So sánh mô hình liên kết kinh tế giữa cộng đồng kinh tế ASEAN và liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu, triển vọng của AEC vào năm 2015

NỘI DUNG I. SO SÁNH MÔ HÌNH KIÊN KẾT KINH TẾ CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ LIÊN MINH KT- TIỀN TỆ CHÂU ÂU1. So sánh cấu trúc nội dung của cộng đồng kinh tế ASEAN và liên minh kinh tế- tiền tệ Châu  1.1. Những điểm giống nhau của cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Liên minh kinh tế- tiền tệ châu Âu (EEC) Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Liên minh kinh tế- tiền tệ châu Âu (EEC) là các cộng đồng kinh tế có quá trình hợp tác lâu dài và tương đối ổn định. Cùng với mục tiêu phát triển kinh tế, AEC và EEC có những điểm chung sau:

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8000 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh mô hình liên kết kinh tế giữa cộng đồng kinh tế ASEAN và liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu, triển vọng của AEC vào năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ BÀI NỘI DUNG I, So sánh cấu trúc nội dung của cộng đồng kinh tế ASEAN và liên minh kinh tế- tiền tệ Châu Âu Những điểm giống nhau của cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Liên minh kinh tế- tiền tệ châu Âu (EEC) Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Liên minh kinh tế- tiền tệ châu Âu (EEC) là các cộng đồng kinh tế có quá trình hợp tác lâu dài và tương đối ổn định. Cùng với mục tiêu phát triển kinh tế, AEC và EEC có những điểm chung sau: EEC và AEC đều được thành lập trong xu thế toàn cầu hóa. Do đó, trong quá trình phát triển các cấp độ liên kết, hai cộng đồng có nhiều nét tương đồng với nhau. Mục tiêu của AEC và EEC đều hướng tới tạo ra một khu vực ổn định phát triển Những điểm khác nhau của cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Liên minh kinh tế- tiền tệ châu Âu (EEC). Cấu trúc nội dung của cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) Theo các văn bản pháp lý của ASEAN, cấu trúc nội dung của AEC bao gồm: Một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất. Một khu vực kinh tế cạnh tranh cao. Một khu vực phát triển kinh tế đồng đều. Một khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. Với cấu trúc nội dung này, AEC đã thực hiện các hoạt động cụ thể để hướng tới thực hiện các nội dung bằng các hoạt động cụ thể như thực hiện việc cắt giảm thuế quan CEPT, tất cả các quốc gia trong khu vực đều phải lập chương trình cắt giảm thuế quan xuống từ 0- 5%.... giảm thiểu biện pháp phi thuế quan, chương trình thống nhất hoạt động hải quan ASEAN được thực hiện một cách hiệu quả. Cấu trúc nội dung của liên minh kinh tế- tiền tệ châu Âu (EEC) EEC đã trải qua các giai đoạn của các cấp độ liên kết kinh tế quốc tế, do đó mục tiêu và các hoạt động của EEC nhằm hướng tới : Một nền kinh tế trí thức cạnh tranh nhất và năng động nhất trên thế giới. EU ngày nay được xem như là một đại quốc gia ở châu Âu, chính sách thương mại chung của EU cũng giống như chính sách thương mại của một quốc gia, bao gồm chính sách nội thương và chính sách ngoại thương đi đến sự thống nhất trong các hoạt động kinh tế của khu vực. II. So sánh Cấp độ liên kết của cộng đồng kinh tế ASEAN và liên minh kinh tế- tiền tệ Châu Âu Xét về nội dung, các liên kết kinh tế khu vực được cấu thành từ một hoặc một số nội dung: Sự tự do thương mại về hàng hoá Sự tự do thương mại về dịch vụ; Sự tự do luân chuyển đầu tư; Sự tự do di chuyển lao động; Thuế quan chung đối với bên ngoài; Hài hoà và phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô; Đồng tiền và chính sách tiền tệ chung. Cũng như căn cứ vào số lượng và tính chất của các yếu tố trên , có 5 loại hình hội nhập kinh tế khu vực được phân thành các cấp độ cơ bản cơ bản: - Câu lạc bộ thương mại ưu đãi ( PTC) - Khu vực mậu dịch tự do ( FTA) - Liên minh hải quan (CU) - Thị trường chung ( CM) - Liên minh kinh tế và tiền tệ( EMU) Trong đó, PTC được thành lập bởi hai hay nhiều nước khi họ thực hiện biện pháp cắt giảm một số loại thuế quan nhất định đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá từ các nước thành viên. Đây là cấp độ liên kết thấp nhất của hội nhập kinh tế khu vực. FTA là liên kết giữa hai hay nhiều nước nhằm mục đích tự do hoá buôn bán một số mặt hàng nhất định, bãi bỏ tất cả thuế quan xuất nhập khẩu và tất cả các hạn ngạch đối với thương mại hàng hoá qua lại giữa các nước này (nhưng vẫn giữ nguyên thuế quan với các nước khác). Từ đó thành lập thị trường thống nhất giữa các nước nhưng mỗi nước thành viên vẫn thi hành chính sách thuế quan độc lập với các nước ngoài FTA. CU là hình thức liên kết mà ngoài việc thoả thuận loại bỏ thuế quan và các rào cản khác với toàn bộ hoặc một phần hoạt động mậu dịch trong thương mại nội bộ, các nước thành viên còn thiết lập một biểu thuế quan chung, có chính sách thuế quan chung với nước ngoài CU. CM là liên kết kinh tế có sự tự do di chuyển hàng hoá tư bản và sức lao động giữa các nước thành viên với nhau. Liên minh kinh tế và liên minh tiền tệ là hai giai đoạn phát triển của cấp độ liên kết EMU. Trong đó, EU là liên kết có sự phát triển cao về sự di chuyển tự do hàng hoá, dịch vụ, sức lao động, tư bản giữa các nước thành viên. Liên minh tiền tệ là cấp độ liên kết cao nhất mà ở đó các nước thành viên phải phối hợp chính sách tiền tệ với nhau, cùng thực hiện một chính sách tiền tệ thống nhất và cuối cùng là sử dụng chung đồng tiền đó, Liên minh châu Âu EU đã đạt đến được cấp độ liên kết cao nhất này kể từ khi cho ra đời đồng EURO vào ngày 1/ 1/2002. AEC với mục tiêu trở thành “ một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ” chỉ đáp ứng được hai yếu tố là sự tự do hoá thương mại và tự do di chuyển yếu tố sản xuất. Xét trên lí thuyết, với những nội dung trên, AEC không thuộc bất kì hình thức hội nhập kinh tế khu vực nào. Sự liên kết của AEC cao hơn 1 FTA nhưng chưa thể là 1 CM. Như vậy theo quan điểm phổ biến có thể coi AEC là một thị trường chung trừ ( CM- trừ đi hai yếu tố thuế quan chung và hài hoà chính sách kinh tế ) hay là một FTA+ ( cộng thêm tự do di chuyển các yếu sản xuất) Như vậy, so sánh về cấp độ liên kết giữa liên minh kinh tế- tiền tệ Châu âu EEC với cộng đồng kinh tế ASEAN thì ta thấy rõ liên minh kinh tế- tiền tệ Châu âu đã đạt tới cấp độ liên kết cao nhất là EMU hướng tới một liên minh kinh tế tiền tệ hướng đến sử dụng đồng tiền chung và chính sách tiền tệ chung- cấp độ liên kết cao hơn nhiều so với cộng đồng kinh tế AEC chưa thuộc bất kì cấp độ liên kết nào, sự liên kết của cộng đồng kinh tế AEC cao hơn khu vực thương mại tự do nhưng chưa đủ để trở thành một thị trường chung. III. Triển vọng của AEC vào năm 2015 Với những kết quả đạt được và nỗ lực hôm nay của các nước ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN với hình thái là một FTA+ sẽ được hoàn thành vào năm 2015. Bởi vì cả các nhân tố khách quan cũng như chủ quan đều ủng hộ cho hướng phát triển này, vì suy cho cùng sự hợp tác cho FTA trước đây vẫn còn khá hẹp thì trong tương lai sự phát triển này sẽ được mở rộng và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên với xu thế hợp tác Đông Á đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, một khu vực thương mại tự do toàn Đông Á hoặc hơn nữa là một cộng đồng kinh tế Đông Á có khả năng được hình thành trong nay mai. Vì thế AEC sẽ buộc phải phát triển liên minh thuế quan và thị trường chung để không bị hòa tan song lộ trình như thế nào và thời điểm nào mới chính là bài toán đặt ra cho chính AEC. Một trong những nguyên tắc chìa khóa vàng để khi gia nhập vào các tổ chức quốc tế khác đảm bảo cho ASEAN luôn giữ được tiếng nói cũng như giúp ASEAN không dễ dàng bị áp đặt cũng như hòa tan đó là “Nguyên tắc đồng thuận”; trong hợp tác kinh tế cũng vậy. Nhưng với những tiềm năng về tài nguyên, con người ASEAN cần hoạch định ra một chính sách hiệu quả, linh hoạt hơn nữa chứ không nên dừng lại ở quyết sách hay mà thực thi thì dừng ở mức khiêm tốn như hiện nay. Các quốc gia trong ASEAN cần hợp tác với nhau sâu rộng hơn nữa, bắt tay nhau cùng thực hiện để có sự thống nhất trong nội khối; đối với hợp tác ngoài khối nên hợp tác trên phương diện ASEAN với các quốc gia khác và tổ chức khác ( không nên như hiện tại – một thực tế là các quốc gia trong ASEAN có tâm lý thích hợp tác song phương với các cường quốc như Hoa Kỳ, Anh, Pháp,..). Nguyễn Thu Trang, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) – Từ tầm nhìn tới hành động, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học luật Hà Nội. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSo sánh mô hình liên kết kinh tế giữa cộng đồng kinh tế ASEAN và liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu, triển vọng của AEC vào năm 2015.doc
Luận văn liên quan