Sản phẩm Bao thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng thương mại Á Châu

- Hồ sơ BTT được thanh lý khi bên mua hàng thanh toán đầy đủ tiền hàng hoặc Import Factor đảm bảo thanh toán đầy đủ hoặc bên bán hàng thanh toán đầy đủ nợ gốc, lãi BTT và các chi phí phát sinh (nếu có). - Khi bên bán hàng có nhu cầu giải chấp tài sản, Loan CSR và NV. PLCT tiến hành làm thủ tục giải chấp tương tự đối với cho vay. - Trong một số trường hợp tranh chấp có thể xãy ra sau khi bên mua hàng đã thanh toán hoặc Import Factor đã PUG. Trong vòng 180 ngày kể từ ngày bên mua hàng thanh toán hoặc Import Factor PUG mà theo luật pháp của nước bên mua hàng bắt buộc Import Factor thanh toán lại cho bên mua hàng thì bên bán hàng có nghĩa vụ trả lại số tiền đã nhận thanh toán.

pdf16 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2210 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sản phẩm Bao thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng thương mại Á Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐH KINH TẾ TP HỒ CHÍMINH KHOA: ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Lớp: CH N gân hàng Đ2K16  Bài tập môn NVNHTM: GV: PGS.TS. Trần Hoàng Ngân Thực hiện: Nhóm 8 Lâm Ngọc Thảo Nguyễn Thị Bích Thuỷ Phạm Thị Kim Tuyến Huỳnh Phi Yến Nguyễn Thị Thanh Tú TP Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 01 năm 2008 I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Giải thích từ ngữ: - BTT xuất khẩu có truy đòi: là hình thức cấp tín dụng của ACB đối với bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được thỏa thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng trong Hợp đồng xuất nhập khẩu và ACB có quyền đòi lại số tiền ứng trước cho bên bán hàng trong trường hợp bên mua hàng không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán . - Khoản phải thu: là số tiền bên bán hàng phải thu từ bên mua hàng theo hợp đồng mua xuất nhập khẩu hàng hóa. - Bên bán hàng: Là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến kinh doanh và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc xuất khẩu hàng hoá theo thỏa thuận trong hợp đồng xuất nhập khẩu với bên mua với bên mua hàng. - Bên mua hàng: Là tổ chức nhận hàng hóa từ bên bán hàng và có nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu theo quy định tại hợp đồng xuất nhập khẩu. - Đơn vị BTT xuất khẩu (Sau đây gọi là Export Factor): là ACB, thực hiện hoạt động BTT bên nước xuất khẩu (Việt Nam), ký hợp đồng BTT xuất khẩu, và ứng trước tiền thanh toán cho bên bán hàng. - Đơn vị BTT nhập khẩu (Sau đây gọi là Export Factor): là đơn vị hoạt động BTT bên nước nhậphàng, tham gia vào quá trình BTT, thực hiện việc thu hộ và đảm bảo thanh toán các khoản phải thu của Bên mua hàng đối với ACB. - Hạn mức BTT xuất khẩu: Là số dư tối đa của các khoản phải thu được BTT trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận giữa ACB và bên bán hàng trong hợp đồng BTT xuất khẩu. - Hạn mức đảm bảo thanh toán: Là số dư tối đa của khoản phải thu được đảm bảo thanh toán bởi Import Factor nếu bên mua hàng mất khải năng thanh toán mà không vì lý do hàng hóa bị tranh chấp. Hạn mức đảm bảo thanh toán sẽ do Import Factor đồng ý và trả lời chính thức thông qua giao dịch điện tử edifactoring.com đối với từng bên mua hàng dựa trên yêu cầu cấp hạn mức đảm bảo thanh toán của ACB. - Đảm bảo thanh toán: là việc đơn vị BTT nhập khẩu thnh toán vào ngày thứ 90 kể từ ngày đáo hạn khoản phải thu nếu bên mua hàng mất khả năng thanh toán với điều kiện khoản phải thu không bị tranh chấp. - Edifactoring.com:là hệ thống giao dịch điện tử giữa các đơn vị BTT thông qua trang web edifactoring.com do Hiệp hội BTT quốc tế (FCI) quản lý. - Khoản phải thu được phê duyệt (approved receivables): là khảon phải thu phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa giữa bên bán hàng, bên mua hàng và được ACB xác định nằm trong hạn mức BTT xuất khầu đối với từng bên mua hàng. - Hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa: là thỏa thuận bằng văn bản giữa bên bán hàng và bên mua hàng về việc xuất, nhập khẩu hàng góa theo quy định của phát luật rong đó bên mua hàng chưa đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán. - Tổng số tiền ứng trước tối đa: là tổng số dự BTT xuất khẩu tối đa trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận giữa ACB và bên bán hàng trong hợp đồng BTT. - Số dư BTT xuất khẩu: là khoản tiền mà ACB ứng trước cho Bên bán hàng đối với các khoản phải thu được BTT. - Chuyển nhượng khoản phải thu (assignment of receivables): là việc chuyển nhượng toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản phải thu từ bên bán hàng sang ACB và/hoặc từ ACB sang đơn vị bao thanh toán nhập khẩu. - Chuyển nhượng lại khoản phải thu (reassignment of receivables): là đơn việc đơn vị BTT nhập khẩu chuyển trả lại quyền đòi nợ và các quyền khác có liên quan đến khoản phải thu được BTT cho ACB, đơn vị BTT nhập khẩu sẽ được giải tỏa hết trách nhiệm đối với các khoản phải thu đó. - Các quy tắc chung về BTT quốc tế (General Rules on International Factoring – GRIF): là bản các Quy tắc mà các thành viên của Hiệp hội phải thuân thủ khi thực hiện BTT (ACB là thành viên chính thức FCI từ tháng 07/2005). 2. Đối tượng khách hàng: 2.1. Bên bán hàng: là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện cấp tín dụng theo Quy chế bao thanh toán của ACB, quy định của pháp luật hiện hành và phải thỏa mãn thêm các điều kiện sau: a. Có tình hình tài chính lành mạnh, và: + ROE thực tế (theo báo cáo kiểm toán hoặc kiểm tra số lượng báo các thực tế nội bộ) trong năm gần nhất >=10%. Trường hợp bên mua bị lỗ trong các năm trước thì tổng lỗ lũy kế các năm không quá 20% vốn thực góp; + Tổng nợ phải trả / vốn chủ sở hữu <= 5; +Hiện không có nợ vay tại các tổ chức tài chính (ngân hàng, công ty tài chính, Công ty thuê mua tài chính) từ nhóm 2 trở lên. b. Ban lãnh đạo doanh nghiệp có năng lực điều hành và kinh nghiệm trong ngành xuất khẩu tối thiểu 2 năm. c. Có giấy chứng nhận tiêu chuẩn ngành phù hợp với quy định của ngành hàng và quốc gia nhập khẩu (nếu có). d. Không ký hợp đồng BTT xuất khẩu còn hiệu lực với bất kỳ đơn vị BTT xuất khẩu nào. e. Phải là bên sở hữu hợp pháp và có toàn quyền hưởng lợi đối với khoản phải thu. f. Đồng ý chuyển nhượng cho ACB tất cả các khoản phải thu từ bên mua hàng được chấp thuận BTT. 2.2 Bên mua hàng: a. Thời gian quan hệ mua bán với bên bán hàng: tối thiểu 3 tháng và đã có ít nhất 2 lần được giao hàng. b. Phải được Import Factor đánh giá tốt và cấp hạn mức đảm bảo thanh toán. 3. Tiêu chí lựa chọn đơn vị BTT: Import Factor chọn tham gia vào dịch vụ BTT phải là thành viên chính thức của FCI và được xếp vào ít nhất một trong các tiêu chí sau: - Fitch: Dài hạn từ BBB trở lên; ngắn hạn từ F3 trở lên; hoặc - Moody's: Dài hạn từ Baa trở lên; ngắn hạn từ P – 3 trở lên; hoặc - Standard anh Poor: Dài hạn từ BBB trở lên; ngắn hạn từ A – 3 trở lên. 4. Mặt hàng BTT: - Mặt hàng không thực hiện BTT: thực phẩm tươi sống, thủy sản tươi sống, gia súc sống, gia cầm sống, thức ăn nhanh, rau củ quả tươi, hàng dễ hư hỏng. - Mặt hàng ưu tiên thực hiện bao thanh toán: hàng tiêu dùng, mặt hàng có chất lượng ổn định, ít xãy ra hư hỏng, thiếu hụt về chất lượng, số lượng trong quá trình vận chuyển. 5. Phương thức BTT: BTT xuất khẩu được thực hiện theo phương thức BTT hạn mức; phương thức BTT từng lần, không thực hiện đồng BTT 6. Phương thức giao nhận hàng hoá được BTT: Giao hàng bằng đường biển; bằng đường hàng không. 7. Thị trường BTT: 7.1. Thị trường không thực hiện BTT: Cộng hòa dân chủ Ai Len, Cuba, Sudan, Burma (Myanmar), Iran, Iraq, Syria, Balkans, Liberia, Lybiya, Zimbadwe, Bắc Triều Tiên. 7.2. Thị trường hạn chế: Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Campuchia. 7.3. Thị trường ưu tiên: Mỹ, Singapore, Đài Loan, Nhật, Hồng Kông, ÚC, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hà Lan, Áo, Thụy Sĩ, Argentina, Brazil, Phần Lan, Greece, Thái Lan. 8. Khoản phải thu: 8.1. Những khoản phải thu sau đây không được thực hiện BTT: + Phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa có quy định việc cấm chuyển nhượng khoản phải thu; + Phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa bị pháp luật cấm; + Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận bất hợp pháp; + Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp; + Phát sinh từ các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa dưới hình thức ký gửi; + Phát sinh từ các hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 90 ngày; + Khoản phải thu đã được gán nợ, cầm cố, thế chấp; + Khoản phải thu được gia hạn hoặc quá hạn thanh toánt theo hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa. 8.2. Khoản phải thu được BTT: ACB chấp nhận BTT xuất khẩu đối với các khoản phải thu không nằm trong danh mục nêu trên và có phương thức thanh toán thỏa thuận trong hợp đồng xuất nhập khẩu là trả T/T trả sau không quá 90 ngày kể từ ngày giao hàng, nhờ thu trả chậm (D/A) không quá 90 ngày giao hàng, nhờ thu trả ngay (D/P). 9. Chuyển nhượng khoản phải thu: 9.1. Chuyển nhượng khoản phải thu: Bên bán hàng có trách nhiệm chuyển nhượng cho ACB tất cả các khoản phải thu phát sinh (kể cả những khoản phải thu bên bán hàng không có nhu cầu ứng trước) đối với các bên mua hàng đã được ACB cấp hạn mức BTT xuất khẩu. 9.2. Chuyển nhượng lại khoản phải thu: a. Bên bán hàng có quyền (không có nghĩa vụ) yêu cầu chuyển nhượng lại khoản phải thu (để đòi tiền trực tiếp từ bên mua hàng) sau khi bên bán hàng đã hoàn tất nghĩa vụ trả các khoản ứng trước, lãi, phí cho ACB và việc chuyển nhượng lại khoản phải thu phải được Import Factor và ACB chấp thuận. b. Import Factor có quyền chuyển nhượng lại khoản phải thu theo quy định trong GRIF. 10.Hạn mức đảm bảo thanh toán: 10.1. Hạn mức đảm bảo thanh toán (Line Cover): là hạn mức do đơn vị BTT nhập khẩu đồng ý và trả lời chính thức thông qua giao dịch điện tử edifactoring.com đối với mỗi bên mua hàngdựa trên yêu cầu cấp hạn mức đảm bảo thanh toán của ACB. 10.2. Xác định yêu cầu cấp hạn mức đảm bảo thanh toán (sử dụng để yêu cầu Import Factor cấp hạn mức đảm bảo thanh toán cho từng bên mua hàng) - Căn cứ vào doanh số xuất khẩu, thời hạn thanh toán..., các đơn vị xác định yêu cầu cấp hạn mức đảm bảo thanh toán cho từng bên mua hàng theo công thức sau: Hạn mức đảm bảo thanh toán = Doanh số xuất khẩu x Thời hạn thanh toán x (1 + biên độ an toàn) 360 Trong đó:  yêu cầu hạn mức đảm bảo thanh toán: hạn mức yêu cầu Import Factor cấp cho từng bên mua hàng  Doanh số xuất khẩu: tổng doanh số xuất khẩu (năm trước hoặc dự đoán năm nay) bằng các phương thức (T/T, D/A, D/P) cho từng bên mua hàng.  Thời hạn thanh toán: thời hạn trả chậm được thỏa thuận trong hợp đồng xuất nhập khẩu ứng với từng phương thức thanh toán.  Biên độ an toàn: trong tập quán giao dịch của FCI biên độ này tối đa 50%. 11. Hạn mức BTT xuất khẩu: 11.1. Hạn mức BTT xuất khẩu: Căn cứ vào tình hình thực tế của bên mua hàng và hạn mức đảm bảo thanh toán được đơn vị BTT nhập khẩu chấp nhận, ACB sẽ cấp cho bên bán hàng mộtn hạn mức BTT xuất khẩu tương ứng với từng bên mua hàng Hạn mức BTT xuất khẩu = Hạn mức đảm bảo thanh toán Tổng hạn mức BTT xuất khẩu = Hạn mức đảm bảo thanh toán (i) Trong đó: n là ố bên mua hàng được đơn vị BTT nhập khẩu trả lời về hạn mức đảm bảo thanh toán và được ACB chấp thuận BTT xuất khẩu Hiệu lực của hạn mức BTT xuất khẩu: - Thời hạn hịêu lực của hạn mức đảm bảo thanh toán: là thời hạn hiệu lực do Import Factor đưa ra khi trả lời chính thức về yêu câu cấp hạn mức đảm bảo thanh toán của ACB. - Thời hạn hiệu lực của hạn mức BTT xuất khẩu bằng với thời hạn hiệu lực của hạn mức đảm bảo thanh toán. - Thời hạn hiệu lực của hạn mức BTT xuất khẩu chấm dứt khi: + Thời hạn hiệu lực của hạn mức đảm bảo thanh toán chấm dứt + Đơn vị BTT nhập khẩu hủy bỏ hạn mức đảm bảo thanh toán; + ACB đơn phương chấm dứt hạn mức BTT xuất khẩu 12. Ứng trước khoản phải thu: 12.1. Tỷ lệ ứng trước: Tối đa bằng 80% giá trị khoản phải thu được phê duyệt. Việc xác định tỷ lệ ứng trưowc phụ thuộc vào mặt hàng; sự thoả thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng (bằng văn bản hoặc thỏa thuận không bằng văn bản) về giảm giá, chiết khấu, các khoản giảm trừ, chia sẻ chi phí phát sinh (nếu có)... 12.2. Số tiền ứng trước: Số tiền ứng trước tối đa đối với từng bên mua hàng và tổng số tiền ứng trước tối đa đối với tất cả các bên mua hàng của một bên bán hàng được xác định theo công thức sau: Số tiền ứng trước = tỷ lệ ứng trước X khoản phải thu được phê duyệt Số tiền ứng trước tối đa = tỷ lệ ứng trước x hạn mức BTT xuất khẩu Số tiền ứng trước tối đa = tỷ lệ ứng trước (i) x hạn mức BTT xuất khẩu (i) 12.3. Thời hạn ứng trước (T): T = thời hạn thanh toán còn lại + 30 ngày Trong đó: Thời hạn thanh toán còn lại là số ngày còn lại kể từ ngày ứng trước đến ngày đến hạn thanh toán khoản phải thu. 12.4. Loại tiền ứng trước: VND/EUR/USD 12.5. Loại tiền bao thanh toán: khoản phải thu bằng EUR/USD/SGD/JPY/GBP 13. Lãi và phí BTT xuất khẩu: 13.1. Lãi suất: a. Lãi suất ứng trước: áp dụng theo quy định của ACB trong từng thời kỳ b. Cách tính lãi trong hạn: Tiền lãi = Số tiền ứng trước x Lã suất tháng x số ngày ứng trước 30 c. Lãi suất quá hạn: bằng 150% lãi suất trong hạn 13.2. Phí BTT xuất khẩu: a. Phí BTT (Bao gồm phí của ACB quy định theo từng thời kỳ và phí của Import Factor nêu rõ khi trả lời về hạn mức đảm bảo thanh toán đối với từng bên mua hàng). - Cách tính phí bao thanh toán = (mức phí (%) của ACB + mức phi (%) của IF) x trị giá khoản phải thu được phê duyệt b. Phí chuyển tiền: theo thực tế phát sinh c. Phí khác (nếu có) 14. Truy đòi số tiền ứng trước: 14.1. Trong thời hạn ứng trước, ACB truy đòi bên bán hàng số tiền đã ứng trước, lãi và chi phí phát sinh trong các trường hợp sau: - Tối đa 30 ngày kể từ ngày đến hạn khoản phải thu mà bên mua hàng không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. - Bên bán hàng không cung cấp đầy đủ chứng từ theo yêu cầu từ phía đơn vị BTT nhập khẩu. - Khoản phải thu có phát sinh tranh chấp và vượt quá 30 ngày kể từ ngày thông báo tranh chấp mà bên bán hàng chưa giải quyết xong tranh chấp với bên mua hàng - Các trường hợp bên mua hàng không nhận hàng, trả hàng, tranh chấp thương mại hoặc các sự cố xảy ra đối với hàng hóa mà bên mua hàng không chấp thuận thanh toán. - Các trường hợp Import Factor chuyển nhượng lại khoản phải thu theo quy định của GRIF. 14.2. Bên bán hàng hoàn trả cho ACB số tiền ứng trước, lãi và chi phí phát sinh trong vòng 5 ngày làm việc sau khi nhận được thông báo của ACB về việc bên mua hàng đã không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu hoặc không cung cấp đủ chứng từ theo yêu cầu 16. Hoàn trả khoản phải thu: ACB tiếp tục đòi nợ khoản phải thu cho bên bán hàng ngay cả khi bên bán hàng đã hoàn trả số tiền ứng trước, lãi và các chi phí (nếu có). Sau khi đòi được khoản phải thu từ bên mua hàng hoặc/và đơn vị BTT nhập khẩu đảm bảo thanh toán thị ACB hoàn trả lại khoản tiền đã thu được cho bên bán hàng.. 16. Chuyển nợ quá hạn: Đến ngày đến hạn trả nợ của khoản tiền ứng trước, nếu bán hàng không trả nợ đúng hạn hoặc bên mua hàng/đơn vị bao thanh toán nhập khâu không thanh toán đầy đủ cho ACB khoản phải thu đã đến hạn và không đuợc ACB cơ cấu lại thời hạn trả nợ khoản ứng trước thì ACB sẽ chuyển số dư nợ gốc khoản tiền ứng trước sang nợ quá hạn và thực hiện các biện pháp thu hồi nợ quá hạn theo quy định. 17. Thẩm quyền quyết định cấp hạn mức BTT: - Thẩm quyền quyết định cấp hạn mức BTT xuất khẩu, tỷ lệ ứng trước: Ban tín dụng DN Hội sở/Hội đồng tín dụng tùy theo hạn mức phát quyết. - Thẩm quyền phê duyệt danh sách Import Factor. + Đối với các Import Factor thoả mãn các tiêu chí nêu tại Điều 4 do Giám đối khối KHDN phê duyệt. + C ác Import Factor không thoả mãn các tiêu chí trên: Trình hội đồng tín dụng trong từng trường hợp cụ thể. 18. Tài sản đảm bảo: - Tài sản đảm bảo cho khoản tiền ứng trước là tổng giá trị các khoản phải thu nằm trong hạn mước BTT xuất khầu được ACB chấp thuận. - Tài sản đảm bảo khác (nếu có): thực hiện theo quy định hiện hàng của ACB. 19. Giới hạn về an toàn BTT: - Tổng số dư BTT trong nước, BTT xuất khẩu và tổng dư nợ cho vay dành cho một bên bán hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ACB. - Tổng hạn mức đảm bảo thanh toán của một Import Factor không vượt quá 30 % vốn tự có của ACB. - Tổng hạn mức đảm bảo thanh toán của tất cả các Import Factor không vượt quá 200 % vốn tự có của ACB. - Tuân thủ tập quán quốc tế của Hiệp hội BTT quốc tế (FCI) về BTT quốc tế gồm 3 nguyên tắc sau: + Các quy tắc chung về BTT quốc tế (General Rules on International Factoring – GRIF) + Quy tắc về trọng tài (Rules of Arbitration) + Quy tắc về giao dịch điện tử Edifactoring.com (Edifactoring.com Rules) II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN 1. Các đối tư ơng liên quan: - Nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O) - Nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR) - Nhân viên dịch vụ khách hàng (CSR) - Nhân viên giao dịch tài khoản (teller) - Nhân viên phân tích tín dụng (C/A) - Nhân viên thẩm định tài sản (A/A) - Nhân viên pháp lý chứng từ (NV PLCT) - Nhân viên BTT (NV BTT) - Nhân viên thanh toán quốc tế (TTQT) - Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng (BTD/HĐTD) - Sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch (Đơn vị) - Phòng phân tích tín dụng (P.PTTD) - Phòng kế toán - Bộ phận BTT hội sở (BP BTT) 2. Quy trình thực hiện 2.1 Thực hịên chọn lựa các Import Factor 2.1.1 BP BTT chọn sơ bộ Import Factor theo 2 nguồn: - BP BTT xác định thị trường mục tiêu, từ đó tìm kiếm Import Factor từ nguồn thông tin của FCI. - Import Factor chủ động đề nghị hợp tác trong BTT quốc tế với ACB 2.1.2 Ký hợp đồng BTT hai đơn vị (Interfactor Agreement) với Import Factor Import Factor thiết lập mối quan hệ ban đầu bằng việc ký kết Interfactor Agreement 2.1.3 Phân tích và chọn Import Factor tham gia vào giao dịch BTT xuất khẩu Khi đã thiết lập mối quan hệ sơ bộ với Import Factor, BP BTT cung cấp các báo cáo tài chính và đề nghị Bộ phận phân tích các định chế tài chính – Phòng PTTD thực hiện phân tích và đánh giá Import Factor theo quy định hiện hành của ACB. 2.1.4 Trình phê duyệt chọn Import Factor Bộ phận phân tích các định chế tài chính – P PTTD tiến hành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Import Factor theo quy định hiện hành của ACB. Sau khi có kết quả phê duyệt, Bộ phận phân tích các định chế tài chính – P PTTD chuyển văn bản phúc đáp về BP BTT. 2.1.5 Cập nhật danh sách Import Factor và thị trường thự hiện BTT xuất khẩu BP BTT sẽ cập nhật và thông báo cho đơn vị các thông tin cần thiết về Import Factor và thị trường thực hiện BTT xuất khẩu theo từng thời kỳ. 2.2 Thực hiện BTT đối với bên bán hàng: 2.2.1 Tiếp thị khách hàng là bên bán hàng - Các đơn vị: Chịu trách nhiệm thường xuyên tìm kiếm bên bán hàng từ các nguồn thông tin, tổ chức tiếp thị, tiếp xúc bên bán hàng, giới thiện sản phẩm BTT xuất khẩu cho bên bán hàng - BP BTT: Hỗ trợ yêu cầu tiếp thị khách hàng của đơn vị 2.2.2 Hướng dẫn thủ tục BTT xuất khẩu - Khi bên bán hàng có nhu cầu BTT xuất khẩu thì: phòng khách hàng doanh nghiệp tại các đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết đầy đủ các thủ tục và giấy tờ cần thiết về việc BTT xuất khẩu. - A/O hoặc Loan CSR có trách nhiệm hướng dẫn bên bán hàng như sau: + Sử dụng danh mục hồ sơ BTT xuất khẩu (mẫu QF – B.01/BTT) đánh dấu vào những khoản mục bên bán hàng cần nộp và giao cho bên bán hàng. + Giải thích và hướng dẫn bên bán hàng điền đầy đủ các thông tin trong Giấy đề nghị BTT xuất khẩu (mẫu QF – B.02/BTT). 2.2.3 Kiểm tra hồ sơ của bên bán hàng - Nhận và kiểm tra hồ sơ: Khi nhận hồ sơ đề nghị từ bên bán hàng, Loan CSR kiểm tra hồ sơ nhằm đảm bảo hồ sơ cung cấp hợp lệ. - Đánh giá sơ bộ bên bán hàng: Sau khi tiếp xúc khách hàng, A/O tìm hiểu thông tin để đảm bảo bên bán hàng thỏa mãn các điều kiện theo quy định và lập Đánh giá sơ bộ bên bán hàng (mẫu QF – B.03/BTT) - Đề nghị BP BTT yêu cầu Import Factor cấp hạn mức đảm bảo thanh toán sơ bộ + A/O hoặc Loan CSR fax Giấy đề nghị BTT xuất khẩu (mẫu QF – B.02/BTT); Đánh giá sơ bộ bên bán hàng (mẫu QF – B.03/BTT); Hợp đồng xuất nhập khẩu (nếu có) về BP BTT để tiến hành xin Import Factor cấp hạn mức đảm bảo thanh toán sơ bộ đối với từng bên mua hàng. + Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày gửi đề nghị BP BTT yêu cầu Import Factor cấp hạn mức BTT xuất khẩu sơ bộ, A/O tập hợp tất cả thông tin phục vụ cho việc thẩm định và hoàn tất nội dụng Tờ trình thẩm định bên bán hàng (mẫu QF – B.24/NH, các phụ lục, phụ lục 2b áp dụng cho BTT xuất khẩu) để chuẩn bị trình BTD/HĐTD ngay sau khi có kết quả trả lời từ Import Factor. Trong trường hợp cần thiết, A/O lập Giấy đề nghị phân tích tín dụng (mẫu QF – B.05/BTT), trình cấp có thẩm quyền ký duyệt và gửi cho P PTTD hỗ trợ phân tích. 2.2.4 Gửi cho Import Factor yêu cầu đánh giá sơ bộ tín dụng bên mua hàng, đơn vị thực hiện thẩm định bên bán hàng - Trong vòng ½ ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ ở phần 2.2.3, BP BTT chọn Import Factor thích hợp trong danh sách các Import Factor đã được ACB chấp thuận để giao dịch, sử dụng chương trình Edifactoring.com gửi cho Import Factor yêu cầu cấp hạn mức BTT xuất khẩu sơ bộ. - Nếu quá 10 ngày làm việc mà chưa nhận được trả lời từ Import Factor thì BP BTT phải chủ động liên hệ với Import Factor để biết lý do sự chậm trễ. 2.2.5 Nhận thông báo kết quả đánh giá sợ bộ và báo giá từ Import Factor - Trong vòng ½ ngày làm việc ngay sau khi nhận được trả lời từ Import Factor, trong trường hơp Import Factor chấp thuận cấp hạn mức đảm bảo thanh toán, BP BTT sẽ lập Thông báo sợ bộ V/v hạn mức đảm bảo thanh toán cho các bên mua hàng (mẫu QF – B.06a/BTT) và fax cho đơn vị. - A/O hoặc Loan CSR tiến hành giao dịch, đàm phán và thống nhất với bên bán hàng về giá phí BTT xuất khẩu. - A/O hoặc C/A tiến hành trình BTD/HĐTD xét duyệt hồ sơ BTT xuất khẩu theo quy định tương tự trình BTD/HĐTD xét duyệt hồ sơ cho vay. - Việc lập, ký kết hợp đồng thế chấp/cầm cố/bảo lãnh, nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố (nếu có) thực hiện tương tự đối với cho vay. 2.2.6 Ký hợp đồng BTT xuất khẩu Sau khi thống nhất giá phí với bên bán hàng và trình cấp thẩm quyền duyệt tờ trình thẩm định, Loan CSR lập Hợp đồng BTT xuất khẩu (mẫu QF – B.07/BTT). Bên bán hàng và ACB chỉ ký một Hợp đồng BTT xuất khẩu cho tất cả cá bên mua hàng BTT xuất khẩu. Thẩm quyền ký kết hợp đồng BTT xuất khẩu tương tự như hợp đồng vay. 2.2.7 Yêu cầu Import Factor cấp hạn mức BTT xuất khẩu chính thức cho bên mua hàng (line cover) - Loan CSR fax cho BP BTT Hợp đồng BTT xuất khâu (mẫu QF – B.07/BTT) sau khi đã được các bên ký kết - BP BTT theo dõi phản hồi từ Import Factor. Nếu trong vòng 10 ngày kể từ ngày gửi yêu cầu cấp hạn mức đảm bảo thanh toán xuất khẩu chính thức mà chưa nhận được trả lời từ Import Factor thì BP BTT phải chủ động liên hệ Import Factor để tìm hiểu lý do chậm trễ. 2.2.8 Thông bán kết quả hạn mức BTT xuất khẩu chính thức a. Thông báo kết quả hạn mức BTT xuất khẩu - Ngay sau khi nhận được trả lời từ Import Factor, BP BTT thông báo cho Loan CSR hoặc A/O phụ trách hố sơ kết quả hạn mức BTT xuất khẩu. - Loan CSR hoặc A/O lập Phụ lục V/v cấp hạn mức BTT xuất khẩu (mẫu QF – B.06b /BTT) thành 2 bản chuyển cho bên bán hàng ký tên, đóng dấu. Mỗi bên giữ 1 bản chính. Phụ lục này là một phần không thể tách rời của hợp đồng BTT xuất khẩu. b. Tạo tài khoản số tiền ứng trước tối đa đối với bên bán hàng, nhập dữ liệu quản lý khoản phải thu theo “hướng dẫn I.Factoring” + Loan CSR tạo tài khoản BTT xuấu khẩu hạn mức đối với số tiền ứng trước tối đa. + BP BTT nhập dữ liệu hạn mức BTT xuất khẩu để theo dõi khoản phải thu, thông tin bên bán hàng, bên mua hàng theo “hướng dẫn I.Factoring”. 8.2.9 Thông báo chuyển nhượng và điều khoản chuyển nhượng - Trước khi giao hàng và sau khi nhận được trả lời cấp hạn mức chính thức từ Import Factor, BP BTT sẽ cung cấp cho Loan CSR mẫu câu chuyển nhượng (notice of assignment), mẫu thông báo chuyển nhượng (Introductory Letter). Loan CSR hướng dẫn bên bán hàng: + Dán mẫu câu chuyển nhượng lên Invoice hoặc ghi chú trên Invoice khi lập Invoice + Lập 2 bản thông báo chuyển nhượng khoản phải thu (Introductory Letter) trên giấy có tiêu đề của bên bán hàng, bên bán hàng ký tên, đóng dấu. - Gửi thông báo chuyển nhượng: Sau khi bên bán hàng hoàn tất việc lập và ký tên đóng dấu trên thông báo chuyển nhượng, Loan CSR thực hiện: + Thay mặt bên bán hàng gửi trực tiếp 01 (một) bản Introductory Letter cho bên mua hàng hoặc có giám sát đảm bảo Introductory Letter đã được bên bán hàng gửi cho bên mua hàng. + Lưu lại bản chính biên lai bưu điện (DHL/TNT Receipt) đã gửi hoặc bản photocopy (DHL/TNT receipt) đã đối chiếu với bản chính và 01 bản chính Introductory Letter. Sau đó, Loan CSR phải theo dõi và kiểm tra với DHL/TNT đảm bảo bên mua hàng đã nhận Introductory Letter. Lưu ý: - Phí gửi chuyển phát nhanh Introductory Letter do bên bán hàng chịu. - Thông báo chuyển nhượng chỉ cần gửi một lần cho bên mua hàng khi bắt đầu giao dịch. Biểu mẫu sử dụng: + Mẫu: Thông báo chuyển nhượng khoản phải thu (Introductory Letter) của Import Factor (mối Import Factor có mẫu thông báo chuyển nhượng riêng) + Mẫu: Câu chuyển nhượng của Import Factor (Notice of Assignment). 2.3 Ứng trước khoản phải thu: 2.3.1 Kiểm tra tình hình giao hàng A/O phải có trách nhiệm thường xuyên liên lạc với bên bán hàng, kiểm tra khả năng thực hiện hợp đồng của bên báng hàng, khả năng tuân thủ các điều kiện đối với quốc gia nhập khẩu (quota, giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận vệ sinh, giấy tờ khác...) 2.3.2 Kiểm tra chứng từ - Đơn vị tự tổ chức nhân sự kiểm tra chứng từ là Loan CSR hoặc nhân viên TTQT - Khi bên bán hàng có nhu cầu ứng trước khoản phải thu thì Loan CSR hoặc nhân viên TTQT hoặc A/O yêu cầu bên bán xuất trình: + Thư chuyển nhượng khoản phải thu (mẫu QF – B.08/BTT) + Giấy đề nghị ứng trước khoản phải thu (mẫu QF – B.09/BTT) + Bộ chứng từ giao hàng theo quy định trên hợp đồng xuất khẩu: Lưu ý: Bộ chứng từ giao hàng (bằng đường biển hoặc đường hàng không) để được ứng trước phải gồm có ít nhất 03 loại chứng từ sau: B/L hoặc Airway Bill; Invoice; Packing List. + Tờ khai hải quan đã thông quan (TKHQ) + Hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa - Loan CSR/nhân viên TTQT kiểm tra chứng từ lần 01, sau đó fax bộ chứng từ giao hàng theo quy định trong hợp đồng xuất khẩu, Giấy đề nghị ứng trước khoản phải thu (mẫu QF – B.09/BTT), TKHQ đã thông quan và Biên bản kiểm tra chứng từ (mẫu QF – B.10/BTT) về BP BTT để hỗ trợ kiểm tra lần 02. 2.3.3 Xác nhận tình trạng khoản phải thu - Trong vòng ½ ngày làm việc, BP BTT phải hoàn thành việc kiểm tra chứng từ, xác nhận tình trạng khoản phải thu và fax Biên bản kiểm tra chứng từ (mẫu QF – B.10/BTT) về đơn vị. - BP BTT thực hiện nhập dữ liệu khoản phải thu theo “hướng dẫn I.Factoring”. - Khoản phải thu được xác nhận của BP BTT bao gồm 03 tình trạng: + Khoản phải thu được phê duyệt: là khoản phải thu nằm trong hạn mức BTT xuất khẩu (hay hạn mức đảm bảo thanh toán) + Khoản phải thu không được phê duyệt là khoản phải thu nằm ngoài hạn mức BTT xuất khẩu (hay hạn mức đảm bảo thanh toán) + Khoản phải thu được phê duyệt từng phần là khoản phải thu một phần được phê duyệt và một phần không được phê duyệt. Lưu ý: chỉ ứng trước đối với khoản phải thu được BP BTT xác nhận là được phê duyệt (approved receivables) 2.3.4 Gửi chứng từ cho bên mua hàng - ½ giờ sau khi nhận được fax iên bản kiểm tra chứng từ (mẫu QF – B.10/BTT), Loan CSR thay mặt bên bán hàng trực tiếp gửi chứng từ cho bên mua hàng bằng dịch vụ DHL/TNT, và phải lưu lại bản sao hóa đơn bưu điện (Receipt) có đối chiếu bản gốc. - Nếu phương thức thanh toán là D/A; D/P thì BP BTT sẽ chuyển mẫu Covering Letter cho Loan CSR để gửi kèm theo bộ chứng từ nhờ thu. Trong từng trường hợp cụ thể đối với từng Import Factor cụ thể sẽ có mẫu Covering Letter riêng. Phí gửi chứng từ do bên bán hàng chịu. 2.3.5 Hố sơ giải ngân + Thư chuyển nhượng khoản phải thu (mẫu QF – B.08/BTT) + Giấy đề nghị ứng trước khoản phải thu (mẫu QF – B.09/BTT) + Bộ chứng từ giao hàng theo quy định trên hợp đồng xuất khẩu: + Tờ khai hải quan đã thông quan (TKHQ) + Hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa + Biên bản kiểm tra chứng từ (mẫu QF – B.10/BTT) đã có xác nhận về tình trạnh khoản phải thu của BP BTT. 2.3.6 Mở tài khoản “Phí tạm giữ BTT xuất khẩu” - CSR tạo tài khoản Phí tại giữ BTT xuất khấu cho bên bán hàng và thông báo cho BP BTT theo (mẫu QF – B.12a/BTT) - Tài khoản này chỉ dùng để thu phần phí của Import Factor từ bên bán hàng và tạm giữ lại để thanh toán theo định kỳ cho Import Factor. Không cho phép bên bán hàng sử dụng tài khoản này để giao dịch. 2.3.7 Tại tài khoản khế ước bao thanh toán, ứng tiền cho bên bán hàng Loan CSR thực hiện: - Dựa trên nội dung Giấy đền nghị ứng trước khoản phải thu, tạo tài khoản khế ước BTT và kết nối vào tài khoản hạn mức BTT xuất khẩu. - Lập giấy đề nghị thu phí BTT xuất khẩu và ghi có tài khoản (mẫu QF – B.11/BTT) trình kts và chuyển cho teller. Teller thực hiện: + Ghi có số tiền ứng trước vào tài khoản của bên bán hàng + Trích tiền từ tài khoản của bên bán hàngđể thu phí. Phí thu gồm 2 khoản: phí của ACB và phí của Import Factor. 2.4 Theo dõi việc chuyển nhượng khoản phải thu từ bên bán hàng và chuyển nhượng khoản phải thu cho Impor Factor - Đơn vị theo dõi, yêu cầu bên bán hàng chuyển nhượng tất cả cáckhoản phải thu: Đối với những lô hàng không có nhu cầu ứng trước thì yêu cầu bên bán hàng cung cấp bảo photocopy bộ chứng từ giao hàng sau đó fax về BP BTT để chuyển nhượng cho Import Factor để theo dõi thu nợ. - Chuyển nhượng khoản phải thu cho Import Factor + BP BTT sử dụng chương trình edifactoring.com để chuyển nhượng khoan phải thu cho Import Factor trong vòng 1 ngày làm việc ngay sau khi kiểm tra bộ chứng từ phù hợp. + Cuối ngày làm việc, NV BTT in báo các tring “trail report” và đối chiếu với các hóa đơn đã được bên bán hàng chuyển nhượng trong ngày để kiểm tra và phát hiện các hóa đơn nào chưa được ACB chuyển nhượng cho Import Factor. 2.5 Lưu trữ chứng từ và theo dõi khoản phải thu - Loan CSR lưu trữ an toàn đầy đủ các chứng từ gồm: Bộ chứng từ giao hàng, các văn bản hồ sơ BTT trong quá trình giao dịch, tờ khai hải quan đến 365 ngày kể từ ngày đến hạn khoản phải thu kể cả khi đã được thanh toán. - Loan CSR theo dõi các khoản phải thu đến hạn. Sau 05 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán các khoản phải thu mà chưa nhận được thông báo thanh toán từ Import Factor, phải gọi điện thoại cho BP BTT để BP BTT gửi điện nhắc nhở Import Factor thu nợ. 2.6 Thu nợ gốc, lãi BTT khi đến hạn - Khi nhận được thông báo thanh toán từ Import Factor bằng edifactoring.com BP BTT sẽ thông báo cho Loan CSR để thu theo dõi thu nợ. - Căn cứ vào giấy báo có từ bộ phận SWIFT, phòng kế toán sẽ chuyển lên Bankcheck và thông báo cho Loan CSR đơn vị để thu nợ. Loan CSR lập Giấy đề nghị thu nợ BTT xuất khẩu và ghi có tài khoản (mẫu QF – B.12b/BTT) gửi cho teller để teller trích tiền từ Bankcheck chuyển vào tài khoản tiền gửi thanh toán ngoại tệ của bên bán hàng đồng thời thu nợ ứng trước, lãi, phí phát sinh từ tài khoản tiền gửi thanh toán. - Trường hợp Import Factor thu phí khoản phải thu bằng cách trừ trực tiếp vào số tiền thanh toán thì BP BTT sẽ thông báo cho Loan CSR để lập giấy đề nghị ghi có tài khoản (mẫu QF – 12c/BTT) gửi teller trích tiền từ tài khoản Phí tạm giữ BTT xuất khẩu để trả về tài khoản tiền gửi thanh toán của bên bán hàng số tiền phí đã bị trừ. 2.7. Chuyểnt trả phí BTT cho Import Factor Theo định kỳ, BP BTT sẽ nhận được thông báo phí từ Import Factor. Sau khi đối chiếu kiểm tra tính chính xác của các khoản phí, BP BTT sẽ làm đề nghị thanh toán phí cho Import Factor và gửi cho phòng TTQT thực hiện chuyển trả tiền phí từ tài khoản Phí tại giữ BTT xuất khẩu của bên bán hàng. 2.8 Lập báo cáo - BP BTT chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ cho Giám Đốc Khối việc thực hiện BTT xuất khẩu của toàn hệ thống. - BP BTT và đơn vị cùng phối hợp lập các báo cáo cho bên bán hàng, sử dụng Thông báo tình hình khoản phải thu (mẫu QF – B.13/BTT) hoặc mẫu báo cáo của phần mềm quản lý khoản phải thu. - Các đơn vị có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ các thông tin, chứng từ cần thiết, lập các báo các định kỳ theo yêu cầu cho BP BTT. 2.9. Xử lý các phát sinh 2.9.1 Bên mua hàng không thanh toán vào ngày đáo hạn - 05 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán mà bên mua hàng không thanh toán thì BP BTT liên lạc với Import Factor để tìm hiểu lý do. - 20 ngày kể từ ngày đến hạn khoản phải thu mà bên mua hàng chưa thanh toán thì Loan CSR lập Thông báo truy đòi số tiền ứng trước theo hóa đơn (mẫu QF – B.15/BTT) để truy đòi bên bán hàng số tiền ứng trước. Bên bán hàng thanh toán số tiền ứng trước trong thời hạn ứng trước Thời hạn ứng trước T = Thời hạn còn lại của khoản phải thu + 30 ngày - Sau khi bên bán hàng thanh toán số tiền ứng trước (do ACB truy đòi), ACB tiếp tục yêu cầu đảm bảo thanh toán từ Import Factor vào ngày thứ 90 kể từ ngày đáo hạn theo quy định của GRIFT. Sau khi Import Factor thanh toán cho ACB thì ACB thanh toán lại cho bên bán hàng sau khi đã trừ lãi và chi phí phát sinh (nếu có) 2.9.2 Import Factor yêu cầu cung cấp thêm chứng từ: - Theo GRIFT, Import Factor có quyền yêu cầu ACB cung cấp chứng từ trong một số trường hợp sau: + Để hiệu lực hóa việc chuyển nhượng khoản phải thu: Import Factor có quuyền yêu cầu ACB cung cấp một số chứng từ có thể thu thập được. Khi nhận được yêu cầu từ Import Factor, BP BTT có trách nhiệm phối hợp với đơn vị để thực hiện yêu cầu của Import Factor trong thời hạn theo quy định. + Để theo dõi thu nợ: Import Factor có quyền yêu cầu ACB cung cấp chứng từ: * Bản sao hóa đơn: Khi nhận được yêu cầu, BP BTT có trách nhiệm phối hợp với đơn vị để thực hiện yêu cầu của Import Factor trong thời hạn theo quy định kể từ ngày nhận được yêu cầu của Import Factor. * Cách giấy tờ chứng minh việc giao hàng (B/L, Airway Bill...), việc hoàn tất hợp đồng bán hàng. Khi nhận được yêu cầu, BP BTT có trách nhiệm phối hợp với đơn vị để thực hiện yêu cầu của Import Factor trong thời hạn theo quy định kể từ ngày nhận được yêu cầu của Import Factor. Lưu ý: BP BTT sẽ thông báo thời hạn theo quy định trong từng trường hợp cụ thể theo đúng quy đinh của GRIFT - Đối với các chứng từ nào cần phải yêu cầu Bên bán hàng bổ sung để chuyển cho Import Factor thì BP BTT thông báo ngay cho đơn vị. Đơn vị có trách nhiệm thông báo cho bên bán hàng. Nếu bên bán hàng không cung cấp đầy đủ chứng từ trong thời hạn quy định, ACB sẽ truy đòi số tiền ứng trước từ bên bán hàng, ACB có thể chuyển nhượng khoản phải thu để bên bán hàng trực tiếp đòi tiền từ Bên mua hàng hoặc ACB sẽ đại diện bên bán hàng yêu cầu Import Factor thu hộ tiền hàng với chi phí do bên bán hàng chịu. - Nếu bên bán hàng cung cấp đầy đủ và đúng hạn chứng từ đầy đủ và đúng hạn theo yêu cầu thì Loan CSR, BP BTT tiếp tục theo dõi khoản phải thu. 2.9.3 Tranh chấp - Khi có tranh chấp xãy ra đối với khoản phải thu, bên bán hàng có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp với bên mua hàng. Tùy thuộc vào bản chất của vụ tranh chấp, đơn vị có thể truy đòi bên bán hàng số tiền ứng trước hoặc chờ thu tiền ứng trước từ kết quả giải quyết tranh chấp. Trường hợp 1: - Nếu đơn vị nhận được thông tin tranh chấp từ bên bán hàng hoặc từ bất cứ nguồn thông tin nào khác có liên quan đến khoản phải thu, đơn vị phải thông báo ngay cho BP BTT để thông báo cho Import Factor. Trường hợp 2: BP BTT nhận được thông báo về tranh chấp từ Import Factor - Khi nhận được thông báo tranh chấp liên quan đến khoản phải thu từ Import Factor, BP BTT sẽ lập Thông báo khoản phải thu có tranh chấp (mẫu QF – B.14/BTT) cho đơn vị biết để đơn vị thông báo cho bên bán hàng. - Bên bán hàng được tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo tranh chấp để giải quyết tranh chấp, đơn vị truy đòi bên bán hàng số tiền bị giảm trừ do kết quả giải quyết tranh chấp ngay sau khi có kết quả giải quyết xong tranh chấp. - Khi bên bán hàng đồng ý giảm giá, chiết khấu, bù trừ cho bên mua hàng do kết quả của việc giải quyết tranh chấp hoặc thỏa thuận khác thì bên bán hàng phải lập Credit Note – hóa đơn giảm trừ chuyển cho đơn vị. Mẫu hóa đơn giảm trừ sẽ do BP BTT cung cấp trong từng trường hợp cụ thể. 2.9.4. Import Factor chậm thanh toán Nếu bên mua hàn đã thanh toán thì Import Factor phải có trách nhiệm thanh toán cho ACB trị giá khoản phải thu và các khoản lãi do vệc chậm trễ thanh toán theo quy định của GRIF, BP BTT có trách nhiệm gửi điện nhắc nhở Import Factor thanh toán số tiền mà bên mua đã thanh toán. 2.9.5 Đảm bảo thanh toán của Import Factor – PUG (Payment Under Guarantee) - Sau khi truy đòi được bên bán hàng, ACB tiếp tục theo dõi và yêu cầu Import Factor thanh toán PUG vào ngày thứ 90 kể từ ngày đáo hạn. Sau khi được thanh toán PUG từ Import Factor, ACB thanh toán cho bên bán hàng. - Nếu quá 90 ngày kể từ ngày đáo hạn khoản phải thu không bị tranh chấp mà Import Factor không thanh toán, BP BTT có thể tiến hành khởi kiện Import Factor theo các quy định tại Rules of Arbitration ban hành bởi FCI để thu PUG cho bên bán hàng với chi phí do bên bán hàng thanh toán. 2.9.6 Thay đổi hoặc hủy hạn mức BTT xuất khẩu cấp cho bên mua hàng a. Import Factor không thông báo thay đổi hoặc huỷ hạn mức BTT xuất khẩu - Khi có lý do chính đáng, Import Factor có thể thông báo thay đổi hoặc hủy hạn mức cho ACB bằng edifactoring.com - Khi nhận được thông báo từ Import Factor, BP BTT thông báo bằng điện thoại sau đó lập văn bản Thông báo thay đổi/hết hạn mức (QF- B.16/BTT) gửi cho đơn vị để gửi cho bên bán hàng, đồng thời nhập dữ liệu thay đổi hạn mức trong vòng 2 giờ làm việc theo “hướng dẫn I.Factoring” b. Bên bán hàng muốn thay đổi hạn mức BTT xuất khẩu - A/O hoặc Loan CSR hướng dẫn khách hàng điền vào giấy đề nghị thay đổi hạn mức (mẫu QF – B.17/BTT) và tiến hành trình BTD/HĐTD xét duyệt lại hồ sơ BTT tương tự như trình BTD/HĐTD xét duyệt hồ sơ vay. Sau khi hồ sơ BTT được xét duyệt, A/O fax hồ sơ về cho BP BTT để tiến hanh giao dịch với Import Factor. Nếu Import Factor đồng ý mức yêu cầu thay đổi (trong vòng 10 ngày) thì Loan CSR thông báo cho bên bán hàng hạn mức mới bằng văn bản. - BP BTT cập nhật hạn mức BTT xuất khẩu vào “Hướng dẫn I.Factoring” c. Hợp đồng BTT hết hiệu lực Khi hợp đồng BTT hết hiệu lực thì hạn mức BTT xuất khẩu cho bên mua hàng cũng hiển nhiên được chấm dứt bởi Import Factor. Tuy nhiên, Import Factor vẫn tiếp tục đảm bảo thanh toán cho các khoản phải thu được phê duyệt giao hàng trước ngày hết hiệu lực của hợp đồng BTT. 2.9.7 Thanh lý khoản ứng trước BTT - Hồ sơ BTT được thanh lý khi bên mua hàng thanh toán đầy đủ tiền hàng hoặc Import Factor đảm bảo thanh toán đầy đủ hoặc bên bán hàng thanh toán đầy đủ nợ gốc, lãi BTT và các chi phí phát sinh (nếu có). - Khi bên bán hàng có nhu cầu giải chấp tài sản, Loan CSR và NV. PLCT tiến hành làm thủ tục giải chấp tương tự đối với cho vay. - Trong một số trường hợp tranh chấp có thể xãy ra sau khi bên mua hàng đã thanh toán hoặc Import Factor đã PUG. Trong vòng 180 ngày kể từ ngày bên mua hàng thanh toán hoặc Import Factor PUG mà theo luật pháp của nước bên mua hàng bắt buộc Import Factor thanh toán lại cho bên mua hàng thì bên bán hàng có nghĩa vụ trả lại số tiền đã nhận thanh toán. 2.10 Kết thúc hồ sơ Hồ sơ BTT được kết thúc 365 ngày sau ngày khoản phải thu đến hạn (không kể thời gian gia hạn) và khi Import Factor và/hoặc bên bán hàng thanh toán đầy đủ khoản phải thu, lãi BTT và các chi phí phát sinh (nếu có) cho ACB.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbivva_6647.pdf
Luận văn liên quan