1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 3
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC 3
3. HÀNG HÓA – GOLD 5
Trao đổi tiền tệ 5
Đầu tư 6
Nữ trang 7
Y tế 7
Thực phẩm và đồ uống 8
Công nghiệp 8
Điện tử 9
4. QUY CHẾ GIAO DỊCH 9
Cách thức giao dịch 10
Các loại lệnh khi giao dịch 10
Một số lưu ý khi thực hiện giao dịch 11
5. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 11
6. CÁCH NIÊM YẾT 12
Đơn vị đo lường 12
Hàm lượng vàng 12
Cách niêm yết 13
7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 13
Kinh nghiệm quốc tế 14
Nhìn về Việt Nam 15
Đề xuất mô hình sàn vàng VN 15
8. NGUỒN THAM KHẢO 17
Tập đoàn Standard Bullion được thành lập vào những năm đầu của thập niên 80, chuyên cung cấp các dịch vụ môi giới tài chính cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Standard Bullion chính thức gia nhập tổ chức CGSE ( Chinese Gold and Silver Exchange Society) vào năm 1988. Kể từ đó, Standard Bullion hoạt động như thành viên của tổ chức này thông qua việc cung cấp dịch vụ môi giới kinh doanh vàng bạc trên toàn cầu. Tháng 6/2009, được sự chấp thuận của tổ chức CGSE , Standard Bullion đã thành lập trụ sở tại Hồng Kông và trở thành thành viên thứ 103 của tổ chức này.
Standard Bullion chịu sự kiểm soát chính của CGSE tại Hồng Kông, việc giao dịch hàng hóa chịu sự giám sát của NFA (National Future Association) của Mỹ và các khế ước tranh chấp được quản lý bởi FSA ( Financial Service Agency) của Nhật Bản. Ở mỗi quốc gia thì hoạt động của Standard Bullion được quản lý, giám sát chặt chẽ bởi các nhà điều hành có kinh nghiệm.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ 21, Standard Bullion không ngừng tập hợp, hệ thống hóa thông tin thị trường; phát triển các loại hình dịch vụ, trụ sở văn phòng trên toàn thế giới nhằm cung cấp cho khách hàng các tiện ích tốt nhất.
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2507 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sàn vàng standard bullion tại Hong Kong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
ĐỀ TÀI: SÀN VÀNG
STANDARD BULLION TẠI HONGKONG
Giảng viên: ThS. Phạm Khánh Duy
Danh sách nhóm 4 (K34)
Võ Ánh Nguyệt Hà – TCNN 4
Nguyễn Thị Ngân – TCNN 4
Nguyễn Hoàng Phú – TCNN 4
Hoàng Thị Quang – TCNN 4
Bế Thị Sâm – TCNN 4
Lâm Thị Thúy – TCNN 4
Lê Thị Bích Thủy – TCNN 5
Trần Thị Lệ Thúy – TCNN 5
MỤC LỤC
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Tập đoàn Standard Bullion được thành lập vào những năm đầu của thập niên 80, chuyên cung cấp các dịch vụ môi giới tài chính cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Standard Bullion chính thức gia nhập tổ chức CGSE ( Chinese Gold and Silver Exchange Society) vào năm 1988. Kể từ đó, Standard Bullion hoạt động như thành viên của tổ chức này thông qua việc cung cấp dịch vụ môi giới kinh doanh vàng bạc trên toàn cầu. Tháng 6/2009, được sự chấp thuận của tổ chức CGSE , Standard Bullion đã thành lập trụ sở tại Hồng Kông và trở thành thành viên thứ 103 của tổ chức này.
Standard Bullion chịu sự kiểm soát chính của CGSE tại Hồng Kông, việc giao dịch hàng hóa chịu sự giám sát của NFA (National Future Association) của Mỹ và các khế ước tranh chấp được quản lý bởi FSA ( Financial Service Agency) của Nhật Bản. Ở mỗi quốc gia thì hoạt động của Standard Bullion được quản lý, giám sát chặt chẽ bởi các nhà điều hành có kinh nghiệm.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ 21, Standard Bullion không ngừng tập hợp, hệ thống hóa thông tin thị trường; phát triển các loại hình dịch vụ, trụ sở văn phòng trên toàn thế giới nhằm cung cấp cho khách hàng các tiện ích tốt nhất.
CƠ CẤU TỔ CHỨC
HÀNG HÓA – GOLD
Vàng là tên nguyên tố hoá học có kí hiệu Au (L. aurum) và số nguyên tử 79 trong bảng tuần hoàn. Là kim loại chuyển tiếp (hoá trị 3 và 1) mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng. Vàng thường tạo hợp kim với các kim loại khác để làm cho nó cứng thêm. Vàng không phản ứng với hầu hết các hoá chất nhưng lại chịu tác dụng của nước cường toan (aqua regia) để tạo thành axít cloroauric cũng như chịu tác động của dung dịch xyanua của các kim loại kiềm.
Vàng có tính dẫn nhiệt và điện tốt, không bị tác động bởi không khí. Kim loại này có ở dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích và là một trong số kim loại đúc tiền.
Vàng được dùng làm một tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước và cũng được sử dụng trong các ngành trang sức, nha khoa và điện tử. Mã tiền tệ ISO của nó là XAU.
Vàng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sau:
Trao đổi tiền tệ
Vàng đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như một phương tiện chuyển đổi tiền tệ: phát hành và công nhận các đồng xu vàng, thông qua các công cụ tiền giấy có thể quy đổi thành vàng bằng cách lập ra bản vị vàng theo đó tổng giá trị tiền được phát hành được đại diện bởi một lượng vàng dự trữ.
Tuy nhiên, số lượng vàng trên thế giới là hữu hạn và việc sản xuất không gia tăng so với nền kinh tế thế giới. Ngày nay, sản lượng khai thác vàng đang sụt giảm. Với sự tăng trưởng mạnh của các nền kinh tế trong thế kỷ 20 cùng sự gia tăng trao đổi quốc tế, dự trữ vàng thế giới và thị trường của nó đã trở thành một nhánh nhỏ của toàn bộ các thị trường, các tỷ lệ trao đổi tiền tệ cố định với vàng đã trở nên không thể duy trì. Ở đầu Thế chiến thứ nhất, các quốc gia tham gia chiến tranh đã chuyển sang một bản vị vàng nhỏ, gây lạm phát cho đồng tiền tệ của mình để có tiền phục vụ chiến tranh. Sau Thế chiến thứ hai, vàng bị thay thế bởi một hệ thống tiền tệ có thể chuyển đổi theo hệ thống Bretton Woods. Bản vị vàng và tính chuyển đổi trực tiếp của các đồng tiền sang vàng đã bị các chính phủ trên thế giới huỷ bỏ, bị thay thế bằng tiền giấy. Thuỵ Sĩ là quốc gia cuối cùng gắn đồng tiền của mình với vàng; vàng hỗ trợ 40% giá trị của tiền cho tới khi Thuỵ Sĩ gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 1999.
Vàng nguyên chất quá mềm để có thể được sử dụng như tiền tệ hàng ngày và nó thường được làm cứng thêm bằng cách thêm đồng, bạc hay các loại kim loại cơ sở khác. Hàm lượng vàng trong hợp kim được xác định bằng cara (k). Vàng nguyên chất được định danh là 24k. Các đồng xu vàng được đưa vào lưu thông từ năm 1526 tới thập niên 1930 đều là hợp chất vàng tiêu chuẩn 22k được gọi là vàng hoàng gia, vì độ cứng.
Đầu tư
Nhiều người sở hữu vàng và giữ chúng dưới hình thức các thỏi nén hay thanh như một công cụ chống lại lạm phát hay những đợt khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế không tin việc giữ vàng là một công cụ chống lạm phát hay mất giá tiền tệ.
Các thỏi vàng hiện đại cho mục đích đầu tư hay cất trữ không yêu cầu các tính chất cơ khí tốt; chúng thường là vàng nguyên chất 24k: American Gold Eagle, Gold Sovereign của Anh, Krugerrand của Nam Phi tiếp tục được đúc theo chất lượng 22k theo truyền thống. Đồng xu Canadian Gold Maple Leaf phát hành đặc biệt có chứa lượng vàng nguyên chất cao nhất so với bất kỳ thỏi vàng nào, ở mức 99.999% hay 0.99999, trong khi đồng xu Canadian Gold Maple Leaf phát hành phổ thông có độ nguyên chất 99.99%. Nhiều đồng xu vàng nguyên chất 99.99% khác cũng có trên thị trường như: Australian Gold Kangaroos lần đầu tiên được đúc năm 1986 như Australian Gold Nugget, năm 2006 United States Mint bắt đầu sản xuất đồng xu vàng American Buffalo với độ nguyên chất 99.99%.
Nữ trang
Vì tính mềm của vàng nguyên chất (24k), nó thường được pha trộn với các kim loại căn bản khác để sử dụng trong công nghiệp nữ trang, làm biến đổi tính mềm, điểm nóng chảy, màu sắc và các đặc tính khác. Các hợp kim với độ cara thấp: 22k, 18k, 14k, 10k có chứa nhiều đồng, nickel, bạc hay palladium hơn trong hỗn hợp. Đồng là kim loại cơ sở thường được dùng nhất, khiến vàng có màu đỏ hơn. Nickel là chất độc, độ giải phóng của nó bị luật pháp quản lý ở châu Âu.
Vàng 18k chứa 25% đồng đã xuất hiện ở đồ trang sức thời cổ đại, đồ trang sức Nga và có kiểu đúc đồng riêng biệt, dù không phải là đa số, tạo ra vàng hồng. Hợp kim vàng-đồng 14k có màu sắc gần giống một số hợp kim đồng, và cả hai đều có thể được dùng để chế tạo các biểu trưng cho cảnh sát và các ngành khác. Vàng xanh có thể được chế tạo bởi một hợp kim với sắt và vàng tía có thể làm bằng một hợp kim với nhôm, dù hiếm khi được thực hiện trừ khi trong trường hợp đồ trang sức đặc biệt. Vàng xanh giòn hơn và vì thế khó chế tác hơn trong ngành trang sức. Hội tam điểm Nhật Mokume-gane đã lợi dụng sự tương phản màu sắc giữa màu sắc các hợp kim vàng khi dát mỏng để tạo ra các hiệu ứng kiểu thớ gỗ.
Y tế
Thời Trung Cổ, vàng thường được xem là chất có lợi cho sức khoẻ với niềm tin rằng một thứ hiếm và đẹp phải là thứ tốt cho sức khoẻ. Một số loại muối thực sự có tính chất chống viêm và đang được sử dụng trong y tế để điều trị chứng viêm khớp và các loại bệnh tương tự khác. Tuy nhiên, chỉ các muối và đồng vị của vàng mới có giá trị y tế, khi là nguyên tố (kim loại) vàng trơ với mọi hoá chất nó gặp trong cơ thể. Ở thời hiện đại, tiêm vàng đã được chứng minh là giúp làm giảm đau và sưng do thấp khớp và lao.
Các hợp kim vàng đã được sử dụng trong việc phục hồi nha khoa, đặc biệt là răng, như thân răng và cầu răng vĩnh viễn. Tính dễ uốn của các hợp kim vàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo bề mặt kết nối răng và có được các kết quả nói chung tốt hơn các loại khác làm bằng sứ. Việc sử dụng thân răng vàng với các răng có số lượng nhiều như răng cửa đã được ưa chuộng ở một số nền văn hoá nhưng lại không được khuyến khích ở các nền văn hoá khác.
Sự pha chế vàng keo (chất lỏng gồm các phân tử nano vàng) trong nước có màu rất đỏ, có thể được thực hiện với việc kiểm soát kích cỡ các phân tử lên tới một vài phần chục nghìn nanomét bằng cách giảm vàng chloride với các ion citrate hay ascorbate. Vàng keo được sử dụng trong nghiên cứu y khoa, sinh học và khoa học vật liệu. Vàng keo cũng là hình thức vàng được sử dụng như sơn vàng trong ngành gốm sứ trước khi nung.
Đồng vị vàng-198, (bán rã 2.7 ngày) được dùng trong một số phương pháp điều trị ung thư và để điều trị một số loại bệnh.
Thực phẩm và đồ uống
Vàng có thể được sử dụng trong thực phẩm và có số E 175.
Vàng lá, bông hay bụi được dùng trên và trong một số thực phẩm cho người sành ăn, đáng chú ý nhất là các đồ bánh kẹo và đồ uống như thành phần trang trí. Vàng lá đã được giới quý tộc thời châu Âu Trung Cổ sử dụng như một thứ đồ trang trí cho thực phẩm và đồ uống.
Goldwasser (nước vàng) là một đồ uống thảo mộc truyền thống được sản xuất tại Gdańsk, Ba Lan và Schwabach, Đức có chứa những bông vàng lá. Cũng có một số loại cocktail đắt giá (~$1000) có chứa bông vàng lá. Tuy nhiên, bởi vàng kim loại trơ với mọi chất hoá học trong cơ thể, nó không mang lại hương vị cũng không có hiệu quả dinh dưỡng nào và không làm thay đổi gì cho cơ thể.
Công nghiệp
Vàng có thể được chế tạo thành sợi chỉ và được dùng trong thêu thùa. Vàng tạo màu đỏ sâu khi được dùng làm tác nhân màu trong ngành thuỷ tinh. Vàng được dùng như lớp phản xạ trên một số đĩa CD công nghệ cao.
Trong chụp ảnh, các chất liệu màu bằng vàng được dùng để chuyển đổi màu của các điểm trắng và đen trên giấy ảnh thành màu xám và xanh, hay để tăng sự ổn định của chúng. Kodak đã công bố các công thức cho nhiều kiểu tông màu từ vàng, sử dụng vàng như chloride.
Bởi vàng là một chất phản xạ tốt với bức xạ điện từ như hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy được cũng như các sóng radio, nó được dùng làm lớp phủ bảo vệ cho nhiều vệ tinh nhân tạo, trong các tấm bảo vệ nhiệt hồng ngoại, mũ của các nhà du hành vũ trụ và trên các máy bay chiến tranh điện tử như EA-6B Prowler. Vàng có thể được sản xuất mỏng tới mức nó dường như trong suốt. Nó được dùng trong một số cửa sổ buồng lái máy bay để làm tan băng hay chống đóng băng bằng cách cho một dòng điện chạy qua đó. Nhiệt tạo ra bởi kháng trở của vàng đủ để khiến băng không thể hình thành. Ô tô có thể sử dụng vàng để tản nhiệt. McLaren sử dụng vàng lá trong khoang động cơ model F1 của mình.
Điện tử
Vàng có tính dẫn điện rất cao và đã được dùng làm dây dẫn điện trong một số thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng. Ví dụ: các dây dẫn điện bằng vàng đã được sử dụng trong một số thực nghiệm nguyên tử thuộc Dự án Manhattan, nhưng những dây dẫn bạc dòng lớn cũng được sử dụng trong các nam châm tách đồng vị calutron của dự án này. Vàng được dùng làm thiết bị nối của các dây dẫn điện đắt đỏ, như audio, video và cáp USB.
QUY CHẾ GIAO DỊCH
Giao dịch tại Standard Bullion có thể thực hiện thông qua hai cách: Internet hoặc điện thoại.
Đây là sàn giao dịch chạy trên nền Java, là công nghệ ra đời sau công nghệ MT4, do đó tính bảo mật cao hơn và khả năng vào lệnh lúc thị trường biến động mạnh dễ dàng hơn nhiều.
Các nhà đầu tư có thể demo bằng cách tài phần mềm qua:
Phần 1: Tải và cài đặt Java.
Phần 2: Vào mục để đăng kí tài khoản demo để truy cập phần mềm (trong đó có 2 phần có dấu sao đỏ là phần khai thông tin bắt buộc: phần 1 - khai tên, phần 2 - đăng kí email bất kì, cũng chính là tên truy cập ví dụ abc@yahoo.com, rồi kích vào ô chọn đầu tiên, website sẽ hiện ra tên truy cập là abc@yahoo.com và pass truy cập vào phần mềm, chú ý là pass này không thể copy mà phải đánh trực tiếp bằng bàn phím).
Cách thức giao dịch
Đặt lệnh
Điện thoại đến Nhân viên quản lý tài khoản trong suốt khoản thời gian giao dịch.Đặt lệnh qua hệ thống giao dịch trực tuyến trong suốt khoản thời gian giao dịch.
Lệnh trong ngày
Lệnh trong ngày có hiệu lực cho đến giờ đóng của của ngày giao dịch hiện tại. Trừ khi thời gian đặt lệnh được xác định rõ, tất cả các lệnh khác đều được coi là lệnh đặt trong ngày.
Ngày hiệu lực
Phần mềm giao dịch của chúng tôi cung cấp hệ thống hiện đại đối với điểm vào thị trường, thực hiện lệnh vào thị trường và lệnh dừng/ hạn chế. Bạn có thể lựa chọn về thời hạn hiệu lực của các lệnh chẳng hạn như Lệnh Tốt cho đến thứ Sáu hoặc Chủ nhất. Các lệnh hết hiệu lực mà chưa được thanh toán sẽ bị loại bỏ tự động trên hệ thống và kết quả thay đổi sẽ được thể hiện trên chứng từ. Bạn có thể thay đổi thời gian hiệu lực mà không làm ảnh hưởng đến việc xóa bỏ hay thêm vào.
Các loại lệnh khi giao dịch
Lệnh hạn chế: là lệnh đặt cho một giá cụ thể và chỉ được thực hiện xong ở giá đó hoặc giá tốt hơn.
Lệnh dừng lỗ: là loại lệnh mà ở đó một vị thế mở được tự động thanh toán ở giá thị trường nếu loại tiền tệ (giá chào bán/ chào mua) đạt được mức giá cụ thể. Thường được sử dụng để hạn chế nguy cơ lỗ nếu thị trường biến động ngược với vị thế nhà đầu tư.
Lệnh dừng lãi: là lệnh mà vị thế mở bị thanh lý ở giá thị trường nếu tiền tệ (giá chào bán/chào mua) đạt một mức giá cụ thể. Thường được sử dụng để giảm thiểu thua lỗ nếu thị trường đi ngược lại vị thế của nhà đầu tư.
Lệnh hủy: dành cho hai lệnh, khi mà một trong hai lệnh được thực thi thì lệnh kia sẽ tự động bị hủy.
Một số lưu ý khi thực hiện giao dịch
Quy mô giao dịch vàng là bội số của 100 ounce; 100 tael.
Giao dịch ký quỹ: Ký quỹ ban đầu cho kim loại quý là bắt buộc.
Giờ giao dịch: 24 giờ
Giờ mùa hè (Mỹ): từ 8:00 sáng thứ hai đến 3:00 sáng thứ bảy.
Giờ mùa đông (Mỹ): từ 8:00 sáng thứ hai đến 4:00 sáng thứ bảy.
Việc tính lãi/ lỗ của việc đầu tư
Lãi/ Lỗ = [(Giá Bán– Giá mua) x Quy mô hợp đồng +/- Lãi suất – Hoa hồng] x Số lượng hợp đồng
Lãi suất: Nhà đầu tư giữ vị thế bán khống sẽ nhận được lãi suất trong khi những người giữ vị thế mua vào phải thanh toán lãi suất.
Lãi suất mua vào: -1.5% (lãi suất do thực tiễn thị trường quyết định)
Lãi suất bán khống: -1.5% (lãi suất do thực tiễn thị trường quyết định)
Hedged position: Trong vị thế đối xung (thường được gọi là “khóa”) phụ thuộc vào tính toán lãi suất trên từng hợp đồng riêng rẽ cho đến khi hợp động kết thúc. Đối xung thường tạo ra chi phí đầu tư bổ sung, nên không phải là chiến lược được khuyến khích.
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Đồng đô la Mỹ, đô la Hồng Kông sẽ được sử dụng như là đồng tiền thanh toán. Giao dịch với chi tiết lãi và lỗ sẽ được in trên “sao kê của khách hàng”.
Sao kê tài khoản hàng ngày sẽ được cung cấp cho khách hàng vào ngày làm việc tiếp theo sau khi tài khỏan có hoạt động giao dịch, đặt cọc quỹ, rút tiền, lãi suất vay nợ và các vị thế chưa thanh lý.
CÁCH NIÊM YẾT
Đơn vị đo lường
Tael /teil/ là hệ thống đo lường trọng lượng vàng và tiền tệ phổ biến tại Trung Quốc, Hồng Kông và các quốc gia Nam Á.
1 tael = 4/3 ounce = 37.7994g
Ounce là hệ thống đo lường trọng lượng vàng được áp dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.
1 troy ounce (ozt) = 480 grains = 31.103476g
1 ounce = 1 troy ounce = 0.83 lượng
1 lượng = 1.20556 ounce = 37.50g
Hàm lượng vàng
Tuổi (hay hàm lượng) vàng được tính theo thang độ K (Karat). Một Karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng 99,99% tương đương với 24K. Khi ta nói tuổi vàng là 18K thì nó tương đương với hàm lượng vàng trong mẫu xấp xỉ 75%.
Một ounce nguyên chất là một ounce troy chứa vàng 99.5% tinh khiết
Một ounce tiêu chuẩn là một ounce troy chứa vàng 22 Karat (vàng có độ tinh khiết 91.66% hay 11 "ounce nguyên chất" cộng 1 ounce các chất tạo hợp kim)
Cách niêm yết
Hong Kong Gold
Loco London Gold
Loco London Silver
Đơn vị yết giá
HKD/Tael
USD/Ounce
USD/Ounce
Spread*
HKD 4
USD 0.5
USD 0.03
Value per tick
HKD 100
USD 10
USD 50
*Trong điều kiện thị trường bình thường, spread trích dẫn như trên. Spread sẽ được thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thị trường.
Khối lượng quy ước
Hong Kong Gold
100 Tael
Loco London Gold*
100 Troy Ounce
Loco London Silver*
5,000 Troy Ounce
Nguồn: www.standardbullion.com.hk
*Loco London Gold / Silver là thị trường giao dịch vàng, bạc khá sôi nổi. Sự giao dịch được thực hiện thông qua điện thoại, internet giữa hai nhà giao dịch.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Đang có tranh luận khá sôi nổi về mô hình sàn vàng sao cho bảo vệ được lợi ích của nhà đầu tư, DN và sự an toàn của cả hệ thống tài chính ngân hàng.
Bảng giao dịch một sàn vàng bị lỗi trong năm 2008.
Kinh nghiệm quốc tế
Theo kinh nghiệm tại các nền kinh tế phát triển, mô hình sàn vàng tập trung và độc lập tương đối (về tài chính) và thông thường là một định chế riêng biệt theo kiểu mô hình Sàn giao dịch hàng hóa (như COMEX ở Mỹ) hoặc sàn giao dịch vàng ở Anh... Mô hình này có thể là tổ chức kinh doanh (thu lợi nhuận) khi thị trường đã phát triển và hệ thống khuôn khổ pháp lý đã tốt. Tuy nhiên cũng có mô hình hoạt động theo hình thức phi lợi nhuận (phổ biến khi chưa đủ khuôn khổ pháp luật). Mô hình giao dịch hàng hóa ở Nhật Bản (TOCOM): là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động theo Luật Sở giao dịch ban hành từ năm 1950 (Commodity Exchange Law - 1950). Tại NewYork có sàn giao dịch hàng hóa NYMEX có độ thâm niên 135 năm.
Cho dù mô hình quản trị có khác nhau (kể cả sở hữu) nhưng nhìn chung nguyên tắc hoạt động của nó là đảm bảo tính độc lập, tính minh bạch... nhằm hạn chế các gian lận trong giao dịch như giao dịch nội gián, làm giá... và các trục lợi khác.
Xét trên phương diện nào đó mô hình giao dịch vàng điện tử (tài khoản) được tổ chức về mặt kỹ thuật theo kiểu một trung tâm thanh toán bù trừ điện tử hoặc tổ chức như một sở giao dịch chứng khoán nên mức độ minh bạch rất cao và tránh được các rủi ro của các đối tác như mất khả năng thanh toán...
Nhìn về Việt Nam
Theo một nghĩa nào đó, người ta cho rằng mô hình sàn vàng hiện nay ở VN phát triển tự phát. Và cho dù thế nào đi chăng nữa cũng cần một cơ chế tổ chức hiện đại hơn nhằm tôn trọng quyền lợi của các bên tham gia. Tuy nhiên những chuẩn tắc về giao dịch hàng hóa theo kiểu Sở/Sàn hàng hóa hiện nay ở VN hầu như là con số không: thị trường thiếu hẳn một khuôn khổ pháp lý cho giao dịch vàng trên tài khoản, vàng điện tử; không có hệ thống tài khoản kim loại quý; không có quy chuẩn hàng hóa cho giao dịch qua sở/sàn hay giao dịch điện tử; các quy định về bảo vệ nhà đầu tư,...
Trong điều kiện đó thì mô hình kỹ thuật hợp lý cho giao dịch vàng tài khoản/điện tử là trung tâm hoạt động phi lợi nhuận và sau đó đi đến mô hình có lợi nhuận như kiểu Sở giao dịch chứng khoán VN đã trải qua trung tâm giao dịch chứng khoán.
Đề xuất mô hình sàn vàng VN
Từ khi các sàn giao dịch vàng tư nhân bị xóa sổ vào cuối tháng 3 năm 2010, nhiều chuyên gia, ngân hàng đã đề xuất đến việc thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia. Trên thế giới, rất nhiều mặt hàng được đưa lên sàn giao dịch, từ chứng khoán, đất đai, vàng bạc cho đến dầu lửa, gạo, café. Theo đó, việc thành lập một sàn vàng quốc gia tại Việt Nam về lâu dài là cần thiết. Việc lập ra sàn giao dịch vàng sẽ mang lại lợi ích tích cực cho nhiều phía, từ cơ quan quản lý cho tới người dân, nhà đầu tư. Về mặt quản lý Nhà nước, thông qua giao dịch vàng tài khoản, Nhà nước có thể giám sát và quản lý được lượng vốn tham gia đầu tư vào vàng cũng như thuế thu nhập, luồng vốn đầu tư... Người dân và nhà đầu tư thì được mua bán một cách minh bạch và rõ ràng, lợi ích của họ được bảo đảm theo luật.
Hiện trữ lượng vàng trong dân theo ước tính lên tới gần 500 tấn, nhu cầu mua bán vàng của người Việt Nam còn rất lớn. Do đó nếu Nhà nước không đáp ứng nhu cầu trên bằng cách này thì người ta lại luồn lách bằng cách khác. Thế nên giải pháp thành lập một Sở giao dịch vàng hay sàn vàng quốc gia được quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước là giải pháp kịp thời trước khi xóa bỏ hẳn giao dịch vàng miếng tự do. Vì nó thỏa mãn nhu cầu kinh doanh vàng của người dân, nhà đầu tư, các doanh nghiệp và ngân hàng. Điều quan trọng hơn, giá vàng được quản lý qua sàn sẽ biến động tương đương theo giá thế giới, không bị đẩy lên hay hạ xuống “vô tội vạ” như trước đây bới các đầu mối kinh doanh và các tổ chức đầu cơ. Hoạt động đầu tư, ăn lời chỉ dựa trên nền tảng chênh lệch giá mua bán, nên thị trường vàng sẽ không bị “méo mó”.
Theo quan điểm của các chuyên gia kinh tế có kinh nghiệm về phát triển thị trường, hiện tại các sàn vàng là sự phát triển tự phát và không có định hướng. Trước đây có thời điểm cả nước có đến 20 sàn giao dịch cùng lúc hoạt động khó mà quản lý hết được, do đó cần tập trung lại thành một số ít sàn để dễ quản lý, đảm bảo uy tín, chất lượng giao dịch. Thị trường đang rất cần định hướng rõ ràng hướng tới những chuẩn tắc quốc tế.
Từ kinh nghiệm quốc tế và thực trạng ở VN hiện nay, thiết nghĩ mô hình sàn vàng ở VN nên theo hướng: Về tổng quát, mô hình sàn vàng VN nên đi từ trung tâm tới Sở giao dịch vàng.
Nhà nước (NHNN và Bộ Công Thương) cần đứng ra xây dựng cơ sở pháp lý cho trung tâm giao dịch (bao gồm cơ chế hoạt động của sàn, quy chế giao dịch, tổ chức lưu ký vàng tài khoản và vàng vật chất, hệ thống nhận lệnh, khớp lệnh...); Hiệp hội kinh doanh vàng VN cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng cùng với cơ quan quản lý thống nhất và công nhận một số điều kiện và chuẩn mực giao dịch vàng như hệ thống tài khoản vàng giao dịch, đơn vị hạch toán (là lượng hay oz), điều kiện về vàng trong giao dịch (vàng miếng loại nào, do hãng nào đúc...), điều kiện giao hàng (tối thiểu là bao nhiêu vàng vật chất), các giao dịch nào thực hiện qua trung tâm (giao ngay, giao sau, quyền lựa chọn vàng, giao dịch kiểu margin trading như hiện nay,..); vay vàng thế nào, ứng trước thế nào,... (NHNN kiểm soát đến đâu để khống chế lạm phát...).
NHNN VN hoặc Bộ Công Thương có thể cho thành lập một trung tâm giao dịch hàng hoá (trong đó có vàng) tại Hà Nội hoặc TPHCM (như Sở Giao dịch chứng khoán), các NHTM, các Công ty môi giới kinh doanh vàng (như các Công ty Chứng khoán) là thành viên của Trung tâm giao dịch vàng (sau này là sở giao dịch hàng hoá) và được kết nối với Trung tâm để đặt lệnh của khách hàng/ hoặc quản lý tài khoản cho khách hàng như chứng khoán hiện nay.
Việc phát triển tuần tự và hướng tới chuẩn mực quốc tế sẽ đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư vàng, các DN và ổn định hệ thống tài chính (quốc gia).
Việc thành lập Trung tâm (sau đó là Sở giao dịch hàng hoá/ giao dịch vàng) sẽ không ảnh hưởng gì đến các Công ty kinh doanh vàng trên tài khoản hiện nay mà chỉ là bước chuyển đổi tài khoản của khách hàng. Mô hình và định hướng phát triển cần phải rõ và kiên định ngay từ bây giờ nếu không để hàng loạt sàn phát triển tự phát và ào ạt thì sau này sửa sai là vô cùng tốn kém cho xã hội và quốc gia.
NGUỒN THAM KHẢO
Ths Lê Văn Hinh, Gợi ý mô hình sàn vàng ở Việt Nam, www.tin247.com.
Vàng, www.wikipedia.org.
www.standardbullion.com.hk.
www.infoplease.com.
www.sjc.com.vn.
Đơn đặt hàng sẽ chỉ có hiệu lực vào ngày nó được đặt.
ood Đến thứ Sáu (GTF)
Một số biểu mẫu giấy tờ giao dịch tại sàn Standard Bullion ở Hồng Kông
THÔNG BÁO VỀ TÀI KHOẢN
GIẤY CHỨNG NHẬN STANDARD BULLION GIA NHẬP CGSE
(THÀNH VIÊN 103)
THAY ĐỔI THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sàn vàng standard bullion tại hongkong.doc