LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các nhà khoa học đã chứng minh được mối quan hệ giữa giác quan và cảm
xúc của con người. Chính từ những cảm xúc được hình thành, con người đưa ra
quyết định hành động cho bản thân. Đây là tiền đề cho sự ra đời của hình thức
Sensory Marketing - Marketing dựa trên giác quan.
Tại Việt Nam Marketing dựa trên giác quan đã được nhiều doanh nghiệp áp
dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên để đưa ra một chiến lược cụ thể
sáng tạo và khai thác được hết các ưu thế của nó vẫn là một bài toán khó đối với các
Doanh nghiệp. Chính vì lí do này, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Sensory
Marketing (Marketing dựa trên giác quan)- từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại
Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thế giới hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học bàn về vai trò của
Sensory Marketing trong nền kinh tế hiện đại. Có thể kể đến các tác phẩm:
- “ Tại sao chúng ta mua hàng” của Martin Lindstrom, nhà xuất bản Alphabooks,
Tháng 1/2010.
- “ Sensory Marketing” của Aradhna Krishna, nhà xuất bản Routledge Academi,
Anh, Tháng 12/2009
- “Visual Marketing” của Michel Wedel và Rik Pieters, nhà xuất bản Psychology
Press, tháng 9/2007
- “Philosophy of perception” của William Fish, nhà xuất bản Routledge, tháng
3/2010.
Tại Việt Nam, tác phẩm “Đầu tư cho chiến lược hình ảnh thương hiệu”, của
Richard Moore cũng nhấn mạnh đến việc nhận biết thương hiệu thông qua giác
quan người tiêu dùng.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài “ Sensory Marketing
(Marketing dựa trên giác quan)- từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”.
Vì vậy đề tài chúng tôi chọn là hoàn toàn mới và chưa hề bị trùng lặp với các công
trình khoa học trước đây.
3. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc áp dụng Sensory Marketing của các doanh nghiệp
Trong bài nghiên cứu này, thuật ngữ “Sensory Marketing” và “Marketing dựa
trên giác quan” được dùng tương đương nhau.
- Mục tiêu nghiên cứu:
+ Cung cấp hệ thống lý luận về Sensory Marketing- một khái niệm khá mới trong
kinh doanh tại Việt Nam
+ Nghiên cứu thực tiễn việc áp dụng Sensory Marketing của các doanh nghiệp tại
Việt Nam, thành tựu, triển vọng và phương hướng phát triển hoạt động này
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin : Tiếp cận nội quan và ngoại quan, Tiếp
cận quan sát hoặc thực nghiệm, Tiếp cận cá biệt và so sánh, Tiếp cận phân tích và
tổng hợp, Tiếp cận định tính và định lượng, Tiếp cận hệ thống và cấu trúc
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp phi thực nghiệm
5. Phạm vi nghiên cứu
- Các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường Việt Nam
- Người tiêu dùng độ tuổi 15-55 tại địa bàn thành phố Hà Nội
6. Kết quả nghiên cứu dự kiến
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi dự tính gồm 3 phần: mở đầu, kết luận và 3
chương
Chương I: Tổng quan về Sensory Marketing
Chương II: Thực tiễn áp dụng Sensory Marketing tại Việt Nam
Chương III: Một số gợi ý để phát triển Sensory Marketing tại Việt Nam
95 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3825 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sensory marketing (marketing dựa trên giác quan) từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra đời, các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài
bắt đầu quá trình đầu tư và kinh doanh vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt là vào những
năm 1995 đánh dấu sự sôi động của nền kinh tế Việt Nam với sự gia nhập của hàng loạt
tập đoàn tiêu dùng hàng đầu thế giới như Unilever, P&G, Coca-Cola… Điều này đóng
vai trò tích cực cho việc hình thành Marketing dựa trên giác quan con người ở Việt Nam.
Các doanh nghiệp khi đầu tư vào bất kỳ một quốc gia nào cũng đều phải có những chiến
lược và chiến thuật phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và pháp luật ở nước đó.
Tuy nhiên những điều kiện này ở mỗi nước có sự khác nhau. Do đó những kế hoạch,
chiến lược của các công ty này vẫn thường được thực hiện thông qua các nhân viên
Marketing và các nhà tư vấn bản địa. Cũng vì lý do này mà xuất hiện công ty cung cấp
dịch vụ Marketing ở Việt Nam.
Tính đến nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO được ba năm,
và đã mở cửa thị trường trên rất nhiều lĩnh vực. Rất nhiều doanh nghiệp đã vào Việt
Nam, và trong thời gian tới, số doanh nghiệp vào Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục tăng. Những
công cụ Marketing trên thị trường Việt Nam, có nguồn gốc từ hành trang của các doanh
nghiệp nước ngoài khi tiếp cận người tiêu dùng Việt cũng theo đó thêm phong phú, đa
dang. Trong số này, không thể không kể đến Sensory Marketing, một công cụ Marketing
đầy hiệu quả.
65
Với tình hình cạnh tranh khốc liệt, Sensory Marketing cũng sẽ được các doanh
nghiệp sử dụng triệt để và từng bước phát triển trên thị trường Việt Nam.
- Kinh nghiệm sử dụng Marketing của các nước phát triển trên thế giới là kinh
nghiệm vô cùng quy báu
Hiện nay, trên thế giới hoạt động marketing dựa trên giác quan là rất phổ biến. Cùng
với sự hỗ trợ của công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại hình thức Marketing này đã đạt
đến một trình độ chuyên môn cao và có xu hướng không ngừng phát triển. Sự phát triển
không ngừng này đã đặt ra thách thức đối với các quốc gia đang phát triển trong đó có
Việt Nam nhưng nó cũng là cơ hội học tập những giá trị phù hợp, học tập các kinh
nghiệm, tránh được những sai lầm mà các quốc gia khác khi áp dụng hình thức marketing
này đã trải qua.
- Nhu cầu sử dụng marketing dựa trên giác quan một cách chuyên nghiệp gia tăng
trong xu thế mới.
Trong một nền kinh tế thế giới đang vận động theo xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu
hóa thì cạnh tranh đã trở thành tất yếu và ngày càng gay gắt hơn. Cả thị trường trong
nước và quốc tế đều ngập tràn các loại sản phẩm với đa đạng mẫu mã, kiểu dáng và chất
lượng khác nhau. Chính vì thế các doanh nghiệp kinh doanh không thế áp dụng chiến
lược phát triển như trước đây khi mà cầu vượt cung doanh nghiệp sản xuất ra bất kỳ sản
phẩm nào cũng được thị trường đón nhận và tiêu thụ hết. Thay vào đó, doanh nghiệp
ngày nay phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường quảng bá hình
ảnh của doanh nghiệp từ đó nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường góp phần quyết định
sự thành bại của doanh nghiệp. Để làm được điều đó không phải là đơn giản, đòi hỏi
doanh nghiệp cần phải nắm bắt những phương pháp marketing quốc tế mới nhất để giành
được khách hàng. Thay vì chỉ bán sản phẩm thuần tuý, DN cần phải bán "thương hiệu".
Ngoài ra, những chiến lược marketing mới và sáng tạo sẽ thực sự cần thiết để mở rộng thị
phần DN trên thị trường quốc tế. Và với những ưu điểm và kinh nghiệm của nhiều quốc
gia trên thế giới thì marketing dựa trên giác quan là một lựa chọn sáng suốt cho các
doanh nghiệp trong việc cá biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng và tạo ra hình ảnh thương
hiệu trong lòng người tiêu dùng đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
66
1.2. Yếu tố khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ không ngừng phát triển đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng
cuộc sống của con người. Tuy nhiên với tốc độ tiến bộ quá nhanh lại làm cho vòng đời
của sản phẩm bị rút ngắn, đặt các doanh nghiệp trước thách thức lớn, phải xây dựng được
chiến lược để có sản phẩm mới, để cải tiến sản phẩm ….. đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng. Các doanh nghiệp cần phải có biện pháp kết hợp chặt chẽ khoa học kỹ
thuật vào ứng dụng thực tiễn, đồng thời phải nắm rõ các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước
để lựa chọn công nghệ cho phù hợp.
Tuy nhiên xét về mặt khoa học công thì nước ta vẫn còn thiếu lợi thế so với các
quốc gia khác. Theo đánh giá của bộ khoa học và công nghệ, nhìn chung khoa học và
công nghệ nước ta còn cách xa so với thế giới và khu vực, còn nhiều mặt yếu kém và
chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội. So với các
nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta còn có khoảng cách rất lớn về tiềm lực và
kết quả hoạt động KH&CN: tỷ lệ cán bộ nghiên cứu KH&CN trong dân số và mức đầu tư
cho nghiên cứu khoa học theo đầu người thấp; các kết quả nghiên cứu - phát triển theo
chuẩn mực quốc tế còn rất ít. Thêm vào đó hệ thống cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị
còn nghèo nàn, lạc hậu.
Chính những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các chiến
lược kinh doanh sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp. Từ
đó cũng ảnh hưởng tới hoạt động marketing nói chung và hoạt động marketing dựa trên
giác quan nói riêng. Đặc biệt hoạt động marketing dựa trên giác quan của con người đã
thể hiện rất nhiều điểm ưu việt trong thời kỳ hiện nay nhưng việc thực hiện nó đòi hỏi
phải có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ khoa học công nghệ hiện đại. Đây là một yếu tố
có tác động trực tiếp đến hoạt động Marketing dựa trên các giác quan của doanh nghiệp
Việt Nam.
1.3. Yếu tố văn hóa, xã hội
Mặc dù thuật ngữ marketing dựa trên giác quan của con người ở Việt Nam vẫn còn
mới mẻ nhưng thực ra lại không khó để nhận thấy rằng loại hình này đã tồn tại trong
chiến lược phát triển của không ít các doanh nghiệp trên thị trường Việt, đang và ngày
67
càng phát triển theo hướng phù hợp với tâm lý và văn hóa người tiêu dùng.
Ngày nay, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội.
Tác động của văn hoá đến kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp. Bất kỳ một chiến lược
nào khi đưa vào áp dụng ở một nước muốn được người tiêu dùng trong thị trường đó đón
nhận thì cũng đều phải có những sự thay đổi cho phù hợp với tâm lý và nền văn hóa của
nước đó.
Theo cách thức đó khi hình thức marketing dựa trên giác quan của con người được
đưa vào áp dụng ở Việt Nam cũng phải có những thay đổi cho phù hợp với truyền thống
văn hóa, những thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Khi đưa vào áp dụng ở Việt Nam, yếu tố văn hóa xã hội là một nhân tố mà được các
doanh nghiệp nghiên cứu rất nhiều khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Cũng có
những yếu tố tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhưng cũng có
những yếu tố gây khó khăn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp luôn có
những thay đổi cho phù hợp với chiến lược sản xuất, phát triển cũng như xây dựng các
chiến lược marketing.
Con người Việt Nam giàu tình cảm, thân thiện trong khi đó loại hình marketing này
luôn hướng tới sự cảm nhận của các giác quan con người từ đó tác động lên cảm xúc của
con người, tác động lên hành vi của họ.
Ngày nay, sự giao thoa văn hóa giữa các nước diễn ra mạnh mẽ tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp dễ dàng được người tiêu dùng tiếp nhận các sản phẩm mới. Đặc biệt
với cơ cấu trẻ - ngày càng năng động cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển
các sản phẩm theo các phong cách khác nhau.
1.4. Yếu tố pháp luật
Như đã nói ở trên, Marketing dựa trên giác quan con người mặc dù đã được áp dụng
ở nhiều doanh nghiệp nhưng vẫn là một thuật ngữ mới mẻ ở Việt Nam do vậy mà đến
nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật thống nhất và cụ thể nào điều chỉnh hoạt động
của loại hình Marketing. Khi loại hình Marketing này vào Việt Nam thì các doanh nghiệp
ứng dụng phải tuân theo các văn bản pháp luật mà có những mục, điều khoản mà có đề
cập đến các vấn đề liên quan đến loại hình này.
68
Một số văn bản pháp luật có liên quan đến các vấn đề của Marketing dựa trên giác
quan của con người như:
Nghị định số 194/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về hoạt động quảng cáo trên
lãnh thổ Việt Nam
Ở Luật thương mại 2005: có đề cập đến quảng cáo thương mại, vấn đề sản phẩm
quảng cáo thương mại như ở điều 105 . Sản phẩm quảng cáo thương mại gồm những
thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc,
ánh sáng chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại.
Trong luật này cũng đưa ra các quảng cáo không được tiết lộ bí mật nhà nước,
phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; không trái
với truyền thống lịch sử văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy
định của pháp luật.
Không được quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng,
giá, công dụng, kiểu dáng xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ,
thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.
Trong luật thương mại 2005 cũng quy định về Nhãn hàng hóa lưu thông trong
nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 32)
Luật sở hữu tr í tuệ số 50/2005/QH11, bản sửa đổi bổ sung mới nhất số
36/2009/QH12 của Quốc hội Việt Nam, thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009 và có hiệu
lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010. Luật này có những quy định về quyền sở hữu công
nghiệp với đối tượng bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích
hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Trong luật
này cũng giải thích về các thuật ngữ dùng trong marketing dựa trên giác quan như: các
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại ...
Các sản phẩm phải đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định trong
quyết định: Vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 – 2010 Số: 149/2007/QĐ-TTg
Ngoài ra, cũng còn các yếu tố khác quy định các vấn đề liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ.
Nhìn chung, tất cả các văn bản này đều chỉ đề cập chung chung đến các khía cạnh
69
nhỏ thuộc các vấn đề về marketing chứ chưa có một văn bản thống nhất nào điều chỉnh.
2. Yếu tố bên trong
2.1. Các chính sách mục tiêu, chiến lược chung của doanh nghiệp trong từng giai
đoạn
Mỗi chiến lược Marketing đều dựa trên những chính sách, mục tiêu của mỗi doanh
nghiệp trong từng giai đoạn. Marketing dựa trên giác quan cũng không nằm ngoài lí
thuyết ấy, mỗi chiến lược được đưa ra là kết quả của việc nghiên cứu thị trường, xác định
mục tiêu kinh doanh của mỗi công ty.
Để xây dựng một chiến lược Marketing toàn diện, khâu đầu tiên là xây dựng các
kế hoạch hóa cơ sở, làm nền tảng cho việc xây dựng các nội dung kế hoạch hóa chi tiết.
Kế hoạch hóa cơ sở bao gồm kế hoạch hóa lĩnh vực kinh doanh- đối với marketing dựa
trên giác quan đây là điều vô cùng quan trọng, vì chỉ khi xác định được mặt hàng là sản
phẩm hữu hình hay sản phẩm vô hình, doanh nghiệp mới có thể xác định chính xác chiến
thuật áp dụng với khách hàng. Kế hoạch hóa cơ sở cũng bao gồm kế hoạch hóa các
nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh: Xác định doanh số, thị phần, lợi nhuận, chuyển dịch cơ
cấu sản phẩm….
Từ việc xây dựng kế hoạch cơ sở, doanh nghiệp đề ra những mục tiêu rõ ràng,
thống nhất chiến thuật chiến lược chung, tiết kiệm thời gian và thống nhất nguồn lực. Các
cửa hàng Phở Vuông có thể xem là một ví dụ điển hình trong việc thiết kế không gian
bán hàng độc đáo theo mục tiêu thống nhất. Đúng như tên gọi của mình, các cửa hàng
Phở Vuông được thiết kế theo phong cách truyền thống xen lẫn hiện đại. Mặc dù được
đặt vị trí tại các đường phố đông đúc, sầm uất nhưng khi bước chân vào những cửa hàng
Phở Vuông, khách hàng đều cảm nhận ngay một không gian yên tĩnh và thoải mái để
thưởng thức một tô phở Hà Nội cổ truyền. Các đồ dùng như thực đơn, khay đựng, bát đĩa,
đèn tường, đèn trần… cho đến các họa tiết trang trí trên mặt bàn đều được thiết kế đồng
bộ hình vuông gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác với thực khách.
Đối với bản thân hình thức Marketing dựa trên giác quan, không chỉ thống nhất
chung với các mục tiêu, kế hoạch và các chiến lược tiếp thị khác của doanh nghiệp, nó
70
còn cần thống nhất trong chính bản thân nó nữa. Mỗi chiến lược Marketing dựa trên giác
quan có thể tác động lên nhiều giác quan khác nhau. Và trong trường hợp đó, các chiến
thuật phải thống nhất nhau để cùng đạt đến hiệu quả tối ưu.
BBQ- thương hiệu gà rán nổi tiếng từ Hàn Quốc- dù mới thâm nhập Việt Nam
nhưng đã là một điểm đến quen thuộc của giới trẻ. Không gian của BBQ nhỏ gọn và ấm
cúng, với bàn ghế nhiều màu sắc, kiểu dáng và không gian Hàn Quốc hiện đại. Không chỉ
tác động thị giác, BBQ còn tác động đến thính giác khi sử dụng những bài hát vui tươi
náo nhiệt của các nhóm nhạc xứ Hàn. Thức ăn tuy mang màu sắc phương Tây nhưng vẫn
có tinh túy của ẩm thực Hàn Quốc với những gia vị cổ truyền và những món rau kim chi,
kim bắp…
2.2. Tài chính doanh nghiệp
Vấn đề tài chính luôn là vấn đề đầu tiên thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp có nguồn lực tài chính mạnh sẽ bớt nỗi lo về việc quay vòng vốn, có khả
năng tập trung việc đẩy mạnh nghiên cứu thị trường cũng như xúc tiến đẩy sản phẩm đến
với người tiêu dùng.
Có thể thấy Marketing dựa trên giác quan là hình thức Marketing đòi hỏi sự tinh
tế. Nếu như không có việc cẩn thận nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu, sở thích của
người tiêu dùng, chiến lược Marketing có thể phản tác dụng, bị người tiêu dùng quay
lưng, tẩy chay. Việc nghiên cứu thị trường mang ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng vẫn
chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Ngân sách nghiên cứu thị trường của
các doanh nghiệp tại Việt Nam đa phần vẫn chỉ dưới 5%. Tại các doanh nghiệp có vốn
nước ngoài, tỉ lệ này cao hơn, do tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp mạnh hơn,
thậm chí nhiều công ty còn có riêng một phòng ban nghiên cứu thị trường.
Để kinh doanh hiệu quả, không chỉ cần vốn để nghiên cứu thị trường, các doanh
nghiệp còn cần vốn để đẩy mạnh chiến lược tiếp thị, đưa sản phẩm ra thị trường. Đối với
Marketing dựa trên giác quan, các chiến lược sản phẩm, phân phối và yểm trợ là những
chiến lược hết sức quan trọng.
71
- Chiến lược sản phẩm: phát triển chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị
hiếu người tiêu dùng, đồng thời khẳng định thẩm mĩ và đẳng cấp của người sử
dụng.
- Chiến lược phân phối: Đầu tư trang trí địa điểm thu hút khách, chọn lựa âm thanh
cũng như hương vị phù hợp sở thích của khách hàng. Nâng cao giá trị thẩm mĩ,
tăng cảm giác hài lòng cho người sử dụng.
- Chiến lược yểm trợ: Trong chiến lược này phải chú ý đặc biệt đến quảng cáo, quan
tâm đặc biệt đến các tác động lên thị giác và thính giác, là hai giác quan dễ bị tác
động nhất qua mỗi chiến dịch quảng cáo.
Có thể tài chính của các doanh nghiệp không mạnh, nhưng nếu biết sử dụng vốn một
cách khôn ngoan, tập trung vào những mũi nhọn, chiến lược Marketing dựa trên giác
quan vẫn có thể mang lại hiệu quả như ý muốn.
2.3. Nguồn nhân lực
Xác định được sở thích của người tiêu dùng, phân đoạn thị trường và xác định
được thị trường mục tiêu mới chỉ là bước đầu của mỗi chiến lược Marketing. Để biến thị
trường ấy thành thị trường khách hàng của mình không phải ai cũng có thể làm được.
Điều này đặc biệt đúng với các không gian dịch vụ, nơi mà bản thân sản phẩm không
phải yếu tố tiên quyết cho việc tiêu dùng sản phẩm.
Lấy ví dụ đối với những cửa hàng ăn hoặc các quán café… Không gian thưởng thức
là yếu tố hàng đầu thu hút khách hàng. Một không gian ấm cúng, hay một không gian
hiện đại hoặc một không gian trầm mặc… không thể nào tự sinh ra. Tất cả phải bắt đầu từ
đôi mắt, đôi tai và bàn tay khéo léo của người sắp đặt. Vấn đề ở đây là khiếu thẩm mĩ hay
cái tài hoa của người chủ kinh doanh.
II.TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN MARKETING DỰA TRÊN GIÁC QUAN
TẠI VIỆT NAM
1. Thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng Sensory
Marketing
72
1.1. Khó khăn
1.1.1. Vấn đề hàng giả, hàng nhái
Vấn đề hàng giả, hàng nhái từ xưa đến nay vẫn là một bài toán hóc búa với các doanh
nghiệp. Hàng giả, hàng nhái không chỉ làm giảm sản lượng bán được của doanh nghiệp,
mà còn làm suy giảm nghiêm trọng đến hình ảnh và thương hiệu mà doanh nghiệp nỗ lực
tạo dựng.
Hàng giả, hàng nhái phổ biến trên tất cả các thị trường, tuy nhiên thị trường hàng tiêu
dùng là thị trường bị công phá mạnh nhất. Nguyên nhân là do các sản phẩm hàng tiêu
dùng không cần nhiều vốn để sản xuất, bên cạnh đó, giá cả sản phẩm tương đối nhỏ do
vậy trước khi mua khách hàng không tốn nhiều thời gian để tìm hiểu thông tin sản phẩm.
Trong khi thị trường hàng tiêu dùng là thị trường bão hòa, muốn tạo chỗ đứng cho sản
phẩm của mình, các doanh nghiệp phải tạo bản sắc, cái tôi cho riêng mình. Sự xuất hiện
và tồn tại của hàng giả, hàng nhái khiến cái tôi ấy bị bóp méo sai lệch. Đây là một
chướng ngại đối với tất cả các doanh nghiệp.
Mỗi sản phẩm do các doanh nghiệp chính hãng tạo ra và được đăng kí bản quyền đều
là một công trình khoa học, đã được qua nhiều nghiên cứu thử nghiệm, được đầu tư lớn
về thời gian, công sức, chất xám, tiền của. Các sản phẩm hướng đến người tiêu dùng, tập
trung vào giác quan của họ nhằm khơi gợi những cảm xúc tích cực trong mỗi người. Đó
là mùi hương riêng biệt của nước hoa tác động đến cơ quan khứu giác; đó là sự mềm mại
của quần áo vải vóc tác động đến xúc giác; tác động đến vị giác có các loại bánh kẹo….
Sự xuất hiện của các mặt hàng có nhãn hiệu giống hệt hoặc các mặt hàng có cái tên na
ná với các thương hiệu tên tuổi nhưng chất lượng hoàn toàn khác biệt đã gây nhiễu loạn
thông tin với khách hàng. Khách hàng khi sử dụng sản phẩm do không nhận biết được
thương hiệu đã tự hình thành ác cảm với các thương hiệu gốc. Sự ác cảm này có thể dẫn
đến hệ lụy người tiêu dùng từ chối tiêu dùng sản phẩm trong tương lai, hoặc nguy hại hơn
vận động người thân, bè bạn không tiêu dùng sản phẩm. Và như vậy, sự đầu tư của các
doanh nghiệp dù lớn đến bao nhiêu, chiến lược tiếp thị vào giác quan người tiêu dùng dù
công phu đến thế nào cũng sẽ trở thành thất bại.
73
Tại Việt Nam, hàng giả hàng nhái hiện nay vẫn đang là vấn đề đau đầu với các
doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát của Công ty Nielsen về thái độ và cách sử dụng
hàng giả của người Việt Nam trong năm 2009, tỉ lệ hàng giả hàng nhái trên thị trường
Việt Nam vẫn đang ở mức cao. Đáng chú ý nhất là may mặc - thời trang - giày dép, hàng
nhái chiếm tỉ lệ 22%, rượu và thức uống các loại chiếm 12%, sau đó là điện tử, mỹ phẩm
và dược phẩm. Với tỉ lệ hàng giả hàng nhái lớn như vậy trên thị trường, đây quả là một
chướng ngại đối với các doanh nghiệp trong việc cung ứng hàng hóa chất lượng cao ra thị
trường.[27]
1.1.2. Doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn
Mặc dù việc áp dụng các công cụ tác động lên giác quan của con người đã được sử
dụng từ lâu trong các chiến lược tiếp thị và kinh doanh, nhưng cho đến nay các doanh
nghiệp vẫn chưa có kiến thức một cách đầy đủ và hệ thống về loại hình marketing này.
Do vậy khi áp dụng, các doanh nghiệp chủ yếu vẫn áp dụng công cụ tác động lên giác
quan theo kinh nghiệm kinh doanh và cảm tính của bản thân doanh nghiệp. Và công cụ
này cũng chỉ được sử dụng nhiều ở kênh phân phối bán lẻ.
Để có thể áp dụng chiến lược marketing dựa trên giác quan của con người một
cách hiệu quả thì ngay từ đầu các doanh nghiệp phải tạo cho mình một nền tảng cơ sở
vững chắc như các yếu tố về đội ngũ marketing, cơ sở vật chất, yếu tố công nghệ … Tuy
nhiên xét về mặt này các doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn nhất định:
Đội ngũ marketing phải được trang bị kiến thức đầy đủ về loại hình
marketing này cũng như có những hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực khác ví dụ như
tâm sinh lý con người, lứa tuổi … Xét về mặt này, các doanh nghiệp trong nước
đều không có lợi thế.
Về khoa học công nghệ, trình độ phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam
cũng như khả năng nghiên cứu của đội ngũ khoa học trong nước còn kém nước
ngoài rất nhiều.
Để có được nền tảng ban đầu tốt, các doanh nghiệp cần phải đầu tư một nguồn vốn
lớn cho việc đào tạo đội ngũ marketing cũng như những chi phí cho khoa học công nghệ.
Tuy nhiên tài chính luôn là vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp. Vừa đầu tư nguồn
74
vốn lớn, vừa phải tạo ra những sản phẩm có chi phí phù hợp mà không làm giá thành
vượt quá các đối thủ cạnh tranh khác. Điều này gây trở ngại lớn cho các doanh nghiệp
Việt Nam.
Với Sensory Marketing, việc nghiên cứu khách hàng là công tác vô cùng quan
trọng. Tuy nhiên như đã nói Việt Nam là nước có chi phí cho nghiên cứu thị trường thấp
kéo theo đó chi phí cho nghiên cứu tâm lý khách hàng là không cao. Điều này cũng thể
hiện hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của
nghiên cứu tâm lý khách hàng trong chiến lược marketing này.
1.1.3. Cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, việc Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa
việc cánh cửa nối doanh nghiệp với thị trường Việt Nam được mở rộng. Với ưu thế lớn
về vốn, về khoa học công nghệ, và những kinh nghiệm thực tiễn sử dụng sensory
marketing trên thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài tự tin khi đặt chân vào thị trường
Việt.
Ưu thế của các doanh nghiệp nước ngoài cũng chính là những hạn chế cho doanh
nghiệp Việt Nam. Với nguồn lực tài chính yếu, kinh nghiệm còn non nớt, các doanh
nghiệp Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với sản phẩm của các
doanh nghiệp nước ngoài. Không chỉ các vấn đề về giá, các vấn đề về cung ứng dịch
vụ… mà còn là việc sử dụng Sensory Marketing. Các doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ
thua trên sân nhà nếu không đa dạng sản phẩm của mình, không đầu tư cho hình ảnh
thương hiệu. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bị đào thải khỏi thị trường do tiềm lực
tài chính quá yếu và không biết tiếp thu học hỏi kinh nghiệm từ những doanh nghiệp
nước ngoài.
1.2. Thuận lợi
1.2.1. Lợi thế tâm lý người tiêu dùng
Hiểu rõ tâm lý người tiêu dùng là ưu thế mạnh nhất các doanh nghiệp Việt Nam có
trong tay khi chinh phục thị trường Việt.
Với truyền thống lịch sử hào hùng và nền văn hóa lâu đời, doanh nghiệp Việt Nam
biết nên sử dụng những yếu tố nào để tác động vào cảm xúc của khách hàng. Những yếu
75
tố lịch sử và văn hóa khi được áp dụng đúng nơi và đúng cách có thể đạt được những
hiệu quả tâm lý lớn.
Các dịp lễ lớn của dân tộc thường là những dịp các doanh nghiệp tung ra nhiều
chiến dịch quảng cáo nhất để thu hút khách hàng. Sensory marketing cũng được sử dụng
trong những chiến dịch này. Đó là màu đỏ của trung thu, của may mắn tràn ngập khắp
nơi nơi, đó là những lời ca vui tươi trong sáng báo hiệu tết về…
Trong thời đại hiện nay, tuy lợi thế hiểu tâm lý người tiêu dùng vẫn thuộc về các
doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên lợi thế này không còn là tuyệt đối nữa. Nguyên nhân
do rất nhiều doanh nghiệp đã thâm nhập Việt Nam đủ lâu để có thể nắm rõ về truyền
thống và văn hóa nước ta, thêm nữa đội ngũ người Việt trong các công ty nước ngoài
đang càng ngày càng lớn mạnh, cách thức tiếp cận khách hàng của các doanh nghiệp
nước ngoài đang gần hơn, phù hợp hơn với tâm lý người tiêu dùng. Có thể kể đến rất
nhiều cái tên trong số này như Cocacola, Unilever…
Tâm lý tiêu dùng của người dân không phải là một trạng thái bất biến và cũng
không hề bảo thủ. Dân số của nước ta đang là một dân số trẻ và năng động, sẵn sàng
thích ứng với cái mới. Do vậy, trên cơ sở hiểu các yếu tố truyền thống tác động đến cảm
xúc của người tiêu dùng, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể lơ là và bỏ qua
những yếu tố mới tác động đến tâm lý. Nếu chủ quan là chủ nhà trong cuộc chơi, doanh
nghiệp Việt Nam có thể phải nhận những hậu quả khó lường.
1.2.2. Khả năng quan sát và học hỏi nhanh
Sensory marketing đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Tuy vậy, hình thức
Marketing này mới chỉ bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam trong vài năm gần đây, và đặc biệt
sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giới. Tính đến thời điểm
này, các doanh nghiệp Việt Nam đã có một thời gian dài để học hỏi và đúc rút kinh
nghiệm.
Với khả năng quan sát tốt, học hỏi nhanh, doanh nghiệp Việt Nam đã đúc rút ra
những bài học cho riêng mình để rồi áp dụng lại thị trường. Từ chỗ chưa được đào tạo về
sensory marketing, kiến thức về chuyên ngành này còn mù mờ và nhiều sai sót, đến nay,
số lượng các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng thành công phương thức Marketing dựa
76
trên giác quan đã tăng lên đáng kể. Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn cần có sự đào tạo bài
bản, nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành một cách hệ thống để việc áp dụng hình thức
Marketing này đạt hiệu quả tối đa.
2. Triển vọng phát triển Sensory Marketing tại Việt Nam
Sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật thế giới đã kéo theo sự phát triển nhanh
chóng của nền kinh tế. Nhiều phương thức mua hàng nhanh chóng tiện lợi được ra đời.
Thông qua mua bán trực tuyến bằng website, chỉ cần một click chuột, người mua đã có
được mặt hàng ưng ý. Thông qua bán hàng đa cấp, người mua chỉ cần xem mẫu mã và
yêu cầu người bán giao hàng tận nhà…Tuy nhanh gọn, tiện lợi như vậy nhưng đối với rất
nhiều sản phẩm, xem thôi thì chưa đủ. Người mua còn cần kiểm nghiệm nhiều yếu tố
khác của sản phẩm. Đó là lí do phương thức bán hàng truyền thống vẫn đứng đầu trong
các phương thức bán hàng. Tại Việt Nam, đây cũng là phương thức bán hàng chủ yếu.
Như đã phân tích, Marketing dựa trên giác quan hoàn toàn phù hợp với phương thức
bán hàng truyền thống. Với phương thức này, người tiêu dùng trực tiếp tiếp xúc sản
phẩm, so sánh các sản phẩm với nhau và đưa ra nhận định. Những sản phẩm nào ấn
tượng hơn, đặc sắc hơn, khiến người mua có cảm tình hơn là những sản phẩm chiến
thắng. Trong phương thức này, cả bản thân sản phẩm lẫn không gian dịch vụ đều được
quan tâm để tạo sự khác biệt tác động đến người tiêu dùng.
Thị trường bán lẻ Việt Nam từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO vẫn liên tục phát
triển, là một trong những thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới. Năm 2007, Việt Nam là
nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn thứ 4 thế giới, năm 2008 vượt lên dẫn đầu. Đến năm
2009, thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển chậm đi nhưng vẫn ở mức thứ 6 thế giới. Dự
đoán năm 2010, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ tăng trưởng 25%, tiếp tục được đánh giá
cao trên thị trường thế giới. Đây là dấu hiệu cho thấy tiềm năng phát triển Marketing dựa
trên giác quan tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt, người dân Việt Nam có thói quen mua
hàng tại các cửa hàng bán lẻ trên đường phố. Các chủ cửa hàng kinh doanh có thể dễ
dàng sử dụng các công cụ marketing tác động lên giác quan của con người như mùi
hương, âm nhạc, màu sắc hình ảnh để thu hút người qua đường.
77
Sau khi gia nhập WTO, hàng hoá dịch vụ được cung ứng trên thị trường nước ta tăng
mạnh, không chỉ về số lượng mà cả kiểu dáng, mẫu mã… Đứng trước một thị trường đa
dạng về chủng loại, các doanh nghiệp không thể thờ ơ với sản phẩm của mình. Cá biệt
hoá sản phẩm, đó là yếu tố quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp tiêu thụ mặt hàng. Và
Marketing dựa trên giác quan là một lựa chọn khôn ngoan cho giải pháp ấy.
Việc gia nhập WTO cũng đồng thời kéo theo nhiều doanh nghiệp mới gia nhập vào
thị trường Việt Nam, những doanh nghiệp này đã có kinh nghiệm cho việc áp dụng
Marketing dựa trên giác quan tại thị trường nước ngoài, khi vào Việt Nam, những kinh
nghiệm này tiếp tục được phát huy, đồng thời cũng là ví dụ để cho nhiều doanh nghiệp
Việt Nam học hỏi.
Song song với việc phát triển nền kinh tế, thu nhập đầu người của người dân Việt
Nam cũng được cải thiện đáng kể. Đã qua rồi cái thời “Ăn no, mặc ấm”, trong thời đại
hiện nay, mục tiêu của người dân là “Ăn ngon, mặc đẹp”. Làm hài lòng các giác quan của
người tiêu dùng, tôn vinh đẳng cấp của người sử dụng… Đó là mục tiêu của Marketing
dựa trên giác quan. Do đó, đây sẽ là xu thế của Marketing hiện đại trên thế giới nói chung
và ở Việt Nam nói riêng.
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SENSORY MARKETING TẠI VIỆT NAM
1. Cá biệt hóa sản phẩm
Theo Michael Porter - giáo sư chính thức của Đại học Kinh doanh Harvard của Mỹ,
chuyên gia hàng đầu về chiến lược Marketing: Chiến lược cá biệt hóa sản phẩm là chiến
lược phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ
này có được những đặc tính độc đáo và duy nhất, được khách hàng coi trọng và đánh giá
cao hơn so với sản phẩm của các hãng cạnh tranh. Giá trị gia tăng nhờ tính độc đáo của
sản phẩm cho phép doanh nghiệp đặt ra mức giá cao hơn mà không sợ bị người mua tẩy
chay
[28]
.
Các doanh nghiệp thành công trong chiến lược cá biệt hóa sản phẩm thường có các
thế mạnh sau:
• Khả năng nghiên cứu và tiếp cận với các thành tựu khoa học hàng đầu.
78
• Nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) có kỹ năng và tính sáng tạo cao.
• Nhóm bán hàng tích cực với khả năng truyền đạt các sức mạnh của sản phẩm tới khách
hàng một cách thành công.
• Danh tiếng về chất lượng và khả năng đổi mới của doanh nghiệp.
Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng bên cạnh những lợi thế mà cá biệt hóa sản phẩm
mang lại đó cũng đi kèm với những rủi ro. Đó là khả năng bị các đối thủ cạnh tranh bắt
chước, hay chính những thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng. Ngoài ra, nhiều doanh
nghiệp còn theo đuổi chiến lược tập trung tới một mảng thị trường tương đối hẹp, ở đó,
doanh nghiệp cố gắng giành lợi thế cạnh tranh nhờ chi phí thấp hoặc cá biệt hóa sản
phẩm khiến cho những doanh nghiệp đó có khả năng đạt được sự cá biệt hóa sản phẩm
cao hơn trong mảng thị trường của họ.
Sensory Marketing là một công cụ mạnh cho các doanh nghiệp trong việc cá biệt
hóa sản phẩm. Doanh nghiệp có thể cá biệt hóa sản phẩm bằng các cách:
- Tác động vào thị giác người tiêu dùng: Để làm được điều này cần có đội ngũ thiết
kế giỏi, tay nghề cao
+ Thiết kế sản phẩm: Lưu ý đến bao bì và kiểu dáng sản phẩm. Đây là những hình
ảnh đầu tiên đập vào mắt người tiêu dùng. Nếu sản phẩm mới gia nhập thị trường, hoặc
nếu người tiêu dùng còn chưa có ấn tượng đặc biệt với sản phẩm nào thì đây là điều quan
trọng nhất trong việc thuyết phục người mua mua hàng.
+ Thiết kế không gian: Không gian thiết kế cần thể hiện sự tôn trọng khách hàng,
không thể qua quýt, không thể lộn xộn, bừa bãi. Thiết kế cần phải bắt mắt, thoáng đãng
và khiến khách hàng cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
+ Thiết kế logo: Là một hình ảnh sẽ đi theo doanh nghiệp trong một thời gian dài,
việc thiết kế logo cần được bỏ nhiều công sức để nghiên cứu. Nhìn logo, khách hàng sẽ
nghĩ ngay đến sản phẩm. Logo xấu hay đẹp, giành được thiện cảm với khách hàng hay
không, tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng.
+ Thiết kế quảng cáo: Thiết kế quảng cáo có thể qua nhiều phương tiện, nhưng với
bất kì phương tiện nào, nguyên tắc đầu tiên cũng là ấn tượng, tất nhiên là ấn tượng có
79
thiện cảm. Cần phải trau chuốt hình ảnh, tránh gây phản cảm và đụng chạm đến những
vấn đề tế nhị trong văn hóa.
- Tác động lên thính giác: Có thể sử dụng những bài hát được giới trẻ yêu thích để
thu hút sự quan tâm. Một chú ý cần ghi nhớ đó là âm lượng của âm thanh, tránh tình
trạng phản tác dụng do âm lượng quá to gây khó chịu cho người nghe, hoặc âm lượng
quá nhỏ không thu hút được thính giả.
- Tác động lên khứu giác: Đây là nhóm công cụ có hiệu quả cao nhưng lại ít được sử
dụng ở Việt Nam. Các doanh nghiệp nên tích cực sử dụng loại công cụ này, đồng thời
cũng cần táo bạo trong việc sử dụng các mùi hương mới.
- Tác động lên xúc giác và vị giác: Đây là nhóm công cụ chủ yếu tác động lên sản
phẩm. Doanh nghiệp quan tâm đến chất lượng sản phẩm của mình cũng là đã thành công
trong việc áp dụng các công cụ này.
Tóm lại, có nhiều cách để cá biệt hóa sản phẩm bằng phương pháp Sensory
Marketing, tuy nhiên khi sử dụng, các doanh nghiệp luôn phải nhớ đặt khách hàng làm
trung tâm, nâng niu các giác quan và cảm xúc của khách hàng. Có như vậy, chiến lược
mới đạt thành công.
2. Nghiên cứu tâm lý khách hàng
Xu hướng toàn cầu hóa đã khiến cho thị trường của các nước có nhiều thay đổi. Cuộc
chiến cạnh tranh càng trở lên khốc liệt hơn với các đối thủ không thua kém nhau là bao
nhiêu. Nền kinh tế thế giới đạt được trình độ cao và được nhất thể hóa, việc trang bị kỹ
thuật không còn là ưu thế của riêng ai nữa. Do vậy mà các doanh nghiệp bắt đầu chuyển
sự chú ý đến sở thích, tâm lý, kể cả tín ngưỡng của khách hàng và lấy những điều đó làm
đối tượng nghiên cứu, nhằm thỏa mãn nó, tức là thỏa mãn khách hàng.
Hiện nay, có rất nhiều các doanh nghiệp trên thị trường mà mỗi doanh nghiệp lại có
một chiến lược tiếp thị và kinh doanh khác nhau thậm chí có thể mâu thuẫn nhau nhưng
thấu hiểu tâm lý khách hàng lại chính là điểm chung quan trọng duy nhất làm cơ sở hoạch
định.
80
Cùng với sự kiện năm 2009 mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam dẫn đến người tiêu
dùng có thêm rất nhiều cơ hội lựa chọn các mặt hàng nhưng các doanh nghiệp trong nước
lại đứng trước những thách thức có thể bị giảm thị phần thậm chí là mất chỗ đứng trên thị
trường. Chính vì vậy mà để giữ chân khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm của doanh
nghiệp cũng như thu hút thêm nhiều khách hàng hơn thì việc nghiên cứu tâm lý khách
hàng là không thể thiếu ở các doanh nghiệp. Tìm hiểu hành vi và tâm lý của khách hàng
được xem như là một yếu tố để giúp các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.
3. Nâng cao năng lực nhân viên phát triển sản phẩm và đội ngũ Marketing
Để có thể cá biệt hoá sản phẩm cũng như nghiên cứu tâm lý khách hàng thành công
cần có bộ máy phát triển sản phẩm và đội ngũ Marketing lớn mạnh. Để làm được điều
này, trước tiên, mỗi nhân viên cần phải có năng lực chuyên môn vững vàng và thái độ
làm việc nhiệt tình.
Chất lượng nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp. Để
đảm bảo chất lượng nhân viên có đủ năng lực gánh vác nhiệm vụ, hoàn thành tốt công
việc được giao, doanh nghiệp cần nghiêm túc trong khâu tuyển dụng cũng như có chế độ
đãi ngộ tốt, bao gồm:
+ Tuyển dụng cán bộ theo yêu cầu công việc và theo các tiêu chuẩn tuyển dụng
+ Thường xuyên đào tạo và đào tạo bổ sung
+ Chính sách khuyến khích nhân viên không ngừng học tập nâng cao năng lực
+ Chính sách sử dụng lao động, phù hợp nguyên tắc thù lao và các lợi ích khác
gắn bó sự đóng góp, kết quả công việc.
+ Tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, và nhiều cơ hội thăng tiến tạo động
lực thúc đẩy nhân viên làm việc.
Để phát triển hoạt động của bộ phận nghiên cứu sản phẩm và Marketing, doanh
nghiệp cũng cần phân chia vốn hợp lý, tránh tình trạng vốn cho việc nghiên cứu sản
81
phẩm và Marketing quá thấp, khiến chiến lược Marketing dựa trên giác quan mang tính
chủ quan và không đạt được hiệu quả.
4. Thực hiện đồng bộ chiến lƣợc Marketing trên tất cả các khía cạnh
Marketing dựa trên giác quan bao gồm 5 công cụ:
- Công cụ tác động lên thị giác
- Công cụ tác động lên thính giác
- Công cụ tác động lên khứu giác
- Công cụ tác động lên vị giác
- Công cụ tác động lên xúc giác
Lí thuyết đã chỉ ra rằng, việc áp dụng đồng loạt cả năm công cụ này lên người tiêu
dùng một cách nhất quán sẽ đạt được hiệu quả tối đa.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, rất khó để có thể sử dụng cả năm công cụ. Nguyên nhân
là do mỗi mặt hàng có các đặc tính khác nhau, đôi khi có thể áp dụng công cụ tác động
lên giác quan này nhưng lại không thể tác động lên giác quan khác. Đặc biệt là các công
cụ tác động lên vị giác và xúc giác. Mùi vị và cảm giác vốn là hai đặc tính đặc trưng cho
bản thân sản phẩm, việc sử dụng các công cụ tác động lên các đối tượng ngoài sản phẩm
là rất phức tạp và khó đạt được hiệu quả như ý muốn. Đây là lí do các công cụ tác động
lên thị giác, thính giác và khứu giác được sử dụng thường xuyên hơn. Để biện pháp
Marketing đạt được hiệu quả, việc áp dụng các công cụ phải thống nhất theo một chủ đề
chung được chọn lựa trước đó, nhằm hướng cảm xúc người tiêu dùng đến mục đích đã
nhắm sẵn. Có như vậy doanh nghiệp mới thành công trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Không chỉ thống nhất trong bản thân chiến lược Marketing tác động lên giác quan,
chiến lược Marketing này cũng cần liên kết các chiến lược khác mà doanh nghiệp tung ra
như chiến lược Marketing kể chuyện (Tell story Marketing), Marketing truyền miệng
(Word of mouth Marketing), Marketing phá cách (lateral marketing)… nhằm đạt hiệu
quả tối ưu trong việc giành thiện cảm của khách hàng.
82
83
KẾT LUẬN
Thông qua nghiên cứu Marketing dựa trên giác quan, những ưu điểm và hạn chế
của nó, các chuyên gia đã dự đoán, phương thức này sẽ trở thành xu hướng cho ngành
Marketing hiện đại. Đúng như vậy, độ phủ sóng của Marketing dựa trên giác quan đang
dần trở nên rộng khắp trên toàn thế giới. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm phủ
sóng của hình thức Marketing này.
Với nền kinh tế đang hội nhập và phát triển mạnh mẽ, chỗ đứng của Marketing
dựa trên giác quan càng được củng cố trên thị trường Việt. Không thể phủ nhận những
điểm mạnh của loại hình marketing này, nhưng việc quản lý và sử dụng nó không phải
doanh nghiệp nào cũng thành công. Đặc biệt trên thị trường Việt Nam, khi công tác
nghiên cứu thị trường, Marketing sản phẩm vẫn còn bị các doanh nghiệp coi nhẹ,
Marketing dựa trên giác quan lúc này không thể phát huy được các ưu điểm vốn có của
nó, mà thậm chí có thể phản tác dụng, gây tổn hại cho doanh nghiệp.
Nhu cầu thị hiếu của con người biến đổi không ngừng, do đó Marketing dựa trên
giác quan cũng không thể cố định, bất biến. Người làm kinh doanh vì thế cũng không thể
ỷ lại những kiến thức mình đã biết để áp dụng đóng khung vào thị trường. Luôn học hỏi,
năng động, sáng tạo, nắm rõ tâm lý người tiêu dùng, đó không chỉ là yêu cầu khi sử dụng
Marketing dựa trên giác quan, mà là yêu cầu đối với mọi hình thức Marketing.
84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt
[1] Bộ giáo dục và đào tạo (2008), “Sinh học lớp 8”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục
[2] Luc Dupont (Tháng 6/2009), “1001 ý tưởng đột phá trong quảng cáo”, Dịch giả:
Minh Trúc, Nhà xuất bản Trẻ
[3] Martin Lindstrom (2009), ”Tại sao chúng ta mua hàng”, Nhà Xuất Bản
Alphabooks
[4] Nguyễn Ý Đức (tháng 2, 2006), “Báo Mạch Sống”, Số 55, Hoa Kì
[5] Nguyễn Mạnh Cường, (Tháng 7/2009), “Tạp chí Nghiên cứu kinh tế” (347) Viện
kinh tế Việt Nam-Viện khoa học xã hội Việt Nam
[6] Trường Đại học Ngoại Thương (2000), “Giáo trình Marketing lý thuyết”, Nhà
Xuất Bản Giáo Dục
2. Tài liệu tiếng Anh
[7] Aradhna Krishna (December 2009), “Sensory Marketing- Research on the
Sensuality of Products” , Routledge Academic
[8] Berdine Vonk, Majken Steenfat, Matilde Ejlertsen, Andre Stoorvogel and Antti
Saarela (2007), “Breaking the Silence”, School of Economics And Management Lund
University
[9] Bertil Hulten (June 2009), Niklas Broweus and Marcus van Dijk, “Sensory
marketing” , Palgrave Macmillan
[10] Kate Fox, (2009), “The smell sense report” , Social Issues Research Centre
[11] Steven Brown, (2008), “Music and manipulation: on the social uses and social
control of music”, Ulrik Volgsten
[12] Herrington (February 1996), “The Journal of Services Marketing”(10) , USA
85
3. Các trang web
[13]
hon.html
[14]
[15]
[16]
[17] bài “Ô nhiễm âm thanh” ngày 26.08.2008, của Bác sĩ
Nguyễn Ý Đức)
[18]
6&Itemid=96&art=article
[19]
[20]www.onepoll.com
[21]
ban-da-bo-qua.html
[22]
thoai-kinh-te/dich-vu-tham-tu-bac-viet
[23]
SLN/C11/Caccoquanphantich-3.htm
[24]
moi.html
[25]
[26]
[27]
[28]
86
[29]
87
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 2
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SENSORY MARKETING ............................... 4
I. KHÁI QUÁT VỀ SENSORY MARKETING .................................................... 4
1. Định nghĩa ............................................................................................................... 4
2. Cơ sở hình thành Marketing dựa trên giác quan .......................................... 4
3. Sự hình thành của Sensory Marketing ............................................................. 6
4. Ƣu điểm và hạn chế của doanh nghiệp khi sử dụng Sensory Marketing 6
4.1. Ưu điểm .................................................................................................... 6
4.2. Hạn chế .................................................................................................. 10
III. SENSORY MARKETING THEO CÁC GIÁC QUAN ................................. 12
1. Thị giác ................................................................................................................. 12
1.1. Cấu tạo và cơ chế hoạt động ................................................................. 12
1.2. Tác động của thị giác lên quyết định mua hàng .................................. 13
1.3. Phân loại các công cụ tác động lên thị giác trong hoạt động sensory
marketing .......................................................................................................... 13
2. Khứu giác ............................................................................................................. 20
2.1. Cấu tạo và cơ chế hoạt động của cơ quan khứu giác .......................... 20
2.2. Tác động của khứu giác lên quyết định mua hàng ............................. 20
2.3. Phân loại các công cụ tác động lên khứu giác .................................... 23
3. Thính giác ............................................................................................................. 26
88
3.1. Cấu tạo và cơ chế hoạt động.................................................................. 26
3.2. Tác động của thính giác lên hành vi của con người ............................ 27
3.3. Phân loại các công cụ tác động lên thính giác trong hoạt động Sensory
Marketing .......................................................................................................... 28
4. Vị giác .................................................................................................................. 32
5. Xúc giác ................................................................................................................ 35
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG ........................................................... 38
SENSORY MARKETING TẠI VIỆT NAM ....................................................... 38
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SENSORY MARKETING TẠI VIỆT NAM .... 38
II. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG SENSORY MARKETING THEO CÁC GIÁC QUAN
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM .......................................................................... 40
1. Các công cụ tác động lên thị giác ..................................................................... 40
1.1. Nhóm công cụ tác động lên sản phẩm ................................................ 41
1.2. Nhóm công cụ tác động lên không gian nền ....................................... 46
1.3. Về công cụ thiết kế logo ........................................................................ 50
1.4. Nhóm công cụ tác động lên quảng cáo ................................................ 50
2. Các công cụ tác động lên khứu giác ............................................................... 52
2.1. Nhóm công cụ tác động lên sản phẩm .................................................. 52
2.2. Nhóm công cụ tác động lên không gian nền ........................................ 54
3. Các công cụ tác động lên thính giác ................................................................ 56
3.1. Điệp khúc quảng cáo ............................................................................. 56
3.2. Giọng nói, tiếng nói ............................................................................... 57
89
3.3. Âm nhạc .................................................................................................. 59
3.4. Môi trường âm thanh ............................................................................. 61
4. Các công cụ tác động lên vị giác .................................................................... 61
5. Các công cụ tác động lên xúc giác ............................................................ 62
CHƢƠNG III: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
MARKETING DỰA TRÊN GIÁC QUAN TẠI VIỆT NAM ............................. 64
I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG SENSORY MARKETING TẠI VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ......................................................................... 64
1. Yếu tố bên ngoài ................................................................................................. 64
1.1.Yếu tố kinh tế .......................................................................................... 64
1.2. Yếu tố khoa học công nghệ .................................................................... 66
1.3. Yếu tố văn hóa, xã hội ........................................................................... 66
1.4. Yếu tố pháp luật ..................................................................................... 67
2. Yếu tố bên trong ................................................................................................. 69
2.1. Các chính sách mục tiêu, chiến lược chung của doanh nghiệp trong từng
giai đoạn ............................................................................................................ 69
2.2. Tài chính doanh nghiệp ........................................................................ 70
2.3. Nguồn nhân lực ..................................................................................... 71
II.TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN MARKETING DỰA TRÊN GIÁC QUAN .... 71
TẠI VIỆT NAM ................................................................................................... 71
1. Thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng Sensory
Marketing ................................................................................................................. 71
1.1. Khó khăn ................................................................................................ 72
90
1.2. Thuận lợi ................................................................................................ 74
2. Triển vọng phát triển Sensory Marketing tại Việt Nam .......................... 76
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SENSORY MARKETING TẠI VIỆT NAM ... 77
1. Cá biệt hóa sản phẩm ........................................................................................ 77
2. Nghiên cứu tâm lý khách hàng ....................................................................... 79
3. Nâng cao năng lực nhân viên phát triển sản phẩm và đội ngũ Marketing
80
4. Thực hiện đồng bộ chiến lƣợc Marketing trên tất cả các khía cạnh ..... 81
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 84
1. Tài liệu tiếng Việt ............................................................................................ 84
2. Tài liệu tiếng Anh ............................................................................................ 84
3. Các trang web .................................................................................................. 85
PHỤ LỤC
* Hình ảnh
91
Hình 1: Cấu tạo cơ quan thị giác
Hình 2a: Cấu tạo cơ quan khứu giác
92
Hình 2b: Hoạt động của khứu giác
Hình 3: Cấu tạo cơ quan thính giác
93
1: đắng, 2: mặn 3: chua , 4: ngọt , 5: nụ nếm , 6: Tế bào nhận cảm
giác , 7: thần kinh cảm giác
Hình 4: Cấu tạo cơ quan vị giác
Hình 5: Cấu tạo cơ quan xúc giác
94
* Phụ lục ý nghĩa màu sắc
Màu đỏ là biểu tượng của tình yêu, có sự nồng ấm, cả sự hấp dẫn giới tính và niềm
đam mê. Nó còn được xem là biểu tượng cho các thay đổi mang tính cách mạng, các cuộc
đổ máu, ma quỷ và ngọn lửa địa ngục bất diệt.
Màu cam tạo ra cảm giác ấm áp, của ngọn lửa, của mặt trời, ánh sáng và mùa thu
cộng cới những ảnh hưởng tâm lý như sự háo hức, kích thích và sự trẻ trung của tuổi trẻ.
Màu vàng màu của sự hóm hỉnh và niềm vui sướng trong cuộc sống, tượng trưng
cho hạnh phúc, sức sống và sự thân thiện.
Màu xanh lá cây thể hiện sự điềm đạm và yên tĩnh, tượng trưng cho một sức khỏe
tốt, sự tươi mát và là màu của thiên nhiên, tượng trưng cho những giá trị liên quan đến
sinh thái học và môi trường, là màu của hi vọng.
Màu xanh dương là màu trong suốt tạo ra cảm giác hiền hòa, thư giãn, biểu hiện
cho sự an toàn và chủ nghĩa bảo thủ…
Màu tím tạo ra cảm giác không lành mạnh, không thiết thực và buồn bã.
Màu nâu tượng trưng cho mặt đất, rừng, sự ấm áp và thoải mái, thể hiện lối sống
cùng công việc hàng ngày lành mạnh, là màu của sự nam tính và mang tính giai cấp hay
đẳng cấp chuyên nghiệp.
Màu đen gợi cảm giác chết chóc, đau buồn hay mất mát. Là màu của bóng đêm và
sự huyền bí, màu của sự vô vọng không có tương lai. Đồng thời nó cũng là màu đem đến
cảm giác quý tộc, nét độc đáo và sự tao nhã.
Màu trắng thật sáng sủa tạo cảm giác im lặng và trầm tĩnh, tượng trưng cho sự
trong trắng, sự ngây thơ, trinh bạch, tuổi trẻ, sự điềm đạm và yên bình.
Màu xám thể hiện sự nghi ngờ, tạo cảm giác sợ hãi, tuổi già và cái chết. Màu xám
kim loại lại thể hiện sức mạnh, sự riêng biệt và sự thành công.
Màu hồng khá rụt rè và lãng mạn, tượng trưng cho sự nhẹ nhàng nữ tính, tình cảm
và thầm kín.
Màu sắc khác nhau có ý nghĩa khác nhau và sự kết hợp các màu với nhau cũng tạo
ra những ý nghĩa mới.
Nguồn : 1001 ý tưởng đột phá trong quảng cáo, Luc Dupont, Dịch giả: Minh Trúc,
95
Nhà xuất bản Trẻ, Tháng 6/2009
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sensory marketing ( marketing dựa trên giác quan) từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại việt nam.pdf