Sáu giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ mới

Sáng 17.10, các đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Nguyễn Hoà Bình - Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN, Nguyễn Văn Dũng - Trưởng ban Tổ chức Tổng LĐLĐVN đã dự và chỉ đạo hội nghị các cán bộ chủ chốt gồm chủ tịch và phó chủ tịch LĐLĐ các tỉnh phía nam và CĐ tổng Cty trực thuộc, để góp ý về những lý luận cơ bản đối với giai cấp công nhân (GCCN) trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, trình Ban Bí thư T.Ư trước Hội nghị T.Ư 6 khoá X. Cần một khái niệm mới Có thể nói, đây là hội nghị quan trọng do Ban Bí thư T.Ư giao cho tổ chức CĐ đảm trách, nhằm tổng kết những bài học kinh nghiệm về phong trào CN và hoạt động CĐ, đưa ra những giải pháp hết sức cụ thể cho đề án xây dựng GCCN. Theo Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng: Đến năm 2020, đất nước ta cơ bản hoàn thành CNH. Vì thế yêu cầu đặt ra là phải có một GCCN đủ mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, có tay nghề cao, có kỷ luật và tác phong công nghiệp.

doc2 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5641 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáu giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáu giải pháp xây dựng giai cấp công nhân VN thời kỳ mới Lao Động số 242 Ngày 18/10/2007 Cập nhật: 8:21 AM, 18/10/2007 Chủ tịch TLĐ Đặng Ngọc Tùng (thứ hai bên trái) trao đổi với các đại biểu trong giờ giải lao. (LĐ) - Sáng 17.10, các đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Nguyễn Hoà Bình - Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN, Nguyễn Văn Dũng - Trưởng ban Tổ chức Tổng LĐLĐVN đã dự và chỉ đạo hội nghị các cán bộ chủ chốt gồm chủ tịch và phó chủ tịch LĐLĐ các tỉnh phía nam và CĐ tổng Cty trực thuộc, để góp ý về những lý luận cơ bản đối với giai cấp công nhân (GCCN) trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, trình Ban Bí thư T.Ư trước Hội nghị T.Ư 6 khoá X. Cần một khái niệm mới Có thể nói, đây là hội nghị quan trọng do Ban Bí thư T.Ư giao cho tổ chức CĐ đảm trách, nhằm tổng kết những bài học kinh nghiệm về phong trào CN và hoạt động CĐ, đưa ra những giải pháp hết sức cụ thể cho đề án xây dựng GCCN. Theo Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng: Đến năm 2020, đất nước ta cơ bản hoàn thành CNH. Vì thế yêu cầu đặt ra là phải có một GCCN đủ mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, có tay nghề cao, có kỷ luật và tác phong công nghiệp. Hơn nữa, nước ta đã chính thức là thành viên WTO, sức ép cạnh tranh và việc dịch chuyển LĐ diễn ra cả trong  và ngoài nước đòi hỏi chúng ta phải xây dựng GCCN vững mạnh mới có thể hội nhập. Đáng nói, sự phát triển kinh tế thị trường tất yếu phát sinh sự phân hoá giàu nghèo, điều này sẽ xuất hiện những mâu thuẫn không chỉ giữa NLĐ với NSDLĐ, mà còn phát sinh giữa các nhóm LĐ, nếu không xây dựng GCCN vững mạnh thì cũng không thể có một đất nước "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Trong xu thế toàn cầu hoá, với nền kinh tế tri thức và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, chúng ta không thể sử dụng nguyên văn định nghĩa kinh điển về GCCN của Mác ở thế kỷ 18, mà phải vận dụng thực tiễn (có đón đầu) để có khái niệm mới về GCCN trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Theo ý kiến các cán bộ CĐ chủ chốt: Khi đưa ra khái niệm mới, cần thấy rõ GCCN VN hiện nay bao gồm những NLĐ công nghiệp và dịch vụ, mà LĐ của họ có tính chất công nghiệp; những kỹ sư, kỹ thuật viên, cán bộ nghiên cứu áp dụng những thành tựu của cách mạng KHKT vào sản xuất, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất, LĐ trong các loại hình DN (kể cả khu vực kinh tế tập thể và một bộ phận LĐ công nghiệp, cơ khí kỹ thuật cao thuộc khu vực KT tư nhân, CN Việt Nam đang LĐ ở nước ngoài). Sáu giải pháp Để làm rõ thêm tầm quan trọng của Nghị quyết về xây dựng GCCN mà Ban Bí thư T.Ư đang tập hợp ý kiến từ các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế - chính trị, tại hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐVN Nguyễn Hoà Bình đã đi sâu phân tích "Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới phong trào CN và CĐ", để lấy ý kiến các đại biểu cho những giải pháp có tính đột phá trong việc xây dựng GCCN vững mạnh. Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Hoà Bình: Khi VN gia nhập WTO, đội ngũ CN không ngừng tăng nhanh, trình độ CN từng bước được nâng cao, có điều kiện tiếp xúc KHKT và có điều kiện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với CNLĐ thế giới. Đặc biệt, khi gia nhập WTO, đòi hỏi hệ thống pháp luật nước ta  ngày càng phải được bổ sung hoàn chỉnh, phù hợp với các công ước quốc tế, và đây chính là cơ hội để CĐ hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, do cạnh tranh gay gắt trong khi đa số CNLĐ mới được bổ sung từ con em nông dân, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp chưa cao, điều này dễ dẫn đến sự mất ổn định về việc làm. Quá trình sắp xếp lại DN, các ngành nghề, dẫn đến thất nghiệp, phân hoá giàu nghèo... cũng tác động không nhỏ đến việc CĐ tập hợp lực lượng. Trước tình hình trên - theo các đại biểu - cần thực hiện đồng bộ 6 giải pháp xây dựng GCCN trong thời kỳ mới, đó là: Tăng cường biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật của GCCN; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ CN; đẩy mạnh CNH-HĐH, tạo môi trường và điều kiện phát huy vai trò của GCCN; đổi mới từng bước tiến tới đổi mới toàn diện hệ thống chính sách tạo động lực cho GCCN phát triển; đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước; xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh, góp phần xây dựng GCCN vững mạnh. Dương Minh Đức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSáu giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ mới.doc
Luận văn liên quan