Sổ liên lạc điện tử năm 2017

Chức năng nhắn tin tức thời SMS, khi cần thông báo ngay về số điểm hoặc tình hình học của học sinh cho PHHS.  Các dịch vụ phần mềm khác tương thích với các thiết bị di động Android, ISO và Windows Phone.  Các chức năng khác của hệ thống nều cần tích hợp như: thu học phí, xếp thời khóa biểu,  Khung kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành Giáo dục Đào tạo giai đoạn 2016 – 2020 bao gồm: cách thức tổ chức hệ thống thông tin dạy học và quản lý giáo dục, nhân lực (giáo viên, học sinh, quản lý cấp Trường, Sở, UBND); qui trình phục vụ dạy hoc và quản lý thể hiện trong hệ thống thông tin; công nghệ (kiến trúc CNTT và các ứng dụng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành giáo dục)

pdf70 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ liên lạc điện tử năm 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 39 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 41 viii DANH SÁCH BẢNG Bảng 1: Danh mục năm học ....................................................................................... 13 Bảng 2: Danh mục lớp học ......................................................................................... 13 Bảng 3: Danh mục môn học ....................................................................................... 13 Bảng 4: Danh mục Tổ chuyên môn............................................................................ 13 Bảng 5: Danh mục học sinh ....................................................................................... 15 Bảng 6: Danh mục giáo viên ...................................................................................... 16 Bảng 7: Phân công giảng dạy ..................................................................................... 16 Bảng 8: Phân công Giáo viên chủ nhiệm ................................................................... 17 Bảng 9: Phân công Giáo viên thuộc tổ chuyên môn .................................................. 17 Bảng 10: Khóa nhập điểm .......................................................................................... 17 Bảng 11: Điểm danh học sinh .................................................................................... 18 Bảng 12: Danh sách lớp ............................................................................................. 18 Bảng 13: Tài khoản người dùng ................................................................................. 20 ix DANH SÁCH HÌNH Hình 1: Mô hình phát triển phần mềm ....................................................................... 10 Hình 2: Quan hệ các bảng dữ liệu .............................................................................. 21 Hình 3: Qui trình sử dụng phần mềm ......................................................................... 22 Hình 3: Sơ đồ Use case tổng quát .............................................................................. 24 Hình 4: Sơ đồ Use case dành cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm (teacher) 24 Hình 5: Sơ đồ Use case dành cho quản trị (admin) .................................................... 25 Hình 6: Sơ đồ Use case dành cho học sinh/PHHS (student) ...................................... 26 Hình 7: Giao diện đăng nhập hệ thống phần mềm ..................................................... 26 Hình 8: Màn hình quản trị phần mềm (admin) .......................................................... 27 Hình 9: Màn hình quản lý của Giáo viên ................................................................... 28 Hình 10: Màn hình quản lý của học sinh/PHHS ........................................................ 28 Hình 11: Màn hình nhập điểm ................................................................................... 29 Hình 12: Màn hình in bảng điểm tổng hợp ................................................................ 30 Hình 13: Màn hình in phiếu liên lạc học sinh ............................................................ 31 Hình 14: Màn hình thống kê điểm theo môn học ...................................................... 32 Hình 15: Gởi ý kiến trực tuyến của PHHS................................................................. 36 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo BTTT Bộ Thông tin và Truyền thông CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu FK Foreign key (khóa ngoại) GVCN Giáo viên chủ nhiệm IE Internet Explorer (trình duyệt IE) IT Information Technology JSON JavaScript Object Notation PHHS Phụ huynh học sinh PK Primary key (khóa chính) PT Phổ thông SMAS School Management System SMS Short Message Service (tin nhắn) TT Thông tư UML Unified Modeling Language VNPT Vietnam Posts and Telecommunications Group (Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam) 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo” là một trong những nhiệm vụ và giải pháp được Nghị quyết 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng mô hình trường học điện tử là một trong những nội dung định hướng được BGDĐT xác định trong Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2014- 2015 và năm học 2015-2016; theo đó, các trường cần có: Các hệ thống quản lý nhà trường trực tuyến; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ phụ huynh và học sinh; ứng dụng sổ sách điện tử thay vì in ấn; ứng dụng CNTT trong dạy và học ứng dụng trong lớp học và ngoài lớp học, ứng dụng công nghệ e-Learning, sách điện tử, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng để bài học hấp dẫn, hiệu quả, thiết thực, phong phú hơn; ưu tiên sử dụng công nghệ phần mềm mã nguồn mở; .v.v. Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm (Trường PT Thực hành Sư phạm) là đơn vị trực thuộc Trường Đại học An Giang, có ba cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông. Trước yêu cầu của nhiệm vụ ứng dụng CNTT, Trường PT Thực hành Sư phạm đang có nhu cầu ứng dụng CNTT trong công tác liên quan đến hoạt động quản lý sổ liên lạc (quản lý điểm, quản lý phiếu liên lạc, tra cứu thông tin học sinh, thống kê báo cáo, xếp hạng kết quả học tập của học sinh đến phụ huynh). Nguyên nhân, số lượng học sinh khá đông (2.659 học sinh), trong khi yêu cầu hoạt động này là quản lý thông tin theo từng học sinh, theo lớp, theo giáo viên và đòi hỏi có phải sự chính xác cao; đơn vị phải mất nhiều thời gian, công sức để thực hiện và chưa đáp ứng được yêu cầu về cung cấp thông tin trực tuyến cho phụ huynh và học sinh. Do vậy, cần có phần mềm hỗ trợ nhà trường khắc phục các hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý công tác này. Trên cơ sở đó, Trường PT Thực hành Sư phạm sẽ từng bước hoàn thiện, phát triển theo mô hình trường học điện tử. Xuất phát từ yêu cầu trên, các tác giả là những người hoạt động trong ngành giáo dục và chuyên ngành CNTT với mong muốn xây dựng ứng dụng “Sổ liên lạc điện tử”, giúp cho Trường PT Thực hành Sư Phạm (nói riêng) và các cơ sở giáo dục và đào tạo trong Tỉnh nhà (nói chung) có thể hoàn thành được nhiệm vụ mà Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra; cũng như góp phần thực hiện giải pháp “phát huy vài trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo” của Nghị quyết 29-NQ/TW. 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xây dựng phần mềm quản lý sổ liên lạc trực tuyến tại Trường PT Thực hành Sư phạm đáp ứng theo yêu cầu thực tế của đơn vị và các quy định có liên quan như:  Quản lý các danh mục dùng chung;  Quản lý thông tin giáo viên;  Quản lý thông tin học sinh;  Quản lý đào tạo (phân công giảng dạy, phân công giáo viên chủ nhiệm).  Các chức năng quản lý sổ liên lạc điện tử;  Các chức năng tra cứu, kết xuất phiếu liên lạc, báo cáo, thống kê;  Quản lý tài khoản người dùng và phân quyền. 1.3 ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Phần mềm quản lý “Sổ liên lạc điện tử” tại Trường PT Thực hành Sư phạm. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Công tác quản lý sổ liên lạc cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Trường PT Thực hành Sư phạm. Các công nghệ, giải pháp nguồn mở miễn phí, hoạt động trên nền tảng Web. Thời gian nghiên cứu: 03/2017 đến 08/2017. 1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Khảo sát hiện trạng, xác định yêu cầu và giải pháp CNTT phù hợp triển khai cho công tác quản lý sổ liên lạc tại Trường PT Thực hành Sư phạm; Xây dựng phần mềm Sổ liên lạc điện tử với các chức năng chính như sau:  Quản lý các danh mục dùng chung;  Quản lý thông tin giáo viên;  Quản lý thông tin học sinh;  Quản lý đào tạo (phân công giảng dạy, phân công giáo viên chủ nhiệm);  Các chức năng quản lý sổ liên lạc điện tử;  Các chức năng tra cứu, kết xuất phiếu liên lạc, báo cáo, thống kê;  Quản lý tài khoản người dùng và phân quyền. 1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1 Đóng góp về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các các hoạt động liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, đặc biệt là công tác quản lý điểm và xây dựng trường học điện tử với các chức năng mở rộng khác (xếp thời khóa biểu, thu học phí, in bảng điểm sổ cái, tin nhắn SMS) tại các trường phổ thông. 1.5.2 Đóng góp công tác quản lý đào tạo 3 Sản phẩm của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý đào tạo của Trường PT Thực hành Sư phạm thông qua việc quản lý tự động và chính xác các công tác như:  Tự động hóa: tính toán điểm học sinh; tổng kết đánh giá, xếp loại, xếp hạng học sinh;  Thống kê, báo cáo theo mẫu;  Tiết kiệm thời gian và công sức, đặc biệt là công tác tra cứu điểm, lập báo cáo, thông tin liên lạc với phụ huynh (có thể theo dõi trực tuyến kết quả việc học của con mình và góp ý phản hồi cho nhà trường). 1.5.3 Những đóng góp khác Sản phẩm của đề tài (kết quả nghiên cứu) có thể triển khai ứng dụng cho các trường phổ thông khác; có thể phát triển hoàn thiện thêm các tính năng quản lý: học bạ, nhân sự, lớp học, xếp thời khoá biểu. 4 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, mỗi học sinh được nhà trường thực hiện đánh giá và xếp loại thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT của BGDĐT. Các kết quả đánh giá và xếp loại này được nhà trường ghi nhận và thông tin về gia đình qua phiếu liên lạc (như Hình 13); phụ huynh vừa nắm được kết quả học tập của học sinh, vừa có thể phản hồi ý kiến, trao đổi với giáo viên và nhà trường thông qua phiếu này. Tùy theo điều kiện và quy định của mỗi trường, phiếu liên lạc thường được gửi về cho phụ huynh vào cuối học kỳ. Về mặt quản lý, phiếu liên lạc vừa được nhà trường quản lý theo từng học sinh, vừa quản lý theo giáo viên, môn học, lớp học, học kỳ, sau đây, công tác này được gọi chung là sổ liên lạc. Có thể nói, sổ liên lạc vừa là yêu cầu của công tác quản lý theo dõi kết quả đánh giá, và xếp loại học sinh, vừa là cầu nối hiệu quả giữa nhà trường với gia đình học sinh. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp hỗ trợ phù hợp, công tác này sẽ gây nhiều khó khăn về thời gian, công sức cũng như là gánh nặng kinh phí cho các trường, nhất là các trường có quy mô lớp và học sinh đông. Theo định hướng của BGDĐT, các trường tăng cường triển khai những giải pháp ứng dụng CNTT nhằm khắc phục các hạn chế, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý; tăng cường cung cấp dịch vụ trực tuyến hỗ trợ cho giáo viên, phụ huynh và học sinh. Những giải pháp CNTT liên quan đến công tác sổ liên lạc tại các trường phổ thông thường là các sản phẩm phần mềm với tên gọi như: Sổ liên lạc điện tử, trường học trực tuyến, trường học điện tử, Các phần mềm này có những ưu điểm và khuyết điểm khác nhau; về chức năng đều cơ bản đáp ứng nhưng có sự khác biệt về công nghệ, qui trình thực hiện (sẽ được đề cập thêm ở phần sau). Trường PT Thực hành Sư phạm là trường phổ thông trực thuộc Trường Đại học An Giang. Trường PT Thực hành Sư phạm đang sử dụng phần mềm VEMIS của Bộ Giáo dục để quản lý điểm cho học sinh cấp 2 và cấp 3. Tuy nhiên, phần mềm VEMIS chỉ đáp ứng được công tác quản thông tin giáo viên và học sinh; chưa đáp ứng yêu cầu quản lý sổ liên lạc: giáo viên vẫn phải ghi điểm trực tiếp bằng tay và kết hợp với Excel, chưa tự động xuất phiếu liên lạc, chưa có hỗ trợ trực tuyến, . Trong khi đó, Trường PT Thực hành Sư phạm thực hiện gửi phiếu liên lạc định kỳ vào giữa và cuối mỗi học kỳ. Vì vậy, Trường Phổ Thông Thực hành Sư phạm cần có phần mềm quản lý sổ liên lạc khác phù hợp hơn, khắc phục được những hạn chế, đáp ứng được các yêu cầu của BGDĐT và điều kiện thực tế của nhà trường. Trong phạm vi và yêu cầu của nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung vào giải pháp xây dựng phần mềm quản lý sổ liên lạc phù hợp với điều kiện của Trường PT Thực hành Sư phạm và đáp ứng theo yêu cầu có liên quan của cơ quan nhà nước tại Việt Nam. Cụ thể như: Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT, Thông tư số 53/2012/TT- BGDĐT, Hướng dẫn triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin theo từng năm học của 5 BGDĐT, Thông tư 20/2014/TT-BTTTT, Theo đó, các cơ sở giáo dục (nói chung) phải ưu tiên ứng dụng phần mềm nguồn mở và phát triển ứng dụng trên nền tảng web để cung cấp các dịch vụ trực tuyến. 2.2 THỰC TRẠNG VỀ PHẦN MỀM QUẢN LÝ SỔ LIÊN LẠC Trên thị trường Việt Nam hiện đang có nhiều phần mềm quản lý trường học của các đơn vị, công ty như: SMAS - School Management System của Viettel, VNPT Schools của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (https://vnedu.vn/), Eschool của công ty Quảng ích ( Vietschool công ty TNHH MTV phần mềm Prosoft, Phần mềm quản lý trường học của công ty MISA ( Các phần mềm này đa số có ưu điểm là quản lý tập trung, trực tuyến sử dụng công nghệ mới theo hướng dẫn nhiệm vụ CNTT Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như:  Thu phí theo hình thức dựa trên số học sinh và theo năm học.  Đa số các phần mềm này phát triển chung cho nhiều trường, trong khi yêu cầu và điều kiện ở mỗi Trường khác nhau, điển hình như yêu cầu thống kê, báo cáo theo các biểu mẫu theo yêu cầu riêng của từng trường.  Một số phần mềm không sử dụng giải pháp mã nguồn mở. Khi sử dụng đòi hỏi nhiều vấn đề về bản quyền phần mềm khác có liên quan. Trường PT Thực hành Sư phạm là trường phổ thông 03 cấp với 64 lớp và 2.659 học sinh, trong đó: Cấp 1 có 25 lớp và 1.054 học sinh; Cấp 2 có 24 lớp và 973 học sinh; Cấp 3 có 15 lớp và 632 học sinh; tổng số viên chức là 103 người tính đến thời điểm (06/2017). Qua khảo sát tại về việc ứng dụng quản lý điểm học sinh cấp 2 và cấp 3, Trường đang sử dụng phần mềm VEMIS của Bộ Giáo dục. Đây là phần mềm nằm trong dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục của SREM. Tuy nhiên, đơn vị đang gặp nhiều khó khăn khi sử dụng phần mềm, điển hình như:  Phần mềm này cài đặt và khó sử dụng (không thân thiện), mặc dù đã phát hành nhiều bản cập nhật nhưng hệ thống vẫn lỗi thường xuyên, để chạy các phần mềm này thì cần cài đặt nhiều phần mềm môi trường khác. Các bước cài đặt đòi hỏi khá nhiều thao tác phức tạp, tuỳ theo mỗi hệ điều hành của từng máy và phần mềm chỉ cho chạy trên hệ điều hành Windows.  Phần mềm chạy cục bộ, phải cài đặt vào một máy tính trong Trường để quản lý. Do đó, giáo viên muốn sử dụng nhập điểm trên phần mềm quản lý này phải vào Trường, không sử dụng ở nhà được.  Phần mềm chưa đáp ứng được một số tính năng như: Nhập điểm một lần tự động tính ra các kết quả (một con điểm phải nhập nhiều lần vào sổ điểm, sổ liên lạc, sổ điểm cái); chưa hỗ trợ tự động xuất phiếu liên lạc, chưa có thống kê báo cáo điểm trung bình, xuất danh sách học sinh giỏi, xuất danh sách học sinh tiên tiến ra excel để trộn giấy khen,  Phần mềm chưa có kênh thông tin cho phép tra cứu theo dõi tình hình học tập của con mình mọi lúc, mọi nơi qua internet. 6 Với quy mô phát triển về lớp và học sinh như hiện nay của Trường PT Thực hành Sư phạm, nếu nhà trường không sớm có giải pháp khắc phục, công tác quản lý sổ liên lạc sẽ khó đạt được hiệu quả như mong muốn, thậm chí sẽ trở thành gánh nặng cho công tác quản lý của nhà trường. 2.2 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Việc ứng dụng CNTT trong quản lý sổ liên lạc đang được áp dụng tại Trường PT Thực hành Sư phạm còn nhiều hạn chế; phần mềm đang được sử dụng chưa đáp ứng yêu cầu. Mặt khác, các sản phẩm hiện có trên thị trường còn nhiều vấn đề về: thu phí, công nghệ và khả năng linh hoạt theo từng đơn vị (xuất danh sách học sinh tiên tiến, giỏi để thống kê, báo cáo, in khen thưởng). Ngoài các chức năng chính là dõi kết quả đánh giá, xếp loại của học sinh, cầu nối thông tin giữa nhà trường và gia đình, công tác quản lý sổ liên lạc được gắn kết chặt chẽ với một số hoạt động quản lý khác như: Quản lý thông tin giáo viên/lớp học/học sinh, phân công giảng dạy, thông tin học sinh, thống kê, báo cáo, tra cứu. Do vậy, xây dựng phần mềm quản lý sổ liên lạc cần nghiên cứu, phát triển các chức năng quản lý có liên quan.  Xuất danh sách học sinh tiên tiến hoặc học sinh giỏi ra tập tin dạng excel, để có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác như: in giấy khen, thống kê, báo cáo,...  Phần mềm phát triển theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đổi mới công nghệ, quản lý tập trung, trực tuyến. Đặc biệt, ứng dụng các công cụ mã nguồn mở để phát triển và chạy trên tất cả hệ điều hành.  Phát triển phần mềm chạy trên nền web, có giao diện thân thiện, có thể sử dụng quản lý mọi lúc, mọi nơi (qua Internet).  Phát triền phần mềm sử dụng mã nguồn mở theo Thông tư 20/2014/TT- BTTTT quy định về các sản phẩm phần mềm nguồn mở được ưu tiên mua sắm, sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước: ▪ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu lớn NoSQL (MongoDB). ▪ Ngôn ngữ lập trình: PHP đáp ứng theo tiêu chuẩn mã nguồn mở. ▪ Nền tảng Web: HTML5, CSS3, Javascript. ▪ Ngôn ngữ theo yêu cầu tiếng Việt theo chuẩn Unicode (TCVN3). ▪ Sử dụng trình duyệt Internet Explorer phiên bản tối thiểu 11, FireFox phiên bản tối thiểu 35, Chrome phiên bản tối thiểu 30. ▪ Hệ điều hành sử dụng Linux/Windows. 2.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (i) Thực trạng về công tác quản lý sổ liên lạc học sinh cấp 2 và cấp 3 tại Trường PT Thực hành Sư phạm? (ii) Công nghệ, giải pháp triển khai ứng dụng trực tuyến phù hợp với Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm? 7 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài phát triển phần mềm Sổ liên lạc điện tử theo qui trình thác nước. Về cơ bản, được thực hiện theo các bước như sau: (Nguồn https://techtalk.vn/quy-trinh-phat-trien-phan-mem.html) 1. Thu thập thông tin và xác định yêu cầu 2. Phân tích và thiết kế hệ thống. 3. Xây dựng (hay "triển khai", "mã hóa", "viết mã"). 4. Kiểm thử phần mềm. 5. Chỉnh sửa và hoàn thành phần mềm. 6. Cài đặt vận hành và bảo trì. 3.1 THU THẬP THÔNG TIN (REQUIREMENTS) Với mục tiêu và phạm vi được xác định là xây dựng phần mềm với chức năng quản lý sổ liên lạc học sinh cấp trung học sơ sở và trung học phổ thông tại Trường PT Thực hành Sư phạm đáp ứng theo yêu cầu thực tế của đơn vị và các quy định có liên quan, việc thu thập thông tin được tập trung vào 02 nội dung chính sau: (i) Thực trạng về công tác quản lý sổ liên lạc học sinh cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông; (ii) Yêu cầu cải tiến của nhà trường đối với công tác này. Phương pháp được sử dụng chủ yếu là khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp các giáo viên, lãnh đạo phụ trách công tác quản lý sổ liên lạc; kết hợp với nghiên cứu, tổng hợp các văn bản có liên quan đến công tác quản lý sổ liên lạc và công tác ứng dụng CNTT để làm cơ sở cho phân tích, thiết kế và xây dựng chương trình. Phần mềm mới sau khi được xây dựng sẽ được cài đặt và vận hành thử nghiệm và tổ chức lấy kiến phản hồi qua phiên họp trao đổi, góp ý trực tiếp từ các giáo viên, lãnh đạo của Trường PT Thực hành Sư phạm; phần mềm tiếp tục được hoàn thiện theo các ý kiến phản hồi trực tiếp hoặc qua điện thoại, email. 8 3.2 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ (ANALYSIS & DESIGN) Trên cơ sở các thông tin thu được, việc phân tích hệ thống được thực hiện theo các bước:  Xác định yêu cầu của nhà trường đối với công tác quản lý sổ liên lạc (tự động hóa quá trình nhập, tính điểm và in phiếu liên lạc; hỗ trợ dịch vụ trực tuyến, hỗ trợ tra cứu, thống kê, báo cáo theo mẫu, lấy ý kiến phản hồi từ phụ huynh);  Xác định chức năng cần thiết và qui trình quản lý;  Xác định giải pháp và công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị; Tiến hành phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu; Qui trình quản lý thông tin giáo viên và sinh viên dựa vào phần mềm quản lý Trường học của Bộ Giáo dục. Kết hợp thu thập thông tin về hiện trạng Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm; trao đổi trực tiếp với cán bộ phụ trách quản lý phần mềm;... để lấy xác định yêu cầu và xây dựng qui trình quản lý sổ liên lạc và qui trình quản lý có liên quan (quản lý giáo viên, phân công dạy, học sinh....). Thu thập thông tin về hiện trạng và qui trình quản lý tại Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm; Trao đổi trực tiếp với Cán bộ phụ trách quản lý phần mềm để lấy yêu cầu về qui trình quản lý học sinh và giáo viên. Sau khi thu thập thông tin tác giả tiến hành phân tích các thông tin về giáo viên, học sinh và qui trình xử lý điểm để thiết kế cơ sở dữ liệu. Dựa vào thông tin đã được thu thập và cung cấp tại Trường tiến hành nghiên cứu và phân tích cơ sở dữ liệu dựa trên hệ quan hệ; tiến hành cài đặt thử nghiệm cơ sở dữ liệu mở NoSQL MongoDB để thử nghiệm. Quá trình thiết kế được tập trung cụ thể hóa các giải pháp, qui trình và thiết kế giao diện:  Giải pháp về công nghệ: Mô hình dịch vụ, nền tảng phát triển, ngôn ngữ lập trình, hệ quản trị CSDL, công cụ;  Giải pháp về hạ tầng mạng, phần cứng, thiết bị phụ trợ Trong quá trình phân tích và thiết kế, đề tài sử dụng ngôn ngữ UML để mô tả các sơ đồ tác nhân (Use case). Sau khi phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu tác giả tiến hành sử dụng các công cụ máy tính cài đặt các phân mềm môi trường phục vụ việc lập trình xây dựng phần mềm Phần cứng máy tính:  Máy tính có kết nối mạng (dịch vụ web). Các công cụ phần mềm mở có liên quan để phát triển như: 9  Hệ điều hành máy chủ vận hành: CentOS, đáp ứng tiêu chuẩn mã nguồn mở đề cập trong tư 20/2014/TT-BTTTT.  Phần mềm máy chủ: Apache Server  Công cụ lập trình: Notepad++, Eclipse  Các trình duyệt web: IE, Chrome, Firefox, Safari,  Ngôn ngữ: PHP, Javascript, HTML5, CSS3.  Cơ sở dữ liệu: MongoDB phiên bản ≥ 2.4. 3.3. XÂY DỰNG PHẦN MỀM (CODING) Tiến hành xây dựng phần mềm dựa vào thông tin phân tích và thiết kế như sau:  Ngôn ngữ lập trình phía máy chủ xử lý PHP.  Lập trình phần mềm theo hướng đối tượng (OOP, Object Oriented Programing).  Ngôn ngữ lập trình phía người dùng HTML5, CSS3, Javascript trong đó có sử dụng Frontend framework MetroUI và Javascript Framework jQuery.  Phần mềm hoạt động theo mô hình máy khách - máy chủ (client – server), dữ liệu tập trung ở máy chủ.  Phần mềm hoạt động trên nền tảng web. 3.4. KIỂM THỬ (TESTING) Sau khi xây dựng các chức năng phần mềm tiến hành cài đặt lên máy chủ vận hành thử tại địa chỉ: Gửi các giáo viên trường PT Thực hành Sư phạm sử dụng vận hành thử, sau đó tổ chức họp góp ý thêm các chức năng tại phòng máy Trường PT Thực hành Sư phạm. 3.5. CHỈNH SỬA VÀ HOÀN THÀNH (IMPLEMENTATION) Sau thời gian vận hành thử nghiệm tác giả tiến hành chỉnh sửa các lỗi cũng như các yều về chức năng yêu cầu bổ sung. Sau đó tiến hành kiểm tra và chỉnh sửa cho đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng. 3.6. CÀI ĐẶT VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ (OPERATIONS & MAINTENACE) Hoàn chỉnh đóng gói phần mềm đưa vào sử dụng vận hành phần mềm, sau đó tiến hành bảo trì và bổ sung thêm các chức năng nếu có. 10 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 PHẦN MỀM SỔ LIÊN LẠC ĐIỆN TỬ 4.1.1 Mô hình xây dựng phần mềm Hình 1: Mô hình phát triển phần mềm 4.1.2 Qui trình quản lý của phần mềm Qua khảo sát, công tác đánh giá, xếp loại học sinh cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được Trường PT Thực hành Sư phạm thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học Phổ thông. Theo đó, công tác đánh giá, xếp loại học sinh được thực hiện sau mỗi học kỳ và cả năm học gồm: (1)Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm; và (2)đánh giá, xếp loại học lực. Cụ thể các nội dung liên quan đến quá trình đánh giá và xếp loại được quy định chi tiết trong Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT. Trường PT Thực hành Sư phạm đang có nhu cầu ứng dụng phần mềm mới hỗ trợ công tác quản lý sổ liên lạc tiện lợi với các tính năng:  Nhập điểm trực tuyến mọi lúc mọi nơi (với điều kiện có internet).  Nhập điểm một lần tự tính các kết quả như điểm trung bình, học lực, xếp hạng, bảng điểm tổng hợp, 11  Xuất và in phiếu liên lạc theo giữa học kỳ và cuối học kỳ.  Ngoài ra yêu cầu phần mềm cho phép người dùng xuất bảng điểm của lớp ra tập tin Excel để nhập điểm, sau đó cho phép chắc năng import lại phần mềm khi có internet.  Xuất thống kê báo cáo theo các biểu mẫu của Sở giáo dục. Qua nghiên cứu, tổng hợp các văn bản liên quan đến đến ứng dụng CNTT tại các sở giáo dục và đào tạo:  Công văn số 4622/BGDĐT-CNTT ngày 20/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2016 – 2017;  Công văn số 4983/BGDĐT-CNTT, ngày 28/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2015 – 2016;  Công văn số 5041/BGDĐT-CNTT ngày 16 /9/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2014 – 2015;  Thông tư 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;  Thông tư 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/3/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục;  Qui trình quản lý thông tin giáo viên và sinh viên dựa vào phần mềm quản lý Trường học (VEMIS) của Bộ Giáo dục. Theo đó, các thông tư và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT của Bộ Giáo dục đều hướng đến việc tăng cường ứng dụng CNTT, đặc biệt là phần mềm mã nguồn mở, đẩy mạnh ứng dụng trực tuyến theo mô hình dịch vụ phần mềm trong quản lý điều hành giáo dục. Ngoài ra, cần đầu tư hạ tầng CNTT trong các cơ sở giáo dục đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả tiết kiệm, nhà trường cần hoàn thành nối cáp quang internet và trang bị đủ thiết bị CNTT phục vụ công tác quản lý, điều hành. Đối với Trường PT Thực hành Sư phạm là đơn vị trực thuộc Trường Đại học An Giang, nền tảng phát triển ứng dụng CNTT của Trường Đại học An Giang chủ yếu là phát triển dựa vào mã nguồn mở và phần mềm hoạt động trên nền WEB. Do đó, để phát triển phần mềm ưu tiên sử dụng mã nguồn mở và hoạt động trên nền WEB thì ngôn ngữ lập trình PHP được ưu tiên lựa chọn vì PHP là ngôn ngữ 12 lập trình WEB thông dụng, dễ sửa dụng và cài đặt, theo đó hệ quản trị cơ sở dữ liệu lớn được lựa chọn sử dụng là MongoDB. Kết quả thu thập thông tin quan trọng nhất là thông tư 58/2010/TT-BGDĐT là cơ sở tham khảo để thiết kế và xây dựng phần mềm quản lý điểm, cũng như các chức năng chính của phần mềm như: - Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm. - Đánh giá, xếp loại học lực. - Hình thức đánh giá và kết quả các môn học sau một học kỳ, cả năm học. - Hình thức kiểm tra, các loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra. - Số lần kiểm tra và cách cho điểm. - Kiểm tra, cho điểm các môn học tự chọn và chủ đề tự chọn thuộc các môn học. - Cách tính kết quả môn học của mỗi học kỳ, cả năm học. - Cách tính điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học - Cách xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học. 13 4.1.3 Các bảng cơ sở dữ liệu Phân tích các bảng dữ liệu quản lý Sổ liên lạc điện tử như sau: Danh mục năm học Khóa Trường dữ liệu Kiểu dữ liệu PK _id ObjectId Tên năm học String Học kỳ mặc định String Bảng 1: Danh mục năm học Danh mục lớp học Khóa Trường dữ liệu Kiểu dữ liệu PK _id ObjectId Mã lớp học String Tên lớp học String Bảng 2: Danh mục lớp học Danh mục môn học Khóa Trường dữ liệu Kiểu dữ liệu PK _id ObjectId Mã môn học String Tên môn học String Bảng 3: Danh mục môn học Danh mục Tổ chuyên môn Khóa Trường dữ liệu Kiểu dữ liệu PK _id ObjectId Tên Tổ String Bảng 4: Danh mục Tổ chuyên môn 14 Danh mục Học sinh Khóa Trường dữ liệu Kiểu dữ liệu PK _id ObjectId Mã số học sinh String Họ tên String Ngày sinh Date Số chứng minh nhân dân String Giới tính String Nơi sinh String Quê quán String Hộ khẩu thường trú String Nơi ở hiện nay String Dân tộc String Tôn giáo String Quốc tịch String Ngày vào Đoàn Date Ngày vào Đảng Date Điện thoại String Email String Mã xác nhận phụ huynh String Họ tên của cha String Năm sinh của cha String Đơn vị công tác của cha String Họ tên của mẹ String Năm sinh của mẹ String 15 Đơn vị công của tác của mẹ String Khen thưởng String Kỹ luật String Hình ảnh String Ghi chú String Tốt nghiệp Numbers (0,1) Bảng 5: Danh mục học sinh Danh mục Giáo viên Khóa Trường dữ liệu Kiểu dữ liệu PK _id ObjectId Mã số Giáo viên String Họ tên String Giới tính String Số hiệu công chức String Ngày sinh Date Nơi sinh String Chứng minh nhân dân String Ngày cấp Date Nơi cấp String Dân tộc String Tôn giáo String Quốc tịch String Quê quán String Địa chị thường trú String Nơi ở hiện nay String 16 Điện thoại String Email String Tình trạng hôn nhân String Ngày vào Đảng Date Chức vụ Đảng String Trình độ String Chuyên ngành String Mã ngạch String Tên ngạch String Bậc lương String Hệ số lương String Khen thưởng String Kỹ luật String Hình ảnh String Ghi chú String Bảng 6: Danh mục giáo viên Phân công giảng dạy Khóa Trường dữ liệu Kiểu dữ liệu PK _id ObjectId FK Giáo viên (id_giaovien) ObjectId FK Lớp học (id_lophoc) ObjectId FK Năm học (id_namhoc) ObjectId FK Môn học (id_monhoc) Bảng 7: Phân công giảng dạy 17 Phân công Giáo viên chủ nhiệm Khóa Trường dữ liệu Kiểu dữ liệu PK _id ObjectId FK Giáo viên (id_giaovien) ObjectId FK Lớp học (id_lophoc) ObjectId FK Năm học (id_namhoc) ObjectId FK Môn học (id_monhoc) Bảng 8: Phân công Giáo viên chủ nhiệm Phân công Giáo viên thuộc tổ chuyên môn Khóa Trường dữ liệu Kiểu dữ liệu PK _id ObjectId FK Tổ (id_to) ObjectId FK Giáo viên (id_giaovien) ObjectId FK Năm học (id_namhoc) ObjectId Bảng 9: Phân công Giáo viên thuộc tổ chuyên môn Khóa nhập điểm Khóa Trường dữ liệu Kiểu dữ liệu PK _id ObjectId FK Năm học (id_namhoc) ObjectId FK Lớp học (id_lophoc) ObjectId FK Môn học (id_monhoc) ObjectId Học kỳ String Khóa Number (0,1) Bảng 10: Khóa nhập điểm 18 Điểm danh học sinh Khóa Trường dữ liệu Kiểu dữ liệu PK _id ObjectId FK Học sinh (id_danhsachlop) ObjectId Ngày nghỉ Date Học kỳ String Phép nghỉ Number (Có phép, Không phép) Bảng 11: Điểm danh học sinh Danh sách lớp Khóa Trường dữ liệu Kiểu dữ liệu PK _id ObjectId FK Học sinh (id_hocsinh) ObjectId FK Lớp học (id_lophoc) ObjectId FK Năm học (id_namhoc) ObjectId Điểm môn học học kỳ 1 Array Điểm môn học học kỳ 2 Array Đánh giá học kỳ 1 Array Đánh giá học kỳ 2 Array Bảng 12: Danh sách lớp Lưu ý: Ở phần thiết kết CSDL ở bảng Danh sach lớp đã thiết kế bao gồm bảng điểm và các bảng điểm học kỳ 1 và 2 đều nằm trong điểm môn học học kỳ 1 và 2 hay đánh giá hạnh kiểm cũng nằm trong đánh giá học kỳ 1 và 2 ở bảng trên. Do sử dụng CSDL NoSQL (MongoDB) và cấu trúc lưu trữ theo dạng JSON cho nên chúng ta sẽ bố trí bảng điểm và đánh giá của từng học sinh như sau: 19 Điểm môn học học kỳ 1: [ { Môn học (id_monhoc): ObjectId, //Môn 1 Điểm cột miệng: [Array điểm], Điểm cột 15 phút: [Array điểm], Điểm cột 1 tiết: [Array điểm], Điểm cột thi [Array điểm] }, { Môn học (id_monhoc): ObjectId, //Môn 2 Điểm cột miệng: [Array điểm], Điểm cột 15 phút: [Array điểm], Điểm cột 1 tiết: [Array điểm], Điểm cột thi [Array điểm] } ], //Kết thúc học kỳ 1 Điểm môn học học kỳ 2: [ { Môn học (id_monhoc): ObjectId, //Môn 1 Điểm cột miệng: [Array điểm], Điểm cột 15 phút: [Array điểm], Điểm cột 1 tiết: [Array điểm], Điểm cột thi [Array điểm] }, { Môn học (id_monhoc): ObjectId, //Môn 2 Điểm cột miệng: [Array điểm], Điểm cột 15 phút: [Array điểm], Điểm cột 1 tiết: [Array điểm], Điểm cột thi [Array điểm] } ]// Kết thúc học kỳ 2 20 Thiết kế CSDL lưu trữ đánh giá học sinh ở các học kỳ như sau: Đánh giá học kỳ 1: [ { Hạnh kiểm: String, Nghỉ có phép: Number, Nghỉ không phép: Number, Nghỉ luôn: Number (0,1), Ghi chú: String } ], Đánh giá học kỳ 2: [ { Hạnh kiểm: String, Nghỉ có phép: Number, Nghỉ không phép: Number, Nghỉ luôn: Number (0,1), Ghi chú: String } ] Tài khoản người dùng Khóa Trường dữ liệu Kiểu dữ liệu PK _id ObjectId Tên tài khoản String Mật khẩu String Giáo viên (id_giaovien) ObjectId Học sinh (id_hocsinh) ObjectId Quyền Numbers Bảng 13: Tài khoản người dùng 21 4.1.4 Quan hệ các bảng dữ liệu Hình 2: Quan hệ các bảng dữ liệu 22 4.1.5 Qui trình sử dụng các phần mềm Hình 3: Qui trình sử dụng phần mềm 23 Qui trình sử dụng phần mềm Sổ liên lạc điện tử như sau: 1. Chuẩn bị danh mục: đầu năm học quản trị (admin) sẽ nhập bị các danh mục cho năm học như: - Danh mục Năm học. - Danh mục Lớp học. - Danh mục Môn học. - Danh mục Tồ chuyên môn. - Danh mục Học sinh. - Danh mục Giáo viên. 2. Phân công: quản trị (admin) sẽ phân công các chức năng quản lý như: - Tạo danh sách lớp hoặc kết chuyển lên lớp cho các học sinh có sẵn ở Trường. - Có thể nhập (import) danh sách học sinh từ tập tin Excel. - Phân công Giảng dạy. - Phân công Giáo viên chủ nhiệm. - Phân công Tổ chuyên môn cho Giáo viên. 3. Nhập điểm, đánh giá, điểm danh học sinh. - Giáo viên giảng dạy (teacher) sẽ tiến hành nhập điểm khi có điểm môn học mình giảng dạy. Việc nhập điểm có thể nhập trực tuyến hoặc xuất ra tập tin Excel bảng điểm và nhập vào sau đó import lại phần. - Giáo viên chủ nhiệm (teacher) nhập đánh giá học sinh. Việc nhập này giáo viên xuất ra tập tin Excel và nhập vào sau đó import lại phần mềm. - Giáo viên chủ nhiệm sẽ nhập điểm danh học sinh. 4. In phiếu liên lạc giữa kỳ: giáo viên chủ nhiệm in phiếu liên lạc giữa kỳ. 5. Khóa nhập điểm: sau khi nhập điểm và nhập đánh giá xong quản trị (admin) tiến hành khóa. 6. In phiếu liên lạc học kỳ: giáo viên chủ nhiệm tiến hành in phiếu liên lạc học kỳ và in bảng điểm tổng hợp. 7. Thông kê: Các chức năng thống kê và báo cáo. 24 4.1.6 Sơ đồ Use case các chức năng Hình 3: Sơ đồ Use case tổng quát Hình 4: Sơ đồ Use case dành cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm (teacher) uc Tong quat SOÅ LIEÂN LAÏC ÑIEÄN TÖÛ Quaûn trò (admin) Giaùo vieân Chuû nhieäm PHHS/Hoïc sinh Quaûn trò (admin) Ñaêng nhaäp/Ñaêng xuaát/Ñoåi maät khaåu Tra cöùu thoâng tin Caäp nhaät thoâng tin Quaûn lyù caùc chöùc naêng GVCN Quaûn lyù danh muïc Quaûn trò chung Quaûn lyù caùc chöùc naêng GVBM Users Thoáng keâ baùo caùo Giaùo vieân Chuû nhieäm Giaùo vieân Boä moân Quaûn trò uc Teacher SOÅ LIEÂN LAÏC ÑIEÄN TÖÛ Giaùo vieân Boä moân Nhaäp ñieåm Export baûng ñieåm (Excel) Import baûng ñieåm Excel) Tra cöùu thoâng tin Thoáng keâ baùo caùo Xem danh saùch lôùpXem ñieåm theo moân hoïc Giaùo vieân chuû nhieäm Nhaäp ñaùnh giaù hoïc sinh Export danh saùch ñaùnh giaù (Excel) Import danh saùch ñaùnh giaù (Excel) In phieáu lieân laïc In baûng ñieåm toång hôïp Xuaát caùc maãu thoáng keâ khaùc Ñieåm danh tröïc tuyeán «extend» «extend» «extend» «extend» «extend» «extend» «extend» «extend» «extend» 25 Hình 5: Sơ đồ Use case dành cho quản trị (admin) uc Admin SOÅ LIEÂN LAÏC ÑIEÄN TÖÛ Quaûn lyù danh muïc Quaûn trò (admin) Danh muïc Naêm hoïc Danh muïc Lôùp hoïc Danh muïc Moân hoïc Caùc chöùc naêng quaûn lyù Thoáng keâ baùo caùo Phaân coâng GVCN Phaân coâng Giaûng daïy Taïo danh saùch lôùp Danh muïc Hoïc sinh Danh muïc Giaùo vieân Khoaù/môû nhaäp ñieåm Import/Export Quaûn lyù ngöôøi duøng Import danh saùch lôùp Export baùo caùo Tra cöùu thoâng tin Xem phaân coâng giaûng daïy Xem phaân coâng GVCN Thoâng tin Giaùo vieân Thoâng tin Hoïc sinh Danh muïc Toå Phaân coâng Toå Keát chuyeån lôùp «extend» «extend» «extend» «extend» «extend» «extend» «extend»«extend» «extend» «extend» «extend» «extend» «extend» «extend» «extend» «extend» «extend» «extend» 26 Hình 6: Sơ đồ Use case dành cho học sinh/PHHS (student) 4.1.7 Thiết kế giao diện phần mềm Phần mềm Sổ liên lạc điện tử được thiết kế giao diện chạy trên nền Web, với các ngôn ngữ thiết kế HTML5, CSS3 và Javascript. Đồng thời cũng sử dụng Front- End Framework MetroUI, đây cũng là Framework mã nguồn mở được thiết kế theo tiêu chuẩn nền Web có chức năng Responsive và tương thích với đa số trình duyệt Web và sử dụng mã Code UTF-8 tương thích với ngôn ngữ tiếng Việt. Truy cập vào địa chỉ đang vận hành ta được giao diện đăng nhập như sau: Hình 7: Giao diện đăng nhập hệ thống phần mềm uc USE CASE STUDENT SOÅ LIEÂN LAÏC ÑIEÄN TÖÛ Hoïc sinh/PHHS Xem phieáu lieân laïc theo naêm hoïc vaø lôùp hoïc Gôûi yù kieán cuûa PHHS 27 Sau khi đăng nhập ta được màn hình quản lý chung cho quản trị bao gồm các chức năng như sau:  Quản lý danh mục  Quản lý các chức năng chung  Thống kê báo cáo  Thống kê điểm bài thi  Thống kê kết quả giảng dạy.  Quản lý tài khoản người dùng Hình 8: Màn hình quản trị phần mềm (admin) Màn hình quản lý chức năng của giáo viên thì giới hạn một số quyền như: quản lý danh mục, tài khoản chỉ được quyền thay đổi mật khẩu và giới hạn một số quyền thống kê khác. 28 Hình 9: Màn hình quản lý của Giáo viên Màn hình quản lý của học sinh cũng như phụ huynh học sinh đơn giản có chức năng xem phiếu liên lạc, in phiếu liên lạc và thay đổi thông tin cá nhân. Tuy nhiên ở PHHS có thêm mã xác nhận để điền ý kiến của PHHS trực tuyến. Hình 10: Màn hình quản lý của học sinh/PHHS Một số mành chính và quan trọng của phần mềm: 29 Hình 11: Màn hình nhập điểm 30 Hình 12: Màn hình in bảng điểm tổng hợp 31 Hình 13: Màn hình in phiếu liên lạc học sinh 32 Hình 14: Màn hình thống kê điểm theo môn học Trên đây là một số giao diện màn hình chính của phần mềm, tuy nhiên hệ thống có rất nhiều màn hình quản lý cho các chức năng khác nhau, chi tiết xin vui lòng xem phụ lục. 4.1.8 Kết quả xây dựng chương trình phần mềm. Phần mềm “Sổ liên lạc điện tử” đã đáp ứng công tác quản lý với đầy đủ chức năng mà nhóm nghiên cứu đã xây dựng theo yêu cầu thực tế tại trường PT Thực hành Sư Phạm với các chức năng chi tiết như sau: 33 STT CHỨC NĂNG QUẢN LÝ QUYỀN SỬ DỤNG I QUẢN LÝ DANH MỤC 1 Danh mục Năm học Quản trị 2 Danh mục Lớp học Quản trị 3 Danh mục Môn học Quản trị 4 Danh mục Tổ chuyên môn Quản trị 5 Danh mục Học sinh Quản trị 6 Danh mục Giáo viên Quản trị II CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ 7 Tạo danh sách lớp Quản trị 8 Nhập (Import) danh sách học sinh Quản trị 9 Kết chuyển lên lớp Quản trị 10 Phân công Giáo viên chủ nhiệm Quản trị 11 Phân công giảng dạy Quản trị 12 Phân công tổ chuyên môn Quản trị 13 Nhập điểm trực tuyến Giáo viên giảng dạy 14 Xuất bảng điểm ra Excel Giáo viên giảng dạy 15 Nhập điểm (Import) từ từ tập tin Excel Giáo viên giảng dạy 16 Khóa nhập điểm Quản trị 17 Điểm danh Giáo viên chủ nhiệm 18 Xuất bảng đánh giá ra Excel Giáo viên chủ nhiệm 19 Đánh giá học sinh (Import) từ tập tin Excel Giáo viên chủ nhiệm III THỐNG KÊ 20 Danh sách lớp theo thứ tự Quản trị, Giáo viên 34 21 Danh sách lớp theo hạng Quản trị Giáo viên chủ nhiệm 22 Danh sách lớp theo danh hiệu (xem và in) Quản trị Giáo viên chủ nhiệm 23 Danh sách điểm theo môn học (xem và in) Quản trị, Giáo viên 24 Phiếu liên lạc giữa kỳ (xem và in) Giáo viên chủ nhiệm Học sinh/PHHS 25 Phiếu liên lạc học kỳ (xem và in) Giáo viên chủ nhiệm Học sinh/PHHS 26 Bảng điểm tổng hợp Quản trị Giáo viên chủ nhiệm 27 Thống kê theo Học lực – Hạnh kiểm Quản trị Giáo viên chủ nhiệm 28 Thống kê theo Học lực – Hạnh kiểm (là người dân tộc) Quản trị Giáo viên chủ nhiệm 29 Thống kê xếp loại môn học theo lớp (xem và in) Quản trị Giáo viên chủ nhiệm IV THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI THI 30 Thống kê điểm bài thi theo bảng điểm Cá nhân (xem và in) Quản trị Giáo viên giảng dạy 31 Thống kê điểm bài thi theo Môn học (xem và in) Quản trị Giáo viên giảng dạy 32 Thống kê điểm bài thi theo Khối (xem và in) Quản trị Giáo viên 34 Thống kê điểm bài thi theo Giáo viên (xem và in) Quản trị Giáo viên 35 Thống kê điểm bài thi theo Tổ chuyên môn (xem và in) Quản trị Giáo viên V THỐNG KÊ KẾT QUẢ GIẢNG DẠY 35 36 Kết quả giảng dạy theo bảng điểm Cá nhân (xem và in) Quản trị Giáo viên giảng dạy 37 Kết quả giảng dạy theo Môn học (xem và in) Quản trị Giáo viên giảng dạy 38 Kết quả giảng dạy theo Khối (xem và in) Quản trị Giáo viên 39 Thống kê kết quả giảng dạy theo Giáo viên (xem và in) Quản trị Giáo viên 40 Kết quả giảng dạy theo Tổ chuyên môn (xem và in) Quản trị Giáo viên VI QUẢN TRỊ TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG 41 Danh sách Tài khoản (Thêm/Xóa/Sửa) Quản trị 42 Phân quyền tài khoản người dùng Quản trị 43 Thông tin chi tiết tài khoản Quản trị Giáo viên Học sịnh/PHHS 44 Thay đổi mật khẩu Quản trị Giáo viên Học sịnh/PHHS 45 Đăng nhập/Đăng xuất Quản trị Giáo viên Học sịnh/PHHS 4.2 THẢO LUẬN Kết quả nghiên cứu “Sổ liên lạc điện tử” đã đáp ứng nhu cầu quản lý điểm tại trường PT Thực hành Sư Phạm về các chức năng quản lý điểm tập trung và nhập điểm mọi nơi mọi lúc. Các giáo viên chỉ cần nhập điểm một và các kết quả đều tự động tính toán. Phương pháp tính toán kết quả chủ yếu dựa vào quy định Thông tư 58/2010/TT- BGDĐT về các tính toán điểm trung bình môn, trung bình học kỳ, trung bình cả năm, xếp loại học lực. Mặc dù phần mềm không có chức năng nhắn tin SMS tức thời, nhưng phần mềm cũng đã đáp ứng chức năng cho phép học sinh/PHHS tra cứu điểm số mọi nơi 36 mọi lúc (có kết nối internet), đồng thời cho phép PHHS ghi ý kiến phản hồi trên phiếu liên lạc trực tuyến. Hình 15: Gởi ý kiến trực tuyến của PHHS Tuy các kết quả trên đáp ứng được nhu cầu quản lý điểm tại trường PT Thực hành Sư Phạm nhưng chưa đáp ứng hoàn toàn công tác quản lý đến khâu in ra sổ gọi tên và ghi điểm. Và đây cũng là khâu quan trọng của các giáo viên khi kết thúc năm học, vì giáo viên ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm rất sẽ sai sót. Do đó, hướng phát triển tiếp theo của phần mềm này sẽ bổ sung thêm các chức năng in ra quyển sổ gọi tên và ghi điểm; gởi tin nhắn SMS khi cần thông báo điểm; phát triển thêm một số dịch vụ chạy trên các thiết bị di động và đặc biệt là trên nền Android, IOS và Windows Phone. 37 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Sổ liên lạc điện tử đáp đáp ứng yêu cầu quản lý điểm và in ra phiếu liên lạc điện tử tại trường PT Thực hành Sư Phạm, giúp ích cho các giáo viên giảng dạy nhập điểm tiện lợi ở mọi nơi mọi lúc như các giáo viên giảng dạy có thể nhập điểm trực tiếp trên phần mềm hoặc có thể kết xuất ra tập tin Excel nhập vào và Import lại phần mềm. Phần mềm còn giúp cho các giáo viên chủ nhiệm in phiếu liên lạc trực tuyến theo thiết kế tiện lợi, dễ nhìn phân tách ra 2 bảng điểm (bảng điểm số và bảng điểm đánh giá). Đồng thời còn giúp giáo viên chủ nhiệm cập nhật đánh giá học sinh cuối năm bằng cách kết xuất bảng đánh ra tập tin Excel và sau đó import lại phần mềm. Các giáo viên chủ nhiệm có thể sử dụng phần mềm điểm danh học sinh trực tuyến, và phần mềm tự động thống kê số ngày nghỉ vào phiếu liên lạc theo học kỳ. Sổ liên lạc điện tử còn giúp cho Ban giám hiệu nhà trường thống kê báo cáo các bảng số liệu báo cáo nhanh và chính xác theo các biểu mẫu báo cáo mới nhất của Sở Giáo dục và Đào tạo như:  Thống kê điểm bài thi theo bảng điểm Cá nhân  Thống kê điểm bài thi theo Môn học  Thống kê điểm bài thi theo Khối  Thống kê điểm bài thi theo Giáo viên  Thống kê điểm bài thi theo Tổ chuyên môn  Kết quả giảng dạy theo bảng điểm Cá nhân  Kết quả giảng dạy theo Môn học  Kết quả giảng dạy theo Khối  Thống kê kết quả giảng dạy theo Giáo viên  Kết quả giảng dạy theo Tổ chuyên môn Đến thời điểm 08/2017 “Sổ liên lạc điện tử” đã triển khải sử dụng quản lý cấp trung học cơ sở tại Trường PT Thực hành Sư Phạm với cơ sở dữ liệu quản lý như sau: thông tin học sinh (1155 học sinh), thông tin giáo viên (90 giáo viên), và cơ sở dữ liệu điểm của 1823 học sinh (ở năm học 2016 – 2017 và học kỳ I của năm học 2017 – 2018). 5.2 KIẾN NGHỊ Mặc dù Sổ liên lạc điện tử đáp ứng nhu cầu quản lý điểm hiện tại tại trường PT Thực hành Sư phạm, tuy nhiên theo xu hướng phát triền công nghệ thì đây cũng là nền tảng phát triển thêm các chức năng tiếp theo của phần mềm như:  Phát triển thêm chức năng in sổ gọi tên và ghi điểm (Sổ điềm cái), đây cũng là chức năng yêu cầu cấp thiết của giáo viên giảng dạy tại trường mỗi khi cuối năm phải ghi lại điểm vào sổ gọi tên ghi điểm. 38  Chức năng nhắn tin tức thời SMS, khi cần thông báo ngay về số điểm hoặc tình hình học của học sinh cho PHHS.  Các dịch vụ phần mềm khác tương thích với các thiết bị di động Android, ISO và Windows Phone.  Các chức năng khác của hệ thống nều cần tích hợp như: thu học phí, xếp thời khóa biểu,  Khung kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin ngành Giáo dục Đào tạo giai đoạn 2016 – 2020 bao gồm: cách thức tổ chức hệ thống thông tin dạy học và quản lý giáo dục, nhân lực (giáo viên, học sinh, quản lý cấp Trường, Sở, UBND); qui trình phục vụ dạy hoc và quản lý thể hiện trong hệ thống thông tin; công nghệ (kiến trúc CNTT và các ứng dụng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành giáo dục). 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO Alex Libby. (2012). Jquery tools ui library. Birmingham B3 2PB, UK: Packt Publishing. Alex Libby. & Dan Wellman. (2013). Jquery ui 1.10: the user interface library for jquery. Birmingham B3 2PB, UK: Packt Publishing. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Công văn số 4622/BGDĐT-CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2016 – 2017. Hà Nội: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2012). Thông tư (53/2012/TT-BGDĐT) quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Hà Nội: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2012). Thông tư (40/2012/TT- BGDĐT) ban hành quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng - an ninh. Hà Nội: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Thông tư (58/2011/TT-BGDĐT) ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Hà Nội: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chirs Pitt. (2012). Pro php mvc. New York, NY: Apress. Eelco Plugge., Peter Membrey., & Tim Hawkins. (2010). The eefinitive guide to mongodb: the nosql database for cloud and desktop computing. New York, NY: Apress. Jason Lengstorf. (2010). Pro php and jquery. New York, NY: Apress. Jquery framework programming. Retrieved from Hasin Hayder. (2007). Object-oriented programming with php5. Birmingham, B27 6PA, UK: Packt Publish. Huỳnh Văn Đức. (2003).Giáo trình nhập môn UML. NXB Lao động xã hội. Kyle Banker. (2012). Mongodb in action. Shelter Island, NY 11964: Manning Publications. 40 Learning php, html, css, javascript. Retrieved from Website: www.w3schools.com/ Metro UI CSS the front-end framework for developing projects on the web in Windows Metro Style. Retrieved from Website: https://metroui.org.ua/ Mongodb database management. Retrieved from Website: Php language programming. Retrieved from Rubayeet Islam. (2011). Php and mongodb web development, Birmingham B3 2PB, UK: Packt Publishing. Steve Francia. (2012). Mongodb and php. Sebastopol, CA 95472: O’Reilly Published. Steven Holzner. (2011). Sams teach yourself html5 in 10 minutes, United States of America: Sams Publishing. 41 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Màn hình quản lý danh mục năm học Phụ lục 2: Màn hình quản lý danh mục lớp học 42 Phụ lục 3: Màn hình quản lý danh mục môn học Phụ lục 4: Màn hình quản lý tổ chuyên môn 43 Phụ lục 5: Màn hình quản lý Danh mục học sinh Phụ lục 6: Màn hình quản lý danh mục giáo viên Phụ lục 7: Màn hình Import danh sách học sinh 44 Phụ lục 8: Màn hình kết chuyển lên lớp 45 Phụ lục 9: Màn hình phân công giáo viên chủ nhiệm Phụ lục 10: Thêm phân công giáo viên chủ nhiệm 46 Phụ lục 11: Màn hình phân công giảng dạy Phụ lục 12: Màn hình thêm phân công giảng dạy Phụ lục 13: Màn hình phân công tổ chuyên môn 47 Phụ lục 14: Màn hình nhập điểm từ tập tin Excel 48 Phụ lục 15: Màn hình nhập đánh học sinh giá từ tập tin Excel 49 Phụ lục 16: Màn hình điểm danh học sinh 50 Phụ lục 17: Thống kê danh sách theo hạng 51 Phụ lục 18: Bảng điểm theo môn học 52 Phụ lục 19: Phiếu liên lạc học sinh 53 Phụ lục 20: Thống kê kết quả theo lớp Phụ lục 21: Thống kê điểm bài thi theo cá nhân 54 Phụ lục 22: Kết quả giảng dạy theo bảng điểm cá nhân Phụ lục 23: Quản lý tài khoản người dùng Phụ lục 24: Thêm tài khoản người dùng 55 Phục lục 25: Hướng dẫn sử dụng phần mềm (đổi mật khẩu) 56 Phục lục 26: Hướng dẫn sử dụng phần mềm (Nhập điểm trực tuyến) 57 Phục lục 27: Hướng dẫn sử dụng phần mềm (Nhập điểm bắng excel) 58

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_lien_lac_dien_tu_5907_2082216.pdf