Sự ảnh hưởng của hương ước đối với pháp luật phong kiến Việt Nam
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hương ước là một nét văn hoá, là một hiện tượng pháp luật phổ biến trong xã hội phong kiến Việt Nam. Hương ước xuất hiện từ thế kỷ XV và tồn tại dai dẳng trong suốt thời gian dài đến tháng 8/1945. Sau một thời gian gián đoạn, năm 1989, hương ước lại xuất hiện. Sự xuất hiện lại của hương ước là một vấn đề lý thú mà giới “Dân tộc học”, “pháp luật” . nghiên cứu.
Nghiên cứu hương ước có nhiều ý nghĩa.
Thứ nhất, nó giúp phần tìm hiểu làng xã người Việt ở Đồng bằng Trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hầu hết các làng Việt ở đây, trước Cách mạng tháng 8 đều có hương ước. Hương ước bao gồm các quy ước về nhiều mặt về đời sống của làng xã. Nó phản ánh quá trình hình thành, phát triển của làng xã người Việt. Trong các nguồn tài liệu thành văn về xã hội làng Việt cổ truyền, hương ước là nguồn tài liệu quan trọng để tìm hiểu làng Việt xưa. Hương ước thể hiện một cách chân phương bộ mặt xã hội cổ truyền của dân tộc; đồng thời nó là tư liệu gốc để nhận biết bức tranh văn hoá tổng hợp của làng văn hoá người Việt. Nhất là ngày nay, khi tầng lớp người hiểu biết về làng Việt trước Cách mạng tháng 8 đang ngày một cạn dần, thì hương ước mãi là một nguồn tư liệu quan trọng.
Thứ hai, nghiên cứu hương ước góp phần tìm hiểu văn hoá của tộc người Việt. Như vậy, vô hình chung, hương ước phản ánh rõ nét văn hoá dân tộc Việt. Để phát triển nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, để phục vụ cho việc phát triển đất nước hiện nay thì việc nghiên cứu và xử lý văn hoá làng là rất quan trọng. Do đó, hương ước có giá trị như một tư liệu gốc.
Thứ ba, nghiên cứu hương ước, góp phần tìm hiểu lịch sử phong kiến Việt Nam qua các triều đại. Làng Việt là một đơn vị tụ cư, nó được hình thành rất sớm. Sau này đến thế kỷ VII (năm 622) cấp xã được thành lập. Trong chế độ lịch sử Phong kiến Việt Nam, làng xã luôn là nỗi trăn trở của triều đại. Hầu như các bước phát triển thăng trầm của Nhà nước Phong kiến đều được phản ánh rất nhiều trong hương ước. Mặt khác, hương ước ra đời do nhu cầu phát triển nội tại của các cộng đồng cư dân. Lúc đầu, Nhà nước Phong kiến nghi ngờ. Sau đó, Nhà nước Phong kiến lợi dụng hương ước bằng cách lồng tư tưởng Nho giáo vào trong cộng đồng làng xã. Vì vậy nghiên cứu hương ước giúp cho chúng ta hiểu được “nắm làng”, “quản lý làng xã” của Nhà nước Phong kiến.
Thứ tư, nghiên cứu hương ước còn góp phần chỉ ra những mặt hợp lý, tích cực của hương ước (đứng từ góc độ pháp luật) trong việc quản lý xã hội ở nông thôn, đồng thời còn chỉ ra được những mặt hạn chế, tiêu cực của hương ước trong việc quản lý xã hội ở nông thôn hiện nay, nhất là việc xây dựng ý thức pháp luật cho người nông dân và đặc biệt là xem xét, kết hợp giữa “luật” và “tục” trong xã hội nông thôn ngày nay.
CHƯƠNG I
NGUỒN GỐC VÀ ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN HƯƠNG ƯỚC.
1.1. Nguồn gốc của hương ước.
1.2. Những điều kiện để xuất hiện hương ước.
1.2.1. Nhu cầu phát triển của làng xã.
1.2.1.1. Sự gia tăng dân số và mở rộng làng xã.
1.2.1.2. Sự mở mang kinh tế.
1.2.1.3. Sự nảy sinh của nhiều tổ chức xã hội.
1.2.2. Sự can thiệp của nhà nước phong kiến đối với làng xã.
1.2.3. Xuất hiện tầng lớp Nho sỹ.
CHƯƠNG II
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA HƯƠNG ƯỚC ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT
PHONG KIẾN VIỆT NAM
2.1. Giá trị pháp lý của hương ước.
2.1.1. Hương ước – công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng làng, công cụ để quản lý làng xã.
2.1.2. Sự giống và khác nhau giữa pháp luật và hương ước.
2.1.2.1. Những điểm giống nhau:
2.1.2.2. Những điểm khác nhau.
2.2. Pháp luật phong kiến Việt Nam thừa nhận “tính tự trị” của làng xã như một qui luật.
2.2.1. Pháp luật phong kiến Việt Nam thừa nhận các làng xã có hương ước riêng.
2.2.2. Pháp luật phong kiến Việt Nam thừa nhận những điều khác biệt giữa hương ước và luật pháp của nhà nước.
2.2.3. Pháp luật phong kiến Việt Nam thừa nhận việc xét xử theo tục lệ của làng.
2.3. Những tác động tích cực tiêu cực của hương ước đối với làng xã Việt Nam.
2.3.1. Những tác động tích cực
2.3.2. Những tác động tiêu cực.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ VẤN ĐỀ KẾ THỪA HƯƠNG ƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
3.1. Bối cảnh – nguyên nhân của “tái lập hương ước”.
3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng thực hiện hương ước mới.3.3.1. Thực trạng xây dựng và thực hiện hương ước hiện nay.
3.3.2.Những vấn đề đặt ra khi soạn thảo hương ước.
KẾT LUẬN
64 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5599 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự ảnh hưởng của hương ước đối với pháp luật phong kiến Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số hương ước của các làng trước khi trình bày nội dung đều ghi: “Nhà nước có pháp luật qui định còn dân có điều ước riêng”.
Có thể coi đây là (lời tuyên ngôn về quyền tự trị) của mỗi làng đối với nhà nước phong kiến. Nó khẳng định (luỹ tre xanh) đó là “ốc đảo riêng” trong vùng trời chung của cả nước.
Như vậy từng địa vực tụ cư đều khẳng định một cách dứt khoát quyền tự trị của mình bằng lời tuyên ngôn mở đầu cho hương ước. Mặt khác, trước hoặc sau lời “tuyên ngôn” này hương ước đều khẳng định: tất cả tiên chỉ, sắc mục cùng già trẻ các giáp trong làng đều nhất trí trình hương ước của làng lên chính quyền phong kiến bên trên phê duyệt để được thi hành. Điều đó có nghĩa là hương ước đã công khai tuyên bố quyền tự trị của làng. Quyền ấy được người dân quê Việt diễn đạt bằng câu châm ngôn: “phép vua thua lệ làng”.
Vào thế kỷ XV dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1479) trong một loạt đạo dụ được tập hợp trong “Hồng Đức Thiệu Chính Thư trong dụ năm điểm năm Quang Thuận (1464)” thì điểm đầu tiên có ghi: “các làng không nên có khoán ước riêng vì đã có pháp luật chung của nhà nước” (45). Chứng tỏ rằng hương ước của thời kỳ này đã tồn tại tương đối phổ biến đến mức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả luật pháp của triều đình. Lê Thánh Tông phải ra đạo dụ để hạn chế các làng lập khoán ước, hương ước. Mặt dù không khuyến khích các làng lập khoán ước riêng. Nhưng trong đạo dụ của vua Lê Thánh Tông phải thừa nhận: “làng nào có những tục lệ khác lạ thì có thể cho lập khoán và đặt ra những lệ cấm”.
Vào thế kỷ XV làng xã Việt đã bị biến đổi theo chiều hướng phong kiến hoá và về cơ bản đã mất quyền tự trị. Tuy vậy làng xã vẫn tồn tại phổ biến và chính quyền phong kiến vẫn phải chấp nhận tục lệ cổ truyền của các làng xã. Dưới thời Vua Lê Thánh Tông khi chế độ tập quyền và quan liêu đạt tới cực thịnh thì làng xã vẫn soạn ra hương ước. Nhà nước phong kiến buộc phải cho “lập khoán ước và cấm lệ” tức là thừa nhận tính tự trị của mỗi làng.
2.2.2. Pháp luật phong kiến Việt Nam thừa nhận những điều khác biệt giữa hương ước và luật pháp của nhà nước.
Hương ước thể hiện tính tự trị của làng xã do đó nhiều điểm ghi trong hương ước khác với luật pháp của nhà nước. Tinh thần của luật nước được thể hiện trong hương ước là những qui định về việc thực hiện nghĩa vụ sưu thuế phu dịch... mà làng xã phải thể hiện trước nhà nước, hoặc những điều khác về một số mặt của làng mà nhà nước đã áp đặt vào như việc chia ruộng đất, việc bầu cử bộ máy chính quyền phong kiến ở làng... Nói chung hương ước đã cụ thể hoá luật nước, căn cứ vào những đặc điểm của làng, ví dụ: việc chia ruộng đất công - một vấn đề bức xúc đối với làng xã và nhà nước. Từ giữa thế kỷ XV, nhà nước phong kiến cho ban hành chính sách quân điền, qui chế hoá việc chia cấp phần ruộng đất thuộc sở hữu nhằm can thiệp sâu vào từng địa vị tụ cư của làng xã. Nhưng ở làng nào cũng có lệ chia cấp riêng, được ghi rõ trong hương ước. Căn cứ vào số ruộng công còn lại theo sự phân tầng “đẳng cấp” trong cộng đồng dân cư và căn cứ vào thiết chế tổ chức của làng, các làng đều có bảng công điền, công thổ - đó là ruộng chùa gọi là tự điền, ruộng điền gọi là thần điền... các làng sử dụng số ruộng công còn lại để xây dựng cơ sở vật chất, tu tạo nơi thờ cúng để đèn hương quanh năm và nuôi người canh giữ. Ngoài bảng công điền công thổ, một số làng còn có bảng công điền, công thổ quốc phân. Làng nào có ruộng công nhiều thì chia cho dân đinh, dùng một phần cứu trợ người trong làng. Một số làng ven sông có đất bãi bồi ngoài đê gọi là công châu thổ. Đất này do làng quản lý và sử dụng với nhiều hình thức: chia cho tất cả đàn ông từ 18 tuổi trở lên kể cả chức sắc (hương ước làng Bát Tràng).
Các nhà nước phong kiến Việt Nam đều thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất của làng xã theo tập quán lâu đời.Thời Trần có “ruộng tư điền” Thời Lê, Nguyễn đều thừa nhạn hình thức sở hữu của làng xã.
Thực tế này cùng với đạo dụ của Lê Thánh Tông: Các làng xã không nên có khoán ước riêng chứng tỏ rằng từ giữa thế kỷ XV trở đi hương ước đã tồn tại song song với luật nước và cổ phần mâu thuẫn với luật nước, làm cho luật nước ít nhiều bị giảm hiệu lực trong từng “luỹ tre xanh”.
Để luật nước thấm sâu vào từng làng xã Việt Nam thì phải chấp nhận quyền phân chia ruộng đất của các xã quan nhưng phải ràng buộc họ bởi luật nước. Trong chương “Điền sản” của bộ luật Hồng Đức ban hành vào thời vua Lê Thánh Tông 1483 quy định: “Các quan bộ huyện xã đã chia ruộng rồi, nếu có người bị tội phải giáng truất hay chết thì phải lấy lại ruộng. Nếu dân đinh đã lớn tuổi xin cấp ruộng thì các quan bộ huyện xã được tự liệu đinh”. Và nếu chia không đúng thì các quan lộ huyện xã phải chịu tội phạt (47). Đó là sự thừa nhận có tính tương đối.
Thực tế có nhiều hương ước quy định về cơ cấu tổ chức và quan hệ trong làng xã. Đây là nội dung chính của hương ước. Trước hết là những hương ước liên quan tới việc lập ra các tổ chức làng, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng tổ chức cũng như các thành viên trong đó. Mỗi làng Việt đều có các tổ chức như xóm ngõ, dòng họ, giáp, phe, phường hội, họ... Quan trọng nhất là các quy ước lập ra các bộ máy chính trị làng xã. Đó là hình thức tập hợp những người theo địa vị xã hội bao gồm các thíêt chế.
- Dân hàng xã: gồm toàn bộ các thành viên nam giới và dân chính cư trong làng phân thành cấp bậc cao thấp khác nhau.
- Hội đồng kỳ mục: là bộ máy quản lý xã thôn bao gồm các cực chánh, phó tổng, các chức sắc quan lại về hưu... Đây là cơ quan có toàn quyền quyết định công việc trong làng như phân bổ thuế khoá, sưu dịch, binh lính cho nhà nước, hội hè đình đám.
- Hội đồng lý dịch: Đại diện bộ máy nhà nước phong kiến ở làng, chịu trách nhiệm nộp các khoản sưu thuế, phu lính cho nhà nước. Đứng đầu là lý trưởng hoặc phó lý do dân bầu hoặc được nhà nước công nhận.
Hương ước của các làng quy định như vậy làm cho nhà nước phong kiến khó áp đặt bộ máy quản lý cấp xã theo ý chí của mình. Vì vậy nhà nước thừa nhận quyền tự bầu xã trưởng của làng xã. Song nhà nước lại đặt tiêu chuẩn bầu xã trưởng. Có như vậy thì nhà nước mới gián tiếp can thiệp vào các hoạt động của làng xã. Ví dụ: Nhà Lê đặt ra luật bầu xã trưởng: “Từ nay về sau bầu đặt xã trưởng nên họp hội đồng, lấy thuộc hạng tuổi đã già, hoặc giám sinh, sính đồ (những người theo học ở trường học) tuổi cao nhưng kém cỏi, học nghiệp không tiến bộ, và xét các con em nhà hiền lành 30 tuổi trở lên không vướng việc quân. Những hạng người đó, người nào có hạnh kiểm tốt, biết chữ thì nên làm xã trưởng...”.
Bằng những điều luật cụ thể mà nhà nước phong kiến đã thu hẹp dần tính tự trị của làng xã và thực chất là nhằm giải quyết mối quan hệ giữa lệ làng và luật nước. Đồng thời nhà nước phong kiến còn can thiệp sâu vào quá trình soạn thoả hương ước, Lê Thánh Tông ra đạo dụ quy định những người thảo ra hương ước: “phải là những người phải có trình độ nho học, có đức hạnh có chức phận chính là tuổi tác”.
Dù chỉ được thi hành trong từng luỹ tre xanh, nhưng để được công nhận tồn tại hương ước phải chịu sự kiểm duyệt, thông thường của nhà nước bên trên. Khi điều khiển những điều khoản trái với quy định của nhà nước không theo tư tưởng nho giáo thường bị gạch bỏ.
Từ những điều trên đây, chúng ta thấy hương ước giữ một vai trò quan trọng trong làng xã, là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Trong cộng đồng, là công cụ để tự điều khiển và quản lý làng xã. Như thế pháp luật của nhà nước phong kiến phải có những quy định tương đối “uyển chuyển” để vừa thừa nhận “tính tự trị” của làng xã, ràng buộc những đơn vị tụ cư này vào nhà nước phong kiến và cuối cùng khống chế toàn bộ hoạt động của làng xã.
2.2.3. Pháp luật phong kiến Việt Nam thừa nhận việc xét xử theo tục lệ của làng.
Tính tự trị của làng xã thông qua nội dung cụ thể của hương ước. Nhiều làng coi trọng lệ làng hơn cả luật nước. Phép vua thua lệ làng cũng bắt nguồn từ đó. Hương ước của nhiều làng ngăn cản và trừng phạt những người “vượt làng” đi kiện cáo lên trên.
Ví dụ như hương ước của làng Mộ Trạch với nhan đề: “Mộ Trạch xã Cựu khoán” (ra đời từ thế kỷ XVII, tại điều 6 có ghi: “cấm mọi người trong đi kiện lên trên mà không trình bày trước xã trưởng. Ai làm ngược sẽ bị phạt trâu, phạt rượu (13).
Hoặc khoán ước xã Dương Liễu quy định: “Trong làng xã có người nào chửi bới đánh nhau hoặc ức hiếp nhau, việc trình lên những người có trách nhiệm đã phân xử phải trái. Nếu đó không tin lại đi kiện quan trên cũng xử y thế thì phạt 3 quan tiền. Nếu người nào chưa trình ở thôn xã mà đã vượt quyền lên trình ở Nha môn thì cũng bị phạt 3 quan (45). Xét xử theo lệ làng cũng nghiêm ngặt không kém vì luật nước. Có phần còn chặt chẽ hơn, quyền xét xử thì làng cũng giành quyền ưu tiên trước. Mặt khác, làng xử theo lệ làng, quan xử theo luật nước. Một người dân nơi làng xã phạm luật, nhà nước muốn xét xử phải thông qua cầu nối là làng xã.
Pháp luật của nhà Lê đã thừa nhận quyền xét xử của xã quan: “nhân dân trong bộ huyện có việc tranh nhau kiện, việc rất nhỏ đến kiện xã quan. Nếu xã quan xử đoán không hợp lệ thì kêu đến quan huyện”. Trình tự và thẩm quyền xét xử được luật pháp quy định khá cụ thể. Theo đó, mọi việc nhỏ xảy ra trong làng xã trước hết thuộc quyền giải quyết của xã quan. Như vậy trong luật nước đã có bóng hình của lệ làng và lệ làng đã có tác động sâu vào lệ nước. Đến thời Nguyễn hương ước nở rộ. Pháp luật nhà nước cũng đã thừa nhận quyền xét xử của lý trưởng (xã quan) trừng trị những người có hành vi bỏ toà dưới kiện lên toà trên: “Phạm đơn thưa kiện của nhân dân đều phải từ dưới chuyển dần lên, nêế vượt lên quan ty bản mà lên thượng ty gọi là tố (dù là sự thật cũng bị phạt 50 roi). Quan ty bản quan không thụ lý hay thụ lý mà là mất đơn thì được đưa lên thượng ty thưa (23).
Mặc dù làng xử theo lệ làng nước xử theo luật nước. Nhưng trong không ít trường hợp nhất là trường hợp làm sai pháp luật, xâm phạm lợi ích quốc gia (như vi phạm vào 10 tội ác) làng xã không thể tự ý đem lệ làng ra xử mà phải “giải trình quan trên”. Do vậy, không phải lúc nào “phép vua thua lệ làng”.
Cho dù pháp luật có thừa nhận riêng của từng làng vào quyền tự trị của nó thì thực tế vận dụng hương ước phải thông qua bộ máy chức dịch làng xã – đơn vị hành chính cơ sở của chính quyền phong kiến. Bằng bộ máy chính quyền cấp xã cùng với con dấu của nó, nhà nước đã thâu tóm được các làng xã, buộc làng xã phải thực hiện nghĩa vụ cơ bản về phu, lính của mình.
Từ những điểm trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy sự ảnh hưởng của hương ước đối với pháp luật phong kiến Việt Nam được thể hiện:
1. Vào thế kỷ XV khi nhà nước Trung ương tập quyền phát triển mạnh mẽ thì hương ước đã ảnh hưởng chung tới luật pháp của triều đình và các nhà nước phong kiến đã bắt đầu chú ý đến việc quản lý hương ước.
2. Để can thiệp sâu vào đời sống xã hội của làng xã, pháp luật phong kiến đã thừa nhận quyền “tự trị” của làng xã, thông qua đó để áp đặt mô hình quản lý pháp luật phong kiến vào đơn vị tụ cư người Việt ở nông thôn. Điều đó cũng nói lên nhà nước phong kiến đã thừa nhận tính truyền thống liên tục của làng xã thông qua hương ước.
2.3. Những tác động tích cực tiêu cực của hương ước đối với làng xã Việt Nam.
2.3.1. Những tác động tích cực
Hương ước có giá trị về nhiều mặt: là nguồn tư liệu để nghiên cứu về làng xã, là di sản văn hoá của dân tộc; là tri thức về quản lý cộng đồng... trong xã hội cổ truyền, hương ước đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Có những qui định của hương ước đã lỗi thời, cản trở sự phát triển của cộng đồng, nhưng cũng có hương ước góp phần hình thành trong làng xã người nông dân rất nhiều truyền thống và những đức tính quý báu.
Hương ước đã đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau về đời sống làng xã: sản xuất, quan hệ sở hữu, tổ chức xã hội, quan hệ cộng đồng, hôn nhân gia đình, phong tục, lễ nghi... có thể coi đây là chuẩn mực ứng xử. Xã hội đã hình thành trong quá trình phát triển lâu dài của cộng đồng, được mọi người chấp nhận và tự giác tuân theo để tạo thành cấp quán. Hương ước bên cạnh việc qui định nghĩa vụ của các thành viên đối với làng xã, nó còn nêu cao tinh thần cộng đồng, tương trợ bảo vệ giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn, ốm đau, mà chay, cưới xin... đó là trách nhiệm chung của công tác trị thuỷ sản nông nghiệp. Điều này đã giúp cho người nông dân gắn bó lại với nhau, gắn bó với làng xã và trở thành truyền thống đùm bọc đoàn kết và cố kết làng xã. Truyêề thống này đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc. Người nông dân làng Việt đã đoàn kết lại, xây dựng làng thành pháo đài chiến đấu bảo vệ làng nước, bảo vệ luỹ tre xanh. Như vậy, từ ý thức cộng đồng nó đã nâng thành ý thức quốc gia, ý thức dân tộc.
Hương ước của các làng xã đều đặt ra nghĩa vụ sưu thuế, phu dịch của các thành viên đối với nhà nước, nghĩa vụ lao động công ích để đóng góp công sức của mình vào công cuộc chung của làng như tu bổ nhà thờ, đình chùa, bảo vệ trật tự an ninh... Những qui định đó đã hình thành tinh thần trách nhiệm trước cộng đồng họ sẽ nâng lên thành trách nhiệm trước nhà nước. Điều này giúp cho làng xã thực hiện tốt vai trò tự quản của mình trong công việc quản lý cộng đồng dân cư.
Mỗi làng Việt đều có phong tục tập quán và tín ngưỡng riêng. Nhiều phong tục thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc nhằm bảo vệ thuần phong mỹ tục. Nhiều sinh hoạt của cộng đồng làng xã như: Hội hè, đình đám, tế lễ... Đã góp phần làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần làng xã và mỗi một làng xã Việt Nam đều là cơ sở để bảo tồn gìn giữ văn hoá làng xã và văn hoá dân tộc.
Cuối cùng, mỗi làng xã trước đây đều có quy ước riêng để làm khuôn khổ cho hành vi ứng xử của con người.
Khi Nhà nước phong kiến còn giữ được vai trò tích cực và tiến bộ trong lịch sử thì hương ước của làng xã chính là chất keo dính người nông dân lại với nhau, giúp họ tuân thủ những quy tắc xã hội dù quy tắc đó chỉ có hiệu lực trong phạm vi nhỏ hẹp “sau luỹ tre xanh” từ đó làng xã chủ động giải quyết các công việc của cộng đồng, đảm bảo cuộc sống chung. Trong sinh hoạt làng xã người nông dân trong làng có thể tham gia vào mọi sinh hoạt xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội... Điều đó phần nào cũng phản ánh tính dân chủ trong sinh hoạt cộng đồng. Thông qua đó, nó giúp cho làng xã với Nhà nước phong kiến gắn bó với nhau hơn trong việc giữ làng, giữ nước mở mang bờ cõi.
Từ những điều nêu trên, chúng ta thấy rõ mối quan hệ biện chứng giữa nhà nước và làng xã trong từng giai đoạn lịch sử, tuỳ thuộc vào chức năng và bản chất của Nhà nước, vai trò của pháp luật mà mối quan hệ trên có thể lỏng lẻo hay bền chặt.
Sự gắn bó giữ “làng” với “nước” là cơ sở sức mạnh để Nhà nước phong kiến tồn tại vượt qua được thử thách bão táp của lịch sử. Đó là sức mạnh góc phát nguồn từ mỗi con người trong cộng đồng. Hương ước là một tấm gương phản ánh sự phát triển của làng, làng quan hệ biện chứng với nước. Từ đó ta cũng thấy được sự phát triển của nhà nước phong kiến. Sự thay đổi hương ước của làng là cơ sở để nhận biết sự thay đổi về mặt Nhà nước và pháp luật của nhà nước phong kiến.
2.3.2. Những tác động tiêu cực.
Hương ước là “bộ luật riêng” của làng nó đã đóng góp vai trò tích cực trong sự phát triển của làng, nhưng nó cũng để lại nhiều mặt tiêu cực kìm hãm sự phát triển chung của xã hội.
Đầu tiên, hương ước là “bộ luật riêng” của mỗi làng nó tuyên bố về quyền tự trị. Vì vậy, phần đầu các bản hương ước đều khẳng định: “Nước có luật lệ của nước, làng có điều ước riêng” hay “Nhà nước có pháp luật quy định, còn dân có điều ước riêng”... Điều này thường làm nảy sinh tư tưởng cục bộ địa phương. Những người trong làng chỉ lo bảo vệ quyền lợi của mình, ít quan tâm bảo vệ quyền lợi của làng khác. Từ chỗ cái “ta” trong làng dẫn đến cái “tôi” trong cá nhân. Vì quyền lợi của làng mình họ sẵn sàng đi ngược lại. Từ đó họ tỏ thái độ chống đối không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Nếu nhà nước có can thiệp, đụng chạm đến quyền lợi của họ thì làng sẽ phản ứng mạnh. Ý thức quyền tự trị trong làng càng cao thì càng mâu thuẫn tranh chấp ranh giới làng. Họ sẵn sàng xô xát nhau để tranh giành ngôi đền, miếu, chùa. Những đìêu đó cho thấy mối quan hệ giữa làng ngày càng cách biệt. Hương ước càng cố kết cộng đồng bao nhiêu thì càng làm tăng khoảng cách giữa các làng bấy nhiêu. Vì vậy khi có việc trọng đại Nhà nước rất khó khăn trong việc liên kết các làng lại với nhau.
Mặt khác, trong làng có sự sắp xếp ngôi thứ đẳng cấp, quyền lợi khác nhau. Từ đó đã làm hình thành trong mỗi cá nhân cộng đồng tư tưởng địa vị ngôi thứ, và tạo ra sự ganh đua ngôi thứ trong làng. Từ những điều này làm cho tư tưởng dân chủ tồn tại trong làng đã trở thành hình thức và bị lợi dụng. Người không có địa vị chức sắc thì sẵn sàng trở thành người phục dịch. Địa vị chức sắc gắn liền với quyền lợi vật chất nó làm cho thành viên trong làng trở thành những người nhỏ nhen, ích kỷ, hẹp hòi. Thậm chí, họ còn toan tính lừa gạt để tranh giành chức sắc.
Bên cạnh đó, hương ước của làng quy định thủ tục cưới xin, ma chay, khao vọng, tế lễ thần linh... Làm tăng thêm thủ tục nặng nề tốn kém, làm xuất hiện nhiều thủ tục hủ lậu vẫn được duy trì và tồn tại. Việc tế lễ các vị thần linh siêu nhiên dẫn đến đầu óc mu muội, mê tín dị đoan, bói toán lên đồng gây mất trị an làng xã.
Cuối cùng, do thói quen sống theo lệ làng, quản lý bằng lệ làng đã đến hiện tượng coi thường luật nước, thiếu nhận thức cơ bản về pháp luật cũng như thiếu ý thức tuân thủ pháp luật của Nhà nước.
Ngoài ra, hương ước còn có rất nhiều hạn chế tiêu cực khác gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống làng xã.
Như vậy, hương ước với tính hai mặt, nó đã làm hình thành trong cộng đồng người Việt nhiều truyền thống đức tính quý báu nhưng tự nó cũng mọc và không ít hậu quả nặng nề. Nó kéo người Việt sống theo luật tục, tư tưởng của họ trở lên trì trệ, lạc hậu, không tiếp thu và giác ngộ pháp luật. Những mặt hạn chế của nó đã trở thành những màn ngăn cách tư tưởng của con người đến với pháp luật.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ VẤN ĐỀ KẾ THỪA HƯƠNG ƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
3.1. Bối cảnh – nguyên nhân của “tái lập hương ước”.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, cơ cấu làng xã cũ bị giải thể, các bản hương ước không còn có giá trị trong việc điều hành đời sống làng xã. Tuy nhiên nhiều nơi vẫn tự đề ra những qui ước mà pháp luật chưa đề cập tới để duy trì đời sống cộng đồng.
Từ sau khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nông nghiệp, thường gọi là “khoán 10” từ năm 1989 đến nay, tình hình chính trị - kinh tế - văn hoá – xã hội ở nông thôn có nhiều thay đổi quan trọng. Hộ gia đình được xác nhận trở lại là đơn vị kinh tế tự chủ. Làng với tính cách là cộng đồng có thiết chế tổ chức riêng, phong tục tập quán, tâm lý và tín ngưỡng riêng đã dần dần “khẳng định lại” vị trí, vai trò, chức năng quan trọng của nó trong quản lý kinh tế - xã hội từ việc xây dựng cơ sở chính trị (chi bộ Đảng, các đoàn thể quần chúng) chính quyền (chức danh trưởng thôn) đến quản lý kinh tế (quy mô HTX nông nghiệp) xây dựng đời sống văn hoá cơ sở...đều tổ chức theo đơn vị làng (thôn, bản). Xu hướng tái lập “làng tiểu nông” đang có xu hướng rõ nét.
Trong tình hình trên đây, nhiều làng ở đồng bằng Bắc Bộ đã soạn thảo ra các quy ước làng làm “cơ sở pháp lý” để quản lý, điều chỉnh các mặt sinh hoạt của cộng đồng, trong đó Hà Bắc là tiêu biểu. Theo báo cáo của Sở văn hoá Thông tin và Thể thao Hà Bắc thì đến cuối năm 1992, toàn tỉnh đã có 500 làng đã soạn thảo quy ước; riêng huyện Tiên Sơn đạt tỷ lệ cao nhất:127/144 làng (13, trang 87). Việc có quy ước làng là tiêu chuẩn đầu tiên để công nhận là “làng văn hoá”. Cũng theo Sở văn hoá – Thông tin và Thể thao tỉnh thì những bản quy ước này bước đầu đã có tác dụng tích cực trong việc quản lý kinh tế - xã hội ở từng làng, tạo ra sự chuyển biến tốt về nhiều mặt ở mỗi cộng đồng dân cư đó. Tháng 4/1993, Hội đồng nhân dân Tỉnh Hà Bắc khoá IX, kỳ họp thứ 15 đã ra Nghị quyết số 38/HĐND9 về việc xây dựng “Qui ước làng văn hoá” (13, trang 88).
Sự trở lại của hương ước ở một số làng, nó đã đặt ra cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý những vấn đề đáng quan tâm. Những người đầu tiên tham gia nghiên cứu là một số nhà nghiên cứu tham gia đề tài khoa học cấp Nhà nước KX08 – 09: “Thiết chế chính trị - xã hội nông thôn”. Đến nay, đã qua hơn mười năm, có nhiều bài viết, hội thảo, chính sách, văn kiện của Đảng nói về vấn đề này. Tuy nhiên, cho tới nay khi nhìn nhận lại hương ước vẫn còn có ý kiến này nọ. Do đó luận văn này có ý kiến riêng của mình.
3.2. Tái lập hương ước là hiện tượng hợp quy luật phát triển của lịch sử làng xã người Việt ở Bắc Bộ và hợp pháp luật.
Trước hết cần khẳng định làng một đơn vị định cư của người nông dân Việt. Một trong những đặc trưng cơ bản của làng xã là có tục (lệ tục). Hơn nữa, ở mỗi làng, lệ tục lại không giống nhau.
Làng cũng như bất kỳ một tổ chức xã hội nào khác luôn luôn có nhu cầu quản lý để tồn tại và phát triển. Lệ tục chính là phương tiện để quản lý làng. Tư tưởng của lệ tục được thể chế rõ trong hương ước. Đến giữa thế kỷ XV, thì những lệ tục của từng làng được văn bản hoá thành hương ước. Hương ước chính là sản phẩm của làng; là công cụ pháp lý để duy trì đời sống cộng đồng làng. Chức năng quản lý cộng đồng của hương ước được thể hiện rất rõ- nó là “Bộ luật riêng” của làng. Nó tuyên bố quyền tự trị. Vì vậy phần mở đầu của hương ước đều khẳng định: “Nước có luật lệ của nước, làng có hương ước riêng” hay “Nhà nước có pháp luật quy định, còn dân có những điều ước riêng”... có thể coi đây như là “tuyên ngôn về quyền tự trị” của mỗi làng. Nó khẳng định từng luỹ tre xanh, đó là “bầu trời riêng” của người nông dân trong “vùng trời chung” của cả nước.
Hương ước là một sản phẩm tất yếu của làng Việt. Hiện nay không còn con số thống kê chính thức về hương ước. Nhưng số làng không soạn thảo hương ước rất ít.
Theo nhà nghiên cứu dân tộc học Bùi Xuân Đính: Những làng không soạn thảo được hương ước lại đa số là những làng nhỏ, hình thành muộn, lớp người biết chữ rất ít. Có “làng” là có “lệ tục”; có “lệ tục” là có hương ước – đó là quy luật phát triển của làng xã người Việt ở Bắc Bộ.
Hương ước được duy trì cho tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Nhìn nhận rõ vai trò của hương ước, nhất là trong giai đoạn 1945 – 1989 - sự vắng mặt của hương ước; ngày 20 – 10- 1958, đồng chí Giang Đức Tuệ, chủ tịch uỷ ban hành chính tỉnh Thái Bình, được Bác Hồ mời đến làm việc tại Phủ Chủ tịch. Sau khi nghe đồng chí chủ tịch báo cáo về tình hình các mặt của quê lúa Thái Bình, Bác nói:
- Chú ở Thái Bình có biết những quỹ “nghĩa thương” là gì không? Chữ nho “nghĩa thương” là kho nghĩa. Quỹ ấy chuyên làm việc nghĩa như cứu giúp nhau trong những năm mất mùa, đói kém, tai nạn. Có nhiều người quen gọi là “nghĩa xương” là không đúng đắn – Bác giải thích thêm và lại hỏi tiếp.
- Thế chú có biết “hương ước” là cái gì không?
Thấy đồng chí Giang Đức Tuệ ngập ngừng, Bác nói tiếp:
- Hương ước là những khoản quy ước trong làng. Người ta quy định với nhau không để cho trâu bò phá hoại lúa, gà qué ăn rau, ăn mạ, không được ăn trộm của nhau... Đấy là những phong tục hay của nông thôn nước ta trước đây. Từ sau Cách mạng tháng Tám, các chú đem xoá bỏ cả, thế là không đúng (16, trang 2).
Khoán 10 đã trả lại cho làng quyền tự chủ, tự quản. Hộ gia đình với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ đã được xác lập trở lại, dẫn tới các hoạt động của làng cũng được sống lại:
+ Kinh tế: đa ngành, đa nghề.
+ Chính trị: vai trò của hợp tác xã bị suy giảm. Điều này được thể hiện rõ ở Điều 1 Luật Hợp tác xã, Quốc hội ban hành ngày 3-4-1996:
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, cùng tự nguyện đóng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật, để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước (49, trang 5).
Chi bộ Đảng và tổ chức xã hội tự chủ hơn và đặc biệt là mặt văn hoá truyền thống của làng một thời bị mất và đứng trước nguy cơ mất hẳn như: đình chùa, miếu mạo, hội hè... nay đã phục hồi trở lại.
Như vậy nhìn một cách tổng thể làng xã thời kỳ này phát triển và hoạt động phong phú hơn so với làng xã cổ truyền. Do đó nó nảy sinh ra nhu cầu quản lý mới mà lẽ ra pháp luật phải đảm đương nhiệm vụ này. Thực trạng và bất cập của việc soạn thảo quy ước mới đã làm nảy sinh trong giới khoa học và các nhà quản lý hai ý kiến trái ngược nhau. Một loại ý kiến cho rằng, xã hội ta hiện nay đã có pháp luật, do vậy các làng không nên có quy ước riêng như kiểu hương ước ngày xưa làm ảnh hưởng tới việc thực thi pháp luật. Loại ý kiến thứ hai cho rằng: khi pháp luật của ta còn chưa đầy đủ và còn kém hiệu lực thì mỗi làng hoặc “cơ qụan đường phố” có thể đề ra những quy ước không trái với pháp luật để điều chỉnh đời sống cộng đồng. Chúng tôi cho rằng, hiện nay và trong một thời gian dài nữa, các làng vẫn phải có quy ước riêng vì:
Thứ nhất: Trong lịch sử, cộng đồng người nào hay tổ chức xã hội nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải cần đến sự trật tự và ổn định. Sự trật tự và ổn định trong xã hội có được là nhờ một hệ thống rất phong phú của các quy tắc xã hội. Các quy tắc này điều tiết, điều chỉnh các quan hệ xã hội, hành vi ứng xử của các cá nhân trong xã hội. Hệ thống các quy tắc xã hội bao gồm: quy tắc đạo đức, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng, các quy định có tính chất điều lệ của tổ chức chính trị- xã hội và toàn thể quần chúng và các quy phạm pháp luật. Tất cả cùng tham gia vào việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc mọi lĩnh vực. Đó là lý thuyết về mô hình “đồng quản lý” mà nhiều nướcđan áp dụng.
Các quy ước của làng cũng như hương ước xưa là một loại quy tắc xã hội. Chúng cũng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Xưa cũng như nay, pháp luật không thể (và cũng là không cần thiết) tác động và điều chỉnh tới tất cả các quan hệ xã hội. Thật là không thực tế nếu chúng ta muốn “pháp luật hoá” tất cả các mặt của đời sống và các quan hệ xã hội, phạm vi điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật được quy định bởi tổng hợp các điều kiện kinh tế-xã hội; do vậy nó không “nhất thành bất biến” mà phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội và nhận thức xã hội – nghĩa là có hành vi ở giai đoạn này, thời điểm này là vi phạm pháp luật nhưng ở giai đoạn khác, thờiđiểm khác lại không vi phạm pháp luật. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật có thể mở rộng hay thu hẹp là tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi đất nước, mỗi dân tộc. Khi chúng ta nói: “tăng cường vai trò của pháp luật trong xã hội” là chúng ta không đồng nghĩa với việc sử dụng tràn lan pháp luật. Không nên tuyệt đối hoá vai trò của pháp luật. Mặc dù nhà nước ta đang tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền, trong đó pháp luật được tôn trọng đề cao.
Platon có nói: “Tôi nhìn thấy sự sụp đổ của nhà nước nào mà ở đó vai trò của pháp luật không được tôn trọng”; Nhưng pháp luật không phải là “phép màu”, là “công cụ vạn năng”.Không nên quan niệm mọi việc sẽ đâu vào đấy vì vấn đề đó đã được thể chế hoá thành pháp luật. Điều quan trọng là phải đặt pháp luật trong mối liên hệ với các yếu tố khác trong cơ chế điều chỉnh xã hội. Mỗi yếu tố trong hệ thống các quy tắc điều chỉnh xã hội lại có thế mạnh và điểm yếu của nó. Pháp luật khó có thể tác động đến tình cảm, quan hệ tư tưởng như các quy tắc đạo đức, tập quán khác.
Các yếu tố trong hệ thống các quy tắc xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau, chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Giữa quy ước làng với pháp luật và các yếu tố khác trong hệ thống các quy tắc xã hội cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đây là mối liên hệ giữa các yếu tố trong cùng một hệ thống. Trong quá trình tác động và điều chỉnh các quan hệ xã hội, quy ước làng cũng bổ sung và hỗ trợ cho các yếu tố khác (đạo đức, pháp luật, tập quán, quy tắc tôn giáo, điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội...) nhằm tạo ra một trạng thái trật tự ổn định cho xã hội.
Hiện nay và có lẽ trong một thời gian tương đối dài nữa vẫn còn những nhu cầu xã hội đối với việc điều chỉnh các quan hệ xã hội làng xã bằng quy ước làng. Trong điều kiện hiện nay, quy ước làng vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội nông thôn vì:
- Cho đến nay, hệ thống pháp luật nước ta chưa hoàn chỉnh, nhiều mặt của đời sống xã hội (nhất là ở nông thôn) chưa được ghi nhận về mặt pháp luật. Vả lại, theo tôi trong không ít các trường hợp không nhất thiết phải cần đến sự điều chỉnh của pháp luật (ví dụ: thủ tục cưới xin, ma chay, cách thức tổ chức lễ hội truyền thống...).
- Hiệu lực thực tế của pháp luật ở nông thôn Việt Nam còn thấp. Người nông dân nước ta phần nào vẫn còn xa lạ với pháp luật của nhà nước. Ngôn ngữ pháp lý thể hiện trong các văn bản pháp luật đối với một bộ phận nông dân vẫn là những từ khó hiểu. Người nông dân vẫn quen sống với tập quán, với lệ làng mà chưa có thói quen sống và làm việc theo pháp luật. Do đó, trong hoàn cảnh này, quy ước của làng “hỗ trợ” và “bổ sung” cho pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nông thôn. Vì vậy cần khẳng định lại: việc lập lại hương ước không phải là “hoài cổ”mà là sự phát triển bình thường tất yếu hợp với quy luật.
Thứ hai: Xét dưới góc độ pháp lý theo tôi các quy định trong Hiến pháp và trong các đạo luật cơ bản của nước ta chính là tiền đề, là cơ sở pháp lý của các hương ước. Điều 5 Hiến pháp 1992ghi: Các dân tộc có quyền gìn giữ bản sắc dân tộc và phát huy các phong tục, tập quán, truyền thống và văn bản pháp luật của mình (20).
Theo Điều 11 và Điều 53 của Hiến pháp 1992 thì công dân Việt Nam có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, thực hiện quyền làm chủ của mình ở các cơ sở bằng cách tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng. Một trong những nghĩa vụ của công dân theo Điều 78 Hiến pháp 1992 là chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng (20). Điều 4 và Điều 14 của Bộ luật dân sự 1995 quy định nguyên tắc tôn trọng đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nguyên tắc tập trung tập quán, áp dụng tương tự pháp luật.
Như vậy, theo tôi mặc dù Hiến pháp 1992 cũng như Bộ luật dân sự 1995 không nói đến thuật ngữ quy ước nhưng theo như tinh thần và nội dung các điều đã dẫn ở trên thì hoàn toàn có thể hiểu được rằng: chính các công dân có quyền tham gia vào việc tổ chức đời sống công cộng cùng nhau xây dựng các quy tắc sinh hoạt cộng đồng và có nghĩa vụ nghiêm chỉnh chấp hành các quy tắc này.
Các quy tắc sinh hoạt công cộng do các cộng đồng dân cư soạn thảo có thể là quy ước làng, quy ước nếp sống, nội quy làng... Vì vậy, việc soạn thảo và ban hành các quy ước làng và hoàn toàn hợp hiến và hợp pháp. Đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười trong Hội nghị TW V khoá VIII- 1993 đã khẳng định: “Nhà nước cần phải nghiên cứu đề ra thích hợp với chức năng vai trò của xã hội, của thôn xóm, làng bản trong tình hình mới. Trong khuôn khổ của pháp luật và dựa vào những quy định này, xã có thể xây dựng hương ước làm cơ sở để tổ chức quản lý hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn” (50).
Ngày 16/6/1998 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 24 CP – TTg về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Như vậy qua những điều trình bày trên đây, thì việc lập lại hương ước là một điều tất yếu trong sự phát triển của làng xã, từ sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị. Nó đã được thể chế trong các nghị quyết của Đảng, trong các văn bản pháp luật của Nhà nước.
3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng thực hiện hương ước mới.3.3.1. Thực trạng xây dựng và thực hiện hương ước hiện nay.
Lập lại hương ước vốn ở một số làng thuộc tỉnh Hà Bắc (cũ). Nó được ngành văn hoá Hà Bắc phát động thành phong trào xây dựng quy ước “làng văn hoá” ở Hà Bắc. Đã là phong trào thì bao giờ cũng có sự chỉ đạo và sự hưởng ứng, có lúc lên lúc xuống. Điều này khác hoàn toàn với việc lập hương ước của các làng Việt ngày xưa. Hương ước là sản phẩm của làng xã. Nó là sự phát triển nội tại do cộng đồng dân cư trong làng thống nhất với nhau. Đến thời kỳ “hương ước cải lương” thực dân Pháp đã đưa ra mẫu chung, nhưng riêng phần phong tục, tập quán ở mục II thực dân pháp đã ép các làng phải bỏ. Nhưng trên thực tế, các làng Việt vẫn giữ nguyên phần này. Do đó, khi xem xét hương ước cải lương chúng ta thấy rất rõ: ở phần chính trị thì hầu như các làng như nhau, nhưng ở mục II phần phong tục tập quán thì khác nhau. Nó phụ thuộc vào phong tục, tập quán của mỗi làng. Còn quy ước làng vì theo tính phong trào, hình thức do đó việc xây dựng quy ước mang tính bất cập sau:
Thứ nhất: Nội dung của quy ước đóng khung cứng nhắc; khá nhiều bản quy ước còn mang tính hô hào chung chung, nhắc lại pháp luật, nhắc lại chủ trương chính sách của Đảng. Nhiều bản quy ước còn mang tính chất như một đề án để phát triển chính sách nông nghiệp. Do đó, nó không còn đa dạng, không mang tính chất làng xã, địa phương. Tính đa dạng, cụ thể của từng cộng đồng dân cư chính là một đặc trưng nổi bật nhất của hương ước.
Cách trình bày, ngôn ngữ văn phong trong các điều khoản của quy ước rất khó khăn, mang nặng tính khẩu hiệu trong khi đó quy ước cổ có văn phong trau chuốt, nó có âm hưởng của bài thuyết giáo nhưng lại mang văn phong pháp lý. Đối với hương ước cổ, người nông dân rất dễ nhập tâm, đọc xong, nghe xong họ có thể hiểu được nghĩa vụ của mình. Mặc dù soạn thảo quy ước “phải tuân thủ theo những quy tắc của pháp luật, cùng những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời kế thừa những mặt tích cực của phong tục tập quán “cũ” nhưng trên thực tế, trong nội dung của một số bản có nhiều điểm không chỉ đi ngược với mục tiêu “xây dựng nếp sống văn hoá” mà còn mâu thuẫn với pháp luật. Trước hết, một số bản quy ước chính thức công nhận hủ tục cũ trong ma chay, cưới xin như công nhận việc cổ bàn trong đám cưới, đám ma, phúng viếng phải có thủ lợn... (Làng Trung ở Bắc Giang). Tuy nhiên, lại có làng quy định “thái quá” như bỏ lễ ăn hỏi, lễ lại mặt, không mừng tiền cô dâu chú rể, khi đi đưa dâu mỗi bên không đi quá hai mươi người (Làng Phấn Động, làng Đồng Ngò).
Có một số làng phân biệt giữa chính cư và ngụ cư (như làng Trang Liệt, Hồi Quan), người trong làng phúng viếng nhau thì được miễn phúng xôi, thủ lợn nhưng người ngoài làng phải có. Một số làng còn quy định chưa đúng hoặc không thích hợp với tinh thần của pháp luật như cấm nuôi chó hay từ 22 giờ trở đi, ai đi đâu phải có đèn thắp sáng cầm tay (Làng Hồi Quan, làng Trung).
Hiệu lực thực tế của quy ước còn chưa cao, nội dung khô khan, khó đi được vào dân.
Một số vấn đề khác cần bàn đến là việc xử phạt ghi trong hương ước nhìn chung các làng đều dùng hình thức phạt tiền (quy ra thóc hoặc phạt bằng thóc) mức độ nặng nhẹ tùy theo lỗi của người vi phạm và số lần vi phạm. Ngoài ra còn có hình thức cảnh cáo trên loa đài đưa ra phê bình trước hội nghị đoàn thể. Việc phân quyền của các thôn còn chưa rõ ràng. Nhiều làng còn quy định phạt quá nhẹ những trường hợp trộm cướp, lừa đảo, đánh bạc nhưng đồng thời cũng có nhiều hình phạt quá nặng đối với người sai phạm và vượt quyền xử phạt của cấp làng và cấp xã hiện nay. Chính những quy định xử phạt trái pháp luật, vượt quyền pháp luật dẫn đến tình trạng kiện cáo gây mất tính đoàn kết trong cộng đồng làng xã. Ví dụ ai vi phạm “Lệnh giới nghiêm” tức là đi lại, sản xuất ở ngoài đồng từ 10 giờ đêm đến 5 giờ sáng sẽ bị phạt nặng (Làng Yên Phong thì xử lý hành chính, làng Cầu Gạo phạt tới 50kg thóc, làng Đồng lâm thì xử phạt hành chính). Điều đáng lưu ý là những quy định này đã bị phê phán từ nhiều năm, song trong các bản “quy ước làng văn hoá” mới được soạn thảo năm 1995 vẫn còn tồn tại những quy định này.
Về hiệu lực thực tế của quy ước việc xử phạt còn rất hạn chế bởi hai lẽ: Một là, theo quy chế phạt hành chính cấp xã chỉ được phạt tối đa là 0 ngàn đồng trong khi đó làng đề ra mức phạt cao nhất tới 100kg thóc (thời điểm này là khoảng 200 ngàn đồng). Việc này ít nhiều cũng gây ra phản ứng của những người vi phạm quy ước khi bị phạt mặc dù trước đó họ đã từng tham gia thảo luận, thông qua quy ước. Hai là, khi có người vi phạm, trưởng thôn không có quyền phạt mà chỉ được phép lập biên bản để xã xử phạt. Ở một số làng, trưởng thôn có quyền phạt song khi thực hiện nhiệm vụ họ không lỡ ra tay phạt người vi phạm. Hơn nữa khi người đó lại là anh em họ hàng. Cho tới ngày nay người Việt, nhất là người nông dân vẫn bị ràng buộc trong hàng loạt mối quan hệ họ hàng, làng xóm nên việc dùng lý và luật để cư xử với nhau là điều vẫn dè dặt. Bởi vậy ở hầu hết các làng có quy ước việc tuyên truyền, giáo dục và đưa các cá nhân vi phạm ra kiểm điểm trước dân làng, dùng dư luận thuyết phục, làm sức ép vẫn là biện pháp xử phạt chính và tỏ ra có hiệu lực hơn mọi thứ hình phạt được ghi trong quy ước. Điều này trái hẳn với các hương ước ngày xưa là hiệu lực thực tế rất cao nhờ các hình phạt hà khắc (kể cả kinh tế, chính trị) kết hợp với sức ép dư luận và những quan niệm về đạo đức, tín ngưỡng cộng đồng.
Khắc phục những khiếm khuyết trên đây, từ sau Hội nghị Trung ương V, các địa phương đã chỉ đạo các làng tổ chức soạn thảo quy ước làng. Kết quả là có những bản quy ước chặt chẽ hơn vượt ra khỏi khuôn khổ khái niệm làng văn hoá.
3.3.2.Những vấn đề đặt ra khi soạn thảo hương ước.
Trước hết, về tên gọi: nên gọi là “hương ước” hay “quy ước”?Chúng ta biết rằng hương ước là sản phẩm của làng xã. Nó là sự phát triển nội tại do cộng đồng dân cư trong làng thống nhất với nhau. “Hương” nghĩa là làng, nói đến làng là phải nói đến lệ tục. Lệ tục là quy ước lâu dài phát triển qua nhiều thế hệ, liên tục được “văn bản hóa” tạo thành hương ước. Từ năm 1988 đến nay làng xã Việt Nam đã chuyển biến qua 14 năm. Mười bốn năm qua, những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tuy có sự chuyển biến trong nền kinh tế thị trường nhưng nó còn quá mới mẻ. Do đó, để điều chỉnh những quan hệ xã hội ở làng chúng ta nên đề ra “quy ước” không nên dùng “hương ước”.
Mặt khác, mặc dù hiện tượng tái lập hương ước diễn ra từ năm 1989 nhưng làng Việt ngày nay khác xa so với làng Việt trước cách mạng tháng Tám.
+ Trước hết về quy mô, dân số phát triển nhiều. Số dân của một làng không còn thuần nhất. Do đó, không thể đem ứng xử của dân làng xã đối với những người dân ngụ cư. Một số thiết chế tổ chức và một số những hoạt động của làng mà nó là đối tượng điều chỉnh của hương ước không còn nữa (ví dụ: Giáp, lễ hội thờ thần).
+ Làng xã xưa kia khép kín, độc lập, kết cấu “nhất xã, nhất thôn” là phổ biến (74.18% là nhất xã nhất thôn)(7), do kinh tế tự cấp tự túc, thông tin thô sơ... trong khi đó làng ngày nay phát triển theo cơ chế thị trường, phạm vi không bó hẹp trong từng “lũy tre xanh”, thông tin nhanh nhạy. Vì vậy, không nên dùng tên gọi là “hương ước”.
3.3.3. Những đề xuất
- Về tên gọi
Như đã phân tích ở trên, theo chúng tôi nên gọi là “quy ước” cho phù hợp với tình hình làng Việt hiện nay.
- Về nội dung
Không nhất thiết phải áp dụng theo một khuôn mẫu mà từng cộng đồng dân cư xét thấy trong cộng đồng mình nổi cộm lên vấn đề nào thì đưa những vấn đề đó thành những điều khoản quan trọng trong quy ước. Ví dụ: về vấn đề khuyến học, nên đề cao quĩ khuýên học hoặc vấn đề tang ma, không nên để người ta chết quá 24 giờ trong nhà, không nên tổ chức ăn uống linh đình, bỏ bớt vòng hoa phúng viếng... Trong giai đoạn hiện nay các quy ước cần đề cao những điều khoản để hạn chế các tệ nạn xã hội, hút thuốc phiện, cờ bạc, rượu chè...
- Về quy trình biên soạn
Người biên soạn quy ước phải là người am hiểu pháp luật, am hiểu phong tục tập quán. Trong khi biên soạn phải mời chuyên gia về lịch sử, văn hoá, hương ước cũng tham gia. Cần phải để cho người tham gia bàn bạc bằng cách gửi bản thảo đến tay họ.
- Về thẩm quyền phê duyệt
Theo chỉ thị số 24/1998CP – TTg về việc xây dựng, thực hiện hương ước ở các bản, buôn thì việc phê duyệt thuộc thẩm quyền của huyện.
Hội đồng phê duyệt bao gồm phó chủ tịch phụ trách nội chính, đại diện của phòng Tư pháp, đại diện phòng văn hoá và những chuyên gia trong lĩnh vực lịch sử, văn hoá.
Sau khi thông qua, in ấn, phải tổ chức tuyên truyền cho những người dân hiểu bằng cách phát bản quy ước cho từng hộ gia đình.
Qui ước mới - nội dung và mục tiêu của nó phải đạt tới.
1. Liên quan tới các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở từng làng trong sự nghiệp dân giàu nước mạnh.
2. Do những người am hiểu pháp luật và tục lệ làng xã soạn thảo được toàn thể dân làng tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận.
3. Bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động từng làng, xã phù hợp với lợi ích chung của cả nước.
4. Xoá bỏ hủ tục ngôi thứ, mâu thuẫn bè phái, thực hành tiết kiệm, đẩy lùi mê tín dị đoan, tạo không khí dân chủ, đoàn kết trong làng xã.
5. Được thực hiện trên cơ sở giáo dục, thuyết phục là chính để mọi người tự giác tuân theo. Xử phạt không vượt quá thẩm quyền theo pháp luật.
6.Con người sống theo pháp luật và quy ước phù hợp với pháp luật, được bình đẳng trước pháp luật. Sống vị tha, lợi ích của mình, của làng xã gắn liền với lợi ích của đất nước.
7. Pháp luật cùng quy ước làng xã kết hợp để quản lý xã hội, tạo ra sự hoà đồng giữa tập quán và pháp luật, thống nhất giữa trung ương với địa phương, cũng như giữa các địa phương với nhau trong điều kiện “mở” của đất nước.
8. Góp phần vào việc ổn định và phát triển xã hội.
KẾT LUẬN
1. Trước cách mạng tháng 8/1945, ở một bộ phận lớn các làng xã người Việt trên vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ và Bắc trung bộ có các bản hương ước. Đó là những văn bản ghi chép về tục lệ của làng. Có thể chia các bản hương ước này thành hai loại ứng với hai thời kỳ lịch sử khác nhau. Thời kỳ trước cuộc cải lương hương chính của thực dân Pháp ở Bắc kỳ, các bản hương ước đều bằng chữ Hán, do các làng tự soạn thảo, không theo mẫu thống nhất, do vậy chúng đa dạng về tên gọi, nội dung thể hiện, số lượng cũng như trật tự sắp xếp các điều khoản của từng nội dung được phản ánh, còn các bản hương ước được soạn thảo theo chủ trương cải lương hương chính 1921 (được bổ sung vào các năm 1927 và 1941), phần lớn đều chép bằng chữ quốc ngữ, một số bản bằng chữ Hán. Mỗi bản đều gồm hai phần: phần chính trị tức là phần nói về tổ chức Hội đồng tộc biểu và phần phong tục nói về tục lệ của từng làng theo hướng cải lương hương thôn do thực dân Pháp đề ra.
2. Hương ước giữ một vị trí quan trọng trong đời sống làng xã, hương ước trực tiếp kiểm soát thế ứng xử của thành viên, giúp cho bộ máy quản lý làng xã nắm cá nhân để nắm tổ chức, lại vừa quy định trách nhiệm cho các tổ chức để “nắm cá nhân”.
3. Hương ước một mặt thể hiện tính tự quản, tự trị của làng xã trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến; Mặt khác còn là công cụ để Nhà nước can thiệp vào làng, lồng tư tưởng Nho giáo vào đời sống xã hội của làng xã, công cụ để Nhà nước nắm làng xã, buộc các đơn vị tụ cư đó bảo đảm các nghĩa vụ về sưu thuế, binh dịch. Hương ước là biểu hiện cho sự dung hoà giữa tục lệ và luật pháp, dung hoà về quyền lợi giữa làng xã và Nhà nước.
4.Việc quản lý xã hội bằng hương ước và việc nhà nước phong kiến thông qua hương ước để nắm làng xã có những mặt tích cực là giúp cho làng xã tự quản tốt cộng đồng, giữ vững sự cân bằng sinh thái, làm hình thành trong làng xã và người nông dân những đức tính quý báu như đoàn kết, cố kết làng xã, vì cộng đồng mà phải giữ danh dự cá nhân, hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước, chủ động trong việc bảo vệ và an ninh cộng đồng.
Tuy nhiên, hương ước để cho làng xã và người nông dân nhiều mặt hạn chế như tư tưởng cục bộ địa phương, bè phái, địa vị ngôi thứ, những hủ tục nặng nề trong ma chay cưới xin, hội hè, sự can thiệp thô bạo vào đời sống cá nhân và nhất là lối sống theo lệ làng, không quen với pháp luật, thậm chí coi thường pháp luật. Những hạn chế và tác động tiêu cực đó đã ảnh hưởng xấu đến con đường phát triển của làng xã truyền thống.
5. Sau cách mạng tháng 8/1945do cơ cấu tổ chức của làng xã phong kiến bị giải thể, hương ước không còn tồn tại với tư cách là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong làng. Song nhiều lệ tục ghi trong hương ước vẫn tồn tại dưới dạng “phong tục tập quán” với tư cách là di sản văn hoá truyền thống, có sức mạnh, sức bền của chúng, tỏ rõ lực đẩy hay sức ỳ đối với sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Những mặt tích cực được khơi dậy. Nhiều mặt hạn chế, tiêu cực vẫn còn tồn tại và nhiều khi được biểu hiện dưới dạng mới, gây ảnh hưởng xấu tới đời sống xã hội.
6. Hương ước gắn với cộng đồng làng, việc quản lý xã hội làng xã bằng hương ước có nhiều tích cực, có những hạt nhân hợp lý nên có sức mạnh dai dẳng. Từ khi thực hiện cơ chế khoán 10 (1989), vai trò hộ gia đình và thôn trong quản lý kinh tế - xã hội được lập trở lại. Trong tình hình đó nhiều làng đã soạn thảo ra các bản quy ước làm công cụ để quản lý làng. Đây là hiên tượng ‘tái lập hương ước”trong tình hình mới. Thực tế cho thấy, khi nhiều mặt của đời sống xã hội nông thôn không được hoặc chưa được pháp luật phản ánh, khi ý thức sống theo pháp luật của nhân dân cùng hiệu lực thực tế của pháp luật chưa cao thì từng làng có thể soạn thảo ra các bản quy ước (hương ước mới) để bổ sung cho luật nước, cùng với pháp luật quản lý đời sống cộng đồng. Các bản quy ước này phải tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật, cụ thể hoá luật và chuyển tải luật vào hoàn cảnh thực tế của từng làng, phát huy những mặt tích cực của truyền thống địa phương. Tuy nhiên, một số quy ước làng còn không đúng với tinh thần của pháp luật, thậm chí đi ngược với tập tục truyền thống được tôn trọng từ lâu đời và được pháp luật thừa nhận. Câu chữ trong văn bản còn nặng tính hô hào, khẩu hiệu, kỹ thuâậ lập văn bản còn kém so với hương ước cũ. Do vậy tính thiết thực, tính hiệu quả của quy ước chưa cao. Đây là điều mà các cấp chính quyền, các ngành có liên quan cần tập trung chỉ đạo để quy ước làng có nội dung thiết thực với người nông dân với làng cùng với pháp luật quản lý tốt xã hội nông thôn để từng bước đưa nông dân tiến bước trên con đường “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội VI/1986 – NXB chính trị Quốc gia, 1986
2. Văn kiện Đại hội Đảng IX/1998.
3. Phan Kế Bính - Việt Nam phong tục – NXB TPHCM, 1990
4. Lê Ngọc Canh – Đình làng Chai Vạn Vĩ – NCLS, số 6, 1992.
5. Phan Huy Chú – LS triều hiến loại chí - tập 3 – NXB sử học, 1961
6. Phạm Côn Sơn – Gia lễ xưa và nay – NXB tổng hợp Đồng Tháp, 1996.
7. Phan Đại Doãn - mấy suy nghĩ về hương ước trong văn hoá quản lý nông thôn – Bài phát biểu tại Hội thảo khoa học chuyên đề về hương ước tổ chức tại tỉnh Hải Hưng tháng 12/1995.
8. Phan Đại Doãn – mấy vấn đề về làng xã Việt Nam – NCLS số 1,2.1987
9. Nguyễn Đăng Duy – Văn hoá tâm linh – NXB Hà Nội, 1996.
10. Dương Liễu Tục lệ - Thư viện KHXH, bản dịch, chép tay, ký hiệu HN18.
11.Đại Việt sử ký toàn thư - tập 2 NXBKHXH, Hà Nội, 1982.
12. Bùi Xuân Đính - Lệ làng phép nước – NXBPL Hà Nội, 1985
13. Bùi Xuân Đính - Về một số hương ước làng Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ - Luận án PTS KH lịch sử mã số 50310
14. Bùi Xuân Đính – Vài suy nghĩ về hiện tượng tái lập hương ước ở nông thôn hiện nay – NH & PL số 2 năm 1993.
15. Bùi Xuân Đính - Nguyễn Huy Tính - mấy suy nghĩ về các hình thức xử phạt trong một số quy ước làng ở Hà Bắc – TC NN & PL, số 8, 1996.
16. Bùi Xuân Đính - trước đây nửa thế kỷ Bác Hồ nói về hương ước – TC NCLS, số 19, 11/1998.
17. Phạm Văn Đồng –văn hoá và đổi mới – NXB chính trị quốc gia Hà Nội, 1994.
18. Vũ Minh Giang - tập quán quản lý và phân phối ruộng đất của làng xã và các chính sách ruộng đất quan trọng trong lịch sử Việt Nam – TC NN & PL số 1, 1995.
19. Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới - trường ĐHTH Hà Nội, khoa Luật, Hà Nội , 1993.
20. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 – NXB chính trị Quốc gia Hà Nội.
21. Nguyễn Duy Hinh - Hệ tư tưởng triều Nguyễn –NCLS, số 3, 4/1989.
22. Diệp Đình Hoa - Lệ làng và ảnh hưởng của nó đối với pháp luật hiện đại – NCLS, số 1, 1994.
23. Hoàng Việt Luật Lệ - NXB Văn hoá Thông tin, quyền 5.
24. Nguyễn Hoà - Thời đại ngày nay và vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc, TCCS, số 17, 1997.
25. Trần Trọng Hựu- Một số suy nghĩ về Quốc triều hình luật- TC NN & PL, số 4,1992.
26. Trần Đình Hượu - Về gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng Nho giáo – TC XHH, số 2, 1989.
27. Hương ước Tổng đô Lỗ - Bản chép tay, Thư viện Quốc gia Hà Nội, ký hiệu hương ước 502.
28. Hương ước Tổng Hương Canh - Bản chép tay, Thư viện Quốc gia Hà Nội, Ký hiệu hương ước 3350.
29. Hương ước Đỗ Xá- bản chép tay, thư viện Quốc gia Hà Nội, ký hiệu hương ước 313.
30. Kiều Trì Tam Phiên Khoán- Thư viện KHXH, Ký hiệu A 374.
31. Tương lai, văn hoá và vấn đề phát triển nông thôn Việt Nam – TTKHXH, số 5 và 6, 1996.
32. Các Mác- Ăngghen- Tuyển tập, tập I- NXB Sự thật, 1986.
33. Vũ Duy Mền – Bùi Xuân Đính – Hương ước, khoán ước – TC NCLS, số 4, 1982.
34. Vũ Duy Mền- Vài nét về quá trình điều chỉnh và bổ sung hương ước Quỳnh Đôi – TC NCLS, số 6, 1985.
35. Vũ Duy Mền – góp phần xác định thuật ngữ hương ước, khoán ước- TCNCLS, số 3 và 4, 1986.
36.Vũ Duy Mền – Nguồn gốc và điều kiện xuất hiện hương ước trong làng xã ở vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ - TC NCLS số 1 và 2, 1993.
37. Một số văn bản pháp luật Việt Nam từ thế kỷ XV – XVIII- NXB KHXH Hà Nội, 1994.
38. Phạm Xuân Mai – Cao Văn Biền - mấy nét về tình hình làng xã tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 1921 -1945 qua hương ước – TC NCLS, số 1, 1994.
39. Nguyễn Danh Phiệt - Lệ làng, phép nước- TC NCLS, số 1 và 2,1987.
40. Đăng Ngoạn- Một số kiến nghị cụ thể về quản lý Nhà nước đối với việc lập, ban hành và nội dung của quy ước làng văn hoá ở Hà Bắc – Bài phát biểu tại Hội thảo chuyên đề về hương ước tổ chức tại Hải Hưng năm 1995.
41. Đào Trí Úc –Hoàng Đức Thắng – Hương ước và mối quan hệ giữa hương ước với pháp luật – TC NN & PL, số 8, 1997.
42. Đào Trí Úc – Nhà nước và pháp luật trong sự nghiệp của chúng ta – NXB chính trị Quốc gia, 1996.
43. Võ Khánh Vinh –xã hội pháp luật.
44. Bộ luật dân sự Việt Nam – 1995
45. Văn Tạo – Chúng ta thừa kế di sản nào –NXB KHXH, Hà Nội, 1993.
46. Vũ Thị Phụng - Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam từ nguồn gốc đến trước CMT8 năm 1945 – NXB KHXH, Hà nội, 1990.
47. Quốc Triều hình luật –NXB pháp lý, Hà Nội, 1991.
48. Nguyễn Khắc Tụng - Bức tranh quê một chặng đường – TC NCLS, số 1, 1990.
49. Luật Hợp tác xã ngày 03 tháng 4 năm 1996, Quốc hội ban hành, công báo tháng 7/1996.
50. Hội nghị trung ương V khoá VII/1993- NXB Chính trị Quốc gia, 1990.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sự ảnh hưởng của hương ước đối với pháp luật phong kiến Việt Nam.doc