So sánh và bình luận nội dung quy định tại Điều 75 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) và Điều 78 Luật ban Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008

LỜI MỞ ĐẦU Nhà nước khi đưa ra những chính sách để thực hiện công việc quản lí xã hội của mình cần phải đưa ra những quy định mang tính mệnh lệnh bắt buộc dưới hình thức văn bản pháp luật. Vậy những quy định có tính bắt buộc này có hiệu lực từ khi nào, đây là điểm cần bàn. Vì thời điểm có hiệu lực của văn bản pháp luật cũng là thời điểm các chủ thể được luật điều chỉnh phải thực hiện đúng quy định, chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định. Bài tập nhóm của nhóm 4 N.04 trình bày ý kiến về vấn đề “So sánh và bình luận nội dung quy định tại Điều 75 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) và Điều 78 Luật ban Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008”. Hai điều luật tại hai văn bản luật này quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. NỘI DUNG Điều 75. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật Điều 78. Thời điểm có hiệu lực và việc đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật 1. Về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật 2. Về việc đăng Công báo KẾT THÚC

doc9 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2788 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh và bình luận nội dung quy định tại Điều 75 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) và Điều 78 Luật ban Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nhà nước khi đưa ra những chính sách để thực hiện công việc quản lí xã hội của mình cần phải đưa ra những quy định mang tính mệnh lệnh bắt buộc dưới hình thức văn bản pháp luật. Vậy những quy định có tính bắt buộc này có hiệu lực từ khi nào, đây là điểm cần bàn. Vì thời điểm có hiệu lực của văn bản pháp luật cũng là thời điểm các chủ thể được luật điều chỉnh phải thực hiện đúng quy định, chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định. Bài tập nhóm của nhóm 4 N.04 trình bày ý kiến về vấn đề “So sánh và bình luận nội dung quy định tại Điều 75 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) và Điều 78 Luật ban Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008”. Hai điều luật tại hai văn bản luật này quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. NỘI DUNG Trước tiên để so sánh, chúng ta cần nắm được nội dung của hai điều luật nói trên Tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002), Điều 75 quy định như sau: Điều 75. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật 1.Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước kí lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác. 2.Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác. 3.Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản pháp luật liên tịch có hiệu lực sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng Công báo hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó. Đối với văn bản quy phạm pháp luật cùa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn. Tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, điều 78 quy định như sau: Điều 78. Thời điểm có hiệu lực và việc đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật 1. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là Công báo) chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. 2. Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và các trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này. Trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo. Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật trên Công báo chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản. Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc. Chính phủ quy định cụ thể về Công báo. Hai điều luật tồn tại ở hai văn bản luật khác nhau, đều nhằm mục đích quy định việc có hiệu lực của văn bản pháp luật. Những quy định nằm trong hai điều này có những nét chung. Cụ thể: - Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực sau một khoảng thời gian luật định kể từ ngày kí - Việc đăng Công báo là cần thiết để đảm bảo tính có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật Tức là tinh thần của hai điều luật này đều quy định VBQPPL khi đã được kí ban bành và đáp ứng một số yêu cầu khác (sau 15/45 ngày kể từ ngày kí ban hành, đăng Công báo…) thì sẽ có hiệu lực. Việc đăng Công báo đều nhằm mục đích công khai minh bạch đối với VBQPPL (trừ trường hợp là bí mật nhà nước) Dựa trên nội dung chính là quy định những vấn đề về ngày có hiệu lực và đăng Công báo, điều 75 và điều 78 có những điểm khác biệt sẽ được làm rõ dưới đây. 1. Về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật Luật 1996 quy định cụ thể đối với từng đối tượng, còn Luật 2008 quy định chung cho mọi đối tượng trừ một số trường hợp đặc biệt. Một điểm khác biệt lớn là về thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL sau khi văn bản đã được kí thông qua. Luật 1996 quy định mốc 15 ngày phổ biến đối với các văn bản. Đây là điểm thay đổi trong Luật 2008. Sở dĩ như vậy vì dựa trên cơ sở thực tế ban hành văn bản, để các cơ quan hữu quan có thể thực hiện cần một khoảng thời gian nhất định. Thời gian đó dùng để ban hành những văn bản hướng dẫn xuống các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện những quy định đó. 15 ngày là khoảng thời gian quá ngắn, nhất là đối với các quy định về những vấn đề phức tạp (thuế, lương,…). Khi luật mới 2008 được ban hành, con số 15 ngày được nâng lên thành 45 ngày. Điều này phù hợp với thực trạng các quan hệ xã hội ngày một đa dạng, cần có pháp luật để điều chỉnh, như vậy số lượng các văn bản tăng lên, đi kèm với nó thời gian để các cơ quan hữu quan tiến hành đưa luật vào thực tế đời sống phải dài hơn. Thêm nữa, khi trình độ dân trí ngày càng tăng, nhu cầu hiểu biết và cập nhật pháp luật cũng tăng cao, khoảng thời gian “giáp hạt” giữa luật cũ và luật mới dài hơn cũng nhằm mục đích những nội dung và quy định mới của luật được đi sâu hơn vào đời sống nhân dân. Một sơ sở nữa cho việc quy định mốc thời gian 45 ngày là để phù hợp với quy định tại Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kì mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tham gia kí kết. Một điểm đáng chú ý nữa trong quy định của hai điều luật này là về thời điểm có hiệu lực của văn bản trong tình trạng khẩn cấp. Luật 1996 quy luật năm định thời điểm có hiệu lực của văn bản được ban hành trong tình trạng khẩn cấp không rõ ràng như trong luật 2008. Nếu như luật 1996 quy định chung chung “Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.”, nhưng luật lại không quy định “sớm hơn” được hiểu như thế nào, điều này gây khó khăn cho các cơ quan chịu trách nhiệm thi hành. Trong khi đó, luật 2008 quy định khá cụ thể còn có trích ra những ví dụ để cơ quan áp dụng nhanh chóng, kịp thời, không lúng túng: “Trường hợp văn bản QPPL quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.” Việc luật 2008 quy định văn bản trong tình trạng khẩn cấp có thể có hiệu lực ngay kể từ ngày kí, đây vừa là một quy định rõ ràng, vừa gián tiếp đặt trách nhiệm cho các cơ quan hữu quan để triển khai thi hành hiệu quả. Điều này khắc phục được hạn chế của luật 1996 là quy định chung chung khiến việc luật được thực thi khó hơn, các cơ quan dễ đẩy trách nhiệm cho nhau. Trên thực tế, những công việc cần giải quyết ngay, những văn bản có hiệu lực ngay là những công việc khó khăn và gấp gáp nên sẽ dễ xảy ra trường hợp các cơ quan không thực hiện hoặc thực hiện chậm công việc cần phải làm. 2. Về việc đăng Công báo Luật 1996 không quy định cụ thể về việc bắt buộc phải đăng Công báo, nhưng luật 2008 quy định rất chi tiết. Theo đó: + Văn bản QPPL phải được đăng Công báo; + Văn bản QPPL không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung bí mật nhà nước và các trường hợp ban hành văn bản trong trường hợp đột xuất, văn bản kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai, dịch bệnh. + Trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan ban hành văn bản QPPL phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo; + Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn bản QPPL trên Công báo chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản; + Văn bản QPPL đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc Về vấn đề này đây là sự đổi mới toàn diện, thể hiện tối đa nguyên tắc “quyền lực thuộc về nhân dân” và đảm bảo tính công khai minh bạch của hệ thống văn bản QPPL. Hiện nay, qua các kênh thông tin đại chúng như báo đài, truyền hình… nhân dân vẫn được tìm hiểu và tiếp cận với những văn bản pháp luật mới. Tuy nhiên, để đảm bảo sự chính xác cũng như tìm hiểu cặn kẽ, việc đăng Công báo là cần thiết. Điều này phù hợp với trình độ phát triển dân trí còn chưa đồng đều trong nước ta. Thực tế không phải ai cũng có thể tiếp nhận các kênh thông tin nghe nhìn một cách dễ dàng, nguyên nhân có thể do điều kiện kinh tế, điều kiện địa lí hoặc do khả năng nhận thức của bản thân. Việc này còn giúp hoạt động tuyên truyền pháp luật trong nhân dân dễ hơn (ví dụ: ở những nơi vùng sâu vùng xa, cán bộ pháp luật đi hướng dẫn tuyên truyền cho nhân dân không thể sử dụng những kênh nghe nhìn như vô tuyến, đài… nhưng họ có thể mang theo Công báo vì Công báo được ấn hành và phát rộng rãi) Việc quy định đăng Công báo là bắt buộc cũng thể hiện được tính xã hội của Nhà nước. Với mục đích để nhân dân nắm bắt được những quy định, cùng Nhà nước thực hiện đúng những quy định đó, đăng Công báo cũng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Vì các hoạt động của nhà nước đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho nhân dân, cần sự hợp tác và động viên khích lệ từ phía nhân dân. Một khi nhân dân hiểu được trách nhiệm của mình đối với Nhà nước (được thể hiện qua những quy định về nghĩa vụ) thì hoạt động của Nhà nước sẽ dễ dàng thực hiện hơn rất nhiều. Có thể nói, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) còn nhiều điểm bất cập khi quy định không rõ ràng về việc đăng Công báo, việc đăng Công báo không bắt buộc và cũng không có chế tài cho việc các cơ quan không tuân thủ trình tự này. Liên quan đến nội dung này, báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/05/2006 ( trang 7) đã đăng một trường hợp vướng mắc khi tính thời điểm có hiệu lực của văn bản pháp luật như sau: “ Năm 1995, cha con ông Nguyễn văn Tuấn ngụ tại phố Hàng Gai, Quận Hoàn Kiếm bị công an thành phố Hà nội khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân. Sau đó, TAND thành phố Hà Nội xử sơ thẩm ông Tuấn 7 năm tù giam, còn người con gái được tuyên vô tội. Ông Tuấn kháng cáo. Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại HN đã hủy bản án sơ thẩm để điều tra xét xử lại. Tháng 8/2000 ông Tuấn được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an ra quyết định đình chỉ điều tra bị can vì không phạm tội. Đến tháng 7 năm 2005, ông Tuấn làm đơn gửi TAND Tối cao tại TP Hà Nội, đồng thời con gái ông cũng làm đơn gửi VKSND thành phố Hà nội yêu cầu được bồi thường thiệt hại theo nghị quyết 388 ngày 17/3/2003 của Ủy ban thường vụ quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Bảy tháng sau, VKS nhân dân trả lời con gái ông Tuấn : “Thời hiệu xét bồi thường là hai năm tính từ ngày nghị quyết 388 có hiệu lực thi hành. Nghị quyết 388 đã được đăng toàn văn trên báo Nhân dân ngày 09/04/2003 nên có thể tính đó là ngày công bố Nghị quyết, vì vậy đến ngày 9/4/2005, thời hiệu để xét bồi thường đã hết”. Nghị quyết 388 ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây hình sự gây ra không ghi ngày có hiệu lực, không được Chủ tịch nước công bố, không đăng Công báo. Vậy, xác định thời điểm nghị quyết có hiệu lực dựa vào căn cứ nào? Đây là một ví dụ thực tế cho thấy sự bất cập khi hiệu lực của văn bản không được xác định rõ ràng. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng tác động của văn bản. Từ trường hợp nêu trên, kiến nghị cần bổ sung quy định về việc công khai minh bạch hóa văn bản quy phạm pháp luật như là một trách nhiệm bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và là cơ sở pháp lý để xác định hiệu lực của văn bản. Nhìn chung, việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 là một sự đổi mới căn bản về quan điểm, kĩ thuật lập pháp. Đây là một văn bản quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo nghị quyết số 48- NO/TW ngày 24 tháng năm 2005 của bộ chính trị và các cam kết của nước ta khi gia nhập WTO. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 nói chung đã có những bước tiến mới quan trọng khắc phục được hầu hết những hạn chế mà luật ban cũ còn vướng mắc, hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ đây sẽ có những thành quả cao hơn. KẾT THÚC Việc so sánh nội dung của Điều 75 (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 sửa đổi, bổ sung năm 2002) và Điều 78 (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008) cho ta thấy được sự khác nhau khi quy định về cùng một vấn đề, đây là một tất yếu khi các quan hệ xã hội cần được pháp luật điều chỉnh ngày càng tăng và pháp luật cần có những quy định phù hợp để đáp ứng nhu cầu này. Thêm vào đó, ta cũng nhận thấy sự tiến bộ trong quá trình làm luật, những quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn và tất nhiên dễ hiểu, dễ áp dụng hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSo sánh và bình luận nội dung quy định tại Điều 75 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) và Điều 78 Luật ban B.doc
Luận văn liên quan