So sánh quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định công ước Luật Biển năm 1982
Về nghĩa vụ, quốc gia ven biển phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp lợi ich thu được từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên thềm lục địa nằm ngoài giới hạn 200 hải lí kể từ đường cơ sở, trong khi đó việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế không phải áp dụng quy định tương tự.
- Về quyền tài phán, cũng xuất phát từ sự khác biệt về quyền chủ quyền nên dẫn đến sự khác biệt về quyền tài phán. Đối với thềm lục địa quốc gia có quyền tài phán đối với các đặc quyền của mình, trong khi đó quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế hạn chế hơn trong các lĩnh vực: bảo vệ và giữ gìn môi trường biển; nghiên cứu, quản lí và tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học biển; lĩnh vực lắp đặt và xây dựng các đảo nhân tạo, công trình và thiết bị trên biển. Sự hạn chế này nhằm đảm bảo quyền các quốc gia khác trong vùng đặc quyên kinh tế, loại bỏ các quy định của quốc gia ven biển có thể làm ảnh hưởng đến những quyền lợi đó.
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7341 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định công ước Luật Biển năm 1982, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
So sánh quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định công ước Luật Biển năm 1982.
BÀI LÀM:
1. Những điểm tương đồng về quy chế pháp lí giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Quy chế pháp lí cả hai vùng đều có các quy định thể hiện quyền chủ quyền quốc gia nhất định. Quyền chủ quyền của hai vùng này tuy thể hiện lợi ích mà quốc gia ven bờ được hưởng nhưng không có nghĩa là sự lãnh thổ hóa đối với chúng, quyền chủ quyền này thể hiện sự dung hòa giữa lợi ích quốc gia(có tính chất ưu tiên) và lợi ích quốc tế(mà cụ thể là lợi ích của các quốc gia khác đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa nêu trên). Ví dụ: quyền đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị công trình trên vùng đặc quyền kinh tế( Điều 60) đồng nhất với các quyền này của trên thêm lục địa( Điều 80)
Quy chế pháp lí cả hai vùng đều ghi nhận quyền tài phán của quốc gia ven biển. Các quyền tài phán này xuất phát từ tính đặc quyền của quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển, nghĩa là trong lĩnh vực mà quốc gia đó có quyền thì đi kèm là quyền tài phán trong lĩnh vực đó. Theo Công ước 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển, quyền tài phán của thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế là tương đồng, đều không làm ảnh hưởng đến quyền tự do truyền thống của các quốc gia khác. Ví dụ: Nghị định 36 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 9/6/1999
Quy chế pháp lí của hai vùng đều có các quy định về quyền của các quốc gia khác trong hai vùng biển này. Đây cũng là biểu hiện của sự dung hòa lợi ích, pháp luật quốc gia và quốc tế như đã nêu trên, có những quyền chủ quyền dành cho quốc gia ven biển thì cũng có những quyền dành cho các quốc gia khác phù hợp lợi ích các bên và luật pháp quốc tế.
Các quy chế pháp lí của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đều bảo đảm lợi ích của các quốc gia, đảm bảo nguyên tắc công bằng, dân chủ tiến bộ của luật pháp quốc tế và không gây ảnh hưởng đến các vùng khác của cộng đồng quốc tế.
2. Những điểm khác biệt về quy chế pháp lí giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Tuy đều là vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia, đều có những đặc quyền đối với vùng biển đó.Xuất phát từ bản chất sự hình thành hai vùng này, thềm lục địa là phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ còn vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải-lãnh thổ trên biển của quốc gia, nên các đặc quyền này có sự khác biệt nhất định.
- Về mặt đối tượng của các quy định về đặc quyền của quốc gia, vùng đặc quyền kinh tế có đối tượng là các lợi ích về tài nguyên thiên nhiên( sinh vật, không sinh vật) trong cột nước của vùng trong khi đó đối tượng đặc quyền của thềm lục địa là tài nguyên( khoáng sản, sinh vật thuộc loài định cư, không sinh vật) trên bề mặt đáy biển hay lòng đất dưới đáy biển. ví dụ: các đàn cá là tài nguyên của vùng đặc quyền kinh tế mà không phải của thềm lục địa, trong khi đó dầu mỏ là tài nguyên của thềm lục địa.
- Các quyền trong vùng đặc quyền kinh tế và các quyền trong thềm lục địa khác nhau về tính chất đặc quyền của chúng, các quyền của thềm lục địa có tính chất đặc quyền cao hơn. Tính đặc quyền cao hơn ở chỗ: quyền chủ quyền của quốc gia ven biển không cần xác lập thông qua một tuyên bố rõ ràng như vùng đặc quyền kinh tế;quyền chủ quyền đối với thềm lục địa không bị ràng buộc chia sẻ trong mọi trường hợp trong khi đối với vùng đặc quyền kinh tế nó phải được xem xét lợi ích các quốc gia khác( khoản 2 điều 56). Tính đặc quyền cao hơn này cũng là một trong các lí do dẫn đến quy định về các quyền trong chương V Công ước 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển nhiều hơn và phức tạp hơn trong chương VI.
- Về nghĩa vụ, quốc gia ven biển phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp lợi ich thu được từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên thềm lục địa nằm ngoài giới hạn 200 hải lí kể từ đường cơ sở, trong khi đó việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế không phải áp dụng quy định tương tự.
- Về quyền tài phán, cũng xuất phát từ sự khác biệt về quyền chủ quyền nên dẫn đến sự khác biệt về quyền tài phán. Đối với thềm lục địa quốc gia có quyền tài phán đối với các đặc quyền của mình, trong khi đó quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế hạn chế hơn trong các lĩnh vực: bảo vệ và giữ gìn môi trường biển; nghiên cứu, quản lí và tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học biển; lĩnh vực lắp đặt và xây dựng các đảo nhân tạo, công trình và thiết bị trên biển. Sự hạn chế này nhằm đảm bảo quyền các quốc gia khác trong vùng đặc quyên kinh tế, loại bỏ các quy định của quốc gia ven biển có thể làm ảnh hưởng đến những quyền lợi đó.
Sự khác biệt ở đây không phải là đề cập đến nội dung các quy phạm về đặc quyền của các quốc gia trong từng vùng, bởi vì về mặt đối tượng tác động của các quy phạm có sự khác nhau: đối tượng của các quy định về đặc quyền của vùng đặc quyền kinh tế là các tài nguyên thiên nhiên( sinh vật, không sinh vật) trong cột nước của vùng; đối tượng của các quy định về đặc quyền của thềm lục địa là tài nguyên trên bề mặt đáy biển hay lòng đất dưới đáy biển. Sự khác biệt ở đây là tính đặc quyền
ghi nhận trong điểm a khoản 1 Điều 56 Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- So sánh quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định công ước Luật Biển năm 1982.doc