Sự biến đổi tài nguyên rừng ngập mặn ở đồng bằng sông cửu long và định hướng bảo tồn, phát triển

Qua việc nghiên cứu sự biến đổi tài nguyên RNM ở ĐBSCL và đề xuất một số hướng bảo tồn, phát triển, có thểrút ra một sốkết luận sau: - ĐBSCL là vùng có diện tích RNM lớn nhất cảnước. Tuy nhiên, diện tích rừng này đang suy giảm dần theo thời gian do nhiều nguyên nhân. - Trên cơ sở những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động tài nguyên RNM ở ĐBSCL mà đưa ra một số định hướng bảo tồn và phát triển RNM nhằm mục đích nâng cao độ che phủ rừng. Từ đó, góp phần giúp cho ĐBSCL phát triển theo hướng bền vững.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4831 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự biến đổi tài nguyên rừng ngập mặn ở đồng bằng sông cửu long và định hướng bảo tồn, phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
135 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 48, 2008 SỰ BIẾN ĐỔI TÀI NGUYÊN RỪNG NGẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ ĐNNH HƯỚNG BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN Trần Thị Hồng Sa Trường Đại học Quy Nhơn Hà Văn Hành Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Rừng ngập mặn có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo chức năng cân bằng sinh thái cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, diện tích rừng này đang biến động theo hướng tiêu cực. Muốn bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng ngập mặn ở ĐBSCL theo chúng tôi cần thực thi một số giải pháp bảo tồn và phát triển . Có như vậy thì tài nguyên rừng ngập mặn mới ngày càng phát triển và phát huy hết chức năng của nó. 1. Đặt vấn đề Rừng ngập mặn (RNM) là loại rừng có vai trò rất lớn trong việc bảo đảm cân bằng sinh thái cho vùng đất ngập nước ven biển đồng thời bảo vệ sự ổn định của đới bờ biển. Việt Nam là nước có đường bờ biển lớn, việc bảo tồn và phát triển RNM vừa là điều kiện vừa là yêu cầu rất cấp thiết, nhất là trong thời gian có sự biến đổi khí hậu lớn trên toàn cầu như hiện nay. Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã từng là nơi có diện tích RNM đứng thứ 2 thế giới sau RNM Amazôn. Nhưng hiện nay, tài nguyên RNM ở đây đang biến đổi mạnh và chủ yếu theo hướng tiêu cực, gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường sinh thái và nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu sự biến đổi tài nguyên rừng ngập mặn ở ĐBSCL và định hướng bảo tồn, phát triển được đặt ra cấp thiết. 2. Nội dung 2.1. Tổng quan tài nguyên rừng ngập mặn đồng bằng Sông Cửu Long RNM là một hệ thực vật thân gỗ ưa muối, mọc ở bờ biển hay cửa sông nông, chúng bị ảnh hưởng của nước thủy triều và nằm ở ven bờ biển của các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, RNM phân bố dọc ven biển từ Bắc vào Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh ven biển ĐBSCL (bảng 1) Ảnh 1. Rừng ngập mặn 136 Bảng1. Diện tích RNM của các tỉnh ven biển ĐBSCL (năm 2002) STT Tỉnh Diện tích RNM (ha) Tỉ lệ (%) so với cả nước 1 Long An 400 0,2 2 Tiền Giang 560 0,4 3 Bến Tre 7.135 4,6 4 Trà Vinh 8.582 5,5 5 Sóc Trăng 2.943 1,9 6 Bạc Liêu 4.142 2,7 7 Cà Mau 58.285 37,5 8 Kiên Giang 322 0,2 Tổng cộng 82.369 53 * Nguồn [3, tr 116] RNM có những đặc trưng sinh thái khá đặc biệt. Do sống trong môi trường thủy triều cùng với bùn nhão nên hệ rễ chống rất phát triển. Hơn nữa, lượng ôxi trong bùn rất ít, nên nhiều cây đã hình thành hệ rễ thở (rễ hô hấp) mọc nhô cao lên khỏi mặt đất nhằm trao đổi khí cho cây. Đặc biệt, cây ngập mặn có hiện tượng sinh con (nảy mầm) trên cây mẹ khá phổ biến như Đước, Mắm, Dà, Vẹt... RNM ở ĐBSCL có các kiểu diễn thế sinh thái sau: + Kiểu 1: Mắm trắng, bần đắng - rừng hỗn hợp: Gặp ven biển ĐBSCL trên các bãi bồi mới nổi lên. + Kiểu 2: Mắm trắng - đước - vẹt: Thường gặp ở vùng Năm Căn, Cà Mau. + Kiểu 3: Mắm trắng tiên phong  đước bột  giá: Gặp ở vùng từ Rạch Giá đến Hà Tiên. Các diễn thế này bị tác động của con người, rừng bị mất và sau một thời gian các cây RNM bắt đầu xuất hiện lại để hình thành các kiểu diễn thế thứ sinh. Trong các diễn thế thứ sinh có thể xuất hiện các quần thể thoái hóa như quần thể chà là, ráng dại… RNM có ý nghĩa nổi bật nhất là giữ chặt đất và cố định được các bãi bồi ven biển. Do chúng có thể chắn được sóng và gió nên đất từ ven bờ bị bào mòn sẽ được đọng và giữ lại, không bị sóng đánh cuốn trôi ra xa bờ. RNM là một cảnh quan sinh thái cho các loại hải sản, là nơi sinh đẻ cho các loài sinh vật, nhất là tôm, cua, chim biển… Giai đoạn tiên phong (mắm trắng, bần đắng) Giai đoạn cố định (mắm đen, mắm trắng, dà, xu, đước bột, dừa) Giai đoạn cuối (xu, giá, chà là) Giai đoạn tiên phong Giai đoạn cố định (đước, vẹt tách) Giai đoạn cuối (cóc, vẹt trụ, vẹt khoang) Giai đoạn tiên phong (mắm trắng, bần đắng) 137 2. 2. Sự biến đổi tài nguyên RNM ở ĐBSCL a. Sự biến đổi về diện tích Nhìn chung sự biến đổi diện tích RNM theo hướng thu hẹp và tốc độ thu hẹp khác nhau qua các năm, được thể hiện trong bảng 2. Bảng 2: Diện tích RNM ở ĐBSCL qua các năm Năm 1950 1983 1988 1992 1999 2001 2002 Diện tích (ha) 250.000 126.000 93.000 78.000 27.824 45.790 82.369 * Nguồn: Phân viện điều tra quy hoạch rừng II Đến năm 2002, diện tích RNM là 82.369 ha, chiếm tới 53% tổng diện tích RNM cả nước. Tuy nhiên, so với 250.000 ha rừng cách đây hơn 50 năm thì đây vẫn là con số khá khiêm tốn. Trong thời gian từ năm 1950 đến năm 2002, diện tích RNM của vùng giảm 80,4%, trong đó giảm mạnh nhất vào những năm 1950 đến 1980 [Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam – Bộ NN & PTNT]. Theo tài liệu của Maurand (1943), sự giảm sút về diện tích trong khoảng 60 năm kể từ năm 1945 đến 2005 ở một số tỉnh được thể hiện trong bảng 3. Bảng 3: Biến động diện tích RNM giai đoạn 1945 – 2002 ở một số tỉnh Tỉnh Năm 1945 Năm 2002 Biến động Diện tích (ha) Độ che phủ (%) Diện tích (ha) Độ che phủ (%) Diện tích (ha) Độ che phủ (%) Bến Tre 48.000 21,75 3.797 1,64 - 44.203 - 20,11 Trà Vinh 65.000 29,20 6.002 2,53 - 58.998 - 26,57 Sóc Trăng 41.000 12,72 9.106 2,81 - 31.894 - 9,91 Cà Mau 140.000 27,00 58.285 11,21 - 81.715 - 15,79 * Nguồn [4, tr 7] b. Sự biến đổi về chất lượng Chất lượng RNM ở ĐBSCL cũng đang suy giảm nghiêm trọng, thể hiện ở sự suy giảm diện tích RNM tự nhiên. Trong vòng 10 năm, diện tích RNM tự nhiên giảm tới 84.100 ha (từ 131.800 ha vào năm 1983 xuống còn 47.700 ha vào năm 1993). Trong khi đó, diện tích đất không rừng tăng từ 346.800 ha lên 395.000 ha [Báo cáo thống kê rừng năm 1984, 1994]. Đến năm 2001, tình hình phân bố diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng tiếp tục có sự thay đổi theo hướng giảm dần diện tích rừng tự nhiên, tăng diện tích rừng trồng so với giai đoạn trước. Bảng 4: Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng của các tỉnh năm 2001 Tỉnh Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha) Tổng (ha) Bạc Liêu 2.231 1.809 4.040 Bến Tre 1.009 522 1.531 138 Cà Mau 5.063 7.828 12.891 Kiên Giang 5.639 8.976 14.615 Long An - 911 911 Sóc Trăng 1.639 2.680 4.366 Tiền Giang 368 2.800 3.168 Trà Vinh 1.794 2.525 4.319 Cộng 17.743 28.047 45.790 * Nguồn: Viện điều tra quy hoạch rừng Đến năm 2001, diện tích rừng tự nhiên chỉ còn 17.743 ha, tức là giảm tới 29.957 ha so với năm 1993. Như vậy, trong gần 20 năm diện tích rừng tự nhiên biến mất lên tới 114.057 ha. Gần đây tổng diện tích RNM đang tăng lên nhưng có thể khẳng định rằng, diện tích RNM ở ĐBSCL đang biến động theo hướng tiêu cực vì sự gia tăng đó là do sự tăng lên của diện tích rừng trồng (từ năm 1983 đến 2001 tăng thêm 4.547 ha). Ngoài ra, sự suy giảm tài nguyên RNM ở đây còn thể hiện trong sự biến đổi về cấu trúc của rừng. Đó là sự giảm dần chiều cao, độ che phủ của tán rừng cũng như đường kính thân của cây rừng. Diện tích rừng thứ sinh nghèo hoặc mới tái sinh trên bãi bồi là phổ biến. 2.3. Nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên RNM ở ĐBSCL a. Phá RNM làm đầm nuôi tôm: Trong những thập kỷ qua, nghề nuôi tôm nước lợ ở vùng cửa sông ven biển mang lại lợi nhuận cao nên nghề này ở ĐBSCL phát triển mạnh mẽ và mang tính tự phát, bóc lột tự nhiên theo phương thức mạnh ai nấy được. Với thực trạng nghề nuôi tôm như vậy đang làm cho tài nguyên RNM thu hẹp dần, nhường chỗ cho diện tích các hồ nuôi (bảng 5). Bảng 5: Sự suy giảm diện tích RNM và mở rộng diện tích nuôi tôm (năm 2002) Tỉnh Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích RNM (ha) Độ che phủ (%) Diện tích nuôi tôm (ha) Bến Tre 231.561 3.797 1,64 34.392 Trà Vinh 236.585 6.002 2,53 30.996 Sóc Trăng 322.300 9.106 2,81 53.000 Bạc Liêu 241.813 3.990 1,65 108.000 Cà Mau 519.507 58.285 11,21 244.000 * Nguồn [4, tr 7] Qua bảng 5 cho thấy, diện tích rừng bị tàn phá rất nhanh và nhanh nhất là tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu. Ảnh 2. Phá RNM để nuôi tôm 139 b. Công tác quản lý và ý thức người dân: Nhiều cơ quan quản lý chưa đánh giá đúng vai trò của RNM, buông lỏng quản lý, không kiên quyết xử lí việc phá rừng, chưa chú ý tuyên truyền giáo dục về lợi ích lâu dài của rừng nên việc đấu tranh bảo vệ rừng của cộng đồng còn yếu. Việc áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào công tác quản lý và bảo vệ rừng cũng chưa tốt. Người dân chưa thấy được hậu quả của việc mất rừng, đặc biệt vì lợi ích trước mắt nên đã khai thác gỗ, củi từ rừng một cách bừa bãi hoặc phá rừng để sản xuất nông nghiệp. c. Chiến tranh: Trong cuộc chiến tranh Đông Dương từ 1961 - 1972, quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống 24,67% tổng diện tích lãnh thổ miền Nam Việt Nam, trong đó có chất độc da cam – là chất có chứa hợp chất cực độc Đioxin. Chính hợp chất này đã làm cho cây cối, động vật chết hàng loạt, gây ô nhiễm môi trường và đảo lộn hệ sinh thái tự nhiên. Ở lưu vực sông Cửu Long, ước tính có khoảng 124.000 ha RNM (chiếm khoảng 40 – 50%) đã bị phá hủy do chất độc hóa học [5]. d. Các nguyên nhân khác: Ngoài ra, sự suy giảm RNM còn do cung cấp chất đốt chủ yếu trong sinh hoạt, phục vụ cho xây dựng (làm kè, gỗ cốt pha), làm muối hoặc tác nhân tự nhiên (mưa axit, khí hậu thay đổi, cháy rừng), do vô ý thức trong sinh hoạt hoặc khai thác mật ong… 2.4. Định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên RNM ở ĐBSCL a. Định hướng về bảo vệ rừng * Ngăn chặn tình trạng phá rừng: Muốn ngăn chặn việc phá rừng, cần kịp thời quy hoạch cụ thể những vùng được phép nuôi tôm và kiểm soát tốc độ tăng về diện tích các đầm nuôi tôm. Như vậy sẽ góp phần tạo cho vùng ĐBSCL vừa phát triển kinh tế, định canh, định cư vừa đảm bảo môi trường, bảo vệ được diện tích rừng hiện có. Biện pháp cụ thể là: hoàn chỉnh các công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản; đảm bảo nguồn tôm giống; tăng cường khuyến ngư, nâng cao trình độ chuyên môn cho người sản xuất; đầu tư vốn, mở rộng thị trường tiêu thụ. Nếu thực hiện tốt “chiến lược phát triển con tôm bền vững” thì sẽ hạn chế được nạn phá rừng bừa bãi. Nhà nước cần phải nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác gỗ ở các vùng rừng tự nhiên. Mọi hành vi phá rừng bừa bãi phải được xử phạt thích đáng. Bên cạnh đó, cần đi đôi giữa việc bảo vệ và phát triển rừng với các biện pháp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội như: chiến lược về giải quyết việc làm với chính sách ưu tiên thu hút lao động dư thừa ở nông thôn (trẻ tuổi, học vấn thấp, không có nghề); đNy mạnh khai thác tài nguyên du lịch ở các vùng RNM ở các khu bảo tồn, vườn quốc gia để tăng thêm thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân đồng bằng. * Tổ chức lại lực lượng quản lý, bảo vệ rừng: Mở lớp đào tạo đội ngũ cán bộ kiểm lâm, qua đó hình thành một đội ngũ kiểm lâm có phNm chất đạo đức, năng lực 140 quản lý lâm sản. Thực hiện chính sách cải thiện đời sống cho cán bộ quản lý. Tiến hành chia rừng thành các lâm phần và phân cấp quản lý hợp lý. * Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân: Qua các phương tiện thông tin đại chúng, Nhà nước cần đưa thêm những tin tức cập nhật về vai trò của rừng và hậu quả của việc mất rừng, về những gương tốt trong công tác bảo vệ rừng, lên án những hành vi xâm hại rừng. Bên cạnh đó, cần đưa nội dung bảo vệ rừng vào chương trình giáo dục các cấp, các trường chuyên nghiệp… Thường xuyên nâng cao ý thức cho người dân về bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung cũng như khuyến khích nông dân hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các chất kích thích, thuốc trừ sâu, diệt cỏ…trong sản xuất nông nghiệp. * Củng cố và mở rộng thêm các khu bảo tồn thiên nhiên: Những khu bảo tồn thiên nhiên như Vườn quốc gia Đất Mũi – Cà Mau, Khu bảo tồn Sân Chim – Bạc Liêu, Khu dự trữ thiên nhiên Thạnh Phú – Bến Tre… có diện tích RNM hầu như còn nguyên sinh và mức độ đa dạng sinh học rất cao. Đối với những khu bảo tồn đã có này phải tích cực bảo vệ, tránh mọi hành vi xâm hại. Lập các vùng rừng tự nhiên để hình thành những khu bảo tồn mới. b. Định hướng phát triển vốn rừng: Đây là nhiệm vụ quan trọng bởi với diện tích rừng hiện có vẫn chưa đảm bảo chức năng cân bằng sinh thái. * Khoanh nuôi tái sinh rừng: Rừng là tài nguyên có khả năng tái tạo. RNM có khả năng tái tạo nhanh. Do đó, cần phải khoanh vùng để xúc tiến tái sinh tự nhiên. Đối với rừng đã bị khai thác cạn kiệt, để phát triển vốn rừng cần kết hợp tái sinh tự nhiên và nhân tạo hoặc trồng lại rừng. * Trồng rừng: Những năm gần đây, công tác bảo vệ và phát triển hệ sinh thái RNM đã được Nhà nước chú trọng đầu tư: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của quốc gia (1998 – 2010); Các dự án phát triển và bảo vệ các vùng đất ngập nước ven biển tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh; Chương trình sử dụng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước khu vực sông Mêkông… Hiện nay, có một số mô hình trồng RNM ven biển - đã mang lại kết quả khả quan - do Cục Lâm nghiệp phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường triển khai: + Mô hình trồng RNM phòng hộ xung yếu bảo vệ đê biển và tăng cao tốc độ bồi lắng phù sa lấn biển. + Mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng RNM. Đó là sự kết hợp theo phương thức 70% diện tích RNM với 30% diện tích nuôi tôm. Theo đó, tỷ lệ cây sống có thể đạt đến 80%, năng suất tôm nuôi tăng từ 80 kg/ha/vụ lên 350 kg/ha/vụ và các đầm nuôi sau khi thu hoạch không phải bỏ hoang. Ảnh 3. Trồng RNM 141 + Khôi phục RNM trong các đầm nuôi tôm bị thoái hóa. Diện tích các đầm nuôi tôm bị thoái hóa ngày càng tăng, khó có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp nên cần được khôi phục lại RNM. + Mô hình cải tiến thiết kế đầm nuôi tôm theo hướng lâm - ngư nghiệp kết hợp. Theo mô hình này, diện tích mặt nước nuôi tôm được tách riêng khỏi RNM trồng. Tuy nhiên, chúng vẫn ảnh hưởng lẫn nhau qua hệ thống cửa cống. Từ đó, giảm được độ đục của nước khi đưa vào đầm nuôi tôm và lọc sạch nguồn nước từ đầm tôm trước khi đưa ra kênh mương nhằm giảm bớt sự ô nhiễm môi trường nước. + Mô hình trồng RNM trên bờ bao đầm nuôi tôm. Diện tích bờ bao các đầm nuôi tôm chiếm từ 10 – 12% diện tích của một đầm nuôi tôm, nhưng trước đây ở ĐBSCL vẫn bỏ hoang. Hiện nay, ở bán đảo Cà Mau đang thực hiện mô hình này với cây trồng có kết quả khả quan là tràm Úc – một loại cây gỗ mọc nhanh có khả năng chịu mặn tốt. Trồng cây trên bờ bao có tác dụng tốt đối với đầm nuôi tôm như giảm cường độ thoát hơi nước, làm cho độ mặn của nước không lên quá cao và góp phần tạo bóng mát cho tôm. Đây là những mô hình cần được nhân rộng nhằm giải quyết tận gốc quá trình sản xuất tự phát, phá vỡ cân bằng sinh thái của ngư dân sinh sống ven biển hiện nay. c. Các giải pháp khác * Thay đổi cơ cấu kinh tế của vùng, phát triển sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp theo hướng bền vững. Tiếp cận sinh thái để nghiên cứu sâu sắc mối quan hệ của các thành phần trong hệ sinh thái RNM để tăng cường khả năng phát triển nguồn lợi về kinh tế và sinh thái trong khu vực. Đánh giá khả năng tự làm sạch và mức độ chịu tải của hệ sinh thái RNM nhằm tránh các tác động bất lợi đến hệ sinh thái. * Việc phát triển công nghiệp, du lịch cần phải tính đến mức độ tác động đến môi trường. Khi đó môi trường nước, đất sẽ ít bị ô nhiễm nhờ giảm thiểu các chất thải sinh hoạt và sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho cây rừng phát triển. 3. Kết luận Qua việc nghiên cứu sự biến đổi tài nguyên RNM ở ĐBSCL và đề xuất một số hướng bảo tồn, phát triển, có thể rút ra một số kết luận sau: - ĐBSCL là vùng có diện tích RNM lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, diện tích rừng này đang suy giảm dần theo thời gian do nhiều nguyên nhân. - Trên cơ sở những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động tài nguyên RNM ở ĐBSCL mà đưa ra một số định hướng bảo tồn và phát triển RNM nhằm mục đích nâng cao độ che phủ rừng. Từ đó, góp phần giúp cho ĐBSCL phát triển theo hướng bền vững. 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Diên Dực, Hệ sinh thái rừng ngập mặn, NXB Nông nghiệp, (1987). 2. Lê Văn Khoa, Đất ngập nước, NXB Giáo dục, (2005). 3. Đặng Duy Lợi – Nguyễn Thục Nhu, Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, (2001). 4. Võ Quý, Những vấn đề về môi trường ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, ĐHQG Hà Nội, (2005). 5. Nguyễn Nghĩa Thìn, Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, NXB ĐHQG Hà Nội, (2004). 6. www.kiemlam.org.vn. THE VARIATION OF MANGROVE RESOURCES IN THE MEKONG RIVER DELTA AND ORIENTIONS FOR CONSERVATION AND DEVELOPMENT Tran Thi Hong Sa Quy Nhon University of Education Ha Van Hanh College of Sciences, Hue University SUMMARY Mangrove plays a part in guaranteeing the ecological balance for The MeKong River Delta. However, for many different reasons, this forestal area is negatively varying. In our opinion, there should be executing solutions to the conservation and development so that mangrove resources in The Mekong Rive Delta can develop and function properly.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4816_2965.pdf
Luận văn liên quan