Sở hữu trí tuệ và cơ hội nâng cao xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ đặt các quốc gia trước vô vàn thách thức, tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nội địa và quốc tế. Việt Nam trong bối cảnh đó cũng đang chuyển sang một giai đoạn mới của phát triển kinh tế và nhận thấy rằng vai trò của sở hữu trí tuệ ngày càng được nâng cao. Theo đánh giá của Tiến Sĩ Francis Gurry, Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), WIPO đã nhìn thấy sự gia tăng đáng kể các ứng dụng của sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp tại Việt Nam và sở hữu trí tuệ ngày càng góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, phát triển của Việt Nam. Một câu hỏi đặt ra là sở hữu trí tuệ có thể nâng cao cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam như thế nào? Bài viết này tập trung đưa ra những cơ sở để nhận diện vấn đề đáng quan tâm này. . Tiểu luận dài 8 trang

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2786 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sở hữu trí tuệ và cơ hội nâng cao xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ đặt các quốc gia trước vô vàn thách thức, tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nội địa và quốc tế. Việt Nam trong bối cảnh đó cũng đang chuyển sang một giai đoạn mới của phát triển kinh tế và nhận thấy rằng vai trò của sở hữu trí tuệ ngày càng được nâng cao. Theo đánh giá của Tiến Sĩ Francis Gurry, Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), WIPO đã nhìn thấy sự gia tăng đáng kể các ứng dụng của sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp tại Việt Nam và sở hữu trí tuệ ngày càng góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, phát triển của Việt Nam. Một câu hỏi đặt ra là sở hữu trí tuệ có thể nâng cao cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam như thế nào? Bài viết này tập trung đưa ra những cơ sở để nhận diện vấn đề đáng quan tâm này. 2. VAI TRÒ CỦA CÁC VẤN ĐỀ VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ KHI LÊN KẾ HOẠCH CHO CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM Trước khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp phải trải qua rất nhiều bước quan trọng như tìm hiểu thị trường xuất khẩu phù hợp, ước tính nhu cầu, tìm kênh phân phối, tính toán chi phí và gây quỹ. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét để thấy được vai trò của các vấn đề về sở hữu trí tuệ khi lên kế hoạch cho chiến lược xuất khẩu cũng như tìm hiểu các cách thức mà quyền sở hữu trí tuệ có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu. Quyền sở hữu trí tuệ mang tính “lãnh thổ”, nghĩa là các quyền này sẽ thuộc về các doanh nghiệp hoặc cá nhân tại quốc gia hay khu vực mà chúng được đăng ký và bảo hộ, để có được các quyền độc quyền về sở hữu trí tuệ ở các thị trường nước ngoài, doanh nghiệp phải tìm kiếm và đạt được sự bảo hộ ở nước ngoài (trừ khi nó có được một cách tự động mà không cần phải tuân theo các thủ tục nào, ví dụ như thông qua một cơ chế điều ước quốc tế như Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. ). Những vai trò chính để bảo hộ sở hữu trí tuệ tại các thị trường xuất khẩu được liệt kê dưới đây: Quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đối với sáng chế, có thể mở ra những cơ hội xuất khẩu mới. Quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp, có thể giúp doanh nghiệp phát triển lợi thế thị trường xuất khẩu. Quyền sở hữu trí tuệ làm tăng cơ hội chiếm lòng tin của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu. Vấn đề về tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam cũng là một trong những vấn đề lớn được đa số các doanh nghiệp quan tâm. Trong hai năm 2009-2010, nhờ sự phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng và Công ty HONDA Việt Nam, đã có 25 vụ vi phạm nhãn hiệu và 64 vụ vi phạm về thiết kế liên quan đến sản phẩm của HONDA đã được xử lý, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp này. Một ví dụ khác là ngay từ năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã cho phép thành lập Hiệp hội chống hàng giả và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (viết tắt là VACIP), bao gồm nhiều thành viên là các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới như Unilever, Nike, Glaxo Smith Kline, Procter & Gamble, Honda… Các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ, số lượng đơn đăng ký về bảo vệ sở hữu trí tuệ, số lượng văn bằng bảo hộ được cấp đều tăng trong những năm gần đây. Năm 1995, số lượng đơn yêu cầu bảo hộ là hơn 5.600 đơn tới năm 2009 tăng lên gần 29.000, cùng với đó số lượng văn bằng bảo hộ được cấp cũng tăng hơn 4 lần. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Việt Nam tiến hành nộp đơn yêu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ tại nhiều nước trên thế giới. Trong nền kinh tế với mức độ toàn cầu hóa sâu rộng, quyền sở hữu trí tuệ cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự độc quyền trong việc khai thác những sản phẩm nguyên gốc hay sản phẩm mới, các kiểu dáng sáng tạo và các nhãn hiệu. Ông Trần Việt Hùng, Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ nhận định: “Trong giai đoạn hội nhập này, sở hữu trí tuệ thành một công cụ cạnh tranh vô cùng hữu hiệu và nhiều lúc trở thành tài sản chính của doanh nghiệp. Tài sản cố định có thể cạn kiệt, nhưng tài sản trí tuệ sẽ phát triển.” Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra ngày càng tinh vi. Số lượng đơn, văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích rất ít so với tiềm năng, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chưa thông hiểu về sở hữu trí tuệ. Hệ thống đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn chồng chéo, phức tạp, phối hợp giữa các cơ quan chưa thông suốt… Vì vậy, tăng cường hoàn thiện, nâng cao năng lực của hệ thống quản lý, thực thi quyền sở hữu trí tuệ và đảm bảo các cam kết quốc tế, là những việc cần tiếp tục đẩy mạnh để bảo vệ nguồn tài sản tri thức của quốc gia. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHẰM NĂNG CAO XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM ĐƯỢC BẢO HỘ SÁNG CHẾ: Bảo hộ sáng chế (hay mẫu hữu ích) ở nước ngoài cho phép doanh nghiệp hưởng lợi thế cạnh tranh quan trọng tại các thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp có các sáng chế được bảo hộ đầy đủ ở nước ngoài sẽ có nhiều khả năng lựa chọn cho việc xuất khẩu các sản phẩm sáng tạo của mình mà lẽ ra có thể không làm được điều đó. Các lựa chọn bao gồm: Sản xuất hàng hóa trong nội địa và xuất khẩu hàng hóa được bảo hộ một cách trực tiếp hoặc qua trung gian, với điều kiện không một doanh nghiệp nào khác có thể sản xuất, bán hoặc khai thác hợp pháp sản phẩm tương tự tại thị trường đã chọn mà không được phép của doanh nghiệp (khi tuân theo các nghĩa vụ quốc tế của mỗi quốc gia, hầu hết các luật sáng chế đều không còn cho phép cấp li-xăng không tự nguyện với lý do các sản phẩm không được sản xuất trong nội địa quốc gia xuất khẩu). Chuyển quyền sử dụng sáng chế cho một công ty nước ngoài sẽ sản xuất hàng hóa đó tại nước đó, đổi lấy một khoản phí trọn gói hoặc phí bản quyền Thiết lập liên doanh với các doanh nghiệp khác để sản xuất hoặc thương mại hoá sản phẩm tại thị trường nước ngoài đã chọn. Tùy thuộc vào chiến lược của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có được các lợi nhuận gia tăng vừa qua kênh bán hàng trực tiếp, vừa qua các khoản phí hoặc tiền bản quyền từ việc chuyển quyền sử dụng. 3.2 SỬ DỤNG NHÃN HIỆU VÀ KIỂU DÁNG ĐỂ TIẾP THỊ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Ở NƯỚC NGOÀI Các lý do bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp ở thị trường nội địa cũng hoàn toàn có thể áp dụng với các thị trường nước ngoài. Cụ thể, việc đăng ký nhãn hiệu cho phép doanh nghiệp có thể tối đa hóa sự khác biệt của sản phẩm, quảng cáo và tiếp thị để từ đó nâng cao khả năng nhận biết sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tại các thị trường quốc tế đồng thời thiết lập mối liên hệ trực tiếp với khách hàng nước ngoài. Tùy thuộc vào tính chất dịch vụ của doanh nghiệp mà một thỏa thuận chuyển nhượng quyền thương mại với các công ty nước ngoài có thể là một cách thức lựa chọn hữu ích giúp có thêm lợi nhuận từ nhãn hiệu của bạn ở nước ngoài. Các công ty xuất khẩu những mặt hàng không có nhãn hiệu sẽ phải đối mặt với những bất lợi như: Lợi nhuận thấp hơn do khách hàng đòi hỏi giá thấp hơn đối với các sản phẩm không có nhãn hiệu. Không có được sự tín dụng của khách hàng vì họ không thể nhận biết sản phẩm và phân biệt được với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Khó khăn trong tiếp thị và quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ ở nước ngoài vì không có biểu tượng phù hợp hay dấu hiệu nhận biết dễ dàng để liên hệ sản phẩm/ dịch vụ với SME của bạn vì việc tiếp thị một sản phẩm không có nhãn hiệu rõ ràng là khó hơn nhiều. Đối với kiểu dáng công nghiệp, việc bảo hộ tại các thị trường xuất khẩu không chỉ giúp phát triển chiến lược tiếp thị tổng thể của bạn mà còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng tại các thị trường mục tiêu đặc biệt, tạo lập các thị trường mới phù hợp cho các sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời làm tăng uy tín và gây dựng hình ảnh của doanh nghiệp nhờ liên hệ nó với một kiểu dáng cụ thể. Tại Việt Nam, “ Nước mắm Phú Quốc” là một ví dụ điển hình để các doanh nghiệp cần coi trong sự khách biệt trong sản phẩm. Để bảo vệ uy tín của thương hiệu nước mắm Phú Quốc, ngày 17/10/2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang có Quyết định số 2482/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm. Tiếp đó, ngày 16/8/2010, Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc cũng ban hành Quyết định số 2855/QĐ-UBND về việc công nhận Quy chế tạm thời về hoạt động kiểm soát chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nước mắm. Theo đó, chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc quy định lô hàng phải đồng nhất về chất lượng, được đóng chai tại Phú Quốc; quy định cụ thể về vùng khai thác, loại nguyên liệu (cá cơm), tỷ lệ cá tạp không quá 15%, phương pháp chế biến; các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm... Từ những quy định trên, Ban Kiểm soát nước mắm Phú Quốc đã đưa ra những quy định về sử dụng nhãn mác chung và tem chỉ dẫn địa lý. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất nước mắm Phú Quốc đủ điều kiện phải dùng mẫu nhãn với rất nhiều điểm chung. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, những chai nước mắm tuân thủ đúng nội dung như chỉ dẫn địa lý sẽ... tương tự dù của các doanh nghiệp sản xuất khác nhau. Hơn thế, những sản phẩm này hầu như bị triệt tiêu cá tính và sự khác biệt... Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp có phân khúc thị trường, đối tượng khách hàng khác nhau nên một dòng sản phẩm hảo hạng không thể mặc cùng một bộ áo với dòng sản phẩm bình dân. Do vậy, việc áp dụng một mẫu nhãn mác cho tất cả dòng sản phẩm nước mắm là tối kỵ với nguyên tắc kinh doanh và tiếp thị. Hơn nữa, nếu có một nhà sản xuất nước mắm Phú Quốc gặp sự cố trong sản xuất và kinh doanh thì gần như tất cả các nhà sản xuất khác cũng đều bị vạ lây do người tiêu dùng đã hình thành một suy nghĩ đồng nhất về hình ảnh nước mắm Phú Quốc. Mặt khác, với các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu thì mẫu nhãn này sẽ khiến doanh nghiệp bí bách phải đáp ứng các yêu cầu riêng về nhãn mác của đối tác và thị trường nhập khẩu bằng ngoại ngữ, chưa kể trường hợp phải thiết kế nhãn mác hoàn toàn theo ý của khách hàng... Mỗi doanh nghiệp cần phải lưu tâm bao bì, nhãn mác để tạo sự khác biệt với các đối thủ khác kinh doanh sản phẩm cùng loại trên thị trường... Vì vậy, sau khi đạt đủ tiêu chuẩn và chỉ cần dán tem chứng nhận xuất xứ nguồn gốc, mỗi doanh nghiệp sản xuất nước mắm Phú Quốc cũng cần có nét độc đáo riêng có. Tóm lại, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình của các doanh nghiệp. Tài sản vô hình này ngày càng khẳng định vai trò là yếu tố cơ bản tạo nên giá trị của doanh nghiệp và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngày nay tài sản vô hình chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Khi đã thực sự là thành viên WTO và đang trong quá trình hội nhập sâu và rộng, khi hàng rào thuế quan dần được rỡ bỏ, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có một chiến lược phát triển thương hiệu và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Một chiến lược phát triển phù hợp và hệ thống quản lý hữu hiệu về sở hữu trí tuệ sẽ giúp các doanh nghiệp có được sản phẩm có tính cạnh tranh cao lại tiết kiệm chi phí và kịp thời ngăn chặn việc sao chép nhãn mác, làm nhái sản phẩm, gia tăng cơ hội xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSở hữu trí tuệ và cơ hội nâng cao xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam.doc
Luận văn liên quan