Mục tiêu của luận văn:
ã Tìm hiểu rõ bản chất của cafein và cơ chế tác động của nó đối với sức khỏe người tiêu dùng.
ã Giới thiệu một số phương pháp khử cafein có trong hạt cà phê ở trên thế giới.
ã Đề xuất phương pháp tối ưu ứng dụng để sản xuất Cà phê có hàm lượng cafein thấp ở Việt Nam.
Giáo viên HD: Trần Thức
33 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7107 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à phê Thế giới (ICO) vừa đưa ra dự báo về nhu cầu cà phê của năm
2008 là 125 triệu bao loại 60kg so với 123 triệu kg của năm 20071
Nestor Osorio, giám đốc điều hành ICO nói “năm 2007 toàn thế giới tiêu thụ
123 triệu bao cà phê. Trong năm nay, mức tiêu dùng tăng cao, đặc biệt là tại những
nước xuất khẩu hàng đầu như Braxin và Ấn Độ, khiến tiêu thụ cà phê có thể vượt 125
triệu bao.”
Cũng theo ông Osorio, mặc dù giá cà phê arabica có xu hướng giảm trong tháng
3 vừa qua, song nhu cầu tiêu thụ tăng sẽ hỗ trợ giá loại cà phê này vững hơn trong thời
gian còn lại của năm.
Nhu cầu cà phê thế giới đang tăng với tốc độ 1,5-2%/năm, và dự báo sẽ tiếp tục
duy trì tốc độ này trong vài năm tới. Mức tăng trưởng này trở thành một xu hướng từ
3-4 năm nay. Dự kiến, nhu cầu cà phê sẽ tăng nhanh ở châu Á nơi mà thu nhập và dân
số đang gia tăng.
Nhật Bản là một thi trường có nhu cầu tiêu thụ cà phê nhanh nhất châu Á. Năm
1965, mức tiêu thụ bình quân chỉ khoảng 300 g/người/năm do người dân vốn quen
uống trà nhưng hiện có mức tiêu thụ cà phê tương đối cao 3,17 kg/người/năm và dự
báo nhu cầu nhập khẩu cà phê vào Nhật Bản sẽ tăng 2,5%/năm trong thập kỷ này.
Tiếp theo Nhật Bản là thị trường Trung Quốc. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao nhất thế giới trong nhiều năm qua và việc hình thành một loạt các khu công
nghiệp ven biển Thái Bình Dương, người dân Trung Quốc đã dần chuyển từ văn hoá
uống chè sang uống cà phê với mức tăng tiêu thụ cà phê hàng năm đạt tới 30%. Mặc
dù đây chỉ là bước nhảy vọt từ con số ban đầu quá nhỏ bé do văn hoá uống trà đã ăn
1
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 6
sâu vào tiềm thức của người dân. Lượng cà phê tiêu thụ bình quân tính trên đầu người
dân Trung Quốc ở lục địa vẫn thấp hơn nhiều so với các nước khác. Hiện nay chỉ
1g/người/năm nên dự báo thị trường nhập khẩu cà phê vào Trung Quốc sẽ tăng mạnh
trong thập kỷ tới.
Tiếp theo Trung Quốc là thị trường Nga, các nước Đông và Nam Âu. Cà phê
ngày càng được coi là đồ uống thời thượng ở Nga và nhu cầu tiêu thụ tăng lên rõ rệt.
Theo dự báo của ICO ( Tổ chức cà phê thế giới) tiêu thụ tại thị trường này sẽ tăng
10%/năm. Cà phê hoà tan hiện nay khá được ưa chuộng tại Nga và ngày càng nhiều
công ty củaViệt Nam tham gia vào sản xuất loại sản phẩm này. Nhập khẩu cà phê của
các nước Đông Âu khác dự báo sẽ tăng khoảng 1-1,5%/năm trong thập kỷ tới.
Nhu cầu dự báo sẽ tăng nhanh ở Hy Lạp, Italia và Bồ Đào Nha trong những
năm 2010 – 2015.
Năm 2008, Thái Lan có thể nhập khẩu 20.000 tấn cà phê, tăng 28 lần so với 700
tấn của năm 2007 do nhu cầu tăng mạnh. Chareon Boonlarptaveechoke, thành viên của
Hiệp hội Các nhà xuất khẩu Cà phê tươi Thái Lan cho biết, nhập khẩu tăng mạnh như
vậy là do nhu cầu cao của hãng Nestle Thái Lan, bên cạnh đó còn do nhu cầu tích trữ
hàng của các nhà xuất khẩu trước dự đoán giá cà phê sẽ cao hơn trong năm 2009. Thái
Lan dự kiến sẽ sản xuất khoảng 50.000 tấn cà phê trong năm nay, trong đó 48.000 tấn
là loại robusta và phần còn lại là arabica. Con số này thấp hơn 5.000 tấn hay 9% so với
sản lượng của năm ngoái. Trong khi đó, tiêu thụ cà phê của nước này dự kiến sẽ tăng
10% lên 52.000 tấn2 .
Trong năm 2008, các nhà xuất khẩu của Thái Lan sẽ mua khoảng 10.000 tấn để
dự trữ, tăng gấp đôi so với dự trữ thường niên của họ. Hiện tại, Thái Lan nhập khẩu cà
phê tươi từ Việt Nam và cà phê rang xay từ Mỹ
Ngoài ra, nhu cầu cà phê cũng có chiều hướng gia tăng ở các nước sản xuất,
nhất là ở Brazin. Hiện nay, Brazin, cũng như một số quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu
khác, đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh tiêu dùng cà phê
trong nước. Brazin không chỉ là nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới mà còn xếp
thứ 2 sau Mỹ trong việc tiêu thụ cà phê.
2
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 7
Tiêu thụ ngay tại Brazin năm 2008 cũng sẽ tăng khoảng 4% 3, tức là tương đối
cao. Tiêu thụ cà phê tại Brazin có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu thụ cà phê
toàn cầu, bởi thị trường này tăng trưởng rất nhanh.
Theo dự báo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng cà phê vụ
2008/09 (tháng 7/08 - tháng 6/09) của Braxin sẽ tăng 36% so với vụ hiện tại lên 51,1 triệu
bao loại 60kg nhờ chu kỳ tăng sản lượng hai năm một lần của cây cà phê Arabica - chiếm
75% tổng sản lượng cà phê thu hoạch được của Braxin. Nhờ sản lượng cao, xuất khẩu của
vụ tới được dự báo cũng sẽ tăng 4% lên 28 triệu bao. Trong đó, xuất khẩu cà phê tươi sẽ
chiếm 24,57 triệu bao còn cà phê hoà tan 3,3 triệu bao. Trong vụ 2007/08, xuất khẩu cà
phê ước đạt 26,87 triệu bao, cao hơn 12% so với dự báo trước đó. Mặc dù sản lượng thấp
song xuất khẩu được hỗ trợ nhờ lượng cà phê dự trữ từ vụ trước.
Hiện tại, cà phê Braxin vẫn cạnh tranh trên thị trường thế giới do chi phí sản
xuất cao và sự mất giá của đồng USD so với đồng Real. Xuất khẩu cà phê của Braxin
chiếm 30% tổng xuất khẩu toàn cầu.
II.2. Xu hướng
Tổng cầu cà phê ở các nước tiêu thụ truyền thống có xu hướng chững lại. Tuy
nhiên, nhu cầu tiêu thụ cà phê uống liền, các sản phẩm cà phê chất lượng cao và khác
biệt lại đang được ưa chuộng.
Đồng thời, các thị trường này cũng tăng thói quen tiêu dùng cà phê kiểu
espresso, loại cà phê không phụ thuộc quá nhiều vào hương vị cà phê arabica được chế
biến ướt. Các thị trường truyền thống Tây Âu và Bắc Mỹ có xu hướng tăng chậm do
lượng tiêu thụ bình quân đầu người hiện đã ở mức cao như Phần Lan 11,21
kg/người/năm, Bỉ - Luxembourg 9,6 kg/người/năm, Đức 6,64 kg/người/năm và Mỹ
4,24 kg/người/năm trong năm 2003 (theo USDA). Người Anh vốn thích uống trà cũng
tiêu dùng khoảng 2,2 kg/người và Ai Len là 1,31 kg/người. Do đó, mức tăng nhu cầu
dự báo khoảng 1,3%/năm từ nay đến năm 2010 chỉ tương đương với tốc độ tăng
trưởng dân số ở các nước này, so sánh với mức 2,3% trong thập kỷ 90 thế kỷ XX.
Tiêu thụ cà phê của Indonesia trong những năm gần đây đạt mức tăng đáng kế.
Từ năm 1998 đến 2003, lượng tiêu thụ trong nước của nước này tăng hơn 50.000 tấn,
tương đương với khoảng 10%. Mức tăng được duy trì liên tục trong suốt giai đoạn này.
3
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 8
Tuy nhiên, cho đến 2003, tiêu thụ trong nước cũng mới đạt khoảng 133 nghìn tấn,
chiếm 27,7% tổng sản lượng (Benny, 2003).
Mặc dù mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người trên phạm vi toàn cầu ít thay
đổi trong những năm qua, dao động trong khoảng 4,5-4,7 kg/người/năm và mức tiêu
thụ thấp ở các nước xuất khẩu cà phê, chỉ khoảng 1kg/người/năm nhưng nhu cầu thế
giới trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng do xu hướng tăng nhanh ở các thị trường mới
nổi và chính sách khuyến khích tiêu dùng nội địa cà phê ở các nước xuất khẩu chính.
Do đó, tiêu thụ cà phê của các nước đang phát triển dự báo sẽ tăng bình quân
2,5%/năm, đưa tỷ trọng của các nước đang phát triển trong tổng mức tiêu thụ cà phê
toàn cầu lên 30% trong năm 2010.
Các loại cà phê chính được tiêu thụ trên thế giới hiện nay: Các thị trường Đông
Âu, Đông Nam Á và Bắc Phi ngày càng tăng tiêu thụ cà phê hoà tan được pha chế từ
cà phê chất lượng thấp Robusta. Các loại cà phê 3 trong 1 (đường, bột sữa và cà phê
hoà tan) đang rất được ưa chuộc ở các nước Đông Nam Á. Hiện nay, cà phê Robusta
được dùng phổ biến hơn để pha chế với cà phê Arabica do lượng cung cà phê Robusta
tăng mạnh trong hơn 1 thập kỷ qua và công nghệ chế biến cà phê được cải tiến.
Trước tình hình cầu có xu hướng tăng và cung có xu hướng giảm, người dân
trồng cà phê lại có thêm cơ hội tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm của mình. Tuy
nhiên, việc phụ thuộc vào thị trường thế giới như vậy tỏ ra không bền vững và đã từng
làm nhiều nước thất bại. Bài học đó đến bây giờ vẫn còn giá trị và buộc ngành cà phê
phải tìm nhiều con đường khác nhau để tăng giá trị gia tăng. Một trong những biện
pháp đó là phát triển tiêu thụ nội tiêu. Biện pháp này đặc biệt đúng với Việt Nam, một
quốc gia nằm trong nhóm các nước sản xuất cà phê lớn nhưng tiêu thụ trong nước chỉ
chiếm trung bình 5% tổng sản lượng, duy trì ở mức 500.000 bao/năm trong 3 năm gần
đây (USDA, 2003).
Phần tiếp theo của bài viết này sẽ đề cập đến những nét chính trong tiêu thụ cà
phê Việt Nam thông qua tổng kết các tài liệu, báo cáo trước đây.
II. Tình hình sử dụng cà phê ở Việt Nam
Theo số liệu điều tra VLSS 2002 (bộ số liệu của Điều tra Mức sống Dân Cư Việt
Nam năm 2002 ) không có nhiều người dân Việt Nam tiêu thụ cà phê trong hộ gia đình.
Trong ngày thường, có khoảng 19,2% tiêu thụ cà phê, trong đó 47% tiêu thụ cà phê
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 9
uống liền và 53% tiêu thụ cà phê bột. Tuy nhiên, trong dịp lễ tết, số lượng người tiêu
thụ cà phê trong hộ gia đình tăng lên, khoảng 23% số hộ.
Trung bình năm 2002, người Việt Nam tiêu thụ khoảng 1,25 kg cà phê/năm,
bao gồm cà phê tiêu thụ trong ngày thường (cà phê uống liền và cà phê bột) và cà phê
uống trong dịp lễ tết. Tuy nhiên, trong điều tra này, chỉ có số liệu về giá trị của cà phê
uống liền. Giá trị tiêu thụ cà phê trung bình của người dân Việt Nam năm 2002 là
khoảng 9130 đ/người/năm.
II.1. Khác biệt giữa nông thôn và thành thị
Tiêu thụ nội địa cà phê có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn cả về
lượng và giá trị. Lượng tiêu thụ bình quân đầu người của thành thị năm 2002 (2,4kg)
cao gấp 2,72 lần tiêu thụ của nông thôn (0,89 kg). Trong khi đó, giá trị tiêu thụ bình
quân đầu người của thành thị đạt 20280 đồng, cao gấp 3,5 lần mức của nông thôn.
Bộ số liệu VHLSS cũng phân chia tiêu thụ cà phê thành hai loại cà phê bột và
cà phê uống liền.
Tình hình tiêu thụ của cả hai loại cà phê bột và cà phê uống cũng có sự khác
biệt lớn giữa thành thị và nông thôn. Khu vực thành thị tiêu thụ cà phê uống liền nhiều
gấp 2,74 lần khu vực nông thôn, trong khi đó, chênh lệch về giá trị tiêu thụ loại cà phê
này là gần 5 lần giữa hai khu vực. Giá trị tiêu thụ tiêu thụ cà phê bột ở khu vực thành
thị lớn gấp 2,65 lần khu vực nông thôn (7,8 và 2,9 nghìn đ/người/năm).
Lượng tiêu thụ cà phê bột và uống liền (kg/người/năm)
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
Thành thị Nông thôn
Lượng uống liền
Lượng bột
Nguồn: Tính toán từ VHLSS 2002 (Trần Quỳnh Chi)
Sự khác biệt lớn về giá trị tiêu thụ có thể do giá ở khu vực thành thị cao hơn
khu vực nông thôn nhờ mức sống cao hơn. Năm 2002, tổng chi tiêu khu vực thành thị
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 10
khoảng 27 triệu đồng trong khi tổng chi tiêu ở khu vực nông thôn chỉ có khoảng 12
triệu đồng.
Ngoài ra, chênh lệch về giá trị cũng có thể do chất lượng cà phê bán tại thị
trường thành thị cao hơn thị trường nông thôn.
II.2. Khác biệt giữa các nhóm thu nhập
Các hộ gia đình được chia làm 5 nhóm dựa trên thu nhập của hộ, mỗi nhóm
chiếm 20% tổng số hộ, từ nhóm nghèo nhất đến nhóm giàu nhất.
Tiêu thụ cà phê bình quân đầu người tăng dần từ nhóm có thu nhập thấp nhất
đến nhóm có thu nhập cao nhất. Trong đó, lượng tiêu thụ cà phê của nhóm 5 cao hơn
nhóm 1 đến gần 18 lần, tuy nhiên, giá trị tiêu thụ chỉ chênh lệch khoảng gần 9 lần.
Như vậy, về mô tả thống kê, tiêu thụ cà phê có xu hướng thay đổi theo thu nhập.
Tình hình tiêu thụ cà phê bột và uống liền cũng diễn biến theo xu hướng trên,
tuy nhiên, lượng cà phê bột tiêu thụ thấp hơn nhiều so với lượng cà phê uống liền. Ở
nhóm thu nhập cao nhất, lượng cà phê uống liền được tiêu thụ nhiều gấp 9,4 lần lượng
cà phê bột. Trong khi đó, ở nhóm nghèo nhất, mức chênh lệch này là 9,8 lần.
II.3. Khác biệt giữa các vùng
Hầu hết các khu vực ở Việt Nam đều tiêu thụ cà phê nhưng rất khác nhau. Nam
Trung Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ là ba khu vực tiêu
thụ cà phê nhiều nhất trong cả nước. Vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng Bằng Sông
Hồng tiêu thụ rất ít cà phê, thậm chí khu vực Tây Bắc hầu như không tiêu thụ (với
mức tiêu thụ bình quân đầu người chỉ có 0,03 kg/năm). Lượng tiêu thụ cà phê ở khu
vực Tây Nguyên nhiều thứ 4 trên cả nước nhưng vẫn ở mức thấp so với 3 khu vực
đứng đầu.
Giá trị tiêu thụ của các khu vực diễn biến không hoàn toàn giống như lượng tiêu
thụ. Đặc biệt là ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ở khu vực
Duyên hải Nam Trung Bộ, mặc dù lượng tiêu thụ đầu người rất cao (1,5kg/người/năm)
nhưng giá trị tiêu thụ chỉ đạt 6230 đ/người/năm. Trong khi đó ở khu vực Tây Nguyên,
các con số này lần lượt là 0,28 kg và 4150đ. Một trong những nguyên nhân giải thích
hiện tượng này là khu vực Tây Nguyên chủ yếu tiêu thụ các loại cà phê bột, có chất
lượng cao, với lượng cà phê bột tiêu thụ ở khu vực này cao thứ 3 trong toàn quốc (0,12
kg/người/năm) so với mức 0,08kg của vùng Duyên hải NTB.
Tiêu thụ cà phê đầu người theo vùng của Việt Nam năm 2002
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 11
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
3.0
ĐBSH Đông
Bắc
Tây Bắc Duyên
hải BTB
Duyên
hải NTB
Tây
Nguyên
Nam
Trung Bộ
ĐB SCL TB
0
5
10
15
20
25
30Lượng
Giá trị
Nguồn: Tính toán từ VHLSS (Trần Quỳnh Chi)
II.4. Tiêu thụ cà phê Việt Nam - nhận định từ các nguồn thông tin khác
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, tiêu thụ nội địa của cà phê Việt nam còn
quá ít. Trong khi mỗi người Bắc Âu uống 10 kg cà phê nhân mỗi năm, ở Tây Âu là 5-6
kg thì người Việt Nam mới tiêu thụ khoảng 500 gr. (www.vnexpress.net, 10/2005).
Việt Nam vốn là nước sản xuất cà phê chỉ đứng sau Brazil và là nước đứng đầu
về sản xuất cà phê vối. Theo số liệu từ Vicofa, tốc độ tăng trưởng bình quân diện tích
đất trồng cà phê đạt khoảng 15% trong những năm 90, và tới cuối thế kỷ 20 cả nước đã
có khoảng nửa triệu hecta cà phê. Hiện nay hầu hết cà phê nhân được sản xuất ra là để
phục vụ xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu của Việt Nam đạt 600.000-700.000 tấn cà phê
nhân mỗi năm. Hai vụ cà phê 2000-2001 và 2003-2004 Việt Nam đã xuất khẩu trên
800.000 tấn cà phê. Cũng như nhiều ngành sản xuất khác, đặc biệt là thủy sản và nông
sản, các doanh nghiệp kinh doanh chế biến cà phê "chuộng" đầu tư để xuất khẩu hơn là
tiêu thụ thị trường nội địa.
Một số nghiên cứu gần đây được Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra cho thấy tiềm
năng thị trường nội địa của Việt Nam có thể tiêu thụ tới 70.000 tấn/năm. Nghĩa là với
sản lượng cà phê hàng năm thu hoạch được 700.000 - 800.000 tấn thì lượng cà phê
tiêu thụ nội địa của Việt Nam ở mức xấp xỉ 10%. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của
cuộc điều tra mức sống dân cư ở trên thì nếu mức tiêu thụ bình quân đầu người cà phê
của Việt Nam đạt 1,25 kg/người/năm thì năm 2002, mức tổng tiêu thụ cả nước phải đạt
khoảng 95,000 tấn. Trong khi đó theo Hiệp hội Cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa của
cà phê Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 5%, thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê.
Mức chênh lệch này càng "khập khiễng" nếu so với sản lượng tiêu dùng cà phê nội địa
của các nước thành viên Hiệp hội Cà phê thế giới là 25,16%. Điều này cho thấy, có rất
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 12
nhiều nguồn thông tin đánh giá về mức tiêu thụ đầu người khác nhau và cho những số
liệu rất khác biệt. Đó chính là một trong những lý do khiến cho nhóm nghiên cứu của
Viện Chính sách và Chiến lược PTNN-NT tiến hành nghiên cứu này.
Trước tình hình mức tiêu thụ nội địa thấp như trên, một số hãng sản xuất trong
nước và liên doanh cà phê Việt Nam đã liên tục đưa ra những chiến lược kinh doanh
khác nhau nhằm thu hút khách hàng.
III. Các nghiên cứu về cà phê có hàm lượng cafein thấp
III.1. Thế giới
• Tạo ra giống cà phê có đặc tính khử cafein
Các nhà nghiên cứu người Braxin khẳng định họ đã tạo ra được một giống cà
phê hiếm có, có khả năng cho ra một loại cà phê không có chất cafein mà không làm
mất đi hương vị cà phê.
Các nhà nông học này, công trình nghiên cứu của họ mới được đăng trên tạp chí
Nature, đã khám phá ra giống cà phê (gốc Ethiopia) trong số 3000 cây cà phê arabica
được trồng thí nghiệm ở Campinas (gần Sao Paolo), trong khuôn khổ một chương
trình nhằm giảm hàm lượng cafein trong cà phê.
Mặc dù hiện có hàng trăm giống cà phê, nhưng việc sản xuất cà phê trên thế
giới vẫn chỉ dựa trên 2 trong số các giống cà phê này: Coffea arabica và Coffea
canephona, tức Robusta. Giống Coffea arabica có hạt ít đắng hơn, thơm hơn và chứa ít
cafein hơn từ 2 đến 3 lần so với Coffea canephona. Hiện Coffea arabica chiếm hơn 2/3
sản lượng cà phê thế giới. Năm 2007 các nhà nghiên cứu người Nhật, công trình của
họ cũng được đăng trên tờ Nature, đã thông báo rằng họ đã tạo ra được những cây cà
phê Coffea canephora biến đổi gen và có hàm lượng cafein thấp. Nhu cầu cà phê ít
chất cafein đang tăng, nhưng sự khử cafein thông thường bằng các biện phấp xử lý
công nghiệp lại rất tốn kém và thường làm giảm hương vị cà phê.
Theo các nhà nghiên cứu thuộc Viện sinh học trường Đại học Campinas, 3 mẫu
cây được đặt tên là AC1, AC2, AC3 đã loại trừ được chất cafein. Họ cho biết, giai
đoạn sau sẽ nhằm đưa các gen của 3 mẫu này vào các giống arabica phổ biến hơn bằng
phương pháp kỹ thuật truyền thống, nhằm tạo ra loại cà phê ít hoặc không có cafein và
dễ trồng.
Nguồn: Yahoo.Actualités, 23/6/2004
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 13
• Quy trình khử cafein bằng công nghệ sinh học.
Những nghiên cứu mới nhất để khử cafein trong cà phê là những nghiên cứu
thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học. Tại ĐH Glasgrow (Scotland) và ĐH Ochanomizu
and Tsukuba (Nhật), các nhà khoa học đã nghiên cứu và phong tỏa gen tổng hợp
cafein trong cà phê, hay sử dụng một enzym để ngăn cản quá trình sinh tổng hợp
cafein ở cây cà phê.
III.2. Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam khái niệm cà phê khử cafein còn khá mới mẻ. Thói quen
sử dụng cà phê thông thường có hàm lượng cafein cao đang chiếm ưu thế trên thị phần
trong nước. Những nghiên cứu và ứng sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp chưa
thực sự phát triển.
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 14
Phần 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Nguồn gốc cây cà phê
Theo một truyền thuyết đã được ghi lại trên giấy vào năm 1671, những người
chăn dê ở Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) phát hiện ra một số con dê trong đàn sau
khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến
tận đêm khuya.
Họ bèn đem chuyện này kể với các thầy tu tại một tu viện gần đó. Khi một
người chăn dê trong số đó ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta đã xác nhận công hiệu của
nó. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện ra một
loại cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh đào.
Họ uống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến
tận đêm khuya. Như vậy có thể coi rằng nhờ chính đàn dê này con người đã biết được
cây cà phê.
II. Các loại cà phê được trồng ở Việt Nam
II.1. Robusta
Loại cây trông này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên
Việt Nam - nhất là vùng đất bazan (Gia lai, Đắclắc) - hằng năm đạt 90-95% tổng sản
lượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với
khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài. Trồng cà phê Robusta
phải thâm canh mới đạt được năng suất cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành
mới (cành thứ cấp 1,2,3…). để đạt được yếu tố này, người nông dân phải có vốn, một
kiến thức cơ bản. Thường thì mới năm thứ hai-thời kỳ kiến thiết cơ bản-người trồng đã
thu hoạch, không hãm ngọn sớm nên đến năm thứ 1 kinh doanh (năm thứ 3 của cây
trồng) cây đã yếu, có hình tán dù, thiếu cành thứcấp.
II.2. Arabica. (Loại này có hai loại đang trồng tại Việt Nam: Moka và Catimor)
II.2.1. Moka
Mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước
không cao vì không xuất khẩu được, trong khi giá xuất rất cao-gấp 2-3 lần Robusta –
vì trồng không đủ chi phí nên người nông dân ít trồng loại cà phê này.
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 15
Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta – nhưng
không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chín trong mùa mưa và
không tập trung – nên chi phí hái rất cao - hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí
nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt.
II.2.2. Catimor
Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta – nhưng
không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chín trong mùa mưa và
không tập trung – nên chi phí hái rất cao - hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí
nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt.
II.3. Cheri (cà phê mít)
Không phổ biến lắm vì vị rất chua - chịu hạn tốt. Công chăm sóc đơn giản, chi
phí rất thấp nhưng thị trường xuất khẩu không chuộng kể cả trong nước nên ít người
trồng loại này - một cây café mít 15-20 tuổi, nếu tốt có thể thu hoạch từ 100kg -200kg
café tươi nếu nằm gần chuồng bò hoặc nơi sinh hoạt gia đình …
III. Đặc điểm về cấu tạo của hạt cà phê
III.1. Cấu tạo
Lớp vỏ quả, lớp nhớt (vỏ nhớt), lớp vỏ trấu (lớp vỏ thóc), lớp vỏ lụa và nhân.
Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt
quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt
phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung.
Thành phần Arabica Robusta
Vỏ quả 43 - 45 42
Lớp nhớt 20 - 23 23
Vỏ trấu 6 - 8 6 - 8
Nhân và vỏ lụa 26 - 30 29
Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt
lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc
dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp
nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một).
III.2. Thành phần hóa học
Hạt cà phê xanh giàu glucid và lipid, glucid chiếm hơn 50% phần lớn các
polysacaride. Thành phần hóa học của cà phê nhân phụ thuộc vào chủng loại, độ chín,
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 16
điều kiện canh tác, phương pháp chế biến và chế độ bảo quản. Thành phần hóa học có
trong hạt cà phê rất tốt trong quá trình đánh giá chất lượng, thử nếm cảm quan.
III.2.1. Nước
Trong nhân cà phê đã sấy khô còn khoảng 10 – 12% nước ở dạng liên kết. Sau
khi rang hàm lượng nước liên kết còn khoảng 2.7% .
Hàm lượng nước có trong cà phê ảnh hwongr trực tiếp đến chất lượng cà phê.
Nếu độ ẩm cao, vi sinh vật dễ dàng phát triển và hương cà phê dễ bị tổn thất.
III.2.2. Chất khoáng
Hàm lượng chất khoáng có trong hạt cà phê có khoảng 3 – 5%, chủ yếu là Mg,
K, P… . Ngoài ra còn có nAl, Fe, Cu, S ....Những chất này ảnh hưởng không tốt đến
mùi cà phê rang. Cà phê có hàm lượng khoáng càng thấp càng tốt.
III.2.3. Glucid
Gucid chiếm khoảng 50% khối lượng chất khô trong cà phê . Các chất này
không tham gia vào thành phần nước uống mà có tác dụng tạo màu sắc và vị caramen
cho cà phê.
III.2.4. Protein
Hàm lượng protein trong cà phê không cao nhưng có vai trò quan trọng trong
việc hình thành hương vị sản phẩm. Trong đó các acid amin chứa lưu huỳnh là quan
trọng nhất chúng tạo hương thơm mạnh cho cà phê rang.
Đặc biệt, methionine và proline có tác dụng làm giảm tốc độ oxy hóa các chất
thơm, giúp giữ được mùi thơm của cà phê trong quá trình bảo quản.
III.2.5. Lipid
Hàm lượng lipid có trong cà phê khá lớn 10 – 13% gồm có dầu và sáp. Trong
quá trình chế biến, một phần acid béo tham gia phản ứng dưới tác dụng của nhiệt độ
cao tạo nên hương thơm cho sản phẩm. Lượng chất béo còn lại không bị biến đổi
chính là dung môi để hòa tan các chất thơm.
III.2.6. Các ankaloid
Trong cà phê có các ankaloid như cafein, trigonelline, betain, colin. Trong đó
quan trọng nhất là cafein và trigonellin cafein:
Hàm lượng khoảng 1 – 3% phụ thuộc vào chủng loại, điều kiện khí hậu, điều
kiện canh tác.
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 17
• Trigonelline
Trigonelline: là ankaloid không có hoạt tính sinh lý, ít tan trong rượu etylic
không tan trong clorofom và ete, tan nhiều trong nước nóng. Tính chất quý của
Trigonelline là dưới tác dụng của nhiệt độ cao, nó bị nhiệt phân tạo thành acid nicotic
(tiền vitamin PP).
• Chất thơm
Hiện nay người ta tìm thấy có khoảng 70 chất thơm hỗn hợp lại thành mùi thơm
của cà phê.
Hàm lượng chất thơm trong hạt cà phê tương đố nhỏ bao gồm các acid,
andhyte, ceton, rượu, phenol, este … các chất này được hình thành và tích lũy trong
quá trình phát triển của quả cà phê hay được tạo thành trong quá trình rang cà phê . Cà
phê rang lên có những chất thơm gọi chung là cafeol nhưng đồng thời tạo ra một độc
tố caffeotoxin. Các chất thơm của cà phê dễ bị bay hơi, dễ bị biến đổi làm chất lượng
của cà phê nên cần bảo quản cà phê trong các bao bì kín.
Ngoài ra trong nhân cà phê còn một lượng đáng kể vitamin. Trong cà phê chủ
yếu là các vitamin nhóm B như B1, B2, B6, B12 và các loại acid hữu cơ là tiền các
vitamin.
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 18
Bảng tổng hợp thành phần hóa học chủ yếu có trong cà phê.
Hàm lượng
Thành phần
g/100g mg/100g
Nước 8 - 12
Chất dầu 4 – 18
Đạm 1.8 – 2.5
Protein 9 – 16
Cafein
1 (Arabica)
2 (Robusta)
Chlorogenic 2
Trigonelline 1
Tanin 2
Cafetanic acid 8 - 9
Cafeic acid 1
Pensane 5
Tinh bột 5 - 23
Sacchrose 5 - 10
Cellulose 10 - 20
Hemicelluse 20
Lignine 4
Calcium 85 - 100
Phosphor 130 - 165
Sắt 3- 10
Sodium 4
Mangan 1 - 4.5
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 19
IV. Tổng quan về cafein
Cafein là một hợp chất tự nhiên có mặt trong lá, hạt và quả của hơn 60 loài thực
vật. Do đó, các loại thực phẩm hay đồ uống sử dụng các loại thực vật trên làm nguyên
liệu sẽ chứa một hàm lượng cafein tự nhiên.
Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất còn bổ sung cafein vào sản phẩm để tăng thêm
mùi vị hoặc tăng tác dụng y học đối với một số sản phẩm đặc biệt.
IV.1. Tính chất hóa học của cafein
Cafein là ankaloid chứa đạm, công thức C8H10O2N4.H2O, thuộc nhóm hợp chất
có vòng purin. cafein kết tinh với một phân tử nước nhưng trở nên khan khi đun nóng
đến nhiệt độ 80 – 100 0C. cafein khan chứa 20.8% N
Cafein khan ở dạng tinh thể trắng hình kim, tan trong nước và clorofom,một
phần trong rượu
• Tính chất.
Khối lượng mol : 194,19 g/mol
Trạng thái: Rắn
Nhiệt độ nóng chảy: 238 0C
Nhiệt độ sôi: Thăng hoa ở 178 °C
Khối lượng mol của cafein là 194,2 g.
Ở nhiệt độ bình thường một lít nước chỉ hoà tan 20 g cafein, trong khi một lít
nước sôi hoà tan tới 700 g.
Công thức cấu tạo của cafein
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 20
IV.2. Tác dụng dược lý của cafein
Đối với hệ thần kinh trung ương, cafein có tác dụng rất mạnh, người dùng nhiều
cafein hoặc đồ uống có cafein cảm thấy tỉnh táo , mất buồn ngủ, ít mệt mỏi và tư duy
minh mẫn.
Cafein dùng với liều lớn thì kích thích mạnh thần kinh trung ương, xuất hiện trạng
thái bồn chồn, lo lắng mất ngủ, ở những người hay dùng cà phê thì những biểu hiện này
thường không rõ, liều cao có thể làm có thể làm co dật cục bộ hoặc toàn thân.
Cafein còn có tác dụng kích thích hô hấp, đối với hệ tim mạch, cafein có thể
làm trở ngại kháng ngoại vi, kích thích tim. Liều 250 – 300g cafein gây nên nhịp tim
nhanh, huyết áp tăng nhanh cả huyết áp tăng thu và huyết áp tăng trương. Nhưng cũng
với liều lượng trên đối với người thường dùng cà phê thì triệu chứng trên sẽ không
xuất hiện.
Ở nồng độ cao hơn cafein kích thích hô hấp, đối với hệ tim mạch, cafein có tác
dụng làm tăng nhịp tim rõ rệt, ở những người mẫn cảm có thể xảy ra hiện tượng loạn
nhịp tim.
Đối với thực vật, cafein là một thứ thuốc trừ sâu tự nhiên. Nó làm tê liệt và giết
chết sâu bọ ăn thực vật. Phân tử này được chiết xuất lần đầu tiên vào năm 1819, bởi
nhà hoá học Pháp, Friedrich Ferdinand Runge.
Nếu là loại tinh khiết, cafein ở dạng bột màu trắng và cực kì đắng. Nó được
thêm vào côla, và nhiều loại thức uống khác để đem lại một vị đắng thú vị rất đặc biệt.
Tuy nhiên, cafein còn là một chất kích thích có thể gây nghiện.
Trong cơ thể người ta, nó gây sự kích thích lên các dây thần kinh, nhịp tim, sự hô
hấp, làm thay đổi tính cách con người , và hoạt động cũng giống như một chất lợi tiểu.
Người ta tin rằng cafein làm trở ngại sự tiếp nhận thông tin của não bộ và các
cơ quan khác. Việc giảm sự tiếp nhận thông tin này sẽ làm chậm lại các hoạt động của
tế bào. Nhưng tế bào thần kinh bị kích thích và tiết ra hóc-môn epinêrin (ađrenalin)
làm tăng nhịp tim, huyết áp, và lượng máu chảy trong các cơ, giảm máu chảy đến da
và các bộ phận khác. Và gây ra sự giải phóng glucose trong cơ thể. cafein còn làm tăng
mức độ truyền đạt của thần kinh. cafein nhanh chóng được đào thải khỏi não hoàn
toàn. Nó chỉ có hiệu quả trong một thời gian ngắn và có khuynh hướng không làm ảnh
hưởng nhiều đến sự tập trung hay những chức năng khác của não.
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 21
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng cafein, ta sẽ tăng sức chịu đựng đối với
nó. Sức chịu đựng khiến cho cơ thể dễ nhạy cảm. Vì thế việc cai nghiện sẽ khiến cho
huyết áp giảm, có thể gây ra đau đầu và một số triệu chứng khác. Với quá nhiều lượng
cafein có thể gây ra ngộ độc cafein. Một số đặc điểm như: nóng tính, thường xuyên rơi
vào tình trạng bị kích động, làm giảm sự tiểu tiện, gây mất ngủ, mặt đỏ ửng, làm lạnh
tay, chân, bệnh đường ruột, và thỉnh thoảng lại bị ảo giác.
Liều gây độc LD-50 của cafein (là lượng cafein có thể làm chết 50% dân số)
khoảng 10 g, tương đương với 100 tách cà phê. LD-50 của cafein cho một con chuột
cống nặng 1 kg là 381 mg.
Được biết rằng, nước bưởi có khả năng kéo dài thời gian bán huỷ của caffein,
bởi chất đắng trong quả bưởi sẽ kìm hãm quá trình trao đổi chất của caffein trong gan.
Một số người mắc phải các triệu chứng ngộ độc cafein sau khi dùng khoảng
250 mg mỗi ngày. Đối với người lớn, ước tính khoảng 13-19 gam, cafein có thể gây
chết người. Trong khi được coi là an toàn đối với con người, cafein có thể rất độc đối
với thú nuôi, như chó, ngựa hay vẹt. Cafein được chứng minh có thể làm giảm bệnh
tiểu đường (dạng II). Ngoài việc dùng cafein như một chất kích hay là một thói quen,
chúng còn có thể làm thuốc giảm đau đầu khá hiệu quả.
V. Các phương pháp khử cafein trong hạt cà phê
V.1. Các phương pháp phổ biến hiện nay 4
Có ba phương pháp để khử caffein khỏi hạt cà phê: phương pháp nước (Water
Solvent method), phương pháp cacbon dioxin (Supercritical Carbon Dioxide method)
và phương pháp dung môi (Solvent method).
Tất cả các quy trình loại cafein khỏi cà phê hiện nay đều được thực hiện theo
phương pháp cân bằng nồng độ, do đó, sự thất thoát của các cấu tử hương là không thể
tránh khỏi, và cũng không thể loại toàn bộ cafein có trong cà phê được. Người ta
thường trích ly cafein theo các phương pháp sau:
V.1. Phương pháp khử caffein bằng nước (Water Decaffeination)
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để khử cafein. Phương pháp
này chỉ sử dụng nước làm dung môi là nước chứ không dùng thêm bất kì một chất hoá
học nào khác. Một trong số những phương pháp khử caffein bằng nước phổ biến nhất
là phương pháp kiểu Thụy Sĩ. Phương pháp này không gây độc hại và không làm ảnh
hưởng tới hương vị của cà phê.
4
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 22
V.2. Phương pháp khử caffein bằng CO2 (Supercritical Carbon Dioxide
decaffeination)
Phương pháp này sử dụng CO2 để khử cafein. Nhiệt độ và áp suất cao được sử
dụng để biến CO2 thành một dung môi. (Trong tiếng Anh thì “Supercritical” có nghĩa
là trên mức nhiệt độ và áp suất thông thường)
Đây là phương pháp khử cafein khá phổ biến hiện nay. Bằng cách sử dụng CO2,
một chất hoá học bền vững, cafein chứa trong cà phê sẽ bị loại bỏ. CO2 dư thừa có thể
được thải ra ngoài không khí một cách an toàn và không làm hại gì đến môi trường. Thêm
vào đó, nếu được điều chỉnh đúng cách, phương pháp này sẽ cho ta giữ hương vị của cà
phê hầu như nguyên vẹn. 97-99% cafein sẽ được tách khỏi hạt cà phê. Phương pháp này
cũng không để lại những chất độc hại có khả năng đe doạ sức khỏe con người.
Sự bất tiện của phương pháp này là về giá cả. Đây là một phương pháp đắt tiền,
bởi việc tạo áp suất cao đòi hỏi nhiều máy móc và thiết bị phức tạp.
V.3. Phương pháp khử caffein bằng dung môi (Solvent Decaffeination)
Đây là phương pháp cổ nhất dùng để tách chiết cafein khỏi hạt cà phê. Ở
phương pháp này, hạt cà phê được xóc trong một dung môi có khả năng hấp thụ
caffein, sau đó dung môi này sẽ được tách ra. Quá trình xóc và tách chiết sẽ tiếp tục
cho tới khi mức cafein đạt tới độ mong muốn.
• Quy trình methylen chloride: Methylen chloride là dung môi được sử dụng để
tách cafein ra khỏi cà phê bằng phương pháp trích ly. Nguyên liệu được làm mềm
bằng cách ngâm với hơi nước, sau đó xử lý nguyên liệu với methylen chloride bằng
hai cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
• Quy trình ethyl acetate: Phương pháp này được xem như là phương pháp khử
cafein tự nhiên vì ethyl acetat là một hợp chất dễ dàng tìm thấy trong trái cây tự nhiên.
Trong phương pháp này, cafein được tách ra tương tự như phương pháp dùng
methylen chloride nhưng dùng ethyl acetat làm dung môi.
Phương pháp này thường được bị hạn chế sử dụng vì nó để lại những chất thải
độc hại trong hạt cà phê.
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 23
Phần 4: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH KHỬ
CAFEIN
Ngày nay cùng với nhu cầu sử dụng cà phê có hàm lượng cafein thấp đã phổ
biến. Đã đặt ra câu hỏi đối với những người làm trong lĩnh vực thực phẩm là làm
sao sản xuất ra được loại cà phê có hàm lượng cafein thấp mà vẫn giữ được hương
vị đậm đà, không độc hại với sức khỏe người tiêu dùng mà giá thành phù hợp với
mức sống của người tiêu dùng hiện nay.
Vì vậy tôi đề xuất với phương án sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp
bằng phương pháp trích ly dùng dung môi là nước thì thõa mãn được những yêu
cầu đặt ra ở trên.
I. Cơ sở của phương pháp
Cafein là một chất hữu cơ có khả năng hòa tan trong một số dung môi hữu cơ
mà đặc biệt là nó có khả năng hòa tan trong trong nước ngay ở nhiệt độ bình thường.
Một lít nước ở nhiệt độ bình thường hòa tan được 20g trong khi đó một lít nước sôi có
khả năng hòa tan 700g cafein.
Nước là một dung môi có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới là một dung môi có
khả năng hòa tan được một số chất hữu cơ trong đó có cafein mà không độc hại với
sức khỏe của con người.
II. Cách thực hiện
II.1. Quy trình công nghệ
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 24
Cà phê
Thu hái
Tách tạp chất
Phân loại
Tách phần vỏ và phần thịt
Tách nhớt
Khử cafein
Thu hồi hương
Sấy
Bảo quản
III. Thuyết minh quy trình
III.1. Thu hái
Có hai cách hái cà phê:
• Hái toàn bộ trong một vụ: có thể hái bằng tay hoặc bằng máy.
• Chỉ chọn những trái chín mà hái: Cách này chỉ thực hiện bằng tay. Phương
pháp này chỉ thường áp dụng cho loại cà phê Arabica do loại này có chất lượng cao
hơn.Chỉ chọn những hạt cà phê có đủ độ chín, chất lượng cao.
III.2. Tách tạp chất, phân loại
Cà phê sau khi thu hái do lẫn nhiều tạp chất trước khi qua giai đoạn xát tươi cần
qua giai đoạn tách tạp chất như lá, cành cây,…
Đồng thời phân loại riêng các hạt cà phê không đạt yêu cầu như hạt xanh, lép, sâu
bệnh…
Quá trình tách tạp chất và phân loại có thể thực hiện bằng phương pháp cơ giới,
phân loại theo tỷ trọng bằng bể xiphông. Tách bằng phương pháp xiphông không
những tách được tạp chất mà còn rửa sạch cà phê trước khi đưa vào xay xát.
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 25
Bể xiphông
• Nguyên tắc làm việc của bể xiphông
Bể được bơm nước tới 4/5 thể tích bể và được cấp nước liên tục theo ống đứng và
ống ngang phía trên chảy ra ngoài, kéo theo các quả cà phê theo nguyên lý bình
xiphông. nước dư thừa chảy qua một miệng xả dặt gần thành bể, kéo theo các tạp chất
nhẹ như rác, cành, lá, quả cà phê lép, sâu bệnh… Các tạp chất nặng như gạch, đất đá,
cát, sạn… lắng xuống đáy bể và được xả ra ngoài sau mỗi lần ngừng máy.
• Chọn bể xiphông để tách tạp chất và phân loại vì:
+ Cấu tạo đơn giản, dễ thao tác.
+ Hiệu quả phân loại và tách tạp chất cao.
+ Làm sạch sơ bộ cà phê trước khi xát.
III.3. Tách phần vỏ và phần thịt (xát tươi)
Nhằm mục đích tách phần lớp vỏ thịt quả bên ngoài. Phải được thực hiện càng
sớm càng tốt không nên để quá 24 giờ. Nhằm tránh tiến trình lên men ngoài ý muốn
phát sinh vị lạ trong hạt cà phê.
Xát vỏ là sự tác động cơ giới vào trái cà phê . Yêu cầu cho các thiết bị xát vỏ là
thực hiện chính xác công việc tách vỏ bên ngoài mà không làm tổn thương đến vỏ thóc
và hạt cà phê bên trong.
Máy xát đĩa
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 26
III.4. Tách nhớt, rửa nhớt
III.4.1.Các phương pháp tách nhớt
• Phương pháp lên men
• Phương pháp sinh hóa: sử dụng enzyme:pectase, protopectinase, pectinase.
• Phương pháp hóa học: sử dụng NaOH, Na2CO3 hoặc vôi.
• Nước ấm.
Ở đây quan tâm đến phương pháp lên men:
Vì:
+ Hiệu quả tách nhớt cao mà chi phí cho một đơn vị sản phẩm thấp.
+ Dễ thực hiện và không làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê
Cà phê thóc sau khi được xát tươi ra được dẫn đến các bể ngâm bằng xi măng,
thể tích 1 – 10m3, thành bể cao 1 – 1.5m. Ở đây thực hiện quá trình lên men tự nhiên.
• Tác nhân lên men: Các vi sinh vật ưa ấm hiếu khí có khẳ năng phân giải các
chất nhớt.
• Điều kiện lên men:
Nhiệt độ bể chứa đạt 36 – 400C
Độ ẩm khối hạt 60 – 70%
pH = 5 – 5.5
• Mục đích lên men
+ Phân hủy lớp chất nhầy có trong vỏ cà phê giúp việc rửa hạt được dễ dàng
và sạch sẻ.
+ Rút ngắn thời gian khử cafein.
• Cách thực hiện
Việc ủ cà phê được thực hiện trong các bể xi măng. Hạt cà phê vừa được bóc
vỏ được đổ vào bể, dàn đều rồi dùng bao tải ủ lên. Thời gian kéo dài từ 12 – 36 giờ tùy
thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Sau 5 – 6 giờ, cà phê được đảo trộn đều để cung cấp đầy đủ oxy cho khố ủ,
Nhiệt độ đều khắp khối ủ. Nếu không nhiịet độ tăng cao sẽ làm ảnh hưởng đến chất
lượng lên men.
Khi kiểm tra thấy các hạt xáo vào nhau không còn trơn nửa mà có cảm giác
hơi nhám thì công việc ủ coi như hoàn thành có thể rửa sạch nhớt và chuyển qua công
đoạn khử cafein.
III.4.2. Rửa nhớt
Mục đích: loại bỏ lớp chất nhớt đã lên men, tạp chất, vỏ trái còn dính…
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 27
Quá trình rửa có ảnh hưởng đến thời gian quá trình khử cafein sau này. Nếu rửa
kỹ thì thời gian tách cafein ngắn và ngược lại.
Cách tiến hành: cà phê được rửa trong bể ngâm ủ, khấy trộn, thay nước liên tục
cho đến khi nước trong là được.
Công đoạn rửa nhớt Hạt cà phê sau khi rửa nhớt
III.5. Khử cafein
Quá trình khử cafein ra khỏi cà phê được thực hiện trước khi thực hiện quá trình
rang và nghiền nhằm hạn chế sự thất thoát về hương cũng như một số hợp chất khác.
1 2
3
4
Mô hình quá trình tách cafein
1. Tank thứ nhất 3. Ống tuần hoàn nước
2. Cửa lấy cà phê đã khử cafein 4. Cột lọc cafein
• Nguyên tắc hoạt động:
+ Giai đoạn 1
Đầu tiên cà phê đã được chuẩn bị từ những công đoạn trước ( xay vỏ thịt, rửa
nhớt) cho vào tank đầu tiên, nước đã được gia nhiệt lên 80 – 900C cũng được dẫn cùng
vào tank. Tại đây quá trình khử cafein sơ bộ diễn ra. Cafein và một số ankaloid khác
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 28
được trích ly cùng với nước tuần hoàn trong tank qua cột lọc (4). Cột lọc này được cấu
tạo từ những mạng phân tử Cacbon cho các ankaloid đi qua nhưng cafein được giữ lại
tại đây. Nước sau khi qua cột lọc được dẫn qua tank thứ hai.
Giai đoạn này được thực hiện trong khoảng 2.5 – 3.5 giờ.
+ Giai đoạn 2
Cà phê sau khi qua giai đoạn 1 đã được khử 1 phần cafein được dẫn qua tank
thứ hai cùng với nước ở tank thứ nhất. Tại đây quá trình lặp lại như ở giai đoạn 1.
Giai đoạn này được thực hiện trong khoảng 2.5 – 3.5 giờ.
+ Giai đoạn 3
Trong giai đoạn này quá trình lặp lại như hai như giai đoạn trước. Nhưng cần
chú ý đến hàm lượng cafein còn lại sau quá trình trích ly. Khi 97% hàm lượng cafein
được trích ly thì chu kỳ dừng lại.
Toàn bộ hạt cà phê được chuyển qua giai đoạn làm khô, dòng nước nóng dùng
để trích ly cafein được dẫn qua giai đoạn thu hồi hương. Giai đoạn này thực hiện 2 –
2.5 giờ.
• Chú ý trong quá trình khử cafein
Nhiệt độ nước trích ly : 80 – 90 0C
Tổng thời gian quá trình : 8 – 10 giờ
Hàm lượng cafein còn lại : ≤ 3%
III.6. Thu hồi hương
Hạt cà phê đã qua công đoạn khử cafein đã mất đi một phần hương vị vốn có của
nó. Để giữ được hương vị nâng cao chất lượng ta cần phải qua công đoạn thu hồi hương.
Hương và vị của cà phê chủ yếu là các ete, acid hửu cơ, xeton… là những chất
dễ bay hơi, lợi dụng tính chất này mà người ta cho cho bay hơi các chất này có trong
nước của công đoạn khử cafein để thu hồi hương, vị. Sau đó các hương này được phối
chế trở lại cho công đoạn sau.
Nước qua công đoạn khử cafein được đưa tới tháp thu hồi hương. Tại đây thực
hiện quá trình trích ly và thu hồi hương nhằm giữ được hương vị của cà phê đã qua
công đoạn khử cafein.
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 29
IV. Kiểm tra đánh giá
IV.1. Mục đích
• Định lượng hàm lượng cafein có trong hạt cà phê sau quá trình trích ly
cafein bằng nước.
• Đánh giá chất lượng hạt cà phê và phương pháp thực hiên.
IV. Các phương pháp định lượng cafein5
IV.1. Dùng phương pháp chiết ở môi trường có NH3
• Nguyên tắc:
Chiết cafein bằng ete trong môi trường có NH3, cho bay hơi hết ete, cặn được
tinh chế bằng KMnO4 và nước oxy già (dung dịch H2O2) rồi chiết lại bằng Clorofooc.
Cho bay hơi Clorofooc, cafein kết tinh lại thành tinh thể không màu, xác định độ nóng
chảy và hàm lượng Nitơ theo phương pháp KiênĐan.
• Dụng cụ, vật liệu
Dụng cụ:
Bình nón, cân phân tích, nồi cách thủy, máy sấy…
Phểu rót, buret, pipet, máy ly tâm…
Hoá chất:
Amonihydroxit 22o Be
Ete, dung dịch KMnO4 1%
Dung dịch nước oxy già, acid Acetic (H2O2 12 thể tích pha
100ml, acid Acetic 1g)
Thuỷ ngân kim loại, acid H2SO4 tinh khiết, H2SO4 0.1N,
NaOH, Clorofooc tinh khiết.
• Các bước tiến hành:
Cân 3g mẫu (hạt cà phê đã tách cafein ) xay thành bột cho vào ống ly tâm lớn
với 3g NH3, để nửa giờ và khuấy. Chiết xuất bằng ete 4 lần, mỗi lần 25ml. Cho mẫu
tiếp xúc trực tiếp trong 10 phút và khuấy liên tục sau đó ly tâm 5 phút rồi gạn dịch
chiết cho vào bình nón dung tích 150ml.
Tập trung dịch chiết, cân thu hơi Este, cặn còn lại mang sấy khô ở 100 0C trong
15 phút.
Hoà tan cặn 3 lần, mỗi lần 50ml nước sôi và để trên nồi cách thủy vài phút. Tập
trung hết vào cốc thủy tinh dung tích 400ml, làm nguội và cho thêm 17ml KMnO4 1%
5 Giáo trình kiểm tra chất lượng thực phẩm. Nhà xuất bản Hà Nội
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 30
tiếp xúc 15 phút với dung dịch H2O2 - Acid Acetic để kết tủa Mn (cho từng giọt nước
dung dịch H2O2 - Acid Acetic). Khi Penmanganat chuyển màu và kết tủa xốp lúc đó
để chén thủy tinh lên nồi cách thủy sôi, tiếp tục nhỏ dung dịch trên cho tới khi mất
màu và kết tủa hoàn toàn Mn. (Chú ý thao tác không quá 15 phút).
Lọc qua giấy lọc nhanh, rửa cặn với nước sôi. Chuyển cặn ở phểu sang bình
lắng gạn, chiết 4 lần mỗi lần mỗi lần 25ml Clorofooc dịch chiết Clorofooc lọc và bình
nón đã sấy khô cân sẵn. Sau khi rửa cặn bằng giấy lọc bằng Clorofooc nhiều lần, dịch
lọc Clorofooc được thu hồi. Cặn còn lại được sấy khô trong thời gian 30 phút ở 1000C
và cân. Kết quả thu được tính theo hàm lượng cafein khan trong 100g chất khô.
Người ta cũng có thể định lượng hàm lượng Cafein trên bằng cách xác định
hàm lượng Nitơ toàn phần bằng phương pháp Kiênđan. Kết quả số gam Nitơ đem nhân
với 3.4643 sẽ cho số gam cafein khan.
IV.2. Định lượng cafein bằng phương pháp thể tích
• Nguyên tắc
Khi dung dịch có cafein, nếu có mặt HCl thì dùng I2 trong KI để có thể làm cho
cafein kết tủa dưới dạng hợp chất C8H10O2N4KI4.. Dùng dung dịch Natrithiosunfat đã
biết nồng độ chuẩn lượng I2 còn thừa sẽ tính được lượng I2 tiêu tốn cho phản ứng. Từ
đó tính được lượng cafein đã tham gia thí nghiệm.
• Dụng cụ, hóa chất
Dụng cụ:
Bình nón, cân phân tích, nồi cách thủy, máy sấy…
Phểu rót, buret, pipet, máy ly tâm, bếp cách thủy , bình định mức…
Hóa chất: Chì Acetat kiềm tính (d = 1.25) pha loãng trong nước
Dung dịch Natrithiosunfat 0.1 N
Dung dịch I2 trong KI 0.1N
Acid HCl tinh khiết d =1.19
Dung dịch H2SO4 20%
Hồ tinh bột 0.5%
• Các bước tiến hành.
Cân 5g mẫu, nghiền nhỏ cho vào bình 250ml, cho thêm vào 150 – 200ml nước
cất đun sôi. Đun cách thủy cho tới khi mẫu lắng hết xuống. Tiến hành lọc dung dịch,
tráng rữa bã nhiều lần bằng nước đun sôi, lọc và cho vào bình 500ml.
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 31
Lấy 200ml dung dịch cafein cho vào bình định mức 250ml, thêm 4 – 5 ml dung
dịch chì Acetat kiềm tính d = 1.25, pha bão hòa trong nước, dùng nước cất thêm tới vạch
định mức. Lắc và giữ trong 5 phút. Lọc và lấy 200ml dung dịch lọc cho vào bình định
mức 250ml, nhỏ 1.2 - 1.5ml dung dịch H2SO4 20% cho tới khi không còn kết tủa trắng.
Tiếp theo lấy 200ml dung dịch lọc (lần 2) cho vào bình định mức thứ ba (dung
tích 250ml) cộng thêm 10ml acid HCl tinh khiết. Cho thật chính xác 25ml dung dịch I2
0.1N vào bình định mức lại cho thêm 20ml nước cất lắc và giữ trong 25 phút ở 150C.
Lấy ra điều chỉnh đến vạch định mức sau đó lắc và lọc.
Lần thứ ba dung dịch lọc dùng Natrithiosunfat 0.1 N chuẩn lượng I2 dư. Khi
dung dịch có màu vàng nhạt cho thêm 2ml dung dịch hồ tinh bột 0.5%. Tiếp tục chuẩn
độ bằng Natrithiosunfat 0.1 N đến khi mất màu xanh tím thì ngừng. Ghi lại kết quả số
ml Natrithiosunfat 0.1 N đã dùng là B.
• Kiểm chứng.
Lấy 200ml nước cất thay cho dung dịch mẫu và tiến hành tương tự các bước
như trên. Bắt đầu từ khi thêm acid HCl. Lượng Natrithiosunfat 0.1 N đã dùng cho
kiểm chứng là A.
• Kết quả.
100*
250
200
250
200
250
200
*G
0.0052*2.5K*B)-(A
Cafein% =
Trong đó: A số ml Natrithiosunfat 0.1 N đã dùng phân tích kiểm chứng
B số ml Natrithiosunfat 0.1 N đã dùng phân tích Cafein
K hệ số điều chỉnh nồng độ Natrithiosunfat
G trọng lượng chất khô mẫu
2.5 hệ số tính lượng dung dịch thí nghiệm so với lượng dung dịch đã pha
chế
0.0052 là số gam cafein ứng với 1ml Natrithiosunfat 0.1N đã dùng để chuẩn
lượng I2 tham gia kết tủa Cafein.
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 32
Phần 5: KẾT LUẬN
Cà phê có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Về mặt kinh tế,
ngành hàng cà phê đóng góp trung bình 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cho nhiều
nước sản xuất cà phê. Về mặt xã hội, sản xuất và buôn bán cà phê giúp tạo công ăn
việc làm cho hàng chục triệu người trên thế giới, giúp giảm tỷ lệ đói nghèo, bất bình
đẳng của nhiều quốc gia. Hơn thế nữa, cà phê còn là biểu tưởng, niềm đam mê của
nhiều nơi thế giới.
Sau một thời gian tìm hiểu về “Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp”. Em
đã tìm hiểu được những vấn đề sau:
+ Tìm hiểu rõ bản chất của cafein và cơ chế tác động của nó đối với sức khỏe
người tiêu dùng.
+ Giới thiệu một số phương pháp khử cafein có trong hạt cà phê ở trên thế giới.
+ Đề xuất phương pháp tối ưu ứng dụng để sản xuất cà phê có hàm lượng cafein
thấp ở Việt Nam.
Sự cố gắng của bản thân cùng với sự hướng dẫn của thầy Trần Thức nhưng
nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết chưa qua thực nghiệm nên kết quả chưa đạt được như
mong muốn.
Một lần nữa xin được cảm ơn sự hướng dẫn của thầy Trần Thức và những đóng
góp ý kiến của các bạn trong lớp.
Sản xuất cà phê có hàm lượng cafein thấp GVHD: Thầy Trần Thức
SVTH: Nguyễn Văn Thanh Trang 33
Tài liệu tham khảo
1. Cà phê khử cafein.Ngày cập nhật February 1, 2005. Tham khảo ngày 20/10/2008. Jim
Poirier. Địa chỉ truy cập
2. Giá cà phê sẽ tăng do nhu cầu mạnh. Ngày cập nhật: Thứ tư 29/10/2008. Tham khảo ngày
30/10/2008 .Huỳnh Ngọc Dương. Địa chỉ truy cập
3. Một số vấn đề về kỹ thuật và đánh giá chất lượng cà phê Đắk Lắk . Ngày cập nhật
21/04/2007. Ngày tham khảo 5/11/2008. Trần Bích Lam, Nguyễn Hoàng Dũng, Lại Quốc
Đạt. Địa chỉ truy cập :
A%A1pch%C3%ADKHCN/T%E1%BA%ADpsans%E1%BB%91012006/tabid/101/ctl/Detai
ls/mid/386/ItemID/43/Default.aspx
4. 2008 Copyright © Swiss Water Decaffeinated Coffee Company Inc.
®/TM are trademarks of Swiss Water Decaffeinated Coffee Company Inc.
Privacy Policy Terms & Conditions .Địa chỉ truy cập
5. Trần Thị Quỳnh Chi, Muriel Figue, Trần Thị Thanh Nhàn. 2006. Nghiên cứu tiêu thụ cà
phê trong nước tại hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Viện chính sách và
chiến lược phát triển nông thôn Việt Nam. Địa chỉ truy cập:
ver1%20VN_2006_9_28_19_4_17.doc
6. GS.TS Phạm Xuân Vượng .2007. Giáo trình kiểm tra chất lượng thực phẩm. Nhà xuất bản
Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bansuamoinhatthaysuada.pdf