban cấp, bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, trứ gia tặng: Đoan Túc Tôn Thần. Đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển.
Khâm tai !
Khải Định cửu niên, thất nguyệt nhị thập ngũ nhật.
Dịch nghĩa:
Sắc cho: thôn An Phú, xã Long Cù, phủ Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An trước đây đã phụng thờ vị nguyên tặng là: Dực Bảo Trung Hưng Cương Nghị Đặc Đạt Đại Vương Tôn Thần, giữ nước giúp dân, hiển rõ linh ứng, đã từng được ban cấp sắc phong, chuẩn cho phụng thờ. Nay đúng dịp trẫm tứ tuần đại khánh, ban cho bảo chiếu mở rộng ân trạch, lễ lớn tăng cấp bậc, tặng thêm cho thần là: Đoan Túc Tôn Thần. Đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ, dùng để ghi nhớ ngày mừng của nước mà tỏ rõ phép tắc thờ tự.
Kính thay !
Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7 (1924)
KẾT LUẬN
Việc khảo sát Sắc phong cũng như việc khảo sát các văn bản Hán - Nôm ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An là một công việc hết sức quan trọng. Bởi đây là một công việc liên quan đến việc gìn giữ những giá trị văn hóa, nếp sống văn hóa nhớ về cội nguồn, nó bao hàm cả sự biết ơn sâu sắc, sự tôn vinh kính trọng tới những người có công với đất nước với nhân dân. Bên cạnh đó, khảo sát sắc phong là công việc bảo vệ “ linh hồn” của dân tộc, bảo vệ niềm tin của nhân dân.
Sắc phong hiện nay là một tài sản quý của dân tộc, qua những văn bản sắc phong có thể khẳng định được lịch sử không những của họ tộc, làng xã được ban cấp sắc mà còn là của mỗi triều đại, của cả dân tộc. Qua những đạo sắc phong chúng ta có thể hiểu thêm về đối tượng nhận sắc, về tình hình chính trị của đất nước thời đại đó.
Sắc phong tại huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An phong phú và đa dạng, không chỉ về thời đại mà còn phong phú về nội dung và hình thức. Ở Hưng Nguyên, Người nghiên cứu được tiếp xúc với nhiều văn bản sắc phong trải dài từ triều nhà Lê đến cuối nhà nguyễn. Văn bản sớm nhất là văn bản niên hiệu Thuận Bình thứ 7, ngày 11 tháng 12 (1555) sắc phong cho Đinh Bạt Tụy, và văn bản sắc phong muộn nhất là sắc phong niên hiệu Bảo Đại thứ 18, ngày 15 tháng 8 (1943) phong cho Trạng nguyên Bạch Liêu. Qua những đạo sắc phong đó người nghiên cứu đã nhận thấy sự thay đổi, phát triển của từng thời đại về chính trị, văn hóa và cả về mỹ thuật.
Những văn bản sắc phong ở Hưng Nguyên không chỉ có sắc phong cho nhân vật, cho những người học tài đỗ đạt như Đinh Bạt Tụy, Lê Sĩ Triệt, Nguyễn Huy Trác… mà ở đây còn lưu giữ được những đạo sắc phong cho các vị thần. Qua những đạo sắc phong cho những vị học tài đỗ đạt, có công trạng với đất nước chúng ta có thể thấy được lịch sử, tinh thần hiếu học của dòng họ nói riêng và của cả huyện nói chung. Xưa các cụ ta có câu: “một người làm quan cả họ được nhờ” là vì thế. Ví như khi tiếp xúc những đạo sắc ở nhà thờ Đinh Bạt Tụy chúng ta có thể hiểu thêm về ngài và dòng tộc của ngài, qua đó còn biết thêm về cả nhân dân Bùi Ngõa, hiểu thêm về lịch sử của làng, sự biến đổi tên gọi của làng xã qua các thời đại…Còn đối với những đạo sắc phong cho các vị thần như Bản cảnh Thành hoàng, Song Đồng Ngọc Nữ, Cao Sơn Cao Các, … khi nghiên cứu chúng ta có thể biết thêm về lịch sử thành lập làng xã, biết thêm về các vị thần linh đang được thờ tự tại các đình làng, miếu mạo. Qua đó chúng ta có thể hiểu thêm về nét văn hóa tâm linh, thể hiện niềm tin của con người và những điều chưa biết sau đó. Mà theo PGS Ninh Viết Giao thì “niềm tin là hạt nhân của mọi mỗi quan hệ xã hội. Niềm tin đối với các vị thần, Thành hoàng là niềm tin không vụ lợi, niềm tin vô thức, niềm tin có lý tưởng” [3, tr. 179]. Cũng qua đó chúng ta thấy được các phong tục, lễ nghi cúng tế của làng xã, những điển chế của triều đình đối với làng xã Việt Nam nói chung và đối với mảnh đất Hưng Nguyên nói riêng.
Việc giữ gìn và lưu giữ những đạo sắc phong từ xa xưa đến nay thật là một việc đáng quý, thế nhưng hiện nay vẫn đang còn nhiều mối đe dọa đối với những đạo sắc quý giá. Trong quá trình khảo sát, người nghiên cứu có tới di tích nổi tiếng trên địa bàn là Đền Hoàng Mười, thế nhưng tất cả các đạo sắc trong đền thờ này đều đã rách nát. Theo lời các cụ kể lại thì cách đây 4 năm, sắc phong của Đền được lưu giữ tại nhà thờ họ Nguyễn, con cháu của ngài Nguyễn Duy Lạc. Lúc đó nhà thờ chưa khang trang như bây giờ, vì những mối lợi trước mắt và vì sự đố kị giữa các dòng họ, tất cả 21 đạo sắc trong nhà thờ đã bị kẻ xấu ăn cắp, mang ngâm tại hồ nước sau đó mang đến trả… Không chỉ ở di tích Đền Hoàng Mười mà ở nhiều di tích nhiều dòng họ, do ý thức của người dân và do tầm hiểu biết hạn hẹp về ý nghĩa của sắc phong mà những đạo sắc phong tại đó không được bảo vệ hoặc đem đi bán. Bên cạnh đó, điều đáng nói Hưng Nguyên là vùng đồng bằng thấp trũng, hàng năm luôn bị lũ lụt hoành hành, nên những đạo sắc phong ở trên địa bàn bị cuốn trôi hoặc bị hư hỏng mục nát.
Chính vì những tình trạng đó mà vấn đề cấp thiết phải đặt ra hiện nay là cần phải sưu tầm đầy đủ những văn bản sắc phong hiện còn để làm cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu và tra cứu sau này. Các nhà chức trách cũng nên quan tâm nhiều hơn đến các điểm di tích, các dòng họ còn lưu giữ lại những đạo sắc, bởi đây là tài sản vô giá, là linh hồn của làng xã của dân tộc. Những người chịu trách nhiệm lưu giữ bảo quản những đạo sắc này cần phải hiểu biết về sắc và phải cẩn trọng trong việc lưu sắc, những văn bản sắc đã hư hỏng cần được phục chế lại để giúp dân làng hiểu rõ về làng mình và những vị thần linh cũng như phong tục tế lễ, việc phục chế hay lưu giữ những văn bản sắc cũng góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa, tâm linh vốn có của làng xã Hưng Nguyên nói riêng và của cả dân tộc nói chung.
Không chỉ với những đạo sắc phong mà với tất cả những tư liệu Hán – Nôm hiện còn tại Hưng Nguyên cũng cần được lưu giữ và bảo vệ. Bởi, việc thờ tự cúng tế và tôn thờ thần linh là một nét văn hoa tinh thần, nét tín ngưỡng, nét tâm linh của người Hưng Nguyên nói riêng và của người Việt nói chung. Chính vì thế vấn đề đặt ra cho chúng ta là cần phải bảo vệ và tôn vinh những nét đẹp, những nét văn hóa tinh thần vốn có của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thiều Chửu (2006), Hán Việt Tự Điển, NXB Thanh niên, TP Hồ Chí Minh.
Quỳnh Cư và … (2006), Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội
Ninh Viết Giao (2000), Tục thờ thần và thần tích Nghệ An, NXB Nghệ An, Vinh.
Ninh Viết Giao (2009), Địa chí văn hóa Hưng Nguyên, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Bùi Dương Lịch (1993), Nghệ An ký, Nguyễn Thị Thảo dich, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Lê Sĩ Nghĩa (2001), Tộc phả họ Lê Sĩ đại tôn Nghệ An, Lưu hành nộ bộ, Hà Nội.
Nội Các Triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ, các tập 3, 6, 8, NXB Thuận Hóa, Huế.