Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết ki ệm và hiệu
quả cho biết, Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) đã triển khai thành công
dự án Tận dụng nhiệt khí thải lò quay để phát điện tại Nhà máy xi măng Hà Tiên 2 do Tổ chức
NEDO của Nhật Bản tài trợ, hãng Kawassaki thiết kế và cung cấp thiết bị nồi hơi, máy tuabin,
máy phát điện và các thiết bị điện, thiết bị xử lý nước, công suất phát đi ện 2.950 kW. Qua 7 năm
hoạt động, trạm phát điện nhiệt khí thải tại nhà máy đã phát ra 105 triệu kWh, mang lại lợi ích rõ
rệt trên các phương diện kinh tế-xã hội, ti ết ki ệm năng lượng, bảo vệ môi trường và giảm đáng
kể giá thành sản xuất xi măng. Hệ thống thiết bị của trạm phát điện làm việc ổn định, không ảnh
hưởng đến quá trình sản xuất xi măng.
Chỉ tính riêng từ tháng 3/2002 đến tháng 10/2006 công nghệ trên đã cung cấp được tổng
lượng điện gần 72 triệu kWh cho các dây chuyền sản xuất tại Công ty Xi măng Hà Tiên 2.
Không chỉ ti ết ki ệm điện năng, trong thời gian tới tháng 7/2004 đến tháng 10/2006, Công ty còn
ti ết ki ệm trên 2,1 triệu lít dầu ADO từ việc sấy nhiên liệu. Hệ thống phát điện này còn giúp giảm
nhiệt độ đầu vào và đầu ra của máy nghiền nguyên liệu và lọc bụi điện, giúp cho máy nghiền
nguyên liệu hoạt động ổn định và gián tiếp nâng năng suất máy nghiền thêm khoảng 10-15
tấn/giờ, hiệu suất l ọc bụi cũng được cải thiện.
16 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2690 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sản xuất tinh gọn - Lãng phí trong doanh nghiệp Việt Nam (lãng phí biến động), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S N XU T TIN G N GVHD: PGS.TS PH M NG C TU N
HVTH: CHUNG TR N TH VINH MSHV: 11040406 Page 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
KHOA CƠ KHÍ
*******
MÔN HỌC: SẢN XUẤT TINH GỌN
LÃNG PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
(LÃNG PHÍ BIẾN ĐỘNG)
GVHD: PGS.TS PHẠM NGỌC TUẤN
HVTH: CHUNG TRẦNTHẾ VINH
MSHV: 11040406
TP.HCM, ngày 04 tháng 06 năm 2012
S N XU T TIN G N GVHD: PGS.TS PH M NG C TU N
HVTH: CHUNG TR N TH VINH MSHV: 11040406 Page 2
MỤC LỤC
Trang
I/ MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………….3
II/ CÁC NỘI DUNG, TRƯỜNG HỢP LÃNG PHÍ, VÍ DỤ MINH HỌA.…………...………3
III/ CÁC THIỆT HẠI……………………………………………………………………..……10
IV/ LỢI ÍCH MANG LẠI NẾU CẮT GIẢM……………………………...….………………11
V/ CÁC PHƯƠNG PHÁP, GIẢI PHÁP XÁC ĐỊNH LÃNG PHÍ……………………..……11
VI/ MỘT SỐ VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH TẠI DOANH NGHIỆP…………………………...……..11
S N XU T TIN G N GVHD: PGS.TS PH M NG C TU N
HVTH: CHUNG TR N TH VINH MSHV: 11040406 Page 3
I/ MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống cơ sở hạ
tầng của nước ta đã có sự phát triển vượt bậc. Đóng góp đáng kể cho sự phát triển đất nước.
Thành công của doanh nghiệp Việt Nam cơ bản trong những năm qua đã tạo tiền đề không nhỏ
thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Với đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp Việt Nam cơ bản là vốn đầu tư cho sản xuất lớn,
thời gian dài, qua nhiều khâu nên vấn đề đặt ra là làm sao phải quản lý tốt, có hiệu quả đồng thời
khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí trong quá trình sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Để giải quyết được vấn đề trên, mỗi doanh nghiệp cần có thông tin phục vụ cho quản lý,
sản xuất kinh doanh. Trong đó đặc biệt là các thông tin về những lãng phí trong doanh nghiệp
Việt Nam.
II/ CÁC NỘI DUNG, TRƯỜNG HỢP LÃNG PHÍ, VÍ DỤ MINH HỌA
1/ Sử dụng nguồn lực con người
Trong sản xuất con người là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh
nghiệp. Con người được huấn luyện, đào tạo kỹ càng thì sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho công ty
ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu. Ví dụ một người được công ty cử đi nước ngoài đào tạo về bảo trì
máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Khi về nước, họ sẽ bảo trì máy móc tốt với những kinh
nghiệm đã học nếu họ không làm được sẽ gây ra thiệt hại, lãng phí lớn. Bên cạnh đó, họ làm việc
đúng vị trí đúng năng lực, chuyên ngành đào tạo sẽ tạo ra năng xuất lớn.
Tâm lý con người cũng rất quan trọng, nếu tinh thần sản khoái thì hiệu suất làm việc sẽ
rất lớn ngược lại sẽ thu được kết quả không tốt. Ví dụ một số hình ảnh về công ty Google:
S N XU T TIN G N GVHD: PGS.TS PH M NG C TU N
HVTH: CHUNG TR N TH VINH MSHV: 11040406 Page 4
Bàn lễ tân của Google được thiết kế bằng các hàng gạch xếp đối diện cửa ra vào, tạo cảm
giác thân thiện và thoải mái.
Phòng khách đa màu sắc tạo điểm nhấn cho văn phòng làm việc
Phòng teamwork
2/ Máy móc, thiết bị
Thiết bị, máy móc là vấn đế sống còn của doanh nghiệp. Nếu được đầu tư đúng thì sẽ
đem lại lợi ích lớn ngược lại gây ra lãng phí. Mua sắm thiết bị máy móc phải đúng mục đích, nhu
cầu sử dụng, đúng công việc và phải nghiên cứu tình hình thực tế trong và ngoài nước để sử
dụng cho hiệu quả.
Ví dụ về một số doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị nhưng không nghiên cứu kỹ
tình hình mà đã quyết định:
DN 'đau đầu' xử lý máy móc sản xuất vàng miếng
Dù Dự thảo Nghị định quản lý và kinh doanh vàng chưa có hiệu lực, nhưng các dây chuyền máy
móc dùng để sản xuất vàng miếng "phi SJC" của các doanh nghiệp đã ngưng hoạt động theo chỉ
đạo của Ngân hàng Nhà nước cách đây hơn một tháng.
S N XU T TIN G N GVHD: PGS.TS PH M NG C TU N
HVTH: CHUNG TR N TH VINH MSHV: 11040406 Page 5
Vì sao NHNN cần độc quyền vàng miếng?
Tại các nhà máy sản xuất và gia công vàng miếng của các doanh nghiệp kinh doanh vàng,
máy móc “ngủ im lìm”, không khí đìu hiu, vắng ngắt. Nhiều doanh nghiệp còn tạm thời cho công
nhân nghỉ ngơi, đợi chính sách mới từ cơ quan chức năng.
Ông Nguyễn Thanh Trúc, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty vàng Agribank,
cho hay, cơ sở chế tác vàng của Agribank nằm tại phố Vọng (Hà Nội). Dàn máy móc của doanh
nghiệp nhiều loại có tuổi đời khoảng 10 năm, song cũng có không ít máy mới được nhập về, có
những cái trị giá hơn 2 tỷ đồng. Với những máy đã được sử dụng lâu thì hiện khấu hao gần hết
nên chi phí đã được tính vào trong quá trình kinh doanh, nhưng những máy móc mới dùng được
một vài năm giờ cũng bị xếp xó, gây lãng phí lớn. Thậm chí, chiếc máy ép vỉ hơn 100 triệu đồng
doanh nghiệp vừa mới nhập về đầu tháng 11, chưa kịp dùng ngày nào đã có quyết định dừng sản
xuất.
Hiện, cơ sở chế tác vàng của Agribank có khoảng 20 công nhân và họ đang trong tình
cảnh thất nghiệp. “Tuy nhiên, chúng tôi vẫn trả lương cho công nhân. Hiện, doanh nghiệp đang
đau đầu để tìm hướng giải quyết, bố trí việc khác phù hợp cho số công nhân này. Có thể, chúng
tôi sẽ cho công nhân đi học thêm các ngành nghề khác để chuyển việc cho họ”, ông Trúc nói.
Số lượng máy móc và công nhân của cơ sở chế tác vàng miếng của Bảo Tín Minh Châu cũng
không thua gì Agribank. Tổng giám đốc Vũ Minh Châu cho biết, kinh phí đầu tư cho những
chiếc máy dập, đúc, ép vỉ… vàng tại đây lên tới hơn 20 tỷ đồng. Máy nào rẻ nhất cũng hơn 100
triệu đồng, còn đắt lên tới gần 3 tỷ, chủ yếu nhập khẩu từ Đức và Italy, giờ để “mọc rêu”, “thật
xót xa và lãng phí”. Còn với số công nhân làm ở xưởng chế tác vàng miếng, doanh nghiệp đã
luân chuyển sang làm ở lĩnh vực chế tác, gia công vàng trang sức.
Cũng có một số doanh nghiệp vàng dù buồn trước quyết định ngừng sản xuất vàng miếng
"phi SJC" của Ngân hàng Nhà nước, song thiệt hại họ gặp phải không quá nặng nề. Theo bà Cao
Thị Ngọc Dung, Tổng giám đốc Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ, hệ thống máy móc
của doanh nghiệp đã được nhập về sản xuất vàng miếng trong thời gian khá lâu. Do đó, việc
khấu hao tài sản đến thời điểm này cũng gần hết. Hơn nữa, dây chuyền máy móc không chỉ để
S N XU T TIN G N GVHD: PGS.TS PH M NG C TU N
HVTH: CHUNG TR N TH VINH MSHV: 11040406 Page 6
gia công riêng vàng miếng mà còn kết hợp sản xuất vàng nữ trang và một số hàng trang sức mỹ
nghệ khác, nên thiệt hại không quá lớn.
Tuy nhiên, với những doanh nghiệp vừa mới gia nhập thị trường vàng một vài năm trở lại
đây như SBJ... thì việc ngưng sản xuất vàng miếng đã gây thiệt hại khá lớn cho họ. Một đại diện
của Công ty CP vàng bạc đá quý Sacombank (SBJ) cho hay, thương hiệu này chính thức gia
nhập thị trường vàng từ năm 2008, đến nay mới chưa được 3 năm. “Vì ra đời sau nên chúng tôi
đã đầu tư kinh phí khá lớn vào việc xây dựng thương hiệu và nhập khẩu hệ thống máy móc hiện
đại nhất phục vụ cho việc sản xuất, chế tác, gia công vàng. Khoản kinh phí này ước tính lên đến
hơn 30 tỷ đồng. Vì vậy, chúng tôi hy vọng quyết định ngưng sản xuất vàng miếng phi SJC chỉ là
tạm thời. Nếu quyết định này không được dỡ bỏ thì chúng tôi sẽ chịu thiệt hại rất lớn, bởi tài sản
khấu hao chưa đáng kể”.
Các doanh nghiệp vàng đều cho biết, chưa nhận được thông tin gì từ phía Ngân hàng Nhà
nước về hướng hỗ trợ, giải quyết đối với các cơ sở vật chất phục vụ cho việc sản xuất, gia công
vàng miếng. Ông Vũ Minh Châu cho rằng, để phần nào giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp khi
phải ngừng sản xuất vàng "phi SJC", Ngân hàng Nhà nước nên nới điều kiện để cho phép các
công ty kinh doanh vàng đủ tiêu chuẩn được sử dụng thiết bị máy móc dập thuê vàng thương
hiệu SJC. Hoặc không thì Ngân hàng Nhà nước nên mua lại các thiết bị công nghiệp của các
thương hiệu vàng khác về và tự gia công vàng miếng. Việc này sẽ giúp cơ quan chức năng dễ
quản lý chất lượng, số lượng vàng miếng, lại giúp doanh nghiệp giảm bớt được thiệt hại.
3/ Thời gian
73% số người tham gia trả lời câu hỏi phỏng vấn thừa nhận rằng: họ tiêu tốn khá nhiều
thời gian cho những hoạt động không hề liên quan gì đến công việc, (và con số 73% so với
những năm trước đã tăng 10%). Ví dụ uống nước, đọc báo, chat với đồng nghiệp… đó là những
hoạt động lãng phí thời gian hàng ngày chúng ta vẫn làm ở công sở.
Chúng ta không thể tránh tuyệt đối những chuyện đó nhưng vấn đề là dành bao nhiêu thời
gian cho chúng để không ảnh hưởng đến công việc?Trong cuộc khảo sát 2500 nhân viên văn
phòng trong mọi ngành nghề từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2008, website salary đã có được những
con số thống kê đáng kinh ngạc:
Các hoạt động chính gây lãng phí thời gian
73% số người tham gia trả lời câu hỏi phỏng vấn thừa nhận rằng: họ tiêu tốn khá
nhiều thời gian cho những hoạt động không hề liên quan gì đến công việc, (và con số
73% so với những năm trước đã tăng 10%). Cụ thể số liệu đó như sau:
48%: Sử dụng internet vào việc riêng
33%: Tán ngẫu với đồng nghiệp
30%: Dành cho các công việc làm thêm khác
19%: Buôn điện thoại
S N XU T TIN G N GVHD: PGS.TS PH M NG C TU N
HVTH: CHUNG TR N TH VINH MSHV: 11040406 Page 7
15%: Nghỉ giải lao hoặc ăn trưa quá lâu
Và đâu là nguyên nhân của sự lãng phí thời gian?Hầu hết nhân viên lãng phí thời gian vì
họ cảm thấy chán nản công việc họ đang làm và họ cảm thấy thời gian làm việc quá dài. Lương
thấp là lý do quan trọng khiến mọi người không muốn tập trung hoàn toàn công sức cho công
việc, thứ nữa là họ không cảm thấy thoải mái trong môi trường làm việc có quá nhiều áp lực, cụ
thể số liệu như sau:
46%: Không thoải mái trong công việc
34%: Thu nhập thấp, không tương xứng với năng lực
24%: Không được khuyến khích kịp thời, không bị áp đặt thời hạn hoàn thành
công việc
19%: Cảm thấy thời gian làm việc quá dài
18% Không tập trung vào công việc vì bị đồng nghiệp làm phiền
Như vậy những năm trước lý do hàng đầu khiến nhân viên không tập trung làm việc là do
không bị áp đặt thời gian hoàn thành công việc. Đến gần đây, lý do chính khiến nhiều người
không tập trung cho công việc là do cảm thấy không thoải mái trong công việc.
Hậu quả của sự lãng phí thời gian. Có tới 75% số người được phỏng vấn thừa nhận năng
suất lao động giảm vì ảnh hưởng từ các đồng nghiệp thường lãng phí thời gian cho những hoạt
động không liên quan gì đến công việc, cụ thể như sau:
54% số họ thừa nhận họ mất thời gian do “sửa soạn” lại công việc của những đồng
nghiệp thiếu chăm chỉ.
47% thừa nhận mất thời gian vì phải đối phó với những hành động thiếu tính hợp tác
của đồng nghiệp.
42% mất thời gian vì phải chờ đợi đồng nghiệp hoàn thành công việc
42% số họ thừa nhận lãng phí thời gian vì phải tham gia các buổi meeting, hội họp
33% thời gian lãng phí cho các công việc liên quan đến thủ tục hành chính rườm rà.
4/ Tài chính
Quản trị tài chính doanh nghiệp là quản trị các quan hệ tài chính phát sinh trong doanh
nghiệp, bao gồm: lựa chọn để quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định, các giải pháp về
tài chính trong suốt quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt được những
mục tiêu của hoạt động tài chính doanh nghiệp. Đây cũng là lĩnh vực tiềm ẩn những lãng phí lớn
và không ít trường hợp, khi lãng phí xảy ra, việc khắc phục chúng trở thành bất khả kháng đối
với các doanh nghiệp.
Những lãng phí thường gặp trong tài chính doanh nghiệp. Theo từ điển Tiếng Việt phổ
thông, “lãng phí là điều không lành mạnh, không tốt bất ngờ xảy ra”. Vậy, lãng phí trong tài
S N XU T TIN G N GVHD: PGS.TS PH M NG C TU N
HVTH: CHUNG TR N TH VINH MSHV: 11040406 Page 8
chính là “những điều không lành mạnh, không tốt, bất ngờ xẩy ra trong tài chính doanh nghiệp”.
Khoa học về quản trị tài chính doanh nghiệp (TCDN) và tổng kết từ thực tiễn đã cho thấy lãng
phí trong TCDN gồm có:
Một là, về cân đối dòng tiền:
Các luồng tiền vào doanh nghiệp (dòng thu) và các luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp (dòng chi)
diễn ra một cách thường xuyên liên tục. Trên thực tế, tại những thời điểm nhất định có thể xảy
ra, hiện tượng lượng tiền vào doanh nghiệp (số thu) nhỏ hơn lượng tiền ra khỏi doanh nghiệp (số
chi) đến hạn. Khi đó, tình trạng mất cân đối về dòng tiền đã xẩy ra. Sự mất cân đối này tiềm ẩn
một lãng phí lớn đối với hoạt động kinh doanh. Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu, vật liệu,
nhiên liệu... phục vụ cho sản xuất kinh doanh có thể bị dừng lại, dẫn đến ngừng sản xuất, kinh
doanh; tiền lương của công nhân và các khoản vay (nếu có) không được trả đúng hạn ảnh hưởng
lớn tới uy tín của doanh nghiệp, v.v...
Hai là, về lãi suất tiền vay:
Để phục vụ kinh doanh, đầu tư, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng vốn vay. Do
đó, lãi suất tiền vay - chi phí sử dụng vốn - trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí
sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư,
lãi suất tiền vay đã được dự tính. Song, có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh
nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay. Thông thường khi lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay tăng
đột biến. Do đó, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh, đầu tư bị đảo lộn. Một lãng
phí lớn đã xảy ra và ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh. Lượng tiền vay càng lớn, tác động
tiêu cực của lãng phí này càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng phá sản doanh nghiệp
nếu nó tồn tại trong một thời kỳ dài.
Ba là, sức mua của thị trường:
Sức mua của thị trường là nhân tố quyết định khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp và do
đó, nó cũng quyết định dòng tiền vào doanh nghiệp. Song, sức mua của thị trường lại phụ thuộc
vào khả năng thanh toán. Khi lạm phát, giá cả hàng hóa trên thị trường tăng cao, thu nhập của
người lao động và các tầng lớp dân cư không tăng hoặc tăng chậm hơn chỉ số lạm phát và tất yếu
dẫn đến sức mua giảm. Quan trọng hơn nữa, cơ cấu tiêu dùng cũng thay đổi. Phần lớn khả năng
thanh toán tập trung cho những nhu cầu thiết yếu. Vì vậy, sẽ có không ít mặt hàng lượng tiêu thụ
sẽ giảm đi đáng kể. Khi đó, rủi ro về sức mua của thị trường đã xảy ra và gây ra lãng phí lớn. Nó
thể hiện qua số lượng hàng hóa tiêu thụ được giảm, giá bán không bù đắp được chi phí sản xuất,
kinh doanh.
S N XU T TIN G N GVHD: PGS.TS PH M NG C TU N
HVTH: CHUNG TR N TH VINH MSHV: 11040406 Page 9
Bốn là, về tỷ giá hối đoái
Xảy ra khi các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng ngoại tệ và tỷ giá hối đoái biến động theo
hướng làm cho đồng nội tệ bị mất giá. Với những doanh nghiệp sử dụng nhiều ngoại tệ, khi tỷ
giá hối đoái tăng, số lỗ về tỷ giá có thể làm giảm đáng kể, thậm chí là triệt tiêu toàn bộ lợi nhuận
thu được trong kinh doanh. Đây là lãng phí bất khả kháng của các doanh nghiệp trong một nền
kinh tế nhập siêu với tỷ lệ lớn.
5/ Năng lượng
Năng lượng rất cần thiết trong sản xuất của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sử dụng
nguồn năng lượng hiệu quả sẽ đem lại doanh thu lớn. Những thay đổi về năng lượng sẽ làm thay
đổi kế hoạch sản xuất, giá cả hàng hóa mà doanh nghiệp làm ra. Ví dụ điện năng ở trong nước ta
hiện đang thiếu sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất hay một doanh nghiệp đang sản xuất
đột ngột cúp điện sẽ gây ra thiệt hại lớn. Hay giả cả xăng dầu thế giới biến động cũng làm ảnh
hưởng. Cho nên một doanh nghiệp sản xuất phải nắm bắt những thông tin về nguồn năng lượng
để có kế hoạch tổ chức sản xuất cho hợp lý nhằm tránh những thiệt hại gây ra.
Những ví dụ cụ thể:
Giai đoạn 2010-2020 có thể xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu
sử dụng các nguồn năng lượng nội địa và Việt Nam chuyển từ nước xuất khẩu thành nước nhập
khẩu năng lượng, mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng. Tình trạng lãng
phí năng lượng ở nước ta rất lớn. Hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy điện
đốt than, dầu chỉ đạt 28-32%, thấp hơn so với các nước phát triển 10%; hiệu suất các lò hơi công
nghiệp chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới chừng 20%.
Tăng giá than: Ảnh hưởng tới sản xuất phân bón và lợi nhuận của doanh nghiệp như thế
nào?Dựa trên năng lực sản xuất, thiết bị công nghệ, nguồn nhân lực, khả năng tài chính, chất
lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ, trình độ quản trị doanh nghiệp... thì mục tiêu kế hoạch sản
xuất xuất 200.000 tấn phân urê của Công ty là hiện thực, không còn gì phải bàn.
Song, cái khó đang đặt ra ở đây là: Giá than tăng và chu kỳ tăng nhanh, nhịp độ tăng liên
tục, đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất phân đạm urê. Công ty phải phát huy mọi
nguồn lực, tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý kỹ thuật, đầu tư cải tạo, điều
hành phương thức sản xuất phù hợp... nhằm giảm định mức tiêu hao, hạ giá thành thành sản
phẩm để duy trì sản xuất ổn định, thực hiện nhiệm vụ cung cấp đạm với sản lượng tối đa cho sản
xuất nông nghiệp và tham gia vào chương trình bình ổn giá theo tinh thần Nghị quyết 11 của
Chính phủ.
S N XU T TIN G N GVHD: PGS.TS PH M NG C TU N
HVTH: CHUNG TR N TH VINH MSHV: 11040406 Page 10
Qua tìm hiểu về ảnh hưởng của giá than tăng đối với sản xuất phân đạm, có 2 nội dung
chính mà tổ phóng viên chúng tôi tổng hợp được trong buổi làm việc với Lãnh đạo Công ty,
cùng một số cán bộ các phòng ban kỹ thuật nghiệp vụ liên quan như sau:
Thứ nhất, đối với sản xuất phân đạm thì hai nguồn nguyên nhiên liệu chính là “than” và
“điện”. Điện thì không phải mua vì Công ty tự sản xuất được. Chỉ còn than nói chung: bao gồm
than cục (làm nguyên liệu) để sản xuất phân đạm và than cám (làm nhiên liệu) để sản xuất hơi
nước làm tác nhân khí hoá than và chạy máy phát điện là phải mua của Tập đoàn Than – Khoáng
sản Vinacomin. Mỗi năm, bình quân Công ty tiêu thụ khoảng 290.000 tấn than cám (làm nhiên
liệu) và 160.000 tấn than cục (làm nguyên liệu) để sản xuất gần 200.000 tấn phân đạm urê. Nếu
cộng cả than cám và than cục thì mỗi năm Công ty tiêu thụ tới 450.000 tấn. Con số không nhỏ
một tý nào?
Thứ hai, Giá than cục thời điểm tháng 9/2011, mua tại Quảng Ninh là 3.320đ/kg, than
cám là 1.782đ/kg. (chưa bao gồm thuế cước vận chuyển). Từ năm 2006 đến nay, giá than cục
tăng gấp 5 lần, than cám tăng gấp 6 lần. Từ tháng 1/2011 đến tháng 9/2011 đã có 2 lần điều
chỉnh giá theo hướng tăng dần. Lần thứ nhất, ngày 1/4/2011, giá than cục tăng 28,7% từ
2.175đ/kg lên 2.800đ/kg. Than cám tăng 40,9% từ 1.100đ/kg lên 1.550đ/kg. Lần thứ hai, ngày
25/8/2011, than cục tăng từ 2.800đ/kg lên 3.320đ/kg. Than cám từ 1.100đ/kg lên 1.782đ/kg đã
làm gia tăng chi phí trong 9 tháng đầu năm là 163,8 tỷ đồng, dự kiến cả năm sẽ là 211,4 tỷ đồng.
III/ CÁC THIỆT HẠI
- Nguồn lực con người:
+ Ảnh hưởng đến sản xuất.
+ Ảnh hưởng đến máy móc thiết bị
+ Doanh thu của doanh nghiệp
+ Ngừng sản xuất
- Máy móc thiết bị:
S N XU T TIN G N GVHD: PGS.TS PH M NG C TU N
HVTH: CHUNG TR N TH VINH MSHV: 11040406 Page 11
+ Lãng phí tiền bạc
+ Không đạt yêu cầu kỹ thuật đề ra
- Thời gian:
+ Kế hoạch sản xuất chậm lại
+ Ảnh hưởng đến năng xuất
- Tài chính:
+ Giá thành sản phẩm tăng
+ Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
- Năng lượng:
+ Giá thành sản phẩm
+ Ảnh hưởng đến sản xuất
IV/ LỢI ÍCH MANG LẠI NẾU CẮT GIẢM
- Giá thành sản phẩm sẽ giảm
- Tăng năng xuất sản xuất
- Kế hoạch sản xuất phù hợp
- Cân đối nguồn tài chính của doanh nghiệp
- Hiểu quả sản xuất cao
V/ CÁC PHƯƠNG PHÁP, GIẢI PHÁP XÁC ĐỊNH LÃNG PHÍ
TT Các loại lãng phí biến động Điểm mấu chốt phát
hiện ra lãng phí
Kiểm tra
1 Nguồn lực con người Năng lực Thời gian lao động tạo ra
sản phẩm
2 Máy móc thiết bị Máy đang hoạt động
hay ngừng
Tổng sản phẩm tạo ra
trong ngày
3 Thời gian Thời gian nhàn rỗi Kế hoạch sản xuất
4 Tài chính Kế hoạch thu chi Dòng tiền công ty
5 Năng lượng Sản phẩm Giá sản phẩm
VI/ MỘT SỐ VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH TẠI DOANH NGHIỆP
1/ Yếu tố quyết định sự phát triển thịnh vượng và bền vững của doanh nghiệp Nhật chính
là con người.
S N XU T TIN G N GVHD: PGS.TS PH M NG C TU N
HVTH: CHUNG TR N TH VINH MSHV: 11040406 Page 12
Mặc dù trong các doanh nghiệp Nhật Bản, ứng dụng rất lớn các thiết bị khoa học – công
nghệ hiện đại, nhưng đối với họ, yếu tố quyết định sự phát triển thịnh vượng và bền vững của
doanh nghiệp chính là con người.
Đại đa phần doanh nghiệp Nhật Bản đều có một điểm chung về triết lý kinh doanh tập
trung đầu tư và quản lý con người, nhấn mạnh 4 quy trình: Chia sẻ/đồng cảm triết lý với nhân
viên (tại sao chúng ta làm việc? tại sao chúng ta sống?); chia sẻ tình hình hiện hành của công ty
với nhân viên, làm rõ mục tiêu, phân công vai trò; khuyến khích những nhân viên có ý thức tự
lập cao; và đánh giá đúng những nhân viên có ý thức cao.
Chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo Kỹ thuật quản lý kinh doanh ở Nhật Bản, đại diện của
tập đoàn Cybozu nói: Đối với việc kinh doanh, yếu tố quan trọng nhất là “con người”. Yếu tố
thuyết phục con người phải được hiểu là động cơ chứ không phải là mệnh lệnh. Người quản lý
nếu chỉ tự mình làm thì không thể hoàn thành công việc được mà cần phải có sự hỗ trợ của nhân
viên. Nhưng việc người quản lý có thể làm là chia sẻ thông tin, tức là phân quyền và giao việc để
nhân viên được thể hiện sự sáng tạo và cống hiến một cách cao nhất.
Cùng quan điểm với Cybozu, đại diện đến từ công ty truyền thông của Nhật Bản R&D
chia sẻ: Trong thành công của một công ty, chia sẻ giá trị chiếm 60%, con người 30% và chiến
lược chỉ chiếm 10%. Như vậy, 90% thành công của một công ty là do con người quyết định.
Các công ty Nhật Bản đặc biệt coi trọng việc chia sẻ thông tin trong nội bộ công ty. Các
ông chủ doanh nghiệp Nhật Bản đều cho rằng nếu chỉ cung cấp thông tin cho nhân viên thôi thì
không thể làm cho nhân viên hiểu được mục tiêu chung của công ty nên sẽ không đồng hành lâu
dài cùng với công ty tạo ra giá trị lợi nhuận.
Theo các công ty Nhật Bản, chia sẻ thông tin đạt được kết quả mong muốn khi đảm bảo
được 3 yếu tố: Khái niệm cụ thể, phân công vai trò rõ ràng và làm rõ mục tiêu. Vì thế, trong các
công ty Nhật Bản, từ nhân viên đến lãnh đạo đều rõ nhiệm vụ và vai trò của mình. Trong khi câu
trả lời phổ biến của nhân viên trong phần đông các công ty Việt Nam khi được hỏi “mục tiêu của
công là gì?” đều là “không biết đâu, chỉ cần nhận tiền là đủ” nhưng hiện tượng này rất hiếm xảy
ra trong các công ty Nhật.
Rõ ràng, chiến lược tập trung đào tạo con người trong các công ty Nhật đã đem lại thành
công rất lớn cho họ. Đây là thời đại đòi hỏi nội dung của công ty cần phải có dụng cụ làm thay
đổi ý thức của nhân viên trong công ty nên doanh nghiệp chia sẻ thông tin, lợi ích, trách nhiệm
với nhân viên là một chính sách khôn ngoan, “trên dưới hợp lòng”.
Do đó, gợi ý của tập đoàn Cybozu các công ty nên tổ chức theo tổ chức của một đội bóng
đá để các khái niệm công việc, mục tiêu và phân công vai trò được thể hiện một cách cụ thể, tạo
ra một tổ chức có thể làm việc một cách tự chủ bằng việc ủy nhiệm một phần công việc cho nhân
viên.
S N XU T TIN G N GVHD: PGS.TS PH M NG C TU N
HVTH: CHUNG TR N TH VINH MSHV: 11040406 Page 13
2/ Công ty TNHH Đức Phong, chuyên sản xuất mặt hàng mây tre đan xuất khẩu, trong quá
trình chế biến tỷ lệ hư hại do mối, mọt là 10%, tương đương 300 tấn tre/năm, với trị giá thiệt hại
lên đến 900 triệu đồng/năm. Đặc biệt, vào mùa mưa, bão, thời tiết ẩm thấp nếu nguyên liệu dự
trữ để những nơi không có hệ thống mái che, đậy hàng bị mốc sẽ xuất hiện bụi gây ảnh hưởng
đến sức khoẻ công nhân.
Bên cạnh đó, Công ty không có các máy móc thiết bị cần thiết như máy chẻ có kích cỡ
định hình nên lượng ruột tre bị vứt bỏ không sử dụng được tới 90%; không có phòng phun sơn
cách ly nên trong quá trình sơn dung môi độc hại như tôluen, azitilen... bay ra gây ảnh hưởng rất
lớn đến môi trường, đặc biệt là công nhân sản xuất trực tiếp. Được sự giúp đỡ của Bộ Công
thương thông qua Hợp phần SXSH trong công nghiệp (CPI) và tư vấn kỹ thuật của Trung tâm
sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty, lợi ích thu được
trong hơn một năm đạt trên 5 tỷ đồng. Đặc biệt, giảm thất thoát nguyên liệu và giảm bụi phát tán
ra môi trường xung quanh.
3/ Nhà máy tinh bột sắn Intimex Thanh Chương, chuyên sản xuất tinh bột sắn tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu, có tổng số vốn ban đầu 56,9 tỷ đồng được đưa vào khai thác sử dụng từ năm
2004. Hiện nay, nhà máy có công suất 180 tấn/ngày.
Được sự giúp đỡ của CPI, nhà máy đã áp dụng hai giải pháp đầu tư: xây dựng phân
xưởng sản xuất phân vi sinh từ vỏ, cùi sắn; xây dựng hệ thống sấy vắt bã liên hoàn. Bên cạnh đó,
nhà máy cũng đầu tư giải pháp xây dựng hệ thống xử lý nước thải biogas để phát điện nhằm tiết
kiệm năng lượng và giải quyết ô nhiễm do nước thải. Việc áp dụng SXSH của nhà máy đã giảm
nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Về kinh tế đã làm lợi cho doanh nghiệp trên 800 triệu
đồng/năm.
S N XU T TIN G N GVHD: PGS.TS PH M NG C TU N
HVTH: CHUNG TR N TH VINH MSHV: 11040406 Page 14
4/ Tận dụng nhiệt khí thải trong sản xuất xi măng để phát điện.
Tận dụng nhiệt khí thải phát điện sử dụng trong nhà máy xi măng nhằm giảm bớt việc sử
dụng điện lưới quốc gia hiện được coi là biện pháp tiết kiệm điện năng đang được ngành công
nghiệp xi măng Việt Nam rất quan tâm.
Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả cho biết, Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) đã triển khai thành công
dự án Tận dụng nhiệt khí thải lò quay để phát điện tại Nhà máy xi măng Hà Tiên 2 do Tổ chức
NEDO của Nhật Bản tài trợ, hãng Kawassaki thiết kế và cung cấp thiết bị nồi hơi, máy tuabin,
máy phát điện và các thiết bị điện, thiết bị xử lý nước, công suất phát điện 2.950 kW. Qua 7 năm
hoạt động, trạm phát điện nhiệt khí thải tại nhà máy đã phát ra 105 triệu kWh, mang lại lợi ích rõ
rệt trên các phương diện kinh tế-xã hội, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và giảm đáng
kể giá thành sản xuất xi măng. Hệ thống thiết bị của trạm phát điện làm việc ổn định, không ảnh
hưởng đến quá trình sản xuất xi măng.
Chỉ tính riêng từ tháng 3/2002 đến tháng 10/2006 công nghệ trên đã cung cấp được tổng
lượng điện gần 72 triệu kWh cho các dây chuyền sản xuất tại Công ty Xi măng Hà Tiên 2.
Không chỉ tiết kiệm điện năng, trong thời gian tới tháng 7/2004 đến tháng 10/2006, Công ty còn
tiết kiệm trên 2,1 triệu lít dầu ADO từ việc sấy nhiên liệu. Hệ thống phát điện này còn giúp giảm
nhiệt độ đầu vào và đầu ra của máy nghiền nguyên liệu và lọc bụi điện, giúp cho máy nghiền
nguyên liệu hoạt động ổn định và gián tiếp nâng năng suất máy nghiền thêm khoảng 10-15
tấn/giờ, hiệu suất lọc bụi cũng được cải thiện.
Từ kết quả vận dụng công nghệ trên tại Nhà máy Xi măng Hà Tiên 2, VICEM đang tích
cực triển khai lập dự án đầu tư xây dựng các trạm phát điện tận dụng nhiệt khí thải của lò tại các
nhà máy xi măng: Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bình Phước, Tam Điệp...
Theo Kỹ sư Đỗ Cao Dương, Phó Giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư và Phát triển xi măng,
công nghệ sản xuất xi măng lò quay từ khi ra đời đến nay sử dụng nguồn năng lượng chính là
than và điện. Trong quá trình sản xuất, một lượng khí thải và bụi khá lớn với nhiệt độ cao
S N XU T TIN G N GVHD: PGS.TS PH M NG C TU N
HVTH: CHUNG TR N TH VINH MSHV: 11040406 Page 15
(khoảng hơn 300oC)) chủ yếu ở tháp sấy sơ bộ PH và ghi làm nguội clanhke thải ra làm ô nhiễm
môi trường, lãng phí năng lượng, nguồn tài nguyên và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để tận
dụng lượng khí thải ra môi trường và tái tạo thành nguồn năng lượng cung cấp cho sản xuất, các
nhà máy xi măng cần được trang bị hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải.
Nếu như tất cả các dây chuyền xi măng lò quay công nghệ khô của Việt Nam được trang
bị hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải, công suất tổng các trạm phát điện qua tính toán sẽ
vào khoảng 200 MW, bằng công suất một nhà máy điện cỡ lớn và phát ra một lượng điện chiếm
tới gần 20% lượng điện tiêu thụ từ lưới điện. Đây là một con số khá lớn đối với một ngành công
nghiệp có hiệu suất tiêu hao năng lượng lớn như ngành xi măng.
Tận dụng nguồn điện đó, bài toán năng lượng trong các nhà máy xi măng sẽ được giải
quyết đáng kể, nhất là trong giai đoạn hiện nay, không chỉ mang tới lợi ích kinh tế mà còn góp
phần bảo vệ môi trường.
5/ Một số nhà máy sản xuất TV của Sony tại Nhật có thể sẽ phải tạm dừng sản xuất vì lý do
thiếu điện của quốc gia này sau ảnh hưởng động đất và sóng thần.
Sony là hãng sản xuất TV lớn thứ 3 thế giới hiện nay.
Trang What Hi-fi cho biết, Sony đang xem xét việc phải tạm dừng một vài nhà máy sản
xuất TV của hãng tại Nhật do tình trạng thiếu thốn điện đang gặp phải, khi các thảm họa động
đất và sóng thần mới đây đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nhà máy điện và điện hạt nhật
của quốc gia này.
Hãng điện tử này cho biết thêm, họ đang lên kế hoạch để có thể cho phép nhân viên của
mình nghỉ thêm hai tuần nghỉ hè để có thể tiết kiệm phần nào năng lượng điện tiêu thụ giúp đảm
bảo sản xuất. Trong khi đó vào tuần trước, chính phủ Nhật đã yêu cầu các nhà máy sản xuất của
nước này phải giảm lượng năng lượng tiêu thụ hơn nữa và đặt mục tiêu tiết kiệm năng lượng cao
ở thời điểm này.
S N XU T TIN G N GVHD: PGS.TS PH M NG C TU N
HVTH: CHUNG TR N TH VINH MSHV: 11040406 Page 16
Để đảm bảo thời gian làm việc của nhân viên, Sony sẽ phải hoán đổi các một số ngày làm
việc và cho nhân viên làm bù vào các ngày cuối tuần và nghỉ lễ cuối năm, khi nguồn cung năng
lượng tại Nhật được hồi phục và đủ đáp ứng công việc sản xuất tốt nhất. Chắc chắn việc điều
chỉnh sản xuất của Sony sẽ gây ảnh hưởng đến lượng cung về TV mỏng cho nhiều thị trường bởi
Sony hiện đang là nhà sản xuất TV lớn thứ ba thế giới hiện nay.
Trước khi Sony đưa ra quyết định có thể tạm dừng sản xuất một số nhà máy sản xuất TV
của mình tại Nhật, Toshiba, Sharp và Hitachi cũng đã phải đóng cửa tạm thời một số nhà máy
của mình vì ảnh hưởng từ thảm họa và thiên tai mới đây.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tap_2_0821.pdf