SME exporting challenges in transitional and developed economies

Thiếu lập luận chặt chẽ khi đưa ra kết luận là các SME xuất khẩu tại các nước chuyển đổi gặp khó khăn về các rào cản bên trong là do trình độ quản lý yếu kém và chưa nhận thức được tầm quan trọng về đòi hỏi yêu cầu chất lượng sản phẩm của thị trường quốc tế. Vì chất lượng sản phẩm yếu kém không phải chỉ do trình độ quản lý yếu kém mà còn do các yếu tố khác như kỹ thuật công nghệ, khả năng đầu tư trang thiết bị - Trong bộ câu hỏi có 2 câu trong đó câu hỏi số 2 chưa có kết quả, chưa cho thấy câu trả lời, sự cần thiết của câu hỏi trong đề tài nghiên cứu. - Số liệu giữa bảng II và bảng IV chưa khớp ở tỉ lệ thách thức từ Logistic của USA trong báo cáo nghiên cứu.

pdf18 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SME exporting challenges in transitional and developed economies, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T P H C M , t h á n g 0 1 n ă m 2 0 1 3 Thực hiện: K22-D3-nhóm 13 1. Nguyễn Thị Anh 2. Huỳnh Khương Duy 3. Trần Việt Đức 4. Vũ Thị Thu Giang 5. Võ Thị Quốc Hương 6. Hoàng Phương Nam 7. Nguyễn Huỳnh Nam 8. Tạ Công Khoa 2013 SME exporting challenges in transitional and developed economies GVHD: TS. Đinh Thái Hoàng TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: TS. D.T.Hoang K22- Đêm 3 - Nhóm 13 Page 1 CHƯƠNG 1: NỘI DUNG BÀI NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu 1.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này tìm cách mở rộng công việc trước đó của Scharf và các cộng sự (2001) đó là xem xét những thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt trên con đường hội nhập quốc tế. Cụ thể là đánh giá quá trình quốc tế hóa của các nền kinh tế chuyển đổi và phát triển. 1.2. Phương pháp thiết kế và cách tiếp cận Phương pháp luận nghiên cứu trọng tâm cho bài viết này là sử dụng phương pháp định tính bao gồm cả việc điều tra chuyên sâu về một "sự cố nghiêm trọng". Sự cố được nói đến này là "cơn ác mộng tồi tệ nhất " hoặc "thách thức lớn nhất" trong hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty. Đối tượng điều tra được yêu cầu "tường thuật lại" các "sự cố nghiêm trọng" đó, tính chất, hậu quả của chúng và cách xử lý. 1.3. Những phát hiện Các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ trong các nền kinh tế đang phát triển gặp phải một số vấn đề xuất khẩu liên quan đến việc đáp ứng chất lượng sản phẩm và công tác quản trị logistic. Các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ trong các nền kinh tế phát triển lại phải đối mặt với các vấn đề như sự khác biệt của các quốc gia, rủi ro trong kinh doanh nói chung và hoạt động logistic. 1.4. Hạn chế/ý nghĩa của nghiên cứu Hạn chế: việc khái quát hóa những phát hiện được tìm thấy do cỡ mẫu nhỏ.1 Ưu điểm: mang lại một sự hiểu biết sâu sắc về các thách thức mà các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ phải đối mặt Ý nghĩa: nghiên cứu này đặt nền tảng ban đầu cho những nghiên cứu rộng hơn về những thách thức mà các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ ở các nền kinh tế khác nhau trên thế giới phải đối mặt. Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: TS. D.T.Hoang K22- Đêm 3 - Nhóm 13 Page 2 1.5. Tính độc đáo hay giá trị của nghiên cứu Bài viết mở rộng một nghiên cứu trước đó trong việc đánh giá những thách thức mà các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ phải đối mặt bằng cách so sánh những kinh nghiệm của các nhà quản trị doanh nghiệp trong hai môi trường kinh tế khác nhau từ đó tìm ra sự khác biệt trong các thách thức tương ứng. 2. Tổng quan lý thuyết Tác giả dựa vào bài ngiên cứu của Scharf và công sự (2001) về những thách thức mà các SME phải đối mặt trên con đường hội nhập quốc tế để phát triển thêm. Bên cạnh đó, tác giả cũng dựa vào một số nghiên cứu: - Các SME đóng góp một cách đáng kể vào xuất khẩu của các quốc gia (Fletcher, 2004) - Các doanh nghiệp nhỏ ngày càng quốc tế hóa nhanh chóng và thâm nhập vào thương trường thế giới sớm hơn so với trước đây (Anderson và các cộng sự, 2004). - Các doanh nghiệp nhỏ và trẻ thì rất nhạy cảm với hàng rào xuất khẩu (Katsikeas và Morrgan, 1994). - Ngoài ra tác giả cũng tham khảo nhiều tác giả khác như: Arinaitwe, Leonidou, Bilkey, Tesar, Tarelton, Albaum, Bannock, … Trong bài viết của mình, tác giả nghiên cứu những kinh nghiệm xuất khẩu của các doa`nh nghiệp vừa và nhỏ ở 2 địa điểm phân biệt, đại diện hai nền kinh tế khác nhau, chuyển đổi và phát triển, đó là Việt Nam và Bang Idaho (Mỹ). Nhìn chung nền kinh tế của 2 vùng đều bắt đầu từ thời kì quá độ chuyển từ hình thái kinh tế cổ điển sang hình thái kinh tế mới:  Việt Nam - Công cuộc đổi mới những năm 80 phát triển kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: TS. D.T.Hoang K22- Đêm 3 - Nhóm 13 Page 3 - Thành tựu:1991-2000, GDP tăng 200%. Các ngành công nghiệp và ngành dịch vụ tăng, giảm tỉ trọng nông nghiệp. Hơn một triệu việc làm mới đã được tạo ra hàng năm - Cải cách đã dẫn đến một môi trường kinh doanh đặc trưng bởi một hệ tư tưởng kép: một hệ thống pháp luật yếu kém và nền kinh tế sử dụng tiền mặt. - Nhiều nhà quản trị ở Việt Nam không có đầy đủ những kỹ năng cần thiết và sự hỗ trợ để cạnh tranh trong thị trường toàn cầu ngày càng khốc liệt.  Bang Idaho - Các ngành kinh tế chủ đạo: sản xuất công nghệ cao, nông nghiệp, chế biến thực phẩm và các sản phẩm từ gỗ, thương mại bán lẻ và dịch vụ du lịch, y tế, kinh doanh. - Thành tựu: 1998-2005 giá trị xuất khẩu của Idaho đạt 3.2 tỉ đô la. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực là sản phẩm công nghệ cao (71%), sản phẩm nông nghiệp (11.7%) (Estrella, 2006) - Nhà xuất khẩu vừa và nhỏ cung cấp phần lớn sản phẩm và dịch vụ cho các ngành nói trên. 3. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu: Trong bài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp định tính để điều tra sâu về những thách thức trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp và kinh nghiệm đối phó. Nghiên cứu này phát triển công việc trước đó của Scharf và các cộng sự (2001) trong việc xem xét những thách thức mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt trên con đường hội nhập quốc tế. Công trình của Scharf và cộng sự được chú ý bởi họ đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như là phương tiện để rút ra những kiến thức hữu ích từ các kinh nghiệm quản lý. Nhóm tác giả đã phỏng vấn 16 nhà quản lý xuất khẩu ở Idaho và 13 nhà quản lý xuất khẩu ở Việt Nam. Tại Idaho, các doanh nghiệp được chọn lọc từ danh bạ thương mại các doanh nghiệp xuất khẩu của bang. Tại Việt Nam, doanh nghiệp được chọn ra từ danh sách các công ty công bố ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ở Idaho, các doanh nghiệp chế tạo và sản phẩm công nghệ cao, nông nghiệp và các trang thiết bị Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: TS. D.T.Hoang K22- Đêm 3 - Nhóm 13 Page 4 nông nghiệp là những lĩnh vực được ưu tiên trong lựa chọn. Đại diện cho Việt Nam là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và sản xuất sản phẩm. Cuộc phỏng vấn tại Việt Nam được tiến hành ở 2 trung tâm thương mại chính là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Còn tại Idaho chúng diễn ra tại nhiều địa điểm trong bang. Đặc điểm mẫu: Đặc điểm của doanh nghiệp được phỏng vấn Đặc điểm Nhà xuất khẩu ở Mỹ Nhà xuất khẩu VN Tuổi thọ công ty (trung bình) 24 năm 18 năm Số lượng nhân viên 99 nhân viên 124 nhân viên Doanh thu trung bình/năm $4.568.571 $6.891.769 Kinh nghiệm xuất khẩu (năm) 13 năm 10 năm Lĩnh vực kinh doanh 50% vể kỹ thuật 50% về nông nghiệp 62% dệt và thủ công 23% nông nghiệp 15% tài nguyên thiên nhiên Trong nghiên cứu này, các nhà quản lý được phỏng vấn dựa trên một bộ câu hỏi chuẩn như sau: - Trải nghiệm về thách thức nghiêm trọng nhất hay “cơn ác mộng tồi tệ nhất” của bạn trong quá trình kinh doanh quốc tế là gì? - Các hành động hay nguồn lực nào được bạn hoặc doanh nghiệp của bạn đánh giá là khả thi nhất đã được vận dụng để giải quyết vấn đề đó? Các buổi phỏng vấn diễn ra từ 45 – 90 phút. Ở Idaho, cuộc phỏng vấn được triển khai bằng tiếng Anh. Tại Việt Nam, phỏng vấn được tiến hành bằng tiếng Việt và được hai nhà nghiên cứu song ngữ dịch sang tiếng Anh. Tất cả các cuộc phỏng vấn đều được ghi âm lại. Văn bản được hai nhà nghiên cứu xem xét và nhóm chúng theo từng đề mục riêng. Trường hợp có bất kỳ điểm nào đó chưa thể thống nhất sẽ nhờ đến nhà nghiên cứu thứ ba. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã thống nhất việc nhóm các đề mục đã đưa ra từ buổi phỏng vấn và có sự mô tả, giải thích chi tiết trong các câu trả lời cho những thách thức xuất khẩu mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt. Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: TS. D.T.Hoang K22- Đêm 3 - Nhóm 13 Page 5 4. Kết luận của nghiên cứu: 4.1. Kết quả nghiên cứu Bảng IV: So sánh các sự cố giữa nền kinh tế chuyển tiếp và nền kinh tế phát triển Bản chất sự cố (lĩnh vực kinh doanh) Việt Nam Mỹ Chất lượng sản phẩm 62% 6% Logistic và vận chuyển giao hàng 38% 19% Chứng từ 0 13% Kết cấu sản phẩm và sự hướng dẫn khách hàng 0 13% Rủi ro chung trong kinh doanh 0 19% Sự khác biệt quốc gia 0 31%  Tại Idaho (USA): Vấn đề mà doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ đối mặt phát sinh trong quá trình “hình thành” và “vận hành” hoạt động xuất khẩu. Trong giai đoạn “hình thành”: Vấn đề đó là sự tập huấn đầy đủ cho khách hàng;sự hiểu biết quy trình, , kiến thức logistic trong hoạt động giao nhận hàng hóa, các tiêu chuẩn đo lường quốc tế, chứng từ hải quan…Tuy nhiên, vấn đề này có thể tiên liệu và điều chỉnh để tránh lặp lại sự cố. Trong giai đoạn “vận hành”, vấn đề lại liên quan đến nhà đại lý, bộ máy hành chính nước ngoài, sự khác biệt văn hóa, cạnh tranh quốc tế và rủi ro trong kinh doanh. Nhà quản lý có thể điều chỉnh nhưng không thể tránh được sự cố xảy ra. Do đó, nhà quản lý cần phải biết cách xử lý sự cố khi nó xảy ra. Đối chiếu với nghiên cứu của Leonidou thì hầu hết trở ngại mà doanh nghiệp ở Idaho gặp phải liên quan đến rào cản “bên ngoài”, trong quá trình xuất khẩu sản phẩm.  Tại Việt Nam Vấn đề mà doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ đối mặt liên quan đến chất lượng sản phẩm kém, không đáp ứng được các thông số kỹ thuật của đơn hàng. Nó Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: TS. D.T.Hoang K22- Đêm 3 - Nhóm 13 Page 6 dường như không mấy liên quan đến hoạt động xuất khẩu mà liên quan đến hiệu quả quản lý trong quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng. Theo Leonidou thì rào cản này xuất phát từ nguyên nhận “bên trong”; còn theo Scharf và cộng sự (2001) đây được xem như những khó khăn thuộc về giai đoạn “hình thành”. Mặc dù các sản phẩm có thể cung cấp bởi nhà thầu phụ hay gia công bên ngoài, vấn đề cơ bản cốt lõi của khó khăn là do kỹ năng quản lý chứ không phải kỹ năng xuất khẩu. 4.2. Kết luận Nghiên cứu này là một bước thử nghiệm mở rộng nghiên cứu của Scharf và các cộng sự (2001) ở những nước khác. Tác giả ủng hộ việc phân biệt các vấn đề xuất khẩu trong giai đoạn “hình thành” với giai đoạn “vận hành”; cung cấp các chứng cứ nhằm ủng hộ các quan sát của họ liên quan đến việc tìm nguồn cung bên ngoài và việc thực hiện hợp đồng phụ cho các bộ phận linh kiện cũng như thành phẩm cuối cùng. Đồng thời họ cũng ủng hộ Leonidou (2004) về hệ thống phân loại những vấn đề “nội tại” và “ngoại biên” trong xuất khẩu. Những phát hiện này cung cấp nền tảng ban đầu cho những nghiên cứu rộng hơn. Thông qua việc phân tích các kết quả phỏng vấn và so sánh những gì thu thập được tại các quốc gia khác, bài báo cáo mong phát triển một cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về những thách thức mà các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ ở các nền kinh tế khác nhau trên thế giới phải đối mặt. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Loại nghiên cứu: nghiên cứu định tính Bài nghiên cứu này là một dạng nghiên cứu định tính, nhằm khám phá những thách thức trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (sau đây gọi là SMEs) tại các nền kinh tế chuyển đối và phát triển. Từ đó xây dựng nên một mô hình lý thuyết rõ ràng về vấn đề trên. 2. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp GT Nghiên cứu mở rộng một nghiên cứu trước đó (nghiên cứu của Scharf và các cộng sự năm 2001), xây dựng lý thuyết dựa trên dữ liệu thông qua việc thu thập, mô tả các dữ liệu, xây dựng các khái niệm và kết nối chúng với nhau để đưa ra lý thuyết. Mẫu được chọn dựa vào lý thuyết đang xây dựng (chọn các nhà quản lý xuất Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: TS. D.T.Hoang K22- Đêm 3 - Nhóm 13 Page 7 khẩu ở Idaho và Việt Nam). Đây là nghiên cứu của một nhóm tác giả, các nhà nghiên cứu cùng thảo luận đưa ra ý tưởng xây dựng nên lý thuyết. Nghiên cứu cũng phân tích những điều kiện kinh tế, bối cảnh của Idaho và Việt nam. 3. Công cụ nghiên cứu: phỏng vấn tay đôi Cụ thể trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã chọn phỏng vấn 16 nhà quản lý xuất khẩu ở Idaho và 13 nhà quản lý xuất khẩu ở Việt Nam. Những người tham gia phỏng vấn được yêu cầu trả lời câu hỏi liên quan đến những thách thức nhiêm trọng nhất hay “cơn ác mộng tồi tệ nhất” trong quá trình kinh doanh quốc tế của mình và các hành động đã sử dụng để giải quyết. 4. Quy trình nghiên cứu Theo quy trình thực hiện đề tài, các nhà nghiên cứu đã thực hiện từng bước như sau: Bước 1: Phỏng vấn các nhà quản lý SME xuất khẩu để điều tra sâu vấn đề. Bước 2: Phân tích dữ liệu thu thập từ các bài phỏng vấn, xác định và phân loại các khái niệm; nghiên cứu so sánh, chọn lọc để xây dựng lý thuyết. Bước 3: Đề xuất lý thuyết và xem xét đánh giá lại. Như vậy, với quy trình thực hiện như trên ta rút ra được nhận xét như sau: - Giả thuyết của đề tài này là giả thuyết lý thuyết vì giả thuyết (các yếu tố tạo ra thách thức cho xuất khẩu của SMEs) được rút ra từ thực nghiệm (phỏng vấn) và chưa được kiểm định. Lý thuyết này chỉ mang tính tổng quát tạm thời. - Đề tài được tiếp cận theo phương pháp quy nạp vì nghiên cứu đi từ những quan sát cụ thể để đưa ra lý thuyết. 5. Thiết kế nghiên cứu:  Chọn mẫu: Nhóm nghiên cứu thực hiện trên một nhóm nhỏ các đối tượng nghiên cứu: 29 trường hợp trong đó gồm 16 nhà quản lý xuất khẩu ở Idaho và 13 nhà quản l ý xuất khẩu ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: TS. D.T.Hoang K22- Đêm 3 - Nhóm 13 Page 8 Chọn mẫu trong nghiên cứu này là chọn mẫu phi xác suất vì chỉ chọn một nhóm nhỏ đối tượng nghiên cứu theo mục đích xây dựng lý thuyết (xác định các thách thức đối với lĩnh vực xuất khẩu ở nền kinh tế chuyển đổi và nền kinh tế phát triển) chứ không theo qui luật ngẫu nhiên: (i) Đối tượng được khảo sát là những nhà quản lý xuất khẩu ở hai thị trường này nên thông tin thu thập được khá chính xác và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. (ii) Các doanh nghiệp được khảo sát hoạt động ở lĩnh vực có doanh số xuất khẩu cao ở hai thị trường đó; cụ thể: Việt Nam: dệt may, thủ công, nông nghiệp và khai thác tài nguyên; Idaho: kỹ thuật và nông nghiệp.  Bản chất dữ liệu: Dữ liệu thu thập trong nghiên cứu này là dữ liệu bên trong của đối tượng nghiên cứu. Các dữ liệu này phải qua thảo luận mới thu thập được.  Thu thập dữ liệu: Trong nghiên cứu này, các nhà quản lý được phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi chuẩn như sau: (1) Trải nghiệm thách thức nghiêm trọng nhất hay “cơn ác mộng tồi tệ nhất” của bạn trong quá trình kinh doanh quốc tế là gì? (2) Các hành động hay nguồn lực nào được bạn hoặc doanh nghiệp của bạn đánh giá là khả thi nhất đã được vận dụng để giải quyết vấn đề đó? Đây là dạng câu hỏi mở không có cấu trúc chặt chẽ nhằm mục đích định hướng thảo luận đào sâu vấn đề. Như vậy, đối với nghiên cứu này, việc thu thập dữ liệu đòi hỏi ở người nghiên cứu kỹ năng phỏng vấn cao. Các cuộc phỏng vấn đều ghi âm lại. Trong suốt quy trình nghiên cứu định tính, việc thu thập và phân tích dữ liệu đã được xử lý đồng thời. Các nhà nghiên cứu thảo luận và thống nhất việc nhóm các đề mục đã đưa ra từ buổi phỏng vấn và có sự mô tả, giải thích chi tiết trong các câu trả lời. Từ đó, phân loại những khái niệm và kết nối các khái niệm nghiên cứu lại với nhau để tạo thành một hệ thống nhằm giải thích thách thức mà các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ đang đối mặt , cụ thể như sau: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: TS. D.T.Hoang K22- Đêm 3 - Nhóm 13 Page 9 Khái niệm Khái niệm nghiên cứu Các quan sát Thách thức tác động mạnh nhất đến hoạt động xuất khẩu của SME Thách thức từ chất lượng sản phẩm - Vấn đề giá cả với những nhà cung cấp - Dầu không đáp ứng qui định về chất lượng - Khách hàng yêu câu giảm giá vì sản phẩm không đáp ứng chất lượng - Sản phẩm thịt heo không đáp ứng qui định về chất lượng - Hàng thủ công mỹ nghệ không đáp ứng qui định về chất lượng - Sản xuất không đáp ứng qui định - Sản phẩm chè không đạt sự ổn định về chất lượng và đóng gói - Sản phẩm gốm sứ có những lỗi nhỏ - Độ tin cậy của sản phẩm Thách thức từ logistic & vận chuyển giao hàng - Hậu cần xuất nhập khẩu - Bị chậm trễ ở nước quá cảnh - Thiếu đại diện ở nước ngoài Thách thức từ sự khác biệt quốc gia - Nạn quan liêu chính phủ nước ngoài - Những khác biệt về văn hóa và chính sách - Những khác biệt quốc tế trong việc hành xử hợp pháp - Vấn đề ngôn ngữ Thách thức từ chứng từ - Tiêu chuẩn đo lường quốc tế - Chứng từ hải quan quốc tế Thách thức từ sản xuất và hướng dẫn khách hàng - Kết cấu sản phẩm và hướng dẫn khách hàng chưa thỏa đáng Thách thức từ rủi ro chung trong kinh doanh - Khách hàng bị phá sản trước khi thanh toán - Những vấn đề của khách hàng với nhà phân phối - Lỗi truyền đạt thông tin của sản phẩm  Loại thiết kế nghiên cứu: Theo phân tích ở trên, nhóm nhận định đề tài này được thiết kế theo dạng nghiên cứu khám phá vì các lí do sau: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: TS. D.T.Hoang K22- Đêm 3 - Nhóm 13 Page 10 - Tìm hiểu thông tin về bản chất các thách thức đối với các SMEs xuất khẩu - Các nhà nghiên cứu chưa có ý tưởng rõ ràng về các thách thức đối với các SMEs xuất khẩu ở hai thị trường khác biệt này. - Điều tra phỏng vấn người có kinh nghiệm là các nhà quản lý của doanh nghiệp. - Thảo luận nhóm để phân tích dữ liệu. 6. Kết quả nghiên cứu  Tại nền kinh tế chuyển đổi:  Tại nền kinh tế phát triển: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: TS. D.T.Hoang K22- Đêm 3 - Nhóm 13 Page 11 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá về cách thức thực hiện và trình bày đề tài nghiên cứu 1.1. Về cấu trúc đề tài: - Đề tài được trình bày theo một bố cục chuẩn của một bài nghiên cứu - Phần tóm tắt đầy đủ và ngắn gọn, giúp người đọc khái quát được đề tài nghiên cứu, đồng thời cũng thuận tiện trong việc tra cứu và lưu trữ tài liệu. - Mục tiêu nghiên cứu được trình bày rõ ràng với phạm vi nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, đề tài chưa nêu bật lên được sự cần thiết phải thực hiện đề tài nghiên cứu. 1.2. Về xác định vấn đề nghiên cứu: Cách đặt vấn đề logic: - SMEs đóng góp phần đáng kể vào hoạt động xuất khẩu (Fletcher, 2004) - Các nhà xuất khẩu phải đối mặt với những thách thức đau đầu (Anderson và cộng sự, 2004) - Phân tích rào cản xuất khẩu là yếu tố quyết định cho các nhà quản lý doanh nghiệp…phát triển mô hình toàn diện (Leonidou 2004)  Các nghiên cứu này hướng cho việc mở rộng nghiên cứu đến mục tiêu so sánh các rào cản mà doanh nghiệp phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế xã hội khác nhau. - Những khác biệt giữa khó khăn khi mới bắt đầu xuất khẩu và các khó khăn xuất hiện trong quá trình điều hành xuất khẩu (Tesar và Tarelton, 1982) - Phân loại rào cản xuất khẩu gồm nội tại và ngoại biên (Leonidou, 2004) - Những khác biệt địa lý trong các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ (Sullivan và Bauerschmidt, 1989) - Phân biệt khó khăn trong giai đoạn hình thành và giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp (Scharf và cộng sự, 2001).  nền tảng lý thuyết này như một phương tiện để mở rộng phương pháp luận và sự hiểu biết tại những quốc gia khác trong nổ lực tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt và sự thấu hiểu hơn. Tìm ra lỗ hổng của các nghiên cứu trước: có nhiều nghiên cứu phân biệt các rào cản xuất khẩu nhưng không có nghiên cứu nào chỉ Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: TS. D.T.Hoang K22- Đêm 3 - Nhóm 13 Page 12 ra mô hình lý thuyết rõ ràng các thách thức khác biệt giữa nền kinh tế chuyển đổi và phát triển. Từ đó xây dựng nên vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu cụ thể. 1.3. Về cơ sở lý thuyết Dựa vào các các nghiên cứu trước đây, tác giả đã chọn lọc, lập luận chặt chẽ, logic để xây dựng nên lý thuyết nền cho nghiên cứu, để từ đó hướng đến mục tiêu mở rộng nghiên cứu trước đây. Các lý thuyết này đầy đủ, tăng tính thuyết phục cho kết quả nghiên cứu. 1.4. Về phương pháp nghiên cứu  Loại nghiên cứu: Nghiên cứu định tính là phù hợp cho bài nghiên cứu này.  Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp GT + Bài viết không nêu rõ sử dụng phương pháp gì và lý do sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên theo đánh giá của nhóm, bài nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp GT dựa vào cách diễn giải quy trình nghiên cứu của tác giả. + Phương pháp GT này là phù hợp vì nghiên cứu này mở rộng nghiên cứu trước đây  Công cụ nghiên cứu: Phỏng vấn tay đôi: + Công cụ sử dụng phù hợp: Vì vấn đề nghiên cứu là vấn đề mang tính chuyên môn, đòi hỏi người được phỏng vấn phải am hiểu sâu sắc về vấn đề, do đó những người được chọn là các nhà quản lý của SMEs xuất khẩu để lấy được các thông tin từ họ có giá trị cao. Ngoài ra, vì đặc thù đối tượng (công việc, thời gian, cá tính) như vậy nên khó lòng mà tổ chức phỏng vấn nhóm, chỉ có thể thảo luận tay đôi với họ để lấy thông tin. + Tác giả tham gia trực tiếp vào quá trình phỏng vấn: là người hiểu và có thể khai thác được đầy đủ các thông tin cần thiết. + Dàn bài thảo luận: Về cơ bản, các câu hỏi dùng để phỏng vấn có tính mở phù hợp với phương pháp nghiên cứu đảm bảo khai thác thông tin cho mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào người phỏng vấn trực tiếp.  Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: TS. D.T.Hoang K22- Đêm 3 - Nhóm 13 Page 13 + Mẫu có chọn lọc: nhà quản lý của công ty xuất khẩu có thâm niên kinh doanh xuất khẩu 10-13 năm thuộc các lĩnh vực chủ chốt của hai nước. + Số mẫu: 29 ở hai nước khác nhau. Có thể chấp nhận được. Vì trong nghiên cứu định tính. Số mẫu được xác định tại thời điểm các thông tin thu thập bị lặp lại và không có thêm các thông tin gì mới nữa. + Hạn chế: Đối tượng nghiên cứu chỉ ở Idaho và Việt Nam nên làm giảm phạm vi của bài nghiên cứu này, các phần tử được chọn tham gia vào mẫu không theo qui luật tự nhiên nên không tổng quát hóa được cho đám đông.. 1.5. Về phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu Phương pháp thu thập và phân tích thông tin được mô tả rõ ràng, phù hợp với vấn đề nghiên cứu: - Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu giúp người được phỏng vấn hiểu thấu đáo và toàn diện vấn đề được hỏi. - Câu hỏi phỏng vấn mở, ngắn gọn, dễ hiểu không đánh đố người được hỏi. Do đó, hạn chế được phần nào thông tin thừa gây khó khăn trong việc phân tích và chọn lọc thông tin. Dữ liệu được phân tích chặt chẽ bằng việc thảo luận nghiêm túc giữa các nhà nghiên cứu. 1.6. Về kết quả và giá trị của nghiên cứu  Tính thông đạt: Các khái niệm nghiên cứu rõ ràng và có nghĩa  Tính gắn kết: Các khái niệm nghiên cứu gắn kết với nhau tạo thành lý thuyết (câu chuyện): tác giả dưa vào lý thuyết nền, các nghiên cứu trước đây và thông tin thu thập thông qua quá trình phỏng vấn các đối tượng trong mục tiêu nghiên cứu để xây dựng lý thuyết rõ ràng  Tính xuyên suốt: nhà nghiên cứu khác có thể nắm bặt được các bước để dẫn đến lý thuyết xây dựng. Nghiên cứu đi từng bước một như sau: - Dẫn dắt một số nghiên cứu trước đây để nói lên lý thuyết nền, chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt giữa các nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: TS. D.T.Hoang K22- Đêm 3 - Nhóm 13 Page 14 - Đi sâu vào một số lý thuyết, đặc biệt là nghiên cứu của Scharf và các cộng sự (2001) để chỉ ra phương pháp nghiên cứu, mục tiêu mở rộng nghiên cứu của Scharf và cộng sự (2001). - Tiếp theo tác giả cũng phân tích bối cảnh kinh tế của hai đất nước – nơi thực hiện nghiên cứu để chỉ ra những đặc điểm của từng quốc gia, của từng nền kinh tế. - Thực hiện chọn mẫu phi xác suất ở Idaho và Việt Nam – những đối tượng nghiên cứu (các nhà quản lý xuất khẩu) mà mục tiêu nghiên cứu mong muốn đạt được. Từ đó, phỏng vấn tay đôi để thu thập thông tin cần thiết cho việc mô tả, phân tích các ý kiến để xây dựng nên giả thuyết lý thuyết (các yếu tố tạo ra thách thức cho xuất khẩu của SMEs). Và đi đến tổng hợp, so sánh kết quả cho thấy những thách thức SMEs xuất khẩu ở hai nước khác nhau phải đối mặt là khác nhau. 1.7. Về kết luận - Kết quả nghiên cứu được trình bày dựa trên kết quả phân tích dữ liệu. - Kết luận cũng nên lên được hạn chế của đề tài và hướng mở rộng đề tài cho các nghiên cứu phát triển tiếp theo. 2. Đánh giá tổng quát về nội dung đề tài Ngoài việc thực hiện và trình bày đề tài rõ ràng, đúng chuẩn mực thì đề tài này gặp nhiều hạn chế và sai sót trong cách đặt vấn đề cũng như cách lập luận để đưa ra kết luận như sau: - Các nhà nghiên cứu chưa cho thấy được sự cần thiết của đề tài mà chỉ nêu lên ý nghĩa nghiên cứu là nhằm hiểu sâu hơn về các thách thức của đối các SME xuất khẩu. - Câu hỏi phỏng vấn đặt ra chỉ tập trung vào những thách thức tác động nhiều nhất đến các SME xuất khẩu dẫn đến lập luận chưa chính xác như sau: o Tạo nên suy nghĩ là các doanh nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi chỉ gặp phải những sai lầm từ các yếu tố nội tại mà không gặp phải những yếu tố bên ngoài. Trong khi thực tế, các SME này đều gặp phải tất các vần đề trên, trong đó vấn đề nội tại là quan trong nhất. Mặt khác, các thách thức tác động không mạnh nhất nên không được kể đến tại Việt Nam chưa chắc đã có ảnh hưởng đến các SME xuất khẩu thấp hơn so với các thách thức tác động mạnh nhất tại Mỹ. Do đó, kết luận nguyên Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: TS. D.T.Hoang K22- Đêm 3 - Nhóm 13 Page 15 nhân của khó khăn tại các nước đang phát triển là do kỹ năng quản lý chứ không phải kỹ năng xuất khẩu là chưa chính xác. o Thiếu lập luận chặt chẽ khi đưa ra kết luận là các SME xuất khẩu tại các nước chuyển đổi gặp khó khăn về các rào cản bên trong là do trình độ quản lý yếu kém và chưa nhận thức được tầm quan trọng về đòi hỏi yêu cầu chất lượng sản phẩm của thị trường quốc tế. Vì chất lượng sản phẩm yếu kém không phải chỉ do trình độ quản lý yếu kém mà còn do các yếu tố khác như kỹ thuật công nghệ, khả năng đầu tư trang thiết bị… - Trong bộ câu hỏi có 2 câu trong đó câu hỏi số 2 chưa có kết quả, chưa cho thấy câu trả lời, sự cần thiết của câu hỏi trong đề tài nghiên cứu. - Số liệu giữa bảng II và bảng IV chưa khớp ở tỉ lệ thách thức từ Logistic của USA trong báo cáo nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: TS. D.T.Hoang K22- Đêm 3 - Nhóm 13 Page 16 THAM KHẢO Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Hà Nội - Nhà xuất bản lao động xã hội năm 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: TS. D.T.Hoang K22- Đêm 3 - Nhóm 13 Page 17 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: NỘI DUNG BÀI NGHIÊN CỨU ................................................... 1 1. Giới thiệu .......................................................................................................... 1 1.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 1 1.2. Phương pháp thiết kế và cách tiếp cận ......................................................... 1 1.3. Những phát hiện .......................................................................................... 1 1.4. Hạn chế/ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................. 1 1.5. Tính độc đáo hay giá trị của nghiên cứu ...................................................... 2 2. Tổng quan lý thuyết .......................................................................................... 2 3. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu:................................................................ 3 4. Kết luận của nghiên cứu: ................................................................................... 5 4.1. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 5 4.2. Kết luận ....................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 6 1. Loại nghiên cứu ................................................................................................ 6 2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 6 3. Công cụ nghiên cứu .......................................................................................... 7 4. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 7 5. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................... 7 6. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 10 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................... 11 1. Đánh giá về cách thức thực hiện và trình bày đề tài nghiên cứu ...................... 11 1.1. Về cấu trúc đề tài: ...................................................................................... 11 1.2. Về xác định vấn đề nghiên cứu: ................................................................. 11 1.3. Về cơ sở lý thuyết ...................................................................................... 12 1.4. Về phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 12 1.5. Về phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu ........................................... 13 1.6. Về kết quả và giá trị của nghiên cứu .......................................................... 13 1.7. Về kết luận ................................................................................................ 14 2. Đánh giá tổng quát về nội dung đề tài ............................................................. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfk22_d3_detai13_nmnhom13_8432.pdf
Luận văn liên quan