Đây là đề tài chuyên nghiên cứu về làng xã Việt Nam. Trong luận văn này, vấn đề được đưa ra là về việc Thờ Thần Thành hoàng cũng như việc ban Sắc phong Thành hoàng ở Việt Nam, mà điển hình tại Huế.
Ngoài ra, luận văn còn đưa ra những tư liệu sưu tập được trong quá trình điền dã thực tế để minh chứng và làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu. Đây là đề tài rất cần cho những ai nghiên cứu về mảng văn hóa làng xã của Việt Nam.
Tóm tắt toàn bài:
MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu khóa luận
NỘI DUNG
Chương 1: Tín ngưỡng Thành hoàng: Nhìn từ sắc phong làng xã vùng Huế
1.1. Vài nét về vị trí địa lý ở thành phố Huế
1.2. Huế trong tiến trình lịch sử, văn hóa dân tộc
1.3. Tín ngưỡng Thành hoàng và việc thờ thần Thành hoàng ở thành phố Huế
1.3.1. Khái niệm về thần Thành hoàng
1.3.2. Tính chất của các vị thần Thành hoàng
1.3.3. Việc thờ thần Thành hoàng ở thành phố Huế
Chương 2: Phiên âm, dịch nghĩa các văn bản sắc phong Thần Thành hoàng ở thành phố Huế
2.1. Sắc phong làng An Vân
2.2. Sắc phong làng Dương Xuân
2.3. Sắc phong làng Dương Xuân thượng
2.4. Sắc phong làng Đốc Sơ
2.5. Sắc phong làng Nguyệt Biều
2.6.Sắc phong làng Phú Xuân
2.7. Sắc phong làng Thế Lại Thượng
2.8. Sắc phong làng Vạn Xuân
Chương 3: Nhận xét về hình thức và nội dung các bản sắc phong thần Thành hoàng ở thành phố Huế.
3.1. Về hình thức
3.1.1. Chữ viết và hoa văn trang trí
3.1.2. Khổ giấy và chất liệu
3.1.3. Hiện trạng văn bản
3.2. Về nội dung của các bản sắc phong thần Thành hoàng
3.2.1. Vấn đề niên đại
3.2.2. Các vị thần Thành hoàng được ban sắc ở thành phố Huế
3.2.3. Hệ thống phẩm trật và các mỹ tự qua các bản sắc phong
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục
92 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4877 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sắc phong Thành hoàng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếm lại kinh đô Phú Xuân (1801) và khai sáng ra triều Nguyễn, vua Gia Long quyết định chọn Phú Xuân, nơi có “nhân dân đông đúc, tập tục thuần lương, văn vật vẻ vang” làm kinh đô của một nước đã “thống nhất được dư đồ cương vực” rộng lớn và hoàn chỉnh từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Ông muốn xây dựng một thành trì có quy mô xứng đáng với tầm vóc ấy. Đây là một công việc lớn lao, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với triều đại, cho nên trước khi lựa chọn chỗ thích hợp nhất, tháng 3 năm Quý Hợi (1803) vua Gia Long đích thân đi khảo sát vùng đất nằm dọc theo bờ bắc sông Hương và hoạch định cách thức xây thành. Như vậy, làng Phú Xuân có thêm một vinh dự lớn là được chọn làm kinh đô, trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước. Nhưng đồng thời theo địa bạ của xã năm 1816, “quan thổ” lấy vào “kinh thành” hết 336 mẫu 1 sào 3 thước 2 tấc (gồm đất xưởng thợ và đất nhà ở), nên cư dân bị phân tán đi khắp nơi từ Quảng Bình vào đến Nam bộ; phần chủ yếu ở lại thì chia thành ba giáp, giáp thượng nay thuộc phường Kim Long, giáp trung nay thuộc phường Xuân Phú và giáp hạ nay thuộc phường Phú Hiệp. Các giáp đều có đình giáp và ngày hội tế riêng vào tháng 8 âm lịch hằng năm” [40; tr.143].
Tuy nhiên Phú Xuân vẫn được công nhận trên danh nghĩa một đơn vị hành chính thuộc tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà, được phản ánh qua địa bạ thời Gia Long 14 (1815) và ngôi đình hiện còn ở đường Thái Phiên phường Tây Lộc. “Địa bạ gồm 22 trang cho chúng ta biết tình hình phân bố điền thổ kèm theo trên 20 tên xứ khác nhau nằm ở vùng đất tả, hữu ngạn sông Hương” [40; tr.143].
Ngôi đình làng là kiến trúc dân gian duy nhất được triều đình Huế cho phép tồn tại trong phạm vi kinh thành, quanh đình còn có nhiều di tích khác liên quan mật thiết với làng Phú Xuân cổ như: am Âm Hồn, miếu Hội Đồng hoặc tại ngôi đình còn lưu giữ được 19 Sắc phong cùng với nhiều giấy tờ về địa bạ của làng.
2.6.2. Phiên âm, dịch nghĩa các văn bản sắc phong thần Thành hoàng
Hiện làng còn lưu giữ được hai đạo sắc phong Thành hoàng thời Thành Thái và Khải Định, được trích dịch dưới đây.
成泰陸年玖月貳拾五日
欽哉
神準仍舊奉事神其相佑保我黎民
耿命緬念神庥著封為翊保中興靈扶之
有預封肆今丕承
隍聖德神功之神稔箸靈應向來未
敕承天府香茶縣富春社奉事本土城
Phiên âm:
Sắc: Thừa Thiên phủ, Hương Trà huyện, Phú Xuân xã phụng sự Bổn Thổ Thành Hoàng Thánh Đức Thần Công Chi Thần, nẫm trứ linh ứng, hướng lai vị hữu dự phong. Tứ kim phi thừa cảnh mệnh, miến niệm thần hưu, trứ phong vi: Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Chi Thần. Chuẩn nhưng cựu phụng sự, thần kì tướng hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai
Thành Thái lục niên cửu nguyệt nhị thập ngũ nhật
Dịch nghĩa:
Sắc cho: xã Phú Xuân, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên phụng thờ Bổn Thổ Thành Hoàng Thánh Đức Thần Công Chi Thần, hiển rõ linh ứng, từ trước đến nay chưa từng được phong tặng. Đến nay, trẫm được vinh dự nối nghiệp lớn, nghĩ đến công ơn che chở của thần, nên tặng là: Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Chi Thần, chuẩn cho phụng thờ, thần hãy giúp đỡ và bảo vệ cho lê dân của ta. Khâm tai !
Thành Thái năm thứ 6, ngày 25 tháng 9 (1904)
啟定玖年柒月貳拾五日
申祀典欽哉
贈端肅尊神特準奉事用誌國慶而
慶節經頒保詔覃恩禮隆登秩著加
頒給敕封準許奉事肆今正值朕四旬大
國庇民稔著靈應節蒙
贈靈扶翊保中興本土城隍尊神護
敕承天府香茶縣富春社從前奉事原
Phiên âm
Sắc:
Thừa Thiên phủ, Hương Trà huyện, Phú Xuân xã, tòng tiền phụng sự nguyên tặng: Linh Phù Dực Bảo Trung Hưng Bổn Thổ Thành Hoàng Tôn Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong, chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trị (trực), trẫm Tứ tuần Đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, trứ gia tặng: Đoan Túc Tôn Thần. Đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển.
Khâm tai
Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật
Dịch nghĩa:
Sắc cho: xã Phú Xuân, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên trước đây đã phụng thờ vị nguyên tặng là: Linh Phù Dực Bảo Trung Hưng Bổn Thổ Thành Hoàng Tôn Thần, bảo vệ đất nước che chở nhân dân, hiển rõ linh ứng, đã từng được ban cấp sắc phong, chuẩn cho phụng thờ.
Nay đúng dịp trẫm Tứ tuần Đại khánh ban cho bảo chiếu mở rộng ân trạch tăng thêm cho thần là: Đoan Túc Tôn Thần, đặc biệt chuẩn cho phụng thờ để ghi nhớ ngày mừng của nước và tỏ rõ phép tắc thờ tự. Khâm tai !
Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7 (1924)
2.7. Sắc phong làng Thế Lại Thượng
2.7.1. Vị trí địa lý và lịch sử của làng
Làng Thế Lại là một trong những làng lớn của vùng Huế, trong Ô châu cận lục thì ghi làng thuộc huyện Kim Trà, về sau chia làm hai làng thượng và hạ nhưng không rõ tách ra từ năm nào. Trong sách Phủ biên tạp lục ghi thuộc tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà [17; tr.78]. “Vị trí của làng bao gồm nội ngoại góc đông bắc kinh thành Huế ngày nay, tiếp giáp với Bao Vinh, An Quán bên kia sông Hộ thành. Theo tập truyền, ngài Khai canh là Hồ đại tướng quân, sau được tôn lên làm Thành hoàng, hiện còn miếu thờ Khai canh (ở Thế Lại thượng). Suốt các triều đại phong kiến, họ Ngô trong làng là một cự tộc, có nhiều nhân vật gắn với lịch sử vùng Thuận Hóa, như bà Ngô Thị Lâm, người phụ nữ gan dạ, giúp Nguyễn Hoàng thực hiện mỹ nhân kế để tiêu diệt tướng Mạc là Lập quận công Nguyễn Bạo; Ngô Kim Lân và con cháu nối đời làm quan nhà Nguyễn. Khi vua Gia Long xây dựng kinh thành, làng bị mất khoảng 155 mẫu, hiện nay Thế Lại Thượng chiếm lĩnh phần đông, thuộc phường Phú Hiệp, thành phố Huế” [32; tr.123].
Ngôi đình tọa lạc trên đường Bạch Đằng, phía dưới cầu Đông Ba, cách miếu Thành hoàng khoảng 300m, nhìn ra sông Đông Ba (Hộ Thành hà). Đình không rõ xây dựng năm nào, nhưng được trùng tu qua các năm 1809, 1884, 1930, 1960… Đình kiến trúc kiểu nhà rường ba gian hai chái, nội thất chia làm năm án thờ đều xây bằng gạch tô vôi vữa. Làng hiện còn lưu giữ được 11 bản sắc phong qua các thời đại.
Bộ Văn hóa Thông tin đã công nhận đình làng Thế Lại Thượng là một ngôi đình có kiến trúc nghệ thuật dẹp.
2.7.2. Phiên âm, dịch nghĩa các văn bản sắc phong thần Thành hoàng
Hiện làng Thế Lại Thượng còn lưu giữ được 6 bản sắc phong Thành hoàng gồm các thời: Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và 2 đạo sắc phong thời Khải Định.
嗣
德
參
拾
參
年
拾
壹
月
貳
拾
肆
日
典
欽
哉
特
準
依
舊
奉
事
用
誌
國
慶
而
申
祀
旬
大
慶
節
經
頒
寶
詔
覃
恩
禮
隆
登
秩
敕
封
準
其
奉
事
嗣
德
三
十
一
年
正
值
朕
五
頒
給
保
安
正
直
佑
善
敦
疑
城
隍
之
神
節
經
敕
旨
承
天
府
香
茶
縣
世
賴
上
社
從
前
奉
事
Phiên âm:
Sắc chỉ:
Thừa Thiên phủ, Hương Trà huyện, Thế Lại Thượng xã, tòng tiền phụng sự Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Thành Hoàng Chi Thần, tiết kinh ban cấp sắc phong, chuẩn kì phụng sự. Tự Đức tam thập nhất niên, chính trị (trực) trẫm Ngũ tuần Đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển.
Khâm tai
Tự Đức tam thập tam niên thập nhất nguyệt nhị thập tứ nhật
Bài dịch:
Sắc chỉ cho: xã Thế Lại Thượng, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên trước đây đã phụng thờ Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Thành Hoàng Chi Thần, đã từng được ban sắc phong, chuẩn cho phụng thờ.
Năm Tự Đức thứ 31 đúng lễ Ngũ Tuần Đại Khánh của trẫm, đã ban bảo chiếu, mở rộng ân huệ, lễ lớn tăng cấp, đặc biệt chuẩn cho phựng thờ như cũ, dùng để ghi nhớ ngày mừng của nước mà tỏ rõ phép tắc thờ tự. Khâm tai !
Tự Đức năm thứ 33, ngày 24 tháng 11 (1880)
同
慶
貳
年
柒
月
初
壹
日
奉
事
神
其
相
佑
保
我
黎
民
欽
哉
準
許
承
天
府
香
茶
縣
世
賴
上
社
依
舊
耿
命
緬
念
神
庥
可
加
贈
翊
保
中
興
之
神
仍
贈
敕
畱
祀
肆
今
丕
膺
護
國
庇
民
稔
著
靈
應
節
蒙
頒
給
敕
保
安
正
直
佑
善
敦
疑
城
隍
之
神
向
來
Phiên âm:
Sắc: Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Thành Hoàng Chi Thần, hướng lai hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp tặng sắc lưu tự. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, miến niệm thần hưu, khả gia tặng: Dực Bảo Trung Hưng Chi Thần. Nhưng chuẩn hứa Thừa Thiên phủ, Hương Trà huyện, Thế Lại Thượng xã, y cựu phụng sự, thần kì tướng hựu bảo ngã lê dân.
Khâm tai
Đồng Khánh nhị niên thất nguyệt sơ nhất nhật
Bài dịch:
Sắc cho: Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Thành Hoàng Chi Thần, từ trước đến này đã giữ nước giúp dân, hiển rõ linh ứng, nên ban tặng sắc phong để lưu lại. Đến nay, ứng theo mệnh sáng, nghĩ tới công lao che chở của thần, nên tặng là: Dực Bảo Trung Hưng Chi Thần. Đặc chuẩn cho xã Thế Lại Thượng, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên phụng thờ như cũ. Thần hãy giúp đỡ và bảo vệ cho nhân dân. Khâm tai !
Đồng Khánh năm thứ 2, ngày 1 tháng 7 (1887)
成
泰
貳
年
貳
月
貳
拾
日
欽
哉
神
準
依
舊
奉
事
神
其
相
佑
保
我
黎
民
耿
命
緬
念
神
庥
著
封
為
翊
保
中
興
靈
扶
之
未
有
預
封
肆
今
丕
承
隍
武
銳
胡
大
將
之
神
稔
著
靈
應
向
來
敕
承
天
府
香
茶
縣
世
賴
上
社
奉
事
當
境
城
Phiên âm:
Sắc chỉ:
Thừa Thiên phủ, Hương Trà huyện, Thế Lại Thượng xã phụng sự Đương Cảnh Thành Hoàng Võ Nhuệ Hồ Đại Tướng Chi Thần, nẫm trứ linh ứng, hướng lai vị hữu dự phong. Tứ kim phi thừa cảnh mệnh, miến niệm thần hưu, trứ phong vi: Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Chi Thần. Chuẩn y cựu phụng sự thần kì tướng hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai
Thành Thái nhị niên nhị nguyệt nhị thập nhật
Bài dịch:
Sắc chỉ cho: xã Thế Lại Thượng, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên phụng thờ Đương Cảnh Thành Hoàng Võ Nhuệ Hồ Đại Tướng Chi Thần, đã từng linh ứng, trước nay chưa từng được phong tặng. Nay trẫm nhận mệnh lớn, nghĩ đến sự che chở của thần, nên phong là: Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Chi Thần. Đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ. Thần hãy che chở và giúp đỡ cho dân của ta. Khâm tai !
Thành Thái năm thứ 2, ngày 20 tháng 2 (1890)
維
新
參
年
捌
月
拾
壹
日
用
誌
國
慶
而
申
祀
典
欽
哉
寶
詔
覃
恩
禮
隆
登
秩
特
準
依
舊
奉
事
敕
封
準
其
奉
事
維
新
元
年
晉
光
大
禮
經
頒
銳
胡
大
將
之
神
節
經
頒
給
隍
之
神
翊
保
中
興
靈
扶
當
境
城
隍
武
事
保
安
正
直
佑
善
敦
疑
翊
保
中
興
城
敕
旨
承
天
府
香
茶
縣
世
賴
上
社
從
前
奉
Phiên âm:
Sắc chỉ:
Thừa Thiên phủ, Hương Trà huyện, Thế Lại Thượng xã, tòng tiền phụng sự Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Thành Hoàng Chi Thần; Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Đương Cảnh Thành Hoàng Võ Nhuệ Hồ Đại Tướng Chi Thần, tiết kinh ban cấp sắc phong, chuẩn kì phụng sự. Duy Tân nguyên niên, tấn quang đại lễ, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển.
Khâm tai
Duy Tân tam niên bát nguyệt thập nhất nhật
Bài dịch:
Sắc chỉ cho:
xã Thế Lại Thượng, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên trước đây đã phụng thờ Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Thành Hoàng Chi Thần; Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Đương Cảnh Thành Hoàng Võ Nhuệ Hồ Đại Tướng Chi Thần, đã từng được ban cấp sắc phong, chuẩn cho phụng thờ.
Duy Tân nguyên niên, đại lễ đăng quang, đã ban bảo chiếu mở rộng ân huệ, lễ lớn tăng cấp bậc. Đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ, dùng để ghi nhớ ngày mừng của nước mà tỏ rõ phép tắc thờ tự.
Khâm tai !
Duy Tân năm thứ 3, ngày 11 tháng 8 (1909)
啟
定
玖
年
柒
月
貳
拾
五
日
而
申
祀
典
欽
哉
贈
靜
厚
中
等
神
特
準
奉
事
用
誌
國
慶
慶
節
經
頒
寶
詔
覃
恩
禮
隆
登
秩
著
加
頒
給
敕
封
準
許
奉
事
肆
今
正
直
朕
四
旬
大
節
蒙
都
大
城
隍
尊
神
護
國
庇
民
稔
著
靈
應
原
贈
保
安
正
直
佑
善
敦
凝
翊
保
中
興
敕
承
天
府
香
茶
縣
世
賴
上
社
從
前
奉
事
Phiên âm:
Sắc:
Thừa Thiên phủ, Hương Trà huyện, Thế Lại Thượng xã, tòng tiền phụng sự nguyên tặng: Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Đô Đại Thành Hoàng Tôn Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp Sắc phong, chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trực, trẫm Tứ tuần Đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, trứ gia tặng: Tĩnh Hậu Trung Đẳng Thần. Đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển.
Khâm tai
Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật
Dịch nghĩa:
Sắc cho: xã Thế Lại Thượng, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên trước đây đã phụng thờ vị nguyên tặng là: Bảo An Chính Trực Hựu thiện Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Thành Hoàng Tôn Thần, giữ nước giúp dân, hiển rõ linh ứng, đã từng được ban cấp sắc phong, chuẩn cho phụng thờ. Nay đúng dịp trẫm Tứ Tuần Đại Khánh, ban cho bảo chiếu mở rộng ân trạch, nâng bậc tăng thêm cho thần là: Tĩnh Hậu Trung Đẳng Thần. Đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ để ghi ngày mừng của nước và tỏ rõ phép tắc thờ tự. Khâm tai !
Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7 (1924)
啟
定
玖
年
柒
月
貳
拾
五
日
申
祀
典
欽
哉
贈
端
肅
尊
神
特
準
奉
事
用
誌
國
慶
而
慶
節
經
頒
寶
詔
覃
恩
禮
隆
登
秩
著
加
頒
給
敕
封
準
許
奉
事
肆
今
正
直
朕
四
旬
大
節
蒙
胡
大
將
尊
神
護
國
庇
民
稔
著
靈
應
原
贈
靈
扶
翊
保
中
興
當
境
城
隍
武
銳
敕
承
天
府
香
茶
縣
世
賴
上
社
從
前
奉
事
Phiên âm:
Sắc chỉ:
Thừa Thiên phủ, Hương Trà huyện, Thế Lại Thượng xã, tòng tiền phụng sự nguyên tặng: Linh Phù Dực Bảo Trung Hưng Đương Cảnh Thành Hoàng Võ Nhuệ Hồ Đại Tướng Tôn Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong, chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trực (trị), trẫm Tứ tuần Đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, trứ gia tặng: Đoan Túc Tôn Thần. Đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển.
Khâm tai
Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật
Dịch nghĩa:
Sắc cho: xã Thế Lại Thượng, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên trước đây đã phụng thờ vị nguyên tặng là: Linh Phù Dực Bảo Trung Hưng Đương Cảnh Thành Hoàng Võ Nhuệ Hồ Đại Tướng Tôn Thần, giữ nước giúp dân, hiển rõ linh ứng, đã từng được ban cấp sắc chỉ, chuẩn cho phụng thờ. Nay đúng dịp trẫm Tứ Tuần Đại Khánh, ban cho bảo chiếu mở rộng ân trạch, nâng bậc tăng thêm cho thần là: Đoan Túc Tôn Thần. Đặc biệt chuẩn cho phụng thờ như cũ để ghi ngày mừng của nước và tỏ rõ phép tắc thờ tự. Khâm tai !
Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7 (1924)
2.8. Sắc phong làng Vạn Xuân
2.8.1. Vị trí địa lý và lịch sử của làng
Theo bản lịch sử của làng: Làng Vạn Xuân có tên là Kẻ Vạn, được hình thành cùng thời với làng Thụy Lôi (Phú Xuân) thế kỷ XIV đời Trần (1306) thuộc huyện Kim Trà. Năm Mậu Ngọ (1558) khi chúa Tiên (Nguyễn Hoàng 1525 - 1613) vào nam lập nghiệp, ngài Phó Doãn Sự họ Trần định lại địa giới sức đinh làng Kẻ Vạn cùng với làng Thụy Lôi, Diễn Phái, Thế Lại…
. Nhưng theo chúng tôi kiểm chứng lại thông qua sách Ô châu cận lục thì không thấy tên làng Vạn Xuân, Kẻ Vạn hay là Cải Vạn.
Trong sách Phủ biên tạp lục có ghi: làng Vạn Xuân là một làng được thành lập muộn vào thời các chúa Nguyễn, làng thuộc tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà [17; tr.78], làng hiện nằm phía tây, sát kinh thành Huế, bắc giáp An Hòa, tây giáp Kim Long, đông giáp Hộ Thành hà, nam giáp sông Hương, nguyên gồm một phần đất xã Phú Xuân và một phần đất xã Hà Khê cổ. Tập truyền của làng cho biết ngài khai canh có danh vị hiện thờ là: Dũng Lược Địch Khài Tráng Du Quang Túc Dực Bảo Trung Hưng Quang Ý, Cai Tri Phó Tướng Hùng Xuyên Hầu Trần quý công phủ quân tôn thần, một quan chức của chúa Nguyễn, ngoài ra làng còn thờ hai vị hậu khẩn.
Đình làng hiện tọa lạc trong con đường Vạn Xuân, kiệt 73 rẽ vào khoảng 200m, quay hướng nam kiêm đông, chung quanh thoáng đãng, phía tây và nam bây giờ là khu quy hoạch làm nhà ở, phía đông là nhà cửa thôn xóm của con dân trong làng, phía bắc là khu định cư dân Bến Me. Thời điểm xây dựng đình thì không rõ nhưng được tu sửa qua các năm 1916, 1932, 1953, 1958 và vào tháng 4 năm 2009 thì tiếp tục đại trùng tu. Đình được xây dựng kiểu một gian hai chái kép, kiến trúc chưa hoàn chỉnh.
Làng hiện còn giữ được 24 bản sắc phong và một số trích lục, địa bạ thời Pháp thuộc.Chú thích:
1 Ông Dung – Thủ từ của làng cung cấp tài liệu và sắc phong
2.8.2.Phiên âm, dịch nghĩa các văn bản sắc phong thần Thành hoàng
Sắc phong Thành hoàng của làng có tất cả 5 bản. Dưới đây chúng tôi xin trích dịch hai đạo sắc phong của thời Thiệu Trị và Tự Đức. Các bản sắc phong này có lẽ bị mất (không rõ lý do), đã được triều đình cấp lại nên không có dấu triện đỏ mà chỉ đề: Sắc mệnh chi bảo.
之
寶
紹治五年拾貳月貳拾
陸
日
敕
命
其相佑保我黎民欽哉
神仍準香茶縣萬春社依舊奉事神
耿命緬念神庥可加贈保安政直佑善之
稔著靈應肆今丕膺
敕萬春保安政直城隍之神護國庇民
Phiên âm:
Sắc:
Vạn Xuân Bảo An Chính Trực Thành Hoàng Chi Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, miến niệm thần hưu, khả gia tặng: Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Chi Thần. Nhưng chuẩn Hương Trà huyện, Vạn Xuân xã, y cựu phụng sự, thần kỳ tướng hựu bảo ngã lê dân.
Khâm tai
Thiệu Trị ngũ niên thập nhị nguyệt nhị thập lục nhật
Dịch nghĩa:
Sắc cho: Vạn Xuân Bảo An Chính Trực Thành Hoàng Chi Thần, bảo vệ đất nước, giúp đỡ nhân dân, hiển rõ linh ứng. Đến nay, trẫm được vinh dự nối nghiệp lớn, nghĩ đến công ơn che chở của thần, nên tặng là: Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Chi Thần. Đặc chuẩn cho xã Vạn Xuân, huyện Hương Trà phụng thờ như cũ, thần hãy giúp đỡ và bảo vệ cho lê dân của ta. Khâm tai !
Thiệu Trị năm thứ 5, ngày 26 tháng 12 (1844)
之
寶
嗣德
參
年捌月初
陸
日
敕
命
事神
其相佑保我黎民欽哉
疑
之
神仍準香茶縣萬春社依舊奉
耿命緬念神庥可加贈保安政直佑善
敦
贈敕準許奉事
肆今丕膺
護國庇民
稔著靈應
節蒙頒給
敕萬春
城隍
原贈
保安政直
佑善
之神
Phiên âm:
Sắc:
Vạn Xuân Thành Hoàng nguyên tặng: Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Chi Thần, hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp tặng sắc, chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, miến niệm thần hưu, khả gia tặng: Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Chi Thần. Nhưng chuẩn Hương Trà huyện, Vạn Xuân xã, y cựu phụng sự, thần kỳ tướng hựu bảo ngã lê dân.
Khâm tai
Tự Đức tam niên bát nguyệt sơ lục nhật
(Ấn Sắc mệnh chi bảo)
Dịch nghĩa:
Sắc cho: Thần Thành hoàng xã Vạn Xuân nguyên tặng là: Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Chi Thần, giữ nước giúp dân, hiển rõ linh ứng, đã từng được tặng sắc phong, chuẩn cho phụng thờ. Đến nay, trẫm được vinh dự nối nghiệp lớn, nghĩ đến công ơn che chở của thần, nên tặng thêm là: Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Chi Thần, chuẩn cho xã Vạn Xuân, huyện Hương Trà phụng thờ như cũ. Thần hãy giúp đỡ và bảo vệ cho lê dân của ta. Khâm tai !
Tự Đức năm thứ 3, ngày 6 tháng 8 (1850)
Chương 3:
NHẬN XÉT VỀ HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CÁC BẢN SẮC PHONG THÀNH HOÀNG Ở THÀNH PHỐ HUẾ
3.1. Về hình thức
3.1.1. Chữ viết và hoa văn trang trí
3.1.1.1. Chữ viết
Các sắc phong thần Thành hoàng ở thành phố Huế chủ yếu được ban cấp vào thời các vua Nguyễn, nên những quy định ở thời Nguyễn được thể hiện rất rõ nét trên văn bản. Trong sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ có ghi: Vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) có chỉ: “Từ nay về sau các sắc, biểu và văn thư dùng ở các nha, chỗ dòng niên hiệu những chữ năm…tháng…ngày đều dùng chữ viết đơn, chuẩn từ sau đều dùng chữ viết kép, như những loại chữ nhất (一) viết là nhất (壹), nhị (二) viết là nhị (貳) để phòng sự thay đổi…”. Đến năm Minh Mạng thứ 15 (1834) có chỉ: “Lại nghị chuẩn lần này việc ban cấp các sắc là buổi ban đầu, cung chiểu nghị định, có khi dùng giấy sắc vàng, có khi dùng giấy sắc bạc, nếu cứ viết theo như trước, thì người viết có khi nhầm lẫn, sợ không khỏi hư phí. Xét nên in ra mà dùng, để cho được giản tiện. Hiện đã thuê thợ khắc bản in, kiểm chữ, in mà dùng, cũng được ngay ngắn. Còn chuyến này một loạt ban cấp khá nhiều và rắc rối, xin chiếu xuống cho bộ Công, huy động thợ do bộ Lại lĩnh vật liệu ra chỉ thị cho quy thức, làm ngay xong việc, sau này có khắc thêm chữ gì và tu bổ bản in, đến kỳ do bộ ấy huy động thợ cho làm” [27, tập III; tr.41].
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy bên cạnh một số bản sắc phong được in thì cũng có một số bản viết tay như bản sắc phong năm Duy Tân thứ 3, ngày 11 tháng 8 (1909). Hầu hết những bản sắc phong Thành hoàng viết bằng tay đều tập trung vào những bản hợp phong (phong cùng lúc cho nhiều vị thần) và chủ yếu ở thời Khải Định. Điều này cũng dễ hiểu khi càng về sau các vị thần xuất hiện càng nhiều song song với nó các mỹ tự được phong thêm cho vị thần Thành hoàng cũ cũng nhiều hơnChú thích:
1 Xem một số bản sắc phong của làng Dương Xuân Thượng đã trích dẫn ở trên
. Còn chữ viết trong các bản sắc phong thần Thành hoàng được khảo sát chủ yếu được viết theo chữ Khải.
Các chữ viết “đài” trong một số bản Sắc phong thần Thành hoàng được khảo sát cho chúng ta thấy một số thông tin sau: Những chữ viết về “niên hiệu” hay chữ “Quan thánh” (關聖) thì đài ở khoảng thứ ba, gặp những chữ chỉ “thánh tổ” (聖祖) thì đài ở khoảng thứ nhất trên cùng, còn những chữ “sắc” (敕), “sắc chỉ” (敕旨) hay “sắc phong” (敕封) ở dòng đầu tiên thì viết đài ở khoảng thứ hai, bên cạnh đó cũng có một số điểm khác nhau như:
- Thời Minh Mạng ở các dòng tiếp theo nếu gặp các chữ “tặng sắc” (贈敕) hay “cảnh mệnh” (耿命) thì đài lên khoảng thứ nhất ở trên cùng.
- Thời Thiệu Trị thì các chữ “tặng sắc” (贈敕), “bảo chiếu” (寶詔) hay “cảnh mệnh” (耿命) ở các dòng tiếp theo thì đài lên khoảng thứ nhất.
- Thời Tự Đức thì gặp các chữ “sắc phong” (敕封), “sắc chỉ” (敕旨), “tiền du” (前猷) ở các dòng tiếp theo thì phải đài lên khoảng thứ nhất ở trên cùng.
- Thời Đồng Khánh gặp các chữ “tặng sắc” (贈敕), “cảnh mệnh” (耿命) ở dòng tiếp theo sẽ đài lên khoảng thứ nhất trên cùng.
- Thời Thành Thái nếu gặp chữ “cảnh mệnh” (耿命) ở dòng tiếp theo được đài lên khoảng thứ nhất.
- Thời Duy Tân gặp các chữ “sắc phong” (敕封), “cảnh mệnh” (耿命), “ban cấp” (頒給) thì đài lên trên cùng.
- Thời Khải Định gặp chữ “ban cấp” (頒給) viết đài lên trên cùng.
Trong mỗi vị vua của triều Nguyễn ngoài những chữ được “đài” theo quy định của triều đình ở mỗi đời vua lại có những điểm khác nhau. Bản sắc phong của vua Duy Tân ban cho làng Phú Xuân có đoạn “…ban cấp sắc phong…” (頒給敕封) chỉ đài lên hai chữ “sắc phong” (敕封) mà thôi; đến thời Khải Định khi ban sắc phong cho làng An Vân thì có đoạn “…ban cấp sắc chỉ” (頒給敕旨) nhưng lúc này lại đài hai chữ “ban cấp” (頒給); thời Thiệu Trị ban cho làng An Vân có đoạn “…ban cấp tặng sắc…” (頒給贈敕) hai chữ “tặng sắc” (贈敕) lại được đài lên, rồi “…bảo chiếu đàm ân…” (寶詔覃恩) được đài lên, trong khi đó các đời vua sau này không có lệ đó.
Như vậy về chữ viết ở các bản sắc phong là có sự linh hoạt. Tùy thuộc vào mỗi ông vua mà ban ra lệ viết chữ trong các bản sắc phong.
3.1.1.2. Hoa văn trang trí
Trong các triều đại ở Việt Nam, triều đại nào giành được ngôi báu đều thực hiện các chính sách ban cấp sắc phong cho các quan đương triều hay những vị thần đã có công giúp đỡ đất nước, bảo vệ nhân dân. Trải quan năm tháng những bản sắc phong đó còn lại rất ít do thời gian dài hàng trăm năm. Vì vậy chỉ có những triều đại sau này mới còn lưu giữ được nhiều sắc phong. Bên cạnh đó mỗi triều đại sau khi lên ngôi thì những gì còn lại của triều đại trước đều muốn tìm cách tiêu hủy, nhằm khẳng định quyền uy của mình. Và ngày nay những kẻ trộm luôn rình rập, nhòm ngó, đánh cắp những bức sắc phong để bán cho những người chuyên sưu tầm đồ cổ hay bán ra nước ngoài. Nên những bản sắc phong đó còn lại không nhiều cũng là điều dể hiểu.
Trong các bảo tàng hay trong dân gian, những bản sắc phong của thời hậu Lê trở về trước còn lại không nhiều, chủ yếu là những bản sắc phong của triều Nguyễn. Về hình thức, các bản sắc phong đều được trang trí lộng lẫy theo kiểu “long vân ẩn hiện”. Tuy các triều đại ở Việt Nam, mỗi vị vua đều có những dấu ấn riêng về cách trang trí, hoa văn. Nhưng tất cả đều nhằm mục đích thể hiện sự uy nghi của mình, đồng thời để phân biệt với các sắc phong của những vị vua khác.
Qua sự khảo sát của chúng tôi, các bản sắc phong có một số đặc điểm về trang trí như sau: Mặt trước của sắc phong thần có hình rồng uốn lượn cùng mây trời, hình ảnh con rồng có lúc màu bạc, có lúc màu xám, có khi là một con rồng lớn ẩn hiện trong những đám mây (như sắc phong của Khải Định năm thứ 7, ban cho làng Dương Xuân), có lúc vẽ rồng to và mây thưa; chung quanh viền có khi vẽ liên vân, khi vẽ hoa văn hoa dây, có khi lại vẽ hoa liên đằng. Mặt sau thì vẽ lân phượng, tứ linh, vẽ đồ cổ hoặc vẽ hình lá cùng dây leo.
3.1.2. Khổ giấy và chất liệu
3.1.2.1. Khổ giấy
Sắc phong của những vị vua đều có kích cỡ khác nhau:
(a)
(b)
(b’)
(a’)
(a) Chiều dài của khung văn bản
(a’) Chiều dài toàn bộ văn bản
(b) Chiều rộng của khung văn bản
(b’) Chiều rộng toàn bộ văn bản
- Thời Minh Mạng
a = 120 cm b = 49,2 cm
a’ = 131 cm b’ = 50 cm
- Thời Thiệu Trị
a = 115,5 cm b = 49,5 cm
a’ = 131,5 cm b’ = 51 cm
- Thời Tự Đức
a = 117 cm a’ = 49,5 cm
b = 130 cm b’ = 52 cm
- Thời Đồng Khánh
+ Năm Đồng Khánh thứ 2, ngày 1 tháng 7 (1887) Sắc phong cho làng Dương Xuân có kích cỡ như sau:
a = 118 cm a’ = 49 cm
b = 130 cm b’ = 51,5 cm
Nhưng cùng năm đó sắc phong cho làng Thế Lại thượng lại có kích cỡ là:
a = 119 cm a’ = 47 cm
b = 130 cm b’ = 50 cm
- Thời Thành Thái
a = 118 cm a’ = 49 cm
b = 129 cm b’ = 51 cm
- Thời Duy Tân
a = 119 cm a’ = 47 cm
b = 130 cm b’ = 51 cm
- Thời Khải Định
+ Năm Khải Định thứ 2, ngày 18 tháng 3 (1918)
a = 113 cm a’ = 48 cm
b = 124 cm b’ = 51 cm
+ Năm Khải Định thứ 9, ngày 25 tháng 7 (1924)
a = 122 cm a’ = 50 cm
b = 135 cm b’ = 52,8 cm
Trong phần đo đạc kích cỡ tính từ khung văn bản có độ chính xác cao hơn, vì hầu hết các bản sắc phong được khảo sát đều còn nguyên vẹn về phần nội dung. Nhưng phần đo đạc toàn bộ bản sắc phong, độ chênh lệch giữa các sắc phong là đáng kể. Vì có nhiều nguyên nhân: Có thể do cách bảo quản của người dân chưa tốt nên có phần bị hao hụt giấy, hay có thể là khi làm giấy thì người ta không chú trong đến chiều dài và rộng bên ngoài, chỉ chú trọng đến khoảng giấy bên trong cho vừa khung văn bản.
Qua việc khảo sát chiều dài và chiều rộng của các bản sắc phong Thành hoàng, chúng ta thấy được sự chênh lệch giữa chiều dài và rộng ở những bản sắc của các vị vua triều Nguyễn là không lớn lắm. Xác suất chênh lệch giữa chiều dài và rộng trong khung của sắc phong khoảng 7cm, còn chênh lệch giữa chiều dài và rộng của tòan bộ văn bản khoảng 11cm. Cho nên các văn bản sắc phong thần Thành hoàng đều có kích cỡ gần giống nhau.
3.1.2.2. Chất liệu giấy
Trong sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ có quy định: “Năm Minh Mạng thứ 10 (1829) tấu chẩn: Phụng chiểu cáo sắc viết vào thứ giấy cáo trục hạng nào, xét điển lệ nhà Thanh, về lệ chức tạo ty đô thủy ở bộ Công nói rằng: Về cáo mệnh: Tứ phẩm trở lên dùng thứ bằng tơ chín 5 sắc, ngũ phẩm là 3 sắc, sắc mệnh dùng thứ lụa trắng…lại nói rằng: Các quan văn võ có công đời đời được phong tước, cấp cho sắc dài một trượng, giấy vàng, có vẽ rồng chung quanh… Vả lại nước ta nguyên không có phường dệt gấm, nếu dùng những bức bằng tơ mà giao cho cục thêu thì không khỏi phí tổn, nhân công lại khá nhiều, mà từ trước đến nay các loại cáo sắc về điển lệ phong tặng đã dùng thứ vải lụa ấy rồi, nên nếu dùng loại ấy cho các bản sắc phong thì khó mà phân biệt. Nghĩ nên chiếu theo lệ của nhà Thanh, những cáo sắc dùng bằng giấy, châm chước quy định làm cáo sắc, để biết sự vẻ vang về xuất thân dương danh, mà tờ giấy đẹp lại bền, cũng có thể để lâu được. Nay đem kiểu mẫu về cáo sắc, giao cho quan ở Vũ khố phải chuẩn bị làm trước, để đến kỳ sẽ lĩnh ra mà viết…” [20, tập III; tr.47].
Từ những quy định đó và qua khảo sát thực địa cho ta thấy tất cả những bản sắc phong thần Thành hoàng đều được viết trên loại giấy “long đằng”. Đây là loại giấy tốt có thể tồn tại đến vài trăm năm nếu biết cách bảo quản, nhưng ngày nay rất tiếc là nghề làm giấy này đã bị thất truyền.
3.1.3. Hiện trạng văn bản
Qua khảo sát thực tế chúng tôi đã sưu tầm được khoảng hơn 250 bản sắc phong thần và sắc phong nhân vật trong phạm vi thành phố Huế. Trong đó có khoảng 50 bản sắc phong cho thần Thành hoàng. Từ những lần tiếp cận văn bản đó chúng tôi có những đánh giá như sau:
- Hiện nay trên địa bàn thành phố Huế có khoảng 50 làngChú thích:
1 Theo thống kê của đề tài khoa học: Di Tích – Cảnh Quan trên địa bàn thành phố Huế, do Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ trì đề tài.
, nhưng đã có hơn phân nửa các làng bị mất sắc phong. Nguyên nhân sự mất mát này có thể là do kẻ xấu đánh cắp, do chiến tranh tàn phá, do thiên tai hay do cách bảo quản không tốt của làng. Ngoài ra trong số những sắc phong còn lưu giữ được cho đến ngày nay, đã có khoảng 30% sắc phong bị hư hỏng một phần hoặc hoàn toàn. Vì thế nên việc tìm kiếm tài liệu để thực hiện đề tài gặp rất nhiều khó khăn.
- Những bản sắc phong mà chúng tôi tiếp cận đều được lưu giữ trong một chiếc hòm hình chữ nhật (bằng gỗ hay kim loại) hoặc trong một ống tre (hay gỗ). Điều đặc biệt là những sắc phong nay đều được lưu giữ tại đình hay miếu Thành hoàng rất ít nơi lưu giữ tại tư gia vì nhiều lý do 2 Theo lời của một số thủ từ thì họ không dám đưa sắc phong về lưu giữ tại tư gia vì sợ thần “quở trách”, hoặc sợ điềm xấu vào nhà mình…
. Ở những nơi đó (đình hoặc miếu) ít người lui tới. Vì ít khi dở ra xem nên để lâu sẽ dễ bị ẩm mốc. đo vậy những bản sắc phong này bị hư hỏng cũng là điều dễ hiểu. Có những lần chúng tôi mở hòm ra để khảo sát văn bản, chỉ còn thấy những mảnh giấy vụn hay bị rách nát, không thể đọc được. Tuy nhiên vẫn còn một số làng lưu giữ văn bản rất tốt như làng Dương Xuân, Phú Xuân, Thế Lại Thượng do những văn bản này đều được bảo quản tại tư gia.
3.2. Về nội dung của các bản sắc phong thần Thành hoàng
3.2.1. Vấn đề niên đại
Mỗi triều vua, vào một dịp nhất định, như lễ đăng quang (tấn tôn), lễ đại khánh (sinh nhật vua)…, đương kim hoàng đế hạ chỉ sai bộ Lễ sửa soạn ban sắc phong thần. “Thông tin về các huyện để báo cho các làng xã kê trình danh sách các vị thần mà địa phương vốn thờ xưa nay, đã được phong hay chưa, khai rõ sự tích. Bộ phải xem xét, loại bỏ những “dâm thần” (thần nhảm nhí), “tà thần” (thần bậy bạ), rồi tâu lên. Sau khi vua phê chuẩn, bộ Lễ cử nhân viên bút thiếp thức viết bằng, đóng ấn “Sắc mệnh chi bửu” rồi phát về. Làng xã tổ chức nghênh đón long trọng” [40; tr.156].
- Sau đây trích dẫn hai bài tấu nói về việc phong tặng sắc thần trong Mục lục châu bản triều Nguyễn:
- “Năm Minh Mạng thứ 6, ngày 20 tháng 12 (1825) có tấu của xã dân đệ đơn xin phong tặng cho các vị thần kỳ.
“Trích: Thượng thư bộ Lễ, Nguyễn Xuân Thục kính tâu:
Phụng chiếu năm trước, xã dân các hạt Thừa Thiên, Tam trực (Quảng Nam, Quảng Trị và Quảng Bình), Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên đệ đơn xin sắc phong tặng cho các Thần kỳ. Phụng chỉ: Truyền giao bộ thần kê sách tâu lên. Khâm thử. Khâm tuân, bộ thần vâng đem những chỗ trùng lập và còn ngờ trong các đơn cứ theo từng khoảng tâu xin, chuẩn cho thi hành. Nhưng vì thần hiệu và tên các xã phải tra cứu cho rõ ràng, chuẩn xác, nên chưa thể làm xong ngay được. Vậy kính xin cho gia hạn đến sang xuân sẽ tiếp tục kê sách đệ dâng lê đợi chỉ. Phụng châu phê: Chuẩn cho gia hạn” [26; tr.326].
- Đến năm sau: “Minh Mạng thứ 7, ngày 5 tháng 9 (1826) mới xét phong thần sắc
“Trích: Đình thần, kính tâu:
Kính xét: Năm Minh Mạng thứ 5 (1824) dân các xã thuộc 3 dinh trực thuộc phủ Thừa Thiên và các trấn Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi làm đơn tặng sắc phong Thần, tổng cộng 1588 đơn. Đình thần kính vâng đối chiếu, xem xét số đơn này, trừ những xã nào trong hộ tịch có chữ viết sai thì sửa lại cho đúng, còn tất cả những đơn thuộc hạt nào khai riêng danh hiệu xin liệt kê ra dưới đây. Trong số này đối với trường hợp biệt lập xưng danh hiệu, hoặc tra không có tên phường, tộc, cục đó hoặc có tra ra xã thôn nhưng không có danh hiệu đó thì chúng thần nghĩ nên đình lại việc phong tặng. Châu phê: Chuẩn y lời tâu” [26; tr.820].
- Các niên đại sắc phong qua khảo sát:
+ 明命柒年捌月貳拾五日
Minh Mạng thất niên bát nguyệt nhị thập ngũ nhật ( Minh Mạng năm thứ 7 (1826) ngày 25 tháng 8) có hai sắc phong một của làng Dương Xuân và một của làng Đốc Sơ.
+ 紹治貳年拾月初捌日
Thiệu Trị nhị niên thập nguyệt sơ bát nhật (Thiệu Trị năm thứ 2 (1842) ngày 8 tháng 10) có một sắc phong làng Nguyệt Biều
+ 紹治貳年拾壹月初捌日
Thiệu Trị nhị niên thập nhất nguyệt sơ bát nhật (Thiệu Trị năm thứ 2 (1842) ngày 8 tháng 11) có 3 sắc phong của các làng: An Vân, Nguyệt Biều và Dương Xuân
+ 紹治五年拾貳月貳拾陸日
Thiệu Trị ngũ niên thập nhị nguyệt nhị thập lục nhật (Thiệu Trị năm thứ 5 (1845) ngày 26 tháng 12) có 1 sắc phong của làng Vạn Xuân
+ 嗣德參年捌月初陸日
Tự Đức tam niên bát nguyệt sơ lục nhật (Tự Đức năm thứ 3 (1850) ngày 6 tháng 8) có hai sắc phong, một bản của làng Dương Xuân và một bản của làng Vạn Xuân
+ 嗣德參拾參年拾壹月貳拾肆日
Tự Đức tam thập tam niên thập nhất nguyệt nhị thập tứ nhật. (Tự Đức năm thứ 33 (1880) ngày 24 tháng 11) có 3 sắc phong ở các làng: An Vân, Nguyệt Biều và Thế Lại thượng
+ 同慶貳年柒月初壹日
Đồng Khánh nhị niên thất nguyệt sơ nhất nhật (Đồng Khánh năm thứ 2 (1887) ngày 1 tháng 7) có 5 sắc phong của các làng: An Vân (2 Sắc phong), còn các làng Thế Lại thượng, Nguyệt Biều, Dương Xuân (mỗi làng 1 sắc phong)
+ 成泰貳年貳月貳拾日
Thành Thái nhị niên nhị nguyệt nhị thập nhật (Thành Thái năm thứ 2 (1890), ngày 20 tháng 2) có một sắc phong của làng Dương Xuân thượng
+ 成泰參年貳月貳拾日
Thành Thái tam niên nhị nguyệt nhị thập nhật (Thành Thái năm thứ 3 (1891), ngày 20 tháng 2) có một sắc phong của làng Thế Lại thượng
+ 成泰參年肆月拾捌日
Thành Thái tam niên tứ nguyệt thập bát nhật (Thành Thái năm thứ 3 (1891), ngày 18 tháng 4) có 2 sắc phong của làng Dương Xuân thượng
+ 成泰陸年玖月貳拾五日
Thành Thái lục niên cửu nguyệt nhị thập ngũ nhật ( Thành Thái năm thứ 6 (1904), ngày 25 tháng 9) có 6 sắc phong, trong đó có 4 bản của làng Phú Xuân và 2 bản của làng An Ninh hạ.
+ 維新參年捌月拾壹日
Duy Tân tam niên bát nguyệt thập nhất nhật (Duy Tân năm thứ 3 (1909), ngày 11 tháng 8). có tất cả 7 sắc phong gồm các làng: Dương Xuân thượng (2 đạo sắc phong) và các làng An Vân, Thế Lại thượng, Nguyệt Biều, Dương Xuân, Phú Xuân (có một bản sắc phong).
+ 啟定貳年參月拾捌日
Khải Định nhị niên tam nguyệt thập bát nhật. (Khải Định năm thứ 2 (1917), ngày 18 tháng 3). có 5 đạo sắc của các làng An Ninh hạ (3 đạo), các làng Lễ Khê và Dương Xuân có một đạo sắc phong.
+ 啟定玖年柒月貳拾五日
Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật. (Khải Định năm thứ 9 (1924), ngày 25 tháng 7). có 13 đạo sắc phong, gồm Phú Xuân (4 sắc phong), Dương Xuân (3 sắc phong), Thế Lại Thượng và An Vân (2 sắc phong), còn làng Lễ Khê và Dương Xuân thượng (1 sắc phong).
Qua các văn bản khảo sát thì chúng ta thấy có tất cả 14 đợt sắc phong của các vị vua triều Nguyễn từ thời Minh Mạng đến Khải Định, càng về sau thì số lượng sắc phong được khảo sát càng tăng lên. Như trên, chúng ta thấy thời Minh Mạng chỉ có hai sắc phong thì đến thời Khải Định đã có tới 18 sắc phong, điều đó cho ta thấy rằng càng về sau thì số lượng các vị thần được phong làm thần Thành hoàng càng nhiều.
3.2.2. Các vị thần Thành hoàng được ban sắc ở thành phố Huế
Thành hoàng của một làng là một nhân vật lịch sử hay truyền thuyết mà những người đầu tiên đến lập nghiệp, xây dựng nên làng xã đã chọn. Có thể “theo ý riêng của một chức dịch đã đề nghị với tập thể, hoặc sau những sự phát hiện thần bí (nằm mộng, sự hiện hình, sấm truyền, lời thầy bói, thầy phù thủy hay thầy địa lý…), hoặc sau những cuộc bàn bạc bằng các căn cứ ở vai trò lịch sử của địa phương, các hoàn cảnh chi phối việc lập làng, sự gần gũi những nơi linh ứng, những sông hay núi nổi danh, hoặc đơn giản chỉ sao chép các bài vị làng gốc của các dân làng đầu tiên. Đôi khi đấy là những vị thần của tín ngưỡng dân gian, thần cụt đầu, thần trẻ con, thần ăn cắp…được phát hiện qua những phép lạ sau khi các vị đó chết bất đắc kỳ tử vào một giờ linh thiêng. Đôi khi đấy là một con vật được sự cả tin của công chúng mà biến thành thần” [24; tr.847]
Qua việc khảo sát 40 bản sắc phong thần Thành hoàng ở thành phố Huế, đã có 13 bản sắc phong cho các Thổ thần làm thần Thành hoàng; 3 bản sắc phong cho các vị Dương thần (ở làng Dương Xuân và Thế Lại Thương); một bản sắc phong cho Đô đại Thành hoàng làng Thế Lại Thượng; còn lại là các bản sắc phong Thành hoàng cho các làng, có tính chung chung như Nguyệt Biều Bảo An Thành hoàng chi thần, An Vân Thành hoàng chi thần…Chúng tôi chưa tìm thấy có văn bản nào phong cho các vị Thành hoàng là Thiên thần, Âm thần, Sơn thần hay Thủy thần trong phạm vi đã khảo sát.
Hầu hết những làng được khảo sát đều thờ vị Bổn Thổ Thành hoàng song song với việc thờ các vị Thành hoàng khác. Điều này cho chúng ta thấy rõ được vị Thổ thần (thần đất) được nhân dân đặc biệt coi trọng. Vấn đề này được giải thích như sau: Nước ta là một nước nông nghiệp lâu đời, với việc trồng lúa nước và hoa màu nên đất đai được người dân coi trọng, vì đó là sự nghiệp, là cuộc sống của họ. Và họ đã tôn vị Thổ thần thành một vị Phước thần (còn gọi là thần Thành hoàng) để giúp đỡ họ nhiều hơn trong cuộc sống thường ngày.
3.2.3. Hệ thống phẩm trật và các mỹ tự qua các bản sắc phong
Đến thời Tự Đức năm thứ 3 (1850) đã có quy định về hệ thống phẩm trật như sau: [27, tập VIII; tr.187]
Phân cấp
Tính chất
Thượng đẳng thần
Trung đẳng thần
Hạ đẳng thần
Thiên thần
Túy mục
Linh thủy
Thuần chính
Thổ thần
Hàm quang
Tĩnh hậu
Đôn ngưng
Sơn thần
Tuấn tĩnh
Củng bạt
Tứ ngực
Thủy thần
Hoành hợp
Nông nhuận
Trừng trạm
Dương thần
Trác vĩ
Quang ý
Đoan túc
Âm thần
Trang huy
Trai thục
Nhan uyên
Như vậy chúng ta thấy các từ chỉ phẩm trật thường đi kèm với các mỹ tự. Nếu sắc phong nào không chỉ rõ là thượng, trung hay hạ đẳng thần thì chúng ta dựa vào những từ chỉ phẩm trật để biết vị thần đó được xếp vào hạng nào. Cũng nhìn vào hệ thống phẩm trật, chúng ta cũng có thể biết được vị thần đó thuộc loại thần nào.
Thần mỗi lần được phong là thêm một mỹ tự (từ ghép Hán Việt) nêu bật phẩm chất, tính cách quy định theo chủng loại Thiên thần, Thổ thần, Âm thần,, Dương thần, Sơn thần hay Thủy thần. “Như vậy càng nhiều lần được phong, thần càng có nhiều mỹ tự; cấp bậc ngạch trật từ thấp đến cao gồm: chi thần, tôn thần (hạ đẳng thần), trung đẳng thần, thượng đẳng thần, thượng thượng đẳng thần, thượng thượng thượng đẳng thần. Nhân thần hiếm khi được phong đến thượng đẳng. Sắc phong hay truy phong chức tước của quan lại được con cháu thờ ở từ đường, khuôn khổ không khác gì sắc thần, chỉ khác ở lời văn; mỗi loại đều theo một quy định sẵn (cũng như bằng cấp, giấy khen bây giờ), còn sắc phong của thần linh thì thờ ở đình miếu, cất trong hòm son, tôn trí trên khám. Cá nhân hay làng xã phải cất giữ cẩn thận, nếu bị thiên tai hoặc hỏa hoạn thì phải có đơn trình xin cấp lại” [40, tr.157]. Và dĩ nhiên để được cấp lại những sắc phong đã bị mất thì làng đó phải chấp nhận chịu một án phạt đã được triều đình quy định.
“Ngoài đa phần là các “Bổn cảnh/ Thổ/ Xứ/ Xã Thành hoàng”, có thể thấy tính chất của các Thành hoàng còn lại là Thiên thần, Nhiên thần hoặc Nhân thần” [20, tr.53]. Tuy vậy, qua khảo sát thực tế ở vùng Huế, số lượng Thành hoàng là Thiên thần, Nhiên thần thì rất hiếm gặp. Trong các bản Sắc phong, chúng tôi khảo sát thì vẫn chưa thấy một bản Sắc phong nào phong cho các vị Thiên Thần hay Nhiên thần, chỉ thấy có một số Sắc phong phong cho Nhân thần như sắc phong ở làng Dương Xuân (Hương Sơ) phong cho ông Ngô Đại Tướng Quân làm Bổn thổ Thành hoàng (đã nói ở trên); rồi làng Thế Lại Thượng phong cho ông Hồ Đại Tướng Quân…
Càng về sau thì các vị thần được phong nhiều hơn, và số lượng sắc phong cũng theo đó mà tăng lên. Đến thời Duy Tân và thời Khải Định, số lượng hợp phongChú thích:
1 Đã dẫn ở trên
cho nhiều vị thần xuất hiện rất nhiều. Bản sắc phong của vua Duy Tân năm thứ 3 ban cho làng Dương Xuân thượng có đến 5 vị thần. Thời Khải Định vào năm thứ 9, làng Dương Xuân thượng cũng có 8 vị thần được phong. Trong các bản sắc phong, các mỹ tự được phong của mỗi vị thần càng ngày càng được tăng lên. Ví dụ như sắc phong cho Thành hoàng làng Dương Xuân vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826) chỉ có hai mỹ tự là: Bảo An Thành hoàng chi thần (保安城 隍之神) nhưng đến thời Thiệu Trị thứ 2 (1842) đã phong thêm bốn mỹ tự là: Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Thành hoàng chi thần (保 安 政 直 佑 善 城 隍 之 神), tiếp đến thời Tự Đức thứ 3 (1950) phong thêm hai mỹ tự là: Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn NgưngChú thích:
1 Đôn Ngưng là phẩm trật Hạ đẳng thần của vị Thổ thần.
Thành hoàng chi thần (保 安 政 直 佑 善 敦 凝 城 隍 之 神), thời Đồng Khánh tiếp tục phong thêm bốn mỹ tự nữa là: Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Thành hoàng chi thần (保 安 政 直 佑 善 敦 凝 翊 保 中興城 隍 之 神). Như vậy vị thần này đã có đến 10 mỹ tự. Tình hình này cũng xảy ra ở một số bản sắc phong của một số vị thần Thành hoàng ở một số làng khác trên địa bàn.
KẾT LUẬN
- Giá trị của sắc phong Thành hoàng ở thành phố Huế
Sắc phong thần nói chung và sắc phong Thành hoàng nói riêng là một tài sản quý giá về tinh thần của người dân trong nét văn hóa làng xã của Việt Nam. Nó giúp cho làng xã giữ được “cái hồn” của mình và đó cũng là một trong những nét đặc sắc của văn hóa làng xã xưa nay.
Qua các sắc phong thần Thành hoàng được khảo sát, chúng ta thấy rõ được các đối tượng được phong thần Thành hoàng ở trên địa bàn thành phố Huế. Cũng từ việc khảo sát này chúng ta biết thêm về các vị thần linh được thờ tự tại các đình làng miếu mạo. Cũng qua đó chúng ta thấy được các phong tục, lễ nghi cúng tế của làng xã và những điển chế của triều đình đối với làng xã Việt Nam nói chung và vùng đất Thuận Hóa nói riêng. Điều này càng có ý nghĩa trong điều kiện miền Trung là một vùng đất lắm nắng nhiều mưa, thiên tai địch họa.
Ngoài ra, sắc phong và sắc phong Thành hoàng còn là một loại tư liệu tốt, góp phần xác minh lịch sử như thời điểm thành lập làng xã, định cư họ tộc, đặc biệt cung cấp những sự kiện về nhân vật.
- Những vấn đề đặt ra
“Hiện nay, trên địa bàn Thừa Thiên Huế, thần sắc vẫn còn nhiều, đến hàng nghìn bản, nhưng mỗi nơi lại được bảo quản với những cách thức khác nhau, có nơi nguyên vẹn , tình trạng tốt, nhưng cũng có nơi bị mủn nát tả tơi” [40, tr.158], thậm chí có phần lớn các làng đã bị mất sắc phong do nhiều nguyên nhân có thể là do thiên tai, hỏa hoạn, nhưng tình trạng mất trộm cũng rất nhiều. Do vậy vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải có những dự án sưu tầm đầy đủ các bản sắc phong để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho tra cứu hay nghiên cứu. Vì mỗi lần tiếp cận các văn bản sắc phong rất khó khăn, có nhiều làng muốn tiếp cận phải chờ thông qua hội đồng tộc trưởng của làng và phải mất cả vài tuần lễ mới tiếp cận được. Bên cạnh đó, những người giữ trách nhiệm bảo quản các bản sắc phong cũng cần được tập huấn cách bảo quản. Vì hầu hết những bản sắc phong còn lại đã trải qua thời gian khá dài, hàng trăm năm, nên để lưu giữ được, cần phải có một biện pháp, một chiến lược chung để lưu giữ “cái hồn” của làng xã. Đối với những bản sắc phong bị hỏng nát, hay bị mất cũng cần có những biện pháp để phục chế như nguyên trạng, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, tránh cho văn hóa làng xã bị phai mờ trong xu thế phát triển hiện nay.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết các văn bản sắc phong đều được đựng trong hộp kín, có nơi phải ba năm đúng dịp thu tế mới mở ra một lần, nhưng lần mở ra đó cũng không có hướng xử lý nhằm tránh ẩm ướt, mối mọt. Khi đó những loại giấy này đã trải qua hàng trăm năm, nên theo chúng tôi nơi nào còn lưu giữ được sắc phong, thì mỗi năm nên chọn ngày nắng đẹp đem ra phơi một lần. Đó chính là điều kiện để kiểm tra hiện trạng của sắc phong và khi sắc phong đã được bảo quản tốt thì thời gian tồn tại của nó sẽ kéo dài.
Tóm lại, tôn vinh thần linh là một trong những nét văn hóa của người Việt Nam nói chung và người dân Huế nói riêng. Điều này thể hiện sự mong mỏi về một cuộc sống hài hòa, cân bằng với tự nhiên, khao khát đạt được thành quả xứng đáng trong lao động sản xuất để vươn tới một xã hội phồn vinh, hạnh phúc. Việc thờ cúng thần linh chứa đựng hai mặt. Đó là: mặt tích cực thì làm thăng hoa cuộc sống, mặt tiêu cực thì gây nên sự trì trệ, khép kín và gây lòng mê tín dị đoan. Vì vậy, “trong thời đại ngày nay, chúng ta cần nghiên cứu bảo lưu giá trị đích thực của tín ngưỡng này, đồng thời phát huy khoa học kỹ thuật để hạn chế những hủ tục đó mà ra. Riêng các bản sắc phong thần mà đặc biệt là các bản sắc phong thần Thành hoàng mang niên hiệu triều Nguyễn từ thời Minh Mạng đến thời Khải Định, là những tư liệu quý về phong tục học liên quan đến làng xã cụ thể, nếu tách khỏi địa phương, chúng sẽ trở thành vô nghĩa, hay chỉ còn giá trị về chất liệu. Nhiệm vụ bảo quản hoàn toàn thuộc vào làng sở tại, nhưng nói chung không nên để mất mát hoặc rách nát và các cơ quan liên quan cũng có trách nhiệm đề ra những biện pháp để theo dõi vì hiện nay nghề làm loại giấy này cũng thất truyền” [40, tr.158] .
Khi nghiên cứu các văn bản sắc phong thần Thành hoàng ở thành phố Huế, chúng tôi còn nhận thấy một nét khác biệt là ở một số làng vị Thổ thần đã được dân làng đưa lên thành thần Thành hoàng. Do vậy các vị vua triều Nguyễn mới ban cấp sắc phong. Cũng qua những tư liệu đã sưu tầm, chúng tôi còn nhận thấy những văn bản sắc phong thần Thành hoàng của triều Nguyễn là từ Minh Mạng trở đi. Thời các vị chúa Nguyễn và thời Gia LongChú thích:
1 Thời Gia Long cũng có ban cấp sắc phong thần cho các làng xã, những khi ban ra lại phát hiện có nhiều chỗ sai sót nên đã thu hồi lại.
không thấy có bản sắc phong nào. Điều này dẫn đến một sự suy đoán. Khi chúa Nguyễn vào khai khẩn đất miền Trung, còn bận rất nhiều công việc chính trị nên chưa chú tâm đến việc này. Thứ nữa thời gian đầu việc hình thành làng xã chưa vào thế ổn định nên các chức sắc trong làng chưa trình tấu lên vua để phong thần Thành hoàng cho làng. Chỉ sau này, khi triều đình nhà Nguyễn đã lập nên thế ổn định, việc lập lại trật tự làng xã dưới sự cai quản của nhà nước phong kiến được chú ý thì việc ban cấp sắc phong thần Thành hoàng ở triều Nguyễn mới được chú ý. Đây là việc làm thường xuyên của các vua Nguyễn trong những dịp đại khánh của đất nước.
Việc thờ các vị Thành hoàng ở thành phố Huế và việc ban cấp sắc phong cho các vị thần Thành hoàng thực sự là một nét đẹp tinh thần trong văn hóa ứng xử giữa thần và người ở các nước ảnh hưởng nền văn hóa Trung Quốc nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng. Là những người hậu thế, chúng ta nên biết tôn trọng và giữ gìn nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dương Văn An (2001), Ô châu cận lục, Trần Đại Vinh và… dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế.
Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Vân Anh (2005), “Miếu thờ Đô Thành hoàng”, Tạp chí Huế xưa và nay, số 72, Huế.
Toan Ánh (1992), Nếp cũ Làng xóm Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.
PGS.TS Đỗ Bang (2008), “Công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa Huế”, Tạp chí Văn hóa Huế - xuân Mậu Tý 2008, Huế.
Phan Kế Bính (2004), Việt Nam phong tục, Nxb Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.
Léopold Cadière (2004), Kinh thành Huế & Tế Nam Giao (song ngữ), Đỗ Trinh Huệ dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế.
Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu Văn hóa và Tộc người, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Nguyễn Đình Chung (2008), “Một số tư liệu Hán Nôm ở quần thể di tích lịch sử văn hóa làng Hanh”, Tạp chí Thế giới Di sản số 7, Hà Nội.
Thiều Chửu (2005), Hán Việt tự điển, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
Quỳnh Cư và…(2006), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Cao Xuân Dục (2003), Đại Nam chính biên liệt truyện, Quốc sử quán triều Nguyễn dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
Cao Xuân Dục (2003), Đại Nam dư địa chí ước biên, TS Hoàng Văn Lâu dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
Lưu Đức Dương (2001), Lịch sử lưu dân, Cao Tự Thanh dịch, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
Lê Quý Đôn (1977), Kiến văn tiểu lục, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Lê Quý Đôn (1977), Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Lê Thanh Đức (2001), Đình làng miền Bắc, NXB Mỹ Thuật, Hà Nội.
Nguyễn Thanh Hải (2002), “Tìm hiểu một số văn bản chữ Hán ở phường Phường Đúc – Huế”, Khóa luận, Huế.
Trần Đình Hằng (2008), “Thành hoàng hay Thổ thần – Nhìn từ làng Việt miền trung”, Tạp chí Huế xưa và nay, số 86, Huế.
Lê Văn Hảo (1984), Huế giữa chúng ta, Nxb Thuận Hóa, Huế.
Trần Hoàng (2008), “Lễ và Hội trong hội làng thuở xưa”, Tạp chí Văn hóa Huế - xuân Mậu Tý 2008, Huế.
http:// blog.360.yahoo.com/hongtran.nguyen
Nguyễn Văn Huyên (2003), Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hóa Huế xưa – 3 tập: Tập I. Đời sống gia tộc, tập II. Đời sống làng xã, tập III. Đời sống cung đình, Nxb Thuận Hóa, Huế.
Minh Mạng (1998), Mục lục châu bản triều Nguyễn, tập II, NXB Văn Hóa, Hà Nội.
Nội Các Triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam Hội điển sử lệ, các tập III, VI, VII, VIII, Nxb Thuận Hóa, Huế.
Phân viện nghiên cứu VHTT tại Huế, Hương ước Thừa Thiên, Chưa xuất bản.
Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam Liệt Truyện, NXB Thuận Hóa, Huế.
Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam Nhất Thống Chí – tỉnh Thừa Thiên, NXB Thuận Hóa, Huế.
Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam Thực Lục, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế và…, Di tích - Cảnh quan trên địa bàn Tp Huế và vùng phụ cận – Chưa xuất bản.
Trần Thanh Tâm và…(2001), “Địa danh thành phố Huế”, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
Trần Huy Thanh (2008), “Việc cưới, việc tang & lễ hội ở Huế nhìn từ quan điểm lịch sử và khoa học”, Tạp chí Văn hóa Huế - xuân Mậu Tý 2008, Huế.
Thích Viên Thành và… (2001), “Văn khấn Nôm truyền thống”, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
Hồ Đức Thọ (2005), Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Nguyễn Hữu Thông và… (2006), Hải Cát: Đất và người, NXB Thuận Hóa, Huế.
Nguyễn Hữu Thông (2003), “Mấy nét đặc trưng của làng xã miền Trung”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2.
Lê Văn Thuyên và… (1999), Địa chí Văn hóa làng Mỹ Lợi, Nxb Thuận Hóa, Huế.
Lê Văn Thuyên và… (2008), Văn bản Hán Nôm làng xã vùng Huế, NXB Thuận Hóa, Huế.
Nguyễn Toại (1973), “Nhớ lại hội hè đình đám” – In trong Niên san Nghiên cứu Việt Nam (1973), tập 1, NXB Sùng Chính, Huế.
Tạ Chí Đại Trường (2006), Thần và người đất Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế (1999), Phú Xuân – Huế từ đô thị cổ đến hiện đại, Nxb Thuận Hóa, Huế.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế (2007), Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2006 – 2020, tp Huế.
Trần Đại Vinh (2006), Văn bia và văn chuông Hán Nôm dân gian Thừa Thiên Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế.
Trần Đại Vinh (2002), “Tên làng xã ở Thừa Thiên Huế qua các thời kỳ lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 37, Huế.
Hồ Vĩnh (1998), Dấu tích Văn hóa thời Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế
Trịnh Quang Vũ (2002), Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Cái Thị Vượng (2008), “Sắc phong Thần tìm thấy ở Quảng Trị những di sản cần giữ gìn”, Tạp chí Thế giới Di sản số 5, Hà Nội.
Cái Thị Vượng (2005), “Thành hoàng Việt ở Quảng Trị”, Tạp chí Cửa Việt, số 129, Quảng Trị.
雷 飛 鴻 (2003), 辭 源 詞 典, 世 一 文 化 事 業 股 份 有 公 司,台鸞.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sắc phong Thành hoàng Việt Nam.doc