Trong lịch sử, làng thường có công quỹ riêng, có công điền, công thổ riêng.Và nhiều làng còn có nghề riêng gắn liền với các tổ chức phường hội, có bí mật nhà nghề truyền từ đời này đến đời khác.
Làng còn là pháo đài để chống giặc ngoại xâm cùng mọi yếu tố ngoại lai, bảo vệ sự bình yên cho dân tộc, cho đất nước.
Thế giới đầy mầu sắc của văn hóa làng được quy ước thành lệ làng, đúc kết trong hương ước làng, bộc lộ một cách phong phú qua hội làng. Tất cả chắt lọc lại, tạo nên bản sắc văn hóa làng.
23 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4926 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự biến đổi của nông thôn Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
www.themegallery.com ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Giảng viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Thị Lan Phương Sinh viên thực hiện: Nhóm 5 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY CHỦ ĐỀ 1. HIỂU VĂN HÓA NÔNG THÔN VIỆT NAM LÀ GÌ? ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 2. NÔNG THÔN XƯA DƯỚI GÓC NHÌN ĐA CHIỀU 3. VĂN HÓA NÔNG THÔN TRƯỚC SỰ HỘI NHẬP KINH TẾ, ĐÔ THỊ HÓA, CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 4. THÁCH THỨC ĐẶT RA CẦN PHẢI LÀM GÌ? 5. KẾT LUẬN NỘI DUNG LỜI NÓI ĐẦU Nhu cầu văn hóa là một vấn đề quan trọng trong đời sống tinh thần của con người nói chung và của người dân nông thôn nói riêng hiện nay. Sự hiểu biết về nhu cầu văn hóa của người dân nông thôn là hết sức khác nhau,phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mặc dù các giá trị tinh thần truyền thống của nền văn hóa được hình thành trên nền tảng vững chắc của điều kiện tự nhiên,của sinh thái,của lịch sử lâu đời,của sự giao lưu văn hóa với các nước khác trên thế giới,nhưng văn hóa việt đang thay đổi một cách nhanh chóng. Vậy nguyên nhân của sự biến đổi văn hóa nông thôn ngày nay và cần phải làm gì để xây dựng văn hóa mới mà vẫn giữ được bản sắc ruyền thống trong quá trình hiện đại hóa. Ngay bây giờ đây thì tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nhé… ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 1. HIỂU VĂN HÓA NÔNG THÔN VIỆT NAM LÀ GÌ? Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Văn hóa bao gồm hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất và các khía cạnh vật chất. Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống. Quan họ - Vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam Mặc dù đã đạt được những tiến bộ lớn về chuyển dịch cơ cấu, nhưng đến nay yếu tố nông nghiệp của nền kinh tế nước ta vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn. Trên 70% dân số nước ta vẫn là nông dân. Cả nước có 14,7% hộ nghèo theo tiêu chuẩn năm 2005. Trong đó, nếu phân loại ra, nông thôn, nông dân chiếm 90% của 14,7% hộ nghèo. Độ chênh lệch giàu nghèo trong vùng cũng rất khác nhau. Theo điều tra của các cơ quan chuyên môn thì chênh lệch về thu nhập giữa nông dân với các thành phần dân cư khác hiện cách nhau từ 5 - 7 lần, Cá biệt có nơi tới hàng chục lần. Phải làm thế nào để khu vực nông thôn tăng trưởng nhanh hơn, thu nhập của người nông dân tăng cao hơn? Ðó là những câu hỏi không dễ tìm lời giải đáp.. www.themegallery.com ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 2. NÔNG THÔN XƯA DƯỚI GÓC NHÌN ĐA CHIỀU 2.1. Làng quê Việt còn nghèo: ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 2. NÔNG THÔN XƯA DƯỚI GÓC NHÌN ĐA CHIỀU Vùng quê thương nhớ - những dấu ấn vượt thời gian: 2.2. Văn hóa nông thôn xưa: đẹp mà giản dị, những dấu ấn vượt thời gian: Bất cứ người Việt nào cũng có, và cần có, một vùng quê để thương để nhớ. Thật bất hạnh cho ai đó không có được một “vùng thương nhớ” ấy trong hoài niệm tuổi thơ. ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 2. NÔNG THÔN XƯA DƯỚI GÓC NHÌN ĐA CHIỀU Chùa làng - có hay không trong ký ức người Việt: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”. Chùa làng thường gắn với đình làng, một bộ sóng đôi trong tâm thức người Việt, nhưng quan trọng hơn, nó thể hiện sinh động triết lý nhân sinh và tinh thần khoan dung hoà hợp trong đời sống tín ngưỡng của dân tộc. Ngôi chùa làng vẫn hiện diện vừa thân thiết gần gụi, vừa huyền ảo lay động cõi tâm linh, một góc khuất trong đời sống tinh thần của người làng quê. Phải chăng đây chỉ là hoài niệm về một vùng thương nhớ, quyến rũ mà dường như đã một đi không trở lại? Hình ảnh chùa làng luôn hiện hiện trong tâm chí của những người con Việt. ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 2. NÔNG THÔN XƯA DƯỚI GÓC NHÌN ĐA CHIỀU Hương ước - nét đặc trưng của văn hóa Việt: Việt nam còn ẩn dấu một di sản văn hóa vô cùng quí giá, đó chính là các hương ước cổ. Sau cách mạng tháng Tám, cơ cấu tổ chức làng xã phong kiến cũ bị xóa bỏ, hương ước – một trong những công cụ điều khiển mối quan hệ làng xã đã không còn nữa. Song những qui ước tốt đẹp được văn bản hóa vẫn còn sống mãi với thời gian. ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 2. NÔNG THÔN XƯA DƯỚI GÓC NHÌN ĐA CHIỀU Quán làng đi sâu vào ký ức người Việt Một biểu tượng cũng làm nên nỗi nhớ, niềm thương của dân quê là cái quán làng. Không biết quán làng đã ra đời từ bao giờ, song có lẽ bắt nguồn từ việc họp chợ xa xưa ở đầu làng, bên triền đê hay một gốc cây cổ thụ đã hình thành quán làng. Quán làng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân dã làng Việt, và đã đi vào lịch sử dân tộc. ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 2. NÔNG THÔN XƯA DƯỚI GÓC NHÌN ĐA CHIỀU Văn hóa làng với những nét riêng: Trong lịch sử, làng thường có công quỹ riêng, có công điền, công thổ riêng.Và nhiều làng còn có nghề riêng gắn liền với các tổ chức phường hội, có bí mật nhà nghề truyền từ đời này đến đời khác. Làng còn là pháo đài để chống giặc ngoại xâm cùng mọi yếu tố ngoại lai, bảo vệ sự bình yên cho dân tộc, cho đất nước. Văn hóa làng Việt truyền thống rõ nét nhất là văn hóa làng Việt Bắc Bộ. Thế giới đầy mầu sắc của văn hóa làng được quy ước thành lệ làng, đúc kết trong hương ước làng, bộc lộ một cách phong phú qua hội làng. Tất cả chắt lọc lại, tạo nên bản sắc văn hóa làng. Trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, văn hóa làng Việt đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình. ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 2. NÔNG THÔN XƯA DƯỚI GÓC NHÌN ĐA CHIỀU Con người: Kinh tế có cải thiện, nhưng lối sống chưa mấy đổi thay, thị hiếu thẩm mỹ đi liền với phong tục tập quán của người dân. Nhưng người ta quên mất rằng văn hoá không phải là mì ăn liền, văn hoá được hình thành theo quy luật thẩm thấu, việc ăn tươi nuốt sống những sản phẩm văn hoá không tương thích với môi trường sống và phong tục tập quán chưa đổi thay sẽ gây độc hại nhiều hơn là thêm dưỡng chất. Cái quan hệ hàng xóm láng giềng có được trong truyền thống tốt đẹp lâu đời của văn hoá làng Việt Nam mỗi ngày một mất đi những vẻ đẹp và tính nhân văn của nó. Vì thế trên một tờ báo điện tử (Vietnamnet) đã cất lên tiếng gọi hồn: “Làng tôi bây giờ ở đâu?” Biết bao nhiêu người đã đứng lặng và cất lên câu hỏi đó...đây không phải là một dự báo mà là một hiện thực. Khi chúng ta đánh mất hồn vía của làng là chúng ta mất làng. Và nói rộng hơn là chúng ta đánh mất văn hoá làng. ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 3. VĂN HÓA NÔNG THÔN TRƯỚC SỰ HỘI NHẬP KINH TẾ, ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước. Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn là góp phần tạo nên động lực quan trọng, đẩy nhanh quá trình đổi mới. Tuy nhiên, sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế đã và đang làm thay đổi cơ cấu xã hội, tác động sâu sắc tới văn hóa nông thôn. Trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa nông thôn đang đứng trước những thuận lợi cơ bản cũng như những thách thức không nhỏ. ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 3. VĂN HÓA NÔNG THÔN TRƯỚC SỰ HỘI NHẬP KINH TẾ, ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA 3.1. Tích cực: Sự biến động về quy luật phát triển và thực trạng biểu hiện của kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn vẫn đang diễn ra một cách nhanh chóng và chắc chắn sẽ có những thay đổi trong tất cả những yếu tố đã nêu. Nhưng dù có biến đổi thế nào, thì với những gì được thể hiện, văn hóa nông thôn cả nước nói chung vẫn giữ được cho mình những hằng số văn hóa. Người nông dân làm chủ đồng ruộng thực sự. Từ nước phải nhập lương thực, dân đói khát, ăn bo bo thay gạo, Việt Nam xuất khẩu gạo, đứng thứ 3 trên thế giới. Lũy tre giúp cho hạt gạo thành đô la. Tham gia WTO, rồi mở cửa.Từ chỗ 80% dân sống dưới mức nghèo khổ nay còn 15%. ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 3. VĂN HÓA NÔNG THÔN TRƯỚC SỰ HỘI NHẬP KINH TẾ, ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA 3.2. Tiêu cực: Quy hoạch: Đô thị hóa làm thay đổi việc sử dụng đất, chuyển từ đất canh tác thành đất đô thị, giá trị tăng lên nhiều lần. Nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà hạ tầng kỹ thuật và xã hội ở các làng xã đô thị hóa hiện nay tồn tại nhiều vấn đề bức xúc. Do mạng lưới giao thông, hệ thống cấp nước, thoát nước cấp điện, thông tin… của các làng xã đô thị hóa hiện nay rất thấp, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Trước những biến đổi tích cực,quá trình hội nhập,đô thị hóa,công nghiệp hóa,hiện đại hóa cũng đặt ra không ít những khó khăn. Ô nhiễm môi trường vẫn là một vấn đề nan giải ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 3. VĂN HÓA NÔNG THÔN TRƯỚC SỰ HỘI NHẬP KINH TẾ, ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Lối sống: Lối sống cộng đồng truyền thống bị tác động tiêu cực bởi lối sống thị dân “đèn nhà nào nhà ấy rạng”. Bên cạnh đó lối sống của người dân địa phương vẫn chưa bắt kịp với lối sống văn minh đô thị lại không có định hướng kiến trúc đúng đắn nên tại nhiều phường dấu ấn kiến trúc truyền thống gần như không còn. Các giá trị sống Các giá trị luôn luôn sống, bất chấp mọi sự giáo dục và mọi phương pháp nhằm tới. Chúng có thể mạnh lên hay yếu đi, có thể mai một và bị thay thế bởi những giá trị khác. Một giá trị càng ăn sâu vào ý thức cá nhân thì sự thay đổi càng có ý nghĩa to lớn. Trong xã hội nông thôn cũng như ở nơi khác, một số lĩnh vực trong đó thường xảy ra một sự giảm dần một số giá trị theo kiểu xói mòn khó nhận thấy, đồng thời với giá trị hoá chậm chạp một số yêú tố mới. Người ta nhận thấy rằng dù tiến hoá tới đâu, thế giới nông thôn vẫn kế thừa quá khứ của nó; kiểu văn hoá cổ truyền có thể được duy trì trong chiều sâu. ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 3. VĂN HÓA NÔNG THÔN TRƯỚC SỰ HỘI NHẬP KINH TẾ, ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Giải trí-các vấn đề tâm linh. Bây giờ con người biết đến với nhiều phương tiện giải trí hơn, tiện lợi hơn. Đời sống nông dân cổ truyền dù khắc khổ vẫn có giá trị. Ăn mặc nhố nhăng khi đến chùa Những hình thức tập thể như các trò chơi dân gian-những gì đã đi sâu vào tâm trí người việt hình như ít được nhắc tới, ít được trông thấy trong thời buổi hiện nay. Việc nhân dân cùng tụ họp hát sẩm, hát quan họ, ca trù,…,đang dần phai nhạt. Các lễ hội thời nay thường không chú trọng đến giá trị tâm linh như trước nữa. Khu chùa chiền, đình miếu rất tâm linh, dân bất chấp những giá trị vốn có đó vì lợi ích cá nhân,buôn bán kiếm lời. Cách đi trẩy hội lễ chùa dường như chỉ để mua vui, cầu khấn tiền tài sự nghiệp, công danh, ăn mặc nhố nhăng, thiếu văn hóa khi đi lễ chùa ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 3. VĂN HÓA NÔNG THÔN TRƯỚC SỰ HỘI NHẬP KINH TẾ, ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Tôn giáo Đời sống tôn giáo của những người nông thôn có những đặc điểm của nó.Nghi lễ tôn giáo thường kết hợp với những nghi lễ của những người tín ngưỡng cũ, lòng tin tôn giáo thường gắn với mê tín dị đoan sinh hoạt tôn giáo thường mang màu sắc địa phương. Nhưng sự mở rộng của thế giới nông thôn ra thế giới bên ngoài đã làm thay đổi hành vi tôn giáo của người nông thôn, về mặt này khiến cho họ không khác mấy với người thành thị. ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 3. VĂN HÓA NÔNG THÔN TRƯỚC SỰ HỘI NHẬP KINH TẾ, ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Tư duy: Văn hóa, văn minh làm hình thành phong cách sống, phong cách tư duy. Đó là tính linh hoạt, mềm dẻo, nhiều khi đến mức tùy tiện, thiên về tình cảm. Đố kỵ cào bằng là tâm lý phổ biến của lối sản xuất nhỏ, trong khi đó tinh thần cạnh tranh lành mạnh thì yếu kém. Phong cách tư duy thiên về phân tích, lối sống chặt chẽ, rành mạch... là cái rất cần cho xã hội công nghiệp, đó lại là cái mà người Việt Nam rất thiếu. Sự hội nhập hiện nay đòi hỏi những phẩm chất của một nền văn hóa công nghiệp với những tác phong công nghiệp, thích hợp với lối sống đô thị. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta phải từ bỏ, phải thoát ra khỏi nền tảng văn hóa làng.Trong bản sắc văn hóa làng, cũng là bản sắc của văn hóa Việt Nam, những gì đến bây giờ vẫn còn giá trị thì vẫn cần phải giữ lại. Tất nhiên, điều quan trọng là phải hiểu cho đúng khái niệm 'bản sắc văn hóa dân tộc' Có cần bỏ chăng là bỏ cái xấu. ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 3. VĂN HÓA NÔNG THÔN TRƯỚC SỰ HỘI NHẬP KINH TẾ, ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Hủ tục: Phía sau lũy tre ấy cũng chứa đựng những tăm tối. Lệ làng cổ hủ, phong kiến hay tôn sùng vô thức. Lợi ích nhóm, làng anh, làng tôi, họ Nguyễn, họ Lê, để rồi tự dìm nhau. Tuyển con cháu vào cơ quan gây ra xung đột lợi ích. Kiến trúc đô thị hay hành xử công cộng được mang từ quê ra thành phố và tràn sang cả nước bạn. Những tăm tối là rào cản trong phát triển, cần được chiếu sáng. www.themegallery.com ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 3. VĂN HÓA NÔNG THÔN TRƯỚC SỰ HỘI NHẬP KINH TẾ, ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Với cuộc sống đang hiện đại hóa, với xã hội đang công nghiệp hóa và đô thị hóa, với thế giới đang toàn cầu hóa và hội nhập, hàng loạt 'trai quê', 'gái quê' Việt Nam đã đi vào thành phố, đi ra nước ngoài. Quần jeans, áo pull, nước giải khát coca-cola, và cả nạn bạo lực cùng nhiều tệ nạn xã hội khác đang thâm nhập vào từng thôn xóm, làng bản. Văn hóa làng trong đời sống nông thôn Việt Nam hôm nay đang biến đổi rất nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu sắc. Cái tốt hiển hiện, cái xấu cũng bộc lộ rõ nét hơn. Nguy cơ cao hơn cả là mỹ từ toàn cầu hóa có thể cuốn đi cả một đất nước, một nền văn hóa. Người ta chú trọng đến mở rộng thành phố, thêm nhà máy, khu công nghiệp, xây sân golf. Môi trường bị hủy hoại, rồi tài nguyên thiên nhiên, đất trồng trọt, làng mạc dễ bị mất vào một bàn tay núp dưới danh nghĩa hội nhập. ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 4. THÁCH THƯC ĐẶT RA CẦN PHẢI LÀM GÌ? Làm gì để vừa xây dựng văn hóa nông thôn mới vừa giữ gìn bản sác văn hóa truyền thống trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay. Đối với cá nhân: cần gìn giữ những nét bản sắc tốt đẹp của văn hóa làng, nhưng đồng thời cần phát huy ý thức xã hội, tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện để con người cá nhân phát triển, hướng đến một xã hội dân chủ hài hòa, sống tôn trọng pháp luật kỷ cương. Tính sáng tạo, linh hoạt truyền thống của người Việt Nam cần giữ lại, song cần chấm dứt thói tùy tiện. Đối với xã hội: các cấp chính quyền cần đưa ra những chính sách, kế hoạch thật cụ thể, xác thực và toàn diện trong việc giữ gìn nét văn hóa việt. Cần cho thấy rõ vai trò của mình trong công cuộc vận động nhân dân tích cực tham gia vào công cuộc vận động ‘toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư’. 4. THÁCH THƯC ĐẶT RA CẦN PHẢI LÀM GÌ? Văn hóa việt có được gìn giữ hay không là do ý thức không chỉ riêng một cá nhân mà của toàn xã hội. Chỉ có như vậy mới thoát ra khỏi tầm nhìn hạn hẹp của văn hóa làng, xã tiểu nông, để trên cơ sở đó gìn giữ và phát huy được những giá trị tinh hoa của văn hóa làng, xây dựng được văn hóa đô thị Việt Nam và không để xảy ra tình trạng văn hóa đô thị bị nông thôn hóa trở lại. ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KẾT LUẬN HÃY CHUNG TAY ĐỂ XÂY DỰNG VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI VĂN MINH, GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC - CÙNG HƯỚNG VỀ NÉT ĐẸP CỘI NGUỒN CỦA DÂN TỘC. ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doi_moi_nong_thon_667.ppt