Lời mở đầu
Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là một xu thế khách quan và kinh doanh
quốc tế trở thành một hoạt động tất yếu. Tham gia vào hoạt động kinh doanh
quốc tế phong phú và năng động này là sự góp mặt của rất nhiều các công
ty, các tổ chức đến từ các quốc gia, các nền kinh tế khác nhau trên thế giới.
Điều đó cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, gay gắt
hơn. Trên thực tế, đã có rất nhiều công ty thành công khi khuếch trương
thương hiệu của mình trên thị trường thế giới, song bên cạnh đó cũng có
không ít những bài học, kinh nghiệm từ sự thất bại của một số công ty trên
thị trường nước ngoài. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có thể nói phương thức
thâm nhập thị trường là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành
công hay thất bại của các công ty khi gia nhập vào thị trường mới. Tuy
nhiên, phương thức thâm nhập thị trường rất phong phú và đa dạng. Lựa
chọn một phương thức phù hợp với điều kiện bên ngoài và khả năng của
chính doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
Xuất phát từ sự quan trọng đó, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “SK
Telecom và sự thất bại tại thị trường viễn thông di động Việt Nam”.
Trong tiểu luận này, chúng em sẽ tìm hiểu phương thức thâm nhập thị
trường viễn thông Việt Nam của SK Telecom, mạnh dạn phân tích những
nguyên nhân dẫn tới thất bại của SK Telecom tại Việt Nam đồng thời rút ra
một số bài học kinh nghiệm từ sự thất bại này.
Do thời gian tìm hiểu còn hạn chế nên tiểu luận này sẽ còn nhiều điểm thiếu
sót, chúng em mong cô cùng các bạn cho ý kiến đánh giá để tiểu luận hoàn
thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
19 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3126 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu SK Telecom và sự thất bại tại thị trường viễn thông di động Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là một xu thế khách quan và kinh doanh
quốc tế trở thành một hoạt động tất yếu. Tham gia vào hoạt động kinh doanh
quốc tế phong phú và năng động này là sự góp mặt của rất nhiều các công
ty, các tổ chức đến từ các quốc gia, các nền kinh tế khác nhau trên thế giới.
Điều đó cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, gay gắt
hơn. Trên thực tế, đã có rất nhiều công ty thành công khi khuếch trương
thương hiệu của mình trên thị trường thế giới, song bên cạnh đó cũng có
không ít những bài học, kinh nghiệm từ sự thất bại của một số công ty trên
thị trường nước ngoài. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có thể nói phương thức
thâm nhập thị trường là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành
công hay thất bại của các công ty khi gia nhập vào thị trường mới. Tuy
nhiên, phương thức thâm nhập thị trường rất phong phú và đa dạng. Lựa
chọn một phương thức phù hợp với điều kiện bên ngoài và khả năng của
chính doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
Xuất phát từ sự quan trọng đó, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “SK
Telecom và sự thất bại tại thị trường viễn thông di động Việt Nam”.
Trong tiểu luận này, chúng em sẽ tìm hiểu phương thức thâm nhập thị
trường viễn thông Việt Nam của SK Telecom, mạnh dạn phân tích những
nguyên nhân dẫn tới thất bại của SK Telecom tại Việt Nam đồng thời rút ra
một số bài học kinh nghiệm từ sự thất bại này.
Do thời gian tìm hiểu còn hạn chế nên tiểu luận này sẽ còn nhiều điểm thiếu
sót, chúng em mong cô cùng các bạn cho ý kiến đánh giá để tiểu luận hoàn
thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Nhóm 3 – Thứ tự thuyết trình thứ 18 – Thương Mại Quốc Tế B – K46
I – GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SK TELECOM HÀN QUỐC
SK Telecom là nhà tiên phong
trong lĩnh vực viễn thông tại
Hàn Quốc, điều khiển bởi tập
đoàn SK, một trong những tập
đoàn kinh tế lớn nhất đất nước
Hàn Quốc. Lịch sử 26 năm
hình thành và phát triển của SK
Telecom có thể được chia làm
3 giai đoạn chính:
• Giai đoạn từ năm 1984 đến năm 1993 : Công ty SK Telecom được
thành lập tháng 3 năm 1984 dưới tên Công ty dịch vụ viễn thông di
động Hàn Quốc, và sau đó được đổi tên thành Tổng công ty viễn
thông di động Hàn Quốc (KMT) tháng 5 năm 1988. Trong giai đoạn
đầu này, công ty chỉ chuyên cung cấp dịch vụ di động cho xe ô tô.
• Giai đoạn tiếp theo từ năm 1994 đến năm 1996: Tổng công ty viễn
thông di động Hàn Quốc KTM đã tạo được một chỗ đứng vững chắc
trên thị trường toàn cầu với việc trở thành công ty đầu tiên trên thế
giới thương mại hóa công nghệ CDMA. Đồng thời, tháng 6 năm 1994,
SK Group đã trở thành cổ đông lớn nhất của KMT.
• Giai đoạn từ năm 1997 đến nay : Tổng công ty viễn thông di động
Hàn Quốc KMT chính thức gia nhập tập đoàn SK trong tháng 1 năm
1997 và đổi tên thành SK Telecom tháng 3 năm đó. SK Telecom cũng
trở thành công ty thứ 6 trên thế giới vượt mức 10.000.000 thuê bao.
Không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, công ty đã tiến hành mở
rộng thị trường ra toàn cầu với một mục tiêu đầy tham vọng là xây
dựng “một vành đai CDMA Đông Bắc Á” mà trước tiên là ở Trung
Quốc, Nhật Bản và Việt Nam và sau đó sẽ là toàn bộ lục địa châu Á.
Lịch sử phát triển của SK Telecom gắn liền với công cuộc đổi mới và hiện
đại hoá trong lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông tại Hàn Quốc, góp
phần đưa đất nước Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có nền
công nghệ thông tin truyền thông phát triển nhất trên thế giới. Hiện nay, SK
Telecom là nhà cung cấp dịch vụ di động hàng đầu tại Hàn Quốc, phục vụ
hơn 22 triệu khách hàng với trên 50% thị phần nội địa. Có thể kể đến những
đặc điểm nổi bật về SK Telecom như:
• SK Telecom luôn đi đầu trong việc phát triển công nghệ mới được coi
là một trong những công ty sáng tạo công nghệ hàng đầu thế giới. SK
Telecom đã giới thiệu hàng loạt các dịch vụ và công nghệ mạng và
không ngừng phát triển các dịch vụ mới nhất trên thế giới với mục
đích đưa thế giới xích lại gần nhau và nâng cao chất lượng cuộc sống
của con người. Công ty liên tục dẫn đầu với những thành tựu đột phá
như là nhà cung cấp dịch vụ CDMA thế hệ thứ 2 đầu tiên, rồi đến
công nghệ CDMA 2000 1x thế hệ 2.5, cũng như lần đầu tiên trên thế
giới thương mại hóa hệ thống IMT-2000 đồng bộ thể hệ thứ 3 và
CDMA 2000 1x EV-DO. Năm 2006, SK Telecom khai trương dịch vụ
HSDPA đầu tiên trên thế giới, cho phép thoại hình (video telephony)
bằng điện thoại di động. Công ty cũng có những bước tiến mới trong
kỹ thuật truyền thông vô tuyến.
• SK Telecom tập trung vào việc cung cấp dịch vụ truy cập truyền
thông thông minh tới khách hàng. Bằng việc phát triển một loạt các
dịch vụ như Satellite DMB, MelOn music service, GXG mobile game,
Mobile Cyworld, m-Finance, và Telematics, SK Telecom giúp khách
hàng kết nối liên tục với các dịch vụ giải trí, tài chính, home
networking và các dịch vụ khác ở bất cứ địa điểm và thời điểm nào họ
muốn. Rất nhiều trong số các dịch vụ này đứng đầu trong lựa chọn
của khách hàng, và không ít trong số đó đã trở thành một phần không
thể thiếu của các khách hàng Hàn Quốc yêu thích công nghệ. Các dịch
vụ hội tụ này được kỳ vọng sẽ không ngừng gia tăng danh mục các
lĩnh vực kinh doanh của công ty.
• Là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực 3G: Nâng cao
chất lượng cuộc sống với dịch vụ video call và truyền dữ liệu tốc độ
cao
Thành công ngày hôm nay của SK Telecom không chỉ được biết đến trong
lĩnh vực thông tin di động mà còn vì SK Telecom đang phát triển và thực
hiện rất nhiều chương trình xã hội, mà trong đó, các ưu thế của SK Telecom
được tận dụng, cũng như các dự án nhân đạo khác với mong muốn chia sẻ
gánh nặng và góp phần xây dựng cộng đồng hạnh phúc như : hỗ trợ tạo công
ăn việc làm, nhà ở, các chương trình tình nguyện, các hoạt động tình nguyện
khuyến khích sự tham gia của khách hàng, các dự án hỗ trợ thanh thiếu niên
có hoàn cảnh khó khăn, và các chương trình cộng đồng quốc tế. Ngoài ra để
tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh SK Telecom còn đặc biệt chú trọng
thực hiện các chương trình xã hội hướng đến sự phát triển của nguồn nhân
lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông.
Từ một vị trí vững chắc tại thị trường nội địa, SK Telecom đang tiến những
bước mạnh mẽ để trở thành một công ty lớn trên thị trường toàn cầu. Công
ty đang nỗ lực mở rộng thị trường ra toàn cầu, trước hết là các thị trường
mục tiêu như Việt Nam, Trung Quốc, và Mỹ.
II – SK TELECOM THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG VIỄN
THÔNG DI ĐỘNG VIỆT NAM
2.1. Quá tình hoạt động SK Telecom tại Việt Nam
Vào thời điểm năm 2003, SK Telecom không chỉ nhìn thấy Việt Nam là một
thị trường tiềm năng với dân số hơn 78 triệu người, trẻ, năng động và nền
kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, ổn định, mà còn nhận thấy một tiềm năng
tăng trưởng lớn, đầy hấp dẫn của thị trường viễn thông Việt Nam trong
tương lai. Bởi trên thị trường viễn thông di động Việt Nam lúc bấy giờ mới
chỉ có gần 2,7 triệu thuê bao trên toàn quốc chiếm gần 3,5% trong tổng số
dân. Ngoài ra, khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO
và mở cửa thị trường viễn thông, SK Telecom sẽ có một vị trí vững chắc và
thuận lợi để thâm nhập những thị trường viễn thông nước ngoài khác. Vì
vậy, để nắm bắt cơ hội này SK Telecom đã triển khai những hoạt động xúc
tiến việc thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Theo luật đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông, thời điểm SK
Telecom vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép đầu tư vào
thị trường dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh – Business
Cooperation Contract (BCC). Do vậy, SK Telecom đã hợp tác với Công ty
cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn – SPT, kí kết hợp đồng hợp
tác kinh doanh BCC trong dự án mạng di động S-Fone ra mắt ngày
1/7/2003. Thị trường viễn thông di động trong nước khi đó chỉ có hai nhà
cung cấp dịch vụ là Vinaphone và Mobiphone đều thuộc VNPT cùng cung
cấp dịch vụ di động công nghệ GSM. Việc SK Telecom ra mắt thị trường
công nghệ mới CDMA (Code Division Multiple Access ) đồng nghĩa với
việc SK Telecom trở thành nhà cung cấp dịch vụ CDMA duy nhất của Việt
Nam lúc bấy giờ.
Trong thời gian đầu cung cấp dịch vụ, S-Fone mới chỉ phủ sóng trong phạm
vi 12 tỉnh thành so với phạm vi 61/61 tỉnh, thành mà Vinaphone và
MobiFone đã phủ sóng. Trong đó, phía Nam có 6 tỉnh, thành : TP.HCM,
Long An, Tiền Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu. Phía Bắc có 6
tỉnh, thành : Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng
Ninh. Nhưng con số này đã nhanh chóng được tăng lên, và cho đến nay thì
S-Fone đã chính thức hoàn thành phủ sóng toàn quốc với gần 600 trạm thu
phát sóng. Từ khi ra đời, S-Fone luôn đi tiên phong trong việc mang lại
những lợi ích thiết thực cho khách hàng với chiến lược kinh doanh tiếp thị
“Đi trước một bước”. S-Fone là mạng đi động đầu tiên tính cước theo từng
giây kể từ giây thứ bảy, đặc biệt trong chiến lược bứt phá và tái chiếm lĩnh
thị phần trong năm 2006, S-Fone đã tích cực triển khai và giới thiệu đến thị
trường những gói dịch vụ, gói cước, phương thức tính cước hợp lý nhất trên
thị trường và đã rất được người tiêu dùng quan tâm, hưởng ứng. Đó là dịch
vụ S-Credit – tạm ứng 10.000đ khi tài khoản trả trước hết tiền, gói cước
Forever – gọi đến hết tiền, nghe thì mãi mãi và đặc biệt là việc áp dụng
phương thức tính cước theo block 6 giây. Nhờ những nỗ lực không ngừng từ
những ngày đầu đi vào hoạt động đó mà chỉ trong vòng gần một năm phát
triển đến giữa năm 2004, S- Fone đã có 60.000 thuê bao, trong khi đó số
thuê bao của hai “đàn anh” Mobi phone có 1,5 triệu thuê bao và của Vina
phone là 2 triệu thuê bao. So với tốc độ phát triển của hai “đàn anh” lúc khởi
đầu thì đây là tốc độ phát triển khá nhanh.
(Nguồn : vietnamnet)
Bên cạnh việc đẩy mạnh kinh doanh, SK Telecom đã thực hiện rất nhiều
những công tác xã hội theo một khẩu hiệu “ vì một cộng đồng hạnh phúc”.
Mặc dù mới xuất hiện tại Việt Nam ( kể từ tháng 7/2003) nhưng SK
Telecom đã có thời gian gần 15 năm hoạt động xã hội. Khởi đầu là dự án
Phẫu Thuật Nụ Cười được thực hiện hàng năm kể từ năm 1996. Liên tục
trong gần 15 năm qua, chương trình đã trả lại nụ cười và niềm hi vọng cho
tổng cộng 2,800 bệnh nhân. SK Telecom đã xây dựng và thực hiện dự án
“Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin” nhằm đào tạo ra
một lực lượng lao động phục vụ cho chính lĩnh vực này. Bên cạnh đó, SK-
Telecom đã cải tạo và nâng cấp 26 thư viện tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh và Đà Nẵng và tặng sách vở, tài liệu, thiết bị cho các thư viện tại các
trường đại học chính nhằm xây dựng môi trường học tập và nghiên cứu hiệu
quả, trong đó có thư viện trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội của chúng
ta. Qua đây ta có thể thấy rõ được những hoạt động mà SK đã mang lại cho
Việt Nam cả về kinh tế và lĩnh vực xã hội. Với những nỗ lực không ngừng
trong đổi mới công nghệ, triết lý kinh doanh phục vụ lợi ích của khách hàng,
và các hoạt động nhằm xây dựng xã hội phồn vinh đó của SK Telecom, vào
lúc 11 giờ sáng ngày 19/6/2008 tại nhà khách Bộ Quốc Phòng tại Hà Nội,
Ông Kim Shin Bae – Chủ Tịch kiêm Tổng giám đốc SK Telecom đã vinh dự
nhận huân chương cao quý nhất dành cho người nước ngoài : “Huân chương
Hữu Nghị Nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam” do Chủ Tịch Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng.
Tuy nhiên hơn 6 năm hoạt động tại Việt Nam, S-Fone - nhà khai thác di
động thứ ba tại Việt Nam (sau MobiFone và VinaPhone) chưa phát huy
được thế mạnh của mình. Mạng hiện có 7,3 triệu khách hàng, trong số này
chỉ 4 triệu đang hoạt động số thuê bao sử dụng thường xuyên hàng tháng
khoảng 1,5 triệu chiếm 6,5% thị phần thuê bao dịch vụ di động, số thuê bao
sử dụng dịch vụ Internet di động khoảng 150.000, trong đó dùng thiết bị
USB là 20.000. Đây được coi là tốc độ “rùa” trên thị trường viễn thông vốn
được coi là phát triển chưa từng có trong thời gian qua. Sau nhiều năm chật
vật tại thị trường Việt Nam, cuối cùng vào cuối năm 2009 vừa qua, SK
Telecom chính thức tuyên bố dừng đầu tư vào S-Fone.
(Nguồn Sách trắng về công nghệ thông tin Việt Nam-2009)
2.2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC - Business Cooperation
Contract giữa SK Telecom và SPT
Căn cứ vào Luật Đầu tư 2005 và Nghị định hướng dẫn số
108/2006/NĐ-CP thì Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC - Business
Cooperation Contract:
• Là hợp đồng được ký kết giữa một hoặc nhiều đối tác Việt nam và
một hoặc nhiều đối tác nước ngoài (hoặc một hay nhiều công ty có vốn nước
ngoài thành lập tại Việt Nam và một hoặc nhiều cá nhân nước ngoài ) để
hoạt động đầu tư tại Việt Nam, trong đó nêu rõ sự phân bố trách nhiệm và
lợi nhuận giữa các bên.
• Hợp đồng hợp tác đứng riêng không mang tính chất pháp nhân trước
pháp luật.
• Chủ thể của hợp đồng phải là cung cấp công nghệ, sản xuất theo đơn
đặt hàng, hoạt động thương mại và các hình thức hợp tác kinh tế khác như
được xác định bởi các bên trong hợp đồng.
• Hợp đồng chỉ được thực hiện trong khuôn khổ chỉ định trong các hoạt
động đặc biệt như nghiên cứu khoáng sản, xây dựng bất động sản và trong
lĩnh vực viễn thông và dầu khí.
S-Fone là sản phẩm của Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC giữa SK
Telecom – đối tác của Hàn Quốc và SPT – Công ty cổ phần Bưu chính Viễn
thông Sài Gòn – đối tác Việt Nam được ký kết vào tháng 9/2001.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) thành lập
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 7093/ĐMDN ngày
8/12/1995 với số vốn điều lệ 50 tỷ đồng. SPT kể từ khi được thành lập đã
luôn nỗ lực hoạt động và đã gặt hái được nhiều thành công : Từ năm 2001
đến năm 2004, Công ty được Chính phủ và Thành phố tặng nhiều Bằng
khen, Cờ Đơn vị xuất sắc và đặc biệt năm 2005 được Chủ tịch nước tặng
Huân chương Lao động Hạng 3… Với tổng doanh thu bình quận khoảng
1000 tỉ /năm SPT ngày một khẳng định vị thế của mình trong làng viễn
thông trong nước.
Hợp đồng BCC giữa SK Telecom và SPT ký kết vào tháng 9/2001 có thời
hạn hoạt động là 15 năm. Chỉ tiêu dự kiến ban đầu của Dự án là cung cấp
dịch vụ cho 700.000 -1.000.000 thuê bao di động CDMA với tổng vốn đầu
tư ban đầu là 230 triệu USD. Trong đó, SPT đóng góp các tài sản vô hình
như thương quyền kinh doanh dịch vụ thông tin di động, quyền sử dụng tần
số, kho số và 11 triệu USD vốn lưu động. SK Telecom góp 218 triệu USD
gồm vốn đầu tư hệ thống, thiết bị mạng và vốn lưu động. Đến nay, tổng số
tiền mà SK Telecom đã đầu tư vào hệ thống mạng của S-Fone là khoảng 243
triệu USD.
III – PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA SK
TELECOM TẠI THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
Những năm gần đây, thị trường viễn thông Việt Nam luôn đạt ngưỡng phát
triển 160 - 170%/năm và được nhận định là một trong những thị trường tăng
trưởng và biến động nhanh nhất trên thế giới. Nhưng điều này cũng không
có nghĩa là bản thân thị trường không tồn tại những khó khăn và thách thức
có thể dẫn tới những thất bại mà ít người ngờ tới.Việc SK Telecom – một
công ty viễn thông di động hàng đầu tại Hàn Quốc thất bại tại Việt Nam do
rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả những nguyên nhân khách quan đến từ
mô hình hợp tác kinh doanh BCC hay hạn chế của công nghệ CDMA, và cả
những nguyên nhân chủ quan trong chiến lược kinh doanh, xuất phát từ bản
thân doanh nghiệp.
3.1. Nguyên nhân từ hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Việc SK Telecom quết định không đầu tư thêm vào S-Fone như một lời thừa
nhận “không thể thành công” với mô hình hợp tác kinh doanh BCC của S-
Fone, một mô hình không dễ dàng vận hành trong bối cảnh cạnh tranh khốc
liệt ở thị trường viễn thông Việt Nam, và càng không hề dễ dàng với những
người điều hành cần phải ra những quyết định kinh doanh nhanh chóng, táo
bạo.
Kinh nghiệm trên thế giới đã từng cho thấy, trong thị trường viễn thông di
động với rất nhiều đối tượng khách hàng, phân khúc thị trường, cơ hội là
chia đều cho mọi người tham gia kinh doanh và thụ hưởng. Công nghệ đóng
vai trò quan trọng nhưng dẫu sao vẫn chỉ là công cụ. Công nghệ sẽ không
thể ứng dụng và phát triển thành công nếu thiếu đi ở đó yếu tố con người,
với những khả năng, tư duy tổ chức kinh doanh sáng tạo và am hiểu thị
trường cũng như nhu cầu của khách hàng. Và ngành dịch vụ viễn thông di
động ở nước ta, nơi đang được xem là một trong những thị trường có tiềm
năng tăng trưởng bậc nhất châu Á cũng không phải là một ngoại lệ. Thị
trường viễn thông di động Việt Nam luôn luôn diễn ra những cuộc cạnh
tranh sôi động giữa các nhà cung cấp dịch vụ để tranh giành “ chiếc bánh thị
phần”. Một trong những phương thức truyền thống nhưng lại phát huy tác
dụng mạnh mẽ đối với khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông di động Việt
Nam là giảm giá cước di động. Năm 2003, khi S-Fone - mạng di động được
coi là tiên phong phá thế độc quyền trong dịch vụ di động ra đời, nhiều
khách hàng đã kỳ vọng với sự xuất hiện của slogan độc đáo "Nghe là thấy"
sẽ mang lại "luồng gió mới", thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường di động và
đem lại quyền lợi cho khách hàng. Trước đó, trong nước mới chỉ có 2 nhà
cung cấp dịch vụ viễn thông di động là Vinaphone và Mobiphone cùng trực
thuộc VNPT và đều cung cấp những dịch vụ gần như tương tự nhau. Hơn
nữa giá cước di động tại Việt Nam lúc bấy giờ vẫn được coi là cao trong khu
vực. Thế nhưng, sự xuất hiện của S-Fone lại không thể tạo ra bất kỳ sự đột
phá nào trên thị trường di động bởi cơ chế giá cước vẫn cao, vùng phủ sóng
quá hẹp. Trong khi đó, có một luật bất thành văn rằng, mạng di động càng ra
đời sau, lại càng cần hút khách bằng mức cước giảm tối đa. Những năm sau
đó, khi S-Fone đang phải dốc sức tập trung vào nâng cấp mạng lưới và vùng
phủ sóng nhằm tăng cường chất lượng cho các thuê bao 095, thì lãnh đạo
mạng CDMA : SK Telecom và SPT đã phải tăng tốc, chạy đua giảm cước
với các mạng di động lớn. Mặc dù trong hơn 6 năm hoạt động vừa qua, đã
có lúc mạng S-Fone đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ với cách tính cước rẻ
hơn các mạng di động lớn:block 6s trong phút đầu tiên và đặc biệt là với gói
cước giá rẻ bình dân, mang tính đột phá, bất ngờ Forever với đặc điểm
không giới hạn thời hạn gọi và thời hạn nghe,thì hầu hết trong cuộc chạy đua
phi mã giảm cước, S-Fone luôn phải lẹt đẹt theo sau các mạng lớn. Đến năm
2009, trước đợt sóng giảm cước mạnh đầu tháng 6 của 3 mạng di động lớn
lại trong bối cảnh kinh doanh khủng hoảng khó khăn và S-Fone hiện vẫn
phải chật vật dành chỗ đứng tại thị trường Việt Nam, Hợp tác kinh doanh
giữa SK Telecom và SPT đành đứng ngoài cuộc đua giảm cước. Không thể
cạnh tranh với các mạng di động bằng chiêu thức giá nhưng S-Fone cũng
không thể cạnh tranh bằng chất lượng. Chất lượng nổi trội của CDMA so
với GSM chính là ở các dịch vụ giá trị gia tăng như Internet di động (Mobile
Internet), truyền hình trực tuyến (LiveTV), xem phim theo yêu cầu (VOD),
nghe nhạc theo yêu cầu (MOD)….Thế nhưng phải gần 3 năm sau khi ra đời,
các thuê bao của S-Fone mới được hưởng những dịch vụ giá trị gia tăng thật
sự khác biệt so với các mạng GSM khác. Và gần 3 năm sau, SK Telecom
cùng với SPT cũng chưa đưa ra được thêm dịch vụ mới nào thật sự nổi bật
để phục vụ các khách hàng của mình. Sự chậm trễ liên tục và kém linh hoạt
trong phương thức điều hành này không những không thể thu hút các khách
hàng mới mà còn làm cho những khách hàng truyền thống thất vọng.
Nguyên nhân chính ở đây không phải là do thiếu vốn đầu tư mà là do hợp
đồng hợp tác kinh doanh BCC- một hình thức thu hút vốn nước ngoài nhưng
vẫn giữ thế độc quyền quản lý vì đối tác nước ngoài không được trực tiếp
điều hành. Với tiềm lực tài chính lớn mạnh của mình, SK Telecom hoàn
toàn không gặp khó khăn gì về tài chính và cụ thể ở đây là số vốn đầu tư.
Nhưng dù số vốn đầu tư của công ty SK Telecom lên cao đến đâu thì mọi
quyết định có tính chất pháp lý như việc sử dụng con dấu, quyết sách cuối
cùng,… lại nằm trong tay Công ty Cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn
(SPT). Điều này dẫn đến sự thiếu đồng thuận trong điều hành dự án và sau
đó là chậm chạp khi đưa ra các quyết sách. Mỗi một lần đưa ra các chính
sách mới nhằm đầu tư mở rộng mạng hay cung cấp các dịch vụ mới, các bên
trong hợp đồng phải mất một khoảng thời gian để tiến hành đàm phán thống
nhất hoạt động, phân chia quyền hạn trách nhiệm hay lợi nhuận và khoảng
thời gian này không thể chỉ là ngày một ngày hai. Hơn nữa, trong quá trình
triển khai hoạt động không thể không tránh khỏi những tranh chấp mâu
thuẫn về lợi nhuận hoặc lợi ích giữa các bên. Ngoài ra, theo hợp đồng hợp
tác kinh doanh BCC khi không có tư cách pháp nhân nào trong tay, đồng
nghĩa với việc SK Telecom hầu như không có thế mạnh và tất nhiên không
thể tiếp tục rót vốn đầu tư để phát triển mạng. Vào thời điểm cấp giấp phép
3G, một trong những lý do chính để mạng S-Fone không giành được giấy
phép 3G vì SK Telecom không thật sự quan tâm nên không đầu tư tiền đặt
cọc trong bối cảnh S-Fone vẫn còn là BCC.Điều đó cũng đồng nghĩa là
trong 7 mạng di động hiện hành, duy nhất thuê bao của S-Fone sẽ không
được hưởng thêm nhiều tiện ích vượt trội từ dịch vụ 3G, một thiếu sót làm
giảm đi tính hấp dẫn của mạng.
SK Telecom tất nhiên cũng nhận thấy hợp đồng BCC là một khó khăn bế tắc
cần được khắc phục và công ty cũng mong muốn được chuyển đổi mô hình
kinh doanh khác cho phù hợp với nhu cầu và bảo vệ quyền lợi chính đáng
của mình. Mô hình liên doanh trong viễn thông được coi là một hình thức
hợp tác tiên tiến hơn hẳn mô hình BCC. Với mô hình liên doanh, sự phân
định về quyền lợi và trách nhiệm rất rõ ràng và các bên trong liên doanh sẽ
cùng phát triển vì được bảo vệ theo Luật Doanh nghiệp. Lẽ dĩ nhiên, SK
Telecom cũng nghĩ đến sự chuyển đổi sang hình thức liên doanh. Từ năm
2006, SK Telecom đã tiến hành đàm phán với phía đối tác SPT từ năm 2006
về vấn đề chuyển đổi hình thức liên doanh. Với hình thức liên doanh mới sẽ
cực kỳ thuận tiện trong việc phát triển một số dịch vụ giá trị gia tăng, phát
huy tính ưu việt của công nghệ CDMA. Tuy nhiên đến tận tháng 6 năm 2009
SK Telecom và SPT vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung. Mải sa lầy
trong đàm phán chuyển đổi, mạng S-Fone cũng không thể được quan tâm
một cách thích đáng. Trong khi đó, theo qui định của hợp đồng hợp tác kinh
doanh, giấy phép BCC và thỏa thuận nguyên tắc về việc chuyển đổi sang
hình thức liên doanh mới ký kết, SPT sẽ tiếp tục quản lý, điều hành mạng di
động S-Fone trong thời gian thực hiện thủ tục chuyển đổi mô hình hợp tác từ
BCC sang liên doanh. Khi chuyển đổi thành công sang liên doanh, phần vốn
góp của SPT cũng sẽ chiếm tỷ lệ chi phối. Do đó, việc đầu tư cho dự án S-
Fone hiện nay và trong tương lai là do phía Việt Nam, cụ thể là SPT, quyết
định. Như vậy, “giấc mơ liên doanh” của SK Telecom với hi vọng có thể
trực tiếp cung cấp cho khách hàng Việt Nam những dịch vụ tiện ích tương tự
cho các khách hàng ở Hàn Quốc đã không thể trở thành sự thật. Trong thời
buổi kinh tế khó khăn cùng với những thất bại khác ở Mỹ (với mạng di động
Helio), Trung Quốc (với mạng di động Unicom), tháng 1 năm 2010 SK
Telecom đã quyết định rút vốn khỏi S-Fone.Rõ ràng đây chỉ là sự đổ vỡ của
một mô hình kinh doanh không theo kịp thực tiễn phát triển của thị trường,
chứ không phải là sự đổ vỡ của một công nghệ viễn thông.
3.2. Nguyên nhân từ hạn chế của công nghệ CDMA và chiến lược kinh
doanh không phù hợp
Như đã đề cập ở phần trên, SK Telecom đã tham gia đầu tư vào thị trường
thông tin di động Việt Nam dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh
BCC để cung cấp công nghệ CDMA, một họ công nghệ được coi là mang
nhiều tính ưu việt hơn so với công nghệ GSM - họ công nghệ thông tin di
động duy nhất tại thị trường Việt Nam vào thời điểm năm 2003. Vậy CDMA
và GSM là gì?
Hệ thống thông tin di động CDMA (Code Division Multiple Access)
được hiểu là Đa truy nhập (đa người dùng) phân chia theo mã. Tất cả
thuê bao của mạng di động CDMA chia sẻ cùng một giải tần chung.
Mọi khách hàng có thể nói đồng thời và tín hiệu được phát đi trên
cùng 1 giải tần. Các kênh thuê bao được tách biệt bằng cách sử dụng
mã ngẫu nhiên. Các tín hiệu của nhiều thuê bao khác nhau sẽ được mã
hoá bằng các mã ngẫu nhiên khác nhau, sau đó được trộn lẫn và phát
đi trên cùng một giải tần chung và chỉ được phục hồi duy nhất ở thiết
bị thuê bao (máy điện thoại di động) với mã ngẫu nhiên tương ứng.
Công nghệ CDMA đang được sử dụng nhiều ở Mỹ, Hàn Quốc, Nhật
Bản...
Khác với công nghệ CDMA sử dụng cùng một giải tần, GSM phân
phối tần số thành những kênh nhỏ, rồi chia sẻ thời gian các kênh ấy
cho người sử dụng. Hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM được sử
dụng tại Việt Nam dựa trên công nghệ TDMA. Mạng sử dụng chuẩn
GSM này hiện đang chiếm gần 50% số người dùng điện thoại di động
trên toàn cầu. TDMA ngoài chuẩn GSM còn có một chuẩn khác nữa,
hiện được sử dụng chủ yếu ở Mỹ Latinh, Canada, Đông Á, Đông Âu.
Với sự khác nhau trong cách phát và nhận tín hiệu như vây, hệ thộng thông
tin di động CDMA đã mang lại những lợi thế không nhỏ cũng như những bất
lợi dẫn đến sự gia tăng một cách chậm chạp số thuê bao sử dụng CDMA của
S-Fone.
Trước hết, không thể phủ định những ưu điểm vượt trội của CDMA:
Thứ nhất, về chất lượng thoại: Đối với điện thoại di động, để đảm bảo tính
di động, các trạm phát phải được đặt rải rác khắp nơi để phủ sóng cho từng
vùng. Mỗi trạm sẽ phủ sóng một vùng nhất định và chịu trách nhiệm với các
thuê bao trong vùng đó. Hệ thống CDMA có bán kính phục vụ của một trạm
phủ sóng lớn hơn các hệ thống GSM. Vì vây, với CDMA, ở vùng chuyển
giao, thuê bao có thể liên lạc với hai hoặc ba trạm thu phát cùng một lúc, do
đó cuộc gọi không bị ngắt quãng, làm giảm đáng kể xác suất rớt cuộc gọi.
Điều này cho phép đưa chất lượng thoại khi sử dụng công nghệ CDMA
ngang với chất lượng thoại của hệ thống điện thoại hữu tuyến, truyền thông
tin qua dây truyền tín hiệu; đồng thời hệ thông CDMA này cũng cần đến ít
trạm gốc hơn, giảm bớt chi phí vận hành, tiết kiệm cho cả nhà khai thác và
người sử dụng.
Thứ hai, về vấn đề bảo mật: CDMA cung cấp chế độ bảo mật cao hơn
công nghệ GSM nhờ sử dụng tín hiệu trải băng phổ rộng. Các tín hiệu băng
rộng khó bị rò ra vì nó xuất hiện ở mức nhiễu, những người có ý định nghe
trộm sẽ chỉ nghe được những tín hiệu vô nghĩa.
Thứ ba, về điều khiển công suất: Trong thông tin di động, thuê bao di động
di chuyển khắp nơi với nhiều tốc độ khác nhau, vì thế tín hiệu phát ra có thể
bị sụt giảm một cách ngẫu nhiên. Để bù cho sự sụt giảm này, các hệ thống
như analog và GSM buộc phải điều khiển cho thuê bao tăng mức công suất
phát cao hơn so với mức cần thiết nhằm đảm bảo sự ổn định của tín hiệu.
Tuy nhiên, điều này lại không cần thiết khi sử dụng công nghệ CDMA. Nhờ
sử dụng các thuật toán điều khiển nhanh và chính xác trong công nghệ
CDMA, các thuê bao chỉ cần phát ở mức công suất vừa đủ để đảm bảo chất
lượng tín hiệu. Điều này không chỉ giúp tăng tuổi thọ của pin, thời gian chờ
và đàm thoại mà còn cho phép các máy điện thoại di động CDMA có thể sử
dụng pin nhỏ hơn, từ đó trọng lượng máy sẽ nhẹ, kích thước máy gọn và tiện
lợi hơn khi sử dụng
Thứ tư, CDMA là công nghệ của 3G: Với tốc độ truyền nhanh hơn các
công nghệ hiện có, các nhà cung ứng dịch vụ hoàn toàn có thể cung cấp các
dịch vụ đa phương tiện : truyền, nhận các dữ liệu qua fax, internet, âm thanh
chất lượng cao, hình ảnh chất lượng và truyền hình số; các dịch vụ định vị
toàn cầu (GPS); E-mail; video streaming; High-ends games cho cả thuê bao
cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Trong khi đó, để
đi lên 3G, chính GSM cũng phải dựa vào CDMA (chính xác là Wideband-
CDMA). CDMA cho phép tốc độ dữ liệu lên đến 115Kbit/giây, cụ thể là với
IS-95B. Trong khi đó, nếu không tính đến GPRS thì GSM hầu như không có
khả năng cung ứng dịch vụ dữ liệu.
Với những ưu thế kể trên, CDMA thực sự có tiềm năng lớn khi thâm nhập
vào thị trường viễn thông di động Việt Nam. Tuy nhiên SK Telecom cũng
như S-Fone lại không tạo được bước đột phá như nhiều người mong đợi.
Điều này xuất phát từ hạn chế của bản thân công nghệ CDMA cũng như từ
chiến lược tiếp xúc thị trường của họ. Trước hết, như đã đề cập trong phần
định nghĩa về CDMA, khách hàng khi muốn hoà mạng S-Fone phải sử dụng
thiết bị đầu cuối có mã ngẫu nhiên riêng do nhà cung ứng dịch vụ cung cấp,
sim và máy không thể tách rời. Sự bị động và thiếu tính đa dạng trong lựa
chọn mẫu mã và kiểu dáng di động, không có khả năng thay đổi của khách
hàng này lại hoàn toàn đi ngược với thị yếu của người sử dụng dịch vụ di
động Việt. Bởi lẽ, đối với Việt Nam, một đát nước có dân số trẻ, cùng với
tốc độ phát triển nhanh của kinh tế, nhu cầu và khiếu thẩm mĩ về kiểu dáng
di động có xu hướng ngày càng được nâng cao và chú trọng, sự thỏa mãn
khi sử dụng một chiếc di động trong một khoản thời gian nhất định cũng có
xu hướng rút ngắn. Tính thiếu đa dạng của các thiết bị đầu cuối theo chuẩn
CDMA khi cạnh tranh với số lượng gia tăng một cách nhanh chóng các kiểu
dáng của thiết bị đầu cuối theo chuẩn GSM thực sự là một bất lợi cho S-
Fone cũng như các mạng di động CDMA ra đời vào thời gian sau đó. Bên
cạnh đó, một hạn chế khác của công nghệ CDMA chính là việc hệ thống
CDMA không cho phép cung ứng khả năng Roaming ( kết nối với mạng
khác ). Do đó, trái ngược với GSM, khi di chuyển sang một nước khác, thiết
bị đầu cuối theo chuẩn CDMA không có khả năng kết nối với mạng GSM ở
nước đó, gây bất lợi lớn cho khách hàng hay phải di chuyển xa. Tuy nhiên,
những hạn chế của bản thân công nghệ CDMA lại chưa phải là cản trở lớn
đối với SK Telecom khi thâm nhập vào thị trường viễn thông di động Việt
Nam. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của SK Telecom
xuất phát từ chính chiến lược thâm nhập thị trường của họ. Thay vì nhanh
chóng cung ứng những dịch vụ đa phương tiện và giá trị gia tăng vượt trội
mà công nghệ CDMA đem lại để thuyết phục người tiêu dùng thay đổi sở
thích của mình khi vừa bước chân vào thị trường viễn thông di động Việt
Nam, S-Fone lại chọn phương thức cạnh tranh giá, cung cấp những dịch vụ
ưu đãi về cước phí gọi. Đây không hắn là một chiến lược sai lầm, nhưng khi
nhìn vào số lượng thuê bao gia tăng chậm chạp mà SK Telecom cũng như S-
Fone có được, có thể nhận thấy rằng, thay vì cùng chạy đua với một thị
trường viễn thông di động luôn bận rộn giảm cước phí, nếu SK Telecom đấy
mạnh cung ứng những dịch vụ vượt trội của mình, vị thế của SK Telecom
cũng như S-Fone giữa những đối thủ cạnh tranh có lẽ đã hoàn toàn khác khi
người dân Việt ngày càng quan tâm đến công nghệ tiên tiến hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SK Telecom và sự thất bại tại thị trường viễn thông di động Việt Nam.pdf