ĐỀ TÀI: SỰ BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VEN ĐÔ THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓAE Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng biến đổi gia đình nông thôn ven đô thành phố Bến Tre, chỉ ra những yếu tố tác động đến sự biến đổi gia đình trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế xã hội tại khu vực nông thôn dưới sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
E Đối tượng nghiên cứu: Những biến đổi của gia đình nông thôn ven đô ở thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
E Khách thể nghiên cứu: Cán bộ viên chức và nhân dân tại địa phương phường Phú Tân, thành phố Bến Tre.
E Nội dung nghiên cứu:
Tìm hiểu những điều kiện (kinh tế- xã hội, chính trị- xã hội, văn hóa- xã hội) tác động tới sự biến đổi gia đình nông thôn tại các vùng đô thị hóa và những vùng lân cận của thành phố Bến Tre.
Sự chuyển đổi mô hình hôn nhân trong quan niệm và hành vi của các nhóm cơ cấu – xã hội ở nông thôn ven đô thành phố Bến Tre trong quá trình đô thị hóa.
Sự biến đổi về cơ cấu và chức năng gia đình nông thôn ven đô Nam Bộ trước ảnh hưởng của đô thị hóa.
Vấn đề bình đẳng giới trong gia đình ven đô.
Vòng đời gia đình nông thôn ven đô.
Những vấn đề trong đời sống gia đình ven đô.
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2943 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự biến đổi gia đình nông thôn ven đô thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KHXH & NV TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa Xã hội học Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 18-04-2010
BÁO CÁO TỔNG KẾT THỰC TẬP
CÔNG CỤ QUAN SÁT
Giới thiệu chung
Thành viên nhóm
STT
Tên
MSSV
SĐT
Ghi chú
1
Đào Thị Thùy Dung
0669018
0978890635
2
Đoàn Thị Bé Em
0669029
01689797010
Thư ký
3
Trương Hồng Hải
0669034
0977508852
4
Cao Thị Thanh Hiền
0669044
0904779288
5
Lê Thị Thúy Huỳnh
0669051
0985046678
6
Nguyễn Hồng Như Khuê
0669060
01693889886
Nhóm trưởng
Địa điểm thực tập
Khu Phố : I và III – Phường Phú Tân – Thành phố Bến Tre – Tỉnh Bến Tre
Thời gian
Từ ngày 26-3-2010 đến ngày 29-03-2010
Đề tài nghiên cứu
ĐỀ TÀI: SỰ BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH NÔNG THÔN
VEN ĐÔ THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE TRONG
BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA
E Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng biến đổi gia đình nông thôn ven đô thành phố Bến Tre, chỉ ra những yếu tố tác động đến sự biến đổi gia đình trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế xã hội tại khu vực nông thôn dưới sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
E Đối tượng nghiên cứu: Những biến đổi của gia đình nông thôn ven đô ở thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
E Khách thể nghiên cứu: Cán bộ viên chức và nhân dân tại địa phương phường Phú Tân, thành phố Bến Tre.
E Nội dung nghiên cứu:
Tìm hiểu những điều kiện (kinh tế- xã hội, chính trị- xã hội, văn hóa- xã hội) tác động tới sự biến đổi gia đình nông thôn tại các vùng đô thị hóa và những vùng lân cận của thành phố Bến Tre.
Sự chuyển đổi mô hình hôn nhân trong quan niệm và hành vi của các nhóm cơ cấu – xã hội ở nông thôn ven đô thành phố Bến Tre trong quá trình đô thị hóa.
Sự biến đổi về cơ cấu và chức năng gia đình nông thôn ven đô Nam Bộ trước ảnh hưởng của đô thị hóa.
Vấn đề bình đẳng giới trong gia đình ven đô.
Vòng đời gia đình nông thôn ven đô.
Những vấn đề trong đời sống gia đình ven đô.
Nội dung báo cáo
Tình hình chung của địa bàn nghiên cứu
Thành phố Bến Tre được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bến Tre, với diện tích tự nhiên 6.742,11 ha và 143.639 nhân khẩu, 16 đơn vị hành chính cấp xã, phường gồm: các phường 1, 2,3,4,5,6,7,8, Phú Khương, Phú Tân và các xã Sơn Đông, Bình Phú, Phú Hưng, Mỹ Thạnh An, Nhơn Thạnh, Phú Nhuận. Địa giới hành chính thành phố Bến Tre: Phía Bắc giáp huyện Châu Thành, Đông và Nam giáp huyện Giồng Trôm, Tây giáp sông Hàm Luông. Thực hiện quan sát tại khu phố 1, 3 phường Phú Tân khá thuận lợi.
Tiến trình làm việc
Ngày 26-03-2010
Di chuyển xuống thực địa và ổn định chỗ nghỉ ngơi.
Ngày 27-03-2010
Các thành viên xuống thực địa để tiến hành công việc với sự hỗ trợ của Bác tổ trưởng dẫn đường và nhóm trưởng.
Ngày hôm nay nhóm hoàn thành được 5 mẫu nghiên cứu hộ gia đình và 1 quan sát cộng đồng.
Ngày 28-03-2010
Tiếp tục cùng nhóm đi nghiên cứu thực địa và cá nhân tiến hành quan sát cộng đồng.
Nhóm đã hoàn thành được 4 mẫu nghiên cứu hộ gia đình và 1 quan sát cộng đồng.
Ngày 29-03-2010
Một bạn tiến hành quan sát 1 mẫu hộ gia đình còn lại và các thành viên khác quan sát bổ sung cộng đồng.
Tối cùng ngày lớp đã có buổi họp tổng kết thực tập với giáo viên hướng dẫn, đồng thời các nhóm trưởng báo cáo tổng kết sơ bộ quá trình tiến hành công việc tại thực địa.
Ngày 30-03-2010
Cả lớp đã hoàn thành quá trình thực tập tại thực địa, mọi người cảm thấy rất vui và với sự đồng ý của giáo viên phụ trách, cả lớp đã tổ chức đi chơi tua du lịch Cồn Phụng rất vui và hạnh phúc. Cả lớp về lại thành phố lúc 18h30, kết thúc chuyến thực tập với kết quả khá tốt và bình an.
Những điểm báo cáo chính
Thuận lợi
Lúc đầu có phần khó khăn do người dân tỏ ra không được tin tưởng nhưng sau khi được bác tổ trưởng giới thiệu, người dân đã cộng tác và tỏ ra rất thân thiện.
Lớp đã được đi thực hành môn Phương pháp nghiên cứu Xã hội học từ năm 3 nên việc phân chia nhóm rất thuận tiện, công tác chuẩn bị khá tốt. Tập huấn chia theo nhóm công cụ nên có phần tập trung hơn. Phát huy được những thuận lợi nên công tác chuẩn bị được diễn ra tốt hơn so với lần đầu đi thực hành năm 3.
Công tác chuẩn bị khá kỹ lưỡng: Ngày 10/03/2010, có buổi tập huấn với Cô Phạm Tú Anh từ 8h sáng tới 12h trưa với nội dung trao đổi, thảo luận phương pháp quan sát trước khi xuống Bến Tre.
Ngày 21/03/2010, tập huấn công cụ với các cô giáo trong Khoa. Những ngày tiếp theo, cả lớp tranh thủ tìm tài liệu đọc và tổng quan tài liệu. Sau đó, các bạn thuộc nhóm điều phối, dẫn đường đã đọc số phòng và sơ lược kế hoạch của đợt thực tập.
Điều kiện ăn ở và đi lại rất thuận tiện, phương tiện di chuyển đến địa điểm thực tập chính bằng Taxi mất 06 phút, do đó không mất nhiều thời gian cho việc di chuyển.
Việc liên lạc với giáo viên hướng dẫn thực địa tốt, chủ yếu là bằng điện thoại, ngoài ra còn có nhiều lần gặp trực tiếp trên thực địa cũng như qua các buổi họp tổng kết cuối ngày để trao đổi những thuận lợi, khó khăn và tìm ra hướng giải quyết cho công việc.
Sự cộng tác và hỗ trợ của chính quyền địa phương khá tốt, đặc biệt là Bác tổ trưởng dẫn đường khá nhiệt tình, do vậy công việc tiến triển tương đối tốt.
Người dân ở đây mặc dù lúc đầu tỏ ra khá cẩn trọng nhưng sau khi tiếp xúc, giới thiệu, họ đã tỏ ra nhiệt tình và chân thành giúp đỡ trong quá trình thực tập.
Các bạn trong nhóm đoàn kết và có thái độ cộng tác tích cực với nhóm trưởng trong công việc, các bạn dám dấn thân cho nhiệm vụ của mình (do đặc điểm của công việc phải ở lại nhà dân khá lâu, thường là từ 09h00 đến 17h00, do vậy mà cũng đơn giản tí nào) điều này làm cho em cảm thấy dễ dàng hơn trong việc triển khai công việc của mình đến các thành viên.
Khó khăn
Công việc liên lạc với chính quyền địa phương lúc đầu gặp chút ít khó khăn, chủ yếu do họ chưa hiểu rõ được đặc tính công việc nên tỏ ra thái độ hợp tác không được tốt lắm, có người bày tỏ thái độ phản đối ra mặt (có phần hơi thái quá).
Thời gian làm việc quá gấp rút, thời tiết nóng nực gây áp lực và mặt tâm lý và ảnh hưởng đến sức khỏe của các bạn. Nhưng sự phối hợp tốt, cũng như sự phân công công việc khá tốt, các bạn thuộc nhóm bảng hỏi đã có thể linh động hỗ trợ nhau.
Không có phương tiện di chuyển nên việc đi lại rất tốn chi phí. Nếu được mong các bạn G10 lần sau tiền trạm kĩ hơn, lơi ích kinh tế hơn.
Việc chọn mẫu đôi lúc gặp trục chặc (không đúng mẫu, mẫu đi vắng.v.v…) nên phải mất nhiều thời gian để liên lạc. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất tại thực địa.
Một số mẫu không muốn hợp tác nên phải tiến hành đổi mẫu, thông tin do người dân cung cấp đôi lúc 2 chiều nên khó khăn trong việc xác định chính xác được thông tin.
Thời gian quan sát lâu nên khó khăn cho quan sát viên cũng như đối tượng nghiên cứu (tỏ ra không thích, không hợp tác). Đôi lúc còn bị nghi ngờ là lừa đảo.
Hướng giải quyết các khó khăn tại thực địa
Các thành viên linh động, đóng góp tiền để đi taxi di chuyển đến thực địa để giảm bớt chi phí.
Trao đổi với điều phối chính, nhóm chọn mẫu dẫn đường để chọn lại mẫu mới khi gặp phải trường hợp mẫu không đạt yêu cầu.
Liên lạc, trao đổi trực tiếp hay gián tiếp qua điện thoại với giáo viên hướng dẫn công cụ tại thực địa cô Phạm Thị Tú Anh để giải quyết vấn đề xảy ra trên thực địa (công việc này do nhóm trưởng thực hiện).
Thảo luận với các thành viên trong nhóm để tìm hướng giải quyết cho vấn đề gặp phải.
Linh động trong phân chia công việc, ví dụ như bạn nào không có mẫu gia đình để quan sát thì được chuyển qua công việc quan sát cộng đồng. Mọi người đều cố gắng để chung tay giải quyết vấn đề.
Những phát hiện chính
Tuy cùng nằm trên một địa bàn những giữa khu phố I và khu phố III có sự khác nhau, qua quan sát chúng tôi nhận thấy được đời sống của bà con ở khu phố III có phần nhỉnh hơn so với khu phố I.
Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh nhưng cục bộ, không đồng đều, như ở bên ngoài trục đường chính phát triển rất mạnh mẽ nhưng đi sâu vào trong tổ chừng 200 mét thì nhà cửa và đường xá khá thô sơ, đường đất rải sỏi nhiều, không gian sống vẫn chưa được thông thoáng.v.v…
Đã có sự thay đổi về lối sống: Người dân tham gia lao động vào các xí nghiệp, buôn bán và dịch vụ nhiều hơn, bữa cơm gia đình đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.
Quan hệ trong gia đình thoải mái, vấn đề bình đẳng giới được chú trọng tốt hơn, không có biểu hiện của thái độ gia trưởng.
Biểu hiện của lối sống đô thị rõ nét hơn đó là, người dân ít có qua lại trò chuyện với nhau, ngay tại chợ thì cũng lo mua sắm rồi về, khác với những phiên chợ của làng quê nông thôn.
Kiểm soát con cái chặt chẽ hơn, đưa đón đi học hàng ngày, có lẽ người dân sợ lối sống đô thị hiện đại dễ cám dỗ con của họ. Đồng thời, cũng có những biểu hiện tôn trọng tự do cá nhân của con, đó là cho con ngủ phòng riêng một mình khi mới hơn một tuổi. Đây là một dấu hiệu cho thấy lối sống, quan niệm sống hiện đại đã bắt đầu thâm nhập vào cuộc sống của người dân.
Một bộ phận lớn người dân vẫn chưa thích nghi với lối sống đô thị, vẫn còn mang nặng tính truyền thống như: các ngôi mộ vẫn còn chôn ngay cạnh nhà ở, nhà cửa vẫn mang tính nông thôn nhiều, v.v…
Một số tổng hợp thêm từ tư liệu sẵn có
Phường Phú Tân chủ yếu làm sản xuất nông nghiệp (tập trung chủ yếu ở 3 khu phố 1,2,4), kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ, một bộ phận nhỏ là sản xuất tiểu thủ công nghiệp và cán bộ công nhân viên chức.
Toàn phường có 14 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, Thành phố đóng trên địa bàn trong đó có một trường THCS, một trường THPT, 2 trường dạy nghề, một trung tâm giới thiệu việc làm, địa bàn phường có 3 cơ sở thờ tự tôn giáo (1 đình, 1 nhà tu, 1 miếu), một chợ khu vực, 1 bến xe khách liên tỉnh.
-Tình hình kinh tế: đời sống kinh tế tương đối ổn định và phát triển, diện tích sản xuất nông nghiệp toàn phường 286,41 ha chủ yếu trồng lúa, tổng diện tích giao trồng lúa trong năm là 216 ha năng suất bình quân đạt 4,5 tấn/ha, diện tích trồng rau màu tiếp tục được mở rộng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Toàn phường có 18,65 ha trồng cây xanh, thu thập bình quân đạt 63 triệu đồng/ha/năm. Hội nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường từng bước tăng thu nhập ổn định cho cuộc sống.
Về kinh doanh mua bán: hiện nay trên địa bàn phường có một chợ khu vực tập trung trên 100 hộ tiểu thương nhỏ lẻ, các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác chủ yếu trên các trục lộ chính với ngành nghề đa dạng.
Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phường có trên 20 cơ sở quy mô vừa và nhỏ góp phần giải quyết việc làm ổn định cho trên 300 lao động tại địa phương.
Tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn phường ổn định, phát triển theo hướng tích cực, có đầu tư tăng dần quy mô, mở rộng ngành nghề, đến nay toàn phường có: 667/1623 hộ kinh doanh thương mại- dịch vụ, 20 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hằng năm địa phương đã giới thiệu việc làm, học nghề cho từ 200-350 người bước vào tuổi lao động. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt 18 triệu đồng/năm.
-Về văn hóa- tinh thần: Toàn phường có 11/14 cơ quan văn hóa, 3/3 cơ sở thờ tự văn hóa và 1 chợ văn hóa.
Có 4 khu phố có tụ điểm văn hóa gia đình, hoạt động thể dục thể thao được nhân dân hưởng ứng tích cực với 3 sân bóng đá mini, 1 nhà luyện tập cầu lông, một cơ sở thể dục thẫm mĩ tư nhân, ngoài ra còn có một sân bóng chuyền do trường THCS quản lý phục vụ nhu cầu luyện tập TDTT của học sinh, thanh thiếu niên trên địa bàn.
Hiện nay hội trường văn hóa của phường đang mượn tạm hội trường văn hóa của trường THCS Vĩnh Phúc, chưa có cụm pano kiên cố và cổng chào.
Gia đình sức khỏe: có 1298/1623 hộ đạt gia đình sức khỏe, đạt tỷ lệ 80%. Có 4/4 khu phố đạt chuẩn “ Làng văn hóa sức khỏe”.
Về xây dựng gia đình thể thao theo phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” có 689/1623 gia đình luyện tập thể dục thể thao được công nhận gia đình thể thao đạt 42,45%.
Hộ an toàn về an ninh trật tự và cam kết thực hiện an toàn giao thông cos1623/1623 hộ dăng ký thực hiện đạt tỷ lệ 100%, 4/4 khu phố an toàn về ANTT, phường Phú Tân được công nhận là phường an toàn năm 2009.
Gia đình hiếu học: vận động nhân dân thực hiện 3 tiêu chuẩn giâ đình hiếu học, đến nay có 657/1623 hộ gia đình hiếu học đạt 40,48%.
Xây dựng gia đình văn hóa: tính đến nay có 1472/1623 hộ được cấp bằng GĐVH đạt 90,69%.
Việc cưới, việc tang, lễ hội tại cộng đồng dân cư tổ chức đúng ý nghĩa, tiết kiệm, không có hũ tục lạc hậu.
-Về mặt xã hội: Trong năm 2009 địa bàn phường không có đối tượng mại dâm mới phát sinh, phường được công nhận có chuyển hóa về ma túy, mại dâm trên địa bàn. Hiện phường có 19 đối tượng ma túy được theo dõi quản lý.
Công tác giáo dục thường xuyên vận động gia đình có trẻ em trong độ tuổi đi học đưa trẻ em đến trường hàng năm vận động trẻ vào lớp 1 đạt 100%, không có trẻ bỏ học bậc tiểu học, tỉ lệ bỏ học bậc THCS dưới 1%, được trên công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS và phổ cập THPT hoạt động của Hội khuyến học, HĐGD được củng cố, kịp thời giúp đỡ cho các em học sinh nghèo gặp khó khân có nguy cơ bỏ học được trở lại lớp, động viên khen thưởng học sinh giỏi.
Về chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phòng bệnh theo các chương trình y tế quốc gia được tuyên truyền rộng khắp làm cho toàn dân có ý thức tự giác phòng bệnh, phòng dịch, bảo vệ môi trường. Quan tâm kiểm tra về vệ sinh okiểm tra 17 cơ sở đạt tỷ lệ 88%, không có trường hợp vi phạm và ngộ đọc thực phẩm xảy ra.
Trong năm 2009, trẻ em được tiêm chủng mở rộng đạt 100%, trẻ em suy duy dưỡng năm 2009 là 47 em tỷ lệ 9,072%; Hộ sử dụng muối IOT đạt tỷ lệ 76%. Các bà mẹ mang thai khám định kì và tiêm ngừa thai phụ 100%.
Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS được thực hiện liên tục, ý thức bảo vệ của mỗi người đối vơi bản thân và gia đình có chuyển biến rõ rệt, trong năm không có trường hợp nhiễm bệnh phát sinh, hiện phường đang quản lý 10 đối tượng.
Công tác quản lý và phòng chống các loại bệnh được triển khai thực hiện tốt, các chỉ tiêu của chưng trình y tế quốc gia đều đạt và vượt so vơi yêu cầu, trên địa bàn không có trường hợp sinh con thứ ba.
Những chia sẻ và kiến nghị
Cần có sự liên lạc và trình bày công việc rõ ràng hơn trước khi triển khai công việc tại thực địa.
Nắm rõ địa bàn nghiên cứu (địa chỉ nhà, đối tượng cần cho mẫu.v.v…)
Các thành viên chủ chốt cần có sự liên lạc và phối hợp với nhau chặt chẽ hơn, tránh tình trạng chồng chéo công việc.
Chuẩn bị tốt hơn về kỹ năng và kiến thức để có kết quả tốt trong quá trình khảo sát.
Thời gian công việc nên phân bổ hợp lý hơn, không quá gấp rút.
Thay mặt các thành viên
Nhóm trưởng
Nguyễn Hồng Như Khuê
cõd
QUAN SÁT CỘNG ĐỒNG:
ĐẠI HỌC KHXH & NV TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa Xã hội học Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO QUAN SÁT
Sinh viên thực hiện quan sát : Nguyễn Hồng Như Khuê
Cao Thị Thanh Hiền
Lớp học : Xã hội học - K12A
Điện thoại liên lạc của sinh viên: 0169 3899 886
A. Địa điểm quan sát:
Khu Phố : I và III
Phường : Phú Tân
Thành phố : Bến Tre
Tỉnh: : Tỉnh Bến Tre
B. Thời điểm quan sát:
Ngày quan sát : Từ ngày 27/03/2010 đến 29/03/2010
Thời điểm bắt đầu quan sát: 08h00
Thời điểm kết thúc quan sát: 17h00
C. Đối tượng quan sát:
Cộng đồng dân cư
D. Báo cáo thông tin về cộng đồng
Giới thiệu chung
Việc quan sát cộng đồng được tiến hành liên tục trong 3 ngày, từ 27/03/2010 đến 29/03/2010. Sản phẩm thu được khá khả quan, do đặc điểm của địa bàn nghiên cứu là ở 2 khu phố, gồm khu phố I và khu phố III thuộc phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, do vậy mà với sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn công cụ tại thực địa, chúng tôi đã tổng kết thống nhất thành một biên bản báo cáo này. Kính mong nhận được sự chia sẻ đóng góp từ quý thầy cô phụ trách và các bạn có ý quan tâm.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Nội dung báo cáo chính
Vị trí địa lý
Địa bàn nghiên cứu là phường Phú Tân, tính Bến Tre, thành phố Bến Tre. Đây là một thành phố mới được hình thành, do vậy mà đang có sự phát triển và biến đổi mạnh mẽ nên rất thuận lợi để tiến hành nghiên cứu. Đây là một thành phố trẻ, phát triển thực sự năng động từ khi có sự ra đời của cây cầu Rạch Miễu lịch sử ngày 20/08/2008, sau nhiều năm chờ đợi và mong mỏi người dân xứ dừa thì hai bờ sông Tiền đã được nối liền trong niềm vui vô tận của không biết bao nhiêu người dân. Cũng chính từ đây, Bến Tre đã có một bước phát triển mạnh mẽ mà khiến cho những ai đã từng đặt chân đến đây vài năm trước phải ngỡ ngàng.
Cơ cấu tổ chức gồm có tổ dân phố - khu phố - phường – thành phố. Mỗi tổ dân phố có một người tổ trưởng và một người tổ phó.
Những đặc điểm chung của địa bàn
Thời tiết cũng khá oi bức vào ban ngày, nhưng cũng tương đối dễ chịu, đa số là nắng nhiều.
Đất chủ yếu là đất cát, rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển dừa, điều này đã được minh chứng khi nơi đây được xem là nơi có đặc sản dừa và kẹo dừa nổi tiếng, đây cũng là một trong những yếu đáp ứng công việc lao động cho người dân.
Trên địa bàn có nhiều kênh rạch, những đồng ruộng lớn thuận lời cho việc chăn nuôi và trồng trọt.
Dọc trục đường chính của thành phố (Đại lộ Đồng Khởi) phát triển rất mạnh mẽ với nhiều dịch vụ cũng như là buôn bán, nhà của san sát nhau. Đường hẻm chủ yếu là đá sỏi nhưng cũng khá sạch sẽ, một số tổ có điều kiện thì đường chính được đổ bê tông sạch sẽ. Nhà dân ở khá gần nhau, cách 3-4 mét, chủ yếu là nhà cấp 4 và nhà gỗ, nhà lầu cấp 1 và 2 cũng có nhưng không nhiều lắm.
Nhận định
Với những yếu tố thuận lợi về tự nhiên cũng như vật chất, đặc biệt là sự có mặt của cây cầu Rạch Miễu đã nối liền ốc đảo Bến Tre với cả nước thì sự đô thị hóa ở đây diễn ra rất mạnh mẽ, bằng chứng là tỉnh Bến Tre giờ đây đã được công nhận là thành phố. Từ đây đã tạo ra rất nhiều sự biến chuyển về vật chất cũng như tinh, những điều này đã và đang góp phần để làm nên sự phồn thịnh của thành phố trong tương lai không xa.
Những yếu tố chính quan sát được
Nhìn chung thì đời sống của nhân dân tại khu phố III có phần tốt hơn bên khu phố I. Tuy nhiên, mỗi khu phố có những điểm nổi bật khác biệt riêng, các cơ quan hành chính của phường chủ yếu nằm bên khu phố I, bên khu phố III thì các hoạt động buôn bán, dịch vụ (nhà hàng khách sạn, câu lạc bộ thẩm mỹ,.v.v…).
Công ty tư nhân nằm xen lẫn với nhà nhân, chủ yếu là sản xuất kẹo dừa.
Vẫn có nhiều các ngôi mộ nằm sát bên nhà dân, số lượng khá nhiều, chủ yếu là ngôi mộ của dòng họ, nhưng có một vài ngôi mộ được chôn cách đây không lâu.
Dân cư làm hai nghề chính là công nhân và thợ hồ, lao động nữ chủ yếu làm trong các xí nghiệp sản xuất kẹo dừa, nam làm thợ hồ. Một số lớn còn lại làm vườn và hoa màu, chủ yếu là trồng lúa.
Nhận định
Cuộc sống nhiều biến chuyển, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao xong vẫn mang đậm chất nông dân. Một bộ phận người dân vẫn chưa chú ý đến đời sống đô thị nhiều, vẫn giữ những yếu tố truyền thống nhiều như: việc chôn cất người chết ngay sát nhà ở.
Ngoài quốc lộ 60 ( dọc đại lộ Đồng Khởi) hai bên mặt tiền phát triển vô cùng mạnh mẽ và sầm uất.
Các cơ quan hành chính của phường chủ yếu được đặt ở đây bên khu phố I.
Uỷ ban nhân dân phường và công an phường nằm cạnh nhau ngay giữa trung tâm phường, đây là nơi làm việc tạm thời, nới mới đang được xấy dựng cạnh bên với quy mô khá lớn và hiện đại, trạm ý tế cũng đang được xây dựng mới sát bên ủy ban nhân dân phường. Việc xây mới này là do phường mới tách ra từ phường Phú Khương nên cơ sở vật chất chưa kịp xây dựng.
Nhận định
Việc tách phường đã cho thấy thành phố đang phát triển mạnh mẽ, với những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách, nhằm để quản lý và chăm lo tốt cho đời sống nhân ngày một thêm đông, chính quyền thành phố đã có những bước đi mạnh mẽ nhằm đáp ứng tốt đời sống cho nhân dân. Đây thực sự là một dấu hiệu rất đáng mừng.
Một số nhận định giữa 2 khu phố
Bên khu phố I, đường đất rải sỏi là chủ yếu, bên trong các tổ dân phố có nhiều kênh, mương. Người dân chủ yếu trồng lúa và hoa màu, nhà chủ yếu là nhà gỗ và nhà cấp 4.
Bên khu phố III thì đường bê tông là chủ yếu, nhà dân cũng khang trang và hiện đại hơn bên khu phố I, chủ yếu là nhà cấp II và cấp III.
Quan sát dọc theo 2 bên đại lộ Đồng Khởi cũng chính là 2 khu phố I và III của phường, vì hai khu phố nằm đối diện 2 bên lộ. Chúng tôi ghi nhận như sau:
Ngoài mặt tiền, nhà cửa san sát, dân cư chủ yếu hoạt động buôn bán và dịch vụ như: trang điểm cô dâu, hớt tóc, internet, quán cà phê, quán nhậu, nhà hàng khách sạn, ngân hàng.v.v… cụ thể là:
Quán cà phê có 9 quán
Studio áo cưới có 8 quầy
Nhà nghỉ, khách sạn có 5
Giống cây công nghiệp có 4
Shop quần áo có 5
Điện máy, phòng trưng bày sản phẩm công nghiệp (xe gắn máy) có 6
Vật liệu xây dựng, nội thất có 6 quán
Bảo hiểm có 3 đại lý
Quán cơm, quán nhậu có 3
Ngân hàng có 3 chi nhánh ngân hàng gồm: Ngân hàng Đông Á, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Sacombank.
Câu lạc bộ bida 1
Câu lạc bộ thể hình thẩm mỹ có 1
Internet có 1
Tiệm vàng có 1
Sâu vào bên trong thì ít nhộn nhịp hơn, chủ yếu là các xí nghiệp tư nhân sản xuất kẹo dừa, những cánh đồng của người dân.
Nhận định
Có sự khác biệt giữa hai khu phố, dân cư khu phố III khá hơn bên khu phố I.
Từ hệ thống đường trong các tổ, chúng ta có thể nhận định rằng, đường trong các tổ có lẽ do người dân đóng góp để làm, chính vì vậy mà nếu người dân khá thì làm đường tốt hơn.
Quá trình đô thị hóa đã tác động sâu sắc đến người dân, những mặt hàng được bày bán phong phú và có giá trị cao hơn, tivi, máy vi tính, xe máy.v.v… đã nêu ở trên đac cho thấy rằng quá trình đô thị hóa đang tác động mạnh đến đời sống người dân, thể hiện qua sự buôn bán và dịch vụ khá cao. Sự chuyển dần từ buốn bán sang dịch vụ chứng tỏ nhu cầu của người dân đã cao hơn.
Quá trình đô thị hóa mới chỉ diễn ra mạnh mẽ ở mặt tiền, sâu bên trong vẫn còn khá khó khăn. Tuy được cải thiện nhưng vẫn mang đậm nét nông thôn.
Về cơ bản các ngành dịch vụ và buôn bán lớn phần đông do các thương gia ở thành phố Hồ Chí Minh và Mỹ Tho (Tiền Giang) làm chủ.
Người dân gốc bán đất và ở sâu bên trong, hầu hết chưa theo lối sống đô thị, vẫn mang đậm nét nông thông khuôn mẫu.
Những điểm quan sát chính
Chợ Tân Thành thuộc khu phố III, phường Phú Tân
Chợ bắt đầu hoạt động từ 4h30 sáng, đến khoảng 11h bắt đầu tan chợ, chiều chợ lại bắt đầu họp từ 15h đến 18h.
Chợ được hình thành từ rất lâu, không rõ thời gian, cơ sở hạ tầng được xây dựng hoàn chỉnh vào năm 2006. Quy mô chợ tương đối lớn, sạch sẽ, khang trang và có sự phân khu rõ ràng.
Chợ có bãi đậu xe, ban quản lý chợ và nhà vệ sinh công cộng.
Chợ chủ yếu đông vào cuối tuần, các mặt hàng bày bán phong phú nhưng không nhiều lắm như: chỉ có một tiệm vàng, 1 tiệm mỹ phẩm, một tiệm thuốc đông y.
Chợ đông vào khoảng 7-8h sáng và 17-18h chiều.
Người đi chợ chủ yếu là phụ nữ trung niên, ăn mặc giản dị và phương tiện đi lại chủ yếu bằng xe máy, số lượng xe máy tay ga khá nhiều, khoảng 10% trong số xe máy. Thỉnh thoảng có nam đi chợ, hay cả 2 vợ chồng cùng đi chợ.
Chợ có rất nhiều loại điểm tâm sáng như: phở, hủ tiếu, cháo.v.v… giá bán giao động từ 7-10 ngàn.
Người đi chợ chủ yếu là mua thực phẩm, giá cả ở đây khá bình dân, thậm chí mua với giá 500 hay 1000 vẫn được vui vẻ bán. Riêng trái cây và gạo giá tương đối cao.
Người dân đi chợ mua hàng rồi về, ít giao tiếp với nhau.
Nhận định
Tất cả những điều trên đã cho thấy dáng dấp của một đời sống đô thị đang thực sự phát triển và ngày một rõ nét.
Trường trung học phổ thông chuyên ban Nguyễn Đình Chiểu
Thời điểm bắt đầu quan sát là lúc 6h20, đây là thời điểm học sinh bắt đầu đi học, qua quan sát, chúng tôi thấy rằng học sinh đi học chủ yếu bằng xe đạp điện, một số ít đi học bằng xe máy, số còn lại đi xe đạp và một số ít đi học bằng xe buýt.
Số cha mẹ đưa đón con đi học khá đông, đa số cha mẹ này thuộc hàng công chức, ngoài ra còn có một số phụ nữ đưa đón con đi học làm công việc nhà, số nam giới đưa con đi học cũng khá đông.
Sau 7h trường học hoạt động bình thường.
10h30 học sinh bắt đầu ra về ở một số lớp, lúc này xuất hiện khá nhiều phụ huynh đưa đón con em mình.
Nhận định
Chứng tỏ việc quan tâm của cha mẹ với con cái khá cao.
Khi kinh tế ổn định, có nhiều thời gian rãnh thì phụ huynh dành nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc con em mình, do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi kinh tế làm cho một số người phải ở nhà chăm sóc con.
Một số quan sát khác
Các công trình tôn giáo tại phường không nhiều lắm, địa bàn phường có 3 cơ sở thờ tự tôn giáo (1 đình, 1 nhà tu, 1 miếu). Đa số người dân theo đạo Phật, đây có lẽ là do tác động của yếu tố lịch sử.
Các khu vui chơi giải trí có một trung tâm lớn nhưng không thuộc phường Phú Tân mà thuộc phường Phú Khương.
Về đêm thì thành phố vẫn hoạt động khá tấp nập đến 20h30 thì bắt đầu giảm dần.
cõd
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP QUAN SÁT TẠI NHÀ DÂN:
TRƯỜNG HỢP 1:
ĐẠI HỌC KHXH & NV TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa Xã hội học Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO QUAN SÁT
Sinh viên thực hiện quan sát: Đào Thị Thùy Dung
Lớp học: K12A – XHH
A .Địa điểm quan sát:
Tổ dân phố: 5b
Khu phố: 1
Phường: Phú Tân
Tỉnh: Bến Tre
B .Thời điểm quan sát:
Ngày quan sát: 27/03/2010
Thời điểm bắt đầu quan sát: 9h30
Thời điểm kết thúc quan sát: 17h
C .Đối tượng quan sát:
Cộng đồng dân cư
Hộ gia đình
1 .01 gia đình có 02 thế hệ (gồm cha mẹ và con cái), tuổi từ 20 – 40.
2 .01 gia đình có 02 thế hệ (gồm cha mẹ và con cái), tuổi từ 41 – dưới 60 tuổi.
3. 01 gia đình chỉ có cha và con cái, tuổi từ 20- 40.
4. 01 gia đình từ 03- 04 thế hệ trở lên, tuổi từ 20 – 40.
5. 01 gia đình từ 03 – 04 thế hệ trở lên, tuổi từ 41 – dưới 60 tuổi
D . Báo cáo thông tin về hộ gia đình/ cộng đồng:
Nội dung quan sát ngày 27/03/2010. Hộ gia đình chú Mai Văn Đề sinh năm 1955 nghề nghiệp thợ hồ. là gia đỉnh 03 thế hệ tuổi từ 41- dưới 60 tuổi. trong gia đình gồm có 10 thành viên gồm có vợ chú ở nhà nội trợ và trông cháu, hai người con trai làm thợ hồ, hai người con gái, 1 người con dâu đều làm công nhân làm kẹo dừa ở các công ty gần nhà, 2 cháu ngoại trong đó 1 cháu học lớp 5 gần nhà và tự đi học bằng xe đạp, cháu nhỏ 3 tuồi và 1 cháu nội ở nhà do vợ chú trông nom ở nhà.
Cơ sở hạ tầng tại nơi ở
Hiện tại gia đình 10 thành viên này sống trong căn nhà xây gạnh, chưa tô, nền bằng xi măng tạm bợ. nhà được xây dựng trên toàn bộ phần đát của gia đình, sát 2 bên là 2 nhà hàng xóm được xây dựng sát bên. Sinh hoạt trong gia đình gồm có 1 phòng khách có diện tích trung bình, trong phòng khách các vật dụng không nhiều gồm có 1 tủ đứng bằng nhôm nhỏ trên tủ có bàn thờ Phật và ông bà tổ tiên. 1 tủ tivi nhỏ đặt ở góc trái căn nhà. Trong nhà không có bàn ghế mà đặt 2 cái võng cho cháu ngoại và cháu nội. có 1 cái bàn và rất nhiều ghế nhựa chỉ dùng mỗi khi nhà có khách. Có 2 quạt máy 1cái được treo trên tường cía còn lại có thể di chuyển được. có 3 buồng ngủ không có cửa được che bằng màn, quần áo treo khắp nơi không gọn gang. Trong gian bếp không có bàn ăn, các vật dụng trong bếp cũng không được sắp xếp gọn gàng, một phần do nhà xây gạch chưa tô nên khi quan sát gian bếp thì hơi bừa bộn. tuy có bếp ga đầy đủ nhưng ghia đình chú sử dụng bếp củi được che bằng bạt ở chái bếp.
Nhận định: nhìn chung với vị trí của căn nhà về cơ sở vật chất và các vật dụng trong nhà cho thấy gia đình chú thuộc dạng khó khăn, với nghề nghiệp của các thành viên thì thời gian dành cho gia đình và thời giam sum họp của gia đình chỉ chờ vào những ngày lễ lớn đựơc nghỉ mới có được.
2.Việc làm và thu nhập:
Chú và 2 người con trai làm thợ hồ đi làm từ sáng trưa 11h về ăn cơm nghỉ trưa 1h tiếp tục làm việc. trung bình mỗi ngày kiếm được 80 ngàn đồng nếu như có việc đầy đủ cả tháng thì thu nhập của 3 cha con chú khoảng 1.500.000- 2.000.000 đồng/ người. còn 2 chị con gái và một chị con dâu thì làm kẹo ở các xí nghiệp kinh doanh kẹo gần nhà thì cũng có mứcthu nhập tương tự nhưng công việc đòi hỏiphải đi làm cả tuần, cả ngày, không kể thời gian tăng ca (nếu công việc yêu cầu) thì thời gian dành cho gia đình rất ít. Không có thời gian chăm sóc con cái và dọn dẹp nhà cửa. cô có nhiệm vụ ở nhà chăm sóc các cháu và chăm lo nhà cửa. cháu ngoại Xuân Hương học lớp 5 ở trường năng khiếu và nằm trong đội tuyển bơi của truờng của thành phố. Do gia đình khó khăn và có năng lực trong bơi lội nên Hương được nhà trường hỗ trợ 1tháng 2.000.000đồng. để phụ giúp gia đình tiền học Hương.
Nhận định: gia đình chú có nhân khẩu đông mặc dù với mức thu nhập như trên thì cũng được xem là đủ sống, tuy nhiên những công việc mà các thành viên trong gia đình chú Đề đang làm thì hơi bấp bênh, nếu thất nghiệp thì gia đình sẽ rất khó khăn. Theo lời vợ chú Đề thì căn nhà gia đình đang sống mới được xây dựng dựa vào hỗ trợ của địa phương theo hình thức xóa đói giảm nghèo.
3.Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình:
Thông qua các trao đổi ngắn ngủi khi chú Đề và các con trai về ăn cơm, nghỉ trưa thì cho thấy những lời thoại cụt lủn, mỗi người bới tô ăn cơm, Vợ chú Đề sau khi cho 2 cháu nội, ngoại ăn xong và cho các cháu ngủ thì cũng bới tô ăn và dọn dẹp chén bát. Tivi trong nhà để dành cho cháu xem ca nhạc thiếu nhi và hoạt hình, tài sản trong gia đình cũng không có gì nhiều và cách nói chuyện của cô và cháu cũng không được thân mật cho lắm xưng hô là “mày- tao”.
Trong nhà có bàn thờ Phật, và vợ chú Đề cho biết sẽ đi chùa ở Châu Đốc vào ngày 28/03/2010. hàng tháng vào mùng 1 và 15 cô có đi chùa.
Nhận định: trong gia đình lao động này thì thời gian đi làm kiếm tiền là chủ yếu mọi người ít có thời gian chăm sóc lẫn yêu thương nhau và chăm lo nhà cửa. mối quan hệ trong gia đình thông qua các giao tiếp hàng ngày rất ít, chỉ có các dịp lễ tết mọi người mới có thể quay quần bên nhau.
4.Sự phân công lao động trong gia đình:
Vợ chú Đề ở nhà chăm sóc cháu và chăm lo nhà cửa cơm nước cho các thành viên trong gia đình. Chú và các con gái, con trai và con dâu đi làm kiếm tiền tạo thu nhập cho gia đình, các ông bố, bà mẹ trẻ không có thời gian chơi với con. Chú Đề là tổ phó tổ tự quản 5b. ngoài thời gian đi làm ra thì chú còn sianh hoạt vào các hoạt động xã hội ở địa phương, chú là người đưa ra các quyết định trong gia đình và là đại diện của gia đình trước các vấn đề liên quan đến gia đình ngoài xã hội.
Nhận định: Gia đình chú Đề sống theo kiểu gia đình truyền thống, người vợ ở nhà chăm lo nhà cửa và chăm sóc con cháu. Lo cơm nước phục vụ cho chồng, cho con. ở đây có sự tiến bộ đó là con gái và con dâu của gia đình đi làm kiếm tiền chứ không còn ở nhà lo việc nhà như đặc trưng của người dân nông tho6n Nam Bộ như trước kia nữa. có nhiều biến đổi trong gia đình 03 thế hệ này và cũng là biến đổi chung của người dân xung quanh gia đình mà tôi quan sát. Điều này chứng tỏ rằng lối sống thành thị đang ngày càng đi vào đời sống của người dân thành phố mới này.
TRƯỜNG HỢP 2:
ĐẠI HỌC KHXH & NV TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa Xã hội học Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 18-04-2010
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁ NHÂN
ĐỀ TÀI: SỰ BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH NÔNG THÔN
VEN ĐÔ THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE TRONG
BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA
Giới thiệu chung
Thông Tin cá nhân
Sinh viên thực hiện: ĐOÀN THỊ BÉ EM
Lớp : Xã hội học - K12A
Điện thoại liên lạc : 0168 9797 010
Địa điểm thực tập
Khu Phố : I và III
Phường : Phú Tân
Thành phố : Bến Tre
Tỉnh : Bến Tre
Thời gian
Từ ngày 26-3-2010 đến ngày 29-03-2010
NỘI DUNG QUAN SÁT NGÀY 27/03
Gia đình 3 thế hệ từ 40- 60 tuổi, chủ hộ là anh Nguyễn Ngân Mười 35 tuổi, địa chỉ số 49A tổ 5B, khu phố 1, P.Phú Tân, TP.Bến Tre, tỉnh Bến Tre
Cơ sở hạ tầng tại nơi ở
Căn nhà cấp 4, rộng khoảng 80m2, đã xây hơn 10 năm nay, tường đã cũ, phía trước nhà sân trán xi măng rộng khoảng 16m2, vài chậu hoa xương rồng, diện tích xung quanh nhà hẹp, có vài cây trứng cá, xoài và hố rác phía trái nhà, cách nhà khoảng 3m2 (khoảng vài tuần chủ nhà đốt rác 1 lần), khoảng cách các nhà khá gần nhau, khoảng 20m2.
Bên trong căn nhà, phía trái phòng khách có chiếc tivi màu 14inch đã cũ đặt dặt trên cái bàn bằng gỗ, cao khoảng 1m, 1 cây tủ thờ bằng gỗ, loại trung, đặt ở giữa nhà, trên bàn thờ chỉ có 1 lư hương không biết là thờ phật hay ông bà, kế bên là 1 bàn thờ nhỏ ( giống như 1 kệ bằng gỗ) thờ ông cụ ( chồng của bà), bên phải phòng khách là tủ kính loại trung để li tách và 1 bình hoa giả trong tủ, chính giữa phòng khách là 1 bàn dài bằng gỗ loại trung và 4 ghế đay bằng gỗ, trên bàn có vài li nhỏ uống nước và bình nước, tất cả đều đã cũ và trông không sạch sẽ.
Đi qua phòng khách là 2 buồng ngủ, cả 2 phòng tối và quần áo vắt trên tường chưa ngăn nắp, có 1 chiếc giường ngủ.
Qua phòng ngủ là nhà bếp,phía trái nhà bếp là kệ nhựa loại trung đặt vài cái chén, tô, đũa muỗng, bên phải là tủ cây loại trung có nhiều ngăn đặt thức ăn khi chế biến xong vào đó, kế bên là bếp ga đôi đã cũ, nồi và nắp vung treo trên tường đặt cạnh bếp ga. Chính giữa là bàn ăn bằng gỗ đã cũ loại trung, bàn có thể cho 4 – 6 người ngồi ăn.
Phía hành lang khoảng rộng khoảng 2 m2, dài 3m2 đặt 1 bàn cũ bằng gỗ không có ghế và nhiều vật dụng chưa được xếp ngay ngắn.
Phía sau nhà là sàn nước lát xi măng đã vỡ nên không còn sạch sẽ, nuớc đọng lại màu đen, đặt 2 lu nước, nước trong lu đã sử dụng hơn ½, nhà tắm ở phía trái sàn nước xây bằng gỗ, cầu vệ sinh không thấy.
Hệ thống cơ sở hạ tầng: dây điện được mắc nhưng chưa được bao bọc, nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước máy và nước giếng, đường vào nhà là đường đất nhỏ hẹp.
Quy mô hộ gia đình:
Cụ bà 80 tuổi có 9 người con, 5 trai, 4 gái, 8 anh chị lớn đã có gia đình và ở nhà riêng, nhà của các anh chị cũng khá gần nhà bà (cách 1 – 2 km), hiện tại bà đang sống với vợ chồng anh trai út.
Anh con trai út Nguyễn Ngân Mười và người vợ Nguyễn Thị Bình cùng tuổi 35, anh làm lơ xe tải và chị bán kẹo dừa dưới chân cầu Rạch Miễu. Anh chị có 2 đứa con, đứa gái lớn Nguyễn Ngân Thùy 8 tuổi và bé trai Nguyễn Ngân Giang 3 tuổi học lớp chòi.
Tình trạng việc làm và thu nhập
Cụ bà chỉ quanh quẩn trong nhà và trông 2 đứa cháu con anh Mười khi 2 đứa không đến trường, thỉnh thoảng bà còn nhận hang là củ kiệu của người hang xóm về cắt gốc, ngọn. Giá cắt trung bình là 2.000đ / 1kg, nếu ngày nào có hàng thì bà cắt khoảng 10kg / ngày.Nhưng công việc này không thường xuyên thỉnh thoảng mới có hàng. Còn anh Mười làm lơ xe từ 7h30’ sáng đến 17- 18h, công việc ổn định và hưởng lương tháng trung bình khoảng 2-3 triệu/ 1 tháng. Và chị bình bán kẹo dừa cũng từ sáng tới chiều, tiền lời mỗi ngày khoảng vài chục ngàn ( không được con số cụ thể).
Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
Ngôn từ bình dân, giảm sự lễ phép trang trọng và thay vào đó là lời nói trổng, mối quan hệ của các thành viên trong gia đình lỏng lẻo, ít có sự quan tâm nhiều vì bị chi phối bởi công việc riêng, cách xưng hô kém phần than mật. Nhưng nhìn chung, anh chị cũng chú ý quan tâm đến thói quen của bà và thường xuyên mua gói thuốc hút, lá trầu và cau ( vì bà có thói quen hút thuốc và ăn trầu), thỉnh thoảng nhưng đứa cháu khác con của các anh chị lớn hay đến thăm và mua trầu cau, miếng bánh hoặc đem thức ăn ngon cho bà. Gia đình không có thói quen mời cơm nhau, nhất là con cháu mời bà. Đứa cháu trai nhỏ đôi khi nghịch phá và giỡn quá trớn với bà cũng không được la rầy mà mọi người cười trừ cho là bé trai quá nghịch. Thời gian nghỉ ngơi và giải trí của gia đình chủ yếu là buổi tối
( sau bữa cơm), và hình thức giải trí là xem tivi hoặc trò chuyện với nhau, với hàng xóm gần nhà đến chơi hoặc anh chị, con cháu của anh chị khác (cũng gần đó) đến thăm bà. Đôi khi anh chị Mười làm về tối, xong bữa cơm rồi dọn dẹp, dỗ con ngủ và xong côngviệc nhà là lăn ra ngủ, cả nhà không biết giải trí là gì. Điều đặc biệt là gia đình có thói quen chờ cơm nhau, có khi đến 12-13h trưa hoặc 18-19h tối anh chị chưa về bà vẫn chờ cơm.
Trang sức cá nhân của bà và chị đơn giản chỉ là đôi bông tai cũ, tài sản trong nhà là những vật dụng thiết yếu ( tivi, tủ..) làm bằng chất liệu gỗ và đã cũ, giá trị không cao. Gia đình không theo tôn giáo nào và rất ít khi tham gia các hoạt động tôn giáo như đi lễ chùa ngày rằm hay đi nhà thờ…
Phân công lao động trong gia đình
Mỗi ngày, sáng thức dậy anh mười đi mua thức ăn sáng hoặc làm thức ăn sáng cho cả nhà và cả đi chợ và làm thức ăn chuẩn bị sẵn buổi trưa và cả khi cho buổi chiều. Vợ anh chuẩn bị hai đứa con đến trường, sau đó đứa con gái anh Mười đưa đi, đứa con trai nhỏ chị đưa đi và anh chị đi làm luôn. Đến trưa chị đón đứa gái lớn đi học về và hâm lại thức ăn đã làm luác sáng, cả nhà ăn và chị tiếp tục đi làm. Bà ở nhà xem tivi, vào thứ 7 và chủ nhật hai đứa bé không đi học thì ở nhà chơi với bà. Chiều khoảng 17- 18h anh chị về chuẩn bị cơm chiều cho cả nhà, chị thường rửa chén sau bữa ăn, sau đó tắm cho hai đứa bé và giặt đồ, dỗ con ngủ…anh về sớm thì ăn cơm cùng gia đình, về quá trễ thì cả nhà ăn trước. Còn bà quanh quẩn trong nhà khoảng 21h thì ngủ.
Anh thường quét nhà, còn dọn dẹp xung quanh nhà thì bà thường làm hơn. Đưa đón con đi học là cả anh và chị.vui chơi và day con học thường là anh, tiếp khách và tham gia các hoạt động xã hội thường là anh nhưng nếu anh bận thì chị thay mặt…
Nhận định chung, cuộc sống gia đình đủ sống chứ không dư giả, đời sống vật chất và tinh thần chưa đầy đủ phong phú, thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào công việc của anh và buôn bán nhỏ của chị. Hiện tại gia đình có hơn 1000 m2 ruộng nhưng thu nhập chẳng là bao, nhà nuớc sắp mở đuờg trên khu đất đó và sẽ đền bù nhưng chưa rõ số tiền là bao nhiêu… từ đó cho thấy quá trình đô thị hóa đã dần thu hẹp đất nông nghiệp, thay vào đó là công việc dịch vụ, buôn bán…. Và thu nhập không còn phụ thuộc chính vaò nông như truớc.
Bên cạnh đó quá trình đô thị hóa chưa giúp gia đình có cuộc sống khá giả hơn nhưng thời gian gần gũi giữa các thành viên trong gia đình bị thu hẹp. Lói song của gia đình đuợc quan sát vẫn còn theo kiểu truyền thống nhưng dần biến đổi theo xu huớng đô thị hóa ( gia đình có thói quen chờ cơm nhưng giờ giấc không cố định và ít khi có mặt đầy đủ các thành viên trong bữa cơm).
Vai trò của nguời phụ nữ trong việc đóng góp kinh tế có ảnh huởng lớn đến gia đình và cũng đuợc khẳn định hơn, đồng thời công việc nội trợ, chăm sóc con cái cũng được nam giới chia sẽ rất nhiều. Do tính chất công việc nên thời gian giải trí, vui chơi của gia đình hạn chế chưa đuợc nâng cao. Yếu tố chính trị, văn hóa chưa ảnh lớn đến gia đình.
Từ đó cho thấy nên đây vẫn đang trong quá trình đô thị hóa, từng buớc chuyển đổi đời sống và mối quan hệ trong gia đình. Đây cũng là quá trình ở giai đoạn đầu nên sự thay đổi theo cuộc sống đô thị chưa thật sự rõ ràng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sự biến đổi gia đình nông thôn ven đô thành phố bến tre, tỉnh bến tre trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa.doc