Thông Nông là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Cao Bằng. Dưới tác
động của các điều kiện tự nhiên - xã hội, người Dao huyện Thông Nông đã
tìm ra một thế ứng xử linh hoạt thích ứng với môi trường tự nhiên từ đó lựa
chọn cho mình phương thức sống phù hợp nhất.
Hoạt động mưu sinh truyền thống của người Dao ở Thông Nông bao gồm
các hoạt động kinh tế: trồng trọt, chăn nuôi, thủ công gia đình, trao đổi mua
bán trong đó canh tác nương rẫy là phương thức mưu sinh chủ đạo, chăn
nuôi vẫn chưa được đồng bào chú trọng mà chỉ phục vụ cho việc cải thiện bữa
ăn hàng ngày, cung cấp sức kéo, phân bón và các nghi lễ. Thủ công nghiệp
bao gồm nhiều nghề truyền thống như đan lát, dệt, làm giấy bản, nấu rượu
với các sản phẩm của nghề thủ công tương đối phong phú và đa dạng phụ vụ
nhu cầu hàng ngày của gia đình song vẫn mang tính chất là các hoạt động
kinh tế phụ bổ trợ cho nông nghiệp.
116 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3367 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sinh kế của người dao huyện thông nông tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, góp phần tích cực
vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho
các hộ nông dân.
3.2.3. Những biến đổi trong tiểu thủ công nghiệp và giao lưu buôn bán
Về tiểu thủ công nghiệp: Như phần 2.3.1. đã tìm hiểu, nghề thủ công của
người Dao chưa tách khỏi nông nghiệp, chỉ đóng vai trò phụ trong kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
78
Hoạt động của những nghề thủ công này mang tính thời vụ, làm vào lúc nông
nhàn, tranh thủ lúc rảnh rỗi trong ngày... Tuy nhiên, những sản phẩm của
nghề thủ công có vai trò thiết thực và rất quan trọng đối với tập quán mưu
sinh truyền thống của người Dao ở Thông Nông. Bởi nó làm ra các công cụ
sản xuất chủ yếu và đồ dùng gia đình phục vụ cuộc sống hàng ngày. Hơn thế,
đối với các đồng bào các dân tộc huyện Thông Nông và dân tộc Dao nói riêng
do việc giao lưu kinh tế, văn hoá còn hạn chế, điều kiện kinh tế khó khăn
nghèo nàn, mang tính tự cung tự cấp thì việc tạo ra những sản phẩm phục vụ
cuộc sống hàng ngày càng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do sự phát triển của
khoa học công nghệ, các loại đồ dùng thông dụng đến những loại đồ dùng cao
cấp đều được các nghành sản xuất, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
Những đồ dùng do công nghiệp sản xuất vừa đẹp, bền, vừa tiện dụng, lại vừa
rẻ đã chiếm ưu thế hơn các loại đồ dùng thông thường do thủ công làm ra. Tất
cả những điều này đều có tác động không nhỏ đến các sản phẩm của các nghề
thủ công đơn giản, truyền thống của người Dao.
Đối với nghề đan lát, các nguyên liệu truyền thống vẫn được người Dao
sử dụng. Điều đáng nói ở đây là sản phẩm của nghề đan lát ngày càng đẹp
hơn, với nhiều loại sản phẩm hơn. Trong đó “dậu” là sản phẩm của đồng bào Dao
được các dân tộc khác trong huyện sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp.
Ở Thông Nông, nghề rèn chủ yếu phát triển ở các xã Bình Lãng và
Thanh Long, bởi ở đây có nguồn nguyên liệu tạo điều kiện cho nghề này phát
triển. Đó là mỏ quặng boxit và ang ti mon, tuy nhiên hai mỏ này vẫn chưa
được đầu tư khai thác. Hiện ở xã Bình Lãng và Thanh Long, các gia đình làm
nghề rèn không còn nhiều. Sản phẩm của nghề rèn vẫn là các vật dụng như
dao, rìu, cuốc, lưỡi cày… Các sản phẩm này cũng được đồng bào mang đến
chợ để bán. Thường các sản phẩm của nghề rèn được bày bán ở các chợ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
79
huyện Thông Nông là của người Dao và người Nùng. Tuy nhiên, số lượng rất
ít, bên cạnh đó các sản phẩm của làng rèn Phúc Sen (huyện Quảng Uyên)
cũng được các tiểu thương ở Quảng Uyên mang đến để bày bán vào các ngày
chợ lại rất phong phú về các loại công cụ. Vì vậy, một vấn đề cần đặt ra hiện
nay đối với chính quyền địa phương là phải phục hồi lại các làng nghề trong
đó có nghề gang đúc lưỡi cày truyền thống tại Phja Khao (Yên Sơn).
Nghề nấu rượu của đồng bào Dao ở huyện Thông Nông ngày càng phát
triển bởi số hộ gia đình người Dao nấu vẫn rất đông. Rượu đã trở thành sản
phẩm không thể thiếu của người Dao đem bán tại các chợ. Tại các chợ huyện
Thông Nông, chợ nào cũng có chỗ là nơi bán rượu của đồng bào, và tại những
nơi này bao giờ cũng có đông đồng bào Dao, Mông tập trung nhất. Rượu
được người Dao đem bán với giá khoảng 12000đ/ lít. Rượu Thông Nông, đặc
biệt là rượu ngô Tắp Ná đã được nhiều người biết đến và trở thành một đặc
sản của địa phương “Nhắc đến Cao Bằng người ta không thể không nhắc đến
rượu Tắp Ná huyện Thông Nông” [4, 636]. Tuy nhiên việc nấu rượu ở Tắp Ná
vẫn chỉ ở quy mô nhỏ các gia đình, được bày bán nhỏ lẻ tại các chợ phiên
trong huyện và đây chưa thực sự trở thành một nghề chính thức của các gia
đình người Dao mà chỉ là hoạt động kinh tế mang tính bổ trợ. Cần làm cho
rượu Ngô Tắp Ná thực sự trở thành một thương hiệu giống như rượu ngô Bắc
Hà, rượu sán lùng Hà Giang... là một vấn đề mang tính cấp thiết, quan trọng
đối với chính quyền xã Thanh Long và huyện Thông Nông. Bởi khi đã trở
thành thương hiệu, được nhiều người biết đến thì nghề nấu rượu của người
Dao càng có điều kiên để phát triển, tạo công ăn việc làm cho người dân, thu
nhập tăng và có như vậy sinh kế của người Dao càng được đảm bảo.
Nghề dệt vải của người Dao huyện Thông Nông không còn phổ biến như
trước. Ở Thông Nông, tại các chợ có thể tìm thấy các sản phẩm dệt, thêu của
người Tày, Nùng, người Mông còn sản phẩm của người Dao là không có. Bởi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
80
một phần các sản phẩm này họ mua của người Dao tại huyện Nguyên Bình -
huyện đông người Dao sinh sống nhất trong tỉnh. Một nguyên nhân nữa là do
cách ăn mặc giống người Kinh của đồng bào đã thay thế trang phục Dao
truyền thống. Các bộ trang phục Dao được trang trí cầu kì, tỉ mỉ và rất đẹp chỉ
được mặc vào các dịp đặc biệt như lễ tết, hội hè, đám cưới….
Hiện nay nghề làm giấy bản của dân tộc Dao vẫn được duy trì, nghề này
chủ yếu tồn tại ở xóm Lũng Nhùng xã Ngọc Động, cùng với nghề làm giấy
bản của người Nùng ở xóm Lũng Quang xã Đa Thông, giấy bản của người
Dao được các dân tộc khác trong huyện ưa chuộng thường được sử dụng
trong việc cúng tế, ma chay, làm giấy gói, làm vàng mã… Tuy nhiên, số
lượng các gia đình làm giấy gió ở xóm Lũng Nhùng rất ít. Hiện ở Thông
Nông xuất hiện một số gia đình mua giấy bản của người Dao tại các huyện
lân cận khác để đem bán lại. Cụ thể là đồng bào mua giấy của đồng bào Dao
tại xã Yên Lạc huyện Nguyên Bình - nơi mà hiện nay còn khoảng 50 lò sản
xuất giấy bản của người Dao đỏ và của người Dao tại xã Vi Giáp, huyện
Bảo Lạc.
Nghề chạm bạc của người Dao tại huyện Thông Nông gần như là không
còn, một số ít gia đình chỉ chạm bạc trong những dịp quan trọng như là làm
đồ trang sức cho cô dâu trong ngày cưới. Qua khảo sát cho thấy, những gia
đình khá giả thường mua các sản phẩm bằng bạc, đặc biệt là đồ trang sức của
người Dao tại huyện Nguyên Bình (Cao Bằng)
Về giao lưu buôn bán : Chợ là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa giữa người
mua và người bán. Chợ không chỉ là trung tâm kinh tế mà còn là nơi sinh hoạt
văn hóa vật chất và tinh thần của người dân. Cùng với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường, hoạt động giao lưu buôn bán của người Dao ở Thông Nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
81
đã có sự phát triển tích cực, góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hóa, kích thích
sản xuất và phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân.
Trước đây đường xá đi lại khó khăn, một năm họ chỉ đi chợ 1 - 2 lần,
thậm chí cả năm không đi chợ buổi nào, có việc cần thiết mới đi. Nay đường
giao thông thuận lợi, đường nhựa nối thị trấn với các xã, phương tiện đi lại
cũng dễ dàng hơn. Có những gia đình ở địa bàn thuận lợi, giao thông đi lại dễ
dàng ở khu vực thị trấn, xã Lương Thông, Ngọc Động, Lương Can nhiều gia
đình đã sắm được các phương tiện giao thông như xe máy, xe đạp… nên việc
đi lại cũng thuận tiện hơn nhiều, không cần phải chờ đến chợ phiên mà hàng ngày
đồng bào vẫn có thể đến thị trấn để mua những thứ cần thiết cho gia đình.
Đồng bào đi chợ không những chỉ thực hiện việc trao đổi giao lưu buôn
bán, gặp gỡ bạn bè người thân, mà nay chợ còn là nơi mà đồng bào đến để
nghe tin tức, các kinh nghiệm tuyên truyền, các kiến thức về dân số kế hoạch
hoá gia đình, về các giống cây trồng vật nuôi mới… thông qua đài phát thanh
của huyện, xã.
Việc đi chợ thường xuyên, tiếp xúc với nhiều người nên đồng bào nắm
bắt thông tin thị trường nhạy bén hơn, mở ra cơ hội kinh doanh cho nhiều hộ
gia đình người Dao ở Thông Nông. Có một số ít người Dao sống gần khu vực
huyện Bảo Lạc cũng tham gia vào việc buôn bán nhỏ như việc mua giấy bản
đó để đem bán lại.
Trên địa bàn huyện Thông Nông có bốn điểm chợ phiên (5 ngày 1 phiên
chợ), được hình thành từ thời Pháp thuộc, gồm có: chợ trung tâm huyện lị gọi
là chợ Háng Tháng họp chợ vào các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26 âm lịch hàng
tháng, chợ xã Cần Yên họp vào các ngày mùng 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch,
chợ xã Thanh Long (chợ Tắp Ná) họp vào ngày mùng 4, 9, 14, 19, 14, 29 âm
lịch, chợ xã Lương Thông họp vào các ngày 4, 9, 14, 19, 29. Trong số những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
82
chợ này, Háng Tháng, Lương Thông là những điểm chợ mà người Dao đến và
tham gia buôn bán đông hơn cả. Ở chợ, các mặt hàng được cung ứng đầy đủ.
Tuy nhiên, hiện các chợ hoạt động với quy mô nhỏ, hàng hoá mua bán chủ
yếu là hàng tiêu dùng phục vụ sinh hoạt của nhân dân, giá cả một số hàng hoá
dịch vụ tăng cao, nhất là hàng thực phẩm ảnh hưởng không nhỏ đến người
tiêu dùng.
Hiện nay, ở huyện Thông Nông, chợ cửa khẩu Cần Yên được bắt đầu
xây dựng từ 2006 và tiếp tục được nâng cấp, trong những năm tiếp theo cửa
khẩu Cần Yên sẽ trở thành khu kinh tế trọng điểm của huyện. Khu kinh tế cửa
khẩu Cần Yên kéo dài từ trung tâm xã Cần Yên đến mốc 119, có chiều dài
trên 3400m (cách thị trấn Thông Nông 27 km), rộng khoảng 10 ha. Đây là
vùng đất có địa hình tương đối bằng phẳng, phù hợp với việc đầu tư xây dựng
khu kinh tế cửa khẩu mới huyện Thông Nông. Hiện những mặt hàng trao đổi
giữa hai bên chủ yếu là các mặt hàng nông lâm sản từ Thông Nông và các mặt
hàng quần áo, hàng điện tử, giầy dép từ Nà Po (Trung Quốc). Mặc dù quy mô
còn nhỏ, mới xây dựng nên việc giao lưu buôn bán của cư dân ở đây chủ yếu
là dân tộc Kinh, Tày, Nùng ở thị trấn và khu vực biên giới nhưng chắc chắn
trong tương lai đây sẽ là nơi giao lưu buôn bán nhôn nhịp của cư dân trong
huyện trong đó có đồng bào Dao.
Cho đến nay, các điểm chợ đã được kiên cố hóa và mở rộng, các chợ đều
xây dựng các đình chợ nhằm phục vụ nhu cầu giao lưu hàng hóa của đồng
bào. Đình chợ được xây dựng đơn giản, không ngăn ô, vách. Tiểu thương có
chõng xếp hàng, người dân bày bán sản phẩm ngay trên nền nhà hoặc sân
chợ. Đình chợ ở giữa, bốn bên xung quanh là nhà dân, mỗi nhà là một quầy
hàng tạp hoá, cơm phở. Hoạt động thương mại của người Dao nơi đây diễn ra
ngày càng nhộn nhịp, hàng hóa phong phú đa dạng; đã xuất hiện nhiều hộ gia
đình kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống. Một sự biến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
83
đổi nữa mà có thể dễ dàng nhận thấy là các đơn vị đo lường truyền thống
trong mua - bán dường như không còn tồn tại. Ngày nay, người Dao ở Thông
Nông sử dụng các đơn vị đo lường hiện đại: lít, mét, kilogram…
Nhìn chung, sinh kế truyền thống của người Dao ở Thông Nông đã biến
đổi nhiều so với trước đây và trong tương lai chắc chắn sẽ còn tiếp tục biến
đổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này, nhưng nguyên nhân cơ
bản là sự tác động của cơ chế thị trường, khoa học kĩ thuật cùng ảnh hưởng
của người Kinh và các dân tộc anh em khác trong huyện. Không thể phủ nhận
những mặt tích cực của sự biến đổi, song những tiêu cực vẫn còn tồn tại. Nhà
nước và chính quyền địa phương cần đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm
bảo tồn, phát huy tính hiệu quả trong hoạt động mưu sinh của người Dao ở
Thông Nông, Cao Bằng.
3.3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính hiệu quả trong sinh
kế của ngƣời Dao Thông Nông, Cao Bằng
3.3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp
Các hoạt động kinh tế của người Dao Thông Nông được hình thành từ
lâu đời. Với truyền thống cần cù chịu khó, người Dao huyện Thông Nông đã
tìm cách mưu sinh để tự đảm bảo cuộc sống. Những hoạt động kinh tế truyền
thống đã đảm bảo nguồn sống cho người Dao trong một thời gian dài. Tuy
nhiên, cùng với thời gian, một số tập tục trong các hoạt động kinh tế của
người Dao không còn phù hợp. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải có những giải
pháp đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy tính hiệu quả trong các
hoạt động mưu sinh của người Dao. Tuy nhiên, việc đưa ra các giải pháp phải
dựa vào cơ sở thực tiễn. Các giải pháp phải xuất phát từ thực tiễn, đặc điểm
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của một huyện miền núi có nhiều đồng
bào dân tộc thiểu số với trình độ nhận thức và điều kiện sản xuất khó, dễ khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
84
nhau, phải tìm chọn mô hình tổ chức sản xuất cho sát với tình hình cụ thể của
từng khu vực, tránh rập khuôn, máy móc.
Đối với dân tộc Dao huyện Thông Nông, để đưa ra các giải pháp nhằm
bảo tồn và phát huy tính hiệu quả trong sinh kế, chính quyền địa phương cần
phải dựa vào đặc điểm điều kiện tự nhiên và các đặc điểm kinh tế của người
Dao. Là tộc người có số dân đông thứ hai và chủ yếu sống tại các xã vùng cao
của huyện Thông Nông, dù đã có nhiều nỗ lực và được sự hỗ trợ của các cấp,
của các chương trình mục tiêu quốc gia, của tỉnh, của huyện nhưng đại bộ
phận các gia đình người Dao vẫn chưa vượt qua ngưỡng đói nghèo, đời sống
kinh tế, xã hội vẫn còn hạn chế, tình trạng tái nghèo vẫn chưa được ngăn
chặn. Đó là do trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức và do kinh nghiệm sản
xuất, tập quán sinh hoạt lac hậu, thiếu vốn sản xuất kinh doanh… Bên cạnh
đó, tư tưởng trông chờ, ỷ lại, tự ti, mặc cảm, chấp nhận đói nghèo như một
định mệnh vẫn còn phổ biến trong đồng bào Dao. Ngoài những nguyên nhân
chủ quan thuộc về ý thức con người, vấn đề đói nghèo của người Dao vẫn
phải chi phối bởi những yếu tố khách quan đó là điều kiện tự nhiên không
thuận lợi, địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối và đồi núi dày
đặc, đất sản xuất ít, hạ tầng cơ sở yếu kém, không đồng bộ, thiên tai thường
xuyên đe doạ…
Hơn nữa, sự biến đổi của các hoạt động sinh kế của người Dao cũng
chứa đựng những yếu tố tích cực và hạn chế. Bên cạnh sự thay đổi về cơ cấu
cây trồng vật nuôi, sự áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, sự biến đổi
trong kĩ thuật canh tác, sự xuất hiện các yếu tố mới trong sinh kế thì các tập
quán lạc hậu không phù hợp vẫn còn tồn tại… Trong những năm qua, mặc dù
chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách bước đầu làm đời sống của
người Dao có sự thay đổi nhưng nhiều chính sách, giải pháp vẫn chưa thực sự
phù hợp với từng khu vực. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để bảo tồn và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
85
phát huy tính hiệu quả trong hoạt động sinh kế của người Dao trong giai đoạn
hiện nay ở huyện Thông Nông là rất cần thiết.
3.3.2. Một số giải pháp và kiến nghị
3.3.2.1. Giải pháp
Để bảo tồn và phát huy tính hiệu quả của hoạt động mưu sinh của người
Dao ở Thông Nông, Cao Bằng, Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp phải
thực hiện đồng bộ các giải pháp. Điều này được thể hiện rõ trong chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước đó là thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình
đẳng, đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau phát triển. Xây dựng kết cấu hạ tầng,
kinh tế xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất tinh
thần, xóa đói giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện công bằng xã hội giữa các dân
tộc, giữa miền núi và miền xuôi, đặc biệt quan tâm vùng đặc biệt khó khăn…
Thực trạng của người Dao huyện Thông Nông đòi hỏi phải thực hiện nhiều
biện pháp đồng bộ, sự quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương các
ngành, các cấp, các cơ quan chức năng và sự cố gắng của đồng bào. Dưới đây
chỉ là một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính hiệu quả trong hoạt
động mưu sinh của người Dao ở Thông Nông.
Thứ nhất, tiến hành định canh định cư, bởi cuộc sống du canh du cư là
nguyên nhân dẫn đến nhiều tập quán mưu sinh lạc hậu vì “Vận động định
canh, định cư để xoá bỏ một phương thức sản xuất lạc hậu từ hàng ngàn năm,
thực chất là một cuộc cách mạng làm biến đổi sâu sắc tận gốc rễ những tập
quán, thói quen đã ăn sâu vào trong nếp sống của bao thế hệ đồng bào du
canh du cư” [34, 303]. Công cuộc vận động định canh định cư được Nhà
nước ta đề ra và thực hiện từ những năm 60 của thế kỉ trước. Để thực hiện
được chủ trương này, huyện Thông Nông đã xác định đây là một nhiệm vụ
mang ý nghĩa chính trị - xã hội rộng lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
86
cấp trong quá trình chỉ đạo và thực hiện. Từ đó, chính quyền huyện đã đề ra
và thực hiện nhiều giải pháp: Tập trung huy động mọi nguồn lực để khai
hoang đất, bảo đảm phân phối đất sử dụng cho các hộ dân còn thiếu hoặc
chưa có đất canh tác. Trên cơ sở quy hoạch, phân phối sử dụng đất, tiến hành
sắp xếp lại dân cư thôn, bản bằng hình thức dãn hộ dân trong xã và trên địa
bàn huyện. Đồng thời, từ các nguồn hỗ trợ, các dự án khác nhau, tiếp tục đầu
tư xây mới và sửa chữa các công trình thủy lợi phục vụ nhu cầu tưới tiêu cho
sản xuất nông nghiệp của bà con. Song hành với các giải pháp trên, hệ thống
đường giao thông cũng sớm được xây dựng đáp ứng nhu cầu lưu thông, trao
đổi hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất của người dân. Các công trình
nước sinh hoạt, các công trình phúc lợi như lớp học, trạm xá, nhà văn hóa ở
các thôn bản nhanh chóng được đầu tư xây dựng góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống cho đồng bào. Công tác vận động này đã đạt được kết quả to
lớn. Hiện nay 100% đồng bào Dao ở Thông Nông sống định canh định cư, ổn
định đời sống sản xuất.
Tập trung ưu tiên các nguồn vốn đầu tư, phối hợp lồng ghép các nguồn
vốn đầu tư trên địa bàn huyện như nguồn vốn hỗ trợ theo mục tiêu từ ngân
sách Trung ương; nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia; vốn 5 triệu ha
rừng; nguồn vốn trái phiếu chính phủ; vốn ODA; các nguồn vốn tài trợ của
các đơn vị đỡ đầu… và các nguồn vốn khác. Cần sử dụng các nguồn vốn này
hợp lí để đầu tư cho các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh như
đường liên huyện, liên tỉnh, điện đến trung tâm các xã, kênh mương thuỷ lợi,
bệnh viện, trường học, trạm y tế.
Thứ hai, các tín ngưỡng, tập quán lạc hậu cũng xuất phát từ nhận thức
còn hạn chế của đồng bào. Vì vậy, muốn thay đổi, xóa bỏ được những yếu tố
hạn chế đó, cần phải nâng cao nhận thức cho đồng bào mở rộng giao lưu văn
giữa các tộc người. Tuy nhiên, với xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
87
hiện nay, không phải giá trị văn hóa nào cũng thích hợp để mở rộng, giao lưu
và phát triển. Người Dao ở Thông Nông sống trong điều kiện địa lý khắc
nghiệt, kinh tế dựa vào trồng trọt là chính, đồng bào phải vất vả chống chọi
trước sức mạnh thiên nhiên, bất lực trước những hiện tượng như sấm, chớp,
mây mưa, bệnh tật, chết chóc, đói kém… mà không thể giải thích nổi. Vì vậy
đã nảy sinh nhiều phong tục mê tín lạc hậu. Trong quá trình vận động xây
dựng nếp sống mới, chính quyền huyện cần phối hợp với chính quyền cấp xã
tuyên truyền giáo dục cho đồng bào hiểu biết về các kiến thức khoa học như:
một số hiện tượng tự nhiên, quy luật của cuộc sống... Cùng với việc tuyên
truyền, cần phải giúp đỡ và hỗ trợ đồng bào để nâng dần mức sống và dân trí,
đảm bảo một cuộc sống vật chất ổn định, một đời sống văn hóa tinh thần vui
tươi, lành mạnh, cùng phát triển.
Thứ ba, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí cho người dân.
Tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí kĩ thuật, chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở, nhất là thôn bản, động viên đội ngũ trí thức trẻ về
công tác tại các xã đặc biệt khó khăn. Tuyển chọn, luân chuyển, điều động,
tăng cường cán bộ huyện về xã; Thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ, phụ
cấp, trợ cấp đối với đội ngũ cán bộ công tác tại cấp cơ sở.
Xây dựng chính sách ưu đãi đối với con em các dân tộc thiểu số, ưu tiên
tuyển dụng học nghề, đào tạo nghề, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp hỗ
trợ kinh phí đào tạo và sử dụng. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến
lâm, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ, có các chính sách
trợ cấp cho đội ngũ khuyến nông viên ở xã, xóm bởi họ chính là đội ngũ trực
tiếp hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến các kiến thức khoa học đến đồng bào
dân tộc. Hiện tại, mới có 10/11 xã, thị trấn cán bộ khuyến nông có trình độ
trung cấp nông lâm. Về cơ bản, đội ngũ khuyến nông viên nhiệt tình, năng
động trong công việc. Tuy nhiên, do chính sách đối với khuyến nông viên xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
88
chưa thoả đáng vì khuyến nông viên đảm nhiệm rất nhiều công việc nhưng
chỉ là nhân viên hợp đồng được hưởng 50% lương theo bằng cấp ngoài ra
không được hưởng ưu đãi gì thêm, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
công tác khuyến nông. Còn đội ngũ khuyến nông viên xóm có 140/153 xóm
chiếm 91,5%, có tới 13 xóm khuyến nông viên không biết chữ nên việc tuyên
truyền, phổ biến, chuyển giao khoa học kĩ thuật bị ảnh hưởng rất lớn. Hơn
nữa, tập quán canh tác truyền thống lạc hậu đã in sâu vào trong tiềm thức của
đồng bào, vì vậy việc nhân rộng các mô hình mới và thay đổi tập quán canh tác
gặp nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả công tác khuyến nông hàng năm đạt thấp.
Vấn đề nâng cao dân trí luôn là một trong những vấn đề được các địa
phương quan tâm nhất là đối với một huyện vùng núi nghèo như Thông
Nông. Trình độ dân trí của dân tộc Dao còn thấp hơn nhiều so với các dân tộc
khác trong huyện. Để nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc nói chung
cũng như của người Dao huyện Thông Nông nói riêng cần chú ý một số vấn
đề sau:
Trước hết, phải thực hiện một số chính sách trợ giúp, giáo dục bằng
nhiều biện pháp như tiếp tục tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất cho trường phổ
thông dân tộc nội trú huyện, động viên, tạo điều kiện cho học sinh đến trường
thường xuyên, tránh tình trạng học sinh bỏ học. Thực hiện kiên cố hoá trường
học và xây dựng thêm nhiều điểm trường mới, đầu tư trang thiết bị phục vụ
cho việc giảng dạy. Hơn nữa, để góp phần nâng cao nhận thức của người dân,
cần phải tuyên truyền đến người dân thông qua kết hợp nhiều biện pháp khác
nhau như cử các đội truyền thông đến tận các thôn bản, tại các phiên chợ,
chương trình phát sóng của đài phát thanh huyện, xã có thể phổ biến các kiến
thức như việc lựa chọn giống cây trồng vật nuôi thích hợp, việc ứng dụng
khoa học kĩ thuật vào sản xuất… Những kiến thức này đồng bào cũng có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
89
tìm hiểu được qua các phương tiện truyền thông như ti vi, báo đài… nhưng
việc này rất hạn chế.
Bên cạnh đó còn phải đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát
triển kinh tế xã hội như việc cử con em đồng bào các dân tộc đi học tại các
trường nội trú, trường dạy nghề, thực hiện chế độ cử tuyển để chuẩn bị nguồn
nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện đặc biệt là những ngành
mà huyện còn thiếu cán bộ và cần thiết đối với các xã vùng sâu vùng xa. Qua
thực tế tìm hiểu cho thấy, số học sinh dân tộc Dao được đến trường ngày càng
đông, bởi ở các xã có đông người Dao sinh sống đều có các phân trường, mặc
dù tình trạng lớp ghép vẫn còn phổ biến. Số lượng học sinh, sinh viên là
người dân tộc Dao được đi học tại các trường dân tộc nội trú huyện, tỉnh,
trung ương, các trường dự bị dân tộc, các trường Đại học, Cao đẳng ngày
càng tăng lên. Đây chính là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế -
xã hội ở vùng sâu vùng xa, và điều này cũng đã trở thành hiện thực khi nguồn
cán bộ xã, cán bộ huyện Thông Nông là người dân tộc Dao đã tăng lên nhiều
hơn trong những năm gần đây.
Thứ tư, giải pháp về áp dụng khoa học kĩ thuật, đổi mới công nghệ gắn
liền với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Tăng cường công tác chuyển giao khoa học kĩ thuật để không ngừng
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Các cơ quan khuyến nông phải có
chính sách quan tâm, hỗ trợ đồng bộ về khoa học kỹ thuật, phân bón, con, cây
giống… và có hướng dẫn cụ thể tới đồng bào. Mặt khác, các cơ quan này cần
đẩy mạnh và hướng dẫn nhân dân tích cực thâm canh, tăng vụ, đưa các giống
cây trồng, vật nuôi có năng suất cao phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ
nhưỡng vào sản xuất; tăng cường công tác bảo vệ cây trồng vật nuôi; chuyển
dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa theo nhu
cầu thị trường. Ứng dụng các phương pháp bảo quản, chế biến hàng hóa nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
90
sản, lâm sản, nâng cao giá trị hàng hóa và năng suất lao động. Đồng thời việc
nâng cao các hoạt động kinh tế của đồng bào dân tộc Dao phải gắn với việc
bảo vệ tài nguyên và môi trường, chú trọng bảo vệ và phát triển vốn rừng
gồm: Rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn… có kế hoạch cải tạo đất, chống xói
mòn, rửa trôi, bạc màu, đẩy mạnh các biện pháp cải tạo đất, vì “sự đói nghèo
và việc phá huỷ môi trường là một nét đặc trưng của vấn đề kinh tế - xã hội
miền núi đặc biệt là vùng cao, vùng sâu” [23, 49].
3.3.2.1 Kiến nghị
Để bảo tồn và phát huy tính hiệu quả trong hoạt động mưu sinh của
người Dao ở Thông Nông, Cao Bằng, tôi xin đưa ra một vài kiến nghị như sau:
1. Đảng, Nhà nước cần có thêm nhiều chính sách ưu đãi cho đồng bào
các dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm cư dân ở vùng sâu vùng xa. Hỗ trợ
vốn, kỹ thuật cho những hộ đói nghèo, dạy kiến thức, truyền kinh nghiệm
trong làm ăn. Trợ cấp tiền và hiện vật hàng tháng cho gia đình và đãi ngộ con
em họ trong quá trình đi học, công tác.
2. Nâng cấp hệ thống giao thông trong toàn huyện, cải tạo đường tỉnh lộ
204, đẩy mạnh xây dựng trục giao thông chính Lương Can (Thông Nông) -
Chương Lương (Hoà An) từ trung tâm tỉnh lỵ Cao Bằng đến trung tâm huyện
lỵ. Đẩy mạnh việc mở rộng nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn đến các
xã. Hiện ở Thông Nông, trừ Cần Nông là xã mới tách thì với các xã còn lại,
xe ô tô đã có thể đến được trung tâm xã. Tuy nhiên các đường giao thông liên
xã, liên xóm vẫn chưa được đảm bảo. Tại các xã có đông người Dao sinh
sống, chính quyền huyện cần quan tâm xây dựng và nâng cấp một số các trục
đường giao thông như: đường vào trụ sở xã Ngọc Động - Pác Ngàm tại xã
Ngọc Động, đường Lũng Vần (Ngọc Động) - Nà Pia (Lương Can); Xã Lương
Thông: đường Bản Rịch - Lũng Rịch - Lũng Đẩy - Trà Dù - Lòn Phìn - Nà Ke
- Tả Bốc - Lũng Tỳ - Lũng Vai, đường Lũng Rịch - Rặc Rạy - Lũng Tôm…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
91
Đây là việc làm rất quan trọng, tạo điều kiện cho người Dao ở Thông Nông
thuận tiện trong việc đi lại, phát triển kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại.
3. Phải kết hợp các biện pháp khác nhau để đồng bào Dao có nhận thức
đúng về những phong tục tập quán tốt đẹp và loại bỏ những yếu tố mê tín dị
đoan, những kiến thức không còn phù hợp trong lao động sản xuất, tích luỹ
những kinh nghiệm hay trong sản xuất đã được hình thành từ lâu đời. Trong
quá trình phát triển kinh tế cần kết hợp với văn hóa, kiến thức truyền thống
với khoa học kỹ thuật hiện đại
4. Cần đầu tư đúng mức để phát triển nông nghiệp. Trong đó cần chú
trọng đưa các giống cây trồng vật nuôi mới năng suất cao chất lượng tốt phù
hợp với điều kiện nơi dân tộc Dao sinh sống vào sản xuất, xây dựng các cơ sở
nhân giống, kiểm định chất lượng giống đồng thời kiểm soát chất lượng các
loại hạt giống đang trồng trong vùng; Đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây dựng
mới các công trình thuỷ lợi để đảm bảo cung cấp đủ nước tưới tiêu cho cây
trồng; Thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm phòng trừ dịch bệnh
tổng hợp, cung cấp đủ các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho người
dân; Tổ chức lại phương thức chăn nuôi, từng bước đưa chăn nuôi lên thành
ngành sản xuất hàng hoá quan trọng phục vụ nhu cầu thực phẩm trong huyện
và các vùng phụ cận; Cần giải quyết thị trường đầu ra ổn định cho nông lâm
sản như rau, hoa quả, chè cây dược liệu… bước đầu xây dựng cơ sở chế biến
bảo quản; Phát triển các ngành nghề truyền thống như dệt, rèn, đúc, làm
giấy… để khai thác tối đa nguồn nhân lực trong vùng, đồng thời giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người dân góp
phần làm cho cơ cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch theo hướng ngày càng
tiến bộ.
5. Dựa vào tiềm năng của huyện, Nhà nước có thể đầu tư xây dựng các
doanh nghiệp, các khu công nghiệp giải quyết việc làm cho thanh niên; tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
92
thu nhập cho gia đình, cần đưa thêm nghề phụ, nghề thủ công gia đình để tăng
thêm nguồn thu nhập cải thiện đời sống cho nhân dân.
6. Phát triển hệ thống dịch vụ, thông tin liên lạc trong toàn huyện. Đầu tư
xây dựng thêm các trạm y tế, đào tạo đội ngũ y bác sĩ địa phương… Các phúc
lợi xã hội khác cần được quan tâm hơn, góp phần chăm lo mọi mặt đời sống
vật chất cũng như tinh thần cho nhân dân.
Các giải pháp trên đây nếu được thực hiện đồng bộ thì các hoạt động
kinh tế của đồng bào các dân tộc trong huyện Thông Nông đặc biệt là của dân
tộc Dao mới phát huy được hiệu quả và góp phần làm cho đời sống của đồng
bào nơi đây bớt khó khăn hơn. Từ đó, mục tiêu xoá đói giảm nghèo nhanh và
bền vững của huyện vùng cao Thông Nông mới thực sự trở thành hiện thực
vào năm 2010.
Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Thông
Nông đã có nhiều cố gắng phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn phấn đấu
vươn lên đạt được những thành tựu đáng kể, tình hình kinh tế xã hội có nhiều
chuyển biến tích cực. “Kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đời sống văn
hoá - xã hội ngày càng được nâng cao, cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp
chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá là những thành công
bước đầu của huyện Thông Nông trong hành trình vươn lên thoát nghèo”
[4, 269]. Tuy nhiên, đến nay Thông Nông vẫn là một trong 61 huyện nghèo cả
nước, tỉ lệ đói nghèo còn cao trong đó chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu
số vùng sâu, vùng xa trong đó có dân tộc Dao. Các xã có tỉ lệ hộ nghèo cao
nhất là Yên Sơn 86,92%, Ngọc Động 83,23%; Lương Can 78,85%; Đa Thông
63,73%; Cần Nông 55,38%; các xã còn lại có tỉ lệ thấp hơn 50%, tỉ lệ nghèo
thấp nhất là Thị trấn với 16,38%. Nguyên nhân là do Thông Nông là huyện
vùng cao biên giới của tỉnh Cao Bằng, không thuộc vùng dự án phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
93
kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh, mặc dù trong những năm qua, Đảng và
Nhà nước đã có nhiều chương trình dự án, nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ trực
tiếp cho nhân dân, giúp đỡ các hộ nghèo trong sản xuất và đời sống song việc
đầu tư còn dàn trải, chưa mang tính chất trọng tâm, trọng điểm mà chủ yếu
chỉ mang tính hiệu quả về mặt xã hội. Hơn nữa, xuất phát điểm về kinh tế, xã
hội của huyện thấp hơn so với toàn tỉnh, kết cấu cơ sở hạ tầng còn thấp kém,
địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn đặc biệt là xã Yên Sơn không có đất
ruộng, chủ yếu canh tác trên nương rẫy và núi đá. Trình độ dân trí thấp, việc
áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất còn hạn chế. Một số bộ phận nhân dân tự
bằng lòng với cuộc sống hiện tại, chưa chịu khó vươn lên làm giàu chính đáng
để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tiểu kết chương 3
Những thay đổi trong đời sống và sinh kế của người Dao ở Thông Nông
là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố nội sinh có vai trò quan
trọng.
Ngày nay, hoạt động kinh tế của người Dao ở Thông Nông đã có nhiều
thay đổi, cơ cấu, kĩ thuật và tính chất sản xuất. Yếu tố khoa học kĩ thuật đã
được ứng dụng trong các hoạt động kinh tế. Nhiều hoạt động kinh tế đã mang
tính chất sản xuất hàng hóa. Bên cạnh nguồn sinh kế mới, các hoạt động kinh
tế truyền thống cùng với hệ thống tri thức dân gian của đồng bào vẫn được áp
dụng để các hoạt động kinh tế đem lại hiệu quả cao nhất.
Sinh kế mới đem lại chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế cũng
như đời sống tinh thần của người Dao, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải
thiện cuộc sống. Tuy nhiên nhìn chung, đời sống của người Dao huyện Thông
Nông vẫn còn nhiều khó khăn, đa số các gia đình người Dao vẫn thuộc diện
nghèo trong toàn huyện. Trình độ dân trí của người Dao còn thấp, do đó đổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
94
mới canh tác gặp nhiều khó khăn, tính bảo thủ trì trệ còn chi phối tương đối
nhiều trong con đường vươn lên phát triển kinh của đồng bào. Nhiều nơi,
đồng bào còn giữ nếp làm ăn, sản xuất theo lối tự cung tự cấp, khép kín, ít
giao lưu. Một số tập tục còn được đồng bào duy trì gây tốn kém về kinh tế,
ảnh hưởng đến việc đầu tư vốn cho sản xuất, cho cuộc sống.
Như vậy, quá trình biến đổi sinh kế của người Dao cũng đem lại những
cơ hội và thách thức nhất định, đòi hỏi chính bản thân cộng đồng đó phải linh
hoạt, chủ động nắm bắt cơ hội, đối mặt với thức, đảm bảo tính bền vững các
nguồn sinh kế mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
95
KẾT LUẬN
Thông Nông là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Cao Bằng. Dưới tác
động của các điều kiện tự nhiên - xã hội, người Dao huyện Thông Nông đã
tìm ra một thế ứng xử linh hoạt thích ứng với môi trường tự nhiên từ đó lựa
chọn cho mình phương thức sống phù hợp nhất.
Hoạt động mưu sinh truyền thống của người Dao ở Thông Nông bao gồm
các hoạt động kinh tế: trồng trọt, chăn nuôi, thủ công gia đình, trao đổi mua
bán… trong đó canh tác nương rẫy là phương thức mưu sinh chủ đạo, chăn
nuôi vẫn chưa được đồng bào chú trọng mà chỉ phục vụ cho việc cải thiện bữa
ăn hàng ngày, cung cấp sức kéo, phân bón và các nghi lễ. Thủ công nghiệp
bao gồm nhiều nghề truyền thống như đan lát, dệt, làm giấy bản, nấu rượu…
với các sản phẩm của nghề thủ công tương đối phong phú và đa dạng phụ vụ
nhu cầu hàng ngày của gia đình song vẫn mang tính chất là các hoạt động
kinh tế phụ bổ trợ cho nông nghiệp. Việc trao đổi giao lưu buôn bán của
người Dao Thông Nông được thực hiện chủ yếu tại các chợ phiên, thứ họ bán
là các sản phẩm của nông nghiệp, thủ công nghiệp, những sản phẩm khai thác
từ tự nhiên, những thứ mà họ mua là các nhu yếu phẩm hàng ngày không tự
sản xuất được như muối, nước mắm, đèn pin, đài, ti vi… Trong quá trình lao
động sản xuất, người Dao huyện Thông Nông đã tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm sản xuất mang đậm dấu ấn tộc người. Đó là những tri thức dân gian
bản địa quý báu cần được khai thác và phát huy trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với sự tiến triển của xã hội, tập quán mưu sinh truyền thống của
người Dao ở Thông Nông ít nhiều đã có sự thay đổi. Bên cạnh hoạt động canh
tác nương rẫy là nguồn sinh kế chính thì việc canh tác lúa nước của đồng bào
đã dần trở nên phổ biến hơn. Các giống ngô, giống lúa mới và các giống cây
màu khác cho năng suất cao hơn đã được áp dụng; kĩ thuật canh tác có nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
96
biến đổi theo hướng tích cực, máy móc dần được sử dụng để thay thế sức lao
động của con người, các loại phân bón hoá học cũng được đồng bào biết đến
và áp dụng đúng quy trình, đặc biệt nhiều hoạt động kinh tế của đồng bào Dao
nơi đây đã mang tính chất sản xuất hàng hoá. Tất cả những sự thay đổi này đã
góp phần làm cho cuộc sống của đồng bào bớt khó khăn, ổn định hơn và giảm
sự lệ thuộc vào tự nhiên. Sự biến đổi đó xuất phát từ nhiều nhân tố (nhân tố
nội sinh và ngoại sinh), song yếu tố quan trọng hơn cả đó là sự nâng cao trình
độ nhận thức, sự nỗ lực cố gắng thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng
của người Dao nơi đây.
Quá trình chuyển đổi sinh kế của người Dao nằm trong quy luật chung
của sự phát triển. Trước sự phát triển đó, đối với bất kì một dân tộc nào cũng
sẽ lựa chọn cho mình một phương thức sống phù hợp nhất. Người Dao ở
Thông Nông đã tiếp cận một sinh kế mới, dựa vào đó để nâng cao hơn cuộc
sống cho mình. Đó là một nguồn sinh kế lâu dài, nếu biết khai thác hợp lý sẽ
đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, sinh kế mới cũng đặt ra những thách
thức đối với sự phát triển kinh tế đối với người Dao ở Thông Nông cũng như
chính quyền địa phương trong việc đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát
huy tính hiệu quả trong hoạt động mưu sinh của tộc người này. Trong quá
trình hội nhập và phát triển, người Dao phải biết kết hợp giữa bản sắc văn hóa
truyền thống, hệ thống tri thức dân gian bản địa với khoa học kỹ thuật hiện
đại trong các hoạt động sinh kế. Sự biến chuyển mạnh mẽ của nền kinh tế thị
trường, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những chính sách phù hợp để bảo
tồn, phát huy mặt tiến bộ, hạn chế và đi tới xóa bỏ những tiêu cực, bảo thủ,
lạc hậu trong các hoạt động mưu sinh, có như vậy đời sống vật chất, và đời
sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Dao ở
huyện Thông Nông mới được nâng lên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban tuyên giáo tỉnh uỷ - Sở Giáo dục - Đào tạo Cao Bằng (2003), Địa lý
lịch sử tỉnh Cao Bằng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Cao Bằng đất nước và con người, Tài liệu sở Văn hoá thông tin tỉnh Cao
Bằng (Tài liệu lưu hành nội bộ).
3. Nông Quốc Chấn - Huỳnh Thái Vinh (2002), Văn hoá các dân tộc Việt
Nam thống nhất mà đa dạng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Công ty cổ phần thông tin đối ngoại (2007), Cao Bằng thế và lực mới trong
thế kỉ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
6. Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến
(1971), Người Dao ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
7. Bế Viết Đẳng (Chủ biên) (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội miền núi, NXB CTQG và NXB Văn hoá Dân tộc,
Hà Nội.
8. Đảng bộ huyện Thông Nông (2003), Nghiên cứu thực trạng cơ cấu kinh tế
và đề xuất những giải pháp, chính sách để đẩy nhanh - mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế huyện Thông Nông.
9. Đảng bộ huyện Thông Nông (2006), Lịch sử Đảng bộ huyện Thông Nông.
10. Lê Quý Đôn (2007), Kiến văn tiểu lục, NXB Văn hoá Thông tin.
11. Trần Hồng Hạnh (2002), “Tri thức địa phương trong sử dụng thuốc nam
của người Dao đỏ”, Tạp chí Dân tộc học, (số 5), tr 23 – 29.
12. Phạm Quang Hoan, Hoàng Đình Quý (1991), Văn hoá truyền thống người
Dao Hà Giang, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
13. Hội văn nghệ Cao Bằng (1993), Văn hoá dân gian Cao Bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
98
14. Nguyễn Chí Huyên, Hoàng Hoa Toàn, Lương Văn Bảo (1996), Nguồn
gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc, Đại học Sư phạm Thái
Nguyên.
15. Huyện uỷ Thông Nông (2010), Báo cáo kết quả bốn năm thực hiện Nghị
quyết số 01 về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn - Thực hiện xoá đói giảm nghèo từ tháng 6 năm 2006 đến
tháng 6 năm 2010.
16. Ngô Sĩ Liên (1998), Đại Việt sử kí toàn thư, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
17. Hoàng Minh Lợi (1994), “Trang phục của người Dao đỏ ở huyện Ba Bể
và Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”, Tạp chí Dân tộc học, (số 3), tr 65.
18. Đỗ Đức Lợi (2002), Tập tục chu kì đời người các dân tộc ngôn ngữ Mông
– Dao ở Việt Nam, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
19. Đặng Văn Lung - Nguyễn Sông Thao – Hoàng Văn Trụ (1997), Phong tục
tập quán các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
20. Hoàng Nam (1998), Văn hoá các dân tộc vùng Đông Bắc Việt Nam, giáo
trình đại học, Trường Đại học Văn hoá, Hà Nội.
21. Hoàng Tuấn Nam (2001), Non nước Cao Bằng, Hội văn nghệ Dân gian
Việt Nam.
22. Nguyễn Thị Ngân (2000), "Công cụ sản xuất nông nghiệp của các dân tộc
nhóm ngôn ngữ H’Mông – Dao", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện,
Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam.
23. Hà Thị Nự (2004), Giá trị văn hoá trong nghề thủ công đan lát của các
tộc người Việt Nam, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
24. Lò Giàng Páo (1997), Tìm hiểu văn hoá các vùng dân tộc thiểu số, NXB
Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
25. Lý Hành Sơn (1993), “Làng Dao huyện Ba Bể - Cao Bằng”, Tạp chí Dân
tộc học, (số 1), tr 47 - 51.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
99
26. Lý Hành Sơn (1995), “Nương rẫy truyền thống của người Dao ở Cao
Bằng”, Tạp chí Dân tộc học, (số 3), tr.64 – 73.
27. Lý Hành Sơn (2003), Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của
nhóm Dao Tiền ở Bắc Kạn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Đỗ Ngọc Tấn ( Chủ biên) (2004), Hôn nhân gia đình các dân tộc HMông,
Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
29. Nguyễn Thị Thanh (1998), “Những kinh nghiệm dân gian trong canh tác
nương rẫy truyền thống của một số cư dân vùng rẻo giữa miền núi phía
Bắc Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, (số 4), tr 68 – 77.
30. Nguyễn Ngọc Thanh (2005), "Người Dao Quần chẹt ở trung du Bắc Bộ",
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, Viện Khoa học xã hội - Viện
Dân tộc học Hà Nội.
31. Lê Thị Thoả (2008), Sinh kế của người Dao trong quá trình hội nhập và
phát triển, Khoá luận tốt nghiệp - Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn.
32. Nguyễn Thị Thuỷ (2006), "Nghề thủ công truyền thống của người Nùng ở
Việt Nam", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bảo tàng Văn hoá các
Dân tộc Việt Nam.
33. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2008), Sinh kế của người Mông trong quá trình
hội nhập hoá phát triển, Khoá luận tốt nghiệp - Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn.
34. Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2000), Địa chí Cao Bằng,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng - Viện sử
học Việt Nam (2009), Lịch sử tỉnh Cao Bằng, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
100
36. Hoàng Hoa Toàn (1995), Tín ngưỡng dân gian của các tộc người miền núi
phía Bắc nước ta, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
37. Nông Quốc Tuấn (1997), "Trang phục cổ truyền của nhóm Dao đỏ huyện
Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn", Đề tài cấp cơ sở, Bộ Văn hóa Thông tin - Bảo
tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam.
38. Nguyễn Khắc Tụng (1996), “Bước đầu tìm hiểu các nhóm Dao ở Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (số 3), tr 87.
39. Nguyễn Khắc Tụng (1996), "Nhà ở người Dao xưa và nay", Tạp chí Dân
tộc học, (số 2), tr 24.
40. Nguyễn Khắc Tụng (2004), Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt
Nam, NXB Khoa học Xã hội.
41. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2005), Quy ước nếp sống văn hoá người
Dao ở tỉnh Cao Bằng.
42. Uỷ ban nhân dân huyện Thông Nông (2008), Báo cáo quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội huyện Thông Nông đến năm 2020.
43. Uỷ ban nhân dân huyện Thông Nông (2009), Đề án phát triển kinh tế - xã
hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Thông Nông giai đoạn
2009 – 2020.
44. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Văn hóa, dân tôc, tôn giáo, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
45. Viện dân tộc học (1975), Các dân tộc ít người ở Việt Nam ( các tỉnh phía
Bắc), NXB Viện Dân tộc học, Hà Nội.
46. Viện dân tộc học (1993), Những biến đổi về kinh tế - văn hoá các tỉnh
miền núi phía Bắc, NXB Khoa hoc Xã hội, Hà Nội.
47. Viện Dân tộc học (2007), Người Dao ở Việt Nam, NXB Thông tấn, Hà
Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
101
48. Nguyễn Quang Vinh (1999), Một số vấn đề người Dao Quảng Ninh, NXB
Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
49. Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB
Văn hoá thông tin, Hà Nội.
DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI CUNG CẤP TƢ LIỆU
50. Triệu Thị Phẩy, 47 tuổi, làm ruộng, xóm Lũng Đẩy, xã Đa Thông
51. Triệu Văn Phúng, 47 tuổi, làm ruộng, xóm Lũng Đẩy, xã Đa Thông
52. Triệu Thị Lan, 28 tuổi, cán bộ huyện, thị trấn Thông Nông
53. Triệu Ngọc Tiến, 58 tuổi, giáo viên, xóm Lũng Rịch, xã Lương Thông
54. Lý Văn Thưởng, 40 tuổi, cán bộ xã, xóm Lũng Nhùng, xã Ngọc Động
55. Lý Dào Phâu, 30 tuổi, công an huyện, thị trấn Thông Nông
56. Trịnh Thị Chiểu, 35 tuổi, các bộ xã, xóm Lũng Vần, xã Ngọc Động
57. Triệu Mùi Coi, 67 tuổi, làm ruộng, xóm Phja Khao, xã Yên Sơn
58. Trịnh Thị Viết, 48 tuổi, làm ruộng, xóm Tắp Ná, xã Thanh Long
59. Triệu Văn Giàng, 40 tuổi, thầy thuốc, xóm Thị Xuân, xã Đa Thông
60. Trịnh Văn San, 60 tuổi, làm ruộng, xóm Rặc Rạy, xã Lương Thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
102
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
103
Phụ lục 1:
CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN THÔNG NÔNG
TỪ NĂM 2000 - 2008
STT Chỉ tiêu cơ cấu Đơn vị
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2008
Tổng % 100,0 100,0 100,0
1 Nông - lâm - thuỷ sản % 50,2 45,6 42,5
2 Công nghiệp - xây dựng % 19,7 24,1 26,8
3 Du lịch - thương mại % 30,1 30,3 30,7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
104
Phụ lục 2:
MỤC TIÊU CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN THÔNG NÔNG
TỪ NĂM 2010 - 2020
STT Chỉ tiêu cơ cấu Đơn vị
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2008
Tổng % 100,0 100,0 100,0
1 Nông - lâm - thuỷ sản % 34,0 24,5 22,5
2 Công nghiệp - xây dựng % 33,5 40,5 35,0
3 Du lịch - thương mại % 32,5 41,0 36,5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
105
Phụ lục 3:
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THÔNG NÔNG NĂM 2008
STT Mục đích sử dụng đất Tổng số
Cơ cấu theo diện
tích tự nhiên (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 35783,69 100
1 Đất nông nghiệp 32982,1 91,57
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 3297,94 8,62
1.2 Đất lâm nghiệp 29679,29 82,94
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 4,87 0,01
2 Đất phi nông nghiệp 636,66 1,78
2.1 Đất ở 137,33 0,38
2.2 Đất còn lại 499,33 1,40
3 Đất chƣa sử dụng 2164,94 6,65
3.1 Đất bằng 1475,5 4,72
3.2 Đất đồi núi 689,44 1,93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
106
Phụ lục 4:
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SINH KẾ CỦA NGƢỜI DAO
HUYỆN THÔNG NÔNG
(Tác giả chụp trong quá trình điền dã tại Thông Nông tháng 2/2010)
Gia đình ngƣời Dao ở xã Đa Thông
Đƣờng vào xóm Lũng Đẩy xã Đa Thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
107
Nƣơng ngô xã Bình Lãng
Thu hoạch đỗ tƣơng xã Lƣơng Thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
108
Chăn nuôi lợn
Chăn nuôi bò
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
109
Nƣơng cỏ voi xã Đa Thông
Cỏ voi - thức ăn mới của bò
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
110
Vƣờn mận thị trấn Thông Nông
Các sản phẩm từ rừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
111
Sản phẩm từ nghề đan lát
Giấy bản bày bán tại chợ Háng Tháng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
112
Lƣỡi cày xã Yên Sơn
Rƣợu Tắp Ná xã Thanh Long
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
113
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THÔNG NÔNG TỈNH CAO BẰNG .................... 9
1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên ..................................................................................................................................... 9
1.2. Dân cư và thành phần dân tộc ................................................................................................................................... 11
Tiểu kết chương1 .......................................................................................................................................................................................... 19
CHƢƠNG 2: SINH KẾ CỦA NGƢỜI DAO Ở HUYỆN THÔNG NÔNG TỈNH
CAO BẰNG TRONG TRUYỀN THỐNG .................................................................................................... 21
2.1. Trồng trọt .................................................................................................................................................................................................... 22
2.2. Chăn nuôi .................................................................................................................................................................................................... 37
2.3. Kinh tế phụ gia đình .................................................................................................................................................................. 41
2.4. Chợ phiên và trao đổi hàng hoá .............................................................................................................................. 52
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................................................................................................ 53
CHƢƠNG 3: SỰ BIẾN ĐỔI TRONG SINH KẾ CỦA NGƢỜI DAO Ở HUYỆN
THÔNG NÔNG TỈNH CAO BẰNG HIỆN NAY ............................................................................ 55
3.1. Các nhân tố nội sinh và ngoại sinh làm biến đổi sinh kế của người
Dao Thông Nông, Cao Bằng ................................................................................................................................ 55
3.2. Quá trình biến đổi trong sinh kế của người Dao Thông Nông, Cao
Bằng .............................................................................................................................................................................................................. 68
3.3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính hiệu quả trong sinh
kế của người Dao Thông Nông, Cao Bằng ................................................................................... 83
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................................................................................................ 93
KẾT LUẬN ...................................................................................................................................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................................................................... 97
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................................................................................................ 102
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc_37_8503.pdf