So sánh chính thể cộng hòa tổng thống với chính thể cộng hòa đại nghị trong nhà nước tư sản

Tuy đây là đề tài mà mọi người biết rất nhiều nhưng D vẫn muốn post lên mong được sự góp ý của tất cả tham khảo và góp ý. Với khả năng nhận thức còn kém và sự hiểu biết còn nông can nhưng D đã cố gắng rất nhiều trong bài viết này. Hy vọng nó cũng đem lại kết quả cho người đọc. Chính thể cộng hòa là một loại hình tổ chức nhà nước dân chủ, ở đó chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân và nhân dân bầu ra những người đại diện để thực hiện chủ quyền đó. Chính thể cộng hòa là một mô hình tổ chức nhà nước tư sản hoàn toàn từ bỏ một cách tuyệt đối với mọi dấu ấn của nhà nước phong kiến chuyên chế. Chính thể cộng hòa tư sản tồn tại hai dạng thức cơ bản, phổ biến nhất là cộng hòa tổng thống (Mỹ, Mêhicô, Philippin, Achentina, Vênêxuêla) và cộng hòa đại nghị (Italia, Đức, Hunggari, Ấn Độ, Xlôvakia). Vậy, giữa hai hình thức chính thể cộng hòa này có những điểm gì giống và khác nhau

doc2 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 48285 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh chính thể cộng hòa tổng thống với chính thể cộng hòa đại nghị trong nhà nước tư sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
So sánh chính thể cộng hòa tổng thống với chính thể cộng hòa đại nghị trong Tuy đây là đề tài mà mọi người biết rất nhiều nhưng D vẫn muốn post lên mong được sự góp ý của tất cả tham khảo và góp ý. Với khả năng nhận thức còn kém và sự hiểu biết còn nông can nhưng D đã cố gắng rất nhiều trong bài viết này. Hy vọng nó cũng đem lại kết quả cho người đọc. Chính thể cộng hòa là một loại hình tổ chức nhà nước dân chủ, ở đó chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân và nhân dân bầu ra những người đại diện để thực hiện chủ quyền đó. Chính thể cộng hòa là một mô hình tổ chức nhà nước tư sản hoàn toàn từ bỏ một cách tuyệt đối với mọi dấu ấn của nhà nước phong kiến chuyên chế. Chính thể cộng hòa tư sản tồn tại hai dạng thức cơ bản, phổ biến nhất là cộng hòa tổng thống (Mỹ, Mêhicô, Philippin, Achentina, Vênêxuêla) và cộng hòa đại nghị (Italia, Đức, Hunggari, Ấn Độ, Xlôvakia). Vậy, giữa hai hình thức chính thể cộng hòa này có những điểm gì giống và khác nhau. I. NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU - Đều là hình thức cộng hòa dân chủ. - Về căn bản, đều đã xóa bỏ các tàn dư của chế độ quân chủ. - Đều là hình thức cai trị tiến bộ hơn chế độ quân chủ. - Nhân dân bầu ra một cơ quan đại diện cho mình nắm quyền lực tối cao của Nhà nước theo nhiệm kỳ nhất định. - Quyền Lập pháp thuộc về nghị viện và quyền Tư pháp thuộc về hệ thống tòa án. II. NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU 1. Những điểm khác nhau cơ bản 1.1. Vai trò của tổng thống Dưới hình thức chính thể cộng hòa tổng thống, vai trò của tổng thống rất lớn - vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy Hành pháp, trực tiếp điều hành Hành pháp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Tổng thống chỉ chịu trách nhiệm trước cử tri mà không chịu trách nhiệm trước nghị viện. Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật mà nghị viện đã thông qua. Quyền lực của tổng thống là công cụ chủ yếu của cơ chế chuyên chính tư sản ở hình thức chính thể này. Trong khi đó, dưới hình thức chính thể cộng hòa đại nghị, vai trò của tổng thống ít quan trọng hơn. Tổng thống do nghị viện bầu ra, được Hiến pháp quy định khá nhiều quyền, song trên thực tế tổng thống không phải là người nắm quyền Hành pháp thực chất mà chỉ giữ vai trò đại diện Quốc gia về đối nội và đối ngoại, tham gia phần nào vào Lập pháp và nắm quyền Hành pháp tượng trưng. Do đó, tổng thống không phải chịu bất kỳ một trách nhiệm nào trừ khi phản bội Tổ quốc hay vi phạm nghiệm trọng Hiến pháp, Pháp luật. 1.2. Chính phủ Trong chính thể cộng hòa tổng thống, chính phủ do tổng thống lập ra, không có chức thủ tướng, tổng thống là trung tâm quyết sách của chính phủ. Tổng thống có toàn quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm các thành viên của chính phủ theo chính kiến của mình. Các thành viên của chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước tổng thống và được coi là những người giúp việc hay cố vấn cho tổng thống. Chính phủ độc lập với nghị viện, không chịu trách nhiệm trước nghị viện. Trong chính thể cộng hòa đại nghị, chính phủ được lập ra trên cơ sở của nghị viện và chịu trách nhiệm trước nghị viện. Tổng thống bổ nhiệm các thành viên của chính phủ không phải từ thẩm quyền đặc biệt của mình mà từ đại diện của Đảng hoặc liên minh của các Đảng có đa số ghế trong nghị viện. Đứng đầu chính phủ là thủ tướng - lãnh tụ của Đảng cầm quyền, lấn át cả tổng thống. Chính phủ cũng là cơ quan chủ yếu trong bộ máy chuyên chính tư sản ở hình thức chính thể này. 1.3. Nghị viện Ở chính thể cộng hòa tổng thống, nghị viện không có quyền đặt vấn đề không tín nhiệm tổng thống hoặc một bộ trưởng nào đó, ngược lại nghị viện có quyền khởi tố, xét xử tổng thống và các thành viên của chính phủ theo thủ tục “đàn hạch” khi những người này vi phạm công quyền. Tổng thống không phải đặt vấn đề tín nhiệm bản thân hay tín nhiệm bộ máy Hành pháp ra trước nghị viện. Tổng thống không có quyền giải thể nghị viện trước thời hạn đồng thời nghị viện cũng không có quyền lật đổ chính phủ. Còn ở chính thể cộng hòa đại nghị, nghị viện có quyền lực tối cao, nghị viện giám sát chính phủ và có quyền giải thể chính phủ khi không còn tín nhiệm chính phủ, các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước nghị viện kể cả trách nhiệm liên đới và trách nhiệm cá nhân. Nhưng chính phủ cũng có thể tác động ngược lại đối với nghị viện bằng quyền yêu cầu tổng thống giải thể nghị viện trước thời hạn và tiến hành bầu nghị viện mới. 2. Những điểm khác nhau khác - Trong chính thể cộng hòa tổng thống, tổng thống thành lập nội các từ số các chính khách không phải là nghị sỹ. Còn trong chính thể cộng hòa đại nghị, thì chỉ bổ nhiệm bộ trưởng trong số các thành viên của nghị viện. - Ở chính thể cộng hòa tổng thống, các thành viên Hành pháp và tổng thống không có quyền trình dự Luật trước nghị viện. Còn ở chính thể cộng hòa đại nghị, các dự Luật của nghị viện về nguyên tắc chỉ được xuất phát từ chính phủ - Hành pháp. - Dưới chính thể cộng hòa tổng thống, quyền Hành pháp thuộc về tổng thống. Còn dưới chính thể cộng hòa đại nghị, quyền Hành pháp do hai bộ phận nắm giữ là tổng thống và chính phủ (chủ yếu là nội các).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSo sánh chính thể cộng hòa tổng thống với chính thể cộng hòa đại nghị trong nhà nước tư sản.doc