Sự ảnh hưởng của tầm nhìn giám đốc điều hành với các cấp độ học tập của tổ chức

MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do nghiên cứu 1 2. Phương pháp thực hiện 1 II. PHẦN NỘI DUNG 2 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài và phạm vi nghiên cứu 2 1.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 2. Mô hình nghiên cứu lý thuyết và mô hình nghiên cứu cụ thể của đề tài 3 2.1 Mô hình lý thuyết 3 2.2 Mô hình cụ thể 3 3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4 3.1 Mẫu nghiên cứu 4 3.2 Xây dựng thang đo 5 3.3 Kiểm định thang đo. 9 3.4 Kiểm định mô hình, giả thuyết 12 4. Việc tóm lược lý thuyết liên quan có ủng hộ mô hình nghiên cứu hay không? 12 5. Cách đặt câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu có chặt chẽ không? 17 6. Giải thích các kết quả thống kê 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 PHỤ LỤC 25 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Quá trình nghiên cứu khoa học đòi hỏi người nghiên cứu phải nắm bắt được các quan điểm, nhận thức, phương pháp và công cụ để thực hiện một nghiên cứu khoa học. Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học trang bị một số kiến thức nền tảng, cơ bản nhất cho quá trình này. Tuy nhiên để có cái nhìn cụ thể khi thực hiện một nghiên cứu khoa học nhóm đã tiến hành phân tích bài báo khoa học “ Sự ảnh hưởng của tầm nhìn Giám Đốc Điều Hành với các cấp độ học tập của tổ chức”. Chi tiết hơn là nhóm sẽ phân tích để trả lời sáu câu hỏi sau: 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài? 2. Mô hình lý thuyết và mô hình cụ thể của đề tài? 3. Phương pháp nghiên cứu mà tác giả đó đã sử dụng? 4. Việc tóm lược lý thuyết liên quan có thích ứng hoặc ủng hộ cho mô hình nghiên cứu đó hay không? 5. Cách đặt các câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu có chặt chẽ hay không? 6. Dựa trên kết quả xử lý thống kê, hãy giải thích kết quả xử lý thống kê đó? 2. Phương pháp thực hiện Nhóm tiến hành: - Đọc nội dung bài báo khoa học. - Tham khảo các tài liệu có liên quan, kết hợp kiến thức được học ở lớp để phân tích bài báo khoa học. - Thảo luận nhóm, tổng hợp các ý kiến.

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3093 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự ảnh hưởng của tầm nhìn giám đốc điều hành với các cấp độ học tập của tổ chức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thanh Luận 6. Hồ Ngọc Thảo 7. Phan Trung Thái 8. Lê Huỳnh Quang Đức 9. Nguyễn Phúc Minh Thư 10. Lý Lệ Châu Tp HCM, Tháng 03 năm 2011 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THAM GIA THỰC HIỆN TIỂU LUẬN STT Họ tên % tham gia 1 Bùi Ngọc Lan Anh 100% 2 Ngô Duy Hinh 100% 3 Đinh Thị Thuý Lan 100% 4 Đậu Cao Sang 100% 5 Nguyễn Thanh Luận 100% 6 Hồ Ngọc Thảo 100% 7 Phan Trung Thái 100% 8 Lê Huỳnh Quang Đức 100% 9 Nguyễn Phúc Minh Thư 100% 10 Lý Lệ Châu 100% MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Lý do nghiên cứu Quá trình nghiên cứu khoa học đòi hỏi người nghiên cứu phải nắm bắt được các quan điểm, nhận thức, phương pháp và công cụ để thực hiện một nghiên cứu khoa học. Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học trang bị một số kiến thức nền tảng, cơ bản nhất cho quá trình này. Tuy nhiên để có cái nhìn cụ thể khi thực hiện một nghiên cứu khoa học nhóm đã tiến hành phân tích bài báo khoa học “ Sự ảnh hưởng của tầm nhìn Giám Đốc Điều Hành với các cấp độ học tập của tổ chức”. Chi tiết hơn là nhóm sẽ phân tích để trả lời sáu câu hỏi sau: 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài? 2. Mô hình lý thuyết và mô hình cụ thể của đề tài? 3. Phương pháp nghiên cứu mà tác giả đó đã sử dụng? 4. Việc tóm lược lý thuyết liên quan có thích ứng hoặc ủng hộ cho mô hình nghiên cứu đó hay không? 5. Cách đặt các câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu có chặt chẽ hay không? 6. Dựa trên kết quả xử lý thống kê, hãy giải thích kết quả xử lý thống kê đó? Phương pháp thực hiện Nhóm tiến hành: - Đọc nội dung bài báo khoa học. - Tham khảo các tài liệu có liên quan, kết hợp kiến thức được học ở lớp để phân tích bài báo khoa học. - Thảo luận nhóm, tổng hợp các ý kiến. PHẦN NỘI DUNG Mục tiêu nghiên cứu của đề tài và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu của cuộc nghiên cứu này là có một cái nhìn chi tiết sự khác nhau trong nền tảng học tập trong một tiến trình bình thường. Phân tích sự ảnh hưởng của tầm nhìn các Giám Đốc Điều Hành về các yếu tố: sự hiểu biết của bản thân, chia sẻ tầm nhìn, môi trường và chủ động chiến lược trong các mức độ học tập. Trong nghiên cứu này chúng tôi còn đề cập đến sự ảnh hưởng của các mức độ học tập đến sự đổi mới và thành tích mang lại trong một tổ chức. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng cho nghiên cứu này bao gồm các công ty chủ yếu của Tây Ban Nha trong bốn lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, sản xuất, xây dựng, dịch vụ theo nguồn dữ liệu của Dun và Bradstreet năm 2000. Số lượng doanh nghiệp được lựa chọn từ mỗi khu vực tỷ lệ thuận với tổng số các công ty ở Tây Ban Nha. Các cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin khách quan về các hoạt động, tài chính, dữ liệu công ty. Những công ty được lựa chọn bởi vì họ sở hữu những đặc điểm (ví dụ như khối lượng thanh toán, nhân viên, tài sản) cung cấp cho họ những nguồn lực và phương tiện để thực hiện các hành động phát triển các biến phân tích trong nghiên cứu này. Nghiên cứu này bước đầu thực hiện cuộc phỏng vấn với một số giám đốc điều hành tư vấn và các học giả quan tâm đến việc tổ chức học tập để phân tích những khó khăn chính với các câu hỏi đã được đề xuất và xác nhận các mục sẽ cung cấp các thông tin mong muốn. Sau khi các cuộc phỏng vấn, một bảng câu hỏi đã được phát triển để hiểu rõ hơn cách các Giám Đốc Điều Hành phải đối mặt với vấn đề học tập. Sau đó chúng tôi thành lập một danh sách đáng tin cậy của các Giám Đốc Điều Hành của các tổ chức, với sự giúp đỡ một phần kinh phí từ Bộ Khoa học và nghiên cứu Tây Ban Nha. Mô hình nghiên cứu lý thuyết và mô hình nghiên cứu cụ thể của đề tài Tầm nhìn các Giám Đốc điều Hành Tổ chức Sự đổi mới của tổ chức Thành tích của tổ chức Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 __ __ __ Các yếu tố ảnh hưởng Cấp độ I Cấp độ II Cấp độ học tập trong tổ chức Hình i: Mô hình nghiên cứu lý thuyết của đề tài Mô hình lý thuyết Mô hình cụ thể Hình ii. Mô hình nghiên cứu cụ thể của đề tài Sự hiểu biết cá nhân Chia sẻ tầm nhìn Môi trường ổn định Môi trường thay đổi Chủ động chiến lược Phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn Phương pháp nghiên cứu vòng lặp kép Sựu đổi mới tổ chức Thành tích của tổ chức Mối liên hệ của phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn Mối liên hệ của phương pháp nghiên cứu vòng lặp kép Phương pháp nghiên cứu của đề tài Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để thực hiện. Bắt đầu từ các lý thuyết khoa học đã có để suy diễn ra các giả thuyết về vấn đề nghiên cứu, rồi tiến hành thu thập dữ liệu để kiểm định các giả thuyết này. Quy trình nghiên cứu: Xây dựng thang đo Kiểm định thang đo Kiểm định mô hình, giả thuyết Lựa chọn mẫu Hình iii. Quy trình nghiên cứu bằng phương pháp định lượng của đề tài Mẫu nghiên cứu Các Giám Đốc Điều Hành (CEO) đã được lựa chọn điều tra bởi vì họ là những người cung cấp thông tin tốt nhất cho việc quan sát và xác định tác động của các biến nghiên cứu trên các hoạt động của tổ chức. Giám đốc điều hành cũng là người có những kiến thức tốt nhất về tổ chức. Họ nhận thức được các yếu tố chiến lược và khả năng ảnh hưởng đến vấn đề chung của phương pháp nghiên cứu vòng lập đơn và kép. Tổng cộng có 900 câu hỏi được gửi và 408 phiếu trả lời hợp lệ trả lại, tỷ lệ trả lời gần bằng 45% (Bảng I). Các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều cuộc gọi điện thoại và tới từng doanh nghiệp với mục tiêu tăng tỷ lệ phản hồi, vì tỷ lệ này thường thấp trong loại nghiên cứu này. Khi xác định được kích thước mẫu, việc nghiên cứu đã sử dụng các kích thước theo yêu cầu tại quy định của phân tích hồi quy và mô hình phương trình cấu trúc (Hair và cộng sự, 1999). Trường hợp không phản hồi lại bảng câu hỏi do thành kiến đã được kiểm tra bằng cách so sánh các đặc điểm của người trả lời với đối tượng của mẫu gốc. Một loạt các X2, số liệu thống kê-t cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa những người trả lời và mẫu hoặc giữa người trả lời sớm và muộn. Nghiên cứu này cũng không tìm thấy sự khác biệt đáng kể trong loại doanh nghiệp hoặc qui mô của doanh nghiệp. Vì tất cả các biện pháp được tự báo cáo đánh giá của số người trả lời độc lập, phương pháp phổ biến thành kiến có thể tăng thêm các mối quan hệ giữa các biến. Tuy nhiên, nếu đây là một vấn đề, thử nghiệm của Harman sẽ có được một yếu tố chung duy nhất để tính toán cho hầu hết các hiệp phương sai trong các biến phụ thuộc và độc lập (Podsakoff và Organ, 1986). Thử nghiệm một nhân tố A của Harman được thực hiện trên các mục bao gồm các mô hình hồi quy và không có các yếu tố chung nào được tìm thấy. Dựa trên một loạt các mục, sau đó được phân tích, nghiên cứu này thu được một mẫu của 239 tổ chức tham gia khảo sát phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn và kép. Thành phần Thức ăn chăn nuôi Sản xuất Xây dựng Dịch vụ Tổng cộng Cỡ mẫu Tỷ lệ trả lời Lợi nhuận (EUR) Tài sản (EUR) Giá trị ròng (EUR) Dòng tiền (EUR) Vốn chủ sở hữu (EUR) 130 53(40.7%) 11,419,230 13,823,278 5,168,704 27,045,545 84,141,695 160 52 (32.5%) 4,474,896 35,459,714 41,469,835 24,040,484 90,151,816 325 140(43.07%) 8,414,169 19,833,399 13,823,278 18,631,375 150,253,030 285 163 (57.19%) 19,232,387 408,688,230 174,293,510 22,237,448 102,172,060 900 408 (45.3%) 11,813105 181,701,570 87,124,070 22,997,551 101,921,640 Vị trí địa lý Phương pháp Cách thức tiến hành Số lượng Công ty trong mẫu Mẫu Công ty tham gia khảo sát single/double-loop learning Mẫu bị lỗi (Công ty tham gia khảo sát single/double-loop learning) Độ tin cậy Thời gian thu thập dữ liệu Tây Ban Nha Bảng câu hỏi Phân tầng mẫu với phân bổ theo tỷ lệ (thành phần và kích thước) 50.000 Công ty 239 công ty 4.8% (6.3%) 95%, p - q = 0.50; Z = 1,96 Từ tháng 9.2001 đến tháng 12.2001 Bảng I. Các chi tiết kỹ thuật của bài nghiên cứu Xây dựng thang đo Sự hiểu biết cá nhân Nghiên cứu phát triển một thang đo phản hồi Likert 7 cấp độ (1 - "hoàn toàn không đồng ý", 7 - "hoàn toàn đồng ý") bao gồm cả thang đo 3 cấp độ của Edmondson (1999) và hai cấp độ khác dựa trên lý thuyết. Một bảng phân tích yếu tố chứng thực được sử dụng để xác nhận tính hợp lệ của thang đo và đã chỉ ra việc xóa bỏ cấp độ 2 trong thang đo. Chia sẻ tầm nhìn. Dựa vào các thang đo đã đề nghị trong bài nghiên cứu trước (Oswald et al.,1994), cuộc nghiên cứu đã dùng thang đo phản hồi Likert 7 cấp độ (1 - "hoàn toàn không đồng ý", 7 - "hoàn toàn đồng ý") cho 3 mục. Một bảng phân tích yếu tố chứng thực được thực hiện để xác nhận tính hợp lệ của thang đo (Xem Phụ lục). Môi trường. Dựa trên các nghiên cứu của Dess và Beard (1984), Tan và Litschert (1994), nghiên cứu này đã điều chỉnh 6 mục (tính năng động, phức tạp, đa dạng, không đồng nhất, tính hào phóng, sự đối lập của môi trường) trong bảng câu hỏi. Một bảng phân tích yếu tố chứng thực được sử dụng để xác nhận tính hợp lệ của thang đo Liker 7 cấp độ (1 - "hoàn toàn không đồng ý", 7 - "hoàn toàn đồng ý") và đã bắt buộc xoá đi mục 5 và 6 trong thang đo. Mức độ tiên phong trong chiến lược. Theo các loại hình chiến lược của Miles và Snow (1978) tương tự như cái cách được sử dụng trong nghiên cứu của Shortell và Zajac (1990), nghiên cứu này lựa chọn 3 mục lưỡng cực để đo lường những hướng kinh doanh, công nghệ và hành chính. Giá trị thấp nhất (1) phù hợp với thuộc tính của các doanh nghiệp phản ứng lại và điểm cao nhất (7) dành cho các doanh nghiệp tiên phong thực hiện. Một bảng phân tích yếu tố chứng thực được sử dụng để xác nhận tính hợp lệ của thang đo và đã bắt buộc xoá đi mục 3 trong thang đo. Single-loop learning và double-loop learning. Dựa trên những nghiên cứu trước đây (Argyris and Scho¨n,1978; Fiol and Lyles, 1985; McGill et và cộng sự, 1992; Senge, 1990; Swieringa and Wierdsma,1992) Nghiên cứu này dùng 4 yếu tố lưỡng cực để chỉ ra việc 1 công ty đẩy mạnh việc áp dụng single-loop learning và double-loop learning. Thang đo được thành lập, giá trị nhỏ nhất(1) tương ứng với thuộc tính single-loop learning và giá trị lớn nhất (7) tương ứng với Phương pháp nghiên cứu vòng lawpk kép. Một bảng phân tích yếu tố chứng thực được sử dụng để xác nhận tính hợp lệ của thang đo và đã bắt buộc xoá đi mục 4 trong thang đo. Kết quả này cho phép chọn 3 mục (xem phụ lục) đơn nguyên, hội tụ, có giá trị và độ tin cậy chấp nhận được (α= 0,794). Những công ty hiển thị giá trị thấp trong 3 mục trên được xếp vào loại công ty lựa chọn Phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn, trong khi các công ty có giá trị cao được nhìn nhận là Phương pháp nghiên cứu vòng lặp kép. Một số công ty đã từng trải qua 01 quá trình chuyển đổi từ Single-loop learning sang Phương pháp nghiên cứu vòng lặp kép đã chọn cả các giá trị trung bình, cao hay thấp cho các câu hỏi. Vì mục đích của nghiên cứu này là phân tích tác động hay tầm quan trọng của cả hai phương pháp này, nghiên cứu này chọn các công ty mẫu tương ứng rõ ràng với các mô tả của Phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn và Phương pháp nghiên cứu vòng lặp kép. Sự đổi mới công ty. Nghiên cứu này dựa trên thang đo theo nghiên cứu của Miller và Friesen (1983). Nó phát triển một bảng phân tích yếu tố chứng để xác nhận tính hợp lệ của thang đo Liker 7 cấp độ (1 - "hoàn toàn không đồng ý", 7 - "hoàn toàn đồng ý"). Cuộc khảo sát cũng bao gồm các câu hỏi yêu cầu các nhà quản lý cung cấp dữ liệu định lượng chính xác về đổi mới công ty và căn cứ của sự đổi mới. Thành tích của công ty. Dựa trên kết quả nghiên cứu chiến lược (Homburg và cộng sự, 1999 Venkatraman và Ramanujan, 1986 ), thang đo Liker 7 cấp độ (1 - "hoàn toàn không đồng ý", 7 - "hoàn toàn đồng ý") được phát triển. Nó bao gồm 8 yếu tố để đo hiệu suất hoạt động của công ty. Những nhà quản lý được yêu cầu đánh giá các câu hỏi khác nhau về hiệu suất của công ty của họ về chính nó và so với đối thủ cạnh tranh để xác định cái nào trên mức trung bình (Phụ lục). Đây là một trong những thực hành được sử dụng rộng rãi nhất trong các nghiên cứu gần đây (Steensma và Corley, 2000). Nhiều nhà nghiên cứu sử dụng nhận thức chủ quan của các nhà quản lý để đo hiệu suất của công ty. Những người khác thích sử dụng các số liệu khách quan (VD: ROA – tỷ lệ phần trăm lợi nhuận tài sản của công ty trong lúc tạo doanh thu ). Về lý thuyết, các cách đo khách quan cho thấy có giá trị hơn, mặc dù các tài liệu này đã thiết lập rộng rãi trên một mối tương quan cao và giá trị đồng thời giữa dữ liệu khách quan và chủ quan về hiệu suất, mà có nghĩa là cả hai đều là hợp lệ khi tính toán hiệu suất công ty (Homburg và cộng sự, 1999.). Nghiên cứu này bao gồm các câu hỏi liên quan đến cả hai loại đánh giá trong các cuộc phỏng vấn, nhưng các nhà quản lý đã cởi mở khi đưa ra quan điểm chung của họ hơn là cung cấp dữ liệu chính xác về số lượng (chỉ có 47% cung cấp dữ liệu). Sau khi tính toán, kết quả cho thấy có sự tương quan cao và đáng kể giữa dữ liệu khách quan và chủ quan. Một bảng phân tích yếu tố chứng thực được sử dụng để xác nhận tính hợp lệ của thang đo. Qui mô. Các tài liệu chuyên ngành xác định qui mô là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của công ty, như biến kiểm soát về số lượng nhân viên (Dibella và cộng sự, 1996.). Kiểm định thang đo. Phân tích giá trị, độ tin cậy và sự ổn định bên trong của thang đo. Mục l ** Standardized Errors R 2 Cronbach’s alpha Điều chỉnh đo lường Sự hiểu biết cá nhân Cá nhân 1 0.87 * (25.48) 0.24 0.76 0.8490 Composite reliability ¼ 0.937; extracted variance ¼ 0.789 Cá nhân 3 0.90 * (27.65) 0.19 0.81 Cá nhân 4 0.93 * (25.11) 0.13 0.87 Cá nhân 5 0.85 * (28.57) 0.28 0.72 Chia sẽ tầm nhìn Chia sẻ tầm nhìn 1 0.75 * (20.50) 0.44 0.55 0.7674 Composite reliability ¼ 0.806; extracted variance ¼ 0.583 Chia sẻ tầm nhìn 2 0.87 * (21.81) 0.25 0.75 Chia sẻ tầm nhìn 3 0.70 * (14.04) 0.52 0.45 Môi trường Môi trường 1 0.69 * (9.90) 0.52 0.48 0.6868 Composite reliability ¼ 0.812; extracted variance ¼ 0.521 Môi trường 2 0.69 * (10.55) 0.52 0.48 Môi trường 3 0.77 * (14.97) 0.40 0.60 Môi trường 4 0.73 * (13.30) 0.47 0.53 Sự đổi mới của tổ chức Đổi mới 1 0.70 * (10.65) 0.51 0.49 0.7661 Composite reliability ¼ 0.791; extracted variance ¼ 0.561 Đổi mới 2 0.86 * (12.93) 0.26 0.74 Đổi mới 3 0.67 * (11.06) 0.54 0.46 Thành tích tổ chức Thực hiện 1 0.95 * (46.52) 0.11 0.89 0.8605 Composite reliability ¼ 0.973; extracted variance ¼ 0.822 Thực hiện 2 0.98 * (49.01) 0.03 0.96 Thực hiện 3 0.85 * (31.88) 0.29 0.71 Thực hiện 4 0.83 * (34.62) 0.31 0.69 Thực hiện 5 0.90 * (36.77) 0.18 0.82 Thực hiện 6 0.90 * (42.44) 0.19 0.81 Thực hiện 7 0.90 * (34.68) 0.18 0.82 Thực hiện 8 0.94 * (42.90) 0.12 0.88 Cấp độ học tập Học 1 0.78 * (64.07) 0.39 0.61 0.7943 Composite reliability ¼ 0.821; extracted variance ¼ 0.605 Học 2 0.74 * (10.48) 0.45 0.55 Học 3 0.81 * (16.57) 0.34 0.66 Notes: *p < 0.001 (two-tailed); l * = standardized structural coefficient (t-values); R 2 = reliability Bảng II: Giá trị, độ tin cậy và sự ổn định bên trong của thang đo Phân tích các số liệu thống kê của các công ty với Phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn và kép. Measure Means SD Correlation 1 2 3 4 5 6 7 Sự hiểu biết cá nhân 5.401 0.952 1.000 Chia sẽ tầm nhìn 5.040 1.113 0.508 *** 1.000 Môi trường 4.613 1.162 0.113 20.011 1.000 Chủ động chiến lược 4.265 1.572 0.243 * 0.188† 0.234 * 1.000 PP nghiên cứu vòng lập đơn 5.117 1.216 0.304 ** 0.193† 0.277 * 0.199 **** 1.000 Cải tiến tổ chức 4.210 1.135 0.281 ** 0.166 0.271 * 0.304 ** 0.516 *** 1.000 Thành tích tổ chức 4.742 0.967 0.447 *** 0.410 ** 0.042 0.160 0.399 *** 0.338 ** 1.000 Notes: N = 116; *p < 0.05; **p < 0.01; ***p < 0.001; ****p < 0.10 Bảng III. Mô tả số liệu thống kê của các công ty áp dụng PP nghiên cứu vòng lặp đơn Measure Means SD Correlation 1 2 3 4 5 6 7 Sự hiểu biết cá nhân 5.608 0.824 1.000 Chia sẽ tầm nhìn 5.336 1.019 0.557 *** 1.000 Môi trường 5.146 0.993 0.310 *** 0.182 * 1.000 Chủ động chiến lược 5.000 1.415 0.118 0.208 * 0.114 1.000 PP nghiên cứu vòng lập kép 5.622 1.032 0.440 *** 0.498 *** 0.317 *** 0.409 *** 1.000 Cải tiến tổ chức 4.822 1.182 0.357 *** 0.411 *** 0.218 ** 0.451 *** 0.566 *** 1.000 Thành tích tổ chức 4.923 0.966 0.358 *** 0.473 *** 0.090 0.300 *** 0.499 *** 0.544 *** 1.000 Notes: N = 123; *p < 0.05; **p < 0.01; ***p < 0.001 Bảng IV. Mô tả số liệu thống kê của các công ty áp dụng PP nghiên cứu vòng lặp kép Kiểm tra t các mẫu độc lập Measure Means Levene’s test for equality of variances t-test equality of means PP Nghiên cứu vòng lặp kép PP Nghiên cứu vòng lặp đơn F Sig. t Sig. (two-tailed) Sự hiểu biết cá nhân 5.608 5.401 2.526 0.113 1.745 **** 0.082 Chia sẽ tầm nhìn 5.336 5.040 2.882 0.091 2.269 * 0.024 Môi trường 5.146 4.613 3.280 0.071 3.712 *** 0.000 Chủ động chiến lược 5.000 4.265 2.877 0.091 3.647 *** 0.000 Notes: *p <0.05; **p < 0.01; ***p < 0.001; ****p < 0.10 Bảng V. Kiểm tra t các mẫu độc lập (Phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn/kép) Phân tích hồi quy Indep. variables Mod. PP Nghiên cứu vòng lặp kép Mod. PP Nghiên cứu vòng lặp đơn Sự hiểu biết cá nhân 0.217 ** (2.641) 0.234 **** (1.871) Chia sẽ tầm nhìn 0.259 * (2.276) 0.082 (0.659) Môi trường 0.181 ** (2.576) 0.246 * (2.275) Chủ động chiến lược 0.314 *** (4.644) 0.075 (0.676) Độ lớn 20.017 (20.249) 20.133 (21.240) R 0.644 0.426 R2 0.415 0.182 Adjusted R2 0.393 0.127 F 19.118 *** 3.329 ** Standard error 0.797 1.146 Notes: *p < 0.05; **p < 0.01;***p < 0.001; ****p < 0.10 Bảng VI. Phân tích hồi quy Kiểm tra mối liên hệ giữa học tập tổ chức với sự đổi mới và thành tích của tổ chức. Dep. variable Mod. PP Nghiên cứu vòng lặp kép Mod. PP Nghiên cứu vòng lặp đơn Sự cải tiến tổ chức 0.516 * β 0.566 * (5.424) t (8.418) 0.516 R 0.566 0.266 R 2 0.321 0.257 Adjusted R 2 0.316 29.423 *** F 70.867 * 0.984 Standard error 0.977 0.516 * Thành tích của tổ chức β 0.499 * 0.399 * t (6.881) (3.868) R 0.499 0.399 R 2 0.249 0.159 Adjusted R 2 0.244 0.149 F 47.355 * 14.962 * Standard error 0.840 0.894 Notes: *p<0.001 Bảng VII. Sự ảnh hưởng của tổ chức học tập đến sự cải tiến tổ chức và thành tích tổ chức Kiểm định mô hình, giả thuyết H5b: β =0,566 H6b: β =0,499 H6a: β =0,399 H5a: β =0,516 H1a: β =0,234 H2a: β =0,082 H3a: β =0,246 H4a: β =0,075 H3b: β =0,181 H2b: β =0,259 H1b: β =0,217 H4b: β =0,314 Sự hiểu biết cá nhân Chia sẽ tầm nhìn Môi trường ổn đinh Môi trường thay đổi Chủ động chiến lược Phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn Phương pháp nghiên cứu vòng lặp kép Sựu đổi mới tổ chức Thành tích của tổ chức Mối liên hệ của phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn Mối liên hệ của phương pháp nghiên cứu vòng lặp kép Hình iiii. Kiểm định mô hình, giả thuyết Việc tóm lược lý thuyết liên quan có ủng hộ mô hình nghiên cứu hay không? Các dẫn chứng về tóm lược lý thuyết trong bài báo nghiên cứu: “…Các công việc gần đây (Zollo và Winter, 2002) đã kêu gọi sự chú ý đến những điều gì làm nó có tính khả thi cho các công ty để phát triển năng lực học tập tổ chức, tìm kiếm các câu trả lời “các tiến trình kích thích đáp ứng bán tự động bên ngoài và ngầm tích lũy kinh nghiệm” (Zollo và Winter, 2002, p. 341). Như vậy học tập tổ chức là một nguồn cần thiết của lợi thế cạnh tranh bền vững (Easterby-Smith, 1995). Mặt dù học tập tổ chức là sự bắt buộc rộng rãi như một phương tiện để cải thiện thành tích và sự đổi mới của các công ty, nhiều công ty sai lầm trong việc phát triển tổ chức học tập đúng (Senge, 1990; Senge và cộng sự., 1994). Không có khả năng học tập hầu hết các công ty sẽ biến mất trong vòng 40 năm (Senge, 1990). Học tập tổ chức có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như về hình thức (chính thống/không chính thống), mức độ của quyết định và xuất hiện ( học tập phân tích/kinh nghiệm/cấu trúc/tổng hợp/tương tác/tổ chức), mức độ nhận thức (học tập có ý thức/không ý thức), nguồn gốc của kinh nghiệm (học tập kinh nghiệm bên trong/bên ngoài) hoặc mức độ lỗi (học tập bởi sự thành công/thất bại). Trong sự thí nghiệm tính chất của quá trình, hai mức độ học tập tổ chức chính được chấp nhận trong các tài liệu chuyên ngành, mặt dù tên của chúng khác nhau tùy các tác giả (bảng I). Theo các từ ngữ phổ biến nhất được sử dụng, chúng trong Argyris and Scho”n (1978, 1996), mức độ đơn giản nhất được gọi là “Phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn” và mức độ phức tạp nhất “double-loop learning”. Cuộc điều tra này nhận thức được “lợi ích chính của single-loop learning với ấn tượng sâu sắc; với các từ ngữ khác, làm thế nào tốt nhất để dành được mục đích tồn tại và mục tiêu. Trong việc học này, single-loop cho phép phản hồi sự nhận biết và chỉnh sửa các lỗi đang tồn tại bằng cách thay đổi thói quen cư sử do đó các lỗi không tái diễn. Thành tích của tổ chức còn lại trong chuỗi thành lập các giá trị của tổ chức đang tồn tại và các quy tắc (Argyris and Scho¨n, 1996). Học tập được đem lại ở mức độ của các quy tắc nhưng không xuyên suốt (các nguyên lý, những giã thuyết cơ bản, các ý kiến) các yếu tố chính, cũng như không có nhiều sự thay đổi đáng kể trong cấu trúc, văn hóa, các hệ thống tổ chức hoặc nguyên lý ứng dụng của tổ chức (Argyris và Scho¨n, 1978; Cấp I Cấp II Authors Một vòng lặp Hai vòng lặp Argyris (1990, 1993), Argyris and Scho¨n (1978, 1996) Một vòng Hai vòng Swieringa and Wierdsma (1992) Cấp đọ thấp Cấp độ cao hơn Fiol and Lyles (1985) I II Bateson (1972) Thích ứng Phát triển McGill, Slocum and Lei (1992), Nevis et al. (1995), Senge (1990), Senge et al. (1994), Slater and Narver (1995) Chiến thuật Chiến lược Dodgson (1991) Để điều chỉnh Để thay đổi Hedberg (1981) Thứ tự thứ nhất Thứ tự thứ hai Lant and Mezias (1992) Bảng VIII.Các loại học tập theo một tiến trình bình thường Sengevà cộng sự, 1994; Swieringa and Wierdsma, 1992). Mức độ này của người đứng đầu ảnh hưởng đến sự lặp lại và kết quả hằng ngày, đến sự điều khiển đến các công việc tức thời, các quy tắc và các cấu trúc nơi mà “How” được hỏi nhưng hiếm khi “why” (Lant and Mezias, 1992). Kết quả là một sự thích nghi lớn của giả thuyết được chứng minh mà chứa đựng cải tiến khả năng tồn tại và tiêu chuẩn hoạt động các thủ tục, duy trì và thích ứng trạng thái quo. Học tập là sửa chữa, công cụ, gia tăng, nối tiếp hoặc sự cải tiến định hướng(Swieringa và Wierdsma, 1992). Nó là lý do của một định hướng duy nhất (Argyris, 1990) và phát triển các sản phẩm thích hợp. Nghiên cứu này sử dụng “double-loop learning” để chỉ ra học tập dành được ở mức độ của các nguyên tắc, chủ yếu và chính, hoặc học tập mà các kết quả trong sự thay đổi trong các giá trị của các lý thuyết ứng dụng và người lãnh đạo (Argyris và Scho¨n, 1978). Mức độ học tập này khuyến khích double-loop phản hồi. mà (cũng như single-loop) cho phép các lỗi tồn tại được nhận biết và sửa đỗi nhưng (ở khác nhau này) liên kết giữa các lỗi đó với giá trị và tiêu chuẩn của tổ chức, giá trị thay đổi (từ lý thuyết ứng dụng) chiến lược và giả định (Argyris và Scho¨n, 1996). Cơ sở trước đó không được học và cấu trúc tham khảo mới và đề án phát triển theo hướng diễn dịch (Fiol và Lyles, 1985) mặt dù cuộc nghiên cứu cho một thí nghiệm với một hệ thống của các giá trị khác, thói quen, nguyên tắc, kỹ thuật, mục tiêu và các đề nghị. Điều này sẽ dẫn đến học tập chuyên sâu để thực hiện các thói quen đang tồn tại nhiều ảnh hưởng hơn (Argyris và Scho¨n, 1996; Lant và Mezias, 1992; Senge, 1990). Học tập trở thành 2 chiều, quá trình chủ động cần thiết cho sự đổi mới căn bản. Chẳng hạn việc học tập nhấn mạnh đến sự thí nghiệm liên tục, tạo ra các hệ thống hơn là tư duy phân mãnh, tạo ra sự mong muốn suy nghĩ vượt quá giới hạn chấp nhận của vấn đề và đặt ra câu hỏi về “whys” (Argyris, 1990; Lant and Mezias, 1992; Swieringa và Wierdsma, 1992). Double-loop learning là một quá trình nhận thức nhiều hơn single-loop learning. Hành vi lập lại tạo ra rất ít cảm giác cho hoạt động của tổ chức trong một môi trường phức tạp và không rõ ràng (Argyris, 1990; Senge và cộng sự, 1994). Các nhân tố và năng lực khác nhau đã phân tích như là sự cần thiết để phát triển học tập tổ chức. Các cuộc nghiên cứu trước đó đã chỉ ra sự kết nối chủ yếu sự hiểu biết cá nhân, chia sẽ tầm nhìn, môi trường và chiến lược tiên phong đến học tập tổ chức (Fiol và Lyles, 1985; March và Olsen, 1975; Senge, 1990; Senge và cộng sự, 1994; Swieringa và Wierdsma, 1992). Các nghiên cứu khác nhau (Argyris và Scho¨n, 1996; Garcı´a, 2004) thể hiện sự cần thiết của nghiên cứu thực nghiệm dựa trên mối quan hệ giữa các biến đó của học tập tổ chức và phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn và kép. Hiện tại nghiên cứu rất có ý nghĩa cho việc phân tích kinh nghiệm đồng thời và toàn cầu của các tiền đề liên quan trong mức độ học tập tổ chức. Đầu tiên, nó rất quan trọng để nghiên cứu sự ảnh hưởng sự hiểu biết cá nhân trong cả hai mức độ học tập của tổ chức. Sự ảnh hưởng của học tập cá nhân và sự hiểu biết cá nhân có một vị trí quan trọng trong bất cứ tổ chức nào nghiên cứu lý thuyết và đã được phân tích bởi nhiều cuộc nghiên cứu (Inkpen và Crossan, 1995; Senge và cộng sự, 1994). Sự hiểu biết cá nhân là sự rèn luyện của phát triển cá nhân và việc học tập (Senge, 1990). Sự nhận thức của người quản trị là một yếu tố cần thiết, như người quản trị sử dụng sự phát triển cá nhân của chính mình đến các bài học khác trên con đường cá nhân của họ và hỗ trợ họ trong phát triển tổ chức của mình, hoạt động như một người cố vấn và một người chủ (Senge và cộng sự, 1994). Thứ hai, một tổ chức với năng lực học tập nên thực hiện một ý tưởng được chia sẻ mà đóng góp năng lượng riêng lẽ của các thành viên và các hành động nhóm định hướng trong một chỉ dẫn chung. Điều này đòi hỏi tầm nhìn chung. Tầm nhìn chung là kết quả của việc tạo ra định hướng và phát sinh các cuộc trao đổi chi tiết được liên kết đến khả năng chia sẻ hình ảnh bản chất của tương lai (Collins và Porras, 1991; Senge, 1990). Nó khuyến khích cam kết chung về một tương lai mong muốn (Maani và Benton, 1999). Rất rõ ràng (định hướng sáng tạo và phát sinh trao đổi) liên kết tầm nhìn chung với double-loop learning, vì nó nhấn mạnh thí nghiệm liên tục, hệ thống tư duy, đổi mới cơ bản và hai định hướng học tập (Swieringa and Wierdsma, 1995; Lant and Mezias, 1992), đặc tính vốn có trong double-loop learning (Argyris và Scho¨n,1996; Senge và cộng sự, 1994). Hơn ai hết, người quản lý phải được thuyết phục về sự cần thiết tạo ra một tầm nhìn không thể chia sẻ, phân tích các công cụ chiến lược cần thiết tạo ra tầm nhìn đó (Senge, 1990). Thứ 3, một vài người nghiên cứu mà phân tích các mức độ học tập tổ chức của họ có liên kết việc học tập với năng lực của tổ chức với sự thay đổi, như mối quan hệ đến năng lực của nó hoặc thích nghi đến môi trường của nó (tầm nhìn thích hợp) (Cyert và March, 1963; March và Olsen, 1975) hoặc thúc đẩy sự thay đổi của bản thân nó (tâm nhìn chủ động) (Senge, 1990; Swieringa và Wierdsma, 1992). Nghiên cứu này phải kiểm tra cả 2 môi trường và chủ động chiến lược. Môi trường là điều cần thiết ở cả hai cấp độ học tập tổ chức (Fiol và Lyles, 1985; McGill và cộng sự, 1992; Senge, 1990). Nó là một người tổ chức, người thẩm định và người thúc đẩy quá trình học tập (Fiol và Lyles, 1985; March và Olsen, 1975). Các công ty xắp xếp với môi trường của mình để cạnh tranh và sáng tạo. Nó hàm ý rằng tổ chức có khả năng để học, để quên hoặc học lại (Miles và Snow, 1978). Thứ 4, cuộc nghiên cứu phải kiểm tra chủ động chiến lược, khẳng định như khả năng của công ty để bắt đầu thay đổi trong chính sách chiến lược của mình về kỹ thuật, kinh doanh và hoạt động hành chính hơn là để phản ứng với các sự kiện. Theo Miles và Snow (1978), hầu hết các công ty tiên phong hành động nhanh để có thuận lợi về cơ hội mà xuất hiện trên thị trường thông qua việc phát triển sản phẩm mới, thị trường mới và công nghệ mới. Họ đặt biệt thích nghi với đặc trưng môi trường bởi thay đổi tìm lực và linh hoạt cao. Môi trường kỹ thuật hỗn loạn hơn việc cần thiết chủ động chiến lược nhiều hơn (Bahlmann, 1990). Trước tiên tập trung chủ động mang sang kiến trong nổ lực hình thành môi trường thuận lợi của con người. Các tác giả khác đã đề nghị “proactiveness” như một chìa khóa thước đo của định hướng nghiên cứu mà được biết double-loop learning (McGill và cộng sự, 1992; Senge, 1990; Swieringa và Wierdsma, 1992). Vai trò của Giám Đốc Điều Hành là nền tảng, mang tầm ảnh hưởng lớn đến việc định hình, đúc kết các biến trên bằng cách xác định các loại hành vi được mong đợi và cần được hỗ trợ (McGuire và cộng sự, 2006.). Hơn nữa, mặc dù nhiều người có thể tham gia vào quá trình quản lý, nhưng CEO người là cuối cùng chịu trách nhiệm vạch nên định hướng của tổ chức, đưa ra các kế hoạch và hướng dẫn các hoạt động để đạt được chúng (Westhpal và Fredrickson, 2001). Do đó, nhận thức của CEO về môi trường xung quanh, các nguồn lực và năng lực bên trong tổ chức mang tính quyết định cho cả hai cấp độ của tổ chức học tập (Argyris và Scho n °, năm 1996; Senge, 1990; Senge và cộng sự, 1994.). Mục đích sau cùng của tổ chức học tập là tạo ra tri thức mới và các ứng dụng mới, đặc biệt là những gì có liên quan đến sự đổi mới liên tục và sự cải tiến (Cohen và Levinthal năm 1990; Nonaka và Takeuchi, 1995). Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những lập luận khác nhau về mối quan hệ tích cực giữa tổ chức học tập và thành tích của tổ chức (Argyris và Scho n °, năm 1996; Fiol và Lyles, năm 1985, Inkpen và Crossan năm 1995; Senge, 1990). Các nghiên cứu hiện nay đóng góp cho các tài liệu khoa học bằng việc giảm dần mức độ của lý thuyết và phân tích thực nghiệm của các mối quan hệ giữa các cấp độ học tập (học tập một và hai vòng) và giữa đổi mới tổ chức và thành tích của tổ chức…” Nhận xét : Từ các tóm lược lý thuyết trên tác giả đã dẫn chứng được tầm quan trọng của tổ chức học tập đối với sự tồn tại của một tổ chức, ngoài ra cũng chỉ ra được sự liên hệ tích cực giữa sự hiểu biết cá nhân, chia sẽ tầm nhìn, môi trường, chủ động chiến lược với cấp độ học tập trong tổ chức. Giá trị cuối cùng tạo ra từ cấp độ học tập trong tổ chức là các tri thức mới ủng hộ cho sự đổi mới và cải thiện thành tích của tổ chức. Điều này đã cho thấy việc tóm lược lý thuyết liên quan đã ủng hộ cho mô hình nghiên cứu đặt ra. Cách đặt câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu có chặt chẽ không? Ta xem xét các vấn đề sau : Khi đề ra mục tiêu nghiên cứu, các tác giả trình bày các mục tiêu này ở dạng câu phát biểu. Tiếp theo, họ hình thành các câu hỏi nghiên cứu : là mục tiêu nghiên cứu được trình bày ở dạng các câu hỏi, rồi tiến hành chuyển các câu hỏi nghiên cứu sang dạng các giả thuyết nghiên cứu. Các giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, câu trả lời này không phải là câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi nghiên cứu mà chỉ là câu trả lời dự kiến. Giả thuyết nghiên cứu được suy diễn từ cơ sở dữ liệu (trong nghiên cứu định tính) hoặc từ cơ sở lý thuyết (trong nghiên cứu định lượng) và phải được kiểm định bằng dữ liệu để chứng minh nó có trả lời được cho câu hỏi nghiên cứu với dữ liệu hiện có hay không. Ngoài ra, các mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu cần phải được thể hiện một cách rõ ràng, và cụ thể: i. Yêu cầu trước khi tiến hành một nghiên cứu: cần có những khảo sát về đối tượng nghiên cứu, để tập hợp được các cơ sở dữ liệu, hình thành nên các mục tiêu nghiên cứu rõ ràng và cụ thể để từ đó hình thành câu hỏi nghiên cứu. ii. Yêu cầu về câu hỏi nghiên cứu : Các câu hỏi nghiên cứu phải được hình thành và phù hợp trên nền tảng của các mục tiêu nghiên cứu đã được đặt ra trước đó. Các câu hỏi nghiên cứu được chuyển sang dạng các giả thuyết nghiên cứu và có khả năng trả lời (kiểm định) được qua kết quả nghiên cứu. iii. Yêu cầu về giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết nghiên cứu trong nghiên cứu định lượng là những giả định do nhà nghiên cứu đặt ra, rồi tiến hành kiểm định nó bằng cách phân tích số liệu mà họ thu thập được để kiểm chứng cho giả thuyết đó trong quá trình nghiên cứu. Do đó nó phải thỏa các yêu cầu sau: - Giả thuyết nghiên cứu đặt ra phải phù hợp với thực tế và dựa trên quan sát hay cơ sở lý thuyết hiện tại (tức dựa trên những nguyên lý, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu tương tự trước đây, hoặc dựa vào nguồn tài liệu tham khảo), nhưng ý tưởng trong giả thuyết là phần lý thuyết có thể được kiểm nghiệm trong nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu có mối quan hệ nhân - quả (chỉ ra khuynh hướng của sự thay đổi, tác động), mang tính càng đơn giản càng tốt (Việc đặt giả thuyết sao cho có thể thực hiện kiểm chứng nó với kết quả là “đúng” hay “sai”). - Khi xây dựng giả thuyết nghiên cứu cần xác định các biến (các biến độc lập, các biến phụ thuộc), các yếu tố nào cần được nghiên cứu, việc đo lường các biến này sẽ thực hiện như thế nào và mối quan hệ giữa chúng ra sao? - Giả thuyết nghiên cứu có thể tiến hành thực nghiệm để thu thập số liệu trên thực tế hay không? Phương pháp thực nghiệm nào được sử dụng (khảo sát, điều tra, bảng câu hỏi, phỏng vấn, …) trong nghiên cứu? Phương pháp xử lý số liệu nào được dùng để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết nghiên cứu? Qua quá trình phân tích, nhóm nhận thấy bài báo nghiên cứu thỏa các yêu cầu cần thiết để cách đặt câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được chặt chẽ. Để chứng minh điều này, nhóm sẽ phân tích một ví dụ cụ thể như yếu tố “sự hiểu biết cá nhân” có ảnh hưởng như thế nào đến “các cấp độ học tập của tổ chức”: Khi bắt đầu nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn đối tượng khảo sát là các Giám Đốc Điều Hành của các công ty ở Tây Ban Nha. Họ đưa ra mục tiêu nghiên cứu là sự ảnh hưởng của các Giám Đốc Điều Hành đến học tập tổ chức (cụ thể là sự hiểu biết cá nhân ảnh hưởng như thế nào đến cấp độ học tập của tổ chức). Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu trên, họ hình thành câu hỏi nghiên cứu cho yếu tố “sự hiểu biết cá nhân” đến các cấp độ học tập trong tổ chức như sau: (1) Đã tăng lòng tự trọng của mình thông qua làm công việc của họ một cách chính xác. (2) Có cảm thấy nặng nề và buồn khi họ phát hiện ra rằng họ đã thu được một vài kết quả tồi tệ hơn của những người cần phải có quản lý trong công việc của họ. (3) Có cảm thấy rất tự hài lòng với bản thân khi hoàn thành tốt một công việc. (4) Đã đạt được sự hài lòng của các nguyện vọng cá nhân thông qua các công việc mà họ thực hiện. (5) Đã đạt được sự phát triển về năng lực cá nhân, các kỹ năng và khả năng. Tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu trên những cơ sở lý thuyết trước đây mà dẫn chứng từ bài báo nghiên cứu như sau: “Sự hiểu biết cá nhân dựa trên các phần của việc học trong tổ chức đó thuộc về cá nhân, cho phép chúng tôi làm rõ và hiểu tầm nhìn cá nhân một cách đầy đủ hơn (Senge, 1990). Nhưng Sự hiểu biết cá nhân không nên chỉ trong giai đoạn đầu, tạo ra chỉ một vòng học tập. Đúng hơn, nó nên được chuyển thành một kỷ luật hòa nhập hoàn toàn vào cuộc sống của chúng ta, nó có thể cho phép tạo ra vòng lặp kép học tập (Argyris và Scho n °, năm 1996; Senge và cộng sự, 1994.). Việc kỷ luật trong Sự hiểu biết cá nhân liên quan đến một loạt các hoạt động, nguyên tắc và kỹ năng thích ứng, bao gồm phát triển nguồn nhân lực - các hoạt động và các quá trình nhằm mục đích tác động vào một và hai vòng học tập (Garc'ıa, 2004). Sự hiểu biết cá nhân ngụ ý tìm kiếm và sử dụng thông tin phản hồi, kích thích đơn và đôi vòng học tập, thiết lập mục tiêu phát triển, tham gia vào các hoạt động phát triển, và theo dõi tiến độ của chính mình (et al Senge, 1994.). Quản lý với kỹ năng cao về Sự hiểu biết cá nhân thì có nhiều cam kết, họ có cảm nhận về trách nhiệm trong công việc một cách rộng hơn và sâu sắc hơn, học hỏi và phát triển học tập nhanh hơn, sâu sắc hơn và nhiều khả năng hơn (McGill và cộng sự, 1992;. Senge, 1990). Trên cơ sở lý thuyết và mục tiêu nghiên cứu như trên, tác giả đã tiến hành đặt giả thuyết nghiên cứu: “…H1. Sự hiểu biết cá nhân sẽ liên hệ tích cực đến cấp độ học tập của tổ chức: H1a. Sự hiểu biết cá nhân sẽ liên hệ tích cực đến phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn. H1b. Sự hiểu biết cá nhân sẽ liên hệ tích cực phương pháp nghiên cứu vòng lặp kép…” Nhận xét: Giả thuyết trên là câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, cụ thể hơn giả thuyết H1a là câu trả lời (dự kiến) cho câu hỏi (1) và mức độ phù hợp giảm dần đến câu hỏi (5), ngược lại giả thuyết H1b là câu trả lời (dự kiến) cho câu hỏi (5) mức độ phù hợp giảm dần đến câu hỏi (1). Ngoài ra, việc phân tích dữ liệu thống kê của bài nghiên cứu ở “bảng III” cho thấy các giá trị đơn nguyên, hội tụ và độ tin cậy tốt (α= 0.849), điều này chứng tỏ rằng giả thuyết có thể trả lời và có thể kiểm định được cho câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Tương tự, tính chặt chẽ trong cách đặt câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu cho các yếu tố còn lại: chia sẻ tầm nhìn, môi trường, chủ động chiến lược, phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn, phương pháp nghiên cứu vòng lặp kép, đổi mới của tổ chức và thành tích của tổ chức cũng được xem xét như ví dụ trên. Giải thích các kết quả thống kê Hệ số Cronbach Alpha (Bảng II) trong bài nghiên cứu cho thấy độ tin cậy của thang đo ở mức chấp nhận được với các biến Môi trường (0.6868), Đổi mới của tổ chức (0.7661) và Chia sẽ tầm nhìn (0.7674). Riêng các biến Sự hiểu biết cá nhân (0.849) và thành tích tổ chức (0.8605) có độ tin cậy thang đo ở mức tốt. Với cỡ mẫu dùng trong nghiên cứu là 116 (BảngIII), nghiên cứu sự tương quan của 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc (Phương pháp nghiên cứu vòng lập đơn) dùng trong phân tích. Sự tương quan giữa các biến trong kết quả điều tra Single Loop Learning. Sự tương quan giữa các biến dao động ở mức độ vừa phải 0,042-0,516. Trong đó mối tương quang giữ biến Chia sẻ tầm nhìn và Môi trường là tương quan nghịch biến (- 0.011), nghĩa là khi mức độ ảnh hưởng của biến này tăng thì mức độ ảnh hưởng của biến kia giảm và ngược lại, tuy nhiên mức độ tương quan nghịch biến này tương đối yếu. Với cỡ mẫu dùng trong nghiên cứu là 123 (Bảng IV), nghiên cứu sự tương quan của 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc (Phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn) dùng trong phân tích. Sự tương quan giữa các biến trong kết quả điều tra Double Loop Learning, với mức độ tương quan vừa phải 0,09-0,566. Từ bảng III, IV cho thấy sự tương quan giữa các biến với Phương pháp nghiên cứu vòng lập kép thì cao hơn Phương pháp nghiên cứu vòng lập đơn và không có sự tương quan trái chiều. Sai số trung bình của mẫu trong điều tra Phương pháp nghiên cứu vòng lập đơn lớn hơn Phương pháp nghiên cứu vòng lập kép cho thấy giá trị các mẫu trong điều tra với biến Phương pháp nghiên cứu vòng lập kép ổn định hơn Phương pháp nghiên cứu vòng lập đơn. Phân tích ở bảng V, biến Phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn và kép được thực hiện như là các biến phụ thuộc, trong khi các biến độc lập là Ưu thế cá nhân, chia sẽ tầm nhìn, môi trường và chủ động chiến lược . Căn cứ vào kiểm định Levene’s: Giá trị Sig. của các biến độc lập đối với 02 biến phụ thuộc > 0.05 nên phương sai của 2 biến phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn và kép không khác nhau. Căn cứ vào kiểm định t-test: Giá trị Sig. (two tailed) của biến sự hiểu biết cá nhân > 0.05 nên không có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình giữa 2 biến phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn và kép. Giá trị Sig. (two tailed) của 03 biến còn lại < 0.05 nên có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình giữa 2 biến phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn và kép. Nói cách khác trong ngắn hạn, các giá trị trung bình mà các biến chia sẽ tầm nhìn, môi trường, chủ động chiến lược tác động đến phương pháp nghiên cứu vòng lặp kép lớn hớn phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn. Phân tích hồi quy (Bảng VI) biến Quy mô được thực hiện như là một biến kiểm soát. Trong trường hợp các tổ chức với Single thì R2 =0,182 (F = 3.329, p < 0.01) nghĩa là các biến độc lập đang nghiên cứu giải thích 18,2% đối với Single, còn 82,8% do các biến độc lập khác giải thích. Với mức ý nghĩa giá trị t ở các biến Ưu thế cá nhân (β= 0.234, p < 0.10) và Môi trường (β= 0.246, p < 0.05) bổ sung cho giả thiết H1a và H3a. Các biến chia sẽ tầm nhìn, chủ động chiến lược không mang lại mức ý nghĩa cho kiểm định Student t. Trong tổ chức với Phương pháp nghiên cứu vòng lặp kép thì R2 = 0.415 (F = 19,118, p < 0.001) cho thấy mô hình hồi quy đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu của nó là 41,5%, nghĩa là các biến độc lập đang nghiên cứu giải thích 41,5% đối với Phương pháp nghiên cứu vòng lặp kép, còn 58,5% do các biến độc lập khác tác động giải thích. Với mức ý nghĩa giá trị t ở các biến ưu thế cá nhân (β= 0.271, p < 0.01), chia sẽ tầm nhìn (β= 0.259, p < 0.05), môi trường (β= 0.181, p < 0.01), chiến lược chủ động (β= 0.314, p < 0.001), vì vậy bổ sung cho giả thiết H1b, H2b, H3b và H4b. Biến Quy mô không có ý nghĩa gì đối với mô hình, nó chỉ ra rằng Phương pháp nghiên cứu vòng lặp đơn hoặc kép có thể xảy ra ở cả hai dạng công ty lớn và nhỏ. Phân tích sự ảnh hưởng của mức độ học tập trong tổ chức với hoạt động của tổ chức (Bảng VII), sự đổi mới tổ chức được thực hiện như là một biến phụ thuộc, trong khi các biến độc lập là Phương pháp nghiên cứu vòng lập đơn/kép. Các tổ chức với Phương pháp nghiên cứu vòng lập đơn hệ số xác định R2=0,266 (F = 29.423, p < 0.001) với một mức ý nghĩa giá trị t cho Phương pháp nghiên cứu vòng lập đơn (β= 0.516, p < 0.001). Trong các tổ chức với Phương pháp nghiên cứu vòng lập kép hệ số xác định R2 =0,182 (F = 70.867, p < 0.001) mức ý nghĩa giá trị t cho sự thay đổi Phương pháp nghiên cứu vòng lập kép(β= 0.566, p < 0.001). Kết quả này cho phép chúng ta chấp nhận giả thiết H5a và H5b. Thành tích của tổ chức thực hiện như là một biến phụ thuộc, trong khi các biến dự đoán là Phương pháp nghiên cứu vòng lập đơn/kép. Các tổ chức với Phương pháp nghiên cứu vòng lập đơn hệ số xác định R2=0,159 (F = 14,962, p < 0.001) với một mức ý nghĩa giá trị t cho Single Loop Learning (β= 0.399, p < 0.001). Trong các tổ chức với Phương pháp nghiên cứu vòng lập kép hệ số xác định R2 =0,249 (F = 47.355, p < 0.001) mức ý nghĩa giá trị t cho sự thay đổi Phương pháp nghiên cứu vòng lập kép (β= 0.499, p < 0.01). H6a và H6b được hỗ trợ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Victor J. Garcı´a-Morales, Antonio J. Verdu´ -Jover and Francisco Javier Llore´ns, “The influence of CEO perceptions on the level of organizational learning”, International Journal of Manpower, Vol. 30 No. 6, pp. 567-590, 2009 . [2] Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao Động Xã Hội, 2011. [3] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc , Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 1, NXB Hồng Đức, 2008. PHỤ LỤC Bảng Câu Hỏi Khảo Sát Sự hiểu biết cá nhân (1) Đã tăng lòng tự trọng của mình thông qua làm công việc của họ một cách chính xác. (2) Có cảm thấy nặng nề và buồn khi họ phát hiện ra rằng họ đã thu được một vài kết quả tồi tệ hơn của những người cần phải có quản lý trong công việc của họ. (3) Có cảm thấy rất tự hài lòng với bản thân khi hoàn thành tốt một công việc. (4) Đã đạt được sự hài lòng của các nguyện vọng cá nhân thông qua các công việc mà họ thực hiện. (5) Đã đạt được sự phát triển về năng lực cá nhân, các kỹ năng và khả năng. Chia sẻ tầm nhìn (1) Có sự gắn kết về tầm nhìn trong các đơn vị khác nhau của công ty. (2) Bộ phận quản lý chia sẻ tầm nhìn của công ty với cả nhóm hoặc với công ty. (3) Có sự nhiệt tình cao đối với việc theo đuổi và bảo vệ tầm nhìn được tạo ra trong công ty. Môi trường (1) Có một vài thay đổi trong lĩnh vực này có thể ảnh hưởng đến công ty. (2) Những thay đổi trong lĩnh vực này đã được dễ dàng đoán trước được. (3) Các quá trình tiến hóa của ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố. (4) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực kinh tế khác nhau rất nhiều. Chủ động chiến lược Nếu giá trị thấp nhất (1) tương ứng với các câu trả lời phía bên trái và giá trị cao nhất (7) cho các câu trả lời phía bên phải, hãy chọn những câu trả lời phù hợp bên dưới: 1. Những sản phẩm/ dịch vụ của công ty thì: Ít và giống nhau. Chúng tôi thích hoạt động trong những lĩnh vực quen thuộc hơn 1 2 3 4 5 6 7 Nhiều và rất khác nhau. Chúng tôi sẵn sàng thử sức với lĩnh vực mới khi phát hiện ra cơ hội 2. Mối quan tâm chính về công nghệ là: Tìm ra các công nghệ giảm được chi phí 1 2 3 4 5 6 7 Công nghệ có tính linh hoạt sáng tạo Phương pháp nghiên cứu vòng lập đơn và kép Nếu giá trị thấp nhất (1) tương ứng với các câu trả lời phía bên trái và giá trị cao nhất (7) cho các câu trả lời phía bên phải, hãy chọn những câu trả lời phù hợp bên dưới: 1. Các thành viên trong công ty: Phản ứng với những thay đổi trong các môi trường bên trong và bên ngoài của công ty bằng cách phát hiện lỗi, và sau đó họ sẽ phục hồi những lỗi đó để duy trì những tính năng chính của lý thuyết được sử dụng trong công ty. 1 2 3 4 5 6 7 Cũng cố gắng để giải quyết các chỉ tiêu không phù hợp của công ty bằng cách thiết lập các ưu tiên và tiêu chuẩn định mức mới, bằng cách cơ cấu lại các chỉ tiêu hiện có liên kết với các chiến lược và các giả định 2. Việc học tập thông qua: Phát triển những sự liên tưởng sơ khai trong số những hoạt động (thói quen) 1 2 3 4 5 6 7 Phương pháp giải quyết vấn đề bằng cách rút kinh nghiệm từ thực tiễn, phát triển các kỹ năng và sự hiểu biết sâu sắc. (không phải thói quen) 3. Học tập là cơ sở cho sự phát triển của: Thích ứng những hoạt động của công ty, trong đó hàm ý điều chỉnh dần dần những hoạt động của công ty cho phù hợp với môi trường nhưng không có sự thay đổi quan trọng về chiến lược và cấu trúc của công ty. 1 2 3 4 5 6 7 Chủ động trong những hoạt động điều chỉnh, sửa đổi thay đổi hoàn toàn, thực hiện theo những sáng kiến của công ty về chiến lược, cấu trúc và/hoặc những hệ thống của các công ty. Việc đổi mới công ty Xem như định nghĩa “mới” là bất cứ các dấu hiệu thay đổi nào mặc dù có thể không mới đối với lĩnh vực hoạt động của công ty nhưng nó mới đối với công ty của các anh/chị, hãy chỉ ra mức độ đồng ý hoặc không đồng ý (1- “hoàn toàn không đồng ý”, 7- “hoàn toàn đồng ý”) với những câu phát biểu sau đây. Trong 3 năm qua: Tốc độ của việc giới thiệu sản hoặc dịch vụ mới của công ty đã phát triển nhanh chóng. Tốc độ của việc giới thiệu phương pháp sản xuất mới hoặc việc thực hiện những dịch vụ trong công ty phát triển nhanh chóng. Nếu so sánh với các đối thủ cạnh tranh, công ty đã đổi mới hơn rất nhiều. Thành tích của công ty Xin vui lòng đánh giá những vấn đề sau (1 – “hoàn toàn không đồng ý”, 7 – “hoàn toàn đồng ý”). Trong 3 năm qua: Công ty đã hoạt động hiệu quả cao dựa trên lợi nhuận ròng trên tổng tài sản Công ty đã hoạt động hiệu quả cao dựa trên tỉ lệ lợi nhuận trên tài nguyên Công ty đã hoạt động hiệu quả cao dựa trên tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu Công ty có tốc độ tăng trưởng kinh doanh cao trong các sản phẩm/dịch vụ và thị trường chính. Khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh, vui lòng trả lời những câu hỏi sau đây (1 – “hoàn toàn không đồng ý”, 7 – “hoàn toàn đồng ý”). Trong 3 năm gần đây: Công ty đã đạt hiệu quả dựa trên lợi nhuận ròng trên tổng tài sản cao hơn đối thủ cạnh tranh. Công ty đã đạt hiệu quả dựa trên tỉ lệ lợi nhuận trên tài nguyên cao hơn đối thủ cạnh tranh. Công ty đã đạt hiệu quả dựa trên tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu cao hơn đối thủ cạnh tranh. Công ty đã đạt tỉ lệ tăng trưởng kinh doanh trong trong các sản phẩm/dịch vụ và thị trường chính của mình cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Quy mô (1) Số lượng nhân viên của công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBaoCao PPNC_Nhom1_Dem1_K20.doc
  • pdfBao Cao PPNC_Nhom1_Dem1_K20.pdf
Luận văn liên quan