Sổ tay hành vi hạn chế cạnh tranh - Một số vụ việc điển của Châu Âu

LỜI MỞ ĐẦU Việc xuất bản cuốn sổ tay "Hành vi hạn chế cạnh tranh: Một số vụ việc điển hình của châu Âu" nằm trong khuôn khổ hoạt động của Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên (EU - Việt Nam MUTRAP III). Mục đích của Dự án là tăng cường năng lực của Bộ Công Thương (BCT) trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược hội nhập kinh tế và thương mại của Việt Nam, trong đó có hợp phần 5 mang tên "Tăng cường năng lực của các bên liên quan đến chính sách cạnh tranh nhằm bảo đảm một sân chơi bình đẳng và công bằng cho mọi doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng thông qua việc thực thi Luật Cạnh tranh". Mục tiêu của cuốn sổ tay này là phân tích các vụ việc cụ thể để chỉ ra tác hại của hành vi hạn chế cạnh tranh cũng như lợi ích của việc thực hiện thành công chính sách cạnh tranh phù hợp. Sau khi trao đổi với một số tổ chức, cá nhân liên quan như Hội đồng Cạnh tranh (VCC), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS), một số thẩm phán của Tòa án Nhân dân Tối cao, đại diện của Bộ Tư pháp các chuyên gia thống nhất sử dụng án lệ của Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên EU làm ví dụ minh họa. Tham chiếu đến nguồn án lệ của EU tập trung vào các hành vi hạn chế cạnh tranh cơ bản, không đề cập đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.1 Án lệ EU rất phù hợp để làm ví dụ minh họa cho Việt Nam vì nền kinh tế của các nước thành viên EU – đặc biệt là các nước Đông Âu – có tình trạng phổ biến là sự hiện diện mạnh mẽ của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp độc quyền nhà nước. Cuốn sổ tay này được chia thành ba chương. Chương I giới thiệu về pháp luật cạnh tranh, nêu ngắn gọn học thuyết kinh tế cơ sở của pháp luật cạnh tranh, xác định và nghiên cứu các nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh thông thường, mô tả, về nguyên tắc, các lợi ích trong việc thực hiện đúng các nguyên tắc cạnh tranh, được công nhận bởi các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Ngoài ra, các chuyên gia đưa ra nhận định tổng quát về pháp luật cạnh tranh của Việt Nam, gồm cả pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Chương II xem xét các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Những thỏa thuận này thông thường được xác định là các thỏa thuận giữa các chủ thể cạnh tranh trực tiếp (các thỏa thuận ngang) tác động tiêu cực đến cạnh tranh như là các cartel và các hành vi gian lận thầu (bidrigging). Ngoài ra, các chuyên gia cũng dẫn chiếu ngắn đến các thỏa thuận dọc, tác động tiêu cực đến cạnh tranh.2 Cuối cùng, Chương III xem xét các hành vi tập trung kinh tế 1 Khác với pháp luật cạnh tranh của EU, pháp luật cạnh tranh Việt Nam cấm (i) các hành vi hạn chế cạnh tranh và (ii) các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các qui định pháp luật điều chỉnh hai loại hành vi này có những đặc điểm rất khác nhau. Các quy định pháp luật cấm hành vi hạn chế cạnh tranh nhằm mục đích bảo vệ cạnh tranh bằng cách loại bỏ các sai phạm trên thị trường. Trong khi đó, các quy định cấm hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu điều chỉnh các quan hệ giữa một số ít các tổ chức kinh doanh. Các hành vi này chỉ gây hại đến một số tổ chức kinh doanh có liên quan mà không ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường. Cuốn sổ tay này sẽ chỉ xem xét các vấn đề liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh. 2 Thuật ngữ “các thỏa thuận dọc” đề cập đến các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh ở các cấp độ khác nhau của nền kinh tế (các doanh nghiệp này không phải là đối thủ cạnh tranh của nhau), ví dụ như nhà cung cấp và bên mua sản phẩm. Trong một số trường hợp những thỏa thuận như 3 hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.3 Chương này đề cập ngắn gọn đến phương pháp thường được áp dụng bởi các cơ quan quản lý cạnh tranh để xác định vị trí thống lĩnh thị trường và các trường hợp có sử dụng hoặc có khả năng sử dụng vị trí thống lĩnh bất hợp pháp. Chương này cũng đưa ra một số vụ việc về các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhà nước độc quyền hoặc được nhà nước trao cho một số quyền đặc biệt. Trước khi trao đổi về các chủ đề này cần lưu ý ba điểm quan trọng. Trước hết, pháp luật cạnh tranh là pháp luật kinh tế và do đó kiến thức về kinh tế là yêu cầu bắt buộc để nắm bắt được chủ đề này. Chương I giải thích học thuyết cơ sở của cạnh tranh hoàn hảo, nhưng còn rất nhiều điểm cần tìm hiểu trong nội dung này.4 Thứ hai, pháp luật cạnh tranh sử dụng rất nhiều thuật ngữ cụ thể có cùng nghĩa với các khái niệm pháp lý và kinh tế đã được xây dựng, ví dụ, “cartel”, “quyền lực thị trường”, “các rào cản gia nhập thị trường”, v.v. Các chuyên gia đã giải thích ngắn gọn một số khái niệm chính trong cuốn sổ tay này, những khái niệm đó đã được gạch chân để bạn đọc lưu ý. Tuy nhiên, để có thêm thông tin chi tiết, đề nghị tham khảo thêm Bảng chú giải các thuật ngữ được sử dụng trong chính sách cạnh tranh của EU.5 Lưu ý cuối cùng là để một quyết định có giá trị như tiền lệ pháp lý phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đưa ra các bằng chứng tương tự. Do đó, pháp luật về cạnh tranh nên được thực thi theo hướng, đặc biệt với luật sư và thẩm phán, tiếp cận tùy theo từng vụ việc cụ thể và việc tham chiếu đến các tiền lệ không phải là vấn đề nguyên tắc mà cần phải xem xét các tình tiết của các vụ việc có tương tự hay không. Cuốn sổ tay này hướng tới đối tượng là những người liên quan trực tiếp đến hoạt động thực thi pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam cũng như các cá nhân, tổ chức liên quan trực tiếp khác. Những đối tượng này bao gồm cán bộ của các cơ quan cạnh tranh, các cơ quan hành pháp khác của Việt Nam (trong lĩnh vực viễn thông, năng lượng, vận tải, bưu chính, bảo hiểm và ngân hàng ), thẩm phán, luật sư, nhà nghiên cứu và các tổ chức, cá nhân kinh doanh vậy tác động tiêu cực đến cạnh tranh, ví dụ khi nhà cung cấp ấn định giá bán lại của bên mua nhằm hạn chế khả năng bên mua giảm giá bán cho khách hàng của bên mua (ấn định giá bán lại). 3 Thuật ngữ “tập trung kinh tế” đề cập đến các thoả thuận tài chính theo đó hai hay nhiều doanh nghiệp độc lập quyết định kết hợp sức mạnh kinh tế của họ lại vào cùng một tổ chức duy nhất thông qua phương thức mua lại, sáp nhập hoặc liên doanh. Thuật ngữ “lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường” để chỉ hành vi của một doanh nghiệp có khả năng khống chế thị trường (thống lĩnh đơn nhất) và quyết định “lạm dụng” khả năng khống chế thị trường đối với khách hàng của mình hoặc các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hành vi lạm dụng được thực hiện bởi một vài doanh nghiệp không có vị trí thống lĩnh thị trường nếu đứng riêng rẽ, nhưng thông qua các hoạt động hợp tác, các doanh nghiệp này có được vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng khả năng khống chế thị trường của mình làm ảnh hưởng đến chi phí của khách hàng và đối thủ cạnh tranh (thống lĩnh nhóm – collective dominance). 4 Để có thêm thông tin chi tiết, đề nghị xem Chính sách Chống Độc quyền và Tổ chức Công nghiệp của Asch (Wiley bản sửa đổi, 1983), Chương 1: Hoạt động Kinh tế và Cấu trúc Thị trường Công nghiệp của Scherer và Ross (Houghton Mifflin, bản sửa đổi lần thứ 3, 1990), Chương 1 và 2: Các Nguyên tắc của Nền Kinh tế của Lipsey và Chrystal (Nhà Xuất bản Đại học Oxford, bản sửa đổi lần thứ 9, 1999), Chương 9: Nền Kinh tế Cạnh tranh của Peeperkorn và Metha, Chương 1 trong Luật EC về Cạnh tranh của Faull và Nikpay (Nhà Xuất bản Đại học Oxford, 1999). 5 Xem ec.europa.eu/competition/publications/glossary. 4 Cuối cùng, dự án hy vọng rằng cuốn sổ tay này sẽ mang lại những nội dung bổ ích, đóng góp vào việc nâng cao nhận thức tại Việt Nam về pháp luật cạnh tranh và các hành vi hạn chế cạnh tranh.

pdf63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3199 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ tay hành vi hạn chế cạnh tranh - Một số vụ việc điển của Châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc điều hành các chuyến bay của mình, doanh nghiệp này sẽ gánh chịu các chi phí ngầm cho tiếp thị rất cao,36 vấn đề ách tắc giao thông (đặc biệt tại sân bay Dublin) và sẽ phải chịu sự cạnh tranh mạnh từ phía doanh nghiệp sáp nhập.37 Ủy ban kết luận rằng các yếu tố trên không khuyến khích việc gia nhập thị trường vì nó tạo ra các rủi ro tài chính rất cao. Ủy ban nghiên cứu cấu trúc thị trường của từng đường bay trong số ba mươi lăm đường bay liên quan bị trùng lặp (xem ghi chú 15 và 16) và thấy rằng doanh nghiệp sáp nhập sẽ 33 Những sân bay thứ cấp này trước đó thường là những sân bay quân sự hoặc của địa phương được chuyển đổi thành các sân bay thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lên đối với các chuyến bay đến những địa điểm phổ thông hoặc du lịch. Có rất nhiều thí dụ cho kiểu sân bay này ở châu Âu, mà nổi tiếng nhất là ở Brussels, London và Paris. 34 Mô hình kinh doanh hàng không “Trục và nan hoa”, như là British Airways, Air France và Lufthansa, tạo lập các tuyến đường mới chỉ nhằm vận chuyển đến các trục (trung tâm) của các doanh nghiệp này và do đó cung cấp rất nhiều chuyến bay nối chuyến (mô hình này cũng được gọi hàng không mạng lưới). Thay vào đó, hàng không “điểm nối điểm” không có các trục để phân nhánh và chủ động không khuyến khích bay nối chuyến. Do các đặc điểm khác biệt chính trên, hàng không điểm nối điểm khá linh hoạt khi vận hành các tuyến đường bay mới hơn mô hình trục và nan hoa. 35 Hàng không “dịch vụ trọn gói” cung cấp cho khách hàng một số dịch vụ “bổ sung” được tính vào giá vé ngoài dịch vụ vận chuyển thông thường như báo, bữa ăn, khả năng chứa hành lý, các hạng vé khác biệt, v.v. Hàng không “giá rẻ” không đưa phí của các “dịch vụ bổ sung” vào giá vé để giúp họ cắt giảm chi phí và đưa ra mức phí rẻ hơn khi so sánh với các hãng hàng không truyền thống dịch vụ trọn gói. 36 Ủy ban cũng ghi nhận rằng cả Ryanair và Aer Lingus đều bán vé qua mạng internet và trang thông tin điện tử (website) của họ nằm trong số 50 trang thông tin điện tử được truy cập nhiều nhất tại Ai-len so với rất ít các ưu thế của các đối thủ cạnh tranh còn lại. 37 Tại luận điểm cuối này, Ủy ban đưa ra các bằng chứng về cách Ryanair đã thực hiện thành công trong việc ngăn chặn nỗ lực của các đối thủ tham gia vào các đường bay của Ryanair. Theo ví dụ đưa ra tại quyết định của Ủy ban, doanh nghiệp mới tham gia ngay lập tức phải đối mặt với mức giá vé thấp cũng như sự gia tăng các chuyến bay mà Ryanair cung cấp trên các tuyến đường bay của mình và cuối cùng bị loại ra khỏi thị trường. 48 trở thành doanh nghiệp độc quyền bán hoặc có thị phần chiếm trên 60%. Cụ thể, trên tất cả các đường bay này, Ủy ban thấy rằng các bên tham gia sáp nhập là những đối thủ cạnh tranh gần nhau nhất và kết quả doanh nghiệp sáp nhập sẽ loại bỏ tất cả các áp lực cạnh tranh trên thị trường được tạo ra bởi các đối thủ cạnh tranh lẫn nhau trước đó.38 Cạnh tranh trên các tuyến đường bay này đã tác động đến mười bốn triệu hành khách. Hậu quả của việc sáp nhập sẽ là các bên kiểm soát hơn 80% các tuyến đường bay theo lịch trình của châu Âu đến hoặc từ Dublin, Cork và Shannon. Ủy ban tập trung phân tích cạnh tranh cho lợi ích của người tiêu dùng Ailen vì sợ rằng giao dịch này có thể ảnh hưởng đến hầu hết lựa chọn của người tiêu dùng Ailen. Các bên sẽ có dàn máy bay lớn nhất tại Ailen, sở hữu bốn mươi mốt trên bốn mươi tám máy bay hoạt động từ Ailen (máy bay phản lực với hơn hai trăm chỗ ngồi). Hơn nữa, cả Ryanair và AerLingus đều đã lập các đặt hàng không hủy ngang để mua máy bay mới. Với dàn máy bay lớn như trên sẽ tạo cho doanh nghiệp sáp nhập tính linh hoạt cao để thực hiện các đường bay mới và vượt qua các vấn đề kỹ thuật hay xảy ra đối với các chuyến bay theo lịch trình. Các doanh nghiệp “đặt cơ sở” tại Ailen còn lại là Air Aerann với bốn máy bay và City Jet với ba máy bay.39 Tuy nhiên, dàn máy bay của Air Aerann không thể so sánh với dàn máy bay của các bên tham gia sáp nhập bởi vì máy bay của Air Aerann bé hơn (máy bay động cơ tuốc bin cánh quạt với ít hơn một trăm chỗ ngồi) và chúng chỉ được sử dụng trong các chuyến bay trong vùng. Mặt khác, City Jet là bộ phận hàng không dịch vụ trọn gói của Air France và các chuyến bay của họ chủ yếu hướng tới các hành khách là thương gia bay tới London và các hành khách kết nối tới các chuyến bay khác của Air France. Vị trí thống lĩnh thị trường và tác động tiêu cực đến cạnh tranh: Ủy ban đã không cho phép việc sáp nhập với lập luận rằng việc sáp nhập có thể dẫn đến giá cao hơn và giảm số lượng các chuyến bay từ hoặc tới các thành phố của Ailen. Ủy ban nhấn mạnh thực tế là vụ sáp nhập liên quan đến hai đối thủ cạnh tranh gần nhau nhất và các lợi ích do cạnh tranh trước đó mang lại sẽ bị mất đi. Cụ thể, Ryanair là hãng hàng không giá rẻ có lợi nhuận nhất ở châu Âu trong khi đó Aer Lingus được luôn được xem như doanh nghiệp vận chuyển hàng đầu của Ailen. Khi Ryanair bắt đầu hoạt động vào năm 2001 họ có hai mươi chín đường bay chủ yếu phục vụ Vương quốc Anh và đặc biệt là sân bay London trong khi đó Aer Lingus hoạt động trên năm mươi tuyến đường bay trên toàn châu Âu. Vào năm 2006, Ryanair đã mở rộng lên đến bảy mươi đường bay trên khắp lục địa châu Âu và cạnh tranh chủ yếu với Aer Lingus trong khi Aer Lingus đa đạng hóa số sân ga đích của mình và chuyển thành hãng hàng không giá rẻ có mô hình kinh doanh 38 Ủy ban chứng minh kết luận này với bằng chứng về các phân tích ngược, theo đó tính toán các tác động của giá vé của một doanh nghiệp đối với giá vé của doanh nghiệp khác. Hơn thế nữa, trong suốt quá trình điều tra các cơ sở của Ryanair, Ủy ban tìm thấy các bằng chứng về việc các giám đốc của Ryanair thường xuyên theo dõi giá vé của Aer Lingus trên những tuyến bay mà hai bên cạnh tranh lẫn nhau. 39 Hàng không “đặt cơ sở” tại Ailen như Ryanair và Aer Lingus, đạt lợi ích kinh tế theo quy mô và lợi ích kinh tế theo phạm vi do duy trì một số máy bay, cơ sở hạ tầng và hoạt động bảo dưỡng tại Ailen. Ủy ban ghi nhận rằng một số doanh nghiệp hàng không sử dụng sân bay Dublin để đỗ máy bay của họ qua đêm để vận hành các chuyến bay có lịch trình bay sớm cho một số tuyến đường bay cụ thể. Đặc biệt là, đây là trường hợp của EassyJet, một hãng hàng không giá rẻ phục vụ các chuyến bay đến London. Tuy nhiên, các chuyến bay “qua đêm” tạo thêm nhiều chi phí bổ sung để phục vụ máy bay và ăn nghỉ cho phi hành đoàn và không thể đánh giá là có cùng ưu thế so với các chuyến bay “đặt cơ sở” tại Ailen. 49 tương tự Ryanair. Ủy ban nhấn mạnh rằng do kết quả của sự cạnh tranh giữa hai hãng vận chuyển của Ailen người tiêu dùng Ailen được chào nhiều sân ga đích, nhiều chuyến bay hơn và giá vé rẻ hơn. Những lợi ích này sẽ mất đi khi sáp nhập diễn ra. Ủy ban cũng kết luận rằng các hãng hàng không truyền thống (các hãng hàng không hoạt động theo mô hình trục và nan hoa) sẽ không tham gia vào thị trường Ailen vì nguyên nhân giá tăng do mô hình kinh doanh của họ thiếu tính linh hoạt, bởi vì họ chỉ muốn tạo thêm các đường bay mới kết nối đến các trục của họ. Các hãng hàng không khác sẽ không tham gia vào thị trường bởi họ sẽ phải cân nhắc rủi ro tài chính quá cao do rào cản gia nhập thị trường lớn và khả năng cạnh tranh mạnh từ doanh nghiệp sáp nhập. Ủy ban từ chối lập luận của Ryanair rằng vụ sáp nhập được đề xuất sẽ tạo ra các hiệu quả có giá trị 250 triệu Euro, cao hơn những tác động tiêu cực của vụ sáp nhập. Những hiệu quả này được xác định gồm giảm chi phí (giảm việc làm tại Aer Lingus, giảm chi phí quản lý hành chính, chi phí phục vụ máy bay trên mặt đất, sử dụng dàn máy bay của Ryanair cắt giảm đáng kể chi phí từ các hợp đồng thuê máy bay) và lợi ích từ phong cách quản lý mới tại Aer Lingus. Ủy ban nhận ra rằng một vài hiệu quả được đưa ra là không thể xác định được và không cụ thể và người tiêu dung không được hưởng những hiệu quả này.40 Bài học rút ra: tập trung kinh tế dẫn đến hình thành một doanh nghiệp độc quyền bán hoặc thị phần vượt quá 50% có thể tạo ra các tác động rất tiêu cực đến cạnh tranh. Xác định thị trường là chìa khóa của những vụ việc này, bởi vì một định nghĩa thị trường hẹp (ví dụ như các sân bay chính) có thể không thống nhất với thị trường thực tế (như trong trường hợp này bao gồm cả sân bay thứ cấp) trong khi đó một định nghĩa thị trường rộng có thể dẫn đến những kết quả rất khác nhau (như là, ví dụ thị trường liên quan được xem xét là tất cả các tuyến đường bay kết nối với sân bay trong nước như là điểm đích hoặc điểm xuất phát). Một khi đã thỏa mãn với xác định thị trường, sẽ phải xem xét vấn đề liệu việc tăng giá và giảm sản lượng bởi doanh nghiệp sáp nhập có thể hấp dẫn những doanh nghiệp mới tham gia hay không. Bởi vì trong trường hợp này, rào cản gia nhập không chỉ được thể hiện bởi chi phí tiếp thị (như công nhận thương hiệu) và các hạn chế năng lực (như dàn máy bay lớn) mà còn là đặc điểm của các bên tham gia sáp nhập so với đối thủ cạnh tranh của họ như là các mô hình hoạt động kinh doanh của họ (ví dụ điểm nối điểm giá rẻ), thực tế về “đặt cơ sở” hoạt động tại một nước cụ thể, khả năng cạnh tranh mạnh của họ với những doanh nghiệp mới tham gia thị trường, v.v. Nếu nhận thấy việc gia nhập thị trường trong dài hạn là không thể, việc sáp nhập cần phải bị phản đối. Tập trung kinh tế dẫn tới hai doanh nghiệp độc quyền (Interbrew SA và Bass PLC, Quyết định của Ủy ban Cạnh tranh Vương quốc Anh ngày 5/12/2000) 40 Aer Lingus lập luận rằng một số các biện pháp hiệu quả nhằm giảm chi phí mà Ryanair đưa ra là không khả thi bởi lẽ Aer Lingus hoạt động với chi phí cao hơn do họ cung cấp các chuyến bay tới các sân bay chính có chi phí cao hơn. Các biện pháp khác như chấm dứt các hợp đồng thuê là không cụ thể bởi Ryanair có thể thực hiện việc đó ngay cả khi không có vụ sáp nhập bằng cách tái cơ cấu việc sử dụng tài sản của mình. 50 Tóm tắt: trong vụ việc này, Ủy ban Cạnh tranh Vương quốc Anh đã không cho phép tiến hành vụ sáp nhập dẫn đến việc tạo ra tình trạng hai doanh nghiệp độc quyền41 trên thị trường bia của Vương quốc Anh. Ủy ban kết luận rằng do kết quả của việc sáp nhập, hai doanh nghiệp cạnh tranh hàng đầu trên thị trường sẽ cùng có lợi ích chung trong việc tăng giá phân phối bia, gây thiệt hại tới người tiêu dùng (những người sẽ tiếp tục mua bia và sẽ không chuyển sang dùng sản phẩm khác). Hơn thế nữa, họ sẽ cạnh tranh với nhau bằng cách tăng chi phí quảng cáo, tạo ra nhiều khó khăn hơn cho các đối thủ mới tham gia thị trường. Sự việc: vào ngày 14/6/2000, Interbrew, một doanh nghiệp sản xuất bia của Bỉ, thông báo rằng họ đã đạt được thỏa thuận mua phần vốn của Bass Brewers (Bass), một doanh nghiệp sản xuất bia của Vương quốc Anh. Giao dịch này được hoàn tất vào tháng 8 năm 2000. Sau khi mua Bass, Interbrew trở thành nhà sản xuất bia lớn nhất Vương quốc Anh với thị phần khoảng 38% trên thị trường cung cấp bia và 32% trên thị trường phân phối bán buôn bia, tiếp theo là Scottish & Newcastle plc (S&N) chiếm 26% trên cả hai thị trường, và Carlsberg – Tetley, với thị phần tương ứng là khoảng 12% và 11%. Tuy nhiên, vụ sáp nhập không tạo ra vị trí thống lĩnh thị trường. Xác định thị trường: Ủy ban Cạnh tranh Vương quốc Anh xác định có ba thị trường riêng biệt: (i) thị trường cung cấp bia bởi các nhà sản xuất bia; (ii) thị trường bán buôn và phân phối; (iii) thị trường bán lẻ. Ủy ban cũng phân biệt các cấp độ bán buôn giữa bán cho các cơ sở phục vụ bia tại chỗ (“on-trade”) (nghĩa là bán cho các quán bia rượu, khách sạn và câu lạc bộ) và bán cho các cơ sở kinh doanh thương mại (“off-trade”) (nghĩa là bán cho các cửa hàng). Sự khác biệt này xuất phát từ sự khác nhau trong phương thức đóng gói và các yêu cầu phân phối đặc biệt. Cụ thể, bia tươi chiếm hơn 90% trong phương thức bán hàng on-trade và yêu cầu phân phối đặc biệt. Mặt khác, bia bán theo kênh off-trade thường là bia được đóng gói thông thường và bán cho các nhà bán lẻ kinh doanh đa dạng (người bán lẻ bán nhiều thương hiệu bia khác nhau) hoặc những nhà bán buôn độc lập và các trung tâm cash&carry (đó là những nhà bán lẻ lớn với diện tích mặt bằng dưới 2500 m2). Ủy ban tập trung các đánh giá của mình đối với vụ sáp nhập trên góc độ thị trường phân phối và cung cấp dạng on-trade, bởi vì kênh off-trade không chỉ ra vấn đề cụ thể nào. Cấu trúc thị trường: trước khi giao dịch sáp nhập đề xuất, cấu trúc thị trường bia Vương quốc Anh nằm trong tay bốn doanh nghiệp (thị phần được tính theo đơn vị trăm triệu lít bia được bán trên thị trường): ¾ Đối với hoạt động cung cấp bia: S&N với 26%, Bass với 22%, Interbrew với 14% và Carlsberg-Tetley với 11%; 41 Thuật ngữ “hai doanh nghiệp độc quyền” đề cập đến những trường hợp theo đó cạnh tranh trên thị trường bị giảm xuống chỉ còn hai doanh nghiệp cạnh tranh, bởi các doanh nghiệp còn lại trên thị trường, giả định rằng các doanh nghiệp này vẫn còn tồn tại, không có khả năng tạo ra áp lực cạnh tranh lên hai doanh nghiệp trên. Trường hợp này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau ví dụ như, thực tế các đối thủ cạnh tranh đưa ra một danh mục các thương hiệu ít hơn rất nhiều, năng lực sản xuất giới hạn, hoặc không có khả năng đạt được mức độ hiệu quả nhất định đối với chi phí sản xuất, lợi ích kinh tế theo quy mô hoặc lợi ích kinh tế theo phạm vi. 51 ¾ Đối với hoạt động phân phối bia: S&N với 26,4%, Bass với 23,7%, Carlsberg-Tetley với 12% và Interbrew với 9%. Ủy ban thấy rằng thị trường cung cấp bia được định hình bởi rào cản gia nhập thị trường cao do chi phí quảng cáo và chi phí phân phối.42 Ủy ban không thấy bằng chứng nào về các doanh nghiệp mới. Cụ thể, bảy trong số mười thương hiệu hàng đầu bán trên thị trường Vương quốc Anh năm 1999 xuất hiện trong danh mục mười thương hiệu hàng đầu năm 1989 và ba thương hiệu khác có vào năm 1989. Ủy ban cũng thấy rằng tập trung kinh tế diễn ra trong bối cảnh suy giảm mức tiêu thụ, nhu cầu ổn định và giá bia không có độ co giãn. Ủy ban xác định năm phân khúc bia khác nhau và kết luận rằng sau khi tập trung kinh tế Interbrew và S&N sẽ là hai nhà sản xuất bia sở hữu một phạm vi rộng các thương hiệu, sở hữu 5 trong số 10 thương hiệu hàng đầu và 14 trong số 20 thương hiệu hàng đầu tại Vương quốc Anh.43 Liên quan đến thị trường phân phối bia, trước khi vụ sáp nhập được đề xuất, bốn nhà sản xuất bia lớn nhất chiếm thị phần lớn nhất trên kênh phân phối on-trade. Nếu được sáp nhập, Interbrew và S&N sẽ chiếm 59% thị trường on-trade. Vị trí thống lĩnh thị trường và tác động tiêu cực đối với cạnh tranh: Ủy ban Cạnh tranh Vương quốc Anh đã không cho phép vụ sáp nhập, lập luận rằng vụ sáp nhập sẽ củng cố danh mục các thương hiệu bia dẫn đầu của Interbrew và dẫn tới sự hình thành tình trạng hai doanh nghiệp độc quyền giữa Interbrew và S&N gây tác động tiêu cực cho cạnh tranh trên thị trường. Những doanh nghiệp này sẽ là hai nhà sản xuất bia duy nhất ở Vương quốc Anh sở hữu một phạm vi rộng các thương hiệu hàng đầu tại bốn trong số năm phân khúc thị trường bia.44 Ngoài ra, theo một cuộc khảo sát tại các quán bia rượu, khách sạn và cậu lạc bộ thì sáu trên bảy thương hiệu S&N là sự thay thế phổ biến nhất cho bẩy thương hiệu hàng đầu của Interbrew. Xem xét các đặc điểm của thị trường bia Vương quốc Anh, đặc biệt là sự rõ ràng trong chính sách giá mà các nhà sản xuất đưa ra cho các nhà phân phối, Ủy ban đã kết luận rằng do kết quả của tập trung kinh tế, Interbrew và S&N sẽ có cùng lợi ích chung để tăng biên lợi nhuận đối với các giao dịch bán hàng cho các quán bia rượu, khách sạn và câu lạc bộ và có thể theo đó tăng giá tại cấp độ phân phối. Hơn thế nữa, họ sẽ tăng cường cạnh tranh vào các chiến dịch quảng cáo và tăng mức chi phí dành cho quảng cáo và gây khó khăn cho các đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường. Đối với các nhà phân phối (chủ các quán bia rượu, khách sạn và câu lạc bộ), Ủy ban kết luận rằng họ sẽ chuyển các khoản tăng giá sang khách hàng của mình, vì nhu cầu về bia không có độ co giãn giá (tức là người tiêu dùng vẫn tiếp tục uống bia kể cả sau khi giá tăng, mà không chuyển sang loại đồ uống khác). Quyết định của Ủy ban là buộc Interbrew chuyển nhượng toàn bộ vốn tại Bass cho một bên mua phù hợp. 42 Thực tế, do chi phí phân phối giảm tương ứng với khối lượng sản phẩm theo đơn đặt hàng, một doanh nghiệp mới gia nhập chỉ có hiệu quả chi phí khi tự thiết lập hệ thống phân phối của riêng mình nếu từng nhà phân phối mua một lượng lớn các sản phẩm bia, điều này yêu cầu doanh nghiệp mới gia nhập đó phải cung cấp một phạm vi rộng các thương hiệu. Tuy nhiên, mỗi thương hiệu mới cần chi phí ngầm cho quảng cáo rất cao, các doanh nghiệp dường như chỉ muốn tham gia với phạm vi hẹp các thương hiệu. 43 Năm phân khúc thị trường là (trong ngoặc là số lượng các thương hiệu mà Interbrew và S&N sở hữu); (i) bia nhẹ tiêu chuẩn (hạng 2); (ii) bia nhẹ hảo hạng (hạng 1 và hạng 3); (iii) bia nặng vừa tiêu chuẩn (hạng 1 và hạng 3); (iv) bia nặng vừa hảo hạng (hạng 3); (v) bia nặng (không có). 44 Sau khi sáp nhập, Carlsberg-Tetley, một doanh nghiệp lớn trên thị trường khác, sẽ hiện diện tại chỉ hai trong số các phân khúc thị trường này với thị phần tương đối nhỏ so với các thương hiệu hàng đầu. 52 Bài học rút ra: tập trung kinh tế dẫn đến tình trạng hai doanh nghiệp độc quyền có khả năng hạn chế cạnh tranh rất cao. Nhiệm vụ là xác định lại vụ sáp nhập được đề xuất có loại trừ các thuận lợi để hai doanh nghiệp cạnh tranh hàng đầu cạnh tranh không và liệu những doanh nghiệp nhỏ hơn còn lại, giả định họ vẫn tồn tại, có khả năng gây áp lực cạnh tranh lên các doanh nghiệp đứng đầu thị trường hay không. Nếu kết luận rằng vụ sáp nhập sẽ dẫn đến tăng giá cao hơn và/hoặc giảm hoạt động đổi mới trong dài hạn, vụ sáp nhập phải bị ngăn chặn và trong trường hợp cần thiết, phải bắt các bên bán phần vốn góp đã mua cho một bên mua phù hợp. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Các vụ việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ít khi xảy ra vì các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thường thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh dưới các hình thức rất kín đáo. Rất khó để tìm ra bằng chứng của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Hơn nữa, những gì có thể được xem như lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể đơn giản là kết quả của cạnh tranh bởi một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, qua các án lệ cho thấy có một số hành vi hạn chế cạnh tranh được đánh giá khá rõ là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Nói chung, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được chia thành hai nhóm lớn sau: ¾ Lạm dụng nhằm thu lợi bất chính: đó là những trường hợp trong đó hoạt động của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nhằm thu lợi bất chính từ người tiêu dùng, ví dụ như khi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường áp đặt giá cao quá mức hoặc phân biệt đối xử về giá. ¾ Lạm dụng nhằm loại bỏ: đó là những trường hợp trong đó hoạt động của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nhằm mục đích loại bỏ những đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường, ví dụ như doanh nghiệp thống lĩnh bán sản phẩm dưới mức chi phí (áp đặt biên/bán thấp hơn chi phí) hoặc ràng buộc khách hàng với các thỏa thuận độc quyền, ưu đãi đối tượng hoặc hành vi bán kèm khiến khách hàng không thể hoặc có rất ít thuận lợi để mua các sản phẩm cạnh tranh. Cơ quan cạnh tranh phải đối mặt với các khó khăn rất lớn khi xử lý các trường hợp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để thu lợi bất chính, bởi vì những hành vi này buộc cơ quan cạnh tranh phải tính toán giá công bằng mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đáng lẽ phải bán theo mức giá đó.45 Hơn nữa, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhằm thu lợi bất chính rất hiếm gặp do các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nói chung rất thích cô lập các đối thủ hơn là thu lợi bất chính từ khách hàng. Điều này giải thích tại sao cơ quan cạnh tranh tập trung hoạt động của mình vào việc phát hiện và 45 Thực tế, cơ quan cạnh tranh không phải là cơ quan quản lý ngành kinh tế, ví dụ, Cơ quan Quản lý Năng lượng hoặc Viễn thông, và các cơ quan này thiếu các kiến thức kỹ thuật cần thiết để xác định giá công bằng. 53 xử phạt các hành vi lạm dụng nhằm loại bỏ, đó là đối tượng của án lệ được đưa ra trong mục này. Trước khi xem xét một án lệ về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, cẩn thận là một điều cần thiết và cần nhớ rằng mục đích của pháp luật cạnh tranh không phải là để bảo vệ các đối thủ cạnh tranh mà là để bảo vệ cạnh tranh. Phải nghi ngờ những vụ việc mà một doanh nghiệp nhỏ cố gắng bôi vẽ các hành vi thương mại của một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường như là hành vi lạm dụng, vì điều này có thể kết thúc bằng việc bảo vệ các hoạt động kém hiệu quả và trừng phạt các hoạt động hiệu quả hơn. Do đó, cần phải đánh giá các hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường dưới góc độ một đối thủ cạnh tranh có hiệu quả ngang bằng. Thỏa thuận độc quyền, ưu đãi đối tượng và bán kèm (Coca-Cola, quyết định xử lý của Ủy ban châu Âu vào ngày 22/6/2005) Tóm tắt: quyết định của Ủy ban châu Âu giải quyết tranh chấp giữa một bên là EU và một bên là doanh nghiệp Coca-Cola và ba doanh nghiệp sản xuất nước giải khát đóng chai lớn nhất của doanh nghiệp Coca-Cola tại châu Âu (Coke) liên quan đến một số hành vi thương mại mà Coke thực hiện với các nhà phân phối của Coke trong một số thị trường các nước thành viên của EU đối với mặt hàng đồ uống có ga (CSDs). Các hành vi tranh chấp liên quan bao gồm thỏa thuận độc quyền, ưu đãi đối tượng và bán kèm khiến cho các khách hàng của Coke không thể hoặc có rất ít điều kiện thuận lợi để mua các sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm của Coke. Những hạn chế này cũng làm cho các đối thủ của Coke gặp khó khăn khi tăng sản lượng của mình tại thị trường và cạnh tranh với Coke. Coke cam kết gỡ bỏ tất cả các hạn chế gây tranh chấp nêu trên và thực hiện các cam kết đó nhằm tránh việc Ủy ban ra quyết định phạt các hành vi lạm dụng của Coke. Sự việc: Theo một số khiếu nại được đưa ra từ năm 1996 đến năm 1999 và sau gần mười năm điều tra, Ủy ban châu Âu nhận thấy rằng doanh nghiệp Coca-Cola và ba doanh nghiệp sản xuất nước giải khát đóng chai lớn nhất của doanh nghiệp Coca-Cola tại châu Âu (Coke) tập hợp lại có có vị trị thống lĩnh thị trường đồ uống có ga (CSDs) ở một số nước thành viên của EU và đã thực hiện một số hành vi liên quan đến hoạt động phân phối sản phẩm của Coke làm cho các doanh nghiệp đối thủ khó cạnh tranh hơn. Những hành vi này bao gồm: (i) thỏa thuận độc quyền nhằm ngăn khách hàng của Coke mua sản phẩm của các doanh nghiệp cạnh tranh; (ii) ưu đãi đối tượng và tăng trưởng làm cho khách hàng của Coke có ít thuận lợi tài chính để mua các sản phẩm cạnh tranh; (iii) giao dịch bán kèm các thương hiệu nổi tiếng của Coke với các thương hiệu ít phổ biến hơn đã khuyến khích khách hàng của Coke mua một lượng lớn nhu cầu CSDs của mình từ Coke. Xác định thị trường sản phẩm: Ủy ban câu Âu xác định đồ uống có ga là thị trường sản phẩm liên quan để đánh giá các tác động do các hành vi của Coke gây ra đối với cạnh tranh. Đồ uống có ga bao gồm: vị cola (Coca-Cola); vị cam (Fanta); vị chanh (Sprite) và các vị hoa quả khác và các đồ uống có vị đắng. Nước tinh khiết, nước hoa quả, đồ uống không có ga, trà đá và nước uống tăng lực được xem nằm ngoài thị trường liên quan. Theo Ủy ban, CSDs được phân biệt với các đồ uống khác bởi vì chúng có ga và vị ngọt 54 đặc biệt hấp dẫn người tiêu dùng trẻ tuổi. Hơn nữa, sự tồn tại của thị trường đồ uống có ga riêng biệt được minh chứng bằng sự khác biệt về giá, khối lượng, sự ưa thích và các ưu tiên thay đổi của người tiêu dùng. Đối với việc phân phối đồ uống có ga, Ủy ban phân biệt (i) kênh phân phối cho tiêu dùng tại gia đình (“kênh tiêu thụ tại gia đình”: cơ sở bán lẻ, siêu thị, các trung tâm cash&carry) và (ii) kênh phân phối cho tiêu dùng tại chính cơ sở kinh doanh (“kênh tiêu thụ tại chỗ”: khách sạn, nhà hàng, quán bar), bởi vì kênh tiêu thụ tại chỗ thường liên kết với các dịch vụ bổ sung (tài trợ và sử dụng các thiết bị như thiết bị rót và tủ lạnh). Hơn nữa, quan điểm của Ủy ban cần được hỗ trợ bởi các bằng chứng về sự khác biệt lớn về giá, sử dụng cách thức đóng gói và trang bị khác biệt, v.v. Xác định thị trường địa lý: thị trường địa lý liên quan được cân nhắc là lãnh thổ quốc gia (so sánh với thị trường toàn bộ EU), do có sự khác biệt về mô hình tiêu thụ, thị phần, giá và cách thức đóng gói các sản phẩm liên quan tại các nước thành viên EU liên quan. Vị trí thống lĩnh thị trường: Ủy ban châu Âu nhận thấy Coke có vị trí thống lĩnh tại các thị trường nơi mà thị phần CSDs của Coke dựa trên doanh số bán hàng trên 40% và nhiều hơn gấp đôi thị phần của đối thủ cạnh tranh kế tiếp.46 Ngoài yếu tố thị phần, Ủy ban xác định được bằng chứng về khả năng khống chế thị trường của Coke, đó là sự nhận biết thương hiệu độc nhất của Coke và bản chất được ưa chuộng của những thương hiệu mạnh nhất của Coke như Coca-Cola và Fanta và sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường lớn liên quan đến các chi phí quảng cáo. Sự lạm dụng vị trí thống lĩnh: Ủy ban đã đưa ra kết luận sơ bộ rằng các hành vi sau đây có thể được xem như hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của Coke trên thị trường CSDs: - Thỏa thuận độc quyền: đó là những thỏa thuận bao gồm các điều khoản, rõ ràng hay ngụ ý, theo đó khách của Coke phải mua toàn bộ nhu cầu CSDs của mình từ Coke, đặc biệt đối với kênh tiêu thụ tại chỗ. - Thỏa thuận tài trợ: đó là những thỏa thuận trên kênh tiêu thụ tại chỗ theo đó Coke cấp một khoản vay cho khách hàng để đổi lại việc khách hàng thanh toán khoản vay bằng cách mua các sản phẩm của Coke. - Tủ lạnh và thiết bị rót: Coke cung cấp miễn phí tủ lạnh (cả ở kênh tiêu thụ tại gia đình và kênh tiêu thụ tại chỗ) và thiết bị rót (ở kênh tiêu thụ tại chỗ) cho khách hàng nếu khách hàng đồng ý chứa CSDs của Coke trong tủ lạnh và sử dụng thiết bị rót cho CSDs của Coke. - Ưu đãi đối tượng và tăng trưởng: Coke đưa ra các ưu đãi tài chính nếu khách hàng mua đến một ngưỡng nhất định hoặc vượt qua doanh số bán hàng trước đó dựa trên cơ sở hàng quý. 46 Những nước đó là: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Estonia, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Italy, Latvia, Lithuania, Hà Lan, Nauy, Ba Lan (chỉ trên kênh tiêu thụ tại gia đình), Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh. 55 - Bán kèm: Coke khiến cho khách hàng không thể hoặc thấy kém hấp dẫn khi chỉ mua Coca-Cola hoặc Fanta. Thay vào đó, Coke kèm việc bán Coca-Cola hoặc Fanta với các đồ uống có ga, đồ uống không có ga và đồ uống không chứa cồn khác, vốn ít được biết đến của mình. Khách hàng mua nhiều loại đồ uống của Coke được đề nghị giảm giá tới 2% tổng giá trị mua hàng tính phân biệt cho từng loại đồ uống. Coke đưa ra những hỗ trợ tài chính hấp dẫn trên kênh tiêu thụ tại gia đình để bảo đảm chỗ đứng của một số thương hiệu CSDs ít được biết đến của mình bằng cách sử dụng các thương hiệu CSDs nổi tiếng của mình. Thỏa thuận xử lý: Ủy ban châu Âu và Coke đã đạt được thỏa thuận để giải quyết vấn đề tranh chấp. Thỏa thuận xử lý này được đánh giá là một thành công của Coke vì nó giúp Coke không bị Ủy ban đưa ra quyết định trừng phạt cho các hành vi hạn chế cạnh tranh của Coke. Thỏa thuận xử lý có hiệu lực tới ngày 31/12/2010 và chỉ liên quan đến thị trường tại các nước mà thị phần CSDs của Coke trên 40% và nhiều hơn gấp hai lần thị phần của đối thủ cạnh tranh kế tiếp. Theo thỏa thuận xử lý này, Coke đồng ý chấm dứt các thỏa thuận độc quyền. Cụ thể là, các khách hàng của Coke sẽ được tự do mua và bán các sản phẩm đồ uống có ga khác từ các nhà cung cấp theo lựa chọn của khách hàng. Coke sẽ không đưa ra các ưu đãi để thưởng cho khách hàng do họ mua bằng hoặc nhiều hơn số lượng các sản phẩm của Coke so với giai đoạn trước đó. Coke đồng ý không yêu cầu khách hàng mua các thương hiệu ít được biết đến đi kèm với một trong các thương hiệu nổi tiếng của Coke. Tương tự, Coke sẽ không đưa ra các ưu đãi nếu khách hàng đồng ý dành chỗ cho toàn bộ các loại sản phẩm. Cuối cùng, khi Coke cung cấp tủ lạnh miễn phí và khách hàng không có thiết bị làm lạnh nào khác để lưu trữ trực tiếp, thì khách hàng được tự do sử dụng ít nhất 20% dung tích của tủ lạnh do Coke cung cấp để bán bất kỳ sản phẩm nào khác theo lựa chọn của khách hàng. Bài học rút ra: nếu một doanh nghiệp có thị phần trên 40%, điều này chỉ ra rằng họ có khả năng khống chế thị trường. Nhiệm vụ đầu tiên là xác nhận xem đã xác định chính xác thị trường sản phẩm và thị trường địa lý liên quan để tính thị phần hay chưa. Ngoài yếu tố thị phần, cần xác định các bằng chứng về khả năng khống chế thị trường như các tình tiết về việc thị phần của doanh nghiệp gấp đôi doanh nghiệp đối thủ của họ, sự “nhận biết thương hiệu” và bản chất được ưa chuộng của sản phẩm, sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường lớn như chi phí bỏ ra cho quảng cáo. Nếu phát hiện một doanh nghiệp có khả năng khống chế thị trường, các thỏa thuận độc quyền, ưu đãi đối tượng, bán kèm và ràng buộc thường đều bất hợp pháp vì chúng giảm đáng kể khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh của các doanh nghiệp đối thủ. Áp đặt biên/Bán với giá cướp đoạt (Deutsche Telekom AG, Quyết định của Ủy ban châu Âu ngày 21/5/2003) Tóm tắt: Quyết định của Ủy ban châu Âu liên quan tới thị trường bán lẻ dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ điện thoại và dịch vụ internet băng thông hẹp và băng thông rộng. Thị trường này, ở cả các nước phát triển và đang phát triển, đang ngày càng cạnh tranh nhiều hơn do các tiến bộ về công nghệ truyền tải dữ liệu, từ công nghệ analog sang công nghệ số - và sự hiện diện của rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh, đặc biệt trong 56 ngành cung cấp dịch vụ internet. Các doanh nghiệp này đưa ra các dịch vụ để cạnh tranh với doanh nghiệp độc quyền viễn thông trước đó. Tuy nhiên, để cạnh tranh, một vài doanh nghiệp trong số đó cần tiếp cận với “mạng cơ sở hạ tầng” nghĩa là hệ thống cơ sở hạ tầng cho viễn thông được xây dựng bởi doanh nghiệp độc quyền viễn thông, kết nối các hộ gia đình với hệ thống hạ tầng viễn thông chung. Ủy ban thấy rằng Deutsche Telekom (DT), doanh nghiệp độc quyền viễn thông của Đức và là chủ sở hữu mạng nội bộ ở Đức, đã quy định mức giá cho các dịch vụ bán lẻ của mình khiến các đối thủ cạnh tranh khác không thể cạnh tranh. Cụ thể, Ủy ban phản đối việc DT cung cấp các dịch vụ bán lẻ của DT thấp hơn các chi phí tăng thêm trung bình dài hạn nhằm loại bỏ các đối thủ có hiệu quả cạnh tranh ngang bằng khỏi thị trường và đưa ra khoản phạt 12,6 triệu Euro. Sự việc: Vào năm 1999, Ủy ban châu Âu nhận được một số đơn khiếu nại từ các doanh nghiệp viễn thông cấp quốc gia và cấp vùng của Đức phản ánh tình trạng Deutsche Telekom (DT), doanh nghiệp viễn thông độc quyền trước đó của Đức, thu những khoản phí bất hợp lý đối với các dịch vụ viễn thông bán lẻ (chủ yếu là dịch vụ điện thoại và dịch vụ truyền dữ liệu qua đường dây điện thoại) nhằm ngăn cản các doanh nghiệp này cạnh tranh. Cụ thể, các doanh nghiệp khiếu nại lập luận rằng mức giá mà Deutsche Telekom đưa ra trên thị trường bán lẻ không cho phép họ thu hồi chi phí của mình (áp đặt biên) Xác định thị trường sản phẩm: Ủy ban xác định có hai thị trường liên quan chính sau: (i) thị trường gốc cho việc truy cập bán buôn mạng cơ sở hạ tầng viễn thông47 và (ii) thị trường bán lẻ cho việc tiếp cận các dịch vụ viễn thông. Liên quan tới thị trường bán lẻ, Ủy ban phân biệt rõ hơn thành (a) thị trường cho tiếp cận băng thông hẹp48 và (b) thị trường cho tiếp cận băng thông rộng.49 Ủy ban thấy rằng các mạng nội bộ của DT không phải là cơ sở hạ tầng kỹ thuật duy nhất cho phép cung cấp dịch vụ kết nối đến các nhà cung cấp khác hoặc người sử dụng đầu cuối. Các thay thế chính có thể cho các mạng cơ sở hạ tầng tại cả 3 thị trường liên quan mô tả bên trên là các mạng cáp quang, mạng nội bộ không dây, vệ tinh và mạng truyền hình cáp nâng cấp. Tuy nhiên, không một mạng nào trong số các mạng trên phát triển đầy đủ tại Đức để tạo ra một sự thay thế thích đáng với mạng nội bộ của DT. 47 Tiếp cận mạng này là cần thiết để cung cấp dịch vụ điện thoại và dịch vụ internet. 48 Dịch vụ truy cập băng thông hẹp bao gồm truy cập đường truyền analog cũng như các đường kỹ thuật số truyền thống (ISDN) cung cấp dung lượng truyền tải dữ liệu hai chiều lên tới 64 kilobits một giây (kbit/s). Dung lượng trên đủ để truyền tải âm nhưng quá hẹp cho các dữ liệu có dung lượng lớn hơn như với tệp hình ảnh. Truy cập internet có thể thực hiện trên đường băng thông hẹp nhưng chỉ dưới dạng truy cập dial- up với mức phí tính theo dung lượng, không có mức phí trọn gói nào cho việc truy cập Internet băng thông hẹp. 49 Dịch vụ bán lẻ truy cập băng thông rộng, được thực hiện bằng kết nối ADSL trên mạng nội bộ hoặc thông qua những công nghệ truy cập khác, cho phép kết nối tốc độ cao, và hình thành nên một thị trường riêng tách khỏi thị trường dịch vụ bán lẻ truy cập băng thông hẹp. Dịch vụ ADSL là dịch vụ truy cập mạng được cung cấp dựa trên đường truyền thuê bao kỹ thuật số không đối xứng, với khả năng tải dữ liệu lên trên mạng tới 128 kbit/s (từ người sử dụng đến mạng bên ngoài) và khả năng tải dữ liệu từ trên mạng xuống đến 512 kbit/s (từ mạng bên ngoài đến người sử dụng). Một số dịch vụ, như video theo yêu cầu, có thể được cung cấp với chất lượng đáp ứng yêu cầu trên kết nối băng thông rộng. 57 Xác định thị trường địa lý: thị trường địa lý là nước Đức bởi vì mạng lưới để truy cập chỉ trong phạm vi lãnh thổ của Đức. Vị trí thống lĩnh: Ủy ban thấy rằng DT có vị trí thống lĩnh trên cả ba thị trường liên quan. Cụ thể, DT là doanh nghiệp độc quyền thực tế trên thị trường gốc cho việc truy cập bán buôn và thị phần chiếm trên 90% tại thị trường bán lẻ (những thị phần này được tính dựa trên số đăng ký thuê bao các dịch vụ này). Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường: Ủy ban lập luận rằng trong vụ việc này có thể thấy hai hành vi lạm dụng: (i) Nếu giá bán lẻ trung bình cho dịch vụ của DT thấp hơn mức cước phí bán buôn, điều đó có thể kết luận rằng đã có tình trạng áp đặt biên. Thực tế, trong trường hợp này, các doanh nghiệp cạnh tranh đơn giản không thể cạnh tranh bởi họ bị buộc phải bán với giá bán lẻ cao hơn giá của DT để bù đắp chi phí của mình. (ii) Nếu giá bản lẻ trung bình của DT cao hơn mức cước phí bán buôn, DT vẫn có thể bị xem là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nếu sự khác biệt đó là không đủ để bù đắp các chi phí sản phẩm cụ thể của DT khi cung cấp dịch vụ bán lẻ trên thị trường thứ cấp. Trong trường hợp này, giá bán lẻ của DT chỉ có thể được giải thích là DT muốn loại bỏ các doanh nghiệp cạnh tranh khỏi thị trường, với điều kiện rằng các doanh nghiệp cạnh tranh phải hoạt động hiệu quả ít nhất là ngang bằng với DT trong việc cung ứng các dịch vụ này (bán với giá cướp đoạt). Chi phí chuẩn mà Ủy ban sử dụng trong vụ việc này là chi phí có thể tránh trung bình (AAC) và chi phí tăng thêm trung bình dài hạn (LRAIC).50 Việc không thể bù đắp AAC chỉ ra rằng rằng doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đang chịu lỗ trong ngắn hạn và một doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả ngang bằng sẽ không thể phục vụ các khách hàng mục tiêu mà không chịu lỗ. LRAIC thường lớn hơn AAC, bởi vì khác với AAC (chỉ bao gồm các chi phí cố định nếu phải gánh chịu trong giai đoạn điều tra), LRAIC bao gồm chi phí cố định cụ thể cho sản phẩm phải chịu trước giai đoạn mà hành vi lạm dụng bị khiếu nại diễn ra. Việc không thể bù đắp LRAIC chỉ ra rằng doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không thu hồi được các chi phí cố định (liên quan) để tạo ra hàng 50 Chi phí có thể tránh trung bình nghĩa là giá trị trung bình của các chi phí mà doanh nghiệp có thể tránh được nếu doanh nghiệp không tạo ra thêm một khối lượng sản phẩm, trong trường hợp này khối lượng bị coi là đối tượng của hành vi lạm dụng. Trong hầu hết các trường hợp, AAC và chi phí biến đổi trung bình (AVC) là như nhau, vì thông thường thì chỉ các chi phí biến đổi là có thể tránh được. Chi phí tăng thêm trung bình dài hạn là mức trung bình của tất cả các chi phí (cố định và biến đổi) mà doanh nghiệp phải chịu để sản xuất ra một sản phẩm cụ thể. LRAIC và tổng chi phí trung bình (ATC) là các đại lượng thay thế cho nhau, và sẽ bằng nhau trong trường hợp các doanh nghiệp chỉ có một loại sản phẩm. Nếu các doanh nghiệp đa dạng các sản phẩm có lợi thế kinh tế theo phạm vi, LRAIC có thể sẽ thấp hơn ATC cho từng sản phẩm, vì các chi phí thông thường có thực không được cân nhắc để tính LRAIC. Trong trường hợp nhiều sản phẩm, bất kỳ chi phí nào có thể tránh được bằng cách không sản xuất một sản phẩm cụ thể hoặc phạm vi các sản phẩm mà không bị coi là các chi phí thông thường. Trong các trường hợp khi chi phí thông thường rất lớn, chúng phải được tính đến khi đánh giá khả năng loại bỏ các doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả ngang bằng. 58 hóa dịch vụ liên quan và một doanh nghiệp cạnh tranh hoạt động hiệu quả ngang bằng có thể bị loại ra khỏi thị trường.51 Ủy ban thấy rằng giá bán lẻ của DT thấp hơn chi phí sản phẩm cụ thể và do đó DT có thực hiện hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.52 Bài học rút ra: phải cân nhắc khi các doanh nghiệp đối thủ khiếu nại rằng doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đang bán thấp hơn chi phí. Nhưng cũng phải cân nhắc tương ứng để không can thiệp bảo vệ các doanh nghiệp hiệu quả thấp, vì người tiêu dùng đang trả ít cho cùng một sản phẩm. Tuy nhiên thật khó để định lượng, chi phí có thể tránh trung bình hay chi phí tăng thêm trung bình dài hạn là các căn cứ được sử dụng trong trường hợp này. Nếu một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bán thấp hơn LRAIC, điều đó rõ ràng là họ phải bị trừng phạt vì một doanh nghiệp hiệu quả ngang bằng không thể cạnh tranh lại doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đó và sẽ bị loại khỏi thị trường nếu bạn không can thiệp. Tự do hóa Các vụ việc về tự do hóa liên quan đến các trường hợp khi mà hành vi lạm dụng được thực hiện bởi một doanh nghiệp nhà nước được trao độc quyền hoặc một tổ chức độc quyền theo pháp luật của quốc gia. Các cơ quan cạnh tranh có thể quyết định can thiệp vào những vụ việc này khi mà họ phát hiện ra việc thực hiện các độc quyền của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là không cần thiết để bảo vệ lợi ích công cộng chung và sẽ gây ra hậu quả là loại trừ cạnh tranh từ các doanh nghiệp đối thủ. 51 Để áp dụng các chi phí chuẩn, cũng cần phải nhìn vào doanh thu và chi phí của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh và doanh nghiệp đối thủ của nó trong một ngữ cảnh rộng hơn. Có thể chưa đủ khi chỉ đánh giá liệu giá hoặc doanh thu có đủ bù đắp các chi phí của sản phẩm liên quan hay chưa mà cũng cần thiết phải xem xét doanh thu tăng thêm trong trường hợp hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường gây tác động tiêu cực đến doanh thu của doanh nghiệp này tại các thị trường khác hoặc của sản phẩm khác. Tương tự, trong trường hợp có các thị trường có hai mặt, cần phải nhìn vào doanh thu và chi phí trong cả hai mặt tại cùng một thời điểm. 52 Để xác định chi phí sản phẩm cụ thể của DT để cung cấp dịch vụ truy cập bán lẻ vào mạng nội bộ, Ủy ban khấu trừ các chi phí chỉ liên quan đến cung cấp hạ tầng mạng khỏi tổng chi phí. Chi phí sản phẩm cụ thể có thể phát sinh từ bất kỳ trang thiết bị đặc biệt nào cần thiết cho việc cung cấp các dịch vụ analog, ISDN và ADSL và từ hoạt động quan hệ khách hàng của DT. Liên quan tới dịch vụ bán lẻ trên băng thông hẹp, Ủy ban thấy rằng không cần thêm trang thiết bị bổ sung nào để cung cấp truy cập mạng nội bộ cho người sử dụng cuối trên các đường truyền analog, bởi vậy ở đây chi phí sản phẩm cụ thể đơn giản phát sinh từ dịch vụ quan hệ khách hàng như tiếp thị, bảo trì, bảo dưỡng và phát hành hóa đơn. Tuy nhiên, trang thiết bị đặc biệt cần phải có để cung cấp dịch vụ truy cập mạng nội bộ đơn giản trên đường truyền băng thông hẹp kỹ thuật số (ISDN), sẽ tạo ra những chi phí riêng biệt. Trong trường hợp này cũng có những chi phí sản phẩm cụ thể phát sinh từ hoạt động quan hệ khách hàng. Liên quan tới dịch vụ bán lẻ trên đường truyền băng thông rộng, Ủy ban thấy rằng cần phải có trang thiết bị bổ sung để cung cấp các dịch vụ ADSL, đẩy chi phí sản phẩm cụ thể lên cao hơn. Các yếu tố chi phí quan trọng nhất cho dịch vụ ADSL là các thiết bị kỹ thuật tại hai đầu của đường truyền (nghĩa là một modem và một bộ lọc tín hiệu tại các cơ sở của khách hàng và tại tổng đài nội hạt), thiết bị đa kết nối đặt tại tổng đài để quản lý các dòng dữ liệu từ hàng trăm điểm kết nối ADSL, được biết với cái tên, bộ ghép kênh truy cập đường truyền thuê bao kỹ thuật số (DSLAM), và một máy chủ truy cập băng thông rộng (BAS) được đặt tại điểm nguồn của mạng, để tổ chức các luồng dữ liệu phát ra từ một số DSLAM và gửi tới mạng truyền phát, nhằm quản lý các lớp IP của dịch vụ. 59 Các vụ việc về tự do hóa đặc biệt quan trọng để loại bỏ các tổ chức độc quyền nhà nước tại các Nước thành viên EU, như được chứng minh bởi các án lệ trình bày dưới đây liên quan đến ngành vận tải hàng hải. Bắt đầu từ năm 1990 và đồng hành cùng vụ việc này, các nhà lập pháp của EU đã chủ động thúc đẩy một số biện pháp pháp lý để bắt đầu quá trình tự do hóa các ngành chủ chốt của nền kinh tế các nước thành viên gồm viễn thông, điện, ga, dịch vụ bưu chính và dịch vụ vận tải.53 Nhờ những biện pháp tự do hóa này mà ngày nay các hộ gia đình ở EU có thể mua dịch vụ điện thoại, internet, điện hoặc gas từ nhiều nhà cung cấp và sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh để gửi thư thông qua nhiều nhà chuyển phát. Từ chối cho tiếp cận cơ sở hạ tầng thiết yếu (Từ chối cho tiếp cận cơ sở hạ tầng thiết yếu của cảng Roedby, Quyết định của Ủy ban châu Âu ngày 21/12/1993) Trong vụ việc này, DSB, một doanh nghiệp đại chúng của Đan Mạch, được Bộ Vận tải Đan Mạch cấp cho độc quyền trong việc vận hành các dịch vụ vận tải đường sắt tại Đan Mạch và sử dụng cơ sở hạ tầng của cảng Roedby, một cảng tại Đan Mạch trên tuyến đường biển nối các cảng đông của Đan Mạch và các cảng tây của Thụy Điển và Đức. Cụ thể, DSB hoạt động trên tuyến Roedby-Puttgarden chung với DB (Deutsche Bundesbahn), doanh nghiệp đường sắt đại chúng của Đức. Sự hợp tác của hai doanh nghiệp mở rộng, ngoài những hoạt động khác, bán vé chung, xác định phí và lịch trình chung, và cấp các ưu đãi tương tự. Tại thời điểm đưa ra quyết định, không có doanh nghiệp nào khác cung cấp dịch vụ phà trên tuyến đường biển liên quan. Stena, một doanh nghiệp đối thủ của Thụy Điển, muốn cạnh tranh với DSB và DB trên tuyến Roedby-Puttgarden nhưng bị DSB từ chối cho tiếp cận cảng Roedby. Việc từ chối được khẳng định bởi công văn của Bộ Vận tải Đan Mạch. Do đó, Stena mua cơ sở hạ tầng và đất gần cảng Roedby và yêu cầu Bộ Vận tải Đan Mạch cho phép xây dựng cơ sở hạ tầng cảng mới. Nhưng một lần nữa, việc xin phép nêu trên bị từ chối bằng một công văn khác của Bộ Vận tải Đan Mạch. 53 Xem, đối với ngành viễn thông, Chỉ thị 2002/21/EC của Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu ngày 7/3/2002 về khung pháp luật chung đối với các dịch vụ và mạng truyền tải điện tử (Chỉ thị khung Pháp lý) Công báo L 108 ngày 24/4/2002, trang 33-50; đối với ngành điện lực, Chỉ thị 2003/54/EC của Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu ngày 26/6/2003 liên quan tới quy định chung đối với thị trường điện nội địa và thay thế Chỉ thị 96/92/EC, Công báo L 176 ngày 15/7/2003, trang 37-56; đối với ngành ga, Chỉ thị 2003/55/EC của Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu ngày 26/6/2003 về quy định chung đối với thị trường khí ga tự nhiên nội địa và thay thế Chỉ thị 98/30/EC, Công báo L 176 ngày 15/7/2003, trang 57-78; đối với ngành dịch vụ bưu chính, Chỉ thị 2002/39/EC của Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu ngày 10/6/2002 sửa đổi Chỉ thị 97/67/EC về tiếp tục mở cửa cho cạnh tranh trong ngành dịch vụ bưu chính của Liên minh, Công báo L 176 ngày 5/7/2002, trang 21-25; đối với dịch vụ vận tải đường bộ, xem Quy tắc Hội đồng (EEC) số 3118/93 ngày 25/10/1993 quy định các điều kiện để người vận chuyển không cư trú có thể hoạt động các dịch vụ vận tải đường bộ trong một nước thành viên, Công báo L279 ngày 12//12/1993, trang 1-16; đối với vận tải đường sắt, Chỉ thị 2004/51/EC của Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu ngày 29/4/2004 sửa đổi Chỉ thị Hội đồng 91/440/EEC về việc phát triển mạng lưới đường sắt của Liên minh, Công báo L 164, ngày 30/4/2004. 60 Ủy ban đánh giá thị trường liên quan là tuyến đường Roedby-Puttgarden, vì Ủy ban thấy rằng không có sự thay thế khả dĩ nào cho tuyến đường nêu trên do vị trí địa lý của nó, liên kết rất tốt với các tuyến đường bộ, và trong quá trình vận chuyển, chi phí thấp hơn rất nhiều các tuyến đường thay thế khác. Vì những lý do trên, Ủy ban kết luận rằng các chủ tàu và hành khách đều xem tuyến Roedby-Puttgarden là một thị trường riêng biệt so với các tuyến đường thay thế khác. Kết luận này được chứng minh từ số liệu về số lượng hành khách và xe cộ lưu hành qua tuyến đường này so với số lượng hành khách và ô tô lưu hành qua các tuyến đường thay thế nối từ Thụy Điển (và Đan Mạch) tới Đức.54 Ủy ban thấy rằng DSB và DB có vị trí thống lĩnh thị trường trên tuyến đường này và đã lạm dụng vị trí này để từ chối việc cho Stena tiếp cận cảng Roedby. Theo Ủy ban, việc từ chối là không hợp lý với lý do bảo vệ lợi ích công cộng chung vì nó không phù hợp với nhiệm vụ được ủy thác cho một doanh nghiệp đại chúng như DSB, cụ thể là tổ chức các dịch vụ đường sắt và quản lý các cơ sở hạ tầng cảng tại Roedby. Hơn nữa, Ủy ban cũng xem xét quyết định của Bộ Vận tải Đan Mạch là bất hợp pháp khi từ chối việc xây cảng mới. Ủy ban kết luận rằng quyết định như trên với lý do thị trường đã bão hòa là không hợp lý vì DSB và DB sau khi có quyết định đã tăng số lượng các phương tiện vận tải thủy hoạt động trên tuyến Roedby-Puttgarden và có khả năng nâng cao cạnh tranh giá và chất lượng dịch vụ cảng. Phân biệt đối xử về giá (Phí đối với dịch vụ hoa tiêu Cảng Genova, Quyết định của Ủy ban châu Âu ngày 21/10/1997) Vụ việc này liên quan đến pháp luật Italy bắt buộc các tàu hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải hàng hải phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu của “Tập đoàn Hoa tiêu của cảng Genova” khi vào/ra khỏi cảng Genova. Luật quy định rằng Tập đoàn hoa tiêu và thuyền trưởng đại diện cho chủ tàu sẽ ký kết một hợp đồng cung cấp dịch vụ có phí. Theo hợp đồng này, một doanh nghiệp hoa tiêu là thành viên của tập đoàn sẽ hợp tác với thuyền trưởng của con tàu để cung cấp những chỉ dẫn cần thiết cho việc cập bến, rời hoặc di chuyển trong cảng và những hoạt động cần thiết để đưa tàu vào bến và rời bến. Thông tư của Bộ đưa ra mức giảm 65% phí dịch vụ hoa tiêu cơ bản đối với các doanh nghiệp tàu cung cấp dịch vụ vận tải hành khách theo lịch trình thông thường trên những 54 Xem xét các kết nối đường bộ hoàn hảo giữa Roedby và Helsingoer, chỉ mất mười lăm phút bằng thuyền từ cảng Helsignborg của Thụy Điển, kết nối trực tiếp giữa Đức và Thụy Điển, Travemuende-Trelleborg, năm 1991 chỉ có 1.102.463 hành khách và 159.484 ô tô, trong khi đó tuyến Roedby-Puttgarden có 8.024.654 hành khách và 1.209.065 ô tô trong cùng một thời gian. Điều này chỉ ra rằng hành khách thích tuyến Puttgarden – Helsingborg hơn, vì nó ngắn hơn và nhanh hơn (tuyến Travemuende-Trelleborg qua Thụy Điển và Đức mất từ bảy đến chín giờ). Tương tự, trong khi tuyến Goeteborg - Frederikshavn đáp ứng được một số lưu lượng giao thông trên các tuyến giữa Thụy Điển, Đan Mạch và phần còn lại của Tây Âu, nhưng nó vẫn còn những trở ngại khi so sánh với tuyến Roedby-Puttgarden do thời gian di chuyển (ba giờ mười lăm phút thay vì một giờ) và kết nối đường bộ kém. Sau cùng, tuyến qua Great Belt (giữa các đảo của Zealand và Fyn tới Jutland) bao gồm cả việc đi qua biển với cùng thời gian của tuyến Roedby-Puttgarden nhưng dài hơn 165 km quãng đường di chuyển trên bộ giữa Copenhagen và Hamburg. Tuyến thay thế này không có được lợi thế như tuyến Helsingoer-Copenhagen-Roedby-Puttgarden. 61 tuyến đường cố định và có ít nhất ba lần cập bến một ngày và mức giảm 50% phí dịch vụ hoa tiêu cơ bản đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải hành khách theo lịch trình thông thường trên những tuyến đường cố định và có ít nhất bốn lần cập bến một tuần.55 Việc giảm phí này được tính toán trên cơ sở số lần cập bến của một doanh nghiệp và không phải là số lần cập bến của thuyền trưởng. Kết quả thực tế của thông tư này đã đặt các tàu chở khách nước ngoài vào vị thế cạnh tranh bất lợi với các tàu chở khách Italy trên tuyến Genoa-Bastia (Corsica). Thực tế, các hãng tàu chở khách nước ngoài, do đội tàu nhỏ hơn và số lần “cập bến” mỗi tuần của họ, không thể có được lợi nhuận khi có việc giảm phí đến 65% nêu trên. Ủy ban kết luận rằng biện pháp trên là phân biệt đối xử và trái với nguyên tắc của EU về cạnh tranh. Ủy ban thấy rằng cảng Genova tạo thành thị trường liên quan, vì nó đại diện cho cửa ngõ tự nhiên của các tàu chở khách từ Italy tới Corsica. Vì lý do này, các tàu sẽ không tạo thêm các tuyến mới từ các cảng khác để hưởng lợi từ phí hoa tiêu thấp hơn. Ủy ban thấy rằng Tập đoàn Hoa tiêu của Cảng Genova có vị trí thống lĩnh thị trường đối với dịch vụ hoa tiêu tại cảng Genova và đã lạm dụng vị trí thống lĩnh này để áp dụng mức giá phân biệt đối xử đối với các tàu chở khách. Ủy ban bác bỏ lập luận của Italy về việc giảm phí là hợp lý do có các lợi ích kinh tế theo quy mô vì giá trị những lợi ích kinh tế theo quy mô này nhỏ hơn 65% giá trị của các dịch vụ liên quan. 55 Một lần cập bến theo cách hiểu của thông tư là một lần vào cảng và một lần ra khỏi cảng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfSổ tay Hành vi hạn chế cạnh tranh - Một số vụ việc điển của châu Âu.pdf
Luận văn liên quan